Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

So sánh phương pháp quản lý ba khu đất ngập nước ở an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 145 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

DANH QUYỀN

SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ BA KHU
ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở AN GIANG
Chuyên ngành Quản lý Môi trường
Mã số: 60 - 85 - 10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC

Cần Thơ 09/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

DANH QUYỀN

SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ BA KHU
ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở AN GIANG

Chuyên ngành Quản lý Môi trường
Mã số: 60 - 85 - 10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC MÔI TRƯỜNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGs.Ts. NGUYỄN HỮU CHIẾM


Cần Thơ 09/2011
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và không sao chép công trình
nghiên cứu của người khác, số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong luận văn điều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

DANH QUYỀN

ii


Luận văn kèm theo đây, với tiêu đề “SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ BA KHU ĐẤT
NGẬP NƯỚC Ở AN GIANG”, do DANH QUYỀN thực hiện và báo cáo, đã được Hội đồng
chấm luận án thông qua.

PGs.Ts. NGUYỄN HỮU CHIẾM

Ts. TRẦN THỊ NGỌC SƠN

Ủy Viên

Thư ký

Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN


Ts. CAO VĂN PHỤNG

Phản Biện 1

Phản Biện 2

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011

Ts. LÊ ANH TUẤN
Chủ Tịch Hội Đồng

iii


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên:

DANH QUYỀN

Giới tính:

Nam

Dân tộc:


Khmer

Ngày sinh:

5/5/1979

Nơi sinh:

Kiên Giang

Quê quán:

xã Đông Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Email:



Điện thoại:

0919266680

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học:
Hệ đào tạo:

Chính quy

Thời gian đào tạo:


Từ năm 1999 đến năm 2003

Nơi học:

Trường Đại học Cần Thơ

Ngành học:

Khoa học môi trường

2. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo:

Chính quy

Thời gian đào tạo:

Từ năm 2008 đến năm 2011

Nơi học:

Trường Đại học Cần Thơ

Ngành học:

Quản lý môi trường

Tên luận văn: SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ BA KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở AN
GIANG.

Người hướng dẫn:

PGs.Ts. Nguyễn Hữu Chiếm

Bảo vệ luận văn:

ngày 23/9/2011 tại khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, trường

Đại học Cần Thơ.
3. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh (tương đương trình độ C)
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:
Thời gian
09/2005 đến nay

Nơi công tác
Bộ môn Khoa học đất và tài nguyên thiên nhiên, khoa Nông nghiệp
và tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học An Giang.

iv


CẢM TẠ
Xin được gởi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô bộ môn Quản lý môi trường và bộ môn Khoa học
môi trường, khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ - những
người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Hữu Chiếm khoa Môi trường và tài
nguyên thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng truyền đạt kiến thức chuyên môn,
nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Trân trọng cám ơn anh Huỳnh Ngọc Đức (giảng viên bộ môn Khoa học đất – Tài nguyên
thiên nhiên, khoa Nông nghiệp, trường đại học An Giang), anh Nguyễn Ngọc Lê Trân (cán

bộ phòng Tài nguyên – môi trường huyện An Phú), anh Chau Khen (cán bộ phòng Tài
nguyên – môi trường huyện Tri Tôn), anh Trần Anh Thư (phó giám đốc sở Tài nguyên – Môi
trường An Giang) và UBND xã Khánh Bình, xã Quốc Thái, xã Nhơn Hội, xã Cô Tô, xã Tân
Tuyến, Ban ấp Búng Bình Thiên, ấp Búng Nhỏ, ấp Búng Lớn, ấp Huệ Đức, ấp Tô Phước, ấp
Tân An, ấp Tân Đức và những hộ dân ở các địa điểm nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi và
nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập thông tin thực hiện đề tài.
Các bạn lớp cao học Quản lý môi trường đã động viên, chia sẽ, giúp đỡ tôi trong lĩnh vực
chuyên môn. Chân thành cảm ơn các bạn.
Cuối cùng, tôi rất trân trọng và biết ơn sự hỗ trợ, động viên từ phía gia đình, cho tôi thêm
nghị lực học tập và hoàn thành luận văn này.

DANH QUYỀN

v


Danh Quyền (2011), “SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ BA KHU ĐẤT NGẬP
NƯỚC Ở AN GIANG”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Môi trường, khoa Môi trường – Tài
nguyên thiên nhiên, đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGs.Ts. Nguyễn Hữu Chiếm

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện ở ba địa điểm khu bảo tồn đất ngập nước tỉnh An Giang: Lâm
Trường Tỉnh Đội, Lâm Trường Bưu Điện và Búng Bình Thiên Lớn bằng phương pháp (1)
Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia, (2) Khảo sát sinh kế nông hộ, (3) Phỏng vấn sâu
ban quản lý khu bảo tồn và chính quyền địa phương với mục tiêu tìm ra cách quản lý tốt
nhất, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố chính
ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững do việc khai thái quá mức tài
nguyên thiên nhiên và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân ở vùng đệm. Giữa các
bên tham gia quản lý đất ngập nước, ban quản lý và cộng đồng dân cư sống vùng đệm có vai

trò quan trọng nhất trong việc quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững. Cả ba khu vực này đều
chưa xây dựng quy chế về quản lý đất ngập nước theo quy định của nhà nước. Lâm Trường
Tỉnh Đội không những quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên đất ngập nước mà còn quản lý,
bảo vệ các loài thủy sản, và động vật rừng. Lâm trường Bưu Điện chỉ tập trung vào quản lý
và bảo vệ rừng, chưa thực hiện quản lý các loài động thực vật rừng. Búng Bình Thiên Lớn
tập trung vào bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nguồn nước. Sinh kế người dân sống xung quanh
các khu đất ngập nước phụ thuộc nhiều vào sản xuất lúa 02 vụ, làm thuê và khai thác tự
nhiên.

