Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vai trò của giáo dục gia đình và nhà trường trong việc giải quyết bạo lực học đường (TS đoàn trọng thiều)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.35 KB, 5 trang )

VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƢỜNG
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG
TS. Đoàn Trọng Thiều*

Bạo lực học đƣờng là một vấn đề không mới và nó vẫn là một vấn đề có tính
thời sự ở nƣớc ta hiện nay. Mổ xẻ thực trạng, tìm ra nguyên nhân, từ đó, đề ra giải
pháp để giải quyết vấn đề này không dễ. Ngƣời ta đã bàn nhiều và có lẽ cần phải bàn
nhiều nữa, làm nhiều hơn nữa mới có thể giảm thiểu, tiến tới khống chế đƣợc bạo lực
học đƣờng. Bài viết này xin bàn về một số giải pháp giải quyết vấn đề nói trên.
Thế nào là bạo lực học đƣờng? Có nhiều cách giải thích về khái niệm này. Về đại
thể có thể hiểu bạo lực, trong bạo lực học đƣờng, là những hành vi lệch chuẩn, những
hành vi bạo lực về thể xác (đánh, đấm, …) và bạo lực về tinh thần (nói xấu, đặt điều
vu khống, …).
Trƣớc đây, trong hoàn cảnh chiến tranh, khi mới giải phóng, khi đất nƣớc còn rất
nhiều khó khăn, bạo lực học đƣờng xảy ra rất ít, thậm chí có nơi không có. Tại sao
hiện nay, đất nƣớc hòa bình, thống nhất, hiện tƣợng bạo lực học đƣờng xảy ra nhiều,
thậm chí ngày càng nhiều, mặc dù xã hội rất quan tâm, tìm mọi cách dẹp? Có thể thấy
bạo lực học đƣờng xảy ra trong phạm vi rộng lớn từ mầm non đến đại học. Hình thức
bạo lực đa dạng, có những hành vi rất tàn nhẫn. Có bạo lực về thể xác, có bạo lực về
tinh thần. Trƣớc đây chỉ có trò đánh nhau, nay còn có thêm trò đánh thầy, … Trƣớc
đây bạo lực về thể xác chủ yếu xảy ra ở nam sinh, nay cả nữ sinh cũng tham gia tệ nạn
này. Tệ hại hơn, nhiều học trò xem việc đánh nhau, làm nhục bạn bè bằng vũ lực hay
bằng tinh thần là một việc “bình thƣờng”, thấy bạn bị đánh không những không cản
mà còn cổ vũ, quay phim đƣa lên mạng cho nhiều ngƣời cùng biết. Sự suy thoái này,
theo chúng tôi, là cực kỳ nguy hại, nó thể hiện sự xuống cấp của chất ngƣời rất nghiêm
trọng.
Ngƣời ta đã nói tới khá nhiều giải pháp khi giải quyết vấn đề này: từ giáo dục của
gia đình, giáo dục của nhà trƣờng, tới toàn xã hội phải vào cuộc. Phải triển khai trên
nhiều mặt: giáo dục đạo đức, giáo dục cái đẹp, giáo dục văn hóa giao tiếp, giáo dục kỹ
năng sống, có hình thức kỷ luật thích đáng, … Trong nhiều giải pháp để giải quyết bạo
lực học đƣờng, chúng tôi cho rằng giáo dục của gia đình và giáo dục của nhà trƣờng là


quan trọng nhất, có tính quyết định. Bài viết này chủ yếu xoay quanh hai giải pháp này.
Bản chất, nhân cách của con ngƣời đƣợc hình thành từ hai nhân tố chủ quan và
khách quan. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng ngƣời, ở từng giai đoạn phát triển
khác nhau, vai trò của hai yếu tố này có vị trí khác nhau. Tuổi càng nhỏ, vai trò của
môi trƣờng càng lớn. Tuổi càng lớn, vai trò của chủ quan càng có tính quyết định. Ở
lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học, trung học cơ sở vai trò của giáo dục gia đình rất quan
*

