Tải bản đầy đủ (.doc) (216 trang)

Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh bắc giang và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (2012 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 216 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mất cân bằng giới tính khi sinh đã xuất hiện và là một vấn đề xã hội
được biết đến từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tình hình kinh tế, an ninh, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia ở
Châu Á, khiến các quốc gia này lâm vào tình trạng bất ổn định trên nhiều
lĩnh vực. Ở các nước này, tỷ số giới tính khi sinh tăng cao bất thường, cao
hơn so với giá trị chuẩn 105/100, vượt khỏi mức sinh học tự nhiên 104106/100, lên quá mức 108/100 và thậm chí trên mức 120/100 và chủ yếu ở
dạng thừa nam thiếu nữ [17], [18], [112], [120].

Ở Việt Nam, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh xuất hiện muộn hơn,
từ những năm đầu của thế kỷ XXI, nhưng lại rất nghiêm trọng. Kết quả các cuộc
điều tra dân số cho thấy, hơn 10 năm qua mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra
với tốc độ nhanh, ngày càng lan rộng. Số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở
Việt Nam năm 2009 đã cung cấp một bức tranh chi tiết về quá trình tiến triển
của tỷ số giới tính khi sinh theo thời gian, những khác biệt về mặt địa lý của tỷ
số này theo vùng và theo tỉnh. Khoảng cách quá lớn của chỉ số nhân khẩu học
này, đã phản ánh sự can thiệp có chủ đích làm phá vỡ thế cân bằng ổn định sinh
học giữa số bé trai và bé gái được sinh ra ở Việt Nam và đặc biệt nghiêm trọng ở
một số tỉnh vùng trung du Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng. Điều này phản ánh
sự phân biệt đối xử có hệ thống đối với các bé gái ngay từ trước khi được sinh ra
và hậu quả là gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh [82], [86].
Quan sát hiện tượng này, các nhà nhân khẩu học dự báo, nếu tỷ số giới
tính khi sinh ở Việt Nam tiếp tục tăng sau năm 2010, thì cấu trúc giới tính của
dân số cả nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là với thế hệ các bé trai
được sinh ra sau năm 2005 và bước vào độ tuổi lập gia đình vào năm 2030.


2


Đến năm 2035, mức dư thừa nam giới trưởng thành sẽ chiếm khoảng mười
phần trăm tổng số nam giới và thậm chí còn cao hơn nếu tỷ số giới tính khi
sinh không trở lại mức bình thường trong hai thập kỷ nữa [86].
Bắc Giang là 1 trong 10 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất
toàn quốc ở mức 116,8/100; mặc dù xuất hiện muộn nhưng cũng diễn ra rất
nhanh; tỷ số giới tính khi sinh tăng cao đến mức nghiêm trọng; xu hướng gia
tăng tỷ số giới tính khi sinh cũng được cho là bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân
phức tạp, giống như ở một số nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam:
“Nguyên nhân trực tiếp” là do có sự tiếp cận ngày càng dễ dàng với công
nghệ lựa chọn giới tính; “Nguyên nhân cơ bản” là do thiếu hệ thống an sinh
xã hội, do tác động của việc thực hiện chính sách dân số; “ Nguyên nhân sâu
xa” được xác định là do phong tục tập quán, quan niệm văn hóa truyền
thống, nhu cầu lao động... dẫn đến việc ưa thích con trai [86], [99].
Để giải quyết tình trạng này, Bắc Giang cũng đã triển khai thực hiện
một số giải pháp, tuy nhiên kết quả cho thấy việc kiểm soát hết sức khó
khăn. Các quốc gia có tỷ số giới tính khi sinh cao, bao gồm cả Việt Nam,
cũng đã rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp kiểm soát tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh; tuy nhiên, kết quả ở mỗi nước rất khác nhau, trong số
đó mới chỉ có Hàn Quốc thành công [84].
Thực tế cho thấy, nếu để tình trạng này kéo dài, không có sự can thiệp
mạnh mẽ thì sẽ gây hệ luỵ nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh
Bắc Giang nói riêng và của cả nước nói chung.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng, các yếu tố ảnh hưỏng mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc
Giang và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (2012 – 2013)” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng mất cân bằng giới
tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (2007 – 2011).


3

2. Đánh giá hiệu quả bước đầu một số biện pháp can thiệp làm giảm
tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang (2012 -2013).
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH

1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Tỷ số giới tính
- Giới tính

Giới tính là sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học, là một khái
niệm khoa học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này
chủ yếu liên quan tới quá trình sinh đẻ và di truyền nòi giống.

Đặc điểm: Bẩm sinh, không phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, văn hoá và xã
hội của cá nhân, không thay đổi theo vùng địa lý, điều kiện văn hoá và lịch sử, khó
hoặc không thể thay đổi trong quá trình lớn lên của mỗi cá nhân [71].

- Giới
Là sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới dựa trên những mong đợi, giá
trị và chuẩn mực xã hội.
Sự khác nhau này giữa con trai và con gái không phải xuất phát từ sự
khác biệt trong sinh lý, giải phẫu hay năng lực của con trai và con gái mà hoàn
toàn dựa trên sự mong đợi của xã hội, sự đánh giá của xã hội về năng lực và
giá trị khác nhau. Con trai thường được hưởng nhiều quyền lợi trong gia
đình hơn con gái nên thường được coi trọng hơn. Chính sự mong đợi và
đánh giá khác nhau này là nguồn gốc của bất bình đẳng giới trong xã hội.

- Các đặc điểm của giới đối lập với đặc điểm của giới tính. Giới của

mỗi người được hình thành trong quá trình lớn lên; đặc điểm giới của mỗi
người phụ thuộc vào quyền lực và giá trị xã hội; phụ nữ và nam giới tuỳ
thuộc vào địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, học vấn mà chịu các sức ép khác
nhau về các qui định và chuẩn mực này; giới có thể thay đổi ở các nền văn


4
hoá, lịch sử và vùng địa lý khác nhau, có thể thay đổi khi được can thiệp.
Giới có tính quan hệ, tính thứ bậc tôn ti, tính lịch sử, tính bối cảnh, tính thể
chế, tính cá nhân, đồng thời giới cũng mang tính xã hội vì những vai trò và quan
niệm giới được duy trì và thúc đẩy bởi các thể chế xã hội [71].

- Tỷ số giới tính
Nếu phân chia toàn bộ dân số thành hai bộ phận là dân số nam và dân
số nữ thì có cơ cấu dân số theo giới tính. Trong nghiên cứu dân số, tiêu thức
phân chia này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cơ cấu giới tính được xác định
thông qua tỷ số giới tính (TSGT) hay tỷ lệ nam hoặc nữ trong tổng số dân.
Công thức tính TSGT như sau:
Số dân nam
TSGT =

--------------------

x 100

Số dân nữ
TSGT được định nghĩa là số lượ ng nam giới trên 100 nữ giới, chỉ sự
khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học của trẻ em khi sinh [60].

