Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Kinh nghiệm giáo dục trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A Tứ Hiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 50 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết
định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của
năng lượng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng năng lượng của con người cho các
hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hằng ngày.
Chúng ta đang sống trong thời đại dùng rất nhiều điện. Điện được dùng
trong cuộc sống hàng ngày: Lò điện, quạt máy, bàn ủi, tủ lạnh, đài, ti vi...Điện
được dùng trong các nhà máy để chế tạo biết bao vật dụng cần thiết, từ vật nhỏ
như cái đinh đến vật lớn như con tàu xuyên đại dương. Chúng ta thử tưởng
tượng nếu ngày hôm nay không có điện, cuộc sống xung quanh sẽ ra sao? Nếu
con người chỉ biết sử dụng, mà không biết giữ gìn, bảo vệ thì nguồn năng lượng
sẽ cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu điện, mất điện, ảnh hưởng đến sản xuất,
kinh tế, sinh hoạt và cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, nguồn năng lượng của chúng ta đang dần bị cạn kiệt, gây nên
mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến sản xuất,
kinh tế, cuộc sống của con người. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên
cạn kiệt năng lượng là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô
nhiễm, có tác dụng bảo vệ môi trường: Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở
Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Một trong những nguồn gây ô nhiễm là khói,
bụi bẩn, chất thải từ các nhà máy và phương tiện giao thông. Hằng ngày, chúng
ta phải đối mặt với khói bụi của các ống xả từ xe máy, ô tô, bụi đường, khói
than, củi…Vì vậy hiểu biết về năng lượng và giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và là
vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ.
Thực tế trong thời gian gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và
Đào Tạo Hà Nội, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Thanh Trì cũng đã rất


quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng các bài viết trong
các cuốn tạp chí để hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả…Đối với trường mầm non A Tứ Hiệp, ngay từ đầu năm học
khi xây dựng phiên chế chương trình thì nội dung giáo dục trẻ cách sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo
viên thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và
giáo dục hàng ngày.
Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ B1- lớp tôi phụ trách, các cháu đã có những nhận
thức đơn giản về cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả như các cháu đã
biết tắt nước khi không sử dụng, khi bật điều hòa phải đóng cửa…Nhưng những
nhận thức sâu xa hơn thì các cháu vẫn chưa có như: Sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả làm giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức
khỏe cho gia đình và cộng đồng, góp phần giữ gìn nguồn năng lượng đảm bảo
nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và cộng đồng. Bên
cạnh đó, đây là một nội dung mới đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu tìm
tòi, tích cực, khéo léo lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mới
Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 1


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, các bạn đồng nghiệp của tôi còn e ngại về nội
dung này, đôi khi có lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng
mới chỉ đại khái, qua loa chưa mang lại hiệu quả cao.
Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong
muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có những hiểu biết cơ bản về sử dụng năng

lượng tiết kiệm, hiệu quả tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp
thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp
hữu hiệu, trẻ lớp tôi đã được nâng cao tầm hiểu biết và có những kỹ năng sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Do đó, tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị
em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo
dục trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A Tứ Hiệp sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả”.
- Mục đích của đề tài:
+ Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả.
+ Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả.
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A xã Tứ
Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội, năm học 2013 - 2014.

Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 2


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Năng lượng bao gồm năng lượng tự nhiên và năng lượng nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sự

tồn tại, phát triển của con người. Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng
năng lượng không tái tạo. Nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo đang có
nguy cơ cạn kiệt, dẫn đến những hậu quả như thiên tai lũ lụt do chặt phá rừng,
động đất do hút cạn kiệt dầu, khí trong lòng đất.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách
hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt
động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu
năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.
Tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội. Sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo
vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
Sử dụng năng lượng tiết kiệ
m, hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, tiết kiệm chi phí cho cá nhân,
gia đình mà còn tiết kiệm cho quốc gia. Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả là trách nhiệm của mỗi người và được đưa vào giáo dục ngay từ lứa
tuổi mầm non.
Giáo dục trẻ mầm non sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là cung cấp
cho trẻ những hiểu biết ban đầu ảnh hưởng của cạn kiệt năng lượng đối với môi
trường và cuộc sống xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ biết cách sống tích cực với môi
trường, có kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhằm đảm bảo sự
phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ...
Nội dung giáo dục trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong
trường mầm non:
- Giáo dục trẻ hiểu biết về năng lượng bao gồm: Điện, nhiên liệu, năng
lượng mặt trời, năng lượng gió...
- Giáo dục trẻ hiểu biết về lợi ích của năng lượng: Cung cấp ánh sáng, làm
mát hoặc làm ấm ở nhà, giúp trẻ và mọi người có thể xem ti vi, nghe đài, làm
chín cơm, thức ăn, giúp phương tiện chuyển động, làm khô quần áo...
- Thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả.

- Hình thành ở trẻ kỹ năng tự sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả:
Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa, máy sưởi đang hoạt động, tắt
đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng, không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian
quá dài, luôn đóng kín cửa tủ, tắt đài khi không nghe, tắt ti vi khi không xem, tắt
máy tính khi không sử dụng...
- Hình thành hành vi luôn sử dụng điện, năng lượng an toàn.
- Hình thành hành vi, thái độ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.

Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 3


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

- Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước,
bảo vệ nguồn nước, cây xanh.
Các nội dung trên có thể tiến hành giáo dục trẻ trong các hoạt động học và
trong các hoạt động hằng ngày, mọi lúc, mọi nơi, trong những tình huống, thời
điểm thích hợp.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1. Mô tả thực trạng:
- Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn thôn Cương Ngô xã
Tứ Hiệp huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội. Trường được tách ra từ trường
mầm non Tứ Hiệp và hoạt động độc lập từ tháng 9/2008. Trường đạt chuẩn quốc
gia mức độ 1 vào tháng 2/2009, 4 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động
xuất sắc cấp thành phố. Năm 2012, trường được nhận bằng khen của Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo. Năm 2013, trường được nhận bằng khen của Thủ Tướng

Chính Phủ. Khung cảnh sư phạm của trường luôn xanh - sạch - đẹp, phòng lớp
rộng rãi, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc
giáo dục trẻ.
- Năm học 2013 - 2014 tôi được Ban giám hiệu trường mầm non A xã Tứ
Hiệp phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B1 (4 - 5 tuổi) tại khu Cương Ngô
1. Lớp có 4 cô giáo, bản thân tôi đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non, 2
cô giáo cùng lớp đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non, 1 cô có trình độ trung
cấp.
- Lớp mẫu giáo nhỡ B1 có tổng số 65 cháu, trong đó có 27 cháu gái và 38
cháu trai.
- Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của trường, lớp.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã
gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2. Điều kiện thuận lợi :
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham
học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
- 100% trẻ đúng độ tuổi 4 - 5 tuổi, 45/65 = 69.2% trẻ đã học qua lớp nhà
trẻ, mẫu giáo bé nên nhiều trẻ cũng đã có thói quen, hành vi về việc sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư đồ
dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả.
- Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con,
đóng góp nhiều cây xanh, nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng cho lớp.
2.3. Điều kiện khó khăn:
- Sĩ số trẻ của lớp rất đông (65 cháu) nên còn gặp khó khăn khi tổ chức
các hoạt động. Bên cạnh đó lớp có nhiều bé trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ
vào nề nếp còn rất khó khăn. Nhiều trẻ là con em của các gia đình ở các tỉnh
khác đến tạm trú làm ăn sinh sống nên mức độ nhận thức của trẻ không đồng

