Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Một số giải pháp giải quyết việc làm dành cho người khuyết tật tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

-----------

ĐOÀN THỊ CẨM VÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM DÀNH CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành

: 60340102

TP. HCM, tháng 10 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

-----------

ĐOÀN THỊ CẨM VÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
DÀNH CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành

: 60340102

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƢƠNG QUANG DŨNG

TP. HCM, tháng 10 năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

ĐOÀN THỊ CẨM VÂN

i


LỜI CÁM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, được sự tận tình giúp đỡ của các thầy cô

giáo, các nhà quản lý tại Ủy Ban Nhân Dân Quận 12, tôi đã hoàn thành chương trình
học tập và nghiên cứu luận văn vớiđềtài: “Một số giải pháp giải quyết việc làm
dành cho người khuyết tật tại Tp. Hồ Chí Minh”.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Trương Quang Dũng đã tạo mọi điều kiện và
tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin chân
thành cảm ơn các nhà quản lý trong nghiên cứu phát triển năng lực người khuyết tật tại
Hồ Chí Minh đã góp ý cho tôi hoàn thiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị Phòng Tổng hợp - Cục Thống kê
thành phố Hồ Chí Minh, đã cung cấp tài liệu thống kê, hướng dẫn tôi cách xử lý
thông tin.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị đang công tác tại một số doanh nghiệp
và trung tâm nơi tôi đến điều tra, phỏng vấn đã cung cấp nhiều thông tin quý báu và
đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Học Viên

ĐOÀN THỊ CẨM VÂN

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu phát triển năng lực người khuyết tật
tại TP.HCM (DRD) năm 2014, có khoảng 44.352 người khuyết tậttrong đó người
người khuyết tật có nhu cầu học nghề chiếm khoảng 14%, tỷ lệ người khuyết tật sau
đào tạo nghề tìm được việc làm còn rất thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm, số có thể
tìm được việc làm trong các doanh nghiệp lớn hầu như không đáng kể.
Vấn đề cơ hội việc làm cho người khuyết tật ngoài các yếu tố chính sách và
thực thi của nhà nước,một số các yếu tố khác cần được xem xét như: cách nhìn xã
hội trong đó có người tuyển dụng lao động về người khuyết tật; trình độ và khả

năng làm việc của người khuyết tật; kênh thông tin tiếp cận của người khuyết tật đối
với cơ hội nghề nghiệp… Trên cơ sở các yếu tố trên tác giả muốn tìm ra những giải
pháp hiệu quả trong việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật hiện nay tác giả
chọn đề tài: “Một số giải pháp giải quyết việc làm dành cho ngƣời khuyết tật tại
Tp. Hồ Chí Minh” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Bằng phương pháp định tính sử dụng kết quả nghiên cứu và số liệu thứ cấp từ các
hiệp hội, tổ chức, đơn vị có liên quan và từ các công trình khoa học đã công bố có liên
quan đến người khuyết tật (NKT) ở TP.HCM, tác giả tập trung vào những lý thuyết
liên quan đến NKT. Bắt đầu từ khái niệm NKT đến các tổ chức liên quan NKT.
Bằng phương pháp thống kê và phân tích, tác giả đánh giá được: Thực trạng cung
ứng việc làm nói chung và dành riêng cho người khuyết tật. Thực trạng của các chính
sách hỗ trợ NKT, mối liên kết giữa doanh nghiệp và NKT. Đặc biệt là nghị lực vươn
lên của chính bản thân NKT. Tuy có thể nói là vượt hẳn so với cả nước nhưng vẫn còn
nhiều khó khăn chưa giải quyết bao gồm 6 vấn đề:
+ NKT phải được nhìn nhận ở một góc độ khác góc độ y tế là góc độ xã hội
+ NKT chưa thể tiếp cận triệt để các dịch vụ hỗ trợ
+ Hoạt động truyền thông chưa sâu rộng
+ Công tác đào tạo nhân lực hỗ trợ NKT còn nhiều bất cập

iii


+ Tính liên kết giữa các cơ quan quản lý, các tổ chức tuyển dụng và người
khuyết tật còn hạn chế
+ Chưa có xây dựng mô hình đào tạo NKT;
Vấn đề còn nhiều, thách thức lớn, nhưng cơ hội, tiềm năng cho NKT hòa nhập cộng
đồng góp phần vào phát triển xã hội một cách bền vững cũng rất lớn. Việc chỉ ra
những vấn đề bất cập trong việc giải quyết việc làm cho NKT là cơ sở quan trọng để
đưa ra các giải pháp khắc phuc, phát triển xã hội.
Nắm bắt được thực trạng trên, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm giải

