Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Nghiên cứu về tác động của thư viện đối với kết quả học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.48 KB, 92 trang )

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

LỜI CẢM TẠ
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Thực sự từ lúc
bắt đầu học môn học, nhóm chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô
và bạn bè, và để hoàn thành bài báo cáo này, những sự giúp đỡ đó càng trở nên rất
quý báu.
Đầu tiên, nhóm chúng em xin cảm ơn thầy : Th.S Phạm Minh Tiến, là giảng viên
hướng dẫn môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, thầy đã trực tiếp hướng
đẫn chúng em các lý thuyết cơ bản nhất về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chạy phần
mềm SPSS và cách hoàn thành một bài báo cáo nghiên cứu khoa học một cách hoàn
thiện nhất.
Tiếp theo là sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm phương pháp nghiên cứu trong kinh
doanh ca hai thứ hai nói riêng và các bạn đang học phương pháp nghiên cứu trong
kinh doanh trong học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 nói chung đã nhiệt tình giúp đỡ
nhóm chúng em có đủ dữ liệu để hoàn thành bài báo cáo.
Và cuối cùng là bạn lớp trưởng lớp phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh sáng
thứ hai, ca hai đã cung cấp cho các bạn trong lớp và nhóm chúng em đầy đủ tài liệu
do thầy gửi để nhóm có thể có đầy đủ tài liệu viết báo cáo.
Bài báo cáo được thực hiện trong vòng 3 tuần, bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về
phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, kiến thức của chúng em còn hạn chế và
còn gặp nhiều bỡ ngỡ. Do vậy không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn.
Nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy
cồ để kiến thức của chúng em trong lĩn vực này ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Thực tế cho thấy rằng, sinh viên Việt Nam có cách học truyền thống, không chủ
động trong quá trình học tập, bên cạnh đó chưa ý thức được vai trò quan trọng của
thư viện. Trong khi thư viện là một nguồn tri thức vô tận, sự ra đời của thư viện là
gắn liền với tri thức. Biết được sự quan trọng đó và mong muốn sinh viên Đại học
Tôn Đức Thắng nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung có thể sử dụng thư viện
như một nơi phục vụ đắc lực cho việc học tập của sinh viên, nhóm nghiên cứu
chúng em quyết định chọn đề tài “Sự tác động của thư viện tới kết quả học tập
của sinh viên Đại học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng”.
Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề tác động của thư viện tới kết quả học tập của sinh
viên Đại học Tôn Đức Thắng theo sự đánh giá của các bạn sinh viên trực tiếp theo
học tại trường ở tất cả các khóa trên cơ sở những lợi ích của việc sử dụng thư viện.
Cụ thể nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu khảo sát gồm 200 bạn sinh viên
đang học tại Đại học Tôn Đức Thắng. Với tập dữ liệu thu về, sau khi tổng hợp, mã
hóa các dữ liệu bằng số, sẽ tiến hành xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm
SPSS IBM 20. Trình tự thực hiện: thống kê mô tả, đánh giá thang đo với
Cronbach’alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy để xác định
các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng.
Những nhân tố được đưa ra đê khảo sát sự tác động của thư viện tới kết quả học tập
của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng bao gồm: Sự đánh giá tổng quan của sinh
viên về thư viện, thư viện giúp cải thiện các kỹ năng, thư viện giúp hình thành kỹ
năng tìm kiếm thông tin, thư viện tạo động lực học tập cho sinh viên, lợi ích của thư
viện điện tử và cuối cùng là tác động đến kết quả học tập. Sau khi xử lý số liệu, sử
dụng phương trình hồi quy nhằm lượng hóa mối liên hệ giữa việc sử dụng thư viện
và kết quả học tập, kết quả chỉ ra rằng tất cả các nhân tố xem xét đều có mức tác
động khác nhau. Như vậy, các trường đại học nói chung và Đại học Tôn Đức Thắng
nói riêng cần có những giải pháp để khuyến khích sinh viên tích cực tham gia sử

dụng thư viện để phục vụ cho việc học tập của họ.
Ngoài ra mục tiêu của nghiên cứu là xác định lợi ích của thư viện để định lượng sự
tác động của thư viện tới chất lượng học tập của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng.
Mặc dù đây không phải là mô hình đầu tiên đo lường sự tác động của thư viện tới
chất lượng học tập của tất cả sinh viên nói chung nhưng chúng em hy vọng nghiên
cứu này sẽ góp phần bổ sung, cũng như cung cấp một tài liệu tham khảo có ích cho
các bạn sinh viên học môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh khóa sau.
Tuy nhiên do kích thước của mẫu khảo sát còn hạn chế (200 mẫu) và chưa mở rộng
khảo sát trên toàn bộ các bạn sinh viên nên bài nghiên cứu vẫn chưa có độ chính
xác cao. Vậy nên nghiên cứu chỉ dừng lại là tài liệu để góp ý cho các trường đại học
chứ chưa thể trở thành một nghiên cứu có thể phục vụ cho các cấp quản lý thư viện
của các trường đại học, vì phạm vi khảo sát chỉ là một bộ phận nhỏ sinh viên của
Đại học Tôn Đức Thắng.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU.
Chương này sẽ trình bày tổng quan về nghiên cứu, bao gồm : Giới thiệu nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu dự kiến bài nghiên cứu
1.1.

Giới thiệu nghiên cứu:

Hiện nay xã hội đặt ra chất lượng cho giáo dục và đào tạo ngày càng khắt khe, đòi
hỏi các trường đại học không chỉ đào tạo ra nguồn nhân lực thông thạo về lý thuyết
mà còn phải biết vận dụng, ứng dụng những kiến thức đó vào cuộc sống. Hầu hết

mọi người đều đồng ý là một giảng viên giỏi là điều cần thiết cho việc học tập tốt,
nhưng còn về một không gian yên tĩnh, có đầy đủ tiện nghi, các tài liệu để sinh viên
có thể tự học, thảo luận cùng bạn bè thì sao? Và vì sao thư viện là một nơi không
thể thiếu trong môi trường Đại học?
Đầu tiên, xuất phát từ vai trò quan trọng của thư viện đối với sinh viên Đại học nói
chung và Đại học Tôn Đức Thắng nói riêng, thư viện tiện ích, phù hợp sẽ giúp sinh
viên tận dụng được một cách tối đa, thực hiện kế hoạch học tập một cách khoa học,
để từ đó có thể khai thác và phát huy tốt nhất khả năng học tập của bản thân. Ngược
lại, nếu thư viện chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu của sinh viên sẽ gây ra
những khó khan nhất định, làm hạn chế hứng thú học tập và khả năng sáng tạo, từ
đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của sinh viên.
Thứ hai, trong những năm gần đây, nhất là từ khi chuyển sang mô hình đào tạo theo
tín chỉ, một số trường Đại học ở nước ta đã và đang cố gắng tạo ra nhưng không
gian thư viện tốt nhất có thể nhằm đáp ứng yêu cầu của sinh viên. Tuy nhiên do
những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên không gian học tập của sinh viên
tại phần lớn các trường Đại học ở nước ta còn tồn tại những vấn đề bất cập, nhất là
nguyên nhân do quỹ đất không đủ. Nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc
xây dựng một nơi nghiên cưu của sinh viên, đặc biệt là khi học nhóm, trao đổi thảo
luận, hay sinh viên muốn tranh thủ tự học hoặc nghỉ ngơi giữa những khoảng trống
thời gian trong một buổi học, ngày học, làm cho các kỹ năng của sinh viên bị hạn
chế rất nhiều. Do đó cả thiện không gian học tập để sinh viên có điều kiện học tập
tốt hơn đang là một nhu cầu tất yếu đặt ra trong thực tế.
Thứ ba, xuất phát từ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại học của nước ta.
Hiện nay, vấn đề tạo môi trường học tập và làm việc hiệu quả cho cả giảng viên lẫn
sinh viên không chỉ được các trường quan tâm mà là vấn đề lớn được Bộ Giáo Dục
Và Đào Tạo đặc biệt chú ý. Tại điều 50, Luật giáo dục Đại học vừa được Quốc hội
khóa XII thông qua đã nhấn mạnh về trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, nhất là
các trường Đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Trong đó, nêu rõ các cơ
sở giáo dục Đại học phải đảm bảo yêu cầu về phòng học, giảng đường, phòng làm
việc, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở thực hành, ký túc xá và các cơ

