Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 135 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn
này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Dƣơng Quốc Bảo


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn , giúp đỡ
quý báu của thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và các bạn.Với lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Bộ môn Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp đại học Công Nghệ
TPHCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Tiến sĩ Trần Quang Phú, người thầy kính mến đã hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những
đóng góp quý báu để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn,
trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và bạn bè, tham khảo


nhiều tài liệu, song không tránh khỏi có những sai sót. Rất mong nhận được những
thông tin góp ý từ Quý Thầy, Cô và bạn đọc.
Xin cảm ơn các bạn bè, các anh chị em đang công tác tại sở giao thông vận tải tỉnh
Quảng Ngãi, sở xây dựng tỉnh Quảng Ngãi. Các anh chị em hoạt động trong ngành
xây dựng đã giúp tôi có số liệu khảo sát để phục vụ luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 09 năm 2015
Người thực hiện luận văn

Dương Quốc Bảo


iii

TÓM TẮT
Tiến độ là một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của một dự án. Tuy nhiên,
nhƣ thực trạng chung tại VIỆT NAM, các công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách
nhà nƣớc nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng luôn đối diện với vấn đề
chậm tiến độ so với kế hoạch. Vì vậy việc xác định những nguyên nhân gây chậm
trễ đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết chậm trễ là cần
thiết. Nghiên cứu đƣợc thực hiện khảo sát với các dự án giao thông vốn ngân sách
Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Trên cơ sở lý thuyết về vai trò của tiến độ trong sự thành công dự án và các yếu tố ảnh
hƣởng đến tiến đô hoàn thành dự án, nghiên cứu đã khảo sát 10 dự án thuộc các dự án
giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ các cấp ngân sách trên địa bàn
tỉnh. Từ kết quả khảo sát, kỹ thuật phân tích nhân tố đã rút gọn tập hợp 24 yếu tố thành
6 nhân tố đại diện. Qua kiểm định mô hình hồi quy đa biến khẳng định 6 nhóm yếu tố
trên (trừ nguồn vốn) có quan hệ nghịch biến với biến động tiến độ hoàn thành dự án,
xếp theo mức độ ảnh hƣởng mạnh đến yếu là Nhóm yếu tố môi trƣờng bên ngoài,
Chính Sách, Hệ thống thông tin quản lý, Năng lực nhà thầu chính, Năng lực chủ đầu tƣ,

Năng lực nhà tƣ vấn.
Với kết quả trên nghiên cứu đã đƣa ra kiến nghị với chủ đầu tƣ cần xây dựng kế hoạch
dự phòng nhằm ứng phó với sự biến động của môi trƣờng bên ngoài và những thay đổi
về chính sách, thực hiện nghiêm túc công khai công tác đấu thầu với nhà thầu đƣợc lựa
chọn có năng lực tƣơng thích với tầm quy mô của dự án, công suất và độ phức tạp của
dự án, hoàn thiện về nội dung cơ chế giám sát, phối hợp hữu hiệu trong thực hiện hợp
đồng và nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý dự án cho chủ đầu tƣ.


iv

ABSTRACT
Progress plays an important role in the success of a project. However, as general
situation in Vietnam, construction works from state budget in general and in Quang
Ngai province in particular are facing delayed progress compared to plan. So
determining causes of delay and propose solution to prevent and resolve delays is
essential. The research was conducted a survey with the state budget transportation
projects in Quang Ngai province.
Based on theory of role of progress in the success of project and factors affecting the
completion schedule of project, the research studies on 10 road traffic projects in
Quang Ngai Province from all ranks of budgets. From the result of the survey,
technical factor analysis shortened the group of 24 elements to 6 representative factors.
Through testing the multivariate regression model, it is confirmed that 6 group of
elements (excluding capital) has an inverse relationship with fluctuations of completion
schedule of project, ranking based on rating of influence from strong to weak is Group
of external environmental factor, Policy, Information management system, Capacity of
general contractors, Capacity of investor, Capacity of consultants.
With this result, the study recommends investor to have contingency plans to handle
with the variation of external environment and changes of policies, strictly implement
public procurement with contractors who have capacity compatible with project scale,

capacity and complexity of project, complete the contents of monitoring mechanism to
coordinate effectively in contract performance and enhance leadership capacity and
project management for investors.


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1. DA:

Dự án

2.QLDA:

Quản lý dự án

3.CĐT:

Chủ đầu tƣ

4.TVTK:

Tƣ vấn thiết kế

5.GS:

Giám sát

6.NTTC:


Nhà thầu thi công

7.NXB:

Nhà xuất bản

8.NĐ-CP:

Nghị định chính phủ

9.WBS:

(Work breakdown structure) Cấu trúc phân chia công việc

10.BOT:

(Built- Operation-Transfer) Xây dựng- vận hành- chuyển giao

11.BT:

(Built-Transfer) Xây dựng-Chuyển giao

12.WBS:
13.PCA:

Principal Component Analysis.

