Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở thành phố rạch giá tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.16 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN THỊ NGỌC NHI

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
MÁY ĐIỆN HÀNG HẢI TRONG NGHỀ LƯỚI KÉO
Ở THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN GIANG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHAI THÁC THUỶ SẢN

2006


TÓM TẮT

Trung

Đề tài “Khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới
kéo ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang” được thực hiện từ tháng
01/2006 – 07/2006 nhằm nắm bắt hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải để tìm
ra giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác trong nghề lưới kéo. Đề tài được tiến
hành bằng phương pháp thu thập các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu, báo
cáo của các cơ quan địa phương, sách, tạp chí, website. Thông tin sơ cấp được
phỏng vấn trực tiếp người sử dụng máy điện hàng hải theo bảng câu hỏi soạn
sẵn. Kết quả khảo sát cho thấy các loại máy điện hàng hải được trang bị trong
nghề lưới kéo ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang bao gồm máy đàm thoại
tầm gần, máy đàm thoại tầm xa, máy định vị và máy định vị kết hợp đo sâu dò


cá. Các loại máy điện hàng hải được ngư dân trang bị nhiều nhất vào thời gian
từ năm 1998 đến năm 2000 và chủ yếu được mua mới từ các cửa hàng trong
tỉnh (93,3%). Có 61,7% số tàu có các loại máy điện hàng hải do người bán
máy lắp đặt, 35% do ngư dân mua về tự lắp đặt, số còn lại được lắp đặt sẵn khi
mua tàu cũ. Người vận hành các loại máy này trên tàu có 100% là thuyền
trưởng (63,3% trình độ văn hóa cấp 2, 21% trình độ cấp 1 và 15% trình độ cấp
3). Ngư dân sử dụng nhiều chức năng của các loại máy này để phục vụ sản
tâmxuất
Học
liệuchưa
ĐHchưa
Cần
Thơđược
@ hết
Tàicácliệu
nhưng
sử dụng
chứchọc
năng.tập
Cácvà
loạinghiên
máy điện cứu
hàng hải được ngư dân đánh giá cần thiết trang bị, các loại máy có hiệu quả
đối với sản lượng đánh bắt và hành trình. Ngư dân chủ yếu gặp khó khăn về
vốn và kỹ thuật trong việc sử dụng máy điện hàng hải. Cần có biện pháp hỗ
trợ vốn và kỹ thuật cho ngư dân.

ii



MỤC LỤC

Trung

LỜI CẢM TẠ.................................................................................................. i
TÓM TẮT ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC.....................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG..................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................... vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
2.1 Tình hình khai thác thủy sản.................................................................. 3
2.1.1 Tình hình khai thác thủy sản thế giới .............................................. 3
2.1.2 Hiện trạng khai thác thủy sản Việt Nam.......................................... 4
2.1.3 Hiện trạng nghề khai thác thuỷ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ........ 8
2.2 Hiện trạng khai thác thủy sản ở tỉnh Kiên Giang ................................... 8
2.2.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 8
2.2.2 Ngư trường và nguồn lợi................................................................. 9
2.2.3 Năng lực khai thác ........................................................................ 11
2.2.4 Cơ cấu ngành nghề ....................................................................... 11
2.2.5 Sản lượng khai thác ...................................................................... 12
tâm Học
liệu
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
2.3 Máy
điệnĐH
hàngCần
hải...............................................................................
13 cứu
2.3.1 Tính năng các loại máy điện hàng hải ........................................... 13

2.3.2 Thông số kỹ thuật của một số loại máy điện hàng hải ................... 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 23
3.1 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 23
3.2.1 Thông tin thứ cấp.......................................................................... 23
3.2.2 Thông tin sơ cấp ........................................................................... 23
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................... 24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................. 25
4.1 Hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở thành phố
Rạch Giá tỉnh Kiên Giang ......................................................................... 25
4.1.1 Các loại máy điện hàng hải được trang bị trong nghề.................... 25
4.1.2 Mục đích sử dụng của các loại máy điện hàng hải......................... 28
4.1.3 Thông tin về vận hành và lắp đặt .................................................. 31
4.2 Hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải ................................................... 37
4.2.1 Mức độ cần thiết trang bị các loại máy điện trên tàu ..................... 37
4.2.3 Những khó khăn khi sử dụng máy điện hàng hải........................... 44
4.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải......... 44

iii


4.3.1 Các loại máy điện hàng hải trang bị trong nghề............................. 44
4.3.2 Giải pháp nâng cao khả năng trang bị ........................................... 45
4.3.3 Giải pháp nâng cao khả năng vận hành máy.................................. 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................... 47
5.1 Kết luận............................................................................................... 47
5.2 Đề xuất................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48
PHỤ LỤC..................................................................................................... 50


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv


DANH SÁCH BẢNG

Trung

Bảng 2.1:Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản của các vùng biển ............. 4
Bảng 2.2: Số lượng tàu thuyền và lao động nghề cá của tỉnh Kiên Giang...... 11
Bảng 2.3: Cơ cấu nghề khai thác của tỉnh Kiên Giang .................................. 12
Bảng 2.4: Cơ cấu nghề khai thác của thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang ....12
Bảng 2.5: Sản lượng khai thác năm 2005 của tỉnh Kiên Giang...................... 13
Bảng 2.6: Sản lượng thủy sản khai thác theo từng năm ................................. 13
Bảng 2.7: Sản lượng khai thác năm 2005 của Thành phố Rạch Giá .............. 13
Bảng 4.1: Số tàu trang bị các loại máy điện hàng hải .................................... 25
Bảng 4.2: Các hiệu máy điện được trang bị................................................... 27
Bảng 4.3 : Mục đích sử dụng máy đàm thoại ................................................ 28
Bảng 4.4: Chế độ băng tần sử dụng............................................................... 29
Bảng 4.5: Mục đích sử dụng máy định vị...................................................... 29
Bảng 4.6: Mục đích sử dụng máy định vị của tàu có công suất nhỏ hơn 90 CV
và lớn hơn 90 CV ......................................................................................... 30
Bảng 4.7: Mục đích sử dụng máy định vị kết hợp đo sâu dò cá..................... 31
Bảng 4.8: Giá thành các loại máy ................................................................. 34
Bảng 4.9: Số tiền trang bị máy điện hàng hải................................................ 35
tâmBảng
Học
liệu
Cần

học
và nghiên
4.10:
Sự ĐH
cần thiết
trangThơ
bị các@
loạiTài
máy liệu
điện trên
tàutập
...........................
37 cứu
Bảng 4.11: Sự cần thiết trang bị các loại máy điện hàng hải đối với tàu có công
suất lớn hơn 90 CV và nhỏ hơn 90 CV ......................................................... 38
Bảng 4.12: Hiệu quả sử dụng của các loại máy điện hàng hải ....................... 43
Bảng 4.13: Các trở ngại của ngư dân khi sử dụng máy điện hàng hải............ 44
Bảng 4.14: Các loại máy tối thiểu cần trang bị trong nghề ............................ 44
Bảng 4.15: Các giải pháp nâng cao khả năng vận hành máy điện hàng hải.... 46
Phụ lục A: Phiếu điều tra .............................................................................. 50
Phụ lục B1: Bảng thống kê số lượng, công suất tàu thuyền theo nghề toàn tỉnh
Kiên Giang ................................................................................................... 57
Phụ lục B2: Bảng thống kê số lượng, công suất tàu thuyền theo nghề ở thành
phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang ...................................................................... 58
Phụ lục B2: Bảng thống kê số lượng, công suất tàu thuyền theo nghề ở thành
phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang ...................................................................... 59
Phụ lục C2: Bảng thống kê thông số kỹ thuật số tàu điều tra công suất nhỏ hơn
90 CV ........................................................................................................... 60

