Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã hà tĩnh thời kì 1939 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.24 KB, 57 trang )

A. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công hiển
hách trong lịch sử 4.000 năm giữ nớc và dựng nớc của dân tộc ta. Nó cũng là
thắng lợi có tính thời đại sâu sắc của phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới từ sau cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân triệt để ở nớc thuộc địa
do Đảng cộng sản lãnh đạo. Đó là thắng lợi của đờng lối dùng hình thức khởi
nghĩa: Từ khởi nghĩa từng phần ở từng địa phơng tiến lên tổng khởi nghĩa
trong cả nớc. Quá trình diễn biến của cách mạng tháng Tám từ khi chuẩn bị
cho đến khi bùng nổ là một quá trình diễn tiến rất phong phú, đa dạng. Nhờ đờng lối đó mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân các địa phơng khởi nghĩa giành
chính quyền thắng lợi. Tuy nhiên ở từng địa phơng trong cả nớc cuộc cách
mạng đó mang những nét độc đáo riêng biệt, tuỳ theo tình hình lịch sử cụ thể
và đặc điểm riêng của địa phơng mà Thị xã Hà Tĩnh là một điển hình tiêu biểu
về quá trình vận động và khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng
Tám. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng và trực tiếp là:
Trong quá trình chuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền thì Thị xã Hà
Tĩnh không phải là địa phơng có phong trào cách mạng diễn ra mạnh mẽ,
quyết liệt nh các địa phơng khác nhng Thị xã Hà Tĩnh là một trong những Thị
xã giành đợc chính quyền trớc tiên trong cả nớc và giữ đợc chính quyền đến
ngày toàn quốc giành đợc độc lập. Vậy qúa trình khởi nghĩa cũng nh đặc điểm
riêng của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thị xã Hà Tĩnh diễn ra nh thế
nào ?
Việc đi sâu nghiên cứu phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Thị
xã Hà Tĩnh trong thời kỳ 1939-1945 không chỉ đa lại những đóng góp về mặt
lý luận khoa học, một lần nữa chứng minh cho sự lãnh đạo tài tình, đờng lối
cách mạng sáng tạo của Đảng ta mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Từ đó
giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về diện mạo của cuộc cách
mạng tháng Tám trong cả nớc. Những thành tựu và bài học lịch sử quý giá rút
ra từ phong trào cách mạng ở Thị xã Hà Tĩnh trong giai đoạn lịch sử này
không chỉ có ý nghĩa cổ vũ cho phong trào cách mạng trong toàn tỉnh Hà Tĩnh


1


và cả nớc bấy giờ, mà đối với công cuộc bảo vệ quê hơng trong thời kỳ hiện
nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị, nhất là khắc phục xu hớng giáo điều chủ
nghĩa, kinh nghiệm chủ nghĩa, chủ nghĩa xét lại trong tầng lớp nhân dân, nhằm
tăng cờng sự nhất trí về chính trị và t tởng trong Đảng và nhân dân.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thị xã Hà Tĩnh giàu truyền thống yêu
nớc, cách mạng, truyền thống lao động cần cù sáng tạo hiếu học... Đồng thời
là sinh viên khoa lịch sử sắp ra trờng lại là sinh viên ngành cử nhân khoa học
đối vơí tôi việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phơng là một công việc hoàn
toàn mới mẻ và hữu ích, vì nó tập cho tôi làm quen với kinh nghiệm, phơng
pháp nghiên cứu khoa học lịch sử để tiến tới phục vụ cho nghiên cứu, biên
soạn cũng nh giảng dạy lịch sử địa phơng sau này. Bởi những lý do trên mà tôi
chọn đề tài Qúa trình chuẩn bị lực lợng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
ở Thị xã Hà Tĩnh thời kỳ 1939-1945 làm khoá luận tốt nghiệp của mình .

2. Lịch sử vấn đề:
Nhiều năm gần đây việc nghiêu cứu biên soạn lịch sử địa phơng đợc
đẩy mạnh và trở thành một nhu cầu thực sự quan trọng và có ý nghĩa giáo dục
to lớn, đợc nhiều cấp ngành ở địa phơng quan tâm chú ý.
Cũng nh các địa phơng khác trong cả nớc, Hà Tĩnh có nhiều công trình
nghiên cứu lịch sử, có chất lợng cao nh : Địa chí Hà Tĩnh, Tài Liệu địa chí
về Hà Tĩnh - trích trong tạp chí thanh Nghệ Tĩnh do th viện hà tĩnh su tầm và
biên soan năm 1797, Lịch sử Hà Tĩnh tập 1. Nhà xuất bản chính trị Quốc
gia, Hà Nội 2000. Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh Tập 1 (1930-1945) Nhà xuất
bản chính trị quốc gia - Hà Nội năm 1993 đã giới thiệu một cách trung thực,
có hệ thống cách mạng của Đảng bộ Hà Tĩnh từ ngày thành lập đến khi cuộc
kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lợc thắng lợi (19301954) trong đó cũng khái quát cuộc cách mạng tháng Tám của Hà Tĩnh nói
chung và nhân dân Thị xã Hà Tĩnh nói riêng.

