Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN nâng cao kết quả học tập lịch sử lớp 11 nội dung các nước tư bản giai đoạn 1919 – 1939 thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy (trường THPT số 2 mường khương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.82 KB, 29 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG:
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP LỊCH SỬ LỚP 11 Ở NỘI DUNG CÁC
NƯỚC TƯ BẢN GIAI ĐOẠN 1919-1939 THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ
TƯ DUY (TRƯỜNG THPT SỐ 2 MƯỜNG KHƯƠNG)

1


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................3
1. TÓM TẮT:...................................................................................................................4
2. GIỚI THIỆU................................................................................................................4
2.1 Hiện trạng:.................................................................................................................4
2.3 Vấn đề nghiên cứu: ................................................................................6
2.4 Giả thuyết nghiên cứu:...........................................................................6
3. PHƯƠNG PHÁP.........................................................................................................6
3.1 Khách thể nghiên cứu: ..........................................................................6
3.2. Thiết kế:...................................................................................................7
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương...........................................7
3.3. Quy trình nghiên cứu............................................................................7
Bảng 3. Thời gian thực nghiệm......................................................................................7
3.4. Đo lường...................................................................................................8
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ...............................................8
4.1. Phân tích dữ liệu....................................................................................8
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động.......................................8
4.2. Bàn luận kết quả.....................................................................................9
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................................10
5.1. Kết luận:.................................................................................................10
PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.........................12
PHỤ LỤC 3: ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT PHỤC VỤ ĐỀ TÀI NGHIÊN


CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG ( SAU TÁC ĐỘNG) ..............27
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT......................................................28

2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương...................................7
Bảng 3. Thời gian thực nghiệm..............................................................................7
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động...............................8

3


1. TÓM TẮT:
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngày càng phổ biến ở tất cả các môn học. Đây
được coi là khâu đột phá trong việc đổi mới phương pháp dạy học từng bước nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy – học.
Sơ đồ tư duy (SĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng
và đào sâu các ý tưởng. SĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là
một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp
với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô
tận của bộ não.
Cơ chế hoạt động của SĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới
liên tưởng (các nhánh). SĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì
vậy có thể vận dụng SĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi
tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,...
Trong dạy học lịch sử việc sử dụng SĐTD sẽ phát huy tính tích cực và khả năng tư
duy của học sinh:

+ Sử dụng SĐTD trong dạy học dành nhiều thời gian cho học sinh làm việc, công
việc của giáo viên đỡ vất vả nhiều so với cách dạy truyền thống, giúp các em không thấy
nhàm chán vì bài học dài dòng mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Đồng
thời sẽ nâng cao hiệu quả trong việc củng cố kiến thức, rèn các kỹ năng và phát triển tư
duy lôgíc cho HS.
+ Sử dụng SĐTD giúp học sinh học được phương pháp học, học tập một cách tích
cực, huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của mình, từ đó nhớ bài lâu và hiểu bài sâu và
cũng là một phương pháp ghi chép tối ưu so với phương pháp ghi chép truyền thống.
Giải pháp của tôi là hướng dẫn học sinh tạo lập và học theo sơ đồ tư duy ở một số
nội dung về tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939)
trong chương trình lớp 11.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 11 trường THPT
số 2 Mường Khương. Lớp 11A3 là lớp thực nghiệm và 11A1 là lớp đối chứng. Lớp thực
nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài ở chương II phần II Lịch sử thế
giới lớp 11. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của
học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài
kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,59; điểm bài kiểm tra
sau tác động của lớp đối chứng là 6,78. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p < 0,05 có
nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Điều đó chứng minh rằng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nội dung các nước tư bản
giai đoạn 1919-1939 làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT số 2
Mường Khương.
2. GIỚI THIỆU
2.1 Hiện trạng:
Lịch sử là một môn khoa học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ.
Lịch sử là môn học với nhiều lượng thông tin, các vấn đề lịch sử cần xâu chuỗi
một cách logic nhằm giúp học sinh nhận biết được quy luật lịch sử, tiến trình lịch sử. Vì
vậy, học sinh cần được “học cách học” điều đó sẽ giúp các em học tập một cách tích
cực, ghi chép có hiệu quả, tránh được sự nhàm chán trong việc học Lịch sử hiện nay.
4