1.1.1.2. Tỷ số giới tính của dân số

TSGT của dân số được hiểu là tổng dân số nam trên 100 dân số nữ. Số
liệu được sử dụng để tính toán TSGT thường lấy từ tổng điều tra dân số và
được coi là số liệu đủ tin cậy để tính toán tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS).
TSGT của dân số phụ thuộc vào các yếu tố: TSGTKS, những khác biệt về
mức chết giữa 2 giới ở những nhóm tuổi khác nhau. Mặc dù TSGTKS
nghiêng về phía nam nhưng những khác biệt về mức chết mang màu sắc giới
lại nghiêng về phía nữ. Bằng cách sử dụng bảng tổng hợp của phương Tây,
lấy số liệu từ các quốc gia trung lập về giới, TSGT của dân số thường trong
khoảng 97,9 đến 100,3 [19], [71].
1.1.1.3. Tỷ số giới tính khi sinh
TSGTKS là một chỉ số thống kê, được xác định bằng số trẻ em trai được
sinh ra trong một năm trên 100 trẻ em gái sinh ra sống. Tỷ số này thông


5
thường là 104-106/100 và giá trị của tỷ số này thường rất ổn định . TSGTKS
tăng cao hoặc giảm quá thấp sẽ tác động trực tiếp đến tỷ số giới tính (TSGT) của
các nhóm tuổi và toàn bộ dân số [60], [79], [82], [122].

Cách tính TSGTKS như sau:
Tỷ số giới tính khi sinh
(TSGTKS) =

Số bé trai sinh/1 năm
---------------- x 100

Số bé gái sinh/lnăm
Hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng công thức này để tính
TSGTKS, chỉ riêng ở Ấn Độ TSGT được tính bằng số nữ/1000 nam [3],
[11], [41], [66], [99], [121].


1.1.1.4. Tỷ số giới tính trẻ em
Tỷ số giới tính trẻ em (TSGTTE) là một chỉ số thống kê, được xác định
bằng tỷ lệ số trẻ em gái trên 100 em trai trong độ tuổi từ 0-6 tuổi, phản ánh tỷ
lệ tử vong ở trẻ em sau sinh. TSGTTE cao bất thường phát sinh từ sự cao bất
thường của TSGTKS. Hiện tượng nam hóa trong dân số Châu Á lần đầu tiên
được biết đến là thông qua sự tăng TSGT trong các quần thể trẻ em, là chỉ báo
về sự mất cân bằng giới tính; TSGT ở trẻ em là kết quả của sự phân biệt đối
xử về giới trước và sau sinh. Khi không có sự phân biệt về giới, TSGTTE thấp
hơn TSGTKS chuẩn trung bình ở mức 105/100 do tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai
cao hơn ở trẻ em gái [71], [99], [101].
1.1.1.5. Mất cân bằng giới tính khi sinh
Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) là vấn đề dân số xuất
hiện ở một số nước khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XX và ở Việt Nam
vào đầu thế kỷ XXI, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Theo quy
luật tự nhiên, khi sinh ra, nếu tính trên số lượng lớn thì tỷ lệ trẻ em trai và trẻ
em gái là khá cân bằng. Để tính số lượng nam nữ ở độ tuổi kết hôn, người ta
sử dụng chỉ số đo TSGTKS. MCBGTKS được đo lường bằng TSGTKS và
được tính bằng số trẻ trai trung bình trên 100 trẻ gái sinh ra sống. Theo quy


6
luật tự nhiên, tỷ số này là 104-106/100 và ở mức chuẩn sinh học bình thường
là 105/100, mức an toàn là từ 103-107. Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng
MCBGTKS xảy ra khi TSGTKS vượt hơn mức 108/100 [96].
1.1.2. Thực trạng vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh
1.1.2.1. Mất cân bằng giới tính khi sinh ở một số nước trên thế giới
Cho tới tận đầu những năm 2000, chưa thấy có tài liệu, nghiên cứu nào
cảnh báo về tình trạng MCBGTKS với quy mô toàn cầu. Theo ước tính chung
của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), TSGTKS của thế giới nằm trong

khoảng 104,0-106,0 và không có sự chênh lệch nhiều giữa các châu lục, chỉ
có Châu Á và Châu Âu cao hơn các châu lục khác, nhưng cũng chỉ ở mức
106,0. Quan sát trong nhiều năm, người ta thấy TSGTKS của Châu Phi là
104,0; Châu Mỹ la tinh: 105,0; Châu Âu và Châu Á: 106,0. Tuy nhiên, cho tới
2005, số liệu của CIA - Mỹ cho thấy có 17 nước TSGTKS vượt qua ngưỡng
107,0 và tập trung chủ yếu ở Châu Á (6 nước), tiếp theo là Đông Âu. Việt
Nam là nước có TSGTKS cao hàng thứ 6 trên thế giới [19], [61], [66].
Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng MCBGTKS xuất hiện ở Châu Á từ
những năm 80 của thế kỷ 20. TSGTKS của một số nước bắt đầu tăng cao.
Tình trạng này được biết đến thông qua sự gia tăng TSGTTE. Khi xem xét
dân số Châu Á một cách tổng thể, TSGT ở trẻ em tăng lên trong nửa thế kỷ
trở lại đây, từ 105/100 năm 1950 lên đến 108/100 vào năm 2005, cao hơn
mức chuẩn thế giới. Các quốc gia Châu Á này có một điểm chung là đều tiến
hành chính sách giảm sinh ở các mức độ, các thời kỳ khác nhau, xu hướng
MCBGTKS ngày càng lan rộng và kéo dài đến tận ngày nay [17], [61], [66].
Trung Quốc: Là một nước đông dân, quy mô dân số lớn nhất thế giới,
(chiếm 21%), năm 2008 là 1,345 tỷ người. Năm 1982, TSGTKS của Trung
Quốc mới chỉ bắt đầu có dấu hiệu tăng (107,2), sau đó tăng rất nhanh đến
1987 đã là 111,0 và 1990 là 111,3. TSGT nhóm tuổi từ 0 - 4 cũng đồng thời
tăng từ 108,0 (1982) lên 111,0 năm 1987; 111,5 năm 1990. Đến 1995,
TSGTKS của Trung Quốc tiếp tục tăng và ở mức 116,8; năm 2000 là 119,9;


7
năm 2005 là 120,5 và 2008 vẫn ở mức 120,6. Tình trạng tăng TSGTKS ở
Trung Quốc làm cho TSGT chung tăng một cách bất bình thường: 107,9 năm
2010. Dự báo đến 2025, TSGT của dân số có thể xuống mức 103,3 và 2050
còn 100,9. Hiện nay, TSGTKS của Trung Quốc vẫn ở mức cao nhất thế giới
và chưa có điểm dừng [3], [46], [57], [79], [84], [98], [116], [122].
Hàn Quốc: Hàn Quốc không có chính sách KHHGĐ khắc nghiệt như ở

Trung Quốc nhưng TSGTKS cũng bắt đầu tăng từ những năm 1980 do sự phổ
biến của công nghệ y học và tỷ suất sinh giảm; đỉnh điểm vào đầu những năm
1990, đạt mốc 116,6/100 và sau đó giảm dần; TSGTKS của Hàn Quốc tăng là
hậu quả của việc sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán để LCGTTN và chịu tác
động lớn của thứ tự con sinh ra. Đầu thế kỷ 21, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu các
quốc gia có TSGTKS cao (111,0 vào năm 2003, đứng thứ 2 thế giới) và đi
đầu trong việc hoàn thành thời kỳ quá độ. Đến năm 2007, tỷ số này đã quay
trở về mức 107,0, hạ xuống bậc 20; năm 2010, đạt gần mức bình thường là
106,9, tiệm cận ngưỡng chuẩn sinh học. Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên thành
công trong việc giải quyết MCBGTKS, được quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên,
Hàn Quốc đã phải mất gần 20 năm với những giải pháp hết sức quyết liệt.
Tình trạng tăng TSGTKS kéo dài trong mấy chục năm làm cho TSGT chung
của dân số tăng lên mức: 106,1 năm 2010 [42], [80], [84], [119].
Ấn Độ: Từ năm 1981 đến 2001, TSGTKS đã gia tăng đều đặn ở Ấn Độ,
tăng trầm trọng ở giai đoạn 1991-2001, lên đến 113,6; một vài nơi lên đến
130,0; giai đoạn 1991-2001, TSGT chung của Ấn Độ ở mức 106,0 - 108,0;
TSGT của nhóm trẻ 0-4 tuổi từ 105-107. TSGTKS ở nhiều địa phương dao
động từ 114,0-120,0. Giai đoạn 2004 - 2006, TSGTKS của Ấn Độ 112,1; đến
2007-2009 còn ở mức 110,4 [108], [119], [120], [121].
Những yếu tố quyết định việc LCGT có nguồn gốc xã hội sâu xa, đặt ra
cho Ấn Độ những vấn đề phải quan tâm giải quyết. Hiện nay TSGTKS của