Viết về phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Hà Tĩnh
trong thời kỳ 1939-1945 cho đến nay đã đợc nhiều công trình lịch sử đề cập tới
với nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc biệt phải kể đến những công trình lịch sử
nh:
- Thời kỳ cách mạng thángTám (1939-1945) Ban nghiên cứu lịch sử
Đảng uỷ Hà Tĩnh xuất bản 1966, công trình đã giành những trang nhất định
viết về lịch sử Thị xã Hà Tĩnh từ năm 1939 - 1945 (từ trang 41, 42 và 46, 47)
2


- Chuyện kháng chiến Hà Tĩnh- Tỉnh đội Hà Tĩnh xuất bản tháng 12
năm 1961 cũng giành những dòng miêu tả về cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Thị xã Hà Tĩnh ngày 18-8-1945.
Nh các địa phơng khác, Thị xã HàTĩnh cũng có những công trình lịch sử
có chất lợng nh: Lịch sử Đảng bộ Thị xã Hà Tĩnh (1930-2000) Ban Thờng
vụ Thị xã Hà Tĩnh tháng 11 năm 2000, đã đề cập tới cách mạng Thị xã Hà
Tĩnh giai đoạn 1939-1945 (từ trang 72 đến trang 92).
Ngoài ra còn có Hà Tĩnh - Thành Sen 160 năm do nhà xuất bản Thị uỷ
và Uỷ ban nhân dân Thị xã Hà Tĩnh- 1991. Cũng trình bày những sự kiện câu
chuyện về qúa khứ và đặc biệt những sự kiện ở Thị xã Hà Tĩnh thời kỳ (19391945) (từ trang 119 đến trang 122).
Ngoài những công trình nghiên cứu đó còn có những công trình nghiên
cứu nh. Một số hồi kí cách mạng Hà Tĩnh - Ban nghiên cứu lịch sử Đảng
Tỉnh uỷ Hà Tĩnh xuất bản 1965-1967. Lịch sử Nghệ Tĩnh tập I, Nhà xuất
bản Nghệ Tĩnh - Vinh - 1984. Rồi công trình nghiên cứu Nghệ Tĩnh xa và
nay cũng đã nghiên cứu về lịch sử Hà Tĩnh nói chung và lịch sử Thị xã Hà
Tĩnh nói riêng.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về cách mạng Thị xã Hà Tĩnh
thời kỳ (1939-1945) còn rất ít ỏi, nhng dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp
đã đề cập đến nhiều khía cạnh của đề tài do tôi lựa chọn.
Song cha có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, nhiều vấn

đề cha đợc làm sáng tỏ nh cha đánh giá đúng mức về vai trò của lực lợng cách
mạng Thị xã Hà Tĩnh và rút ra những bài học cần thiết, những đặc điểm riêng
của cách mạng Thị xã Hà Tĩnh trong thời kỳ 1939-1945.
Tuy vậy những công trình nghiên cứu đợc đề cập trên sẽ là cơ sở ban
đầu vô cùng quý giá cho tác giả khi nghiên cứu, sẽ là nguồn t liệu bổ sung cho
tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học lịch sử với một số vấn đề cần
làm sáng tỏ.

3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
a. Đối tợng nghiên cứu:
Đối tợng của đề tài là phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Thị
xã Hà Tĩnh trong thời kỳ 1939-1945. Do đó tác giả chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu
các sự kiện lịch sử có liên quan ttrực tiếp hay gián tiếp tới đối tợng đã xác định
trên.

3


b. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài đợc giới hạn trong thời gian lịch sử từ 1939-1945 tức là từ khi
Nghị quyết Trung ơng VI (tháng 11-1939) của Đảng cộng sản Việt Nam về
chuyển hớng chiến lợc cách mạng Việt Nam cho đến khi cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền ở Thị xã Hà Tĩnh giành thắng lợi mà đỉnh cao là vào ngày
18/8/1945. Đây là phần trọng tâm của đề tài. Tuy nhiên để trình bày một cách
có hệ thống hơn chúng tôi điểm qua phong trào cách mạng ở Thị xã Hà Tĩnh
trớc năm 1939. Khái quát một số nét lớn về lịch sử Thị xã Hà Tĩnh và vị trí địa
lý Thị xã.
Đề tài cũng đợc xác định trong một không gian xác định là Thị xã Hà
Tĩnh.
Việc giới hạn đề tài trong phạm vi nh trên sẽ giúp tác giả có điều kiện đi

sâu vào nghiên cứu hơn nhằm rút ra những nhận xét, đánh giá xác đáng về quá
trình chuẩn bị lực lợng và khởi nghĩa giành chính quyền ở Thị xã Hà Tĩnh
trong thời kỳ 1939-1945. Đây chính là mục đích cuối cùng mà đề tài cần đạt
đến.

4. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu
a. Nguồn t liệu:
Để phục vụ nghiên cứu - biên soạn đề tài, chúng tôi su tầm tìm kiếm các
nguồn t liệu có liên quan tới phong trào cách mạng của nhân dân Thị xã Hà
Tĩnh trong thời kỳ 1939 - 1945.
Nguồn t liệu thứ nhất phải kể đến là các tài liệu đợc Ban nghiên cứu lịch
sử. Đảng uỷ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức biên soạn nh :
- Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh tập I, 1930 - 1945.
- Thời kỳ cách mạng tháng Tám (1939 - 1945)
- Lịch sử Hà Tĩnh tập I
Tuy nhiên đây là đề tài lịch sử riêng về Thị xã Hà Tĩnh nên tôi chủ yếu
su tầm các t liệu do chính quyền địa phơng Thị xã Hà Tĩnh biên soạn có liên
quan trực tiếp hay gián tiếp đến đề tài nh:
- Lịch sử Đảng bộ Thị xã Hà Tĩnh (1930-2000)
- Hà Tĩnh - Thành Sen 160 năm.
- Chuyện kháng chiến Hà Tĩnh
- Một số hồi ký cách mạng Hà Tĩnh