+ Trong nhận thức của phụ huynh học sinh cũng như của học sinh đây là môn học
có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường.
+ Thực trạng việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan, nặng nề, ít gây
hứng thú cho học sinh. Do đó, hiệu quả giáo dục còn gặp nhiều hạn chế, chưa đem lại
những kết quả như mong đợi của giáo viên giảng dạy bộ môn.
+ Tài liệu phục vụ cho bộ môn lịch sử như: sách tham khảo, tài liệu băng đĩa hình,
truyện tranh, hiện vật phục chế, sa bàn, … còn hạn chế.
Việc học tập chăm chỉ chưa hẳn đã là giải pháp tối ưu, bởi khi có nhiều sự lựa
chọn thì vấn đề không chỉ là học cái gì mà là học như thế nào và sử dụng phương pháp
gì. Thông tin đa chiều và thực tế yêu cầu khi học không chỉ học có kiến thức mà còn phải
có khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ kiến thức đó. Như vậy, việc học mới hoàn thành chu
trình khép kín của nó, hay nói cách khác “học phải đi đôi với hành”.
Môn Lịch sử nói riêng và các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội khác nói
chung thường xuyên được tiếp xúc với kiến thức lí thuyết nhiều. Để lĩnh hội kiến thức
đòi hỏi mỗi người học phải ghi chép thường xuyên. Hầu hết các em vẫn có suy nghĩ cần
phải ghi tỉ mỉ những lời nói, lời giảng của thầy cô giáo thì việc lĩnh hội kiến thức mới
được đầy đủ. Trong thực tế có những học sinh khi thầy cô giáo giảng bài chỉ cắm cúi ghi
vào trong vở của mình, về nhà mở vở ra học mặc dù ghi được rất nhiều nhưng đọc mãi
vẫn không hiểu hoặc có hiểu được thì kiến thức không thành hệ thống. Việc học như vậy
khiến các em mất nhiều thời gian, học thụ động nhất là sự thụ động rất lớn của các em
HS người sở tại nên cách học đó chưa đem lại hiệu quả cao.
Việc sử dụng Sơ đồ tư duy rất hữu ích với người dạy, có thể thiết lập và phát triển
khả năng học tập chủ động và năng động của học sinh. Đây là cách làm khả thi có thể
góp phần giải quyết tận gốc phương pháp dạy học “đọc – chép” mà Bộ giáo dục - đào tạo
đã chỉ đạo khắc phục.
2.2 Giải pháp thay thế:
Sơ đồ tư duy phù hợp với tâm sinh lí học sinh muốn thể hiện mình, muốn được
bạn bè tôn trọng, thừa nhận khả năng, đồng thời khắc phục sự nhàm chán của phương

pháp dạy học thụ động, một chiều. Học sinh ghi chép nhanh, tự do, linh hoạt sẽ gây hứng
thú cho người học, kích thích tư duy tích cực.
Sơ đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh.
“Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính, các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều
nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu
hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được kết nối với nhau,
sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể ” mô tả ý tưởng chung một cách đầy đủ, rõ
ràng.
Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư
duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu thay cho ghi nhớ dưới
dạng thuộc lòng, học “ vẹt ” .
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phù hợp với tâm lí học sinh, đơn giản dễ hiểu
thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng cách ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hoá kiến thức, có thể
vận dụng trong bất kì điều kiện hoàn cảnh nào của nhà trường mà không phụ thuộc quá
nhiều cơ sở vật chất.
Một số đề tài gần đây:
- Đề tài: Áp dụng BĐTD trong việc tăng cường hứng thú học tập môn lịch sử ở
trường THPT hiện nay.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh
5


Lớp: QH-2007-S Sư phạm Lịch sử trường ĐHQG Hà Nội, ĐHSP.
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Khánh Đức
- Đề tài: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Văn học sử ở trường THPT Ngọc Hồi”
- Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Anh Nguyệt – Giáo viên môn văn
- Đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống hóa kiến thức môn lịch sử
THPT”.
Sinh viên: Đặng Thị Tuyết Mai
Lớp: QH-2007-S Sư phạm Lịch sử.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Đức.
- Đề tài: “Phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ
tư duy trong dạy học lịch sử 6”.
Giáo viên nghiên cứu: Vũ Thị Quỳnh
Đơn vị: Trường THCS Ba Cụm Bắc, Khánh Sơn, Khánh Hòa.
Nhìn chung, các công trình, các bài viết trên dù ở những góc độ nghiên cứu khác
nhau song đều ít nhiều có đề cập đến vai trò, ý nghĩa cũng như việc sử dụng sơ đồ tư duy
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Các công trình,
các bài viết trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý báu giúp tôi có cơ sở để giải quyết tốt
vấn đề nghiên cứu của mình.
2.3 Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nội dung các nước tư bản giai đoạn
1919-1939 có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT số 2
Mường Khương không?
2.4 Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nội dung các nước tư bản giai đoạn 19191939 có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT số 2 Mường
Khương.
3. PHƯƠNG PHÁP
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 11A3 - lớp thực nghiệm và lớp 11A1 - lớp đối chứng ở Trường
THPT số 2 Mường Khương.
- Giáo viên: Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy 4 năm trong đó 3 năm dạy khối 11, là
giáo viên luôn nhiệt huyết, luôn tìm tòi áp dụng và đổi mới phương pháp nhằm nâng cao
kết quả học tập của học sinh, có trách nhiệm cao công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Học sinh: Hai lớp được chọn có nhiều điểm tương đồng nhau.
+ Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có năng lực học tập bộ môn, hầu hết học
sinh ở hai lớp này đều tích cực, chủ động, có ý thức trong học tập tốt.
+ Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số
của tất cả các môn học.
+ Về thành phần học sinh dân tộc thiểu số và giới tính hai lớp có tỷ lệ gần tương

