Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Một số vấn đề về lịch sử - Văn hóa Đông Nam Á Tập 1 (Bài giảng Chuyên đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2001


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á

MỤC LỤC
BÀI I : LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI GỐC HOA
Ở ĐÔNG NAM Á (Cho đến nửa đầu thế kỷ XX) ........................................ 03
Mục đích của chuyên đề ....................................................................................................................04
Chương I : Buổi đầu di dân của người Hoa đến các nước Đông Nam Á
(cho đến đầu thế kỷ XVI, khi người Âu xuất hiện ở ĐNÁ) .................................................05
1. Quá trình hình thành ban đầu của các cộng đồng người Hoa ..................................................05
2. Các hình thức tổ chức của di dân người Hoa ...........................................................................06
3. Tình hình khái quát các khu di trú của người Hoa
trong những thế kỷ XV – XVIII..................................................................................................08
Chương II : Sự hình thành các cộng đồng người Hoa
trong thời kỳ tư bản thực dân phương Tây
xâm lăng Đông Nam Á (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)............................................................15
1. Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa và tư bản thực dân châu Âu. ...........................................15
2. Những va chạm ban đầu giữa người Hoa và thực dân châu Âu ...............................................17
3. Chế độ trưng thuế và người Hoa ...............................................................................................18
4. Tình hình của cộng đồng người Hoa trong nửa sau thế kỷ XIX.................................................20
Chương III: Quá trình hình thành xã hội - kinh tế của cộng đồng
người Hoa trong bối cảnh khủng hoảng của chế độ thuộc địa ................................24
1. Sinh hoạt kinh tế của người Hoa ở Đông Dương.......................................................................24
2. Sinh hoạt kinh tế của người Hoa ở Philippines ..........................................................................25
3. Sinh hoạt kinh tế của người Hoa ở Indonesia ...........................................................................25
4. Sinh hoạt kinh tế của người Hoa ở Miến Điện ...........................................................................26
5. Sinh hoạt kinh tế của người Hoa ở Malaya ................................................................................26


6. Sinh hoạt kinh tế của người Hoa ở Xiêm....................................................................................26
Chương IV: Quy chế pháp lý của người Hoa ở các nước
Đông Nam Á trong nửa đầu thế kỷ XX .......................................................................28
1. Tình trạng pháp lý của người Hoa ở Indonesia .........................................................................28
2. Tình trạng pháp lý của người Hoa ở Malaya..............................................................................29
3. Tình trạng pháp lý của người Hoa ở Xiêm .................................................................................29
4. Tình trạng pháp lý của người Hoa ở Đông Dương và Miến Điện ..............................................29
5. Tình trạng pháp lý của người Hoa ở Philippines .......................................................................30
Chương V: Các nhóm sắc tộc người Hoa và cuộc đấu tranh
chống thực dân của nhân dân Đông Nam Á ...............................................................32
1. Thế kỷ XVII - nửa sau thế kỷ XIX................................................................................................32
2. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX..................................................................................................34
3. Trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) .............................................38
4. Trong những năm chiếm đóng của Nhật ( 1942 - 1945) ...........................................................47

Kết luận ................................................................................................................. 48
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................................51

BÀI II : CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA SINGAPORE
DƯỚI THỜI CHÍNH PHỦ LÝ QUANG DIỆU (1965 – 1990)........................ 53
Mục đích của chuyên đề..................................................................................................................53
Chương I : Sơ lược về đất nước và lịch sử Singapore trước ngày độc lập ..............................54
I. Đất nước và con người................................................................................................................54
II. Sơ lược lịch sử Singapore trước ngày độc lập ..........................................................................55

1


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
Chương II: Chiến lược "Sống còn dân tộc" .................................................................................58

I. Khái niệm " thành phố toàn cầu" và "trung lập tích cực" ............................................................58
II. Học thuyết An ninh quốc gia ......................................................................................................61
III. Từ chủ nghĩa toàn cầu đến chủ thuyết vùng .............................................................................64
Chương III : Các hoạt động đối ngoại của Singapore trong thập niên 80 .................................67
I. Những đặc điểm của tình hình quốc tế trong vùng......................................................................67
II. Tình hình phát triển kinh tế và chính trị của Singapore trong thập niên 80...............................70
III. Những thay đổi trong quan điểm đối ngoại ...............................................................................72
IV. Singapore và Phong trào không liên kết trong những năm 80..................................................76

Kết luận ................................................................................................................. 80
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 87
BÀI III: VAI TRÒ CỦA QĐ TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA
INDONESIA DƯỚI THỜI SUKARNO (1945 - 1967) ................................. 89
Mục đích của chuyên đề..................................................................................................................89
I. Giai đoạn đấu tranh giành độc lập (1945 - 1949) .......................................................................89
II. Giai đoạn dân chủ đại nghị (1950 – 1959)..................................................................................91
III.Giai đoạn dân chủ có lãnh đạo" (1959 – 1965) ..........................................................................96

Tài liệu tham khảo ................................................................................ 106

2


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á

BÀI I
ZUY

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI GỐC HOA Ở ĐÔNG NAM Á


(cho đến nửa đầu thế kỷ XX)

3


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á

MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ

ZUY
Trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á (tất cả hiện nay đều là thành viên
của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN)( ), người gốc Hoa đóng một vai
trò cực kỳ quan trọng, thậm chí ở một vài nước (Indonesia, Singapore) còn mang
tính quyết định. Không có họ, nền kinh tế các nước trong vùng chắc chắn sẽ vấp
phải không ít khó khăn.
Trong vòng trên dưới hai thập niên trở lại đây, vị thế của họ trong sinh hoạt
kinh tế ở các nước Đông Nam Á lại có chiều hướng tăng lên do đó họ có những mối
quan hệ khăng khít với các lãnh thổ Trung Hoa, vốn đang trải qua thời kỳ phát triển
thịnh đạt về kinh tế, như Trung Quốc, Đài Loan và Hongkong.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa người gốc Hoa và người bản địa không phải lúc
nào cũng êm đẹp. Ở những nước Đông Nam Á nào có tỷ lệ người gốc Hoa cao (như
Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam), người bản địa thường nhìn sự giàu có,
mà sinh hoạt kinh tế đã mang lại cho người gốc Hoa, bằng con mắt đố kỵ và thèm
muốn. Mỗi khi xảy ra những biến động chính trị, người gốc Hoa dễ trở thành vật
bung xung cho những tình cảm bực dọc bị dồn nén lâu lay trong nhân dân. Biến cố
tháng 5-1998 vừa qua ở Indonesia là một ví dụ điển hình.
Tại sao dù người Hoa đã có mặt ở các nước Đông Nam Á, phổ biến từ trên
dưới 100 năm nay, cá biệt có trường hợp từ vài ba thế kỷ, giữa các cộng đồng sắc
tộc người Hoa và người bản địa vẫn tồn tại một hố ngăn cách không thể vượt qua

được ; vì sao người Hoa dễ trở thành đối tượng của những cơn biến động chính trị
và kinh tế ở các nước trong vùng ?
Đó là những câu hỏi mà chuyên đề "Lịch sử hình thành cộng đồng người gốc
Hoa ở Đông Nam Á cho đến nửa đầu thế kỷ XX" góp phần giải quyết.

4


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á

CHƯƠNG I
BUỔI ĐẦU DI DÂN CỦA NGƯỜI HOA ĐẾN CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(Cho đến thế kỷ XVI, khi người Âu xuất hiện ở Đông Nam Á)
_________________________________
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BAN ĐẦU CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA
Giữa các cộng đồng sắc tộc khác nhau ở Đông Nam Á và tổ tiên người Hoa
đã diễn ra các cuộc tiếp xúc cách đây nhiều ngàn năm, vào khoảng thiên niên kỷ VIIVI tr.CN (theo ý kiến của nhà khảo cổ học người Mỹ W.Solheim)( ). Khu vực diễn ra
đặc biệt sôi động các cuộc tiếp xúc sắc tộc là vùng lưu vực sông Tây Giang và cả
thượng và trung lưu sông Dương Tử, nơi cách đây vài ngàn năm có nhiều sắc tộc
sinh sống và hòa lẫn vào nhau. Theo cách phân loại dựa vào ngôn ngữ, đó là các tộc
Việt, Indonesia, Thái, Môn-Khơme và Tây Tạng-Miến.
Từ thế kỷ I tr.CN đến thế kỷ X. s.CN, miền Bắc bán đảo Đông Dương bị rơi
vào ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Nơi đây trở thành chốn
cư trú tạm thời hay lâu dài của các binh lính, quan chức và có thể cả thương nhân và
thợ thủ công người Hoa. Tìm đến đây thỉnh thoảng có cả những làn sóng người chạy
nạn chiến tranh, chạy trốn sự truy bức mỗi khi có sự thay đổi triều đại ở Trung Quốc,
hay chạy đói vì thiên tai. Bắc bán đảo Đông Dương còn là nơi dung thân của những
kẻ tham gia các cuộc nổi dậy nông dân bị thất bại, chẳng hạn cuộc nổi dậy Hoàng
Sào nổi tiếng trong thế kỷ X ( ).
Ngoài ra, ở một số tụ điểm dân cư trong một vùng đất rộng lớn trải dài từ

Thượng Miến đến phía bắc phần lãnh thổ của Campuchia hiện nay đã có mặt các
thương nhân Hoa ngay từ thế kỷ II s.CN ( ).
Tuy nhiên, không thể cho rằng những cuộc dịch chuyển vừa kể trên như là
bước khởi đầu trực tiếp của quá trình hình thành các cộng đồng người Hoa ở Đông
Nam Á vì chúng diễn ra rời rạc, cách nhau từng khoảng thời gian khá dài và nhất là
vì chưa tạo được những cộng đồng dân cư đông đảo, mà trong đó tộc người Hoa
chiếm đa số từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cộng đồng người Hoa di dân sang đây
trong thiên niên kỷ đầu sau Công nguyên không tồn tại lâu dài, lúc hiện, lúc mất, vì
một số quay về tổ quốc, còn số ở lại đã lấy người bản xứ, học ngôn ngữ và tiếp thu
cả phong tục, tập quán địa phương để rồi sau vài thế hệ hoàn toàn bị hòa tan vào
cộng đồng người bản xứ, quên đi tiếng mẹ đẻ và thậm chí cả nguồn gốc tổ tiên
mình. Tính không ổn định của các cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á kéo dài cho
đến nửa đầu thiên niên kỷ I s.CN.
Tuy nhiên, tình hình bắt đầu thay đổi từ thế kỷ XII, đặc biệt rõ rệt từ thế kỷ
XIV-XV. Những hiện tượng như: một số quay về Trung Quốc, số khác bị đồng hóa
với người bản địa vẫn còn nguyên ; nhưng lúc này số người di dân từ Trung Quốc
tăng lên đến mức chẳng những cộng đồng người Hoa đông hơn, mà cả mức cố kết
về xã hội và sắc tộc của họ cũng trở nên chặt chẽ hơn. Có thể nói đây là thời điểm
bắt đầu hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa như là một bộ phận dân cư riêng
biệt ở các nước Đông Nam Á. Những thay đổi này gắn liền với với sự kiện là ở
Trung Quốc đã xuất hiện một tình huống thúc đẩy khá nhiều người dân rời bỏ quê

