Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ nôm đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.45 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN TIẾN DŨNG

VẬN DỤNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
Ở LỚP 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Hoàng Anh

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời tri ân và biết ơn sâu sắc đến Thầy - Phó giáo sư
- Tiến sĩ Nguyễn Viết Chữ, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, động
viên, khích lệ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa sau đại học,
Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy trong Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo, bạn
bè, đồng nghiệp đang giảng dạy, công tác tại trường THPT Giao Thủy C, trường
THPT Quất Lâm, cũng như Sở giáo dục - Đào tạo tỉnh Nam Định, đã tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi được học tập nghiên cứu để hồn thành khóa học. Xin cảm ơn


những người thân u trong gia đình dành cho tơi sự quan tâm, chia sẻ, động viên,
khích lệ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để tơi hồn thành luận văn này.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Dũng

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP
GS
NXB
PGS
THPT
TS
SGK
SGV
Tr

: Đại học Sư phạm
: Giáo sư
: Nhà xuất bản
: Phó giáo sư
: Trung học phổ thông
: Tiến sĩ
: Sách giáo khoa :

Sách giáo viên
: Trang

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.
Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2.
Lịch sử nghiên cứu......................................................................................... 2 3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4 4.
Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5 5.
Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 5 6.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6 7. Ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 6 8. Cấu
trúc luận văn ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN............................ 7 1.1.
Cơ sở lí luận................................................................................................ 7 1.1.1.
Vài nét về thi pháp học............................................................................. 7 1.1.2.
Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam ....................................... 8 1.1.2.1.
Hệ thống ưóc lệ trong văn học trung đại................................................ 8 1.1.2.2.
Thiên nhiên trong văn học trung đại .................................................... 13 1.1.2.3.
Quan niệm về không gian, thời gian.................................................... 17 1.1.2.4.
Quan niệm về con người ..................................................................... 20
1.1.3. Thơ Nôm Đường luật và quan niệm dạy học thơ Nôm Đường luật theo
hướng vận dụng thi pháp.................................................................................. 26

1.1.3.1. Thơ Nơm Đường luật .......................................................................... 26
1.1.3.2. Q trình phát triển của thơ Nôm Đường luật ..................................... 26
1.1.3.3. Đặc trưng của thơ Nôm Đường luật .................................................... 30 1.
2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 34 1.2.1.
Vai trị, vị trí của thơ Nơm Đường luật trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ
thơng .................................................................................................. 34

iii


1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học thơ Nơm Đường luật trong
chương trình Ngữ văn Trung học phổ thơng .................................................... 36
1.2.2.1. Thuận lợi............................................................................................. 36
1.2.2.2. Khó khăn............................................................................................. 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG THÍCH HỢP THI
PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
Ở LỚP 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................................... 38
2.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại hiện nay ................................................ 38
2.1.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại ở trường trung học phổ thông hiện nay..... 38
2.1.2. Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 THPT hiện nay ........ 41
2.1.2.1. Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT.... 41
2.1.2.2. Kết quả khảo sát.................................................................................. 43
2.1.2.3. Nhận xét về thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay.... 45
2.2. Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy thơ Nôm
Đường luật ở lớp 10 trung học phổ thơng ........................................................ 49
2.2.1. Những u cầu có tính nguyên tắc ......................................................... 49
2.2.1.1. Bám sát thi pháp của thơ HánNôm Đường luật trung đại .................... 49
2.2.1.2. Bám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học
trung đại .......................................................................................................... 50
2.2.1.3. Đối chiếu các văn bản, phát hiện, khơi gợi, kích thích sự hình thành

năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng ....................................................... 51
2.2.1.4. Tạo khơng khí tranh luận, đối thoại giữa các tổ, nhóm, cá nhân ......... 54
2.2.2. Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ
Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT ................................. 56
2.2.2.1. Hướng dẫn học sinh xác định những nét tiêu biểu của thi pháp văn học
trung đại liên quan đến tác phẩm...................................................................... 56
2.2.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội văn bản trên cơ sở thi pháp
tác giả...................................................................................................... 58
2.2.2.3. Hướng dẫn học sinh vượt rào cản ngôn ngữ thông qua hoạt động cắt
nghĩa, chú giải.................................................................................................. 72
2.2.2.4. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để tìm hiểu về thi pháp được sử
dụng trong tác phẩm ........................................................................................ 81
iv


CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM .................................................................... 84
3.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 84
3.2. Yêu cầu thực nghiệm ................................................................................ 84
3.3. Địa bàn, đối tượng và bài thực nghiệm...................................................... 85
3.4. Thời gian và quy trình tiến hành thực nghiệm ........................................... 85
3.4.1. Thời gian thực nghiệm ........................................................................... 85
3.4.2. Quy trình tiến hành thực nghiệm ............................................................ 86
3.5. Giáo án thực nghiệm ................................................................................. 86
3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị.................................................................................... 86
3.5.1.1. Đối với giáo viên................................................................................. 86
3.5.1.2. Đối với học sinh .................................................................................. 87
3.5.2. Giáo án thực nghiệm .............................................................................. 88
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm................................................................... 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 101 1.
Kết luận ..................................................................................................... 101 2.

