Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHẠM TƯỜNG VY

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHẠM TƯỜNG VY

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MỸ LINH
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.
HCM ngày 31 tháng 10 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

Chủ tịch

2

Phản biện 1

3

Phản biện 2

4


Ủy viên

5

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độclập – Tự do – Hạnhphúc
TP. HCM, ngày..… tháng…..năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHẠM TƯỜNG VY

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 22/09/1991

Nơi sinh: Quảng Ngãi


Chuyên ngành: Kế Toán

MSHV: 1341850083

I- Tên đề tài:
Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành
bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu này kiểm tra sự tác động của việc quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi
theo hướng phát triển mối quan hệ giữa các biến trong mô hình và bằng chứng thực nghiệm.
Nghiên cứu chủ yếu phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi
của các doanh nghiệp ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2010 đến 2014. Từ kết quả thu hồi, tác giả đưa ra một số gợi ý giúp nhà quản trị
có những quyết định chiến lược mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp ngành bất
động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 17/03/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 22/08/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ MỸ LINH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ cô
hƣớng dẫn là TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là
trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

PHẠM TƢỜNG VY


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh.
Ngƣời đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, các thầy cô Phòng Quản lý khoa học và
Đào tạo sau đại học, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi từ lúc vào học
tại Trƣờng cho đến khi Luận văn đƣợc hoàn thành.
Nhân dịp, tôi cũng xin cảm ơn đến tất cả các thầy cô bộ môn đã tận tâm truyền đạt
những kiến thức quý báu trong khóa học này. Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến mẹ,
gia đình và bạn bè, những ngƣời luôn bên cạnh, hết lòng giúp đỡ, khích lệ tạo mọi
thuận lợi tốt nhất để tôi theo học và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.

PHẠM TƢỜNG VY


iii

TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, tác giả kiểm định tác động của vốn luân chuyển đến khả

năng sinh lợi của doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả lựa chọn một mẫu gồm 38 công
ty đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2010 đến năm 2014.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng là hồi quy các mô hình bằng Pool OLS,
FEM, REM, FGLS với dữ liệu bảng. Xem xét sự tác động của chu kỳ luân chuyển
tiền mặt (CCC) và ba thành phần của nó, gồm kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ
thanh toán tiền bình quân (APP) và kỳ lƣu kho (ITID) đến biến đại diện cho khả
năng sinh lợi là lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh (GPA). Ngoài ra, tác giả còn
đƣa vào mô hình hồi quy bốn biến kiểm soát là tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR), quy
mô công ty (SIZE), tỷ số nợ (DR), tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (CLTAR) và
tỷ số tài sản tài chính trên tổng tài sản (FATA).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động giữa khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp, đƣợc đánh giá thông qua tỷ lệ lợi nhuận gộp trên tổng tài sản trừ tài sản tài
chính, với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó (kỳ thu tiền bình
quân, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân). Các nhà quản lý có thể
tạo ra khả năng sinh lợi cao hơn cho các công ty của họ bằng cách xử lý đúng chu
kỳ chuyển đổi tiền mặt và giữ cho các thành phần khác nhau của nó đến một mức
tối ƣu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy có sự tác động cùng chiều giữa FATA,
CLTAR và khả năng sinh lợi của công ty. Đồng thời, tác giả cũng tìm thấy có sự tác
động ngƣợc chiều giữa biến DR, SIZE và khả năng sinh lợi. Tác giả không tìm thấy
sự tác động có ý nghĩa giữa biến CR và khả năng sinh lợi của công ty.
Từ khóa: Quản trị vốn luân chuyển, Khả năng sinh lợi, Chu kỳ chuyển đổi tiền
mặt.


iv

ABSTRACT
The paper seeks to examine the effect of working capital management (WCM) on
firms’ performance for listed Viet Nam firms. In this paper I utilized different

