Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Vận dụng lí thuyết về câu hội thoại để dạy tập đọc cho học sinh lớp 2, lớp 3 nguyễn đình tuấn nghệ an đại học vinh , 2006 113 tr ; 20 x 27 cm + thu qua USB vie 372 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.97 KB, 99 trang )

lời cảm ơn

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Giáo s,
Tiến sĩ Đỗ Thị Kim Liên, ngời thầy đã hết lòng tận tình hớng dẫn, giúp đỡ
chúng tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Vận dụng lí thuyết về câu hội thoại để dạy tập đọc cho học sinh lớp 2,
lớp 3 !
Chúng tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo giảng
dạy, các Phòng - Ban của trờng Đại học Vinh đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài!
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh
Hoá, các Phòng Giáo dục Hậu Lộc, Quan Sơn, TP Thanh Hoá, cùng bạn bè,
đồng nghiệp, những ngời thân đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi để chúng tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất!
Vinh, tháng 12 năm 2006
Tác giả


2

Mục lục
Phần mở đầu
Trang
1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

3


3. Mục đích nghiên cứu

4

4. Khách thể và đối tợng nghiên cứu

4

5. Giả thuyết khoa học

4

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

7. Phơng pháp nghiên cứu

5

8. Đóng góp của luận văn

5

9. Cấu trúc của luận văn

5

Chơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1.


Vấn đề câu hội thoại trong tiếng Việt

1.2.

Thực trạng dạy học văn bản đọc có lời thoại trong

phân môn Tập đọc ở trờng tiểu học hiện nay

6
24

Chơng 2: Vận dụng lí thuyết về câu hội thoại
để dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2, lớp 3
2.1. Khảo sát các văn bản đọc có lời thoại trong SKG tiếng Việt
lớp 2, lớp 3

32

2.1.1. Khảo sát định lợng các văn bản đoc có lời thoại trong SGK
tiếng Việt lớp 2, lớp 3
2.1.2. Một số nhận xét về nội dung chơng trình phân môn
Tập đọc và thực tiễn văn bản đọc ở lớp 2, lớp 3

32

2.2. Vận dụng lí thuyết về câu hội thoại để dạy Tập đọc
cho học sinh lớp 2, lớp 3
2.2.1. Vận dụng lí thuyết về câu hội thoại để dạy Tập đọc
cho học sinh lớp 2, lớp 3 theo các nhân tố hữu quan


37


3

2.2.2. Vận dụng lí thuyết hội thoại để dạy một số kiểu câu
điển hình trong văn bản đọc có lời thoại ở lớp 2, lớp 3

49

2.3. Đề xuất qui trình dạy học văn bản có lời thoại cho
học sinh lớp 2, lớp 3

76

2.4. Tiểu kết chơng 2
Chơng 3: Thực nghiệm s phạm
3.1 Khái quát về thực nghiệm

80

3.2. Kết quả thực nghiệm

83

3.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm

89


3.4. Tiểu kết chơng 3
Kết luận và đề xuất

90

TàI LIệU THAM KHảO

92

Phụ lục

95


4

mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành chơng
trình Tiểu học mới. Đến thời điểm năm học 2005 - 2006 sách giáo khoa tiểu
học thay thế từ lớp 1 đến lớp 4. Theo dự kiến, trong năm học 2006 - 2007,
toàn bộ chơng trình sách giáo khoa tiểu học sẽ đợc thay đổi. Từ những việc
thay đổi đó mà chất lợng dạy - học ở phổ thông nói chung và ở Tiểu học nói
riêng đang có những chuyển biến rõ rệt. Vì vậy, việc nghiên cứu chơng
trình, nội dung sách giáo khoa là một việc làm cần thiết, nhằm giúp cho
việc giảng dạy tiếng Việt có hiệu quả hơn.
1.2. Chơng trình sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học mới (chơng
trình tiểu học năm 2000) có những thay đổi sau:
a. ở giai đoạn 1 (các lớp 1, 2, 3), nội dung chơng trình tập trung
hình thành những cơ sở ban đầu cho việc học đọc, học viết trên cơ sở vốn

tiếng Việt học sinh đã có và định hớng cho việc học nghe và học nói.
Những bài học ở giai đoạn này là những bài thực hành kỹ năng đọc, viết,
nghe, nói. Việc dạy thực hành nghe và nói đợc tiến hành trong những tình
huống giao tiếp thực có ở trờng học, ở gia đình, địa phơng nhằm làm cho
học sinh biết chủ động trong khi nghe và chủ động diễn đạt ý nghĩ của bản
thân, đồng thời nhằm tạo cơ sở cho việc dạy đọc và dạy viết. Việc dạy đọc
và dạy viết có một vị trí đặc biệt ở giai đoạn đầu, bởi nhờ nắm vững đọc và
thao tác viết, học sinh dần dần làm chủ ngôn ngữ.
b. ở giai đoạn 2 (lớp 4, 5), kế tiếp giai đoạn đầu, vẫn là thực hành
các kỹ năng nhng yêu cầu phức tạp hơn, trong đó các yêu cầu đợc coi
trọng là: đọc hiểu, đọc diễn cảm, viết đúng chính tả, viết bài văn và tập
nói theo đề tài,... phục vụ việc sử dụng tiếng Việt.
c. Mục tiêu cơ bản và trớc tiên của môn tiếng Việt ở bậc tiểu học
chú trọng đổi mới là: phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học
sinh trên cơ sở những tri thức căn bản, nhằm từng bớc giúp các em làm


