Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Thi pháp thơ nôm đường luật nguyễn công trứ luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.06 KB, 89 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ ÚT

THI PHÁP THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
NGUYỄN CÔNG TRỨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ ÚT

THI PHÁP THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
NGUYỄN CÔNG TRỨ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. TRƯƠNG XUÂN TIẾU

NGHỆ AN - 2012


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ được xem là
một trong những nhà thơ tài tử có triết lý sống thật độc đáo. Sáng tác của ông
không quá lớn xét về số lượng nhưng lại chứa đựng rất nhiều vấn đề quan trọng,
lý thú và phức tạp. Những mâu thuẩn trong tư tưởng và hành động của ông được
phản ánh trong tác phẩm, cho nên khi đọc thơ của ông chúng ta luôn cảm thấy
chứa đựng nhiều cảm giác mới lạ, nó thơi thúc người đọc cần tìm hiểu và khám
phá.
Đúng như các nhà nghiên cứu đã nhận xét:
“Riêng ông còn để lại một sự nghiệp văn chương giá trị bậc nhất... Chí khí
kẻ làm trai, tinh thần lạc quan tin tưởng vào tài năng, tương lai, cũng như phong
cách phóng khống, tự tại cho đến cả thái độ ngang tàng ngất ngưởng bị đời hiểu
lầm, giày xéo, tất cả cái đó, trong thơ ơng đều có sức cám dỗ đặc biệt và đều phù
hợp với tâm trạng của nhiều thế hệ” [68; tr 249].
“Trong hành vi của cụ Nguyễn Cơng Trứ, nhiều khi hình như lạ mắt trái
tai, mà trong văn chương của cụ cũng lắm khi trái với tục kiến của người đời.
Tức như ở chùa mà có cả ả đầu đi theo, thân làm việc đời mà lại thích ngâm
vịnh cái cảnh nhàn, khiến người đời sau, xem sử cụ, đọc văn cụ, không sao
khám phá được cái tâm sự của cụ... [69, 214].
“Nguyễn Công Trứ là cả một khối mâu thuẩn: đề cao công hầu khanh
tướng, cũng lại đả kích mỉa mai cơng hầu khanh tướng; đề cao, bảo vệ luân lý
Khổng- Mạnh một cách tích cực, nhưng lại sống một cách phóng túng ngồi

vịng lễ giáo; đả mê tín nhưng về già lại tin đạo Phật; lạc quan tin tưởng và cũng
bi quan chán nản; nhập thế mà lại xuất thế.... cho nên thơ Nguyễn Công Trứ trở
thành “vấn đề” trong lịch sử văn học” [47, 248].
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ là một kho thơ văn chữ Hán,
chữ Nôm phong phú đủ loại: phú, thơ Nơm Đường luật, hát nói, câu đối Nôm,
bản tuồng. Đối với Nguyễn Công Trứ, mỗi câu thơ là một cảm khái, mỗi chữ là
một ý nghĩa, mỗi bài thơ là một tâm sự. “ Văn tức là người”, câu ấy hồn tồn
đúng với Nguyễn Cơng Trứ. Chỉ với phần thơ Nôm Đường luật, Nguyễn Công
Trứ trở thành đối tượng cho nhiều nhà nghiên cứu, phê bình hướng tới.
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu về thơ Nơm Đường
luật Nguyễn Cơng Trứ, nhưng hầu hết chỉ khám phá về tư tưởng, còn thi pháp
chưa được tìm hiểu một cách hệ thống.


2

Thơ Nôm Đường luật Nguyễn Công Trứ tiềm ẩn nhiều giá trị nghệ thuật
đặc sắc và việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nơm Đường luật là mục đích
hướng tới của luận văn. Nghiên cứu và tìm hiểu về thi pháp thơ Nôm Đường
luật Nguyễn Công Trứ, chúng tôi tiến hành trên cơ sở tiếp thu những ý kiến,
những cơng trình nghiên cứu, những phát hiện của các nhà nghiên cứu trước
đây. Với cơng sức nhỏ bé của mình, khi tìm hiểu đề tài này, chúng tơi mong
muốn sẽ có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn về vấn đề.
Tìm hiểu thi pháp nghệ thuật thơ Nơm Đường luật Nguyễn Cơng Trứ
chính là tìm hiểu những hình thức nghệ thuật mang tính chủ quan và tính quan
niệm của tác giả. Vì thế, luận văn của chúng tơi sẽ thơng qua việc miêu tả đặc
điểm các yếu tố hình thức một cách hệ thống để xác định tính chỉnh thể ở thơ
Nôm Đường luật Nguyễn Công Trứ. Tức là, chúng tơi tập trung khám phá, phân
tích sáng tác thơ Nơm của ơng trong tính tồn vẹn; để từ đó thâm nhập vào tâm
hồn kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ, vào thế giới nghệ thuật được nhà thơ biểu hiện

trong tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ có tên tuổi trong văn học Việt Nam giai
đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Từ trước cho đến nay có rất nhiều cơng trình tìm
hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và một số biểu hiện con người trong thơ
văn ơng. Phải nói rằng đã có rất nhiều ý kiến bình luận, đánh giá về thơ văn
Nguyễn Cơng Trứ, khen nhiều, chê cũng khơng ít. Đó là điều tất nhiên, vì thơ
văn ơng biểu hiện sự đa tính, đầy mâu thuẫn và cịn nhiều ẩn số như chính con
người nhà thơ.
Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Cơng Trứ đã có đến gần một thế kỷ, bắt đầu
chính thức với cơng trình biên khảo của Lê Thước (1928). Có thể nói đây là
cơng trình nền tảng về tư liệu mà cho đến mãi những năm 50, các cơng trình
nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ phải dựa vào. Và cho đến nay, dù có thể có
thêm một số khơng lớn tư liệu về nhân vật này, thì cơng trình của Lê Thước vẫn
có giá trị tư liệu to lớn.
Một nhà nghiên cứu thuộc thế hệ trí thức mới đã nghiên cứu Nguyễn
Cơng Trứ theo một cách mới là Nguyễn Bách Khoa. Ông đứng trên lập trường
duy vật biện chứng, trên quan điểm giai cấp để phân tích tư tưởng và thơ văn
Nguyễn Công Trứ. Cách tiếp cận này đã thể hiện những mặt mạnh, những ưu
việt so với cách tiếp cận khác, nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế dễ thấy do sự
nhận thức, nắm bắt và vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của ơng chưa
chín, chưa nhuần nhuyễn. Dù sao khi đặt đối tượng nghiên cứu vào hoàn cảnh


3

lịch sử xã hội cụ thể, ông cũng đã chỉ ra được một số vấn đề mới mẻ về tư tưởng
Nguyễn Công Trứ.
Những năm 80 của thế kỷ XX, một bài viết của Trương Chính đã đánh
dấu một mốc mới trong lịch sử nghiên cứu tác giả Nguyễn Công Trứ. Trương