Trƣờng Đại học Văn Hiến TP. Hồ Chí Minh

61


trọng. Ở bậc trung học phổ thông, giáo dục gia đình và nhà trƣờng đều đƣợc chú trọng.
Tất nhiên đây chỉ là cách nhấn mạnh tƣơng đối, theo sự phát triển của nhận thức của
học sinh, theo lứa tuổi. Càng lớn, vai trò của chủ thể của con ngƣời càng đƣợc đề cao.
Về giáo dục của gia đình, hay nói gọn lại là giáo dục gia đình, nhiều ngƣời đã
bàn đến. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại là giáo dục của gia đình có vai trò rất quan
trọng, gần nhƣ có tính quyết định bản chất, tính cách của mỗi con ngƣời. Từ xƣa,
ngƣời lao động Việt Nam đã khẳng định “Con hƣ tại mẹ”, “Con dại cái mang”. Phải
nói ngay rằng, khi dẫn hai câu tục ngữ này, chúng tôi không đổ lỗi cho riêng ngƣời mẹ,
khi con họ hƣ hỏng. Tất nhiên phải hiểu câu tục ngữ này ở ý tƣởng khái quát nhất. Câu
tục ngữ đã nói lên vai trò rất quan trọng của ngƣời mẹ nói riêng, của gia đình nói
chung trong việc giáo dục con cái: “Con hƣ tại mẹ”. Những ngƣời làm cha, làm mẹ
đều hiểu rằng, bản chất con ngƣời khi mới sinh ra vốn lƣơng thiện, “Nhân chi sơ tính
bản thiện”. Vấn đề là giáo dục nhƣ thế nào để con ngƣời giữ và phát triển đƣợc bản
tính lƣơng thiện của mình? Ngƣời mẹ Việt Nam tự nhận trách nhiệm “Con dại cái
mang”, “Con hƣ tại mẹ”, đó là một sự tự ý thức rất cao.
Nội dung của giáo dục gia đình rất phong phú, tùy vào hoàn cảnh từng gia đình
một mà có những nội dung khác nhau, trong đó, có nội dung rất quan trọng đó là lòng

nhân ái và lối sống tử tế. Gia đình là tế bào của xã hội. Một gia đình tốt là một trong
những tiền đề cho việc xây dựng một xã hội tốt đẹp. Phải chú ý giáo dục cho con em
các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vì một đứa con tốt trong gia đình
là tiền đề cho một công dân tốt trong xã hội. Trong quá trình từ nhỏ đến lúc trƣởng
thành để bƣớc vào đời, ngƣời con có sự tiếp xúc với gia đình của mình nhiều nhất.
Trong một năm, học sinh đến trƣờng khoảng chín tháng. Trong chín tháng đó, nhìn
chung, thời gian học sinh chịu sự quản lý trực tiếp của nhà trƣờng chƣa đƣợc một nửa.
Nhƣ vậy, từ nhỏ đến tuổi vị thành niên, con ngƣời chủ yếu gắn với gia đình của mình.
Đây là thời gian thuận lợi nhất cho cha mẹ, ngƣời lớn dạy dỗ con em của mình. Mƣa
dầm thấm lâu, lạt mềm buộc chặt, cha mẹ ngày ngày bồi bổ cho con cái họ những
phẩm chất cao đẹp làm ngƣời.
Một phƣơng pháp giáo dục không thể thiếu đối với trẻ thơ, trẻ em đó là phƣơng
pháp nêu gƣơng. Một ngƣời cha mẫu mực, nhân ái, độ lƣợng là khuôn mẫu cơ bản để
hun đúc ra những ngƣời con nhân ái, độ lƣợng. Một ngƣời mẹ hiền từ, chăm chỉ là
khuôn mẫu cơ bản để hun đúc lên những ngƣời con hiền từ, chăm chỉ. Một ngƣời con
sống trong một gia đình có lối sống tử tế, cơ bản khi ra ngoài sẽ biết đối xử tử tế với
mọi ngƣời. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” mà. Một học sinh luôn tiếp xúc với cái
tốt, cái đẹp trong mỗi gia đình sẽ rất khó làm điều xấu, sẽ rất hiếm tham gia bạo lực
học đƣờng.
Trong việc hình thành nhân cách của con ngƣời, chúng tôi cho rằng giáo dục của
gia đình quan trọng hơn giáo dục của nhà trƣờng, có những ngƣời do những điều kiện
nào đó, họ không đƣợc đến trƣờng, nhƣng họ vẫn là những ngƣời có phẩm chất, nhân
cách rất tốt. Những ấn tƣợng tuổi thơ thƣờng theo suốt cuộc đời của mỗi con ngƣời.
Đây là tiền đề cho việc tiếp thu cái tốt, chống lại cái xấu ở ngoài xã hội trong quá trình
62