5

chủ đợc công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà trờng và giao tiếp một cách
đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên, tự tin trong các môi trờng xã hội thuộc phạm vi
lứa tuổi. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là hình thành và phát triển kỹ
năng sử dụng tiếng Việt nh một công cụ để học sinh học tập và giao tiếp. Vấn
đề cung cấp tri thức tiếng Việt đợc xác định là gắn trực tiếp với việc học tiếng
Việt và chỉ nhằm ý thức hoá các kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh, biến
các kỹ năng đó thành hoạt động giao tiếp. Vì vậy việc quan tâm đến những nội
dung đổi mới là hết sức cần thiết đối với ngời giáo viên Tiểu học.
1.3. Tập đọc là một trong những phân môn của môn tiếng Việt ở trờng tiểu học, bởi vậy nó góp phần thực hiện mục tiêu ấy. Với quan điểm
dạy học tiếng Việt là dạy một công cụ để giao tiếp và t duy thì việc dạy
Tập đọc với những bài học chứa câu hội thoại có vai trò hết sức quan

trọng. Vấn đề dạy học đọc một số kiểu câu hội thoại trong các văn bản
đọc sao cho có hiệu quả, đạt đợc mục tiêu đề ra đang đợc nhiều nhà
nghiên cứu giáo dục quan tâm. Việc nắm vững nội dung chơng trình, vận
dụng lý thuyết về câu hội thoại để dạy một số văn bản đọc có câu thoại
sao cho đạt hiệu quả cao nhất cũng là một mối quan tâm của nhiều cán bộ
giáo dục, giáo viên và phụ huynh. Vịêc dạy câu hội thoại cũng nh một số
văn bản đọc có lời thoại ở nhà trờng tiểu học cũng cha đợc coi trọng, do
cha nắm bắt đúng quan điểm và tinh thần sách giáo khoa mới. Việc vận
dụng các phơng pháp dạy học tích cực vào dạy câu hội thoại của giáo viên
còn thiếu cơ sở khoa học, cũng nh việc phối kết hợp các phong pháp dạy
học cha đợc thành thạo dẫn đến hiệu quả dạy học các văn bản đọc có chứa
câu hội thoại ở tiểu học cha cao nhất là ở lớp 2 và lớp 3.
Từ những yêu cầu về khoa học và thực tế đó chúng tôi đã chọn đề tài: Vận
dụng lý thuyết về câu hội thoại để dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2, lớp 3".
2. Lịch sử vấn đề
Trên bình diện lý thuyết vấn đề hội thoại và câu hội thoại đã đợc
nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu nh: Diệp Quang Ban với Giao tiếp


6

văn bản mạch lạc liên kết đoạn văn; Đỗ Hữu Châu với Đại cơng Ngôn
ngữ học; Đỗ Thị Kim Liên với Ngữ nghĩa lời hội thoại, Giáo trình
ngôn ngữ học; Nguyễn Đức Dân với Ngữ dụng học... Bên cạnh đó còn
có các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ, các bài viết có liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề hội thoại và câu hội thoại, nh: Hồ Lê - Tìm
hiểu nội dung và cách thức hỏi trong tiếng Việt hiện đại, Ngôn ngữ năm 1978,
số 2; Lê Đông - Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Ngôn ngữ, số 1, 1985; Hồ
Thị Thuỷ - Cấu trúc câu hỏi câu, câu đáp trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ,
khoa Ngữ văn năm 1995; Chu Thị Thuỷ An - Ngữ nghĩa và cách thể hiện lời

đáp trong hội thoại, Luận văn Thạc sĩ năm 1996; Phạm Văn Tuấn - Cấu trúc
liên kết của cặp thoại, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội 2000; Trịnh Thị
Nga - Phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong dạy học tiếng
Việt, Luận văn Thạc sĩ giáo dục Tiểu học, năm 2005...
Vấn đề dạy học Tập đọc ở bậc tiểu học đã đợc một số tác giả đề cập
nh: Nguyễn Trí, Lê Phơng Nga, Lê A, Nguyễn Thi Thìn, Nguyễn Thị Hạnh,...
TS Nguyễn Trí với Dạy và học môn tiếng Việt ở tiểu học (Theo chơng trình
mới) đã khái quát đợc chơng trình và một số điểm cần lu ý về phơng pháp dạy
và học môn tiếng Việt theo chơng trình mới. PGS.TS Lê Phơng Nga với Phơng pháp dạy tập đọc đã nêu đợc một số quy trình dạy học tập đọc cho các
lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5. Tuy nhiên đây mới chỉ là những quy trình
chung cho các tiết tập đọc chung cho tất cả các dạng văn bản, hơn nữa đó chỉ
là quy trình cho chơng trình tiếng Việt CCGD. Nguyễn Thị Thìn với Câu
tiếng Việt và nội dung dạy - học câu ở trờng phổ thông cũng chỉ mới dừng lại
việc khái quát nội dung dạy học câu trong sách giáo khoa và nêu một số nhận
xét về dạy câu trong sách giáo khoa. Nguyễn Thị Hạnh với Dạy học đọc hiểu
ở Tiểu học đã xây dựng đợc một số quy trình để dạy đọc hiểu. Tuy nhiên
trong cuốn sách này tác giả vẫn cha có quy trình dạy đọc hiểu các văn bản có
lời thoại. Cuốn Đổi mới phơng pháp dạy học văn - tiếng Việt ở trờng phổ
thông do Nguyễn Trí và Nguyễn Trọng Hoàn chủ biên đã tập hợp đợc nhiều


7

bài viết về đổi mới phơng pháp dạy học Văn - tiếng Việt, song vấn đề dạy học
văn bản đọc có câu hội thoại cho học sinh Tiểu học cũng cha đợc đề cập.
Điểm lại những công trình nghiên cứu về phơng pháp dạy câu trên
đây, chúng tôi thấy hầu hết các tác giả đều cha dành sự quan tâm thích
đáng cho việc dạy học văn bản đọc có chứa câu hội thoại. Vì vậy, chúng
tôi chọn đề tài: Vận dụng lý thuyết về câu hội thoại để dạy Tập đọc cho
học sinh lớp 2, lớp 3 để nghiên cứu.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát các bài tập đọc lớp 2, lớp 3 (chơng trình 2000) có chứa nội
dung hội thoại để nắm đợc các câu hội thoại cần dạy cho học sinh.
- Vận dụng lý thuyết về câu hội thoại vào việc dạy Tập đọc lớp 2, lớp
3 nhằm giải quyết những khó khăn, vớng mắc của giáo viên và học sinh,
nâng cao chất lợng dạy và học.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học tiếng Việt
trong trờng tiểu học.
- Khảo sát các bài tập đọc có chứa câu hội thoại trong sách tiếng Việt
2, lớp 3 để làm rõ nội dung kiến thức và các kỹ năng cần rèn luyện.
- Tìm hiểu việc vận dụng lí thuyết về câu hội thoại để dạy Tập đọc
cho học sinh lớp 2, lớp 3.
- Đề xuất quy trình và thực nghiệm một số tiết tập đọc có chứa câu
hội thoại ở lớp 2, lớp 3.
4. Khách thể và đối tợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn tiếng Việt ở tiểu học.
- Đối tợng nghiên cứu:
+ Thực trạng dạy học phân môn tập đọc ở lớp 2, 3 của giáo
viên và học sinh.


