Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa tuy an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.13 KB, 23 trang )

CHƯƠNG I:

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là yếu tố nguy cơ cao đối với các bệnh tim mạch
ở các nước công nghiệp bvà ngay tại nước ta. THA đã và đang trở thành một
vấn đề sức khoẻ lớn trên toàn cầu khi gia tăng tuổi thọ cùng các yếu tố nguy
cơ khác. THA là nguyên nhân gây tử vong cho 7.1 người trẻ tuổi, chiếm
4.5% bệnh tật toàn cầu.
Trị số THA liên quan chặt chẽ với tỉ lệ mắc: Nhồi máu cơ tim, tai biến
mạch máu não, suy tim, suy thận….
Điều trị THA làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và 15% nguy cơ
nhồi máu cơ tim. Không những thế, THA thường đi kèm với các yếu tố nguy
cơ tim mạch khác như: hút thuốc lá, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo
phì… và đây cũng là yếu tố chính chi phôi bệnh THA.
Ở Việt Nam, tần suất bị bệnh THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế
ngày càng phát triển. Số liệu điều tra dịch tể học ở Việt Nam cho thấy: Năm
1960 THA mới chiếm 1% dân số, đến năm 1992 THA tăng lên 11.79% dân
số và đến năm 2002 đã là 16.3%.
Tại Việt Nam, biến chứng THA chủ yếu là đột quị, sau đó là bệnh lý
mạch vành.
Từ tất cả các vấn đề đã nêu ở trên, tôi thực hiện đề tài: “Điều trị tăng
huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An: Một vài nhận xét và bàn
luận” nhằm mục đích:
- Nhận xét và bàn luận về phương thức điều trị bệnh THA tại khoa
nội bệnh viện đa khoa Tuy An.

1


CHƯƠNG II:


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Lịch sử diễn biến và điều trị:
2.1.1. Thế kỷ 20, diễn biến về điều trị bệnh huyết áp cao như sau:
1930 – Chủ yếu điều trị an thần.
1940 – Xu hướng phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm.
1945 – Chủ trương hạn chế muối (Na) và sử dụng Nitroprusside
1950 – Thuốc ức chế hạch (Lagartin)
1955 – Chủ đạo là Reserpine
1960 – Nhóm thay thế chuyển hoạt TR (faux neurotransmetteur)
(Methyldopa + lợi tiểu)
1965 – Hướng nhiều về thuốc ức chế beta.
1970 – Điều trị theo phát đồ phối hợp các quan điểm trên.
1980 – Bắt đầu có quan điểm điều trị theo cơ địa bệnh nhân và ức chế
men.
1990 đến nay – Điều trị có chọn lọn giữa bốn thứ thuốc chính: lợi tiểu, ức
chế , ức chế canxi, ức chế men chuyển.
2.1.2. Đánh giá công tác điều trị huyết áp cao:
- Cơ thể khẳng định được điều trị nội khoa đã có tác dụng với cao huyết áp.
- Đã hạn chế được các biến chứng do huyết áp cao gây nên.
- Đã giảm được tỉ lệ tử vong của người bệnh có huyết áp.
2.1.3. Vấn đề còn lại là: Các loại bệnh nhân đã điều trị huyết áp tốt, vẫn
chưa giảm được tỷ lệ một số bệnh đặc biệt là thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim,
mặc dù đã hạn chế được tai biến tuần hoàn não và suy tim.
Thông thường đa số phương pháp điều trị của bệnh nhân là điều trị triệu
chứng.
2.1.4. Cần quan niệm: Huyết áp là biểu hiện của một số triệu chứng của
hiện tượng bất thường về sinh học hoặc có nhiều yếu tố bất thường phối hợp như
sinh học, nội tiết, thần kinh, sinh học phân tử; giải phẩu tế bào học; ngoài ra thì
2



