Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Số từ trong ca dao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.12 KB, 65 trang )

Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn

Lời nói đầu
Số từ trong ca dao Việt Nam tạo thành một đặc điểm tiêu biểu. Tìm
hiểu số từ trong ca dao Việt Nam, chúng ta không chỉ hiểu sâu hơn về ca
dao và về số từ mà chúng ta còn thấy đợc cái độc đáo của sự có mặt số từ
trong ca dao Việt Nam.
Là một sinh viên khoa Ngữ Văn, yêu thích tìm hiểu ca dao Việt Nam,
chúng tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu vấn đề này. Trong quá trình thực hiện đề
tài, tôi đã nhận đợc sự hớng dẫn tận tình của PGS.TS Phan Mậu Cảnh, sự
góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ Văn trờng đại học
Vinh, cùng với sự động viên, cổ vũ của các bạn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn
chân thành tới tất cả !
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song bản thân khoá luận này không
thể tránh khỏi những thiếu sót do điều kiện khách quan và hạn chế về trình
độ của ngời thực hiện. Tôi rất mong đợc sự góp ý chân thành của các thầy
giáo, cô giáo cũng nh tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến vấn đề này.
Xin cảm ơn !
Vinh, tháng 5 năm 2004
Dơng Thị Thao

1


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn

mở đầu
1. Lí do chọn đề tài:
Ngay từ khi lọt lòng mẹ, chúng ta đã đợc nghe những câu ca dao ngọt
ngào, đằm thắm. Đó là lời ru ầu ơ của mẹ đa ta vào giấc ngủ nồng say. Nói nh
vậy để chúng ta thấy đợc, đối với ngời Việt Nam, ca dao là một loại hình nghệ


thuật có vị trí đặc biệt quan trọng, nó đợc sáng tạo nên do nhu cầu bộc lộ tình
cảm, giãi bày tấm lòng, nói lên bao niềm khát khao trăn trở về hiện thực đời sống
xã hội, của các thành phần c dân trên lãnh thổ Việt Nam qua các thời đại.
Đối với các nhà nghiên cứu, ca dao là một mảnh đất ẩn chứa ở đó biết bao
nhiêu giá trị để họ khai thác, tìm hiểu.
Trong giới nghiên cứu từ trớc đến nay, mặc dù đã có hàng loạt các công
trình tìm hiểu về ca dao, nhng nhìn chung số từ cha đợc đề cập đến nhiều .
Việc tìm hiểu số từ trong ca dao Việt Nam cũng góp một phần vào việc sử
dụng ngôn ngữ, phân tích cái hay cái đẹp của nó trong đời sống, trong tác phẩm
nghệ thuật.
Chính vì những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Số từ trong ca dao
Việt Nam" cho khoá luận tốt nghiệp của mình .
2. Đối tợng và mục đích nghiên cứu:
Khoá luận tìm hiểu về ca dao và về số từ dùng trong ca dao. Tiến hành
khảo sát, thống kê phân loại các số từ trong ca dao, nêu tần số xuất hiện của số từ
và tiểu loại của số từ, từ đó rút ra nhận xét các đặc điểm sử dụng của nó trong ca
dao Việt Nam .
Đối tợng khảo sát của khoá luận là cách dùng số từ trong ca dao Việt Nam,
đợc khảo sát trong cuốn Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (tập 4 quyển 1về tục ngữ và ca dao), NXB Giáo dục, 1999.

2


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
3. Lịch sử vấn đề :
Ca dao là một đối tợng thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Khi tìm hiểu ca dao nhìn một cách tổng quát, các nhà nghiên cứu thờng đi vào
khai thác những vấn đề nh tên gọi, phân loại ca dao, nội dung và nghệ thuật của
ca dao
Hàng loạt các bài viết bình giảng, phân tích về ca dao đã đợc in trong các

cuốn sách, các tạp chíTuy nhiên vấn đề số từ trong ca dao Việt Nam lại ít đ ợc
giới nghiên cứu đề cập đến một cách cụ thể cũng nh cha đợc nghiên cứu trên bình
diện rộng.
Khi đề cập đến số từ trong ca dao Việt Nam, các bài viết chỉ dừng lại ở
một số bài ca dao, câu ca dao và phân tích ý ghĩa của việc sử dụng các số từ đối
với bài ca dao đó, với câu ca dao đó.
Tạ Đức Hiền trong cuốn "Bình luận, bình giảng tục ngữ ca dao Việt Nam",
NXB HN, 2002, khi đi vào tìm hiểu các bài ca dao, tác giả đã nói đến tác dụng, ý
nghĩa của các số từ trong ca dao. Ví dụ ở câu ca dao :
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
tác giả đã viết : "Nhà thơ dân gian không sử dụng một bổ ngữ, một trạng ngữ mà
lại dùng số từ "chín chiều" để bộc lộ tâm trạng thật là độc đáo" [4;45].
Hay Nguyễn Thị Thơng trong bài viết "Bảy tám chín mong mời tìm"
đăng trong đặc san "Văn học và tuổi trẻ" số tháng 2-2001, đã nhấn mạnh đến
việc hàng loạt các số từ xuất hiện trong một bài ca dao: "Một loạt số từ sắp xếp
theo thứ tự tăng dần từ thấp đến cao, kết nối thật tự nhiên và hài hoà với các tính
từ diễn tả các cung bậc tình cảm tăng tiến dần từ mức độ nhẹ đến mức độ sâu
đậm hơn" [13;56]. Tác giả Triều Nguyên trong cuốn " Tiếp cận ca dao bằng phơng pháp xâu chuỗi" ,NXB Thuận Hoá, Huế, 2003, khi khảo sát một số bài ca
dao có cấu trúc một, hai,, m ời thơng đã viết : "Các số từ "một", "hai", ,"m ời"
ở vi trí đầu của mời dòng thơ, thể hiện sự chặt chẽ, khuôn thớc, tơng đơng với
3


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
cách nói : một là , hai là; điều thứ nhất là, điều thứ hai là chúng nhằm báo
trớc, nhấn mạnh điều sắp nói ra là dứt khoát, quan trọng và cũng chủ đích với
điều đã nói "
Hay các tác giả khi nói về các tiểu loại của số từ nói chung, đã lấy ca dao
làm ví dụ và phân tích ý nghĩa của số từ trong các câu ca dao.

