Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Kế toán thuế tại cty TNHH vũ hùng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH VŨ
HÙNG LONG

Ngành:

KẾ TOÁN

Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Giảng viên hướng dẫn:

TRẦN THỊ KỲ

Sinh viên thực hiện:

HOÀNG PHI LONG

MSSV: 1154030364

LỚP: 11DKKT8

TP. Hồ Chí Minh, 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của việc thực tập và
nghiên cứu thực sự của tôi, được sự hướng dẫn của khoa Kế Toán - Tài Chính Ngân Hàng, Tiến sĩ Trần Thị Kỳ và các anh, chị trong công ty TNHH VŨ HÙNG
LONG.
Các số liệu và những kết luận của báo cáo được trình bày trung thực và chưa
từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về việc thực hiện khóa luận của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên thực hiện

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến Công ty TNHH VŨ HÙNG LONG,
đặc biệt là các anh, chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những số liệu
và chỉ dạy giúp tôi hoàn thành báo cáo này. Và tôi cũng chân thành cảm ơn đến
Tiến Sĩ Trần Thị Kỳ, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong thời gian qua. Với sự
tận tình chỉ dẫn của cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô Trường Đại Học Công
Nghệ TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô trong khoa Kế Toán - Tài Chính Ngân Hàng và các thầy cô dạy bộ môn Kế Toán, Kiểm Toán đã cho tôi kiến thức và
tận tình chỉ dẫn tôi trong thời gian qua.
Dù đã có rất nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu từ phía
thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng …. năm 2015
Sinh viên thực hiện


ii


iii


iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
SXKD
TNHH
GTGT
TNDN
MB
TT
BTC

NSNN
BCĐKT
BCKQHĐKD
BCLCTT

Sản xuất kinh doanh
Trách nhiệm hữu hạn
Giá trị gia tăng
Thu nhập doanh nghiệp
Môn bài
Thông tư
Bộ Tài Chính

Hóa đơn
Ngân sách nhà nước
Bảng cân đối kế toán
Báo cái kết quả hoạt đông kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình doanh số của Công ty ........................................................... 31

DANH MỤC BIỂU
Biểu số 2.1: Sổ chi tiết tài khoản 3331 ................................................................... 42
Biểu số 2.2. Sổ cái tài khoản 3331 .......................................................................... 43
Biểu số 2.3. Sổ chi tiết tài khoản 133 .................................................................... 47
Biểu số 2.4. Sổ cái tài khoản 133 ............................................................................ 48
Biểu số 2.5. Tờ khai tạm tính thuế TNDN quý 4: ................................................. 52
Biểu số 2.6. Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nƣớc ............................................. 53
Biểu số 2.7. Sổ chi tiết tài khoản 3334 ................................................................... 54
Biểu số 2.8. Sổ cái tài khoản 3334 .......................................................................... 55
Biểu số 2.9. Tờ khai thuế môn bài ............................. Error! Bookmark not defined.
Biểu số 2.10. Phiếu chi nộp thuế môn bài............................................................. 59
Biểu số 2.11. Sổ chi tiết tài khoản 3338 ................................................................. 60
Biểu số 2.12. Sổ cái tài khoản 3338 ........................................................................ 61

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Hóa đơn giá trị gia tăng bán ra số 0000007 ............................................ 40
Hình 2: Hóa đơn giá trị gia tăng bán ra số 0000011 . .......................................... 41
Hình 3: Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào số 0002075 .......................................... 45
Hình 4: Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào số 0000549 .......................................... 46

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào........................................... 20
Sơ đồ 1.2. Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra ............................................. 21
Sơ đồ 1.3. Quy trình hạch toán thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp ......... 21
Sơ đồ 1.4: Quy trình kế toán thuế TNDN ............................................................. 24
Sơ đồ 1.4: Quy trình kế toán thuế Môn Bài .......................................................... 25
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty ......................................................................... 28
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán ............................................................................ 31
Sơ đồ 2.3: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán ..................................................... 34

vii


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÁC CÔNG TY ........ 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ ..................................................................................2
1.1.1. Khái niệm về thuế ........................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm của thuế........................................................................................2
1.1.3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường...............................................2
1.1.4. Các yếu tố cơ bản của Luật thuế ..................................................................3
1.1.5. Nội dung cơ bản một số Luật thuế ...............................................................3
1.1.5.1. Hệ thống Luật thuế hiện hành tại Việt Nam ....................................3
1.1.5.2. Phân loại thuế ..................................................................................3
1.1.5.3. Nội dung cơ bản Luật thuế giá trị gia tăng. .....................................4

