Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hướng thú và nâng cao kết quả học tập môn ngữ văn lớp 11 tại trường THPT số 3 văn bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.88 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG:
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGOẠI KHÓA VĂN HỌC NHẰM TẠO
HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP
11 TẠI TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN.

Họ tên: Hoàng Thị Thu Hằng
Trường: THPT Số 3 Văn Bàn

1


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT

3

GIỚI THIỆU

5

PHƯƠNG PHÁP

8

I.Khách thể nghiên cứu

8



II. Thiết kế nghiên cứu

9

III. Quy trình nghiên cứu

9

IV. Đo lường và thu thập dữ liệu

10

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1.Phân tích dữ liệu

11

2. Bàn luận

12

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I.Kết luận

13

II. Khuyến nghị

15


THAM KHẢO

16

PHỤ LỤC

17

2


TÓM TẮT
Văn học là nhân học, dạy văn hướng tới hoàn thiện nhân cách cho người học,
hướng tới hoàn thiện những kỹ năng cơ bản mà người học có thể ứng dụng được
trong cuộc sống. Đây là mục tiêu mà hoạt động dạy- học môn Ngữ Văn luôn đề
cao. Sẽ không có tác dụng gì nêu người học chỉ học theo, cảm thụ theo thầy cô
trước một văn bản tác phẩm, trước một kiến thức kĩ năng nào đó trong quá trình
học. Người học cần tự mình có thể khai thác, có thể đánh giá, có thể vận dụng và
quan trọng hơn có thể ứng dụng vào giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc
sống. Có như vậy cái đích giáo dục mới cập được.
Hiện nay theo định hướng đổi mới của giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ
Văn nói riêng, việc dạy và học môn Ngữ Văn cần thay đổi: học Văn học sinh cần
được trải nghiệm, được suy tư,được trình bày quan điểm cá nhân trước một vấn đề
đặt ra trong tác phẩm, trong bài học. Muốn như vậy học sinh phải được thực hành
để trải nghiệm. Từ trước tới giờ chúng ta thường chú ý trong giờ Ngữ Văn là học
sinh nắm bắt được những kiến thức nào, kĩ năng học được chủ yếu là kĩ năng làm
văn, thực hành văn bản theo sự hướng dẫn của thầy cô để còn kiểm tra và thi cử.
Nhiều khi học sinh lúng túng trước một văn bản mới, lúng túng trước một tình
huống xảy ra trong đời sống mà học sinh từng thấy tình huống đó trong văn bản tác

phẩm được học. Có khi học sinh khi được tham gia một chương trình, được thể
hiện trước đám đông lại ngại ngùng, hay khi được giao nhiệm vụ liên quan đến các
kĩ năng được hình thành từ bộ môn lại không biết xử lý như thế nào.
Bản thân người dạy đôi khi chưa chú ý đến nhiều việc học sinh ứng dụng
môn học của mình như thế nào trong đời sống ( do nhiều lý do) nên khiến học sinh
thiếu hứng thú với môn học hơn. Khi người học thiếu hứng thú với môn học sẽ ảnh
tới chất lượng, kết quả giáo dục không cao.
Với đối tượng là học sinh trường THPT Số 3 Văn Bàn, nơi còn nhiều khó
khăn, hạn chế về kiến thức văn học, khả năng diễn đạt bằng lời hay văn bản đều
yếu, nếu giờ học chỉ nhằm mục đích học sinh phải biết được điều này, nắm được
kiến thức kia và áp dụng để viết dạng bài này hay dạng bài kia vô hình chung càng
làm cho học sinh thụ động. Hơn thế, học sinh càng ngày càng nản, càng thấy môn
học nặng nề, thiếu tính thiết thực. Thậm chí học sinh thấy môn Ngữ Văn đúng là “
nói phét”, thiếu thực tế càng khiến các em chán với môn học ngày một nhiều hơn.
Vấn đề đặt ra, làm thế nào để học sinh hứng thú hơn, yêu thích hơn với môn
Ngữ Văn, từ đó nâng cao chất lượng môn học về mọi phương diện?

3


Trong nhiều phương pháp, cách thức dạy học văn mà người dạy tiếp thu
được, tôi đã nghiên cứu và thử áp dụng với đối tượng học của mình để đối chiếu, so
sánh và rút ra một phương pháp có hiệu quả nhất, lôi cuốn hứng thú của học sinh
nhất để từ đó tạo được niềm yêu thích đối với môn học, mà khi đã tạo được hứng
thú, sự yêu thích thì tất nhiên kết quả học tập được nâng lên. Tôi lựa chọn phương
pháp để tiến hành nghiên cứu: ngoại khóa văn học .
Khi áp dụng phương pháp này, học sinh hứng thú hơn hẳn với môn học, yêu
thích hơn và tự giác hơn với môn học mà các em từng cho rằng thiếu tính thực tế,
không có tính ứng dụng thực tiễn này.
Nhờ phương pháp ngoại khóa, học sinh hiểu biết hơn về tác phẩm, biết cách

xử lý tình huống, biết áp dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn,
nhận thức tốt hơn về thực tế cuộc sống, hình thành những kĩ năng cần thiết cho bản
thân mình trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt các em hình thành tư duy sáng tạo hơn
trong quá trình học và tự học.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương là 2 lớp 11A3, 11A4
trường THPT Số 3 Văn Bàn. Lớp thực nghiệm là lớp 11A3 được thực hiện phương
pháp ngoại khóa nhiều hơn. Lớp đối chứng 11A4 ít áp dụng phương pháp, cách
hình thức ngoại khóa hơn mà chú trọng nhiều vào chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt.
Để đánh giá sự hứng thú của học sinh khi áp dụng phương pháp ngoại khóa,
tôi đưa ra phiếu khảo sát sự hứng thú của học sinh.
Giải pháp sử dụng: Áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo
hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ Văn tại trường THPT Số 3 Văn
Bàn.
Khi giả thiết nghiên cứu được kiểm chứng thấy ảnh hưởng sao tác động lên
lớp thực nghiệm là lớn ( giá trị SMD = 0,82). Khi kiểm chứng hứng thú với bộ môn
sau tác động thu được rất khả quan ( được hỏi- có thích học môn Ngữ Văn với hình
thức ngoại khóa không thì tới 96% học sinh đều thấy hứng thú). Điều đó chứng
minh khi sử dụng phương pháp ngoại khóa văn học có tác dụng tạo hứng thú và
nâng cao chất lượng môn học.