14. SPSS:


Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội.
( Stasistical Packagge for the Scial Sciences)

15. ANOVA:

( Analysis Variance) Phân tích phƣơng sai

16.KMO:

Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin.

17.MTBN:

Môi trƣờng bên ngoài.

18.YTCS:

Yếu tố chính sách.

19.TKQLDA:

Thiết kế quản lý dự án.

20. Sig:

(Observed significance level) Mức ý nghĩa quan sát

21.VIF:

(Variance inflation factor). Nhân tố phóng đại phƣơng sai.


22.GDP:

(Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm nội địa.

23.CPM:

(Critical Path Method) Phƣơng pháp đƣờng găng.

24. DAĐT:

Dự án đầu tƣ.

25. AOA (Activity on arrow):

Phƣơng pháp xây dựng sơ đồ mạng


vi

26. GANTT:( Gantt chart): là một dạng thể hiện tiến độ dự án cổ điển nhất,
đƣợc Henry Gantt phát minh ra vào năm 1910
27.GPMB:

Giải phóng mặt bằng

28.NSNN :

Ngân sách nhà nƣớc


29.HSMT:

Hồ sơ mời thầu.

30.HSDT:

Hồ sơ dự thầu.

31.BGTVT:

Bộ giao thông vận tải.


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
trang
Hình 2. 1.Các giai đoạn của dự án đầu tƣ xây dựng ............................................... 11
Hình 2. 2.Trình tự lập WBS ................................................................................... 21
Hình 2. 3.Các nhân tố ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng về
mặt lý thuyết.......................................................................................................... 26
Hình 2. 4.Các hình thức lựa chọn nhà thầu ............................................................ 38
Hình 2. 5.Các phƣơng thức lựa chọn nhà thầu ....................................................... 39
Hình 2. 6.Trình tự tổ chức đấu thầu. ...................................................................... 40
Hình 2. 7.Quy định về thời gian trong đấu thầu rộng rãi cả nƣớc ........................... 42
Hình 2. 8.(ngày chụp 2/12/2014) Dự án quốc lộ 24B đi qua xã Tịnh An –Sơn TịnhQuảng Ngãi ........................................................................................................... 48
Hình 2. 9.Mô hình đề xuất nghiên cứu ................................................................... 58
Hình 3. 1.Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 60
Hình 3. 2.Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu ................... 61
Hình 3. 3.Mối quan hệ giữa biến tiềm ẩn và biến đo lƣờng .................................... 65

Hình 4. 1.Kinh nghiệm làm việc ............................................................................ 74
Hình 4. 2.Chức vụ làm việc ngƣời đƣợc khảo sát................................................... 76
Hình 4. 3.Đơn vị làm việc ngƣời đƣợc khảo sát .................................................... 77
Hình 4. 4.Đồ thị scatter plot của các phần tử.......................................................... 92
Hình 4. 5.Đồ thị phân phối phần dƣ ....................................................................... 93


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
trang
Bảng 4. 1.Bảng mã hóa các yếu tố ......................................................................... 72
Bảng 4. 2.Kinh nghiệm làm việc ngƣời đƣợc khảo sát ........................................... 74
Bảng 4. 3.Chức vụ làm việc ngƣời đƣợc khảo sát .................................................. 75
Bảng 4. 4.Đơn vị công tác ..................................................................................... 77
Bảng 4. 5.Trình độ của ngƣời đƣợc khảo sát .......................................................... 78
Bảng 4. 6.Kiểm định Cronbach’s Alpha của Môi trƣờng bên ngoài. ...................... 79
Bảng 4. 7.Kiểm định Cronbach’s Alpha của Hệ thống thông tin quản lý................ 80
Bảng 4. 8.Kiểm định Cronbach’s Alpha của Nhà thầu thi công.............................. 81
Bảng 4. 9.Kiểm định Cronbach’s Alpha của Chính sách. ....................................... 82
Bảng 4. 10.Kiểm định Cronbach’s Alpha của TVTK và TVQLDA. ...................... 83
Bảng 4. 11.Kiểm định Cronbach’s Alpha của Chủ đầu tƣ ...................................... 84
Bảng 4. 12.Kết quả KMO và kiểm định Barlett. .................................................... 86
Bảng 4. 13.Kết quả phân tích EFA các thành phần thang đo .................................. 86
Bảng 4. 14.Thành phần nhân tố ............................................................................. 88
Bảng 4. 15.Sơ lƣợc hình hồi quy bội...................................................................... 90
Bảng 4. 16.Phân tích Anova của mô hình hồi quy.................................................. 90
Bảng 4. 17.Các thông số của từng biến trong phƣơng trình hồi quy ....................... 91
Bảng 4. 18.Mức độ tác động của các nhân tố đến sự chậm trễ ............................... 94