5


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
hương để tìm đến những vùng đất lạ. Đó là: đất cày thiếu, số người không có đất
canh tác tăng lên ; nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ ra đời đã thúc đẩy các thương nhân
đi tìm thêm thị trường tiêu thụ hàng hóa. Đó là chưa kể chế độ phong kiến Trung
Quốc còn đề ra chính sách kiểm soát ngặt nghèo ngoại thương và trưng dụng tùy

tiện các phương tiện sinh nhai của thương nhân. Hậu quả là không ít bần nông và
thương nhân đã tìm đến sinh nhai ở vùng Đông Nam Á, nơi có khí hậu ôn hòa và
nhiều đất hoang và cũng là nơi một nền kinh tế hàng hóa đang hình thành. Những
yếu tố này đã thu hút không ít người Hoa tìm đến định cư lâu dài ở Đông Nam Á.
Dù trong các thế kỷ XIV - XV không phải nơi nào ở Đông Nam Á cũng đều cần
đến một khối lượng đông đảo lao động người Hoa, họ vẫn có thể tìm được một chỗ
làm cho mình, hoặc trong các ngành nghề thủ công, hoặc trong hoạt động thương
mại, hoặc khai phá đất hoang. Cần nhấn mạnh ở đây là thương mại, vốn bị xem là
một nghề phụ, hoặc thậm chí hạ đẳng ở Trung Quốc, thì ở Đông Nam Á lại được coi
là con đường tốt nhất để đưa đến cuộc sống sung túc, giàu có.
Sau khi nhà Nguyên bị lật đổ và được thay bằng nhà Minh (thế kỷ XIV-XVII),
các mối liên hệ ngoại giao và thương mại giữa Trung Quốc và các vương quốc Đông
Nam Á được đẩy mạnh. Làn sóng người từ Trung Quốc kéo sang các nước này diễn
ra nhộn nhịp đến mức vào khoảng thế kỷ XVII trên khắp các miền ở Đông Nam Á từ Miến Điện và Lào đến những khu vực hẻo lánh trên quần đảo Maluku và
Philippines - đều xuất hiện những nhóm người Hoa ít nhiều đông đảo.
Cho đến lúc này, việc người Hoa di cư sang và định cư ở Đông Nam Á diễn ra
một cách êm ả, không gặp trở ngại nào đáng kể từ phía giới cầm quyền cũng như
người dân bản địa. Đó là vì ở Đông Nam Á có nhiều đất hoang, nhưng chủ yếu là vì
các hoạt động kinh tế cơ bản của di dân người Hoa - thương mại và thủ công nghiệp
- không va chạm trực tiếp đến quyền lợi của người bản xứ, thậm chí chúng còn
mang lại sự sung túc cho địa phương, nơi họ tìm đến cư trú. Do đó, không những
không cấm đoán, giới cầm quyền Đông Nam Á còn cố sức rút ra các lợi ích không
nhỏ từ hoạt động kinh tế của di dân người Hoa. Nhưng như vậy không có nghĩa là
người Hoa không gặp trở ngại gì trên bước đường kiếm sống ở nơi định cư mới.
Khó khăn chính là họ phải sống trong một môi trường xã hội và văn hóa hoàn toàn
xa lạ (ngoại trừ ở Việt Nam). Do đó, giữa dân địa phương và di dân người Hoa đã
tồn tại một sự xa cách, mà đôi khi đã đưa đến mối quan hệ thù địch, nhất là ở những
nơi thương nhân người Hoa nắm độc quyền cung cấp và thu gom hàng hóa, định đặt
giá cả và cho vay nặng lãi.
2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỦA DI DÂN NGƯỜI HOA.

Sinh sống trong một môi trường hoàn toàn xa lạ, không hiếm khi thù địch như
trên, người Hoa đã tìm kiếm những hình thức tự vệ về tâm lý và xã hội. Hoặc là họ
dấn sâu hơn nữa vào môi trường bằng cách lấy vợ người địa phương (di dân người
Hoa hầu hết là đàn ông) và học ngôn ngữ địa phương. Nhưng đa số người Hoa đi
theo con đường khác - giữ gìn và thiết chế hóa các rào cản xã hội - tâm lý giữa họ
và các sắc dân địa phương, bằng cách sử dụng những hình thức tổ chức xã hội
riêng biệt đã hình thành từ lâu.
Hình thức tổ chức bền vững nhất của các di dân người Hoa là hội đồng tộc,
mà trong thuật ngữ khoa học gọi là "hội tộc" ("clan"). Xuất hiện từ thời rất xa xưa, hội
tộc ở Trung Quốc lan tràn rộng rãi trong các thế kỷ XV - XVII và mở rộng chức năng
của nó ở ngay tại các lãnh thổ miền Nam Trung Quốc, nơi xuất phát các đợt di dân

6


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
đến Đông Nam Á. Bản thân việc rời bỏ quê hương để tìm đến lập nghiệp ở những
vùng đất xa xôi phải được sự đồng ý của các thành viên lớn tuổi nhất trong tộc. Chi
phí đi đường không hiếm khi được quỹ của tộc đài thọ. Còn người ra đi nếu làm ăn
khấm khá, phải đóng góp một phần tài sản cho tộc. Do vậy, dù việc rời bỏ Trung
Quốc ra đi trên thực tế có nghĩa là đã cắt đứt mọi quan hệ thân thuộc, những di dân
người Hoa vẫn có một thoí quen rất bền vững là tìm đến những người cùng họ ở
vùng đất mới để kết hợp thành một thứ na ná như hội tộc, bất chấp họ có phải là bà
con thực sự hay không (cần nhớ rằng ở Trung Quốc, số người cùng một họ rất
đông, vì số họ trong cả nước chỉ hơn một trăm). Vai trò của hội tộc trong đời sống
hàng ngày của di dân người Hoa rất đáng kể. Những nghĩa vụ tương trợ lâu dài đã
đoàn kết những thành viên của hội tộc ở vùng đất lập cư, tăng cường tính bền vững
của cộng đồng, nhưng đồng thời đòi hỏi mỗi người Hoa phải tuân phục triệt để
trưởng hội tộc.
Một hình thức tổ chức khác là "hội đồng hương", ra đời từ một thực tế lịch sử

- sắc tộc là cư dân miền Nam Trung Quốc, nơi phát xuất đại bộ phận di dân người
Hoa ở Đông Nam Á, đã sống phân tán thành nhiều nhóm trên các lãnh thổ ít nhiều
biệt lập với nhau. Mỗi nhóm có một thổ ngữ riêng. Tình hình đã khiến họ khó hiểu
nhau khi phải tiếp xúc với nhau bằng ngôn ngữ nói. Di dân người Hoa ở Đông Nam
Á sử dụng rất nhiều thổ ngữ, như tiếng Hẹ (gốc miền Đông Quảng Đông), Phúc
Kiến, Quảng Châu, Triều Châu, Hải Nam. Tại vùng định cư mới, những người nói
cùng thổ ngữ sống quần tụ trong một khu phố, làng hay cả vùng. Giữa họ nảy sinh
tình cảm của những người cùng một quê hương gốc tích và nói cùng một ngôn ngữ.
"Hội đồng hương" ra đời chính trên cơ sở tình cảm quê hương - ngôn ngữ này. Với
thời gian, mối quan hệ này trở nên bền vững đến mức cho đến tận thế kỷ XIX dù
sinh sống ở những miền đất rất cách xa nhau tại xứ sở mới, những người cùng quê
hương và ngôn ngữ vẫn tìm đến nhau để lập "Hội đồng hương". Hình thức tổ chức
này bắt đầu mang tính chất của một thiết chế. Nó trở thành một hiệp hội có cấu trúc
tổ chức rõ ràng, có lề thói xử sự được quy chế hóa, có chế độ tự quản theo luật
định. "Hội đồng hương" đã giúp đỡ các di dân trong cuộc đấu tranh để sinh tồn,
nhưng đồng thời lại khiến những di dân người Hoa thêm xa lạ với nhau: những
người không nói cùng thổ ngữ chẳng những không hiểu nhau, mà đôi lúc còn thù
địch nhau. Sự việc không ít lần đã đưa đến những cuộc ẩu đả đổ máu.
Một hình thức tổ chức khác là hội cùng nghề, theo kiểu các phường hội.
Thông thường, việc cùng ở chung một hội đồng hương đã định trước việc chọn nghề
: những người cùng hội đồng hương đều chọn nghề giống nhau.
Cả ba loại hiệp hội nói trên, ngoài chức năng tương trợ vật chất và điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội giữa các thành viên trên cơ sở đảm bảo quyền kiểm soát của
giới lãnh đạo đối với các thành viên của hội, còn thủ giữ vai trò quan trọng trong việc
giữ gìn các nghi thức tinh thần và tâm lý biểu trưng cho tộc của mình, chẳng hạn
như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức lâu đời trong sinh hoạt gia đình, tiến hành các
lễ nghi thờ cúng, các ngày lễ tôn giáo, nghi thức cưới hỏi và ma chay, tài trợ các đền
chùa, nghĩa địa và sau này cả bệnh viện của hội.
Dù đã được thu hút vào các hình thức tổ chức khác nhau, cộng đồng người
Hoa ở các nước Đông Nam Á vẫn chưa thể được xem là một hiện tượng ổn cố hoàn

toàn. Có những bằng chứng cho thấy những người mới đến vẫn luôn nuôi hy vọng
quay về cố quốc, sau khi đã trở nên khá giả (nếu ra đi vì lý do kinh tế) hoặc sau khi
tình hình đã trở nên ổn định (ra đi vì lý do chính trị)( ).
Một điều cũng cần lưu ý là giữa các cộng đồng người Hoa di dân ở Đông

7


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
Nam Á với nhau và với chính quyền phong kiến Trung Quốc lúc đó là nhà Minh
không tồn tại một mối quan hệ nào, dù Bắc Kinh đang tiến hành một chính sách
ngoại giao tích cực trong vùng. Có thể giải thích hiện tượng này bằng các nguyên
nhân sau. Thứ nhất, là chịu ảnh hưởng của học thuyết Khổng Tử, giới cầm quyền
phong kiến Trung Quốc lên án bất kỳ hành động rời bỏ quê hương xứ sở, mồ mã
cha ông để đến lập nghiệp ở những vùng đất xa lạ nằm ngoài cương thổ Trung
Quốc. Sự ra đi của người Hoa hoàn toàn là việc của cá nhân và họ tộc của người
đó. Nhà Minh và cả nhà Thanh sau này không bao giờ đề ra chủ trương xây dựng
những khu cư trú (colony) ở hải ngoại. Thứ hai, là họ lo sợ sự ra đời ở nước ngoài
của các trung tâm chống đối ách thống trị nặng nề và chế độ kiểm soát ti tiện của họ
ở trong nước. Cuối cùng là chính quyền phong kiến nhìn bằng con mắt hồ nghi các
hoạt động thương mại của các thương nhân - di dân người Hoa ở vùng bờ biển
Trung Quốc, vì chúng không chịu sự kiểm soát của họ.
Vì những nguyên nhân trên, dù các khu di trú của di dân người Hoa ở Đông
Nam Á trong các thế kỷ XV-XVII đã xuất hiện nhiều và với số dân không nhỏ, người
ta hoàn toàn không thể gọi chúng là hệ thống các khu di trú. Chính đây là sự khác
biệt cơ bản giữa các khu di trú người Hoa và khu di trú người Âu, vốn sẽ ra đời
không lâu sau đó ở Đông Nam Á.
3. TÌNH HÌNH KHÁI QUÁT CÁC KHU DI TRÚ CỦA NGƯỜI HOA TỪ THẾ KỶ
XV-XVIII.
Một trong những nơi mà người Hoa có mặt sớm nhất và đông nhất là vương

