Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG các CHƯƠNG TRÌNH TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.87 KB, 9 trang )

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH

1


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH
1- Lý do nghiên cứu đề tài:
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, chúng ta có thể lựa chọn các loại
hình báo chí khác nhau phù hợp với sở thích của riêng mình. Qua đó có thể nắm bắt
được nhanh chóng những diễn biến ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới về mọi
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, thể thao, quân sự... Xã hội hiện đại
luôn hướng đến một nền công nghiệp truyền hình nhiều kênh, đa dạng hóa đối
tượng công chúng, đa dạng hóa thị hiếu tiếp nhận thông tin. Hiện nay Việt Nam có
67 Đài phát thanh và Truyền hình ở Trung ương và địa phương, gồm: 03 Đài Trung
ương là Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ
thuật số VTC và 64 Đài địa phương của 63 tỉnh, thành phố. Mỗi tỉnh, thành phố có
01 Đài Phát thanh và Truyền hình, riêng thành phố Hồ Chí Minh có 02 Đài (Đài
Truyền hình và Đài Tiếng nói nhân dân). Thông tin trên sóng truyền hình đã chiếm
lĩnh một vị trí quan trọng trong nhu cầu và thị hiếu của công chúng. Những điều
kiện mới trong tiếp cận thông tin truyền hình đã làm thay đổi cả diện mạo, cách
thức cung cấp thông tin của nhà sản xuất lẫn thói quen lựa chọn và sử dụng thông
tin truyền hình của công chúng.
Cùng với sự phát triển chung của các Đài Phát thanh và Truyền hình trong cả
nước, những năm gần đây, Đài Phát thanh và Truyền hình đã có bước phát triển
nhanh chóng về chất lượng lẫn số lượng. Hiện nay, Kênh truyền hình Bắc Ninh đã
phát sóng 24/24h, trong đó thời lượng tự sản xuất chiếm hơn 40% tổng thời lượng
phát sóng. Nội dung các chương trình chính luận, văn hóa, văn nghệ, thể thao, giải
trí được đầu tư nâng cao về chất lượng và hình thức truyền tải thông tin.Các
chương truyền hình của Đài đã và đang đi đầu trong công tác tuyên truyền, phổ


biến rộng rãi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của các cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương, góp phần nâng cao dân trí, mở rộng dân chủ cơ
sở, thiết lập trật tự kỷ cương, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn toàn tỉnh;
đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới, vào những chuyển biến tích cực của
Bắc Ninh; thực hiện tốt chức năng là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và các tổ
chức chính trị, xã hội, là diễn đàn tin cậy của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Tuy nhiên, các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình
Bắc Ninh hiện có không ít điều đáng nói ở cả kết cấu nội dung, hình thức thể hiện

2


và tính hiệu quả trong cung cấp thông tin, định hướng dư luận xã hội. Trong quá
trình đổi mới, các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc
Ninh còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm chậm được khắc phục. Nhất là nhãn
quan chính trị, tư tưởng, văn hoá, khoa học của một số chương trình truyền hình
còn yếu; thiếu tính tổng kết, phân tích, thiếu tính phát hiện, Tính chiến đấu với các
biểu hiện tiêu cực của xã hội chưa cao, các đề xuất phương hướng giải quyết những
vấn đề quan trọng, bức xúc đặt ra trong đời sống nên hiệu quả xã hội chưa hiệu
quả; chưa coi trọng đúng mức việc tuyên truyền biểu dương, nhân rộng các điển
hình tiên tiến, kinh nghiệm hay trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê
hương đất nước ... Vì vậy, hiệu quả tuyên truyền, sức hấp dẫn đối với công chúng
còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của báo chí truyền hình.
Những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của các chương trình truyền
hình có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, song nguyên nhân
chủ quan chủ yếu, trực tiếp là hạn chế của đội ngũ những người làm báo truyền
hình. Khảo sát, đánh giá thực trạng các chương trình tuyền hình trên sóng Đài Phát
thanh và Truyền hình Bắc Ninh và đội ngũ những người làm báo truyền hình cho
phép tìm hiểu cụ thể về những nguyên nhân, những hạn chế làm ảnh hưởng đến
chất lượng các chương trình truyền hình. Từ đó, đề xuất và đưa ra các giải pháp

khắc phục những hạn chế, tồn tại nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các chương
trình truyền hình. Vì thế, hiệu quả của các chương trình truyền hình là mục tiêu mà
Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh luôn hướng tới. Đề xuất các biện pháp cải
tiến, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình cả về nội dung và hình thức
thể hiện nhằm thu hút lượng lớn công chúng sẽ giúp cho uy tín, vị thế và sức mạnh
của Đài Phát thanh và Truyền hình có bước phát triển cao hơn. Đây là lý do khiến
tác giả quan tâm và quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng các chương
trình trên kênh truyền hình của Đài Phát thanh & Truyền hình”.
2- Tình hình nghiên cứu đề tài.
So với các loại hình báo chí, truyền hình ở nước ta ra đời muộn. Đối với hệ
thống báo chí ở cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó. Các công trình
nghiên cứu từ trước đến nay về lĩnh vực truyền hình trong nước nói chung không
nhiều. Hơn nữa lại ưu tiên tập trung vào hướng nghiên cứu khai thác kỹ năng nghề
nghiệp, nhằm mục tiêu ứng dụng sản xuất và phát triển nội dung các chương trình
truyền hình. Những công trình nghiên cứu riêng về các chương trình truyền hình
một cách hệ thống và chi tiết chưa từng được tác giả nào thực hiện. Các tài liệu ít
nhiều có nội dung liên quan đến đề tài mà tác giả có thể tìm kiếm, sưu tầm được là
rất ít, chủ yếu ở dạng bài viết hoặc các chuyên đề tham khảo mang tính phát hiện,