variables for the analysis of working capital management and firm performance in
Viet Nam for a sample of 38 firms of property sectors for the period of 5 years from
2010-2014.
Research methods used are regression models with Pool OLS, FEM, REM, FGLS
with panel data. The author have studied the effect of different variables of working
capital management including the Average collection period (ACP), Inventory
turnover in days (ITID), Average payment period (ACP) and Cash conversion cycle
(CCC) on the performance of Viet Nam firms. Current liquidity ratio (CR), debt
ratio (DR), size of firm (SIZE), short-term debt to total assets ratio (CLTAR),
financial assets to total assets ratio (FATA) have been used as control variables.
The study results showed a relationship between statistical significance profitability
of the business, was assessed through the ratio of gross profit to total assets minus
financial assets, with cash conversion cycle face and its components (the average
collection period, inventory conversion period, the average payment period).
Managers can generate greater profitability for their company by correctly handling
the cash conversion cycle and keep its various components to an optimum level. In
addition, the study also found a relationship between FATA same direction,
CLTAR and profitability of the company. Also, the authors also found a
relationship between the variables DR counterclockwise, SIZE and profitability of
the company. The authors found no correlation between the variables CR
significance and profitability of the company.
Key word: Working Capital Management, Profitability, Cash Conversion Cycle,
Property sectors.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii

TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
ABSTRACT .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. x
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do nghiên cứu....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 4
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 4
1.5 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 4
1.5.1 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu .................................................................... 5
1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu ................................................................................... 6
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1 Lý thuyết về quản trị vốn luân chuyển và tác động của quản trị vốn luân chuyển
đến lợi nhuận ................................................................................................................... 7
2.1.1 Quản trị vốn luân chuyển ................................................................................ 7
2.1.2 Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ............................................................... 9
2.1.3 Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi ..................... 10
2.1.3.1 Tác động của quản trị khoản phải thu đến khả năng sinh lợi ................. 10
2.1.3.2 Tác động của quản trị hàng tồn kho đến khả năng sinh lợi.................... 11
2.1.3.3 Tác động của quản trị khoản phải trả đến khả năng sinh lợi................. 12


vi

2.1.3.4 Tác động của chu kỳ luân chuyển tiền mặt đến khả năng sinh lợi......... 12
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây ...................................................................... 13

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................................. 26
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 27
3.1.1 Cơ sở xây dựng mô hình................................................................................ 27
3.1.2 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.2 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 36
3.3 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ................................................................................. 36
3.4 Các phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................................. 38
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả........................................................................................................ 39
4.1.1 Thống kê mô tả chung ..................................................................................... 39
4.1.2 Thống kê mô tả biến độc lập với biến phụ thuộc ............................................ 43
4.2 Phân tích tƣơng quan............................................................................................... 46
4.3 Kết quả hồi quy các mô hình................................................................................... 48
4.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 50
4.4.1 Các bƣớc kiểm định các giả thuyết hồi quy..................................................... 50
4.4.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết hồi quy ........................................................ 51
4.5 Kết quả mô hình nghiên cứu (Phƣơng pháp FGLS) ............................................... 54
4.5.1 Kết quả nghiên cứu mô hình 1 ......................................................................... 54
4.5.2 Kết quả nghiên cứu mô hình 2 ......................................................................... 55
4.5.3 Kết quả nghiên cứu mô hình 3 ......................................................................... 55
4.5.4 Kết quả nghiên cứu mô hình 4 ......................................................................... 56
4.5.5 Kết quả tổng hợp các mô hình nghiên cứu ...................................................... 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.............................................................................................. 57


vii

CHƢƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ GỢI Ý

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................. 58
5.2 Một số gợi ý nâng cao khả năng sinh lợi dựa trên việc quản trị vốn luân chuyển.. 63
5.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 65
5.3.1. Hạn chế ......................................................................................................... 65
5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 68
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACP

Average Collection Period - Kỳ thu tiền bình quân

APP

Average Payment Period - Kỳ thanh toán bình quân

CCC

Cash Conversion Cycle - Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

FEM

Fixed Effects Model - Phƣơng pháp hiệu ứng cố định


FGLS
GDP
GPA

Feasible General Least Square - Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất tổng
quát khả thi
Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
Gross Profit to total Asset - Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh trên
tổng tài sản trừ tài sản tài chính

ITID

Inventory Turnover in Days - Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