4


- Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Hà Tập 1 (1930-1954) Nhà xuất bản
chính trị Quốc Gia 1997.
Các t liệu lịch sử dân tộc có tinh chất tham khảo hoặc liên quan ít nhiều
tới đề tài nh Văn kiện Đảng (1939-1945) BNCLS TW- 1963. Cách mạng

tháng Tám một số vấn đề lịch sử của NXB KHXH-1995. Những Nghị quyết
cơ bản dẫn đến thắng lợi cách mạng tháng Tám NXB sự thật HN-1983. Cách
mạng tháng Tám (1945) NXB sự thật HN 1970. Lịch sử Nghệ Tĩnh tập I
NXB-NT-Vinh 1984. Lịch sử Việt Nam 1930-1945 do trờng đại học s phạm
Hà Nội 1-HN 1992 xuất bản. Lịch sử tám mơi năm chống pháp quyển 2 tập
hạ do Trần Huy Liệu chủ biên.
b. Phơng pháp nghiên cứu:
Nguồn sử liệu viết khoá luận này rất ít ỏi , rất phức tạp. Do vậy việc lựa
chọn phơng pháp nghiên cứu là một vấn đề hết sức quan trọng, quyết định đến
sự thành công hay thất bại của đề tài. Cho nên nghiên cứu đề tài này tôi lựa
chọn phơng pháp lịch sử và phơng pháp lôgíc, phơng pháp so sánh, xác minh
phê phán t liệu lịch sử địa phơng.
Dựa vào các nguồn t liệu đã thu thập đợc, đặc biệt là các t liệu có liên
quan tới phạm vi của đề tài, công việc của chúng tôi không phải là lắp ghép
một cách máy móc, sao chép lại các nguồn t liệu sẵn có mà từ các nguồn t liệu
đó chúng tôi suy ngẫm, khái quát lại, phát hiện thêm những nét riêng biệt độc
đáo biến thành cái riêng của mình. Các tài liệu đó là cơ sở để chúng tôi thực
hiện đề tài này.

5. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung chính của
luận văn đợc trình bày trong 3 chơng nh sau:
Chơng 1: Phong trào cách mạng Thị xã Hà Tĩnh trớc khi chiến tranh
thế giới II bùng nổ.
Chơng 2: Quá trình khôi phục, xây dựng lực lợng tiến tới khởi nghĩa
giành chính quyền ở Thị xã Hà Tĩnh (11.1939 - 8.1945)
Chơng 3: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thị xã Hà Tĩnh.

5



6


B. Phần nội dung
Chơng 1.

Phong trào cách mạng ở thị xã Hà Tĩnh trớc
khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
1.1: Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và truyền
thống cách mạng:
1.1.1: Điều kiện tự nhiên:
* Vị trí địa lý: Thị xã Hà Tĩnh là mảnh đất gắn bó hữu cơ với Tỉnh Hà
Tĩnh, với Tổ quốc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Tính từ km 512, quốc lộ 1A, điểm quy định vị trí thị xã Hà Tĩnh trên
bản đồ, Hà Tĩnh cách Vinh 49km, cách Hà Nội 340 km về phía nam và cách
Huế 314 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1398 km về phía bắc.
Thị xã Hà Tĩnh ở vào quảng 18,3 độ vĩ bắc và 106 độ kinh đông
Từ năm1989, thị xã Hà Tĩnh đợc mở rộng, diện tích tự nhiên tăng lên tới
29,51ki lô mét vuông, bao gồm hai phờng nội thị Bắc Hà, Nam Hà và 6 xã Đại
Nài, Thạch Trung, Thạch Linh, Thạch Phú, Thạch Quý, Thạch Yên. Nh vậy,
địa bàn thị xã Hà Tĩnh hiện giờ là toàn bộ hoặc một phần đất của năm xã thuộc
hai tổng thợng nhất, thợng nhị, Phủ Thạch Hà trớc đây
[9; tr13]
Phía bắc và đông bắc thị xã là các xã Thạch Hạ ( thuộc Hà Hoàng cũ) và
Thạch Hng ( thuộc Trung tiết cũ), phía nam và tây nam là các xã Thạch Tân
( thuộc Đại Nài và phật não cũ) và Thạch Đài (Đông lỗ, Hoàng Cần cũ); phía
tây bắc, thị xã giáp với xã Thạch Thợng (Ngọc lụy, Ngọc Điền cũ) có sông Cày
làm giới hạn tự nhiên; phí đông nam giáp với xã Thạch Bình ( phật não cũ) và
xã Thạch Tợng ( Hoàng Hà cũ ) có sông Nài làm giới hạn tự nhiên.

Nằm giữa vùng đồng bằng đông nam Nghệ Tĩnh, Thị xã Hà Tĩnh cách
núi và biển đều trong ngoài 10 km đờng chim bay [9 , 14]
* Khí hậu :
Do đợc che chắn bởi ngọn Rào Cơ (2283) thuộc Trờng sơn bắc phía tây
Hơng Khê nên vùng thị xã gió Lào ít và nhẹ. Mùa xuân khí hậu ấm áp, ma lất
phất, mùa hạ nắng ráo kéo dài từ tháng 4 tháng 9 dơng lịch, nhiệt độ trung
bình khoảng 290C, mùa thu hanh khô, mát mẻ thỉnh thoảng có ma, lợng ma lớn
từ 1500 đến 2000mm. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 dơng lịch,
nhiệt độ trung bình mùa lạnh 170C.
* Sông ngòi, giao thông:
7