Chính đã từng viết về tác giả Nguyễn Cơng Trứ năm 1958. Nay ơng nhìn lại trên
một tầm nhìn mới, cách lý giải mới.
Cuối những năm 80 trở lại đây, trong bối cảnh mới của cách mạng nước
ta, trong không khí đổi mới của cả nước, đây là lúc chúng ta có thể nói đầy đủ
hơn về Nguyễn Cơng Trứ, để u mến, q trọng ơng, một trí thức lớn, một nhà
chính trị và nhà thơ lớn của đất nước.
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, những bài nghiên cứu về tác giả văn
học trung đại trên quan điểm văn hố: trên cơ sở phân tích đối chiếu tư tưởng
Nguyễn Công Trứ với tư tưởng nhà nho để vạch ra nét đặc trưng loại hình mới
của loại hình nhà nho mà các tác giả khái quát là “ nhà nho tài tử” .
Trong quá trình làm đề tài, chúng tơi tìm hiểu, quan tâm một số cơng trình
của các tác giả sau:
Khảo sát các nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ, những cơng trình, tác
phẩm, bài viết đề cập đến: những mâu thuẩn trong tư tưởng Nguyễn Công Trứ;
lý tưởng kẻ sĩ trong thi văn và ngoài cuộc đời Nguyễn Cơng Trứ; về binh nghiệp
của Nguyễn Cơng Trứ; hình tượng nhà nho tài tử....
2.1. Đặng Thanh Lê - Hoàng Hữu Yên - Phạm Luận - Văn học Việt nam nửa
cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX Nxb Giáo dục - Hà Nội - 1999. Trong
cuốn giáo trình này, tác giả Hoàng Hữu Yên chiụ trách nhiệm viết chương
giới thiệu về Nguyễn Công Trứ [36, 209- 231]. Phần Thơ văn Nguyễn Cơng
Trứ, Hồng Hữu n nghiên cứu tổng hợp cả thơ chữ Hán, và thơ chữ Nôm
Đường luật của Nguyễn Công Trứ. Tác giả đã chỉ ra các đặc điểm chính
trong thơ văn Nguyễn Cơng Trứ như sau:
- Chí nam nhi
- Cảnh nghèo và thế thái nhân tình.
- Triết lý cầu nhàn, hưởng lạc.
- Vài nét về nghệ thuật
Như vậy, vấn đề về thi pháp thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Cơng Trứ
vẫn chưa được Hồng Hữu n chú ý tìm hiểu; tác giả giáo trình đi theo hướng
nghiên cứu truyền thống từ nội dung đến hình thức.



4

2.2. Phạm Thế Ngũ - Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập II- Văn
học lịch triều: Việt văn - Nxb Đồng Tháp- 1997. Tác giả nghiên cứu toàn diện
về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Cơng Trứ, trong đó có chú ý
đến thơ luật [43, 485- 538]. Tác giả vẫn đứng trên quan niệm nghiên cứu nội
dung, hình thức để nhận xét, đánh giá thơ Nguyễn Công Trứ.
2.3. Nguyễn Lộc- Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX)
Nxb Giáo dục - Hà Nội, 1997. Từ tr 492- 517, Nguyễn Lộc tập trung giới thiệu
và phân tích cuộc đời, thơ văn Nguyễn Cơng Trứ trong một chương của giáo
trình (chương mười). Nguyễn Lộc vẫn dựa trên cách viết giáo trình truyền thống
đối với một tác gia văn học, gồm các phần sau:
- Cuộc đời Nguyễn Công Trứ.
- Thơ văn Nguyễn Cơng Trứ
* Chí nam nhi
* Cuộc sống nghèo khổ và thế thái nhân tình.
* Triết lý cầu nhàn, hưởng lạc.
* Nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Đây là bài viết công phu, đầy đủ những đặc điểm về cuộc đời và thơ văn
Nguyễn Công Trứ. Tuy vậy, vấn đề thi pháp thơ Nôm Đường luật của Nguyễn
Công Trứ vẫn chưa được Nguyễn Lộc chú ý [34, 492- 517].
2.4. Trần Ngọc Vương (chủ biên) - Văn học Việt nam thế kỷ X - XIX,
những vấn đề về lý luận và lịch sử- Nxb Giáo dục- Hà Nội -2007 [71, 54].
Phần thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Công Trứ được PGS.TS. Lã Nhâm
Thìn viết thuộc phần 4: Quá trình vận động của hệ thống thể loại và ngôn ngữ
trong văn học trung đại Việt Nam [14, 541].
Đọc tất cả những sách chuyên khảo, sách tham khảo nói trên, chúng tơi
thấy các nhà nghiên cứu văn học đã đi vào một số vấn đề thi pháp thơ Nôm

Đường luật Nguyễn Công Trứ, nhất là quan niệm nghệ thuật về con người trong
thơ ông; song vấn đề thi pháp thơ Nôm Đường luật Nguyễn Công Trứ về thực
chất vẫn chưa đặt ra cụ thể và hệ thống. Trước tình hình nghiên cứu như đã trình
bày trên, luận văn của chúng tơi nhằm tập trung phân tích thơ Nơm Đường luật
Nguyễn Cơng Trứ để chỉ ra những điểm tiếp tục và những điểm sáng tạo của
ông về mặt thi pháp:
Quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về thế giới khách quan
Các phương thức, phương tiện nghệ thuật


5

Đồng thời, từ đó đi đến tìm ra dấu ấn phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Trứ
trong thơ Nôm Đường luật.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Với luận văn này chúng tôi xem xét phần thơ Nôm Đường luật Nguyễn
Cơng Trứ dưới góc độ thi pháp; với mong muốn tìm ra một cái nhìn tương đối
hệ thống trong việc tìm hiểu về thơ Nơm của một thi sĩ- kẻ sĩ để khám phá thêm
những nét độc đáo trong tư tưởng, nội dung và phong cách thơ của ông trước
thời cuộc..
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi có sử dụng các bài thơ ở thể loại
khác trong sáng tác của ông, và thơ Nôm Đường luật của một số tác giả khác
như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn
Khuyến... có liên quan đến đề tài, qưa đó, nhằm so sánh, đối chiếu để làm sáng
tỏ hơn về thi pháp thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ
Thơ văn Nguyễn Công Trứ được đưa vào giảng dạy trong trường phổ
thông. Không dừng lại ở sáng tác thơ văn, Nguyễn Cơng Trứ cịn là nhân vật
lịch sử, một danh nhân văn hoá. Mong rằng luận văn này sẽ bổ ích ít nhiều cho
giáo viên, học sinh trong dạy và học thơ Nôm Đường luật của Uy Viễn tướng

công Nguyễn Công Trứ
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiểu sử
Phương pháp so sánh
Phương pháp giải thích
Phương pháp loại hình.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Đường luật
Nguyễn Công Trứ
Chương 2. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong thơ Nôm
Đường luật Nguyễn Công Trứ
Chương 3. Các phương thức biểu hiện, phương tiện nghệ thuật trong thơ
Nôm Đường luật Nguyễn Công Trứ


6

Chương 1
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT NGUYỄN CÔNG TRỨ
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
Quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta khám phá cách cảm thụ
và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống
hay không giống so với đối tượng.
Quan niệm nghệ thuật về con người không phải bất cứ cách cắt nghĩa,
lý giải nào về con người, mà là cách cắt nghĩa có tính phổ qt, tột cùng mang
ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi

chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị
nhân văn vốn có của văn học.
Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư
tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ
thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá
đúng thành tựu của họ.
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Đường luật
1.2.1. Giai đoạn thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII
Đây là giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam phát triển toàn thịnh ở
thế kỷ XV, bắt đầu suy thoái ở thế kỷ XVI và khủng hoảng vào thế kỷ XVIII.
Thành phần văn học Nôm đã xuất hiện trong đời Trần nay tạo thành tác phẩm,
tác giả trong thế kỷ XV
1.2.1.1. Con người trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi
Ý thức cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi là ý thức tự khẳng định, chống
hồ đồng với thói phàm, đứng ngồi thói tục. Ý thức này quyện chặt với con
người rất sâu sắc của Nguyễn Trãi là con người
“ hữu tài thời hữu dụng”
Quốc phú binh cường chăng có chước
Bằng tơi nào thuở ích chưng dân
( Trần tình I)
Với thơ Nơm Nguyễn Trãi, ta bắt gặp một con người có ý thức cao với
đức, tài, lý tưởng, đại dụng, khôn khéo, sâu sắc, tự tin, dũng cảm, tự khẳng định,