Khuyến nghị .............................................................................................. 103 TÀI
LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 104 PHỤ
LỤC ..................................................................................................... 106

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các bài thơ Nôm Đường luật ở THPT............................................. 35
Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi thi pháp trong phần tìm hiểu bài của các bài thơ
Nơm Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương trình cơ bản ........ 43
Bảng 2.2. Thống kê kết quả khảo sát giáo án ................................................... 43
Bảng 2.3. Thống kê kết quả phiếu khảo sát phương pháp dạy học
của giáo viên (15 giáo viên) ............................................................................. 44
Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng ............................................... 85
Bảng 3.2. Thống kê kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh trong sự
so sánh, đối chứng ........................................................................................... 99

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc dạy học các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đến nay vẫn cịn là
một thách thức lớn đối với khơng chỉ người đứng lớp mà cả những nhà nghiên cứu
về phương pháp. Ở mảng văn học này tồn tại khơng ít những rào cản về văn tự (cả
Hán và Nôm), văn hóa, lịch sử…. trong mối tương quan với thời đại chúng ta.
Văn học trung đại Việt Nam suốt một nghìn năm lịch sử trải qua các triều đại
phong kiến với bao truyền thống hiển hách dựng nước và giữ nước…Hơi thở của
dân tộc đọng lại trong từng câu chữ với bao vẻ đẹp hào sảng kết tinh ở nhiều thể

loại: Chiếu, Biểu, Hịch, Phú, Cáo, Văn tế và các thể tài văn xuôi khác
Mảng văn học này chiếm một vị trí đặc biệt trong nhà trường và rất cần được
dạy học một cách bài bản, sâu sắc bởi nó tác động đến từng học sinh theo
những cách riêng
Nhưng xác định rõ thi pháp của thời kỳ, giai đoạn này cũng như trào lưu của
từng tác giả, tác phẩm vẫn còn là cái gì đó chưa được chú ý một cách nghiêm
túc. Vì vậy cơng việc dạy học bộ phận văn học này gần như chưa đi
đúng được các vấn đề bản chất sâu sắc cần thiết.
Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam. Đó là
những bài thơ được viết bằng chữ Nơm theo thể Đường luật (gồm cả những bài
thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả những bài theo thể Đường luật phá
cách). Để dạy tốt những tác phẩm này, người dạy cần phải nắm rõ bản chất, đặc
trưng, thi pháp của thể thơ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm hiểu về thi pháp của
thơ Nôm Đường luật vẫn chưa được thực sự coi trọng trong quá trình dạy học ở
nhà trường phổ thông hiện nay.
Việc chuẩn bị từ sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.... Thậm chí
cả công việc đào tạo cho sinh viên trẻ về thi pháp văn học trung đại cũng chưa
được dụng công đến mức cần thiết. Việc dạy học các tác phẩm Hịch, phú, cáo và
đặc biệt là thơ ca còn tồn tại nhiều điều bất cập. Vì vậy ở luận văn này
1


chúng tôi hướng sự chú ý đến việc "Vận dụng thi pháp văn học trung đại vào
dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 - Trung học phổ thông."
Nhà trường Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI đang khẩn trương
hiện đại hóa hướng đi, phương pháp vào với từng môn học để hội nhập khu vực và
quốc tế, vừa để giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc thì ở văn học trung đại đã bảo
tồn được sâu sắc bản sắc riêng về văn hóa dân tộc.
Đặc biệt trong chương trình đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục theo hướng phát
huy năng lực cho người học như hiện nay thì việc cung cấp những kiến thức nền

tảng cho học sinh là rất thiết yếu để các em học sinh có thể chủ động lĩnh hội
khám phá tri thức một cách có sáng tạo. Vì vậy việc vận dụng thi pháp vào dạy
thơ Nôm Đường luật cũng là một hướng đổi mới để các em học sinh có thể tự
nghiên cứu, tìm hiểu được nhiều những tác phẩm thơ Nôm Đường luật không đưa
vào giảng dạy trong nhà trường.
2. Lịch sử nghiên cứu
Dạy học hiện đại phải đi từ khái quát đến cụ thể. Nếu không giải quyết được
cái khái quát thì khi gặp cái cụ thể ta không giải quyết được. Việc nghiên cứu thi
pháp và vận dụng sâu sắc thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ Nôm
Đường luật đang đặt ra những vấn đề có thể nói là rất cấp thiết, vận dụng thi
pháp vào dạy thơ Nôm Đường luật trong nhà trường hiện nay còn nhiều hạn chế.
Bởi lẽ văn học trung đại đã được đưa vào học tập trong nhà trường phổ thông từ
nhiều năm nay, ở cả cấp THCS và cấp THPT. Và ở trường phổ thông cũng đã dành
một thời lượng nhất định để định hướng tìm hiểu một số tác phẩm nhất định. Tuy
nhiên vấn đề vận dụng thi pháp vào trong giảng dạy thì cịn nhiều hạn chế. Các
tác giả đã từng nghiên cứu về thi pháp văn học trung đại phải kể đến Trần Đình
Sử với "Thi pháp văn học trung đại" và "Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung
đại Việt Nam." Trong các cơng trình của mình, có thể nói Trần Đình Sử là người
hệ thống và vận dụng lí thuyết thi pháp một cách công phu, bài bản nhất ở cả ba
phương diện: Không gian, thời gian, ngôn ngữ.