quyết việc làm cho NKT dựa trên phương hướng phát triển kinh tế xã hội của
Tp.HCM trong thời gian tới. Luận văn đã giải quyết các vấn đề:
Thứ nhất: Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội chung trên TP.HCM
Thứ hai: Phương hướng phát triển thị trường việc làm cho NKT đến năm
2020
Thứ ba: Đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho NKT:
+ Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ
hợp pháp của người khuyết tật
+ Các giải pháp hỗ trợ việc làm
+ Giải pháp hoàn thiện quy trình truyền thông hai chiều từ các đơn vị tìm
kiếm việc làm đến với những người khuyết tật
+ Xây dựng mô hình liên kết thông tin và đào tạo lao động khuyết tật có trình
độ
Tuy nhiên, để NKT có công việc ở định lâu dài thì thành phố cần triển khai
đồng bộ các giải pháp như qui hoạch, liên kết, đầu tư..., đồng thời các cấp, các Hội
cần có sự quan tâm hỗ trợ tích cực, hiệu quả trên nhiều phương diện cần thiết, cũng
như bản thân các doanh nghiệp và địa phương phải chủ động trong việc phối hợp
hỗ trợ NKT. Có vậy, việc tạo công ăn việc làm cho NKT của thành phố mới thuận
lợi và đạt kết quả mong muốn.

iv


ABSTRACT

According to the Center for Research Capacity Development in HCMC
Disability DRD, in 2014, around 44,352 disabled people and disabled people
who need vocational training for about 14%, the proportion of disabled people
after training to find jobs is very low and mainly self-employment, some may
find employment in large enterprises is almost negligible.

Issues of employment opportunities for disabled people, beside factors
and enforcement policies of the state, a number of other factors need to be
considered such as social perspective including the employment of persons
with disabilities; qualifications and the ability to work of persons with
disabilities; media access of persons with disabilities to career opportunities ...
Based on these factors, the author wanted to find effective solutions to create
jobs for disabled people present, so the author I chose the theme of the thesis:
"A number of measures to create jobs for the disabled in Tp. Ho Chi Minh
City ".
By using qualitative methods of research results and secondary data
from the association, organization or unit concerned and the scientific works
were published relating to the disabled in Ho Chi Minh City, the author
focuses on the theories related to the disabled. This starts from the concept of
disabled organizations relating to the disabled.
By statistical methods and analyzes, the author assessed: Food supply
situation in general and employment for the disabled; situation of policies
supporting the disabled, the link between business and the disabled, especially
overcoming difficulties of the disabled themselves. Although it can be said
that the result in Ho Chi Minh City is the higher than the other areas, there are
still many unresolved problems, including 6 issues:
+ The disabled must be recognized societally beside medical aspect.

v


+ The disabled have been accessible supporting services yet.
+ Communication activities are less extensive
+ The training of manpower to support the disabled is inadequate
+ The link between the disabled and the organizations recruiting is
limited

+ Building model to train the disabled has not carried yet.
The problem was much greater challenge, but an opportunity, the
potential for The disabled integrate into the community contribute to social
development in a sustainable way is also very large. Pointing out the
shortcomings in the creation of jobs for the disabled is an important basis to
make remedies, social development.
Foreseeing this situation, the author offer a number of solutions in
order to create jobs for the disabled based on the direction of social-economic
development of HCMC‟s strong future. The thesis has solved the problems:
First: The direction of economic development in the whole city.
Second: Developed policies of the job market for the disabled in 2020.
Third: Providing solutions in order to create jobs for the disabled:
+ Improving the system of legal documents on the rights and legal
obligations of the disabled.
+ Solutions to support employment.
+ Solution finishing two-way communication process from the search
unit to work with the disabled.
+ Building the model to train the qualified disabled workers.
However, the disabled can work in the long term, the city needs to
deploy synchronization solutions such as planning, cooperation, investment ...
while all levels and needs the assistance attention active and effective in many
ways necessary, as well as themselves and local businesses to be proactive in

vi


coordinating support the disabled. Therefore, creating jobs for the disabled in
the city can get desired results.

