Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

skkn kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.42 KB, 23 trang )

Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, sáng kiến kinh
nghiệm gồm 3 nội dung chính:
Nội dung 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học
cho học sinh trường THPT
Nội dung 2: Phân tích thực trạng việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa
học cho học sinh các trường THPT tỉnh Lào Cai
Nội dung 3: Cách thức tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học
sinh trường THPT tỉnh Lào cai
Cách thức nghiên cứu đề tài theo quy trình: Thiết kế - đo lường; phân tích dữ
liệu và kết quả; đánh giá, bàn luận, kết luận.
2. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI

Chúng ta đang sống trong thế kỉ của văn minh trí tuệ với sự phát triển
như vũ bão. Ở kỉ nguyên tin học này có thể nói khoa học là nền tảng của sự
phát triển xã hội và nghiên cứu khoa học do vậy là hoạt động vô cùng quan
trọng.
Trên thực tế nghiên cứu khoa học vẫn còn là một hoạt động khá mới mẻ
với học sinh trường trung học phổ thông. Hầu hết các em đều rất bỡ ngỡ khi
tiếp cận với khái niệm này. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trong lời phát biểu
khai mạc và chỉ đạo Hội thảo nghiên cứu khoa học của học sinh trung học tại
Huế ngày 23/10 /2012 đã xác định: Nghiên cứu khoa học dành cho học sinh
nói chung và Thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nói riêng là
một vấn đề mới, khó nhưng rất hấp dẫn và tất yếu phải làm. Đây là một trong
những động thái tích cực góp phần đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT



1


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

một cách thực sự. Bởi theo các chuy ên gia về giáo dục thì thi học sinh giỏi
Quốc gia các môn văn hoá là học sinh làm theo ý tưởng của người khác,
không có tương tác, còn cuộc thi khoa học kỹ thuật thì ý tưởng là của các em,
vận dụng kiến thức để thực hiện ý t ưởng cũng là do các em. Các em được
tương tác, được thực hiện trọn vẹn cả quá tr ình sáng tạo đó, các thầy cô giáo,
các nhà khoa học chỉ đóng vai trò hướng dẫn, cố vấn, bảo trợ mà thôi. Làm
được như vậy sẽ giải quyết được mối quan hệ giữa lý thuyết với thực h ành
một cách tích cực nhất.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn
viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động
nghiên cứu khoa học cho học sinh trường THPT”. Kinh nghiệm này đã
được áp dụng trong trường THPT chuyên Lào Cai từ năm học 2012 – 2013
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU

Sử dụng 2 nhóm phương pháp nghiên c ứu cơ bản sau đây để thực hiện đề
tài:
3.1. Nhóm phương pháp nghiên c ứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ
thống hoá các tài liệu lý luận về hoạt động NCKH nói chung và cuộc thi
KHKT dành cho học sinh trung học nói riêng.
3.2. Nhóm phương pháp nghiên c ứu thực tiễn: Phương pháp quan sát,
phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh
nghiệm, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


* Khách thể nghiên cứu: Công tác nghiên cứu khoa học trong trường
THPT.
* Đối tượng nghiên cứu: Những cách thức tổ chức hoạt động nghiên cứu
khoa học cho học sinh trường THPT tỉnh Lào Cai.

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

2


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG TRƯỜNG THPT
1. Một số khái niệm cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học
- Tri thức khoa học: Là những hiểu biết tích lũy được một cách hệ thống
nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học có mục tiêu, có kế hoạch và được thực
hiện dựa trên hệ thống các phương pháp khoa học
- Tri thức kinh nghiệm: Là quá trình cảm nhận và xử lý các vấn đề trong
cuộc sống, kinh nghiệm, hiểu biết đ ược tích lũy, ban đầu còn riêng lẻ, rời rạc,
về sau hình thành những mối liên hệ mang tính hệ thống.
- Phân biệt các khái niệm:
+ Phát minh: Là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc
những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước
đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người
+ Phát hiện: Là sự khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội
đang tồn tại một cách khách quan
+ Sáng chế: Là một giải pháp kỹ thuật mới về nguyên lý kỹ thuật, tính
sáng tạo và áp dụng được. Sáng chế có khả năng áp dụng nên có ý nghĩa

thương mại, được cấp bằng sáng chế độc quyền (patent), có thể mua bán bằng
sáng chế, cấp giấy phép sử dụng (licence) v à được bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp.
- Nghiên cứu khoa học: Là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận
thức khoa học về thế giới; hoặc sáng tạo ph ương pháp mới và phương tiện kỹ
thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục ti êu hoạt động của con
người.

