Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Phân tích quy trình giao nhận vận tải quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.82 KB, 33 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
o0o

TIỂU LUẬN MÔN VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA
TRONG NGOẠI THƯƠNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ VIỆT NAM SANG THỤY SỸ

Giáo viên hướng dẫn: Ths. HÀ NGỌC MINH

Tp.HCM, tháng 11 năm 2015
MỤC LỤC


22


Lời mở đầu
Những thập niên gần đây, sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ giữa
các quốc gia và giữa các châu lục đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các
phương thức vận tải hàng hóa, điển hình là phương thức giao nhận hàng hóa bằng
container đường biển. Trong xu thế chung đó, Việt Nam cũng là một trong những
nước có tốc độ gia tăng thương mại rất đáng kể trong những năm gần đây, bên
cạnh những cơ hội về mặt kinh tế mà thương mại thế giới đem lại, nước ta còn có
một số thuận lợi về điều kiện tự nhiên, là một nước có bờ biển dài và nằm trong
những tuyến vận tải lớn, quan trọng của thế giới. Tất cả những yếu tố trên hứa
hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về thương mại, đó cũng là cơ hội phát
triển cho ngành vận tải hàng hóa, đặc biệt bằng container.
Nhận thấy được sự quan trọng này của quy trình xử lý bộ chứng từ giao
nhận hàng bằng container đường biển, nhóm em đã tiến hành phân tích quy trình


này thông qua bộ chứng từ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang
Thụy Sỹ của doanh nghiệp ADORA JSC, từ đó tiến hành phân tích quy trình xử
lý bộ chứng từ hàng xuất sau đó rút ra những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện
quy trình này.
Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn, nhóm chúng em chưa thể đi sâu
vào phân tích mọi khía cạnh của vấn đề. Vì vậy chúng em rất mong nhận được ý
kiến đánh giá và nhận xét của các thầy cô để giúp nhóm nắm vững hơn về vấn đề
này.

33


CHƯƠNG 1:
1.1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO NHẬN
VẬN TẢI.

Khái quát chung thị trường vận từ Việt Nam – Switzerland
( Thụy Sỹ)

1.1.1 Tình hình vận tải chung:
Trong những năm gần đây Thụy Sỹ đang là thị trường rộng lớn thu hút mỗi
năm một lượng hàng hóa xuất khẩu lớn từ Việt Nam. Hiện nay các doanh nghiệp
Việt Nam liên tục tăng cường trao đổi hàng hoá sang Thụy Sỹ, do đó nhu cầu về
hàng hóa đến Thụy Sỹ cũng gia tăng.
Hàng hóa với số lượng lớn và có khối lượng nặng thường được vận chuyển
bằng đường biển, tuy nhiên Thụy Sỹ nằm ở Trung Âu, tiếp giáp Đức, Italia,
Pháp, Áo và Lichtenstein, đường bờ biển là 0 km nên việc trao đổi hàng hóa gặp
rất nhiều khó khăn. Để đưa xuất nhập vào Thụy Sỹ qua đường biển thì phải có

một cảng trung gian Cảng Rotterdam – Hà Lan, để cập hàng, sau đó chuyển
hàng bằng những phương tiện khác như xe tải, tàu lửa, …
Các cảng trung chuyển nhận tàu chuyển hàng từ các nước Đông Nam Á
đến Cảng Rotterdam là cảng Tanjung Pelepas Terminal ở Malaysia, cảng
Hongkong International Terminals tại Hong Kong, PSA Singapore Terminals tại
Singapore,…
1.1.2 Giới thiệu sơ nét về cảng Rotterdam – Hà Lan
a. Cảng Rotterdam – Hà Lan
Xét về quy mô, trên thế giới hiện nay sau cảng Thượng Hải phải kể đến
cảng Rotterdam.
Với diện tích hơn 104km2, Cảng Rotterdam của Hà Lan thực sự là một thủ
đô hàng hoá của Châu Âu. Sau khi hoàn thành một con kênh hàng hải vào năm
1350, Cảng Rotterdam trở thành một điểm trung chuyển chính kết nối nó với
vùng đồng bằng rộng lớn của Hà Lan với phía Bắc. Với vị trí nằm trên nhánh
của sông Meuse và Rhine, lại tiếp giáp với Biển Bắc, nó là cảng lý tưởng để liên
kết với nước Anh và nước Đức. Khi sông Meuse và Rhine bắt đầu bị nghẽn bùn,
con đường sông Nieuwe (được hoàn thành vào năm 1872) đã giúp cho Cảng vẫn
giữ vi trí thương mại toàn cầu và duy trì vị thế là cảng số một ở Châu Âu.
Cảng có diện tích mặt nước sử dụng là 3.440 hecta, 1.960 hecta còn lại là
phần diện tích xây dựng các cơ sở hạ tầng như bến bãi, nhà kho, khu làm việc...
Cảng Rotterdam có mức giá vận chuyển rẻ nhất châu Âu và tốc độ vận chuyển
hàng hóa rất nhanh. Hàng hóa đến Rotterdam vào buổi sáng thì ngay buổi trưa
đã có thể lên đường để đến Đức, Pháp, Anh, Bỉ... Do vậy, Rotterdam được xem
là trung tâm vận chuyển hàng hóa của cả châu Âu. Theo kế hoạch, đến năm
2020, cảng Rotterdam sẽ được mở rộng theo dự án Maasvlakte 2 một cảng biển
và khu công nghiệp mới nằm ở biển Bắc, rộng 5.000 hecta, trong đó có 1.000

44



hecta được dành cho khu công nghiệp. Maasvlakte 2 nhắm đến 6 tiêu chí : cảng
phục vụ đa chức năng, cảng thuận tiện, cảng thông minh, cảng an toàn vận
chuyển nhanh, cảng hấp dẫn và cảng sạch về môi trường.
b. Các hãng tàu cập cảng Rotterdam
Shipping line

Agent

Shipping codes

ANL Singapore

ANL Netherlands

FCL, KC

APL Co. Pte.

APL (Netherlands)

FCL

Care Lines

Burger Liner Agencies
B.V.

FCL

China Shipping

Container Lines

China Shipping
Agency Co.
(Netherlands) B.V.

FCL, KC

CMA-CGM

CMA-CGM (Holland)
B.V. Shipping

FCL, KC

Cosco Container Lines

Cosco Container Lines
(Netherlands) B.V.