các hiện tượng không ổn định để điều hòa chuyển hóa đường tăng trọng cơ thể,
nhiều mỡ trong máu, nhiều axi uric, rất thường gặp, và cũng là các biểu hiện đại
thể về Lâm sàng.
2.1.5. Yêu cầu hiện nay là biết trước được các biểu hiện báo hiệu của
bệnh huyết áp cao. Vấn đề dự phòng ở thời gian này là yêu cầu đầu tiên và cơ
bản cho điều trị sau này.
Trên thị trường và trong sách vở hiện có đến 100 thứ thuốc điều trị huyết
áp cao. Kinh nghiệm bản thân và thống kê của các tác giả khác trong vòng 10
năm gần đây, thực tế chỉ sử dụng 10 loại thuốc.
Y học đã tổng kết thực tế chỉ còn 4 loại chính:
- Lợi tiểu.
- Ức chế 
- Ức chế canxi
- Ức chế men chuyển.
Bên cạnh đó cần kết hợp điều trị và dự phòng các tai biến về tuần hoàn –
dự phòng các tổn thương thành mạch.
2.2. Những vấn đề cơ bản của chẩn đoán và điều trị cần được thống
nhất:
2.2.1. Một vài nhận xét về đặc tính và đánh giá huyết áp cao theo cổ điển.
Huyết áp cao được phân loại thành nhóm, giai đoạn có danh từ không còn
được công nhận mà vẫn được áp dụng rộng rãi như huyết áp dao động (TTCY
thế giới) đã đề nghị không dùng.
Quan niệm mới cho rằng: Cánh tính, đánh giá cổ điển như trên không
phản ánh được thật sự tình trạng của bệnh nhân, theo quan niệm hiện đại, trị số
huyết áp Lâm sàng theo cánh tình này không đúng.
Bênh cạnh đó, phương pháp theo từ “lưu động” ambulatoire cũng không
đúng vì bệnh nhân hoàn toàn không bị giới hạn phạm vi hoạt độnkg. Trong lúc
đó huyết áp, thực tế nữ giới dễ bị huyết áp cao stress và 20% bệnh nhân huyết áp
cao có liên quan đến hoàn cảnh sinh hoạt, tác phong.


3


2.2.2. Đã chứng minh được:
- Huyết áp thay đổi chỉ là một yế tố dễ dự đoán.
- Trái lại nhiều trường hợp chưa thống nhất được sự liên quan giữa huyết
áp cao và tổn thương các cơ quan: não, tim, thận.
- Huyết áp không giảm thấp lúc ngủ, loại này thường có nguy cơ biến
chứng về tim.
- Đa số thường gặp ở bệnh nhân đã có tuổi, bệnh nhân có tiểu đường.
- Và khi tỉnh giấc huyết áp vẫn tăng cao, lại dễ bị nhồi máu cơ tim – tai
biến tuần hoàn não, cơ thể đột tử.
2.3. Yêu cầu của điều trị:
2.3.1. Yêu cầu đại cương:
- Thuốc có tác dụng kéo dài, ổn định huyết áp trong thời gian 24h.
- Quan trọng nhất là khi bệnh nhân tỉnh dậy huyết áp vẫn không biến đổi
theo chiều hướng tăng cao.
- Nghiên cứu chứng minh: huyết áp không giảm thấp khi ngủ là đã có tổn
thương não kín đáo – yên lặng – và thường gặp ở bệnh nhân có dày thất trái. (6)
Vấn đề cần lưu ý: Cholesterol liên quan đến áp lực tâm trương và tai biến
tuần hoàn não. (10) Nghiên cứu trên 450.000 người từ 5 đến 30 năm.
Đặc điểm nghiên cứu trên 45 sắc tộc dân tộc, theo dõi trung bình 16 năm
là: 13397/450.000 có tai biến tuần hoàn não – đều rất nặng.
- Nhận xét: Tỷ lệ tai biến tăng thêm 80% khi huyết áp tâm trương tăng lên
10 mmHg – thường đi theo tuổi. Tuổi trên 65 thường có tỷ lệ tai biến gấp đôi 45
(P < 0.001)
2.3.2. Yêu cầu của một loại thuốc hạ huyết áp:
- Có tỷ lệ tác dụng tối đa.
- Tác dụng vẫn còn khi đậm độ trong huyết tương còn ở mức tối thiểu.

- Duy trì được huyết áp trong vòng 24h.
- Tỷ lệ tác động dưới 50% là chưa đạt yêu cầu. Nghĩa là thuốc đó phải
dùng nhiều lần trong 24h hoặc cần phối hợp với 1 hoặc 2 loại khác.
2.3.3. Tính an toàn của thuốc:
4