ix

MỤC LỤC
trang
CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................... 1
1.1 TÌNH HÌNH KÍNH TẾ VIỆT NAM................................................................ 1
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................. 3
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 5
2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 5
2.2 PHƢƠNG PHÁP, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................... 5
2.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................ 6
CHƢƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 8
3.1 CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA ............................................................ 8
3.1.1 Dự án đầu tƣ xây dựng:................................................................................ 8
3.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tƣ xây dựng. .......................................................... 9
3.1.3 Các giai đoạn đầu tƣ của dự án đầu tƣ xây dựng ......................................... 10
3.2 Tiến độ thực hiện dự án.................................................................................. 14
3.2.1 Khái niệm tiến độ thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng .................................... 14
3.2.2 Quản lý tiến độ thi công xây dựng: ............................................................. 15
3.2.3 Quản lý khối lƣợng thi công xây dựng công trình ....................................... 15
3.2.4 Quản lý chất lƣợng công trình : .................................................................. 16
3.2.5 Quản lý an toàn lao động trên công trƣờng xây dựng: ................................. 16
3.2.6 Quản lý môi trƣờng xây dựng: .................................................................... 17
3.2.7 Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình: ............................................... 17
3.3 Lập kế hoạch dự án đầu tƣ xây dựng .............................................................. 18
3.3.1 Phƣơng pháp thực hiện phân tách công việc ............................................... 20
3.4 Các phƣơng pháp quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng ................ 22
3.4.1 Mạng công việc .......................................................................................... 22
3.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng về mặt lý

thyết .................................................................................................................... 25


x

3.5.1 Công tác giao nhận đất (hoặc cho thuê đất) ................................................. 26
3.6 Thực trạng các công trình giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
sử dụng vốn NSNN.............................................................................................. 45
3.6.1 Sơ lƣợc về các nghiên cứu trƣớc đây. ......................................................... 48
3.6.2 Nhóm yếu tố môi trƣờng bên ngoài. ........................................................... 51
3.6.3 Nhóm yếu tố về hệ thống thông tin ............................................................. 52
3.6.4 Nhóm yếu tố về chính sách ......................................................................... 53
3.6.5 Nhóm yếu tố về năng lực Tƣ vấn thiết kế và Tƣ vấn quản lý dự án ............. 53
3.6.6 Nhóm yếu tố năng lực CĐT. ....................................................................... 54
3.6.7 Nhóm yếu tố về nhà thầu thi công............................................................... 55
3.7 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................... 56
CHƢƠNG 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 60
4.1 Thiết kế nghiên cứu. ...................................................................................... 60
4.2 Bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu ...................................................... 61
4.2.1 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu ....................... 61
4.2.2 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát .................................................................. 62
4.3 Kích thƣớc mẫu ............................................................................................. 62
4.4 Thu thập dữ liệu............................................................................................. 63
4.5 Phân tích nhân tố ........................................................................................... 63
4.5.1 Khái niệm phƣơng pháp phân tích nhân tố.................................................. 63
4.5.2 Kiểm định thang đo .................................................................................... 64
CHƢƠNG 5. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............... 72
5.1 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 72
5.1.1 Mã hóa các yếu tố....................................................................................... 72
5.2 THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU .............................................................. 73

5.2.1 Thống kê kinh nghiệm làm việc: ................................................................. 74
5.2.2 Thống kê chức vụ làm việc: ........................................................................ 75
5.2.3 Vị trí làm việc của ngƣời đƣợc khảo sát ....................................................... 76
5.3 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH................................................................................. 78


xi

5.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo ..................................... 79
5.4 Kết quả phân tích nhân tố (PCA) ................................................................... 85
5.4.1 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu từ kết quả PCA. ........................................ 88
5.4.2 Kết quả phân tích hồi quy. .......................................................................... 90
5.4.3 Phân tích sự ảnh hƣởng của các nhân tố...................................................... 94
5.4.4 Giải pháp giảm thiểu chậm trễ. ................................................................... 95
5.5 Tóm tắt chƣơng.............................................................................................. 98
CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 100
6.1 Kết luận: ....................................................................................................... 100
6.2 Kiến nghị cho các bên:.................................................................................. 100
6.3 Hạn chế và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo. ........................................... 101
6.3.1 Hạn chế: .................................................................................................... 101
6.3.2 Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo. ......................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2 ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO BẰNG
PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CÁC THANG ĐO
PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BỘI
PHỤ LỤC 6 BÁO CÁO NỘI DUNG KHẢO SÁT SƠ BỘ