Năm Thành Thái thứ 10 (1898) chính quyền cho đào sông kinh hạ ( ở
Trung tiết) nắn lại dòng chảy sông Nài, năm Khải Định thứ 7(1922) lại đào
sông Tân Giang từ đầu lòng Tiền Bạt đến âu thuyền cạnh chợ Tỉnh thuộc khu
phố Hoàn Thị, thờng gọi Sông cụt. Ngoài đờng thuộc địa số 1 (Route coloniale
No1) nay là quốc lộ 1 A- xuyên việt nối thị xã Hà Tĩnh với ngoài Bắc, trong
Nam, còn có đờng bản xứ số 3 (Route lo cale No3) từ thị xã đi Chu Lễ (Hơng
Khê)- đờng tỉnh lộ 3 từ thị xã đi Cửa sót (Kim Đôi) đờng này trớc gọi là đờng
53, đờng 61 từ phía nam thị xã lên đồn điền (đắp năm 1924)
[1; 10]
*Về đơn vị hành chính:
Vùng này thì cổ xa là đất Việt thờng, dới thời bắc thuộc nằm trong châu
phúc lộc, đời Tiền Lê (980-1008) thuộc Châu Thạch Hà từ năm 1025 đời Lý có
thể thuộc trại Định Phiên, đời Trần Hồ (1226 -1407) thuộc châu Nhật Nam,
thời thuộc Minh là đất huyện Bàn Thạch, Châu Nam Tĩnh, đến đầu Nguyễn là
đất huyện Thạch Hà, Phủ Hà Hoa, thừa Tuyên (rồi xứ,trấn ) Nghệ An.
Năm Tân Mão, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 (1831). Vua Minh Mệnh,
theo lối nhà Thanh (Trung Quốc) đổi Trấn làm Tỉnh và cắt hai phủ Đức

Thọ, Hà Hoa của Nghệ An lập Tỉnh Hà Tĩnh. Tỉnh Hà Tĩnh có Tuần Vũ, Bố
Chính, án sát, Lĩnh binh cai quản, nhng là tỉnh nhỏ, phải đặt dới quyền của
tổng đốc An - Tĩnh. Tỉnh thành đợc đặt trên xã trung tiết huyện Thạch Hà. Sử
chép: ... Trớc kia, khi cha đặt tỉnh hạt, tổng đốc, Tuần Vũ cùng giám thành
chọn đợc chổ đất xã Trung tiết, huyện Thạch Hà, địa thế cao ráo rộng rãi,
đàng trớc có núi Cảm Sơn, lại có một dãi sông dài chảy quanh phía trớc, vòng
sang bên tả, trên nối với sông Nài Giang, dới chảy ra Cửa Sót. Đó là một khu
đất đẹp họ bèn xin đóng tỉnh thành ở đấy... [ 9 ; 33 ] Thành mở bốn cửa,
Tiền, Hậu, Tả, Hữu mỗi mặt dài 140 trợng
Thành đắp bằng đất, nhà cửa dinh thất trong thành hành cung, các dinh
Tuần phủ, Bố chính, án sát, Lĩnh binh và trại lính, nhà lao, trờng học Tỉnh đều
làm bằng gỗ lợp lá. Các đền, miếu ngoài thành đều làm bằng gỗ, lợp lá.
Tháng sáu năm Quý Sửu, tự Đức thứ 6 (1853) triều đình Nguyễn quyết
định bỏ tỉnh Hà Tĩnh, chuyển phủ Đức Thọ về về Nghệ An, lấy phủ Hà Thành
làm đạo Hà Tĩnh. Đạo Hà Tĩnh làm đơn vị hành chính thuộc tỉnh Nghệ An.
Đạo thành dời về thôn Nài - Thị xã Đại Nài
[9; 36]
Năm ất Hợi, Tự Đức thứ 28 (1875) Tỉnh Hà Tĩnh đợc lập lại nh cũ. Tỉnh
lỵ dời trở về thành cũ ở xã Trung tiết và đợc sửa sang lại.
Đến năm Nhâm Ngọ, Tự Đức thứ 34 (1884) Tỉnh thành mới đợc xây
bằng gạch và đá ong.

8


Tơng truyền, ở hào đạo thành Đại Nài và ao hồ vùng lân cận có rất nhiều
sen. Bổng sau một đêm ma to gió lớn, sen di c về ở cả hào thành Trung tiết.
Tỉnh thần cho đó là điềm lành bèn tâu xin dời tỉnh thành về lại Trung tiết.
Cũng do đó, ngôi thành này ngoài tên chính thức là Tỉnh Thành
(Thành Hà Tĩnh) còn có mỹ danh là Liên thành (Thành Sen)

[9; 38]
Tỉnh thành không phải là một đơn vị hành chính riêng. Đây chỉ là nơi
đặt trụ sở của các quan tỉnh
Hà Tĩnh là tỉnh nhỏ, đặt dới quyền của tổng đốc An Tỉnh, tổng đốc coi
việc quân, dân, khảo hạch quan lại, sửa sang bờ cõi của hai tỉnh, Nghệ An, Hà
Tĩnh. Tuần Vũ Hà Tĩnh chỉ coi việc chính trị, giáo dục và giữ gìn phong tục.
Bố chính coi việc thuế má, đinh điền, lính tráng truyền đạt khi có ân trạch hay
cấm lịnh của triều đình; án sát coi việc hình luật kiêm trạm dịch, bu tuyến,
lĩnh binh chuyên coi binh lính cùng với các quan tỉnh chỉ huy việc đánh dẹp.
Đốc học là giáo chức trông coi việc giảng dạy ở trờng Tỉnh và việc học hành
trong tỉnh.
Giữa năm ất Dậu (7-1885) Quân Pháp từ Đà Nẵng ra chiếm thành Nghệ
An ( Vinh). Nhng đến tháng giêng năm Bính Tuất (2-1886) Trung tá Mi - Nhô
(Mignot) mới đa một đơn vị nhỏ quân đội theo đờng thiên lý từ Bắc kỳ và
chiếm tỉnh Thành Hà Tĩnh.
Tháng 10 -1897 viện công sứ Pháp đầu tiên là Đuy- mát (Dumade) đến
Hà Tĩnh mở đầu thời kỳ cai trị bằng chính quyền dân sự Pháp song song và
trùm lên chính quyền bù nhìn Nam triều. Qua từng bớc phát triển đến trớc
ngày 9 -3 -1945, bộ máy chính quyền cấp tỉnh đã hoàn chỉnh. Nam triều có
các dinh Tuần phủ, Bố chánh, án sát, Lĩnh binh, Đốc học. Phía chính quyền
bảo hộ (Pháp) có toà công sứ quản lý đội cảnh vệ địa phơng, thờng gọi đội lính
khố xanh (Garde indigene) và các cơ quan chuyên môn: Sở Mật thám , Dây
thép (Bu điện), Kho bạc, Dẫn thuỷ nhập điền, y liệu cứu trợ trực tiếp quản lý
bệnh viện tỉnh, thú y, thuỷ lâm, canh nông cùng các phân sở chi nhánh các sở
chính ở Vinh. Địa chính, Thuế quan, Thuế vụ, Ngân hàng nông phố tín dụng,
sở biện sự về cách trồng lúa ( đặt ở Can Lộc )...vv [1; 8 ]
Từ cuối thế kỷ XIX, chính quyền thực dân từng bớc xây dựng tỉnh lỵ
thành một trung tâm đô thị (Centre urlain) đủ điều kiện phục vụ bộ máy cai trị
ngày càng phát triển.
Năm 1924 toàn quyền đông dơng ra Nghị định ngày 3-7 thành lập thị xã