đương. Học sinh nữ lớp 11A3=24/32, lớp 11A1 là 20/34, học sinh dân tộc thiểu số lớp
11A3 là 18/32, lớp 11A1 là 20/34.
6


3.2. Thiết kế:
Tôi sử dụng bài kiểm tra 1 tiết trong chương trình học kỳ I môn lịch sử làm bài
kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự
khác nhau, tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số
trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả:
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương.
Đối chứng

Thực nghiệm

TBC

6,43

6,51

P=

0,73

P = 0,73 > 0,05, cho thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng là không có nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương.
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu

Nhóm

Kiểm tra
trước tác động

Tác động

Kiểm tra sau tác
động

Thực nghiệm

01

Dạy học có sử dụng
sơ đồ tư duy

03

Đối chứng

02

Dạy học không sử
sơ đồ tư duy

04

3.3. Quy trình nghiên cứu
*Chuẩn bị bài của giáo viên:

- Đối với lớp đối chứng: Tôi thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng sơ đồ tư
duy, quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Đối với lớp thực nghiệm: Thiết kế bài học có sử dụng sơ đồ tư duy, tìm kiếm
thông tin trên internet, sử dụng các phần mền chuyên dụng để vẽ và thiết kế sơ đồ điện
tử, ...
- Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và thời khoá biểu
để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 3. Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày

Lớp

Tiết theo
PPCT

13/11/2013

11ª3

12

Tên bài dạy
Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai

7


cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
15/11/2013

16/11/2013
29/11/2013

11ª3
11ª3
11ª3

13

Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới (1918-1939)

14

Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới (1918-1939)

15

Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới (1918-1939)

3.4. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra một tiết của học kỳ I môn lịch sử. Bài
kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài 11, bài 12, bài 13, bài 14
chương trình lịch sử thế giới hiện đại lớp 11. Bài kiểm tra sau tác động gồm 6 câu hỏi
trắc nghiệm và 3 câu tự luận. Đề kiểm tra này áp dụng cho hai lớp thực nghiệm 11ª3 và
đối chứng 11ª1 để kiểm chứng tác động của việc ứng dụng đề tài này.
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên cho
học sinh tiến hành làm bài kiểm tra 45 phút (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).

Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1. Phân tích dữ liệu
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng

Thực nghiệm

Điểm trung bình

6,78

7,59

Độ lệnh chuẩn

0,87

0,94
0.000302

Giá trị p của T-test
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)

0,93

Bảng thống kê ở trên chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p
=0.000302, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối

chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn
điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

7,59 − 6,78
= 0,93
0,87

Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,93 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học sử dụng sơ đồ tư duy đến kết quả học tập của lớp
thực nghiệp là lớn.
8


Giả thuyết của đề tài “Nâng cao kết quả học tập lịch sử lớp 11 ở nội dung các
nước tư bản giai đoạn 1919 - 1939 thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy ” đã được kiểm
chứng.

Biểu đồ so sánh điểm trung bình của lớp 11ª1 và 11ª3 trước và sau tác động.
4.2. Bàn luận kết quả
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm điểm trung bình =
7,59; kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng điểm trung bình = 6,78. Độ chênh
lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,81. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối
chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình
cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệnh giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,93. Điều này
có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p
= 0.000302 < 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp
không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về lớp thực nghiệm.

* Hạn chế:
Nghiên cứu xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học một số nội dung lịch
sử thế giới hiện đại lớp 11 là một giải pháp hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn, nhưng để sử dụng có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết, đầu
tư nhiều thời gian đặc biệt phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin, các
phần mềm có liên quan, kĩ năng khai thác và sử dụng thông tin trên internet, nắm vững lý
luận dạy học bộ môn... Bên cạnh đó cũng còn hạn chế như chưa thu hút được một số HS
yếu kém vì các em cho rằng học như cũ tốt hơn, đỡ mất thời gian làm quen với cái mới
lạ. Đòi hỏi giáo viên phải quan tâm nhiều hơn đến việc dạy học phân hóa theo đối tượng,
đảm bảo thu hút được tất cả các đối tượng tham gia.

9


5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:
Qua kết quả thu nhận được trong quá trình ứng dụng, tôi nhận thấy rằng việc
hướng dẫn cho học sinh cách học với SĐTD làm nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức
cho học sinh, học sinh tích cực, hứng thú học tập hơn, đồng thời tạo được hứng thú trong
quá trình giảng dạy cho cả cô và trò. Nhờ đó mà học sinh khi học Lịch sử có sự tập trung
cao độ đối với môn học. Lớp học sôi nổi và tất cả các em đều được tham gia hoạt động về
cả thể chất lẫn tinh thần. Các em hăng hái vào hoạt động học tập, tinh thần thoải mái.
Xây dựng thói quen tự học, tự lập kế hoạch trong cuộc sống, tư duy nhanh, rèn phương
pháp học tập. Kết quả và thành tích học tập cao hơn: Kiến thức trở nên sâu sắc bền vững,
dễ nhớ và nhớ nhanh hơn, ghi chép có hiệu quả. Nhờ không khí học tập cởi mở giúp học
sinh tự tin, thoải mái thể hiện mình khi trình bày ý kiến qua Sơ đồ tư duy và biết lắng
nghe có phê phán ý kiến của thành viên khác.
5.2. Khuyến nghị
- Đối với giáo viên: cần phải tích cực thực hiện đối mới phương pháp dạy học,
không ngừng học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường ứng dụng các