7

chọi lại thói phàm tục của người đời, khơng trùng khít hồn tồn với khn mẫu
nào hết.
Dưới cơng danh đeo khổ nhục
Trong dại dột có phong lưu

( Ngơn chí II)
Nguyễn Trãi quan niệm sâu sắc về cuộc đời, có tài lớn thì phải dùng vào
việc lớn, phải có ích cho dân, cho con người. Ơng là người có ý thức về tài năng
cá nhân mình rất mạnh mẽ và so sánh mình với cây tùng: “Đống lương tài có
mấy bằng mày?... Hổ phách phục linh nhìn mới biết”.
Nguyễn Trãi hiện lên trong thơ là con người day dứt, thao thức khôn
nguôi của thời đại, khẳng định một con người muốn hiến dâng tài năng cho cuộc
sống một cách trọn vẹn
Bui có một lịng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
(Thuật hứng 5)
1.2.1.2. Lê Thánh Tông
Con người cá nhân trong thơ Nơm Đường luật của Lê Thánh Tơng hịa vào
trong cộng đồng gia tộc, dòng họ, quốc gia, vương triều hậu Lê thời kỳ thịnh
vượng. Thơ Nôm Lê Thánh Tông cũng như thơ Nôm các tác giả thời Hồng Đức
đều nhiệt thành ca tụng vương triều nhà Lê, đấng quân vương, thể hiện ước
muốn quốc thái dân an. Do đó con người cá nhân trong thơ Nơm Lê Thánh Tơng
hịa trong cái ta của bậc thiên tử, của quốc gia nhà Lê. Vì thế con người cá nhân
có phần lu mờ trước con người thiên tử, con người thần dân; con người chức
năng, phận vị.
1.2.1.3. Con người trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đến thế kỷ XVI, xã hội phong kiến bắt đầu suy tàn, chính sự rối ren, lòng
người ly tán; con người cá nhân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tự khẳng định
mình bằng hình thức đối lập, khép kín, khơng giao tiếp, bằng tư thế “độc thiện
kỳ thân” cô độc một cách cao quý, thanh sạch: “ Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng”.
Cùng với sự khép kín, khơng giao tiếp, là sự tự nhận mình ngu, dại, hèn
kém tài năng một cách cao ngạo:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khơn người đến chốn lao xao
(Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Trọng tâm ý thức cá nhân là giữ mình cho an tồn, thanh thản, n phận.
Tình cảm cá nhân hầu như khơng được biểu hiện, ngồi cảm tác về sự ưu việt trí


8

tuệ, biết nhìn xa của mình. So với con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi, thì
con người cá nhân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thanh cao nhưng khép kín
hơn, quyết liệt, tuyệt giao hơn.
1.2.2. Giai đoạn thế kỷ XVIII- XIX
Nét đặc trưng về quan niệm con người trong thơ ở giai đoạn này là nhu cầu
tự nhiên của con người được khẳng định, chữ thân, chữ tài, chữ tình trở thành
khái niệm để con người tự ý thức về chính mình..
1.2.2.1. Con người trong thơ Nơm Đường luật Hồ Xuân Hương
Một biểu hiện hiếm có, độc đáo của con người cá nhân trong văn học Việt
Nam thời kỳ này là con người bản năng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đây là
điều mà nhiều nhà nghiên cứu văn học thời kỳ này khẳng định. Nguyễn Lộc
viết: “Hồ Xuân Hương khơng giả dối, bà đã cơng khai nói lên cái sự thật ấy.
Thoả mãn cuộc sống bản năng cũng là khát vọng chính đáng của con người
giống như bất cứ một khát vọng chính đáng nào...” [35; tr 11]
Ý thức về nhu cầu bản năng là biểu hiện của ý thức cá nhân: cá nhân
không thoả mãn bị dồn nén trở thành ám ảnh làm cho thơ Hồ Xuân Hương có
cái nhìn ngộ nghĩnh, nhìn đâu cũng thấy cơ thể người phụ nữ và việc sinh hoạt
chốn buồng khuê. Nhưng điều mới mẻ là nhà thơ xem đó là một nhu cầu đương
nhiên cơng khai có tính chất thách thức:
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Khơng có nhưng mà có mới ngoan
( Khơng chồng mà chửa)
Hồ Xn hương đã miêu tả cảnh đèo Ba Dội với một ý nghĩa biểu trưng
về cuộc sống trần tục, đưa cái phàm lên ngơi

...Cửa son đỏ lt tùm hum nóc,
Hịn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thơng cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo...
( Đèo Ba Dội)
1.2.2.2. Con người trong thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan
Bà huyện Thanh Quan (tên thật là Nguyễn Thị Hinh) sống vào thời đầu nhà
Nguyễn. Bà để lại khoảng 6 -7 bài thơ chữ Nôm theo thể thất ngôn bát cú
Đường luật. Con người trong thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan
vẫn là con người thần dân hơn là con người cá nhân. Do đó, bà thường lấy cảm
hứng chiều tà bóng xế, núi non, nhật nguyệt, cảnh vật để trữ tình dẫn đến hình
tượng con người trong thơ Nơm của bà là con người hồi cổ. Nói cách khác con


9

người trong thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan là con người phản
ứng với thực tại, quay lưng với hiện thực triều Nguyễn bằng cách trốn về quá
khứ. Bởi thế, hầu như các bài thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan
đượm một khơng khí u buồn trước thời thế.
Tóm lại: Khảo sát văn học Nơm trữ tình từ thế kỷ X- XIX, ta thấy con
người được thể hiện chủ yếu qua các phương diện:
Trước hết, con người trần tục đã xuất hiện trong văn học Nôm để khẳng
định nhu cầu sống tự nhiên của con người. Chữ “thân” được nêu cao như một
phạm trù triết học. Quyền sống, quyền hạnh phúc của con người được biểu hiện
mạnh mẽ.
Kế đến, cùng với ý thức về quyền sống, ý thức về số phận con người cũng
được nêu cao. Những nỗi buồn, nỗi oan, nỗi hận trong các số phận oan trái trở
thành niềm day dứt, thổn thức của nhà thơ
Sau cùng, là ý thức về cá nhân, cá tính, tài năng cũng được khẳng định.