Mọi thứ thuốc được gọi là an toàn cho điều trị là thuốc không thay đổi
nồng độ trong huyết thanh nhanh – vì: Khi đậm độ thuốc thay đổi trong
huyết thanh nhanh sẽ: Thay đổi nhanh về tác dụng vận mạch; sẽ tăng tỷ lệ
tác dụng phụ.
2.4. Hiện tượng rối loạn chức năng lớp nội mạc:
2.4.1. Xơ vữa động mạch là một nguy cơ và đã chứng minh là có liên
quan với một sự mất cân bằng những yếu tố này (do rối loạn chức năng lớp nội
mạc). Vì tỷ lệ Endothelin có thể tăng, trong cùng lúc (cùng thời gian) hoạt động
NO có thể giảm – hiện tượng này đã được nhận xét và chứng minh trên các bệnh
nhân có hội chứng mạch vàng, tăng lipid máu, hút nhiều thuốc lá, đặc biệt trên
bệnh nhân cao huyết áp.
2.4.2. Cố mối liên quan chặt chẽ khi có rối loại chức năng lớp nội mạc và
tổn thương thành mạch. Trên thực nghiệm đã thấy tổn thương tim mạch xuất
hiện khi đã có một quá trình xơ vữa động mạch, thời gian của quá trình này co
thể được gọi là sự rồi loại chức năng lớp nội mạc. Biểu hiện rõ nét trên lâm sàng
ở bệnh nhân bị tiểu đường và cao huyết áp.
Tổn thương thường biểu hiện co mạch bất thường (rối loạn vận mạch) tích
tụ tiểu cầu, kết dính bạch cầu, gia tăng tính thẩm thấu thành mạch với những loại
phân tử như lipoprotein và tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu.
2.4.3. Rối loạn chức năng lớp nội mạc và suy thận:
Rối loạn chức năng lớp nội mạc có liên quan với phát triển của suy thận
mãn.
Bản chất suy thận mãn tiến triển là sự phát triển củ cao huyết áp tại mạch

vi cầu thận, theo cơ chế giả định sự giản tiểu động mạch vào (afferent) xuất hiện
là để báo trước cho việc giảm số lượng nephron, dễ làm tăng áp lực mao mạch vi
cầu thận và tăng lọc.
Điều đáng lưu ý là sự gia tăng áp lực mao mạch trong vi cầu thận này sẽ
có bất lợi là cũng thúc đẩy quá trình sơ hóa vi cầu thận.
Vòng xoắn bệnh lý này sẽ nặng thêm khi đã có huyết áp cao, tất nhiên ở
bệnh nhân này thường kèm theo bệnh thận kín đáo.
5


2.5. Các phương thức phối hợp thuốc điều trị huyết áp:
2.5.1. Ức chế :
- Ức chế  và lợi tiểu.
- Ức chế  và ức chế 
- Ức chế  và ức chế canxi
2.5.2. Men ức chế chuyển dạng (M.U.C.C)
- M.U.C.C và lợi tiểu.
- M.U.C.C và ức chế canxi
- N.U.C.C và ức chế 
2.5.3. Ức chế Canxi:
- Ức chế canxi và ức chế 
- Ức chế canxi và ức chế 
- Ức chế canxi và lợi tiểu.
Qua phác đồ trên, khi dùng một thuốc chủ đạo:
Ví dụ: Ức chế  thì lợi tiểu là thuốc đầu tiên nên phối hợp. Trái lại khi
dùng ức chế Canxi là chủ đạo thì thuốc phối hợp ưu tiên lại là ức chế .
Phối hợp ức chế  và ức chế , đã có một biệt được sẵn là: Trandate.
Cần lưu ý chặt chẽ:
Bắt đầu dùng thuốc đặc hiệu, nếu huyết áp chưa đáp ứng thì ta có thể phối
hợp thuốc, nếu chưa có hiệu quả điều cần quan tâm đầu tiên là cân nhắc đến các

tác dụng phụ của thuốc. Nguyên tắc cần lưu ý – Điều trị phải giản đơn vì thuốc
thực tế có đáp ứng Lâm sàng.
Lợi tiểu và IEC:
- AA II và cức hế beta.
- Khánh Canxi và IEC.
- Ức chế Beta và AA II
Có thể lợi tiểu và kháng Canxi, mỗi phát đồ đều có điểm thuận lợi và có
trở ngại. Lợi tiểu có tác dụng ở một số bệnh nhân nào đó nhưng không phải
bệnh nhân nào cũng gặp thuận lợi như nhau.
6


2.6. Tìm hiểu sự khác nhau trong điều trị huyết áp giữa Âu Châu và
Bắc Mỹ (ESH) societé européenne HTN) (JCN VII)
2.6.1. Quan điểm thống nhất:
- Điều trị phải đạt được hiệu quả; huyết áp tối đa phải dưới 140mmHg –
đối với tất cả bệnh nhân đã có huyết áp cao, không căn cứ vào tuổi tác.
- Các loại kháng Thụ thể của Angiotensine II, được công nhận là thuốc
điều trị.
- Khi bắt đầu điều trị cho bệnh nhân (nhóm sartans) có thể là loại ưu tiên.
- Phương pháp sử dụng 2 loại thuốc để điều trị là khi dùng 1 loại thuốc tác
dụng đối với huyết áp tối đa không rõ sau thời gian 15 – 30 ngày có theo dõi đối
chiếu.
- Cần lưu ý ở bệnh nhân tiểu đường loại II – bệnh nhân có biểu hiện bệnh
lý Thận thì huyết áp phải dưới 130/80.
2..6.2. Các điều khác nhau:
2.6.2.1. Bắc Mỹ:
- Khôi phát cho H.áp trên 140/90 ưu tiên số 1 là loại lợi tiểu.
- Chủ trương điều trị phối hợp 2 loại thuốc, liều thường dùng khi huyết áp
đã 160/100.