phương pháp kĩ thuật dạy học mới, biết khai thác thông tin trên mạng internet. Giáo viên
không chỉ sử dụng thành thạo mà còn phải hướng dẫn học sinh các phương pháp học tập
để phát huy tính tích cực và hứng thú học tập bộ môn của học sinh.
- Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm thích đáng tới hoạt động đổi mới phương
pháp dạy học, đầu tư mua sắm thiết bị kỹ thuật, xây dựng nguồn tư liệu điện tử phục vụ
dạy học, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp kĩ thuật dạy học mới cho giáo
viên với nội dung thiết thực, phù hợp với thực tiễn dạy học của các trường Trung học phổ
thông trong đó có sử dụng sơ đồ tư duy có ứng dụng phần mềm CNTT trong dạy học lịch
sử. Tổ chức giao lưu với các trường trọng điểm qua đó giáo viên có điều kiện để trao đổi
với đồng nghiệp về phương pháp kĩ thuật dạy học mới và những sản phẩm xây dựng từ
ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng khai thác sử dụng sao cho có hiệu quả.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Lịch sử 11................................................................NXB giáo dục
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn Kiến thức , kĩ năng môn Lịch Sử lớp 11… NXB giáo dục.
3. Ứng dụng Bản đồ tư duy (Joyce Wycoff ) ….…………………NXB LĐXH
4. Thiết kế, sử dụng BĐTD góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
TS. Nguyễn Mạnh Hưởng-Tổ Phương pháp dạy học môn Lịch sử-khoa Lịch sử- Trường
ĐHSP Hà Nội.
5. Diendankienthuc.net: Tác dụng của BĐTD trong cuộc sống.

11


PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Tiết 12
Bài 11:TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được tình hình chung của các nước tư bản giữa hai
cuộc chiến tranh; việc xác lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.Bản chất của
CNTB 1919 – 1939.
- Nắm được quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới Chiến tranh thế
giới thứ II của các nước tư bản.
+ Hiểu được sự thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc-xaiOa-sinh-tơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc.
+ Nắm được nguyên nhân ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng Sản đối lập với chủ
nghĩa tư bản.
+ Thấy rõ nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
+ Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được
kết quả khác nhau ở các nước tư bản.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tin tưởng vào phong trào đấu tranh của
nhân dân lao động, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít.
- Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới.
3. Về kĩ năng:
Rèn luyện khả năng phân tích, liên hệ, rút ra kết luận về các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
GV: Lược đồ thế giới hoặc lược đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới 1. Tranh ảnh
liên quan.
HS: chuẩn bị trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn, giảng giải.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Khởi động
- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
- Thời gian: 7p

- Tiến hành:
Kiểm ra bài cũ.
1. Nêu các biện pháp của chính sách kinh tế mới ?
2. Thành tựu công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô 1925-1941?
12


Dẫn dắt vào bài mới.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, trật tự thế giới được hình thành như
thế nào nghiên cứu bài mới để biết được tình hình các nước tư bản sau chiến tranh.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò
Kiến thức cần đạt
GV hướng dẫn học sinh nội dung chính 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ
của bài học trên sơ đồ tư duy với 2 nội thống Vécxai – Oasinhtơn.
dung chính là hai ý lớn cấp 1. Đó là mục 1 - Sau chiến tranh TG 1 các nước tư bản
và mục 3.
thắng trận (Anh,Pháp, Mĩ) tổ chức hội
* Hoạt động 1: tìm hiểu trật tự thế giới nghị Véc xai (1919-1920) và Oa-sinh-tơn
mới Vecxai -Oasinhton.
(1921-1922) để phân chia quyền lợi.
- Mục tiêu: HS hiểu được sự thiết lập trật - Qua các văn kiện ký kết một trật tự thế
tự Vecsai-Oasing ton.
giới mới được thiết lập => Hệ thống
- Thời gian:15p
Vécxai – Oasinhtơn.
- Tiến hành: GV triển khai các ý cấp 2.
GV hỏi: sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Với hệ thống Vécxai – Oasinh tơn các
các nước thắng trận đã tổ chức những hội nước thắng trận giành được nhiều quyền
nghị nào?

lợi về kinh tế và áp đặt, nô dịch các nước
HS trả lời
bại trận
GV nhận xét-kết luận.
GV hỏi: Với hệ thống hòa ước Vec-xai
-Oa-sinh -tơn trật tự thế giới mới được
thiết lập như thế nào?
Với hòa ước Vec-xai -Oa-sinh -tơn,
Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/2 dân số, 1/3
mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng
gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7
diện tích trồng trọt. Đế quốc Áo - Hungari
bị tách ra thành 2 nước nhỏ khác nhau là
Áo và Hungari với diện tích nhỏ hơn trước
rất nhiều. Trên đất đai Áo - Hungari cũ,
những nước mới được thành lập và Tiệp
khắc và Nam Tư. Một số đất đai khác thì
cắt thêm cho Rumani và Italia

2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở
các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản.
( Không dạy – giảm tải ).