8
Ấn Độ cao thứ 4 trên thế giới, nhưng TSGT chung của dân số Ấn Độ là 106,8
lại cao hơn nhiều so với Việt Nam 97,6 (năm 2010) [42], [80], [111].
Tây Á - Các nước khu vực Cap-ca-dơ: Azerbaijan, Armenia và Georgia
cũng có tình trạng MCBGTKS; TSGTKS bắt đầu tăng nhẹ từ 104,0 lên 106,0
trong những năm 1965 -1980, tăng rõ nét từ năm 1992 và sau đó dừng ở mức
117,0 vào 2002. Ở Georgia và Armenia, TSGT cũng gia tăng từ 1992,

(Georgia: 119,0 năm 1998; 116,0 năm 2005; 113,6 năm 2010; Armenia: từ
114,0 – 118,0 năm 1997 đến 116,0 năm 2001; 117,0 năm 2005 và 114,9 năm
2010). Hiện nay, TSGT đang có xu hướng giảm ở 3 nước Cap-ca-dơ. Sự khác
biệt thể hiện rõ nhất ở khu vực thành thị của Azerbaijan giảm từ 120,0 năm
2003 xuống còn 117,6 năm 2009 và 116,5 năm 2011 [61], [102], [118], [119].
Các nước Nam Á:
Pakistan, LCGTTN xuất hiện do Pakistan là một xã hội gia trưởng, chế
độ tộc hệ, phong kiến, đề cao danh dự gia đình, hôn nhân cùng đẳng cấp và
của hồi môn được coi trọng, sự năng động và khả năng tự quyết định của phụ
nữ thấp, tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm giá trị kinh tế. TSGTKS của Pakistan
tăng cả ở khu vực thành thị và nông thôn, tăng cao hơn ở nhóm phụ nữ giàu,
tăng quanh mức 109,6 – 116,0 đồng thời với việc mức sinh bắt đầu giảm, năm
2007 còn 109,9 [51], [118], [119].
Nepal, con trai được ưa thích do tập quán gia trưởng; 58,0% nam giới
cho là con trai có vai trò duy trì dòng tộc so với chỉ 1,0% thiên về con gái. Ở
Nepal, phụ nữ không sinh được con trai phải chịu nhiều kỳ thị, phải chấp
nhận bạo hành; có tới 42,0% nam giới cho biết đã từng bạo hành đối với
vợ/bạn gái; TSGTKS của Nepal từ 1961-2001 cũng chỉ ở mức 102 đến 104,2;
nhưng với tình trạng bất bình đẳng giới nặng nề như vậy, nước này cũng sẽ
sớm gia nhập vào danh sách những nước có TSGTKS gia tăng [109].
Một số nước ở Đông Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Thái Lan và
Indonesia, mức độ TSGTKS vẫn ổn định ở mức 105,0 – 106,0 [61].


9
Triều Tiên, TSGTKS bắt đầu tăng từ 109,0 (1985) lên 116,9 năm 1990;
đến 1994 giảm xuống còn 115,0; tuy nhiên gần đây đã trở về mức 107,0 [72].
Tây Âu, việc LCGTTN đã bị cấm ở Anh, Canada và một vài quốc gia
khác, mặc dù những thành tựu y học có khả năng giúp con người chọn được
GTTN theo ý muốn, nhưng điều này phản lại sự phát triển tự nhiên nên đã bị

nhiều nhà khoa học lên tiếng phản đối; vì vậy TSGTKS ở các nước Tây Âu ít
có sự dao động và luôn duy trì ở mức sinh học [48], [109], [114], [121].
1 .1.2.2. Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
Theo số liệu tổng điều tra dân số từ 1979-2009 và điều tra biến động
dân số/KHHGĐ một số năm, Việt Nam là nước có TSGT trong dân số thấp và
không ổn định (năm 1979: 94,2; năm 1989: 94,7; năm 1999: 96,4; năm 2002
là 96,4; năm 2005 là 96,5; năm 2009 và 2010 là 97,6). Với tốc độ gia tăng dân
số nhanh, Việt Nam đã phải thực hiện công tác dân số và KHHGĐ từ hơn 50
năm nay. Tuy nhiên, MCBGTKS, đã diễn ra ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI
và trở thành vấn đề xã hội đáng lo ngại. Vào năm 2000, TSGTKS của Việt
Nam mới ở mức 106,0, nhưng đến 2009 đã tăng đến ngưỡng 110,5. TSGTKS
tăng cho thấy sự can thiệp cố ý làm thay đổi tỷ lệ cân bằng tự nhiên giữa trẻ
em trai, trẻ em gái; năm 2007, TSGTKS của Việt Nam (111,5) tương đương
với Trung Quốc năm 1990 [8], [19], [80], [76].


10

Biểu đồ 1.1. Tỷ số giới tính trong dân số và tỷ số giới tính khi sinh ởViệt Nam
*Nguồn: theo Trần Doãn Thắng (2008) [61]

Theo kết quả các cuộc Tổng điều tra Dân số: TSGTKS của Việt Nam
từ 1979 đến 1999 ở mức 107,0; Đến năm 2009, TSGTKS tăng rõ rệt 110,5
(thành thị 110,6 và nông thôn 110,5) và tăng liên tục trong những năm tiếp
theo, năm 2010 là 111,2 (thành thị 108,9 và nông thôn 112,), năm 2011 là
111,9 (thành thị 114,2 và nông thôn 111,1) và 2012 là 112,3 (tương đương
Trung Quốc năm 1989). Theo các chuyên gia, với tốc độ này, đến năm 2035,
nam giới sẽ nhiều hơn nữ khoảng 10% [60], [70], [74], [79], [82], [120].
Tổng điều tra dân số năm 1999 ở Việt Nam được xem là mốc đánh dấu
nghiên cứu đầu tiên về MCBGTKS. TSGTKS ở Việt Nam tăng dần từ 105,0

năm 1979; 106,0 năm 1989 lên đến 107,0 vào năm 1999 và khoảng 107,0108,0 trong những năm 2002-2006. Bắt đầu từ 2006, TSGTKS là 109,8. Đặc
biệt, TSGTKS rất cao ở 16 tỉnh thành. Đối với lần sinh đầu tiên, TSGTKS ở
Việt Nam còn cao hơn cả Trung Quốc và Hàn Quốc (112,0 ở Việt Nam; 105,0
ở Trung Quốc; 107,0 ở Hàn Quốc). Từ lần sinh thứ 2, TSGTKS ở Việt Nam
tăng nếu các cặp vợ chồng không có con trai ở lần đầu[35], [77], [86].
TSGTKS của Việt Nam tăng vào thời điểm các dịch vụ siêu âm, hành
nghề y tế tư nhân mở rộng, việc phá thai rất dễ dàng, tốc độ gia tăng hết sức


11
nhanh chóng. Tuy nhiên, MCBGTKS thu hút sự chú ý của dư luận xã hội từ
năm 2006 (năm 2006:109,8; 2007:111,6; 2008:112,1) [33], [69], [78], [86].

