Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy lịch sử bài 2 cách mạng tư sản pháp (tiết 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.23 KB, 27 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÁI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY – HỌC TIẾT 3
BÀI "CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP"
(LỊCH SỬ LỚP 8)

SKKN môn:

Lịch sử

Người thực hiện: LÊTHỊ HIỀN
Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị: Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

NĂM HỌC: 2012 - 2013

1


A- PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI

Hiện nay giáo dục đang đổi mới nhằm đào tạo những con người vừa có
thể thích ứng với hoàn cảnh, vừa có khả năng tác động để thay đổi hoàn cảnh
theo quy luật phát triển của lịch sử. Nhưng những thay đổi này cuối cùng cũng
phải thể hiện được trong từng bài giảng của giáo viên bộ mộn. Không được như


vậy thì những tư tưởng, quan niệm về giáo dục dù tiến bộ hay cách mạng đến
đâu chăng nữa cũng mãi mãi chỉ dừng lại ở dạng thuần tuý lý thuyết.
Trong dạy học lịch sử, nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo những con người
có khả năng thích ứng cao, đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn theo hướng
tránh lối dạy kiến thức có sẵn, dạy chay, ta cần tập cho học sinh sớm và thường
xuyên tiếp cận với tư liệu lịch sử (đã được xác định lại, được gia công về mặt tư
liệu dưới hình thức và mức độ khác nhau) là một hướng đi đúng có ý nghĩa tích
cực và thiết thực.
Nếu cho rằng việc làm này là xa thực tế thì phải hỏi vì sao ta vẫn coi là tự
nhiên và điều có tính nguyên tắc khi ngay từ cấp tiểu học, trong giờ học về khoa
học thường thức, học sinh đã sớm tiếp cận được với tranh vẽ, với ảnh mầu. Hay
ở cấp THCS trong các môn vật lý, hoá học, sinh vật, kỹ thuật, học sinh được tiếp
cận với tranh ảnh, những mô hình (cơ thể con người, máy điện...) y như thật,
thậm chí được trực tiếp tiếp xúc với vật thật (cây đậu, cây lúa, con ếch, chim bồ
câu, con thỏ...), những hoá chất.v.v... Trong khi đó môn lịch sử là một trong
những môn học tương đối khó, vì lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ,
lịch sử là hiện thực của quá khứ nên người học không được trực tiếp tiếp xúc với
các sự kiện, hiện tượng, nhân vật, qúa trình lịch sử. Mặt khác, do lịch sử là quá
khứ, gần hoặc xa, thậm chí rất xa và nội dung của những thời đại xa xứ ấy còn
nhiều điều khác, thậm chí rất khác với thời đại ngày nay, nên con người ngày
nay không dễ gì hình dung và cắt nghĩa được những gì đã xảy ra trước đó. Bởi
vậy, tất cả những tư liệu lịch sử phục vụ cho việc dạy – học bộ môn là rất quý,
đó là những mảnh của quá khứ giúp chúng ta hình dung, hiểu được một phần
của hiện thực lịch sử (tức là hiện thực của quá khứ). Đặc biệt trong SGK lịch sử
2


mới THCS hiện nay có hệ thống kênh hình in với kỹ thuật khá cao, đó là tư liệu
lịch sử hết sức quý không chỉ minh hoạ cho nội dung bài học mà nó còn là một
phần kiến thức mà học sinh phải nắm được thông qua "làm việc" với kênh hình.

II- MỤC ĐÍCH VÀ VI- PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài này chỉ đưa ra những định hướng chung về phương pháp và và
giới thiệu sử dụng một số tranh ảnh được đưa vào ở trong tiết dạy . Nếu có điều
kiện tôi xin được trình bày tiếp. Tôi hi vọng sáng kiến nhỏ này sẽ giúp ích được
phần nào cho giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS , phần nào giảm
bớt khó khăn khi khai thác, sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy lịch sử - Bài
2: Cách mạng tư sản Pháp (Tiết 1) nói riêng .
III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa bài “ Cách mạng tư sản Pháp”
từ hình 5 đến hình 9 và sơ đồ ba đẳng cấp ( giáo viên tự làm).
IV- ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM:

Học sinh lớp khối 8 trường THCS Đông Thái.
V- CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
2) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Dự giờ quan sát học sinh
- Trực tiếp giảng dạy để thu nhận kết quả
- Trao đổi với giáo viên có kinh nghiệm.
- Tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp.

3


B - NỘI DUNG:
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN.


Nếu dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì cần lấy
việc học tập cho học sinh sớm và thường xuyên tiếp cận với các tư liệu lịch sử
khác nhau (đặc biệt là kênh hình). Điều này phù hợp với đặc điểm bộ môn cũng
phù hợp với phương pháp cơ bản của bộ môn – phương pháp lịch sử: tìm hiểu
xem xét các sự kiện lịch sử một cách cụ thể để khôi phục, miêu tả quá khứ đúng
như nó đã từng tồn tại là phù hợp với con đường nhận thức có tính biện chứng,
nó cũng phù hợp với tinh thần giáo dục mới, thể hiện ở việc giúp cho người học
chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội những kiến thức.
Theo cách dạy và học này, qua tài liệu cơ bản là sách giáo khoa học sinh
sẽ đứng trước những nội dung học tập đại thể như sau : Phần bài giảng chính
bao gồm những kiến thức "khung", đó là những nội dung lịch sử cơ bản, quan
trọng nhất, phản ánh đến tiến trình lịch sử hay nội dung sự kiện, hiện tượng giai
đoạn lịch sử mà tác giả SGK đã biên soạn sẵn. Phần bài giảng này tạo thành kiến
thức nền và có tính cách hướng dẫn chỉ đường cho học sinh, còn tư liệu lịch sử
là để thầy và trò dựa vào đó làm việc trên lớp. Phần nội dung này sẽ giúp các em
tiếp cận được lịch sử một cách cụ thể, toàn diện hơn, từ đó hiểu lịch sử sâu sắc
hơn đúng với hiện tượng lịch sử hơn. Đối với các loại tư liệu đặc biệt là kênh,
hình giáo viên sẽ có những câu hỏi gợi ý nhằm hướng dẫn cho học sinh chú
trọng đến nội dung của nó.
Trong SGK lịch sử THCS có một hệ thống kênh hình, đó là một loại tài
liệu lịch sử quý đã được chọn để sử dụng trong dạy – học nhằm nâng cao hiệu
quả giờ giảng, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy nhiên vấn đề cần
được quan tâm ở đây là những kênh hình này được tạo ra từ lúc nào? Nội dung
của nó phản ánh sự kiện, hiện tượng, tiến trình lịch sử nào và thể hiện như thế
nào, ở khía cạnh nào, trung thành đến đâu, tất nhiên còn nhiều vấn đề khác có
thể phải đặt ra và nhiều khi để giải quyết được phải cần đến những chuyên gia
bậc thầy.