quốc Đại Việt, nằm ở khu vực duyên hải miền Bắc và miền Trung bán đảo Đông
Dương, ngay từ thế kỷ X, sau khi nhân dân vương quốc này bằng cuộc đấu tranh
kiên cường đã thoát khỏi ách thống trị kéo dài cả ngàn năm của phong kiến Trung
Quốc. Sau khi những kẻ xâm lược bị đánh đuổi, khoảng 87.000 quan chức người
Hoa và gia đình đã bị trục xuất, nhưng vẫn còn một số đáng kể đã ở lại và đăng ký
vào sổ bộ như người Việt Nam ( ).
Trong các thế kỷ XI - XIV, tức thời kỳ tồn tại của Đế chế Angkor trên lãnh thổ
Campuchia, trong nước này đã xuất hiện một khu di trú cố định của người Hoa. Họ
sinh sống chủ yếu bằng nghề buôn bán ( ). Họ chở đến đây kim loại màu, vải lụa và
vải bông, đồ gốm và giấy. Luân chuyển qua tay họ một khối lượng đáng kể hàng hóa
bản địa - ngà voi, gia vị và dầu ăn. Thương nhân Campuchia thường chỉ đóng vai trò
người trung gian giữa dân địa phương và thương nhân Trung Quốc. Người Hoa ở
Campuchia cũng dự phần vào hoạt động thương mại quốc tế : vào thời đó Angkor là
trung tâm thương mại quan trọng trên các ngã giao đường giữa Đông và Tây.
Trong vùng lưu vực sông Mênam thuộc miền Trung Thái Lan hiện nay và cả
dọc theo bờ duyên hải vịnh Thái Lan, từ thế kỷ XIII- XIV, người Hoa đã xuất hiện và
sống lẫn với người địa phương. Hoạt động kinh tế của họ là buôn bán và khai thác
thiếc ( ). Trong lãnh thổ vương quốc Sukhothay (thế kỷ XVIII) có một công xưởng
sản xuất đồ gốm sử dụng lao động từ Trung Quốc sang. Dưới thời vương quốc
Ayuthay (thế kỷ XIV - XVIII), số người Hoa sinh sống ở Xiêm đã tăng lên đáng kể.
Theo lời một trong các quan chức phụ trách ngoại thương của Ayuthay, vào những
năm 60 của thế kỷ XVII trên toàn lãnh thổ vương quốc có "nhiều ngàn người Hoa".
Họ đã sống ở đây từ thời xa xưa, lập gia đình và sống lẫn với dân bản địa. Tích cực
tự đồng hóa với dân bản địa là nét nổi bật trong khoảng thời gian dài trong sinh hoạt
của di dân người Hoa ở Xiêm.

8


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á

Các vùng bình nguyên Xiêm thường là nơi tìm đến bằng đường biển của
những người dân ở các tỉnh đông nam Trung Quốc, còn các miền núi là nơi định cư
của những người phát xuất từ tỉnh Vân Nam. Người ta gọi họ là người "Hồ". Họ khác
về nhiều mặt so với các cộng đồng người Hoa còn lại : tôn giáo (chủ yếu theo đạo
Hồi), về tiếng nói và cả lối sống. Họ sống thành từng làng, trồng cây thuốc phiện và
buôn bán đường dài (theo thương đội).
Người Hoa ở Xiêm đa số sống bằng buôn bán, số còn lại sống bằng các
nghề thủ công, canh tác đất đai. Một số ít hơn làm nghề thuốc và ca hát.
Theo lời nhà truyền giáo người Pháp G. Tachar, phần lớn hoạt động thương
mại ở Xiêm vào cuối thế kỷ XVIII nằm trong tay thương nhân người Hoa. HọÏ cạnh
tranh với các thương nhân đến từ Nhật, Ấn, Ba Tư và các nước châu Âu. Các hội
đoàn thương mại của người Hoa ở kinh đô Ayuthay và các đô thị cảng bên bờ biển
Xiêm đã làm những người đương thời phải sững sờ vì sự đoàn kết chặt chẽ và thế
lực của chúng. Chẳng hạn ở Pattaya, chính quyền địa phương thậm chí không dám
đánh thuế thương nhân người Hoa ở đây ( ). Các thuyền buôn của Anh đến cảng
Nakhon Sithammarat đã tìm đến không phải giới chức địa phương, mà hội đoàn
người Hoa để xin phép buôn bán tại cảng này ( ). Trong cuộc cạnh tranh gay gắt với
giới thương nhân châu Âu, các nhà buôn người Hoa đã không ngần ngại sử dụng cả
võ lực. Năm 1633, một người Hoa có vũ trang đã bao vây tiệm buôn của người Hà
Lan và tống xuất họ khỏi Xiêm.
Trong thế kỷ XVIII ở Xiêm có thông lệ là bán các chức tước cấp tỉnh ở miền
Nam. Không ít thương nhân người Hoa đã trở thành quan chức bằng con đường
này. Trong bộ máy công quyền đã hình thành một tầng lớp ổn định quan lại gốc
người Hoa.
Sau khi quân Miến tràn vào lãnh thổ Xiêm và vương quốc Ayuthay bị sụp đổ
năm 1767, một quan chức cấp tỉnh gốc Iukchin (tức có cha người Hoa và mẹ người
Thái) tên P'ya Taksin đã cầm đầu một đạo quân. Ông tỏ ra là người cầm quân xuất
chúng khi chỉ trong vòng một năm đã đánh đuổi được quân xâm lược Miến và sau đó
lên ngôi vua ( ). Dưới thời P'ya Taksin, kinh đô chuyển về Thonburin và sau đó đến
Bangkok, gần với các con đường thương mại của thế giới. Lúc này, vốn liếng của

thương nhân chuyển mạnh hơn sang ngành thủ công - cơ xưởng và nông nghiệp ;
nhiều đồn điền trồng tiêu mọc lên. Họ cũng thu mua lúa và chuyển sang Trung Quốc.
Với những tiểu quốc nằm trên quần đảo Mã Lai, Trung Quốc đã lập quan hệ
ngoại giao từ thế kỷ V, và những di dân người Hoa đã có mặt ở bờ biển Bắc Java
vào thế kỷ X, nhưng phải đến thế kỷ XI số người Hoa ở đây mới tăng lên đáng kể.
Sau khi Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt thất bại trong mưu toan đánh chiếm Java
(cuối thế kỷ XIII), hơn 100 chiến binh Trung Quốc nằm trong đạo quân xâm lược đã
không thích quay về cố quốc. HọÏ tìm đến định cư trên đảo Billinton. Nơi đây đã
thành khu di trú lâu dài của người Hoa. Sự ra đời của cộng đồng người Hoa ởû bờ
biển phía Bắc Java, trong vùng Semarang hiện nay, gắn liền với chuyến đi của Trịnh
Hòa, một quan chức nhà Minh đến vùng biển phía Nam Trung Quốc vào đầu thế kỷ
XV. Các thủy thủ Trung Quốc đặt chân lên đây đã tạo ra những khu di trú người Hoa
đông đảo nhất trên quần đảo ( ).
Trong các thế kỷ XIII - XV có những nhóm khá đông người Hoa sinh sống
thường xuyên trên đảo Java - ở Tuban, Surabaya, trong lãnh thổ các tiểu vương
quốc Bantam và Jakarta. Đây là trung tâm hoạt động thương mại chính của họ. Ít lâu

9


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
sau, các hiệu buôn của người Hoa xuất hiện ở bờ biển Bắc và Tây Kalimantan - ở
Bunkomi (Brunei hiện nay), Sambas, Pontianaka và Sucadan, và trên đảo Tamasik
(Singapore hiện nay) và ở đô thị - cảng Malacca ( ).
Không phải là hiếm chuyện giới thống trị các tiểu vương quốc lấy người Hoa
nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các đội tàu buôn từ Trung Quốc thỉnh thoảng kéo
sang đây, hay nhận những điều kiện cộng tác ưu đãi với các thương nhân người
Hoa định cư tại chỗ. Về phần mình, các đại diện cộng đồng người Hoa cũng không
bỏ lỡ cơ hội lập mối quan hệ thông gia với các quan chức địa phương để được
hưởng các chế độ ưu đãi, hoặc được phân chia ruộng đất cùng với các nông dân

sống trên đó và thậm chí được tưởng thưởng cả một số chức tước.
Để hình dung cuộc sống trong môi trường xa lạ của những di dân người Hoa
thành đạt nhất, có thể tìm đọc trong các thư tịch cổ ở Bantam thuộc Tây bộ Java.
Theo sự miêu tả trong đó, khu phố của người Hoa, được vây quanh bằng một lớp
hàng rào chắc chắn và đường hào đầy nước, gồm những căn nhà vững chắc xây
bằng đá. Nằm bên cạnh đó là nhà của dân địa phương xây bằng các loại cây sậy
trông chẳng khác những túp lều tồi tàn. Đa phần cư dân người Hoa là thương nhân,
một số có cả nô lệ.
Hoạt động thương mại ở các thị trấn Java diễn ra nhộn nhịp. Người ta bán
các mặt hàng chở từ Trung Quốc sang, như đồ lụa, đồ vải, chén đĩa bằng sứ, thuốc
súng, đồ trang sức. Thương nhân người Hoa thu mua của người bản xứ đồ gia vị và
thiếc để chở sang Trung Quốc hay bán lại cho thương nhân người Âu ( ).
Thương mại là hoạt động kinh tế chính, nhưng không phải là duy nhất của
người Hoa. Ở Tây bộ Kalimantan chẳng hạn, họ còn làm ruộng. Một số người đã làm
chủ các đồn điền trồng tiêu hay nhiều thửa ruộng ở tiểu quốc Bantan. Ở Java, người
Hoa xây dựng các nhà máy luyện đường. Các xưởng thủ công ở các đô thị thời đó
phần lớn là của người Hoa ( ).
Lịch sử Trung Quốc của người Hoa trên lãnh thổ tiểu quốc Palambang (đảo
Sumatra) có nội dung khá lý thú. Vào khoảng năm 1380, vài ngàn người Hoa sinh
sống ở đây bằng nghề thương mại hàng hải đã bầu một trong số các thương nhân
giàu có lên làm thủ lĩnh của họ. Lợi dụng vị trí thuận lợi của Palembang nằm trên các
tuyến đường nhộn nhịp giữa Ấn Độ Dương và biển Đông, các tiểu vương cai trị
Palembang không chỉ tìm cách buôn bán kiếm lời, mà còn hành nghề thủy tặc, cướp
đoạt ngay cả các chuyến tàu của hoàng đế Trung Quốc chở các cống vật từ các
nước phương Nam về Trung Quốc. Một trong các tiểu vương Palembang trong một
lần tổ chức đánh cướp như vậy đã bị bắt và bị gia hình, nhưng tiểu quốc này vẫn
được hoàng đế Trung Quốc cho phép hưởng chế độ tự trị, mà không bị thiên triều
hỏi tội. Diễn biến vừa kể là một ví dụ hùng hồn cho thấy ảnh hưởng rất có giới hạn
của nhà Minh đối với các cộng đồng cư dân người Hoa ở Đông Nam Á, ngay cả đối
với vùng quần đảo Malaya - Indonesia, nơi không tồn tại một nhà nước phong kiến

tập trung nào đủ sức chống chọi với áp lực quân sự của Trung Quốc.
Quần đảo Philippines từ cuối thế kỷ X thỉnh thoảng tiếp đón các đoàn thương
thuyền Trung Quốc lui tới. Chúng chở hàng hóa, và đôi khi cả người đến sống một
thời gian. Người Hoa thường tìm đến sống trong các khu dân cư đông đúc ven bờ
biển, chủ yếu ở Manila trên đảo Luzon. Trong các thế kỷ XII và XIII, trung tâm hoạt
động thương mại nhộn nhịp với Trung Quốc là quần đảo Sulu. Trong số các hàng
hóa phát xuất từ đây có ngọc trai.
Đầu thế kỷ XV giữa các tiểu vương quốc trên đảo Luzon và Trung Quốc lần
đầu tiên có sự trao đổi sứ bộ. Diễn biến này cho thấy có lẽ trên đảo đã tồn tại các