FCL, KC

Hanjin Shipping
Europe

Hanjin Shipping
Europe GmbH Co. KG

FCL, KC


Hyundai Merchant
Marine

Hyundai Merchant
Marine (Netherlands)
B.V.

B, FCL, H, KC

Maersk Line

Maersk Line
Netherlands B.V.

FCL, KC

Mitsui O.S.K. Lines

MOL (Europe) B.V.

FCL, H, KC

NYK Line

NYK Line (Benelux)
B.V.

FCL, KC

Pacific International

Lines

Herfurth Shipping
B.V.

FCL

United Arab Shipping
Company

UASC Netherlands
Branch

B, FCL, KC, LCL

XPO Ocean World
Lines

XPO Logistics,
Ridderkerk

FCL

1.1.3 Giới thiệu chung về hãng tàu Blue Anchor Line:

55


Trong suốt lịch sử 125 năm,Kuehne + Nagel đã phát triển từ một nhà giao
nhận vận tải hàng hóa quốc tế truyền thống với chuỗi cung ứng sáng tạo và tích

hợp đầy đủ.
Kể từ năm 1890, khi các doanh nghiệp được thành lập tại Bremen, Đức,
vào tháng Tám Kuehne Nagel và Friedrich, Kuehne + Nagel đã phát triển thành
một trong những nhà cung cấp dịch vụ hậu cần hàng đầu thế giới. Hôm nay, các
Kuehne + Nagel Group có hơn 1.000 văn phòng tại hơn 100 quốc gia, với hơn
66.000 nhân viên. Hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và vị thế thị
trường được xây dựng trên năng lực thực sự đẳng cấp thế giới của công ty về
vận tải đường biển:
− Số 1 forwarder seafreight toàn cầu
− Duy trì tăng trưởng hai con số trong quản lý vận tải hàng hóa
− Quan hệ đối tác vững chắc với một phạm vi rộng lớn của các hãng vận tải biển

ưa thích
Kuehne + Nagel là mạnh về tài chính, ổn định và độc lập. Mạng lưới
logistics toàn cầu của doanh nghiệp, hệ thống CNTT tiên tiến, trong nhà chuyên
môn và dịch vụ khách hàng tuyệt vời là bằng chứng của sự cống hiến của doanh
nghiệp là dẫn đầu thị trường.
1.1.4 Lịch trình tàu từ cảng TP. Hồ Chí Minh đế cảng Rotterdam.
Ngày đi

Ngày
đến

Tên tàu

Số
hiệ
u

33

Ngày

1/10/201
5

3/11/201
5

LEOPAR
D

152
8

29
Ngày

8/10/201
5

6/11/201
5

LEOPAR
D

153
0

33

Ngày

15/10/20
15

17/11/20
15

LEOPAR
D

153
2

26
Ngày

22/10/20
15

17/11/20
15

LEOPAR
D

153
4

26

Ngày

29/10/20
15

24/11/20
15

LEOPAR
D

153
6

26
Ngày

5/11/201
5

1/12/201
5

LEOPAR
D

153
8

33

Ngày

12/11/20
15

15/12/20
15

LEOPAR
D

154
0

Thời
gian

66


26
Ngày

19/11/20
15

15/12/20
15

LEOPAR

D

154
2

33
Ngày

26/11/20
15

29/12/20
15

LEOPAR
D

154
4

1.1.5 Ưu điểm – khuyết điểm khi sử dụng công vụ vận tải bằng đường
điểm.
a. Ưu điểm:
− Có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn hơn các loại hình vận chuyển

khác.
− Vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng bị hạn chế, giữ đảm bảo an
toàn cho hàng hóa, khả năng va chạm làm vỡ hàng hóa là thấp.
− Có thể vận chuyển hàng hóa với tuyến đường dài, sang các nước khác.
b. Nhược điểm

− Tốc độ vận chuyển cũng chậm hơn so với các loại hình vận chuyển khác. Phụ

thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.
− Luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dương.
− Khó khăn trong việc quản lí nhập cư, quản lí hàng hóa của các nước

1.2

Giới thiệu chung về doanh nghiệp ADORA JSC.

1.2.1 Khái quát doanh nghiệp ADORA JSC.
a. Giới thiệu về doanh nghiệp
















Tên giao dịch tiếng Việt: Doanh nghiệp Cổ Phần Mây Á Đông
Tên giao dịch tiếng Anh: A Dong Rattan Bamboo Joint Stock Company

Tên giao dịch doanh nghiệp: ADORA JSC
Trụ sở chính: 86/48A đường Phổ Quang, quận Tân Bình, TPHCM.
Giám đốc:
Trần Thanh Hằng
Điện thoại:
(08) 38457709
Fax:
(08) 38478096
Email:

Website:
www.adongrattan.com.vn
Thị trường hoạt động chủ yếu: Pháp, Hà La, Ý, Đức, Đan Mạch, Bỉ, Nhật Bản,
Mỹ, Thuỵ Điển, Canada, Argentina….
Thị trường chính: Nam Mỹ, Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Âu
Tỉ lệ phần trăm xuất khẩu: 91% 100%
Doanh thu hàng năm: USD 2,000,000 5,000,000
Giấy phép kinh doanh: 4103007542
Mã số thuế: 0305131215

77


b. Lịch sử hình thành và phát triển:

Doanh nghiệp Cổ Phần Mây Á Đông được thành lập ngày 20/8/2007 từ
việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh
tranh của Doanh nghiệp, với đông đảo người lao động tạo động lực mạnh mẽ và
cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để bảo toàn, sử dụng có hiệu quả và
sử dụng vốn của Doanh nghiệp.