1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Đường luật của
Nguyễn Công Trứ
1.3.1. Con người công danh
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sơng
( Đi thi tự vịnh )
“Đi thi tự vịnh” thể hiện một lẽ sống đẹp, mục đích sống cao đẹp; đó cũng
là một châm ngơn về hồi bão, cơng danh của người qn tử mưu cầu chí lớn.
Cái chí của Nguyễn Cơng Trứ khi lên đường đi thi mang dáng dấp những
tráng sĩ thuở xưa với lời thề một đi không trở về, nếu sự nghiệp chưa thành: “Đi
không há lẽ trở về khơng”. Khi đi thi chưa có gì, nhưng khi về phải “có”, phải
đỗ đạt, quyết chí khơng chịu về khơng.
Lý tưởng cơng danh của Nguyễn Cơng Trứ chính là sự nối tiếp lý tưởng
anh hùng của những trang hào kiệt trong lịch sử. Phải đặt chí nam nhi, lý tưởng
anh hùng ấy vào hoàn cảnh lịch sử thế kỷ XVIII- XIX, khi điều kiện khách quan
thuận lợi cho tính cách anh hùng nảy nở, mới thấy hết cái đẹp trong nhân cách
nhà thơ.
Trong văn học Việt Nam trung đại, Nguyễn Cơng Trứ là tác giả nói nhiều
nhất đến “chí làm trai”, đến cơng danh. Với chí làm trai, với mộng công danh,
Nguyễn Công Trứ đã in bản ngã vào lịch sử văn học dân tộc bằng một phong
cách riêng độc đáo.


10

Trong cuộc trần ai, ai dễ biết
Rồi ra mới biết mặt anh hùng
(Đi thi tự vịnh)
Lời thơ như lời tự nhắc nhở mình và nhắc nhở người đời. Nhìn ra người
tài khơng dễ, nhưng nhất thiết phải nhìn ra người tài, phải trọng dụng người tài.

Người thực sự có tài sẽ được khẳng định qua thử thách.
Quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ đáng để người đời noi theo: Sống
phải có hồi bão và quyết tâm thực hiện lý tưởng, sống phải có trách nhiệm
trước danh dự bản thân và trách nhiệm trước giang sơn đất nước, sự nghiệp cá
nhân phải gắn liền với sự nghiệp chung của dân tộc.
1.3.1.1. Con người “phải có danh với núi sơng”
Danh trước hết là đỗ đạt, được ghi tên vào bảng vàng quý giá, được vinh
quy bái tổ. Muốn vậy phải có tài năng đích thực cứu nước, cứu đời, cứu dân. Có
danh là có tài kinh bang tế thế, trị loạn an dân, làm cho dân giàu nước mạnh. Kẻ
sĩ chân chính có tài năng, có lẽ sống, có hồi bão trả nợ tang bồng thì mới có
danh tiếng
Đã từng tắm gội ơn mưa móc
Cũng phải xêng xang hội gió mây
(Hội gió mây)
Nguyễn Công Trứ là người ý thức rõ về bổn phận của kẻ sĩ. Đã nhiều lần
trong thơ ông hùng hồn khẳng định trách nhiệm ấy
Đi không há lẽ lại về không
Cái nợ cầm thư phải trả xong
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Dở đem thân thế hẹn tang bồng.
( Đi thi tự vịnh)
Cuộc sống của kẻ sĩ sẽ toàn vẹn nếu đạt được chí, thực hiện tư tưởng của
mình. Kẻ sĩ Nguyễn cơng Trứ đã vượt lên hẳn tính cách cá nhân, để vươn tới sự
nghiệp. Chí lớn kẻ sĩ quyết thực hiện và nợ tang bồng người trai quyết trả xong:
Hãy quyết phen này xem thử đã,
Song còn tuổi trẻ, chịu đâu ngay.
(Hội gió mây)
Kẻ sĩ phải biết nhìn xa và khi xuất chính, phải tìm hiểu đâu là trọng tâm
vấn đề an dân. Kẻ sĩ trong việc trị quốc lại còn phải biết dụng võ
Xưa nay xuất xử thường hai lối



11

Mãi thế rối ta sẽ tính đây
(Hội gió mây)
1.3.1.2. Khẳng định sự tồn tại, vị trí quan trọng của chính mình trong cõi trời đất
Con người sinh ra là sự “hữu ý” của trời đất. Nguyễn Công Trứ cho rằng
con người sống ở đời nhất thiết phải làm việc có ích cho đời, không thể “tiêu
lưng ba vạn sáu được”. Nhiều lần trong thơ, ông đặt ra vấn đề này “Đi khơng
há chẳng lại về khơng”.
Người chí sĩ phải coi mọi việc trong trời đất đều là việc của mình, phải
ôm mọi việc lớn của non sông, phải cống hiến hết lòng cho đời. Khát vọng thành
danh khẳng định phận sự trong trời đất là một lý tưởng đẹp đẽ, hào hùng, làm
nên những ước vọng cao cả và những ý định siêu phàm. Bởi thế, kẻ sĩ một khi
đã mang lấy cái danh hiệu cao quý thì phải đeo đuổi và làm trịn sứ mệnh thiêng
liêng của mình:
Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thơi
Vạn sáu tiêu nhăng đã hết rồi!
Nhắn con tạo hoá xoay thời lại,
Để khách tang bồng rộng đất chơi
(Đời người thấm thoắt)
1.3.1.3. Quan niệm cơng danh
Có người cho quan niệm công danh của Nguyễn Công Trứ chỉ là quan
niệm hưởng thụ, nhà thơ có vẻ say sưa với bả vinh hoa tầm thường. Điều đó
đúng hay sai? Xét tồn bộ cuộc đời và thơ văn ơng, phải thấy quan niệm công
danh của nhà thơ trước hết là nghĩa vụ người làm trai, là một món “nợ nần” phải
trả. Kẻ làm trai nếu khơng trả được món nợ danh dự; ắt phải tự thẹn với mình,
thẹn với giang sơn đất nước:
Cảnh muộn đi về nghĩ cũng rầu,

Xem gương mà thẹn với hàm râu
( Muộn thành đạt)
Nguyễn Công Trứ khơng có quan niệm nào khác là con người sống trong
xã hội phải chiếm lấy một địa vị, để trên cơ sở đó làm việc “trí qn trạch dân”.
Vì vậy, nên quan niệm công danh của ông thường gắn với quan niệm trung hiếu,
quân thân.
Phụng thờ hương khói bấy nhiêu đông


12

Một phút làm nên rạng tổ tông
( Nhà thờ thất hoả)
Muốn trả nợ cần phải hoạt động và hoạt động chính là chủ đích của cuộc
đời nam nhi. Khó khăn, gian lao bao nhiêu cũng không kể, cố gắng làm việc là
tất cả. Suốt cuộc đời Nguyễn Công Trứ dành cho hoạt động. Khi ra làm quan,
việc chính của ơng thật rõ ràng: khai hoang, lập ấp; đánh Nam dẹp Bắc. Thế mà
con đường làm quan của ông lại nhiều nỗi thăng trầm, hai lần bị giáng, một lần
bị cách tuột làm lính, gặp cảnh gian nan ơng vẫn khơng sờn lịng nản chí “ làm
tướng khơng lấy làm vinh thì làm lính cũng khơng lấy làm nhục”, cái hư danh
ơng khơng màng, phải có hành động trước đã.
Cơng danh đối với Nguyễn Cơng Trứ khơng phải là cái đích cuối cùng mà
là phương tiện để thực hiện lý tưởng cao đẹp. Công danh ấy là phần thưởng tất
nhiên phải có, để đánh dấu giá trị con người là cái bằng chứng của sự tranh đấu
quyết liệt với mọi khó khăn ở đời. Tìm đến cơng danh, Nguyễn Cơng Trứ chỉ
tìm một sự thoả mãn tinh thần rất cao nhã thanh khiết, chứ khơng phải vì chuộng
áo mão, cân đai hoặc cái lợi vật chất bên ngồi. Cơng danh của ông không phải
là thứ công danh rỡm để bất cứ ai cũng tranh giành đeo đuổi, mà là ánh sáng làm
rạng rỡ thân thế nam nhi.
1.3.2. Con người phận sự