4



Từ những ý nêu trên ta có thể khẳng định khai thác kênh, hình là một
trong những cách tiếp cận thực tế lịch sử tốt, có khả năng đưa lại hiệu quả giáo
dục cao nhưng lại không phải là một công việc đơn giản, dễ thực hiện. Ở đây,
ngoài vấn đề nhận thức nội dung lịch sử còn có vấn đề rèn luyện óc quan sát và
khả năngvận dụng phương pháp mô tả. Nhiều thầy, cô giáo có kinh nghiệm cũng
cho rằng: Việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng vừa nêu thường đạt hiệu quả
cao khi các em được tiếp cận với tư liệu kênh hình dưới sự hướng dẫn có
phương pháp, có kế hoạch của giáo viên. Việc tiếp cận kênh, hình của học sinh
không chỉ được thực hiện trên lớp với sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo, mà
các em còn cần phải tiếp tục làm việc với các tư liệu đó khi học và làm bài ở
nhà.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1. Thực trạng
Để đáp ứng yêu cầu về nhận thức lý luận nắm vững nội dung khoa học
các loại tài liệu trực quan, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy
học lịch sử, cần thiết phải có một chuyên khảo ngắn gọn, có chất lượng – vừa
nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho giáo viên ,vừa thiết thực .Đã có một số bài
viết, một số tài liệu cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết cần thiết
như vậy, song còn ít và chưa đủ, chưa có hệ thống.
Đã có nhiều cách giải đáp khác nhau trong việc sử dụng đồ dùng trực
quan trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu
hiệu quả giờ dạy. Hầu hết chúng ta đều thống nhất rằng: Tiết dạy đạt hiệu quả
cao nhất chỉ có thể khi cả giáo viên và học sinh hiểu sâu sắc bài viết (kênh chữ)
cũng như tranh, ảnh, biểu đồ, sơ đồ của sách giáo khoa và các tài liệu có liên
quan. Trong khi đó, việc sử dụng đồ dùng trực quan tiết dạy là phương pháp
quan trọng để nâng cao chất lượng giờ dạy, lại chưa được quan tâm một cách
đầy đủ, đúng mức. Trong giờ dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở vẫn còn
có giáo viên coi việc sử dụng đồ dùng trực quan là nhằm minh họa cho giờ dạy

thêm sinh động hoặc nếu có sử dụng khai thác thì phương pháp và nội dung
khai thác chưa phù hợp, qua loa . Vì vậy việc khai thác kiến thức trong đồ dùng
5


trực quan chưa được chú trọng phát huy. Qua các lần dự giờ đồng nghiệp tôi
thấy nguyên nhân của tình trạng đó có nhiều, song chủ yếu là:
Một là: Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa, coi đây
là nguồn cung cấp kiến thức Lịch sử duy nhất trong dạy học mà không thấy rằng
kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp một lượng thông
tin đáng kể, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học Lịch sử trở
nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.
Hai là: Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ nguồn gốc, nội dung ý
nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa. Trong khi đó lần đổi mới sách giáo
khoa lần này số lượng kênh hình đã được tăng lên đáng kể so với trước.
Ba là: Có những giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung kênh hình
nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian, hoặc sử dụng mang tính hình thức,
minh họa cho bài giảng.
Bốn là: Nếu có sử dụng chưa biết khai thác hoặc khai thác qua loa cho có
chính vì vậy không đem lại hiệu quả.
2. Kết quả, hiệu quả thực trạng trên.
Từ việc nhận thức và xác định về vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng
trực quan trong dạy học lịch sử chưa đúng đã dẫn đến tình trạng tranh ảnh, bản
đồ được cấp nhiều nhưng có nơi tranh ảnh vẫn còn nằm im lìm trong thư viện
của nhà trường hoặc nếu tranh ảnh có được sử dụng thì đó là các tiết thao giảng
có người dự giờ, khi sử dụng thì còn mang tính chất minh họa. Vì thế trong giờ
giảng, giáo viên không khai thác hết nội dung kiến thức lịch sử mà bức tranh,
ảnh chứa đựng, trong khi đó kênh chữ không đề cập đến. Từ đó dẫn đến không
tạo được biểu tượng cho học sinh, không cụ thể hóa các sự kiện, không khắc
phục được tình trạng “ hiện đại hóa” lịch sử của học sinh.

Học sinh học xong một sự kiện lịch sử chỉ là thuộc lòng kiểu học gạo,
không hiểu bản chất sâu sắc sự kiện lịch sử, không nắm vững các quy luật của sự
phát triển xã hội. Kết quả của những giờ học trên dẫn đến không giúp học sinh
nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, đồng thời không hình
6


thành được khái niệm lịch sử, không giúp các em phát triển khả năng quan sát,
trí tưởng tượng, tư duy về ngôn ngữ của học sinh. Những giờ học như vậy cũng
là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh không thích học Lịch sử.
Qua điều tra một số học sinh ở một số trường THCS trên địa bàn quận ,
khi tôi hỏi các em hãy mô tả hay em hiểu biết gì về các bức tranh, ảnh ở những
bài các em đã học thì hầu hết nhận được câu trả lời đó là: Các em đọc lại phần
ghi chú ở dưới bức tranh chứ chưa nêu được nội dung bức tranh phản ánh nội
dung gì về lịch sử. Qua đó thấy rằng đã đến lúc chúng ta cần phải nghiêm túc
xem xét lại việc xác định vị trí, ý kiến, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở hiện nay.
Từ thực trạng trên, để công việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
lịch sử ở trường trung học cơ sở đạt hiệu quả tốt hơn, tôi xin đưa ra một số kinh
nghiệm bản thân khi : “Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Bài 3: Cách mạng tư sản Pháp”
III. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1.CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Khi sử dụng đồ dùng trực quan vào bài giảng :
Trước hết, giáo viên phải xác định vị trí, ý nghĩa của đồ dùng trực quan
trong dạy học lịch sử. Bởi vì nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên
tắc cơ bản của lý luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình
thành khái niệm. Sử dụng đồ dùng trực quan là góp phần quan trọng tạo biểu
tượng cho học sinh, là chỗ dựa để học sinh hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện
lịch sử ,nhân vật lịch sử ... , là phương tiện có hiệu lực để hình thành khái niệm