4


GIỚI THIỆU
Văn học vốn là một bộ môn trừu tượng, là những sáng tạo tinh thần nên vừa
phong phú, vừa đa dạng, phức tạp. Tác phẩm văn học chứa đựng những quan điểm,
tư tưởng đôi khi mang nặng chất triết lý, tính hàn lâm khiến người học khó hiểu,
khó tiếp nhận.
Học văn không đơn giản hoặc xem tác phẩm văn học ấy có gì, nói gì, học kĩ
năng phân tích ra sao, viết một bài văn như thế nào mà học văn đích cuối cùng là

hoàn thiện nhân cách, là phát huy khả năng sáng tạo, là ứng dụng được những điều
đã học vào cuộc sống. Trong những lần đổi mới, thay sách, các nhà nghiên cứu cải
cách đều chú trọng mục đích học Ngữ Văn và đều nhận thấy những tác động to lớn
của bộ môn tới người học. Chương trình dù thay đổi thế nào thì đều hướng vào
người học, những tác phẩm thay đổi nhằm hướng cho học sinh có cái nhìn thực tế,
tích cực hơn, gần hơn về cuộc sống. Từ đó học sinh ứng dụng dễ dàng hơn vào thực
tiễn.
Giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn đều nhận thức được mục tiêu của môn
học nhưng do còn nặng về thi cử, nặng về kết quả, do sự kì vọng của nhà trường,
gia đình phụ huynh…nên nhiều khi giáo viên phải làm khác đi mục đích cuối cùng
của bộ môn: hoàn thiện nhân cách,học sinh biết áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Cũng chính vì vậy hoạt động ngoại khóa dành cho môn học bị xem nhẹ, bởi mọi
người ( người dạy, lãnh đạo, phụ huynh học sinh) coi đó là hoạt động ngoài, hoạt
động để học sinh được thực hành, được vui chơi, được tự do thể hiện những điều
mà tự bản thân nhận thức được. Những điều đó lại không có tác nhiều cho thi cử,
không có tác dụng nhiều cho thành tích ( mặc dù hoạt động này đóng góp rất nhiều
cho những mục đích đó khi học sinh khơi dậy được hứng thú với bộ môn). Nhiều
giáo viên ngại tổ chức một hoạt động ngoại khóa vì dù tổ chức theo hình thức nào (
các hình thức ngoại khóa sẽ đề cập ở phần lý luận) đều cần sự đầu tư nhiều công
sức, tốn thời gian chuẩn bị, lạm vào thời gian học hoặc ôn tập theo chuẩn kiến thức
kĩ năng cần đạt. Một số giáo viên có ý thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa
nhưng chưa tìm hiểu đa dạng các hình thức ngoại khóa dẫn đến chất lượng của
phương pháp ngoại khóa hiệu quả chưa cao, thiếu linh hoạt, thiếu sự phong phú để
thu hút học sinh.
Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Số 3 Văn Bàn người dạy thường
chú trọng nhiều tới kiến thức và kĩ năng cơ bản mà học sinh cần đạt trong tiết học.
Trong khi đó theo đòi hỏi đổi mới dạy và học môn Ngữ Văn, học sinh phải
5



được làm việc thật sự, được tìm tòi, nghiên cứu, được thể hiện những điều mình
vận dụng sau bài học.
Tại trường THPT Số 3 Văn Bàn, người dạy và học vẫn thường chú ý hướng
tới kiến thức kĩ năng cần đạt cơ bản để vận dụng nên đôi khi có phần áp đặt, khiến
học thấy môn học nặng nề hơn. Khi học sinh khả năng diễn đạt chưa tốt, kĩ năng
làm bài còn nhiều hạn chế, tư liệu tham khảo hầu như không có, môn Ngữ Văn
thành một môn học chính căng thẳng, nhiều áp lực. Thực tế đã chứng minh, khi
căng thẳng và áp lực thì người học sẽ học chống đối, học lấy điểm số, học để thi
chứ những mục tiêu giáo dục hàng đầu khác- giáo dục con người không được quan
tâm. Vậy để môn học không căng thẳng, học sinh vừa học tốt vừa được thực hành,
vừa được sáng tạo,vừa như “chơi”, tôi thử đưa ra một số nguyên nhân để tìm giải
pháp:
Người dạy chưa thực sự đầu tư và có sự đổi mới
Văn học vốn là một bộ môn trừu tượng, là những sáng tạo tinh thần nên vừa
phong phú, vừa đa dạng, phức tạp.
Vốn sống, kinh nghiệm sống của học sinh hạn chế dẫn đến khó nắm bắt
những vấn đề tư tưởng, đạo lý, triết lý mang tính trừu tượng trong tác phẩm.
Tâm lý học sinh thấy những tác phẩm văn học có dung lượng dài, ngại đọc.
Tâm lý học sinh thích những môn học mà các em thấy tính thiết thực ngay
trước mắt, cho rằng môn Văn thiếu tính thực tế ( đặc biệt với những tác phẩm thời
dại cách xa với thời hiện tại)
……..
Khi tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp đổi mới, tạo hứng thú cho học
sinh, tôi nhận thấy phương pháp ngoại khóa có nhiều bài nghiên cứu, nhiều đề tài
khoa học chứng minh có ảnh hưởng rất lớn tới việc dạy và học môn Ngữ Văn.
Từ những nguyên nhân tôi liệt kê, những thực trạng tôi phân tích, những tài
liệu tìm hiểu về phương pháp ngoại khóa Ngữ Văn, tôi lựa chọn giải pháp để tạo
hứng thú nhằm nâng cao chất lượng môn học cho học sinh lớp 11 tại trường THPT
Số 3 Văn Bàn trong đề tài nghiên cứu:
Giải pháp thay thế:

Áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hứng thú và nâng cao
kết quả học tập môn Ngữ Văn lớp 11 trường THPT Số 3 Văn Bàn.
Vấn đề áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học trong quá trình dạy – học
văn có nhiều bài viết, nhiều đề tài nghiên cứu:

6


+ Phương pháp dạy văn – trong đó có phương pháp ngoại khóa của giáo sư
Phan Trọng Luận.
+ Hoạt động ngoại khóa trong trường THPT của Đoàn Thụy Bảo Châu
Nhiều thầy cô ở các trường cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học:
ngoại khóa văn học dân gian, ngoại khóa về Truyện Kiều của Nguyễn Du….
Các đề tài nghiên cứu nói chung và các hoạt động ngoại khóa văn học được
tổ chức nói riêng đều cho thấy hiệu quả lớn của phương pháp ngoại khóa văn học.
Tuy nhiên hình thức ngoại khóa văn học phong phú và đa dạng, hình thức này phù
hợp với đối tượng này có thể không thể áp dụng được với đối tượng kia.
Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn với đối tượng học sinh của mình để
đánh giá được hiệu quả của phương pháp ngoại khóa văn học với việc tạo hứng thú
và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn.
Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp ngoại khóa văn học giúp tăng hứng thú và kết
quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Số 3 Văn Bàn hay không?
Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp ngoại khóa văn học làm tăng hứng thú và kết quả
học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Số 3 Văn Bàn.