3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –
1933 và hậu quả của nó.
- Nguyên nhân:
+ Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận (cung
vượt cầu)
+ Sự mất cân bằng về kinh tế trong nội bộ
từng nước và sự phát triển không đều giữa

các nước tư bản.
- Đặc điểm:
PV: Em có nhận xét gì về tính chất + Khủng hoảng về cơ cấu nền kinh tế của
của hệ thống này?
chủ nghĩa tư bản
+ Lớn về phạm vi, trầm trọng về mức độ
Rõ ràng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh và kéo dài về thời gian
-tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó - Hậu quả:
13


mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các
nước Anh, Pháp, Mĩ xâm phạm chủ quyền
và lãnh thổ của nhiều quốc gia, dân tộc,
gây nên những mâu thuẫn sâu sắc trong
nội bộ các nước đế quốc.

+ Kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế
các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu
người (công nhân, nông dân và gia đình
họ) vào tình trạng đói khổ. SXCN giảm
38%, thương mại giảm 2/3
+ Chính trị - xã hội: bất ổn định. Những
cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục
khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người
tham gia. Tỉ lệ người thất nghiệp cao,
- Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế
và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp
tư sản cầm quyền ở các nước tìm cách
thoát khỏi bằng hai con đường

+ Anh-Pháp-Mĩ: Cải cách kinh tế duy trì
CNTB thoát khỏi khủng hoảng.
+ Đức-Italia-Nhật: Thiết lập hình thức
thống trị mới (CNPX ra đời) ráo riết chạy
đua vũ trang
=>Sự ra đời của hai khối đế quốc đối lập,
báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến
tranh thế giới mới
4.Phong trào Mặt trận nhân dân chống
phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Không dạy.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc khủng
hoảng kinh tế 1929-1933 và hậu quả
của nó.
- Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân,
đặc điểm và hậu quả.
- Thời gian:20p
- Tiến hành:
GV yêu cầu học sinh triển tìm ý cấp 2 của
SĐTD (Nguyên nhân, đặc điểm, hệ quả
của cuộc khủng hoảng).
GV phát vấn yêu cầu học sinh tìm ra các ý
cấp 3.
PV: Nguyên nhân chủ yếu của cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ?
HS trả lời
GV khái quát, bổ sung kiến thức.
PV: Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh
tế 1929 – 1933?

HS trả lời
GV khái quát, bổ sung kiến thức.
PV: Khủng hoảng kinh tế dẫn đến những
hậu quả kinh tế, chính trị - xã hội như thế
nào?
HS trả lời
GV khái quát, bổ sung kiến thức.
4. Tổng kết: 3p
- Cũng cố: Hậu quả cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 ?
- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
V. RÚT KINH NGHIỆM

14


Sơ đồ tư duy

15


Tiết PPCT: 13
Bài 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH
(1918 – 1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Đức
trong 10 năm đầu sau chiến tranh thế giới 1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế
1929 -1933 và quá trình lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của
chủ nghĩa phát xít . Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
3. Về kĩ năng:

-Rèn luyện khả năng so sánh sự kiện để rút ra bản chất của chúng.
- Kỹ năng khai thác, phân tích tranh ảnh, bảng biểu và rút ra kết luận
- Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS phát huy khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp,
khái quát hóa để nắm được bản chất vấn đề.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Bản đồ chính trị châu Âu năm 1914 và năm 1923
- Tranh ảnh, bảng biểu có liên quan tới bài
- Tài liệu tham khảo khác, máy chiếu.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn, giảng giải.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Khởi động
- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
- Thời gian: 5p
- Tiến hành: + Kiểm tra bài cũ
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ?
+ Dẫn dắt vào bài mới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động mạnh mẽ đến các nước tư bản,
mỗi nước có mỗi cách khác nhau để thoát khỏi sự khủng hoảng. Nguyên nhân nào dẫn
đến việc xuất hiện chủ nghĩa phát xít trên thế giới. Nghiên cứu bài 12 chúng ta sẽ hiểu
thêm về sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít Đức.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
GV hướng dẫn học sinh đọc thêm (2p)
I. Nước Đức trong những năm
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc khủng hoảng 1918 – 1929.
kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên nắm ( Hướng dẫn đọc thêm ).
chính quyền.