Biểu đồ 1.2. Tỷ số giới tính của Việt Nam từ 2004 đến 2013
*Nguồn: theo Trần Doãn Thắng (2008)[61]

Dựa trên phân tích các số liệu từ Tổng điều tra dân số 2009, các nhà
khoa học Việt Nam và các chuyên gia quốc tế đã phác thảo ba phương án
(kịch bản) về TSGTKS ở Việt Nam:
Với phương án tích cực, việc kiểm soát tăng TSGTKS được đẩy mạnh,
TSGTKS sẽ tăng chậm và ở mức 115,0 vào năm 2020 và đến năm 2025 sẽ
dần trở về mức sinh học chuẩn; TSGT của nhóm dân số 15-49 sẽ tăng lên
mức 110,0 vào năm 2044 và sau đó giảm chậm về mức bình thường.
Với phương án quá độ, TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 120,0 vào 2020 và
sau đó giảm dần về mức 105,0 vào năm 2030.
Với phương án không can thiệp, dự kiến đến năm 2015, TSGTKS trên
toàn quốc sẽ tăng đến 115,0 và không dừng lại; TSGT của nhóm dân số 15-49
sẽ tăng lên đến 113,0 vào năm 2049 và làm thừa ra 12% nam giới.
Các chuyên gia cho rằng, đến năm 2020, nhóm dân số trẻ sẽ phải chịu
ảnh hưởng rất nhiều về cấu trúc và sự thay đổi các chuẩn mực văn hóa. Trước

tình trạng này, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn
2011-2020 đã phải đặt ra mục tiêu giảm nhanh tốc độ tăng TSGTKS để đưa tỷ
số này trở lại mức 105-106 vào năm 2025 [8], [73], [68], [86].


12

Biểu đồ 1.3. Dự báo về 3 phương án tỷ số giới tính khi sinh
ở Việt Nam, 2009-2050
*Nguồn: theo Dương Quốc Trọng (2011) [86]

Đặc điểm MCBGTKS ở Việt Nam
- MCBGTKS dỉễn ra muộn, tốc độ gia tăng nhanh: Năm 1999, TSGTKS của
Việt Nam ở mức 107,0 đến năm 2001-2005 chưa có biến động (2001 là 109,0; năm
2002 là 107,0; 2003 là 104,0; 2004 là 108,0; 2005 là 106,0); nhưng từ 2006,
TSGTKS bắt đầu tăng nhanh, liên tục: từ 109,8 (2006) đến 111,6 (2007); 112,1
(2008); 110,5 (2009); 111,2 (năm 2010), 111,9 (năm 2011) và 112,3 (năm 2012)
[8], [73], [79], [82], [86].

- MCBGTKS xảy ra ở nhiều vùng địa lý, không có sự khác biệt rõ ràng
giữa thành thị và nông thôn nhưng có sự khác biệt giữa các vùng. Năm 1999 có
3/8 vùng có MCBGTKS, đến năm 2009 chỉ còn Tây Nguyên 105,6, cao nhất là vùng
đồng bằng Sông Hồng 115,5. Năm 2010, vùng Đông Nam Bộ 106,0; Đồng bằng
sông Hồng là 116,0; TSGTKS cao ở những tỉnh xung quanh các thành phố lớn
Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh... nơi người dân có điều kiện tiếp cận dễ dàng các
dịch vụ LCGT trước sinh [8], [78] [86], [97], [98].

- MCBGTKS xảy ra khi Việt Nam đạt mức sinh thay thế với tổng tỷ suất sinh
(TFR) 2,09 con năm 2006 (năm 1999: TFR 2,33; TSGTKS là 107,0).


- TSGTKS cao từ lần sinh thứ nhất 109,7; thứ hai 111,9; lần 3 + là 119,7; cao


13
hơn so với Trung Quốc, Hàn Quốc (105-107).

Biểu đồ 1.4 . Tỷ số giới tính theo lần sinh của Việt Nam, 2011
*Nguồn: theo Dương Quốc Trọng (2011) [86]

- TSGTKS cao ở lần sinh cuối cùng: các cặp vợ chồng chủ động tìm
kiếm các kỹ thuật LCGTTN ngay từ lần sinh thứ nhất; nếu chưa được, họ
tìm kiếm trong những lần có thai sau, vì vậy TSGTKS trong lần sinh thứ 3

trở lên đã lên tới 130,0.
- TSGTKS cao ở những gia đình có kinh tế khá giả, những phụ nữ có
trình độ học vấn cao: Những gia đình kinh tế khá, phụ nữ trình độ học vấn
cao, có mức sinh thấp hơn do họ biết sử dụng các BPTT và có điều kiện chi trả
dịch vụ LCGT để đạt cả 2 mục tiêu: ít con và có con trai [8], [60], [72], [73], [83].

1.1.2.3. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh miền núi nghèo, diện tích tự nhiên 3.827 km 2, có
09 huyện (6 huyện miền núi, 01 huyện vùng cao), 01 thành phố (đô thị loại II)
và 230 xã, phường, thị trấn.
Về Quy mô dân số, Bắc Giang đạt mức sinh thay thế (TFR 2,1 con) từ
năm 2006, đến 2011 duy trì ở mức 1,94 con. Tỷ lệ sinh con lần 3 + giảm từ
9,83% năm 2003 xuống còn 8,2% năm 2011; Năm 2011, dân số trung bình của
tỉnh là 1.576.962 người; tỷ lệ dân số làm nông nghiệp chiếm 90%; tỷ lệ hộ
nghèo 14,5%; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,12%; mật độ dân số hơn 412



14
người/km2, gần gấp đôi mật độ cả nước, gấp 4 lần mật độ dân số vùng núi và
trung du phía Bắc.
Từ năm 2006, tỷ lệ trẻ em từ 0-15 tuổi giảm; số người trong độ tuổi lao
động tăng; năm 2009, toàn tỉnh có khoảng 16 vạn NCT, chiếm gần 10%, bắt
đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số; tỷ lệ dân số sống ở đô thị 9,6%, thấp
nhất so với cả nước (29,6%); tuổi thọ trung bình đạt 73,3 tuổi, cơ cấu dân số
chung năm 2009 đạt 98,7, cao hơn cả nước 98,1 [25], [64], [117].
Theo số liệu báo cáo chuyên ngành DS-KHHGĐ của tỉnh, TSGTKS
của tỉnh Bắc Giang từ 2003 đã có dấu hiệu tăng, 107,6; đến năm 2004, tỷ số
này thực sự bắt đầu tăng 108,4; năm 2006 tăng rất rõ rệt, TSGTKS là 115,8;
năm 2007 là 120,7; năm 2008 là 118,9 và 2009 ở mức 119,0; năm 2010 là
118,7; năm 2011 là 119,7 và năm 2012 là 118,5; năm 2013, sau thời gian can
thiệp của Đề tài, TSGTKS giảm còn 117,4; năm 2014, TSGTKS của Bắc
Giang vẫn duy trì theo chiều hướng giảm, còn 115, 7; 6 tháng đầu năm 2015,
tỷ số này ở mức 115,0 [33].
Theo kết quả Điều tra biến động dân số/KHHGĐ, Tổng điều tra Dân số
và nhà ở năm 2009, TSGTKS của tỉnh Bắc Giang là 116,8, cao hơn TSGTKS
của cả nước (110,5), được xếp vào tốp 10 tỉnh/thành phố có TSGTKS cao và
là 1 trong 4 tỉnh có TSGTKS cao nhất; đến năm 2011, TSGTKS của tỉnh Bắc
Giang vẫn tiếp tục tăng thêm 2,9 điểm phần trăm, nhưng đã đứng vào hàng
thứ 10 trong cả nước [65], [67], [92], [93].
Sau 10 năm tính từ 1999, TSGT của nhóm trẻ dưới 1 tuổi tỉnh Bắc
Giang tăng 13,0 điểm phần trăm (từ 101,8 lên 114,8), cao hơn cả nước 5,2
điểm phần trăm. TSGT của nhóm trẻ từ 1 đến 4 tuổi tăng 6,6 điểm phần trăm
(từ 105,0 năm 1999 tăng lên 111,6 năm 2009), cao hơn cả nước 3,2 điểm
phần trăm. Như vậy, TSGT nhóm trẻ từ 0-4 tuổi tỉnh Bắc Giang có sự thay
đối đáng kể giữa 2 cuộc điều tra [7], [24], [101].