PGS - TS Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn "Ngữ pháp Tiếng Việt", NXB Giáo
Dục, 1999 khi nói về tiểu loại số từ đợc dùng với nghĩa biểu trng đã nhấn mạnh
"Đặc biệt trong ca dao, trong lối nói của dân gian làng quê, số từ đợc sử dụng với
nghĩa biểu trng" .
Và tác giả đã lấy các ví dụ: "Số ba - biểu thị sự dang dở, chia li, cách trở :
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
Nhìn chung lại, việc đề cập đến số từ trong ca dao Việt Nam đã có rất
nhiều các tác giả nói đến. Nhng các bài viết mới chỉ dừng lại ở một số khía cạnh
nào đó, hay chỉ mới lớt qua, mới chỉ nói ở những mặt khác nhau mà cha đi vào
tìm hiểu một cách khái quát, cha có bề rộng. Vì vậy với khoá luận này chúng tôi
muốn đi vào tìm hiểu một cách rõ ràng và bao quát về "số từ trong ca dao Việt
Nam ".
4. Nhiệm vụ của khoá luận :
Để đạt đợc mục đích trên, nội dung nghiên cứu của đề tài này tập trung
giải quyết các vấn đề sau :
- Khảo sát số từ trong ca dao nói chung và khảo sát phân loại các tiểu loại
của số từ trong ca dao Việt Nam nói riêng.
- Phân tích miêu tả khả năng kết hợp, số lợng của số từ trong ca dao nói
chung và tiểu loại số từ trong ca dao nói riêng.
- Nhận xét và rút ra ý nghĩa của số từ trong ca dao Việt Nam.

4


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
5 . Phơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đợc nhiệm vụ mà khoá luận đã nêu, chúng tôi phải dùng
nhiều phơng pháp khác nhau mang tính kết hợp hoặc độc lập theo nội dung hoặc
công đoạn nghiên cứu.

- Phơng pháp thống kê phân loại các tiểu loại của số từ .
- Phơng pháp phân tích: Trong quá trình khám phá, tìm hiểu số từ trong ca
dao Việt Nam, chúng tôi dùng phơng pháp phân tích các ý kiến, cá dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề và các luận điểm đã nêu.
- Phơng pháp miêu tả, so sánh và đối chiếu: Trong quá trình tìm hiểu số từ
trong ca dao Việt Nam, chúng tôi so sánh, đối chiếu giữa các tiểu loại số từ có
trong ca dao Việt Nam .
- Phơng pháp quy nạp và diễn dịch: Trong quá trình triển khai khoá luận
phải đi từ những chi tiết cụ thể đến tổng hợp và khái quát, nêu lên những kết luận
nhất định.
6. Cấu trúc của khoá luận:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của khoá luận gồm:
Chơng1. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.
1.1. Một vài nét về số từ.
1.2. Một số nét về ca dao.
Chơng 2. Số từ trong ca dao Việt Nam .
2.1. Số từ trong ca dao nói chung.
2.2. Những tiểu loại số từ trong ca dao.
2.3. ý nghĩa của số từ trong ca dao .

5


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn

Chơng 1. Những vấn đề lý thuyết
liên quan đến đề tài.
1.1. Một vài nét về số từ :
Số từ là từ loại đã đợc nhiều tác giả đề cập đến trong các công trình
nghiên cứu, cụ thể gồm các tác giả sau:

- Nguyễn Tài Cẩn: "Ngữ pháp tiếng Việt " -NXB Đại học quốc gia Hà
Nội,1996.
- Nguyễn Anh Quế: "Ngữ pháp tiếng Việt"- NXB Giáo dục, 1996.
- Lê Biên: Từ loại tiếng Việt hiện đại" - NXB Giáo dục , 1998.
- Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung: "Ngữ pháp tiếng Việt" ( Tập1 ),
NXB Giáo dục,1999.
- Đỗ Thị Kim Liên: "Ngữ pháp tiếng Việt", NXB Giáo dục, 1999.
- Nguyễn Hữu Quỳnh: "Ngữ pháp tiếng Việt", NXB Từ điển bách khoa
Hà Nội, 2001
- Đỗ Thị Kim Liên: "Bài tập ngữ pháp tiếng Việt", NXB Giáo dục, 2002.
Khi viết về từ loại số từ, nhìn chung các tác giả đều trình bày về các đặc
điểm và các tiểu loại của số từ. Những quan điểm, ý kiến, cách hiểu của các tác
giả về các số từ vừa có điểm giống nhau, vừa có điểm khác nhau.
1.1.1. Đặc điểm của số từ :
Khi trình bày các đặc điểm của số từ, các tác giả thờng nói về ý nghĩa,
khả năng kết hợp của số từ .
1.1.1.1. ý nghĩa:
Về ý nghĩa của số từ đã đợc nhiều tác giả nói đến :
- Nguyễn Tài Cẩn đã viết : " Số từ có ý nghĩa số lợng, chúng có ý nghĩa
chân thực " [3;336] .
- Nguyễn Anh Quế: "Số từ là từ loại chỉ số lợng hoặc thứ tự của sự vật"
[10;106] .
6


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
- Lê Biên: "Số từ biểu thị ý nghĩa số lợng, đó là số đếm nh: một, hai, bảy,
chín hoặc có thể là số chỉ thứ tự nh : nhất, nhì, " [1;138] .
- Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung : " Số từ gồm những từ biểu thị ý
nghĩa số" [2;107] .