v



DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Máy đàm thoại tầm gần hiệu Galaxy ............................................. 18
Hình 2.2: Máy đàm thoại tầm gần hiệu Supper2400 ..................................... 19
Hình 2.3: Máy đàm thoại tầm xa hiệu ICOM707 .......................................... 19
Hình 2.4: Máy định vị FurunoGP31.............................................................. 20
Hình 2.5: Máy định vị hiệu FurunoGP32 ...................................................... 21
Hình 2.6: Máy định vị - Dò cá – Hải đồ màu JMC V – 1080P ...................... 21
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Kiên Giang................................................................. 23
Hình 4.1: Thời điểm lắp đặt các loại máy điện hàng hải................................ 32
Hình 4.2: Nguồn gốc các loại máy điện hàng hải .......................................... 33
Hình 4.3: Hình thức lắp đặt các loại máy điện hàng hải trên tàu.................... 33
Hình 4.4: Trình độ văn hoá của người vận hành máy .................................... 36
Hình 4.5: Nguyên nhân biết sử dụng máy của người vận hành...................... 36
Hình 4.6: Mức độ cần thiết của máy đàm thoại tầm gần................................ 39
Hình 4.7: Mức độ cần thiết của máy đàm thoại tầm xa.................................. 40
Hình 4.8: Mức độ cần thiết trang bị máy định vị ........................................... 41
Hình 4.9: Sự cần thiết của máy định vị kết hợp với đo sâu dò cá................... 42

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Nước ta là một quốc gia ven biển có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thủy
sản, đặc biệt là khai thác thủy sản. Việt Nam có 3.260 km bờ biển từ Móng
Cái đến Hà Tiên. Vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần

diện tích đất liền. Đến nay vùng biển nước ta đã xác định được 2036 loài trong
đó có khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Trữ lượng toàn vùng biển ước đạt
4,2 triệu tấn, sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm (Trung tâm tin
học - Bộ Thủy Sản, 2006a).

Trung

Kiên Giang là một tỉnh ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc Đồng
bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng để phát triển thủy sản, nhất là khai
thác thủy sản. Vùng biển Kiên Giang được xác định là một trong những ngư
trường trọng điểm của cả nước. Biển Kiên Giang là một bộ phận của vịnh Thái
Lan chiếm khoảng 21% diện tích, tương đương với 63.300 km2. Đường bờ
biển của Kiên Giang kéo dài từ Hà Tiên đến giáp Cà Mau gần 200 km. Hiện
nay Kiên Giang là một trong những tỉnh có nghề khai thác phát triển nhất của
khu vực, năm 2005 toàn tỉnh có 7.700 chiếc tàu. Thành phố Rạch Giá là khu
vực có nhiều tàu khai thác nhất của tỉnh Kiên Giang (Sở Thủy sản Kiên Giang,
tâm2005).
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tuy nhiên, nghề cá hiện nay ở Việt Nam hoạt động chủ yếu ở vùng gần bờ,
khả năng khai thác và sản lượng thường thấp và giá trị kinh tế không cao. Ở
nước ta, có khoảng 80% số lượng tàu thuyền hoạt động chủ yếu ở vùng nước
ven bờ trong khi vùng này chỉ chiếm 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế
của nước ta (Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, 2006). Điều này chỉ ra rằng
tình trạng khai thác ở vùng nước ven bờ luôn bị quá mức, vùng biển nước ta
đang đứng trước nguy cơ nguồn lợi hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt. Trong
khi đó nguồn lợi hải sản vùng biển xa bờ chưa được khai thác một cách có
hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả khai thác và phát triển nghề cá của nước ta một cách bền
vững cần phải nâng cao được hiệu quả sử dụng của các máy móc, trang thiết bị
trên tàu mà đặc biệt là máy điện hàng hải trên tàu. Máy điện hàng hải là các

máy móc được trang bị trên tàu để phục vụ cho việc hành trình an toàn và sản
xuất có hiệu quả. Tuy nhiên việc trang bị và vận hành các loại máy điện hàng
hải của ngư dân còn hạn chế.
Trước hiện trạng trên của nghề khai thác đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài
“Khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở

1


Thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang” nhằm phân tích đánh giá lại hiện
trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo và tìm ra những giải
pháp thích cho để nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải làm tăng hiệu
quả khai thác của nghề lưới kéo.
Mục tiêu đề tài
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu nắm bắt được hiện trạng sử dụng máy điện
hàng hải trong nghề lưới kéo ở Thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang để tìm ra
những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác
Nội dung của đề tài
Để thực hiện đề tài “Khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong
nghề lưới kéo ở Thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang”, các nội dung nghiên
cứu chủ yếu bao gồm:
(i) Khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải;
(ii) Đánh giá hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải;
(iii) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải.
Thời gian thực hiện đề tài
tài được
hiện
trongThơ
thời gian
tháng

01/2006
tại cứu
Trung tâmĐềHọc
liệuthực
ĐH
Cần
@ từTài
liệu
họcđến
tậptháng
và 07/2006
nghiên
Thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình khai thác thủy sản
2.1.1 Tình hình khai thác thủy sản thế giới
Nghề khai thác thủy sản trên thế giới trong nửa thế kỷ qua phát triển khá
mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến 1970 tăng 3,5 lần (từ
20 triệu tấn đến 70 triệu tấn). Sau đó nghề cá bước vào thái ổn định, mặc dù
ngư cụ phương tiện thăm dò, các hạm đội đánh bắt ngày một tối tân và hoàn
thiện hơn. Bước vào thập kỷ 80, 90 toàn thế giới khai thác được 80 triệu tấn
thủy sản, trong đó cá chiếm 68 triệu tấn, thân mềm chiếm 5,2 triệu tấn, giáp
xác chiếm 3,3 triệu tấn và rong tảo 2,9 triệu tấn. Trong tổng số trên, cá nội địa
chiếm khoảng 11%,còn lại là từ biển và đại dương (Vũ Trung Tạng, 2004).