Từ khóa: đất ngập nước, quản lý, sinh kế, bảo tồn, phát triển bền vững, tài nguyên thiên
nhiên

vi


Danh Quyen (2011), “THE COMPARISION METHOD MANAGEMENT OF THE THREE
WETLANDS IN AN GIANG PROVINCE”, Master thesis in Environmental Management,
College of Environment and Natural Resources Management, Can Tho University.
Supervisors: Assoc. Prof. Nguyen Huu Chiem

ABSTRACT
This study was carried out at three wetlands conservation sites in An Giang province: Tinh
Doi, Buu Dien and Large Binh Thien Lake. The data were collected by three methods: (1)
Participatory rapid appraisal, (2) Farm household livelihood survey, (3) Depth-interviewing
manager of wetlands conservation site and local government. The aim of the study is to find
out the best method on managing, conserving and using sustainably for every site. The results
showed that main factors impacted to wetlands management, conservation and sustainable
use: intensive natural resources exploitation and buffer-zone agriculture activities. Among
wetlands site co-management stakeholders, management board and buffer-zone communities
played the most important role on wetlands management, conservation and natural resources

sustainable use. No private stipulation in wetlands management has been built in these areas
yet. The Tinh Doi site not only managed and protected forest tree but also flora and fauna on
wetlands area. The Buu Dien site only focused on forest tree management and protection, not
on flora and fauna. The Large Binh Thien Lake focused on natural aqua and water resources
protection. Beside, buffer-zone livelihood in these sites has strongly depended on two-rice
crop, hire activities and natural resources exploitation from wetlands area.

Keywords: Wetlands, management, livelihood, conservation, sustainable development,
natural resources

vii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa .......................................................................................................................... i
Lời cam đoan ......................................................................................................................... ii
Trang chấp nhận luận văn ..................................................................................................... iii
Lý lịch khoa học.................................................................................................................... iv
Cảm tạ .....................................................................................................................................v
Tóm tắt .................................................................................................................................. vi
Abstract ................................................................................................................................ vii
Mục lục ............................................................................................................................... viii
Danh sách bảng .......................................................................................................................x
Danh sách hình...................................................................................................................... xi
Danh sách chữ viết tắt .......................................................................................................... xii
GIỚI THIỆU ...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................3
1.1 Định nghĩa đất ngập nước .................................................................................................3
1.2 Chức năng của đất ngập nước ...........................................................................................3
1.3 Giá trị của đất ngập nước ..................................................................................................3

1.4 Quản lý đất ngập nước ......................................................................................................4
1.4.1 Lịch sử quản lý đất ngập nước Thế giới ........................................................................4
1.4.2 Quản lý đất ngập nước ở một số nơi trên Thế giới ........................................................5
1.4.2 Quản lý, bảo tồn và sử dụng đất ngập nước ở Việt Nam ...............................................5
1.5 Đặc điểm vùng nghiên cứu .............................................................................................10
1.5.1 Lâm Trường Tỉnh Đội..................................................................................................10
1.5.2 Lâm Trường Bưu Điện ................................................................................................13
1.5.3 Búng Bình Thiên Lớn ..................................................................................................16
1.5.4 Một số đặc điểm tự nhiên ở ba vùng đất ngập nước ....................................................19
1.6 Giới thiệu phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia và phỏng vấn sâu....................19
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................23
2.1 Thời gian, phương tiện ....................................................................................................23
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................23
2.2.1 Các địa điểm nghiên cứu..............................................................................................23
viii


2.2.2 Số liệu thu thập ............................................................................................................24
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................27
3.1 Yếu tố ảnh hưởng trong việc quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước ............................27
3.1.1 Khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội ..................................................................27
3.1.2 Khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện .................................................................35
3.1.3 Khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn...................................................................42
3.1.4 Tổng hợp một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, bảo tồn các đất ngập nước ..............49
3.2 Phương thức quản lý đất ngập nước của các đơn vị trực tiếp sử dụng ...........................50
3.2.1 Quản lý đất ngập nước của Lâm Trường Tỉnh Đội......................................................50
3.2.2 Quản lý đất ngập nước của Lâm Trường Bưu Điện ....................................................53
3.2.3 Quản lý đất ngập nước của Búng Bình Thiên Lớn ......................................................56
3.2.4 Só sánh phương thức quản lý giữa ba khu đất ngập nước ...........................................58

3.3 Sinh kế người dân sống xung quanh đất ngập nước .......................................................59
3.3.1 Khu vực Lâm Trường Tỉnh Đội ...................................................................................59
3.3.2 Khu vực Lâm Trường Bưu Điện. .................................................................................65
3.3.3 Khu vực Búng Bình Thiên Lớn ...................................................................................70
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................76
4.1 Kết luận ...........................................................................................................................76
4.2 Kiến nghị.........................................................................................................................77
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................78
Phụ lục ..................................................................................................................................80

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Dân cư xung quanh đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội .....................................13
Bảng 2: Dân cư xung quanh đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện ...................................16
Bảng 3: Dân cư xung quanh đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn......................................18
Bảng 4: So sánh một số đặc điểm tự nhiên ở ba khu đất ngập nước ....................................19
Bảng 5: So sánh phương pháp PRA với phương pháp nghiên cứu khác ..............................21
Bảng 6: Đối tượng cung cấp thông tin ở ba địa điểm nghiên cứu .......................................24
Bảng 7: Hạ tầng cơ sở xung quanh đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội ..........................28
Bảng 8: Loại hộ xung quanh đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội ....................................28
Bảng 9: Lịch thời vụ khu vực đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội ...................................29
Bảng 10: Điểm mạnh, yếu, cơ hội và rủi ro trong quản lý Lâm Trường Tỉnh Đội...............33
Bảng 11: Hạ tầng cơ sở xung quanh đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện ......................36
Bảng 12: Loại hộ xung quanh đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện ................................36
Bảng 13: Lịch thời vụ khu vực Lâm Trường Bưu Điện ......................................................37
Bảng 14: Điểm mạnh, yếu, cơ hội và rủi ro trong quản lý Lâm Trường Bưu Điện..............41
Bảng 15: Hạ tầng cơ sở xung quanh đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn .........................43
Bảng 16: Loại hộ xung quanh đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn ...................................43

Bảng 17: Lịch thời vụ khu vực Búng Bình Thiên Lớn .........................................................44
Bảng 18: Điểm mạnh, yếu, cơ hội và rủi ro trong quản lý Búng Bình Thiên Lớn ...............48
Bảng 19: So sánh một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, bảo tồn các đất ngập nước ..........49
Bảng 20: So sánh phương thức quản lý, sử dụng ở ba khu đất ngập nước ...........................58