- Đỗ Thị Kim Liên: số từ có ý nghĩa "thờng chỉ số lợng: hai, ba, bốn, sáu,
bảy,..."[6;56] ; "đối với số từ, ý nghĩa thực, ý nghĩa phạm trù của chúng là ý
nghĩa số lợng. Loại ý nghĩa này đợc t duy nhận thức nh những giá trị thực"
[7;119] .
- Nguyễn Hữu Quỳnh cho rằng "Số từ là những từ chỉ số lợng và chỉ thứ tự
của sự vật" [11;147].
Nh vậy qua các ý kiến trên, ta thấy dù có bổ sung thêm một số nét về ý
nghĩa của số từ thì các tác giả đều gặp nhau ở chỗ là khẳng định: ý nghĩa của số
từ là chỉ số lợng. Hay nói một cách cụ thể hơn ý nghĩa thực, ý nghĩa phạm trù của
số từ là ý nghĩa số lợng
Dù ai nói ngả nói nghiêng

Ví dụ 1:

Lòng ta vẫn vững nh kiềng ba chân
(Ca dao)
Ví dụ 2:

Hội làng còn một đêm nay
Gặp em còn một lần này nữa thôi
( Nguyễn Bính)

Ví dụ 3: Ông Năm có hai gian nhà ngói to thật !
1.1.1.2. Khả năng kết hợp :
Trớc hết chúng ta thấy số từ có khả năng làm từ trung tâm của cụm số từ
nhng hạn chế .
Ví dụ 1 : Hai với hai là bốn.
Ví dụ 2: Đám ruộng ấy rộng chừng ba mẫu .
ở ví dụ 2 "rộng chừng ba mẫu" là một cụm tính từ trong đó "chừng
ba" là cụm số từ với "ba" là trung tâm.

7


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
Số từ có khả năng làm thành tố phụ trong cụm danh từ để hạn định cho
danh từ ý nghĩa số lợng.
Ví dụ : Ba ngôi nhà đẹp đẽ
Số từ có khả năng giữ chức vụ chính trong câu nh chủ ngữ, vị ngữ. Khi
làm vị ngữ thì phía trớc phải có từ "là"
Ví dụ :

Ba mơi là số tự nhiên ( số từ làm chủ ngữ ).
CN
Nớc Việt Nam là một ( số từ làm vị ngữ).
VN

Ngoài ra số từ còn có thể giữ các chức vụ khác, số từ có thể làm định ngữ .
Chẳng hạn : chơng một, chơng hai, chơng ba, các số ở đây vừa chỉ số ch ơng,
vừa làm định ngữ để phân biệt chơng này với các chơng khác.
Đồng thời, số từ có thể làm bổ ngữ.
Ví dụ: Hai nhân hai bằng bốn .
BNĐT

BNKQ

Trong ví dụ này, "hai bằng bốn" thì "hai" là bổ ngữ đối tợng còn "bốn"
là bổ ngữ kết quả.
1.1.2. Tiểu loại :
Khi nói về tiểu loại của số từ, có thể nói đã có rất nhiều ý kiến, nhiều cách
chia tiểu loại của số từ. Có tác giả chia số từ làm hai tiểu loại, có ngời chia làm

ba, có ngời chia làm bốn tiểu loại. Chúng ta có thể đi vào tìm hiểu một số cách
chia cụ thể :
Tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung [2] đã chia số từ thành hai
tiểu loại, đó là :
Số từ xác định: Gồm những từ chỉ ý nghĩa số lợng chính xác: hai, sáu, mời
lăm, trăm, nghìn Những từ chỉ số lợng là phân số: hai phần ba, bốn phần
năm

8


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
Số từ không xác định: Số từ không xác định biểu thị số không chính xác,
với ý nghĩa phỏng định hay phiếm định. Ví dụ: vài, dăm, mơi,, mấy, vài ba,
dăm ba, đôi ba, một vài,, một hai, ba bảy, năm sáu, năm bảy,
Tác giả Lê Biên [1] chia số từ làm hai tiểu loại:
Số từ xác định: Đó là những từ thuộc từ loại số từ, có thể dùng để đếm, để
tính toán về số lợng các sự vật khác: hai, năm, chín,
- Bốn mơi căn hộ.

Ví dụ:

- Sáu thế kỷ.
Số từ không xác định: Những từ này cũng chỉ về số lợng nhng là số lợng
không xác định nh: vài, dăm, mơi, dăm ba, năm ba, ba bốn, mấy,
Ví dụ:

- Chợ mới có dăm ngời.
- Tôi đi vắng ba bốn hôm.


Theo tác giả khác, với ngôn ngữ ấn - Âu, trong tiếng Việt không có riêng
thành hệ thống một tiểu loại số thứ tự. Để diễn đạt ý nghĩa thứ tự, tiếng Việt sử
dụng phơng thức trật tự từ :
Số từ + Danh từ = Số đếm
Ví dụ:

- Hai giờ
- Ba lớp

hay:

Thực từ ( Danh từ, Đại từ) + Số từ chính xác = Thứ tự
Ví dụ:

- Phòng mời hai
- Lớp bốn

Còn Nguyễn Anh Quế [10] đã chia số từ trong tiếng Việt thành ba tiểu
loại:
Số từ chính xác: một, ba, năm,Chẳng hạn : ba con gà, hai anh sinh viên,

Số thứ tự: Ví dụ: phòng số sáu gác thứ ba,
9


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
Số từ ớc lợng: Là loại số từ chỉ một số lợng sự vật ớc chừng chứ không
chính xác. Những số từ ớc lợng thờng thấy là: vài, vài ba, dăm, dăm ba dăm bảy,
đôi ba, mơi lăm, mơi mời lăm, vài bốn, mơi hai,
Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh [11] cũng chia số từ làm ba tiểu loại.

Số từ chỉ số lợng chính xác: một, hai, ba, bốn, mời chín, hai mơi, hai mơi
mốt, một trăm, hai nghìn, ba vạn, bốn triệu,
Dù ai nói ngả nói nghiêng

Ví dụ:

Lòng ta vẫn vững nh kiềng ba chân
Số từ chỉ số lợng phỏng chừng: vài, dăm, mơi, một vài, vài ba, dăm ba, đôi
ba, mơi lăm, mơi mời lăm, dăm trăm, vài nghìn, vài vạn,
Ví dụ :

Chúng tôi dạo vài vòng quanh bãi cát

Số từ chỉ thứ tự : nhất, nhì, ba, bốn, thứ ba, thứ t, thứ năm,
Ví dụ :

Ai nhất thì tôi thứ nhì
Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba

Trên đây là một số tác giả chia số từ làm hai hay ba tiểu loại.
Khi đi vào tìm hiểu số từ trong ca dao, chúng ta có thể đi theo nhiều cách
chia mà các tác giả đã đa ra về tiểu loại của số từ . Nhng chúng tôi thấy cách chia
tiểu loại số từ của tác giả Đỗ Thị Kim Liên là hợp lý và dễ phân biệt, cho nên
chúng tôi chọn cách chia này, chia tiểu loại của số từ thành bốn tiểu loại. Cũng từ
bốn tiểu loại này, chúng tôi soi vào ca dao để tìm hiểu các tiểu loại số từ cụ thể
trong ca dao .
1.1.2.1. Số từ chính xác :
Thờng làm định ngữ cho danh từ, nh : ba, bốn, năm, sáu,
Ví dụ: Tôi có năm mẫu ruộng.
Số từ chính xác làm yếu tố phụ đứng trớc trong danh ngữ.