Trung

Tính riêng hải sản, cá chiếm 83% tổng số, sau là giáp xác với 4,6%, thân mềm
7,1%, rong tảo 4,1%, số còn lại là giun biển, cầu gai và thú biển. Lượng cá
khai thác tập trung chính ở nhóm cá trích 21%, cá Gadus 15,9%, cá thu 6,4%,
cá gai 5,1%, cá ngừ 3,3%, cá Merlucidae 2,6% và cá bơn 2% của tổng sản
lượng cá. Sau cá là thân mềm như các loài hai vỏ và chân đầu. Giáp xác khai
tâmthác
Học
Cần
Thơ
@tômTài
tập superba
và nghiên
đượcliệu
gồmĐH
chủ yếu
là tôm,
cua,
lân.liệu
Loài học
Euphausia
là thức cứu
ăn chủ yếu của cá voi, song cá voi bị khai thác săn bắt quá nhiều nên giáp xác
trở thành nguồn lợi mới của con người và rất giàu có ở biển Nam cực. Sản
lượng E.superba được đánh giá khoảng 2-3 tỉ tấn và hàng năm tăng 1,3-1,4 tỉ
tấn. Các loài tảo được khai thác chủ yếu là tảo nâu (2,1 triệu tấn) và tảo đỏ
(0,8 triệu tấn), còn ít nhất là tảo lục (4000 tấn) (Vũ Trung Tạng, 2004).
Những ngư trường truyền thống của nghề cá có xu hướng cạn kiệt dần. Do vậy
hướng phát triển của nghề cá đại dương đang có những thay đổi: a) đưa việc

khai thác từ Bắc Bán cầu xuống Nam Bán cầu, b) đưa nghề cá từ bờ ra khơi, từ
tầng nước mặt đến các tầng nước sâu của đại dương và c) tìm thêm những đối
tượng khai thác mới (Vũ Trung Tạng, 2004).
Theo P.A.Moixev (1969) và các chuyên viên c ủa FAO (1987), đại dương cũng
chỉ có khả năng cung cấp cho con người mỗi năm 100 triệu tấn hải sản, còn
vượt quá, nguồn lợi sẽ rơi vào tình trạng suy giảm. Để bù đắp lượng đạm động
vật mà đại dương không thể tự sản xuất được, con người phải đẩy mạnh việc
nuôi trồng thủy sản và nuôi thả biển (mariculture) theo hướng biến những
vùng nước ven bờ thành những trang trại, tương tự như nghề chăn nuôi trên
cạn (Vũ Trung Tạng, 2004).

3


2.1.2 Hiện trạng khai thác thủy sản Việt Nam
Ngư trường và nguồn lợi
Việt Nam có 3.260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ
8o23' N đến 21o39' N. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải của Việt Nam rộng
226.000 km2 và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần
diện tích đất liền.
Trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho
phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn
tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.
Bảng 2.1:Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản của các vùng biển
Vùng biển

Trữ lượng (tấn)

Khả năng khai thác (tấn)


Vịnh Bắc bộ
Vùng biển miền Trung

542.730
622.494

256.092
298.998

Đông Nam bộ
Tây Nam bộ
Giữa biển Đông

908.879
478.689
510.000

415.952
223.075
230.000

Trung tâmToàn
Họcvùng
liệu
@ Tài liệu học tập1.426.617
và nghiên cứu
biểnĐH Cần Thơ
3.072.792
Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị
kinh tế. Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài

giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là
tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ. Động vật thân mềm có khoảng
2.500 loài, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (sản
lượng cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm). Hàng năm có thể khai thác
từ 45 đến 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v...
Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển
và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v. (Trung Tâm Tin Học - Bộ
Thuỷ Sản, 2006a).
Năng lực tàu thuyền khai thác thủy sản
Cuối năm 2004 chúng ta đã có 85.430 chiếc tàu gắn máy, tổng công suất tàu
là 4.721.701 CV (Thông tin KHCN & Kinh tế thủy sản, số 10/2005).
Năm 2005, tổng số tàu thuyền đóng mới đến cuối năm 2005 là 90.880 chiếc,
với tổng công suất là 5.317.447 CV, tăng 23% về số lượng và tăng 64% về
công suất so với năm 2000 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006).

4


Cơ cấu nghề khai thác
Phần lớn tàu đánh bắt đều có kiêm nghề, ở các tỉnh phía Bắc nghề cá đáy
chiếm 33 - 35%, cá tầng trên khoảng 65%. Các tỉnh miền Trung nghề cá đáy
chiếm 31 - 32%, cá tầng trên chiếm 68 - 69%. Ở các tỉnh phía Nam tỷ trọng
nghề cá tầng đáy và tầng trên tương đương nhau. Nghề lưới kéo ở tầng nước
sâu 50 - 100m trong những năm qua còn bị hạn chế bởi số tàu cỡ lớn có khả
năng đánh bắt ở tầng đáy rất ít.
Nghề nghiệp khai thác ở nước ta rất đa dạng phong phú về quy mô cũng như
tên gọi. Theo thống kê chưa đầy đủ, có trên 20 loại nghề khác nhau, được xếp
vào 6 họ nghề chủ yếu. Theo thống kê tại 19 địa phương cuối năm 1997, cơ
cấu nghề nghiệp của đội tàu đánh cá xa bờ ước tính như sau:
- Nghề lưới kéo khoảng 34,2% số lượng tàu khai thác hải sản.

- Nghề lưới vây chiếm 21,1% số lượng tàu khai thác hải sản.
- Nghề lưới rê chiếm 20,4% số lượng tàu khai thác hải sản.
- Nghề câu 17,3% số lượng tàu khai thác hải sản.
- Nghề mành vó chiếm 5% số lượng tàu khai thác hải sản.
- Nghề khác chiếm 2% số lượng tàu khai thác hải sản (Trung tâm Tin học Bộ Thủy sản, 2006a).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Lao động khai thác thủy sản
Ðến năm 2003, toàn ngành thuỷ sản có 1.022.253 lao động đánh bắt hải sản,
trong đó hoạt động gần bờ 862.887 người, chiếm tỷ trọng 84%, hoạt động xa
bờ 159.366 người, chiếm tỷ trọng 15,6% (Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản,
2006b).
Trình độ văn hóa của ngư dân còn thấp, với 68% chưa tốt nghiệp tiểu học, hơn
20% tốt nghiệp tiểu học, gần 10% có trình độ trung học cơ sở và 0,65% có
bằng tốt nghiệp ở trường dạy nghề hoặc đại học. Chính vì thế việc tiếp thu các
kiến thức và kỹ thuật khai thác hiện đại gặp nhiều khó khăn (Thông tin KHCN
& Kinh tế thủy sản, số 10/2005).
Ngành thuỷ sản đang tích cực đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ
lao động nghề cá để họ tiến kịp với sự phát triển về ứng dụng khoa học, công
nghệ, trang bị của đội tàu xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác.
Sản lượng khai thác
Sản lượng khai thác nước ta năm 2004 đạt 1.724.200 tấn. Năm 2005 sản lượng
khai thác đã lên đến 1.809.700 tấn (Hồng Minh, 2006). Theo đánh giá của
Viện Nghiên cứu Thủy sản, nguồn lợi thủy sản của nước ta có trữ lượng
5


khoảng 3,5 – 4 triệu tấn và nguồn lợi dao động trong từng năm một, tùy thuộc
vào lượng bổ sung, môi trường và các điều kiện thiên nhiên khác. Khả năng
cho phép khai thác là 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Như thế cho thấy sản lượng khai

thác của nước ta đến ngưỡng trên của khả năng khai thác cho phép (Báo Điện
tử Đài tiếng nói Việt Nam, 2006).
Theo ông Purwito Martosubroto, Vụ Nghề cá (FAO), trong một nghiên cứu
khác của mình cũng cho biết, sản lượng khai thác của một số loài đã bị giảm
sút đáng kể, và thuộc nhóm cá tạp không xác định. Nhóm cá tạp chiếm khoảng
70% tổng sản lượng khai thác cá biển, ngoài ra là một số loài quan trọng khác,
gồm mực (10%), tôm (1,3%), cá ngừ (1,2%). Sản lượng khai thác dưới độ sâu
50 m chiếm tới trên 82% tổng sản lượng khai thác. Nguyên nhân của sự khai
thác vượt mức sản lượng thuỷ sản gần bờ, TS. Nguyễn Long, Phó Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Hải sản, cho rằng, là do quy mô nghề cá nước ta nhỏ, 72%
số lượng tàu thuyền có công suất dưới 45 CV và sản lượng khai thác dưới độ
sâu 50 m chiếm tới trên 82% tổng sản lượng khai thác. Như vậy, hầu hết các
tàu đánh cá ở các tỉnh trong vùng đều là tàu công suất nhỏ, chỉ đủ khả năng
khai thác ở khu vực gần bờ (Hà Yên, 2003).