10


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
khu cư trú ổn định của người Hoa, nhưng quy mô của chúng ra sao, các tài liệu
không đưa ra những số liệu thống nhất. Một tài liệu biên niên của Trung Quốc viết
rằng trên đảo có khoảng vài chục ngàn thương nhân giàu có gốc Phúc Kiến. HọÏ đã
sinh sống ở đây từ lâu và không còn tính đến chuyện trở về Trung Quốc. Thậm chí
họ đã ở đây đến đời con hoặc cháu. Con số người Hoa chắc chắn đã bị phóng đại
lên nhiều, vì những người Tây Ban Nha đầu tiên đặt chân đến Manila năm 1570 cho
biết rằng trong số cư dân trên đảo Luzon, họ chỉ đếm được gần 150 người Hoa ( ).
Thế kỷ XVII đánh dấu một bược ngoặt trong lịch sử các nước Đông Nam Á,
và tất nhiên cả số phận của những nhóm người Hoa sinh sống trên lãnh thổ các
quốc gia này. Từ đầu thế kỷ, nhân dân các nước Đông Nam Á - đảo lần lượt rơi vào
ách thống trị của các thực dân phương Tây xâm nhập vào trong vùng, đầu tiên là
người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, sau đó là người Hà Lan và Anh. Số phận của
cư dân người Hoa trong các thuộc địa của người Âu ở Đông Nam Á - đảo sẽ được
xem xét trong chương kế tiếp. Ở đây chúng tôi xin đề cập tiếp đến cuộc sống của
các cộng đồng người Hoa trong thế kỷ XVII - XIX ở vùng lãnh thổ của Đông Nam Á lục địa, vốn sẽ duy trì được độc lập của mình thêm được khoảng 200 năm nữa.
Tác động đến tình hình của di dân người Hoa ở các nước Đông Nam Á - lục

địa không chỉ là bước đầu bành trướng của thực dân châu Âu ở trong vùng, mà còn
có cả một biến chuyển hết sức sâu xa diễn ra ở Trung Quốc vào giữa thế kỷ XVII,
sau khi nước này bị rơi vào ách thống trị của những kẻ xâm lược từ bên ngoài người Mãn Châu. Một triều đại phong kiến mới được dựng lên - triều Thanh, thay
cho triều Minh cũ.
Vào những năm 80 của thế kỷ XVII, quân lính Mãn Châu đã trấn áp thẳng tay
những ổ kháng cự cuối cùng của người Trung Quốc ở phần lãnh thổ Đông Nam của
đất nước - ở các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và đảo Đài Loan - và tỉnh Vân Nam.
Bộ phận quân lính Trung Quốc trung thành với nhà Minh còn sống sót đã kịp bỏ chạy
sang lãnh thổ Miến Điện, Việt Nam và xa hơn nữa về phía nam. Kết quả là nhiều
cộng đồng di dân người Hoa ở Đông Nam Á trở thành trung tâm hoạt động của
những kẻ chống đối kiên định với chính quyền Mãn Châu đã được xác lập ở Bắc
Kinh. Với thời gian, ở những nơi này đã xuất hiện nhiều hội kín, tương tự như các
hội yêu nước bí mật kháng Thanh được thành lập ở miền Nam Trung Quốc. Trong
hoàn cảnh ở các khu di trú, các hội kín đã mang một số nét đặc thù sau : cơ sở xã
hội của chúng là dân nghèo thành thị (thay vì bần cố nông như ở Trung Quốc).
Chúng không chỉ kháng Thanh, mà còn bảo vệ, trong trường hợp cần thiết, những
đồng hương của mình chống lại những kẻ áp bức người bản địa. Vũ khí của chúng
chủ yếu là khủng bố, còn những nguồn cung cấp tài chính cho chúng là các sòng
bạc, nhà chứa, tiệm hút, hoạt động buôn lậu. Giới cầm đầu các hội tộc người Hoa ra
sức nắm lấy các hội kín. Chính vũ khí khủng bố và những nguồn cung cấp tài chính
kiểu như vậy đã tạo nên tính chất hai mặt của chúng.
Triều Thanh gắng hết sức hạn chế mọi mưu toan thiết lập các mối liên lạc
giữa các di dân người Hoa ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Chính quyền mới dồn
đuổi mọi người dân sống ở ven biển vào sâu trong đất liền, nhằm cắt đứt liên lạc với
phía nam theo đường biển; việc ra nước ngoài bị cấm đoán bằng hình phạt tử hình;
ngoại thương bị coi là độc quyền của Nhà nước và bị giảm mạnh ( ).
Tất cả những biện pháp trên không chỉ khiến các cộng đồng di dân người Hoa
trở nên ngày càng xa lạ với cố quốc, mà còn góp phần đáng kể vào việc củng cố và
ổn định chúng, vì nguồn bổ sung di dân mới bị đình trệ trong một thời gian dài, mọi
hy vọng quay về cố quốc dù là do tuổi già xem ra khó lòng trở thành hiện thực. Trong


11


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
những điều kiện như vậy, di dân đành bằng lòng với cuộc sống ổn cố lâu dài ở nơi
cư ngụ mới và đi tìm những phương cách sống chung tốt nhất với dân bản địa.
Tình hình của các nhóm sắc tộc người Hoa ở Đông Nam Á mãi đến cuối thế
kỷ XVIII và trong thế kỷ XIX mới thay đổi ít nhiều, khi nhà Thanh, dưới sức ép của
những đòi hỏi kinh tế trong nước, đặc biệt của tiến trình bành trướng tích cực ở biển
Đông của các cường quốc phương Tây, đã buộc lòng giảm bớt những hạn chế đối
với ngoại thương, đối với việc ra nước ngoài, và cho phép cả việc tuyển mộ công
nhân trong nước ra làm việc ở ngoại quốc.
Tất nhiên là tác động của những chuyển biến trên, đối với các cộng đồng
người Hoa ở các nước Đông Nam Á là không như nhau. Chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất
là cộng đồng người Hoa ở Miến Điện và Việt Nam.
Sau khi những toán lính Trung Quốc, cùng với một trong những hậu duệ cuối
cùng của nhà Minh bị lật đổ, chạy sang lánh nạn ở Miến Điện trước sức ép nặng nề
của quân Mãn Châu thắng trận, quân Thanh trong suốt thế kỷ XVII đã nhiều lần xâm
nhập vào lãnh thổ Miến Điện nhằm thanh toán những ổ kháng Thanh xuất hiện ở đó.
Trong những năm 1765 - 1769 quân Thanh lại xâm nhập lãnh thổ Miến Điện, lần
này với một mục đích rõ ràng hơn - chinh phục xứ này, nhưng đã bị người Miến
đánh lui. Cứ mỗi lần lui binh như vậy, một số ít quân lính Trung Quốc đã tìm cách ở
lại và hòa nhập vào số người Hoa đã có mặt sẵn. Đến đầu thế kỷ XIX, theo lời tường
thuật của các nhà lữ hành châu Âu, người ta trông thấy những nhóm người Hoa
không đông lắm sinh sống bằng nghề buôn bán ở các đô thị chính trong nước, như
Ava hay Amarapura. Trong một thời gian dài, người Hoa còn được các vua Miến
Điện cho phép khai thác các mỏ bạc hay mỏ đá quý.
Việt Nam tiếp đón một khối lượng người Hoa chạy nạn đông đảo hơn nhiều
so với Miến Điện. Năm 1679, một đạo quân khoảng 7.000 người cùng với gia đình

họ chạy trốn quân Mãn Châu trên 50 chiếc thuyền đã cập vào bờ biển miền Trung
Việt Nam. Họ đã xin chúa Nguyễn cho phép được tị nạn. Lúc bấy giờ chúa Nguyễn
đang cố gắng mở rộng bờ cõi về phía Nam. Đám người Hoa tị nạn đã được hướng
dẫn đến định cư ở vùng Đông Phố. Từ đây, họ phân tán xuống miền Tây Nam bộ
(Mỹ Tho) hay miền Đông Nam bộ (Biên Hòa) ( ).
Năm 1715, thêm một nhóm đông đảo người Hoa tìm đến lánh nạn ở miền
Nam Việt Nam cũng bằng đường biển. Cầm đầu họ là một viên quan đại thần tên
Mạc Cửu. Họ được phép đến định cư tại một vùng ở tận cùng dãi đất phía Nam tức
Hà Tiên, và được hưởng quy chế tự trị. Được sự khai phá của họ, Hà Tiên dẫn đầu
trở thành trung tâm thương mại, tiểu thủ công nghiệp và văn hóa. Con trai của Mạc
Cửu đã lập hội tao đàn, phổ biến học thuyết Khổng Tử. Tất cả những hoạt động này
đã nhận được sự khuyến khích của các chúa Nguyễn ( ).
Từ thế kỷ XVIII, người Hoa khi tìm sang Việt Nam thường đến miền Nam (tức
Đàng Trong). Lý do có thể là các chúa Nguyễn đã tạo cho họ nhiều điều kiện thuận
lợi hơn so với miền Bắc (tức Đàng Ngoài). Chúa Nguyễn hy vọng họ sẽ trở thành
chỗ dựa xã hội và chính trị ở vùng đất mới, nơi số người Việt hãy còn ít ỏi so với
các dân tộc bản địa, vốn chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa khác.
Trong khi đó ở Đàng Ngoài, vua Lê và sau đó chúa Trịnh lại thi hành chính
sách chèn ép các di dân người Hoa. Họ không được phép tự do đi lại trong nước,
thương nhân người Hoa chỉ được buôn bán ở các địa điểm đã được quy định sẵn.

12


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đơng Nam Á
Người Hoa khơng những phải tn theo các phong tục tập qn của người Việt
Nam, mà họ còn bị buộc mặc quần áo và để đầu tóc như người bản xứ. Số thợ
người Hoa làm việc ở những nơi khai thác quặng mỏ, đặc biệt là quặng bạc bị giới
hạn. Tuy nhiên, như các nguồn sử liệu thời đó cho thấy lệnh này thường khơng
được tn thủ nghiêm ngặt. Dù bị cấm đốn, tại mỏ bạc Đồng Thịnh số cơng nhân

người Hoa lên đến 10.000. Các di dân người Hoa sống lẫn lộn với người địa
phương. Họ mở các hiệu bn và qn ăn. Dù khơng được phép sống ở Thăng
Long, họ vẫn tìm cách mở các qn hàng ở đây (1).
Trong khí đó, các chúa Nguyễn lại theo đuổi một chính sách khác hẳn. Họ cho
phép di dân người Hoa được tự do ghé lại tất cả các cảng. Ở cảng Hội An trên sơng
Thu Bồn xuất hiện các điểm cư trú của thương nhân và thợ thủ cơng người Hoa. Ở
các thị trấn, di dân người Hoa được phép sống quần tụ thành từng khu riêng biệt và
được phép tự quản theo các truyền thống, lề thói lâu nay của người Trung Quốc.
Q trình xây dựng các thị trấn mới ở miền Nam từ thế kỷ XVIII đều diễn ra với sự
tiếp tay của người Hoa.
Trong thời kỳ diễn ra cuộc nổi dậy của phong trào Tây Sơn chống chúa
Nguyễn, cư dân đơ thị người Hoa do sợ mất đi sự đỡ đầu của chính quyền, đã
khơng ủng hộ phong trào. Vì lẽ này, họ đơi khi phải trả giá đắt. Nhiều nơi cư trú của
họ đã bị qn Tây Sơn đốt trụi, riêng ở Chợ Lớn khơng dưới một vạn người Hoa bị
giết ( ). Năm 1802, triều Tây Sơn bị tiêu diệt. Triều đại mới lên cầm quyền là nhà
Nguyễn. Một trong những sắc chỉ đầu tiên của chính quyền mới là thu hút các sĩ phu
người Hoa vào làm trong bộ máy cơng quyền và qn đội ( ).
Ở Campuchia, người Hoa bắt đầu tìm đến định cư từ cuối thế kỷ XVII. Một số
người Hoa sau khi đến Mỹ Tho đã ngược dòng Cửu Long đi sâu vào bên trong lãnh
thổ Campuchia. Một vùng khác ở xứ này có số người Hoa đáng kể là tỉnh Kampot
nằm bên bờ vịnh Xiêm La. Cai quản họ khơng ai khác hơn chính là Mạc Cửu, được
vua Campuchia phong cho chức Tổng đốc. Lãnh thổ thuộc quyền cai trị của ơng này
trải dài từ Kampot đến Cà Mau ( ). Người Hoa ở các miền này sống chủ yếu trong
các thị trấn và làm nghề bn bán. Họ kiểm sốt hầu hết các hoạt động mậu dịch
giữa Việt Nam và Campuchia. Năm 1859, Mouhot, một khách du hành người Pháp,
khi viếng Kampot đã ghi nhận rằng trong thị trấn có 3.000 cư dân này, người bn
bán ở chợ chủ yếu là người Hoa và một số ít người Âu, còn trong số 10.000 cư dân
Phnompenh, người Hoa chiếm đại bộ phận.
Thương nhân người Hoa sinh sống trên lãnh thổ Campuchia bị buộc phải
cung cấp các khoản chi phí dùng vào việc tiếp rước các quan chức địa phương, đài