Ví dụ: Hai anh sinh viên ; Ba con gà ;
Đối với số từ chính xác thì nhóm danh từ chất liệu không kết hợp đợc,
muốn kết hợp phải thông qua danh từ chỉ đơn vị.
10


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
Ví dụ : Ba cốc nớc ; Bốn kilôgam gạo;
Nói chung số từ chính xác không trực tiếp làm vị ngữ mà muốn đảm nhận
chức năng này chúng phải có quan hệ từ "là" đứng ở trớc.
Bắc Nam là một;

Ví dụ :

VN
Hai với hai là bốn;
VN
1.1.2.2. Số từ ớc lợng : vài, dăm, dăm bảy, dăm ba, đôi mơi, đôi ba, mơi lăm, mơi hai, vài ba,
Ví dụ:

- Trên bến vắng đắm mình trong lạnh lẽo
Vài quán hàng không khách đứng xo ro
( Anh Thơ )

- Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay
cây chuối ngợc rồi vụt biến đi, bị chìm đi, bị dìm và đi dới lòng sông đến mơi
phút sau mới thấy tan xác ở khuỷu sông dới ( Nguyễn Tuân )
Số từ ớc lợng thờng đứng trớc danh từ nhng không thể làm vị ngữ, nếu làm
vị ngữ thì phía trớc phải có từ "là", giống nh số từ chính xác. Số từ ớc lợng không
thể làm định tố sau của danh từ nh số từ chính xác và số từ thứ tự.

Ví dụ :

- Tháng hai; phòng năm;( Đợc chấp nhận)
- Tháng vài ; phòng dăm;( Không đợc chấp nhận )

Do ý nghĩa không chính xác mà số từ ớc lợng không thể độc lập trả lời câu
hỏi Mấy ? ; Bao nhiêu ?nh số từ chính xác hay số từ thứ tự.
Ví dụ :

- Anh mua mấy quyển sách ?Hai ! ( Đợc chấp nhận )
- Anh mua mấy quyển sách ? Vài ! ( Không đợc chấp nhận )

Trờng hợp này muốn dùng số từ ớc lợng thì phải có danh từ ở sau, chẳng
hạn:

- Hôm qua anh mua mấy quyển sách ?Vài quyển

11


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
1.1.2.3. Số từ thứ tự :
Số từ thứ tự dùng để chỉ một đại lợng đợc xếp theo một trình tự của t duy.
Chúng gồm các số từ tự nhiên: một, hai, ba, hoặc các danh từ gốc Hán, nh :
nhất, nhị, tam, tứ,thờng đứng sau danh từ " thứ ", " hàng", hoặcdanh từ chỉ thời
gian: canh, hồi, lúc, năm,
Ví dụ :
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
( Hồ Chí Minh )

Trờng hợp số từ đứng sau động từ :
Ông thầy ăn một,
Bà cốt ăn hai
thì thực chất đây là hiện tợng tỉnh lợc danh từ .
Số từ thứ tự có thể dùng yếu tố Hán Việt, trong khi đó số từ chính xác
không có khả năng này.
Ví dụ:
Số từ chính xác : Một ngời , hai ngời
Số từ thứ tự :

Ngời thứ nhất , ngời thứ nhì

Số từ thứ tự có thể trực tiếp làm vị ngữ . Chẳng hạn : Tôi thứ nhất nó thứ
nhì ; Tôi nhất nó nhì ;
1.1.2.4. Số từ dùng với ý nghĩa biểu trng :
Loại số từ này thờng gặp nh : ngàn, vạn, trăm, một, ba, năm, bảy, chín, mời; ba chốn bốn nơi, năm cha ba mẹ, ba cọc ba đồng, bảy nổi ba chìm, ba hồn
chín vía, ba máu sáu cơn, năm thê bảy thiếp;
Loại số từ này mang ý nghĩa không hoàn toàn tơng ứng với vỏ vật chất của
chúng :
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mời ma dám quản công
12


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
( Tú Xơng )
Trong câu thơ trên, "năm", "mời " không còn là nghĩa thực, nghĩa chính
xác là năm hay mời nữa mà nó mang nghĩa biểu trng, nó gợi lên sự vất vả của ngời vợ.
Hay ở câu :
Tay nâng đĩa muối, sàng rau

Đặt lên quảy mẹ ruột đau chín chiều
thì con số "chín" biểu thị sự tột đỉnh của nỗi đau.
Trên đây là những tiểu loại của số từ theo cách chia có PGS - TS Đỗ Thị
Kim Liên [5] . Chúng tôi sẽ theo cách chia này, cách phân loại này để khảo sát và
phân loại số từ trong ca dao Việt Nam .
1.2. Một số nét về ca dao :
Ca dao là một loại hình nghệ thuật đã đợc nhiều tác giả nghiên cứu, tìm
hiểu trên nhiều bình diện. Trong giới hạn, phạm vi của khoá luận chúng tôi chỉ đi
vào trình bày trên một số vấn đề cơ bản của ca dao .
1.2.1. Định nghĩa về ca dao :
Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Thời trớc ngời ta còn gọi ca dao là
"phong dao" vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phơng, mỗi
thời đại.Đến đầu thế kỷ XX danh từ ca dao song song tồn tại với danh từ "phong
dao". Nhng sau Cách mạng tháng Tám (1945) danh từ ca dao đợc dùng rộng rãi
và trở thành thuật ngữ chính thức trong hoạt động nghiên cứu văn học dân gian
Việt Nam.
Danh từ ca dao chủ yếu đợc dùng để chỉ phần lời thơ ( mặt văn học ) của
các bài hát dân gian, do dó từ hơn 30 năm nay giới nghiên cứu văn học, nghệ
thuật nớc ta đã dùng thêm danh từ dân ca làm thuật ngữ chỉ chung toàn bộ lĩnh
vực ca hát dân gian.
Xét theo nghĩa gốc của từ ( từ nguyên ) thì "ca" là bài hát có ch ơng khúc,
giai điệu đợc quy định rõ rệt( ngời hát không thể tự do thay đổi ) còn "dao" là bài
13