7



PHƯƠNG PHÁP
I.Khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 11A3 và 11A4 trường THPT
Số 3 Văn Bàn. Bản thân người nghiên cứu đang trực tiếp giảng dạy các đối tượng
này nên có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu cả về phía đối tượng và học sinh
Học sinh:
Chọn 2 lớp: 11A3, 11A4 là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: trình độ, số
lượng, giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc…
Cụ thể:
Lớp
Giới tính
Dân tộc
Nam Nữ
Tày
Kinh Dao Thái
H’Mông Giáy
11A3
18
10
19
0
2
1
4
2
( 28/28)
11A4
18
11
24

0
0
1
3
1
( 29/29)
Ý thức học tập học sinh:
Ưu điểm: Đa số học sinh ngoan, có ý thức, biết nghe lời, chăm chỉ
Khi được giao nhiệm vụ, có tinh thần, trách nhiệm
Hạn chế: học sinh yếu kĩ năng diễn đạt, kiến thức cấp dưới hổng nhiều
Học sinh nhút nhát, ngại giao tiếp chỗ đông.
Học sinh ngại học môn Ngữ Văn- nên học yếu, hoặc học mang tính chất
“ học để mà học”.
Giáo viên: dạy cả 2 lớp 11A3, 11A4. Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy,
nhiệt tình trong công tác, ý thức học hỏi cao.
II. Thiết kế nghiên cứu
Chọn hai lớp nguyên vẹn: 11A3, 11A4. Lớp 11A3 làm lớp thực nghiệm, lớp
11A4 làm lớp đối chứng. Dùng bài kiểm tra 15 phút cuối học kì II làm kết quả
kiểm tra tác động. Dùng phiếu thăm dò kiểm tra độ hứng thú của học sinh đối với
phương pháp ngoại khóa được áp dụng. Kết quả cho thấy điểm trung bình của 2
nhóm có sự khác nhau, do đó tối dùng phéo kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự
chênh lệch điểm chung bình giữa hai nhóm trước tác động.
Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương

8


Thực nghiệm
Đối chứng
TBC

4,7
4,52
p=
0,328
P= 0,328 > 0,05, từ đó rút ra sự chênh lệch điểm của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Kiểm tra sau tác động với nhóm tương đương
Nhóm
Kiểm tra trước
Tác động
Kiểm tra sau tác
tác động
động
Thực nghiệm
Dạy học tích cực áp dụng
phương pháp ngoại khóa
văn học trong và sau giờ
chính khóa.
Đối chứng
Dạy học hạn chế áp dụng
phương pháp ngọa khóa văn
học trong và sau giờ chính
khóa.
Tôi sử dụng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự tác động.
III. Quy trình nghiên cứu
1.Chuẩn bị của giáo viên
Trước khi thực hiện đề tài, bản thân người viết đã tìm hiểu, nghiên cứu về
phương pháp ngoại khóa, tìm hiểu những mặt tích cực, cách thực hiện phương pháp
này, hình thức ngoại khóa nào phù hợp với điều kiện, đối tượng học sinh lớp 11 của
trường THPT Số 3 Văn Bàn. trình bày ở phần phụ lục)

Khi thực hiện phương pháp ngoại khóa cho nội dung hoặc phần học nào,
giáo viên phải chuẩn bị giao nhiệm vụ, hướng dẫn cụ thể cho học sinh.
Lớp thực nghiệm: áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học- hình thức sân
khấu hóa và ứng dụng công nghệ thông tin thường xuyên.
Lớp đối chứng: Không sử dụng phương pháp ngoại khóa thường xuyên với
hình thức sân khấu hóa và ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Tiến trình thực nghiệm
Phương pháp ngoại khóa văn học được áp dụng trong hoặc sau các tiết học
chính khóa.
Cụ thể:

9


Hình thức sân khấu hóa có thể được thực hiện sau khi học xong phần văn
học sử, truyện ngắn, các tác phẩm hoặc đoạn trích kịch, khi tìm hiểu về thể loại văn
học.
Hình thức ngoại khóa bằng ứng dụng công nghệ thông tin: khả năng vận
dụng rộng rãi hơn. Có thể áp dụng trong giờ học chính khóa, sau giờ học chính
khóa. Có thể sử dụng hình ảnh, một thước phim ngắn, một bộ phim tư liệu, tài liệu
bổ sung…
Với hình thức sân khấu hoa, tôi thường sử dụng trong các giờ học tự chọn,
hoặc ngoại khóa ngoài giờ.
Ví dụ:
Tiết PPCT
39, 40, 41

Tên bài
Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)


44, 45

Hạnh phúc của một tang gia ( trích Số
đỏ - Vũ Trọng Phụng)
Chí Phèo ( Nam Cao)

50,53,54
60, 61, 62
64, 65
102, 103
112,113

Vĩnh biệt Cử Trùng Đài ( trích Vũ Như
Tô – Nguyễn Huy Tưởng)
Tình yêu và thù hận ( trích Ro-me-o và
Giulli-et)
Người cầm quyền khôi phục uy quyền (
trích Những người khốn khổ)
Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận

Hình thức ngoại khóa
Ứng dụng công nghệ
thông tin
Sân khấu hóa
Sân khấu hóa
Ứng dụng công nghệ
thông tin
Sân khấu hóa
Ứng dụng công nghệ
thông tin

Sân khấu hóa

IV. Đo lường và thu thập dữ liệu
Tôi sử dụng phiếu thăm dò để kiểm chứng mức độ hứng thú của học sinh cả
khối học sinh 11 ( 122 học sinh) đối với ngoại khóa văn học được áp dụng trong
quá trình dạy – học.
Sử dụng một bài kiểm tra 1 tiết, sử dụng kết quả cuối năm để kiểm chứng sự
thay đổi kết quả học tập sau tác động đối với hai nhóm lớp thực nghiệm và kiểm
chứng. Căn cứ vào kết quả học tập để xác định sự thay đổi chất lượng môn học.
Vì phiếu thăm dò được hỏi khách quan, còn kết quả học tập được thông qua các bài
kiểm tra chính thức, kết quả chính thức nên mức độ tin cậy và giá trị của dữ liệu là
rất cao.
10


PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Các kĩ thuật thống kê được sử dụng trong nghiên cứu: tính phần trăm ( %),
tính giá trị mode; trung vị; giá trị trung bình; độ lệch chuẩn; giá trị p của phép kiểm
chứng T-test; mức độ ảnh hưởng, hệ số tương quan.
Kết quả:
Kiểm chứng độ hứng thú của học sinhvới môn học khi áp dụng ngoại khóa
văn học
STT Nội dung câu hỏi điều tra
Trả lời
1
Em có hứng thú với các hoạt động Rất hứng Bình
Không
ngoại khóa về văn học được tổ chức thú
thường

hứng thú
trong năm học vừa qua không?
96.7%
3.3%
0%
2

Khi được giao nhiệm vụ nội dung Tích cực
ngoại khóa, ý thức chuẩn bị của em
như thế nào?
86,1%

Bình
thường
8,2%

không thực
hiện
5,7%

3

Khi tham gia các hoạt động ngoại Tích cự
khóa văn học, việc học môn Ngữ Văn
của em thay đổi theo chiều hướng 83,6%