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Vị trí khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội .....................................................11
Hình 2: Vị trí khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện ....................................................14
Hình 3: Vị trí khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn ......................................................17
Hình 4: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu ...............................................................................23
Hình 5: Hiện trạng khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội .............................................27
Hình 6: Cây vấn đề khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội ............................................31
Hình 7: Các bên liên quan khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội .................................32
Hình 8: Hiện trạng khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện ............................................35
Hình 9: Cây vấn đề khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện ...........................................39
Hình 10: Các bên liên quan khu đất ngập nước Lâm Trường Bưu Điện ..............................40
Hình 11: Hiện trạng khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn ...........................................42
Hình 12: Cây vấn đề khu đất ngập nước Búng Bình Thiên Lớn ..........................................46
Hình 13: Các bên lên quan khu đất ngập nước Lâm Búng Bình Thiên Lớn ........................47
Hình 14: Tổ chức bộ máy quản lý của Lâm Trường Tỉnh Đội .............................................50
Hình 15: Tổ chức bộ máy quản lý của Lâm Trường Bưu Điện ............................................54
Hình 16: Tổ chức bộ máy quản lý của Búng Bình Thiên Lớn..............................................56
Hình 17: Trình độ học vấn của chủ hộ khu vực Lâm Trường Tỉnh Đội ...............................59
Hình 18: Tỷ lệ có tiện nghi sinh hoạt của hộ sống xung quanh Lâm Trường Tỉnh Đội .......60
Hình 19: Tỷ lệ có công cụ sản xuất của hộ ở xung quanh Lâm Trường Tỉnh Đội ...............61
Hình 20: Cơ cấu nguồn thu nhập bình quân tháng của hộ sống xung quanh đất ngập nước
Lâm Trường Tỉnh Đội...........................................................................................................62

Hình 21: Trình độ học vấn chủ hộ khu vực Lâm Trường Bưu Điện ....................................65
Hình 22: Tỷ lệ có tiện nghi sinh hoạt của hộ sống xung quanh Lâm Trường Bưu Điện ......66
Hình 23: Tỷ lệ có công cụ sản xuất của hộ ở xung quanh Lâm Trường Bưu Điện ..............67
Hình 24: Cơ cấu nguồn thu nhập bình quân tháng của hộ sống xung quanh đất ngập nước
Lâm Trường Bưu Điện..........................................................................................................68
Hình 25: Trình độ học vấn của chủ hộ khu vực Búng Bình Thiên Lớn ...............................70
Hình 26: Tỷ lệ có tiện nghi sinh hoạt của hộ sống xung quanh Búng Bình Thiên Lớn .......71
Hình 27: Tỷ lệ có công cụ sản xuất của hộ ở xung quanh Búng Bình Thiên Lớn ................72
Hình 28: Cơ cấu nguồn thu nhập bình quân tháng của hộ sống xung quanh đất ngập nước
Búng Bình Thiên Lớn ...........................................................................................................73

xi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BTNMT

NĐCP
PRA
UBND

Tiếng việt

Tiếng anh
Bộ Tài nguyên môi trường Department of The Natural
Environment
Nghị định chính phủ
Govermental Protocol
Đánh giá nhanh nông thôn có Participatory Rapid Appraisal

sự tham gia
Ủy ban nhân dân
Community Commitee

xii


GIỚI THIỆU
Theo William.J.M and Jame.G.G (2000), quản lý đất ngập nước trên thế giới, sự quan
tâm sớm nhất và cũng là lần đầu tiên đối với tài nguyên này là những hành động của
chính phủ Mỹ trong việc quản lý, bảo vệ bằng cách bán vé cho những người đi săn
chim nước vào năm 1934. Do đó, đã có được 1,8 triệu ha đất ngập nước được bảo tồn
thông qua chương trình này tính đến năm 1995.
Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là
nơi cư trú của loài chim nước, khuyến nghị về việc quản lý, bảo vệ, sử dụng khôn
khéo đất ngập nước và hệ động, thực vật của chúng vì lợi ích của con người. Vì vậy,
khi nghiên cứu về quản lý đất ngập nước cũng phải qua xem xét quan điểm này, để
tìm hiểu về những tồn tại trong quản lý đất ngập nước của chúng ta.
Ở nước ta năm 2003 Nghị định số 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành,
văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, liên quan trực tiếp đến phân công trách nhiệm ở
các cấp quản lý đất ngập nước. Hiện nay (2010), ở nước ta chưa có chính sách cụ thể
về việc quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, cũng như việc
thu hút cộng đồng vào tham gia quản lý chúng. Do vậy, ở nhiều nơi vấn đề quản lý,
bảo tồn và sử dụng loại tài nguyên này còn những mặt tồn tại và nhiều thách thức.
Theo cục Bảo vệ môi trường (2005), những thách thức to lớn đối với việc quản lý, bảo
tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước là cuộc sống cộng đồng dân cư khó
khăn, sự gia tăng dân số, mật độ dân số ở những vùng này cao, tỷ lệ đô thị hóa nhanh.
Các nhà quản lý và những người được thừa hưởng quyền lợi từ đất ngập nước chưa
hiểu biết đầy đủ, thấu đáo về chức năng và giá trị của chúng đối với kinh tế, xã hội và
sinh thái, tầm quan trọng của quản lý, bảo tồn dẫn đến việc sử dụng đất ngập nước ở

một số nơi chưa hiệu quả.
Thực hiện tinh thần Nghị định 109/2003/ĐN-CP của Chính phủ về bảo tồn và phát
triển bền vững các vùng đất ngập nước, và Quyết định 04/2004/QĐ-BTNMT của bộ
Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền
vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004 - 2010. Sở Tài nguyên và Môi trường An
Giang đã tiến hành khảo sát, điều tra và khoanh vùng các khu đất ngập nước có giá trị
đa dạng sinh học và đề nghị bảo tồn trên địa bàn tỉnh.
An Giang có 13 khu đất ngập nước đã được khoanh vùng cần bảo tồn, trong đó có ba
khu có giá trị đa dạng sinh học cao nhất, ưu tiên bảo tồn trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, năm
2007 UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt bảo tồn ba khu đất ngập nước: Lâm Trường
Tỉnh Đội, Lâm Trường Bưu Điện và Búng Bình Thiên Lớn. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu về đất ngập nước ở các khu vực này mới ở mức độ điều tra, khoanh vùng các khu
đất cần bảo tồn, giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.