đều.
Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 4


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

- Bản thân các giáo viên của lớp tuổi nghề còn ít nên chưa có được nhiều
kinh nghiệm về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục
trẻ được đầu tư tương đối đầy đủ. Tuy nhiên nhiều loại đồ dùng, đồ chơi đã cũ
trẻ học nhiều nên nhàm chán, một số đồ dùng phục vụ hoạt động sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả còn thiếu.
- Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việc
nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến việc học của trẻ. Sự phối hợp
cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế.
- Mặt khác, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
trong trường mầm non không được xây dựng theo chương trình giáo dục riêng lẻ
mà được lồng ghép vào các nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó, các tài liệu về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho
trẻ mầm non còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học
tập.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy
nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ.
Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả
3. CÁC BIỆN PHÁP:

3.1 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ.
* Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả. Nên ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013) giáo viên phải tiến
hành đánh giá chất lượng học sinh đầu năm. Từ đó, giáo viên sẽ tự xây dựng cho
mình những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những
phương pháp, biện pháp phù hợp nhất để lồng ghép tích hợp vấn đề giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các nội dung của chương trình chăm
sóc, giáo dục trẻ. Nhằm bồi dưỡng, giáo dục kịp thời cho những trẻ còn yếu
kém.
* Cách làm: Từ tuần 2 tháng 9 năm 2013, tôi và các giáo viên cùng lớp
đã chia số trẻ trong lớp thành 4 nhóm, mỗi cô sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, đánh
giá, khảo sát chất lượng của nhóm trẻ mà mình phụ trách. Để đánh giá mức độ
nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tôi và các
giáo viên cùng lớp đã xây dựng nên hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống,
tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm
cho trẻ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó mà tôi và giáo viên
cùng lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả. Kết quả đánh giá của trẻ được ghi vào bảng đánh giá riêng
của mỗi trẻ với các tiêu chí cần đạt cho trẻ mầm non.
Sau đây tôi xin minh hoạ bảng đánh giá mức độ nhận thức của trẻ lớp
mình:

Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 5


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang


BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VỀ SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
( LỨA TUỔI MẪU GIÁO NHỠ 4 -5 TUỔI)

Họ và tên trẻ:...................................................................................................
Ngày sinh:.......................................................................................................
Học sinh lớp:....................... Trường mầm non :.............................................

TT

MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ

ĐẠT

CHƯA
ĐẠT

VỀ KIẾN THỨC

1
2

3

4
5

- Trẻ có những hiểu biết về một số dạng năng lượng

thường hay sử dụng trong gia đình và nhà trường.
- Trẻ có những hiểu biết đơn giản về một số loại hình
năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
năng lượng nước...
- Trẻ biết về lợi ích của năng lượng: Cung cấp ánh
sáng, làm mát hoặc làm ấm ở nhà, giúp trẻ và mọi
người có thể xem ti vi, nghe đài, làm chín cơm, thức
ăn, giúp phương tiện chuyển động, làm khô quần áo...
- Trẻ có những kiến thức đơn giản về cách sử dụng
năng lượng trong gia đình và trường mầm non
- Biết những việc nên làm và không nên làm để tiết
kiệm năng lượng.
VỀ KỸ NĂNG, HÀNH VI

6
7
8
9
10

11

- Có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi
trường với những công việc vừa sức với trẻ để bảo vệ
nguồn năng lượng.
- Tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với bạn bè và những
người xung quanh.
- Có thói quen tiết kiệm các nguồn năng lượng: Tiết

kiệm nước, tiết kiện điện....
- Có phản ứng với hành vi của con người không biết
tiết kiệm năng lượng
- Có một số kỹ năng, hành vi về tiết kiệm năng lượng
như: khi ra khỏi phòng thì phải tắt điện; tắt quạt, tắt
đài, tắt ti vi khi không sử dụng...

Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 6


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang
VỀ THÁI ĐỘ, TÌNH CẢM

12
13
14

- Yêu thích và gần gũi với thiên nhiên.
- Có thái độ không đồng tình với người không biết sử
dụng năng lượng tiết kiệm.
- Quan tâm đến các vấn đề về môi trường của trường,
lớp học, gia đình; Tích cực tham gia vào các hoạt động
bảo vệ môi trường như: Vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ
dùng, đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật
nuôi, cây trồng, thu gom lá, rác thải ở sân trường….
TỔNG

Tứ Hiệp, ngày …. tháng…. .năm…....
Giáo viên đánh giá
(Ký tên)

* Kết quả đạt được: Sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng học
sinh đầu năm. Kết quả đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả, đã được tổng hợp từ các bảng đánh giá cá nhân từng
trẻ như sau:
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA TRẺ
LỚP MẪU GIÁO NHỠ B1 - TRƯỜNG MẦM NON A XÃ TỨ HIỆP
( THÁNG 9/ 2013)
MỤC TIÊU
SỐ TRẺ

Tổng số: 65 cháu
Tỷ lệ %

VỀ KIẾN THỨC

Đ
27
41.5


38
58.5

VỀ KỸ NĂNG
HÀNH VI


Đ
31
47.7


34
52.3

VỀ THÁI ĐỘ
TÌNH CẢM

Đ
30
46.2


35
53.8

3.2 Biện pháp 2: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện, trò chơi dân
gian, các thí nghiệm khoa học có nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả.
* Các bài thơ, bài hát, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, trò chơi, câu
chuyện có nội dung gần gũi, dễ nhớ, phù hợp với trẻ. Vì vậy khi trẻ được học
tập những kiến thức, kỹ năng mà lại thông qua các bài hát, bài thơ, đồng dao, ca
dao, thành ngữ, tục ngữ, câu chuyện, trò chơi thì trẻ rất thích, hứng thú. Thông
qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, trò
chơi trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và nhớ rất lâu. Từ đó
sẽ trở thành một tiềm thức ăn sâu trong ý thức của trẻ.
* Cách làm: Tôi sưu tầm các bài hát có nội dung giáo dục sử dụng năng

lượng tiết kiệm, hiệu quả trong các tuyển tập bài hát dành cho trẻ mầm non. Các
bài thơ, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, câu chuyện, trò chơi, tôi cũng sưu
tầm trong các quyển tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố. Bên
cạnh đó, ngày nay công nghệ thông tin hiện đại cập nhật thường xuyên, nên tôi
cũng sưu tầm được một số câu chuyện, bài hát trên mạng.
Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 7