8

+ Vận dụng lí luận dạy học Tập đọc ở Tiểu học và lí thuyết câu
hội thoại để dạy học một số văn bản đọc cho học sinh lớp 2, lớp 3.
5. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả đình rằng, nếu vận dụng đợc lí thuyết về câu hội thoại
vào dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 2, lớp 3 thì hiệu quả của giờ học sẽ

đợc nâng cao.
6. Phơng pháp nghiên cứu
- Các phơng pháp nghiên cứu lý thuyết: khảo sát thống kê; so sánh
đối chiếu; phân tích - tổng hợp.
- Các phơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra; thực nghiệm s
phạm; điều tra; trò chuyện phỏng vấn...
7. Đóng góp của luận văn
- Giúp giáo viên có thể vận dụng đợc lí thuyết về câu hội thoại vào
dạy các văn bản đọc có lời thoại, nhằm nâng cao chất lợng giờ Tập đọc ở
lớp 2, lớp 3.
- Đề xuất quy trình dạy học văn bản đọc có câu hội thoại cho học
sinh lớp 2, lớp 3 một cách có hiệu quả.
- Xây dựng và tiến hành thực nghiệm một số tiết Tập đọc ở lớp 2, lớp
3.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận cấu trúc của luận văn gồm 3 chơng:
Chơng 1: Cở sở lý luận và thực tiễn
Chơng 2: Một số phơng pháp dạy học câu hội thoại cho học sinh lớp
2, lớp 3
Chơng 3: Thực nghiệm s phạm


9

Chơng 1:

Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Vấn đề câu hội thoại trong tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm hội thoại
1.1.1.1. Định nghĩa hội thoại

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con ngời. Hoạt
động giao tiếp gồm giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều. Giao tiếp một
chiều là giao tiếp chỉ có một bên nói còn bên kia tiếp nhận hay còn gọi là
độc thoại. Giao tiếp hai chiều là bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở
lại. lúc đó vai trò của hai bên thay đổi: bên nghe trở thành bên nói và bên
nói lại trở thành bên nghe, đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp phổ biến
nhất, căn bản nhất của con ngời là hội thoại.
Hội thoại là một dạng hoạt động ngôn ngữ khác với hoạt động vật lí.
Nó bao gồm ít nhất là hai nhân vật, có thể hơn hai (đa thoại). Hội thoại có
thể dới hai dạng hoặc là lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày của con
ngời nói chung hoặc lời trao đáp giữa các nhân vật trong các văn bản.
Khi bàn về hội thoại có rất nhiều định nghĩa. Chúng tôi xin đa ra một
quan niệm về hội thoại nh sau: Hội thoại là một trong những hoạt động
ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ
cảnh nhất định mà giữ họ có sự tơng tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay
hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định.
1.1.1.2. Các đơn vị hội thoại
Cặp thoại, tham thoại, hành động ngôn ngữ là các đơn vị hội thoại. Ngoài
ra hội thoại còn có một số đơn vị lớn hơn nh: cuộc thoại, đoạn thoại.
a. Cặp thoại: Cặp thoại là đơn vị lỡng thoại tối thiểu. Cặp thoại đợc
hiện thực hoá qua tham thoại trao đáp.
(1)- Các cô có mắng phạt các cháu không?
- Không ạ!
(Ai ngoan sẽ đợc thởng, tiếng Việt 2, tập 2, trang 100)


10

b. Tham thoại: Tham thoại là đơn vị đơn thoại do một cá nhân nói ra
cùng với tham thoại khác lập thành một cặp thoại. Tham thoại có thể trùng,

lớn hơn hoặc nhỏ hơn lợt lời.
Tham thoại trùng lợt lời
(2) Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:
- Cậu có bao nhiêu trí khôn?
- Mình chỉ có một thôi.
(Một trí khôn hơn trăm trí khôn, tiếng Việt 2, tập 2, tr ang 31)
Tham thoại nhỏ hơn lợt lời
(3) - Dì Sáu...
- Dì Sáu làm sao?
- Dì Sáu bị bắt rồi.
Tham thoại lớn hơn lợt lời
(4) Trung băn khoăn:
- Sao chữ bố đẹp thế này mà thầy còn chê?
Bố bảo:
- Đấy là do sau này bố tập viết nhiều, chữ mới đợc nh vậy.
(Quyển sổ liên lạc, tiếng Việt 2, tập 2, trang 119)
c. Hành động ngôn ngữ: Đơn vị tối thiểu tạo nên tham thoại là một
hành động ngôn ngữ. Trong một câu thoại (phát ngôn) có thể có một hành
động ngôn ngữ nhng cũng có thể có một số hành động ngôn ngữ.
(5)- Hai mơi ngàn đồng? (1)- chị ngạc nhiên - Thế tiền đâu rồi? (2)
- Đây không phải là mua bán bằng tiền đâu, chị ạ (1). Em đã đổi
một con chó lấy hai chú mèo con (2). Một con mèo con giá mời ngàn đồng đấy
(3).
(Bán chó, tiếng Việt 2, tập 1, trang 124)
Trong phát ngôn trao của ngời chị gồm hai hành động: Hành động
(1) là hành động xác tín nhng với thái độ ngạc nhiên, hành động (2) là hỏi.
Phát ngôn đáp của ngời em gồm ba hành động: hành động (1) gián tiếp phủ