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
hát ngắn, không có giai điệu, chơng khúc. Nếu chỉ dựa vào ý nghĩa ấy thì về cơ
bản ca dao và dân ca trùng nghĩa với nhau, không cần và không thể phân biệt đợc.Nhng trong thực tế danh từ ca dao đã ngày càng rời xa nghĩa gốc và chủ yếu
sống với nghĩa thứ hai (nghĩa phái sinh) nhằm chỉ phần lời của sáng tác dân
ca.Tính xác định của nó ngày càng cao gắn liền với sự thu hẹp nghĩa của nó.

Không phải toàn bộ lời trong dân ca đều là ca dao mà là chỉ phần lời cốt lõi có
kết cấu bền vững, ổn định và có tính trữ tình (không kể những tiếng đệm, tiếng
láy, tiếng đa hơi). Hơn nữa, ca dao cũng không bao giờ là phần lời của: vè trữ
tình, vè tự sự, vè kể vật, kể việc, những bài hát dặm mang tính chất vè Do đó
không thể nói chung: ca dao là phần lời thơ của dân ca, cũng không thể nói ca
dao là thơ dân gian. Bởi vì khái niệm "thơ dân gian" rất rộng, bao gồm phần lời
thơ của tất cả các loại dân ca và lời thơ trong các hình thức sáng tác dân gian
khác (nh những bài thơ trong câu đố, trong một số truyện kể dân gian).
Vậy chỉ có thể nói : ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ
dân gian, là loại thơ dân gian truyền thống có phong cách riêng đợc hình thành và
phát triển trên cơ sở nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca trữ tình ngắn và t ơng đối ngắn (đoản ca) của ngời Việt.
Chẳng hạn câu ca dao :
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay qua cánh đồng
vốn là phần lời thơ cốt lõi của bài dân ca "cò lả" có phần lời đầy đủ (bao gồm cả
tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đa hơi) nh sau:
Con cò, cò bay lả lả bay la
Bay từ từ ruộng lúa
Bay qua qua cánh đồng
Tình tính tang, tang tính tình
Cô nàng rằng, cô nàng ơi
Rằng : có nhớ, nhớ anh chăng ?
14


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
Rằng : có nhớ, nhớ anh chăng ?
Ca dao là những bài hát có, hoặc không có chơng khúc, sáng tác bằng thể
văn vần dân tộc (thờng là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm.
Ca dao là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, đợc lu truyền

bằng miệng và đợc phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Nói sáng tác tập thể có
nghĩa là có câu, có bài do một ngời xớng lên, sáng tác lần đầu, hoặc sửa chữa,
thêm bớt ngay tại chỗ, hoặc truyền miệng ngay, rồi những ngời khác sửa chữa,
thêm bớt sau, có khi từ địa phơng này sang địa phơng khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác, câu ca dao vẫn đợc sửa chữa, thêm bớt cho đến khi hoàn chỉnh về cả
lời lẫn ý, nh câu ca dao sau :
Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.
Còn có thể là:
Yêu nhau tứ núi cũng trèo
Lục sông cũng lội thập đèo cũng qua
1.2.2.Nội dung của ca dao :
Có thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của nhân dân Việt Nam xem dồi
dào, thắm thiết, sâu sắc đến mức độ nào, rung động nhiều hơn cả về những khía
cạnh nào của cuộc đời thì không thể nào không nghiên cứu ca dao Việt nam mà
hiểu biết đợc. Ca dao Việt nam là những bài tình tứ, là khuôn thớc cho lối thơ trữ
tình của ta .Tình yêu của ngời lao động Việt nam biểu hiện trong ca dao về nhiều
mặt: tình yêu giữa đôi bên trai gái, yêu gia đình, yêu xóm làng, yêu thiên nhiên,
yêu hoà bình,Không những thế, ca dao còn biểu hiện t tởng đấu tranh của nhân
dân Việt Nam trong cuộc sống xã hội, trong những khi tiếp xúc với thiên nhiên
và ca dao còn biểu hiện sự trởng thành của t tởng ấy qua các thời kỳ lịch sử.
Nh vậy, ngoài sự biểu hiện đời sống tình cảm, đời sống vật chất của con
ngời, ca dao còn phản ánh ý thức lao động sản xuất của nhân dân Việt Nam và

15


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
tình hình xã hội thời xa về các mặt kinh tế và chính trị. Bởi thế, ngời ta mới nói:
nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình.