vii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN............... .......................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ iii
ABSTRACT.......... ................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. xiii
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................xiv
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM DÀNH CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT ..........................................................................................................1
1.1 Ngƣời khuyết tật ................................................................................................ 1
1.1.1 Khái niệm ......................................................................................................... 1
1.1.2 Đặc điểm .......................................................................................................... 2
1.2 Việc làm .............................................................................................................. 6
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm cho ngƣời khuyết tật.......... 8
1.3.1 Nhà nước và các tổ chức xã hội ........................................................................ 8
1.3.2 Các tổ chức của người khuyết tật tại Việt Nam .............................................. 12
1.3.3 Doanh nghiệp ................................................................................................. 14
1.3.4 Các sự kết nối giữa các tổ chức nhằm giải quyết việc làm cho người khuyết tật
................................................................................................................................ 15
1.3.5 Đào tạo ........................................................................................................... 16
1.3.6 Tâm lý người khuyết tật ................................................................................. 19
1.4 Tầm quan trọng của việc giải quyết việc làm cho ngƣời khuyết tật ............ 22
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI
KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................... 26
2.1 Tổng quan về NKT tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 26
2.1.1 Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 26

2.1.2. Tổng quan về người khuyết tật tại TP.HCM.................................................. 31

viii


2.2 Tổng quanvề đào tạo và việc làm tại TP.HCM ............................................. 40
2.2.1 Trình độ nguồn nhân lực ................................................................................ 40
2.2.2 Cung nhân lực ................................................................................................ 42
2.2.3 Nhu cầu tìm việc làm...................................................................................... 43
2.2.4 Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ......................................................................... 47
2.3 Thực trạng việc làm của ngƣời khuyết tật tại TP. Hồ Chí Minh ................. 50
2.3.1 Thực trạng chủ trương và các chính sách dành cho người khuyết tật ............. 50
2.3.2Thực trạng sự kết nối tìm việc làm giữa NKT với các cơ sở tuyển dụng ......... 57
2.3.3Thực trạng đào tạo nghề cho người khuyết tật................................................. 60
2.3.4Thực trạng sự cố gắng của NKT nâng cao trình độ, tay nghề và tìm kiếm việc
làm........................................................................................................................... 66
2.4 Đánh giá chung ................................................................................................ 68
2.4.1 Ưu điểm.......................................................................................................... 68
2.4.2 Những khuyết điểmvà tồn tại ......................................................................... 70
Tổng kết chƣơng 2 ................................................................................................. 77
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................... 78
3.1 Hƣớng phát triển kinh tế xã hội và hoạt động giải quyết việc làm cho ngƣời
khuyết tật trong thời gian tới tại TP. Hồ Chí Minh ............................................ 78
3.1.1 Tổng quát phƣơng hƣớng phát triển chung ............................................... 78
3.1.2 Phƣơng hƣớng phát triển thị trƣờng việc làm cho ngƣời lao động khuyết
tật..............................................................................................................................80
3.2 Một số giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời khuyết tật tại TP.HCM .... 82
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ hợp
pháp của người khuyết tật ....................................................................................... 82

3.2.2 Các biện pháp hỗ trợ việc làm ........................................................................ 85
3.2.3Giải pháp hoàn thiện quy trình truyền thông hai chiều từ các đơn vị tìm kiếm
việc làm đến với những người khuyết tật ................................................................ 88

ix


3.2.4 Xây dựng mô hình liên kết thông tin và đào tạo lao động khuyết tật có trình độ
................................................................................................................................ 92
3.2.5 Các giải pháp khác ......................................................................................... 96
KẾT LUẬN............................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 101
PHỤ LỤC...............................................................................................................1

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1 Phân biệt giữa khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật .................................... 3
Bảng 1.2 Bảng thể hiện mức độ khó khăn của các dạng khuyết tật ......................... 23
Bảng 2.1 Đánh giá về dịch vụ y tế ........................................................................... 33
Bảng 2.2 Tiếp cận giáo dục ..................................................................................... 37
Bảng 2.3 Đánh giá về văn hóa thể thao ................................................................... 39
Bảng 2.4 Đánh giá về giao thông ............................................................................ 39
Bảng 2. 5 Cơ cấu lực lượng lao động thành phố Hồ Chí Minh 2014 (Đơn vị: %) ... 41
Bảng 2. 6 Trình độ chuyên môn khả năng của LLLĐ thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 2011 - 2014 (%) ............................................................................................... 41
Bảng 2. 7 Nhu cầu tìm việc theo kinh nghiệm năm 2014 ........................................ 44
Bảng 2.8 Cơ cấu mức lương yêu cầu của người lao động ....................................... 45
Bảng 2.9 Cơ cấu của LLLĐ đang làm việc chia theo khu vực kinh tế..................... 46