sở dịch vụ khác để phục vụ tốt nhất cho hoạt động giảng dạy và học tập.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

Và cuối cùng, Đại học Tôn Đức Thắng là một cơ sở giáo dục đại học có cơ sở vật
chất vào hàng tốt nhất trong cả nước, và với mục tiêu của trường là trở thành một
trường đại học nghiên cứu có thứ hạng trên thế giới, việc xây dựng không gian học
tập tốt, đặc biệt là thư viện cho sinh viên rất được nhà trường chú trọng, được nhà
trường đầu tư xây dựng rất đầy đủ.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Những nhân tố nào ảnh hưởng tới KQHT của SV? Và nó có tác động đến kết quả
học tập của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng ra sao?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
-

Xác định việc sử dụng thư viên sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng học tập của
sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng.
Tìm hiểu và biết được các mục đích chính của sinh viên khi sử dụng thư viện
và tần suất sử dụng thư viện của sin viên
Đưa ra các biện pháp để sinh viên có thể hiểu rõ hơn nữa về lợi ích của việc
sử dung thư viện và nâng cao tính chủ động hơn nữa trong việc sử dụng thư
viện.

1.4. Vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Vấn đề nghiên cứu:
Kết quả học tập của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng.
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu:

Sự ảnh hưởng của việc sử dụng thư viện.
Chất lượng học tập của sinh viên.
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi đối tượng: Sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng.
Phạm vi không gian: Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
1.5. Tổng quát về phương pháp nghiên cứu:
1.5.1. Các số liệu cần thu thập để phục vụ nghiên cứu:
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập các dữ liệu về các bài nghiên cứu trước và các bài báo,
bài phân tích có liên quan tới chủ đề của bài nghiên cứu. Ngoài ra còn thu thập các
thông tin khác từ trên mạng internet. Vì các dữ liệu thứ cấp có độ chính xác không
cao nên nhóm sẽ chỉ sử dụng với mục đích tham khảo.
Dữ liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách phát các phiếu khảo sát online, hoặc phỏng vấn
trực tiếp một số bạn sinh viên trong trường, sau đó sử dụng các số liệu đó để phục
vụ cho công việc phân tích, kết luận…


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

1.5.2. Phương pháp điều tra.
1.5.2.1. Nghien cứu định tính:
Nghiên cứu định tính trên cơ sở các thông tin cơ bản về sinh viên mục đích và tần
suất cũng như thời gian học tập trên thư viện. Nghiên cứu định tính giúp chúng ta
xây dựng bảng hỏi, xác định các thông tin cần thiết. Phương pháp được sử dụng để
nghiên cứu định tính là khảo sát ý kiến của các bạn sinh viên để hoàn thiện thêm
các yếu tố tác động từ việc sử dụng thư viện đến kết quả học tập. Qua khảo sát
chuyên sâu sẽ giúp có được các nhận định cụ thể hơn đối với vấn đề đang được
nghiên cứu.
1.5.2.2. Nghiên cứu định lượng:

Xác định các thang đo của các yếu tố mức độ ảnh hưởng. Chọn mẫu định lượng, sử
dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn (khảo sát online). Thông tin thu thập được xử lý
bằng SPSS với các phương pháp phân tích dữ liệu để kiểm tra độ tin cậy của thang
đo và kiểm định mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích
nhân tố (Factor analysis) sau đó đưa ra mô hình hàm hồi quy. Bên cạnh đó nghiên
cứu còn áp dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê mô tả.
1.5.3. Công cụ phân tích:
Phầm mềm xử lý thống kê SPSS IBM 20.
Phầm mềm microsoft office excel 2013.
1.5.4. Xây dựng thang đo:
Công cụ thu thập số liệu là bảng câu hỏi khảo sát. Dữ liệu thu thập bằng cách khảo
sát online thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Các biến quan sát cụ thể được đo bằng
thang đo khoảng cách là thang đo được sử dụng phổ biến vì cho độ chính xác cao và
được sử dụng rộng rãi trong phân tích thống kê, phù hợp đặc trưng với vấn đề
nghiên cứu. Thang đo Likert 5 điểm, từ mức độ 1= hoàn toàn không đồng đến mức
độ 5= hoàn toàn đồng ý.
1.5.5. Tổng thể nghiên cứu:


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

Nghiên cứu này tìm hiểu sự ảnh hưởng của thư viện đến kết quả học tập của sinh
viên Đại học Tôn Đức Thắng do đó tổng thể nghiên cứu là các bạn sinh viên đang
trực tiếp theo học tại trường và thường xuyên sử dụng thư viện.
1.5.6. Kế hoạch lấy mẫu:
Đơn vị và phạm vi mẫu: Sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng các khóa đang theo học
tại trường.
Quy mô mẫu dự kiến: 200 mẫu

Quy trình lấy mẫu: gửi phiếu khảo sát online qua email đến các bạn sinh viên .
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu:
Đề tài này góp phần hoàn thiện mô hình các yếu tố tác động đến kết quả học tập của
SV, ngoài những yếu tố từ các nghiên cứu trước đây như: động cơ học tập, ấn tượng
trường học… Qua đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng em muốn làm rõ những tác
động của thư viện đến kết quả học tập của SV. Thay vì học thụ động, kiến thức SV
thu nhận được chỉ bó hẹp trong những bài giảng của giáo viên, SV có thể đến thư
viện đọc tài liệu, nghiên cứu và làm chủ kiến thức của mình.
Ngoài ra, thư viện còn góp phần hỗ trợ việc tự học và tăng nguồn thông tin cho SV.
Thư viện cung cấp cho SV nhiều nguồn thông tin, tri thức khác nhau; SV phải thực
hiện việc chọn lọc, phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp những thông tin đó sao
cho hiệu quả nhất, từ đó thu về kiến thức cho bản thân mình.
Phương pháp học tập như vậy sẽ xóa bỏ lối học truyền thống và nhàm chán để xây
dựng một khuôn khổ giáo dục mới có tính chất học hỏi cao, tự giác và sáng tạo
trong học tập.
1.7. Kết cấu của bài báo cáo nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu. Chương này giới thiệu lý do chọn đề tài, câu
hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết. Chương này sẽ giới thiệu các lý
thuyết liên quan đến đề tài này và những nghiên cứu trước đây về đề tài này, từ đó
làm nền tảng để đưa ra mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ mô tả chi tiết phương pháp