lịch sử.
Giáo viên phải phân loại được các nhóm đồ dùng trực quan. Đâu là đồ
dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan quy ước.
Bởi có phân loại được các nhóm đồ dùng trực quan này thì giáo viên mới lựa
chọn được các phương pháp phù hợp để khai thác và khi sử dụng mới linh hoạt
và sáng tạo. Đồng thời để sử dụng tốt, giáo viên phải xác định rõ nội dung lịch
7


sử được phản ánh qua đồ dùng trực quan. Phải dự kiến và xác định sử dụng
chúng trong từng bài cụ thể.
Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học
sinh trong quá trình quan sát, tìm hiểu nội dung lịch sử được phản ánh qua tranh,
ảnh lịch sử. Muốn vậy trong kế hoạch bài giảng của giáo viên phải có sự chuẩn
bị chu đáo các thao tác, hệ thống câu hỏi để nhằm phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh. Làm sao để học sinh hiểu đồ dùng trực quan nhằm
nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh. Nó là
chiếc “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại.
2 . CÁC

BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

a. Các nguyên tắc khi sử dụng.
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều loại: đồ phục chế, mô
hình, sa bàn, tranh ảnh lịch sử, mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng.
Song tựu chung lại có thể sử dụng trong trình bày kiến thức mới, cũng cố kiến
thức đã học, ra bài tập về nhà và trong kiểm tra, riêng đối với hình vẽ, tranh ảnh
lịch sử lại có hai dạng: dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách là
nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người đọc.
Khi sử dụng những kênh hình được trình bày với tư cách để minh họa

cho kênh chữ thì việc sử dụng chúng chỉ dừng lại ở việc nhằm minh họa làm cho
nội dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên không sử
dụng chúng trong cũng cố bài hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh. Khi sử dụng những kênh hình loại này, giáo viên không đặt vấn đề
bằng các câu hỏi gợi mở để học sinh giải quyết vấn đề. Giáo viên cũng không
nên cho học sinh đứng lên thuyết trình về nội dung của kênh hình đó, vì nó vượt
quá sức của các em. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm
hiểu trước nội dung của chúng để các em có biểu tượng ban đầu về các sự kiện,
hiện tượng, nhân vật lịch sử, thể hiện trong kênh hình. Tuy nhiên, đây là một
việc làm khó khăn đối với học sinh vùng nông thôn, miền núi. Do vậy khi giao
nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên phải tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh học tập
8


của học sinh để vận dụng cho phù hợp.
Trong giờ giảng bài mới, vì điều kiện thời gian không cho phép nên giáo
viên chỉ tập chung giới thiệu, thuyết minh một số hình ảnh, tranh ảnh, tranh vẽ,
còn những hình ảnh khác, giáo viên chỉ nên dừng lại ở việc giới thiệu cho học
sinh quan sát sơ lược vài nét chính để học sinh nắm được biểu tượng ban đầu về
chúng mà thôi. Tránh tình trạng ôm đồm, hình vẽ nào, tranh ảnh nào cũng giới
thiệu mô tả thì không đủ thời gian. Nội dung thuyết minh kênh hình phải phong
phú, sinh động hấp dẫn, kết hợp với lời nói truyền cảm sẽ có sức thuyết phục
cao đối với học sinh, tạo nên ở các em cảm xúc thực sự, nội dung bài giảng vì
thế cũng sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ trở nên yêu thích học tập môn Lịch
sử hơn.
Thông thường, kênh hình nói chung và hình vẽ, tranh ảnh nói riêng được
trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức được in kèm theo
câu hỏi để học sinh tự “làm việc” với sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, nhằm rút ra những kiến thức lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt trước
hết giáo viên phải xác định rõ được nội dung Lịch sử được phản ánh qua tranh

ảnh .Tiếp theo giáo viên phải dự kiến và xác định phương pháp sẽ sử dụng
chúng trong từng bài cụ thể. Phương pháp sử dụng trong dạy học loại kênh hình
này là giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát. Đầu tiên là quan sát tổng thể rồi
mới quan sát chi tiết kết hợp với miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ
thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh rút ra được những kết luận. Khi
tìm hiểu nội dung kênh hình qua các câu hỏi gợi mở giáo viên có thể tổ chức cho
các em làm việc cá nhân hoặc theo nhóm hoặc toàn lớp
b. Cách khai thác, tiếp cận Lịch sử qua tranh ảnh.
Để giúp học sinh cách tiếp cận lịch sử qua tư liệu đó, tôi nêu lên một số
gợi ý về cách thực khai thác tư liệu đó, chẳng hạn như về nguồn gốc và thời
điểm xuất hiện tư liệu. Rõ ràng là dù còn nguyên vẹn hay không, xấu hạy đẹp
nội dung phản ánh toàn diện hay chỉ một mặt, một khía cạnh nào đó của lịch sử
thì kênh hình gốc bao giờ cũng là loại tài liệu có giá trị bậc nhất. Điều hết sức
đáng quý và cũng là thuận lợi cho chúng ta hiện nay là hầu hết tranh hay ảnh
9