11


định câu hỏi, hành động (2) và hành động (3) nhằm giải thích cho hành
động phủ định.
Trong đề tài này, chúng tôi gọi phát ngôn tơng đơng với đơn vị câu
trong Hệ thống ngữ pháp truyền thống - câu phân loại theo câu trúc.
1.1.2. Một số kiểu câu thờng gặp trong văn bản hội thoại.
1.1.2.1. ở lời trao
a. Định nghĩa lời trao
Sự trao lời là vận động của ngời nói A hớng lời nói của mình về phía
ngời nghe B.
(6) Đông cầm tay Xuân, bảo:
- Chị là ngời sung sớng nhất đấy! Ai cũng yêu chị. Chị về, vờn cây
nào cũng đâm chồi nảy lộc.
(Chuyện bốn mùa, tiếng Việt 2, tập 2, trang 4)
b. Một số nhân tố chi phối lời trao
b1. Từ xng hô:
Từ xng hô là những từ dùng để xng hô giữa các nhân vật khi giao
tiếp. Từ xng hô gồm hai nhóm: đại từ xng hô đích thực và danh từ xng hô
thân tộc.
Khi giao tiếp từ xng hô có hai chức năng cơ bản:
- Chức năng định vị: Chức năng định vị là chức năng thể hiện sự qui
chiếu của ngời nói và ngời nghe về vai giao tiếp của mình đối với cái đối tợng, sự vật, hành động, tính chất của chúng trong môt hoàn cảnh không
gian thời gian cụ thể.
- Chức năng thể hiện quan hệ liên nhân: Do trong xã hội luôn có mối quan
hệ đan xen, phức tạp mà nó cũng tạo nên mối quan hệ liên nhân đan chéo phức
tạp. Tính chất phức tạp này, một phần đợc thể hiện qua sử dụng từ xng hô.
Việc sử dụng từ xng hô trong hội thoại có các đặc trng sau:
- Đặc trng về sự qui chiếu giữa vai nói và vai nghe sao cho thích hợp.
Chúng luôn xuất hiện thành từng cặp tơng tác. Để có sự qui chiếu này, đòi



12

hỏi ngời nghe phải có sự hiểu biết nhất định về vai nghe nh tuổi tác, thân
sơ, trình độ văn hoá, tính lịch sự, nghi thức giao tiếp.
- Đặc trng về việc sử dụng một thể hai ngôi, nghĩa là một vỏ âm thanh
vừa đợc sử dụng ở ngôi thứ nhất vừa đợc sử dụng cho cả ngôi thứ hai.
- Đặc trng về sử dụng từ xng hô luôn gắn với sắc thái, thái độ ngời
giao tiếp: khinh thờng, trân trọng, thân mật, trịch thợng, kẻ cả hay bình dân.
- Đặc trng về việc sử dụng từ xng hô luôn diễn biến trong quá trình
hội thoại. Khác với từ xng hô trong hệ thống ngôn ngữ, từ xng hô trong hội
thoại thờng linh hoạt và có sự diễn biến trong quá trình hội thoại. Chúng
phụ thuộc vào tâm lí, sự phát triển tình cảm, nhận thức của ngời nói và ngời
nghe.
Một số trờng hợp xng hô trống không trong giao tiếp
- Hai nhân vật giao tiếp ngang hàng, không chênh lệch nhau lắm về
tuổi tác.
- Ngời trao lời lớn tuổi hơn ngời nghe thì có thể không cần dùng từ xng hô với ngời ít tuổi hơn.
- Hai nhân vật giao tiếp có thái độ thân mật.
- Giữa hai nhân vật có quan hệ lấp lửng, cha xác định đúng vị thế của
mình trong đối thoại.
-Nhân vật giao tiếp có thái độ khinh thờng đối với ngời nghe.
b2. Những đề tài, nội dung, chủ đề mà ngời nói đề cập: Cuộc thoại
giữa hai nhân vật bao giờ cũng phải có nội dung nhất định. Còn chủ đề là
cái chủ đích mà ngời nói, ngời nghe cùng đề cập đến trong toàn bộ cuộc
thoại. Đề tài là cái phạm vi hiện thực mà ngời nói đề cập đến nh mùa gặt,
chiến tranh, chết chóc,
b3. Mục đích nói: Có thể nói một nhân tố không thể thiếu đợc khi
giao tiếp là ngời nói đa ra nội dung hớng đến ngời nghe nhằm mục đích gì.
Tuy nhiên, giữa mục đích và nội dung có khi tơng ứng, có khi không hoàn

toàn tơng ứng.


13

b4. Thái độ nói: Ngời nói đa ra nội dung lời trao luôn thể hiện thái độ của
mình vào trong câu nói. Điều này có thể đa đến sự khác biệt trong nội dung ngữ
nghĩa của lời, đó là thái độ bực tức, thái độ đồng tình, thái độ phản đối, thái độ
lấp lửng Thái độ ngời nói có khi nằm ẩn đằng sau nội dung của lời hoặc đi
kém các dấu hiệu cao giọng, động tác của cơ thể nh giơ tay, trợn mắt, giậm chân,
hét, gào chứ không phải lúc nào cũng tơng ứng trên bề mặt câu chữ.
b5. Ngữ cảnh: Ngữ cảnh chính là một trong những yếu tố ảnh hởng
đến ý nghĩa của câu. Mỗi câu nói bao giờ cũng gắn với hoàn cảnh thời gian,
không gian cụ thể. Ngữ cảnh là nhân tố không thể hiện qua từ ngữ nhng ảnh
hởng đến nội dung ngữ nghĩa của câu, giúp ngời nghe hình dung đầy đủ
nghĩa của câu.
c. Một số kiểu câu điển hình ở lời trao
c1. Câu trao là câu hỏi
Khái niệm: Câu hỏi là câu có mục đích thúc giục ngời nghe thông
báo một điều gì đó mà ngời nói nghe cha rõ hoặc ngời nói đa ra nh một yêu
cầu cần làm sáng rõ. Vậy, câu hỏi trong hội thoại là đơn vị của lời nói dùng
để nêu lên một sự chất vấn về những điều cha biết hoặc cần làm sáng rõ và
trực tiếp chờ ngời đáp trả lời.
Xét về chức năng giao tiếp, câu hỏi có nhiều mục đích khác nhau:
Loại phổ biến nhất là câu hỏi có mục đích tơng ứng: chờ đợi một sự
trả lời.
(7) Tôi hỏi:
- Hằng ngày, các em làm gì?
- Buổi sáng, chúng em học trên lớp, buổi chiều làm bài. Ngoài giờ học,
chúng em hát múa, chơi thể thao hoặc trồng rau, nuôi gà để cải thiện bữa ăn.