2


Nhưng đi sâu vào từng tác phẩm của từng tác giả, phát hiện được những nét
riêng trong cá tính sáng tạo của họ thì như cịn để ngỏ.
Nguyễn Đăng Na có "Văn học trung đại Việt Nam tập 1, 2" nhưng cũng chủ
yếu hệ thống sắp xếp lại những thành tựu trước đó của ơng. Cịn Lã Nhâm Thìn
với "Thơ Nơm Đường luật" thì trong đó tác giả cũng chủ yếu đi sâu phân tích nội
dung các bài thơ mà ít chú ý dến phương pháp. Với Bùi Văn Nguyên và Hà Minh

Đức thì lại đi sâu vào hình thức cổ thể của thơ ca Việt Nam. Trần Nho Thìn thì
chủ yếu khẳng định sự đóng góp của Trần Đình Hượu với văn hóa dân tộc mà
cũng ít chú ý đến thi pháp của văn học.…. Bên cạnh các công trình nghiên cứu cịn
phải kể đến các bài báo, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ quan tâm tìm hiểu đến
văn học trung đại và thi pháp của văn học trung đại.
Nhìn chung các tác giả nghiên cứu đã đưa ra nhiều phương pháp khác nhau để
tìm hiểu nghiên cứu về thi pháp văn học trung đại nói chung và thi pháp của thơ
Nơm Đường luật nói riêng. Tuy nhiên việc nghiên cứu vận dụng thi pháp của văn
học trung đại vào giảng dạy thì thực sư chưa được quan tâm, đặc biệt là việc vận
dụng thi vào dạy những bài thơ Nơm Đường luật ở chương trình Ngữ Văn 10
THPT.
Ở nước ngoài đặc biệt là ở phương Tây vấn đề vể thi pháp đã được tìm hiểu và
nghiên cứ khá sớm nên họ đã hình thành cả một bộ môn thi pháp học để nghiên
cứu về thi pháp trong sáng tác. Thuật ngữ thi pháp học (poetika) đã được Aristote
đề cập đến cách đây hơn hai nghìn năm, đó là cơng trình tổng kết kinh nghiệm về
nghệ thuật kịch thời Hi Lạp cổ đại, nó làm nên một học thuyết về nguyên tắc mô
phỏng, miêu tả các loại và thể, các hình thức thơ ca mà người Hi Lạp tiếp nhận.
Nó là một trình khoa học có ảnh hưởng sâu, rộng đến văn hóa Châu Âu thời cổ
đại, thời phục hưng và cho đến thế kỷ XVIII- XIX.
Cuối thế kỷ XIX, trên thế giới lại mới quan tâm đến vấn đề thi pháp, lúc
này họ nhìn văn hóa nghệ thuật theo một quy luật sáng tác riêng. Các cơng trình thi
pháp học tiêu biểu phải kể đến như M. Bakhtin cho xuất bản cuốn "Mấy vấn đề
sáng tác Dostoievki" và sau này là "Mấy vấn đề thi pháp Dostoievki".
3


Khrapchenco cũng đã tổng kết thi pháp học lịch sử như là khuynh hướng nổi bật của
nghiên cứu văn học Liên Xô từ năm 1959.
Ở nước ta vấn đề thi pháp cũng đã dược manh nha từ những năm đầu thế kỷ XX
tuy nhiên phải đến những năm cuối thế ky XX thì thi pháp mới được nhìn nhận như

một bộ môn nghiên cứu thực sự và bộ môn thi pháp học mới được chính thức ra đời để
đưa vào học tập, nghiên cứu, giảng dạy. Người có cơng lớn đưa thi pháp học đến Việt
Nam chính là Giáo sư Trần Đình Sử một người đã có nhiều năm bỏ công sức để nghiên
cứu về vấn đề thi pháp. Cho đến nay vấn đề thi pháp đã được nhìn nhận như một bộ
môn khoa học nghiên cứu thực thụ. Nhưng những cơng trình nghiên cứu của các nhà
khoa học cịn mang nặng tính hàn lâm, kinh viện mà ít chú trọng đi vào ứng dụng
trong thực tế giảng dạy.
Tuy nhiên đi vào tìm hiểu thực tế trong quá trình giảng dạy các tác phẩm văn học
nói chung và tác phẩm văn học trung đại nói riêng thì hầu hết các thầy cô giáo và các
em học sinh cũng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề thi pháp mà người dạy cũng như
người học mới chỉ chú trọng vào nội dung được thể hiện trong rác phẩm cũng như một
vài bút pháp nghệ thuật tiêu biểu. Thậm chí với một số người khái niệm thi pháp còn
rất xa lạ và họ coi đó là cơng việc của các nhà nghiên cứu. Ở phạm vi nghiên cứu
của đề tài này tác giả cũng chỉ dám đề cập đến việc vận dụng thi pháp vào trong thực
tế giảng dạy một vài bài thơ Nơm Đường luật cụ thể trong chương trình Ngữ Văn
THPT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở của thi pháp học nói chung và thi pháp văn học trung đại nói riêng
để có những vận dụng linh hoạt vào việc giảng dạy thơ Nôm Đường luật ở
chương trình THPT. Vì thế khi thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm hướng tới
những nhiệm vụ và mục đích sau:

4


- Góp phần giải quyết một trong những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới
phương pháp dạy học văn hiện nay: Tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm văn
chương trong chương trình THPT.
- Nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề vận dụng thi pháp vào giảng dạy, chú ý đến

những ưu thế và tính khả thi của hướng đi này trong việc vận dụng vào thực tế
dạy học bộ môn Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn
trong nhà trường phổ thông hiện nay.
- Tác giả cũng xin được đề xuất một quy trình, cách thức tổ chức hoạt động dạy
học theo hướng vận dụng thi tháp và thử nghiệm vận dụng thi pháp vào thực tế
giảng dạy khi tiến hành dạy học một số bài thơ Nơm Đường luật ở chương trình
Ngữ văn ở bậc THPT ...
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về thi pháp học nói chung và thi pháp văn
học trung đại nói riêng, chúng tơi đã tìm hiểu, đối chiếu để vận dụng thi pháp văn
học trung đại vào dạy thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 THPT nhằm giải quyết một
cách tốt nhất hướng tiếp cận các tác phẩm thơ Nôm Đường bằng các biện pháp
thích hợp nhất để đạt hiệu quả tối ưu theo định hướng dạy học đọc - hiểu văn văn
bản như hiện nay.
4. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu
Với tính chất bước đầu, luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu
như sau:
- Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học vận dụng thi pháp và hoạt động dạy học
văn theo hướng vận dụng thi pháp.
- Vận dụng phương pháp dạy học vận dụng thi pháp vào việc tổ chức hoạt động
dạy học một số bài thơ Nơm Đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp 10
THPT.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu nắm vững thi pháp văn học trung đại và có những biện pháp vận dụng thích
hợp vào quy trình dạy học thơ Nơm Đường luật thì hiệu quả giờ học sẽ cao hơn.
5


6. Phương pháp nghiên cứu .
Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, trong quá trình thực hiện, người

viết đã kết hợp, vận dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu lí thuyết và phương
pháp nghiên cứu thực nghiệm, cụ thể là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học vận dụng thi
pháp - một phương pháp có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong q trình dạy học nói chung và phù hợp với đặc trưng của việc dạy
học văn nói riêng trên con đường hiện thực hoá luận điểm cơ bản của việc dạy học
văn hiện nay: học sinh là bạn đọc sáng tạo.
- Trên cơ sở đó, bước đầu xây dựng quy trình của phương pháp dạy học vận
dụng thi pháp vào những giờ dạy học văn cụ thể ở trường THPT, góp thêm một
tiếng nói mới, một cách nhìn mới trong nỗ lực tìm kiếm cách thức đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng và biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học
trung đại vào dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 Trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vài nét về thi pháp học
Thi pháp học là bộ mơn khoa học đặc thù, nó hướng tới việc khám phá cấu
trúc biểu hiện của nghệ thuật trên các các cấp độ khi nghiên cứu, phân tích hay phê
bình một tác phẩm văn học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì "thi pháp học là
là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện,
thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học"
[7, tr 304]. Như vậy hiểu một cách đơn giản thì thi pháp học là một bộ môn khoa
học nghiên cứu các hình thức nghệ thuật của văn học. Cịn theo Từ điển Bách
khoa văn học giản yếu Nga ghi lại thì "Thi pháp học là khoa học về cấu tạo của các
tác phẩm văn học và hệ thống các phương tiện thẩm mỹ mà chúng sử dụng."[5, tr
936]. Trong công trình Những vấn đề thi pháp Đơxtoiepxki, tác giả M. Bakhtin
không nêu ra định nghĩa trực tiếp về thi pháp học nhưng nội dung nghiên cứu
của ông về Đôxtoiepxki như "Cái nhìn nghệ thuật độc đáo" hay "ngơn ngữ đa
giọng" cũng đã xác nhận nội dung của thi
pháp học. Công trình Thi pháp văn học Nga cổ của D. X. Likhasốp nghiên cứu về
hệ thống thể loại, cách khái quát nghệ thuật, các phương tiện văn học, không gian,
thời gian nghệ thuật cũng đã đề cập nhiều những khái niệm, nhiều những vấn đề
của thi pháp.
Các nhà nghiên cứu văn học phương Tây cũng có nêu ra một vài định nghĩa
khác về thi pháp học nhưng tựu chung lại thì đều xem văn học như một nghệ
thuật. Theo nhà lí luận văn học người Nga V. Girmunxki thì : "Thi pháp học là
khoa học nghiên cứu thi ca (văn học) với tư cách là một nghệ thuật" [8, tr 5].
Như vậy, tác giả đã định nghĩa về thi pháp học trong sự lồng ghép giữa tính khoa
học và tính nghệ thuật của văn học. Từ định nghĩa này nhà nghiên cứu văn học Viện
sĩ V. Vinogradop đã cụ thể hóa vấn đề thi pháp như sau "Thi pháp học là khoa học
về hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức
7