15
Trước tình trạng gia tăng TSGTKS xuất hiện ở nhiều địa phương trong
cả nước, cho thấy đây là một vấn đề xã hội phức tạp và hết sức cấp bách, cần
có sự can thiệp kịp thời; năm 2009, Tổng cục Dân số/KHHGĐ - Bộ Y tế đã
khẩn trương xây dựng và triển khai Đề án “Can thiệp giảm thiểu MCBGTKS”
với mục tiêu “Từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng, tiến tới ổn định,
cân bằng GTKS”, ngay trong năm 2009 đã triển khai đến 11 tỉnh, thành phố có
TSGTKS cao nhất, trong đó có Bắc Giang; năm 2010, Đề án được mở rộng ra 43
tỉnh, thành phố có tình trạng tăng TSGTKS. Đề án bước đầu đã thu được kết quả, thu
hút được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các địa phương đến vấn đề
MCBGTKS đang diễn ra trong cả nước; Kết quả bước đầu của Đề án cũng góp phần
làm giảm tốc độ gia tăng TSGTKS của Việt Nam từ 1,15 điểm phần trăm/năm, giai
đoạn từ 2006-2008 xuống còn 0,7 điểm phần trăm/năm, giai đoạn 2009-2011.
Năm 2001, để ứng phó với tình trạng MCBGTKS, Thủ tướng Chính phủ đã
chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính
khi sinh giai đoạn 2011-2020” tại các tỉnh, thành phố có tình trạng MCBGTKS trầm
trọng nhất với mục tiêu “Xây dựng và hoàn thiện mô hình can thiệp tổng hợp, đồng
bộ cả về lãnh đạo, chỉ đạo, truyền thông vận động thay đổi hành vi, thanh tra xử lý vi
phạm...”. Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện lồng ghép trong
Chương trình Mục tiêu quốc gia về Dân số/KHHGĐ, nhưng dự toán hàng năm giao
muộn, thường là phải đến giữa năm, các hoạt động can thiệp gần như chỉ được triển
khai trong vài tháng cuối năm, nên hiệu quả bị hạn chế, chỉ một vài tỉnh TSGTKS
dấu hiệu giảm, còn hầu hết vẫn tăng, xuất hiện thêm địa phương có TSGTKS cao.
Ở Bắc Giang, năm 2009, Đề án được triển khai ban đầu ở 80/230 xã,
thị trấn; năm 2011, mở rộng thêm 14 xã ở 5 huyện trên địa bàn tỉnh; sau thời
gian 3 năm thực hiện, tốc độ tăng TSGTKS từ 2009 - 2011 là 1,45 điểm phần
trăm/năm, giảm hơn so với giai đoạn 2006-2008 là 1,55 điểm phần trăm/năm.
Nhìn chung, kết quả bước đầu của Đề án là nhận được sự quan tâm của cấp
ủy, chính quyền các địa phương; tuy nhiên, mặc dù đã cố gắng khống chế tốc độ gia



16
tăng TSGTKS, nhưng mức tăng đó vẫn là quá cao và cần phải giảm mạnh hơn nữa.
Để đạt được mục tiêu của Chiến lược Dân số/ SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020,
đưa TSGTKS xuống dưới mức 113,0 vào năm 2015 là rất khó khăn (TSGTKS của
Việt Nam năm 2013 vẫn không ngừng tăng và ở mức 112,6) và khó khả thi bởi chưa
có sự kiên quyết vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các địa phương, sự tham gia tích
cực của các ban, ngành, đoàn thể nên chưa thể hạ TSGTKS xuống ngay mà chỉ có
thể cố gắng khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS hàng năm [72].
Theo kinh nghiệm của các nước có tình trạng MCBGTKS xảy ra từ rất sớm,
không có một giải pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết được; do vậy, các can thiệp giải
quyết vấn đề gia tăng TSGTKS nói chung và Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân
bằng giới tính khi sinh” của Việt Nam cần được triển khai rộng khắp trên cả nước,
tránh tình trạng hiệu quả của nó bị giới hạn do chỉ thực hiện được ở một số địa
phương; nhà nước cần tập trung đầu tư nguồn lực cho một chương trình truyền
thông toàn diện, phải tiến hành rộng khắp, đồng bộ các giải pháp và vấn đề quan
trọng là phải có sự cam kết và vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH

1.2.1. Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi
sinh trên thế giới

Qua các kết quả nghiên cứu xung quanh vấn đề MCBGTKS, các nhà
khoa học đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đã đề cập đến khoảng gần
30 yếu tố tác động đến TSGTKS: quy mô gia đình, tuổi, nghề nghiệp, trình độ
của cha mẹ, thứ tự sinh, chủng tộc, môi trường, áp lực, bệnh tật, chiến tranh...,
tuy nhiên, chưa có được sự phân loại chung, do vậy Báo cáo tổng quan này
sắp xếp thành 5 nhóm yếu tố làm tăng TSGTKS ở các nước trong khu vực và
ở Việt Nam: Quan niệm và chuẩn mực truyền thống; gia đình; thay đổi về
kinh tế - xã hội; chính sách; sự tiếp cận với công nghệ xác định giới tính và

phá thai LCGT. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều thống nhất rằng yếu tố tác
động mạnh và ảnh hưởng lâu dài nhất chính là phong tục ưa thích con trai.