(Một trờng tiểu học vùng cao, tiếng Việt 3, tập 1, trang 118)
Câu hỏi nhng với mục đích là một câu mệnh lệnh - cầu khiến.
(8) - Cháu có biết cái gậy của ông đâu không? (có nghĩa là đa cái gậy
cho ông)


14

- Tha ông đây ạ!
Câu hỏi nhng với mục đích là một câu trả lời.
(9) Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra hỏi:
- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
- Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị?
(Cò và Cuốc, tiếng Việt 2, tập 2)
Bên cạnh một số kiểu câu hỏi trên, câu hỏi còn có mục đích tu từ,
mục đích khẳng định mạnh, mục đích cảm thán.
Cấu trúc của câu hỏi: Câu hỏi với t cách là lời trao thờng có cấu trúc
đầy đủ C - V. Câu hỏi có đầy đủ C - V thờng mở đầu cuộc thoại. Ngời nói
đa ra những thông tin cần đợc làm sáng tỏ và hớng đến ngời nghe. Vì vậy
trong câu hỏi bao giờ cũng có những trọng điểm, nhờ những phơng tiện hỏi
mà ngời nghe nhận biết để trả lời. Chúng gồm các đại từ, từ tình thái, cặp
phụ từ, quan hệ từ và ngữ điệu, xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong câu.
Và dùng để hỏi cho các thành phần: C - V, định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ,
Hình thức bên ngoài, câu hỏi có cấu trúc đầy đủ C - V không khác gì cấu
trúc câu tờng thuật.
Bên cạnh câu hỏi có cấu trúc đầy đủ thành phần C - V thì còn có câu
hỏi có cấu tạo một thành phần, tuy nhiên số lợng loại này ít hơn. Chúng gồm
các nhóm sau: Câu vắng chủ ngữ nhờ ngữ cảnh; câu vắng chủ ngữ nhờ ngôn
cảnh từ câu đi trớc; câu không phân định C - V nhờ ngôn cảnh; câu vắng chủ
ngữ nhng lại có từ xng hô hớng đến nhân vật hội thoại cụ thể đứng ở cuối câu;

câu vắng chủ ngữ nhng lại có từ, cụm từ thể hiện mục đích, qua đó hớng ngời
nghe vào chính cuộc thoại; câu đặc biệt chỉ có đại từ để hỏi về các lí do xảy ra
sự kiện; câu chỉ có thành tố phụ để hỏi nhờ ngôn cảnh.
c2. Câu trao là câu cầu khiến
Khái niệm câu cầu khiến: Khi bàn đến khái niệm câu cầu khiến các
nhà ngữ pháp có nhiều ý kiến khác nhau:


15

Theo tác giả Diệp Quang Ban: Câu mệnh lệnh (còn đợc gọi là câu
cầu khiến) đợc dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc ngời nghe thực
hiện điều đợc nêu lên trong câu và có những dấu hiệu hình thức nhất định.
Tác giả Nguyễn Kim Thản viết Câu cầu khiến nhằm mục đích nói
lên ý chí của ngời nói và đòi hỏi, mong muốn đối phơng thực hiện những
điều nêu ra trong câu.
Tác giả Hoàng Trọng Phiến nhận định Câu cầu khiến có nhu cầu
của ý chí làm thành yếu tố thờng trực của câu. Nó nêu lên ý muốn của chủ
thể phát ngôn và yêu cầu ngời nghe đáp lại bằng hành động.
Các tác giả Lê Cận, Phan Thiều, viết Câu cầu khiến là loại câu
trong đó nói lên ý muốn, lời cầu mong, mệnh lệnh của ngời nói muốn
truyền đạt cho ngời đối thoại với yêu cầu ngời đối thoại thực hiện những
điều ở trong câu. Trong đề tài này, chúng tôi chọn khái niệm câu cầu
khiến theo cách dùng của Diệp Quang Ban.
Qua khảo sát câu trao là câu cầu khiến trong sự tơng tác với câu đáp,
chúng tôi thấy thái độ của chủ thể phát ngôn đóng vai trò hết sức quan
trọng. Thái độ đó cho phép lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ đi kèm những sắc
thái đánh giá khác nhau để tạo nên giá trị ngữ nghĩa của câu. Đó là sự tinh
tế, sự mềm dẻo, sự cơng quyết, sự phản đối, sự chối từ hay thái độ lấp lửng.
Cùng một câu trao hớng đến ngời nghe nhằm yêu cầu ngời đó thựuc hiện một

hành vi cụ thể nhng câu đó có thể đợc tiếp nhận, bị phản đối, có thể xem là có
văn hoá hay không văn hoá, có thể khiến ngời nghe vui lòng thực hiện hay tức
giận, Chính vì lẽ đó, chúng tôi thấy cần thiết phải chia câu cầu khiến ra
những nhóm nhỏ mang giá trị biểu cảm khác nhau.
Các loại câu trao có ý nghĩa cầu khiến: Xét theo thái độ của ngời
nói đợc thể hiện qua nội dung lời trao, có thể chia ra các nhóm nhỏ sau:
Câu đề nghị: Ngời nói đa ra lời trao đối với ngời nghe đề nghị cho
phép mình thực hiện một hành vi gì đó hay đề nghị ngời nghe thực hiện một


16

hành vi gì đó có lợi cho mình nên sắc thái của câu trao thờng là mềm dẻo,
thể hiện thái độ lịch sự, nhún nhờng phù hợp với mục đích câu đề nghị.
(10) Giang bàn:
- Mình có thể đem bán chúng, chị a.
- Nhng chị sợ không ai mua đâu. Tốt nhất là ta đem cho bớt đi.
(Bán chó, tiếng Việt 2, tập 1, trang 124)
Câu cầu khiến: Ngời nói xuất phát từ một nhu cầu tự thân và mong
muốn đợc ngời nghe đáp ứng.
(11) Cóc tâu:
- Muôn tâu Thợng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề đợc
một giọt ma. Thợng đế cần làm ma ngay để cứu muôn loài.
- Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho ma xuống!
(Cóc kiện trời, tiếng Việt 3, tập 2, trang 122)
Câu khuyên răn: Ngời nói đang thực hiện một hành động bằng ngôn
ngữ là khuyên răn để ngời nghe hớng tới thực hiện theo hành vi khuyên răn
đó. Ngời nghe không nhất thiết thực hiện hành vi đó bằng hành động ngay.
(12) Núp nói với anh Thế:
- Nên để Bok Pa đi. Bok kể đợc nhiều hơn tôi.