Bảng 2.10 Cơ cấu của LLLĐ đang làm việc trên địa bàn TPHCM chia theo trình
độ................................ ............................................................................................. 47
Bảng 2.11 Tiếp cận quyền và chính sách liên quan dến NKT ................................. 56
Bảng 2.12 Cách tiếp cận việc làm ........................................................................... 59
Bảng 2.13 Cơ sở vật chất nơi đào đạo ..................................................................... 64
Bảng 2.14 Đánh giá về đào đạo ............................................................................... 65
Bảng 2.15 Đánh giá về nhân lực cho công tác xã hội .............................................. 66
Bảng 2.16 Đánh giá về bản thân .............................................................................. 67

xi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện mức sống của người khuyết tật năm 2014 ................ 33
Biểu đồ 2. 2 Biểu đồ thể hiện trình độ của lực lượng lao động tại TP Hồ Chí Minh
năm 2014.......... .......................................................................................................42
Biểu đồ 2. 3 Biểu đồ so sánh nhu cầu tìm việc theo trình độ giữa các quý năm
2014................................ ......................................................................................... 43
Biểu đồ 2. 4 Biểu đồ thể hiện nhu cầu tìm việc theo kinh nghiệm........................... 44
Biểu đồ 2. 5 Biểu đồ thể hiện nhóm ngành nghề tuyền dụng cao trong năm
2014.................................... ..................................................................................... 48
Biểu đồ 2. 6 Biểu đồ thể hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực theo trình độ đào tạo
năm 2014................ ................................................................................................. 48
Biểu đồ 2. 7 Biểu đồ thể hiện nhu cầu tuyển dụng lao động theo kinh nghiệm làm
việc năm 2014.............. ........................................................................................... 49
Biểu đồ 2.8 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người khuyết tật có việc làm ............................. 61
Biểu đồ 2. 9 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người khuyết tật được đào tạo nghề ................. 62
Biểu đồ 2. 10 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tạo ra thy nhập của người khuyết tật.............. 62

xii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Viết tắt

1

Người khuyết tật

NKT

2

Giải quyết việc làm

Gqvl

3

Lực lượng lao động

LLLĐ

4

Chuyên môn kỹ thuật


CMKT

5

Ủy ban nhân dân

UBND

6

Hợp tác xã

HTX

7

Hội liên hiệp phụ nữ

HLHPN

8

Đoàn Thanh Niên Cộng Sản

Đoàn TNCS

9

Thương Binh Xã Hội


TBXH

10

Blue Ribbon Employer Council – hội đồng Dải BREC
Băng Xanh

11

Persons with Disabilities Support Program – PDSP (USAID)
chương trình hỗ trợ NKT

xiii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được tại sao lại có những
người sinh ra được hưởng cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần trong khi lại có
những người không được như vậy. Đặc biệt một trong số những người không may
mắn khi ra đời trong một cơ thể khiếm khuyết và sự khiếm khuyết này theo học đến
hết cuộc đời; và cũng trong số những người may mắn ấy cũng sẽ có những người vì
một lý do nào đó họ không còn giữ được cơ thể lành lặn của mình như trước đây; bị
mất đi một phần thân thể hoặc không còn kiểm soát được hành vi của mình như một
người bình thường, đó là người khuyết tật. Nhiều người trong số đó đã sống một
cuộc sống tự ti với biết bao khó khăn phải đối phó trong sinh hoạt, công việc và đời
sống gia đình.
Đã là con người thì bản năng luôn hướng thiện. Nói cách khác là con người
ai cũng muốn sống tử tế, muốn giúp đỡ lẫn nhau. Vì thế một người mạnh khỏe giúp