1.3.2.1. Con người nho sĩ
Sống ở đời, mỗi người có một nghề nghiệp, nghề nghiệp đó vừa là con
đường sinh sống của bản thân, vừa là phương tiện đóng góp cho đời, cho xã hội.
Hơn ai hết, Nguyễn Công Trứ hiểu rõ vị trí nghề nghiệp của mình và ơng tự hào
là mình được làm kẻ sĩ. Nhưng đối với Nguyễn Công Trứ, ông chỉ muốn làm kẻ
sĩ kiêm chiến sĩ, để chiến đấu với đời không những bằng bút mực, mà còn bằng
cả cung tên, gươm giáo; để phục vụ triều đình khơng những bằng cơng việc
tham mưu hiến kế, mà cịn bằng cả con đường tự mình tổ chức và thực hiện
những chủ trương mình đề ra.
Đằng sau danh hiệu “kẻ sĩ” là những khái niệm “phận làm trai”, “chí
nam nhi”, “đấng anh hùng. Danh hiệu nào cũng đều nói lên một mục đích, một
ý chí, một nguyện vọng của Nguyễn Công Trứ.
Nguyễn Công Trứ vào đời với một khát vọng lớn lao, cố gắng học tập,
học tập để đi thi, phò vua giúp nước. Là nho sĩ, nhưng bao giờ ông cũng xuất
hiện với tư thế là một chủ thể tích cực, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu


13

trách nhiệm. Thành công của Nguyễn Công Trứ cũng là thành công của một việc
làm phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội phong kiến.
Cũng như tinh thần hăng hái phấn khởi, tâm trạng thất bại, chán chường
của Nguyễn Công Trứ cũng vang lên trong lời lẽ trách móc và tiếng thở than
bực tức:
Hãy cịn quanh quẩn trong vòng ấy
Ắt hẳn ghe phen phải lộn nhào
(Vịnh trò leo dây)
Nguyễn Công Trứ chẳng những không bi quan chán chường phủ định mà
khẳng định cuộc đời và vai trò của con người trong cuộc sống. Cái hấp dẫn lớn
đối với thế hệ thanh niên trong thơ ca ơng, là lịng yêu đời, tinh thần lạc quan và

chí quyết tâm dường như không bao giờ tắt.
Niềm tin của Nguyễn Công Trứ dựa trên tài, đức, và chí của mình; nhất là
ơng tin ở sự rèn tâm luyện chí của mình, kinh qua con đường đời gập ghềnh:
“Có từng gian hiểm mình càng trí’; ơng khơng hề khoa trương ảo tưởng về
mình, chính ngay bản thân cuộc đời chìm nổi của ơng là một hình mẫu sinh
động.
Với ơng, đã sống khơng thể khơng có cơng danh. Nó tạo nên sức mạnh lý
tưởng của ông. Cái quý nhất là Nguyễn Công Trứ đặt ra với tất cả nhiệt tâm: vấn
đề vai trị tích cực của con người đối với cuộc đời, tức là con người sống phải có
chí, có hồi bão, tự rèn luyện để làm được nhiều việc có ích cho đời.
1.3.2.2. Chí nam nhi
“Chí nam nhi” là quan niệm về sự nghiệp cá nhân của kẻ làm trai gồm : chí
anh hùng, sự “tang bồng hồ thỉ”, khí tiết trượng phu, mộng cơng hầu khanh
tướng và lịng khát khao muốn lưu danh thiên cổ.
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh gia đình và thời cuộc lúc bấy giờ,
Nguyễn Cơng Trứ ni cái hồi bão lớn lao làm cho rạng rỡ mày mặt, đẹp đẽ
dịng họ, lưu danh sử sách, ơng đã khéo mượn một đề tài bình thường (nhà thờ
thất hoả) để gửi gắm ý nghĩa lớn lao:
Trống đánh vang lừng miền ấp lý,
Tàn bay giấy giới cõi tây đông.
Làng trên xóm dưới đem đầu lại,
Kẻ ngược người xi ngảnh mặt trơng.
( Nhà thờ thất hoả)
Chí nam nhi theo ý ông là đạt kỳ được cái địa vị: địa vị một kẻ đứng trên mọi
người, được xã hội bái phục, kính sợ, khen ngợi.


14

Đối với ông, đời trai phải vẫy vùng ngang dọc, tích cực đấu tranh nơi đầu

sóng ngọn gió, đảm đương những trách nhiệm khó khăn, làm được những việc
phi thường, tiến tới dựng nên một sự nghiệp anh hùng là cái tột đỉnh của cơng
danh, cái đích đẹp nhất của chí nam nhi
1.3.2.3. Tun ngơn hành động
Nguyễn Cơng Trứ là người có phẩm chất tài năng thực thụ, ơng nhận thức
rất rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước và tuyên bố những dự định lớn lao
mà mình sẽ thực hiện trong cuộc đời
Ông nêu lên lý do tồn tại của mình trên cõi đời, tự chịu trách nhiệm về sự
tồn tại và lý giải sự tồn tại để mọi người biết
Kình thiên một cột giơ tay chống
Dẫu gió lung lay cũng chẳng nao
( Vịnh cây cau)
Ông cũng khẳng định với mọi người rằng bản thân mình chắc chắn sẽ thực hiện
được điều mà ông tuyên bố:
Đã từng tắm gội ơn mưa móc,
Cũng phải xênh xang hội gió mây.
Hãy quyết phen này xem thử đã,
Xong còn tuổi trẻ chịu chi ngay.
( Hội gió mây)
Ơng tin ở chí nguyện của mình, tin quả quyết, tin thành thực, nên dù thi hỏng,
dù đỗ muộn ông vẫn hy vọng
Khi vui giễu cợt mà chơi vậy,
Tuổi tác ngần này đã chịu đâu?
(Muốn thành đạt)
“Tuổi tác ngần này đã chịu đâu?” Câu thơ tràn ngập một niềm hy vọng, sự kiên
nhẫn và niềm lạc quan tin tưởng ở mình
Ơng ln tự kích thích bằng sức tự tin phi thường:
Còn trời, còn đất, còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này
(Người giỏi thường nghèo)

1.3.3. Con người hành lạc
1.3.3.1. Triết lý “Nhân sinh quý thích chí”
Ở Nguyễn Cơng Trứ, tinh thần trách nhiệm rất cao, nhưng ông luôn trở về
với ao ước cá nhân của riêng mình:


15

Ngồi vịng cương toả chân cao thấp
Trong thú n hà mặt tỉnh say
(Thú ẩn dật)
Nguyễn Cơng Trứ rất bình thản trước việc mất chức hay bị thị phi. Rất
nhiều lần, ông bày tỏ và muốn được thoả chí, vui triết lý “ nhân sinh q thích
chí”. Với Nguyễn Cơng Trứ, cho dù lý trí đạo đức có khắt khe như thế nào, thì
một khoảng trời tự do ln được thể hiện. Nguyễn Công Trứ là hiện thân của
con người tự do trong cõi tục. Có được tự do như thế, bởi vì ơng là kẻ dám làm,
dám chịu, dám chơi. Ơng có khả năng đứng trên tình thế, đứng ngồi trần ai
Ai say, ai tỉnh, ai thua được
Ta mặc ta mà ai mặc ai
( Cầm kỳ thi tửu)
Ý thức về sự vô nghĩa của cuộc đời; và để cuộc đời khỏi vô nghĩa là một băn
khoăn, day dứt cá nhân ở ơng. Chính do ý thức cá nhân chi phối, nên cái băn khoăn
này ở Nguyễn Công Trứ trước hết là vì mình, vì sự tồn tại một giá trị độc lập của mình
Một lưng một vốc kém chi mơ,
Cho biết chanh chua, khế cũng chua.
Đã chắc bữa trưa chừa bữa tối,
Mà tham con giếc, tiếc con rô.
Trăm điểu đổ tội cho nhà oản
Nhiều sãi khơng ai đóng cửa chùa.
Khó bó cái khơn cịn nói khéo,

Dầu ai có quấy vấy nên hồ
( Trị đời)
Tuy vẫn chấp nhận khn khổ của trật tự xã hội vốn có, nhưng Nguyễn
Cơng Trứ có cách làm biến dạng và làm thay đổi nó, nếu ơng muốn. Ơng như
đối lập với chính mình để đi sâu vào tận cõi lịng, hiểu cho rõ hơn tính khí của
mình, từ đó hiểu hơn nỗi đời và ứng xử tốt hơn
Dở dang với rượu khơn từng chén
Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời
( Cầm kỳ thi tửu)
Nguyễn Công Trứ ln tìm ra rất nhiều những thú vui; từ những thú vui
thanh tao cho đến những thú vui trần tục và từ thú ngao du đến thú rượu thơ,
thậm chí là thú “ đỏ, đen”, kể cả thú ả đào
Non nước, nước non ngao ngán nỗi,
Cỏ hoa hoa cỏ ngẩn ngơ chiều


16

Vườn hoa kia để ai rong rả,
Ong bướm xông pha dáng cũng nhiều
( Trách tình nhân)
Giang hồ bạn lứa câu tan hợp
Tùng cúc anh em cuộc tỉnh say
(Thú ruộng vườn)
Theo Nguyễn Công Trứ, công danh là cái nợ đã đành, một cái nợ đạo lý
tiền định của kẻ làm trai. Phong lưu cũng là loại nợ, nên dẫu có đam mê thì
cũng chẳng có gì làm xấu hổ.
Của trời trăng gió kho vơ tận
Cầm hạc tiêu dao đất nước này
( Thú ẩn dật)

Nguyễn Công Trứ cũng đã thực hiện rất đích đáng vai trị của mình bằng
các hoạt động đầy cá tính. Hành trình của ơng “ lên voi xuống chó” liên tục,
nhưng do có quan niệm “ nhân sinh q thích chí” nên dù ở hồn cảnh nào, ơng
đều tìm thấy sự thoải mái. Đây là khả năng thích ứng cao độ, đồng thời cũng là
cái trẻ trung vĩnh viễn của con người cá nhân Nguyễn Công Trứ.
Cái quý ở cá nhân Nguyễn Công Trứ là ở chỗ biết chơi, dám chơi vì
đây là biểu hiện của trình độ sống, của một khả năng vươn tới tự do. Nhà thơ
người Đức F. Sile từng nói: “ Con người chỉ chơi khi nó là con người trong
ý nghĩa đầy đủ của từ này và con người chỉ thực sự đúng là người khi chơi”.
Điều này có thể ứng dụng với trường hợp Nguyễn Công Trứ trong văn học
trung đại Việt Nam.
1.3.3.2. Sống nhàn và hành lạc
Triết lý cầu “nhàn”
Nguyễn Công Trứ thường ca tụng “cảnh nhàn”, có thể xem ơng là một
trong những thi sĩ của “cảnh nhàn” nổi tiếng nhất trong thơ văn Việt Nam thời
trung đại.
Theo Nguyễn Công Trứ, người ta ở đời ít khi được thảnh thơi. Nhưng khi
đã lao tâm, lao lực, thì cần phải nhàn. “Nhàn” ở đây, lẽ cố nhiên là những giờ
phút an nghĩ để cho tâm trí khỏi quá mệt nhọc, chứ không phải là đoạn tuyệt với
đời, rút lui về ở ẩn.
Vậy thế nào là “biết nhàn”? Biết nhàn là biết sắp đặt đời sống của mình,
tạo nên những giờ phút thảnh thơi, và không bỏ lỡ cơ hội nào để vui thú cầmkỳ- thi- tửu. Như vậy, nghĩa là bất cứ lúc nào, cũng có thể nhàn được. Muốn
thực hiện được, phải có đủ nghị lực để gác bỏ chuyện đời một bên, phải có một


17

tâm hồn tráng kiện như Nguyễn Cơng Trứ mới có thể an nhàn như thế giữa cái
quay cuồng của xã hội phong kiến triều Nguyễn.
Người nam nhi, sau khi đã làm trịn nhiệm vụ, thì có quyền nghỉ ngơi, sống an

nhàn và hành lạc. Nhàn có thể xem như là cái phần thưởng dành riêng cho người đã
hoạt động nhiều cho nghĩa vụ, nhàn ở đây chỉ bổ túc cho hành động. Đã là phần
thưởng, nên nhàn có tính cách hưởng thụ, nhàn và hành lạc thường đi đôi với nhau.
Đến khi già, Nguyễn Công Trứ đã thực hiện cảnh nhàn như thế nào? Có
phải ơng hưởng cái lạc thú điền viên, để tâm hồn phiêu diêu trước cảnh đẹp
thiên nhiên, say sưa với cầm- kỳ- thi- tửu. Từ cái quan niệm“nhàn” đầy lạc
quan trong thời niên thiếu, đến cái “nhàn” khi về già phải qua đoạn đường làm
quan nay vinh mai nhục đã làm cho tâm hồn ông giữ mãi một cảm giác chán
chường, một dư vị đắng cay chua chát:
Liếc mắt coi chơi trời lớn bé,
Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay,
( Thú ẩn dật)
Công danh và phú quý, thế sự thăng trầm, bao nhiêu thành bại đối với
Nguyễn Cơng Trú chỉ là gió thoảng mây bay, khơng cịn có ý nghĩa thúc giục,
lơi cuốn như trước nữa. Nghĩ lại q khứ dường như ơng khơng muốn nhìn nhận
nó và đối với ơng thú nhàn là q hơn cả:
Thái bình vũ trụ càng thong thả
Chẳng lợi danh chi lại hố hay
(Thú ruộng vườn))
“Sống nhàn” của Nguyễn Cơng Trứ là sự khẳng định cá nhân một cách
tích cực chủ động. Ơng khơng lập luận sống nhàn như thường lệ, mà chỉ cho
rằng sống nhàn như là quyền được sống. “Cái nhàn” của ông là kết quả của sự
nhận thức, của sự tự biết, tự thoả mãn, như là mặt sau của sự tự cho mình đã
sống đủ. Quan niệm “sống nhàn” của Nguyễn Công Trứ mang đến cho chúng ta
ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, độc đáo, đó là “vô sự”, “vô cầu” và “ phi vụ lợi”.
Triết lý hưởng lạc
Trong “Tuyên ngôn” về kẻ sĩ, Nguyễn Công Trứ đã chủ trương con
người có quyền hưởng lạc. Đối với Nguyễn Công Trứ, hành lạc tức là nhàn;
và nhàn phải hành lạc, hai ý niệm chen lẫn, phụ hoạ với nhau và cuối cùng
chỉ là một.