3


nêu vấn đề, đưa ra ý kiến gợi mở và phát triển ý tưởng nghiên cứu sâu hơn. Riêng ở
Bắc Ninh cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một đề tài nào nghiên cứu, xem xét,
đánh giá chất lượng các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền
hình Bắc Ninh một cách hệ thống, toàn diện. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Nâng cao chất lượng các chương trình trên kênh truyền hình của Đài Phát
thanh & Truyền hình” sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với hệ thống
báo chí trong tỉnh nói chung và Đài Phát thanh và Truyền hình nói riêng.
Để thực hiện đề tài này, tác giả chủ yếu tham khảo những tài liệu, giáo trình

truyền thống về bộ môn truyền hình sử dụng giảng dạy tại Khoa Phát thanh –
Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền và trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn, các tài liệu giáo trình nước ngoài dịch sang tiếng Việt về lĩnh vực
truyền hình và những vấn đề có liên quan. Quá trình khảo sát thực tế nhu cầu
hưởng thụ thông tin của công chúng ở đối với các chương trình truyền hình sẽ là
nguồn dữ liệu quan trọng và sinh động để thực hiện giải quyết ý tưởng đề tài và
hình thành nội dung đề tài.
3- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
3.1- Mục tiêu chính của đề tài:
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về chất lượng các chương trình truyền
hình, phát trên kênh truyền hình của Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh.
- Nghiên cứu đề xuất, kiến nghị, đưa ra những giải pháp, chính sách nhằm
nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền
hình Bắc Ninh, góp phần đắc lực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị,
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ mới.
3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu một số khía cạnh về vấn đề lý luận báo chí, đặc biệt là báo chí
truyền hình; làm rõ một số khái niệm trung tâm liên quan đến nội dung đề tài.
- Khảo sát thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nội dung,
quy trình sản xuất các chương trình truyền hình.
Trong đó:
* Khảo sát nhu cầu hưởng thụ, tiếp nhận thông tin từ các chương trình truyền
hình của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh (công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng
vũ trang, học sinh, sinh viên, lao động tự do...);

4


* Khảo sát đội ngũ những người làm báo truyền hình về trình độ học vấn,
nghiệp vụ, năng lực hoạt động, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp;

* Khảo sát về công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí nói chung và báo
chí truyền hình nói riêng trên địa bàn Bắc Ninh;
* Khảo sát điều kiện vật chất phục vụ cho hoạt động báo chí truyền hình trên
địa bàn Bắc Ninh.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nhằm xác định những nguyên nhân cơ bản,
những yếu tố mới, từ đó xây dựng các giải pháp để nâng cao chất lượng các chương
trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh.
4- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chương trình truyền hình đã phát sóng
từ tháng 8/2015 đến 02/2016 trên kênh truyền hình của Đài Phát thanh & Truyền
hình.
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng các
chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh. Đó là
những vấn đề: Công tác chỉ đạo, tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình;
cách thức lựa chọn, khai thác đề tài; phong cách, hình thức thể hiện; chất lượng đội
ngũ phóng viên, biên tập viên truyền hình; cơ chế, chính sách, đầu tư trang thiết bị
phương tiện kỹ thuật…
Đề tài còn nghiên cứu thực trạng nhu cầu hưởng thụ thông tin của các tầng
lớp nhân dân ở Bắc Ninh đối với các chương trình truyền hình phát trên kênh
truyền hình Bắc Ninh. Số liệu khảo sát thu thập từ 8/2015 đến tháng 02/2016.
5- Phương pháp nghiên cứu:
Các phân tích, đánh giá của đề tài được thực hiện trên cơ sở nền tảng phương
pháp luận mác-xít; quan điểm báo chí vô sản, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí
cách mạng, cũng như dựa vào đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước; gắn tiến trình vận động, phát triển của báo chí cách mạng
với tiến trình vận động, phát triển của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của
đất nước và trên địa bàn Bắc Ninh.
Để phân tích vấn đề, đề tài còn sử dụng phương pháp khảo sát và phân tích để
nghiên cứu các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc
Ninh. Đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp nghiên

cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn và điều tra khảo sát bằng phiếu.