Trung

Theo thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm
2006 thì sản lượng hải sản khai thác 961.000 tấn, tăng 3,1% (Vụ cá Nam sản
tâmlượng
Họckhá,
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
do các loại cá xuất hiện dày và kéo dài ở vùng biển nam Trung bộ;
trong khi cá ngừ đại dương xuất hiện ít hơn so với năm trước) (Tổng Cục
Thống Kê, 2006).
Những vấn đề tồn tại
Vấn đề khai thác quá mức ở vùng nước ven bờ: Ở nước ta, có khoảng trên
80% số lượng tàu thuyền lại hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ trong khi
vùng này chỉ chiếm 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Ðiều

này chỉ ra rằng tình trạng khai thác ở vùng nước ven bờ chính là vùng khai
thác truyền thống của Việt Nam nên luôn bị quá mức và sức ép khai thác ở
vùng này vẫn ngày một gia tăng (vì số lượng tàu nhỏ vẫn gia tăng hằng năm).
Tình trạng này đã gây tổn hại tới nguồn lợi vì các vùng nước ven bờ vốn là nơi
tập trung các bãi đẻ cho các đàn thủy sản bố mẹ và là nơi sinh cư của các thế
hệ thuỷ sản.
Vấn đề sử dụng ngư cụ và phương pháp đánh bắt có hại: Hầu hết các ngư cụ
được sử dụng trong thực tế đều vi phạm quy định về kích thước mắt lưới, như
kích thước mắt lưới ở đụt lưới kéo, ở tùng lưới vây, và kích thước mắt lưới rê
3 lớp... do kích thước mắt lưới quá nhỏ nên tỷ lệ cá con bị đánh bắt cao. Các

6


ngư cụ có hại vẫn hoạt động, hủy diệt nhiều cá con như các nghề đăng đáy cửa
sông, te đẩy...
Chưa khống chế được số lượng tàu thuyền khai thác: Ngoài việc số lượng tàu
thuyền quá đông, tình trạng tự do tham gia đánh bắt của các tàu cỡ nhỏ cũng là
nguyên nhân dẫn đến số lượng tàu cỡ nhỏ tăng bình quân mỗi năm tới 2.300
chiếc. Việc không kiểm soát được sự gia tăng của số lượng tàu thuyền nên đã
xảy ra sự mất cân đối giữa năng lực khai thác và khả năng của nguồn lợi. Vì
vậy hiệu quả kinh tế của các hoạt động khai thác ngày càng giảm dần. Vấn đề
cấp bách hiện nay là cần có biện pháp quản lý hữu hiệu để giảm sức ép khai
thác ven bờ, nghĩa là giảm và khống chế số lượng tàu thuyền ở mức độ hợp lý,
cân đối với khả năng hiện có của nguồn lợi.

Trung

Vấn đề cạnh tranh trong khai thác hải sản: Do nguồn lợi bị suy giảm, số lượng
tàu đánh cá lại quá nhiều, nên hiệu quả khai thác đạt được ngày càng thấp, lợi

nhuận thu được của mỗi tàu ngày càng giảm. Ðể đảm bảo chi phí, các tàu đánh
cá buộc phải tăng cường độ khai thác như: tăng số mẻ lưới trong một ngày
đêm, tăng số ngày hoạt động, giảm kích thước mắt lưới, tăng công suất phát
sáng... để tận thu sản lượng. Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều tàu cá
xa bờ lại vào đánh bắt ven bờ, đặc biệt ở khu vực Vịnh Bắc Bộ gây nên tình
trạng cạnh tranh giữa các nghề khai thác khác nhau trong cùng một ngư
tâmtrường.
Học Ðây
liệuchính
ĐHlàCần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
một vấn đề mà chúng ta cần phải suy nghĩ trong việc cơ
cấu lại đội tàu khai thác. Sự phát triển nghề cá thiếu kiểm soát như trên không
những gây ra sự suy giảm nguồn lợi nói chung mà còn dẫn đến việc nhiều loài
hải sản quan trọng có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Kỹ thuật khai thác hải sản xa bờ còn nhiều yếu kém: Do trình độ văn hóa của
ngư dân còn thấp, ngư dân còn lúng túng và đạt hiệu quả kinh tế thấp khi khai
thác ở những ngư trường xa bờ; việc tiếp thu các kiến thức và kỹ thuật khai
thác hiện đại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi phát triển nghề cá xa bờ, họ gặp
phải các khó khăn như: Chưa nắm chắc được ngư trường của vùng biển xa bờ,
quy mô tàu cá còn nhỏ, khả năng chịu sóng gió kém, chưa nắm chắc kỹ thuật
khai thác ở vùng biển xa bờ.
Vấn đề quản lý nghề cá còn nhiều bất cập: Năm 2002 sản lượng khai thác của
nước ta đã vượt qua ngưỡng cho phép khai thác 1.400.000 tấn. Tuy vậy số
lượng tàu thuyền vẫn tăng hàng năm. Rõ ràng cần phải nhanh chóng có biện
pháp quản lý để giảm số lượng tàu nhỏ khai thác ven bờ, điều tiết số lượng tàu
khai thác xa bờ một cách hợp lý (Thông tin KHCN & Kinh tế thủy sản, số
10/2005).

7



2.1.3 Hiện trạng nghề khai thác thuỷ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đồng Bằng Sông Cửu Long là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông với
tổng diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha bằng 5% diện tích toàn lưu vực, bao
gồm 13 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà
Mau, chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên và dân số năm 1995 là 16,2 triệu
người chiếm 22% dân số cả nước. Đồng Bằng Sông Cửu Long có bờ biển dài
trên 700 km chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, khoảng 360.000 km 2 vùng
kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, vùng thềm lục địa có thế
mạnh về hải sản, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, đặc biệt là khai thác
thủy sản. Trữ lượng hải sản có khả năng cho phép khai thác hàng năm khoảng
630.000 tấn/năm hải sản các loại, có 25 cửa luồng lạch thuận tiện cho tàu
thuyền đánh cá trú đậu và lưu thông sâu vào đất liền (Bộ Kế hoạch và Đầu tư
– Viện Chiến lược phát triển, 2006).