thực hiện nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, tiến hành nghiên
cứu định tính. Thiết kế mẫu nghiên cứu chính thức và bảng câu hỏi dùng cho nghiên
cứu chính thức.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Kết quả nghiên cứu bao gồm các kết quả từ thống
kê mô tả mẫu, kết quả kiểm định thang đo, đánh giá độ phù hợp của mô hình nghiên
cứu, kiểm định giả thuyết nghiên cứu, xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính và
đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc
Chương 5: Kết luận và đề nghị. Tổng kết về nghiên cứu, đưa ra kết luận về sự ảnh
hưởng của việc sử dụng thư viện đến kết quả học tập của sinh viên. Đưa ra giải
pháp để khuyến khích sinh viên chủ động hơn trong việc sử dụng thư viện trong quá
trình học tập của mình.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
Chương này sẽ giới thiệu các lý thuyết liên quan đến đề tài này và những nghiên
cứu trước đây về đề tài này, từ đó làm nền tảng để đưa ra mô hình nghiên cứu và giả
thuyết nghiên cứu.
2.1. Một số khái niệm, vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học
đối với sự nghiệp giáo dục
2.1.1. Khái niệm thư viện trường đại học

Theo định nghĩa của tác giả Reitz (2005) trong cuốn “Từ điển thông tin thư viện”
(Dictionary for Library and Information Science) thì Thư viện trường đại học là một
thư viện hoặc một hệ thống thư viện do nhà trường thành lập, quản lý và cấp ngân
sách hoạt động để đáp ứng các nhu cầu về thông tin, tra cứu và thông tin về môn
học của SV, các khoa và cán bộ của trường.

Theo định nghĩa này ta thấy: thư viện trong trường đại học có thể là một thư viện và
cũng có thể là một hệ thống thư viện. Cũng theo tác giả này thì hệ thống thư viện là
một tập hợp các thư viện chịu sự quản lý chung; cũng có thể là một nhóm các thư
viện quản lý độc lập liên kết với nhau, chính thức hay không chính thức cùng thỏa
thuận đạt đến một mục đích chung, mỗi thư viện được xem như là một thành viên
(affilitae). Hình ảnh rõ nhất của sự liên kết này là một trường đại học đa ngành, đa
lĩnh vực đào tạo với các cơ sở thông tin độc lập liên kết với nhau bằng nhiều hình
thức khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu liên kết đào tạo và chia sẻ tài nguyên thông
tin cũng như cơ sở vật chất. Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta mới chỉ có các thư viện
của các trường đại học, các thư viện này hoạt động độc lập với nhau và hầu như
không có một sự liên kết nào.
2.1.2. Vai trò của Thư viện trường đại học

Trong mạng lưới Thư viện ở Việt Nam, Thư viện đại học là một định chế đã có từ
nhiều năm nay. Tuy nhiên, vai trò tích cực của Thư viện đại học trong việc đóng
góp cho sự phát triển của đất nước vẫn còn là một vấn đề mới mẻ đối với người Việt
Nam. Trong tiến trình phát triển, thư viện các nước trên thế giới ngày nay đã từ lâu
thoát khỏi khía cạnh tĩnh của những kho chứa sách và phòng đọc sách để trở nên
năng động hơn. Cho phù hợp với tiến trình phát triển năng động của các thư viện
trên thế giới. Theo Lê Ngọc Oánh (2002) Thư viện đại học ở Việt Nam thể hiện ba


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

vai trò chính yếu: Thứ nhất Thư viện là một cơ quan truyền thông đại chúng; Thứ
hai Thư viện là một trung tâm phát triển văn hóa; Thứ ba Thư viện là một động lực
đóng góp vào việc đổi mới giáo dục; Giữa ba vai trò trên, thư viện trường đại học
đã làm nổi bật vai trò là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục. “Sổ tay

quản lý Thông tin – Thư viện, 2002, tr.92”.
Thư viện ngày nay không đơn thuần là nơi lưu giữ hay bảo quan sách, tài liệu mà nó
còn đóng một vai trò quan trọng hơn là hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy. Thư
viện là nơi lưu trữ thông tin, tài liệu tham khảo, giáo trình, các tư liệu điện tử, ngoài
ra ở một số trường đại học còn trang bị phòng học nhóm tạo điều kiện tốt nhất để
SV học tập và tìm kiếm tài liệu phục vụ cho học tập. SV cần tăng cường tính tự học,
tự đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo mà giảng viên để cập hay khuyến khích
SV nên tìm đọc. Khi thư viện tạo môi trường học thuật thuận lợi cho SV bên cạnh
nguồn tài liệu phong phú bằng cách thường xuyên cập nhật những đầu sách mới đáp
ứng nhu cầu tìm kiếm của SV, nới rộng thời gian phục vụ hay thái độ của thủ thư
ngày một cải thiện hơn,… Những thay đổi đó sẽ dần góp phần làm thay đổi lê lối
học tập trước đây của SV, kết hợp những yếu tố khác như thay đổi phương pháp
giảng dạy phù hợp, đổi mới hình thức thi…giúp SV cải thiện KQHT, để họ nhận
thấy được tầm quan trọng của thư viện, mặt khác chất lượng đào tạo đại học ở nước
ta sẽ được nâng lên, ngày càng phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và
yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam tiếp cận và hội nhập với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Mới đây nhất là nghiên cứu của tác giả Lê Quỳnh Chi (2011), “Xây dựng thư viện
đáp ứng với việc thay đổi phương pháp học tập mới của SV Trường Đại học Sư
Phạm.” càng khẳng định tầm quan trọng của thư viện đối với SV. Kết luận rằng đào
tạo bậc đại học chỉ thật sự có chất lượng khi hoạt động học tập của SV được thể
hiện trong cả bốn môi trường: lớp học, thư viện, cơ sở thực nghiệm và môi trường
thực tế. Vì thế tầm quan trọng của thư viện trường đại học đang từng bước khẳng
định vị thế trong phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; là nơi cung cấp tri thức
phong phú, nâng cao trình độ, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu. Ở đó đòi