Tạo điều kiện huy động vốn xã hội, cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển Doanh nghiệp.
Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, tăng
cường khả năng giám sát của nhà đầu tư đối với Doanh nghiệp, đảm bảo hài hoà
lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, các cổ đông và người lao động.
Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp:
Doanh nghiệp Cổ phần Mây Á Đông là đơn vị kinh doanh có kinh nghiệm
trên lĩnh vực xuất khẩu hàng mây tre, thủ công mỹ nghệ… cho các khách hàng
trong và ngoài nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu… có uy tín được khách
hàng tin cậy. Phạm vi hoạt động của Doanh nghiệp bao gồm:
Sản xuất gia công, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu Mây tre, cói,
đay, lá…Hàng thủ công mỹ nghệ: gốm sứ, thêu ren, sơn mài…Hàng mây tre mỹ
nghệ, mây tre lá…Các mặt hàng gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu…
Khách hàng: Khách hàng chủ yếu của Doanh nghiệp là các doanh nghiệp
trong và ngoài nước như: EU, Nhật Bản, Mỹ, Nam Mỹ,… và khách hàng của
doanh nghiệp ngày càng mở rộng.
1.2.2 Giới thiệu sơ lược về mặt hàng xuất khẩu
a. Khay lục bình

Cây lục bình thường trôi lang thang trên các dòng sông, rồi tấp vào các dải
đất ven sông hoặc quanh các cù lao, cũng có khi cây lục bình lớn lên trong các
mương vườn, những cụm luc bình trôi hoang theo dòng nước chỉ cao tầm 15cm.
Ở những vùng giàu nguyên liệu cho nghề đan lục bình, người dân chủ định nuôi
trồng sẽ kết bè lại chăm sóc. Vào khoảng ba tháng tuổi, cây lục bình bước vào
giai đoạn trưởng thành, thân cây đạt độ dài 60 – 90 cm. Đó chính là lúc thích
hợp để thu hoạch cây lục bình. Người ta cắt cây lục bình sát gốc, vạt bỏ lá, rồi
đem phơi ngoài nắng vài ba hôm cho lục bình héo khô, sau đó sẽ được xử lý mối
mọt, thế là thành cây nguyên liệu để đan các sản phẩm lục bình.
Cho đến nay, có nhiều hình thức đan sản phẩm lục bình. Đó là đan thảm
lục bình, hay còn gọi là đĩa lục bình, và đan khung, hoặc đan kết hợp họa tiết với

cói. Kỹ thuật đan lục bình rất đơn giản. Có ba kiểu đan cơ bản. Kiểu thứ nhất là
đan hạt gạo, hay còn gọi là đan mắt na, kiểu thứ hai là đan xương cá và kiểu thứ
ba là đan rối, hay còn gọi là đan nhện. Mỗi kiểu đan thích hợp với mỗi loại sản
phẩm khác nhau. Thí dụ như kiểu xương cá thường được ứng dụng để đan thảm,

88


còn đan kệ để báo và tạp chí, người ta chỉ sử dụng kiểu đan hạt gạo. Riêng đối
với các loại sản phẩm đan khung, người ta có thể đan theo kiểu hạt gạo hay đan
rối đều được, trong đó, kiểu đan rối rất được ưa chuộng.
b. Khay mây

Mây tre từ bao đời nay đã gắn bó rất mật thiết với cuộc sống của người dân
Việt Nam. Từ mây tre với bàn tay khéo léo, nhân dân ta đã làm ra những sản
phẩm phục vụ cho cuộc sống của chính mình. Cùng với sự phát triển của công
nghệ hiện đại, đã có rất nhiều sản phẩm có khả năng thay thế các sản phẩm từ
mây tre ra đời, tuy nhiên, từng bước mây tre đã khẳng định lại vị trí của mình.
Hiện nay, mây tre đan không chỉ được biết đến với những sản phẩm gia
dụng như rổ, giá, mâm mây… mà còn nhận được sự quan tâm với những sản
phẩm cao cấp được xử lý theo công nghệ hiện đại như bàn ghế tre, tủ mây…
Những sản phẩm từ mây tre đan đem lại không khí ấm áp trong gia đình, sự
thanh nhã và phù hợp với thẩm mỹ của người Việt Nam, không những được tiêu
thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài như Nhật, EU, Hàn Quốc,
Mỹ… Những sản phẩm từ mây tre của Việt Nam chinh phục khách hàng cả về
chất lượng và giá cả của sản phẩm, chúng có xuất xứ từ thiên nhiên vốn rất gần
gũi với con người.
Các sản phẩm mây tre đan không chỉ bền mà còn đẹp, chất lượng của
chúng không thua kém gì các sản phẩm cùng kiểu dáng làm từ các chất liệu
khác. Chúng còn có độ bóng màu theo thời gian sử dụng.

c. Khay tre

Tất cả các sản phẩm được sản xuất từ tre đều được lựa chọn cẩn thận, cọc
tre trưởng thành và cung cấp độ cứng tốt nhất, ổn định và độ bền sử dụng công
nghệ và thiết bị hiện đại để sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường. Tre có
thể có sắc thái màu sắc khác nhau (sáng hơn và sẫm màu hơn) theo các yếu tố
môi trường khác nhau. Tùy thuộc vào khu vực xuất xứ, đặc trưng đất và khí hậu
(số giờ nắng, lượng mưa, nhiệt độ, v v) thay đổi mật độ và bề mặt của vật liệu có
thể xảy ra.
. Xác định nguồn gốc và tuổi của tre là rất quan trọng để bảo đảm độ cứng
và màu sắc.Thân cây tre, được bổ thành những thanh nhỏ sau đó được bào mịn.
Bề mặt ngoài màu xanh lá cây được lấy ra bằng cách bào vì vậy ánh sáng (màu
trắng / vàng) bên trong vẫn còn.

99


CHƯƠNG 2:
2.1

QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN CHO
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG.

Phương án 1: đường biển – container ( theo hợp đồng ngoại
thương )

2.1.1 Giới thiệu:
Theo hợp đồng ngoại thương, điều kiện là FOB (Free On Board): Giao
hàng lên tàu (tên cảng bốc hàng) 2000 thế nên:
− Nghĩa vụ người bán:

• Giao hàng lên tàu do người mua chỉ định
• Làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu
• Giao cho người mua(trực tiếp hoặc gián tiếp) các bằng chứng đã giao hàng

lên tàu
− Nghĩa vụ người mua:
• Tên tiền hàng
• Chỉ định tàu chuyên chở hàng và trả phí vận tải chính(chi phí chuyên chở từ
cảng bốc đến cảng dở hàng)
• Làm thủ tục nhập khẩu,nộp thuế và lệ phí nhập khẩu.
Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa từ người bán sang người mua là"lan
can" tàu tại cảng bốc hàng quy định
*Đặc điểm của nhóm này: người bán không trả cước phí vận tải chính mà là
người mua phải trả.