1

CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÌNH HÌNH KÍNH TẾ VIỆT NAM
Kinh tế - xã hội nƣớc ta 9 tháng đầu năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế
giới hồi phục chậm và không đồng đều giữa các nền kinh tế sau suy thoái toàn cầu. Ngoài
ra, tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực Châu Âu dẫn đến kinh
doanh trong lĩnh vực thƣơng mại và công nghiệp cũng nhƣ xuất khẩu của khu vực đồng
EURO bị ảnh hƣởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nƣớc trong khu
vực.
Ở trong nƣớc, kinh tế vĩ mô diễn biến theo hƣớng tích cực. Tuy nhiên, tổng cầu của
nền kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn,
tồn kho hàng hóa vẫn ở mức cao. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Tình hình biển
Đông có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng phần nào đến động thái phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân cƣ cả nƣớc.
Trƣớc tình hình đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các
ngành, các cấp và địa phƣơng thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm từng bƣớc
thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm.
Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) 9 tháng năm 2014 ƣớc tính tăng 5,62% so với
cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,42%; quý III tăng 6,19%. Đây
là mức tăng cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013[1], cho thấy dấu hiệu tích cực
của nền kinh tế. Trong mức tăng 5,62% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 3,00%, cao hơn mức 2,39% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 0,54 điểm
phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,42%, cao hơn
mức 5,20% của 9 tháng đầu năm 2013, đóng góp 2,46 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ
tăng 5,99%, mức tăng của cùng kỳ năm 2013 là 6,25%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản có mức tăng cao nhất
với 6,15%, nhƣng chỉ đóng góp 0,21 điểm phần trăm vào mức tăng chung do chiếm tỷ
trọng thấp; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở mức 2,10% nhƣng quy mô trong khu
vực lớn hơn (Khoảng 75%) nên đóng góp 0,29 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng
5,88%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm.



2

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 6,44% so với
cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo có những chuyển biến tích
cực với mức tăng 8,57%, cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ một số năm trƣớc, góp
phần quan trọng đến mức tăng trƣởng chung. Ngành khai khoáng giảm 0,61%. Ngành xây
dựng tăng 6,30%, cao hơn mức tăng 5,34% của 9 tháng đầu năm 2013.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng
trƣởng chung nhƣ sau: Bán buôn và bán l tăng 6,02% so với cùng kỳ năm 2013; dịch vụ
lƣu trú và ăn uống tăng 7,34%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng
5,44%. Hoạt động kinh doanh bất động sản đƣợc cải thiện nhiều với mức tăng 2,93%, cao
hơn mức tăng 1,91% của cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất ngân hàng
tiếp tục giảm, chính sách của Nhà nƣớc về hỗ trợ ngành bất động sản đã và đang phát huy
tác dụng cùng với những điều kiện cho vay mua nhà đƣợc nới lỏng.
Về cơ cấu kinh tế 9 tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 17,40%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,04%; khu vực dịch vụ
chiếm 44,56% (Cơ cấu tƣơng ứng của cùng kỳ năm 2013 là: 17,85%; 37,86% và 44,29%).[
Xét về góc độ sử dụng GDP của 9 tháng, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,28% so với
cùng kỳ năm 2013, đóng góp 4,02 điểm phần trăm vào mức tăng chung (Tiêu dùng cuối
cùng của dân cƣ tăng 5,12%, cao hơn mức tăng 5,02% của cùng kỳ năm trƣớc); tích lũy tài
sản tăng 4,84%, đóng góp 1,46 điểm phần trăm.

Bảng 1.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng các năm 2012, 2013 và
2014
Tốc độ tăng so với
9 tháng
năm 2014


Đóng góp của các
khu vực vào tăng
trƣởng 9 tháng
năm 2014
(Điểm phần trăm)

cùng kỳ năm trƣớc (%)
9 tháng
năm 2012

9 tháng
năm
2013

Tổng số

5,10

5,14

5,62

5,62

Nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản

2,50

2,39


3,00

0,54

Công nghiệp và xây dựng

5,76

5,20

6,42

2,46

Dịch vụ

5,66

6,25

5,99

2,62

(Nguồn : )[1]