Do ở cảm xúc mà cấu tạo nên lời ca, nên tính t tởng của nhân dân Việt
nam biểu lộ ở ca dao không những làm cho ngời ta thông cảm tình yêu thắm thiết
mặn nồng của họ, mà còn cho ngời ta thấy phẩm chất của họ trong các cuộc đấu
tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội. Họ đã vất vả nh thế nào trong công cuộc cải
tạo thiên nhiên, hào hứng nh thế nào trong khi thu đợc thắng lợi, họ đã căm hờn
những kẻ áp bức bóc lột mình và đã bền bỉ đấu tranh chống những kẻ ấy nh thế
nào, họ đã chống những sự ngang trái ở đời nh thế nào, đã vơn lên không ngừng
nh thế nào để dành lấy hạnh phúc. Nội dung của ca dao rất phong phú và đa
dạng. Tìm hiểu đợc những điều đó, chúng ta thấy đợc tính chiến đấu, tính phản
phong, tính nhân đạo chủ nghĩa của ca dao .
1.2.2.1. Ca dao viết cho trẻ em:
Trong văn học dân gian của các dân tộc trên thế giới, ít nhiều đều có trong
những sáng tác dành cho trẻ em hoặc chủ yếu hớng về tuổi nhỏ. Đó là lí do và cơ
sở khiến cho khái niệm văn học dân gian thiếu nhi đã và đang hình thành trong
hoạt động nghiên cứu văn học dân gian của nhiều nớc trên thế giới. Văn học dân
gian thiếu nhi của ngời Việt phát triển khá sớm và chủ yếu tập trung ở hai lĩnh
vực : Truyện kể (đồng thoại) và thơ ca (đồng dao). Nhìn chung phạm vi và ranh
giới của đồng thoại (truyện dân gian trẻ em) của ngời Việt không rõ rệt và khó
xác định hơn so với phạm vi và ranh giới của đồng dao.
Có thể định nghĩa vắn tắt đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em.
Đồng dao có thể bắt nguồn từ các hình thức thơ ca dân gian của ngời lớn và đợc
ngời lớn tham gia sáng tác sử dụng, nhng chủ yếu phải phù hợp với thế giới quan,
tâm sinh lí của trẻ em, trẻ em trực tiếp lu truyền, diễn xớng. Nhạc điệu và ngôn
từ trong trẻo hồn nhiên đơn giản và thờng gắn với những trò chơi, những hoạt
động cụ thể của trẻ em thuộc các lứa tuổi khác nhau.
Ví dụ:

Nu na nu nống
16



Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
Ông cống về quê
Đá hề đá hối
Cá đối cá mè
Tè he chân rụt

1.2.2.2. Ca dao viết về lao động :
Ca dao lao động bắt nguồn từ dân ca lao động nhng về sau phát triển độc
lập với dân ca lao động. Sở dĩ nh vậy là vì trong quá trình phát triển các loại dân
ca lao động đều có sự thay đổi, mở rộng chức năng và phạm vi phản ánh, ngoài
chức năng nguyên thuỷ là phục vụ, hỗ trợ công việc lao động còn có thêm các
chức năng khác nh : sinh hoạt vui chơi, t tởng, giáo dục, thẩm mỹVì thế, trong
phần lời của nhiều loại dân ca lao động chỉ có một bộ phận nhỏ nói về đề tài lao
động, còn phần lớn nói về đề tài khác, nhất là đề tài tình yêu nam nữ. Đồng thời ở
nhiều loại dân ca khác nh dân ca ru con, dân ca sinh hoạt cũng có một bộ
phận lời ca nói về đề tài sản xuất .
Sự vận động phát triển ấy đã khiến cho ca dao lao động trở thành một lĩnh
vực riêng vừa có tính độc lập tơng đối vừa có quan hệ xa hoặc gần, về phơng diện
này hoặc phơng diện khác với hầu hết các thể loại dân ca truyền thống. Và do đó,
có thể định nghĩa : Ca dao lao động là toàn bộ những lời ca về đề tài lao động bắt
nguồn từ dân ca lao động và các loại dân ca khác.
Với quan điểm phục vụ lao động vì lao động sản xuất nên ca dao rất cảm
thông với ngời lao động. Những bài ca dao hay nhất ý tứ sâu sắc nhất cũng là
những hình tợng biểu hiện công sức lao động của ngời nông dân xa kia :
Cày đồng đang buổi ban tra
Mồ hôi thánh thót nh ma ruộng cày
Ai ơi bng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
17



Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn

1.2.2.3. Ca dao viết về nghi lễ phong tục :
Đây là loại ca dao ra đời sớm nhất trong loại hình trữ tình dân gian, lúc
con ngời còn gửi gắm niềm tin lớn nhất vào các lực lợng siêu nhiên, vào các lời
khẩn nguyền, cầu phúc, cầu yên.
Những bài ca dao viết về nghi lễ phong tục thể hiện lòng tin của con ngời
vào lực lợng siêu nhiên và cầu mong đợc những lực lợng siêu nhiên đó phù trợ
trong lao động và trong cuộc sống.
Lạy trời ma xuống
Lấy nớc tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm.
1.2.2.4. Ca dao ru con:
Ca dao ru con là bộ phận của ca dao sinh hoạt, là phần lời cốt lõi của dân
ca ru con của ngời Việt cũng nh của các dân tộc khác trên thế giới, xuất hiện sớm
và tồn tại lâu dài trong đời sống của nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu
trong sinh hoạt gia đình.
Đây là loại hát trong nhà, loại dân ca chủ yếu của sinh hoạt gia đình, có rất
nhiều đặc diểm riêng so với các loại dân ca khác: chậm rãi, nhịp nhàng, êm ái và
lắng đọng :
- Con ơi con ngủ cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
- Con ơi con ngủ cho muồi
Nớc non cha gánh mẹ ngồi mẹ ru.
1.2.2.5. Ca dao đấu tranh giai cấp :
Chúng ta đều biết rằng, suốt hơn nghìn năm lịch sử trớc Cách mạng tháng
Tám, xã hội ta là xã hội phong kiến trong đó mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn

18


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
giữa giai cấp phong kiến và nông dân. Đối kháng về quyền lợi, hai giai cấp ấy
luôn luôn đấu tranh với nhau trên ba mặt trận: kinh tế, chính trị và t tởng. Ca dao,
tấm gơng phản ánh trung thành nhất cuộc đấu tranh giai cấp ấy, cho chúng ta
nhiều tài liệu khá sinh động và đầy đủ.
Trong xã hội cũ, ngời nông dân quanh năm đầu tắt mặt tối , dãi nắng
dầm sơng để làm ra của cải vật chất nhng vẫn phải sống cơ cực và thiếu thốn.
Nông thôn Việt Nam trớc Cách mạng tháng Tám đã chứng kiến bao nhiêu cảnh
ăn xó mó niêu, nhà rách vách nát... Đó là kết quả áp bức bóc lột của giai cấp
thống trị, đó là kết quả của tô tức, su cao thuế nặng, những dây thòng lọng, của
địa chủ tròng vào đầu nông dân từ khi có chính quyền phong kiến. Không thể
chịu đợc cảnh nghèo xác nghèo xơ bên cảnh giàu nứt đố đổ vách, nông dân
đã vùng lên đấu tranh chống bọn địa chủ.
Nông dân vạch mặt tâm địa tham lam bòn tro đãi trấu của bọn địa chủ,
nông dân còn thấy tính chất lừa gạt, phỉnh phờ, dụ dỗ, những thái độ hèn mạt, xỏ
lá của chúng.
Chúa ăn rồi chúa lại ngồi,
Bắt thằng con ở dọn nồi dọn niêu.
Ngày trớc còn khí yêu yêu,
Về sau chửi mắng ra chiều tốn cơm.
Trớc kia còn để cho đơm,
Sau thì giật lấy : Tao đơm cho mày.
1.2.2.6. Ca dao trữ tình:
Ca dao trữ tình là bộ phận lớn nhất, phát triển mạnh nhất, phong phú và đa
dạng nhất của ca dao. Nó chẳng những là phần lời thơ của các loại dân ca trữ tình
nh: hát cò lả, trống quân, quan họ, các điệu lý, ... mà còn bao gồm cả những lời
trữ tình trong các loại dân ca mà chức năng nguyên thuỷ (chức năng gốc) không