1010


2.1.2 Quy trình ( bắt đầu từ khâu đi thuê tàu)
a. Sơ đồ:
Xin giấy phép

Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Yêu cầu bên mua mở L/C

Đóng hàng, chuyển hàng ra CY

Làm thủ tục thông quan xuất khẩu


Giao hàng cho người chuyên chở, lấy B/L

Thông báo giao hàng

Giao nhận bộ chứng,
lập thanh toán và kết thúc hợp đồng

Khiếu nại (nếu
có)

Thanh lý hợp đồng

Hình 1: Quy trình Phương án 1
b. Quy trình chi tiết:
Bước 1.

XIN GIẤY PHÉP
Bên bán phải xuất trình 3 loại giấy phép sau:

− Giấy phép đăng kí kinh doanh
− Giấy phép đăng kí mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu
− Giấy phép, hạn nghạch xuất khẩu

Bước 2.
CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT
− Thu gom hàng
− Đóng gói bao bì
− Kiểm tra hàng xuất khẩu tại 2 địa điểm
Kiểm tra tại cơ sở sản xuất của người bán: do bộ phận kiểm tra hàng hoá của xí
nghiệp tiến hành và cấp chứng nhận chất lượng tại cơ sở không qua trung gian

nên không đảm bảo độ tin cậy và không có giá trị pháp lý.
Kiểm tra trước khi làm thủ tục hải quan tại cơ quan kiểm định nhà nước.

1111


Bước 3.

NHẬN VÀ KIỂM TRA L/C

Sau khi kí hợp đồng và trước khi giao hàng, bên bán thúc giục bên mua mở
L/C vì nếu L/C mở chậm sẽ gây khó khăn cho người bán trong việc giao hàng.
Sau khi nhận được L/C từ ngân hàng, người bán kiểm tra kĩ lưỡng L/C bằng
cách đối chiếu với hợp đồng đã kí. Nếu có sai sót thì phải yêu cầu người mua
báo ngân hàng tu chỉnh L/C ngay
Telegraphic Transfer Reimbursement: (TTR) Phương thức này được áp
dụng trong thanh toán L/C. Nếu L/C cho phép TTR, người xuất khẩu khi xuất
trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay. NH
thông báo sẽ gởi điện đòi tiền cho NH phát hành L/C và được hoàn trả số tiền
này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc NH phát hành nhận được điện. Bộ
chứng từ gởi tới sau.
Bước 4.

ĐÓNG HÀNG, CHUYỂN HÀNG RA CY
Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm:
− Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để
đóng hàng.
− Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.
− Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở.
− Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu.

− Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container (CY),
đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.
− Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
 Làm hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói (Commercial Invoice & Packing
List)
Sau khi đóng hàng, nhân viên phụ trách kiểm tra đóng hàng sẽ gửi thông
tin về số lượng, trọng lượng, của từng mặt hàng cho nhân viên chứng từ để nhân
viên này soạn bộ chứng từ đầy đủ với thông tin trùng khớp với số lượng hàng
được đóng để xuất khẩu.
Commercial Invoice và Packing List được lập ngày 21/7/2014 bởi ADORA
JSC
Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng
hoặc bãi container của người chuyên chở. Người gửi hàng phải vận chuyển hàng
hóa của mình ra bãi container và đóng hàng vào container.
Các chứng từ như Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Chứng nhận xuất
xứ, Tờ khai hải quan thông thường đều được thực hiện sau khi đã đóng hàng bởi
vì khi giao dịch với khách hàng thì số lượng trên hợp đồng chỉ là số lượng mà
nhân viên ước tính, dự đoán, còn thực tế thu mua, sản xuất được bao nhiêu thì
phải tới khi đóng hàng đầy đủ vào container mới có số liệu chính xác. Do đó để
không bị các cơ quan kiểm tra và bắt lỗi về lượng hàng xuất khẩu thực tế với
chứng từ thì các chứng từ này đều được thực hiện sau khi đóng hàng để đảm bảo
sự hợp lý của chứng từ.
Bước 5.
LÀM THỦ TỤC THÔNG QUAN XUẤT KHẨU

1212


Song song quá trình đóng hàng, nhân viên chứng từ sẽ lập tờ khai hải quan
điện tử qua phần mềm hải quan mà công ty đã đăng ký trước đó và được cấp mã

số vào mạng khai hải quan. Nhân viên chứng từ nhập hết tất cả dữ liệu vào phần
mềm một cách chính xác , ghi lại và in ra tờ khai hải quan hàng xuất
Nhân viên làm chứng từ của Công ty đến Cục Hải quan Tp. Hồ Chí
Minh,nhân viên Hải quan mở TK có số 300072450660 , rút TKHQ, đưa ra bộ
phận HQ kiểm hóa.
Đóng lệ phí Hải quan, sau khi làm thủ tục Hải quan, liên hệ Hải quan giám
sát bãi để đóng hàng vào Container.
Ra cảng Cát Lái liên hệ hãng tàu ghi trên Booking để đổi lệnh cấp
Container
Đến thương vụ đóng tiền chuyển Container đóng bãi → cầm lệnh cấp
Container đã có đóng dấu thu tiền của phòng thương vụ đến phòng điều độ xin
cấp Container theo như yêu cầu trên lệnh cấp Container.
Lấy số Container của hãng tàu Blue Anchor Line, nhập số Container để tra
vị trí container → Kiểm tra container sạch, tốt đủ điều kiện đóng hàng thì nhận
container này→Đề nghị điều độ cấp giấy điều công nhân bốc xếp.
Liên hệ công nhân và điều xe tới vị trí Container để đóng hàng vào
Container . Đóng xong liên hệ đội trưởng của công nhân để lấy phiếu bấm seal,
cầm phiếu này trở lại điều độ đóng dấu xác nhận.
Cầm tờ khai đã thông quan, phiếu bấm seal đã có xác nhận và biên bản bàn
giao tới Hải quan bãi để đóng dấu tiếp nhận TK.
Nhận thêm giấy xác nhận đã vào sổ HQ (chỉ có thông tin số TK, chi cục
HQ, ngày, tháng…) chưa có dấu trên giấy này. Trở lại phòng thanh lý vào sổ tàu
đóng dấu lên giấy xác nhận vào sổ HQ, người ta giữ lại một biên bản bàn giao
trả lại TK và giấy xác nhận vào sổ HQ.
Cầm giấy này và TK có ghi thông tin tàu, chuyến, seal , số container tới
bàn vào sổ tàu, nhận lại TKHQ và phiếu xác nhận chính thức in thông tin TK,
giờ tàu.
Hoàn thành thủ tục xuất hàng.