1.1.5.3.1. Khái niệm và đặc điểm. ............................................................4
1.1.5.3.2. Đối tượng chịu thuế GTGT: .....................................................4
1.1.5.3.3. Đối tượng nộp thuế GTGT: ......................................................5
1.1.5.3.4. Đối tượng không chịu thuế GTGT ...........................................5
1.1.5.3.5. Căn cứ tính thuế : Đó là giá tính thuế và thuế suất ...................5
1.1.5.3.6. Phương pháp tính thuế GTGT ..................................................7
1.1.5.4. Nội dung cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp .........................13
1.1.5.4.1. Khái niệm và đặc điểm. ..........................................................13
1.1.5.4.2. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế ................................13
1.1.5.4.3. Căn cứ tính thuế TNDN ..........................................................14
1.1.5.5. Nội dung cơ bản về thuế môn bài. ................................................14
1.1.5.5.1. Khái niệm và đặc điểm. ..........................................................14
1.1.5.5.2. Đối tượng chịu thuế, nộp thuế môn bài : ................................15
1.1.5.5.3. Căn cứ tính thuế ......................................................................15
1.2. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN MỘT SỐ LOẠI THUẾ . .................................16
1.2.1. Các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán. .............................................16
1.2.2. Quy định kế toán 1 số loại thuế. ................................................................16
1.2.2.1. Thuế GTGT ...................................................................................16
1.2.2.1.1. Một số quy định ......................................................................17

viii


1.2.2.1.2. Các chứng từ kế toán ..............................................................18
1.2.2.1.3. Tài khoản sử dụng: .................................................................18
1.2.3. Kế toán thuế TNDN ...................................................................................22
1.2.4. Kế toán thuế môn bài .................................................................................24
1.3. TRÌNH BÀY THÔNG TIN KẾ TOÁN THUẾ TRÊN BÁO CÁO KẾ TOÁN...
..........................................................................................................................25
1.4. Ý NGHĨA CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN THUẾ. ..........................................26

1.4.1. Đối với người nộp thuế ..............................................................................26
1.4.2. Đối với cơ quan quản lý thuế. ....................................................................26
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÔNG TIN KẾ TOÁN THUẾ TẠI
CÁC CÔNG TY. .......................................................................................................27
1.5.1. Nhân tố chủ quan: ......................................................................................27
1.5.2. Nhân tố khách quan: ..................................................................................27
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH VŨ
HÙNG LONG .......................................................................................................... 28
2.1. GIỚI THI U KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VŨ HÙNG LONG. ........28
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty .......................................................................28
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Loại hình CT; Quy
mô CT; Lĩnh vực kinh doanh; Vốn điều lệ…) ..............................................28
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ..................................28
2.1.1.3. Chức năng sản xuất kinh doanh của công ty .................................30
2.1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty : .................................31
2.1.2. Khái quát tổ chức công tác kế toán tại công ty… ......................................31
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty ..................................31
2.1.2.2. Các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán đang áp dụng tại công
ty:
.......................................................................................................33
2.1.2.3. Hệ thống thông tin kế toán tại công ty...........................................34
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty đến năm
2020 ....................................................................................................................35
2.1.3.1. Thuận lợi: .......................................................................................35
2.1.3.2. Khó khăn ........................................................................................35
2.1.3.3. Phương hướng phát triển của công ty đến năm 2020 ....................35
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH VŨ
HÙNG LONG NĂM 2014 ........................................................................................37