19


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
phải là trữ tình (nh các điệu hò lao động), các loại dân ca gắn với nghi lễ phong
tục...
Dù sinh ra từ loại dân ca nào, địa phơng và thời kì lịch sử cụ thể nào, thì ca
dao trữ tình cũng là tiếng nói nội tâm của nhân dân, nhằm trực tiếp bộc lộ thái độ
và cảm xúc thẫm mĩ của con ngời trớc những đối tợng cụ thể khác nhau của tự
nhiên và xã hội. Nhìn tổng quát có thể phân ca dao trữ tình của ngời Việt thành
năm mảng đề tài lớn: Thiên nhiên, lịch sử, gia đình, xã hội và tình yêu đôi lứa.
Trong các mảng đề tài đó, có thể nói ca dao trữ tình viết về tình yêu đôi lứa
là mảng đề tài quan trọng và chiếm số lợng lớn :
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vờn hồng đã có ai vào hay cha?
Mận hỏi thì đào xin tha
Vờn hồng có lối nhng cha ai vào.
1.2.3. Nghệ thuật của ca dao:
Nói đến nghệ thuật của ca dao chúng ta thấy có rất nhiều vấn đề cần phải
nói tới. Nhng do phạm vi và giới hạn của khoá luận chúng tôi chỉ nói đến những
đặc điểm chính về nghệ thuật của ca dao.
1.2.3.1. Ngôn ngữ trong ca dao:
Nói đến nghệ thuật ca dao, trớc hết phải nói đến phơng tiện chủ yếu của ca
dao, tức là ngôn ngữ. Bởi vì ca dao là phần lời của dân ca, các yếu tố nhạc điệu,
động tác có vai trò rất quan trọng trong dân ca, còn ở phần lời thơ thì vai trò chủ
yếu thuộc về ngôn ngữ, các yếu tố khác đều trở thành thứ yếu. Chính vì thế mà ca
dao có khả năng sống độc lập ngoài ca hát (tức là ngoài sự diễn xớng tổng hợp
của dân ca và trở thành nguồn thơ trữ tình dân gian truyền thống lâu đời và phong
phú nhất của dân tộc).

Ca dao là một trong những lĩnh vực văn hoá thể hiện rõ nhất, đậm đà, sâu
sắc và bền vững nhất tính dân tộc. Tính dân tộc của ca dao đợc thể hiện trong
nhiều phơng diện, yếu tố khác nhau (đề tài, chủ đề, thể thơ...) nhng trớc hết và cơ
20


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
bản nhất là ở ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ dân tộc thì cũng không có cơ sở và
điều kiện để sáng tạo xây dựng nên các thể thơ dân tộc và các phơng tiện, các
hình thức nghệ thuật khác mang tính dân tộc của ca dao. Nhờ biiết dựa vào ngôn
ngữ dân tộc, khai thác và sử dụng ngôn ngữ dân tộc đúng với đặc điểm và quy
luật phát triển của nó mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã tạo nên đợc một nền thơ
ca dân gian phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Và chính nền thơ ca dân gian
phong phú ấy lại góp phần quan trọng làm cho ngôn ngữ dân tộc đợc củng cố và
phát triển mạnh hơn . Đó cũng là quy luật phổ biến của mối quan hệ và sự tác
động qua lại giữa văn học và ngôn ngữ các dân tộc. Ta có thể tìm thấy bao tiếng
nói thông thờng trong ca dao: vá, may, thêu, ta, cô, mình, ...
Cô kia cắt cỏ một mình
Cho anh cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi
Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng
Ngôn ngữ trong ca dao vừa có tính dân tộc vừa có tính địa phơng, vì vậy nó
vừa đa dạng vừa thống nhất :
Rồi mùa toóc rả (rạ), rơm khô
Bậu về xứ bậu biết nơi mô mà tìm
Khi sáng tác ca dao, nhân dân chọn lựa và sử dụng ngôn ngữ theo yêu cầu
của nghệ thuật thơ ca để bộc lộ tình cảm và những cảm xúc thẩm mĩ mà ngôn
ngữ thông thờng trong giao tiếp hàng ngày không thể nói thật rõ, thật chân xác đợc. Vì thế, ngôn ngữ trong ca dao vừa giống lại vừa khác với ngôn ngữ giao tiếp
thông thờng trong đời sống hàng ngày, ngôn ngữ trong ca dao rất giàu sắc thái
biểu cảm, tính chất biểu tợng, ớc lệ, tợng trng, ẩn dụ,... Đó là những điểm chung

của ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ ca trữ tình.
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

21


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
Những từ nh: rồng, mây, trúc, mai, mận, đào, thuyền, bến,... cũng nh
những cụm từ nh: hạt ma sa, hạt ma rào,...ở trong ca dao đều mang nghĩa khác
với nghĩa gốc của chúng .
1.2.3.2. Thể thơ trong ca dao :
Ca dao là phần lời của dân ca, do đó các thể thơ trong ca dao cũng sinh ra
từ dân ca. Các thể thơ trong ca dao cũng đợc dùng trong các loại văn vần dân
gian khác nhau (tục ngữ, câu đố, vè,). Có thể chia các thể thơ trong ca dao làm
bốn loại chính.
1.2.3.2.1. Các thể vãn:
Bao gồm vãn hai, vãn ba, vãn bốn, vãn năm, tức là các thể thơ đơn giản thờng đợc dùng trong đồng dao và những lời ca khẩn nguyện phù chú.
Ví dụ:
-Vãn hai:
Ông giẳng
Ông giăng
Xuống đây
Cùng chị
Có bị
Cơm xôi
Có nồi
Cơm nếp
- Vãn ba:
Lng đằng trớc