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

3


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

- Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học: Là cuộc thi
dành cho các cơ sở giáo dục có học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học
phổ thông (gọi tắt là học sinh trung học) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Mục đích của cuộc thi được xác định:
a) Khuyến khích học sinh trung học nghi ên cứu, sáng tạo khoa học, công
nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực
tiễn cuộc sống;
b) Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học;
đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực
học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học;
c) Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu,
các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học
sinh trung học;
d) Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghi ên cứu khoa
học, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa

các địa phương và hội nhập quốc tế.
2. Cơ sở pháp lý của hoạt động nghiên cứu khoa học dành cho học sinh
trường trung học
- Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TTBGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng bộ giáo dục và Đào tạo)
- Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung
học cơ sở và trung học phổ thông (Ban hành kèm thông tư số: 38/2012/TTBGDĐT, ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

4


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

PHẦN 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH LÀO CAI

Việc nghiên cứu khoa học của học sinh THPT từ tr ước tới năm 2012 đã
có nhưng mới dừng lại ở các ý tưởng sáng tạo, về cơ bản vẫn là trên lý thuyết.
Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai hầu như chưa được tiếp cận với
hoạt động nghiên cứu khoa học này.
Hưởng ứng và thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục v à Đào tạo, năm học
2012 – 2013, trường THPT chuyên Lào Cai đã tích cực triển khai cuộc thi
Khoa học kỹ thuật cho học sinh. Nh à trường đã thành lập Hội đồng nghiên
cứu khoa học cấp trường với đội ngũ thầy cô giáo có năng lực chuy ên môn
nghiệp vụ vững vàng; có lòng nhiệt tình, say mê nghiên cứu nhằm giúp đỡ và
thẩm định, đánh giá những sản phẩm trí t uệ của học sinh.

Dù mới là những bước đi ban đầu với vô vàn những khó khăn nhưng hoạt
động nghiên cứu khoa học đã thu hút được nhiều học sinh trong nhà trường
quan tâm và tham gia. Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say m ê và thực hiện
nghiêm túc. Nhiều đề tài nghiên cứu có những tìm tòi mới mẻ, sáng tạo thể
hiện khả năng và mong muốn được chinh phục những đỉnh cao của tri thức.
Phạm vi nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực song chủ yếu là các lĩnh vực như: Kĩ
thuật điện và cơ khí; khoa học môi trường; Quản lý môi trường; Hoá sinh;
Khoa học máy tính; kĩ thuật vật liệu và công nghệ sinh học; Khoa học xã hội và
hành vi; Y khoa và khoa học sức khoẻ ...
Tiền thân của cuộc thi Khoa học kỹ thuật chính l à trong cuộc thi Sáng
tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh và Quốc gia mà học sinh THPT trong
tỉnh đã từng tham gia. Một số đề t ài có tính khả thi cao, có khả năng ứng dụng
vào thực tế và đã giành được giải thưởng. Điển hình như sản phẩm của học
sinh trường THPT chuyên: Tủ sấy thông minh để giúp quần áo của đồng b ào
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

5


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

vùng cao được khô ráo và không có mùi ẩm mốc trong tiết trời mùa đông lạnh
giá, nhiều sương mù của em Lê Hoàng Hà lớp 12A1 đã đạt giải Nhì cấp tỉnh
và giải Khuyến khích cuộc thi to àn quốc lần thứ V. Ngoài đề tài nghiên cứu
trên Hoàng Hà còn cùng với Vũ Phương Linh học sinh lớp 11 chuyên Anh
nghiên cứu đề tài Mô hình dinh thự Hoàng A Tưởng - Bắc Hà – Lào Cai để
giúp du khách dễ hình dung một cách tổng thể về nét hoang s ơ cổ kính của
dinh thự Hoàng A Tưởng của vùng “cao nguyên trắng” và góp phần quảng bá,
bảo tồn nét đặc sắc văn hoá dân tộc nơi đây, sản phẩm này đã đạt giải Ba cấp
tỉnh và giải Nhì cấp Quốc gia. Hay như sản phẩm phần mềm trò chơi Thoát

khỏi mê cung của em Tạ Hữu Cừ - học sinh chuyên Hoá cũng giành được giải
Khuyến khích cuộc thi toàn quốc lần thứ 3. Đặc biệt rất gần gũi với dự án
nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện – cơ khí là sản
phẩm Robot đa năng của em Vũ Văn Cao, học sinh 12 chuyên Lí đạt giải Ba
cấp Quốc gia trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2012.
(Phụ lục 1: Danh sách HS THPT chuyên thi sáng t ạo Thanh thiếu niên
nhi đồng)
Trường THPT số 1 huyện Bảo Yên năm học 2011 – 2012 cũng đã có 03
đề tài đạt giải cao trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh
và cấp Quốc gia. Đó là sản phẩm Máy xử lý rác thông minh của học sinh Đỗ
Thanh Tùng 12A1 đoạt giải Nhất cấp tỉnh và giải Nhì cấp Quốc gia, sản phẩm
này được tuyên dương trong lễ trao giải Quả cầu vàng, tác giả của đề tài đã
được vinh danh trong 140 nhà khoa học trẻ toàn quốc năm 2012; sản phẩm
Máy mô phỏng từ trường quay của động cơ không đồng bộ của học sinh
Nguyễn Ngọc Sơn 12A1 đạt giải Nhì cấp tỉnh và giải Khuyến khích cấp Quốc
gia; sản phẩm Robot chữa cháy cứu thương của học sinh Nguyễn Thân Hà
Quân đạt giải Ba cấp tỉnh…
Cơ sở của việc nghiên cứu khoa học trong nhà trường trước hết là tự học.
Mỗi thầy cô giáo luôn hàng ngày, hàng giờ cố gắng là một tấm gương sáng về
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