1313



Bước 6.
B/L

GIAO HÀNG LÊN TÀU CHO NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ LẤY

Giao hàng lên tàu khác với giao hàng qua lan can tàu, giao hàng qua lan
can tàu sẽ dễ dẫn đến các tranh chấp thương mại và có những trường hợp giao
hàng lên tàu không qua lan can tàu mà giao hàng ở bụng tàu. Trong FOB, người
bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi và chỉ khi hàng được đặt yên vị, cố định
và chắc chắn trên tàu, đúng vị trí tàu.
Giao hàng nguyên container cho hãng tàu tại bãi container trước giờ cắt
máng để hãng tàu vào sổ tàu.Sau khi hàng đến cảng bốc hàng quy định, hãng tàu
sẽ tổ chức việc vận chuyển, xếp hàng lên tàu.Đến đây công việc giao hàng cho
hãng tàu là kết thúc. Từ thời điểm này Doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng của mình và nhận BL từ người chuyên chở.
BL được lập ngày 28/7/2014 số 4821-0246-407.015 Blue Anchor Line.
Bước 7.

THÔNG BÁO GIAO HÀNG

Sau khi tàu khởi hành được một ngày, đại lý hãng tàu sẽ cấp cho Doanh
nghiệp 1 bộ vận đơn gồm 03 bản chính và 03 bản sao. Khi nhận được bộ vận
đông do hãng tàu cấp, doanh nghiệp sẽ điện báo cho khách hàng biết hàng đã
được giao lên tàu và cho biết số vận đơn, tên tàu, ngày khởi hành.
Bước 8.
GIAO NHẬN BỘ CHỨNG TỪ, LẬP THANH TOÁN VÀ KẾT
THÚC HỢP ĐỒNG
Bằng chứng giao hàng là giấy tớ chứng minh hàng đã giao trên tàu trong

điều kiện tốt, đó có thể là biên lai thuyền phó, vận đơn sạch và đã bốc. Người
bán lấy vận đơn để chứng minh mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, thứ hai
là để vì quyền lợi của mình: lấy vận đợn là chứng từ cần thiết để thanh toán. Còn
người mua lấy vận đơn vì nó có chức năng cơ bản: thứ nhất là biên lai nhận hàng
để chở do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng, thứ hai là chứng từ sở hữu
hàng hóa, người mua cần lấy vận đơn để nhờ người bán lấy hộ, người bán không
có nghĩa vụ phải lấy vận đơn. Thứ ba là người mua lấy chứng tứ sở hữu hàng
hóa, chỉ có vận đơn đường biển mới có chức năng này. Bộ chứng từ bao gồm:










01 Hối phiếu thanh toán
01 Hóa đơn thương mại
03 Invoice
03 Packing list
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: (01 C/O bản chính, 02 bản sao)
03 Bill of Lading
01 Giấy chứng nhận trọng lượng, chất lượng
01 Phiếu đóng gói hàng hóa
01 Bản L/C

1414



Thanh toán: Sau khi tàu chạy, doanh nghiệp đem toàn bộ hồ sơ chứng từ
của lô hàng xuất khẩu đến ngân hàng mà doanh nghiệp đăng kí tài khoản để xin
thanh toán quốc tế. Toàn bộ nội dung của bộ chứng từ phải hoàn toàn chính xác
thì việc thanh toán sẽ đỡ mất thời gian của doanh nghiệp.
Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank)Chi
nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù
hợp ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán cho doanh nghiệp ADORA JSC và
chuyển bộ chứng từ sang cho ngân hàng bên Thụy Sỹ để ngân hàng này giao cho
bên nhập khẩu (MIGROS verteilzentrum Suhr AG) và nhận tiền thanh toán hoặc
chấp nhận thanh toán từ bên nhập khẩu.
Doanh nghiệp áp dụng thanh toán TTR đối với khách hàng thường xuyên
giao dịch, thân quen, hợp tác dựa trên sự tin tưởng và tín nhiệm.
Thông thường TTR áp dụng cho khách hàng ASEAN.
Cước phí vận chuyển và tiền hàng: Phí này không bao gồm trong cước
vận tải: vì tàu là do người mua thuê, nên tùy vào hợp đồng vận tải: tàu chợ thì
phí đã bao gồm phí bốc dỡ hàng hóa.
Bước 9.

KHIẾU NẠI VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG:

Khiếu nại : là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực
hiện hợp đồng. Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu bên xuất/nhập khẩu bị
khiếu nại đòi bồi thường thì phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc
xem xét các yêu cầu của bên đối tác có cơ sở không, hợp lý, hợp pháp không,...
Giải quyết khiếu nại phải nhanh chóng, kịp thời và hợp lý, thỏa mãn cả hai bên
đối tác. Dựa trên tinh thần hợp tác lâu dài và bền vững để giải quyết khiếu nại.
Thanh lý hợp đồng:
Theo tập quán thương mại quốc tế, tùy theo điều kiện giao hàng mà trách
nhiệm của người xuất khẩu đối với hàng hóa của mình sẽ kết thúc tại thời điểm

nào. Thông thường trách nhiệm của người xuất khẩu đối với hàng hóa sẽ kết
thúc khi hàng được giao cho người chuyên chở hoặc người nhập khẩu.
Theo điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế có quy định: Sau khi ký kết hợp
đồng kinh tế, các bên ký kết có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi
giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các điều đã cam kết. Hết
thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế thì các bên ký kết phải thanh lý hợp
đồng.
Các bên tham gia hợp đồng sẽ kết thúc giao dịch khi các bên thực hiện
xong quyền và nghĩa vụ của mình (gồm giải quyết ổn thõa khiếu nại phát sinh
(nếu có). Khi đó hợp đồng chính thức sẽ hết hiệu lực và cũng mặc định các bên
đã tiến hành thanh lý hợp đồng với đối tác