1


Đơn vị được giao quyền quản lý, sử dụng các khu đất ngập nước có thể có nhiều cách
thức tiếp cận khác nhau phụ thuộc vào mục đích của nhà quản lý, sử dụng. Đôi khi
những mục đích này có thể dẫn đến cách quản lý, sử dụng khác nhau.
Do đó, việc nghiên cứu phương thức quản lý ba khu đất ngập nước ở An Giang nhằm
tìm hiểu, các phương pháp quản lý đó có gì giống hay khác nhau, sử dụng có tính bền
vững hay không? Mục đích nghiên cứu giúp cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng và
người dân sống xung quanh khu các đất ngập nước thu được lợi ích kinh tế mà vẫn
duy trì được chức năng sinh thái của nó.
Để góp phần tìm ra cách giải quyết vấn đề trên, đề tài cần được thực hiện với mục tiêu
đặt ra: So sánh phương thức quản lý ba khu đất ngập nước đã được phê duyệt bảo tồn
trên địa bàn tỉnh An Giang, từ đó tìm ra cách quản lý tốt nhất và sử dụng bền vững tài
nguyên đất ngập nước.
Trong đó, các mục tiêu cụ thể bao gồm:

-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững
ở ba khu đất ngập nước

-

Tìm hiểu phương thức quản lý và bảo vệ khu bảo tồn đất ngập nước của các
đơn vị trực tiếp sử dụng

-

Phân tích các hoạt động sinh kế của người dân sống vùng đệm phụ thuộc vào
tài nguyên đất ngập nước

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa đất ngập nước
Đất ngập nước (wetlands) có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo mục đích nghiên
cứu, quản lý và sử dụng. Theo Công ước Ramsar (1971) “đất ngập nước là những
vùng đầm lầy, sình lầy, vùng than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo,
thường xuyên hay tạm thời, với nước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay
nước mặn, bao gồm cả các vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi thuỷ triều
thấp”.
Công ước Ramsar, phân chia đất ngập nước thành ba loại chính: Đất ngập nước nội
đồng (inland wetlands), đất ngập nước ven biển (coastal wetlands) và đất ngập nước
nhân tạo (human-made wetlands). Ở Việt Nam, phân loại đất ngập nước được dựa
theo Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường. Đất ngập

nước được phân chia thành hai loại, đất ngập nước ven biển và đất ngập nước nội địa.
Đất ngập nước ven biển là vùng ngập nước mặn, nước lợ ven biển, ven đảo có độ sâu
không quá 6 mét khi thuỷ triều thấp gồm: Vùng nuôi trồng thuỷ sản; Bãi cát, sỏi, cuội;
Ruộng muối; Bãi bùn, lầy ngập triều; Đầm phá; Cửa sông; Đồng bằng ven biển, ven
sông ảnh hưởng của thuỷ triều; Rừng ngập mặn; Thảm thực vật mặn; Quần thể san hô.
Đất ngập nước nội địa là vùng ngập nước ngọt, nước phèn gồm: Vùng đất lúa nước, cây
ngập nước khác; Sông, suối, kênh rạch, mương, mặt nước chuyên dùng, thác nước;
Hồ, ao; đầm; Rừng tràm; Bãi bùn, lầy; Hang động ngầm.
1.2 Chức năng của đất ngập nước
Theo Robert.H.K and Robert.L.K (1995), đất ngập nước có nhiều chức năng rất quan
trọng như: Nạp và tiết nước ngầm, cung cấp nước ngọt, điều hòa sinh thái và khí hậu,
xuất khẩu sinh khối, hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ
biển, nơi du lịch giải trí, duy trì độ đa dạng sinh học, tạo môi trường hoạt động cho
nhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, giao thông vận tải thủy,
sản xuất năng lượng, du lịch, khai khoáng, vv… Đất ngập nước là nguồn sống, cung
cấp lương thực cho một bộ phận khá lớn người dân, mang lại lợi ích và giá trị to lớn
về kinh tế xã hội, văn hóa và môi trường.
1.3 Giá trị của đất ngập nước
Theo Cục bảo vệ môi trường (2005a), giá trị kinh tế đất ngập nước góp phần quan
trọng cho sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, năng lượng,
giao thông thuỷ. Các dòng chảy thường xuyên tạo thành các vùng châu thổ rộng lớn
phì nhiêu, có khu hệ cá phong phú với sản lượng cao, nơi cung cấp nguồn lợi cho
nhiều cộng đồng dân cư sống xung quanh.

3


Đất ngập nước có những giá trị văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng và khảo cổ quan trọng đối
với cộng đồng địa phương cũng như quốc gia. Đất ngập nước Việt Nam là cội nguồn
của nền văn minh lúa nước và rộng hơn là nền văn minh nước (water civilization), các

tài nguyên của nó là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ,
nhạc sĩ ở Việt Nam. Có rất nhiều biểu tượng nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia có liên
quan đến đất ngập nước như Hoa Sen được chạm khắc trong các đền chùa, trong các
điệu múa, bài ca dao, biểu tượng mới của hàng không Việt Nam. Chim Hạc (Sếu) và
Rồng là hai trong bốn loài sinh vật quý có ý nghĩa, có đời sống liên quan đến đất ngập
nước, còn là vật thờ thiêng liêng. Đất ngập nước là nơi lưu trữ nhiều hiện vật của các
cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc (cửa Bạch Đằng), nơi gắn liền với các di tích lịch sử
ở cửa Lân thuộc cửa sông Hồng, chiến khu cách mạng U Minh Thượng, vv...
Ở Việt Nam về đa dạng sinh học, chỉ tính riêng các hệ sinh thái nước ngọt có khoảng
2.611 loài thuỷ sinh vật, 1.403 loài tảo, 190 loài giáp xác, 147 loài trai ốc, 546 loài cá,
157 loài động vật nguyên sinh, vv... Các vùng đất ngập nước nội địa lớn như Đồng
Tháp Mười, U Minh và hệ thống sông suối là nơi chứa nhiều loại động thực vật đặc
hữu. Các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển (rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển,
đầm phá, cửa sông) là nơi cư trú của nhiều loài cá, chim di cư, cỏ biển, rong tảo, vv...
Các loài này tạo nên nét độc đáo về sinh cảnh tự nhiên và giá trị đa dạng sinh học cao.
Đất ngập nước vùng cửa sông là nơi có sự đa dạng về các loài chim định cư, di cư, nơi
phân bố của rừng ngập mặn, đầm lầy nước mặn, cỏ biển và tảo. Các đầm phá miền
Trung là nơi cư trú của nhiều loài cá và chim di cư, có nét độc đáo về sinh cảnh tự
nhiên, chứa đựng giá trị đa dạng sinh học lớn.
1.4 Quản lý đất ngập nước
1.4.1 Lịch sử quản lý đất ngập nước Thế giới
Theo William.J.M & Jame.G.G (2000), lịch sử quản lý đất ngập nước thế giới, người
ta cho rằng nó là vùng đất hoang hóa, vùng đất khó trồng trọt, ngập úng chứa chấp
nhiều muỗi mang bệnh, nơi cần tập trung tiêu nước và cải tạo, nên có thể san lấp hoặc
tháo cạn. Đến giữa năm 1970 việc tiêu nước và phá hủy các vùng đất ngập nước vẫn
còn, thậm chí nhiều nơi còn được khuyến khích của các chính phủ và các cơ quan
quản lý làm cho nhiều vùng đất ngập nước đứng trước nguy cơ thu hẹp về diện tích.
Cũng theo William.J.M & Jame.G.G (2000), ở Mỹ năm 1849 đã có đạo luật về đất
đầm lầy, nhưng 100 năm sau, năm 1954 kể từ khi có đạo luật ước tính có tới 26 triệu
ha trong 15 bang đã được cải tạo thành đất sản xuất nông nghiệp. Những đầm lầy ven