trong sách giáo khoa trung học cơ sở đều được lấy ra từ tư liệu lịch sử gốc. Tuy
nhiên có nhiều tư liệu không được ghi rõ xuất xứ, không chú thích nội dung nên
khi sử dụng ta có thể gặp khó khăn.
Có những tranh, ảnh do người đời sau thực hiện. Ví dụ: hai hình vẽ cảnh
sinh hoạt của người nguyên thuỷ, trang 11 sách giáo khoa lịch sử lớp 6, in lần
thứ 4 năm 1991. Những tranh, ảnh này có thể phản ánh được một nội dung lịch
sử nào đó, ở chừng mực nào đó, nhưng lại không phải là những tác phẩm do
người đương thời tạo nên, dĩ nhiên giá trị không thể bằng tư liệu lịch sử gốc, có
ý kiến cho rằng đó không phải là tư liệu lịch sử mà chỉ là những tranh hay ảnh
phán ánh nội dung lịch sử mang tính chủ quan, hiện đại hoá lịch sử nên khi sử
dụng cần có sự thận trọng nhất định. Điều này cần được giải thích để học sinh
hiểu.
- Sau khi xác định nguồn gốc, thời điểm như trên, ta lại gợi ý cho học sinh

nội dung và cách thể hiện những nội dung đó của tác giả trên tranh, ảnh.
+ Những nhân vật chính có mặt trong tranh, ảnh. Họ là những ai? Họ đại
diện cho ai? Thuộc tầng lớp xã hội hoặc tổ chức chính trị- xã hội nào?
+ Cách thể hiện các nhân vật lịch sử của tác giả bức tranh, ảnh?
Tiếp theo nhằm giúp học sinh đi sâu hơn vào nội dung tranh, ảnh chúng ta
có thể đưa ra những gợi ý như:
+ Từng nhân vật, trước hết là nhân vật chính được thể hiện ở tư thế như
thế nào? Trong khung cảnh nào? Vào thời điểm lịch sử nào?
+ Trang phục của các nhân vật chính. Trang phục phản ánh địa vị, hoàn
cảnh xuất thân của nhân vật hay không? Nếu có phản ánh điều gì?
Để mở rộng phạm vi hiểu biết cũng là nhằm tăng cường rèn luyện khả
năng quan sát, kỹ năng nhận biết và mô tả cho học sinh, chúng ta có thể nêu
thêm những gợi ý như:
+ Ngoài những nhân vật lịch sử tiêu biểu, trong tranh, ảnh còn có những
con người nào? Tác giả còn đưa thêm những con vật, hay đồ vật gì, những hình
ảnh gì nữa vào bức tranh (là chủ yếu) hay bức ảnh. Vì sao có những hình ảnh
đó? Chúng làm cho bức tranh hay ảnh có thêm ý nghĩa gì?
10


+ Nếu là bức biếm họa, hãy chỉ ra nét vẽ có tính biếm hoạ và ý nghĩa
châm biếm (nhẹ nhàng hay sâu cay), hoặc ở mức độ đả kích của bức tranh, qua
đó nêu nhận xét về thái độ của tác giả đối với sự kiện, hiện tượng hay thời kỳ
lịch sử đó? Cách chơi chữ của tác giả (nếu có).
Cuối cùng, ta nên có một câu hỏi "phụ", nhưng có ý nghĩa "lớn" là đưa
học sinh đến chỗ không được bàng quan, mà phải tự xác định một thái độ trước
sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử. Lịch sử tự nó luôn luôn có ý nghĩa giáo
dục. Một lần nữa chúng ta lại thấy điều này được thể hiện. Câu hỏi có thể là:
Cảm tượng của các em khi quan sát thoáng qua và khi tìm hiểu kỹ bức tranh hay
ảnh?

Để thực hiện có hiệu quả phương pháp này, tôi đã chọn từng bài, từng
mục cụ thể và cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. Nếu học sinh chuẩn bị tốt thì
bài giảng sẽ sôi động, mất ít thời gian và đạt kết quả cao.
c. Những kỹ năng khi khai thác tranh ảnh.
Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét
Hình thành kỹ năng mô tả tường thuật.
Hình thành kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
d. Các bước làm việc với đồ dùng trực quan .
Bước 1. Cho học sinh quan sát tranh, ảnh để học sinh xác định một cách
khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
Bước 2. Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh tìm
hiểu nội dung của tranh ảnh.
Bước 3. Học sinh trình bày những kết quả tìm hiểu của mình về tranh ảnh,
học sinh khác bổ sung hoàn thiện.
Bước 4. Giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung
khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh về kiến thức Lịch sử.

11


IV- SAU ĐÂY LÀ MỘT TIẾT CỤ THỂ TÔI ĐÃ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SỬ
DỤNG KÊNH HÌNH ĐỂ DẠY – HỌC (CÓ KẾT HỢP VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP
KHÁC).

Tiết 3: Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp 1789 – 1794:
(Bài này gồm 2 tiết – tiết 3 là tiết đầu)
Trước khi dạy tiết này cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà một số câu hỏi.
1- Vị trí của nước Pháp trên bản đồ Châu Âu?
2- Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng.
3- Quan sát, mô tả, nhận xét hệ thống kênh hình từ hình 5 đến hình 9.

A- Mục tiêu bài học:
Làm rõ nguyên nhân bùng nổ cách mạng (so sánh với các cuộc cách mạng
trước đó) sự kiện cơ bản về diễn biến, qua đó, thấy vai trò to lớn của quần chúng
nhân dân. Từ đó giáo dục cho học sinh có thái độ trân trọng quần chúng nhân dân
và phát huy kỹ năng sử dụng kênh hình, so sánh, phân tích các sự kiện lịch sử.
B- Thiết bị và tài liệu:
- Bản đồ Châu Âu, sơ đồ 3 đẳng cấp (trống)
- Tranh biếm hoạ "Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng".
- Tài liệu văn học về hình ảnh người nông dân Pháp trước cách mạng –
nhà văn LaBruyere.
- Ảnh Mông – te-xki-ơ; Vôn – te, Rút – xô.
- Tranh "Tấn công pháo đài – nhà tù Ba – xti".
C- Tiến trình dạy – học:
Về kiểm tra "bài cũ" (3 phút). Nêu ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc
lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
Trên cơ sở học sinh trả lời, giáo viên bổ sung chốt ý rồi dẫn dắt vào bài
mới. Khi đi vào tìm hiểu về cách mạng tư sản các em đã được học những cuộc
cách mạng tư sản đầu tiên như cách mạng Hà Lan, cách mạng tư sản Anh tiếp đó
là "Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ" mà thực
chất cũng là một cuộc cách mạng tư sản. Hôm nay ta sẽ học một cuộc cách
mạng tư sản nữa "Cách mạng tư sản Pháp". Vậy cuộc cách mạng này bùng nổ
12


như thế nào, thu được kết quả gì mà Lê Nin lại gọi đây là một cuộc "Đại cách
mạng". Để làm rõ điều này ta sẽ cùng tìm hiểu bài mới.
Trước hết giáo viên treo bản đồ Châu Âu, gọi học sinh lên xác định vị trí
của nước Pháp, đặc biệt là lưu ý nước Pháp ở châu lục của nó. Giáo viên gợi ý
cho học sinh trình bày, khai thác bản đồ.
PHẦN I: NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG.