- Trong 2 thứ thuốc thì bắt buộc phải có 1 thứ lợi tiểu “nhóm Thiazidique”
- Nếu huyết áp ở mức độ 140 – 160 mmHg khi điều trị nên chỉ dùng một
thứ chỉ định ưu tiên là loại thuốc lợi tiểu Thiazidique. Quan niệm lợi tiểu đặc
biệt Thiazidique sẽ bảo vệ được hệ tim mạch đến 28% ở bệnh nhân huyết áp cao
và có 50% hạn chế tai biến chảy máu nội sọ.
Có lời khuyên Indapamide + IEC (périndopril) dự báo thuốc dùng phòng
tai biến mạch máu não; phác đồ điều trị lúc đầu là 2,5mg, loại chậm. Liều duy trì
là 1,5mg (Kaplan)
- Các biến chứng và tai biến ở bệnh nhân huyết áp cao thì số liệu huyết áp
Tâm thu là tâm điểm; cho nên phải cho xuống dưới 140 mmHg.

7


2.6.2.2. Âu Châu:
- Quan niệm có thể được sử dụng 2 loại thuốc cho bệnh nhân huyết áp đã
vượt qua 140 mmHg ở số tối đa.
- Nhưng khi đã phải dùng đến 2 thứ thuốc thì phải GIẢM LIỀU LƯỢNG
của mỗi thứ thuốc.
- Ưu tiên cho loại thuốc được cho là có tác dụng nhất.
- Có thể chọn 1 trong 4 loại:
+ Lợi tiểu.
+ Ức chế beta
- Kháng canxi
- IEC và AA II
Thống kê Âu Châu (Hội tim mạch Âu Châu)
- 84% bệnh nhân điều trị Anti A II
- 66% bệnh nhân điều trị kháng canxi
- 43% bệnh nhân điều IEC.
Thận học yêu cầu là: Huyết áp = 110/60 là lý tưởng ở bệnh nhân đã có

Protéin niệu – kể cả bệnh nhân tiểu đường loại II.
Tác giả kết luận: Nội khoa khó quá thật, không phải đơn giản.
(Panorama 5/4/2004, No 4929 D2 Bailly)
2.6.2.3. Trước khi điều trị giảm huyết áp cần được tìm hiểu tiền sử tai
biến tim mạch. Không chỉ đơn thuần là số liệu về huyết áp mà còn đánh giá về
tiền sử bệnh, mức độ nghiện hút thuốc lá, rối loại về lipid, béo phì vùng bụng về
tuần hoàn não và thận.
Âu Châu cho rằng chỉ cần vài tuần sau điều trị, nếu huyết áp vẫn trên 140
mmHg có chỉ định có thể dùng hai thứ thuốc, nhưng kiến nghị là đã có chỉ định
dùng 2 thức phối hợp cần giảm liều lượng để tránh tác dụng ngoài ý muốn.
Khuyến cáo cho rằng điều trị hai thức hoặc có thể ba thứ đều có thể sử
dụng, nhưng cần tìm hiểu tác dụng chính và lưu ý đến tác dụng phụ.
2.6.3. Phát đồ phối hợp thuốc:
2.6.3.1. Lợi tiểu và IEC:
8


- AA II và ức chế beta.
- Kháng canxi và IEC.
- Ức chế beta và AA II.
Có thể lợi tiểu và kháng canxi mỗi phát đồ đều có điểm thuận lợi và có trở
ngại. Lợi tiểu có tác dụng ở một số bệnh nhân nào đó nhưng không phải bệnh
nhân nào cũng gặp thuận lợi như nhau.
2.6.3.2. Nhóm nghiên cứu Alhat: cho rằng lợi tiểu có biểu hiện tác dụng
giảm huyết áp nhưng dùng dài, cần được phán đoán, chỉ một thuận lợi duy nhất
là rẽ tiền.
2.6.4. Huyết áp và dày thất trái:
- Huyết áp có đến 5 – 17% ECG có dày thất trái ở bệnh nhân đã có huyết
áp trên 140/90.
- Khả năng khi đã có dày thất trái là xơ mỡ đã thành yếu tố bệnh lý hoặc

đã gây Insuline bài tiết nhiều hơn, đặc biệt là Angiotensin I.
- Chẩn đoán và dày thất trái kết hợp được ECG và Echo thì càng chính
xác.