Hành lạc của Nguyễn Công Trứ không phải là cái hành lạc tầm thường,
nhất là trong bối cảnh thời đại ông, khi chung quanh ông tất cả đều giả dối,
nhưng lại được che đậy bằng cái mặt nạ nghiêm túc. Nguyễn Công Trứ đã nâng


18

cái hành lạc của ông thành một quan niệm, một triết lý sống có ý nghĩa.Vốn
từng đã “lên voi xuống chó” q nhiều, trải nghiệm mọi sự đời, nên ơng nhìn
đời thoải mái, phóng túng, lạc quan.
Trong cuộc hành lạc, Nguyễn Công Trứ đã tỏ thấu được ý nghĩa của cuộc
chơi và hưởng được cùng tận cái sinh thú kỳ diệu của mỗi trị tiêu khiển. Ơng đã
tỏ ra sành sõi trong cái thú “yêu hoa” nghệ thuật và tình tứ:
Vì chút tình duyên nên đằm thắm,
Khéo làm cho bận khách làng chơi
( Bỡn cơ đào già)
Ơng vui với thú ngâm thơ, uống rượu nghênh ngang và phóng khống:
Ai say ai tỉnh ai thua được,
Ta mặc ta mà ai mặc ai
(Cầm kỳ thi tửu)
Đối với Nguyễn Công Trứ, lối hành lạc lý thú, đầy đủ nhất là hát ả đào, vì trong
lối chơi ấy gồm đủ cả cầm- kỳ- thi- tửu- tuyết- nguyệt- phong- vân:
Dở duyên với rượu khôn từ chén,
Trót nợ cùng ai phải chuốt lời.
Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó,
Đàn cịn phím trúc tính tình đây.
(Cầm kỳ thi tửu)
Triết lý hành lạc của Nguyễn Cơng Trứ địi hỏi một sự làm chủ bản thân
cao độ, sự hun đúc ý chí, mài rũa tài nghệ. Trong sự chơi ấy, đằng sau cái say
mê là sự tỉnh táo, đằng sau cái hăm hở là sự bình tĩnh, bên cạnh chí hiếu thắng là

sự sẵn sàng chấp nhận thất bại, là thái độ “nhập cuộc” nghiêm túc song hành với
cái nhìn thanh thản, nhẹ nhõm, cười cợt đối với cuộc chơi
Trời đất cho ta một cái tài,
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi
(Cầm kỳ thi tửu)
1.3.4. Con người nhân đạo
1.3.4.1. Con người giàu tình cảm
Tình yêu con người, tình yêu đất nước
Sự nghiệp Nguyễn Công Trứ gồm hai phần: một thuộc về võ cơng, một
thuộc về chính trị
Về võ cơng, Nguyễn Công Trứ là một nhà quân sự: dẹp cuộc khởi nghĩa
Phan Bá Vành ở Nam Định (1826), dẹp giặc bể ở Quảng Yên (1838), dẹp cuộc
khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833), đánh thành Trấn Tân (1841).


19

Qua những hoạt động quân sự của Nguyễn Công Trứ cho thấy ông là vị tướng
rất năng nổ, sẵn sàng dấn thân xơng pha bất cứ chỗ nào có chiến tranh, tự mình
tham gia trận mạc
Về chính trị, Nguyễn Cơng Trứ là nhà khai hoang có tài, và ơng tỏ ra lỗi
lạc trong việc tổ chức khai hoang, làm thuỷ lợi. Trong hoàn cảnh lịch sử đầu thế
kỷ XIX, việc làm của Nguyễn Công Trứ ở Tiền Hải, Kim Sơn nói lên trình độ
của ơng một “tổng cơng trình sư” xuất sắc. Nguyễn Cơng Trứ đã góp phần cơng
lao nổi bật trong lịch sử dân tộc và thể hiện người có cái nhìn sáng suốt, mạnh
dạn, thẳng thắn và tiến bộ.
Giáo sư Lê Thước nhận xét: “Cụ Nguyễn Công Trứ là một bậc anh hùng
hào kiệt....một nhà chính trị có tài kiến thiết, có chí kinh ln. Tiếc thay sinh
phải cái thời đại bế tắc, ở vào cái hoàn cảnh hẹp hịi, trên vua thì nghi kỵ, dưới
các quan thì phần nhiều là bọn dung tục chẳng có tin tưởng gì, cao thượng, kiến

thức gì sâu xa, đã khơng tán thành cho cụ, lại đem lòng ghen ghét kiếm cách mà
bắt bẻ gièm pha để làm trở ngại công việc cụ” [69, tr 20].
Một nhà thơ luỵ tình
Cũng như phần đông các thi sĩ khác, ông đã biết thế nào là tình ái, đã sống
qua những giây phút thổn thức, hồi hộp, hoặc buồn man mác khi tâm hồn vương
vấn một hình ảnh, một mối tình:
Liếc trơng giá đáng mấy mười mươi
Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười
(Bỡn cô đào già)
Sầu tình có nhiều thứ, nhưng cái sầu tương tư có lẽ đậm đà nhất và ám
ảnh tâm hồn nhiều nhất. Tình cảm ấy rất khó thổ lộ, thế mà ông đã phô bày ra
được một cách dễ dàng và thành thật:
Tương tư không biết cái làm sao,
Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào,
Khi đứng, khi ngồi, khi nói chuyện.
Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao,
Trăng soi trước mặt ngờ chân bước,
Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào.
Một nước một non người một ngả,
Tương tư không biết cái làm sao?
(Tương tư)


20

Nguyễn Cơng Trứ trực tiếp nói đến giá trị của tình ái với ơng bằng một sự
hãnh diện. Đời sống tình cảm cá nhân của ơng đậm đà, sơi nổi với nhiều cung
bậc khác nhau. Lúc thì than thở, mơ màng, lúc thì rung động và say sưa
Non nước, nước non ngao ngán nỗi,
Cỏ hoa, hoa cỏ ngẩn ngơ chiều,

Vườn hoa kia để ai rong rả,
Ong bước xông pha dáng cũng nhiều
(Trách tình nhân)
1.3.4.2. Nhà thơ ơm mối sấu nhân thế
Triết thuyết nhân sinh
Trời sinh ra vạn vật phú cho mỗi vật một cái tính, một ít năng lực sống, và
muốn tồn tại thì phải vận dụng cái sở năng ấy. Núi đứng, sơng đi, chim bay, hoa
nở. Đó cũng là kiếp của mỗi vật.
Nguyễn Cơng Trứ nói đến cái nợ phong lưu, cái nợ nguyệt hoa, y như
cái “ nợ tang bồng”. Cơng danh là cái nợ thì lúc trả xong nợ rồi chẳng có gì
để vênh vang. Đối với ông, không chỉ cầm- kỳ- thi- tửu mới là chơi, mà
cơng danh sự nghiệp cũng là trị chơi cả. Không chỉ du sơn du thuỷ, đánh bài
đánh bạc, hát ả đào là chơi, mà vận dụng tài trí, thi thố kinh luân, dẹp giặc
an dân cũng là chơi:
Trời đất cho ta một cái tài,
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi
(Cầm kỳ thi tửu)
Thái độ ứng xử của Nguyễn Công Trứ trước thực tế trớ trêu: Lúc còn
là “ bạch diện thư sinh” hàn vi, đến khi làm quan Nguyễn Cơng Trứ vẫn giữ
ngun quan niệm “phi vụ lợi”. Vì thế, cái nghèo của ông không rơi vào chỗ
ảm đạm, bế tắc, chua chát. Ông lý giải sự nghèo bắng ý thức chấp nhận thái
độ “người giỏi thường nghèo”, “vốn dĩ anh hùng mới có nghèo” Nguyễn
Cơng Trứ có cái nhìn lạc quan:
Tin xn đã có nhành mai đó
Chẳng lịch song mà cũng biết giêng
(Vui cảnh nghèo)
Mối sầu nhân thế
Thái độ Nguyễn Công Trứ đối với sự giả dối của người đời: ông rất căm
giận cái giả dối, thường pha một lớp vàng son cho hành động bỉ ổi và ông đả
kích mạnh mẽ sự “tham phú phụ bần”.Với lập trường của một kẻ sĩ, Nguyễn