Anh Thế cời:
- Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để mà học.
(Ngời con của Tây Nguyên, Tiếng Việt 3,tập 1, trang 103)
Câu mệnh lệnh: Ngời nói đa ra lời trao với thái độ nghiêm trang, bực
tức hay căng thẳng bắt ngời nghe thực hiện theo hành vi mệnh lệnh.
(13) Viên tớng khoát tay:
- Về thôi!
- Nhng nh vậy là hèn.
(Ngời lính dũng cảm, Tiếng Việt 3,tập 1, trang 38)
c3. Câu trao là câu tờng thuật


17

Câu tờng thuật thòng đợc xác định là loại câu đợc dùng để kể, nhận
xét, xác nhận, giải thích, mô tả sự vật với những đặc trng của nó, hoặc việc,
hiện tợng với những chi tiết nào đó. Câu tờng thuật không có dấu hiệu riêng
của mình trong cấu tạo. Hình thức chuyên dùng để biểu thị đồng thời thực
hiện chúng lại chính là cấu trúc cú pháp hai thành phần chính (chủ ngữ - vị
ngữ) hoặc một thành phần chính biểu thị nội dung mệnh đề. Có điều, cái
hình thức đó không phải là của riêng câu tờng thuật. Câu cầu khiến, câu
nghi vấn đều có nội dung mệnh đề nên đều có cấu trúc ngữ pháp cơ bản.
Khi ngời trao lời đa ra câu tờng thuật thì ngời trao chờ đợi ở ngời đáp một
sự đồng tình, hởng ứng. Tuy nhiên, ngời đáp tuỳ vào hoàn cảnh cũng nh chủ
ý của mình mà có các hình thức đáp khác nhau.
(14) Cô bé Vân nói với vẻ tiếc rẻ:
- Đào ngon quá, cháu ăn hết mà vẫn thèm. Còn hạt thì cháu vứt đi
rồi.
- Ôi! Cháu của ông thơ dại quá!
(Những quả đào, tiếng Việt 2, tập 2, trang 92)

c4. Câu trao là câu cảm thán
Câu cảm thán là loại câu thờng đợc dùng để bộc lộ tình cảm, thái độ
đối với vật, việc, hiện tợng có liên quan. Trong câu cảm thán có các phơng
tiện dùng để biểu đạt cảm xúc nh các từ ngữ cảm thán, trợ từ, phụ từ, sự
nhấn giọng,
Lời trao là câu cảm thán thì ngời trao lời muốn bày tỏ thái độ, cảm
xúc của mình và mong muốn ngời nghe hởng ứng, khích lệ.
(15) - Sao mình quen hắn ta?
- Mình hỏi xuẩn ngốc lạ!
(Nhất Linh, Khái Hng: Đời ma gió)
11.2.2. ở lời đáp


18

a. Định nghĩa lời đáp: Đáp lời hay còn gọi là trao đáp là lời của ngời
nghe dùng để đáp lại lời của ngời nói. Khi lời trao không có lời đáp thì
không thành cuộc thoại.
(16) Lời trao đáp của nhân vật Bác Hồ và các cháu Thiếu nhi.
- Các cô có mắng phạt các cháu không?
- Không ạ!
(Ai ngoan sẽ đợc thởng, tiếng Việt 2, tập 2, trang 100)
b. Một số nhân tố chi phối lời đáp
b1. Từ xng hô: Trong quan hệ giữa ngời nói và ngời nghe thì ngời nói
thờng chủ động hơn về nội dung của lời, về thái độ, về việc lựa chọn từ xng
hô. Về phía ngời đáp lại bị ràng buộc bởi nội dung lời trao, thái độ trao lời
cũng nh từ xng hô do ngời nói đa ra. Từ xng hô thờng xuất hiện thành cặp tơng tác: anh,chị/ em, cô/ cháu, chú/ cháu, bố/ con,Trong cách giao tiếp
của ngời Việt thì xng thờng khiêm nhờng còn hô thì tôn ngời nghe lên , đề
cao họ.
(17) Cuốc thấy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi:

- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bún bắn bẩn hết áo trắng sao?
Cò vui vẻ trả lời:
- Khi làm việc, ngại gì bẩn hả chị?
(Cò và Cuốc, tiếng Việt 2, tập 2, trang 37)
Trong cặp trao đáp này cả hai nhân vật Cò và Cuốc đều gọi nhau là
chị và tự qui chiếu mình ở vị thế thấp tuổi hơn nhằm đề cao ngời nghe.
b2. Sự kế thừa nội dung lời trao: Câu trao bao giờ cũng có các nội
dung cụ thể nằm trong những cấu trúc cụ thể. Chúng thờng có dạng: câu
hỏi, câu đề nghị - cầu khiến - mệnh lệnh, Vì vậy, nội dung câu đáp cũng
luôn chịu sự chi phối bởi nội dung ngữ nghĩa lời trao. Nội dung lời đáp phải
hớng vào những trọng điểm nội dung mà lời trao đa ra để tạo nên sự liên kết
nội dung. Chúng làm thành cặp tơng tác cũng nh có sự kết gắn về nội dung.
Đây là nhân tố cần thiết trong cuộc hội thoại trao đáp.
(18) Câu trao là câu hỏi và câu đáp là câu trả lời vào trọng điểm hỏi.


19

- Đi học cả tuần, Dìn có nhớ nhà không?
- Lúc đầu, chúng em cũng nhớ, nhng ở trờng rất vui. Về nhà, ai
cũng mong sớm đến sáng thứ hai để đợc gặp nhau.
(Một trờng tiểu học vùng cao, tiếng Việt 3, tập 1)
(19) Câu trao là câu đề nghị, câu đáp là câu từ chối
- Chị Ngựa ơi! Chúng ta là bạn đờng. Chị mang đỡ tôi với, dù
chỉ chút it thôi cũng đợc. Tôi kiệt sức rồi.
- Thôi, việc ai ngời nấy lo. Tôi không giúp chị đợc đâu.
(Lừa và Ngựa, tiếng Việt 3, tập 1, trang 57)
(20) Câu trao là câu mệnh lệnh và câu đáp là câu phản đối.
Viên tớng khoát tay:
- Về thôi!