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến


hỏi SV phải học một cách thông minh hơn, chủ động hơn. Qua đó vai trò của thư
viện được thể hiện rõ nét ở các khía cạnh:
Thứ nhất, Từng bước nâng cao kĩ năng đọc tài liệu, trình bày và diễn đạt
Theo Lê Quỳnh Chi (2011)thì phương pháp tham khảo tài liệu trong quá trình học
tập ở bậc đại học không chỉ vì mục đích hoàn chỉnh những mảng kiến thức mới mà
còn giúp SV tự rèn luyện cách học, cách đọc những tài liệu khoa học, cách diễn đạt
và trình bày từng vấn đề, nâng cao phẩm chất tư duy.
Thực tế đã chứng minh, nhiều SV khi bước vào trường đại học vẫn chưa xác định
đúng vai trò của thư viện trong việc hỗ trợ học tập và nghiên cứu. Kết quả khảo sát
có 135/945 (chiếm 14.3%) SV trả lời có thể đạt kết quả tốt mà không cần đến thư
viện. 324 SV (chiếm 34.3%) SV “lưỡng lự”. Qua quá trình trao đổi trực tiếp, một số
SV cho rằng học những gì thầy truyền thụ, học hết mấy cuốn giáo trình là cũng đủ
điểm đậu. Sự phụ thuộc vào người dạy đã dẫn đến tâm lí ỷ lại, SV chỉ học thuộc
giáo trình, không tìm đọc nhiều tài liệu tham khảo khác. Chính điều này đã làm
giảm mong muốn được học hỏi, khám phá, dẫn đến việc nhiều SV chưa có khả năng
tổng hợp, phân tích, đánh giá lượng kiến thức được nhận. Vì vậy, kĩ năng đọc tài
liệu là một trong những kĩ năng quan trọng nhất, có tính tất yếu, dù là học bất kì
một môn học nào, thời gian học trên lớp rất ít. Vì vậy lúc này thư viện tạo một điều
kiện thuận lợi cả về không gian và thời gian như lớp học thứ hai của SV.
Thứ hai, Thư viện tạo môi trường cho SV đổi mới phương pháp học tập
Khoảng 10 năm trở lại đây, một số thư viện đã được cấp kinh phí từ nhiều nguồn
khác nhau để cải tạo, xây dựng thư viện hiện đại. Có 22/88 thư viện ở nhóm các
trường đại học được hưởng lợi từ dự án Giáo dục đại học với mức đầu tư thấp nhất
là khoảng 500,000 USD. Hệ thống thư viện của các trường đại học tại Hà Nội,
TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ,…đã chuyển đổi từ phương thức phục vụ đóng
sang phục vụ mở, thiết kế và quản trị cổng thông tin điện tử hiện đại, cập nhật để
phục vụ bạn đọc nhanh chóng và kịp thời. Việc ứng dụng kĩ thuật công nghệ thông
tin vào hoạt động thư viện cho phép các thư viện tổ chức các sản phẩm, dịch vụ
hiện đại: xây dựng các cơ sở dữ liệu quản lí bạn đọc, quản lí tài liệu, các dịch vụ



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

phục vụ mượn trả tự động theo mã vạch, xây dựng hệ thống thư viện điện tử, dịch
vụ photo tài liệu, v.v…
Theo kết quả khảo sát cho thấy trong tổng số 929 SV tham gia khảo sát về mục đích
sử dụng thư viện, có 700 SV (chiếm 74.1%) có cùng nhận định “mục đích sử dụng
thư viện là học tập và nghiên cứu” và 193 SV (chiếm 20.4%) là truy cập internet.
Đến thư viện để giải trí chiếm tỉ lệ rất thấp (35 SV, chiếm 3.7%). Thư viện thực sự
là môi trường học tập lí tưởng của SV.
Mục đích sử dụng thư viện
Học tập, nghiên cứu
Giải trí
Truy cập Internet
Khác

Số sinh
viên
700
35
193
1

Tỷ lệ phần
trăm (%)
74.1
3.7

20.4
0.1

Thứ ba, Thư viện tạo động cơ học tập, hình thành thói quen tra cứu, tham khảo tài
liệu của SV. Hiện nay, phương pháp giáo dục truyền thống, giáo dục thụ động
không còn phù hợp, thay vào đó là phương pháp giáo dục chủ động, giáo dục khả
năng tự học, tự nghiên cứu của SV. Với phương pháp giáo dục mới, giảng viên là
người thiết kế, hướng dẫn SV phải tự tìm kiếm tư liệu phục vụ cho môn học, tự hoạt
động theo cách riêng, độc lập và sáng tạo. Kết quả của phương pháp giáo dục chủ
động là hình thành cho người đọc kĩ năng chọn lọc thông tin, tổng hợp, phân tích,
so sánh các dữ liệu từ đó đưa ra những nhận định khách quan và chính xác hơn.
Cũng theo kết quả khảo sát từ đề tài nghiên cứu của Lê Quỳnh Chi (2007)
Những yếu tố tạo nên phương pháp học tập tích cực Số ý kiến
Chủ động trong học tập
410
Tự học, tự tìm tòi, tự nghiên cứu
480
Phát huy khả năng sáng tạo, tư duy của SV
250
Học tập độc lập, học theo nhóm
320
Mời các giảng viên phổ thông để nắm rõ tình hình thực tế
15
và soạn giáo trình cho phù hợp
Các trang thiết bị học tập phải đầy đủ
450
Cần tham quan thực tế nhiều
220
Cần có sự tương tác giữa giảng viên và SV


55

%
18.64
21.82
11.36
14.35
0.68
20.45
10
2.5


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

Trong quá trình học tập, việc tìm kiếm tài liệu, trao đổi kiến thức và tìm ra phương
pháp học tập hiệu quả là rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế không phải bất kì một
SV nào cũng có điều kiện để mua các loại sách tham khảo, tài liệu cần thiết với điều
kiện hạn chế của mình. Ở môi trường đại học, thư viện là một trong những nơi cung
cấp tri thức hiệu quả, tiết kiệm nhất cho SV thông qua hệ thống giáo trình, tài liệu
tham khảo, tư liệu điện tử đa dạng và phong phú.
Thư viện chú trọng vào việc chọn lọc nguồn tài liệu có giá trị, phù hợp với nhu cầu
nghiên cứu, đồng thời tìm nhiều biện pháp để nguồn tài liệu đó đến với SV một
cách nhanh nhất, chính xác nhất. Có thể nhận thấy điều này rất rõ qua cách thức tổ
chức, quản lí và các phương pháp phục vụ ở các thư viện hiện nay, như thư viện của
các trường đại học: Quốc gia Hà Nội, Quốc gia TP.HCM, Kinh tế TP.HCM, Tôn
Đức Thắng TP.HCM,...
Ngoài ra xét về khía cạnh tâm lí, khi đến thư viện, bị ảnh hưởng bởi yếu tố lây lan,

SV sẽ tự giác tham gia vào “không khí học tập”, điều đó tác động tích cực trong
việc hình thành và phát triển tri thức, từng bước tạo cho SV động cơ học tập, hình
thành thói quen đọc sách báo và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong quá trình
học tập.
2.2. Quan điểm về các yếu tố tác động đến KQHT của SV trên thế giới và ở
Việt Nam
2.2.1.

Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam mới đây cũng có một bài nghiên cứu của Võ Thị Tâm (2010) nghiên
cứu về các yếu tố tác động đến KQHT của SV chính quy trường Đại học Kinh Tế
TP.Hồ Chí Minh dựa trên lý thuyết của Evans (1999) và một số nghiên cứu khác đã
đề xuất mô hình đo lường các yếu tố tác động đến KQHT của SV bao gồm năm
thành phần: Động cơ học tập (d), kiên định học tập (k), cạnh tranh học tập (c), ấn
tượng trường học (a) và phương pháp học tập (p). Kết quả kiểm định mô hình lý
thuyết cho thấy rằng năm yếu tố trên đã giải thích gần 50% sự thay đổi của KQHT.
Trong đó, có ba yếu tố tác động cùng chiều đến KQHT từ cao đến thấp là phương
pháp học tập, kiên định học tập, ấn tượng trường học còn các yếu tố động cơ học
tập và cạnh tranh học tập tác động không đáng kể đến KQHT. Kết quả các đo lường


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

trong đề tài này, về mặt nghiên cứu đã góp phần làm cơ sở cho những nghiên cứu
tiếp theo trong lĩnh vực này từ việc điều chỉnh hay bổ sung cho phù hợp với từng
đối tượng, từng mục đích khác nhau.
2.2.2.


Các nghiên cứu trên thế giới

Những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến KQHT của SV đã được nghiên cứu
rất nhiều trên thế giới, mỗi công trình nghiên cứu đều có một cách tiếp cận vấn đề
khác nhau bởi đặc điểm, hoàn cảnh kinh tế xã hội của mỗi quốc gia là khác nhau và
những nghiên cứu sau kế thừa những yếu tố hay của nghiên cứu trước. Nhưng nhìn
chung các yếu tố tác động đến KQHT thường rất đa dạng và có phạm vi rộng.
Theo Evans (1999) các yếu tố tác động đến KQHT của SV được chia làm 5 nhóm
chính, bao gồm: đặc trưng nhân khẩu học của SV (Student demographic
characteristics); đặc trưng tâm lý SV (Student psychological characteristics); KQHT
trước đây của SV (Student prior performance); yếu tố xã hội (Social factors); yếu tố
tổ chức (Institutional factors). Trong đó yếu tố đặc trưng nhân khẩu học của SV
được chia làm các yếu tố như sau: độ tuổi, giới tính, ngôn ngữ, nền tảng văn hóa,
loại trường, tình trạng giáo dục của xã hội, tình trạng kinh tế xã hội và nơi ở. Yếu tố
đặc trưng tâm lý SV cũng gồm các yếu tố như động cơ học tập của SV (Academic
motivation), tính kiên định với mục tiêu (Goal Commitment), chiến lược học tập
(Learning Strategies), sự chuẩn bị cho học tập (Academic Preparedness). Kết quả
sau khi nghiên cứu nhận thấy những yếu tố đó đều có tác động dương đến KQHT
của SV, trong đó yếu tố đặc trưng tâm lý SV là có tác động mạnh hơn các yếu tố còn
lại.
Dickie (1999) xây dựng lên một mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến
KQHT của SV:
A=A(F,S,K,α)
Trong đó bao gồm các yếu tố: đặc trưng gia đình (F), nguồn lực của nhà trường (S),
đặc điểm của người học (K) và năng lực cá nhân (α) là các yếu tố tác động đến
KQHT. Nghiên cứu này đã bao hàm được những yếu tố chủ quan cũng như khách
quan tác động đến KQHT của SV với 3 nhóm chính là bản thân người học, gia đình



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

và nhà trường. Và là một trong những mô hình được sử dụng nhiều nhất vì đúng với
tất cả các đối tượng.
Theo Bratti và Staffolani (2002) KQHT của SV phần lớn phụ thuộc vào thái độ học
tập của SV từ đó nhóm nghiên cứu của ông đã xây dựng nên mô hình thể hiện mối
quan hệ giữa đặc điểm của SV (thời gian tự học si , thời gian học ở lớp ai , năng lực
của SV ei) và KQHT (Gi):
Gi = G(si , ai , ei)
Thực tế chúng ta có thể thầy rằng việc phân bổ thời gian học của mỗi SV phụ thuộc
hoàn toàn vào ý thức của họ trong học tập.
Theo Checchi & ctg (2000) ông đã xây dựng nên mô hình ứng dụng nhằm dự đoán
mối quan hệ giữa đầu tư cho giáo dục của cha mẹ và KQHT của con cái gồm yếu tố
gia đình đặc trưng là thu nhập của gia đình (Y), số tiền đầu tư cho giáo dục của
con cái (S), mức độ cố gắng của SV (E) và đặc trưng của SV là trí thông minh (A)
có mối tương quan thuận với KQHT của SV (P):
P= P(Y,S,E,A)
Qua quá trình nghiên cứu ông nhận thấy rằng đặc trưng của SV tác động trực tiếp,
còn nguồn lực gia đình (Family Income) là yếu tố gián tiếp tác động mạnh đến
KQHT của SV, “ SV đến từ các gia đình giàu có xu hướng phát triển nhanh hơn bởi
vì họ có những điều kiện tốt hơn sau khi họ tốt nghiệp đại học.”.
Theo Ross J. Todd và Carol C. Kuhlthau (2005) khẳng định “Thư viện trường học
giúp SV học tập tốt hơn, thành công trong học tập và đạt được điểm số cao.”.
Nghiên cứu thực hiện đo lường lợi ích thư viện tác động đến KQHT của SV (F)
thông qua sáu biến: Kỹ năng tìm kiếm thông tin (A) với 7 biến quan sát, Sử dụng
thông tin hiệu quả (B) có 8 biến quan sát, Tạo động cơ trong học tập (C) gồm 9 phát
biểu, Lợi ích của thư viện điện tử (D) gồm 7 phát biểu, Cải thiện kỹ năng đọc hiểu
và vận dụng (E) gồm 5 biến quan sát, giúp SV học tập chủ động (F) gồm 7 biến

quan sát và KQHT (P) được đo lường gồm 5 biến quan sát.
P= P(A,B,C,D,E,F)


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

Cuộc nghiên cứu được diễn ra tại 39 thư viện trường học ở Ohio tiến hành khảo sát
13,123 sinh viên, 879 giảng viên và tại 13 thư viện ở Delaware tiến hành khảo sát
5,733 sinh viên, 468 giảng viên. Hầu hết ý kiến của học sinh/sinh viên thể hiện thư
viện như là nền tảng để họ học tập tốt hơn ở trường, họ không thể học mà không có
nó để đạt được thành công trong học tập. Hơn 52.5% học sinh/sinh viên cho biết,
thư viện trường học đóng vai trò rất quan trọng để họ đạt được điểm số cao hơn.
Qua quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu, các nghiên cứu trước đây nhóm nhận
thấy mỗi nghiên cứu đều có một danh sách các biến riêng, các biến này được điều
chỉnh hay thay đổi tương ứng với phạm vi, lĩnh vực, mục tiêu của nghiên cứu và
điều kiện thực tế. Ở các nước đã phát triển thì có rất nhiều nghiên cứu về KQHT
của SV, ở các nước đang phát triển thì những nghiên cứu này còn rất ít. Điều đó có
thể giải thích rằng sẽ có một sự chênh lệch lớn trong điều kiện học và chất lượng
giảng dạy giữa những nhóm quốc gia này. Việc này sẽ gặp phải khó khăn khi chúng
ta áp dụng kết quả của những nghiên cứu ở các nước đã phát triển vào các nước
đang phát triển theo nghiên cứu trước đây của Checchi & ctg (2000) yếu tố đặc
trưng nhân khẩu học khác nhau thì KQHT của SV cũng sẽ khác nhau.
Thay vì lựa chọn nghiên cứu nhiều yếu tố tác động đến KQHT của SV, nhóm chỉ
chọn nghiên cứu sâu về lợi ích của thư viện, để đo lường yếu tố thư viện tác động
đến KQHT của SV như thế nào. Vì theo nhóm nhìn nhận sinh viên nước ta vẫn chưa
nhận thấy được tầm quan trọng của thư viện trường học, chưa tận dụng được nguồn
kiến thức vô tận mà thư viện mang lại. Có phải chăng đó là lý do mà giáo dục Việt
Nam vẫn không mấy phát triển so với các nước trên thế giới

2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.3.1.