tác phẩm của sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm
văn học. Nó muốn bao quát không chỉ là các hiện tượng của ngơn từ thơ, mà cịn
là cả các khía cạnh khác nhau nhất của tác phẩm văn học và sáng tác dân gian."
[18, tr. 8]. Ở đây tác giả chủ yếu nhấn mạnh vào đối tượng đặc thù của thi pháp
học là hình thức tổ chức tác phẩm văn học.
Khi xem thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học như một nghệ thuật đã
bao hàm được một phạm vi rất rộng, từ tác phẩm cụ thể, thể loại đến các khái quát
phổ quát. Điểm làm cho thi pháp học có vị trí độc lập phân biệt với các bộ môn
khác trong khoa văn học là thi pháp chỉ nghiên cứu cấu trúc và thuộc tính nghệ
thuật của văn học từ góc độ nghệ thuật. Thi pháp học cịn bao gồm sự miêu tả, khám
phá hệ thống các phương tiện cấu trúc nghệ thuật cụ thể mang sắc thái dân tộc và cá
nhân, như thi pháp văn học Nga, thi pháp văn học Trung Quốc, hoặc trong nước
thì có thi pháp văn học trung đại, thi pháp văn học hiện đại, thi
pháp thơ Tản Đà, thi pháp thơ Tố Hữu…
1.1.2. Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam
1.1.2.1. Hệ thống ưóc lệ trong văn học trung đại
Trong đời sống xã hội, ước lệ là một qui ước có tính cộng đồng. Ước lệ
là một tín hiệu riêng của một cộng đồng khi cảm nhận thực tại, làm cho sự v ậ t v à
h i ệ n tư ợ n g h i ệ n l ên đ ú n g v ớ i n h ữ n g q u i ư ớ c v à đ ú n g v ớ i c á c h h i ểu của cả cộn
g đồng .
Văn học nghệ thuật mọi thời, mọi dân tộc bao giờ cũng có tính ước lệ. Bởi lẽ, văn
học khơng là phiên bản thu nhỏ của hiện thực đời sống, nhưng bắt nguồn từ mảnh
đất thực tại, thanh lọc thực tại qua cái nhìn nghệ thuật của nhà văn, lăng kính
thẩm mỹ của thời đại. Có điều, ước lệ trong văn học là ước lệ thẩm mỹ có tính qui
ước của các nhà văn trong một thời đại, trong một giai đoạn, một dòng văn học nhất
định.
Ước lệ trong văn học trung đại Việt Nam được nhà văn sử dụng triệt để,
nghiêm túc và phổ biến. Các nhà văn bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạt thế giới bằng
hệ thống nghệ thuật ước lệ. Ước lệ đã trở thành một đặc trưng thi pháp của
8



văn học. Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong
kiến và cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học.
Xã hội phong kiến là một xã hội đẳng cấp, lắm nghi thức, cơng thức. Xã
hội bị lễ nghĩa trói buộc, nên văn chương tất phải ước lệ. Tấng lớp Nho học xem sách
xưa, lời nói cuả thánh hiền, người trước là chuẩn mực thì văn chương khơng thể
khơng đạt đến những mẫu mực về bút pháp, dùng từ, xây dựng hình ảnh, hình
tượng, sử dụng điển tích, điển cố,... Với các nhà văn thời này văn chương phải
"Văn dĩ tải đạo", "Thi dĩ ngơn chí"; sáng tác văn học là hình thức
trước thư lập ngôn, nên văn chương ước lệ mới đẹp, mới sang trọng. Trong tác
phẩm, nhà văn càng sử dụng nhiều nghệ thuật ước lệ chừng nào thì càng uyên áo,
càng đẹp; mới thực hiện được chức năng giáo dục đạo lý của nó; mới góp phần
hình thành mẫu người phong kiến lý tưởng.
Ước lệ trong văn học trung đại Việt Nam bao gồm ba tính chất: Tính uyên bác
và cách điệu hóa cao độ. Tính sùng cổ. Tính phi ngã.
* Tính un bác và cách điệu hóa cao độ
Khơng phải ngẫu nhiên văn học chính thống thời phong kiến được mệnh danh
là văn chương bác học (Văn học dân gian gọi là văn học bình dân). Gọi như thế,
văn chương mang trong mình nó tính bác học. Người sáng tác phải bác học và
người tiếp nhận cũng rất bác học. Bởi đây là loại văn chương phòng khách, trà
dư tửu hậu.
Văn chưong chính thống thời phong kiến mang tính qui phạm từ góc độ
sáng tác đến thưởng thức. Giới văn học hẹp, chỉ quanh quẩn trong tầng lớp trí thức
Hán học tài hoa, tao nhân mặc khách. Trường hợp Nguyễn Khuyến và Dương
Khuê là một thí dụ tiêu biểu. Độc giả của Nguyễn Khuyến là Dương
Khuê, nên khi bạn văn mất, nhà thơ như muốn gác bút:
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa ?
Sáng tác trong mơi trường ấy, tất nhiên tính uyên bác có ý nghĩa thẩm mỹ.

Người sáng tác cũng như người tiếp nhận đều phải thơng thuộc kính sử, điển cố,
điển tích; phải có vốn thi liệu, văn liệu phong phú học tập được từ những áng
9


văn bất hủ của người xưa. Văn chương càng uyên bác càng có sức hấp dẫn lớn,
có tính nghệ thuật cao.
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngóai cịn cười gió đơng
(Nguyễn Du)
Hay:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân gìau đủ khắp địi phương.
(Nguyễn Trãi)
Văn chương của tao nhân mặc khách, nên có khuynh hướng lý tưởng hóa,
"văn chương hóa", Các nhà văn thời ấy muốn tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng
khác với thế giới đời thường. Cho nên, thế giới nghệ thuật của các trang văn thời
này ln được các nhà văn cách điệu hóa cao độ. Hình tượng nghệ thuật càng cách
điệu hóa càng đẹp.
Quan niệm này đã làm nấy sinh thái độ xem thường văn xi. Trong cái
nhìn của các nhà văn và độc giả văn học thời phong kiến, văn xuôi gần với đời
sống thực tại, ít được cách điệu hóa; thơ mới là thứ ngơn ngữ giàu tính cách điệu.
Con người trong văn chương phải đẹp một cách lý tưởng: tóc mây, mày liễu, mặt
hoa, tay tiên, gót sen, vóc hạc,... Cử chỉ, đi đứng, ăn nói tựa như đang
sống trong thế giới của nghệ thuật sân khấu:
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
(Nguyễn Du)

Tạo vật thiên nhiên đi vào văn chương cũng phải thật sang quý và đẹp như
mai, cúc, tùng, bách, liễu,...
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
(Bà huyện Thanh Quan)
10