OLS

Pooled Regression OLS - Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất

REM

Random Effects Model - Phƣơng pháp hiệu ứng ngẫu nhiên

ROA

Return On total Assets - Tỷ suất sinh lời trên tài sản

ROE

Return On Equity - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu


TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

WCM

Working Capital Management - Quản trị vốn lƣu động

WTO

World Trade Organization - Tổ chức Thƣơng mại Thế giới


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu các công trình trƣớc ......................... 20
Bảng 3.1 Bảng tóm tắt cách đo lƣờng các biến trong mô hình nghiên cứu ......... 34
Bảng 3.2 Bảng kỳ vọng về sự tác động của các biến đến biến phụ thuộc ........... 35
Bảng 4.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến giải thích ......................... 39
Bảng 4.2 Ma trận tƣơng quan giữa các biến nghiên cứu ..................................... 45
Bảng 4.3 Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi: Phƣơng
pháp Pooled OLS ................................................................................................. 48
Bảng 4.4 Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi: Phƣơng
pháp REM – Random effects model .................................................................... 49
Bảng 4.5 Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi: Phƣơng
pháp FEM – Fixed effects model ......................................................................... 49
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định VIF, phƣơng sai của sai số thay đổi và tự tƣơng quan
của mô hình nghiên cứu 1 .................................................................................... 51
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định VIF, phƣơng sai của sai số thay đổi và tự tƣơng quan

của mô hình nghiên cứu 2 .................................................................................... 52
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định VIF, phƣơng sai của sai số thay đổi và tự tƣơng quan
của mô hình nghiên cứu 3 .................................................................................... 52
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định VIF, phƣơng sai của sai số thay đổi và tự tƣơng quan
của mô hình nghiên cứu 4 .................................................................................... 53
Bảng 4.10 Kết quả nghiên cứu Mô hình 1 ........................................................... 54
Bảng 4.11 Kết quả nghiên cứu Mô hình 2 ........................................................... 55
Bảng 4.12 Kết quả nghiên cứu Mô hình 3 ........................................................... 55
Bảng 4.13 Kết quả nghiên cứu Mô hình 4 ........................................................... 56
Bảng 4.14 Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến GPA đã khắc phục các hiện
tƣợng bằng phƣơng pháp FGLS ........................................................................... 57


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và chu kỳ kinh doanh (Jordan, 2003) ........ 7
Hình 4.1 Mối quan hệ giữa GPA và ACP ............................................................ 43
Hình 4.2 Mối quan hệ giữa GPA và ITID ............................................................ 43
Hình 4.3 Mối quan hệ giữa GPA và APP ............................................................ 44
Hình 4.4 Mối quan hệ giữa GPA và CCC ............................................................ 45


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong chương đầu tiên của đề tài, tác giả muốn đề cập đến lý do hình thành đề tài
nghiên cứu. Trên cơ sở các vấn đề phát sinh trong thực tiễn và kết hợp với cơ sở lý
thuyết trước đây để phân tích và làm rõ lĩnh vực mà tác giả muốn nghiên cứu. Nội
dung của chương bao gồm 7 phần: (1) Lý do nghiên cứu, (2) Mục tiêu nghiên cứu,

(3) Câu hỏi nghiên cứu, (4) Phương pháp nghiên cứu, (5) Phạm vi và đối tượng
nghiên cứu, (6) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, (7) Kết cấu của đề tài
nghiên cứu.
1.1 Lý do nghiên cứu
Sự bất ổn của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đặt ra áp lực
rất lớn lên vai các nhà quản trị trong việc tối đa hóa lợi nhuận cổ đông, quản lý thu
nhập hiệu quả và chèo kéo công ty thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
đang diễn ra. Đối với mỗi công ty, sự biến động của nền kinh tế luôn đƣợc quan tâm
bởi vì đó là một nhân tố quan trọng để tối đa hóa tính thanh khoản của công ty và
dòng tiền tự do. Đặc biệt, trong hoàn cảnh tụt dốc của kinh tế thế giới hiện nay, tiền
mặt trở thành một nguồn khó để vay mƣợn hơn, mỗi công ty không nên quên đƣợc
sự thật rằng hầu hết tiền mặt của công ty đều gắn chặt trong các thành phần của vốn
luân chuyển, vì vậy một chiến lƣợc mới nhằm quản lý dòng tiền hiệu quả thì không
nên bỏ qua việc quản trị vốn luân chuyển.
Quản trị vốn luân chuyển là một thành phần rất quan trọng đối với tình hình tài
chính của doanh nghiệp, bởi nó ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản và
lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần phục
hồi từ sau cuộc khủng hoảng, làm thế nào để quản trị tốt vốn luân chuyển là một
trong những mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp hƣớng đến.
Quản trị vốn luân chuyển hiệu quả liên quan đến việc lập kế hoạch và kiểm soát tài
sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn nhƣ là một cách loại bỏ nguy cơ không có khả năng
đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn và tránh đầu tƣ quá mức (Eljelly, 2004).