3


1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hoạt động xây dựng: Giá trị sản xuất xây dựng 9 tháng theo giá hiện hành ƣớc tính
đạt 587,6 nghìn tỷ đồng. Giá trị sản xuất xây dựng 9 tháng theo giá so sánh 2010
ƣớc tính đạt 467,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013.[1]
Tuy nhiên, nhiều vấn đề đã phát sinh trong quá trình xây dựng các dự án, và một
trong những vấn đề chính đang đƣợc xã hội rất quan tâm đó chính là thời gian xây
dựng dự án. Những tiêu chí và chính sách của bất kỳ dự án xây dựng nào trong việc
thực hiện xây dựng dự án là đạt chất lƣợng, hoàn thành dự án trong thời gian và
kinh phí cho phép. Ba tiêu chí quyết định đến thành công trong dự án xây dựng là
thời gian, chi phí và chất lƣợng. Trong đó, thời gian hoàn thành là cực kì quan
trọng, nó ảnh hƣởng đến sự thành bại của dự án, đến chi phí phát sinh, tăng giảm lợi
nhuận và ảnh hƣởng đến lòng tin của nhân dân với các dự án do Nhà nƣớc tài trợ,....
Không khó để nhận ra rằng hầu hết các dự án xây dựng hiện nay, đặc biệt là các dự
án xây dựng thuộc nguồn vốn Nhà nƣớc bị chậm trễ về tiến độ so với thời gian quy
định trong hợp đồng. Điều này do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan gây ra,
nhiều yếu tố nảy sinh không thể đoán trƣớc đƣợc trong quá trình thực hiện dự án.
Đối với chủ đầu tƣ, việc chậm trễ đồng nghĩa với việc giảm doanh thu do dự án
chậm đi vào hoạt động. Trong một số trƣờng hợp, đối với nhà thầu, chậm trễ có
nghĩa là tổng chi phí sẽ cao hơn vì thời gian làm việc lâu hơn, tăng chi phí lao động
và chi phí nguyên liệu cao hơn do lạm phát. Và rất hiếm khi dự án xây dựng đƣợc
hoàn thành đúng nhƣ thời gian quy định trong hợp đồng. Đã có nhiều bài báo và
nghiên cứu về vấn đề chậm trễ trong xây dựng đƣợc tiến hành ở các quốc gia trên
thế giới và cả ở Việt Nam nhằm khắc phục tình trạng chậm trễ trong xây dựng.
Việc chậm trễ tại các dự án mang lại hậu quả rất lớn, ảnh hƣởng đến sự phát
triển của đất nƣớc. Việc lựa chọn đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ, SỬ DỤNG
VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI”


4


theo tác giả thấy là cần thiết hiện nay nhằm có thể tìm ra đƣợc các nguyên
nhân sâu xa gây ra chậm trễ trong các dự án xây dựng, đặc biệt là các dự án có
nguồn vốn Nhà nƣớc, từ đó có thể giúp cho chủ đầu tƣ, nhà thầu, đơn vị tƣ vấn và
các ban ngành liên quan đến dự án có thể giảm thiểu đƣợc thời gian chậm trễ dự án
xây dựng, tránh đƣợc những tổn thất do việc chậm tiến độ của dự án gây ra.


5

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định các nhân tố gây chậm trễ trong các dự án giao thông sử dụng

-

vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó tìm ra các nguyên
nhân chính gây chậm trễ trong các dự án giao thông sử dụng nguồn vốn Nhà nƣớc.
Xem xét sự đồng tình về sự chậm trễ giữa các bên tham gia dự án.Tìm hiểu các tài
liệu liên quan và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành xây dựng để tìm
cách khắc phục các nguyên nhân chính gây chậm trễ. Đƣa ra các đề xuất cần giải
quyết cho các nghiên cứu sau này mà trong quá trình làm nghiên cứu chƣa giải
quyết xong.
Để đạt đƣợc các mục tiêu này, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong các dự án giao thông vốn
ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi?
2. Thang đo nào để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân chậm trễ
trên?
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án giao thông sử
dụng vốn ngân sách Nhà Nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi?

2.2 PHƢƠNG PHÁP, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua hai giai đoạn chính:
-

Giai đoạn 1 (nghiên cứu sơ bộ): đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp

nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu định tính đƣợc tiến
hành bằng cách thảo luận với 5 chuyên gia ngành xây dựng cầu đƣờng có thâm
niên lâu năm và có vị trí lãnh đạo trong các công ty và cơ quan xây dựng, đồng
thời tìm hiểu qua các nghiên cứu, các tạp chí nói về việc chậm trễ trong xây dựng
nhằm xây dựng nên thang đo nháp. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện tiếp
theo sẽ khảo sát khoảng 30 đối tƣợng có tham gia vào các dự án giao thông vốn
ngân sách Nhà nƣớc theo cách lấy mẫu thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót các
bảng câu hỏi và kiểm tra thang đo.


6

-

Giai đoạn 2 (nghiên cứu chính thức): đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp

định lƣợng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi đƣợc chỉnh sửa từ kết quả sơ bộ; giai
đoạn này nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng nhƣ ƣớc lƣợng, kiểm
định mô hình nghiên cứu.
Bảng câu hỏi do đối tƣợng tự trả lời là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Đối
tƣợng và phạm vi nghiên cứu là những cá nhân tham gia vào các dự án giao thông
vốn ngân sách Nhà nƣớc (là những cá nhân làm việc cho chủ đầu tƣ, nhà thầu, tƣ
vấn,...)
Đề tài chỉ áp dụng lấy mẫu ở Tp Quảng Ngãi và các huyện trong địa bàn tỉnh Quảng