- Mục tiêu: HS thấy được tác động của cuộc II. Nước Đức trong những năm
khủng hoảng kinh tế và quá trình Đức Quốc xã 1929 – 1939
lên nắm chính quyền.
1. Khủng hoảng kinh tế và quá
- Thời gian:12p
trình Đảng Quốc xã lên nắm
- Tiến hành:
quyền.
- GV khái quát về khủng hoảng. Gv giới thiệu - Tác động của cuộc khủng hoảng
trên máy chiếu.
1929 – 1933 đến nước Đức
PV: biểu hiện khủng hoảng?
+ Sản xuât công nghiệp giảm 47%,
HS trả lời.
hàng ngàn nhà máy đóng cửa, 5
16


GV chốt ý.

triệu người thất nghiệp
+ Mâu thuẫn xã hội và đấu tranh của
nhân dân lao động => khủng hoảng
chính trị trầm trọng.
+ Đảng Quốc xã (Hítle cầm đầu)
chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà
nước, thiết lập chế độ độc tài.
(30.1.1933 Hít-le làm thủ tướng mở
ra thời kỳ đen tối trong lịch sử nước
Đức)

2. Nước Đức trong những năm
1933 – 1939.
- Chính trị:
+ Hít-le thiết lập nền chuyên chính
độc tài, khủng bố công khai các
đảng phái dân chủ tiến bộ.
+ Năm 1934 Hít-le tuyên bố hủy bỏ
hiến pháp Vaima, nền Cộng hòa
Vaima sụp đổ.
- Kinh tế:
+ Đức quân sự hóa nền kinh tế,
khống chế toàn bộ nền kinh tế chuẩn
bị phát động chiến tranh xâm lược.
+ Các ngành công nghiệp dần dần
được phục hồi đặc biệt là công
nghiệp quân sự.
- Đối ngoại:
+ Tháng 10.1933 Đức rút khỏi Hội
Quốc liên để tự do hành động .
+ Năm 1935 Đức ban hành lệnh
tổng động viên, thành lập quân đội
thường trực, tăng cường lực lượng
quân sự

- GV hỏi: Để đối phó lại khủng hoảng
giai cấp tư sản Đức đã làm gì? Vì sao chủ nghĩa
phát xít thắng thế ở Đức?
- HS thảo luận, cử đại diện trả lời. GV
nhận xét, củng cố và chốt ý.
Gv yêu cầu học sinh phân tích một số

hình ảnh trên máy chiếu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nước Đức trong
những năm 1933-1939.
- Mục tiêu:HS hiểu được tình hình chính trị,
kinh tế, văn hóa nước Đức trong những năm
1933-1939.
- Thời gian:23p
- Tổ chức: GV cho học sinh tiến hành thảo luận
nhóm vẽ sơ đồ tư duy về tình hình Đức trong
những năm 1933-1939. GV chia lớp thành sáu
nhóm cho các em vẽ sơ đồ tư duy trên giấy Ao
và chuẩn bị sẵn các loại bút màu.
Thời gian dành cho các nhóm là 7p
Các nhóm treo sản phẩm, đại diện các nhóm lần
lượt trình bày.
Các nhóm nhận xét.
GV nhận xét kết luận, phân tích trên máy chiếu.
Gv yêu cầu học sinh phân tích một số hình ảnh
trên máy chiếu.
GV bổ sung, minh họa một số câu chuyện.
- Ngày 26/11/1936, phát xít Đức ký với Nhật
Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”. Sau
đó phát xít Italia tham gia Hiệp ước này, làm
hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản
nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để
phân chia lại thế giới.
4. Tổng kết: 2p
- Củng cố: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức ? (Giai cấp tư sản cầm quyền
chưa đủ mạnh để duy trì chế độ cộng hòa, hoạt động tuyên truyền, kích động chủ nghĩa
phục thù, CN phân biệt chủng tộc, chống chủ nghĩa cộng sản của đảng Quốc xã, Đảng Xã

hội dân chủ từ chối hợp tác với những người cộng sản)
- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, nghiên cứu bài 13 vẽ sơ đồ tư
duy về tình hình Mĩ từ 1929-1939
5. Rút kinh nghiệm

17


Sơ đồ tư duy

18


Tiết 14
Bài 13: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
( 1918 – 1939 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Làm cho học sinh nắm được sự vươn lên về kinh tế của Mĩ từ su
chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động đến nước
Mĩ và chính sách của tổng thống Rudơven.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Làm cho học sinh nhận thức rõ bản chất của
chủ nghĩa tư bản Mĩ, những bất công trong lòng xã hội tư bản.
3. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để hiểu bản chất sự kiện.
II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Lược đồ nước Mĩ sau chiến tranh, tranh ảnh về nước Mĩ..
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn, giảng giải.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Khởi động

- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
- Thời gian: 5p
- Tiến hành:
+ Kiểm tra bài cũ:
Quá trình lên nắm quyền của Đảng Quốc xã diễn ra như thế nào ?
+ GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc thêm I. NƯỚC MĨ TRONG
mục I trong thời gian 2p.
NHỮNG NĂM 1918-1929.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nước Mĩ từ 1929- ( Hướng dẫn đọc thêm ).
1939.
GV yêu cầu một số học sinh trình bày sơ đồ tư II. NƯỚC MĨ TRONG
duy của mình.
NHỮNG NĂM 1929 – 1939
GV chọn một số sơ đồ treo trên cửa sổ quanh 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế
lớp. GV lần lượt chữa kết hợp phát vấn, phân tích 1929 – 1933 ở Mĩ.
từng nội dung giúp học sinh xây dựng sơ đồ tư duy - Khủng hoảng nổ ra vào tháng
đảm bảo những nội dung kiến thức cơ bản..Cuối cùng 10.1929 bắt đầu trong lĩnh vực
nhận xét, kết luận cho điểm những bài làm tốt.
tài chính ngân hàng.
Bước 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở
Mĩ.
- Khủng hoảng đã phá hủy
- Mục tiêu:HS hiểu được nguyên nhân, tác động của nghiêm trọng các ngành sản
cuộc khủng hoảng đến tình hình nước Mĩ.
xuất công, nông và thương
- Thời gian:10p

nghiệp.
- Tổ chức: HĐ các nhân.
PV: Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng?
- Công nghiệp chỉ còn 53.8%,
HS trả lời.
40% tổng số ngân hàng phải
GV kết luận, nhấn mạnh: Mĩ chính là nước khởi đầu đóng cửa.
19


mốc khủng hoảng với mức độ trầm trọng .
- GV yêu cầu HS phân tích đặc điểm và hậu quả của
khủng hoảng.
- HS trả lời.
2. Chính sách mới của Tổng
- HS khác nhận xét, bổ sung.
thống Mĩ Ru-dơ-ven.
- GV kết luận.
- Nội dung của chính sách kinh
- GV: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng. Tổng tế mới.
thống mới đắc cử ở Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện chính + Chính phủ thực hiện các biện
sách mới nhằm khôi phụ nước Mĩ.
pháp để giải quyết thất nghiệp.
Bước 2: Tìm hiểu về chính sách mới của Ru-dơ- Nhà nước tích cực can thiệp
ven.
vào đời sống kinh tế.
- Mục tiêu: HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của + Thông qua các đạo luật để
chính sách mới đối với nước Mĩ.
phục hồi kinh tế như đạo luật
- Thời gian:20p

ngân hàng, phục hưng công
- Tổ chức:
nghiệp, điều chỉnh nông
- GV giới thiệu về Ru-dơ-ven: (SGK).
nghiệp.
PV: Nội dung của chính sách mới?
- Ý nghĩa của Chính sách mới
HS trả lời.
+ Nền kinh tế được phục hồi và
GV chốt ý, phân tích, giới thiệu một số đạo luật.
tiếp tục tăng trưởng
PV: Ý nghĩa của chính sách mới?
+ Xoa dịu được mâu thuẫn giai
- HS suy nghĩ trả lời.
cấp
- GV kết luận.
+ Chế độ dân chủ tư sản vẫn
PV:Nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ trong được duy trì.
giai đoạn này?
- Chính sách đối ngoại.
+ Mềm dẻo, linh hoạt.
+ Thi hành chính sách láng
+ Đối với những xung đột ngoài châu Mĩ chủ trương giềng thân thiện với các nước
không can thiệp giữ vai trò trung lập, trong khi chủ Mĩ latinh, đặt quan hệ ngoại
nghĩa phát xít đang ra đời và hoạt động ráo riết thì giao với Liên Xô.
thái độ này góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít + Thông qua các đạo luật để
tự do hành động gây Chiến tranh thế giới thứ hai.
giữ vai trò trung lập trước sự
Bước 3: GV tổng kết hoạt động, trình bày xung đột quốc tế.
sơ đồ tư duy hoàn chỉnh đầy đủ các nội dung kiến

thức cơ bản, nhận xét và chấm bài học sinh.
4. Tổng kết (3p)
- Củng cố:
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mĩ ?
+ Những nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới của Mĩ ?
- Dặn dò:
+ Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. Nghiên cứu bài 14.
- Ra bài tập:
+ Em có suy nghĩ gì về chính sách đối ngoại của Mĩ ? Chính sách đó đã ảnh
hưởng như thế nào đến tình hình thế giới ?
5. Rút kinh nghiệm:

20


Sơ đồ tư duy

21


Tiết 15
Bài 14: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được tình hình nước Nhật giữa hai cuộc chiến
tranh. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà
nước của giới quân phiệt Nhật đưa nước Nhật trở thành một lò lữa chiến tranh ở châu Á.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của phát
xít Nhật. Bồi dưỡng tinh thần chống chủ nghĩa phát xít.
3. Về kĩ năng: Rèn luyện khả năng sử dụng tài liệu, tranh ảnh lịch sử. Tăng cường

khả năng so sánh, liên hệ lịch sử dân tộc với lịch sử khu vực và thế giới.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
Lước đồ châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản
trong những năm 1918 – 1939, máy chiếu.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn, giảng giải.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Khởi động
- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
- Thời gian: 5p
- Tiến hành:
Câu hỏi kiểm tra: Để thoát khỏi khủng hoảng Mĩ đã làm gì? Nội dung, ý nghĩa của
chính sách đóĩ?
+ Dẫn dắt vào bài mới:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nước Nhật, để thoát
khỏi cuộc khủng hoảng giới quân phiệt Nhật đã phát xít hóa bộ máy nhà nước biến nước
Nhật trở thành lò lữa chiến tranh ở châu Á. Tình hình nước Nhật sẽ diễn ra như thế
nào….?
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hướng dẫn đọc thêm mục I
I. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG
Thời gian 2p
NĂM 1918 - 1929
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc khủng hoảng
( Hướng dẫn đọc thêm ).
kinh tế (1929-1933) ở Nhật.
- Mục tiêu: HS thấy được tác động của khủng II. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