Trung

Năm 2003 số tàu khai thác thủy sản của vùng là 22.882 chiếc, tổng công suất
đạt 1.781.180 CV. Trong đó số tàu khai thác xa bờ có 4.727 chiếc, tổng công
suất là 1.100.370 CV. Số lao động tham gia khai thác thủy sản là 407.260
người. Sản lượng khai thác đạt 681.607 tấn, trong đó có 498.684 tấn cá và
tôm.ĐH
Sản lượng
thác@
xa Tài
bờ đạtliệu
372.383
(Trung

Tin học cứu
tâm69.529
Họctấn
liệu
Cần khai
Thơ
họctấntập
vàtâm
nghiên
- Bộ Thủy Sản, 2006b).
Chiến lược phát triển thuỷ sản của vùng là: Xây dựng ngành thủy sản là ngành
kinh tế quan trọng, đảm bảo thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng của
vùng, xuất khẩu chiếm trên 50% cả nước. Gia tăng năng lực khai thác biển.
Giảm dần đánh bắt gần bờ, tăng đánh bắt biển khơi, vùng biển xa (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư - Viện chiến lược phát triển, 2006).
2.2 Hiện trạng khai thác thủy sản ở tỉnh Kiên Giang
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
Kiên Giang là một tỉnh ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý từ 104º40’ – 105º32’ kinh độ Đông và
9º23’55" – 10º32’30" vĩ độ Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là
6.269 km2, trong đó đất liền là 5.638 km2 và hải đảo 631 km2 (đảo lớn nhất là
Phú Quốc 567 km2). Lao động cho ngành nông nghiệp chiếm 79%, riêng
ngành thuỷ sản chiếm 6,7% tập trung nhiều ở Phú Quốc, thị xã Rạch Giá, Kiên
Hải, Hà Tiên và các địa phương ven biển.

8


Kiên Giang có biển, có hệ thống sông ngòi kinh rạch và đường bộ rất đa dạng,
có 12 cảng và bến cá, có 2 sân bay nên việc lưu thông với các nơi trong nước

cũng như quốc tế rất thụân lợi. Đây là điều kiện tốt cho nghề cá Kiên Giang
phát triển mạnh (Huỳnh Văn Gành, 2002).
2.2.2 Ngư trường và nguồn lợi
Ngư trường
Vùng biển Kiên Giang nằm gọn trong vịnh Thái Lan bờ biển gần 200 cây số
chạy dài từ biên giới Việt Nam – Campuchia (Hà Tiên) đến địa phận Cà Mau
(Rạch Tiểu Dừa). Biển Kiên Giang là bộ phận về phía Đông của vịnh Thái
Lan nên có đủ tính chất, đặc điểm của vịnh này.
Độ sâu: đây là vùng biển nông, đáy biển tương đối bằng phẳng, độ sâu trung
bình là 55 m. Đường đẳng sâu có xu hướng song song bờ.
Chất đáy: Cấu tạo chất đáy chủ yếu là bùn, bùn pha cát hoặc bùn pha cát có
lẫn với vỏ các nhuyễn thể, đôi chỗ có san hô và hải miên hình ly.

Trung

Nhiệt độ: Nhiệt độ nước biển trên mặt và dưới độ sâu trong phạm vi 20 m luôn
gần giống nhau. Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11) nhiệt độ trung bình là
C, dao động từ 29 - 35º C; mùa nắng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau)
tâm31,9º
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nhiệt độ trung bình 28º C (dao động từ 26 - 31º C). Tháng 4 và tháng 11 giao
mùa, nhiệt độ trung bình là 30,6º C (dao động từ 27- 33º C).
Sóng biển: tuỳ mùa, theo hướng và sức gió. Mùa khô sóng có hướng thiên Bắc
hoặc thiên Đông (Đông Bắc, Đông Nam) thường đạt cấp 3 rất ít ngày có sóng
cấp 4 hoặc cấp 5. Tháng 1, tháng 2 có những ngày lặng sóng. Về mùa mưa,
sóng biển có hướng Tây và hướng Tây Nam, sóng Tây Nam là chủ yếu. Đầu
và giữa mùa mưa có sóng to gió lớn nhiều, đôi lúc trở thành cơn bão, tháng 5
trung bình có 6,3 ngày biển động.
Thủy triều: Vùng biển Kiên Giang có chế độ nhật triều, triều có độ lớn trên

dưới 1 m (cao nhất 1,5 – 1,6 m, thấp nhất từ 0,2 – 0,3 m).
Độ pH và độ mặn: Độ pH của vùng biển Kiên Giang thường dao động từ 7 –
8,5. Độ mặn biến động trong năm từ 26‰ – 33‰, ở tầng mặt và tầng đáy là
28‰ đến 34‰.
Hàm lượng muối dinh dưỡng trong nước biển khá cao: Muối Silic từ 0 đến
500 mg/lít; hàm lượng Oxy hoà tan thường đạt bão hoà.
Sinh vật phù du (động vật và thực vật phù du) rất nhiều và phức tạp (Huỳnh
Văn Gành, 2002).

9


Nguồn lợi thủy sản
Vùng biển Tây Nam (Kiên Giang và Cà Mau) có diện tích 63.290 km 2 , trữ
lượng ước tính 464.660 tấn hải sản, trong đó cá nổi chiếm khoảng 51% bằng
239.280 tấn, khả năng cho phép khai thác 40% trữ lượng là 95.610 tấn. Cá đáy
chiếm 49% trữ lượng, khả năng cho phép khai thác 50% trữ lượng là 112.690
tấn. Vùng biển Kiên Giang có thể đánh bắt quanh năm. Vào mùa gió Đông
Bắc, tôm cá có xu hướng di chuyển vào gần bờ, tập trung ở độ sâu 10 - 20 m.
Thời kỳ gió Tây Nam, cá di chuyển ra khơi ngư dân thu được sản phẩm tốt có
giá trị kinh tế cao.
Vùng biển Tây Nam có khoảng 315 loài của 149 giống thuộc 83 họ tôm cá
sống ở đây, cá đáy và gần đáy chiếm khoảng hơn 50%. Có khoảng 20 loài cá
kinh tế thường gặp và chiếm sản lượng cao thuộc 16 họ như: họ cá liệt, họ cá
khế, họ cá trích, họ cá thu, họ cá lượng, họ cá thiều, họ cá hồng, họ cá sạo, họ
cá phèn, họ cá mối, họ cá móm, họ cá cơm, họ cá đù, họ cá bò, họ cá nhồng…
Tôm có khoảng 23 loài thuộc họ tôm he, trong đó tôm thẻ chiếm khoảng 30 35%, tôm chì 15 - 20%. Mực ở vùng biển Kiên Giang mới phát hiện được 23
loài, trong đó mực ống (Loligo), mực nang (Sepia) đạt giá trị kinh tế cao và
chiếm trên 90% sản lượng.
Kiên

Giang
có nhiều
cá lớn
Trung tâmBiển
Học
liệu
ĐH
Cầnbãi
Thơ
@như:
Tài liệu học tập và nghiên cứu
-

Bãi cá Tây Nam Phú Quốc có diện tích 810 km 2 trữ lượng ước tính là
37.000 tấn có thể khai thác quanh năm.

-

Bãi cá Tây Nam bộ (ngoài khơi huyện An Biên, từ quần đảo Nam Du kéo
dài đến vùng biển Cà Mau) có diện tích 1.025 km 2 , trữ lượng ước tính
54.970 tấn. Chất đáy là cát pha bùn có lẫn vỏ nhuyễn thể. Có thể khai thác
quanh năm nhưng tốt nhất vào tháng 7 đến tháng 3 năm sau.

-

Bãi tôm Tây Bắc Phú Quốc có diện tích rộng 1.355 km 2 , độ sâu đánh bắt
tốt nhất là từ 15- 20 m. Đáy biển ít bùn, độ trong và độ mặn cao, trữ lưọng
ước tính khoảng 1.056 tấn. Mùa khai thác tốt nhất từ tháng 6 đến tháng 1
năm sau. Tôm thẻ chiếm tỉ lệ 60% về mùa khô; tôm chì đạt từ 10 - 30%.