Ngãi…có sự tham khảo ý kiến của các cơ sở ban ngành trực thuộc tỉnh và huyện,
ban quản lý, nhà thầu, đơn vị tƣ vấn đã tham gia vào các dự án đang sử dụng nguồn
vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Kích cỡ mẫu nghiên cứu lấy đƣợc
khoản 120 bảng khảo sát hợp lệ (xem mẫu nghiên cứu đƣợc phân tích trong chƣơng
3)
2.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nhằm giảm đƣợc những tổn thất do sự chậm trễ trong các dự án giao thông hiện
nay thì chúng ta phải biết đƣợc những nguyên nhân nào gây chậm trễ và tác động
của các nguyên nhân đó lên sự chậm trễ. Việc này cần phải đƣợc đánh giá bởi chính
những cá nhân đã tham gia vào các dự án giao thông vốn ngân sách Nhà nƣớc.
Những cá nhân đang làm việc cho chủ đầu tƣ, ban quản lý, nhà thầu, sở ban ngành,
tƣ vấn,... đã tham gia xây dựng các dự án giao thông vốn ngân sách Nhà nƣớc chính
là ngƣời có quyền đánh giá cao nhất đối với các nguyên nhân gây chậm trễ. Đề tài
này theo tác giả là cần thiết trong bối cảnh của các dự án giao thông vốn ngân sách
Nhà nƣớc nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng hiện nay đang gặp
nhiều khó khăn do việc chậm trễ gây ra.
Vì vậy, thang đo các nguyên nhân gây chậm trễ trong các dự án giao thông vốn
ngân sách Nhà nƣớc ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãi về mức độ thƣờng xuyên và mức
độ nghiêm trọng sẽ giúp cho các bên tham gia xây dựng các dự án giao thông và


7

những cá nhân quan tâm nắm bắt đƣợc các thành phần tác động đến sự chậm trễ
trong các dự án giao thông.
Ngoài ra, các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu do sự chậm trễ sẽ giúp
các bên liên quan có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. Trên cơ sở đó, các bên
liên quan sẽ đƣa ra các biện pháp phù hợp nhất nhằm đem lại lợi ích cho các dự án
sẽ tham gia sau này.



8

CHƢƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chƣơng 2, tác giả
trình bày những nội dung cơ bản về lý thuyết liên quan đến các khái niệm để
làm nền tảng cho nghiên cứu này, bao gồm các khái niệm nhƣ: dự án, tiến độ xây
dựng, vốn đầu tƣ xây dựng, giai đoạn dự án,dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn
Nhà nƣớc, chủ đầu tƣ xây dựng công trình, nhà thầu trong hoạt động xây dựng, tƣ
vấn xây dựng, từ đó xây dựng mô hình phục vụ cho việc nghiên cứu và đặt ra các
giả thuyết nghiên cứu.
3.1 CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
3.1.1 Dự án đầu tƣ xây dựng:
Tùy theo quan điểm hay góc độ khác nhau mà dự án đầu tƣ cũng đƣợc hiểu theo
nghĩa khác nhau.
Dự án đầu tƣ có thể đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ dƣới đây:
Xét trên tổng thể của quá trình đầu tƣ: dự án đầu tƣ có thể đƣợc hiểu nhƣ là kế
hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tƣ nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra trong
một khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các hoạt
động đầu tƣ.
Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tƣ là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn,
lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội.
Xét trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tƣ là kế hoạch chi tiết để thực hiệc chƣơng
trình đầu tƣ xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc ra quyết
định đầu tƣ và sử dụng vốn đầu tƣ.
Xét trên mức độ phân công lao động xã hội: Dự án đầu tƣ thể hiện sự phân công, bố
trí lực lƣợng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế
khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên.
Nhƣ vậy ta có thể hiểu rằng, dự án đầu tƣ chính là việc sử dụng các nguồn lực hữu
hạn để đạt đƣợc mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định.



9

Theo Luật Xây dựng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI , kỳ họp thứ 4 năm 2003 thì dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc định nghĩa nhƣ
sau:
“Dự án đầu tƣ xây dựng công trình là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng
nhằm mục đích phát triển duy trì, nâng cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm
dịch vụ trong một thời gian nhất định.”[2]
3.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tƣ xây dựng.
-

Dự án có mục đích, có yêu cầu chặc chẽ về kết quả, chất lƣợng, chi phí và

thời gian.
Mỗi dự án khác nhau có thể có nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhiệm vụ lại có một kết
quả độc lập.Do đó một dự án có thể có nhiều kết quả độc lập khác nhau kết hợp
hình thành nên kết quả chung của của dự án.Việc quản lý các hoạt động này đòi hỏi
dự án phải đƣợc phân chia thành nhiều bộ phận, phân hệ khác nhau để đƣợc thực
hiện nhƣng khi quản lý thì phải thống nhất để đạt mục tiêu chung mà dự án đặt ra.
-

Dự án có vòng đời riêng từ lúc hình thành dự án đến lúc kết thúc dự án, có

thời gian tồn tại hữu hạn.
-

Một dự án bao giờ cũng có một quá trình hình thành, phát triển và kết thúc


.Khi dự án kết thúc, kết quả của dự án đƣợc chuyển giao cho bộ phận quản lý, vận
hành sau đó nhóm QLDA giải tán.
-