thọ việc tổ chức các lễ hội của người bản xứ... Ngồi ra, họ còn phải đóng thuế
tương xứng với số tài sản của mình, thuế hành nghề ngoại thương, bn bán ngồi
chợ... Trong cộng đồng di dân người Hoa ở Campuchia, có một số khơng nhiều sinh
sống bằng nghề nơng : họ trồng bơng và tiêu. Sản phẩm của họ được mang ra bán ở
chợ. Như vậy, nơng dân người Hoa xét theo khía cạnh này vẫn rất khác nơng dân
bản xứ, vốn vẫn canh tác trong khn khổ một nền kinh tế tự nhiên.
Theo luật lệ Khmer, người Hoa sinh sống ở Campuchia được coi là thần dân
của nhà vua, nhưng họ được bầu người đứng đầu cộng đồng. Ơng này chịu trách
nhiệm thu thuế và giữ gìn trật tự. Họ được miễn các nghĩa vụ lao dịch và binh dịch,
1

Fujiwara Ruchiro. Chính sách đối với dân Trung Hoa di cư của các triều đại Việt
Nam.

13


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
đồng thời có thể giữ các chức vụ trong bộ máy công quyền bằng cách mua các chức
quan. Dù người Hoa ở Campuchia có các tổ chức cộng đồng riêng của mình, họ
không sống khép kín, mà thường xuyên quan hệ với người địa phương.
Cho đến nửa sau thế kỷ XIX, số người Hoa sinh sống ở Lào là rất ít. Họ chủ yếu
là con cháu của người Hoa đến đây định cư trong các thế kỷ XV - XVII. Cộng đồng của
họ sau này có phát triển lên ít nhiều là nhờ mở rộng các quan hệ mậu dịch với người
láng giềng phía bắc.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng trên lãnh thổ bán đảo Đông Dương đã diễn ra
quá trình hình thành các cộng đồng sắc tộc người Hoa như là một bộ phận cấu
thành bền vững của xã hội đa sắc tộc. Nó diễn ra một cách tự nhiên, không gây ra
những chấn động xã hội hoặc chính trị lớn. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIV, quá trình vừa

kể kéo dài vài thế kỷ, trong đó các thế hệ người di dân từ Trung Quốc sang và dân
bản địa sống hòa lẫn vào nhau một cách tự nhiên. Giữa họ không diễn ra các cuộc
va chạm đáng kể nào, hay có những xung khắc về văn hóa hoặc tôn giáo không thể
hoà giải được. Hơn thế nữa, họ còn được gắn kết với nhau bằng những quyền lợi
chung nhất định, mặc dù họ vẫn giữ gìn những nét đặc sắc xã hội - văn hóa, và bằng
những nét đặc thù trong nếp sinh hoạt hàng ngày của mình. Chẳng hạn, như di dân
người Hoa ở Xiêm La trong nửa sau thế kỷ XVIII đã tích cực tham gia vào hoạt động
đấu tranh quân sự nhằm giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của Miến Điện.
Tuy nhiên, tiến trình hòa nhập một cách tự nhiên này đã bị phá vỡ sau khi chủ
nghĩa tư bản thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á và biến các quốc gia
trong vùng thành các thuộc địa hay nước phụ thuộc. Số phận của các nhóm sắc tộc
người Hoa cũng bị biến cố này tác động rất mạnh.

14


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á

CHƯƠNG II
SỰ HÌNH THÀNH CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA TRONG THỜI KỲ
TƯ BẢN THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY XÂM CHIẾM ĐÔNG NAM Á
(Thế kỷ XVI - Thế kỷ XIX)
________________________________
1. MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA VÀ TƯ BẢN THỰC DÂN CHÂU
ÂU.
Sự xâm nhập của tư bản thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á
đã tác động mạnh đến toàn bộ tiến trình hình thành các cộng đồng người Hoa trong
vùng. Tất cả đều thay đổi : nhịp độ và động lực của các đợt di dân, nhưng thay đổi
chính yếu nằm trong cấu trúc xã hội, địa hạt sinh sống, phong cách sinh hoạt của các
cộng đồng người Hoa và tính chất các mối quan hệ giữa họ với dân bản địa. Di sản

của một thời kỳ dài bị thực dân thống trị vẫn còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực
đến diện mạo xã hội của các cộng đồng người Hoa, đến nhận thức xã hội của hậu
duệ của các di dân người Hoa đầu tiên và đến các mối quan hệ phức tạp hiện nay
giữa Hoa kiều và dân bản địa Đông Nam Á.
Khi những thực dân châu Âu đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam Á trong thế kỷ
XVII, họ đã bị những thương nhân người Hoa định cư ở đây từ lâu tiếp đón với thái
độ thù địch. Trước đó, thương nhân người Hoa đã phải cạnh tranh với nhiều thương
nhân ngoại quốc khác - Ấn, Ả Rập, Nhật. Nhưng cạnh tranh với người Bồ Đào Nha,
Hà Lan và những người Âu khác là chuyện khó khăn hơn nhiều. Vì những thương
nhân Âu này thường đi chung với những đạo quân được trang bị hùng hậu. Nhờ đó,
họ dễ dàng đánh chiếm các cứ điểm, để rồi biến chúng thành các thương điếm riêng
lẻ, và cuối cùng mở rộng ra thành các khu thuộc địa thị tứ rộng lớn. Họ cũng khuất
phục không ít các qúy tộc địa phương bằng nhiều cách khác nhau : mua chuộc hay
vũ lực. Và hoạt động kinh doanh của họ cứ thế phát triển mạnh lên trước con mắt
ganh tỵ của thương nhân người Hoa.
Nhưng dần dà với thời gian , hai bên phát hiện ra rằng có những lĩnh vực nhất
định mà sự cộng tác giữa hai bên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai. Các thương
nhân châu Âu cần có một số lượng ngày càng lớn những hàng hóa đã được họ
tuyển chọn, nhưng không thể thu mua đủ số vì vấp phải nhiều trở ngại - bất đồng
ngôn ngữ, không thông hiểu tập quá địa phương hay lề thói mua bán. Trong khi đó,
cấu trúc xã hội ở các nước Đông Nam Á chưa phân hóa đủ sâu sắc để cho ra đời
tầng lớp thương nhân chuyên nghiệp bản xứ. Vậy là vai trò của các thương nhân
người Hoa với kinh nghiệm mua bán nhiều năm với dân địa phương đã được xác lập
như là người trung gian giữa thương nhân châu Âu với nông dân, thợ thủ công và
đôi khi phong kiến bản địa. Ngoài ra, cũng bởi nguyên nhân tương tự, không ít
thương nhân trung gian người Hoa trở thành người thầu thuế và thuế quan ở các
vùng bị người Âu chiếm làm thuộc địa.
Do đó, không đáng ngạc nhiên nếu dân địa phương không ít lần tỏ thái độ
khinh ghét đám thương nhân giàu có người Hoa. Chính họ định giá hàng hóa, cho
vay nặng lãi, đã thế lại còn làm người phò tá trực tiếp cho bọn xâm lược Âu đáng

ghét. Họ quên rằng họ cũng là người nước ngoài, theo một tín ngưỡng xa lạ, nói
tiếng nói khác, sống theo những phong tục, tập quán lạ lùng đối với người địa
phương, mặc những bộ đồ không giống như họ. Trong khi chỉ mỗi một trong số
những khác biệt vừa kể cũng đủ gây mối ác cảm nơi người bản xứ.

15


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
Trên đây là đại thể số phận của những di dân người Hoa và mối quan hệ giữa
họ với người bản xứ. Nếu đi sâu vào chi tiết, ta sẽ thấy trong từng nước Đông Nam
Á, chúng chịu sự tác động của nhiều yếu tố thuộc bản chất của chế độ thuộc địa,
những thay đổi trong sinh hoạt kinh tế và phương pháp bóc lột thuộc địa. Do đó,
chúng có những nét riêng biệt ở từng nước cụ thể.
Sau khi người Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ XVI xâm chiếm Philippines, nguồn
kích thích chính khiến người Hoa tìm đến sinh sống ở đây là nền thương mại thương
thuyền. Các thương nhân Tây Ban Nha dùng thuyền chở bạc từ Mexico đến quần
đảo. Tại đây, họ mua lụa được mang từ Trung Quốc sang và chở đến Mexico bán
lại. Theo cách nói của một nhà sử học người Mỹ, "nhu cầu của Mexico đối với lụa của
Trung Quốc là không giới hạn, còn sự thèm muốn của thương nhân Trung Quốc đối với
bạc của châu Mỹ thì không bao giờ được thỏa mãn".
Đầu những năm 80 của thế kỷ XVI, một khu đất bên bờ sông Pasig ở Manila
được dành riêng cho người Hoa đến tụ hội buôn bán, đó là khu "Parian" ("Chợ lụa").
Tại đây, thương nhân Hoa đã kéo đến mở cửa hàng, thợ thủ công mở xưởng thợ đóng thuyền, làm đồ đạc, làm bánh mì... Ngoài ra, cũng có người làm nghề đánh cá,
làm vườn, thợ mộc, thợ nề. Ngay trong khoảng thời gian này, khu Parian đã quy tụ
từ 6 đến 7.000 người Hoa, trong đó từ 3 đến 4.000 sinh sống thường xuyên. Tất cả
những công trình kiến trúc bằng đá ở Manila đều được dựng lên bằng bàn tay của
người thợ Trung Quốc. Người Hoa còn buôn bán hàng hóa ngoại quốc. Họ cung cấp
cho người Tây Ban Nha và những người dân Manila khác lương thực, mà họ thu
mua từ các miền quê chung quanh. Như vậy, có thể nói rằng trong buổi đầu xây

dựng và phát triển của nó, Manila - trung tâm quyền lực của chế độ thực dân Tây
Ban Nha ở Philippines - đã dựa chủ yếu vào bàn tay của di dân người Hoa.
Công ty Đông Ấn của Hà Lan, để xác lập độc quyền buôn bán gia vị ở vùng
quần đảo Indonesia trong thế kỷ XVII, lúc đầu đã kiên trì đấu tranh chống những kẻ
cạnh tranh thuộc nhiều nước khác nhau, trong đó có cả người Hoa đã định cư từ
trước đó trên quần đảo. Nhưng những lãnh đạo Công ty mau chóng hiểu ra rằng di
dân người Hoa có thể thủ giữ một vai trò có ích nào đó. Chẳng hạn, đôi lúc họ là
người phiên dịch trong các cuộc đàm phán giữa người Hà Lan với giới thống trị địa
phương, hoặc trở thành người cung cấp lương thực, bởi vì người bản địa đôi khi từ
chối buôn bán với những kẻ xâm lược. Chính quyền thuộc địa do đó đã khuyến
khích sự gia tăng dân số người Hoa ở những vùng bị nó thống trị. Chẳng hạn nếu số
dân cư người Hoa ở Batavia trong năm 1619 không vượt quá 400 người, thì trong
năm 1629 nó đã lên đến 2.000 và đến năm 1725 đã lên tới 10.000 ( ).
Trong những năm 20 của thế kỷ XVII, chính quyền thực dân Hà Lan chính
thức cho phép người Hoa được buôn bán lẻ trên đảo Java. Giải thích những lý do
cho phép người Hoa sống tại địa phương được hành nghề buôn bán, Toàn quyền
Hà Lan Koon nói rằng khả năng của họ trong lĩnh vực này "vượt xa khả năng của
người Hà Lan". Người Hoa cũng được phép thực hiện những chuyến buôn hàng hải
giữa Trung Quốc và Java, hoặc buôn bán ven bờ biển hay giao dịch với Batavia pháo đài chính của Hà Lan (1).
Như nhà kinh tế học người Anh Cator đã nhận xét, thương nhân Hoa bám
theo ngọn cờ của Hà Lan ; việc mở rộng quyền thống trị của Hà Lan trong quần đảo
Indonesia "luôn luôn đi kèm với việc xuất hiện các thương điếm mới của người Hoa".
1

Purcell V., Sñd, p.396.