trƣởng thành của họ. Giáo dục gia đình làm tốt, xây dựng tốt văn hóa gia đình, không
chỉ góp phần quan trọng giải quyết nạn bạo lực học đƣờng mà còn góp phần giải quyết
các nạn khác nhƣ bạo lực gia đình, bạo hành tình dục, … Làm tốt điều này cũng có

nghĩa là góp phần quan trọng trong việc xây dựng thuần phong, mỹ tục của dân tộc
Việt. Đây cũng là một trong những tiêu chí của gia đình hạnh phúc.
Về giáo dục của nhà trường, ông cha chúng ta cũng đã từng khẳng định tầm
quan trọng của nhà trƣờng: “Trăm sự nhờ thầy”, “Không thầy đố mày làm nên”. Môi
trƣờng học đƣờng cũng là một môi trƣờng quan trọng trong việc chống lại bạo lực học
đƣờng. Sau giáo dục của gia đình, phải nói tới giáo dục của nhà trƣờng. Trƣớc hết, về
nội dung, nhà trƣờng phải dạy cho các em học sinh từ lúc mới bƣớc chân vào ngƣỡng
cửa học đƣờng cái tâm lƣơng thiện, cái đẹp và ý thức chống lại cái ác, cái xấu, chống
lại bạo hành. Nếu giáo dục gia đình thực hiện nội dung này một cách thƣờng xuyên,
nhƣng thƣờng không đƣợc đầy đủ, toàn diện, vì còn tùy thuộc vào điều kiện, trình độ
của từng bậc cha mẹ cụ thể, thì nhà trƣờng là nơi có điều kiện thực hiện điều này một
cách bài bản nhất. Nhà trƣờng là nơi có điều kiện thiết kế một chƣơng trình giáo dục
đạo đức, lối sống hoàn chỉnh. Nhà trƣờng là nơi có kế hoạch, có phƣơng pháp, có đội
ngũ, có cơ sở vật chất tốt nhất để thực hiện những nội dung giáo dục này. Cũng nhƣ
giáo dục gia đình, những bài học đầu tiên trên ghế nhà trƣờng này sẽ để lại dấu ấn rất
sâu trong tâm trí học sinh. Trái tim nhân ái và lối sống tử tế đó sẽ là lực cản quan trọng
chống lại bạo lực học đƣờng. Tùy vào từng bậc học khác nhau, nhà trƣờng sẽ có
những nội dung và cách giảng dạy khác nhau. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng,
nội dung giáo dục lòng nhân ái và lối sống tử tế này phải đƣợc dạy kỹ từ bậc tiểu học.
Không biết sách giáo khoa của chúng ta đã thể hiện đƣợc tốt điều này chƣa?
Chúng ta thƣờng nói về giáo dục toàn diện, đức, trí, thể, mỹ, nhƣng ở bậc tiểu
học, nội dung đức dục và mỹ dục chƣa đƣợc chú ý nhiều. Thời gian gần đây, trong nhà
trƣờng, không ít trƣờng, quan tâm nhiều đến trí dục, vì đó là lĩnh vực đƣợc tổ chức thi,
kiểm tra, lĩnh vực cơ bản quyết định việc lên lớp, khen thƣởng, …Nhiều ngƣời chỉ lo
học thêm, dạy thêm về trí dục. Hầu nhƣ rất ít ngƣời quan tâm đến việc bồi dƣỡng thêm
về đức dục, học thêm, dạy thêm về mỹ dục và hình nhƣ ở nhiều trƣờng việc lo về đức
dục và mỹ dục cũng không bằng lo về trí dục. Nhà trƣờng cần gắn bó chặt chẽ giữa
việc “dạy chữ” với “dạy ngƣời”, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, phải tùy vào
từng bậc học cụ thể để có nội dung và cách thức gắn bó phù hợp. Phƣơng châm giáo
dục “Tiên học lễ, hậu học văn" đến nay vẫn còn giá trị thời sự của nó. Nếu lãnh đạo