- Nhng nh vậy là hèn.
(Ngời lính dũng cảm, tiếng Việt 3, tập 1)
b3. Sự kế thừa phơng tiện hình thức: Câu đáp có tác dụng khép kín
chu trình giao tiếp. Sự khép kín này chính là nét đặc trng khác biệt với câu
trong văn bản miêu tả. Câu miêu tả, về bản chất, tự nó mang thông tin.
Ta có thể gặp các phơng tiện liên kết hình thức sau: Dùng tình thái
từ: vâng, à, ừ, dạ, tha vâng; dùng các đại từ: thế, vây, thế đó; dùng các trợ
từ: thì, mà; dùng quan hệ từ, tổ hợp từ: nhng, còn, vì, nếu, nên, bởi vì, do
đó, bởi thế; lặp lại một bộ phận ở lời trao.
(21) Nai Nhỏ nói tiếp:
- Lần khác nữa, chúng con đang nghỉ trên một bãi cỏ xanh
thì thầy gã Sói hung ác đuổi bắt cậu Dê Non. Sói sắp tóm đợc Dê Non thì
bạn con đã kịp lao tới, dung đôi gạc chắc khỏe húc gã Sói ngr ngửa.
Nghe tới đây, cha Nai Nhỏ mừng rỡ nói:
- Đó chính là điều tốt nhất. Con trai bé bỏng của cha, con có
một ngời bạn nh thế thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa.
(Bạn của Nai Nhỏ, Tiếng Việt 2, tập 1, trang 22)


20

b4. Sự chi phối bởi thái độ ngời trao lời: Câu đáp thờng có những từ
ngữ thể hiện thái độ của ngời nghe nh xác nhận, phản đối, ngạc nhiên, đồng
tình, tán thởng hay lấp lửng. Chính vì vậy, chúng tạo thành cặp tơng tác.
Nếu ngời nói nói với ngời nghe bằng thái độ bực tức, chửi rủa thì ngời nghe
không thể có thái độ đồng tình. Ngợc lại, nếu một ngời nói tỏ ra lịch sự, thì
ngời nghe không có lí gì để nổi cáu và bực tức. Trừ khi anh ta đang ở trạng
thái tình cảm bất bình thờng.
c. Một số kiểu câu điển hình ở lời đáp
c1. Câu trả lời khẳng định

Câu trả lời khẳng định là câu của ngời đáp hớng đến trọng điểm hỏi
nhằm làm sáng tỏ những trọng điểm hỏi đặt ra.
Một số kiểu câu trả lời khẳng định
Câu trả lời khẳng định nhng hình thức là câu hỏi. Do câu hỏi có
trọng điểm hỏi xác định nên cẩu trả lời phải hớng đến trọng điểm hỏi đó
nhng theo chiều khẳng định. Tuy nhiên, câu trả lời này lại có hình thức là
câu hỏi.
(22) Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi:
- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng
sao?
Cò vui vẻ trả lời:
- Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị?
(Cò và Cuốc, tiếng Việt 2, tập 2, trang 37)
Câu trả lời khẳng định nhng hình thức không phải là câu hỏi. Loại
này gồm:
Câu trả lời nhằm hớng vào trọng điểm là những đối tợng mà câu hỏi
đặt ra. Câu hỏi có cấu tạo gồm một kết cấu C - V hay kết cấu một thành
phần (thể hiện một thông tin nhất định) và một đại từ nghi vấn (gì, nào,
ai,...). Câu trả lời nhằm vào các trọng điểm nghi vấn đó: Trả lời cho đối tợng là chủ ngữ, trả lời cho đối tợng làm vị ngữ, trả lời cho đối tợng là định


21

ngữ của danh từ, trả lời cho đối tợng là bổ ngữ, trả lời cho đối tợng là bổ
ngữ phơng tiện, trả lời cho đối tợng là bổ ngữ so sánh, trả lời cho đối tợng là
một phơng diện của hành động, trả lời cho đối tợng là kết quả của sự lựa
chọn.
Trả lời cho chủ ngữ
(23)- Ai vậy?
- Thằng bạn thời Phổ thông.

Trả lời cho vị ngữ
(24) Cây đau điếng, nhng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Cậu tên là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
(Cậu bé và cây si già, tiếng Việt 2, tập 2, trang 96)
Câu trả lời cho vị ngữ hạt nhân: Câu hỏi thờng có hai thành phần:
một thành phần mang thông tin về các sự kiện khác nhau và một bộ phận
tạo tình thái nghi vấn. Tuy vậy, thái độ của ngời nói vẫn nghiêng về khẳng
định nội dung chứa ở bề mặt câu chữ. Câu trả lời có các dạng: Lặp lại bộ
phận làm vị ngữ (từ, cụm từ, cấu trúc C - V) ở câu hỏi để khẳng định cho
nội dung câu hỏi; dùng từ mang ý nghĩa đối lập với bộ phận vị ngữ; đa một
bộ phận mang thông tin từ ngoài vào để khẳng định.
(25) - Các cháu có đồng ý không?
- Đồng ý ạ!
(Ai ngoan sẽ đợc thởng, tiếng Việt 2, tập 2, trang 100)
(26) Bác bán kính thấy thế liền hỏi: Hay là cháu không biết đọc?.
Cậu bé ngạc nhiên: Nếu cháu mà biết đọc thì cháu còn phải mua kính làm
gì?.
(Mua kính, tiếng Việt 2, tập 1, trang 53)
Câu trả lời cho cả nòng cốt câu hỏi: Câu hỏi có cấu tạo gồm một kết
cấu C - V (mang thông tin cụ thể) và một từ tình thái nghi vấn cuối câu,
hoặc có cặp phụ từ có không tạo thức nghi vấn. Câu trả lời gồm các dạng:


22

Câu trả lời đa ra những yếu tố từ vựng bên ngoài vào để thể hiện thái độ của
ngời nói nh thán phục, khen ngợi, xác nhận thông tin từ câu hỏi là đúng;
câu trả lời gồm một bộ phận xác nhận thông tin của câu hỏi, một bộ phận đa từ ngoài vào để biện hộ, giải thích, trình bày lí do.
(27) Cậu bé Xuân nói:

- Đào có vị ngon và mùi thật là thơm. Cháu đã đem hạt trồng vào một
cái vò. Chẳng bào lâu, nó sẽ mọc thành một cây đào to đấy, ông nhỉ?
- Mai sau cháu sẽ làm vờn giỏi - ông hài lòng nhận xét.
(Những quả đào, tiếng Việt 2, tập 2, trang 91)
(28) - Này, vì sao cậu không khắc tên lên ngời cậu? Nh thế có phải
tiện hơn không? - cây hỏi.
Cậu bé rùng mình lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
(Cậu bé và cây si già, tiếng Việt 2, tập 2, trang 96)
Câu trả lời khẳng định nhằm cung cấp thông tin mới: Câu hỏi có cấu
tạo gồm hai bộ phận: một bộ phận vị ngữ do động từ (hoặc cụm động từ),
tính từ (hoặc cụm tính từ) đảm nhận và một bộ phận do các đại từ nghi vấn
thể hiện nhằm hỏi về các phạm vi nh: vị trí, nguyên nhân, mục đích, thời
gian, số lợng, cách thức, Câu trả lời hớng đến các trọng điểm hỏi đó.
Chúng gồm các kiểu: Câu trả lời cung cấp thông tin về mục đích hành
động; câu trả lời cung cấp thông tin về nguyên do; câu trả lời cung cấp
thông tin về nội dung, đối tợng của hành động; câu trả lời cung cấp thông
tin về sự kiện; câu trả lời cung cấp thông tin về thời gian; câu trả lời cung
cấp thông tin về vị trí; câu trả lời cung cấp thông tin về số lợng.
(29) Thấy lạ cậu bé hỏi:
- Bà ơi, bà làm gì thế?
Bà cụ trả lời:
- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
(Câu trả lời cung cấp thông tin về hành động.)