1) Tình hình kinh tế: (5 phút)
Ở mục này giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Đã
cho học sinh tìm hiểu ở nhà nên giáo viên đặt câu hỏi.
Tình hình kinh tế nông nghiệp của nước Pháp trước cách mạng ?
Trên cơ sở học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời thì giáo viên sẽ giải
thích thêm về nguyên nhân của sự lạc hậu và chứng minh cho học sinh thấy chủ
nghĩa tư bản hoàn toàn chưa xâm nhập vào nông nghiệp. Sau đó giáo viên chốt ý
chính.
- Nông nghiệp: lạc hậu.
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Trình bày tình hình công thương nghiệp của
nước Pháp trước Cách mạng ?
Học sinh trả lời xong, giáo viên nhấn mạnh sự thâm nhập của chủ nghĩa
tư bản vào công – thương nghiệp, nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm. Và
chốt ý:
- Công – thương nghiệp: Phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.
Đến đây giáo viên có thể phát vẩn câu hỏi (dành cho học sinh khá - giỏi).
So với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh thì sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản Pháp có gì khác?
Với câu hỏi này, học sinh và giáo viên cùng làm rõ sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản Anh bắt đầu tư nông nghiệp còn ở Pháp thì ngược lại. Như vậy học
sinh sẽ khắc sâu hơn kiến thức . Sau cùng giáo viên khái quát mục: Sự cản trở,
kìm hãm của chế độ phong kiến Pháp đối với sự phát triển kinh tế Pháp chính là
nguyên nhân sâu xa bùng nổ cách mạng.

13


Giáo viên chuyển ý sáng mục 2: Với tình hình kinh tế Pháp trước cách
mạng như vậy còn tình hình chính trị – xã hội như thế nào ta cùng tìm hiểu mục

2:
2) Tình hình chính trị – xã hội: (15 phút)
Mục này, ta sử dụng sơ đồ, kênh hình là chủ yếu (hình 5), kết hợp với tài
liệu văn học.
Về chính trị: Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy trình bày nét đặc trưng của
nước Pháp lúc bấy giờ ?
Học sinh trả lời dựa vào sách giáo khoa, giáo viên bổ sung và chốt ý:
Nước Pháp tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế với sự cai trị độc đoán của vua
LuI XVI.
Về xã hội: Giáo viên khẳng định: - Duy trì chế độ 3 đẳng cấp. Sau đó giáo
viên giải thích rõ khai niệm "đẳng cấp", "giai cấp" rồi treo sơ đồ trống cho học
sinh lên điền:

Sơ đồ ba đẳng cấp:
- .....................................................
- ......................................................

- ......................................
........................................

Sau khi học sinh lên điền, giáo viên cho các học sinh khác nhận xét. Nếu đúng
với đáp án thì giáo viên có thể chốt ngay còn nếu học sinh điền chưa chính xác
thì giáo viên đưa đáp án:
14


- Hưởng mọi đặc quyền.
- Không phải đóng thuế.

Quý tộc


Tăng lữ
Đẳng cấp thứ ba
Đại tư sản

Nông dân

Bình dân
thành thị

Tư sản

Tư sản vừa

Tư sản nhỏ

- Không có đặc quyền
- Phải đóng thuế nặng nề.
- Không có quyền lợi về
chính trị.
Giáo viên hoàn thiện xong thì giải thích từng giai cấp, tầng lớp, chủ yếu đi
vào giai cấp nông dân. Phần này giáo viên sử dụng kênh hình 5 – trang 10
nhưng được phóng to trên màn hình :

Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng
15


Giáo viên giới thiệu đây là bức tranh biếm hoạ "Tình cảnh người nông
dân Pháp trước cách mạng" lấy ra từ tư liệu lịch sử gốc vẽ cùng thời. Để khai

thác giáo viên phát vấn: Em hãy quan sát và mô tả lại bức tranh?
Có thể có nhiều cách mô tả khác nhau và chưa sát với thực tế. Giáo viên
cần gợi ý: Những nhân vật chính có mặt trong tranh là những ai? đại diện cho
những đẳng cấp nào? Tư thế, trang phục các nhân vật ra sao? Địa vị của các
nhân vật, đặc quyền đặc lợi?
Sau khi học sinh phát hiện xong, để khai thác tiếp tranh cũng là tăng
cường khả năng quan sát kỹ năng nhận biết của học sinh, giáo viên gợi ý tiếp:
Ngoài những nhân vật chính trong tranh còn có những con vật, đồ vật gì? Thể
hiện ý nghĩa gì?
Sau cùng giáo viên giúp học sinh chỉ ra nét biếm hoạ sâu cay trong tranh,
thái độ của tác giả đối với một hiện tượng, thời kỳ lịch sử...
Cho học sinh khai thác xong, giáo viên có thể mô tả toàn cảnh bức tranh:
Trong bức tranh nổi bật lên hình ảnh một ông nông dân gầy còm ốm yếu, tay
chống một chiếc cuốc cùn trên một thửa ruộng cằn cỗi (biểu hiện cho công
cụ sản xuất thô sơ và lạc hậu của người nông dân cũng như nền nông nghiệp
của Pháp trước cách mạng), quần áo rách mướp, chân đi đôi guốc gỗ. Người
nông dân cõng trên lưng hai đẳng cấp trên của xã hội: Người ngồi đằng
trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, nét mặt có vẻ sung sướng
thỏa mãn, tượng trương cho tăng lữ. Người ngồi đằng sau đeo thanh kiếm
dài ở cạnh sườn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim rất cao quý, tượng
trưng cho tầng lớp quý tộc. Cả hai đều béo mũm mĩm, má toàn mỡ, ăn mặc
thì màu mè, diêm dúa và cực kỳ quý phái. Trong túi quần và túi áo của tăng
lữ, quý tộc thò ra những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những quy
định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ
cũng không trả hết được. Dưới chân người nông dân là những con vật
thường xuyên phá hại mùa màng như chuột, chim câu và thỏ… sản phẩm
làm ra đã ít ỏi thì vừa phải nộp cho quý tộc, tăng lữ vừa bị bọn thú vật phá