biển cũng bị thu hẹp hoặc bị tiêu nước để làm đường giao thông với các cảng, xây nhà
cửa và làm đồng cỏ. Những vùng đất ngập nước nội địa cũng chuyển đổi thành đất đô
thị, xây nhà và làm nông nghiệp. Sự quan tâm sớm nhất, cũng là lần đầu tiên đối với
đất ngập nước là những hoạt động của chính phủ Mỹ trong việc bảo vệ, quản lý bằng
4


cách bán vé cho những người đi săn chim nước vào năm 1934. Vì vậy, đã có được 1,8
triệu ha đất ngập nước được bảo tồn thông qua chương trình này tính đến năm 1995.
Theo Cục bảo vệ môi trường (2006), năm 1971 công ước Ramsar ra đời và đã nhanh
chóng gia tăng các thành viên thanh tham gia từ 23 nước vào đầu năm 1980, tăng lên
55 quốc gia vào đầu năm 1990 (Lê Văn Khoa và ctv 2005). Châu Á và Đông Nam Á
là khu vực có diện tích đất ngập nước lớn của thế giới. Do mật độ dân cư cao (chiếm
60% số dân toàn thế giới) dẫn đến sự phụ thuộc có tính lịch sử, lâu dài của các cộng
đồng dân cư tại đây dựa vào tài nguyên này. Đất ngập nước của khu vực này đang
phải đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng và một số vùng có nguy cơ xoá sổ.
Các nghiên cứu hiện nay về đất ngập nước tại châu Á chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
xác định loại hình và sự phân bố của chúng, nghiên cứu các mối đe doạ hiện tại và yêu
cầu về bảo vệ đất ngập nước, đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước.
Ngày nay, con người đã nhận thức được chức năng, giá trị và vai trò xác thực của đất
ngập nước, dần dần các quốc gia trên thế giới đã quan tâm bảo vệ, khai thác loại tài
nguyên này thông qua nhiều chương trình, dự án nhằm bảo vệ và sử dụng đất ngập
nước một cách hiệu quả và bền vững.
1.4.2 Quản lý đất ngập nước ở một số nơi trên Thế giới
Ở một số nơi trên thế giới, con người tác động vào các vùng đất ngập nước một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng, kiểm soát mực nước hay
bảo vệ một số loài thì được xem là quản lý. Tuy nhiên, những việc làm đó đôi khi làm
thay đổi hệ thống tự nhiên của chúng.
Theo Trương Thị Nga (2007), khu Bharatpur ở Ấn Độ là một trong các khu dự trữ đất
ngập nước nổi tiếng nhất thế giới, nhưng trong những năm gần đây đã trở thành một

hiện tượng càng ngày càng đáng lo lắng. Do những biến đổi về mặt thủy văn với việc
đưa loài Trâu ra khỏi khu bảo vệ, các loài thực vật nhô cao đã phát triển rộng khắp
trên những diện tích lớn và hiện nay khu dự trữ không còn giữ được môi trường đầm
lầy rộng mở có tầm quan trọng cho loài Sếu Sibia, một loài mà làm cho vùng
Bharatpur được ghi nhận là có tầm quan trọng quốc tế. Sự việc tương tự đã xảy ra ở
Costa Rica khi việc chăn thả đã bị cấm ở Vườn quốc gia Palo Verde. Khả năng chống
chịu của vùng bảo vệ này đối với các loài Vịt di trú và các loài chim nước khác bị
giảm đi một cách đáng kể. Vì vậy, khi bảo vệ và bảo tồn các khu đất ngập nước phải
tuân theo quy luật phát triển của từng hệ sinh thái, quản lý phải mang tính tổng hợp và
toàn diện, không đơn thuần chỉ quan tâm phát triển một số loài.
1.4.3 Quản lý, sử dụng và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu đất ngập nước ở Việt Nam

5


Theo Cục bảo vệ môi trường (2006), Việt Nam tham gia Công ước Ramsar năm 1989,
đây cũng là thời điểm chính thức hình thành những nội dung cương yếu về hoạt động
khoa học và bảo tồn thiên nhiên cho lĩnh vực đất ngập nước ở nước ta, do Vụ Điều tra
Cơ bản (nay là Cục Bảo vệ Môi trường) thuộc Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước
(nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) chủ trì. Trên cơ sở các văn bản Công ước, các
tài liệu khoa học trong nước và quốc tế, những vấn đề có liên quan đến đất ngập nước
đã được tổ chức tập hợp lại, xác định những nội dung chuyên đề và xúc tiến hoạt động
nghiên cứu về đất ngập nước một cách chính thức ở Việt Nam.
Cũng theo Cục bảo vệ môi trường (2006), một cuộc hội thảo quốc tế về Sếu đầu đỏ và
đất ngập nước được tổ chức tại Việt Nam (khu Tràm Chim, nay là Vườn Quốc Gia
Tràm Chim, Đồng Tháp) từ ngày 11 đến 17 tháng 01 năm 1990. Đây là hội thảo quốc
tế lần đầu tiên tổ chức ở Việt Nam với chủ đề hoàn toàn mới, không chỉ về lĩnh vực
môi trường sinh thái nói chung mà thực sự mới về vấn đề đất ngập nước, với những hệ
sinh thái vùng ngập nước và sinh cảnh của nó đối với những loài động vật hoang dã,