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

* Kết quả đạt được: Tôi đã sưu tầm và sáng tác được như sau:
a. Đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ: Qua các câu đồng dao, ca dao,
thành ngữ, tục ngữ này trẻ sẽ học tập được những kinh nghiệm về sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Số lượng: 4 câu.
(Nội dung các câu đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ kèm theo ở phần phụ lục 2.1)

b. Bài hát:
- Em yêu cây xanh: Hoàng Văn Yến
- Khám tay: Đào Việt Hưng
- Mưa rơi: Dân ca Xá
- Ra chơi vườn hoa: Văn Tấn
- Cho tôi đi làm mưa với: Hoàng Hà
- Trồng cây: Phạm Tuyên
- Cháu vẽ ông mặt trời: Tân Huyền
c. Thơ ca:

- Những bài thơ trong chương trình:
+ Cây dây leo: Xuân Tiến
+ Ông mặt trời óng ánh: Ngô Thị Bích Hiền
+ Gió: Xuân Quỳnh
- Những bài thơ ngoài chương trình:
+ Nước: Thụy Anh
+ Tiết kiệm nước: Thu Thủy
+ Rửa tay: Tâm Giao
+ Tắm gội: NhượcThủy
+ Uống: Phạm Hổ
+ Bé có thích: Phương Hoa
+ Mưa: Xuân Tử
(Nội dung các bài thơ kèm theo ở phần phụ lục 2.2)
d. Trò chơi:
- Trò chơi: Phân loại hành vi nên, không nên
- Trò chơi: Nối nhiên liệu với các đồ dùng sử dụng nhiên liệu
- Trò chơi : Khoanh tròn các cách tiết kiệm năng lượng.
(Nội dung các trò chơi kèm theo ở phần phụ lục 2.3)

e. Câu chuyện: Tôi đã sáng tác một số câu chuyện để kể cho trẻ, nhằm
mục đích giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Chủ đề thực vật :
+ Truyện: Cây bắp cải thiếu nước (tự sáng tác)
- Chủ đề động vật:
+ Truyện: Mèo con quên tắt điện (tự sáng tác)
- Chủ đề trường mầm non:
+ Truyện: Lớp Bin mất điện (tự sáng tác)
(Nội dung các câu chuyện kèm theo ở phần phụ lục 2.4)

g. Các thí nghiệm khoa học:

Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 8


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

- Thí nghiệm: Làm thế nào để nhìn thấy vật trong hộp: giúp trẻ nhận
biết được nhờ ánh sáng mà ta có thể nhìn thấy được các vật trong cuộc sống.
( Hình ảnh 1 minh họa ở phần phụ lục 1)

- Thí nghiệm: Nguồn ánh sáng: Giúp trẻ nhận biết được ánh sáng và
nguồn phát sáng
- Thí nghiệm: Tại sao các vật lại nóng lên: Giúp trẻ nhận biết được ánh
nắng mặt trời làm các vật nóng lên và các vật hấp thu nhiệt.
- Thí nghiệm: Gió có từ đâu: Giúp trẻ nhận biết được gió có từ đâu và
cảm nhận được gió thổi như thế nào.
( Hình ảnh 2 minh họa ở phần phụ lục 1)

- Thí nghiệm: Bé làm sạch nước: Trẻ hiểu được cách làm cho nguồn
nước được trong sạch.
- Thí nghiệm: Nước đẩy được vật chạy như thế nào: Trẻ hiểu được
nước cũng có sức mạnh nhất định có thể đẩy vật.
- Thí nghiệm: Những đồ vật bay và không bay: Giúp trẻ nhận biết và
phân biệt được những thứ gió có thể thổi bay và có những thứ gió không thổi
bay.
(Nội dung các thí nghiệm kèm theo ở phần phụ lục 2.5)


3.3 Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả theo các chủ đề.
* Trong chương trình giáo dục mầm non, nội dung giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ lứa tuổi mầm non được tích hợp trong từng chủ
đề, từng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Căn cứ vào nội dung
từng chủ đề và các hoạt động trong ngày, giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục
phù hợp để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động dạy trẻ. Nhưng vẫn phải đảm
bảo các nguyên tắc sau:
- Nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả xuất phát từ
cuộc sống thực tế của trẻ, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, hướng tới
việc hình thành ý thức và kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Triển khai nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
cần đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ.
* Cách làm: Căn cứ vào mục đích yêu cầu và nội dung của từng chủ đề,
căn cứ vào nguyên tắc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả. Ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn nội dung giáo dục trẻ
sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả để xây dựng kế hoạch giáo dục theo các
chủ đề phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
* Kết quả đạt được: Qua thời gian nghiên cứu tôi đã xây dựng được kế hoạch
giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả theo các chủ đề như
sau:
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ LỚP MGN B1
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
NĂM HỌC 2013 - 2014.

Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 9



S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
STT

TÊN
CHỦ ĐỀ

1

TRƯỜNG
MẦM NON

2

BÉ VÀ
GIA ĐÌNH

NguyÔn ThÞ Mai Trang
NỘI DUNG GIÁO DỤC

* Về con người và môi trường sinh hoạt trong trường mầm
non:
+ Đồ dùng để thắp sáng: Bóng đèn tuýp, đèn tròn, đèn
trùm, đèn bàn,…
+ Đồ dùng nghe, nhìn: Catset, ti vi,…
+ Đồ dùng phục vụ trong ăn uống: Tủ lạnh, lò vi sóng, bếp
điện, ấm đun điện, nồi cơm điện,…
+ Đồ dùng phục vụ sinh hoạt: Máy giặt, bình nóng lạnh,
quạt, máy điều hòa,…
+ Hiểu môi trường mầm non bao gồm: Lớp có những thiết
bị sử dụng điện và năng lượng như: Ti vi, đầu, máy tính,

điều hòa, vòi nước…
+ Xây dựng môi trường bằng hành vi phù hợp: Vứt rác
đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, quét dọn, lau
bụi, yêu quý giữ gìn bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi ở nhà, ở
trường, chăm sóc các con vật nuôi, cây trồng, tham gia lao
động hàng ngày.
* Lợi ích của điện trong gia đình, lớp học:
+ Giúp cho đèn sáng để cung cấp ánh sáng.
+ Giúp quạt, máy điều hòa chạy để làm mát hoặc làm ấm.
+ Giúp cho ti vi, đài hoạt động
+ Giúp tủ lạnh hoạt động để làm đá và giữ thức ăn, hoa
quả không bị ôi thiu.
+ Giúp nồi cơm điện nấu chín cơm, ấm đun nước đun sôi
nước.
* Cách sử dụng năng lượng tiết kiệm ở gia đình và ở lớp
học:
+ Tắt đèn, quạt, ti vi, máy vi tính khi không sử dụng.
+ Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa đang bật.
+ Không mở tủ lạnh lâu.
- Về nhu cầu sống của con người:
+ Bé cần điện để đọc sách, xem tivi, nghe nhạc…
+ Biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và áo quần.
* Bé cần làm gì để tiết kiệm năng lượng:
+ Có ý thức tiết kiệm điện, nước, nhiên liệu, lương thực,
thực phẩm trong sinh hoạt hàng ngày.

Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 10



S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

+ Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy lạnh đang hoạt
động.
+ Tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng.
+ Không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian dài,
luôn đóng kín cửa tủ.
+ Tắt đài, tắt tivi, tắt đầu đĩa hoặc máy vi tính khi không
sử dụng.
+ Trẻ biết những thiết bị nào cần sử dụng thì mới bật, còn
thiết bị nào không cần thiết thì tắt.
+ Tạo môi trường nhà ở xanh sạch.
- Trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm: Nhận biết kí hiệu
nơi nguy hiểm, không tự mình đến gần nơi chứa nước, kể
cả xô nước, chậu nước, giếng nước, ao, hồ, ổ cắm điện và
những thiết bị điện; không nghịch lửa, bao diêm, bật lửa…
* Có ý thức, hành vi tiết kiệm năng lượng:
+ Trẻ chú ý quan sát và bắt chước những việc làm của
người lớn: Khi ra khỏi nhà phải tắt điện; tắt quạt, tắt đài,
tắt ti vi khi không sử dụng.
+ Có thái độ không đồng tình với những người không có ý
thức tiết kiệm năng lượng.
+ Nhận ra người sử dụng năng lượng tiết kiệm, sử dụng
không tiết kiệm.

3


4

5

NGHỀ
NGHIỆP

- Trẻ biết một số nghề như: Công nhân nhà máy điện, công
nhân nhà máy xăng dầu, thợ điện...
- Liên hệ với một số nghề gần gũi góp phần tạo ra nguồn
năng lượng, ví dụ nghề công nhân nhà máy điện, nghề
công nhân nhà máy xăng dầu...
- Liên hệ trực tiếp tới bản thân: Trẻ có thể làm gì để sử
dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả

- Môi trường trong dịp tết dễ bị ô nhiễm do có nhiều người
đi lại thăm hỏi, tham quan, nhiều xe cộ đi lại trên
đường...Mùa xuân là mùa lễ hội, nhiều người đi chùa, đi
hội, có tập tục ngày xuân đi hái lộc, bẻ cây, bẻ cành...
- Biện pháp tiết kiệm năng lượng: Khuyến khích mọi
TẾT VÀ
MÙA XUÂN người đi bộ, sử dụng các phương tiện giao thông công
cộng như đi xe buýt thay cho việc sử dụng xe máy để tiết
kiệm nhiên liệu....
- Có ý thức và nhắc nhở mọi người xung quang mình biết
tiết kiệm các nguồn năng lượng.
THẾ GIỚI

- Mối quan hệ của động vật, thực vật với môi trường: Cây


Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm

6

7

Nguyễn Thị Mai Trang

l thc n ca ng vt, l ni ca nhiu loi ng vt.
Cõy cho búng mỏt, lm khụng khớ trong lnh, gi cho t
khụng b súi mũn khi ma bóo. Nu cht phỏ cõy s lm
cho cỏc loi ng vt mt ngun thc n, ni nờn cú th
b cht...
NG VT - Mi quan h gia con ngi vi ng vt v cõy ci.
V THC + ng vt v cõy ci cú ớch cho con ngi, cung cp thc
VT
n, thuc cha bnh, dựng, chi, giỳp con ngi vn
chuyn hng hoỏ...
+ Con ngi cn chm súc vt nuụi cõy trng: Bo v
rng, khụng cht phỏ, lm t, chm súc, ti nc cho
cõy, khụng cht cõy khụng b cnh, chm súc cỏc loi vt
nuụi...
- Nhn bit cỏc dựng s dng nhiờn liu trong gia ỡnh:
dựng s dng xng du: mỏy bm, ụ tụ, xe mỏy...
- Li ớch ca nhiờn liu (xng, du, gas, ci, rm, r)

PHNG
+ Giỳp cho cỏc phng tin giao thụng nh xe mỏy, xe ụ
TIN V
tụ, tu ha... chy c.
MT S
+ Giỳp cỏc thit b, dựng hot ng nh bp gas, bp
QUY NH
ci nu chớn thc n.
V GIAO
- S dng nhiờn liu tit kim:
THễNG.
+ Gii thiu cho tr cỏch tit kim xng du: i xe p, i
b thay cho vic i ụ tụ, xe mỏy; tỏi s dng cỏc tỳi ni
lụng c...
* Ngun nng lng sch: Ngun nng lng ny c
to ra t nhng th cú rt nhiu v khụng bao gi cn kit.
Ngun nng lng sch bao gm:
- Nng lng mt tri.
NC V - Nng lng giú.
CC HIN - Nng lng nc.
TNG
* Li ớch ca nng lng sch:
THIấN
- Li ớch ca nng lng mt tri:
NHIấN
+ Nng lng mt tri cú th to ra in: Nờn lp t
nhng tm pin thu np ỏnh nng mt tri lờn mỏi nh
to ta in s dng trong nh.
+ S dng nng lng mt tri lm khụ qun ỏo, thay cho
vic sy khụ hoc l qun ỏo.

+ Nh kớnh s dng nng lng mt tri si m lm
cho cõy ci phỏt trin
+ Nng lng mt tri cú th lm cho ụ tụ chuyn ng.
- Li ớch nng lng giú:

Trờng mầm non A Tứ Hiệp

Trang 12


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

8

NguyÔn ThÞ Mai Trang

+ Những chiếc tua – bin khổng lồ có thể sử dụng năng
lượng gió tạo ra điện.
+ Thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sông, trên biển.
+ Chúng ta dùng sức gió để diều bay lên bầu trời.
- Lợi ích năng lượng nước:
+ Sử dụng sức nước để giã gạo, cắt gỗ.
+ Sử dụng sức nước để tạo ra điện.
- Tự hào về các danh lam thắng cảnh của đất nước, nơi trẻ
QUÊ
sống.
HƯƠNG,
- Những việc cần làm để bảo vệ danh lam thắng cảnh: Vứt
ĐẤT NƯỚC,
rác đúng nơi quy định, không gây mất trật tự khi đi tham

BÁC HỒ,
quan những danh lam thắng cảnh của đất nước.
TRƯỜNG
TIỂU HỌC - Giáo dục trẻ học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại luôn tiết
kiệm, không lãng phí nguồn năng lượng sẵn có.