6


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

lao động sáng tạo và tự học. Còn mỗi học sinh cũng nhận thức sâu sắc chân lí:
chỉ có thể khám phá và tạo ra tri thức mới về thế giới mà chúng ta đang sống
nhờ con đường tự học. Vì thế ngoài giờ học chính khoá học sinh nh à trường
luôn dành thời gian cho việc tự học. Trong nh à trường không còn xa lạ với

cảnh học sinh tự học ở bất k ì đâu như trong thư viện, ký túc xá, thậm chí cả
nhà đa năng, nhà ăn....
Đồng hành với việc tự học còn là việc tự nghiên cứu sáng tạo. Nếu không
tự nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo thì nội dung bài giảng sẽ chỉ là sao chép chính
mình, sao chép người khác, rồi từ năm này sang năm khác chỉ hoàn thành
chức năng của “một cái máy ghi âm”. V ì thế thầy cô và học trò nhà trường
cũng luôn tự nghiên cứu tìm tòi những cách dạy và học hiệu quả; tổ chức
những Câu lạc bộ Vật lí, Hoá học; Sinh học; Robocon...để khơi dậy và hiện
thực hoá những ý tưởng sáng tạo khoa học mới mẻ.
Những khó khăn thách thức
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động quá mới mẻ đối với tr ường phổ thông,
vì vậy ban đầu còn thiếu hụt trong nhận thức và rất lúng túng trong cách làm.
- Giáo viên chưa có kinh nghiệm, ngại khó và sợ thêm việc vì vậy thiếu sự
nhiệt tình
- Thiếu các nhà khoa học để có thể xin ý kiến tư vấn, bảo trợ khoa học,
hướng dẫn... một cách đúng đắn, chính xác, tin cậy.
- Thiếu rất nhiều các điều kiện để nghiên cứu, đặc biệt là các phòng thí
nghiệm.
Những thuận lợi cơ bản
- Được sự chỉ đạo, tập huấn, hướng dẫn của các chuyên gia Vụ Giáo dục
Trung học qua các cuộc hội thảo, tập huấn .
- Có sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Nhiều trường THPT nhận thức rõ ý nghĩa thiết thực và bổ ích của hoạt
động nghiên cứu khoa học và cuộc thi nên đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên quyết
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

7


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai


tâm, với tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, khó đến đâu tìm cách tháo gỡ
đến đó. Chính vì vậy mà ít nhiều đã thu được những thành công bước đầu.

PHẦN 3
CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH LÀO CAI
3.1. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

(1) Công tác chỉ đạo: Gồm các bước sau
- Nhận thức vấn đề: Xác định đ ược đầy đủ mục đích ý nghĩa của hoạt động
nghiên cứu khoa học nói chung và Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học
sinh trung học nói riêng:
+ Đây là một hoạt động hữu ích, hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuy ên môn
trong nhà trường.
+ Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức trong sách vở v ào giải quyết các
vấn đề thực tiễn cuộc sống, l àm quen với nghiên cứu khoa học.
+ Tạo ra sân chơi bổ ích, trí tuệ và khoa học cho học sinh phổ thông.
+ Thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh
trong các nhà trường.
+ Góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
giáo dục trong các trường trung học.
+ Là cơ hội để tác động đến toàn xã hội, huy động sự tham gia mạnh mẽ từ
các tổ chức xã hội, các cơ sở nghiên cứu khoa học… đối với các trường Trung
học.
- Chỉ đạo đưa vào kế hoạch năm học của từng nhà trường, kế hoạch hoạt
động của các tổ chuyên môn.

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT


8


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

- Nhà trường tổ chức thảo luận để ban hành một số văn bản hướng dẫn cụ
thể dựa trên các hướng dẫn của Bộ, của Sở về nghiên cứu khoa học và thi
khoa học kỹ thuật các cấp.
- Tổ chức học tập và nghiên cứu quy chế thi khoa học kỹ thuật cho giáo
viên và học sinh. Tổ chức tập huấn về nghiên cứu khoa học và các công đoạn
của Cuộc thi khoa học kỹ thuật.
- Giao nhiệm vụ cho các tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo theo từng lĩnh vực
tương ứng.
- Dự trù, phân bố kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học và thi khoa
học kỹ thuật với tư cách một hoạt động thường niên, song song với hoạt động
bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá.
(2) Xác định yêu cầu nghiên cứu phù hợp với hoạt động giáo dục của
nhà trường
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tế hoạt động
của nhà trường, với chương trình; không gây quá tải, nặng nề làm ảnh hưởng
xấu đến việc học tập và rèn luyện của học sinh nói chung.
- Kích thích được sự say mê hứng thú cho học sinh, tạo động lực thúc đẩy
học tập.
- Phát huy được vai trò của giáo viên bộ môn, tổ chuyên môn và các tổ
chức đoàn thể trong, ngoài nhà trường trong hoạt động tư vấn, hướng dẫn, hỗ
trợ nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh.
(3) Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn
- Tuyên truyền mục đích và ý nghĩa của cuộc thi và phát động học sinh
toàn trường.
- Tập huấn nghiên cứu khoa học cho giáo viên, học sinh; học tập và nghiên