Hà Tĩnh (Villede Ha Tinh ) lúc này dân số thị xã là 2.998 ngời, trong đó có 71
ngời Pháp, 37 ngời Hoa và một số ngời Nhật.
Cho đến năm 1942 thị xã Hà Tĩnh cũng chỉ là tỉnh lỵ nhỏ bé với diện
tích 247 ha và 4.400 dân
9


Ngoài 4 xóm ( Đông Quế, xã Tắc, Trung Hậu, Tiền Bạt) mới sát nhập
nội thị chia làm 8 khu phố: Tịnh Trung, Hoàn Thị, Tiền Môn, Tả môn, Hữu
Môn, Tân Giang, Nam Ngạn.
Từ lúc thành lập đến tháng 8 -1945, thị xã cha phải là một cấp hành
chính. Việc cai trị cho chính quyền cấp tỉnh trực tiếp đảm trách.
Sau cách mạng tháng tám ( 1945) Thị xã Hà Tĩnh đợc nâng lên thành
đơn vị hành chính ngang huyện, nhng diện tích cũng chỉ có 1,2km 2 và dân số
khoảng dới khoảng 5000 ngời
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội :
Sách Đại Nam thực lục từng viết về vùng tỉnh thành Hà Tĩnh Đó là
một khu đất hẹp, duy có nớc sông hơi mặn, đến đâu cũng phải đào giếng ở
đó... quả là nớc ngọt rất hiếm, hơn 4000 dân thị xã chỉ dùng nớc uống ở 5 cái
hồ đào lúc đắp thành. Đến năm 1915 mới có thêm mấy cái giếng xây gạch
khoảng 1923 - 1924 chính quyền tỉnh mới cho xây dựng đờng máng nớc dài 11
km dẫn nớc khe Xai ở núi Nhật Lệ, xã Xuân Dơng về cung cấp cho thị xã
150m3 mỗi ngày.
Đội quân Pháp đầu tiên đặt chân vào Tỉnh thành Hà Tĩnh tháng
12 -1886. Nhng hơn mời năm phải lo việc bình định nên mãi đến năm 1898,
ngời Pháp mới thật sự bắt tay xây dựng tỉnh lỵ thành một trung tâm Thành thị
đủ điều kiện phục vụ cho chính quyền thực dân.
Trong thời gian mới thành lập, tỉnh lỵ chỉ là các dinh thất, đồn trại trong
thành. Bên ngoài cũng có chợ búa ( chợ tỉnh ở trung tiết, chợ đạo ở Đại Nài) và
một số quán xá nhng chỉ là chợ, quán kiểu nông thôn.

Bộ máy cai trị mới ngày càng đợc tăng cờng các cơ quan chuyên môn đợc thành lập, các cơ sở phục vụ ( nhà thơng, trờng học... ) đợc xây dựng. Số
quan chức, học sinh, binh lính tăng lên nhiều, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh
lỵ. Hoạt động thơng nghiệp dịch vụ mở mang thêm dần. Khá đông ngời từ Kỳ
Anh , Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ, Nghệ An , cả một số Hoa kiều, ấn Kiều...
tập trung về làm ăn buôn bán... từ 1920 về sau, họ đã có những cửa hiệu khá bề
thế: Vạn Hơng, Đức Thịnh, Mai Hiến, Vĩnh Hanh, Vĩnh An, Vĩnh Tờng, Vĩnh
ích, Thọ Sơn...( Việt) Hồng Ký, Ninh Ký, Thọ Ký, Vạn Linh, Đức Dụ (Hoa) .
Bên các hiệu buôn là các hiệu nay , thêu, đóng giày, cắt tóc... các hàng
mộc, hàng rèn, hàng cơm, quán trọ... về sau còn có các chủ kinh doanh điện,
xe kéo, ô tô khách, thuộc da, làm gạch ngói, chiếu bóng, đại lý rợu Phông Ten )....vv
[9; 63 ]
Các đờng phố nhỏ hẹp, lầy lội, cũng vào thời gian này mới đợc rãi đá và
phố xá lác đác có một số nhà gạch nhỏ bé. Trong những năm 1920 -1930 chính
10