3.4 Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả trong mọi hoạt động học tập, vui chơi, lao động, sinh hoạt của trẻ
theo các chủ đề.
* Nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả không chỉ
được lồng ghép tích hợp dạy trẻ trong các giờ học theo chủ đề. Mà còn được tích
hợp dạy trẻ trong mọi hoạt động vui chơi, lao động, sinh hoạt của trẻ một ngày.
Nhằm ôn luyện củng cố kiến thức, rèn kỹ năng hành vi, thái độ cho trẻ, để nó trở
thành một thói quen ăn sâu vào trong ý thức, hành vi của trẻ.
* Cách làm: Trong mọi hoạt động của trẻ một ngày, tôi luôn đưa các nội
dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào dạy trẻ một cách hợp
lý, nhẹ nhàng.
- Ví dụ: Đưa nội dung giáo trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
vào hoạt động một ngày của trẻ 4 - 5 tuổi với chủ đề bé và gia đình.
Hoạt động trong giờ đón, trả trẻ, thể dục sáng:
+ Cô trò chuyện với trẻ, cho trẻ kế về những thiết bị, vật dụng trong gia
đình sử dụng điện.
+ Cho trẻ lựa chọn những vật dụng sử dụng điện, xăng dầu, gas…trong đồ
chơi gia đình.
+ Khi cho trẻ ra sân tập thể dục cô trò chuyện cho trẻ biết lợi ích của ánh
nắng buổi sáng đối với cơ thể.
Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động khám phá khoa học: “Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình”.
+ Tôi cho trẻ trải nghiệm về các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
+ Qua các hoạt động trải nghiệm, đưa ra tình huống cho trẻ dự đoán, quan

sát bằng hình ảnh thật, tôi cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản về đặc
điểm của các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình đó như: Khi cắm bàn là vào
điện thì sẽ sử dụng được, Muốn gạo chín thành cơm thì phải cắm điện,…Khi sử
dụng điện cô giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện như là: Tắt các đồ dùng điện
khi không sử dụng, chỉ sử dụng khi cần thiết: Nóng thì mới bật quạt; Khi học bài
Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Mai Trang

thỡ mi bt ốn hc; khi qun ỏo nhu thỡ s dng bn lGiỏo dc tr s dng
in an ton: Khi tri ma to giụng bóo thỡ khụng nờn s dng cỏc dựng in,
chõn hoc tay t khụng nờn s vo dựng in v cm in, ch s dng
nhng dựng in n gin nh: Bt, tt cụng tc ốn, qut, ti vi
+ M rng: Tụi cung cp cho tr thờm nhng dựng s dng in khỏc:
Ti vi, t lnh, iu hũa, mỏy vi tớnh, mỏy git, xe p in, bỡnh núng lnh, bp
in
+ Giỏo dc tr: Cú nhng hnh ng thit thc, va sc ca tr s
dng in tit kim. Gúp phn bo v ngun ti nguyờn in ang dn b cn
kit. Giỏo dc tr cú ý thc tit kim in mi lỳc, mi ni. Nhc nh mi
ngi trong gia ỡnh cựng thc hin.
+ Sau khi m thoi trũ chuyn cung cp kin thc, m rng thc t tụi t
chc cho tr chi mt s trũ chi nhm ụn luyn cng c nhng kin thc tr
va c hc nh: Trũ chi i no nhanh nht: Thi ua gia 3 i lờn chn
cỏc hỡnh nh dựng s dng in trong gia ỡnh. Trũ chi Ai gii nht: Tr
khoanh trũn cỏc hnh vi s dng in ỳng.

Hot ng to hỡnh: V ngụi nh tit kim nng lng.
+ Tụi cung cp cho tr bit cỏc kiu nh tit kim nng lng: Ngụi nh
cú nhiu ca s, ngụi nh nhiu cõy xanh, ngụi nh s dng pin nng lng mt
tri.
- Cụ trũ chuyn vi tr, cho tr k v nhng thit b, vt dng trong gia ỡnh
s dng in t ú tho lun trỏch nhim ca tr trong vic s dng nng lng
tit kim, hiu qu nh: Tt qut, ốn, ti vi, mỏy vi tớnhKhi khụng s dng
n.
- Nhc nh mi ngi trong gia ỡnh cựng thc hin.
(Mt s giỏo ỏn tiờu biu cú lng ghộp tớch hp ni dung giỏo dc s dng nng
lng tit kim, hiu qu t c hiu qu cao khi dy tr - phn ph lc 3)

Hot ng ngoi tri:
+ Quan sỏt v nhn bit phng tin no trong gia ỡnh s dng in, xng
duT ú trũ chuyn giỏo dc tr: Khi dng xe phi tt mỏy, nờn s dng xe
p tit kim nhiờn liu.
+ Tr chi t chn nhc nh tr khụng chy nhy, khụng gim lờn c,
khụng hỏi hoa, b cnh cõy, chi nh nhng bo v cỏc chi sõn trng
chi c lõu.
Hot ng gúc:
+ Nhc nh tr chi giao tip vi nhau nhng khụng gõy n o, khụng
vt, nộm chi bo v chi, sau khi tr chi xong bit ct chi gn
gng, ỳng ni quy nh.
+ Gúc sỏch truyn: Dy tr cm sỏch ỳng chiu, khụng cun sỏch, khụng
ty xoỏ, khụng xộ sỏch chuyn, m nh nhng tng trang. Xem sỏch nh v
nhng thit b trong gia ỡnh s dng in v cỏch s dng in tit kim, hiu
qu.
+ Gúc thiờn nhiờn: Dy tr chm súc cõy, ti cõy, gieo ht, nht c cho
bn cõy, bo v cõy, lm cỏc thớ nghim v cõy xanh vi ỏnh sỏng v nc, thớ
Trờng mầm non A Tứ Hiệp


Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Mai Trang

nghim hiu ng nh kớnh, thớ nghim nc ụ nhim, lm sch nc bn, thớ
nghim vi kớnh lỳp.
+ Gúc ni tr: Dy tr cú ý thc tit kim nc, thc phm, thu gom
dựng gn gng sau khi ch bin cỏc mún n
+ Gúc to hỡnh: V, xộ dỏn ngụi nh c bit: Ngụi nh cú nhiu ca s.
Dy tr dựng cỏc nguyờn vt liu, ph thi, chai l ó qua s dng lm thnh
sn phm theo ý tng ca tr. Dy tr tit kim cỏc dựng nh: Keo dỏn, h,
giy.
+ Gúc gia ỡnh: Mua sm cỏc dựng tit kim in, tt cỏc dựng in
khi khụng dựng n
V sinh trc khi n:
+ Trc khi ra tay, hi tr Phi lm th no tit kim nc?
+ Tụi nhc tr vn vũi nc va phi, ra xong vn cht vũi nc li, ra
gn gng, khụng lm nc bn ra ngoi.
Gi n cm:
+ Nhc nh tr tit kim thc n, n ht xut, nu cú thc n tha thỡ gom
li lm thc n cho cỏc con vt: Chú, mốo, g, ln. Sau khi n xong bit xp
thỡa bỏt gn gng, nh nhng.
+ n xong bit lau ming, xỳc ming nng nc mui, ung nc, dy tr
tit kim nc bng cỏch ly cc hng nc, khụng nc chy ra ngoi, vn
nc ung khụng vn nhiu tha i rt lóng phớ.
Gi ng:

+ Nhc nh tr khụng gõy n o, núi chuyn trong gi ng. Khụng git
chiu, xộ gi, xộ chn.
Hot ng chiu:
+ Rốn k nng ra tay, ra mt: rốn cho tr cỏch ra tay, ra mt ỳng
thao tỏc. Giỏo dc tr bit tit kim nc.
+ Cụ cựng tr sp xp li lp gn gng, ngn np lp c thoỏng mỏt.
Cho tr chi hot ng t do cỏc gúc, xem truyn gúc th vin thay vỡ cho
tr ngi mt ch xem tivi.
+ Cụ cựng tr xõy dng ni quy s dng in trong lp.
Nờu gng v tr tr:
+ Khen ngi nhng hnh vi tt ca tr ó thc hin cú ý ngha bo v mụi
trng: tit kim nc, quột dn
+ Khen ngi tr mc trang phc u túc gn gng
* Kt qu t c: Sau khi ỏp dng bin phỏp ny tụi thy tr lp tụi ó cú
nhng tin b rừ rt theo tng ngy. Tr nm c cỏc kin thc c bn m giỏo
viờn cung cp, hỡnh thnh thúi quen, hnh vi, k nng, tỡnh cm tt v vn s
dng nng lng tit kim, hiu qu hn. Bn thõn tụi cú nhiu kinh nghim
trong vic t chc cỏc hot ng mt ngy ca tr cú lng ghộp ni dung giỏo
dc v s dng nng lng tit kim, hiu qu. Son c nhiu giỏo ỏn hay t
hiu qu cao khi dy tr c Ban giỏm hiu nh trng ỏnh giỏ cao v mt
chuyờn mụn v sỏng to.
Trờng mầm non A Tứ Hiệp

Trang 15


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang


3.5. Biện pháp 5: Trang trí, xây dựng môi trường giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả.
* Do đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là tư duy trực quan hình tượng. Nên
bậc học mầm non có một đặc thù riêng khác hẳn so với các cấp học khác. Lớp
học phải được trang trí và xây dựng môi trường học tập theo các góc phù hợp
với từng chủ đề dạy trẻ. Việc trang trí lớp, xây dựng môi trường học tập ở
trường mầm non là một việc rất quan trọng, không thể thiếu mà ở bất cứ nhóm
lớp nào cũng phải thực hiện. Trang trí lớp xây dựng môi trường học tập nhằm
cung cấp cho trẻ những hình ảnh, kiến thức về các góc chơi, nhóm hoạt động
của trẻ. Trẻ vừa học, vừa được chơi ở trên các mảng tường được xây dựng mở
đó. Hàng ngày trẻ đến lớp được quan sát, nhìn thấy các hình ảnh trang trí trên
các mảng tường vì nó rất nổi bật.
* Cách làm: Bên cạnh các mảng tường có hình ảnh trang trí đặc trưng của
từng góc chơi. Tôi trang trí thêm các hình ảnh có nội dung giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm gắn ở từng góc như:
- Nội quy các góc chơi: Cất đồ chơi gọn gàng, không làm ồn...
(Ảnh minh họa số 3, số 4)
- Nội quy của lớp học: Tôi thiết kế dưới dạng các biển báo các hành vi trẻ
nên làm để tiết kiệm năng lượng như: Tắt điện trước khi ra khỏi phòng, đóng
cửa khi bật điều hòa, tắt máy tính khi không sử dụng...Bên cạnh đó, tôi còn làm
một số biển báo cấm để sử dụng điện an toàn như: Bé không được tự cắm và rút
phích điện, không sờ tay vào công tắc điện khi tay hoặc chân ướt, không chạm
vào các dây điện bị đứt.
(Ảnh minh họa số 5, số 6, số 7, số 8, số 9, số 10)
- Ở góc đặt bình uống nước: Tôi cũng trang trí các hình ảnh nhắc nhở các
hành vi của trẻ như: Vặn nước vừa đủ.
(Ảnh minh họa số 11)
- Góc tạo hình: Tôi trang trí một số tranh treo tường vẽ về việc bé sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
(Ảnh minh họa số 12, số 13, số 14)

*Kết quả đạt được: Áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ lớp mình có
nhiều tiến bộ. Môi trường học tập của trẻ được trang trí đẹp, khoa hoc, hợp lý và
sáng tạo. Các hình ảnh biểu tượng giáo dục trẻ xuất hiện ở mọi nơi, mọi chỗ nên
trẻ rất có ý thức thực hiện theo.
3.6 Biện pháp 6: Làm gương cho trẻ bắt chước.
* Là một giáo viên chủ nhiệm lớp với mong muốn giúp trẻ lớp mình có
những nhận thức, hành vi, kỹ năng tốt để góp phần vào việc sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài việc giáo dục trẻ kiến thức, hành vi thái độ mọi lúc
mọi nơi trong hoạt động một ngày của trẻ thì giáo viên cũng phải là một tấm
gương để cho trẻ học tập, bắt chước. Chính vì vậy bản thân tôi đã không ngừng
học tập, tự rèn luyện bản thân có những hành động, tác phong chuẩn mực mọi
lúc mọi nơi để cho trẻ lớp mình học tập và noi theo.
* Cách làm: Trong mọi hành động của mình ở trường cũng như ở nhà tôi
luôn luôn thực hiện nguyên tắc: Tiết kiệm, chống lãng phí. Hàng ngày, tôi cùng
Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 16


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

các giáo viên của lớp mình luôn thực hiện các hành động nhằm tiết kiệm năng
lượng như: Tắt điện trước khi ra khỏi phòng, tắt máy tính khi không sử dụng...
Đồ đạc trong lớp sau khi sử dụng đều được vệ sinh sạch sẽ cất đúng nơi quy
định. Tôi luôn gương mẫu và nhắc nhở trẻ lớp mình biết tiết kiệm nước, tiết
kiệm điện. Trong mọi hoạt động tôi luôn có ý thức nhắc nhở và cùng trẻ thực
hiện những hành động có ích góp phần tiết kiệm năng lượng
* Kết quả: Trẻ lớp tôi rất yêu quý các cô giáo nên mọi hành động việc