Mô hình nghiên cứu đo lường lợi ích của thư viện

Đánh giá tổng quan của sinh viên về thư viện
Thư viện giúp cải thiện các kỹ năng
Thư viện giúp hình thành kỹ năng tìm kiếm thông tin
Thư viện tạo động lực học tập cho sinh viên
Lợi ích của thư viện điên tử mang lại cho sinh viên
KQHT của SV


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

H1
H2
H3
H4
H5

Nghiên cứu sẽ tập trung đo lường nhận thức của sinh viên về lợi ích của việc sử
dụng thư viện có tác động tích cực đến KQHT của SV ở các trường đại học tại
TP.Hồ Chí Minh chủ yếu dựa vào mô hình của Ross J. Todd và Carol C. Kuhlthau
(2005) đo lường lợi ích thư viện tác động đến KQHT của SV khẳng định rằng “Thư
viện trường học giúp SV học tập tốt hơn, thành công trong học tập và đạt được
điểm số cao.”. Bên cạnh đó nhóm chỉnh sửa để phù hợp với cho nghiên cứu tại Việt
Nam.


Hình 2.1: Mô hình đo lường tác động của việc sử dụng thư viện đến KQHT của
SV
Ngoài ra nhóm còn tham khảo một số nghiên cứu khác: theo Brian Cox và Margie
Jantti (2012) “ Các SV có sử dụng thư viện sẽ có kết quả học tập tốt hơn những SV


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

không sử dụng.”, Deborah Goodall & David Pattern (1979) “Đối với một số môn
học, nếu SV vào thư viện đọc tài liệu nhiều thì kết quả sẽ tốt hơn các SV không vào
thư viện để đọc tài liệu.”. Nghiên cứu này giả thuyết có năm yếu tố tác động đến
KQHT của SV bao gồm:Đánh giá tổng quan của sinh viên về thư viện (1), Thư viện
giúp cải thiện các kỹ năng(2), Thư viện giúp hình thành kỹ năng tìm kiếm thông tin
(3), Thư viện tạo động lực học tập cho sinh viên (4), Thư viện tạo môi trường học
tập hiệu quả cho SV (5).
Với các khái niệm chính về năm thành phần thể hiện lợi ích của việc sử dụng thư
viện có tác động đến KQHT của SV, các giả thuyết chính được phát triển và khung
nghiên cứu được xây dựng trong đề tài nghiên cứu này.
2.3.1.1.Đánh giá tổng quan về thư viện:
Thuật ngữ đánh giá (Evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ liệu đo
lường qua các ý kiến chủ quan trong quá trình trực tiếp trải nghiệm , từ đó đối
chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn được xác định rõ ràng trước đó trong các mục
tiêu.
Các định nghĩa khác về đánh giá:
-

Là quá trình thu thập, xử lý thông tin để định tình hình và kết quả công việc


-

giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có kết quả.
Là quá trình mà qua đó ta quy cho đối tượng một giá trị nào đó.
Là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng về: mức độ
hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiểu quả công việc, trình độ, sự phát triển,
những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục
tiêu hay những chuẩn mực được xác lập.

Giả thuyết H1: Thông qua đánh giá tổng quan của các bạn SV, sự đánh giá thích thú
khi sử dụng thư viện có ảnh hưởng tới KQHT của SV.
2.3.1.2. Thư viện giúp cải thiện các kỹ năng đọc hiểu và vận dụng
IFLA/UNESCO School Library Manifesto nhận định rằng sứ mệnh của thư viện là
giúp sinh viên “đạt được kỹ năng đọc hiểu lưu loát, trôi chảy và nâng cao khả năng


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

thu thập thông tin”. Từ lúc sơ khai thư viện trường học đã thúc đẩy việc phát triển
văn hóa bằng cách tập trung vào việc trao dồi kỹ năng đọc hiểu; đồng thời phát triển
kỹ năng chắt lọc thông tin một cách chính xác từ những nguồn tài liệu phong phú
ấy. Học tập đại học, SV sẽ không phải tránh khỏi việc đọc hiểu những tài liệu
nghiên cứu trong và ngoài nước lúc này thư viện đóng một vai trò hết sức quan
trọng để hỗ trợ họ hoàn thành tốt công việc.
Tuy nhiên, việc phát triển văn hóa ở đây được xem là biết chữ, mỗi một quốc gia
hay một hệ thống giáo dục trên thế giới đều có một định nghĩa về phát triển văn hóa
là khác nhau. Theo Tổ chức từ thiện National Literacy Trust (2006) việc biết chữ là

khả năng nhận biết, tái tạo và vận dụng các quy ước của văn bản. Nói cách khác.
biết đọc và biết viết vượt xa cái đơn thuần của nó, đúng hơn đó là sự chuyển đổi,
diễn đạt, trình bày một văn bản chính xác và đúng nghĩa.
Trong bối cảnh đó, thư viện trường học đóng một vai trò hết sức quan trọng là cầu
nối chuyển đổi trong vòng đời giữa đọc – hiểu – kiến thức. Không dừng lại ở việc
học đọc mà phải tiếp tục đọc để hiểu, để biết và để học thêm nhiều kiến thức khác.
Quay lại nước ta, tin chắc rằng sinh viên học đại học đã vượt qua ngưỡng biết đọc
và biết viết đơn thuần (Learning to Read) , vì những kỹ năng đó đã được trang bị
cho họ xuyên suốt hơn 12 năm. Lúc này vai trò của thư viện được thể hiển rõ nét ở
khía cạnh thứ hai, nếu sinh viên nhận thấy được việc sử dụng thư viện thông qua
đọc sách không nhàm chán như họ nghĩ mà đọc để mở rộng kiến thức cho bản thân
mình (Reading to Learn), để ngày càng hoàn thiện hơn.
Theo nghiên cứu Lowe (1984) khẳng định rằng, sinh viên được học tại những
trường có hệ thống thư viện, họ sẽ thích thú đọc sách hơn và đọc nhiều hơn so với
những sinh viên học tập tại những trường không có thư viện cho sinh viên học tập
và nghiên cứu. Trong những năm gần đây, nghiên cứu về lợi ích và mối tương quan
của việc đọc sách là một trong những đề tài quan trọng cần được xem xét ở hiện tại.
Krashen (1988) đã thức hiện một cuộc nghiên cứu góp phần bổ sung vào nền tảng
lý thuyết xoay quanh vấn đề đọc sách. Ông lý giải rằng thư viện trường học thúc
đẩy việc đọc sách. Băng chứng cho thấy sinh viên có thể có được một phần lớn các
tài liệu học thuật từ thư viện. Sinh viên tăng sự thích thú trong việc đọc và đọc