hoảng đến tình hình nước Nhật.
(1929-1933) VÀ QUÁ TRÌNH
- Thời gian:7p
QUÂN PHIỆT HÓA BỘ MÁY
- Tổ chức:
NHÀ NƯỚC Ở NHẬT.
PV: Tác động của khủng hoảng kinh tế đến
22


tình hình nước Nhật?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét, kết luận.
PV: Nhật Bản đã lựa chọn con đường nào để
thoát khỏi khủng hoảng?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
2. Hoạt động 2: Quá trình quân phiệt hóa
bộ máy nhà nước.
- Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm quá trình
quân phiệt hóa ở Nhật.
- Thời gian:16p
- Tiến hành: GV kết hợp giags bài trên máy
chiếu, yêu cầu hs quan sát hình ảnh và phát
vấn.
PV: Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở
Nhật?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
Thảo luận nhóm:

- Nội dung: So sánh điểm giống và khác nhau
giữa quá trình phát xít hóa ở Đức và quân
phiệt hóa ở Nhật.
- Thời gian: 5p
- Đại diện các nhóm trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản.
- Mục tiêu: HS thấy được diến biến và ý nghĩa
của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt
của nhân dân Nhật Bản.
- Thời gian:7p
- Tiến hành:
GV cho HS lập bảng thống kê với các nội
dung: Thời gian, lãnh đạo, lực lượng, ý nghĩa:
GV gọi một số HS trình bày, nhận xét, kết
luận.
Hoạt động 4: Chơi trò chơi.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cho học sinh.
- Thời gian: 6p
- Tiến hành: GV chia lớp thành 6 nhóm. GV
23

1. Khủng hoảng kinh tế (1929 –
1933) ở Nhật Bản.
- Năm 1929 tác động của cuộc khủng
hoảng ở Mĩ đã làm cho kinh tế Nhật
Bản giảm sút trầm trọng.
- Sản xuất công, nông nghiệp và
thương nghiệp đều đình đốn.

- Khủng hoảng kinh tế đã gây hậu quả
nghiêm trọng về xã hội:
+ Nông dân phá sản
+ Công nhân thất nghiệp
+ Mâu thuẫn xã hội diến ra quyết liệt.
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy
nhà nước.
- Để khắc phục hậu quả của cuộc
khủng hoảng giới cầm quyền Nhật
Bản đã chủ trương quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước.
- Đặc điểm của quá trình quân phiệt
hóa ở Nhật Bản là:
+ Nhật Bản đã có sẵn chế độ chuyên
chế Thiên Hoàng nên quá trình diễn ra
thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy
nhà nước.
+ Quá trình quân phiệt hóa kéo dài
suốt thập niên 30 và gắn liền với các
cuộc chiến tranh xâm lược.
- Cùng với việc quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước Nhật Bản tăng cường
chạy đua vũ trang và đẩy mạnh xâm
lược Trung Quốc.
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
quân phiệt của nhân dân Nhật Bản.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân
phiệt diễn ra sôi nổi.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật

Bản góp phần làm chậm lại quá trình
quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
- Phong trào diễn ra mạnh mẽ với


chuẩn bị BĐTD trên bảng phụ chỉ có ý lớn nhiều hình thức và lôi cuốn đông đảo
cấp 1, còn lại là các nhánh trống. Chuẩn bị các binh lính, sĩ quan Nhật tham gia.
ô nội dung kiến thức tương ứng nhưng cắt rời
=> Trò chơi lắp ghép nhanh.
Thể lệ: Chia các ô dữ liệu phát xuống cho các
nhóm.
Trong vòng 2 phút, HS phải xác định miếng
ghép của mình sẽ nằm ở đâu trên BĐTD rồi
chạy lên dán vào đúng vị trí.
Yêu cầu: Các em phải nhìn ra được ý nghĩa
nội hàm của các ý lớn cấp 1, từ đó mới tìm ra
vị trí miếng ghép của mình là ở đâu, như vậy
sẽ hình thành mạng lưới kiến thức theo kiểu “
ý gọi ý ” để chạy lên ghép đúng vị trí của ô
kiến thức.
Sau thời gian 2p các nhóm trưng bày sản
phẩm, GV nhận xét, đánh giá kết quả của các
nhóm, đưa ra bảng thông tin phản hồi.
4. Tổng kết (2p)
- Cũng cố: Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế
nào?
Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản có gì khác với quá trình
quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Đức ?
- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa và nghiên cứ bài 15.
5. Rút kinh nghiệm:


24


Sơ đồ tư duy

25


×