Tiêu cực
4,2%

Không ảnh

hưởng gì?
12,2%

Theo em nên tổ chức hoạt động ngoại Thường
khóa văn học như thế nào?
xuyên
96,7%

Thỉnh
thoảng
3,3

Không
chức
0%

4

tổ

Trong khi đó các phiếu ở lớp thực nghiệm đạt kết quả cao nhất.
Kiểm chứng kết quả tác động của hoạt động ngoại khóa văn học tới chất
lượng môn học
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Mode
5
5,5
3
3

Trung vị

5,00

6,00

4,50

4,25

Giá trị trung bình

4,00

6,05

4,52

4,63

Độ lệch chuẩn

1,44

1,29

1,54

1,73
11



Giá trị của phép kiêm chứng T-test
a. Nhóm thực nghiệm
Giá trị p

Kết luận

Kiểm tra trước và sau tác động

0,00

Có ý nghĩa

Giá trị p

Kết luận

0,328

Không có ý nghĩa

b. Nhóm đối chứng
Kiểm tra trước và sau tác động

Mức độ ảnh hưởng ( ES) của nhóm thực nghiệm sau tác động với nhóm đối chứng
SMD = ( GTTB nhóm thực nghiệm – ES
Ảnh hưởng
GTTB nhóm đối chứng)/ độ lệch chuẩn
nhóm đối chứng

Sau tác động
0,82
Có ý nghĩa lớn

Kết quả học tập của 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng
Lớp
Xếp loại học lực
Kém
Yếu
TB
Khá
Giỏi
Trước
0
7
17
4
0
11A3

%
35
60,7
14,3
0
Sau TĐ

0

3


15

9

1

10,7

53,6

32,1

3,6

2

10

12

5

0

6.9

34,5

41,4


17,2

0

8

14

6

1

27,6

48,3

20,7

3,4

%

11A4

Trước

%
Sau TĐ
%


0
0

Tổng
28

28

29

29

2. Bàn luận kết quả
12


Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm: điểm trung bình là
6,05; kết quả kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình là 4,63.
Độ chênh lệch điểm giữa hai nhóm là 1,42.
Qua phân tích dữ liệu cho thấy kết quả sau tác động có ý nghĩa, điểm 2 nhóm
đối chứng, nhóm thực nghiệm thay đổi, nhóm thực nghiệm kết quả học tập tăng, số
học sinh xếp loại học lực khá giỏi cao hơn so với khi chưa tác động, điểm trung
bình, yếu giảm xuống. Trong đó nhóm đối chứng điểm yếu có giảm nhưng chậm,
xếp loại học lực khá giỏi ít hơn.
Mức độ ảnh hưởng là 0,82 chứng tỏ độ ảnh hưởng sau tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T- test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai
nhóm lớp p= 0.00 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình
của hai nhóm lớp không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm
thực nghiệm.

Qua phiếu thăm dò học sinh, phần lớn học sinh rất hứng thú với hoạt động
ngoại khóa, thừa nhận ảnh hưởng tích cực của hoạt động này tới kết qủa học tập
của mình và muốn được tham gia các hoạt động như vậy thường xuyên trong quá
trình học tập.
Như vậy giả thuyết nghiên cứu: Áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học
nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ Văn tại trường THPT Số
3 Văn Bàn đã được kiểm chứng.
Việc áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học đã tạo hứng thú học tập và
nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn tại trường THPT Số 3 Văn Bàn, góp phần đổi
mới giáo dục.

13


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Việc áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học vào quá trình dạy và học văn
tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 11 tại trường THPT Số 3
Văn Bàn.
2. Hiệu quả áp dụng
Để tổ chức một hoạt động ngoại khóa đơn giản hay phức tạp đều cần có sự
chuẩn bị, đầu tư từ người dạy đến người học. Mới đầu sẽ khó khăn nhưng chỉ sau
một hoạt động mọi việc sẽ trở nên đơn gian hơn khi học sinh có hứng thú, thích
được làm việc và hợp tác tích cực. Bản thân người viết đã áp dụng hoạt động ngoại
khóa: học sinh lớp dạy thi tìm hiểu về tác gia văn học, thi viết kịch bản, xem các tư
liệu về văn học sử, xem các trích đoạn tác phẩm, khi học sinh tự tin hơn, học sinh
tự tin diễn kịch trong giờ ngoại khóa của cả trường. việc thực hiện ngoại khóa văn
học không nhất thiết phải nhiều thời gian, chúng ta có thể tổ chức trong giờ tự
chọn, giờ văn học sử, kết hợp với ngoại khóa của tổ, trường hay hoạt động của
đoàn trường.

Thông qua các hoạt đông ngoại khóa văn học khi tôi áp dụng tại trường
THPT Số 3 Văn Bàn, tôi nhận thấy có nhứng kết quả nhất định:
Biến chuyển rõ nhất là học sinh hứng thú hơn nhiều với môn Ngữ Văn, giờ
học không còn một chiều, nặng nề về kiến thức khi cả hai phía người dạy và người
học đều được hứa hẹn những giờ ngoài giờ thú vị.
Học sinh nắm bắt tác phẩm, hình tượng trong tác phẩm sâu hơn. Ghi nhớ tốt
hơn những kiến thức văn học sử.
Học sinh độc lập hơn trong suy nghĩ, biết đưa ra những nhìn nhận, đánh giá
của cá nhân sâu sắc hơn.
Học sinh biết kết hợp, phân công nhiệm vụ cho nhau trong hoạt động nhóm,
hoạt động tập thể.
Học sinh gắn kết, đoàn kết với nhau hơn khi nhận ra được sức mạnh tập thể.
Học sinh có điều kiện thể hiện khả năng sáng tạo, bồi đắp tư duy sáng tạo.
Người học tự tin hơn trong tất cả các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ.
Có kiến thức sâu, rộng hơn về các tác phẩm văn học, các vấn đề văn học.
Biết nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống và tìm cách khắc phục, giải quyết
những vấn đề nảy sinh.
Qua các hoạt động ngoại khóa, tất cả các đối tượng học sinh sẽ có cái nhìn
toàn diện hơn, từ đó hoàn thiện nhân cách.
14


3. Phạm vi ứng dụng
Đề tài nghiên cứu khoa học của tôi rút ra từ thực tiễn giảng dạy trong khi tôi
cùng các đồng nghiệp của mình nỗ lực tìm một cách thức để thu hút, tạo hứng thú
cho học sinh khi học môn Ngữ Văn và nhằm nâng cao chất lượng cho môn học. Đề
tài này được thực nghiệm trên đối tượng tôi trực tiếp giảng dạy và học sinh trong
trường. Tôi nghĩ hoạt động ngoại khóa văn học có thể áp dụng cho bất cứ đối tượng
học sinh nào với các mức độ khác nhau. Bởi lứa tuổi học sinh THPT cơ bản có
nhiều nét tương đồng đều thíc được thể hiện, khám phá và sáng tạo.