mà loài Sếu đầu đỏ được lựa chọn là loài đặc trưng cho chương trình nghiên cứu.
Trong hội thảo này các đại biểu từ nhiều trường đại học hoặc viện khoa học (ở các
nước Úc, Nhật, Canada, Hoa Kỳ, Ấn Độ, nhiều nước Châu Âu, Châu Phi, Châu Á) đã
đem tới cho Việt Nam những tư liệu khoa học có tính thực tiễn cao về đất ngập nước,
hệ sinh thái đất ngập nước, phân loại đất ngập nước, tổ chức quản lý và sử dụng bền
vững đất ngập nước. Hội thảo khoa học quốc tế nói trên được xác định là mốc lịch sử
của chương trình nghiên cứu về đất ngập nước ở Việt Nam.
Từ đó, cơ quan quản lý và chỉ đạo cấp Nhà nước trong các chương trình nghiên cứu về
đất ngập nước là Cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực
sự tạo nên những định hướng và giải pháp phát triển nghiên cứu, chương trình hành
động quản lý và bảo vệ những vùng đất ngập nước của Việt Nam.
Cơ sở pháp luật và hệ thống quản lý đất ngập nước
Thời gian qua Nhà nước đã xây dựng và ban hành nhiều loại văn bản luật, dưới luật có
liên quan đến sử dụng, quản lý và bảo tồn đất ngập nước như Luật đất đai, Luật bảo vệ
môi trường, Luật tài nguyên nước, Luật đa dạng sinh học, Luật thủy sản và nhiều văn
bản dưới luật liên quan đến đất ngập nước. Tuy nhiên, hầu hết các loại văn bản đó
được quy định có tác dụng gián tiếp về quản lý, bảo vệ và sử dụng các thành phần hệ
sinh thái đất ngập nước. Cho đến trước năm 2003, Việt Nam chưa có một cơ quan nào
chịu trách nhiệm duy nhất về quản lý đất ngập nước ở cấp trung ương và địa phương.
Nghị định của Chính phủ số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 là văn bản
pháp luật đầu tiên dành riêng cho đất ngập nước có hiệu lực pháp lý cao nhất về quản
lý đất ngập nước, quy định phân cấp quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền

6


vững đất ngập nước rõ ràng. Theo Nghị định số 109/2003/NĐ-CP quản lý Nhà nước
về đất ngập nước được phân chia làm 2 cấp: Cấp Trung ương và cấp địa phương.
Theo Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực (2006), ở Việt Nam không có một cơ quan
nào chịu trách nhiệm duy nhất về quản lý đất ngập nước ở cấp Trung ương. Mỗi bộ,

ngành tùy theo chức năng được Chính phủ phân công sẽ thực hiện việc quản lý theo
lĩnh vực từng ngành. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về đất
ngập nước trong phạm vi đất canh tác lúa nước, các khu rừng là vườn quốc gia hay
khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, các công trình thủy lợi, các hồ chứa. Bộ Thủy
sản chịu trách nhiệm về đất ngập nước trong phạm vi diện tích mặt nước nuôi trồng
thủy sản và vùng ven bờ biển. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về đất
ngập nước trong phạm vi các dòng sông, là cơ quan điều phối các hoạt động chung
của quốc gia về đất ngập nước, nhất là các hoạt động liên quan đến Công ước Ramsar.
Các cơ quan khác liên quan đến sử dụng đất ngập nước như giao thông thủy, du lịch,
thủy điện,... Một đặc điểm cơ bản là các vùng đất này ở Việt Nam là nơi sinh sống của
các cộng đồng dân cư từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã hình thành những giá trị văn
hóa, tập quán canh tác đặc thù. Vì vậy mà việc quản lý tài nguyên này không thể tách
biệt chuyên ngành với việc phát triển cộng đồng. Vấn đề tồn tại là sự thiếu đồng bộ
trong quy hoạch phát triển một vùng đất ngập nước, thiếu sự phối hợp giữa các ngành
trong quản lý tổng hợp đất ngập nước. Việc quản lý và sử dụng khôn khéo đòi hỏi
phải có chính sách và biện pháp đồng bộ và tổng hợp.
Cũng theo Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực (2006), Việt Nam có 64 tỉnh và thành
phố trực thuộc trung ương, UBND các tỉnh là một cơ quan hành chính cao nhất của
tỉnh, dưới UBND tỉnh có các cơ quan cấp sở được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ
cấp trung ương. Vì vậy, tình hình quản lý đất ngập nước ở cấp tỉnh cũng tương tự như
ở cấp trung ương, nghĩa là mỗi sở, ngành sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh
vực của mình. Trong đó, có vấn đề liên quan đất ngập nước theo quy định của pháp
luật và sự phân công của UBND tỉnh. Các cơ quan cấp tỉnh, sự hiểu biết về đất ngập
nước ở còn rất hạn chế, vì vậy sự tuyên truyền, giáo dục người dân địa phương về đất
ngập nước cũng là một tồn tại chưa thể khắc phục được.
Theo Cục bảo vệ môi trường (2005a), quản lý đất ngập nước cấp huyện do UBND
huyện quản lý, lập quy hoạch, kế hoạch quản lý bảo vệ phát triển các khu đất ngập
nước trên địa bàn huyện, trình Hội Đồng Nhân Dân huyện về các khu bảo tồn đất
ngập nước có thể được xếp hạng, hướng dẫn lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ phát triển đất ngập nước của UBND các Xã, giao đất theo thẩm quyền quyết định

của cấp huyện, thành lập các Ban quản lý tiến hành quản lý các khu bảo tồn thiên
nhiên trên địa bàn huyện theo phân hạng đối với rừng đặc dụng và quản lý vùng đệm.
Tại cấp huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường giúp UBND huyện thực hiện chức

7


năng quản lý đất ngập nước, tuy nhiên hiệu quả quản lý ở nhiều nơi chưa cao, trừ các
huyện có các khu bảo tồn đất ngập nước đã được xếp hạng.
Cũng theo Cục bảo vệ môi trường (2005a), quản lý đất ngập nước cấp xã do UBND
xã quản lý như lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển các khu đất ngập nước trên
địa bàn xã, lập phương án giao đất cho các gia đình tại các vùng đệm. Quản lý việc sử
dụng vùng đệm, hạn chế gây sức ép đối với khu bảo tồn đất ngập nước, xác lập ranh
giới rừng và đất lâm nghiệp cho các chủ rừng, theo dõi, báo cáo diễn biến tài nguyên
đất ngập nước, phối hợp với kiểm lâm và các lực lượng có liên quan và các tổ chức
quần chúng để bảo vệ đất ngập nước, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân bảo
vệ đất ngập nước, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
Các hoạt động sử dụng đất ngập nước
Theo số liệu của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (2001), diện tích đất ngập
nước ở Việt Nam hơn 10 triệu ha, phân bố ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Tuy
nhiên, phần lớn diện tích đất ngập nước dành cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản, phát triển hệ thống thủy lợi, thủy điện. Trong đó, diện tích
được sử dụng cho mục đích trồng lúa và nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 75%, đất
được giao cho nông hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và tập quán canh tác
từng vùng. Phần diện tích đất ngập nước còn lại do nhà nước quản lý, và thường được
sử dụng thông qua một dự án đầu tư hay kế hoạch quản lý được nhà nước phê duyệt
và cấp kinh phí. Việc sử dụng đất ngập nước bắt đầu bằng việc quy hoạch sử dụng đất
cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và các cấp chi tiết hơn, dựa trên các đặc điểm tự
nhiên, kinh tế xã hội và các mục tiêu phát triển mà Chính phủ đề ra cho từng vùng và
từng tỉnh.