đỡ một người khuyết tật thì âu cũng là điều bình thường, nhỏ bé. Các chính phủ
cũng có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn trong đó có người
khuyết tật. Lý thuyết là vậy nhưng trong thực tế họ chưa nhận được đầy đủ như thế .
Những người khuyết tật không nhận được bao nhiêu từ đồng loại, từ các tổ chức xã
hội, từ chính phủ của mình. Câu hỏi đặt ra là ai cũng muốn giúp đỡ những người
khuyết tật, những người gặp khó khăn trong cuộc sống nhưng họ thực hiện được
bao nhiêu.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước, dân số đông nên
người khuyết tật cũng nhiều. Trong thời gian qua, chính quyền và các tổ chức xã hội
cùng người dân thành phố; nổi tiếng với tấm lòng nhân hậu đã có nhiều nỗ lực, cố
gắng, giúp đỡ hỗ trợ cho người khuyết tật. Tuy nhiên thực tế vẫn còn rất nhiều
người khuyết tật chưa nhận được những sự hỗ trợ, giúp đỡ đó.
Bản thân tôi đã làm những công việc có liên quan đến đời sống, việc làm
của người khuyết tật. Tôi nhận ra rằng, dù đã nhận được nhiều hỗ trợ của chính
phủ, các tổ chức đoàn thể, người dân thành phố nhưng sự giúp đỡ đó là chưa đủ,

xiv


chưa thật sự hiệu quả và còn có nhiều bất cập vì thế tôi chọn đề tài “Một số giải
pháp giải quyết việc làm dành cho người khuyết tật tại Tp. Hồ Chí Minh”. Làm
luận văn tốt nghiệp với hy vọng mình sẽ đề xuất một số giải pháp ít nhất cũng có
hữu ích trong công việc của họ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn
TP.HCM.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình lao động và tìm kiếm việc làm của người lao
động khuyết tật

-

Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Người khuyết tật trong khu vực TP. Hồ Chí Minh và đề tài chỉ

tập trung nghiên cứu: Người khuyết tật vận động, khiếm thính và mù.
Thời gian:Số liệu được sử dụng để phân tích trong đề tài từ năm 2010- 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp tổng hợp: là phương pháp trọng tâm được tác giả sử dụng
để tổng hợp các vấn đề về người khuyết tật, việc làm của người khuyết tật.
Phƣơng pháp phân tích, thống kê: tác giả sử dụng các số liệu thống kê để
phục vụ cho quá trình phân tích thực tiễn việc làm của người khuyết tật tại
TP.HCM.
Phƣơng pháp so sánh và đối chiếu: tác giả sử dụng phương pháp này để
so sánh vấn đề giải quyết việc làm tại Tp.HCM với các tỉnh khác trong cả nước, từ
đó rút ra một số một số bài học kinh nghiệm nhằm giải quyết hiệu quả việc làm
cho người khuyết tật.
Phƣơng pháp khảo sát thực tiễntác giả tiến hành khảo sát 100 người
khuyết tật để phân tích và đánh giá hiệu quả việc làm cho người khuyết tật trên địa
bàn thành phố.

xv


5.Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc làm dành cho người khuyết tật
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở TP.HCM
Chương 3: Một số giải pháp giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại TP.HCM

xvi



CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM DÀNH CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT
1.1 Ngƣời khuyết tật
1.1.1 Khái niệm
Theo quan điểm quốc tế:
-

Góc nhìn y học:
Cho rằng khuyết tật là do hạn chế cá nhân, ở chính con người đó, rất ít hoặc

không để ý đến các yếu tố về môi trường xung quanh người khuyết tật. Quan niệm
này cho rằng có thể sử dụng các biện pháp, phát minh y học và thuốc điều trị để hỗ
trợ và cải thiện cuộc sống của người khuyết tật. Nhìn chung quan niệm này nhấn
mạnh người khuyết tật là người có vấn đề về thể chất và cần điều trị. Quan niệm
này đẩy người khuyết tật vào thế bị động. Một số quốc gia sử dụng quan niệm này:
Trung Quốc, Ấn Độ…
-