23

(Có công mai sắt, có ngày nên kim, tiếng Việt 2, tập 1)
(30) Lân vội can:

- Đừng! Sao lại xem sổ tay của bạn?
Nghe Lân nói, Thanh bảo:
- Để mang ra sân cùng xem! Các bạn đang đố nhau về các nớc, nhờ
tớ làm trọng tài. (Câu trả lời cung cấp thông tin về nguyên do).
(Cuốn sổ tay, tiếng Việt 3, tập 2, trang 118)
(31) Cậu bé ngạc nhiên:
- Thỏi sắt to nh thế, làm sao bà mài thành kim đợc?
Bà cụ ôn tồn giảng giải:
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim.
Giống nh cháu đi học, mỗi ngày cháu học một tí, sẽ có ngày cháu thành tài.
(Câu trả lời cung cấp thông tin vê cách thức.)
(Có công mài sắt, có ngày nên kim, tiếng Việt 2, tập 2)
(32) Nghe đằng trớc có tiếng hỏi:
- Bé con đi đâu sớm thế?
Kim Đồng nói:
- Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm. (Câu trả lời cung cấp thông tin
về nội dung, đối tợng của hành động.)
(Ngời liên lạc nhỏ, tiếng Việt 3, tập 1)
(33) Vua cho gọi vào, hỏi:
- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?
- Muôn tâu Đức vua - cậu bé đáp - bố con mới đẻ em bé, bắt con đi
xin sữa cho em. Con không xin đợc liền bị đuổi đi. (Câu trả lời cung cấp
thông tin về sự kiện.)
(Cậu bé thông minh, tiếng Việt 3, tập 1)
(34) Tờng mừng quýnh lên:


24

- Con chào bố. Con khoẻ lắm. Mẹ... cũng... Bố thế nào? Bao giờ bố

về?
Bố không cời nữa:
- Tuần sau bố về. Con học giỏi nhé! (Câu trả lời cung cấp thông tin
về thời gian.)
(Điện thoại, tiếng Việt 2, tập 1)
(35) - Chào Cá Con. Bạn cũng ở sông này sao?
- Chúng tôi cũng sống dới nớc nh nhà Tôm các bạn. Có loài cá
sống sông ngòi, có loài ở hồ ao, có loài ở biển cả. (Câu trả lời cung cấp
thông tin về vị trí.)
(Tôm Càng và Cá Con, tiếng Việt 2, tập 2)
(36) - Em bán đợc thật ? Giá bao nhiêu?
Giang đáp:
- Hai mơi ngàn đồng ạ. (Câu trả lời cung cấp thông tin về số
lợng.)
(Bán chó, tiếng Việt 2, tập 1)
Câu trả lời khẳng định nhng mức độ còn lấp lửng: Câu hỏi có cấu tạo
gồm hai phần, một phần mang thông tin sự kiện và một phần thể hiện tình
thái nghi vấn do các tình thái từ và ngữ điệu đảm nhận. Câu trả lời khẳng
định lặp lại chính thông tin do câu hỏi đặt ra nhng mức độ không chắc chắn
nhờ những từ, tổ hợp từ thể hiện tình thái lấp lửng.
(37) Chú cần vụ thắc mắc:
- Tha Bác, làm thế để làm gì ạ?
Bác khẽ cời:
- Rồi chú sẽ biết.
(Chiếc rể đa tròn, tiếng Việt 2, tập 2)
Trên đây là những câu trả lời khẳng định trong sự tơng tác với câu
hỏi. Trên thực tế, cùng một kiểu câu hỏi nhng có thể đợc thể hiện bằng một


25


số câu mang nội dung thông tin khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh mà ngời nói
sử dụng.
c2. Câu trả lời phủ định
Câu trao đa ra một câu hỏi hoặc một lời nhận xét về đối tợng, hoạt
động, tính chất của đối tợng đó. Lời nhận xét đó có thể đúng, sai hoặc cha
đầy đủ, cũng có thể một kết luận còn hồ nghi, cha chắc chắn. Câu đáp thờng thể hiện thái độ của ngời đáp không đồng tình với nội dung đó nên đáp
với thái độ phủ định.
Một số kiểu câu phủ định trong văn bản hội thoại
Câu phủ định nghi vấn: Có thể phủ định bác bỏ nội dung ngữ nghĩa
của câu hỏi bằng hình thức câu hỏi. Với hình thức này, câu đáp thờng mang
nội dung phản bác lại câu hỏi, qua đó bộc lộ ý nghĩa phủ định.
(38) Cuốc thấy vậy, từ trong bụi rậm lần ra, hỏi:
- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
Cò vui vẻ trả lời:
- Khi làm việc, ngại gì bẩn hả chị?
(Cò và Cuốc, tiếng Việt 2, tập 2)
Câu phủ định nội dung bộ phận: Câu phủ định nội dung thờng hớng
đến xác định rõ nội dung ngữ nghĩa do câu hỏi đặt ra theo chiều phủ định.
Loại này thờng sử dụng những phụ từ phủ định: không, cha, chẳng đứng ở
vị trí trớc chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ.
(39) Một em đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cời:
- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?
- Tha cô, giấy không nói đợc đâu ạ!
(Mẩu giấy vụn, tiếng Việt 2, tập 1)
Loại này khác câu phủ định miêu tả ở chỗ, câu phủ định miêu tả hớng đến miêu tả mọt hiện tợng nhng theo hớng phủ định. Còn câu phủ định
nội dung là cung cấp một nội dung mới (dù là phủ định) nhằm đáp ứng một
nhu cầu, một sự chất vấn từ phía ngời hỏi. Câu hỏi hớng về mục đích hành



×