17
Với tâm lý đó, sự bất bình đẳng giới xảy ra ngay ở giai đoạn trước sinh hoặc
sau sinh với biểu hiện tăng tỷ suất chết ở nhóm trẻ em gái do sự phân biệt đối
xử trong chăm sóc y tế [18], [89], [99], [115].
Theo các tác giả một số nghiên cứu, phá thai LCGT nhằm loại bỏ các
bào thai gái đã được xác định là nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất, đặc
biệt là đối với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc [38]. Tổng
giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dân số và Phát triển Trung Quốc - đại biểu
Quốc hội trong báo cáo tại kỳ họp lần thứ 11 đã phân tích ba nguyên nhân
quan trọng gây MCBGTKS ở Trung quốc là: (1) Chế độ ASXH không hoàn
thiện là nguyên nhân cơ bản; (2) Chế độ gia trưởng truyền thống là nguyên
nhân sâu xa; (3) Kỹ thuật xác định giới tính hiện đại là nguyên nhân trực tiếp
[4], [38].
Xu hướng gia tăng TSGTKS được một số nhà khoa học cho là bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân: yếu tố tự nhiên (sinh nhiều trẻ trai hơn trẻ gái);
môi trường (biến đổi khí hậu và sự nóng lên của toàn cầu), xã hội. Tuy nhiên,
các nhà khoa học có nhận định khá thống nhất về “nguyên nhân trực tiếp”
của MCBGTKS là sự tiếp cận ngày càng dễ dàng hơn với công nghệ LCGT;
“nguyên nhân cơ bản” là do mức sinh thấp; “nguyên nhân sâu xa” là do
những chuẩn mực và quan niệm truyền thống về sự ưa thích con trai, trình độ
học vấn thấp, thiếu hệ thống ASXH cho NCT, bất bình đẳng giới [18], [84].
Christophe Z.G xác định được 3 lý do LCGT trước sinh tại Châu Á: (1)
tâm lý ưa thích con trai; (2) sự sẵn có của các dịch vụ y tế hiện đại, cần thiết
cho LCGTTN; (3) mức sinh thấp, khả năng không có con trai sẽ tăng lên [17].
Các nhóm yếu tố cơ bản làm tăng TSGTKS:
* Quan niệm và chuẩn mực truyền thống

Châu Á là nơi mang nặng ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, quan niệm
truyền thống là đề cao giá trị của con trai. Một số nhà khoa học xã hội đã chỉ
ra thái độ ưa thích con trai rất phổ biến ở các nước này. Ở Trường Đại học


18
Columbia, New York, Ủy ban quốc gia về nghiên cứu kinh tế, Boston và Viện
khoa học quốc gia Hoa kỳ đã chứng minh TSGTKS ở cộng đồng người Mỹ
gốc Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những
cộng đồng người Mỹ khác. Điều đó chứng tỏ, tư tưởng Nho giáo của những
con người này rất nặng nề, sự đề cao giá trị của con trai hơn con gái có nguồn
gốc từ hệ thống quan hệ thân tộc phụ hệ; một số gia đình đã phá thai hay thậm
chí là giết trẻ sơ sinh để đảm bảo có ít nhất một con trai [99], [118].
Ở Trung Quốc, ưa thích con trai bắt nguồn từ lý do thực dụng; các gia
đình đều muốn có con trai để có người lao động, có người chăm sóc khi về
già. Gần đây quan niệm này đã dần thay đổi, một điều tra ở Triết Giang năm
2003 đã cho thấy có 18,6% phụ nữ muốn sinh con gái trong khi có 17,1%
muốn con trai, 64,0% cho rằng con nào cũng được [43], [99], [107].
Ở Hàn Quốc, tư tưởng trọng nam do vai trò quan trọng của người con
trai cả, người được hưởng những đặc quyền trong gia đình và có trách nhiệm
bảo tồn nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Việc phải có ít nhất một con trai với mô hình
gia đình có 1-2 con là yếu tố quan trọng làm tăng TSGTKS [59], [99].
Ở Ấn Độ, thích có con trai hơn con gái, con trai có thể kiếm được nhiều
tiền, con gái phải có tiền hồi môn khi lấy chồng; điều này thôi thúc họ sử
dụng tất cả các biện pháp để có con trai thừa kế [27], [28], [99], [115].
Ở Nepal, sự ưa thích con trai là kết quả trực tiếp của việc phân biệt đối
xử đối với phụ nữ ở tất cả các khía cạnh của cuộc sống; tâm lý ưa thích con
trai có nguồn gốc từ hệ thống thân tộc phụ hệ và mô hình cư trú bên nội [56].
* Quy mô gia đình
Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ con trai tăng lên là hệ luỵ

của việc áp dụng các chính sách về dân số và KHHGĐ của Chính phủ nhằm
mục đích giảm sinh, các cặp vợ chồng đang phải đối mặt với khao khát có con
trai với qui mô gia đình ít con, vì vậy loại bỏ thai nhi nữ sẽ thoả mãn mục
đích vừa sinh được con trai và đảm bảo qui mô gia đình nhỏ [38], [81], [123].


19
Các nghiên cứu cho thấy, việc LCGTTN ở Châu Á phần lớn để đáp
ứng nhu cầu có con trai. Những gia đình đã có từ một con trai trở lên ít quan
tâm tới vấn đề này hơn. Kết quả là TSGTKS ở Châu Á có xu hướng thay đổi
theo thứ tự sinh, tỷ trọng trẻ em ở lần sinh thứ nhất bình thường và tăng lên ở
những lần sinh sau do các cặp vợ chồng có con gái muốn sinh thêm con để có
bằng được con trai [17].
Theo quy định của Trung Quốc, phụ nữ ở thành thị chỉ được sinh một
con, nên việc phá thai để LCGT xảy ra ở ngay lần mang thai đầu; còn ở nông
thôn, nếu con đầu là gái thì các cặp vợ chồng được phép sinh thêm con thứ
hai, do đó hiện tượng LCGTTN thường xảy ra ở lần mang thai thứ hai trở đi.
Trung Quốc quy định phá thai LCGTTN là một tội hình sự, nhưng các bác sĩ
vẫn nhận tiền đút lót của các bậc cha mẹ để thực hiện việc này [17], [99].
* Kinh tế, xã hội
Những thay đổi về kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia có sự tác động đến
việc tăng hay giảm TSGTKS. Ấn Độ chịu hậu quả từ quá trình thương mại
hóa và đô thị hóa nhanh chóng, xã hội chuyển mình theo định hướng thị
trường và tư nhân hóa thiếu sự kiểm soát của chính phủ, tạo nên “kẽ hở” trong
hệ thống, cho mục đích có lợi của dịch vụ y tế, thuận lợi cho việc tiếp cận với
công nghệ LCGT. Ngược lại, ở Hàn Quốc, việc chuyển đổi nhanh chóng từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, thay đổi mô
hình kinh tế từ việc xóa bỏ mô hình kinh tế trang trại, sang các mô hình kinh
tế phù hợp với quy mô gia đình ít con, sự thay đổi mô hình kinh tế của Hàn
Quốc lại có lợi cho việc giảm TSGTKS [17], [99], [123].

* Chính sách xã hội
Vấn đề ASXH chưa đảm bảo do những khó khăn về kinh tế ở một số
quốc gia càng làm tăng giá trị của con trai; ở những nước chưa hoặc đang
phát triển, trình độ thấp, sản xuất chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp, sự vượt
trội về cơ bắp của đàn ông được xem là ưu thế; năng suất lao động thấp khiến