9


CHƯƠNG III:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tất cả các bệnh nhân nhập viện
điều trị THA đơn thuần không có bệnh lý khác kèm theo tai khoa nội bệnh viện
đa khoa Tuy an từ tháng 2/2012 đến tháng 9/2012.
Số mẫu nghiên cứu của đề tài này là 192.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm chung:
- Giới
- Nghề nghiệp: + Trí thức.
+ Nông dân.
3.2.2. Nghiên cứuvề phân độ THA:
Phân độ THA theo WHO(1999-2003)
Huyết áp tâm thu
(mmHg)
< 120

Huyết áp tâm trương
(mmHg)
< 80


< 130

< 85

HA bình thường cao

130 - 139

85 - 89

THA độ 1

140 - 159

90 - 99

THA độ 2

160 - 179

100 - 109

THA độ 3

>= 180

>= 110

THA tâm thu đơn độc


>= 140

Phân loại
Tối ưu
HA bình thường

3.2.3. Nghiên cứu về đích hạ HA:
HA tối ưu

< 140/85

Mức hạ HA tối thiểu

< 150/90

10


3.2.4. Nghiên cứu về sử dụng thuốc hạ HA:
Nhóm thuốc

Số lượng

Tỉ lệ %

Nhóm ức chế men chuyển
Nhóm ức chế calci
Nhóm lợi tiểu
Nhóm ức chế Beta
Nhóm ức chế alpha

3.2.5. Nghiên cứu về phối hợp thuốc hạ huyết áp:
Lợi tiểu
Chẹn beta

Ức chế thụ thể
.

Chẹn alpha

Ức chế calci
Ức chế men chuyển

3.3. Xử lí số liệu:
Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê y học.

11


CHƯƠNG IV:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đăc điểm chung:
Bảng 1: Đánh giá THA theo tuổi:
Giới

Số lượng

Tỉ lệ %

Nam


66

34.3%

Nữ

126

65.7%

Tổng

192

100%

Đánh giá THA theo tuổi

34.3
Nữ
Nam
66

Nhận xét: Bệnh nhân nữ bị THA điều trị tại bẹnh viên Tuy An chiếm tỉ lệ cao.
Bảng 2: Đánh giá THA theo nghề nghiệp:
Nghề nghiệp

Số lượng


Tỉ lệ %

Trí thức

54

28%

Nông thôn

138

72%

Tổng

192

100%

12


54
trí thức
nông thôn
138

Nhận xét: Bệnh nhân bị THA là nông dân chiếm tỉ lệ cao được điều trị tại
khoa nội bệnh viện Tuy an.

4.2. Nghiên cứu về phân loại THA:
Bảng 3: Bảng phân loại THA.
Độ THA

Số lượng

Tỉ lệ %

THA độ 1

36

18.8%

THA độ 2

45

23.4%

THA độ 3

111

57.8%

Tổng

192


100%

111

120
100
80
60
40

THAđộ 1
36

45

THA độ 2
THA ĐỘ 3

20
0
SỐ LƯỢNG

Nhận xét: Bệnh nhân THA độ 3 nhập viện điều trị tại khoa nội chiếm đa số.

13


4.3. Nghiên cứu về thuốc điều trị hạ HA:
Bảng 4: Các nhóm thuốc điều trị hạ HA:
Nhóm thuốc


Số lượng

Tỉ lệ %

Ức chế men chuyển

162/192

84%

Ức chế calci

14/192

7%

Lợi tiểu

52/192

27%

Ức chế alpha

0/192

0%

ưc chế bêta


0/192

0%

Ức chế thụ thể

0/192

0%

0.9
0.8
0.7
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0

84%

Ức chế men chuyển
ức chế calci
Lợi tiểu

số
lượng


27%

ức chế alpha

7%
0%
0%
0%
tỉ lệ %

ức chế beta
ức chế thụ thể

Nhận xét: Thuốc điều trị huyết áp tại khoa nội được sử dụng nhiều nhất là
nhóm ức chế men chuyển chiếm 84%.
4.4. Nghiên cứu về phối hợp thuốc hạ huyết áp:
Bảng 5: Bảng phối hợp thuốc hạ huyết áp.
Phối hợp nhóm thuốc