16


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á

Chính quyền Hà Lan đảm bảo cho người Hoa an ninh cá nhân, quyền tư hữu, những
điều kiện thuận lợi để kinh doanh cả trong lĩnh vực thương mại, lẫn trong việc xây
cất các công trình quân sự và chổ ở. Được Công ty giúp đỡ, người Hoa đã tổ chức
ngành công nghiệp chế biến đường mía. Năm 1710, chỉ quanh Batavia đã có đến
130 nhà máy đường, với trên 25.000 công nhân, trong đó có gần 7.000 người Hoa.
Có thể nói vào thời đó người Hoa kinh doanh trong ngành sản xuất đường có vị thế
kinh tế xem ra vững chắc hơn người bản xứ sản xuất cà phê ( ).
2. NHỮNG VA CHẠM BAN ĐẦU GIỮA NGƯỜI HOA VÀø THỰC DÂN CHÂU ÂU.
Nhưng dần dà với thời gian quan hệ sống chung cùng có lợi giữa di dân
người Hoa và thực dân châu Âu đã tỏ ra không bền vững và nhường chỗ cho những
cuộc va chạm gắt gao giữa họ với nhau ở cả Philippines lẫn Indonesia.
Ở Philippines, số di dân người Hoa tăng lên nhanh chóng (đầu thế kỷ XVII con
số này đã là vài chục ngàn) đã bắt đầu làm chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha lo
lắng. Đã có nhiều biện pháp khe khắt chống họ được đưa ra . Họ bị đánh những
khoản thuế rất nặng, bị cấm làm một số nghề nhất định, chẳng hạn như buôn bán lẻ
và bị hạn chế đi lại trong phạm vi lãnh thổ quần đảo. Bất kỳ mưu toan phản đối nào
từ phía họ cũng đều bị trấn áp thẳng tay. Năm 1657, Toàn quyền Telo ra lệnh trục
xuất khỏi Manila tất cả những người Hoa "dư thừa", chỉ để lại trong thành phố không
quá 3 - 4.000 người, đủ để đảm bảo sinh hoạt kinh tế. Khu Parian bị đốt phá, tài sản
của người Hoa sống ở đây hầu như bị phá tiêu. Những mệnh lệnh trục xuất người
Hoa vốn được công bố nhiều lần từ thế kỷ XVII - XVIII, thường kèm theo những hoạt
động ruồng bố và thảm sát. Chỉ trong năm 1603 có đến gần 25.000 bị tống xuất vào
khu rừng núi tỉnh Pampanga. Tại đây, số lớn đã bị giết. Năm 1639, khu Parian lại bị
đốt phá và có đến 22.000 người Hoa bị giết. Nhưng mệnh lệnh trục xuất người Hoa
chỉ sau một thời gian bị bãi bỏ, vì nền thương mại bằng thuyền đổi bạc Mexico lấy
hàng Trung Quốc là nguồn sinh lợi cho các viên chức thuộc địa Tây Ban Nha.
Đến giữa thế kỷ XVIII, khi nền thương mại bằng thuyền dần dà tàn lụi, sự
quan tâm của chính quyền thuộc địa đối với hàng hóa của Trung Quốc giảm dần,
cộng đồng người Hoa lại một lần nữa bị đối xử khe khắc. Đến năm 1766, đa số
người Hoa bị trục xuất khỏi quần đảo. Chỉ còn lại vỏn vẹn gần 5.000, hơn nữa họ chỉ

được sống trong những vùng cận Manila và bị buộc phục vụ người Tây Ban Nha. Từ
thời điểm này, vị thế kinh tế của người Hoa lai - tức con cháu sinh ra từ các cuộc hôn
phối giữa những người đàn ông Hoa và các phụ nữ địa phương - bắt đầu được củng
cố.
Đầu thế kỷ XIX, trên toàn lãnh thổ Philippines chỉ có khoảng 7.000 người Hoa
sinh sống, trong lúc số người lai lên đến hơn 119.000. Nhiều người trong số này đã
theo đạo Công giáo. Họ lại được chính quyền thuộc địa cho hưởng nhiều ưu đãi về
thuế và tư pháp hơn so với người Hoa. Họ thu mua nông sản để xuất ra bên ngoài,
làm nghề cho vay lãi và buôn bán lẻ ở vùng ven.
Ở Indonesia, tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa người Hà Lan và di
dân người Hoa diễn ra trong những năm 30 - đầu những năm 40 của thế kỷ XVIII.
Tình trạng này gắn liền với con số di dân người Hoa đổ sang đây lên cao và không
phải lúc nào cũng tìm được việc làm. Vào năm 1733, chỉ riêng ở Batavia và vùng phụ
cận đã có không dưới 8 vạn người Hoa sinh sống ( ). Tình cảnh của họ thêm phức
tạp do nhà Thanh năm 1728 cấm mọi người Hoa đi ra nước ngoài một cách bất hợp
pháp được quay về tổ quốc.

17


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
Chính quyền thuộc địa Hà Lan, về phần mình, lo sợ số di dân dồn tụ quá
đông, đã thắt chặt chính sách đối với di dân người Hoa sinh sống trên đảo Java. Họ
bị cấm "đi lang thang", nghĩa là đi lại trong nước tìm việc làm, hoặc mở cửa hàng
mới. Thương nhân bị đánh thuế rất nặng. Chỉ những lỗi lầm nhỏ cũng đủ để người
Hoa bị trừng phạt nghiêm kkhắc. Không có lệnh viết tay của chính quyền thuộc địa,
người Hoa không có quyền đi ra khỏi phạm vi thị trấn, nơi họ đang sống. Bất kỳ
người Hoa nào không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng về nguồn gốc phương tiện
sinh sống của họ đều sẽ bị tịch thu của cải và bị trục xuất đến các thuộc địa khác của
Hà Lan, đến đảo Banda, Ceylan hay Mũi Hảo Vọng.

Những biện pháp trừng phạt, đi kèm với các hành động nhũng nhiễu của các
viên chức thuộc địa, đã khiến cộng đồng di dân người Hoa rất bất bình và năm 1740
đã đưa đến những cuộc bạo loạn. Chính quyền thuộc địa Hà Lan đã trấn áp thẳng
tay những kẻ bất bình: gần một vạn người Hoa bị giết ( ). Sau những biến cố bi
thảm này, ở Batavia chỉ còn lại không hơn 3.000 người Hoa. Thêm vào đó những
biện pháp trừng phạt đã đưa ra trước đây vẫn được giữ nguyên: người Hoa chỉ
được sống trong những khu phố và địa điểm riêng lẻ, do chính quyền quy định, phải có
phép đặc biệt mới được đi đến những thành phố khác.
Đồng thời những biến cố năm 1740 tỏ cho thấy người Hoa giữ một vị thế
vững chắc trong sinh hoạt kinh tế ở thuộc địa, rằng họ thật cần thiết trong vai trò là
người trung gian cả cho người Hà Lan, lẫn cho người dân bản địa. Do đó, vào
khoảng năm 1742, sau khi những cuộc chống đối của người Hoa bị dập tắt, chính
quyền thuộc địa đã tuyên bố lệnh ân xá, còn ban quản lý Công ty Đông Ấn cam kết
sẽ quan tâm đến quyền lợi của họ trong những địa hạt hoạt động mà họ được phép.
Nhờ vậy, trong nửa sau thế kỷ XVIII tổng số người Hoa và hoạt động kinh tế của họ
đã được phục hồi.
3. CHẾ ĐỘ TRƯNG THUẾ VÀ NGƯỜI HOA.
Trong những năm sau đó, ở các nước thuộc địa Đông Nam Á vị thế kinh tế
của tầng lớp trên trong cộng đồng người Hoa được tăng cường không chỉ và cũng
không phải hoàn toàn nhờ mở rộng hoạt động kinh doanh, mà chủ yếu nhờ được
phép mở rộng độc quyền trưng thuế. Trong các thế kỷ XVII - XIX, chế độ trưng thuế
được thực hiện trong hầu hết các nước trong vùng, đặc biệt là ở Indonesia.
Thực ra việc giao cho các cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định
quyền trưng thuế, hoặc độc quyền sản xuất, hoặc bán các loại sản phẩm nào đó đã
từng được thực hiện ở trong vùng từ trước đó. Nhưng chế độ này phát triển rộng rãi
nhất trong nửa sau thế kỷ XVIII, mà trong đó người Hoa thường thủ giữ vai trò người
thu mua hoặc trưng thuế.
Người trưng thuế thu thuế thương nghiệp ở các chợ và thu mua sản phẩm do
dân địa phương làm ra. Không bị ai kiểm soát, họ là ông chủ thực sự ở chợ. Người
trưng thuế Hoa kiều thời đó nắm cả độc quyền đánh bắt cá trên sông ngòi hay trong

vịnh, buôn bán thuốc lá, rượu và thuốc phiện, và cả quyền thu thuế thân. Công ty
Đông Ấn, vốn được giao độc quyền chế biến và bán muối, đã giao khoán cho người
trưng thuế toàn bộ các làng Java ven biển; dân cư các làng này bị buộc phải hành
nghề khai thác muối và bán toàn bộ sản phẩm cho người trưng thuế.
Đến cuối thế kỷ XVIII, độc quyền của người trưng thuế được mở rộng ra khắp
nhiều vùng. Nhờ vậy, họ đã có thể phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.

18


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
Năm 1796, trong số 8535 làng nằm dưới quyền cai quản trực tiếp của Công ty, 1134
được giao thác cho người Hoa thu mua. Bằng các hợp đồng đã được ký, người
trưng thuế Hoa kiều thực sự nắm quyền cai quản những phần lãnh thổ đáng kể, và
họ đã trở thành một thứ phong kiến: dân làng buộc phải nộp thuế đất và những sắc
thuế khác, và phải thực hiện cả các nghĩa vụ lao động.
Ở trong một tình cảnh đặc biệt nặng nề là dân cư các làng và vùng bị giao khoán
thu thuế trong một thời gian ngắn (một hoặc hai năm). Thường quyền trưng thuế ở
những nơi này là do người Hoa nhận được từ tay giới chức địa phương, vốn nằm
dưới quyền của thực dân Hà Lan. Người trưng thuế cố bằng mọi cách thu được
càng nhiều lợi lộc càng tốt, mà hoàn toàn không để tâm đến tình cảnh của dân cư
các địa phương thuộc quyền họ. Họ sử dụng những kẻ đánh thuê có vũ trang, một
thứ "cảnh sát tư", để khuất phục dân làng. Với một chế độ trưng thuế như vậy, người
Hoa cố bòn rút được bao nhiêu thì bòn rút. Cách trưng thuế kiểu này đã làm khánh
tận vô số làng và khiến dân địa phương bất bình. Chỉ trong miền Cheribon từ năm
1718 đến năm 1802 đã xảy ra hàng loạt cuộc bạo động của người dân vì nguyên
nhân vừa kể.