cứu Qui chế cuộc thi.
- Hướng dẫn kỹ cho học sinh khi chọn đề t ài và hướng nghiên cứu (tính
mới, tính sáng tạo, đúng hướng, có thực nghiệm…)
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

9


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

(4) Thành lập ban chỉ đạo và hội đồng khoa học trường
* Thành lập Ban chỉ đạo và Hội đồng khoa học trường theo hướng dẫn để
xây dựng kế hoạch, triển khai đầy đủ các hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ
chức các cuộc thi. Thành phần Ban chỉ đạo, Hội đồng khoa học gồm: Lãnh
đạo trường, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có kinh nghiệm…
* Giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ cho các tổ bộ môn v à giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn và
giúp đỡ học sinh.
- Yêu cầu giáo viên bộ môn thuộc lĩnh vực định h ướng những vấn đề thời
sự, những vấn đề nảy sinh trong thực tế bàn bạc, trao đổi với học sinh trong
các khoảng thời gian phù hợp.
- Giáo viên hướng dẫn sẽ giúp đỡ học sinh hình thành ý tưởng cho việc lựa
chọn đề tài.
(5) Đăng ký đề tài
* Gợi ý chọn đề tài
- Đề tài thuộc các lĩnh vực đã quy định .
- Đề tài có tính mới và tính sáng tạo, thực tiễn, có khả năng ứng dụng rộng
được đánh giá cao.
- Đề tài phải mang tính nghiên cứu.
* Yêu cầu nội dung đề tài

- Thể hiện ý tưởng và tư duy sáng tạo của học sinh
- Có kế hoạch nghiên cứu rõ ràng
- Cách thức tiến hành nghiên cứu chặt chẽ, sáng tạo
- Đưa ra được những kết luận mang tính khoa học v à thực tiễn
- Học sinh có thể tự bảo vệ cho đề t ài của mình bằng tiếng Việt và tiếng
Anh
(6) Thi chọn ý tưởng sáng tạo:

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

10


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

- Giáo viên tổ chức trao đổi, thảo luận trong giờ sinh hoạt lớp, ngoại
khóa… để định hướng hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu cho học sinh.
- Sau khi học sinh đăng ký đề tài, nhà trường tổ chức cuộc thi ý tưởng sáng
tạo.
- Học sinh trình bày ý tưởng đề tài.
- Chọn những ý tưởng tốt, có tính mới, tính sáng tạo để tiếp tục nghi ên cứu.

Học sinh THPT chuyên đang báo cáo đề tài trước sự tham vấn của chuyên gia

(7) Phân công giáo viên hướng dẫn
- Năm đầu tiên, nhà trường yêu cầu tất cả các giáo viên tham gia (trừ các
giáo viên là Lãnh đội học sinh giỏi và Chủ nhiệm Câu lạc bộ), khuyến khích
các giáo viên khác tham gia.
- Những năm tiếp theo, sẽ chọn giáo viên nhiệt tình, có chuyên môn, có
hiểu biết về lĩnh vực liên quan đến đề tài, có khả năng hướng dẫn, có kinh

nghiệm nghiên cứu …
(8) Duyệt đề cương
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

11


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

- Về khoa học, tính khả thi của đề tài phải thông qua Hội đồng khoa học
trường.
- Qua việc đánh giá chính xác tính khả thi của đề tài, hội đồng khoa học sẽ
quyết định chọn những đề tài nào đưa vào thực hiện.
- Từ đó nhà trường có thể chủ động trong việc bố trí kinh phí v à các điều
kiện khác để học sinh tiếp tục thực hiện các đề t ài.
(9) Triển khai dự án, quá trình thực hiện dự án
Yêu cầu
- Tỉ mỉ, lưu ý đến từng chi tiết nhỏ, thể hiện tư duy nghiêm túc, cần cù.
- Số liệu sử dụng có thực, do học sinh tự nghiên cứu
- Chứng tỏ được học sinh biết mình đã làm gì qua phương pháp phù hợp
- Rút ra kết luận thực sự, có liên quan rõ ràng đến giả thuyết.
Thái độ
- Tìm kiếm, chia sẻ để làm giàu kiến thức.
- Ham khám phá, tự tin và tích cực.
- Khả năng phân tích và phản biện, kiên nhẫn, trung thực và đúng mực,
tính kỷ luật cao.
Hướng dẫn quá trình thực hiện dự án
- Giáo viên cần hướng dẫn từng giai đoạn một, đồng thời kiểm tra li ên tục
để điều chỉnh đi đúng hướng. Hướng dẫn học sinh điều tra lấy số liệu, chọn
mẫu, viết phiếu điều tra và lấy phiếu điều tra, làm thí nghiệm, thực nghiệm.