Góc nhìn xã hội:
Trong mô hình xã hội, người khuyết tật được nhìn nhận là hệ quả bị xã hội

loại trừ và phân biệt. Bởi vì xã hội có những nhìn nhận sai lệch dẫn đến người
khuyết tật đối mặt với thái độ phận biệt đối xử, môi trường và thể chế. Góc nhìn này
cho rằng người khuyết tật bị khiếm khuyết theo các cách khác nhau nhưng xã hội
mới là tác nhân chính khiến họ trở thành người khuyết tật. Cách nhìn này cho rằng
xã hội là vấn đề, giải pháp là thay đổi xã hội. Tiêu biểu cho cách nhìn nhận này là
đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA- Americans with
Disabilities Act of 1990), đạo luật này định nghĩa: “Người khuyết tật là người có sự

suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt
động trong cuộc sống”
Quan điểm người khuyết tật ở Việt Nam
Trước năm 2010, quan niệm người khuyết tật ở Việt Nam được nhìn nhận
dưới góc độ “người tàn tật”. Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998 định nghĩa “Người
tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay
nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau,

1


làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho quá trình lao động, sinh hoạt, học tập
gặp nhiều khó khăn”.
Ngày 17/06/2010, Quốc hội Việt Nam dã thông qua Luật Người khuyết tật,
thay vì sử dụng khái niệm người tàn tật như trước đây. Luật này chính thức có hiệu
lực từ ngày 01/01/2011, phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới
về vấn đề khuyết tật.
Theo đó “Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết một hoặc
nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật,
khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”
1.1.2 Đặc điểm
Tình trạng khuyết tật
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO-1999), có ba hình thức khác nhau về tình
trạng khuyết tật của người khuyết tật:
-

Khiếm khuyết (impairment): Sự mất mát hoặc không bình thường của cấu
trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý.

-


Khuyết tật (disability): Chỉ sự giảm thiểu chức năng hoạt động là hậu quả
của khiếm khuyết

-

Tàn tật (handicap): Đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người
mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên trình trạng
khuyết tật của họ

2


Bảng 1. 1 Phân biệt giữa khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật
Khiếm khuyết

Khuyết tật

Tàn tật

Suy giảm về khả năng trí tuệ

Khuyết tật về hành vi, giao Tàn tật về định hướng

Suy giảm về tâm lý

tiếp

Suy giảm về ngôn ngữ, từ ngữ
Khuyết tật trong chăm sóc Tàn tật đối với sự độc


Khiếm thính

Khiếm thị

bản thân

lập về thể chất

Khuyết tật về vận động

Tàn tật về di chuyển

Khiếm khuyết về bộ phận cơ Khuyết tật về cơ thể, độ Tàn tật về nghề nghiệp
thể

khéo léo

Suy giảm về cấu trúc xương

Khuyết tật trong hoàn cảnh

Tàn tật trong hòa nhập
xã hội

Sẹo và suy giảm về thẩm mỹ

Người khuyết tật trong các Tàn tật trong tự chủ
hoạt động cụ thể


kinh tế

Khiếm khuyết nói chung, cảm Những hạn chế khác đối với Các loại tàn tật khác
khả năng

giác và các loại khác

Nguồn: Sách phân loại Quốc tế về khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật (ICIDH), năm
1980, NXB: Tổ chức y tế thế giới
Bảng trên cho thấy rằng, khiếm khuyết là một sự thực mà cá nhân gặp phải,
là một sự thật. Khuyết tật là phạm vi, chức năng mà người khuyết tật muốn thực
hiện. Mặt khác, tàn tật là sự bất lợi của cá nhân đó đối với các thành viên khác trong
xã hội. Hiểu một cách đơn giản: Người bị khiếm thị, là người có khiếm khuyết về
thị lực, gây nên tình trạng khuyết tật trong giao tiếp và chuyển động, liên quan đến
sự tàn tật trong di chuyển và khuyết tật nghề nghiệp.
Có thể thấy một loại khiếm khuyết có thể gây ra nhiều khuyết tật và bao hàm
nhiều dạng tàn tật. Đối với một người có khiếm khuyết – hiện trạng đã có và khó
hoặc không thể thay đổi, tình trạng khuyết tật phụ thuộc vào hoạt động của người
khuyết tật muốn thực hiện, tàn tật là sự bất lợi của người đó trong quan hệ với các
cá nhân khác trong xã hội.