-

Bãi tôm Nam Du chiếm diện tích 10.925 km 2 , độ sâu đánh bắt tốt nhất từ
10- 22 m. Trữ lượng ước tính 3.960 tấn. Mùa vụ đánh bắt vào tháng 10 đến
tháng 3 năm sau.

-

Bãi mực Đông Nam và Tây Nam Phú Quốc, trữ lượng ước tính: mực nang
3.700 tấn, mực ống 1.270 tấn. Tháng 4 đến tháng 9 là mùa vụ khai thác ở
vùng Tây Nam Phú Quốc. Tháng 10 đến tháng 3 năm sau đánh bắt ở 2 khu
vực Nam và Đông Nam Phú Quốc (Huỳnh Văn Gành, 2002).
10


2.2.3 Năng lực khai thác
Trong những năm qua, tàu thuyền và nghề cá tỉnh Kiên Giang phát triển nhanh
về số lượng và công suất. Đến ngày 31/12/2005 toàn tỉnh có 7.700 chiếc, tổng
công suất đạt 1.170.446 CV, bình quân 152 CV/chiếc (Bảng 2.2). Tàu có công
suất nhỏ hơn 90 CV có 4.718 chiếc, chiếm 61,3% tổng số tàu toàn tỉnh. Tàu có
công suất lớn hơn 90 CV có 2.982 chiếc, chiếm 38,7% tổng số tàu (Phụ lục
B1). Tuy năng lực phương tiện khai thác tương đối khá nhưng nhìn chung đều
khai thác theo lối thủ công và bán thủ công, sản xuất nhỏ lẻ mang tính chất gia
đình và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu mạnh dạn trong khai thác xa bờ.
Thiếu các mô hình khai thác ở qui mô lớn, hoạt động xa khơi và dài ngày.
Chưa áp dụng những tiến bộ mới trong kỹ thuật khai thác và bảo quản sản
phẩm sau thu hoạch.
Tổng số lao động trong khai thác thuỷ sản đến năm 2005 là 53.500 người, tăng
7.055 người so với năm 2000 (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Số lượng tàu thuyền và lao động nghề cá của tỉnh Kiên Giang

Năm

Trung

Số lượng
(chiếc)
tâm Tổng
Họccông
liệu
suất (CV)
Bình quân mã
lực/chiếc
Tổng số lao
động (người)

2000

2001

2002

2003

2004

2005

6.635

6.821


7.030

7.390

7.565

7.700

ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
626.047

701.944 81.4570

989.655

105.9110 117.0446

94,36

102,91

117,87

133,92

140

152


46.445

47.747

49.201

51.730

52.955

53.500

Nguồn tài liệu: Sở Thuỷ Sản Kiên Giang, 2005.
2.2.4 Cơ cấu ngành nghề
Trên toàn tỉnh Kiên Giang có 7.700 chiếc tàu, số tàu lưới kéo có 4.090 chiếc
chiếm 53,1% tổng số tàu trên toàn tỉnh. Trong đó tàu có công suất lớn hơn 90
CV có 2.237 chiếc chiếm 75% tổng số tàu có công suất lớn hơn 90 CV. Tàu có
công suất nhỏ hơn 90 CV có 1.853 chiếc, chiếm 39,2% trong tổng số tàu có
công suất nhỏ hơn 90 CV (Bảng 2.3).

11


Bảng 2.3: Cơ cấu nghề khai thác của tỉnh Kiên Giang
Tổng số tàu

Tàu > 90 CV

Tàu < 90 CV


Nghề

Số lượng
(chiếc)

Tỷ lệ
(%)

Số lượng
(chiếc)

Tỷ lệ
(%)

Số lượng
(chiếc)

Tỷ lệ
(%)

Cào

4.090

53,1

2.237

75


1.853

39,2

Các nghề khác

3.610

46,9

745

25

2.874

60,8

Nguồn tài liệu: Chi cục BVNL Thủy sản Kiên Giang, 2005.
Cơ cấu nghề của thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang
Tổng số tàu của thành phố Rạch Giá có 2.109 chiếc chiếm 27,4% số tàu trên
toàn tỉnh Kiên Giang. Số tàu lưới kéo của thành phố Rạch Giá có 1.508 chiếc
chiếm 36,9% số tàu lưới kéo trong toàn tỉnh và chiếm 71,5% tổng số tàu của
thành phố Rạch Giá. Trong đó tàu lưới kéo có công suất lớn hơn 90 CV có
1.107 chiếc chiếm 73,4% và tàu có công suất nhỏ hơn 90 CV có 401 chiếc
chiếm 26,6% tổng số tàu lưới kéo của toàn thành phố Rạch Giá (Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Cơ cấu nghề khai thác của thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang
Tổng số tàu

Tàu > 90 CV


Tàu < 90 CV

Trung tâm Nghề
Học liệu ĐHSốCần
Thơ @ Tài liệuTỷhọc
tập
và nghiên
cứu
lượng Tỷ lệ Số lượng
lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Cào
Các nghề khác

(chiếc)

(%)

(chiếc)

(%)

(chiếc)

(%)

1.508


71,5

1.107

79,2

401

56,4

601

28,5

291

20,8

310

43,6

Nguồn tài liệu: Chi cục BVNL Thủy sản Kiên Giang, 2005.
2.2.5 Sản lượng khai thác
Sản lượng khai thác năm 2005 của tỉnh Kiên Giang đạt 305.565 tấn, đạt
101,2% kế hoạch năm, tăng 3,41% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá là
214.206 tấn, sản lượng tôm là 30.650 tấn, mực là 28.100 tấn (Bảng 2.5). Qua
Bảng 2.6 cho thấy sản lượng thủy sản những năm gần đây luôn tăng.

12



Bảng 2.5: Sản lượng khai thác năm 2005 của tỉnh Kiên Giang
Năm 2005

Sản lượng (tấn)

Tổng sản lượng
Cá 1 - 3

305.565
30.656

Cá 4 - 6
Cá 7
Tôm

73.300
110.250
30.650

Mực

28.100

Hải sản khác

32.600

Bảng 2.6: Sản lượng thủy sản khai thác theo từng năm

Năm
Sản lượng (tấn)

2000

2001

239.219

256.200

2002
270.000

2003

2004

2005

286.000

295.000

305.565

Nguồn tài liệu: Sở Thủy sản Kiên Giang, 2006.
Sản lượng khai thác của thành phố Rạch Giá

Trung


Tổng sản lượng khai thác của Thành phố Rạch Giá năm 2005 đạt 139.595 tấn
chiếm 45,7% sản lượng khai thác toàn tỉnh Kiên Giang. Trong đó sản lượng cá
tâmlàHọc
liệu
Cầntôm
Thơ
@ tấn,
Tàimực
liệu
học tập
và nghiên
cứu
108.884
tấn, ĐH
sản lượng
là 6.980
là 23.731
tấn (Bảng
2.7).
Bảng 2.7: Sản lượng khai thác năm 2005 của Thành phố Rạch Giá
Năm 2005

Sản lượng (tấn)