16



hoại. Cuộc sống của người nông dân khổ cực khiến họ người không ra
người, vật không
ra vật.
Đến đây giáo viên có thể khắc sâu cuộc sống khổ cực của người nông dân
bằng đoạn văn "Hình ảnh người nông dân Pháp trước cách mạng" của nhà văn
La Bru yere: "Người ta thấy một số thú vật dữ tợn, đực và cái rãi khắp các làng
xóm, xạm đen, hốc hác và rám nắng, gắn chặt vào mảnh đất mà chúng đào xới
một cách cực kỳ nhẫn nại. Hình như chúng cũng có một giọng nói và khi chúng
đứng lên, người ta thấy chúng có bộ mặt người. Đêm đến chúng rúc vào hang
để sống bằng bánh mì đen, nước lã và rễ cây; nhờ chúng những người khác
khỏi phải gieo trồng và gặt, để sống và do đó chúng xứng đáng được hưởng thứ
bánh, mà chúng đã gieo trồng".
Cuối mục giáo viên khái quát: Như vậy sơ đồ và bức tranh đã cụ thể hoá
cho ta thấy xã hội Pháp cuối thế kỷ XVIII chia làm 2 trận tuyến, trận tuyến
phong kiến bảo thủ (tăng lữ, quý tộc) và trận tuyến chống phong kiến (đẳng cấp
III). Cần phải có cuộc cách mạng để giải quyết mâu thuẫn.
Chuyển ý mục 3: Lúc này xã hội Pháp xuất hiện những tư tưởng tiên tiến
là những loạt đại bác mở đầu cho bộ binh xuất kích.
3) Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng: (3 phút)
Giáo viên khẳng định: Cuối thế kỷ XVIII ở Pháp xuất hiện trào lưu "Triết
học ánh sáng" đại diện là Mông te Xkiơ, Vôn te và Rút xô.
Giáo viên cho học sinh quan sát kênh hình 6, 7, 8 - SGK ba nhà tư tưởng
nổi tiếng:

17


Mông-te-xki-ơ


Vôn- te

Rút- xô

Đọc các đoạn văn của các ông và hỏi: Nêu điểm chủ yếu trong tư tưởng
của mỗi nhà tư tưởng?
Học sinh sẽ dựa vào đoạn văn của mỗi ông để rút ra đặc điểm. Giáo viên
hoàn thiện lại rồi đặt câu hỏi: Tại sao gọi là trào lưu triết học ánh sáng?
Giáo viên và học sinh cùng làm rõ : đó là tiếng nói của giai cấp tư sản đấu
tranh không khoan nhượng chống phong kiến, đề xướng quyền tự do của con
người và quyền được đảm bảo tự do ; đây là sự đóng góp tích cực về mặt tư
tưởng cho việc thực hiện quyết tâm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời.
Giáo viên chốt mục I: Khẳng định lại nguyên nhân sâu xa của cuộc cách
mạng và chuyển ý mục II. Vậy duyên cớ trực tiếp và cách mạng bùng nổ như thế
nào ta chuyển phần II.
PHÅN II: CÁCH MẠNG BÙNG NỔ.

1) Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế (3 phút).
Mục này giáo viên chủ yếu dùng phương pháp nêu vấn đề.
Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến thể hiện ở những điểm nào?
Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời xong, giáo viên chốt ý: Chế độ
phong kiến ngày càng suy yếu. Chính trị kinh tế – xã hội đều suy sụp, nợ
nước ngoài tăng.
Trong mục này giáo viên cũng nên khắc họa việc ăn chơi xa xỉ của hai vợ
chồng Vua Lu-i XVI trước tình hình nhà nước có nguy cơ phá sản: Vua Lu-i
18


XVI là một ông vua ít chú ý đến chính trị, ông thường nói rằng việc trí óc làm
ông mệt mỏi, thường ngủ gật khi chủ toạ Hội đồng vương quốc, chỉ thích săn

bắn, tiệc tùng. Chuồng ngựa của nhà vua có 1857 con với 1400 người giữ ngựa,
ở các tỉnh còn giữ 1200 con ngựa, mỗi khi vua ra ngoài có 217 người theo hầu.
Hàng năm ông vua này đốt 216.000 livrơ cộng với số tiền mà vua chi cho 400
gia đình triều thần.
Giáo viên minh hoạ thêm bằng những cuộc nổi dậy của nhân dân chống
chế độ phong kiến. Sau đó chuyển ý mục 2. Sự khủng hoảng ấy đẩy cách mạng
bùng nổ như thế nào ta sang mục 2.
2) Mở đầu thắng lợi của cách mạng: (11 phút)
Mục này sử dụng kênh hình để khai thác nội dung.
Giáo viên đặt câu hỏi: Sự kiện nào làm cho Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ ?
Lui XVI triệu tập Hội nghị 3 Đẳng cấp nhằm mục đích gì? Thái độ của Đẳng
cấp thứ 3?
Học sinh dựa sách giáo khoa trả lời. Giáo viên bổ sung: Hội nghị 3 đẳng
cấp được triệu tập ,lời khai mạc Hội nghị của Lui XVI như một gáo nước lạnh
dội vào đầu Đẳng cấp thứ 3 (đến Hội nghị với hy vọng nhà nước sẽ giảm thuế
và quan tâm đến đời sống nhân dân) vì mục đích của việc triệu tập Hội nghị
lần này nhằm mục đích vay tiền và ban hành thêm thuế mới . Đẳng cấp thứ 3
phản đối . Được sự hậu thuẫn của nhân dân, ngày 17/6, đẳng cấp thứ 3 họp và
lập quốc hội lập hiến.
Giáo viên chốt ý:
-5/5/1789 Hội nghị 3 đẳng cấp được triệu tập để giải quyết mâu thuẫn
nhưng không có kết quả (vì thái độ ngoan cố của nhà vua).
-17/6 đẳng cấp III họp, lập quốc hội lập hiến (nhưng bị vua và quý tộc
dùng quân đội uy hiếp nên cách mạng bùng nổ).
Giáo viên có thể nhấn mạnh ý nghĩa của việc thành lập quốc hội lập hiến:
Lập ra chế độ mới, khẳng định quyền chuyên chế tuyệt đối của vua không còn
nữa.
Giáo viên dẫn dắt: Trước tình hình vua và quý tộc tập trung lực lượng tại
pháo đài Ba – xti để uy hiếp đẳng cấp thứ 3, quần chúng lao động do tư sản lãnh
19