các trƣờng thực sự quan tâm tới vấn đề đạo đức và lối sống nhƣ vấn đề chất lƣợng
giảng dạy văn hóa, thì bạo lực học đƣờng chắc chắn sẽ hạn chế đƣợc nhiều.
Về sự đổi mới nội dung học tập đạo đức và giáo dục công dân cho học sinh tiểu
học và trung học, trong Hướng dẫn Thực hiện Kết luận số 94 – KL/TW, ngày 28 – 3 –
2014 của Ban Bí thư “về việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống
giáo dục quốc dân”, số 127 HD/BTGTW, ngày 30 tháng 6 năm 2014, Ban Tuyên giáo
Trung ƣơng đã chỉ rõ:
63


“Đối với học sinh trung học phổ thông, môn giáo dục công dân cần bỏ những nội
dung trừu tƣợng, hàn lâm; cung cấp những hiểu biết cơ bản, cần thiết về giáo dục đạo
đức, chính trị, pháp luật, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục những hiểu biết về văn
hóa… phù hợp với lứa tuổi.
Đối với học sinh trung học cơ sở và tiểu học, chủ yếu tập trung vào việc giáo dục
đạo đức, lối sống”.
Từ năm học 2017 – 2018, các trƣờng sẽ triển khai giảng dạy chƣơng trình này.
Giáo dục đạo đức đƣợc quán triệt dạy cho cả tiểu học và trung học. Thực hiện tốt nội
dung này là một động lực quan trọng góp phần đẩy lùi bạo lực học đƣờng.
Cũng sẽ không thừa, nếu nhắc lại rằng, cũng nhƣ giáo dục gia đình, trong các
phƣơng pháp giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh ở trong nhà trƣờng, phƣơng
pháp nêu gƣơng là rất quan trọng. Thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên của nhà
trƣờng phải là những tấm gƣơng tốt để học sinh noi theo.
Một phƣơng diện khác cũng cần đƣợc quan tâm, đó là sự phối hợp giữa nhà
trƣờng và gia đình trong việc chống lại bạo lực học đƣờng. Sự phối hợp không phải
chỉ ở chỗ giải quyết hậu quả bạo lực học đƣờng, mà cơ bản ở chỗ không để bạo lực
học đƣờng xảy ra. Sự liên lạc thƣờng xuyên giữa nhà trƣờng và gia đình là điều kiện
tiên quyết cho sự phối hợp này.
Nếu các gia đình làm tốt trách nhiệm giáo dục con cái, các trƣờng tiểu học, trung
học làm tốt việc giáo dục đạo đức, giáo dục cái đẹp, giáo dục lối sống tử tế, thì học

sinh, sinh viên tham gia bạo lực học đƣờng ở các trƣờng trung học chuyên nghiệp, cao
đẳng, đại học, chắc chắn sẽ đƣợc giảm thiểu và hiện tƣợng bạo lực học đƣờng nói
chung sẽ đƣợc khống chế nhiều.
Trên đây là một số ý kiến xoay quanh vấn đề vai trò của giáo dục gia đình và nhà
trƣờng trong những giải pháp đối với bạo lực học đƣờng. Nói thì dễ nhƣng làm thì khó
hơn rất nhiều. Cần có sự đồng bộ và quyết tâm cao của nhiều lực lƣợng xã hội, nhƣng
trong đó trọng tâm vẫn là gia đình và nhà trƣờng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, 2014. Hƣớng dẫn Thực hiện Kết luận số 94 –
KL/TW, ngày 28 – 3 – 2014 của Ban Bí thƣ “về việc tiếp tục đổi mới học
tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”, số 127
HD/BTGTW, ngày 30 tháng 6 năm 2014
[2]. Đoàn Trọng Thiều, 2011. Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trƣờng:
Giáo dục cái tâm, cái đẹp. Trong: Nhiều tác giả. Văn hóa giao tiếp trong
nhà trƣờng, NXB ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. Trang 77- 82.
[3]. Lê Ngọc Trà, 2007. Văn chƣơng, thẩm mỹ và văn hóa, NXB Giáo dục.

64


Kho Ebook miễ n phí
ebookfree247.blogspot.com
Cơ sở Dữ liệ u Hội t hảo/Tham luận
t huvie nhoit hao.blogspot.com
t huvie nt hamluan.blogspot.com

CHIA SẺ TRI THỨC




×