Các hoạt động bảo tồn đất ngập nước
Công tác bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam đã có hệ thống các khu bảo tồn theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/09/2003 bao gồm
các loại hình: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo
tồn các loài và nơi cư trú, khu bảo tồn cảnh quan. Năm 2001, Việt Nam có 68 khu đất
ngập nước có giá trị đa dạng sinh học và môi trường. Trong số này có 14 là vùng đất
ngập nước đã được thành lập theo các quyết định của Thủ Tướng Chính phủ. Ở Việt
Nam, cho đến nay vẫn chưa có quy chế quản lý đất ngập nước riêng phù hợp với đặc
thù của các loại hình đất ngập nước. Các Vườn quốc gia và khu bảo tồn là các khu đất
ngập nước hoặc có một phần diện tích là đất ngập nước vẫn phải tuân theo quy chế
quản lý rừng đặc dụng. Ở các khu này chưa có khái niệm “sử dụng khôn khéo” đất
ngập nước, vì hoạt động chính vẫn là bảo tồn. Hầu hết, các khu này còn rất khó khăn
về vốn đầu tư, hàng năm nhận được nguồn kinh phí hạn chế từ ngân sách tỉnh là chủ
yếu (Cục bảo vệ môi trường, 2005b).
8


Nghị Định 109/2003/NĐ-CP đã nêu “Phát triển bền vững các vùng đất ngập nước là
các hoạt động sử dụng, khai thác hợp lý tiềm năng về phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội trong giới hạn cho phép nhằm duy trì chức năng sinh thái và bảo vệ môi trường
các vùng đất ngập nước” (khoản 2, điều 3), và theo Cục bảo vệ môi trường (2005) các
phương pháp tiếp cận quản lý tài nguyên đất ngập nước ở Việt Nam đã và đang áp
dụng ở nhiều mức độ khác nhau bao gồm:






Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng ở Xuân Thủy, Tiền Hải, Thị Nại

Đồng quản lý tài nguyên ở Phá Tam Giang – Cầu Hải, Phong Điền, Dakrong.
Dự án bảo tồn và pháp triển tổng hợp ở Cát Tiên, U Minh
Cách tiếp cận quản lý liên ngành ở nhiều khu bảo tồn đất ngập nước
Quản lý dựa trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái ở Cát Tiên, Tam giang – Cầu Hải

Theo Cục bảo vệ môi trường (2005b), quản lý dựa trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái
được xem là phương pháp mang tính tổng thể hơn cả, và Nguyễn Chí Thành (Phân
viện trưởng, phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ, 2005) cho rằng “trách nhiệm
quản lý đất ngập nước theo cách tiếp cận hệ sinh thái, (1) Vấn đề quy hoạch bảo tồn
và phát triển bền vững đất ngập nước cho toàn quốc là công việc và trách nhiệm của
Chính phủ, (2) Vấn đề quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước trong
phạm vi mỗi tỉnh là công việc và trách nhiệm của UBND tỉnh, (3) Vấn đề bảo tồn và
sử dụng bền vững đất ngập nước trong phạm vi một dự án là công việc và trách nhiệm
của chủ đầu tư dự án và những người phê duyệt dự án, (4) Vấn đề bảo tồn và sử dụng
bền vững đất ngập nước trong phạm vi một cộng đồng dân cư là công việc và trách
nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã, (5) Vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững
đất ngập nước trong phạm vi nông hộ là công việc và trách nhiệm của nông hộ.
Cũng theo Cục bảo vệ môi trường (2005b), các nghiên cứu cho thấy có khoảng 20%
dân số sinh sống ở vùng đất ngập nước và phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động khai thác
và sử dụng tài nguyên đất ngập nước. Trên thực tế, việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất
ngập nước là nền tảng cơ bản đảm bảo cho an ninh lương thực, sức khỏe, phát triển
nông nghiệp và công nghiệp của đất nước. Hệ sinh thái đất ngập nước cũng góp phần
duy trì các điều kiện môi trường cơ bản đối với đời sống con người và tự nhiên. Tuy
nhiên, hầu hết các cộng động dân cư sống xung quanh các khu đất ngập nước còn
nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế.
Theo Nguyễn Viết Cách và ctv (2009), cuộc sống người dân ở các vùng đất ngập nước
nghề nghiệp chính là trồng lúa, chăn nuôi nhưng mang lại thu nhập thấp, nhiều hộ vẫn
phải đi vay mượn để mua lương thực trung bình 02 tháng trong năm, phần lớn người
dân muốn phát triển sinh kế theo hướng phát triển nghề trồng lúa, nghề chăn nuôi đặc
biệt là nhóm hộ nghèo. Thu nhập của hộ nghèo phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động

liên quan tới đất ngập nước và chiếm tới 45% trong tổng thu nhập. Cộng đồng dân cư
9


đã có nhận thức trong việc nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản phương pháp nào nên dùng,
phương pháp nào không nên dùng.
1.5 Đặc điểm vùng nghiên cứu
1.5.1 Lâm Trường Tỉnh Đội
Lịch sử hình thành và quản lý
Lâm Trường Tỉnh Đội hình thành vào năm 1983 trên cơ sở là vùng đất hoang hóa
chưa sử dụng, UBND tỉnh An Giang giao cho Tỉnh Đội An Giang quản lý với tổng
diện tích 1.672 ha. Lâm trường trực tiếp đầu tư, khai phá trồng mới rừng theo phương
thức rừng sản xuất, quản lý và khai thác.
Mục đích trồng Tràm của Lâm Trường “Tái tạo rừng và phát triển rừng tràm trên đất
phèn nặng, rửa phèn và cải tạo đất. Khai thác tràm cừ phục vụ cho các công trình xây
dựng và chất đốt cho người dân sống xung quanh Lâm Trường. Tạo môi trường sống
cho cá nước ngọt, chim nước, lưỡng cư - bò sát và các loài động vật hoang dã khác”.
Năm 1983 với diện tích được giao sử dụng Lâm Trường tiến hành cải tạo đất, gieo xạ
tràm, đào các tuyến kênh và xây dựng đê bao. Sau đó thực hiện công tác chăm sóc,
quản lý và khai thác.
Năm 1990 Lâm Trường Tỉnh Đội tiến hành cải tạo hệ thống kênh mương, đê bao,
trồng mới các vùng đất trống và trồng lại các lô rừng tràm kém phát triển. Thực hiện
quy hoạch chi tiết phân khu sản xuất (khu A,B,C,D,E), khu A 250 ha, khu B 500 ha,
khu C 300 ha, khu D 300 ha, khu E 322 ha. Trong đó, khu A được bảo vệ tốt nhất, hầu
hết tràm trên 10 tuổi.
Ngày 28/3/2007 UBND tỉnh An Giang có quyết định phê duyệt toàn bộ diện tích Lâm
Trường Tỉnh Đội là khu vực bảo tồn đất ngập nước.
Ngày 16/5/2007 UBND tỉnh An Giang có quyết định phê duyệt về việc điều chỉnh
diện tích khu vực đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội còn 250 ha thuộc khu A.
Vị trí – diện tích