20
cho các bậc cha mẹ không có tích lũy, phần lớn không có lương hưu, hệ thống
ASXH chưa phát triển nên phải dựa vào con trai. Nguyên nhân khác là do
những bất cập trong chính sách về giới; tài liệu hướng dẫn nhân quyền thế
giới (Humana 1986, 1992) đã cung cấp những số liệu chứng minh việc phụ nữ
thiếu quyền bình đẳng như nam giới: chỉ số bình đẳng giới về quyền chính trị
và luật pháp năm 1985, 1990 thấp nhất ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương;
quyền kinh tế và xã hội, quyền kết hôn và ly hôn thấp nhất ở Nam Á; điều này
lý giải cho sự ưa thích con trai ở các nước khu vực này [17], [53].
* Tiếp cận đễ dàng với công nghệ lựa chọn giới tính
Phá thai chọn lọc giới là nguyên nhân trực tiếp gây MCBGTKS ở nhiều
quốc gia Châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. Ở Ấn Độ, tình
trạng khai báo sử dụng dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính trong các cuộc
điều tra ban đầu thấp hơn nhiều so với thực tế, đặc biệt là khi Đạo luật về kỹ
thuật chẩn đoán giới tính trước sinh được ban hành và áp dụng rộng rãi. Tuy
nhiên, tỷ lệ lạm dụng kỹ thuật siêu âm cho mục đích LCGTTN sau khi điều
tra lại đã cho kết quả lên tới 23%. Tại Trung Quốc, từ đầu những năm 1980
việc sử dụng dịch vụ siêu âm và phá thai khá phổ biến ở nông thôn do phương
tiện sẵn có, rẻ tiền làm TSGTKS tăng đều đặn. Chính vì vậy, kỹ thuật chẩn
đoán GTTN bị cấm từ năm 1989 và từ 1994 việc phá thai do LCGT bị coi là
hành vi phạm pháp. Tuy nhiên, việc xác định GTTN khá phổ biến, không
được kiểm soát chặt chẽ, vì vậy các cặp vợ chồng có thể thực hiện LCGT và
phá thai ngay cả ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ [18], [36], [46], [88].

Từ 1990, một số chuyên gia dân số đã chỉ ra: (1) Nhiều trẻ em gái sinh ra
không được đăng ký; (2) Tỷ lệ tử vong của trẻ em gái tăng; (3) Xác định giới
tính trước sinh dẫn đến phá thai LCGT; việc phá thai ảnh hưởng không tốt
đến sức khỏe người mẹ, nhưng họ thường xuyên bị sức ép từ gia đình, dòng
họ. Phá thai LCGT là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự mất cân đối nghiêm
trọng TSGTKS ở các nhóm thứ tự con sinh ra. Tại Hàn Quốc và Trung Quốc,


21
TSGTKS con thứ 3 trở lên tăng từ đầu năm 1980. Năm 1989, tỷ số này ở Đài
Loan là 134,0 đối với lần sinh con thứ 3 và 159,0 đối với lần sinh con thứ 4,
trong khi đó TSGT ở lần sinh con thứ 2 ở Trung Quốc đã là 120,9 và TSGT ở
lần sinh con thứ 3 ở Hàn Quốc là 185,0 [4], [115].
1.2.2. Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh
ở Việt Nam

1.2.2.1. Nghiên cứu chung ở Việt Nam
Những kết quả nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam cho thấy, có nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến tình trạng MCBGTKS: Bất bình đẳng giới với nguồn gốc sâu xa của
tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý nặng nề phải có con trai; chế độ ASXH bất
cập; áp dụng chính sách dân số, mức sinh giảm; dịch vụ hỗ trợ LCGTTN sẵn có và
dễ tiếp cận, nhận thức của người dân hạn chế, thực thi pháp luật liên quan đến
LCGTTN chưa nghiêm, thiếu giải pháp can thiệp hiệu quả...và cả việc thực hiện
không bình đẳng chính sách “mỗi gia đình chỉ có 2 con” dành cho tất cả mọi người
[8], [33], [99].

* Sự ưa thích cố hữu đối với con trai
Tư tưởng trọng nam, khinh nữ, tâm lý ưa thích con trai đã được chỉ ra
qua nhiều nghiên cứu xã hội và nhân học qua các thời kỳ; về khía cạnh văn
hóa, con trai có giá trị trong việc duy trì nòi giống, thờ cúng tổ tiên; về kinh tế xã hội, con trai được coi là nguồn bảo trợ khi về già, là người thừa kế tài sản;

Việt Nam là một quốc gia Châu Á có nền văn hoá truyền thống, tư tưởng Nho giáo
đóng vai trò chủ đạo; nền tảng Đạo Khổng về tam tòng nêu cao vai trò của

người con trai trong các mối quan hệ bố-con, vợ-chồng, và vua-tôi. Đặc biệt,
đối với các chức sắc tôn giáo ở Việt Nam, giá trị của con trai càng được coi
trọng, có con trai để nối dõi, để nhờ cậy khi về già; con trai có điều kiện để đi
học trong các trường dòng để trở thành linh mục. Những lý do này đã hối thúc
và tạo áp lực cho người phụ nữ đẻ con trai để có chỗ đứng trong gia đình
chồng, để gia đình chồng có chỗ đứng trong cộng đồng [31], [66], [67], [117].


22
Các nghiên cứu cho thấy tâm lý ưa thích con trai ở Việt Nam bắt nguồn
từ quy tắc của chế độ phụ hệ truyền thống và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tư
tưởng Nho giáo đã in đậm trong tâm thức của người dân từ hàng nghìn năm.
Có thể ngay từ thời tiền sử Việt Nam (từ khoảng 115.000 năm nay), tư tưởng
này đã hình thành do điều kiện sống và văn hóa dân cư; xác định giới tính của
các cá thể từ thời đại đá mới đã cho thấy, tỷ lệ nam cao hơn nữ 113,0; thời đại
kim khí là 127,0; phải chăng từ những thời kỳ đó, xã hội đã có sự phân biệt về
giới trong quá trình sống và đấu tranh sinh tồn [8], [39], [58].
Trong những nghiên cứu gần đây hơn cho thấy ở đâu tư tưởng Nho giáo
hưng thịnh hơn thì ở đó sẽ ảnh hưởng sâu đậm hơn. Tâm lý “Ưa thích con
trai” là đặc tính chung của những người bị ảnh hưởng Nho giáo, do đó những
ai có điều kiện “chạm” tới công nghệ tiên tiến thì LCGT xảy ra. Do những
đặc điểm lịch sử của cả quá trình hình thành đất nước, mức độ ảnh hưởng của
Nho giáo đối với các vùng khác nhau nên TSGTKS cũng khác nhau [19],[40].
Sự tồn tại của tư tưởng Nho giáo cùng với chế độ gia trưởng do phụ nữ
bị lệ thuộc về kinh tế đã tạo nên một hệ thống xã hội có lợi cho nam giới, rất
nhiều người chia sẻ quan điểm gia đình nên có ít nhất một con trai; một số
khác muốn có ít nhất hai con trai để đảm bảo rằng một trong số chúng sẽ tồn

tại đến tuổi trưởng thành, để phòng rủi ro [38], [74], [87].
Phong tục, tập quán lạc hậu ở nước ta còn tồn tại: Chỉ con trai mới
được đại diện gia đình khi lo ma cho bố mẹ, khi ăn hỏi, đón dâu; con trai mới
được làm con trưởng, thừa kế tài sản, nghề gia truyền, cúng giỗ ông bà, tổ
tiên. Trình độ phát triển kinh tế xã hội nước ta còn thấp, nền sản xuất chủ yếu
là nông, lâm, ngư nghiệp đòi hỏi sức khỏe cơ bắp của con trai; c on trai là trụ
cột về tinh thần, về kinh tế cho cả gia đình. Chính vì thế mà tâm lý ưa thích
con trai vẫn mạnh mẽ, dù các quan niệm về giới trong xã hội đã và đang có
sự thay đổi. Kết quả điều tra biến động dân số và KHHGĐ năm 2006 cho thấy:


23
có tới 39% số bà mẹ sinh con thứ 3 là do chưa có con trai [19], [64], [66], [67],
[83].
Vấn đề ASXH chưa đảm bảo: Theo số liệu của Điều tra NCT Việt Nam,
năm 2008 còn 62,6% NCT sống với con cái; mức lương hưu trung bình
4.975.200 đ/năm; mức trợ cấp trung bình 954.500 đ/năm bằng 5,47% tổng chi
tiêu hộ gia đình. Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 của Bộ Văn hóa – Thể
thao và Du lịch, có 39,3% NCT được hỏi cho biết nguồn sống chính là do con
cháu chu cấp; 30% từ lao động bản thân; 25,9% từ lương hưu hoặc trợ cấp
của xã hội; 1,6% từ tích lũy; 3,2% từ các nguồn khác. Hiện nay, mới có
khoảng 2,97 triệu người NCT (39,0%) được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã
hội, chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội (1,4 triệu người hưởng
lương hưu, bảo hiểm xã hội; 680 nghìn người hưởng chính sách đối với người
có công; gần 890 nghìn người trợ cấp xã hội). Như vậy, còn tới 61% dân số
cao tuổi sống dựa hoàn toàn vào kinh tế gia đình và bản thân [74], [100].
Bất bình đẳng giới, MCBGTKS một phần là do việc giải quyết những
chính sách liên quan đến bất bình đẳng giới chưa thật thỏa đáng, quyền của phụ
nữ không được đảm bảo trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội, đời
sống...Theo Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, số phụ nữ tham

gia làm lãnh đạo chỉ chiếm 23,0%, thấp hơn rất nhiều so với nam giới; thu nhập
của lãnh đạo nữ (3.367.500đ) cũng thấp hơn nam (3.475.500đ); số phụ nữ đảm
nhận công việc có tính chuyên môn kỹ thuật cao chiếm 49,4%, nhưng thu nhập
bình quân của nữ (3.070.300đ) thấp hơn nam (3.657.600); thu nhập của phụ nữ
làm chuyên môn kỹ thuật bậc trung, làm nhân viên, dịch vụ ...đều có thu nhập
thấp hơn nam giới. Báo cáo phát triển con người năm 2001 tính chỉ số phát
triển về giới (GDI) – chỉ số đo lường mức độ bất bình đẳng giữa nam và nữ cho 146 nước, thì Việt Nam xếp thứ 89, thu nhập bình quân của nam 2.170
USD/năm và nữ là 1.552 USD/năm [32], [52], [81].


24
Theo số liệu của Ban Tổ chức Trung ương, cán bộ nữ trong các cấp ủy
đảng nhiệm kỳ 2006-2010 chỉ chiếm 14,0%; tỷ lệ chung nữ đại biểu hội đồng
nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 2004-2009 đạt 22,0%; tỷ lệ nữ tham gia đại biểu
Quốc hội khóa XI là 27,3%, đại biểu Quốc hội khóa XII là nữ chỉ có 26,5%;
hiện chỉ có 02 nữ là Ủy viên Bộ Chính trị; tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo quản lý
rất thấp, chức danh Bộ trưởng 12,5%, Thứ trưởng và tương đương 12,2%; Phó
vụ trưởng và tương đương 9,15%; Chủ tịch UBND các cấp chỉ có 3,13% [90].
Những bất cập về vấn đề giới thúc đẩy chính phụ nữ tìm kiếm dịch vụ
LCGT trước sinh; người phụ nữ Việt Nam như đứng ở ngã ba đường, chịu
một loạt những áp lực lên quyết định LCGT cho con; trước những áp lực đối
chọi và đan xen, sự lựa chọn cá nhân và quyền của phụ nữ đang bị đe dọa

[56].
* Áp lực của quy mô gia đình nhỏ và việc thực hiện không công bằng
chính sách dân số

Chính sách KHHGĐ được triển khai hơn 50 năm qua đã có kết quả là
làm mức sinh giảm. Năm 1970, TFR 6,8 con; đến 1990 đã giảm còn 3,1 con
và hiện nay là 2 con. Tuy nhiên, việc thực hiện quy mô gia đình nhỏ đã tạo áp

lực lớn đối với các cặp vợ chồng là bằng mọi cách phải có được con trai. Một
số nghiên cứu khác cho thấy, quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1- 2 con được
thực hiện trên phạm vi cả nước, nhưng chế tài thực hiện lại nghiêm ngặt hơn
với bộ phận đảng viên và cán bộ nhà nước; vì có trình độ và điều kiện kinh tế
tốt hơn, những người trong nhóm này rơi vào tình huống phải thực hành để
LCGTTN [39].
Những chuẩn mực xã hội mới và gia đình qui mô nhỏ tạo áp lực giảm
sinh, khi mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh 1-2 con, họ sẽ tìm kiếm và sử dụng
các dịch vụ LCGTTN. Những tiến bộ trong y học đã trở thành cứu cánh giúp
họ thỏa mãn được cả 2 mục tiêu. Khi Việt Nam triển khai chương trình

KHHGĐ, TSGTKS ở thời kỳ đó không hề tăng. TSGTKS của Việt Nam chỉ


25
mới tăng từ sau năm 2000, trùng hợp với việc nở rộ các dịch vụ LCGTTN. Nên
cho dù tâm lý ưa thích con trai ở Việt Nam có ăn sâu vào tiềm thức, số con bị
khống chế bởi chính sách dân số, nhưng nếu không có sự tiếp cận dễ dàng với
công nghệ LCGTTN thì TSGTKS chưa chắc đã tăng và nếu có tăng cũng chỉ ở
một chừng mực nhất định. Những phân tích trên cho thấy áp lực từ mức sinh
thấp tác động mạnh đến việc LCGTTN, nhất là khi điều kiện tiếp cận với các
dịch vụ hỗ trợ thuận lợi và dễ dàng [19], [30], [56], [66].
* Tiếp cận dễ dàng với công nghệ lựa chọn giới tính

Sự tiếp cận dễ dàng với công nghệ LCGTTN đang cho phép nhiều cặp
vợ chồng điều chỉnh hành vi sinh sản để sinh con trai. LCGTTN ở Việt Nam
được thực hiện cả ở giai đoạn trước, trong và sau khi mang thai: Áp dụng kỹ
thuật trước lúc có thai (thực hiện chế độ ăn uống, cắt thuốc đông y để đẻ con
trai...); trong lúc thụ thai (soi trứng, chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương
pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể

Y,...); hoặc sau khi đã có thai (siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối,...) để chẩn
đoán GTTN và sau đó là phá thai chọn lọc giới tính [19], [49], [51], [94].

Kết quả Điều tra biến động dân số và KHHGĐ năm 2010 cho thấy 75,2%
phụ nữ 15- 49, sinh con biết GTTN trước khi sinh; trong đó có 99,0% biết qua siêu
âm và 83,0% biết khi tuổi thai 15-28 tuần; trước đó, năm 2003-2004 chỉ có 61,0%,
năm 2005-2006 có 66,0% phụ nữ biết GTTN trước khi sinh, trong đó có 98,0% biết
qua siêu âm; 8,0% phụ nữ chưa có con trai phá thai LCGT; tỷ lệ phụ nữ biết GTTN

trước khi sinh cao, hiện tượng phá thai LCGT phổ biến, thể hiện việc thực
hiện các Quy định cấm LCGTTN chưa nghiêm (UNPFA, 2010). Thực tế cho
thấy, mong muốn con trai của các cặp vợ chồng chỉ có thể thực hiện được khi có sự
hỗ trợ của cán bộ y tế, nhờ đó họ có thể biết GTTN và phá thai để LCGT [20],

[23], [66], [71], [96], [103].
1.2.2.2. Nghiên cứu ở một số tỉnh


×