đạo tự vũ trang chống lại nhà nước. Sự kiện mở đầu cho thắng lợi của cách
mạng là cuộc tấn công vào nhà ngục Ba Xti 14/7/1789.
Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 9 – SGK, rồi giáo viên miêu tả
Pháo đài – ngục Ba – xti (tư liệu gốc được các hoạ sĩ cùng thời thể hiện), biểu
tượng của chế độ phong kiến chuyên chế .Nhằm giúp học sinh nhận thức: Tại
sao ngục Ba-xti lại trở thành biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế
Pháp:
Pháo đài – ngục Ba – xti nằm sừng sững trên đường đi Pari, được xây
dựng từ thế kỉ XIV, xây bằng đá cao gần 30 m, tường dày 3m, có 8 tháp canh
cao hơn 30m, có hào sâu bao bọc chỉ có một con đường duy nhất vào pháo đài
là một chiếc cầu treo. Trên tường pháo đài đặt nhiều đại bác, lính canh trong tư
thế sẵn sàng chiến đấu. Về sau, pháo đài được dùng để giam cầm, giết hại
những người chống chế độ phong kiến. Pháo đài có 8 căn hầm dùng để nuôi
răn, rết ,giam và tra tấn những người chống đối chính quyền . Được xem là
biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế Pháp.
Giáo viên cho học sinh quan sát, tường thuật sự kiện ngày 14- 7 – 1789:
Gợi ý: Nhà ngục Ba Xti – biểu tượng của chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu. Số
lượng người tham gia tấn công nhà ngục? Tinh thần đấu tranh của họ? Sau đó
giáo viên gọi học sinh khá - giỏi lên dựa vào bức tranh trình bày diễn biến của
cuộc tấn công nhà ngục. Nếu học sinh tường thuật chưa đạt, giáo viên trình bày
lại và mở rộng:

20


Quần chúng nhân dân tấn công ngục Ba-xti
Sáng tinh mơ ngày 14-7-1789, hàng vạn quần chúng từ khắp nơi ra đường kéo
về bao vây pháo đài – ngục Ba – xti .Trên pháo đà là những khẩu pháo sẵn sàng

nhả đạn , quần chúng la hét đòi bọn chi huy đầu hàng. Một tên chỉ huy khát
máu, ngoan cố hạ lện xả súng bắn vào quần chúng, lập tức gần 300 nghìn người
gồm: công nhân, nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị, tư sản tràn vào
cổng lớn nhà tù nhưng cầu treo đã bị kéo lên không còn con đường nào vào
pháo đài. Một số người dũng cảm vượt qua hào tìm cách bắc cầu. Đến gần trưa
cầu được bắc dòng người ào ạt tràn vào pháo đài .Tên chỉ huy hạ lệnh bắn vào
quần chúng bị bắt ngay từ đầu, quân đồn chú ở Ba-xti đầu hàng ngục Ba –xti bị
hạ, quần chúng reo mừng nhảy múa, vì nỗi căm giận chất chứa lâu nay họ đã
phá ngục Ba-xti, biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế bị sụp đổ, sau
này trên nền cũ của Ba- xti người ta đã xây một quảng trường lớn và có ghi
dòng chữ “Ở đây người ta đã nhảy múa”. Lui XVI nghe tin ngục Ba-xti bị phá
kinh ngạc thốt lên: “Đây là một cuộc cách mạng ”.
Nhà thơ Tố Hữu viết:
“ Và lớn bé, đàn ông, đàn bà
Tất cả mỗi người một đôi khí giới.
Anh hàng thịt vung con dao sáng chói
Người lính già quắc thước múa chuôi gươm.
Và anh hàng giày quần áo rách tươm
Anh hàng dệt đang nằm sau cánh cửa xưởng.
21


Cũng trỗi dậy uy nghi như võ tướng
Giật thanh đao, khẩu súng nhảy xông vào.
Những thằng con bé bỏng đứng dương oai
Phồng má thổi kèn sau gót bố.”
Giáo viên có thể minh họa thêm bức hình bên trong ngục Ba- xti.
Đến đây giáo viên có thể đặt câu hỏi: Vì sao việc đánh đổ pháo đài Ba Xti
đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng? Giáo viên và học sinh phải làm rõ
được : Vì chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng.

Cuối mục, giáo viên khẳng định. Ngày 14/7 đi vào lịch sử nước Pháp như
ngày tượng trung cho công lý thắng cường quyền, từ đó thắng áp bức và trở
thành ngày quốc khánh của nhân dân Pháp.
* Củng cố và luyện tập (5 phút).
Kết thúc tiết giảng 1 của bài, giáo viên củng cố tiết và hướng dẫn học sinh
làm bài tập trong sách, bài tập dùng bảng phụ. Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị
cho tiết sau của bài.
* Kết quả sử dụng đề tài trong thực tiễn:
Thông qua việc hướng dẫn học sinh khai thác triệt để hệ thống kênh hình
trong tiết lịch sử cụ thể (tiết 3 – bài 2) lớp 8. Giờ học rất sôi động, thu hút nhiều
em tham gia ý kiến kể cả nhiều học sinh trung bình, số lượng học sinh hiểu bài
khá nhiều.
Sau khi giảng dạy một tiết ở lớp 8D (23 học sinh) không đi sâu vào việc
khai thác kênh hình thì tôi đã làm phiếu điều tra học sinh, kết quả đạt được:
Giỏi
SL
1