Lâm Trường Tỉnh Đội thuộc xã Tân Tuyến và xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang. Ranh giới sử dụng của Lâm Trường được xác định phía Đông và phía Tây giáp
đất ruộng, phía Bắc giáp Lâm Trường Bình Minh, phía Nam giáp Lâm Trường Bưu
Điện và đất ruộng. Trong đó, vị trí của khu bảo tồn đất ngập nước phía Đông giáp
Lâm Trường Bưu Điện, phía Tây giáp đất ruộng, phía Bắc giáp tỉnh lộ 943, phía Nam
giáp đất ruộng (Hình 1).

10


Vị trí khu
đất ngập nước

Hình 1: Vị trí khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội
Nguồn: Goodgle map

Tổng diện tích của Lâm Trường Tỉnh Đội được là 1.672 ha, trong đó diện tích các
trảng cỏ ngập nước theo mùa khá rộng khoảng 380 ha, kênh mương và lung đìa ở đây
ngập quanh năm (Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2005). Trong đó, khu bảo
tồn đất ngập nước ở Lâm Trường Tỉnh Đội nằm gần như toàn bộ trong địa phận xã
Tân Tuyến và một phần thuộc xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang với diện tích
bảo tồn 250 ha thuộc khu A.
Địa hình – thổ nhưỡng
Khu vực nằm trong vùng Tứ Giác Long Xuyên và gần với núi Cô Tô nên địa hình
phần lớn khá cao, nhất là khu vực gần chân núi nghiêng và dốc về phía Đông. Vào
mùa lũ cường độ mạnh nhất từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 10, nước sẽ tràn vào nội
đồng Lâm Trường và thường bị ngập sâu vào mùa lũ từ 1-3 m.
Theo tài liệu phân tích thổ nhưỡng tỉnh An Giang thành lập năm 1985 do trường Đại
Học Cần Thơ thực hiện, khu vực Lâm Trường Tỉnh Đội có 05 nhóm đất chính sau:
Đất phù sa có phèn nhẹ phát triển ít hữu cơ; Đất phù sa có phèn trung bình chưa phát

triển, có phèn cạn; Đất phù sa có phèn trung bình chưa phát triển; Đất phù sa nâu phát
triển, nhiều hữu cơ điển hình; Đất phèn hiện đại điển hình (Sở Tài nguyên và Môi
trường An Giang, 2005).
Khí hậu – thủy văn
11


Khí hậu khu vực mang đặc điểm chung của vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ cao đều
quanh năm và khá ổn định, trung bình năm khoảng 280C, biên độ nhiệt của tháng lạnh
nhất và nóng nhất là khoảng 230C - 360C. Lượng mưa tương đối nhiều và phân bổ
theo hai mùa rỏ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 với lượng
mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa của cả năm và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Cửu Long, mùa
lũ nước sẽ tràn về nội đồng gây ngập, đỉnh lũ cao nhất là +3,0 m (Sở Tài nguyên –
Môi trường An Giang, 2005).
Sự đa dạng sinh học
Theo kết quả điều tra khảo sát của sở Tài nguyên và Môi trường An Giang (2005),
tính đa dạng sinh học ở khu vực Lâm Trường Tỉnh Đội được ghi nhận với sự hiện diện
của các loài: 55 loài chim, 29 loài cá, 28 loài lưỡng cư – bò sát và 42 loài thực vật.
Động vật, hệ chim có số lượng loài phong phú hơn cả, phổ biến là các loài như Trích,
Cồng cộc, Cò, Diệc, Vịt trời,… Có 02 loài chim đặc biệt đáng quan tâm là Vịt mào và
Hạc cổ trắng đây là loài đang bị suy giảm nghiêm trọng ở Đông Nam Á, loài sắp bị đe
dọa là Điêng điểng cũng ghi nhận có 02 cá thể. Chim rừng trong Lâm Trường không
nhiều lắm, chỉ gặp phổ biến các loài Chích bụng vàng, Rẻ quạt Java, Hút mật họng
tím. Cá chủ yếu là các loài cá nước ngọt du nhập vào rừng theo nước lũ hàng năm như
Lóc, Rô, Trê trắng, Trê vàng, Sặc rằn, Sặc bướm, Chốt giấy, Chạch, Cá dảnh, Cá
he,… Lưỡng cư – bò sát bao gồm Thằn lằn, Kỳ nhông, các loài Rắn nước, Rắn hổ
ngựa, Rắn hổ hành, Rắn ri voi, Rắn ri cá, Rùa, Ba ba, Cóc nhà, Ếch đồng,…
Thảm thực vật chính của Lâm Trường là rừng tràm trồng với các loài tràm Nội và
tràm Úc. Thảm thực vật sát mặt đất ở vùng này thường thưa thớt ưu thế cỏ chỉ và năng

ngọt, ngoài ra còn có các loài như: Cỏ bấc, Cỏ ống, Sậy, Cỏ mồm mỡ, Cỏ nhỉ cán, Lúa
ma, Rau dừa, Nhàu nước, Vòi voi, Lác nước, Bìm nước,… Ở những nơi ngập sâu
(kênh, mương) thường thấy các loài thực vật thủy sinh như: Sen, Súng, Lục bình, Bèo
tai chuột, Nghễ, Rau muống,…
Các kiểu sinh cảnh của Lâm Trường được ghi nhận trong vùng là kênh có nước
thường xuyên, rừng tràm trồng ngập lũ và trảng cỏ ngập nước theo mùa.
Phân bố dân cư
Dân cư sống xung quanh khu đất ngập nước Lâm Trường Tỉnh Đội có 694 hộ với
3.141 người. Trong đó, ấp Tân Đức thuộc xã Tân Tuyến có 105 hộ với 468 người
phân bố dọc theo tỉnh lộ 943, ấp Huệ Đức và ấp Tô Phước thuộc xã Cô Tô có 589 hộ
với 2.673 người sống dọc theo trục lộ kênh 13 ở phía tây Lâm Trường.

12


×