quyền có lệnh phải xây nhà ngói, những ngời nghèo đều phải chuyển đi ở nơi
khác cho ngời giàu lấy đất xây cất nhà ở và cho thuê. Khoảng
1930
-1940 ở các phố mới có số một số nhà tầng.
Đến năm 1940 các công sở, nhà dân và cả việc thắp sáng trên đờng phố
đều dùng đèn dầu hoả. Bên đờng phố, ngời ta dựng các cột đèn, trên cột đặt
cây đèn dầu trong một khung lắp kính; chiều tối, có ngời đi thắp. Năm 1941,
nhà kinh doanh Nguyễn Thành Thống mới mở một trạm phát điện nhỏ, cung
cấp khoảng 2000 bóng điện 25w đủ dùng cho các công sở và dân phố
Nằm giữa một vùng nông thôn nghèo thị xã Hà Tĩnh chỉ là một trung
tâm hành chính của tỉnh, nói nh ngời Pháp là Một thành phố chết (une, ville
morte) Thị xã không có công nghiệp, thủ công nghiệp cũng chỉ có mấy cơ sở
nhỏ bé (thuộc da, nung gạch) và nghề phụ (thợ mộc, dệt vải) dân bốn xóm
nông thôn thì làm ruộng, buôn thúng bán bng hoặc làm thuê, làm mớn kiếm

sống. Các hiệu buôn cũng không lớn. Nguồn thu quan trọng là thuế ở chợ
Tỉnh. Chợ lập năm 1915 [1; 11].
Đến năm 1941-1942, số thuế lên đến 15.031 đồng ( ĐD) trong tổng số
thu dự kiến cho năm 1942 của tỉnh là: 122.700 đồng ( ĐD) và chiếm 1/3 tổng
số thuế các chợ trong tỉnh ( 44.900 đồng) (ĐD). Một tài liệu của công sứ Pháp
viết cái thị trấn nhỏ 4.400 dân này có vị trí tơng đối quan trọng nhờ hai yếu
tố cơ bản: Cái chợ và chính quyền [ 9; 65]
Ngoài các nghề truyền thống nh đan lát thủ công, thêu dệt, may mặc đợc
manh nha từ rất sớm và để lại đến nay, hiện tại thị xã còn có nhiều ngành nghề
khác nh nghề Mộc, sơn cửa, điêu khắc, gò hàn làm tăng thu nhập, ổn định đời
sống nhân dân và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.
Với địa hình phía bắc và phía nam đợc giới hạn bởi hai con sông Cày và
Sông Phủ, vùng đất trũng ít, lu lợng nớc từ trên cao đổ về từ dới biển dâng lên
đợc thoát ra từ hai con sông này và đợc che chắn bởi hệ thống đê bao nên vùng
trồng cây lơng thực của thị xã không bị ngập úng và nhiễm mặn. Tuy vậy độ
phì nhiêu màu mỡ của đất thấp, chủ yếu là đất thịt. Ngoài trồng lúa là chính,
vùng đất nông nghiệp thị xã còn thích hợp với các loại cây lơng thực khác nh ,
đậu, lạc, vừng, khoai.
Đất đai không phì nhiêu nhng do biết áp dụng kỹ thuật công nghệ vào
quá trình sản xuất nên hàng năm sản lợng lơng thực đều tăng. Đã xuất hiện
nhiều mô hình làm kinh tế VAC, nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả. Một số gia
đình thu nhập hàng năm từ 10 đến 20 triệu đồng, đời sống của nhân dân ngày
càng thay đổi

11


Di chỉ khảo cổ học rú Nài, xã Đại Nài thuộc văn hoá Bàu Tró chứng
minh rằng từ thời tiền sử, trong thời đại đá mới hậu kỳ vùng đất thị xã Hà
Tĩnh ngày nay đã có con ngời sinh sống.

Đến bây giờ, chúng ta không biết đợc những nhóm ngời nguyên thuỷ ở
rú Nài và vùng bờ biển Thạch Hà, Cẩm Xuyên thuộc tộc ngời nào và cũng rõ
di duệ của họ có còn lại trong dân bản địa về sau không. Nhng những truyền
thuyết về Vua Hùng thứ 13 và Vua Hùng thứ 18 tuần du phơng nam, đến vùng
Thạch Hà, Cẩm Xuyên bây giờ đợc kể lại trong Sự tích núi Thiên Cầm sự
tích trầu cau, tuy chỉ là hình ảnh mờ nhạt của lịch sử, qua lăng kính thời gian
vẫn hé ra điều này: Vào buổi ấy dân c ở đây không chỉ là mấy nhúm ngời ít ỏi
chuyên ăn sò nữa. Truyền thuyết về vua Mai chứng minh rằng đầu thế kỷ VIII,
ngời ở đây đã khá đông đúc, ngoài nghề nông còn có nghề nấu muối và di duệ
của ông đến nay vẫn còn
[9; 19,20]
Tuy nhiên, đến thế kỷ XVI-XVII vùng này vẫn là đồng lầy rừng rậm.
Trong quá trình lịch sử dày đặc, nhiều thời kỳ do thiên tai, giặc cớp, chiến
tranh, dân c xiêu dạt, có khi hầu nh vắng bóng ngời.
Đời lý, từ khi lập trại Định phiên ở nam giới Châu Hoan (Vùng Thạch
Hà trở vào) do Lý Thai Giai làm trại chủ (1025) nhất là từ khi Lý Nhật Quang
vào làm tri châu Nghệ An (1041) thì vùng sông cả trở vào xuất hiện nhiều
trung tâm dân c đông đúc nh Vọt, Nghèn... Gia phả họ Ngô Trảo Nha chép Họ
này là con cháu Ngô Quyền (897 -944) và một số chi họ Ngô vùng Thị xã bây
giờ đều gốc gác ở Trảo Nha. Tơng truyền vùng Bãi Vọt do Lý Nhật Quang mở
mang nên ở xã Bình Lãng có đền thờ Tam Toà Đại Vơng
(Tớc
hiệu của Lý Nhật Quang). ở Đại Nài, Trung tiết đều có đền tam toà, phải
chăng đây cũng là vùng đất đợc khai phá và tập trung dân c từ đời Lý.
Cũng theo truyền ngôn, vùng Đại Nài, Trung tiết, Đông lỗ, Hà Hoàng
phát triển khá sớm. Nhng gia phả nhiều dòng họ lớn ( Nguyễn tất, Nguyễn
Văn, Phan, Đặng...) ( Đông lỗ ) Lê, Biện, ( Đại tiết); Võ Tá, Lê ( Hà Hoàng)
Trần Hậu, Trần Hữu, (Trung tiết), Nguyễn, Hồ (Đại Nài )..vv đều cho biết các
họ đến sớm nhất cũng chỉ vào cuối đời Trần , đầu đời Lê, cuối thế kỷ XIV, đầu
thế kỷ XV.