Đến cuối thế kỷ XVIII, trên đảo Java và Madura có gần 10 vạn người Hoa sinh
sống. Thêm vài chục ngàn ở các đảo khác trong cùng thời gian. Con số này cho thấy

ở Indonesia đã hình thành một cộng đồng người Hoa khá đông đảo, mà thành viên
của nó đã trở thành một bộ phận không thể tách lìa khỏi dân cư Indonesia thuộc Hà
Lan. Thực dân đã thành công trong việc xây dựng một chế độ cai trị gián tiếp, nhưng
hiệu quả, bằng sự giúp đỡ của các viên chức được tuyển mộ từ trong tầng lớp trên
trong cộng đồng người Hoa. Họ phải chịu trách nhiệm trước giới thống trị Hà Lan. Hệ
thống này hình thành ngay từ cuối thế kỷ XVIII và tồn tại trong suốt thời kỳ thống trị
của Hà Lan ở Indonesia.
Đến giữa thế kỷ XIX, chế độ trưng thuế đã trở nên lỗi thời, nhưng những chân
trời mới đã mở ra trước các doanh gia người Hoa, vốn đã kịp tích lũy một số vốn
không nhỏ. Họ bắt đầu mở rộng hoạt động của mình trong tư cách người cho vay lãi,
người trung gian ngành ngoại thương, thu mua rộng rãi các sản phẩm hàng hóa của
các đồn điền và sơ chế chúng, bước vào những ngành công nghiệp truyền thống
của dân địa phương (chẳng hạn sản xuất vải batik), cạnh tranh với người Hà Lan
trong kinh tế đồn điền, mà kết quả là không ít đồn điền lớn đã chuyển sang tay họ.
Người Hoa còn thu được những nguồn lợi từ các nhà hút, nhà chứa, sòng bạc, mà
họ là chủ ( ).

Vào khoảng thời gian này ở Indonesia xét về mặt xã hội - văn hóa, cộng đồng
người Hoa đã bị phân cách rõ rệt thành hai loại, mà tiếng địa phương gọi là
"peranakan" và "totok". Nhóm đầu bao gồm những người Hoa sinh ra ở Indonesia và
chuyển sang dùng hoàn toàn tiếng địa phương, kể cả trong quan hệ gia đình, và đi
theo các chuẩn mực văn hóa của dân bản địa sống chung quanh. Loại thứ hai là
những người Hoa địa phương vẫn sử dụng tiếng Hoa khi giao tiếp với nhau, dù là
được sinh ra ở Trung Quốc hay ở Indonesia (trong đa số trường hợp đây là những di
dân thuộc thế hệ thứ nhất hoặc thế hệ thứ hai). Peranakan và totok đã và đang sống
(tức cho đến nay thành những cộng đồng riêng biệt, cả về mặt lãnh thổ cũng như xã
hội: họ không thích giao tiếp với nhau, và lắm khi không có thiện cảm với nhau). Dù
vậy, cả hai giới vẫn tự coi họ là người Hoa và xét về thực chất là một cộng đồng sắc
tộc duy nhất. Trong chuyện này, người Indonesia (và chính quyền Hà Lan trong thời
thuộc địa) cũng coi cả hai nhóm đều là người Hoa.


19


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
4. TÌNH HÌNH CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA TRONG NỬA SAU THẾ KỶ XIX.
Trong nửa sau thế kỷ XIX, số di dân người Hoa mới mang đến những nét mới
về chất, do chỗ ách bóc lột thuộc địa giờ đây hoàn toàn phục vụ nhu cầu của tư bản
châu Âu công nghiệp, chứ không phải thương nghiệp như trước đây. Ở các thuộc
địa xuất hiện các nhu cầu cần lực lượng lao động, mà một xã hội phong kiến và gia
trưởng vốn còn ngự trị trên phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á không thể cung cấp
được. Những kẻ khai thác thực dân yêu cầu nhập một khối lượng lớn lực lượng lao
động từ ngoài vào - từ Ấn, nhưng chủ yếu từ Trung Quốc, nơi người ta có thể dễ
dàng tuyển mộ rất nhiều người nghèo không phương tiện sinh nhai, sẵn sàng đi làm
ở bất kỳ nơi đâu với đồng lương rẻ mạt. Những người tuyển mộ không ai khác hơn
thường là thương nhân người Hoa, vốn đang làm ăn với các nước Đông Nam Á hay
đã hoàn toàn sang đây sinh sống. Không phải là hiếm nếu dựa vào các hội kín, chủ
giao kèo bóc lột thẳng tay và đánh lừa những người tuyển mộ để thu những món lợi
kếch sù. Sau khi nhận việc, culi (tên gọi chính thức của các công nhân Trung Quốc
đã ký giao kèo) bị mắc nợ ông chủ không ít.
Năm 1860, sau khi chiến tranh á phiện lần thứ hai chấm dứt, các cường quốc
phương Tây đã buộc nhà Thanh chấp nhận việc tuyển mộ và đưa ra nước ngoài
công nhân Trung Quốc. Từ thời điểm đó, con số người Hoa ở Đông Nam Á tăng
nhanh. Số mới đến đa phần là công nhân đã ký giao kèo, hay "tự do". Nếu năm
1860, ở Indonesia có 211.000 người Hoa sinh sống, thì đến năm 1890, con số này
đã lên đến 537.000. Ở Singapore, năm 1860 người Hoa chiếm 63% dân số, trong lúc
30 năm trước đó tỷ lệnày chỉ mới là 39%. Ở Miến Điện, số người Hoa năm 1861 là
10.00, 1891 - 43.000 và đến năm 1911 là 124.000.
Trong ba thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX, nhân tố có ảnh hưởng quyết
định đến tình cảnh của các nhóm sắc tộc người Hoa ở Đông Nam Á là ách thống trị

của thực dân châu Âu. Vào thời điểm đang nói toàn bộ vùng này đã bị các cường
quốc thực dân Âu Mỹ chia xong : Anh hoàn toàn làm chủ Malaya và Miến Điện, Pháp
hoàn tất xong việc chiếm đóng Việt Nam, Lào và Campuchia, Hà Lan đã kiểm soát
quần đảo Indonesia, Mỹ chuẩn bị thay Tây Ban Nha ở Philippines, còn sót lại mỗi
nước Xiêm độc lập thì phải chịu sự chi phối của Anh và Pháp.
Tình cảnh của các cộng đồng người Hoa tại các thuộc địa của Pháp phản ánh
nét đặc thù trong chính sách cai trị của Pháp ở từng thuộc địa. Người Hoa sống ở
Nam Kỳ có quyền sở hữu và thừa hưởng ruộng đất, hoặc được tự do di chuyển
(trong toàn cõi Đông Dương) , buôn bán, ký các hợp đồng thực hiện các công trình
xây dựng và đánh bắt cá. Chính quyền thuộc địa trao cho người cầm đầu các hội
quán kinh doanh của người Hoa những chức năng cảnh sát và thuế má rộng rãi để
họ duy trì trật tự và thu thuế trong cộng đồng. Những điều kiện thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh đã giúp tăng số người Hoa ở Nam Kỳ. Nếu năm 1859, ở xứ này có
gần 44.00 người Hoa sinh sống, thì năm 1889 con số này là 56.000. Con số di dân
người Hoa tăng đều trong những năm sau đó.
Ở các phần đất bảo hộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ (ngoại trừ các thành phố Hà Nội,
Hải Phòng và Đà Nẵng), quyền của người Hoa bị hạn chế hơn so với ở Nam Kỳ dù ở
đất bảo hộ nhiều người Hoa vẫn làm chủ một số bất động sản đáng kể và nhiều đất
đai, được phép buôn bán, nhưng khác với Nam Kỳ một bộ phận đáng kể người Hoa
ở Bắc Việt Nam lại trực tiếp làm các nghề sản xuất. Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ

20


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
XX ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ số di dân người Hoa mới đến chủ yếu là công nhân ký hợp
đồng. Người ta cần họ cho những công việc trong nền kinh tế đồn điền đang tăng
trưởng của thực dân. Nhiều người Hoa lao động tại các mỏ than ở Hòn Gai. Ngoài
ra, người Hoa còn hành nghề đánh cá, làm vườn, làm việc ở bến cảng, xưởng đồ
gốm. Trong số chủ nhân các quán ăn nhỏ, hiệu giặt ủi, tiệm may có không ít người

Hoa ( ). Một số đáng kể di dân người Hoa sống tập trung ở các thành phố Hà Nội,
Hải Phòng và Đà Nẵng; những thành phố này thuộc quyền cai trị trực tiếp của chính
quyền thuộc địa Pháp ; dân cư người Hoa sống ở đây cũng được hưởng các quyền
như ở Nam Kỳ.
Cùng với việc Campuchia bị biến thành thuộc địa trong ba thập niên cuối của
thế kỷ XIX, trong tình cảnh của di dân người Hoa sinh sống ở nước này cũng diễn ra
những thay đổi nhất định. Phát xuất từ các quan điểm liên quan đến chính sách thuế
và xã hội, chính quyền thuộc địa Pháp đã ban hành chế độ quản lý gián tiếp cộng
đồng người Hoa lúc đó còn đang trong quá trình hình thành. Năm 1891, chế độ lập
hội đoàn được mang ra áp dụng cho tất cả những người châu Á - nước ngoài. Lãnh
đạo các hội đoàn người Hoa được thành lập theo nguyên tắc cùng thổ ngữ và quê
quán là những người được bầu ra. Họ thực ra đóng vai trò là người trung gian trong
các quan hệ giữa cộng đồng và chính quyền thuộc địa. Người thủ lĩnh hội đoàn có
toàn quyền đối với các thành viên. Không có phép của người thủ lĩnh, di dân không
thể sống ở Campuchia, đi từ tỉnh này sang tỉnh khác hoặc ra khỏi nước. Chế độ này
mang lại quyền hành rất lớn trong hội đoàn gắn liền với việc tăng thuế thân của
người Hoa (năm 1897 ngoài các loại thuế, thêm các sắc thuế mới : thuế thân bổ
sung và chế độ trả bằng tiền nghĩa vụ 10 ngày công lao động). Chính sách này, đặc
biệt là trong giai đoạn đầu, đồng thời giúp tăng giới doanh nghiệp người Hoa. Ngoài
ra, năm 1886 người Hoa được quyền sở hữu đất đai - cả ở thành thị lẫn nông thôn.
Vào giữa những năm 20 của thế kỷ XX, chỉ tính riêng ở nông thôn, người Hoa đã sở
hữu gần một vạn hecta ruộng đất. Nhưng số cư dân người Hoa tăng lên chậm chạp.
Nếu trước khi thực dân Pháp chiếm Campuchia năm 1874, trong nước có khoảng
107.000 người Hoa sinh sống, thì đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, con số này
là 114.000.
Trong số các lãnh thổ của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, Lào là nơi có ít
doanh nhân người Hoa sinh sống. Lý do có nhiều: lãnh thổ bị chia cắt manh mún và
khó tới, không có cửa ngõ trực tiếp dẫn ra biển, các phương tiện vận chuyển không
phát triển và quan trọng hơn cả là thị trường nội địa hạn hẹp.
Vào đầu những năm 1920 ở Lào chỉ vỏn vẹn gần 7.000 người Hoa. Sinh hoạt

kinh tế chính của họ là buôn bán lẻ. Ngoài ra, họ cũng làm nghề xay xát gạo ( ).
Tuy không phải là một thuộc địa, nhưng những hiệp ước bất bình đẳng mà
các nước phương Tây buộc Xiêm ký đã thực sự biến nền kinh tế của nước này
thành vật phụ thuộc về nông nghiệp cho các nước tư bản phát triển. Sự xâm nhập
của tư bản nước ngoài vào Xiêm đã tác động mạnh đến cộng đồng người Hoa. Số
tư bản phương Tây đổ vào và cả sự tăng trưởng của tư sản Thái vào những năm 70
của thế kỷ XIX đã hạn chế ở mức độ đáng kể khả năng của tư bản Hoa trong lĩnh
vực sản xuất, nhưng không cản trở quá trình tăng cường vị thế của tư bản Hoa trong
các lĩnh vực tài chính (cho vay, trưng thuế) và thương mại (xuất khẩu). Đồng thời,
quá trình hoà nhập giữa tầng lớp trên của cộng đồng người Hoa và quý tộc địa
phương cũng được đẩy nhanh. Chẳng hạn, người đứng đầu hội tộc Chin nổi tiếng
trong cộng đồng người Hoa, vốn có một vị thế nhất định trong ngành xuất khẩu vào
đầu những năm 80, sau khi kết hôn với con gái của một gia đình quý tộc tiểu vương