2

Nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng các nhà quản lý dành thời gian đáng kể để giải
quyết các vấn đề có liên quan đến quyết định vốn luân chuyển. Bởi vì biểu hiện
dƣới hình thái vật chất của vốn luân chuyển là tài sản lƣu động, các tài sản ngắn hạn
đều là những đầu tƣ ngắn hạn và liên tục đƣợc chuyển thành các loại tài sản khác.

Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào chính là tối đa hóa lợi nhuận.
Nhƣng đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán cũng là một mục tiêu quan trọng không
kém. Việc tăng lợi nhuận tại các chi phí thanh khoản có thể mang lại những vấn đề
nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải có một sự cân bằng giữa hai
mục tiêu của công ty. Nếu chúng ta không quan tâm đến lợi nhuận, chúng ta không
thể tồn tại trong thời gian dài. Mặt khác, nếu chúng ta không quan tâm đến khả năng
thanh toán, chúng ta có thể đối mặt với nguy cơ phá sản hoặc phá sản. Vì những lý
do đó, việc quản trị vốn luân chuyển cần đƣợc xem xét thích hợp vì nó sẽ ảnh
hƣởng đến lợi nhuận của công ty.
Các doanh nghiệp có thể duy trì một mức nguồn vốn tối đa nhằm tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu đó thì việc dự trữ lƣợng hàng tồn kho lớn và
một chính sách tín dụng thƣơng mại rộng rãi có thể dẫn đến doanh thu cao. Mặt
khác lƣợng hàng tồn kho lớn làm giảm nguy cơ của cổ phiếu bán ra. Một thành
phần khác của vốn luân chuyển là khoản phải trả. Việc trì hoãn thanh toán cho nhà
cung cấp cho phép doanh nghiệp đánh giá chất lƣợng sản phẩm mình đã mua, và có
thể là một nguồn tài trợ linh hoạt và chi phí thấp cho doanh nghiệp. Mặt khác, việc
chậm thanh toán có thể rất tốn kém nếu doanh nghiệp đƣợc hƣởng chế độ giảm giá
cho việc thanh toán sớm. Một biện pháp phổ biến của quản trị vốn luân chuyển
(WCM) là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tức là khoảng thời gian giữa việc chi mua
nguyên vật liệu thô và thu hồi tiền mặt từ việc bán thành phẩm. Một chu kỳ chuyển
đổi tiền mặt (CCC) có thể tăng lợi nhuận vì nó dẫn đến doanh số bán hàng cao hơn,
tuy nhiên lợi nhuận công ty cũng có thể giảm theo chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Bài
luận văn này tìm hiểu về tầm quan trọng của quản lý vốn luân chuyển và các thành
phần khác nhau của nó ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.


3

Giai đoạn 2002-2007, Việt Nam luôn đƣợc coi là một trong những điểm sáng trong
bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 7,8%. Với việc gia

nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trƣởng GDP lên
tới gần 8,5%.
Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, nền kinh tế Việt Nam có dấu
hiệu tăng trƣởng chậm khi các thị trƣờng xuất khẩu lớn bị ảnh hƣởng, sức mua
trong nƣớc giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi
xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%. Tình hình có khả quan hơn khi năm 2013,
GDP đạt 5,5%, và gần đây nhất năm 2014 đạt 5,98%. Đây là một dấu hiệu tích cực
cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi.
Cùng thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng là lúc thị trƣờng bất động sản
suy thoái. Nguyên nhân sâu xa của việc này là do sự sụp đổ của thị trƣờng bất động
sản, vì nguồn vốn chủ yếu đổ vào thị trƣờng này là vốn vay từ ngân hàng, sự sụp đổ
hàng loạt đã khiến nhiều ngành nghề bị ảnh hƣởng Trong những năm qua, nhờ sự
hỗ trợ từ Nhà nƣớc, có nhiều gói kích cầu nhƣ gói 30.000 tỷ, cùng nhiều chính sách
khác đã giúp thị trƣờng bất động sản dần phục hồi. Tuy nhiên làm thế nào để duy trì
đƣợc sự chuyển biến của các doanh nghiệp trong ngành bất động sản là một vấn đề
quan trọng. Một trong những mục tiêu đƣợc đặt ra là cần phải quản trị tốt vốn luân
chuyển trong doanh nghiệp bất động sản. Bởi vì quản trị vốn luân chuyển tác động
đến lợi nhuận và tính thanh khoản của các công ty.
Tại Việt Nam, đề tài về quản trị vốn luân chuyển đã không còn xa lạ với những nhà
nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả chỉ phân tích khái quát tất cả các doanh
nghiệp ở Việt Nam mà chƣa đi sâu vào một nhóm ngành cụ thể nào. Cụ thể, ở bài
luận văn này, sẽ tập trung vào nghiên cứu quản trị vốn luân chuyển tác động đến
khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản.