làm gương mẫu của cô giáo trẻ đều học tập theo và nghe lời cô dặn khi về nhà.
Trẻ có ý thức, có thái độ và hành vi tốt về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả, giữ môi trường ở lớp cũng như ở nhà xanh, sạch, đẹp.
3.7 Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh
* Việc phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ là
việc làm rất cần thiết và không thể thiếu. Bên cạnh đó, giáo dục về sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ được
giáo dục cho trẻ ở trường mầm non mà phải giáo dục cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc,
ở trường cũng như ở nhà.
* Cách làm: Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học
tập của các cháu, để phụ huynh nắm được, từ đó phụ huynh sẽ phối hợp với cô
giáo giáo dục, rèn luyện cho con em mình. Bên cạnh đó, tôi còn tuyên truyền,
cung cấp cho phụ huynh những tài liệu, hình ảnh, hướng dẫn nội dung giáo dục
về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với lứa tuổi của trẻ thông
qua góc tuyên truyền của lớp, của trường.
- Góc tuyên truyền của lớp: Tôi sưu tầm các hình ảnh, tài liệu, bài báo có
nội dung giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cài các tài liệu đó
trên góc tuyên truyền của lớp mình sao cho phụ huynh dễ nhìn thấy và đọc
được. Các tài liệu tuyên truyền đó sẽ được thường xuyên cập nhật thay đổi nội
dung phù hợp với các chủ đề giáo dục. Nội dung các tài liệu tuyên truyền đó
nhằm mục đích giáo dục trẻ những vấn đề sau:
+ Phụ huynh gương mẫu làm gương ở nhà cho trẻ học tập. Khuyến khích
phụ huynh nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp giảm
khói bụi. Sử dụng đèn tiết kiệm điện, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, bình
nóng lạnh bật vừa đủ…Hưởng ứng giờ trái đất, nhà nhà tắt điện.
+ Giáo dục trẻ hiểu biết về năng lượng bao gồm: Điện, nhiên liệu, năng
lượng mặt trời, năng lượng gió...
+ Giáo dục trẻ hiểu biết về lợi ích của năng lượng: Cung cấp ánh sáng, làm
mát hoặc làm ấm ở nhà, giúp trẻ và mọi người có thể xem ti vi, nghe đài, làm
chín cơm, thức ăn, giúp phương tiện chuyển động, làm khô quần áo...

+ Thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả.
+ Hình thành ở trẻ kỹ năng tự sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả:
Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa, máy sưởi đang hoạt động, tắt
đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng, không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian
quá dài, luôn đóng kín cửa tủ, tắt đài khi không nghe, tắt ti vi khi không xem, tắt
máy tính khi không sử dụng...
Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 17


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

+ Có ý thức luôn sử dụng điện, năng lượng an toàn.
+ Có hành vi, thái độ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
+ Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước,
bảo vệ nguồn nước, cây xanh.
- Mảng tuyên truyền của trường: Tôi sưu tầm các hình ảnh, băng rôn,
khẩu hiệu, tranh ảnh có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả. Khi đã có được những hình ảnh và tư liệu, tôi đề xuất ý kiến với ban giám
hiệu nhà trường kết hợp cùng hội cha mẹ học sinh của lớp hỗ trợ kinh phí để in
bạt các hình ảnh đó thành các tranh ảnh, khẩu hiệu. Sau đó treo các tấm khẩu
hiệu tranh ảnh đó trên các mảng tường của trường của lớp, sao cho trẻ và phụ
huynh dễ nhìn thấy, dễ quan sát hàng ngày.
(Hình ảnh 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 minh họa ở phần phụ lục 1)
* Ví dụ: Cháu Tuấn Phong là một cháu trai rất hiếu động, ở nhà cháu là
con một, gia đình lại có điều kiện nên cháu rất được ông bà, bố mẹ nuông chiều.

Những kiến thức đơn giản về năng lượng, về lợi ích của năng lượng hầu như
cháu không nắm được, các hành vi, kỹ năng, thái độ của cháu rất cẩu thả vì ở
nhà đều có ông bà, bố mẹ phục vụ cháu. Sau khi khảo sát đánh giá nắm được
tình hình của cháu tôi đã trao đổi thẳng thắn với phụ huynh của cháu, đồng thời
cung cấp cho bố mẹ cháu tài liệu về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả, để phối hợp cùng cô giáo giáo dục cho cháu ở nhà cũng như ở lớp. Sau một
thời gian ngắn cả tôi và bố mẹ cháu đều nhận thấy cháu có tiến bộ rõ rệt. Khi
tham gia các hoạt động học và vui chơi cháu rất hăng hái phấn khởi và tích cực
tham gia. Cháu đã có ý thức tiết kiệm năng lượng, có ý thức chấp hành các quy
định của lớp, các hành vi, kỹ năng, thái độ của cháu rất nhanh nhẹn thành thạo.
Ở nhà cũng vậy cháu biết tự làm một số việc để tiết kiệm năng lượng như: Biết
tắt điện trước khi ra khỏi phòng, tắt quạt khi không dùng…, có ý thức tiết kiệm
điện nước, có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm ở mọi nơi. Khi hỏi cháu về
tiết kiệm năng lượng cháu đã nói được những việc cần làm để tiết kiệm năng
lượng, cháu phân biệt được hành vi nên làm và không nên làm để sử dụng năng
lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả.
* Kết quả đạt được: Khi áp dụng biện pháp này, tôi thấy kết quả đạt
được rất đáng khích lệ. Trẻ được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi, ở nhà cũng như ở
trường nên trẻ có rất nhiều tiến bộ. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên
cũng trở nên gắn bó hơn. Phụ huynh rất tin tưởng và yên tâm khi gửi con tới
trường.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Với việc áp dụng các biện pháp trên cho tới nay, trẻ lớp tôi đã đạt được
những kết quả rất khích lệ. Trẻ đã nắm được những kiến thức đơn giản về lợi ích
của năng lượng với con người và nhận thức được tầm quan trọng của năng
lượng đối với đời sống con người. Trẻ phân biệt được những hành vi tốt về sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và những hành vi xấu gây nên cạn kiệt dần
nguồn năng lượng đang có. Từ đó các hành động, hành vi, kỹ năng của trẻ sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được hình thành và trở thành một thói
quen thường xuyên ăn sâu vào trong ý thức của trẻ. Trẻ đã có thói quen sống tự

Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 18


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

lập, thói quen sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng. Trẻ rất tích cực tham gia
các hoạt động tuyên truyền người thân sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Trẻ có ý thức tiết kiệm các nguồn năng lượng, có phản ứng với các hành vi làm
lãng phí nguồn năng lượng.
BẢNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA TRẺ
VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ
LỚP MẪU GIÁO NHỠ B1 - TRƯỜNG MẦM NON A XÃ TỨ HIỆP
( THÁNG 4/ 2014)
MỤC TIÊU
SỐ TRẺ