Công Trứ thấy mặt trái của đồng tiền, nên đã lên án gay gắt:


21

Hễ khơng điều lợi, khơn thành dại
Đã có đồng tiền dở hố hay
(Nhân tình thế thái)
Tiền tài hai chữ son khun ngược
Nhân nghĩa đơi đường nước chảy xi
( Thế tình bạc bẽo)
Nguyễn Cơng Trứ an phận lúc nghèo, vì tin ở cuộc đời tuần hoàn. Nhưng
an phận chỉ là nhịn nhục, một sự cố gắng của lý trí:“Mới biết, khó tại giời giàu
tại số”; cho đến thế thái nhân tình, tình người “ bạc q vơi” và “ mỏng q
mây”, nhưng “chung cuộc thì cũng tại trời”
Bởi trời đố kỵ, trời khơng thương người, có lúc Nguyễn Cơng Trứ khơng
muốn làm người, chỉ muốn làm cây thông vô tri vô giác
Ngồi buồn lại trách ơng xanh
Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mả reo!
1.3.4.3. Nhà thơ nặng lòng cảm mến thiên nhiên
Nguyễn Công Trứ cũng giống với những nhà thơ khác, tìm đến với thiên
nhiên như người bạn, cùng chia sẻ lúc buồn, vui. Có khi kéo thiên nhiên vào làm
khung cảnh, làm chứng cho tình cảm của mình, lúc thương nhớ ngậm ngùi, ơng
đi ngắm trăng hỏi gió:
Trăng soi trước mặt ngờ chân bước,
Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào
(Tương tư)
Có lúc Nguyễn Cơng Trứ đem tâm hồn thanh thản của mình để

thưởng thức sự thay đổi hình sắc thiên nhiên trong bức tranh bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông: Xuân sang hoa cỏ đua tươi; Hạ sang tàn lửa càng
cao; Trời thu phảng phất gió chiều; Trời đơng hơi giá như đồng. Cảnh sắc
thiên nhiên bốn mùa qua cảm nhận tinh tế, tình cảm chân thành của
Nguyễn Cơng Trứ hiện lên thật thi vị, lãng mạn.
Nguyễn Công Trứ yêu hoa vì hương sắc của hoa, vì hoa vẽ ra dáng dấp
của phái đẹp, vì hoa là sứ giả của tình u.
Thiên nhiên cịn đi vào trong thơ của Nguyễn Cơng Trứ với những hình
ảnh quen thuộc. Cây thơng có khi là bạn của kẻ ẩn dật: “Bạn tùng cúc xưa kia là


22

cố cựu”. Thơng cịn biểu tượng cho kẻ trượng phu vì có sự tương đồng giữa chí
khí của trượng phu và sức chịu đựng của cây thơng:
Bốn mùa ví những xuân đi cả,
Góc núi ai hay sức lão tùng.
( Vịnh mùa đông)
Buồn kiếp nhân sinh, thi nhân muốn kiếp sau làm một loại thảo mộc
quạnh quẽ nơi góc núi và ngạo nghễ cùng tuyết sương:
.....Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo!
Giữa trời vách đá cheo leo,
Ai mà chịu rét thi trèo với thông.
( Vịnh cây thơng)
Dù có lúc bị nghi ngờ hay bị giáng chức, thì Nguyễn Cơng Trứ cũng
khơng nao núng, và ln giữ một tinh thần khẳng khái, bất khuất:
Kình thiên một cột giơ tay chống
Dẫu gió lung lay cũng chẳng nao
( Vịnh cây cau)

Tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Cơng Trứ, chúng ta bắt gặp ở ơng
có một tâm hồn phong phú, mặc dầu sống cách đây một thế kỷ mà vẫn mới mẻ,
đáng được trân trọng và yêu mến. Điều làm chúng ta ngạc nhiên nhất, là tâm hồn
ấy dường như chứa nhiều mâu thuẩn: nghèo hèn mà vẫn hành lạc phong lưu; ham
chuộng công danh mà vẫn phỉ báng công danh; rất ghét đời mà vẫn lăn lộn với đời;
ra ganh đua với danh lợi mà không đê hèn, không ham của, không chịu làm giá áo
túi cơm; hành lạc vui chơi mà không tầm thường, chỉ cốt tìm cái hứng tao nhã.
Xét cho kỹ cái mâu thuẫn ấy của Nguyễn Cơng Trứ chỉ là bề ngồi, cái
tâm lý sâu sắc ở ông vẫn đồng nhất trước sau như một. Chính cái bản ngã vững
chắc của Nguyễn Công Trứ là sợi dây liên lạc để gây nên sự đồng nhất. Vì lạc
quan nên nghèo hèn mà khơng nản, vì ưa hoạt động nên tìm đến cơng danh và
chỉ chịu hưởng công danh một cách xứng đáng khi làm nên việc hữu ích cho
nước cho dân.
Nguyễn Cơng Trứ làm cho ta phải thán phục. Ơng có được xem như là
tấm gương mẫu mực của thanh niên: lạc quan, yêu đời, tin tưởng, bền chí, đeo
đuổi chí hướng, hoạt động hăng hái, gian nan cực khổ mà tâm hồn vẫn cứng rắn,
lao lung điêu đứng mà không lùi bước trước khó khăn, kiêu hãnh một cách xứng
đáng vì nói sao thì làm vậy, thực hiện hồi bão của mình, tưởng sống như ông,
hành động như ông thật không hổ thẹn với thân thế nam nhi đứng trong trời đất.


23

Nguyễn Cơng Trứ cịn nêu cao cái nghệ thuật sống ở đời. Sống như ơng
thật đầy đủ và tài tình. Sống mà thoả mãn được những ước vọng của một đời. Sử
dụng hồn tồn những khả năng của mình, sống mạnh, sống vui, sống hiên
ngang, sống hùng dũng, có làm, có chịu, khó thì lại có hành lạc, có hứng thú
ham sống, giữ phẩm giá thanh cao, sống như vậy là đầy đủ cả mọi phương diện:
vật chất, tinh thần.
Nguyễn Công Trứ là một trong những biểu tượng đẹp về con người trong

nghĩa hồn tồn của nó, có một tâm hồn mà ở đấy lý trí và tình cảm được hồ
hợp cân đối, có một nền học vấn tồn diện, kiêm bách nghệ, có cái hào hoa
phong nhã của người nghệ sĩ lập ngơn, cái khí phách hiên ngang cái thế của
người anh hùng lập cơng và tâm hồn phóng khống “chính tâm” của nhà hiền
triết lập đức.


×