Khá
%
4,3

SL
9

%
39,1

Trung bình
SL

%
11
47,9

Yếu - Kém
SL
%
2
8,7

Sau khi giảng dạy một tiết ở lớp 8E ( học sinh) khai thác triệt để kênh
hình và tôi cũng làm phiếu điều tra học sinh thì kết quả đạt được:
22


Giỏi
SL
10

Khá
%
40

SL
12

%
48

Trung bình

SL
%
3
12

Yếu - Kém
SL
%
0

Qua kết quả thu được và sự phân tích thực nghiệm trên ta thấy đồ dùng
trực quan góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường
trung học cơ sở .
Do vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường
trung học cơ sở là rất quan trọng, không thể thiếu được.
Tóm lại, phương pháp trực quan giữ một vị trí quan trọng trong việc dạy
học lịch sử làm cho việc dạy học lịch sử được phong phú, sinh động, kích thích
sự hứng thú học tập và phát triển khả năng tư duy, bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng
cho học sinh. Nhận thức này được quán triệt trong giáo viên và học sinh.

C. KẾT LUẬN

Trong sách giáo khoa chỉ trình bày lần lượt nội dung nhưng nếu giáo
viên chỉ sử dụng phương pháp trình bày miệng thì hiệu quả sẽ không cao. Cụ
thể:
Khi dạy về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Pháp trước 1789
nếu không miêu tả hình ảnh người nông dân trước cách mạng, Vua Lu-i XVI
và sử dụng sơ đồ về 3 đẳng cấp thì sẽ không thể cung cấp cho học sinh một
cái nhìn có chiều sâu. Việc sử dụng những đồ dùng trực quan này sẽ giúp
học sinh hiểu được nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng tư sản

23


Pháp mặc dù tiêu đề của mục không đề cập trực tiếp đến nguyên nhân bùng
nổ cuộc cách mạng.
Giáo viên sử dụng bức tranh biếm hoạ về người nông dân sẽ giúp học
sinh hiểu rõ hơn tình cảnh của người nông dân trước cách mạng cuộc sống
khổ cực, bần cùng của người nông dân đã thúc đẩy họ phải làm cuộc cách
mạng để thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến. Có như vậy
người nông dân mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Như vậy việc sử dụng
tranh ảnh có tác dụng rất lớn đến tất cả các giác quan của học sinh, giúp học
sinh nhìn nhận một số vấn đề dưới nhiều góc độ. Từ đó rút ra kết luận hoàn
chỉnh.
Việc đưa ra sơ đồ 3 đẳng cấp sẽ vạch rõ sự bất hợp lý, không công bằng
trong xã hội. Qua đó học sinh sẽ thấy được sự phân chia xã hội của nước Pháp
trước năm 1789 thành hai đối cực. Một là quý tộc, tăng lữ và 1 là đẳng cấp thứ 3
riêng đẳng cấp thứ 3 là đẳng cấp chiếm số lượng đông trong xã hội, vai trò lớn
(làm ra phần lớn của cải) nhưng quyền lợi không có (không được làm quan, phải
nộp thuế). Từ đó sẽ làm cho học sinh nảy ra suy nghĩ vậy làm thế nào để xoá bỏ
sự bất hợp lý ấy? Chỉ có một cách lật đổ chế độ phong kiến.
Như vậy, với sơ đồ 3 đẳng cấp và bức tranh biếm họa giúp học sinh
nắm vững kiến thức, nhớ được lâu, đầy đủ và nhanh. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ
sẽ thấy toát lên kiến thức cơ bản.
...
Với ưu thế của mình cả về mặt giáo dục, giáo dưỡng và phát triển, bộ môn
lịch sử hoàn toàn không thua kém những môn học khác. Vậy giáo viên phải làm
thế nào để học sinh cảm thấy hứng thú, tự tìm tòi tích luỹ tri thức cho mình.
Nhận thức vấn đề này, trong quá trình dạy học giáo viên phải thực hiện
câu nói Lê Nin "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn". Dạy học lịch sử phải có đồ dùng trực quan để giúp các em

hình dung được quá khứ, phải làm sao để sự kiện – hiện tượng như đang diễn ra
trước mắt các em, điều đó góp phần làm cho bài học phong phú, sinh động.

24


Tuy nhiên ở mỗi tiết, mỗi bài đều có những phương pháp dạy học đặc
trưng của nó, nếu ta biết phối kết hợp với các phương pháp khác thì bài học sẽ
hấp dẫn dễ đi vào lòng các em.
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Đề xuất
Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là một công việc cần
thiết và bắt buộc đối với mỗi giáo viên khi tham gia quá trình dạy học. Muốn
làm tốt có hiệu quả việc này cần phải nắm vững lý luận về phương pháp dạy học
theo tinh thần đổi mới hiện nay.
Giáo viên phải luôn xác định vị trí, ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng đồ
dùng trực quan trong dạy học lịch sử ,nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện
tại.
Việc sử dụng đồ dựng trực quan không phải chỉ được tiến hành vào những
giờ thao giảng, dạy minh hoạ mà nó phải được sử dụng thường xuyên liên tục.
Muốn sử dụng và khai thác hết được nội dung lịch sử được phản ánh trong
đồ dùng trực quan thì giáo viên phải biết lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp và
phương pháp sử dụng hợp lý. Có sự chuẩn bị công phu về kế hoạch bài dạy, nhất
là khâu tổ chức cho học sinh tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức mới trên lớp.
Muốn thiết kế được tiết dạy có hiệu quả, giáo viên phải tham khảo tài liệu
có liên quan đến bài học, đọc kỹ “ Mục tiêu cần đạt của bài học, xác định kiến
thức cơ bản của tiết dậy, đồng thời căn dặn học sinh sưu tầm ở nhà những thông
tin về các đồ dùng trực quan phản ánh nội dung bài học,sử dụng đồ dùng trực
quan kết hợp với ngôn ngữ nói ... .
Như vậy, việc sủ dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường

trung học phổ thông có hiệu quả là một trong những cách tiếp cận lịch sử tốt, có
khả năng đưa lại hiệu quả giáo dục cao.
2. Kiến nghị.

25


×