Số lượng

Tỉ lệ %

01 nhóm thuốc

140/192

73%


02 nhóm thuốc

49/192

26%

03 nhóm thuốc

3/192

1%

14


0.8
0.7
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0

73%

1 nhóm thuốc
2 nhóm thuốc


26%

số
lượng

3 nhóm thuốc

1%
tỉ lệ%

Nhận xét: Đa số bệnh nhân THA được điều trị chỉ bằng một nhóm
thuốc,chiếm tỉ lệ 73%.
4.5. Nghiên cứu về thuốc hạ huyết áp sử dụng trong phố hợp thuốc.
Bảng 6: Bảng phối hợp thuốc của một số loại hạ huyết áp.
Phối hợp thuốc

Số lượng

Tỉ lệ %

Ức chế men chuyển và lợi tiểu

40/192

20.8%

Úc chế calci và lợi tiểu

9/192


4.6%

Ức chế men chuyển,ức chế calci và lợi tiểu

3/192

1.6%

0.25
0.2

20.80%
UCMC và lợi tiểu

0.15

UCCalci và lợi
tiểu
UCMC,uc calci và
lợi tiểu

0.1
0.05
0

4.60%
1.60%
Số Tỉ lệ%
lượng


Nhận xét: Phối hợp nhóm thuốc ức chế men chuyển với nhóm thuốc lợi
tiểu được sử dụng nhiều nhất khi điều trị THA tại khoa nội bệnh viện Tuy an.

15


4.6. Nghiên cứu về thuốc hạ huyết áp trong điều trị THA theo phân độ.
Bảng 7: Bảng điều trị THA theo phân độ.
Phân độ THA

Số nhóm thuốc phối hợp

Số lượng

Tỉ lệ%

1 nhóm thuốc

36/36

100%

2 nhóm thuốc

0/36

0%

3 nhóm thuốc


0/36

0%

1 nhóm thuốc

39/45

87%

2 nhóm thuốc

6/45

13%

3 nhóm thuốc

0/45

0%

1 nhóm thuốc

4/111

3.6%

2 nhóm thuốc


104/111

93.7%

3 nhóm thuốc

3/111

2.7%

Độ 1

Độ 2

Độ 3

Nhận xét: Toàn bộ bệnh nhân THA độ 1 được điều trị một nhóm thuốc.
Bệnh nhân THA độ 2 cũng được điều trị một nhóm thuốc rất cao (87%).
Bệnh nhân THA độ 3 được điều trị phối hợp hai nhóm thuốc chiếm tỉ lệ
cao (93.7%).
4.7. Nghiên cứu về đích hạ huyết áp
Bảng 8: Bảng về mức hạ huyết áp.
Mức hạ HA
Mức hạ HA tối ưu
(<140/85mmHg)
Mức hạ HA tối
thiểu(<150/90mmHg)

Số lượng


Tỉ lệ %

185/192

96.3%

7/192

3.7%

Nhận xét: sau đợt điều trị THA đa số bệnh nhân có huyết áp tối ưư
(<140/85) chiếm tỉ lệ 96.3%.

16


CHƯƠNG V:

BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 192 trường hợp bệnh nhân THA nhập viện và
điều trị tại khoa nôi bệnh viện đa khoa Tuy An từ tháng 2/2012 đến tháng
9/2012 thoả mãn tiêu chuẩn chọn mẫu, tôi nhận thấy:
5.1. Về đặc điểm chung:
Qua bảng 1, bảng 2 của kết quả nghiên cứu tôi nhận thấy rằng tỉ lệ bệnh
nhân nữ bị mắc bệnh THA cao gần gấp đôi bệnh nhân nam. Nghiên cúu này
cũng tương đồng với nghiên cứu của Phan Nhơn Long tại Bình Định [13]. Nghề
nông chiếm đa số trong số bệnh nhân THA, điều này cũng dễ hiểu vì Tuy an là
huyện có dân số đa phần làm nông. Những bệnh nhân này có cuộc sống khó
khăn nên việc khám, phát hiện bệnh nhằm ngăn ngừa bệnh sớm là điều khó thực
hiện. Đây là mấu chốt quan trọng góp phần làm cho tần suất bệnh THA ngày