5


6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Kết quả của việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để góp phần tìm ra nguyên nhân
của những ưu điểm cũng như những hạn chế, thiếu sót của các chương trình truyền
hình. Qua đó, đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm cải tiến và nâng cao chất
lượng các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh.
Đề tài cũng hy vọng đóng góp một phần nhỏ trong việc tìm ra những căn cứ có tính
khoa học và ứng dụng thực tiễn; giúp định hướng cho việc nhìn nhận, đánh giá
cũng như tổ chức sản xuất các chuơng trình truyền hình; làm thay đổi theo hướng
tích cực về ý thức nghề nghiệp của những người đang làm báo truyền hình ở địa
phương.
7- Kết cấu của đề tài:
Đề tài bao gồm các phần:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG (Nội dung của đề tài có 3 chương)
Chương 1: Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh và nhiệm vụ tuyên
truyền của kênh truyền hình Bắc Ninh.
1.1. Tổng quan về Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh
1.1.1. Bộ máy tổ chức của Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh
1.2. Nhiệm vụ tuyên truyền của kênh truyền hình Bắc Ninh
Chương 2: Thực trạng chất lượng các chương trình truyền hình của Đài Phát
thanh & Truyền hình Bắc Ninh.
2.1 Các chương trình thời sự, chính luận
2.2 Các chương trình chuyên đề, chuyên mục
2.3 Các chương trình giải trí

Chương 3: Hạn chế, tồn tại và những giải pháp để nâng cao chất lượng các
chương trình truyền hình của Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh.
3.1. Những hạn chế tồn tại
3.1.1 Khách quan
3.1.1 Chủ quan

6


3.2 Giải pháp để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình của Đài
Phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
8- Dự kiến sản phẩm tạo ra:
Đề tài in trên giấy A4 khoảng 50 trang (không kể phụ lục), đóng bìa cứng,
chữ màu vàng.
Đề tài nghiên cứu này sẽ hình thành cái nhìn tổng quan về kênh truyền hình
Bắc Ninh, từ đó đưa ra những giải pháp chung cũng như những giải pháp cụ thể áp
dụng vào tình hình thực tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền của các
chương trình truyền hình phát trên kênh truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền
hình Bắc Ninh.
9- Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
Do những giới hạn về thời gian, đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
nên chưa thể đưa ra một quy trình, một mô hình chung nhằm nâng cao chất lượng
các chương trình truyền hình của các Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương
trong cả nước. Thời gian tới tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng đối tượng khảo
sát để tiến hành thực hiện đề tài ở quy mô lớn hơn nhằm nâng cao hiệu quả ứng
dụng vào thực tiễn của đề tài không chỉ cho riêng Đài Phát thanh và Truyền hình
Bắc Ninh mà còn có thể làm tài liệu tham khảo, ứng dụng cho các Đài Phát thanh
và Truyền hình địa phương trong cả nước.


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
(Đề tài được thực hiện trong 06 tháng, từ tháng 8/2015 đến 02/2016)
TT
01

Các nội dung, công việc
thực hiện chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ yếu)

Người, cơ quan
thực hiện

8.2015

Chủ nhiệm đề tài

8.2015

Chủ nhiệm đề tài
và các CTV

-Lập kế hoạch thực hiện đề tài
-Xây dựng đề cương tổng quát,
thuyết minh

02

Thời gian


-Hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi
-Hoàn chỉnh các mẫu phiếu điều tra

7


03

-Tổ chức hội nghị triển khai đề tài

8.2015

Chủ nhiệm đề tài
và các CTV

04

-Tổ chức hội nghị tập huấn các điều
tra viên

9.2015

Chủ nhiệm đề tài
và các điều tra
viên

05

-Khảo sát thực tiễn


Từ tháng 9
đến 10.2015

Chủ nhiệm đề tài
và những nguời
thực hiện

-Tổ chức điều tra
06

-Xử lý kết quả khảo sát, viết báo cáo

Từ tháng 10
đến 11.2015

Chủ nhiệm đề tài
và các CTV chính

07

-Tổ chức hội thảo kết quả nghiên cứu

11.2015

-nt-

08

-Khảo sát bổ sung, sửa chữa báo cáo


12.2015

-nt-

09

-Tổng hợp kết quả khảo sát bổ sung,
viết báo cáo tổng luận

12.2015

10

-Tổ chức hội nghị mời các chuyên
gia góp ý báo cáo

01.2016

11

-Sửa chữa, hoàn chỉnh báo cáo

01.2016

12

-Tổ chức nghiệm thu đề tài

02.2016


8

-nt-ntChủ nhiệm đề tài
Hội đồng khoa
học


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS.Nguyễn Văn Dững [2013]: Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động
2. PGS.TS.Nguyễn Văn Dững, TS Đỗ Thị Thu Hằng [2014] :Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb chính trị Quốc gia- Sự thật.
3. ThS.Lê Thị Nhã: Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb
Chính trị - Hành chính.
4. TS.Hà Huy Phượng: Hình ảnh, âm thanh và tương tác trong tác phẩm báo
chí đa phương tiện, trang thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
5. PGS.TS.Dương Xuân Sơn: Các loại hình báo chí truyền thông, Nxb
Thông tin và Truyền thông.

9



×