1515


Thực tế là như vậy, nhưng doanh nghiệp nên xem xét thực hiện thanh lý
hợp đồng với đối tác (có giấy tờ, ký tên của người đại diện và đóng dấu) để tránh
phiền phức về sau.
a. Thông tin về tàu được chỉ định :
Vì Doanh nghiệp bán theo điều kiện FOB tức là người nhập khẩu có nghĩa
vụ thuê tàu và trả cước phí. Điều này đồng nghĩa với lô hàng doanh nghiệp xuất
đi được chỉ định bởi hãng tàu nào. Doanh nghiệp sẽ đảm nhận việc liên hệ với
đại lý giao nhận để hỏi về thời gian, lịch trình tàu chạy .
Việc kiểm tra cần được tiến hành ngay lúc người điều hành chuyên chở
giao container. Khi phát hiện container không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy
định phải thông báo ngay cho người điều hành chuyên chở, tuyệt đối không chấp
nhận, hoặc yêu cầu hoàn chỉnh hay thay đổi container khác. Nếu kiểm tra thiếu
chu đáo, tiếp nhận container không đạt yêu cầu kỹ thuật, trong quá trình chuyên
chở có tổn thất xảy ra do khiếm khuyết của container, người gửi hàng phải tự
gánh chịu mọi hậu quả phát sinh.

Vì lý do Doanh nghiệp chưa chuẩn bị hàng kịp để giao theo như lịch trình
nên nhân viên doanh nghiệp phải cầm Booking confirmation đến hãng tàu để đổi
lấy Booking Amendment số 564118019 trong đó có điều chỉnh lại tên tàu, số
chuyến,ngày tàu dự kiến khởi hành và tàu đến.
Sau khi đổi được Booking Amendment , nhân viên doanh nghiệp sẽ đến
phòng thương vụ cảng để đóng chi phí bốc xếp tại cảng, container sẽ do hãng tàu
cấp thông qua điều độ cảng và được cấp dựa trên giấy giới thiệu và bản sao giấy
xác nhận giữ chỗ. Hãng tàu sẽ cung cấp số container, số seal và vị trí container
để nhân viên doanh nghiệp dễ dàng biết và kiểm tra được vị trí container rỗng
nằm đâu.
Lịch trình tàu chạy:
 Từ cảng Cát Lái đến cảng Pelabuhan Tanjung Pelapas : Tàu HAMMONIA

chuyến 1432, ETD: 2872014, ETA: 3072014
 Từ cảng Pelabuhan Tanjung Pelapas đến cảng APM Terminals Rotterdam :
Tàu EUGEN MAERSK chuyến 1408, ETD: 0282014, ETA: 2082014
Nhân viên giao nhận phải kiểm tra tình trạng container trước khi ký vào
Biên bản bàn giao để xác nhận container rỗng được giao trong điều kiện tốt:
sạch và có khả năng đi biển, nếu có trục trặc gì thì báo với điều độ cảng để đổi.
Doanh nghiệp được miễn phí lưu container trong vòng 48h để phục vụ cho
việc đóng hàng
2.2

Phương án 2:

2.2.1 Điểm khác nhau với Phương án 1.

1616



Thay vì sử dụng theo điều kiện FOB thì sẽ chuyển qua xuất khẩu theo
điều kiện CIF Intercom 2000
CIF (COST, INSURANCE AND FREIGHT)...named port of destination =
Giá thành, bảo hiểm và cước phí ....cảng đến quy định. Khi giá cả được nêu là
CIF, nó có nghĩa là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm,
cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. CIF là một thuật ngữ thương mại quốc tế.
Địa điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua cũng là địa điểm hàng
hóa vượt qua lan can tàu tải cảng xếp hàng quy định.
Điều khoản này thường nằm trong điều khoản Giá cả trong hợp đồng ngoại
thương (UNIT PRICE). Ví dụ: USD 2000/MT , CIF Ho Chi Minh City port,
incoterms 2000.
Nghĩa vụ của các bên:
− Người bán
• Ký hợp đồng chuyên chở hàng hóa từ cảng đi quy định,
• Trong thời gian và tại địa điểm quy định theo hợp đồng, xếp hàng lên tàu và

chi trả phí vận chuyển cho đến cảng đích, đồng thời thông báo cho bên mua
được biết.
• Chịu mọi rủi ro tổn thất và chi phí về hàng hóa trước khi hàng hóa được
đưa qua lan can tàu
• Theo hợp đồng quy định, phải trả phí bảo hiểm trong quá trình vận chuyển.
• Lấy giấy phép xuất khẩu và các chứng từ có liên quan, làm thủ tục hải quan
cho hàng hóa xuất khẩu đồng thời chi trả thuế và các phí có liên quan (nếu
có).
• Cung cấp vận đơn tại cảng đích và chứng từ bảo hiểm
− Người mua:
• Nhận hàng, lấy vận đơn, các chứng từ liên quan và thanh toán tiền hàng
• Chịu mọi rủi ro tổn thất và chi phí về hàng hóa khi hàng hóa đã được đưa
qua lan can tàu
• Chịu chi phí dỡ hàng kể cả chi phí lõng hàng và phí cầu tàu trừ khi những

chi phí đó do người bán chịu theo hợp đồng quy định.
• Lấy giấy phép nhập khẩu và các chứng từ khác có liên quan
• Làm thủ tục hải quan và chi trả các phí phát sinh có liên quan (nếu có).
2.2.2 Quy trình
a. Sơ đồ

1717


Xin giấy phép

Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Yêu cầu bên mua mở L/C

THUÊ TÀU

Đóng hàng, chuyển hàng ra CY
Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

MUA BẢO HIỂM

Giao hàng cho người chuyên chở, lấy B/L
Thông báo giao hàng
Giao nhận bộ chứng,
lập thanh toán và kết thúc hợp đồng

Khiếu nại (nếu có)

Thanh lý hợp đồng


Hình 2: Quy trình Phương án 2.
b. Quy trình chi tiết
Bước 1.
Bước 2.
Bước 3.
Bước 4.

XIN GIẤY PHÉP
CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT
NHẬN VÀ KIỂM TRA L/C
THUÊ TÀU

Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF, nên chủ hàng xuất
khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng.
-

-

Liên hệ hãng tàu booking: Orient Overseas Container Line thông qua Doanh
nghiệp Cổ phần Giao nhận và Vận tải Quốc tế Hải Khánh.
Thông báo thông tin hàng hóa, loại hàng hóa,…
Hãng tàu chào giá Chi phí thuê FCL 01 x 20’ft và 01 x 40’ft là : 2490 USD +
3236 USD = 5726 USD ( Chỉ là phí Vận tải chưa bao gồm các phí liên quan )
Chấp nhận mức giá.