Tập cho học sinh có thái độ n ghiêm túc, bài bản, ghi chú cẩn thận tiến độ
nghiên cứu.
+ Viết nhật ký: Ghi chép chi tiết tất cả thí n ghiệm, số liệu đo đạc và
hiện tượng quan sát được vào một cuốn sổ.
+ Chụp ảnh tiến độ công việc trong suốt quá trình thực hiện.
+ Sử dụng các bảng hoặc biểu đồ để ghi lại các dữ liệu định l ượng.
Không nên chỉ dựa vào trí nhớ về các số liệu đo đạc.
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

12


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

+ Tự đặt và suy nghĩ về các câu hỏi: Thí nghiệm có đem lại kết quả
mong muốn không? Tại sao hoặc tại sao không? Thí nghiệm có đ ược tiến
hành giống nhau giữa các lần không? Có những lỗi thực nghiệm nào gặp phải
không? …
- Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn hỗ trợ về phòng thiết bị thí
nghiệm; giới thiệu, liên hệ các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh giúp đỡ. Khi
cần đến phòng thí nghiệm, đến các cơ quan có liên quan, giáo viên hướng dẫn
phải liên hệ trước, theo dõi và giúp đỡ các em.

Các thầy giáo trường THPT chuyên đang hướng dẫn học sinh làm dự án
Trong quá trình hướng dẫn các dự án khoa học, kỹ thuật, trường THPT
chuyên đã liên hệ với các cơ quan như Sở Khoa học, Trung tâm y học dân tộc,
Y tế dự phòng, Trung tâm khí tượng thuỷ văn, Hiệp hội khoa học kỹ thuật
tỉnh…để xin hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật, về các thông số khoa học li ên quan
đến dự án của các em.
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT


13


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

- Thu thập đầy đủ các số liệu, tài liệu, giáo viên cho học sinh bắt tay vào
công việc cuối cùng là viết báo cáo đề tài.
(10) Viết báo cáo khoa học
* Báo cáo rõ ràng và súc tích, dễ đọc, ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề; dễ
hiểu, rành mạch và theo thứ tự sau:
a. Trang bìa và mục lục: Trang bìa và mục lục giúp người đọc có thể
theo sát cấu trúc của báo cáo một cách nhanh chóng.
b. Phần giới thiệu: Phần giới thiệu tạo được bối cảnh cho báo cáo. Bao
gồm mục đích, giả thiết vấn đề hoặc mục đích nghi ên cứu, một lời giải thích
về lý do nảy sinh ý tưởng nghiên cứu....
c Tư liệu và phương pháp: Miêu tả chi tiết phương pháp sử dụng để thu
nhập dữ liệu, quan sát và chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, v.v... báo cáo phải đầy
đủ chi tiết để người khác cũng có thể lặp lại thí nghiệm từ những thông tin
trong báo cáo. Kèm theo ảnh chi tiết hoặc bản vẽ của những dụng cụ tự chế.
d. Kết quả: Kết quả bao gồm dữ liệu v à phân tích. Kết quả phải kèm
theo số liệu thống kê, biểu đồ, dữ liệu thu thập, v.v...
e. Thảo luận: Đây là trọng tâm của báo cáo. So sánh kết quả với những
giá trị lý thuyết, dữ liệu đã công bố, quy tắc chung hoặc những kết quả đ ược
trông đợi. Thêm vào phần thảo luận những sai s ố có thể có. Dữ liệu có thay
đổi thế nào giữa những lần lặp lại thí nghiệm về c ùng một hiện tượng? Kết
quả đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi những yếu tố không được kiểm soát? Sẽ
làm gì khác đi nếu thí nghiệm được lặp lại? Những thí nghiệm n ào khác cần
được tiến hành?
f. Kết luận: Tóm tắt ngắn gọn kết quả. Báo cáo kết quả t ìm được dựa

trên quan hệ của một yếu tố với các yếu tố khác. Hỗ trợ báo cáo với những dữ
liệu thực nghiệm. Cần phải cụ thể, không thể nói chung chung. Không bao giờ
đề cập đến một vấn đề ở phần kết luận mà chưa đề cập đến ở những phần
trước. Có thể đề cập đến những ứng dụng thực tế.
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