Nhìn chung, văn chương thời ấy khơng chú ý tả thực. Tả thực nếu có, chỉ
dùng cho những nhân vật phản diện phàm tục như Mã giám sinh, Sở Khanh,
Tú bà …
Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn chi cao lớn đẫy đà lám sao ?
Thời bấy giờ, người ta quan niệm con người khơng hịan thiện, hịan mỹ bằng
tạo hóa, khơng tài hoa bằng hóa cơng. Vì thế, những gì cần lý tưởng hóa đều phải
được so sánh với thiên nhiên, thiên nhiên trở thành chuẩn mực cho cái đẹp của con
người. Con những tiểu nhân chỉ có thể so sánh với xác của
chúng,mới tả thực.
* Tính sùng cổ:
Do quan niệm thời gian phi tuyến tính, nên trong văn chương cổ của dân tộc
ta, các nhà văn ln có xu hướng tìm về quá khứ. Họ lấy quá khứ làm chuẩn mực
cho cái đẹp, lẽ phải, đạo đức. Với họ thời đại hịang kim khơng có trong thực tại.
Thời đại hịang kim chỉ có vào thời Nghiêu, Thuấn; người anh hùng nghĩa sĩ lý
tưởng là Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng (Hịch tướng sĩ văn). Chân lý quá khứ là chân
lý có sức sáng tỏa mn đời. Vì thế, văn chương thường lấy tiền đề là lý lẽ và
kinh nghiệm của cổ nhân, của lịch sử xa xưa (lập luận trong Quân trung từ mênh
tập của Nguyễn Trãi là một minh chứng).
Vì vậy mà văn học trung đại thường đầy rẫy những điển tích, điển cố. Mẫu
mực của văn chương cũng như vậy. Thơ ca khơng ai có thể vượt qua những thi
thánh, thi tiên, thi thần như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

Chính vì vậy, các nhà văn đời sau thường "tập cổ" vay mượn văn liệu, thi tứ,
hình ảnh nghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn đời trước mà không bị đanh giá là "Đạo
văn". Ngược lại, họ được đánh giá là một cây bút đạo đức, sang trọng; tác phẩm
của họ rất giàu giá trị.
* Tính phi ngã:
Thời phong kiến, ý thức cá nhân chưa có điều kiện phát triển. Con người
chưa bao giờ dám "sống là mình", "sống với mình". Con người chỉ sống với
không gian mà không sống cùng thời gian.

1
1


Con người được nhìn nhận, đánh giá trên cơ sở của tầng lớp, giai cấp,
dòng tộc, địa vị xã hội. Vì thế con người được phân thành hai loại: quân tử và tiểu
nhân. Trong cuộc sống cũng như trong văn chương, yêu đương tự do khó có thể chấp
nhận và không bao giờ đạt được hạnh phúc. Hôn nhân xây dựng trên cơ sở đẳng
cấp, môn đăng hộ đối. Người có văn hóa giáo dục là người biết khắc kỉ, biết giữ
mình, biết nhún mình, thu mình lại, hạ thấp cái tơi cá nhân của mình.
Chính điều kiện xã hội ấy đã sinh ra hệ thống ước lệ trong văn chương, một ước
lệ nghệ thuật có tính phi ngã. Nhà văn cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không bằng cái
nhìn hữu ngã và bằng ngơn từ, hình ảnh, nhịp điệu do cá nhân mình sáng tạo.
Tranh vẽ, thơ vịnh đều có sự quy định theo một cơng thức nhất định: tứ quý,
tứ linh, tứ thú,... Tạo vật thì phải là xuân lan, thu cúc, hoa điểu, tùng hạc, con
người thì ngư, tiều, canh, mục. Buổi chiều phải có chim bay về tổ, mục đồng thổi
sáo réo rắt ngồi trên mình trâu về thơn xa, người lữ thứ bước vội trên đường, chùa
xa chuông ngân tiếng âm trầm giục giã khách giang hồ,... Cảnh trăng khuya thì có
thuyền gối bãi, thuyền chở trăng; đêm thì có tiếng dế nỉ non, khoan nhặt, giọt ba tiêu
thánh thót rơi buồn,...
Truyện ln có nhân vật giai nhân tài tử, trai anh hùng gặp gái thuyền

quyên. Gái đẹp luôn được miêu tả: mặt hoa da phấn, "làn thu thủy nét xuân sơn",
lưng ong, gót sen; anh hùng thì râu hùm hàm én; đấng trượng phu, bậc quân tử
được ví như cây tùng, cây bách nơi chốn lâm tuyền, sẽ làm rường cột cho quốc
gia,... Cốt truyện thì theo một cơng thức định sẵn như: gặp gỡ, ly tán, đòan viên,...
Thơ phải cách luật. Luật phối thanh bằng trắc của thơ phú cũng quy định
nghiêm ngặt, chặt chẽ, khiến cho người làm thơ phải diễn tả thế giới bằng thính
giác có tinh "phi ngã" của cộng đồng tao nhân mặc khách. Bố cục thơ cũng định
sẵn, bất di bất dịch. Ngay cả tiêu đề thơ cũng quanh quẩn: ngơn hịai, thuật hồi,
ngơn chí,...