3


Ví dụ: Một người bị liệt hai chân, họ gặp trở ngại trong việc đá bóng, khuyết
tật về vận động. Nhưng khi họ sử dụng máy tính, hay giao tiếp bằng ngôn ngữ thì
hoàn toàn không gặp trở ngại; Một ví dụ khác, một người khiếm thính không có khả
năng nghe và cảm nhận âm thanh, nhưng họ có khả năng giao tiếp bằng các giác
quan còn lại, họ hoàn toàn có khả năng di chuyển mà không gặp trở ngại.
Phân loại khuyết tật

 Luật người khuyết tật Việt Nam quy định các dạng khuyết tật sau:
-

Khuyết tật vận động: là người có cơ quan bị tổn thương, gây khó khăn trong
hoạt động di chuyển, cầm nắm…

-

Khuyết tật nghe, nói: là những người khó khăn nghe, nói, hạn chế trong giao
tiếp, đọc viết, tiếp cận thông tin

-

Khuyết tật nhìn: Là những người có khuyết tật về mắt khiến học không nhìn
được hoặc nhìn không rõ.

-

Khuyết tật trí tuệ: Là những người có chức năng trí tuệ dưới mức trung bình,
chỉ số thông minh dạt gần 70 hoặc dưới 70 trên một lần thực hiện trắc
nghiệm cá nhân. Họ bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất hai trong số
những hành vi thích ứng như giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ
năng xã hội hoặc sử dụng tiện ích trong cộng đồng… Ngoài ra, tật xuất hiện
trước 18 tuổi.

-

Khuyết tật khác: rối loạn hành vi cảm xúc, rối loạn ngôn ngữ, người đa tật, tự
kỉ…


 Theo tính chất bệnh (y học)
-

Có khả năng vận động: vẫn có thể hoạt động, tham gia làm việc ở những lĩnh
vực có thể - những người khiếm thính, khiếm thị … có khả năng di chuyển,
vận động bình thường vẫn có thể hoạt động ở các lĩnh vực

-

Ít khả năng vận động: Hạn chế mức độ vận động – có thể sử dụng những
công cụ hỗ trợ như nạng, xe lăn …

-

Bất động: không có khả năng vận động, di chuyển (tình trạng bại liệt) – có
thể làm công việc liên quan đến trí tuệ

4


 Theo khả năng lao động
-

Mất khả năng lao động: là người không còn khả năng lao động

-

Tạm thời mất khả năng lao động, còn khả năng lao động trong lĩnh vực hạn
chế. Ví dụ: Người mất một chân vẫn có khả năng lao động trong lĩnh vực hạn
chế: giảng dạy, bán hàng, kinh doanh…


-

Người khuyết tật còn khả năng lao động trong điều kiện được ưu ái. Ví dụ:
người khiếm thị cần được học ngôn ngữ giao tiếp của người khiếm thị, học
chữ nổi, học nghề; Người khiếm thính cần được dạy ngôn ngữ giao tiếp qua
cử chỉ, học chữ; ….

Đặc điểm về tính cách, tâm lý, hành vi
Quan điểm bình đẳng nhân quyền, người khuyết tật cũng như tất cả người
khác trên thế giới đều có những quyền và lợi ích hợp pháp như nhau. Luật người
khuyết tật dần được hoàn thiện để đảm bảo người khuyết tật có thể hòa nhập vào xã
hội, cuộc sống. Người khuyết tật cũng như các các nhân trong xã hội đều có những
nhu cầu cơ bản như trong thang bậc nhu cầu của Maslow, gồm ba nhu cầu cơ bản:
sinh lý, an toàn, xã hội và hai nhu cầu cấp cao: tự trọng và tự thể hiện. Một số đặc
điểm của người khuyết tật:
-

Thiếu hụt về thể chất: Người khuyết tật thiếu hụt về thể chất dẫn đến khả
năng hoạt động các chức năng gặp hạn chế, khó khăn trong sinh hoạt, lao
động và học tập…

-

Chức năng cơ thể: Người khuyết tật thiếu sót một chức năng của cơ quan
cảm giác nào đó, thì những cơ quan còn lại rất phát triển, họ nhận thức thế
giới xung quanh qua các giác quan này. Điều này dẫn đến hạn chế lượng
thông tin tiếp cận với người khuyết tật, do kênh thông tin truyền tải hạn chế

-


Khó khăn trong giao tiếp và đi lại do đó phạm vi quan hệ xã hội của người
khuyết tật bị thu hẹp, bên cạnh đó khó khăn tiếp xúc với các kênh thông tin
việc làm cơ hội nghề nghiệp của người khuyết tật cũng bị giới hạn.