14


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

g. Lời cảm ơn: Bày tỏ sự biết ơn đối với những người đã hỗ trợ, gồm
các cá nhân, doanh nghiệp các tổ chức giáo dục và nghiên cứu.
h. Phần tham khảo: Danh sách tham khảo nên kèm theo các tài liệu mà
người nghiên cứu sử dụng (bao gồm sách, b ài báo, trang Web,v.v...). Tham
khảo một số tài liệu về hình thức trích dẫn tham khảo.
* Báo cáo chính xác về mặt khoa học, giả thuyết hợp lý, giả định đ ược nêu
rõ và chứng minh.
* Kết luận hợp lý và được chứng minh, có mối liên quan chặt chẽ giữa các
giả thuyết và kết luận.
* Cho học sinh báo cáo thử để điều chỉnh dần khả năng tr ình bày.
(11) Trưng bày dự án (poster)
- Xác định tầm quan trọng: Gian trưng bày là một bộ phận không thể thiếu
của một đề tài dự thi, khâu quyết định cuối cùng sự thành công của dự án.
- Gian trưng bày phải làm nổi bật được nội dung chính của đề t ài, giúp cho
người xem nắm bắt đề tài nhanh nhất.
- Gian trưng bày phải được sắp xếp ngăn nắp, hợp lí, thể hi ện tính khoa học
và tính thẩm mỹ.
(12) Tổ chức thi cấp trường
* Tổ chức thi cấp trường trong khoảng tháng 10, 11 hàng năm

* Chuẩn bị điều kiện
+ Hoàn thành hồ sơ dự án: Hồ sơ gồm:
(1) Sản phẩm hoặc mô hình hoàn thiện
(2) Báo cáo khoa học đầy đủ 1 bản tiếng Việt, 1 bản tiếng Anh
(3) Báo cáo tóm tắt <= 250 từ 1 bản tiếng Việt, 1 bản tiếng Anh
(4) Bản trình chiếu Power Point (trình bày <= 7 phút)
+ Các đề tài dự toán kinh phí gửi lên lãnh đạo nhà trường
+ Đề xuất về việc sử dụng cơ sở vật chất (phòng trưng bày, tủ, bàn
ghế…)
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

15


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

+ Cơ cấu giải, mức độ thưởng
+ Nhà trường duyệt điều kiện, kinh phí
* Đơn giản hóa các bước: Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, Ban giám khảo
* Chọn dự án thi cấp tỉnh
* Tổng kết, trao giải, rút kinh nghiệm.
3.2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

3.2.1. Kết quả tích cực:
Năm học 2012 – 2013, trường THPT chuyên Lào Cai đã tổ chức tương đối
thành công công tác nghiên cứu khoa học và cuộc thi khoa học kỹ thuật dành
cho học sinh trong nhà trường.
a. Thi cấp trường
* Số dự án đăng ký thi cấp trường: 23 dự án
* Các lĩnh vực đăng ký dự thi cấp trường: Tập trung vào 5 lĩnh vực sau

+ Kỹ thuật điện – cơ khí: 7 dự án
+ Khoa học môi trường: 2 dự án
+ Quản lý môi trường: 7 dự án
+ Kỹ thuật vật liệu và công nghệ sinh học: 2 dự án
+ Khoa học xã hội & hành vi: 5 dự án
* Kết quả thi cấp trường:
- 01 giải nhất: Thông khí bằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời của
03 em học sinh Nguyễn Mạnh Cường 12 Lý, Trần Huệ Anh 12 Anh, Vũ Thảo
Hạnh 12 Toán.
- 03 giải nhì:
+ Máy lọc không khí của 02 em học sinh Nguyễn Phương Nam 11 Hoá,
Phạm Thị Thu Hoài 12 Hoá.
+ Cốc lọc nước sử dụng các bon hoạt tính lấy từ vỏ dừa của 03 em học
sinh 12 Sinh: Nguyễn Thị Như Hoài, Bùi Phương Thảo, Vũ Minh Quang.

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

16


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

+ Xử lí dư lượng Photphat, Amoni và Nitrit trong nguồn nước xung quanh
nhà máy photphat ở khu công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai bằng bèo lục bình
(Eichhornia crassipes) và hoa súng (Nymphaearubra) của 02 em học sinh 12
Sinh: Đặng Văn Cường, Nguyễn Thị Hồng Ngọc.
- 05 giải khuyến khích
(Phụ lục 2 - Phiếu chấm thi; Phụ lục 3 – Danh sách dự án đăng ký dự thi;
Phụ lục 4 - Kết quả thi cấp trường)
b. Thi cấp tỉnh

- Tổ chức thi: Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm học 2012 – 2013
được tổ chức tại trường THPT chuyên Lào Cai từ ngày 22 đến hết ngày 25
tháng 2 năm 2013, với sự tham gia của 4 đơn vị: THPT chuyên; THPT số 1
thành phố Lào Cai; THPT số 2 Bảo Yên và phòng Giáo dục & Đào tạo thành
phố Lào Cai với tổng số 17 dự án. Ban giám khảo cuộc thi là các thầy cô giáo
có năng lực, kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan, đặc biệt có các cán bộ
của Sở khoa học tham gia trong Ban giám khảo.
- Kết quả chung: Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh đ ã tạo cơ hội để học
sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của mình; tăng
cường trao đổi, giao lưu giữa các trường để cùng hướng tới mục đích chung.
Cuộc thi đã lựa chọn được 06 dự án đăng ký dự thi cấp Quốc gia thuộc các
lĩnh vực: Kỹ thuật điện – cơ khí; Quản lý môi trường; Khoa học xã hội & hành
vi.
- Trường THPT Chuyên Lào Cai: Có 03 dự án được lựa chọn dự thi cấp
Quốc gia. Đó là các dự án:
+ Thông khí bằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời
+ Cốc lọc nước sử dụng các bon hoạt tính lấy từ vỏ dừa
+ Xử lí dư lượng ion Photphat, Amoni và Nitrit trong ngu ồn nước xung
quanh nhà máy photphat ở khu công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai bằng bèo
lục bình (Eichhornia crassipes) và hoa súng (Nymphaearubra)
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