Số trẻ: 65 cháu
Tỷ lệ %

VỀ KIẾN THỨC

VỀ KỸ NĂNG
HÀNH VI

VỀ THÁI ĐỘ
TÌNH CẢM


Đ



Đ



Đ



61
93.8

4
6.2

60
92.3

5
7.7

60
92.3

5
7.7


- Tôi đã sưu tầm và tự sáng tác được 7 bài hát, 11 bài thơ, 4 câu đồng dao,
ca dao, tục ngữ, 3 trò chơi, 7 thí nghiệm khoa học, sáng tác 3 câu chuyện có nội
dung giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả để đưa vào dạy trẻ
nhằm giáo dục trẻ biết sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả.
- Làm được nhiều đồ chơi tự tạo của cô và trẻ bằng các nguyên vật liệu
phế thải đã qua sử dụng do tôi sưu tầm và phụ huynh lớp đóng góp, phù hợp với
các chủ đề.
- Soạn được nhiều giáo án hay sáng tạo, có lồng ghép, tích hợp nội dung
giáo dục về sử dụng năng lượng một cách nhẹ nhàng, hợp lý, phù hợp với độ
tuổi của trẻ, ứng dụng dạy trẻ rất có hiệu quả.
- Bản thân tôi khả năng sư phạm và trình độ chuyên môn cũng được nâng
cao, nghệ thuật lên lớp của tôi có tiến bộ rõ rệt; có thêm nhiều kinh nghiệm tổ
chức lồng ghép kiến thức, kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào
các hoạt động phù hợp với độ tuổi của trẻ và phù hợp theo từng chủ đề.
- Các bậc phụ huynh đã quan tâm và phối kết hợp với giáo viên chăm sóc
giáo dục trẻ tại nhà tốt hơn.
- Các cháu đi học đều chăm ngoan, có ý thức sử dụng năng lượng tiết
kiệm ở mọi nơi, mọi lúc. Trẻ hứng thú hơn trong các giờ học, các hoạt động vui
chơi.
- Trẻ có hiểu biết đúng về lợi ích của năng lượng với đời sống con người.
Biết được đặc điểm đơn giản của các nguồn năng lượng,
- 61/65 trẻ = 89.7% trẻ biết tắt điện khi ra khỏi phòng, tắt quạt khi không
dùng, đóng cửa khi bật điều hoà, máy sưởi…
- Trẻ có ý thức giữ gìn môi trường trong và ngoài lớp học, ở nhà, nơi công
cộng gọn gàng sạch sẽ.
- Trẻ có ý thức tiết kiệm điện, nước, ăn hết xuất không bỏ cơm canh, biết
tiết kiệm đồ dùng, đồ chơi.

Trêng mÇm non A Tø HiÖp


Trang 19


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

- Trẻ có ý thức giữ gìn sức khoẻ bản thân, trang phục đầu tóc gọn gàng.
Trong năm học qua tỷ lệ chuyên cần của lớp rất cao trung bình từ 90-93 %,
không có dịch bệnh xảy ra.
- Trẻ có phản ứng tích cực trước những hành động gây lãng phí năng
lượng

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 20


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

1- Kết luận chung:
- Giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm
non là một việc làm rất quan trọng. Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về năng lượng và ích lợi
của năng lượng đối với đời sống con người, từ đó trẻ biết cách sống tích cực hơn
nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, gia đình và cho

quốc gia.
- Vì vậy ngày nay giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã
trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường
học.
- Để giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao, đòi hỏi cô giáo cần có sự hiểu biết
đúng đắn về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tâm huyết yêu trẻ và sự
phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình. Có làm được như vậy mới giúp trẻ
có được ý thức tốt góp phần giữ gìn nguồn năng lượng
2- Bài học kinh nghiệm:
Để có được những kết quả trên, sau quá trình thực hiện, tôi đã rút ra một
số bài học kinh nghiệm sau:
- Để giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm đạt hiệu quả cao nhất điều
quan trọng là giáo viên phải luôn gương mẫu để trẻ làm theo, luôn có ý thức
hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày để tiết
kiệm năng lượng. Trên cơ sở đó giáo dục trẻ biết lợi ích của năng lượng và đánh
giá các hành vi tốt, xấu của con người trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm.
- Giáo viên cần phải tích cực học tập, trau dồi kiến thức để tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm từ đó đưa ra những biện pháp, phương pháp giáo dục trẻ một
cách hiệu quả nhất. Phải không ngừng sáng tạo và thiết kế để tìm ra những thủ
thuật, kỹ xảo lồng ghép nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả một cách nhẹ nhàng hợp lý.
- Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu bổ sung các đồ dùng, đồ
chơi và trang thiết bị đầy đủ để phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ.
- Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình, yêu nghề mến
trẻ, tôn trọng phụ huynh, thường xuyên trao đổi thông tin của trẻ để phụ huynh
nắm bắt được tình hình học tập của con em mình tại truờng mầm non, từ đó
thống nhất với phụ huynh các biện pháp để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Luôn đi sâu, tìm tòi, sáng tạo và học hỏi chị em đồng nghiệp, sáng tạo
phương pháp giảng dạy nâng cao trình độ chuyên môn, lồng ghép, tích hợp nội

dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào trong tất cả các hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ một cách linh hoạt góp phần tạo hứng
thú và rèn thói quen cho trẻ.

3 - Khuyến nghị:
Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 21


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

- Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tạo điều kiện trang bị thêm nhiều các
tài liệu, sách báo, tranh ảnh, hướng dẫn nội dung giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ mầm non để giáo viên chúng tôi có thêm nhiều tài
liệu nghiên cứu, tham khảo, học hỏi nâng cao hiểu biết về sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả và có nhiều phương tiện hơn để giáo dục trẻ.
- Trang bị thêm các đồ dùng tiết kiệm điện.
Trên đây là một số biện pháp của tôi trong việc giáo dục trẻ lớp mẫu giáo
nhỡ B1 trường mầm non A xã Tứ Hiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Tôi rất mong được sự góp ý của các cấp xét duyệt cho bản sáng kiến kinh
nghiệm của tôi đạt được kết quả tốt nhất và được nhiều giáo viên áp dụng.
Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2014
Tôi xin cam kết đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung

của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Mai Trang

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 22


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

1. Hoàng Thị Thu Hương – Trần Thị Thu Hoà: Giáo dục trẻ mẫu giáo sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả – NXB giáo dục Việt Nam.
2. Trần Thị Thu Hoài – Đặng Lan Phương: Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiêu quả trong trường mầm non – NXB giáo dục
Việt Nam.
3. Nguyễn Thị Hồng Thu – Nguyễn Thị Hiếu: Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả trong gia đình – NXB giáo dục Việt Nam.
4. Hồ Lam Hồng viện nghiên cứu sư phạm: Trẻ mầm non khám phá khoa học –
NXB Hà Nội.
5. Vụ giáo dục mầm non: Trẻ mầm non ca hát – NXB Âm nhạc.
6. Viện chiến lược và chương trình giáo dục: Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ
ca, truyện, câu đố theo chủ đề cho trẻ 3- 6 tuổi.

PHỤ LỤC
1. ẢNH MINH HỌA:

Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 23


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

Hình ảnh 1: Giáo viên lớp MGN B1 đang tổ chức cho trẻ làm
thí nghiệm “Làm thế nào để nhìn thấy vật trong hộp?”.

Hình ảnh 2: Giáo viên lớp MGN B1 đang
tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm “Gió có từ đâu?”.

Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 24


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

NguyÔn ThÞ Mai Trang

Hình ảnh 3: Đóng cửa khi bật điều hòa

Hình ảnh 4: Tắt máy tính khi không sử dụng
Trêng mÇm non A Tø HiÖp

Trang 25



×