càng tăng ở vùng nông thôn.Nghiên cứu của Phan Nhơn Long cũng có kết quả
tương tự [13].
5.2. Về đặc điểm và phân loại THA:
Theo nghiên cứu này thì trong các độ THA khi khảo sát ở trên bệnh nhân,
tôi nhận thấy:
THA độ 3 chiếm tỉ lệ cao nhất (57.8%) sau đó là THA độ 2 (chiếm
23.4%),THA độ 1 chiếm tỉ lệ thấp nhất. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Phan
Nhơn Longthì THA độ 1 chiếm ưu thế.Có sự khác biệt này là do nghiên cứu của
Phan Nhơn Long tại Bình Định [13] được thực hiện ở hai cơ sở y tế tư nhân
được công nhận khám và điều trị, còn nghiên cứu nàyđược thực hiện tại khoa
nội bệnh viện Tuy An, đa số bệnh nhân vào viện trong tình trạng cấp cứu về
THA. Do vậy trong nghiên cứu của tôi THA độ 3 chiếm đa số.
5.3. Về đặc điểm thuốc điều trị THA:
Theo nghiên cứu của tôi thì nhóm thuốc huyết áp được dùng phổ biến
nhất tại khoa nội là nhóm ức chế men chuyển chiếm tỉ lệ rất cao (84%) sau đó
mới đến nhóm thuốc lợi tiểu (27%).Trong khi đó, theo GS Nguyễn Địch, [7] tại
Bắc Mỹ, ưu tiên sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu khi HA > 140/90mmHg. Khi HA
17


>160/100 thì phải phối hợp hai nhóm thuốc trong đó bắt buộc phải có một nhóm
lợi tiểu ‘ nhóm thiazidque’ Tại châu Âu, nhóm thuốc ưu tiên để điều trị hạ HA
có thể chọn một trong bốn loại sau:
- Lợi tiểu
- Ức chế bêta.
- Ức chế calci.
- Kháng ức chế thụ thể.
Như vậy, việc dùng phổ biến nhóm ức chế men chuyển phổ biến trong
điều trị THA ở bệnh viện đa khoa Tuy An theo tôi có lẽ là do:
- Thói quen dùng thuốc của các bác sĩ điều trị.

- Nhóm thuốc ức chế men chuyển là thuốc thông dụng tại bệnh viện và nó
nằm trong danh mục thuốc của bảo hiểm y tế chi trả.
Như vậy, hội đồng khoa học kỹ thuật của bệnh viện cần thống nhất quan
điểm trong điều trị THA để phù hợp với khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt
Nam về chẩn đoán, điều trị và dự phòng THA.
5.4 Về đặc điểm phối hợp thuốc hạ HA và thuốc hạ HA sử dụng trong
phối hợp thuốc:
Nghiên cứu này cho thấy, trong số 192 bệnh nhân được điều trị THA tại
bệnh viện Tuy An đa phần là sử dụng một nhóm thuốc chiếm tỉ lệ cao (71%) và
nhóm thuốc dùng nhiều nhất là nhóm thuốc ức chế men chuyển. Theo khuyến
cáo của Hội tim mạch Việt Nam thì nhóm thuốc lựa chọn đầu tiên là nhóm lợi
tiểu,sau đó mới xem xét dùng đến các nhóm thuốc điều trị hạ huyết áp khác.
Tại khoa Nội bệnh viện Tuy An, khi phối hợp thuốc giữa nhóm thuốc lợi
tiểu với các nhóm thuốc hạ huyết áp khác chiếm tỉ lệ cao, điều này phù hợp với
khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam [1] về phối hợp thuốc.
5.5 Về đặc điểm sử dụng thuốc hạ huyết áp theo phân độ:
-Theo kết quả nghiên cứu, nhận thấy rằng, 100% bệnh nhân THA độ 1
được điều trị bởi một loại nhóm thuốc. Trong khi đó, theo khuyến các của Hội
tim mạch học Việt Nam [1] thì bệnh nhân THA độ 1 nên điều trị bằng phương
pháp không dùng thuốc. Điều trị bằng thuốc khi:
18


+ Có bất cứ biến chứng THA hoặc tổn thương cơ quan đích nào.
+ Hoặc có kèm đái tháo đường.
+ Hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong vòng 10 năm > 20%.
+ Nên khởi đầu điều trị THA độ 1 bằng nhóm thuốc lợi tiểu.
Tại khoa Nội bệnh viện Tuy An,việc điều trị THA độ 1 hoàn toàn bắt đầu
bằng thuốc và nhóm thuốc sử dụng chiếm đa số là nhóm ức chế men chuyển.
Cần xem xét lại vấn đề điều trị này.