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

nhiều hơn khi họ có một nơi yên tĩnh để học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, việc đọc
sách tại thư viện trường có tác động tích cực đến việc học của sinh viên như kỹ
năng đọc hiểu, từ ngữ, cách sử dụng phong cách viết; đặc biệt đối với những sinh

viên chuyên ngành Tiếng Anh hay đang theo học một loại ngoại ngữ bất kỳ thì lợi
ích của việc đọc nhiều càng được khẳng định. Những sinh viên thường xuyên đọc
sách sẽ hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không đơn thuần chỉ biết những gì
được dạy, được học và điểm số cũng cao hơn trong các kỳ thi.
Tầm quan trọng của thư viện trường học là không ngừng đóng góp để duy trì và
phát triển văn hóa đọc của sinh viên. Từ nhiều nghiên cứu thực tiễn có thể rút ra
rằng thư viện trường học giúp sinh viên tăng khả năng đọc hiểu, tạo điều kiện để
sinh viên nghiên cứu mở rộng thêm nhiều kiến thức khác và quan trọng là thay đổi
cách học bị động, tạo sự hứng thú hơn trong học tập, sinh viên tìm thấy sự thú vị
trong việc đọc sách.
Giả thuyết H2: thông qua vai trò của thư viện, giúp cải thiện kỹ năng đọc hiểu, vận
dụng có ảnh hưởng đến KQHT của SV.
2.3.1.3.Thư viện giúp hình thành kỹ năng tìm kiếm thông tin:
Khái niệm về kỹ năng thông tin đó là khả năng nhận biết được nhu cầu thông tin của
bản thân, cũng như khả năng định vị, đánh giá và sử dụng hiệu quả thông tin tìm
được (Information literacy) đã được đề cập đến từ những năm 70 của thế kỷ trước.
Sự xuất hiện của khái niệm này gắn liền với xu thế bùng nổ thông tin tại thời điểm
đó. Các nhà khoa học, mà chủ yếu là các nhà giáo dục, các chuyên gia thông tin –
thư viện, hết sức quan tâm đến một lĩnh vực tri thức giúp con người làm chủ thế
giới thông tin, làm chủ nguồn tri thức của nhân loại. Điều này đặc biệt cần thiết
trong bối cảnh thế giới thông tin ngày càng trở nên phức tạp, nhất là hệ quả của sự
xuất hiện và phát triển nhanh chóng của Internet.
Theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1989), kỹ
năng thông tin là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có
thể “Nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị, thẩm định và sử dụng
thông tin cần thiết một cách hiệu quả”. Trong tài liệu của Cheek, J. and ctg (1995)
đã khẳng định “Kỹ năng thông tin là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin, tìm


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

kiếm, tổ chức, thẩm định và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách
hiệu quả, cũng như áp dụng những kỹ năng này vào việc tự học suốt đời”.
Tổng hợp
dữ liệu
Câu hỏi nghiên cứu
Dữ liệu
Dữ liệu
Dữ liệu
Dữ liệu
Thông tin
Giải quyết, kết luận, kiến nghị.
Phân tích dữ liệu

Hình 1.2: Mô hình triển khai nghiên cứu do Badke, W. B. (2004)
Trong quy trình như trên dữ liệu và thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Người học cần có kỹ năng và kiến thức liên quan đến việc khai thác, phân tích và
tổng hợp các nguồn thông tin để giải quyết các vấn đề mà mình đang nghiên cứu.
Hiệu quả của việc học tập, nghiên cứu chịu ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng xác định
vấn đề cần nghiên cứu, cũng như cách thức tương tác với thế giới thông tin của
người học.
Theo nghiên cứu của Ross J. Todd và Carol C. Kuhlthau (2005) về “Tác động của
thư viện đến kết quả học tập của SV” thì: Thư viện trường học đóng vai trò quan
trọng trong việc giúp SV hình thành kỹ năng thông tin, đặc biệt nó còn giúp cho SV


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

biết được quy trình để hoàn thành và giải quyết vấn đề nghiên cứu, bài tập được
giao. Có 96.8% SV cho biết thư viện mang lại cho SV nguồn thông tin đáng tin cậy,
nó tạo một tiền đề để SV có thể bắt đầu giải quyết vấn đề mà SV đang nghiên cứu.
Thư viện còn giúp cho SV tìm ra nguồn thông tin thích hợp thông qua việc khám
phá những chủ đề được lưu trữ tại thư viện. Trong kết quả khảo sát thì có hơn
92.8% SV chỉ ra hoạt động thư viện giúp họ xác định được chất lượng nguồn thông
tin, những thông tin có sẵn, những thông tin sai, những thông tin lệch hướng trong
quá trình tìm kiếm và sử dụng thông tin.
Giả thuyết H3: Thư viện hình thành kỹ năng tìm kiếm thông tin giúp sinh viên có
thể tìm kiếm được nguồn thông tin một cách nhanh nhất, từ đó giúp cải thiện KQHT
của SV.
2.3.1.4. Thư viện tạo động lực học tập cho sinh viên
Động cơ là những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô
thức hay hữu ý và thường gắn liền với những nhu cầu. Động cơ học tập là: “Một
động lực thúc đẩy sinh viên học tập, trên cơ sở nhu cầu hoàn thiện tri thức, mong
muốn nắm vững tiến tới làm chủ tri thức mà mình được học tập, làm chủ nghề
nghiệp đang theo đuổi.”. Động cơ giúp thiết lập và làm gia tăng chất lượng của quá
trình nhận thức. Động cơ học tập phản ánh mức độ định hướng, tập trung và nỗ lực
của SV trong quá trình học tập ( Cole& ctg, 2004 – trích dẫn từ Võ Thị Tâm, 2010).
Động cơ là sự khuyến khích trong học tập, là “Nhận thức, tình cảm và thái độ của
sinh viên trong việc đầu tư vào học tập” (Tucker, Zayco, & Herman, 2002, pp. 477).
Ngoài ra, theo Vincent M. Brannigan & ctg (2004) “Qua quá trình phân tích dữ
liệu nhận thấy động cơ học tập có sự tương quan chặt chẽ với kết quả học tập của
sinh viên”. Từ đó khẳng định rằng những sinh viên không có động lực trong học
tập, không làm việc chăm chỉ thì sẽ không thể thành công được. Thực tế, một vài
nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố động cơ học tập tác động trực tiếp đến KQHT của
SV, tất cả những nhân tố còn lại tác động đến KQHT dựa trên yếu tố động cơ trong
học tập. Bên cạnh đó, theo Ross J. Todd and Carol C. Kuhlthau (2005) đã có một

nghiên cứu về lợi ích của việc sử dụng thư viện, nghiên cứu đã khái quát rằng Thư