ix



2.2.1. Các nghĩa vụ thuế đang áp dụng tại công ty TNHH Vũ Hùng Long: .......37
2.2.2. Thực tế công tác kế toán thuế tại công ty TNHH Vũ Hùng Long năm 2014
....................................................................................................................37
2.2.2.1. Các Luật thuế, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán thuế được vận dụng
tại công ty. .....................................................................................................37
2.2.2.2. Kế toán thuế GTGT .......................................................................38
2.2.2.3. Kế toán thuế TNDN .......................................................................50
2.2.2.4. Kế toán thuế môn bài .....................................................................58
CHƢƠNG 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ................................... 62
3.1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ
TẠI CÔNG TY TNHH VŨ HÙNG LONG. .............................................................62
3.1.1. Những mặt đạt được trong công tác kế toán thuế và thực hiện nghĩa vụ
thuế tại công ty. .....................................................................................................62
3.1.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân trong công tác kế toán thuế và thực
hiện nghĩa vụ thuế tại công ty: ..............................................................................63
3.2. GIẢI PHÁP VỚI NHÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY .....................................64
3.2.1. Kiến nghị:...................................................................................................64
3.2.2. Giải pháp ....................................................................................................65

x


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

LỜI MỞ ĐẦU
Thuế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân .Trước hết thuế là

công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước. Là công cụ điều tiết
thu nhập trực tiếp thực hiện công bằng xã hội trong phân phối và là công cụ để kiểm
tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa thuế còn tham gia vào
điều tiết kinh tế vĩ mô bằng các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân...Thuế được hình thành
từ nhiều nguồn khác nhau và từ các đối tượng khác nhau trong xã hội. Với những
đối tượng khác nhau thì có những quy định khác nhau về đối tượng chịu thuế, mức
thuế suất và cách tính thuế khác nhau. Thuế có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh
nghiệp, nó là một nghĩa vụ mà các doanh nghiệp phải thực hiện, nó ảnh hưởng rất
nhiều đến lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp.
Vì nhận rõ tầm quan trọng của kế toán thuế trong Công ty nên tôi đã lựa chọn đề
tài: “Kế toán thuế tại Công ty TNHH Vũ Hùng Long”
Nội dung của chuyên đề đề cập đến tình hình phát triển và thực trạng công tác kế
toán thuế trong Công ty. Kết cấu của đề tài được trình bày như sau:
Chương 1: Tổng quan về kế toán thuế tại các công ty.
Chương 2: Thực trạng kế toán thuế tại công ty TNHH Vũ Hùng Long
Chương 3: Nhận xét, đánh giá và kiến nghị.

1


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÁC CÔNG TY
1.1.

TỔNG QUAN VỀ THUẾ


1.1.1.

Khái niệm về thuế

Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do Luật quy định các tổ chức và cá
nhân trong xã hội nộp cho Nhà nước bằng một phần thu nhập của mình, nhằm tập
trung một bộ phận quyền lực, của cải xã hội vào Ngân sách Nhà nước, để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống
kinh tế xã hội.
1.1.2.

Đặc điểm của thuế

Thứ nhất, thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực
tiếp. Nộp thuế cho Nhà nước không có nghĩa là cho Nhà nước mượn tiền hay gửi
tiền vào Ngân sách nhà nước hoặc là mua một dịch vụ công. Nộp thuế là một nghĩa
vụ cơ bản nhất của công dân.
Thứ hai, thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế
trên phạm vi toàn xã hội. Chính phủ phải sử dụng hệ thống pháp luật để ban hành
các sắc thuế, vì vậy thuế thường được quy định dưới dạng văn bản luật hay pháp
lệnh. Cho nên, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp
và phải chịu xử phạt về hành chính hoặc hình sự.
Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế
đã được pháp luật quy định.
1.1.3.

Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trƣờng ( Phụ lục số 1)
 Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
 Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.
 Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất,

kinh doanh.
 Thuế góp phần thức đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
 Trong nền kinh tế thị trường nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết
sản xuất và thị trường nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý.

2


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P
1.1.4.