II. Khuyến nghị
Có lẽ ai cũng nhận ra, hoạt động ngoại khóa nói chung và ngoại khóa văn
học nói riêng có ảnh hưởng lớn, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động chính khóa nhưng do
nhiều lý do nên đôi khi chúng ta còn coi nhẹ nó. Chúng ta cần quan tâm hơn tới
hoạt động này để hoàn thành mục tiêu môn Ngữ Văn: dạy văn là dạy làm người,
dạy cách hoàn thiện nhân cách chứ không chỉ nhằm mục đích học sinh học được gì
sau giờ học.
Người viết hi vọng nội dung trên sẽ giúp cho cấp quản lý, người dạy, học
sinh có cái nhìn thông suốt hơn về hoạt động ngoại khóa trong môn Ngữ Văn, đừng
cho đó là hoạt động bên ngoài, hoạt động vui chơi ngoài chính khóa, không có tác
dụng gì cho giờ học chính khóa.
Bản thân không coi đây là phương pháp cách thức tốt nhất để tạo hứng thú
và nâng cao được kết quả học tập môn Ngữ Văn, mà là một nghiên cứu khoa học
nhỏ đã thử nghiệm trên đối tương dạy của chính mình. Sau khi kiểm nghiệm bằng
thực tế, thấy có tác dụng, mong được trao đổi, thảo luận cùng các bậc tiền bối, cùng
bạn bè đồng nghiệp.
Rất mong được nhận thêm các ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô!
Chân thành cảm ơn!
Người viết

Hoàng Thị Thu Hằng

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn
2. Các bài báo về ngoại khóa – Tài liệu Việt Nam
3. Đề tài: hoạt động ngoại khóa trong trường THPT – Đoàn Thụy Bảo Châu
4. Giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường – NXB Giáo dục

5. Ngoại khóa văn học dan gian- tài liệu Việt Nam
6. Phương pháp dạy học môn Ngữ Văn – NXB Giáo dục
7. Phân tích Ngữ Văn 11 – NXB Giáo dục
8. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, 11, 12 – NXB Giáo dục

16


PHỤ LỤC
I.HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VĂN HỌC
1. Ngoại khóa văn học
Hoạt động ngoại khóa là một mô hình hoạt động hữu ích, nằm ngoài chương
trình chính khóa. Hoạt động ngoại khóa văn học là hoạt động thuộc phương pháp
dạy học văn nhằm phát huy năng lực hoạt động độc lập, hoạt động nhóm.
Hoạt động ngoại khóa là hình thức dạy và học mang tính tích hợp cao, có tác động
phát triển kiến thức và rèn luyện kĩ năng toàn diện đáp ứng được đổi mới phương
pháp dạy học.
Hoạt động ngoại khóa văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học
là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực
tiến đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng, thẩm định về bài học cho học
sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất
lượng dạy học trong giờ chính khóa. Hoạt động ngoại khóa văn học, vì thế , vừa là
hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, “ góp phần tạo ra lối sống văn hóa
và khả năng hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa
văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục”
( Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy văn, Nxb Đại học Quốc gia 1996, Tr.381)
Hoạt động ngoại khóa là một hoạt động vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý
nghĩa khoa học. Vậy khi chúng ta nỗ lực tìm kiếm và đôie mới phương pháp nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy và khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học
văn thì việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học là một xu hướng khả dĩ đáp

ứng tốt những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học là
trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh.
Hoạt động ngoai khóa văn học không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy đọc
lập, tằng cường khả năng sáng tạo, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá
những kiến thức mới của người học mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên
môn và kỹ năng sư phạm của người dạy trong quá trình chuẩn bị hay đồng hành
cùng người học khi khám phá kiến thức mới.
Thế nhưng lâu nay trong nhà trường phổ tjoong, hoạt động ngoại khóa văn
học được hiểu là một hoạt động phụ, nằm ngoài quản lý chuyên môn. Việc tổ chức
hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào quỹ thời gian eo hẹp, vào năng lực và lòng
nhiệt tình của thầy cô. Vô hình chung nó được coi là hoạt động giải trí đơn thuần,
nên có được thực hiện thì cũng chỉ sơ sài, qua loa một cách chưa thỏa đáng.
17


Do đó khi thử nghiệm nghiên cứu này, tôi mong muốn chúng ta có cái nhìn
khác hơn với hoạt động ngoại khóa văn học, một hoạt động rất tích cực, ảnh hưởng
khá lớn tới chất lượng và hứng thú với môn học.
2. Nguyên tắc hoạt động ngoại khóa văn học
Một số nhà nghiên cứu đề cập đến nguyên tắc hoạt động ngoại khóa văn học,
tôi lựa chọn những nguyên tắc áp dụng phù hợp với tâm lý lứa lứa tuổi và vùng
miền, phù hợp với trường THPT Số 3 Văn Bàn.
2.1. Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tư cách cho học sinh.
Hoạt động ngoại khóa không phải là hoạt động văn chương thuần túy mà là
hoạt động gắn bó với giáo dục chính trị, đạo đức, tư cách.
Khi coi hoạt động ngoại khóa không phải là hoạt động giải trí cho giờ học thì hoạt
động ngoại khóa có tác dụng rất lớn tới giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị và tư
cách cho học sinh. Qua mỗi giờ, mỗi cách thức ngoại khóa học học được những bài
học về tư tưởng, nhận thức những vấn đề chính trị mà không hề thấy khô khan,
nặng nề hay áp đặt.

Chẳng hạn khi học Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, chúng ta muốn học
sinh nhận thức được những giá trị: tư tưởng của nhà văn về cái đẹp – cái đẹp cứu
rỗi linh hồn, cái đẹp thuần hóa được cái xấu, cái ác, cái đẹp không thay đổi dù
trong hoàn cảnh nào….từ đó học sinh nhận ra giá trị cao đẹp của con người, vẻ đẹp
nhân cách. Ngoài ra chúng ta còn liên hệ tới kiến thức lịch sử- hình tượng Cao Bá
Quát qua hình tượng nhân vật Huấn Cao- sẽ ẩn trong đó những tư tưởng chính trị.
Nếu được thực hành ngoại khóa cho tác phẩm này bằng hình thức sân khấu hóa:
cho học sinh chuyển thể văn bản tác phẩm thành kịch bản (chỉ một phần), hoặc
bằng hình thức: ứng dụng công nghệ thông tin- xem hình ảnh, trích đoạn hay một
bài thuyết minh về tác phẩm thì học sinh sẽ nhận biết những bài học đạo đức, chính
trị, lịch sử, tư tưởng sâu sắc và có ý nghĩa hơn.
2.2. Nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với trình độ, tâm lý học sinh.
Ngoại khóa văn học là hoạt động bên ngoài chính khóa, bổ trợ cho chính
khóa nên cần tôn trọng nguyên tắc tự nguyện. Người dạy không thể ép buộc học
sinh phải tham gia ngoại khóa bằng mọi cách mà cần tìm cách lôi kéo và thu hút
hứng thú cho học sinh. Hoạt động ngoại khóa thúc đẩy khả năng hoạt động sáng
tạo, năng động cho học sinh nên hầu như không có học sinh nào từ chối tham gia.
Lúc đầu có thể học sinh còn e ngại, rụt rè, thiếu tự tin nhưng dần dần được thâm gia
nhiều học sinh hứng thú hơn và tham gia nhiệt tình, thậm chí mong đợi, xung
phong được tham gia.
18