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

viện góp phần tạo động cơ học tập chủ động cho sinh viên giúp cải thiện điểm số rõ
rệt. Không chỉ có các nghiên cứu trên thế giới mà tại Việt Nam Lê Quỳnh Chi
(2011) đã đề cập đến vai trò tạo động cơ học tập để sinh viên hoàn thành tốt những
bài tập hay các đề tài nghiên cứu mà giảng viên yêu cầu. Ngoài ra xét về khía cạnh
tâm lí, khi đến thư viện, bị ảnh hưởng bởi yếu tố lây lan, SV sẽ tự giác tham gia vào
“không khí học tập”, điều đó tác động tích cực trong việc hình thành và phát triển
tri thức, từng bước tạo cho SV động cơ học tập chủ động, hình thành thói quen đọc
sách báo và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong quá trình học tập.Vì vậy, giả
thuyết sau đây được đề nghị.
Giả thuyết H4: Lợi ích của việc sử dụng thư viện giúp tạo động cơ học tập cho SV
có ảnh hưởng trực tiếp KQHT
2.3.1.5 Lợi ích của thư viện điện tử mang lại cho sinh viên:
Theo định nghĩa của Witten và Bainbridge (2003) thì thư viện số không thực sự
nghĩa là “một thư viện được số hóa… Thư viện số đề cập tới những cách thức mới
để làm việc với tri thức: bảo quản, sưu tập, tổ chức, nhân bản và truy cập – chứ
không phải là việc phá bỏ những tổ chức thư viện hiện có và đặt chúng lại với nhau
trong chiếc hộp điện tử.” Họ định nghĩa rằng thư viện số là “Bộ sưu tập thông tin
một cách có tổ chức, là tập hợp các đối tượng dữ liệu số mang tính tập trung, gồm
có văn bản, video, âm thanh, cùng với những phương thức để truy cập, khai thác,
chọn lọc, tổ chức và bảo trì bộ sưu tập này.”.
Theo Ross J. Todd and Carol C. Kuhlthau (2005) đã khẳng định rằng thư viện điện
tử của trường học đã giúp sinh viên làm việc và học tập tốt hơn. Hai khía cạnh được
đề cập trong kết quả nghiên cứu của ông; thứ nhất, Sinh viên nhận thức được mối

quan hệ chặt chẽ giữ việc truy cập thông tin qua thư viện điện tử tại trường và thành
tích trong các dự án, đề tài nghiên cứu hay các bài tiểu luận. Ngoài ra khía cạnh thứ
hai thì cán bộ thư viện có một tác động tích cực đến sinh viên, giúp họ thuận tiện
trong quá trình tìm kiếm thông tin và sử dụng chúng hiệu quả. Cả hai kết luận trên
đã được nghiên cứu bằng cách khảo sát số lượng lớn sinh viên từ nhiều trường đại
học ở Ohio và Delaware gần 14.000 sinh viên. Thông qua kết quả đó, ta có thể dùng


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

một phép so sánh cơ bản với Việt Nam lợi ích của thư viện điện tử nói chung cũng
như tác động của cán bộ thư viện đến bạn đọc vẫn chưa được đề cao. Vì thực chất,
sinh viên Việt Nam đánh giá không cao vai trò của thư viện điện tử, họ nghĩ rằng họ
có thể sử dụng máy tính xách tay để tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn nhiều thay vì
tìm đến thư viện điển tử ở trường. Vì thế, nhóm tiến hành đề xuất giả thuyết như
sau:
Giả thuyết H5: Lợi ích của việc sử dụng thư viện điện tử tại trường có tác động trực
tiếp đến KQHT của SV.
2.3.1.6. Tác động đến KQHT của SV:
KQHT là kiến thức, kỹ năng thu nhận của SV là mục tiêu quan trọng nhất của các
trường đại học cũng như SV. KQHT còn có thể là mức độ người học đạt được so
với mục tiêu đã xác định trước, là mức độ mà người học đạt được so với những
người cùng học khác. KQHT có thể được đo lường thông qua điểm của môn học
(Hamer, 2000 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, trang 325). KQHT của
SV được đo lường dựa vào đánh giá tổng quát của chính SV về kiến thức và kỹ
năng họ thu nhận được trong quá trình tham gia môn học (Young & ctg, 2003 - trích
dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, trang 325).
2.3.2. Mô hình nghiên cứu:

Qua nghiên cứu đo lường về “Sự tác động của thư viện tới kết quả học tập của sinh
viên Đại học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng” ta có thể thấy được những nhân tố
của thư viện tác động đến KQHT của SV: cụ thể là các nhân tố sau: Sự đánh giá của
sinh viên về thư viện, Thư viện giúp cải thiện các kỹ năng, Thư viện giúp hình
thành kỹ năng tìm kiếm thông tin, Thư viện tạo động lực học tập cho sinh viên và
Lợi ích của thư viện điện tử mang lại cho sinh viên. Trong đó:
Biến phụ thuộc (đơn hướng) là: Tác động đến KQHT của SV
Biến độc lập (đa hướng) là: Sự đánh giá của sinh viên về thư viện, Thư viện giúp
cải thiện các kỹ năng, Thư viện giúp hình thành kỹ năng tìm kiếm thông tin, Thư


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

viện tạo động lực học tập cho sinh viên và Lợi ích của thư viện điện tử mang lại cho
sinh viên
2.3.4. Phát biểu giả thuyết:
Giả thuyết H1: Thông qua đánh giá tổng quan của các bạn SV, sự đánh giá thích thú
khi sử dụng thư viện có ảnh hưởng tới KQHT của SV.
Giả thuyết H2: thông qua vai trò của thư viện, giúp cải thiện kỹ năng đọc hiểu, vận
dụng có ảnh hưởng đến KQHT của SV.
Giả thuyết H3: Thư viện hình thành kỹ năng tìm kiếm thông tin giúp sinh viên có
thể tìm kiếm được nguồn thông tin một cách nhanh nhất, từ đó giúp cải thiện KQHT
của SV.
Giả thuyết H4: Lợi ích của việc sử dụng thư viện giúp tạo động cơ học tập cho SV
có ảnh hưởng trực tiếp KQHT .
Giả thuyết H5: Lợi ích của việc sử dụng thư viện điện tử tại trường có tác động trực
tiếp đến KQHT của SV.



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GVHD :Th.s Phạm Minh Tiến

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Chương này sẽ mô tả chi tiết phương pháp thực hiện nghiên cứu, quy trình nghiên
cứu, xây dựng thang đo, tiến hành nghiên cứu định tính. Thiết kế mẫu nghiên cứu
chính thức và bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu chính thức.
3.1. Thiết kế nghiên cứu:
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện chính thức bằng việc khảo sát mẫu gồm 200 quan
sát là các bạn sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng, được thực hiện bằng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng nhằm mục đích kiểm định lại mô hình và các
giả thuyết trong mô hình. Khảo sát được thực hiện bằng việc lấy ý kiến của sinh
viên Đại học Tôn Đức Thắng thông qua công cụ google docs. Và nghiên cứu được
thực hiện vào tháng 11/2015.
3.1.2. Quy trình nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Thang đo
Nghiên cứu định tính:
+Phỏng Vấn
+Thảo Luận Nhóm
Điều chỉnh
Thang đo hoàn chỉnh
Nghiên cứu định lượng
Phân tích thông tin
Kết quả nghiên cứu



×