4

Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu “Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến
khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm vào các mục tiêu sau đây:
Thứ nhất, nhận dạng các thành phần của vốn luân chuyển, yếu tố tác động đến khả
năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam.
Thứ hai, xác định mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của các
doanh nghiệp ngành bất động sản trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu có đƣợc, tác giả đƣa ra một số gợi ý quản lý
vốn luân chuyển phù hợp nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp
ngành bất động sản trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn trả lời các các câu hỏi nghiên
cứu sau:
Thứ nhất, thành phần vốn luân chuyển nào sẽ tác động đến khả năng sinh lợi của
các doanh nghiệp ngành bất động sản trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong
giai đoạn 2010-2014?
Thứ hai, mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của các doanh
nghiệp ngành bất động sản trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn
2010-2014 nhƣ thế nào?
Thứ ba, làm thế nào để quản lý vốn luân chuyển phù hợp nhằm nâng cao khả năng
sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam?
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu


5

Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định tính kết hợp với định lƣợng, cụ thể:
- Phƣơng pháp định tính: sử dụng phƣơng pháp mô tả - giải thích; phân tích tổng

hợp; so sánh và các công cụ nhƣ bảng biểu, đồ thị để chứng minh và làm sáng
tỏ luận cứ nghiên cứu.
- Phƣơng pháp định lƣợng: bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng dựa
trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan và phân tích hồi quy.
Thống kê mô tả: Tập hợp dữ liệu và phân tích tổng quan về dữ liệu thu thập đƣợc.
Phân tích tương quan: Xác định mức độ tƣơng quan giữa các biến.
Phân tích hồi quy tuyến tính: Thực hiện hồi quy tuyến tính trên dữ liệu bảng theo
các phƣơng pháp: Pooled Regression (OLS), Fixed effects model (FEM), Random
effects model (REM). Sau đó, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp FGLS để khắc
phục hiện tƣợng tự tƣơng quan giữa các sai số và hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi
(nếu có) nhằm đảm bảo ƣớc lƣợng thu đƣợc vững và hiệu quả.
1.5 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
1.5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là khả năng sinh lợi và mức độ tác động của
các thành phần vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành
bất động sản trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố thuộc thành phần vốn luân chuyển (kỳ thu tiền bình
quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, chu kỳ chuyển đổi tiền
mặt) tác động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản trên
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành
bất động sản đƣợc xét thông qua chỉ tiêu lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh
trên tổng tài sản trừ tài sản tài chính (GPA).
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài là một nghiên cứu thực nghiệm nhằm làm sáng tỏ các thành phần của vốn
luân chuyển yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất
động sản trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Qua đó, nghiên cứu cho thấy hoạt


6


động của các doanh nghiệp ngành bất động sản trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam có những đặc thù khác biệt với các ngành khác cũng nhƣ các nền kinh tế khác
trên thế giới.
1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chƣơng 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kiểm định giả thuyết và kết quả nghiên cứu
Chƣơng 5: Kết quả nghiên cứu và một số gợi ý