1818


Xếp hàng tại cảng Cái Lái , Khời hành đến Hong kong hàng hóa chuyển
sang tàu Đến Rotterdam ( Phụ Lục)

Bước 5.
Bước 6.
Bước 7.
Bước 8.

ĐÓNG HÀNG, CHUYỂN HÀNG RA CY
LÀM THỦ TỤC THÔNG QUAN XUẤT KHẨU
GIAO HÀNG CHO NGƯỜI CHUYÊN CHỞ, LẤY B/L
MUA BẢO HIỂM

Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF, nên chủ hàng
xuất khẩu phải mua bảo hiểm cho hàng. Tùy theo đặc điểm hàng hóa và điều
kiện vận chuyển mà người bán sẽ mua theo loại bảo hiểm phù hợp: A, B, C
Với vai trò là người bán, nhóm chúng em sẽ mua bảo hiểm loại A : 113.5
USD ( Phụ lục)
Bước 9.
THÔNG BÁO GIAO HÀNG
Bước 10.
GIAO NHẬN BỘ CHỨNG, LẬP THANH TOÁN VÀ KẾT
THÚC HỢP ĐỒNG

1919


CHƯƠNG 3:
3.1

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VÀ TRÌNH BÀY KÈM VỚI
BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN


Ưu điểm – nhược điểm của phương án.

3.1.1 Phương án 1
a. Ưu điểm khi xuất khẩu theo điều kiện FOB:
Các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm và những kiến thức đầy đủ trong
việc thuê tàu và bảo hiểm, vì vậy xuất FOB, thì sẽ tránh được những rủi ro khi
thuê tàu, như tàu không đủ chất lượng, …
Hơn nữa, với những doanh nghiệp có những lô hàng xuất nhập khẩu có
khối lượng và giá trị không quá cao thì việc thuê tàu sẽ làm mất thời gian, tiền
bạc, và công sức cho bản thân doanh nghiệp. Thuê tàu trong những trường hợp
này là hoàn toàn không cần thiết và không hiệu quả.
b. Nhược điểm khi xuất khẩu theo điều kiện FOB:
Không chủ động được về thời gian và địa điểm giao hàng :Người mua
nước ngoài thường giành được quyền chỉ định tàu để chuyên chở hàng hóa nên
quyền chọn cảng bốc hàng thuộc về người mua. Nếu trong hợp đồng quy định
một vùng hoặc một số cảng bốc hàng, người mua luôn chọn cảng bốc hàng nào
gần nơi đến nhất và có tuyến đuờng chuyên chở thuận lợi nhất. Nếu cảng do
người mua chọn lại khá xa với nơi tập kết hàng hóa của các doanh nghiệp Việt
Nam thì chúng ta lại phải chịu thêm rủi ro và chi phí vận chuyển nội địa để đưa
hàng đến cảng bốc.
Mặt khác khi bán FOB nếu doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị xong
hàng hóa mà người mua đã chỉ định phương tiện vận tải đến để nhận hàng thì
khi đó chúng ta sẽ phải chịu những chi phí phát sinh. Đối với những lô hàng có
giá trị lớn, việc thu tiền hàng sẽ chậm lại và lãi suất trả tiền ngân hàng sẽ tăng
lên.
Không chủ động được trong việc di chuyển rủi ro và các chi phí phát sinh
liên quan đến hàng hóa cho người mua: Theo FOB người bán chỉ chuyển được
rủi ro và các chi phí liên quan đến hàng hóa sang cho người mua khi hàng đã
được đưa qua lan can tàu. Mà người chuyên chở hay tàu là do người mua chỉ
định, nên nếu người mua không chỉ định kịp thời thì người bán vẫn sẽ phải chịu

trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi đã giao hàng cho người chuyên chở.
Không giành được quyền chọn dung sai về số lượng hàng hóa: Khi mua
bán hàng hóa với số lượng lớn, hợp đồng thường quy định một khoản dung sai
về số lượng. Theo tập quán thuơng mại quốc tế, bên thuê phương tiện vận tải
thường được quyền chọn dung sai. Bên giành được quyền chọn dung sai sẽ có
lợi hơn khi giá thị trường lúc giao hàng có biến động tăng hoặc giảm so với giá
quy định trong hợp đồng. Khi xuất khẩu theo điều kiện FOB, bên mua sẽ được
quyền chọn dung sai, nếu chúng ta không giao đủ số lượng hàng hóa mà người

2020


mua đã chọn thì phải trả một khoảng cước khống hay bị bên mua phạt do không
đủ số lượng hàng hóa. Ngược lại nếu số lượng hàng hóa do ta chuẩn bị lớn hơn
số lượng cần giao thì bên bán sẽ phải chịu chi phí lưu kho, đọng vốn.
Khó khăn khi lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C: Vì hợp đồng vận tải do
bên mua kí kết, nên bên bán FOB có thể sẽ không lấy được chứng từ vận tải từ
người chuyên chở theo hợp đồng vận tải. Điều này có thể gây khó khăn khi
trong L/C đòi hỏi bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải đó.Nếu người
mua chỉ định phương tiện vận tải không đủ trọng tải để chuyên chở toàn bộ số
lượng hàng hóa hoặc hàng hóa sẽ được chuyển tải dọc đường, mà người bán
FOB không phát hiện ra và vẫn giao hàng thì người bán sẽ không lập được bộ
chứng từ phù hợp với L/C. Còn nếu người bán phát hiện ra và yêu cầu người
mua chỉnh lại L/C thì có thể dẫn đến việc thời gian giao hàng bị chậm trễ. Có
trường hợp bên mua không chịu sửa L/C dẫn đến bên bán không thể thanh toán
được.
Rủi ro, bất lợi phát sinh từ việc kí hợp đồng vận tải: Theo FOB, phương
tiện vận tải do người mua chỉ định đến có thể không thích hợp với nơi người bán
giao hàng, do đó bên bán phải chịu thêm chi phí và rủi ro để đưa được hàng lên
phương tiện đó.