12


Người viết văn làm thơ có một kho điển cố, điển tích, kho thi liệu, văn liệu
chung. Tất cả đều là những hình ảnh, những ngơn từ ước lệ phi ngã. Nói chuyện tri
âm, tri kỉ thì "mắt xanh chẳng để ai vào", nói tình u lỡ dỡ thì có chuyện Thơi
Oanh Oanh, Trương Qn Thụy. Nói người phụ nữ tài hoa thì ví như nàng Ban, ả
Tạ. Cha mẹ là huyên đường, vợ chồng là tao khang. Nhớ quê hương thì trơng áng
mây Tần xa xa... Tất cả đều có nguồn gốc ở trong văn chương cổ Trung Hoa mà
người viết văn, làm thơ cũng như người đọc văn, đọc thơ phải thơng thạo.
Tuy nhiên, nói văn học trung đại có tính phi ngã khơng có nghĩa trong tác
phẩm văn chương khơng có dấu ấn bản ngã của người nghệ sĩ. Bởi lao động nghệ
thuật là một họat động sáng tạo; văn học chân chính khơng chấp nhận cơng thức,
phi ngã. Trong văn học thời trung đại của dân tộc ta, các cây bút lớn đều khẳng
định tư tưởng, cá tính và tài nghệ độc đáo của họ. Tiến trình văn học đã khẳng
định điều đó. Chúng ta khơng thể phủ nhận cá tính sáng tạo của Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,
Tản Đà,... Chỉ có điều, do tính qui phạm nghệ thuật; nên sự khác biệt trong tư
tưởng và phong cách nghệ thuật của các cây bút ấy chỉ là những hình
thức khác nhau của sự vận dụng những chuẩn mực chung của cộng đồng văn học

bấy giờ mà thơi.
1.1.2.2. Thiên nhiên trong văn học trung đại
Đi vào tìm hiểu những tác phẩm thơ ca của cha ông xưa, người đọc như
được sống giữa thế giới tạo vật thiên nhiên non nước hữu tình vừa tĩnh lặng vừa
hịanh tráng. Trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn trung đại hình như khơng
thể vắng bóng thiên nhiên. Thiên nhiên làm nên diện mạo, linh hồn của tác phẩm.
Thiên nhiên biểu hiện cảm quan vũ trụ, mỹ cảm và tư tưởng triết học phương
Đông của các nghệ sĩ Nho học này.
Riêng thơ ca thì thơ tức cảnh cũng là như tranh sơn thủy chiếm một vị trí hết
sức quan trọng trong đời sống văn nghệ thời phong kiến.

13


Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ xã hội kinh tế nông nghiệp thô sơ của
thời trung đại. Thời ấy con người sống giữa thiên nhiên. Con người trực tiếp khai
thác thiên nhiên bằng bàn tay lao động của mình. Thiên nhiên là nguồn ni
dưỡng tinh thần và vật chất cho con người. Thiên nhiên có mặt trong cuộc sống
gia đình, xã hội của cư dân của nền văn hóa thảo mộc, nền văn minh lúa nước. Hiện
tượng nghệ thuật này cũng có thể nẩy sinh từ hệ triết học phương Đơng: con
người hịa đồng với vạn vật, tạo vật và con người tương sinh trong thế giới này.
Và cũng có thể xuất phát từ đời sống văn hóa tín ngưỡng Tơ-tem hay tín ngưỡng
phồn thực phương Đơng.
Hiện tượng này cũng có thể lý giải bằng hệ tư duy tổng hợp Đơng phương,
bằng tính cách duy cảm của dân tộc ta. Con người khơng nhìn nhận mình là chủ thể
mà cảm nhận mình là một yếu tố cùng với thiên nhiên tạo nên sự sống của thế giới
thực tại này. Con người duy cảm nên ln đắm mình vào những biến thái mong
manh, tinh vi của tạo vật để giao cảm, giao hịa. Vì vậy, ta hiểu văn chương trung
đại thơ ca chiếm một vị trí quan trọng và trong văn xuôi lại thắm đượm chất thơ,
cảm xúc trữ tình.

Vì những căn cứ trên, thiên nhiên khơng tách khỏi con người như một khách
thể trong văn chương. con người cảm thụ thiên nhiên như là một chủ thể. Con
người đã gán cho thiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính của chính mình. Thiên
nhiên chưa được khám phá với những giá trị tự thân, chưa thực sự là đối tượng
hiện thực của văn học. Người ta tìm đến với thiên nhiên và xem thiên nhiên như
là một tư liệu để để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức một cách không tự giác.
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Điều này khác với văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại tôn trọng sự
sống riêng của tạo vật thiên nhiên. Thiên nhiên được miêu tả như là một khách thể.
14


Từ tư tưỏng và quan niệm trên, văn chương trung đại đã miêu tả thiên nhiên
theo một bút pháp đặc biệt: khơng tả hình xác của tạo vật mà gợi tả linh hồn của
thiên nhiên. Thiên nhiên trở thành ý niệm tượng trưng, dấu hiệu tượng trưng,
chứa đựng những cảm giác, cái không thấy của con người. Thiên nhiên là nơi gởi
gắm những tư tưởng, tình cảm hay triết lý của con người.
Xuân đến trăm hoa nở
Xuân đi trăm hoa rụng
..........
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai
(Mãn Giác Thiền sư)
Thiên nhiên có linh hồn nên cũng sang hèn, quân tử tiểu nhân như con
người. Các nhà thơ xưa không chấp nhận cái thấp hèn, những sự vật tầm thường
nên thiên nhiên trong thơ họ luôn là những tạo vật cao sang. Các nhà thơ bầu
bạn hay tri âm tri kỷ với thiên tao nhã, sang trọng như: "Sơn thủy yên hoa tuyết
nguyệt phong" (Hồ Chí Minh). Họ tự ví mình như cốt cách phong độ của "Mai, lan,

cúc, trúc" hay "Tùng, cúc, trúc, mai".
Quét trúc bước qua lịng suối
Thưởng mai về đạp bóng trăng
(Nguyễn Trãi)
Hay:
Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ hạc là người thân
(Nguyễn Du)
Họ đối lập thiên nhiên tao nhã với thiên nhiên phàm tục, tầm thường cũng là
để đối lập họ với những kẻ tiểu nhân, phàm phu đắc thế:
Phượng những tiếc cao diều hãy liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi

15


Hoặc:
Đến trường đào mận ngặt chăng thông
Quê cũ ưa làm chủ trúc thông
(Nguyễn Trãi)
Do cảm thụ thiên nhiên như vậy, nên văn thơ có hai đặc tính:
Thiên nhiên được cảm nhận và tái hiện một cách tinh vi như muốn khám phá
linh hồn ẩn kín, bí mật của tạo vật.
Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi
dịch thơ:
Ngủ dậy ngó song mây
Xuân về vẫn chửa hay

Song song đôi bướm trắng
Phấp phới sấn hoa bay.
(Xuân hiểu-Trần Nhân Tông)
Thiên nhiên trong thơ thường được phối màu thanh đạm, đường nét thanh tao;
nhưng mang đậm chất sống ngồn ngộn tươi rói như thiên nhiên trong cuộc sống đời
thường.
Đồng bằng nhơ núi biếc
Hình thế tựa diều bay Cầu
vắt qua khe nước Chùa
nằm tít đỉnh mây
(Đề núi cánh diều-Lê Quý Đôn)
Thiên nhiên luôn được tái hiện bằng cảm xúc dạt dào, tình cảm lắng sâu của
người làm thơ. Những vần thơ đã trích là một thí dụ. Đọc những vầng thơ của
Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Lê Quý Đôn,… ta như nghe thấy hơi thở nhịp

16


điệu tâm hồn của các thi nhân ấy. Thơ của các thi nhân ấy là tâm hồn sáng láng,
nhân cách cao cả, phong thái tự tại của chính họ giữa chốn đời bụi bặm này.
1.1.2.3. Quan niệm về không gian, thời gian
* Không gian nghệ thuật
Không gian là nơi con người tồn tại. Trong tác phẩm văn học, không gian
nghệ thuật chính là những nơi chốn, địa điểm được diễn tả trong tác phẩm.
Trong tác phẩm văn học không gian nghệ thuật được chia thành các hình
thức sau:
Khơng gian vũ trụ: Rộng lớn, kì vĩ.
Khơng gian đời thường: Gần gũi, quen thuộc.
Khơng gian vay mượn: Đó thường là những khơng gian tượng trưng, được vay
mượn ở Trung Quốc:

Mượn núi, sông để diễn tả sự xa cách, sự ngăn cách.
"Yêu nhau mấy núi cũng leo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua".
Hay:

"Núi cao chi lắm núi ơi!
Núi che mặt trời không thấy người thương".

Mượn núi Thái Sơn để diễn tả núi cao.
Mượn Trường An, Lạc Dương để diễn tả kinh đô.
Mượn sông Dịch Thuỷ để diễn tả nơi biệt li.
Mượn sông Tiêu Tương để diễn tả miền thương nhớ.
Khi tìm hiểu cần lí giải được những hình ảnh tượng trưng đó, hiểu được
những địa danh đã đi vào điển cố, điển tích. Khơng gian nghệ thuật trong các tác
phẩm văn học cũng được chia thành:
Khơng gian địa lí. Khơng
gian tâm lí.
Con người sống chiếm một khoảng khơng gian. Khơng gian đó chính là
khơng gian địa lí. Trong bài ca dao, có hai kiểu khơng gian. Khơng gian địa lí xa thì
xa, gần là gần. Xa hay gần chính là đơn vị dùng để diễn tả khoảng cách.
17


Ngồi khơng gian địa lí trong bài ca dao cịn có khoảng khơng gian vơ
hình, đó là khơng gian tâm lí. Khơng gian tâm lí khơng như khơng gian địa lí, xa
hay gần tuỳ thuộc vào sự cảm nhận của con người. Khơng gian tâm lí được đo
bằng sự nhạy cảm của trái tim. Chính vì vậy nên có rất nhiều nghịch lí. Có khi xa
mà gần, có khi gần mà xa. Nếu có khoảng cách về khơng gian địa lí, con
người sống có tình cảm thì khoảng cách đó có thể thu hẹp được:
"Yêu nhau chẳng ngại đường xa

Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều".
Cịn sống mà có khoảng cách về tâm lí thì gần cũng trở nên xa.
* Thời gian nghệ thuật
Con người thời cổ đại và trung đại chưa xem thời gian và không gian như
những phạm trù trừu tượng. Thời ấy, người ta cảm nhận thời gian bằng sự trực
cảm, bằng những tín hiệu khơng gian, bằng sự vận động của thiên nhiên và sự
sống của con người. Bước đi của thời gian được theo dõi bằng thời tiết bốn mùa, bằng
thời vụ nông tang, bằng sen tàn, cúc nở, bằng oanh vàng liễu biếc hay tiếng Đỗ
quyên kêu.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
(Nguyễn Du)

Hay:
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca
Nay quyên đã giục oanh già
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo.
(Chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn)
Từ kinh nghiệm trực cảm, người xưa có hai nhận thức về thời gian:

18


×