Bụng đằng sau
Đi bằng đầu
Đội bằng gót.
- Vãn bốn:
Hay bay hay liệng
22


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
Là hoa chim chim
- Vãn năm:
Kẻ trong nhà đói khổ
Trời giá rét căm căm
Nơi ớt để mẹ nằm
Nơi khô xê con lại
Chỗ khô bồng con lại.
1.2.3.2.2. Thể lục bát :
Mỗi câu gồm hai dòng hay hai vế, vế trên sáu âm tiết, vế dới tám âm tiết
nên đợc gọi là thợng lục hạ bát, hay gọi tắt là lục bát.
Đây là thể thơ sở trờng nhất của ca dao. Thể thơ này đợc phân thành hai
loại là lục bát chính thể (hay chính thức) và lục bát biến thể (hay biến thức). ở
lục bát chính thể, số âm tiết không thay đổi (6/8), vần gieo ở tiếng thứ sáu(thanh
bằng), nhịp phổ biến là nhịp chẵn (2/2/2...) cũng có khi nhịp thay đổi (3/3 và
4/4).
- Thuyền ơi / có nhớ / bến chăng ?
Bến thì / một dạ / khăng khăng / đợi thuyền.
- Trên đồng cạn / dới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy / con trâu đi bừa
ở lục bát biến thể, số tiếng trong mỗi vế có thể tăng giảm.
Ví dụ:

Tởng giếng sâu em nối sợi gầu dài
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
1.2.3.2.3. Thể song thất và song thất lục bát:
Tuy không đợc dùng nhiều trong ca dao bằng thể lục bát, nhng cũng là
một thể thơ dân gian bắt nguồn từ dân ca, mang cốt cách dân tộc độc đáo, khác
với thơ thất ngôn Trung Quốc. Thể thơ song thất mỗi câu gồm hai vế (hai dòng)
mỗi vế gồm bảy âm tiết (bảy tiếng), ngắt nhịp ở tiếng thứ ba (3/4), gieo vần ở
23


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
tiếng thứ bảy của vế trên và tiếng thứ năm của vế dới (vần trắc). Ca dao làm theo
thể song thất hiện cha tìm đợc nhiều.
Ma lâm thâm / ớt đầm lá hẹ
Ta thơng mình / có mẹ không cha.
Thể song thất lục bát gồm bốn vế (bốn dòng), hai vế trên là song thất, hai
vế dới là lục bát, giữa vế thứ hai (vế thất) và vế thứ ba (vế lục) vần với nhau ở hai
tiếng cuối ( vần bằng).
Nớc giếng Vàng / vừa trong vừa mát
Nâu chợ Chùa / nhuộm lạt lâu phai
Cá cửa Nhợng / khoai Mục Bài
Khuyên ai về huyện Cẩm / kẻo một mai tiếc thầm.
Thể song thất lục bát cũng có biến thể :
Nớc chảy xuôi / con cá bơi lội ngợc
Nớc chảy ngợc / con cá vợc lội ngang
Thuyền em xuống bến Thuận An
Thuyền anh lại trẩy lên ngàn, anh ơi !
1.2.3.2.4. Thể thơ hỗn hợp (hợp thể):
Trong ca dao thể thơ này không đợc dùng nhiều bằng thể lục bát, nhng
nhiều hơn thể song thất và song thất lục bát. Thể này là sự kết hợp tự do các thể

thơ vốn có của ca dao.
Chiều chiều trớc bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm
Ai thơng ai cảm
Ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Nghe câu mái đẩy, trạnh lòng nớc non.

24


Khoá luận tốt nghiệp, khoá 2000 - 2004 * Ngành Ngữ văn
1.2.3.3. Kết cấu của ca dao :
Phạm vi kết cấu (hay cấu trúc) của ca dao rất rộng, bao gồm sự tổ chức
thanh điệu, vần, nhịp, tổ chức nội dung, cấu tạo, ý, tứ, đoạn mạch, độ ngắn
dài,...Vì thế, việc nghiên cứu, lí giải một cách toàn diện các phơng tiện khác nhau
của kết cấu ca dao là rất khóvà đến nay mới chỉ có một số nhân xet sbớc đầu về
một số phơng diện nhất định.
Kết cấu của ca dao không thể nhất thành bất biến mà chắc chắn đã hình
thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của bản thân ca
dao. Do đó có thể giả thiết rằngkc của ca dao đã hình thành và phát triểntheo hớng từ ngắn đến dài, từ từ đơn giản đến phức tạp, lỏng bỏ đến chặt chẽ, thô phác
đến hoàn thiện. Cố nhiên giới hạn của s hoàn thiện cũng nh của độ dài, độ phức
tạp và chặt chẽ luôn luôn nằm trong phạm vi và giới hạn của ca dao nói chung
cũng nh từng loại, từng bộ phận ca dao nói riêng. Đồng thời cũng không loại trừ
chiều hớng ngợc lại, tuy chỉ là thứ yếu và chỉ có thể diễn ra đối với một bộ phận
nhỏ không tiêu biểu cho tiến trình phát triển cơ bản của ca dao.
Xét theo quy mô (độ dài ngắn), có thể phân ca dao (chủ yếu là ca dao lục
bát, bộ phận lớn nhất của ca dao) thành ba loại chính: loại ca dao ngắn, từ một
đến hai câu.

Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Loại ca dao trung bình, từ ba đến năm câu (sáu đến mời dòng):
Từ ngày em ở với anh,
Mẹ anh đánh mắng, anh tình phụ tôi.
Có thịt anh tình phụ xôi,
Có cam phụ quýt, có ngời phụ ta.
Có quán, tình phụ cây đa,
Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn...
Loại ca dao dài, từ sáu câu trở lên (một dòng trở lên):
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×