17


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

(Phụ lục 5 - Kết quả thi cấp tỉnh)
c. Thi cấp Quốc gia ngày 29/3/2013
- Sở Giáo dục & Đào tạo Lào cai có 6 dự án đăng ký dự thi.

- Kết quả 3/6 dự án đạt giải: (Trong đó trường THPT chuyên Lào Cai có 2
giải). Đó là:
+ Giải Ba (lĩnh vực kỹ thuật điện – cơ khí): Thông khí bằng năng lượng
gió và năng lượng mặt trời của học sinh THPT Chuyên.
+ Giải Ba (lĩnh vực kỹ thuật điện – cơ khí): Máy phát điện cải tiến giá rẻ
cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn của học sinh THPT số 2 Bảo Yên.
+ Giải khuyến khích (lĩnh vực quản lý môi trường): Xử lí dư lượng ion
Photphat, Amoni và Nitrit trong ngu ồn nước xung quanh nhà máy photphat ở
khu công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai bằng bèo lục bình (Eichhornia
crassipes) và hoa súng (Nymphaearubra) của học sinh THPT chuyên.
Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và cuộc thi khoa học
kỹ thuật cấp trường, cấp tỉnh, cấp Quốc gia nói riêng, các em học sinh đã biết
cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu như tìm ý tưởng, lựa chọn đề tài, làm thí
nghiệm, phân tích đánh giá kết luận qua thí nghiệm, biết cách viết báo cáo
khoa học. Đặc biệt, cuộc thi các cấp giúp các em biết cách trình bày, bảo vệ
một vấn đề khoa học trước hội đồng khoa học, trước công luận một cách tự
tin, thuyết phục…
3.2.2. Kết quả không mong muốn (Những tồn tại, hạn chế)
- Sự phối hợp giữa các nhà khoa học với giáo viên và học sinh còn hết sức
ít ỏi, hiếm hoi, hầu như không có cơ hội.
- Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học ở các trường còn quá thiếu
thốn dẫn đến nhiều dự án không thành công như mong đợi.
- Việc phối hợp giữa các trường với các cơ quan nghiên cứu khoa học chưa
thật chặt chẽ, nhiều trường còn thụ động hoặc không có động thái về việc này.

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

18



Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

- Phương pháp nghiên cứu khoa học của học sinh và giáo viên hướng dẫn
còn nhiều lúng túng.
- Khả năng trình bày dự án bằng tiếng Anh của học sinh còn nhiều hạn chế.
- Chưa có chế độ cụ thể đối với giáo vi ên hướng dẫn và người bảo trợ khoa
học.
3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA

(1) Hãy đặt niềm tin vào khả năng sáng tạo của học sinh.
(2) Tăng cường dạy học theo định hướng nghiên cứu khoa học để học sinh
làm quen với logic của một công trình nghiên cứu khoa học và các phương
pháp nghiên cứu khoa học. Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, thắc mắc và
đào sâu, tăng cường liên hệ với các ứng dụng trong thực tế. Luôn đặt vấn đế
và hướng đến việc nghiên cứu khoa học lấy hoạt động của học sinh làm trung
tâm trong dạy học (Chú ý đặc biệt là các bộ môn mang tính ứng dụng cao như
Lý, Hoá, Sinh).
(3) Công tác tuyên truyền cần phải thực hiện thường xuyên và bằng nhiều
hình thức như: Xem qua phim, ảnh; lồng ghép triển khai hội nghị chuy ên môn,
sử dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền về đề tài dự thi; mở các cuộc tập
huấn, hội thảo…
(4) Chia nhỏ giai đoạn thực hiện kế hoạch tham gia cuộc thi để làm cho
người tham gia thấy đơn giản và hạn chế được những băn khoăn vướng mắc
trong quá trình thực hiện đề tài, đây là yếu tố tạo nên thành công và có nhiều
đề tài tham gia tại các cuộc thi.
(5) Thường xuyên kiểm tra, động viên như thăm hỏi tiến độ thực hiện, nắm
bắt kịp thời và tháo gỡ những khó khăn …
(6) Có sự liên hệ chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh, các cơ quan, ban ngành
liên quan. Tìm kiếm sự ủng hộ, hỗ trợ cao nhất về cả vật chất và khoa học cho
từng dự án, từng công đoạn thực hiện dự án của các em.


Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

19


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

(7) Cần gắn kết nghiên cứu khoa học và Cuộc thi khoa học kỹ thuật với các
cuộc thi ý tưởng sáng tạo; thi hùng biện tiếng Anh; thi sáng tạo thanh thiếu
niên và nhi đồng; thi vận dụng kiến thức li ên môn để giải quyết tình huống
thực tiễn...
(8) Khâu tổ chức thi cấp trường, cấp tỉnh phải hết sức chu đáo, đánh giá
đúng sản phẩm trí tuệ của các em v à phù hợp với mục đích, ý nghĩa của cuộc
thi …
(9) Những yếu tố quyết định sự th ành công của 1 dự án khoa học & kỹ
thuật:
Ý tưởng độc đáo, có tính thực tiễn cao
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mang tính khoa học
Kết luận logic, vững chắc
Báo cáo trình bày ngắn gọn, rõ ràng. Hiểu rõ bản chất vấn đề nghiên
cứu và giải thích kết quả đạt tính thấu đáo cao.
Trưng bày dự án một cách khoa học, nổi bật.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, cho phép rút ra một số kết
luận sau:
1.1. Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận
thức khoa học về thế giới; là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ
thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục ti êu hoạt động của con

người. Nghiên cứu khoa học trong trường THPT là một vấn đề hết sức quan
trọng bởi khuyến khích được học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công
nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực
tiễn cuộc sống. Hơn nữa góp phần thúc đẩy đổi mới h ình thức tổ chức và
phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá k ết quả
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

20


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

học tập; phát triển năng lực học s inh; nâng cao chất lượng dạy học trong các
nhà trường THPT hiện nay.
1.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học phổ
thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai cho thấy: Các em học sinh hoàn toàn có khả
năng tham gia công việc này một cách có hiệu quả song công tác tổ chức,
hướng dẫn một cách bài bản khoa học của các nhà trường hiện nay còn nhiều
hạn chế. Chính điều này dẫn đến tình trạng học sinh nghiên cứu có tính tự
phát, ngẫu hứng, không có người hướng dẫn, bảo trợ, không dựa trên cơ sở
khoa học nào.
1.3. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh nói chung và
cuộc thi Khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học phổ thông nói riêng cần tập
trung vào những cách thức cụ thể nh ư: Công tác chỉ đạo; tuyên truyền, tập
huấn, hướng dẫn; xác định yêu cầu phù hợp với các nhà trường; thành lập
ban chỉ đạo và hội đồng khoa học trường; chọn đề tài; thi chọn ý tưởng sáng
tạo; phân công giáo viên hướng dẫn; duyệt đề cương; triển khai dự án, quá
trình thực hiện dự án; viết báo cáo khoa học; trưng bày dự án (poster); tổ
chức thi cấp trường, cấp tỉnh và chọn dự án dự thi Quốc gia…Từ đó, rút ra
những bài học kinh nghiệm cụ thể cho hoạt động n ày.

2. Một số kiến nghị
* Với Sở Giáo dục & Đào tạo Lào Cai
- Xây dựng các văn bản, tài liệu hướng dẫn sớm và thường xuyên mở các
hội nghị tập huấn về công tác này cho các nhà trường THPT.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác nghiên cứu khoa học trường
THPT để điều chỉnh cách thức thực hiện cho phù hợp với thực tiễn mỗi nhà
trường.
- Tham mưu với UBND tỉnh và các Sở, Ban, Ngành có liên quan để có chế
độ ưu tiên, khuyến khích phù hợp cho giáo viên hướng dẫn, học sinh đoạt giải

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

21


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

các cấp; người tham gia tổ chức có nhiều đóng góp tích cực, có th ành tích
trong các cuộc thi.

Học sinh THPT chuyên Lào Cai và THPT số 2 Bảo Yên nhận giải
trong cuộc thi cấp Quốc gia
* Với các trường THPT trong tỉnh
- Lãnh đạo các nhà trường cần xác định rõ ý nghĩa, mục đích của hoạt động
nghiên cứu khoa học và cuộc thi khoa học kỹ thuật các cấp đối với hoạt động
giáo dục trong nhà trường.
- Có kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện, chỉ đạo v à kiểm tra đánh giá
cụ thể để hoạt động này thực sự đúng với mục đích ý nghĩa vốn có của nó.

*


*

*

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

22


Phạm Thị Thu Khuê – THPT Chuyên Lào Cai

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi khi đ ược giao
nhiệm vụ tổ chức, triển khai hoạt động nghi ên cứu khoa học và cuộc thi khoa
học kỹ thuật cho học sinh THPT chuy ên nói riêng và học sinh cấp trung học
trong toàn tỉnh Lào Cai nói chung. Kính mong nhận được sự góp ý, đánh giá
của hội đồng thẩm định các cấp, tôi xin trân trọng tiếp thu và trân trọng cảm
ơn.

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghi ên cứu khoa học cho học sinh THPT

23



×