- Bệnh nhân THA độ 2, khi được điều trị THA thì được sử dụng một
nhóm thuốc chiếm tỉ lệ cao (87%), điều này chưa phù hợp quan điểm điều trị
của Hội tim mạch Việt Nam hay Hội tăng huyết áp châu Âu hay Hội tăng huyết
áp Bắc Mỹ. [1] [2] [ 3] [4] [5] [6] [8]
- Bệnh nhân THA độ 3 chiếm tỉ lệ 93.7% được điều trị ít nhất hai loại
nhóm thuốc. Điều này phù hợp với quan điểm của các hội THA trên thế giới.
5.6. Về đặc điểm đích hạ huyết áp:
Bệnh nhân THA sau đợt điều trị tại khoa Nội bệnh viện Tuy An về mức
hạ huyết áp tối ưu chiếm tỉ lệ rất cao (96.3%). Đây là điều đáng mừng. Tuy
nhiên, cần điều trị dự phòng cho bệnh nhân THA khi bệnh nhân ra viện. Việc
điều trị dự phòng THA liên tục làm cho bệnh nhân có thể có cuộc sống lâu dài,
không trở thành một gánh nặng cho xã hội. [9] [10] [11]

19


CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 192 trường hợp bệnh nhân THA nhập viện điều trị tại
khoa Nội bệnh viện Tuy An Tôi thấy có những đặc điểm sau:
- Tỉ lệ bệnh nhân nữ bị THA chiếm tỉ lệ cao (65.7%).
- Bệnh nhân làm nghề nông bị THA chiếm đa số(72%).
- Bệnh nhân THA điều trị tại khoa Nội bệnh viện Tuy An phần lớn là
THA độ 3(57..8%).
- Nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất tại khoa Nội bệnh viện Tuy An trong
điều trị THA là nhóm ức chế men chuyển (84%).
- Đa số bệnh nhân được điều trị một loại nhóm thuốc (73%), việc kết hợp
hai nhóm loại thuốc trở lên rất thấp (27%).
- Mức hạ huyết áp tối ưu sau đợt điều trị bệnh nhân THA khá cao chiếm tỉ

lệ 96.3%.
- Một số trường hợp bệnh nhân được điều trị THA tại khoa Nội bệnh viện
Tuy An chưa đúng theo khuyến cáo của Hội THA Việt Nam nói riêng và Hội
tim mạch Việt Nam nói chung.

20


CHƯƠNG VII

KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu đề tài “Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện Tuy
An: Một vài nhận xét và bàn luận” tôi có một vài kiến nghị:
- Hội đồng khoa hoc-kỹ thuật của bệnh viện đa khoa Tuy an nên tổ chức
hội thảo để thống nhất quan điểm điều trị phù hợp với khuyến cáo của Hội tim
nmạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị và dự phòng THA.
- Hội đồng khoa học- kỹ thuật của bệnh viện Tuy an nên thường xuyên
cập nhật thông tin, những phương thức điều trị mới để công tác điều trị được tốt
hơn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng về dự
phòng THA nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về THA.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khuyến cáo chẩn đoán và xử trí tăng huyết áp – Hội tim mạch học Việt Nam - 2008.
2. Khuyến cáo chẩn đoán, điều trị và dự phòng tăng huyết áp - WHO/ISH 1999, 2003.
3. Khuyến cáo xử trí tăng huyết áp - Hội tăng huyết ap Anh quốc - 2004.
4. Khuyến cáo xử trí tăng huyết áp - Hội tăng huyết ap châu Âu - 2007.

5. Khuyến cáo xử trí tăng huyết áp - Hội tăng huyết áp Hoa kỳ - 2008.
6. Khuyến cáo phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp của
Liên uỷ ban Quốc gia Hoa kỳ lần thứ 7 (2003).
7. GS Nguyễn Địch, Một vài suy nghĩ về bệnh THA và quá trình sử dụng
phương thức điều trị - Tạp chí nội khoa-Hội nội khoa Việt Nam 2009.
8. GS-TS Huỳnh Văn Minh- Cập nhật chẩn đoán và điều trị THA ở người lớn Tạp chí nội khoa - Hội nội khoa Việt Nam 2009.
9. Những điểm cần biết về THA - NXB y hoc 2011.
10.GS-TS Nguyễn Lân Việt - Sổ tay xử trí THA-NXB y học 2010.
11.TS Hoàng Viết Thắng - Tìm hiểu kiến thưc phòng chống THA tại xã Thuỷ
Xuân Thừa Thiên Huế - Kỷ yếu toàn văn hội tim mạch miền trung mở rộng
lần tbứ nhất - 2001(175 - 180).
12.THA- Bệnh học nội khoa - NXB y học 2002.
BS CK2 Phan Long Nhơn - Nghiên cứu đặc điểm THA ở người lớn Bắc Bình
Định - Tạp chí nội khoa - Hội nội khoa Việt Nam.

22


MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
5. BÀN LUẬN.
6. KẾT LUẬN.
7. KIẾN NGHỊ.
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

23




×