Học sinh lứa tuổi này học sinh giàu tình cảm, giàu nhiệt huyết, thích những
điều mới lạ, tò mò, sáng tạo, thích hoạt động độc lập, hay thích hoạt động tập thể,
thích được thể hiện nên hoạt động ngoại khóa văn học phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Những vấn đề học sinh tâm đắc, những vấn đề mới lạ sẽ khơi dậy hứng thú tìm
hiểu. Khi học sinh đã hứng thú tìm hiểu, học sinh sẽ tự lựa chọn cách thể hiện và sẽ
nhận thức được những bài học có giá trị từ hoạt động ngoại khóa.
Học sinh trường THPT Số 3 Văn Bàn so với các nơi khác có thể còn nhút

nhát, rụt rè, khả năng hạn chế hơn. Nhưng theo đúng tâm lý lứa tuổi, học sinh ở đâu
trong lứa tuổi này đều rất thích khám phá, thích tìm tòi và khi được tham gia những
hoạt động mới, thích được thể hiện bản thân. Chính nhờ vậy mà hoạt động ngoại
khóa phù hợp với tâm lý, lứa tuổi góp phần giúp học sinh năng động, sáng tạo hơn,
loại bỏ những nhược điểm không đáng có ở tuổi mà tất cả chúng ta đều công nhận
là đẹp nhất cuộc đời nay. Khi được tham gia các hoạt động ngoại khóa, học sinh
trường THPT Số 3 Văn Bàn cũng khắc phục được nhiều điểm yếu, nhất là học sinh
lớp thực nghiệm.
2.3. Nguyên tắc tích hợp
Khi xây dựng một chương trình ngoại khoa văn học dù theo hình thức nào
cũng phải lưu ý tới nguyên tắc tích hợp. Ngoại khóa văn học là một phương pháp
dạy học tích hợp, tích hợp với các môn học khác: lịch sử, địa lý, giáo dục công dân,
thậm chí cả những môn khoa học tự nhiên. Ngoại khóa văn học, hơn cả là sự tích
hợp với đời sống, học sinh học được nhiều bài học về đời sống, thực hành trong đời
sống thông qua các hoạt động được tham gia.
Những câu truyện ngụ ngôn, truyện cười, những tác phẩm văn học khi được
dàn dựng lại theo cách nhìn của các em thật thú vị mà sâu sắc. Người viết cùng học
sinh đã cười nghiêng ngả trước một vở kịch các em biên soạn lại từ tác phẩm Chí
Phèo của Nam Cao, sau khi vở kịch kết thúc cứ vấn vương thương cho số phận 2
con người nhỏ bé, côi cút, 2 kiếp người bơ vơ, lạc lõng Chí Phèo, Thị Nở. Đôi khi
cứ day dứt băn khoăn, phân vân trước những giải pháp mà học sinh thử đặt ra chho
nhân vật: chọn một kết thúc khác cho tác phẩm Chí Phèo. Qua cách thể hiện, các ý
kiến, cách giải quyết mà học sinh đưa ra, người dạy không chỉ rèn cho học sinh
cách tự giải quyết trước những vấn đề nảy sinh trong đời sống mà còn hiểu được rõ
hơn những suy nghĩ của học sinh, những vấn đề nảy sinh trong tư tưởng, tâm lý để
định hướng cho các em hoàn thiện bản thân mình. Do đó khi thực hiện ngoại khóa
cần thiết phải chú ý tới nguyên tắc tích hợp.
3. Mối quan hệ với chính khóa
19



Hoạt động ngoại khóa là một hoạt động bên cạnh hoạt động chính khóa cả về
quan niệm, thời gian và trong suy nghĩ của tất cả chúng ta. Hoạt động ngoại khóa là
hoạt động bên cạnh hoạt động chính khóa nhưng là hoạt động bổ trợ tích cực, quan
trọng cho chính khóa. Trong khi tìm kiếm những phương pháp đổi mới, cải thiện
cho bộ môn, cho
ngành giáo dục, người ta đã nhận ra vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động này gớp phàn thúc đẩy hoạt động chính khóa, nâng cao chất lượng giảng
dạy, bổ sung phần học sinh thiếu khuyết mà lâu nay chúng ta nói: thực hành.
Hoạt động ngoại khóa văn học bổ trợ rất nhiều cho hoạt động dạy – học
chính khóa. Trong giờ học, để đảm bảo cho thi cử, kiểm tra, người dạy chưa hoàn
toàn đổi mới thực sự, nhất là với những vùng miền, những đối tượng học sinh còn
yếu nhiều mặt như học sinh trường THPT Số 3 Văn Bàn. Người học được chú
trọng nhưng chú trong xem là sẽ tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng cơ bản nào
để nắm bắt được nội dung bài học, để làm bài thi tốt nhất. Vô hình chung, sự đổi
mới phương pháp chỉ chú tâm vào thay đổi cách tìm hiểu, thay đổi cách hướng dẫn
học sinh học bài còn nhiệm vụ nữa không kém phần quan trọng của môn Ngữ Văn:
dạy làm người, dạy cách hoàn thiện nhân cách bị xem nhẹ hơn. Học sinh vẫn được
coi là trung tâm nhưng để phát huy được tính tích cực, sự sáng tạo, khả năng vận
dụng thực hành thì trong một giờ học chính khóa không đáp ứng được hết. Khi đó
ngoại khóa là giải pháp tối ưu nhất, là hoạt động hiệu quả nhất để giáo dục học sinh
toàn diện các mặt trí – đức – thể - mĩ.
Hoạt động ngoại khóa dưới sự quản lý và hướng dẫn của thầy cô sẽ là hoạt
động nối tiếp chính khóa, có mục tiêu, mục đích rõ ràng. Hoạt động ngoại khóa là
con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt
động, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ năng sống. Hoạt động ngoại khóa giúp
phát huy tối đa năng lực, sở thích từng cá nhân. Như vậy, ý nghĩa môn Ngữ Văn là
môn học thiếu thực tế không còn khi gắn với hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung chương trình học chính khóa. Không
người dạy nào mất công tổ chức một hoạt động ngoại khóa không gắn kết gì với

chính khóa cả, như vậy chỉ tốn công mà không có tác dụng gì, và quản lý sẽ không
chấp nhận như vậy. Do đó, hoạt động ngoại khóa văn học gắn bó mật thiết với
chính khóa, thực hiện mục tiêu giáo dục. Hoạt động ngoại khóa văn học là một hoạt
động cần thiết khi muốn đổi mới phương pháp, muốn phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh, và hơn cả muốn khơi dậy tình yêu với văn học, tình
yêu với bộ môn Ngữ Văn.
20