Khó khăn trong cung cấp hàng: Bán FOB thì người xuất khẩu chỉ có một
sự lựa chọn duy nhất, đó là phải giao hàng lên phương tiện vận tải do người mua
chỉ định. Do đó bên bán không thể sử dụng những cách khác thích hợp với mình
nhất để thực hiện việc cung cấp được.Tóm lại, bên bán không được gửi hàng
thực tế lên phương tiện mình chỉ định, mà cũng không được mua hàng trong quá
trình vận chuyển để cung cấp cho người mua.
Không thể linh hoạt thay đổi khách hàng:
Nếu bán FOB mà bên bán không có khả năng giao hàng và cùng lúc đó có
một người cung cấp khác lại có khả năng giao hàng, thì bên mua hoàn toàn được
phép thay đổi người cung cấp hàng cho mình mà không cần hủy hợp đồng vận
tải. Như thế bên bán sẽ gặp phải khó khăn tương đối lớn.
Thiệt hại khi hủy hợp đồng: Vì không giành được quyền thuê vận tải nên
không tránh được việc phải bồi thường cho bên kia về khoản thiệt hại họ bỏ ra
để thuê phương tiện vận tải.
Tổn thất của hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ kho ra lan can tàu:
Nếu bên bán FOB không mua bảo hiểm để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận
chuyển đến lan can tàu thì người bán phải gánh chịu những rủi ro này.
Đòi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường: Nếu hàng hóa được bảo hiểm bởi
các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, khi xảy ra tổn thất rủi ro trong nước thì
các doanh nghiệp phải mất một khoản chi không nhỏ chi phí điện thoại, fax,…
và nhiều khi còn phải làm visa xuất nhập cảnh, tốn kém chi phí cho người đi đòi.

2121


Đôi khi do không có kinh nghiệm đòi bảo hiểm bồi thường, các doanh nghiệp
đành phải tự chịu tổn thất mà không được bồi thường.
3.1.2 Phương án 2
a. Ưu điểm khi xuất khẩu theo điều kiện CIF:
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp: Nếu xuất khẩu theo điều kiện

CIF, sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện
FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế
chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động
trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do
người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến
chậm làm hư hỏng hàng hóa đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng
nông sản.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tàu (hoặc container) của Việt
Nam đang rất thiếu việc làm, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua bảo hiểm hàng
hóa và thuê tàu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các
doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là
để các doanh nghiệp nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu..
Doanh nghiệp sẽ hoàn toàn làm chủ được toàn bộ quá trình xuất khẩu hàng
hóa.Ngày càng xây dựng được mối quan hệ hợp tác với các hãng tàu.
b. Nhược điểm khi xuất khẩu theo điều kiện CIF:
Mất thời gian khi phải tìm kiếm hãng tàu phù hợp với tuyến đường xuất
khẩu.
Không phải book thẳng qua hãng tàu thì luôn luôn được giá tốt ngoại trừ
trường hợp mình xuất số lượng lớn đến những cảng là thế mạnh của hãng tàu
(trường hợp mình trải đều tất cả các thị trường và ko tập trung).. Vì các
Forwarder như những đại lý sỉ sẽ đi gom nhu cầu của nhiều doanh nghiệp gộp lại
thành số lượng lớn để cung cấp cho hãng tàu, đồng thời các Forwarder cũng đã
làm việc lâu năm với các hãng tàu trong công tác vận tải hàng hóa nên sẽ có mối
quan hệ tốt và sẽ nhận được giá cước phí ưu đãi, từ đó tiết kiệm được chi phí cho
các doanh nghiệp xuất khẩu.
Nếu có khó khăn, rắc rối xảy ra với hãng tàu hay tại cảng thì không được
các doanh nghiệp Forwarder hỗ trợ.
Phải trả tiền ngay khi nhận B/L từ hãng tàu.
Không phù hợp với các doanh nghiệp còn khá non trẻ.
3.2


Lựa chọn phương án tối ưu:

Giá CIF khi xuất khẩu tại Việt Nam lại rẻ hơn giá CIF khi nhập khẩu tại
Thụy Sỹ.
CIF = COST + INSURANCE + FREIGHT

2222


CIF xuất Việt Nam = 46,919.84 + 113.5 + (2490 + 3236) = 52,759.34
USD.
CIF nhập Thụy Sĩ = 46,919.84 + 579.10 + (2490 + 3236) = 53,224.94
USD.
(Annual Marine Cargo Insurance tại Zurich – Thụy Sỹ đưa ra mức phí bảo
hiểm.)
Sự chênh lệch mức giá sẽ tăng lợi nhuận cũng như các ưu điểm ở phương
án 2 khi xuất CIF sẽ làm một phương án tối ưu cho doanh nghiệp.

2323


KẾT LUẬN
Xuất phát từ những lợi thế đặc biệt của quy trình vận chuyển hàng hóa
bằng container và nhu cầu hội nhập vận tải biển thế giới, khối lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng container của Việt Nam đã tăng một cách
đột biến, trong những năm gần đây,vượt tất cả các dự đoán của ngành hàng hải
cũng như của các tổ chức nghiên cứu quốc tế. Điều này chứng tỏ sự bùng nổ thực
sự của phương thức vận chuyển hàng hóa bằng container
Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn giữ tập quán : “ Nhập CIF, Xuất FOB” để

đảm bảo quyền lợi cũng như những thuận tiện cho doanh nghiệp. Nhìn chung như
hai phương án theo bộ chứng từ mà nhóm em đã phân tích ở trên dù xuất khẩu
theo điều kiện FOB hay CIF đều có những mặt thuận lợi và hạn chế riêng của
từng điều kiện cũng như rủi ro của người bán. Vận tải bằng đường biển luôn tiềm
ẩn nhiều rủi ro nhưng đây là thị trường lớn và mang nhiều cơ hội kinh doanh, việc
lựa chọn phương án hợp lý nào còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như kinh
nghiệm của người bán và người mua. Vì thế, ta cần sáng suốt trong quá trình
chọn lựa phương án nhập khẩu để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cũng như tạo
lập uy tính lâu dài của chính doanh nghiệp chúng ta.

2424


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> />
/> /> />.vlr
/> /> /> /> /> /> /> />%20Schedule%20Download/Singapore/Export%20to%20Asia%20%20Middle
%20East/OUT_ASI_SIN_HCM.pdf
/>afreightporttoportshipping20ftcontainer/
/> /> />%20DICH%20VU%20XEP%20DO%20CONTAINER.pdf
/> />
2525


×