21


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
quốc Lampong đã được nhượng cho việc khai thác gỗ tek trong vương quốc này.
Vào cuối những năm 1880, ông ta trở thành người đồng trưng thuế ba nhà đánh bạc
và được độc quyền bán rượu. Vào đầu thế kỷ XX, gia đình ông ta làm chủ năm nhà
máy xay lúa, nhà máy xẻ gỗ và ụ tàu ( ).
Từ cuối thế kỷ XIX, Xiêm đã tiến hành một số cải cách để ứng phó với sự xâm
nhập của tư bản nước ngoài và những điều kiện của thị trường bên ngoài. Cộng
đồng người Hoa cũng bị tác động bởi những diễn biến này. Chế độ trưng thuế bị bãi
bỏ, các hội đoàn bí mật bị cấm, còn những người cầm đầu chúng bị biên chế vào bộ
máy quan liêu nhà nước. Những thay đổi trong cấu trúc lãnh đạo cộng đồng người
Hoa tỏ cho thấy các mối quan hệ xã hội trong nội bộ cộng đồng giờ mang tính tư sản
rõ nét hơn.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, nhịp độ gia tăng dân số của người Hoa diễn ra nhanh

hơn và vượt cả nhịp độ gia tăng toàn bộ dân cư trong nước. Theo đánh giá của G.
Skinner, tổng dân số người Hoa ở Xiêm từ năm 1850 đến năm 1930 tăng từ 30 vạn
lên đến 1,5 triệu ( ). Từ cuối thế kỷ XIX, cùng với sự tăng trưởng của tư sản công
thương nghiệp người Hoa, tổng số người Hoa sinh sống ở Xiêm cũng tăng nhanh
nhờ số thợ hợp đồng di cư sang đây.
Vì tư bản nước ngoài bóc lột Xiêm chủ yếu bằng con đường ngoại thương, tư
sản mại bản đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Các doanh
gia người Hoa chiếm giữ một vị thế vững chắc. Thông thường họ làm đại lý cho các
hãng buôn nước ngoài. Chẳng hạn, trong năm 1890 người Hoa nắm đến 62% doanh số
thương nghiệp, các hãng buôn Anh 26%, còn người Ấn chỉ có 8% ( ).
Việc thu mua các sản phẩm xuất khẩu là độc quyền của tư sản mại bản người
Hoa. Các hãng buôn châu Âu thường chọn những nhà buôn người Hoa giàu có và
quen thuộc với phong cách buôn bán của phương Tây để giao cho các hoạt động
mại bản. Khoảng 5 hay 6 nhà buôn như vậy kết hợp thành những hội buôn nắm giữ
các đường vận chuyển trên sông và sở hữu nhiều kho bãi và cửa hàng. Nhờ những
tổ chức này, thương nhân người Hoa đã thiết lập được một mạng lưới chi nhánh, và
đồng thời cũng là phân phối, thống nhất. Tổ chức này kiểm soát những người bán
hàng rong, chủ các thuyền buôn, những cửa hiệu nhỏ và vừa. Mỗi mắt xích này đều
được đảm bảo lợi nhuận và các cơ hội đầu tư và luân chuyển vốn nhanh. Để tài trợ
cho hoạt động buôn gạo, nhiều ngân hàng người Hoa đã được thành lập. Họ có cả
phòng thương mại, nơi tập trung và điều hành toàn bộ hệ thống mậu dịch.
Vào cuối thế kỷ XIX, cùng với sự xuất hiện của các xí nghiệp công nghiệp lớn
do tư bản phương Tây xây dựng, số xí nghiệp thuộc quyền sở hữu của người Hoa
tăng lên. Năm 1890, những người thu mua lúa và mại bản Hoa kiều có trong tay 20
trong tổng số 25 nhà máy lúa ở Bangkok được trang bị máy móc hiện đại nhất. Năm
1908, người Hoa có 4 trong tổng số 11 nhà máy xẻ gỗ.
Người Hoa cũng chiếm đa số áp đảo trong giai cấp công nhân đang trong quá
trình hình thành ở Xiêm. Có đến gần 10.000 công nhân Hoa kiều làm việc trong các
nhà máy xay xát gạo và xẻ gỗ ở Bangkok vào đầu thế kỷ XX ( ). Công nhân người
Hoa cũng có mặt trong các công việc vận chuyển và đóng gạo vào bao; vài ngàn

người làm việc trên các công trường xây dựng, ở bến bãi; phu khuân vác trên các
công trường xây dựng đường sắt ( ). Có tới 4 vạn công nhân người Hoa có mặt tại
các mỏ thiếc trên đảo Phuket.

22


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
Vào đầu thế kỷ XX, khi nền nông nghiệp các vùng đông dân quanh Bangkok
có xu hướng chuyển sang sản xuất hàng hóa, các trang trại do người Hoa làm chủ
đã trồng nhiều rau quả và phát triển mạnh chăn nuôi. Chúng sử dụng đến hàng ngàn
công nhân nông nghiệp người Hoa. Nơi cần dùng nhiều lao động làm thuê là các
đồn điền cao su ở miền Nam, mà chủ nhân chính là người Hoa. Họ thường thuê
mướn công nhân đồng hương. Nhiều xưởng hay cửa hàng tiểu, thủ công nghiệp
trong nước như đóng tàu thuyền, rèn, làm đồ gốm, đóng giày, đồ mộc, đồ trang
sức... nằm trong tay các tiểu chủ người Hoa. Cùng lao động với họ có không ít thợ
người Hoa ( ).
Vốn mạnh, nhiều kinh nghiệm trên thương trường, chỗ dựa chính trị vững
chắc... là những thế mạnh của tư bản phương Tây, mà giới doanh gia người Hoa ở
Đông Nam Á đang trong quá trình hình thành không thể có, và tất nhiên họ gặp khó
khăn không ít khi phải cạnh tranh với tư bản châu Âu. Một trong những biện pháp
bảo vệ vị thế của mình, mà tư bản Hoa bắt đầu sử dụng từ đầu thế kỷ XX là các
phòng thương mại của họ. Đây là những tổ chức khép kín được lập ra nhằm tương
trợ cho nhau, trao đổi tin tức trên thương trường, chia xẻ vùng ảnh hưởng, hòa giải
trong nội bộ các bất đồng giữa các đồng nghiệp - đồng hương... Lúc đầu, phòng
thương mại được thành lập theo ngành nghề, cơ bản là theo các hội buôn cũ, thời
gian sau xuất hiện các liên hiệp phòng thương mại trên quy mô cả nước. Những
phòng thương mại Hoa kiều xuất hiện ở Philippines năm 1904, ở Singapore năm
1906, Indonesia năm 1907. Về sau xuất hiện thêm các phòng thương mại hỗn hợp,
như Philippines - Hoa, Indonesia - Hoa...

Như vậy, khi các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào ách thống trị của chủ
nghĩa đế quốc phương Tây, các nhóm sắc tộc người Hoa trong vùng đã bị cuốn hút
mạnh mẽ vào trong tiến trình tư sản hóa. Do một loạt các nhân tố xã hội - lịch sử đã
miêu tả ở trên, sự ra đời của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong cộng đồng di
dân người Hoa diễn ra nhanh hơn nhiều so với trong nội bộ dân bản xứ. Sự khác
biệt này được duy trì trong một thời gian khá dài và sẽ để lại những hậu quả quan
trọng đối với điều kiện sinh tồn của thiểu số người Hoa ở Đông Nam Á.

23


Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á

CHƯƠNG III
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI - KINH TẾ
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA TRONG BỐI CẢNH
KHỦNG HOẢNG CỦA CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA
_________________________________
1. SINH HOẠT KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG DƯƠNG.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất và Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng
Mười Nga, chế độ thuộc địa ở các nước Đông Nam Á bị rơi vào khủng hoảng, giống
như toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Tình hình này đã làm xuất hiện
một loạt các hiện tượng mới đáng kể trong cuộc sống của các nhóm sắc tộc người
Hoa trong vùng. Chúng đụng chạm đến mọi mặt trong sinh hoạt của cộng đồng
người Hoa. Trước hết, chúng tôi xin đề cập đến khía cạnh xã hội - kinh tế của tiến
trình.
Vào những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, tư bản người Hoa ở các nước Đông
Nam Á đã bị tư bản độc quyền Âu Mỹ, dựa vào các phương thức hiện đại khai thác
lao động và tài nguyên tự nhiên cùng kỹ thuật tân kỳ, đẩy lùi dần xuống vị trí thứ yếu.
Nếu năm 1913, phần của người Hoa trong ngành khai thác mỏ thiếc ở Malaya là

68% sản lượng, thì năm 1925 còn 56% và đến năm 1929 chỉ còn lại 39%. Bức tranh
tương tự cũng được nhìn thấy ở Xiêm: trong những năm 1916 - 1917, các mỏ thiếc
của người Hoa cung cấp hơn 67% sản lượng thiếc khai thác được, nhưng trong
những năm 1936 - 1939 còn không đầy 38%. Còn tư bản Mỹ ở Philippines đã đánh
bật người Hoa khỏi công nghiệp khai khoáng và khái thác gỗ, cũng như nhiều ngành
công nghiệp khác trước Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Ở Indonesia, trong khoảng thời
gian này tổng số đầu tư của tư bản Hà Lan được xác định là 1.040 triệu đô la, còn
của người Hoa chỉ 150 triệu ( ).
Tuy nhiên, ở những nước chúng ta vừa xem xét tư bản người Hoa vẫn nắm
chắc, giống như trước đây, hầu như toàn bộ hoạt động thương mại, dịch vụ, và phần
nào đó công nghiệp khai khoáng và chế biến, kinh tế đồn điền.
Ở Việt Nam, vị thế vững chắc của tư bản người Hoa nằm trong lĩnh vực
thương nghiệp. Họ làm chủ hầu hết thuyền buôn (trong tay họ có đến 3.000 thuyền),
thương nhân Hoa hầu như nắm độc quyền việc buôn bán gạo. Họ nắm trong tay đa
số nhà máy xay xát gạo ở Chợ Lớn. Thương nhân Hoa buôn gạo còn thành lập các
đại lý, vốn cũng là người Hoa để thu gom lúa trực tiếp từ tay người sản xuất ( ).
Những nhà buôn sỉ cỡ lớn cũng làm luôn cả nghề cho vay và cung cấp tín
dụng. Họ cung cấp tín dụng cho các nhà buôn sỉ cấp hai. Những người này mua chịu
hàng của họ, kể cả hàng nhập khẩu, và bán lại cho những người buôn lẻ.
Theo tính toán của nhà kinh tế học người Mỹ Callis,vào năm 1941 tổng số vốn
đầu tư của người Hoa ở các nước Đông Dương thuộc Pháp là 80 triệu đô la, trong
lúc toàn bộ vốn đầu tư của tư bản nước ngoài là 384 triệu ( ). Thành phần của
doanh nhân người Hoa, ngoài thương nhân, còn có chủ nhà máy xẻ gổ, nhà máy
đường, đồn điền. Nhiều người Hoa cũng làm các nghề tiểu, thủ công nghiệp, làm
vườn, đánh cá ( ).
Trong cấu trúc xã hội của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trước Chiến tranh

24



×