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

Các yếu tố cơ bản của Luật thuế
Thông thường, Luật thuế có cấu tạo gồm các bộ phận chủ yếu sau: tên gọi;

những quy định chung; căn cứ tính thuế; đối tượng nộp thuế; chế độ kê khai, nộp
thuế, thu thuế; chế độ miễn, giảm thuế; nghĩa vụ và trách nhiệm của đối tượng nộp
thuế; chế độ xử lý vi phạm; khen thưởng và giải quyết khiế nại về thuế. (Phụ lục số
2)
1.1.5.

Nội dung cơ bản một số Luật thuế

1.1.5.1. Hệ thống Luật thuế hiện hành tại Việt Nam
Hệ thống thuế ở Việt Nam là một hệ thống thuế gồm khoảng 8 loại thuế và
khoảng hơn 100 loại phí và lệ phí được quản lý tập trung. (Phụ lục số 3)
1.1.5.2. Phân loại thuế
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, đánh giá phân tích quá trình vận dụng và
quản lý các loại thuế đòi hỏi phải phân loại thuế:

 Phân loại thuế theo tính chất: Với cách phân loại này thuế được chia thành
hai nhóm lớn:
 Nhóm thuế trực thu: là những loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các
pháp nhân hay thể nhân khi có tài sản hoặc thu nhập được qui định nộp thuế.
Đây là loại thuế mà người nộp thuế chính là người chịu thuế và họ không có
khả thu hồi lại tiền thuế bằng cách chuyển gánh nặng thuế sang một người
khác. Ví dụ như: thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất …
 Nhóm thuế gián thu: là những loại thuế đánh vào giá trị hàng hoá khi nó lưu
chuyển trên thị trường, là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là
người chịu thuế, nó được cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ và người
tiêu dùng là người chịu thuế. Người nộp thuế gián thu chẳng qua là nộp hộ
người tiêu dùng. Ví dụ như: V.A.T, thuế tiêu thụ đặc biệt…
Cách phân loại thuế theo tính chất cho thấy được vai trò của từng loại thuế
trong phân phối và điều tiết thu nhập của các chủ thể trong xã hội, phản ảnh mối
tương quan giữa thuế trực thu và thuế gián thu trong tổng thu nhập về thuế của ngân
sách nhà nước và có ý nghĩa trong việc hệ thống hóa một cách khoa học các sắc
thuế phục vụ cho việc nghiên cứu và thiết kế các chính sách thuế.

3


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

 Phân loại thuế theo đối tượng đánh thuế: theo cách phân lọai này hệ thống
thuế được chia thành:
 Thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ: thuế giá trị gia
tăng V.A.T)
 Thuế đánh vào sản phẩm. Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.

 Thuế đánh vào thu nhập. Ví dụ: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập
cá nhân.
 Thuế đánh vào tài sản. Ví dụ: thuế nhà đất, thuế trước bạ.
 Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Ví dụ: thuế tài nguyên.
Việc phân loại thuế theo đối tượng như trên vừa phát huy tác dụng riêng của
từng loại thuế, vừa hỗ trợ cho nhau để bảo đảm thực hiện chức năng toàn diện của
cả hệ thống thuế.
1.1.5.3. Nội dung cơ bản Luật thuế giá trị gia tăng.
1.1.5.3.1.

Khái niệm và đặc điểm.

 Khái niệm
Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, do cơ
sở sản xuất kinh doanh, chế biến hoặc thương mại hoặc dịch vụ tác động vào
nguyên vật liệu thô hay hàng hoá mua vào làm cho giá trị của chúng tăng thêm.
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
 Đặc điểm của thuế GTGT.
 Mang đầy đủ các đặc điểm của thuế gián thu
 Thuế GTGT thu vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh
nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn
 Thuế GTGT có tính trung lập cao
 Thuế GTGT có tính lãnh thổ rõ rệt
 Thuế GTGT có khả năng mang lại số thu lớn, thường xuyên ổn định cho
ngân sách Nhà nước.
1.1.5.3.2.

Đối tượng chịu thuế GTGT:


4


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

Là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam
(bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối
tượng không chịu thuế tại mục II phần A TT 219 /2013/TT- BTC ngày 31 tháng 12
năm 2013.
1.1.5.3.3.