4. Các hình thức ngoại khóa được áp dụng trong quá trình giảng dạy tại
trường THPT Số 3 Văn Bàn
Khi nghiên cứu các nguyên tắc ngoại khóa văn học, bàn thân tôi nhận thấy
những hính thức ngoại khóa văn học phù hợp với điều kiện, với đặc điểm tâm lý
lứa tuổi của học sinh mình để đạt kết quả tốt nhất. Tôi lựa chọn một số hình thức
ngoại khóa dễ áp dụng, học sinh dễ thực hiện mà hiệu quả thử nghiệm trong nghiên
cứu ứng dụng của mình.
Sân khấu hóa:
Sân khấu hóa là hoạt động ngoại khóa được tiến hành theo đặc trưng của
nghệ thuật sân khấu. sân khấu hóa sẽ giúp học sinh hình dung hình tượng cụ thể
hơn về tác phẩm đã học.
Sân khấu hóa có nhiều hình thức: văn nghệ, thuyết trình, thi thuyết trình, thi tìm
hiểu kiến thức, gặp gỡ, giao lưu…. Tôi thường chọn hình thức sân khấu phù hợp
với đối tượng với điều kiện cho phép- thi tìm hiểu, thi thuyết minh về một tác giả,
tác phẩm hoặc chọn hình thức sân khấu hóa một tác phẩm văn học: viết thành kịch
bản và có thể diễn xuất trên sân khấu.
Học sinh sẽ được làm việc cùng tác phẩm, được sáng tạo lại tác phẩm theo
cách cảm, cách nhìn nhận của riêng mình. Tác phẩm văn học trở thành nội dung
của các vở diễn sân khấu. Học sinh sẽ được giao nhiệm vụ viết một vở kịch dựa
vào các tác phẩm đã học mà bản thân tâm đắc, yêu thích nhất. khi đó học sinh sẽ
lựa chọn những tác phẩm đã được hướng dẫn tìm hiểu để sáng tạo. để có thể viết

được kịch bản, người học phải hiểu sâu sắc tác phẩm, phải nắm bắt rõ các dụng ý, ý
đồ nghệ thuật, giá trị tư tưởng của tác phẩm. Khi đó đòi hỏi người học phải tích cực
tìm tòi, nghiên cứu để có thể viết một kịch bản thành công.
Để có thể hóa thân vào nhân vật, học sinh phải yêu thích, phải có tính cảm,
có sự tự tin, bạo dạn thì mới diễn được ( chưa nói có thành công hay không).
Thực hiện hoạt động ngoại khóa bằng sân khấu hóa rèn cho học sinh một số kĩ
năng: sáng tạo nghệ thuật, viết kịch bản từ tác phẩm hay nội dung có sẵn, hoạt động
nhóm, trình diễn tự tin…. Khi hoạt động, học sinh được hoạt động nhóm, hiểu nhau
hơn nên khi hoạt động nhóm trong giờ chính khóa sẽ hiệu quả hơn. Học sinh biết
cách học hơn, biết cách tự nghiên cứu, tự xử lý tư liệu, xử lý lượng kiến thức mình
thu thập được- học sinh biết cách tự học- một điều luôn hạn chế ở học sinh hiện
nay.
Giáo dục các tác phẩm qua những buổi biểu biểu diễn có kết quả không ngờ.
Hình tượng tác phẩm đã học cụ thể hơn giúp học sinh cảm thụ sâu sắc ý nghĩa của
tác phẩm về mặt nhân văn, mặt nghệ thuật.
21


Ngoại khóa bằng hình thức sân khấu hóa học sinh được vừa học vừa chơi,
vừa học vừa thực hành bởi tất cả các khâu, giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh thực
hiện: tìm tư liệu, sáng tạo kịch bản, trình diễn, nhận xét.
Hình thức sân khấu hóa có thể áp dụng rất linh hoạt để thu hút nhiều người tham
gia: viết kịch, diễn kịch, diễn một chi tiết, đoán tên nhận vật, tên tác phẩm, diễn
trích đoạn rồi khám phá ý nghĩa…
Khi được tham gia hình thức này, lúc đầu học sinh cả lớp thực nghiệm lẫn
lớp đối chứng đều tỏ ra e dè, nhưng khi thực hiện lần sâu, học sinh tự tin hơn, thậm
chí chỉ mong cô cho thực hiện các hoạt động ngoại khóa. Điều đó cho thấy ngoại
khóa có tác động rất lớn tới tạo hứng thú cho môn học.
Chẳng hạn khi dạy Chí Phèo, người dạy yêu cầu học sinh chọn một nội dung
mà em tâm đắc, viết thành một kịch bản. Kịch bản đó được xử lý theo cách nhìn

nhận của học sinh.
Khi tôi chia nhóm cho học sinh thực hiện, tôi rất bất ngờ khi học sinh của mình viết
đoạn kết, một nhóm đã đưa ra một cái kết khác cho vở kịch,c ho tác phẩm Chí Phèo
– Chí Phèo đưa Thị Nở đến một nơi xa xôi, không ai biết mình để sinh sống, xây
dựng một cuộc sống hạnh phúc bên nhau…mà theo cách lý giải của các em thì như
vậy số phận của người dân mới đỡ thê thảm và ám ảnh người đọc.
Có thể cách giải quyết đó không phù hợp với thời đại của Nam Cao, nhưng phù
hợp với suy nghĩ của các em, cho thấy các em đã nhận thức được cuộc sống, nhận
thức giá trị nhân văn cần có.
Như vậy ngoại khóa văn học thu hút học sinh tham gia, học sinh tích cực hơn
với môn học khi được sáng tạo, bày tỏ.
Ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động ngoại khóa
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin có nhiều ảnh hướng tới cuộc sống cả nơi
xa xôi nhất, nơi mà nhiều người ở những vùng phát triển nghĩ không thể tới. Dù là
vùng 3, công nghệ thông tin cũng phát triển không kém chỉ có điều theo cả hướng
tốt và xấu, tích cực và tiêu cực. Dù công nghệ bùng nổ như vậy nhưng học sinh ở
nơi đây vẫn khan hiếm tư liệu, hoặc các em không biết tìm cách khai thác. Do đó
tôi lựa chọn dụng công nghệ thông tin vào ngoại khóa văn học. Người dạy sẽ mất
công, nhiều thời gian hơn khi tìm hiểu, nghiên cứu để thực hiện một tiết ngoại
khóa này. Người dậy có thể thiết kế một buổi giao lưu trên mạng, một bộ phim tư
liệu nhỏ về tác giả, một giai đoạn văn học, một trò chơi khám phá, hay đơn giản chỉ
là cho học sinh xem một đoạn phim trích đoạn tác phẩm, một trích đoạn kịch trong
văn bản tác phẩm được tìm hiểu.
22