Tổng sản lượng
Cá 1 – 2

139.595
18.147


Cá 3 – 4
Cá phân
Tôm

60.026
30.711
6.980

Mực

23.731

Nguồn tài liệu: Phòng Nông – Lâm – Ngư nghiệp Rạch Giá, 2005.
2.3 Máy điện hàng hải
2.3.1 Tính năng các loại máy điện hàng hải
Máy đàm thoại
Nguyên lý vận hành: Máy đàm thoại sử dụng sóng điện từ ở tần số cao để
mang tín hiệu cần liên lạc đi xa. Tại máy thu sẽ có quá trình giải điều chế để
loại bỏ sóng mang và giữ lại tin tức cần truyền đạt.
13


Chức năng sử dụng: Máy đàm thoại dùng để thông tin giữa các tàu với nhau,
để liên lạc về đất liền. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ thu nhận tình hình thời
tiết.
Các loại máy: Trên tàu cá Việt Nam hiện nay, các loại máy được chia làm hai
loại chính:
-


Máy tầm gần, công suất nhỏ, dải tần CB (25 MHz đến 30 MHz) như:
NWA, MAXCOMM, SUPPER STAR, LAFAYAETTE, GALAXY, SEA
EAGLE 6900…Tầm xa liên lạc trong điều kiện thời tiết bình thường có thể
đạt tới 70 đến 80 lý.

-

Máy tầm xa, công suất lớn,dải tần MF và HF (1,6 MHz đến 30 MHz) như:
ICOM 725, ICOM 700, ICOM 707, ICOM 77, ICOM 78, ICOM 718, JSB
186…Các tàu hoạt động trong vùng biển Đông, Vịnh Thái Lan, Vịnh Bắc
Bộ có thể liên lạc với nhau và gọi về bờ qua hệ thống thông tin điện tử
hang hải (Trần Tiến Phức, 2004).

Các phương pháp điều chế tín hiệu để truyền sóng:
-

Trung tâm

Điều chế biên độ (MODE AM): Điều chế biên độ (AM) có kỹ thuật mạch
điện đơn giản, dễ lắp ráp, điều chỉnh và giá thành hạ. Nhiễu do bản thân
các linh kiện trong mạch gây ra thấp. Khuyết điểm là nhiễu do hiện tượng
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
phóng điện trong khí quyển như sét, hàn hồ quang, phóng điện ở cổ góp
máy phát điện một chiều…tác động qua môi trường vào máy gây tiếng ồn
và nhiều khi đánh hỏng mạch điện tử. Vì vậy trong điều kiện thời tiết xấu
hay môi trường có hiện tượng phóng điện thì chất lượng truyền tin kém và
có lúc không thể thực hiện được.

-


Phương pháp điều chế biên trên (USB) và điều chế biên dưới (LSB) gọi
chung là SSB: Ưu điểm của phương pháp này là có khả năng tăng công
suất phát lên hai đến bốn lần khi sử dụng cùng các linh kiện trong mạch
điện của máy. Nhờ xử lý biên độ sóng mang thấp khi chưa có tín hiệu tin
tức nên công suất tiêu thụ điện của toàn máy giảm nhiều lần so với điều
chế AM và FM. Tuy nhiên, ngoài những khuyết điểm mắc phải giống như
điều chế AM, điều chế USB và LSB còn làm hẹp dải âm tần nên chất
lượng âm thanh nghe được không cao.

-

Điều chế tần số (MODE FM): Ưu điểm là loại trừ được nhiễu phóng điện
nên chất lượng tín hiệu trong phương thức điều chế này tốt hơn, độ trung
thực của tín hiệu thu được rất cao. Những xung nhiễu điều biên quá mạnh
làm cháy loa sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, nhiễu điện tử do bản thân mạch
điện gây ra lớn hơn nên khi chưa có tín hiệu vào máy thu nền ồn cao. Việc

14


giảm tác hại của nhiễu này được thực hiện bằng cách chỉnh SQ (squelch)
nhưng không phải tất cả mọi người sử dụng đều biết vận hành một cách
thành thạo. Mặt khác, muốn thực hiện điều chế tần số có chất lượng tốt cần
dung sóng mang ở dải tần số cao hơn so với điều chế biên độ. Sóng mang ở
tần số càng cao càng có đặc tính truyền thẳng nên cự ly liên lạc bị ảnh
hưởng của địa hình trên mặt đất. Biên độ sóng mang không thay đổi trong
suốt quá trình phát nên công suất tiêu thụ điện của nguồn cung cấp là lớn
nhất so với các phương pháp điều chế AM, USB, LSB (Trần Tiến Phức,
2004).
Giá máy: Giá máy đàm thoại tầm gần hiện nay từ 2.5 đến 4 triệu đồng/chiếc.

Đàm thoại tầm xa từ 8 đến 11 triệu đồng/chiếc.
Ưu điểm: Máy đàm thoại tầm gần có giá thành thấp phù hợp với khả năng tài
chính của ngư dân, dễ lắp đặt, dễ vận hành. Máy đàm thoại tầm xa có cự li liên
lạc xa trong mọi điều kiện thời tiết.
Khuyết điểm: Máy đàm thoại tầm gần có cự li liên lạc ngắn, khó liên lạc trong
điều kiện thời tiết xấu. Máy đàm thoại tầm xa giá thành cao, vận hành tương
đối phức tạp.
định vị
Trung tâmMáy
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nguyên lý vận hành: Máy định vị thu sóng vô tuyến của hệ thống các vệ tinh
phân tích để xác định vị trí.
Chức năng sử dụng: Máy định vị xác định vị trí tàu, nhớ các điểm quan trọng,
lưu vết đường đi lúc kéo lưới, thả lưới, dẫn tàu hành trình trong thời gian
nhanh nhất với hiệu quả tốt nhất.
Các loại máy: Furuno GP30, Furuno GP31, Furuno GP32 do Nhật sản xuất.
Ngoài ra còn có máy GARMIM của Mỹ.
Giá thành: Giá thành máy định vị từ 4.5 đến 6 triệu đồng một chiếc.
Ưu điểm: Tuổi thọ cao, ít hư hỏng, giá thành phù hợp với thu nhập của ngư
dân, có nhiều tính năng phục vụ cho sản xuất.
Nhược điểm: Việc vận hành tương đối phức tạp
Rada
Nguyên lý vận hành: Rada sử dụng hiện tượng phản xạ hoặc phát sóng điện từ
của những mục tiêu khác nhau để xác định vị trí của mục tiêu. Mục tiêu là
những vật thể bất kỳ, có tính chất khác tính chất môi trường truyền sóng. Trên