Đối tượng nộp thuế GTGT:

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức,
tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước
ngoài chịu thuế GTGT.
1.1.5.3.4.

Đối tượng không chịu thuế GTGT

Bao gồm 25 nhóm mặt hàng, dịch vụ được qui định tại điều 5 của Luật thuế
GTGT. Các đối tượng này thường là:
 Những sản phẩm thuộc hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp, những hoạt
động kinh doanh được Nhà Nước khuyến khích đầu tư.
 Các dịch vụ không mang tính chất kinh doanh vì lợi nhuận như dịch vụ công
cộng, dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá, thể thao, giải trí truyền hình...
 Hàng nhập khẩu trong các trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn

lại; quà biếu tặng cho tổ chức cá nhân Việt Nam, chuyển giao công nghệ ....
1.1.5.3.5.

Căn cứ tính thuế : Đó là giá tính thuế và thuế suất

 Giá tính thuế:
Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa
có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã
có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. Đối với hàng nhập khẩu là giá
bán nhập tại cửa khẩu cồng với thuế XNK (nếu có) cộng thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu
có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập
khẩu.
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là
giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm
phát sinh các hoạt động này.
Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.

5


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá
bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm các khoản lãi
trả góp, trả chậm.
Đối gia công hàng hóa là giá gia công, chưa có thuế GTGT.
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình
hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng,

lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị
xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế
GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà
nước.
Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa
hồng, giá tính thuế là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế
GTGT.
Đối với hàng hóa được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã
có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá chưa có thuế GTGT


=

Giá thanh toán
1+ Thuế suất của hàng hóa dịch vụ

Thuế suất:

Mức thuế suất được quy định chi tiết tại mục II. Thuế suất thuế GTGT thông tư
số 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chính và Điều 8
Chương II Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.
Dưới đây là một vài nét sơ lược, tiêu biểu về thuế suất thuế GTGT được trích
trong các sắc luật thuế kể trên.
Hiện tại theo quy định Việt Nam có 3 mức thuế suất được áp dụng như sau:
Mức thuế suất 0% áp dụng đối hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và
hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, trừ các trường hợp chuyển giao công
nghệ, chuyển quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài, dịch vụ tái bảo hiểm ra nước
ngoài, dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phát sinh, dịch

vụ bưu chính viễn thông, sản phẩm xuất khẩu và tài nguyên, khoáng sản khai thác
chưa qua chế biến…
Mức thuế suất 5% áp dụng đối hàng hóa, dịch vụ sau:

6


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

Nước sạch phục vụ sản xuất sinh hoạt.
Phân bón, quặng để sản xuất phân bón, chất phòng trừ sâu bệnh và chất kích
thích tăng trưởng vật nuôi cây trồng.
Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác
Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
chăm sóc, phòng trừ bệnh cho cây trồng, sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến
Mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, lưới dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá.
Thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa qua chế biến
Đường, phụ phẩm trong sản xuất đường bao gồm gỉ đường, bá mía, bã bùn.
Sản phẩm đay cói, tre, lứa. lá, rơm, sọ rừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công
khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp.
Máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Thiết bị dụng cụ y tế
Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng
cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học
Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, nhập
khẩu, phát hành và chiếu phim.
Đồ chơi trẻ em, sách các loại từ sách

Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của luật khoa học và công nghệ.
Mức thuế suất 10% áp dụng đối với tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ không
thuộc quy định tại hàng hóa, dịch vụ chịu mức thuế suất 0% và 5% kể trên.

1.1.5.3.6.

Phương pháp tính thuế GTGT

 Phƣơng pháp khấu trừ thuế
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với:
Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực
tiếp trên GTGT hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

7


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

Cơ sở đăng ký kinh doanh tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ
hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại
điều 13 Thông tư 219.
Tồ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động
tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ do bên Việt Nam kê khai, khấu trừ .
Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được

khấu trừ
Trong đó:
a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá,
dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng
hoá, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế
GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi
bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa
có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán.
b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua
hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng
hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách
pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh
tại Việt Nam.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá
thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và
phương pháp tính để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào.