Phần lớn dân c đến đây vào đời lê và đầu đời Nguyễn (Thế kỷ XVXIX). Họ là dân phiêu tán tìm đến sinh sống, dân buôn bán, dân thợ thủ công
đến làm ăn là những ngời làm quan, làm lính hoặc bị tội...đến dây rồi ở lại lập
nghiệp, mở ra những dòng họ mới, khai khẩn đất đai, lập nên làng xóm đông
đúc.
ở thị xã Hà Tĩnh có các cơ sở thờ tự thuộc tỉnh hạt đàn xã tắc, miếu Hội
đồng, Miếu Quan Thánh, (Võ Miếu) ở Trung tiết; Văn miếu ở Đông lỗ, Miếu
Tứ trung ở Đại Nài sau dời về Trung Tiết... đều xây dựng dới triều Nguyễn, từ
12


đời Minh Mệnh đến đời Tự Đức, nhà thờ đạo thiên chúa họ Tỉnh Giang thuộc
xứ Tỉnh Giang lập năm 1922. Còn các chùa Cô Lam, Phật học (trụ sở Hội Phật
học ) và nhà thờ đạo tin lành đều đợc xây dựng trớc sau năm 1940. Trong vùng
phụ cận ngày nay thuộc thị xã cũng có nhiều cơ sở đáng chú ý nh Chùa Cảm
Sơn ( Đại Nài), Miếu Tam Toà và Tô Đại Liêu, Miếu Diên Quận Công
(Trung tiết) Miếu Trung Quận Công (Đông Lỗ) các nhà thờ thiên chúa giáo họ
Vạn Hạnh (Xứ Vạn Hạnh) họ Giáp Hạ (Xứ Giáp Hạ ) Yên Định, Họ Văn Yên
(Xứ Tịnh Giang) đều thuộc giáo phận Văn Hạnh.
Tuy nhiên, dân thị xã nói chung không mấy mộ đạo, số ngời theo đạo
phật, đạo thiên chúa không nhiều hầu hết lại tin theo thần thánh, thờ cúng theo
lối cổ truyền
Dới các triều Lê, Nguyễn đây cha phải là đất có truyền thống học hành,
khoa cử. Trên đất Thạch Hà, xa có 26 vị Đại khoa (đời Lê: 16, đời Nguyễn :
10 ) thì ở đây không có ai cả, ngời đỗ thi hơng (Hơng cống, Sinh đồ Triều Lê:
cử nhân, tú tài triều Nguyễn) cũng chẳng có bao nhiêu.
Lúc mới lập tỉnh (1831) trờng hán học tỉnh đặt ở xã Trung Tiết (khi là
đạo thì trờng của đạo đặt ở Đại Nài) Văn Miếu Đông Lỗ là nơi mở các cuộc
bình văn hoặc khảo hạch chọn thí sinh đi thi hong trờng Nghệ. Nữa thế kỷ dới
chế độ thuộc địa, thị xã chỉ có một trờng tiểu học và một trờng sơ học nữ, cùng
vài trờng lớp t thục ( Tiểu học, sơ học).

1.1.3. Truyền thống yêu nớc cách mạng:
Gắn bó với xứ Tỉnh và tổ quốc Việt Nam, Thị xã Hà Tĩnh là nơi hội tụ
truyền thống tốt đẹp của dân tộc : Truyền thống hiếu học, cần cù và sáng tạo
trong lao động, kiên trung bất khuất trong chiến đấu, thuỷ chung nghĩa tình
trong cuộc sống, tự lập, tự cờng vơn lên trong khó khăn. Từ hàng nghìn năm
trớc, nhân dân vùng đất này đã chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia vào các sự
kiện lịch sử của đất nớc.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh ( 1407 -1427) sử sách ghi
việc dân ở đây tham gia cuộc khởi nghĩa Nguyễn Biên ở Đông Choác, nhng
còn chép việc cha con Nguyễn Tất Vinh, Nguyễn Tất Điệt ở Tân Lỗ lại có
Phan Liêu khởi nghĩa chống quân Minh ( 1419). Phan Liêu là con Phan Quý
Hựu, Trần Phủ Nghệ An thời Hậu Trần năm 1412, Vua Trùng Quang chạy vào
Hoá Châu, Quý Hựu đầu hàng quân Minh rồi ốm chết. Phan Liêu đợc Trơng
phụ cho làm tri châu Nghệ An và trở thành tay sai của Phụ. Nhng không chịu
nổi sự sách nhiễu của ngời Minh. Phan Liêu cùng Thiên Hộ Trần Đài nổi lên
giết quan lại nhà Minh, chiếm huyện Nha Nghi (Nghi Xuân) rồi vây thành
Nghệ An (Lam Thành) Lý Bấn phải đa quân từ Đông Quan (Thăng Long) vào
cứu Nghệ An.