Sản phẩm của dự án mang tính chất sáng tạo, đơn chiếc, duy nhất, độc đáo

(mới lạ)
-

Mỗi dự án đƣợc điều phối bởi một đội ngủ khác nhau , tại một thời điểm, mộ

không gian, thời gian khác nhau về kết quả thực hiện.Do đó khác với quá trình sản
xuất , kết quả của dự án không phải là sản phẩm hàng loạt, mà có tính khác biệt cao.
Dự án liên quan đến nhiều bên tham gia và có sự tƣơng tác phức tạp giữa các bộ
phận quản lý chức năng với QLDA, giữa CĐT, nhà tƣ vấn, nhà thầu, nhà điều hành
và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc .Các bộ phận này khi tham gia vào dự án sẽ có


10

chức năng nhiệm vụ khác nhau lại thƣờng xuyên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
để cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu chung mà dự án đặt ra.
-

Môi trƣờng hoạt động va chạm, phức tạp, bất định và rủi ro.

Các dự án cùng chia nhau nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án “cạnh tranh “
lẫn nhau và với các bộ phận chức năng khác nhau về tiền vốn, nhân lực, thiết bị…
Và trong nhiều trƣờng hợp khi hình thành tổ chức dự án, các bộ phận tham gia dự

án có thể đƣợc điều động từ các tổ chức khác nhau, họ vừa chịu sự điều hành của dự
án chung và chịu ảnh hƣởng của tổ chức ban đầu. Do đó môi trƣờng hoạt động của
dự án có nhiều phức tạp nhƣng cũng đầy năng động.
-

Dự án sử dụng nguồn lực có hạn: tài chính, nhân lực, vật lực trong đó quan

trọng nhất là cách sử dụng nguồn nhân lực.
Các dự án đòi hỏi quy mô nguồn lực lớn để thực hiện trong một thời gian nhất định
nhƣng thời gian đầu tƣ và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tƣ phát triển thƣờng
có độ rủi ro cao.[2]
3.1.3 Các giai đoạn đầu tƣ của dự án đầu tƣ xây dựng
Chu kỳ của hoạt động đầu tƣ là các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ
khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án đƣợc hoàn thành chấm dứt hoạt động.
Chu kỳ của dự án đầu tƣ xây dựng gồm 3 giai đoạn : Chuẩn bị đầu tƣ (Lập , thẩm
định , phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng công trình), thực hiện dự án đầu tƣ và kết
thúc xây dựng đƣa vào khai thác sử dụng ba giai đọan đƣợc mô tả ở hình 2.1


11

CHUẨN
BỊ ĐẦU


Lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình

Gửi hồ sơ và trình ngƣời có thẩm
quyền quyết định đầu tƣ
Thiết kế xây dựng và lập dự toán xây

dựng công trình
THỰC
HIỆN
DỰ ÁN

Thẩm tra, thẩm định phê duyệt thiết
kế và dự toán công trình

Chuẩn bị mặt bằng

Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Thi công xây dựng,lắp đặt

Nghiệm thu công trình
KẾT
THÚC
DỰ ÁN,
ĐƢA
VÀO SỬ
DỤNG

Bàn giao công trình đƣa vào khai thác
sử dụng
Bảo hành ,bảo trì công trình
Đánh giá dự án
Hình 2. 1.Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng


12


3.1.3.1Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ (Lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt DAĐT)
Trong giai đoạn đầu này CĐT phải có trách nhiệm thực hiện những công việc sau:
- Nghiên cứu sự cần thiết về đầu tƣ và quy mô đầu tƣ
- Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trƣờng tron và ngoài nƣớc để xác định nhu cầu tiêu
thụ, khả năng cạnh tranh sản phẩm , tìm nguồn cung ứng thiết bị , vật tƣ cho sản
xuất , xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tƣ và lựa chọn hình thức đầu tƣ.
- Tiến hành kiểm tra, khảo sát và chọ địa điểm xây dựng.
- Lập thuyết minh và thiết kế cơ sở của dự án đầu tƣ xây dựng.
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ, tổ chức
cho vay đầu tƣ và cơ quan thẩm định dự án đầu tƣ.
Nhƣ vậy giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ sẽ tạo tiền đề và quyết định sự hình thành công
hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn kết thúc xây dựng và đƣa
công trình vào khai thác sử dụng.Do đó , đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, vấn đề
chất lƣợng, vấn đề chính xác về kết quả nghiên cứu tính toán và dự toán là quan
trọng nhất.Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tƣ sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt vốn
đầu tƣ của dự án ở giai đoạn thực hiện dự án (đúng tiến độ , tránh đƣợc những chi
phí không cần thiết…)Điều này cũng tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án
đƣợc thuận lợi, nhanh chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến.
Trách nhiệm và vai trò của CĐT trong giai đoạn này rất lớn vì CĐT chính là đối
tƣợng trực tiếp tham gia và tác động để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong giai đoạn
này .Có thể nhận định rằng: vai trò của CĐT là xuyên suốt quá trình hình thành dự
án đến khi đƣợc thẩm định và phê duyệt dự án. Xét về quy trình, tính chất và yêu
cầu của công tác đầu tƣ xây dựng và thực tế công tác quản lý đầu tƣ xây dựng thời
gian qua cho thấy: chất lƣợng hồ sơ của giai đoạn đầu tƣ có ảnh hƣởng nhiều đến
các bƣớc tiếp theo của quá trình đầu tƣ, và hiệu quả đầu tƣ của toàn bộ dự án.[2]
3.1.3.2 Giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
- Nội dung của giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ bao gồm:
- Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất)
- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên .



13

- Thực hiện việc giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch định cƣ hoặc phục hồi
(đối với dự án có yêu cầu tái định cƣ và phục hồi) chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Mua sắm công nghệ và thiết bị
- Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng
- Thẩm định phê duyệt thiết kế và dự toán công trình
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng.
- Tiến hành thi công xây lắp.
- Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng.
- Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: quản lý chất lƣợng xây dựng, quản
lý khối lƣợng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công
trƣờng xây dựng, quản lý môi trƣờng xây dựng.
- Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình
- Vận hành thử, chuẩn bị hồ sơ cho việc nghiệm thu, bàn giao công trình đƣa vào sử
dụng.
Quá trình sản xuất xây dựng cho thấy rằng, lƣợng vốn đầu tƣ gần nhƣ trọn vẹn nằm
trong giai đoạn này. Đây là những năm không sinh lời. Do vậy vấn đề thời gian là
quan trọng, thời gian thực hiện đầu tƣ càng kéo dài vốn ứ đọng càng nhiều , tổn thất
càng lớn, thời gian thực hiện đầu tƣ lại phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng công tác
chuẩn bị đầu tƣ, vào việc quản lý tiến độ thực hiện đầu tƣ, quản lý việc thực hiện
những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến kết quả của quá trình thực hiện đầu
tƣ đã đƣợc xem xét trong dự án đầu tƣ.[2]
3.1.3.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đƣa công trình vào khai thác sử dụng.
- Nội dung cần thực hiện của giai đoạn này bao gồm :
- Nghiệm thu, bàn giao công trình.
- Vận hành công trình, và hƣớng dẫn sử dụng công trình.
- Quyết toán vốn xây dựng

- Bảo hành công trình
- Đánh giá sau dự án
- Quyết toán vốn đầu tƣ.


14

- Phê duyệt quyết toán
Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tƣ tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá
thành thấp, chất lƣợng tốt, tại địa điểm thích hợp, với qui mô tối ƣu thì hiệu quả
trong hoạt động các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ phụ thuộc trực tiếp vào
quá trình tổ chức quản lý hoạt động các kết quả đầu tƣ. Làm tốt các công việc của
giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ và thực hiện đầu tƣ tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức
quản lý hát huy tác dụng của các kết quả đầu tƣ .
Để đảm bảo đúng tiến độ của giai đoạn này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặc
chẽ liê tục giữa CĐT, nhà thầu, đơn vị tƣ vấn giám sát và các bên liên quan.
Nhƣ vậy, các giai đoạn của quá trình đầu tƣ có mối quan hệ mật thiết với kết
quả là tiền đề của giai đoạn sau. Theo suốt quá trình đầu tƣ xây dựng , CĐT phải
đảm nhiệm nhiều công việc , trong đó có nhiều công việc do CĐT trực tiếp thực
hiện và có những công việc CĐT có thể thông qua các tổ chức tƣ vấn, cơ quan trợ
giúp để hoàn thiện tốt công việc. Vì vậy ngoài những nhân tố khách quan ảnh
hƣởng đến quá trình thực hiện dự án thì nhân tố chủ quan ảnh hƣởng đến quá trình
này thuộc về CĐT. Do đó CĐT đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc nâng
cao hiệu quả dự án đầu tƣ.[2]
2.1.4. Ngân sách nhà nƣớc
Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Ngân sách nhà nƣớc gồm ngân
sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng. Ngân sách địa phƣơng bao gồm ngân
sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.[2*]

3.2 Tiến độ thực hiện dự án
3.2.1 Khái niệm tiến độ thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng
Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình vừa là một nghệ thuật vừa là một sự
phối hợp có khoa học giữa thiết bị , vật tƣ, con ngƣời, kinh phí nhằm hoàn thành
công trình xây dựng đạt chất lƣợng , đảm bảo thời gian và sử dụng kinh phí hợp lý.
Do vậy quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án.


×