15



mặt biển thì đó là tàu bè, núi băng di chuyển, các phao biển, bờ biển,
đảo…(Trần Tiến Phức, 2004).
Chức năng sử dụng: Rada là thiết bị dung sóng vô tuyến để thăm dò, xác định
hướng, vị trí hay sự chuyển động của mục tiêu so với nơi lắp đặt ở khoảng
cách xa hơn so với mắt thường trong tầm nhìn hạn chế như mưa, sương mù,
đêm tối...Đồng thời nó xác định được khoảng cách góc mạn, vận tốc và hướng
dịch chuyển của mục tiêu. Rada giúp cho tàu khi hành trình trên biển có thể
xác định được vị trí tàu mình so với các mục tiêu khác, quan sát và phòng
tránh các nguy cơ có thể va trạm. Trong nghề cá Rada là một phương tiện đắc
lực nhằm đảm bảo an toàn và khai thác thủy sản có hiệu quả. Rada giúp cho
thuyền trưởng xác định được hướng dắt lưới, thả lưới và tốc độ dắt lưới. Trong
nghề lưới rê và câu khơi nó giúp thuyền trưởng kiểm soát ngư cụ của mình
nhờ phao tiêu gắn trên đó (Trần Tiến Phức, 2004).
Các loai máy: Một số Rada đang sử dụng trong nghề cá Việt Nam: Rada
FURUNO 1832; Rada JMA 2144; Rada JMA 2254..
Giá thành: Khoảng 50 triệu đến 70 triệu một chiếc.
Ưu điểm: Độ bền cao, có nhiều tính năng hàng hải quan trọng
Nhược điểm: Giá thành cao, vận hành phức tạp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Máy đo sâu dò cá
Nguyên lý vận hành: Máy đo sâu dò cá hoạt động theo nguyên lý là lợi dụng
sự truyền lan được của sóng siêu âm trong nước. Biết được tốc độ dịch chuyển
để có thể phát hiện được và xác định vị trí của những vật dưới nước một cách
khá chính xác. Phát một chùm tia siêu âm định hướng vào trong nước. Sóng
siêu âm gặp cá, đáy biển hay môi trường bất đồng nhất với nước sẽ bị phản xạ
trở về máy thu. Đo khoảng thời gian từ lúc phát đến lúc thu được tín hiệu nhân
với vận tốc sóng ta suy ra được quãng đường sóng đã đi và đó chính là hai lần
tầm xa. Hướng phát của chùm tia cho ta biết hướng của mục tiêu đã phản xạ
sóng về (Trần Tiến Phức, 2004).

Chức năng sử dụng: Máy đo sâu dò cá có khả năng đo độ sâu của vùng biển,
thăm dò nền đáy ngư trường đánh bắt và phát hiện đàn cá.
Các loại máy đo sâu dò cá: Có hai loại: 1) Máy dò đứng là máy có chùm tia
siêu âm phát thẳng đứng xuống đáy biển, tín hiệu phản xạ trở về của xung vừa
phát được thể hiện trên một vệt bên phải màn hình, kết quả xung phát trước đó
được dịch về bên trái màn hình. 2) Máy dò ngang là máy có chùm tia siêu âm
có thể thay đổi được hướng trong nước để phát hiện mục tiêu. Chùm tia hoàn

16


toàn năm trong mặt phẳng ngang để phát hiện đàn cá từ xa, khi tiếp cận lại gần
đàn cá có độ sâu nào đó góc nghiêng của chùm tia có thể thay đổi theo (Trần
Tiến Phức, 2004).
Các hiệu máy đang sử dụng phổ biến: Furuno 1610CF; JMC…
Giá thành: Từ 10 đến 15 triệu đồng một chiếc.
Ưu điểm: Có nhiều tính năng phục vụ cho hành trình và khai thác thu ỷ sản.
Nhược điểm: Giá thành cao, khó vận hành, lắp đặt phức tạp.
Máy định vị kết hợp đo sâu dò cá
Nguyên lý vận hành: Máy định vị kết hợp dò cá là loại máy kết hợp giữa máy
máy định vị và máy đo sâu dò cá. Chức năng định vị và chức năng đo sâu dò
cá hoàn toàn độc lập. Chức năng định vị được vận hành theo nguyên lý của
máy định vị, chức năng đo sâu dò cá được vận hành theo nguyên lý vận hành
của máy đo sâu dò cá.
Chức năng sử dụng: Máy định vị kết hợp đo sâu dò cá có hai chức năng là
định vị và đo sâu dò cá. Hai chức năng này hoạt độc độc lập nhưng cũng có
thể kết hợp với nhau để phục vụ sản xuất.
loại liệu
máy định
kết hợp

đo sâu
cá: liệu
Suzuki633,
Furuno- cứu
Trung tâmCác
Học
ĐHvịCần
Thơ
@dòTài
học Suzuki1023,
tập và nghiên
KP-668, JMC – V1100P, JMC – V1080P, ONWA…
Giá thành: Giá thành các loại máy tùy thuộc vào hiệu máy, máy Suzuki633 có
giá trên 20 triệu đồng một chiếc, máy ONWA giá khoảng 14 triệu đồng một
chiếc.
Ưu điểm: Có nhiều tính năng sử dụng vì là máy kết hợp
Nhược điểm: Giá thành tương đối cao, khó vận hành và lắp đặt phức tạp.
2.3.2 Thông số kỹ thuật của một số loại máy điện hàng hải
Máy đàm thoại tầm gần hiệu Galaxy
Nước sản xuất: Đài loan.
Dải tần thu phát sóng: 26.065 – 26.755 MHz loại H.
Có 6 băng A, B, C, D, E, F với 40 kênh, mỗi kênh cách nhau 10 KHz.
Có 4 phương thức điều chế AM, FM, USB, LSB.
Công suất phát ra cực đại 4 W (loa 6 Ω).
Công suất phát sóng cực đại: AM, FM là 10 W; SSB là 21 W.
Trở kháng lối ra 50 Ω.
Nguồn điện một chiều: 13,8 V.

17



Cầu chì 7 A.
Máy có chức năng đo kiểm tra anten.

(Hứa Duy Khiêm, 2006)

HìnhCần
2.1: Máy
đàm@
thoại
tầmliệu
gần hiệu
Trung tâm Học liệu ĐH
Thơ
Tài
họcGalaxy
tập và nghiên cứu
Nguồn: Đỗ Đình Minh, 2003.
Máy đàm thoại tầm gần hiệu Supper2400
Nước sản xuất: Nhật, Đài Loan.
Giải tần thu phát sóng: 26.065 – 28.755 MHz.
Máy có 6 băng: A, B, C, D, E, F với 40 kênh, mỗi kênh cách nhau 10 KHz.
Có 5 phương thức điều chế tín hiệu: AM, FM, USB, LSB, CW.
Công suất phát ra âm tần cực đại 2 W (ứng với loa 8 Ω).
Trở kháng lối ra anten là 50 Ω.
Nguồn điện một chiều 13,8 V.
Cầu chì 3,5 A.

18



(Hứa Duy Khiêm, 2006)

Hình 2.2: Máy đàm thoại tầm gần hiệu Supper2400
Nguồn: Nguyễn Quốc Khánh, 2003.
Máy đàm thoại tầm xa ICOM707

Trung

Nước sản xuất: Nhật.
Dãy tần số phát sóng nhỏ nhất: 1.8000 – 1.9999 MHz.
Dãy tần số phát lớn nhất: 28.0000 – 29.7000 MHz.
Dãy tần số thu từ 500 – 30 KHz.
Phương thức điều chế: SSB (USB, LSB), AM, FM, CW.
tâmCông
Học
liệu
suất
phátĐH
sóng:Cần
5 – 100Thơ
W. @ Tài liệu học

tập và nghiên cứu

Trở kháng lối vào micro: 600 Ω.
Trở kháng lối ra anten: 50 Ω.
Công suất phát ra âm tần 2,6 W, ứng với loa 8 Ω.
Nguồn điện một chiều: 13,8 V.
Cầu chì: 20 A.


(http: www.Mecom.com.vn)

Hình 2.3: Máy đàm thoại tầm xa hiệu ICOM707

19


×