8


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ


c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ
số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị
gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch
toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu
thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra.
- Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu
trừ toàn bộ.
- Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong các trường hợp sau đây không
được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định: tài sản cố định chuyên
dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định
là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động tín dụng
của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ,
kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; tàu bay dân dụng, du thuyền
không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh
doanh du lịch, khách sạn.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ hình thành tài sản cố định của doanh
nghiệp như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để
xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động làm việc trong khu vực sản
xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các khu
công nghiệp được khấu trừ toàn bộ.
Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào
kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị
giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt

trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
- Cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ, hải sản có tổ
chức sản xuất khép kín, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tập trung có sử dụng

9


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

sản phẩm ở các khâu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ,
hải sản làm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT
(bao gồm sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản
phẩm đã qua chế biến thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) được kê khai, khấu trừ thuế
GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu đầu tư xây dựng
cơ bản, sản xuất, chế biến. Trường hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông,
lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thường thuộc đối
tượng không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào
được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so
với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do
thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ không được khấu trừ.
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng
hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng
cáo dưới các hình thức phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế GTGT thì được khấu trừ.
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia được tính vào nguyên giá tài
sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. Trừ các trường hợp

sau:
+ Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ
chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ.
+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm
kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được khấu trừ toàn bộ.
-Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định
số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu
trừ còn sót hoá đơn hoặc chứng từ nộp thuế chưa kê khai, khấu trừ thì được kê khai,
khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 sáu) tháng, kể
từ tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ bỏ sót.

10


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán
vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc vào tính vào nguyên giá tài sản
cố định theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các
đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều
dưỡng, Viện, Trường đào tạo... không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì không
được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục
vụ cho hoạt động của các đơn vị này.
Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này.


 Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT
1. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị
gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động
mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng,
bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán
vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác nếu có), thuế giá trị gia tăng và các
khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc,
đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng,
bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm -) của vàng, bạc, đá quý
thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương +) của vàng, bạc, đá quý. Trường
hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương +) hoặc giá trị gia tăng dương +)
không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm -) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng
của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm -) không được
kết chuyển tiếp sang năm sau.
2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia
tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

11


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

a) Đối tượng áp dụng:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức
ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương
pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo
hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và
các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa
đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài
cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và
khai thác dầu khí.
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng
ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động
như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật
liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
c) Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi
trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các
khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thuộc
đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thì
không áp dụng tỷ lệ %) trên doanh thu đối với doanh thu này.
3. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ
quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của
hộ khoán theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế


12


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và
ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.
Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành
nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh
chính.
4. Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu hướng
dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều này được ban hành kèm theo Thông tư này. (Phụ lục
số 4)
1.1.5.4. Nội dung cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.5.4.1.

Khái niệm và đặc điểm.

 Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào
thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh HHDV sau khi đã trừ tri các khoản chi
phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và TNCT của cơ sở SXKD.
 Đặc điểm
- Thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời
cũng là người chịu thuế.
- Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
hoặc các nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên

chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế
TNDN.
1.1.5.4.2.

Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế

Thuế TNDN là loại thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng chính là đối
tượng chịu thuế.
Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế TNDN, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam như: Công ty
cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân...

13


KHÓA LUẬN TỐT NGHI P

GVHD: TS. TRẦN THỊ KỲ

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài gọi là
doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
1.1.5.4.3.

Căn cứ tính thuế TNDN

 Thu nhập tính thuế:

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế
trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo
quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu
nhập

Thu

Thu
=

nhập

tính

chịu

thuế

thuế

Các khoản lỗ

nhập
-

được

+


miễn
thuế

được kết
chuyển theo
quy định

 Thuế suất:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp:
- Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất
20%.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai
thác dầu, khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp
với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
- Các đối tượng được ưu đãi về thuế suất theo quy định .
Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% theo quy định tại khoản này
được chuyển sang áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01 tháng 01 năm 2016
1.1.5.5. Nội dung cơ bản về thuế môn bài.
1.1.5.5.1.

Khái niệm và đặc điểm.

14


×