Chẳng hạn khi dạy – học trích kịch Tình yêu và thù hận, có thể cho học sinh
xem trích đoạn kịch phần thuộc văn bản được học hoặc phần đầu, cuối vở kịch để
học sinh ấn tượng hơn, hiểu hơn ý nghĩa, giá trị tác phẩm.
Khi tìm hiểu bài văn học sử về tác giả Nam Cao có thể cho học sinh xem tư

liệu về thời đại mà nhà văn sinh sống- những hình ảnh về người nông dân, về địa
chủ, hình ảnh về người trí thức… như vậy học sinh không chỉ tích hợp với môn lịch
sử mà còn giúp học sinh hiểu hơn về đề tài sáng tác, về hình tượng nhận vật được
xây dựng trong tác phẩm, về quan điểm nghệ thuật của nhà văn, và giúp học sinh
nhận ra nhiều bài học về cuộc sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn.
II. PHIẾU ĐIỀU TRA TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA
Hãy tích vào câu trả lời mà em lựa chọn
Câu 1: Em có thíc các hoat động văn học được thực hiện trong thời gian vừa qua
không?
A. Rất thích
B. Bình thường
C. Không thích
Câu 2: Các hoạt động ngoại khóa văn học theo em nên tổ chức với mức độ như thế
nào?
A. Nên tổ chức thường xuyên
B. Thỉnh thoảng
C. Không nên tổ chức
Câu 3: nếu em được giao nhiệm vụ chuẩn bị hoặc tham gia một hoạt động ngoại
khóa văn học, em sẽ tham gia như thế nào?
A. Tích cực
B. Không tham gia
Câu 4: Hoạt động ngoại khóa có ảnh hưởng như thế nào tới kết quả học tập của
em?
A. Tích cực hơn
B. Tiêu cực hơn
C. Không ảnh hưởng gì.
III. TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA THEO HÌNH THỨC SÂN KHẤU HÓA ( Sau
giờ học về một số thể loại văn học: Kịch, Nghị luận)
23



a. Chuẩn bị
Gv yêu cầu học sinh chia 4 nhóm chuẩn bị một vở kịch
Nội dung: học sinh tự chọn nội dung trong các tác phẩm đã học hoặc đã được học
Thời gian chuẩn bị: 3 ngày viết, sửa kịch bản, 5 ngày chuẩn bị trình diễn
( Khi học sinh đưa kịch bản, giáo viên sẽ góp ý và sửa cho học sinh)
b.Thực hiện
Khi thực hiện, học sinh diễn vở kịch đã viết hoặc đã lựa chọn
c.Một đoạn trích kịch được viết lại theo truyện ngắn Chí Phèo của học sinh Đặng
Hồng Tự.
( Một Chí Phèo xuất hiên trên sân khấu) Hắn vừa đi vừa chửi:
-Chí Phèo: mẹ cha nó, cha đứa nào làm ông khổ…mẹ cha đứa nào đẻ ra thàng Chí
Phèo này….
( tay hắn cầm chai rượu, nhật ngưỡng đi. Hắn đễn nhà bá Kiến)
-Chí: mẹ cha thằng bá Kiến, tiên sư thằng bá Kiên, mày ăn trên ngồi chốc,… mày
cậy quyền cậy thế,… mày làm khổ tao…mẹ cha thằng bá Kiến, mẹ cha thằng khốn
nạn…( giọng hắn vừa lè nhè, điệu bộ hung hăng)
Mấy bà vợ cụ bá xông ra, thấy điệu bộ hung hăng của hắn, các bà đùn đẩy nhau:
Bà cả: bà hai đâu ra cho thằng kia một bài, khóa mồm nó lai.
Bà 2 ( thúc bà ba) Kìa cô Ba, mọi khi tôi nói không lại cô mà, cô ra là nó im ngay
đấy
Bà Ba: ( lẳng lơ): Cái thằng trông chết khiếp, sao xứng để tôi ra nhời. Cô Tư mới
về hãy ra thể hiện đi!
Bà Tư ( tỏ vẻ e ngại): Tôi không dám tranh với các chị.
Các bà đùn đẩy nhau, rốt cục chẳng bà nào dám ra nói với hắn một lời phải chăng.
Xuất hiện vài người dân đứng xem Chí chửi rồi bàn tán
-Một người đàn ông nói: Phen này cha con thằng bá Kiến đố có dám vác mặt đi đâu
nữa, Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất.
Một người đàn bà: phúc đời nhà nó, chắc ông lí không ở nhà.

Vừa lúc đó có tiếng quát to:
-Lý Cường: Mày muốn lôi thôi gì…cái thằng không cha không mẹ này! Mày muốn
lôi thôi gì…
Sau đó lý Cường và Chí Phèo xông vào đánh nhau, đấm đá túi bụi
Bỗng Chí Phèo đập choang cái chai vỡ, hắn nhặt một mảnh chai, cào vào mặt và
lăn ra kêu:
-Ối làng nước ôi! Cứu tôi với….ối làng nước ôi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết
tôi! Thằng lý Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi!
24


Chí Phèo lăn lộn dưới đất kêu rên thảm thiết. Lý Cường hơi lo sợ, sau đứng nhìn
khinh bỉ, các bà vợ bá Kiến được thể xúm lại:
-Các bà: đồ không cha không mẹ, đồ chết dẫm
A đồ rạch mặt ăn vạ
Đồ chết đâm….
Lúc đó mấy người dân: Lạy cụ, một tiếng sang sảng hỏi:
-Cái gì mà đông thế này?
Cụ bà đã về, cụ nhìn thấy Chí Pheo đang lăn lộn dưới đất, miệng rên rỉ
-Chí: Chúng mày định giết tao à? Tao liều chết với bố con mày. Ối làng nước ôi!
Các bà vợ thấy chồng về xúm lại, xưng xỉa chửi Chỉ, rồi kể lể:
-Bà Cả: thằng không cha không mẹ này đến gây sự, tôi đuổi nó mà nó ì ra, đồ …
-bà Hai: Mình ơi, em định cho nó một trận..
Cụ bá quát: Các bà vào nhà đi, đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì!
Các bà nguýt nhau rồi lần lướt tung tẩy đi vào
Quay lại chỗ mấy người dân, cụ bá dịu giọng xuống:
Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?
Mấy người dân nghe thế, họ liếc mắt xuống Chí Phèo đang rên hừ hừ, rồi lảng dần
đi.
Cụ bá lại gần Chí Phèo, lay khẽ hắn, ôn tồn nói:

-Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?
Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:
-Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày thôi. Tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, rũ
tù chưa biết chừng.
Cụ bá cất tiếng cười:
-Ha..ha…Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì mà anh phải chết? Đời người chứ
phải con nghóe đâu? Lại say rồi phỏng?
Rồi cụ nhẹ nhàng thân mật:
-Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uông nước đã nào.
Thấy Chí Phèo không nói gì, cụ xốc nách anh ta, dìu dậy, nói:
-Nào, đứng lên. Cứ vào đây uống nước đã. Có gì ta nói chuyện tử tế với nhau, làm
gì động lên thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.
Cụ quát lý Cường sai người nhà đi lấy nước.
-Lý Cường đâu, tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước mau lên.
Rồi cụ nói với Chí:
-Khổ quá, giá tôi ở nhà thì đâu đến nỗi, người lớn cả, chỉ tại thằng lý Cường nóng
tính, không nghĩ trước sau. Ai chứ anh với nó còn có học kia đấy.
25


×