-

Tâm lý người khuyết tật: Người khuyết tật sống nội tâm và nhạy cảm, nhận
thức của xã hội xung quanh về người khuyết tật, sự kỳ thị, ánh nhìn là những

5


yếu tố hình thành lên tâm lý bi quan, tự ti, chán nản của người khuyết tật.
Nhu cầu khẳng định bản thân được tôn trọng và tự thể hiện, tuy nhiên tâm lý
xã hội ăn mòn ý chí phấn đấu của nhiều cá nhân khuyết tật.
1.2 Việc làm
Lao động là một trong những quyền cơ bản của công dân, Điều 55 Hiến pháp
năm 1992 đã quy định: “ Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và
xã hội có kế hoạch ngày càng tạo nhiều việc làm cho người lao động”. Công dân có
sức lao động phải được làm việc để duy trì sự tồn tại của bản thân và góp phần xây
dựng xã hội, thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với những người xung quanh trong
cộng đồng. Do đó, hơn bao giờ hết, việc làm có vai trò hết sức quan trọng.
Đứng dưới mỗi góc độ khác nhau, có những cách hiểu khác nhau về việc
làm. Nếu xem xét dưới góc độ kinh tế - xã hội và góc độ pháp lí thì ta có thể tóm tắt
khái niệm việc làm như sau:

VIỆC

Dưới góc độ kinh tế- xã hội: Việc làm là các hoạt động tạo ra,


LÀM

đem lại lợi ích, thu nhập cho NLĐ được xã hội thừa nhận

Dưới góc độ pháp lí: Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo
ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm
Cụ thể:
Dưới góc độ kinh tế - xã hội
Hoạt động kiếm sống của con người được gọi chung là việc làm. Việc làm
trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của cá nhân.
Con người vì muốn thỏa mãn các nhu cầu của bản thân nên tiến hành các hoạt động
lao động nhất định. Người có việc làm chính là khái niệm dùng để chỉ những người
hiện đang tham gia các hoạt động đó. Tùy theo mức độ tham gia và thu nhập từ
những hoạt động này mà có thể chia đối tượng này thành hai loại là: người có việc
làm đầy đủ và người có việc làm không đầy đủ.

6


Tuy nhiên, con người không sống đơn lẻ và hoạt động lao động của mỗi cá
nhân cũng không đơn lẻ mà nằm trong tổng thể các hoạt động của sản xuất xã hội.
Do đó, bên cạnh ý nghĩa là vấn đề cá nhân, việc làm còn là vấn đề của cộng đồng,
của xã hội. Điều này đòi hỏi phải có những chính sách và biện pháp nhất định từ
phù hợp từ phĩa nhà nước nhằm tăng số lượng việc làm và chất lượng việc làm, đảm
bảo đời sống dân cư, kiềm chế nạn thất nghiệp và thông qua đó để giải quyết các
vấn đề xã hội khác.
Dưới góc độ pháp lí:
ILO cũng coi việc khuyến nghị và xúc tiến việc làm là một trong những mục
tiêu quan trọng trong tôn chỉ hoạt động của mình thể hiện qua việc ILO đã có nhiều

công ước và khuyến nghị liên quan đến việc làm, trong đó có một số công ước quan
trọng như công ước số 47 về duy trì tuần làm việc 40 giờ, công ước số 88 về tỏ chức
dịch vụ việc làm, Công ước số 122 về chính sách việc làm…Theo quan niệm của
ILO, người có việc làm là những người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận
họăc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động
mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận
tiền công hoặc hiện vật. Còn người thất nghiệp là những người không có việc làm
nhưng đang tích cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc.
Ở Việt Nam, trong nền kinh tế hóa tập trung, NLĐ được coi là có việc làm
và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong các đơn vị kinh tế quốc
doanh và tập thể. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan niệm về việc làm và các
vấn đề liên quan như thất nghiệp, chính sách việc làm đã có những thay đổi căn bản.
Cùng với việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế vào hoàn cảnh Việt Nam,
bộ luật lao động đã quy định“Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không
bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” (Điều 13 Bộ luật lao động) Nếu
như trước đây, trong các văn bản pháp luật vấn đề việc làm chủ yếu được đề cập ở
góc độ cơ chế, chính sách bảo đảm việc làm cho NLĐ thì đây là lần đầu tiên khái
niệm việc làm được ghi nhận trong văn bản pháp luật quan trọng của nhà nước.

7


×