7

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
Trong chương 1 tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Tiếp theo
trong chương 2 tác giả sẽ trình bày tổng quát các khái niệm về quản trị vốn luân
chuyển, các nghiên cứu trước và bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của quản
trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi. Hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài
nước trước đây có liên quan đến nghiên cứu về quản trị vốn luân chuyển, vì thế tác
giả tiến hành phân tích, thừa hưởng mô hình và từ đó thiết lập các giả thiết nghiên
cứu. Đồng thời xây dựng mô hình nghiên cứu quản trị vốn luân chuyển tác động
đến khả năng sinh lợi.
2.1 Lý thuyết về quản trị vốn luân chuyển và tác động của quản trị vốn luân
chuyển đến khả năng sinh lợi
2.1.1 Quản trị vốn luân chuyển
Vốn luân chuyển đƣợc định nghĩa là khoản chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn. Theo Phan Đình Nguyên (2013), biểu hiện dƣới hình thái vật chất của
vốn luân chuyển là tài sản lƣu động. Tài sản lƣu động là những tài sản ngắn hạn và

thƣờng xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Vốn luân chuyển theo nghĩa
rộng là giá trị của toàn bộ tài sản lƣu động, là những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh
doanh của công ty. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng chuyển hoá qua tất cả các
dạng tồn tại từ tiền mặt đến tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban
đầu là tiền mặt.
Với sự chuyển hoá nhanh nhƣ vậy, các hoạt động quản trị vốn luân chuyển chiếm
gần nhƣ phần lớn thời gian và tâm trí của các nhà quản trị tài chính. Chính sách vốn
luân chuyển hiệu quả phải đảm bảo giảm tối thiểu thời gian từ khi trả tiền mua
nguyên vật liệu đến khi thu tiền bán tín dụng. Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt bao gồm
khoảng thời gian từ khi công ty thanh toán các khoản nợ đến khi thu tiền mặt. Trong
khoảng thời gian đó, có các yếu tố sau đây:


8

- Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ITID): là thời gian bình quân cần thiết để chuyển
hoá nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng và bán cho ngƣời tiêu dùng. Chi tiết
ra, khoảng thời gian này gồm thời gian bình quân nguyên vật liệu ở trong kho, toàn
bộ thời gian chu kỳ sản xuất, thời gian bình quân sản phẩm tồn kho.
- Kỳ thu tiền bình quân (ACP): là khoảng thời gian để chuyển khoản phải thu thành
tiền mặt, nghĩa là thời gian cần thiết để thu tiền từ khách hàng kể từ thời điểm ghi
hóa đơn. Có thể ƣớc lƣợng đƣợc kỳ thu tiền bình quân, hay còn gọi là số ngày bán
hàng. Cũng có thể tính bằng cách chia khoản phải thu cho doanh số bán tín dụng
bình quân mỗi ngày.
- Kỳ thanh toán bình quân (APP): là độ dài thời gian từ khi mua nguyên vật liệu hay
thuê lao động đến khi thanh toán cho họ.
- Chu kỳ chuyển luân chuyển tiền mặt (CCC): bằng tổng thời gian từ khi chi tiền
mặt đến khi nhận tiền mặt. Gitman (1974) đã kết luận rằng CCC là một thành phần
quan trọng nhất trong việc quản trị vốn luân chuyển. Theo Jordan (2003), chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt đƣợc tính theo công thức sau: CCC = ACP + ITID – APP. Mối

quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và chu kỳ kinh doanh đƣợc mô tả trong sơ
đồ sau:
Hàng tồn kho mua

Hàng tồn kho bán

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Kỳ thanh toán bình quân

Kỳ thu tiền bình quân

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

Tiền mặt trả chi hàng tồn

Tiền mặt nhận

Chu kỳ kinh doanh
Hình 2.1 Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và chu kỳ kinh doanh (Jordan, 2003)

Thời
gian


9

2.1.2 Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Theo Afza và Nazir (2007), quản trị vốn luân chuyển là một phần quan trọng trong
công việc của nhà quản lý và có ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng sinh lợi của

doanh nghiệp.
Có nhiều tỷ số đặt ra để đo lƣờng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Theo Nguyễn
Minh Kiều (2012) tỷ số khả năng sinh lợi đƣợc thiết kế nhằm đo lƣờng khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp ở từng góc độ khác nhau tùy theo mục tiêu của nhà phân
tích. Một số chỉ tiêu dùng để đo lƣờng khả năng sinh lợi nhƣ sau:
-

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA – Return on assets)
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Tổng tài sản

ROA là một chỉ tiêu đo lƣờng khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tƣ vào công ty,
nó cho biết khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tƣ vào công ty. ROA của các
công ty niêm yết có thể khác nhau và phụ thuộc nhiều vào ngành. Chỉ số này tƣơng
đối phổ biến.
-

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity)
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu

ROE là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu, tính đƣợc bao nhiêu đồng
lợi nhuận đƣợc sinh ra trên một đồng vốn chủ sở hữu. ROE càng cao, cổ phiếu đó
càng nhận đƣợc sự quan tâm của nhà đầu tƣ.
-

Tỷ suất EBITDA/Tổng tài sản (EBITDA Return On Assets Ratio)
Lợi nhuận ròng + lãi vay + khấu hao

EBITDA/Tổng tài sản =
Tổng tài sản


10

Tỷ số này cho biết 1 đồng tài sản thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cách tính này
phản ánh một cách rõ ràng hơn về tình hình hoạt động của công ty vì nó đã loại bỏ
các khoản chi phí có thể che đi những bƣớc tiến trong kinh doanh. Chỉ số này cũng
rất hữu dụng trong việc đánh giá các công ty có cơ cấu vốn, mức thuế và chính sách
khấu hao khác nhau. Dựa vào chỉ số này, các nhà đầu tƣ có thể xác định đƣợc lƣợng
tiền mà một công ty mới mở hoặc công ty vừa cơ cấu lại có thể tạo ra trƣớc khi
thanh toán cho chủ nợ và cơ quan thuế.
-

Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản trừ tài sản tài chính

Theo Albert Amponash Addae & Nyarko-Baasi (2013) lợi nhuận gộp từ hoạt động
kinh doanh trên tổng tài sản trừ tài sản tài chính (GPA) đƣợc tính bằng công thức
sau:
Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
GPA =
Tổng tài sản – Tài sản tài chính
Trong đó:
Tài sản tài chính là những tài sản có giá trị không dựa vào nội dung vật chất của nó
(giống nhƣ bất động sản gồm nhà cửa, đất đai) mà dựa vào các quan hệ trên thị
trƣờng. Nó bao gồm các công cụ tài chính nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân
hàng, tiền tệ và các giấy tờ có giá khác.
GPA là chỉ tiêu gắn liền với hoạt động “thành công” hay “thất bại” của hoạt động
kinh doanh, không tính đến hoạt động tài chính và chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt

chẽ với các chỉ tiêu hoạt động khác của doanh nghiệp.
2.1.3 Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp
2.1.3.1 Tác động của quản trị khoản phải thu đến khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp


11

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc
dịch vụ. Hầu hết, các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu nhƣng với
mức độ khác nhau, từ đó có thể thu hồi đƣợc công nợ khó đòi. Việc kiểm soát
khoản phải thu liên quan đến khả năng sinh lợi cũng nhƣ rủi ro của doanh nghiệp.
Có hai trƣờng hợp xảy ra khi bán chịu hàng hóa, thứ nhất nếu không bán chịu hàng
hóa sẽ mất cơ hội bán hàng, từ đó lợi nhuận sẽ giảm. Còn nếu bán chịu hàng hóa
quá nhiều thì sẽ phát sinh nguy cơ tồn tại các khoản nợ khó đòi. Dƣới góc độ quản
trị, các giám đốc tài chính có thể gia tăng giá trị cho vốn cổ đông bằng cách tác
động đến việc đầu tƣ vốn luân chuyển vào các khoản phải thu. Nếu quản trị tốt
khoản phải thu sẽ làm tăng giá trị cổ đông, quản trị kém hiệu quả sẽ có tác dụng
ngƣợc lại.
Các yếu tố tác động đến khoản phải thu thƣờng là giá bán, khối lƣợng sản phẩm,
chất lƣợng sản phẩm và chính sách bán chịu. Trong các yếu tố này, chính sách bán
chịu ảnh hƣởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài
chính. Giám đốc tài chính có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải
thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn
bán chịu có thể kích thích đƣợc nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận,
nhƣng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và bao giờ cũng có chi phí đi
kèm theo khoản phải thu nên giám đốc tài chính cần xem xét thận trọng với sự đánh
đổi này.
2.1.3.2 Tác động của quản trị hàng tồn kho đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

Hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại
hoặc tƣơng lai. Hàng tồn kho không chỉ có tồn kho thành phẩm mà còn có tồn kho
sản phẩm dở dang, tồn kho nguyên vật liệu và tồn kho công cụ, dụng cụ dùng trong
sản xuất.
Hàng tồn kho là một tất yếu khách quan, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, nhƣng tồn kho đồng nghĩa với việc “chiếm giữ vốn” hoạt động. Quản


×