13


Phan Liêu rút lên Châu Ngọc Ma (Vùng Hơng Sơn) rồi sang ai Lao.
Viên chỉ huy một đội quân ở Nghệ An là Lô Văn Luật đợc sai đi đánh Phan
Liêu, cũng bỏ quê về quê Sơn Tây khởi nghĩa, Phan Liêu liên hệ với Lộ Văn
Luật và đội quân áo đỏ của ngời miền núi, kéo dài cuộc chiến đấu ở vùng
biên giới Việt - Lao, về sau gia nhập nghĩa quân Lam Sơn ( 9 ; 26)
Một số truyền ngôn, di vật ít ỏi mà ta biết đợc đã chứng minh rằng nhiều
lần, các đội quân Tây Sơn và cả Vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Vua Quang
Trung, Nguyễn Huệ cũng đã qua đây.

Nhân dân xã Đại Nài còn kể: Một đội voi chiến của Tây Sơn và cả đội
quân tợng đã từng tập trung ở đây. Một số vị lão thành ở Phật não trớc đây lệnh
cho dân địa phơng đa thuyền bè chở quân sí Tây Sơn qua Sông Nài:
ở trung tiết trớc đây còn giữ đợc đạo bằng thời Quang Trung khen thởng dân xã đã đón tiếp chu đáo và cung ứng lơng thực cho quân sĩ qua đây.
Sau khi chiếm giữ Nghệ An, nhà Tây Sơn đặt một đồn quân ở Đại Nài,
nối liền hệ thống đồn trại với Hà Trung và Vĩnh Dinh.
Sử sách cũng chép về việc Trần Phơng Bính ở Ngọc Điền (Thạch Thợng)
anh em Nguyễn Tiến Lâm ở Hà Hoàng (Thạch Trung) tổ chức lực lợng chống
Tây Sơn, việc Dơng Bá Học 17 tuổi, gia nhập Nghĩa quân Tây Sơn năm Mậu
Thân (1788) và về các đô đốc Tây Sơn Dơng Văn Tào (Mỹ Duệ) Hồ Phi Chấn
(Trung Thuỷ)..vv
Nguyễn Tiến Lam và em là Tân, phục kích ma sát vua Tây Sơn Nguyễn
Nhạc ở vùng Cầu Họ bây giờ không thành chạy lên Hơng Sơn , sau bị đô đốc
Tào giết (9 ; 29)
Sau một thời gian dòm ngó và chuẩn bị, ngày 1/9/1858 thực dân Pháp
nổ súng xâm lợc nớc ta, triều đình Nguyễn dần dần thoả hiệp đầu hàng giặc
nhng văn thân sĩ phu Hà Tĩnh cùng với nhân dân cả nớc ngày từ đầu đã đứng
lên chống lại kẻ thù. Ngay khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội năm 1874
triều đình Huế ký Thoả ớc Giáp Tuất (1874) nhờng hẳn sáu tỉnh Nam kỳ cho
Pháp, châm ngòi cho kho thuốc súng nổ bùng
Trần Tấn (Tú Tấn ) Đặng Nh Mai (Tú Mai) ở Nghệ An Nguyễn Huy
Điển ( Tú Khanh hay Mệ Điền) Trần Quang Cán (Đội Lựu) Nguyễn Tiến Đớc,
Cù Biểu (Lân Biểu) ở Hà Tĩnh, Trơng Quang Thủ (Đội thụ ) ở Quảng Bình
phối hợp khởi nghĩa ba tỉnh dới khẩu hiệu Đánh cả tây lẫn triều. Nghĩa quân
dùng cơ hiệu màu vàng nên thờng gọi là quân cờ vàng ( 1 ;20)
Từ vùng Sông Con, Quân cơ vàng ra chiếm Phố Châu huyện lỵ Hơng
Sơn, xuống đánh huyện lỵ Đức Thọ rồi kéo thẳng vào hạ đạo thành Hà Tĩnh ở
Đại Nài. Khâm Phái Đình Văn Khoa và phó lĩnh binh Lê Văn Nhất đều chết
tại trận. Thị Đạo Mạnh Tuyên bị bắt cũng cắt lỡi tự tử. Triều đình Huế vội vã
14



sai Lê Bá Thận, Nguyễn Đình Khoa ra đánh dẹp. Một số ngời cùng chí hớng
với Đội Lựu là Tú Khanh- Nguyễn Huy Điển đang bị giam trong ngục đợc
nghĩa quân cứu thoát giao ở lại giữ thành. Nhng chẳng bao lâu nhóm quân ít ỏi
của ông bị đánh tan phải chạy lên vùng biên giới Việt - Lào...
Tiếp đó quân Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai rồ kéo vào cửa Thuận
An, lên chiếm thành Huế, triều đình nhà Nguyễn liên tiếp ký Hoà ớc Quý
mùi ( 8-1883) rồi Hoà ớc Giáp thân (6 -1884) thừa nhận nền độc lập đô hộ
của Pháp theo Hoà ớc 1884 thì bốn tỉnh Bình Thuận và Thanh, Nghệ, Tĩnh
do nam triều cai quản . Nhng Pháp vẫn đánh chiếm thành Nghệ An ( 7-1885).
Văn Thân Nghệ Tĩnh kêu gọi nhân dân đứng lên chống xâm lợc Lê Ninh
(1857) thờng gọi là Cậu ấm Ninh vừa dựng cờ khởi nghĩa tại làng Quế
Trung Lễ (Đức Thọ) thì vua Hàm Nghi ra đến Sơn Phòng Hà Tĩnh, xuống
chiếu Cần vơng lần thứ hai (20 -9 -1885) Tỉnh thần Hà Tĩnh là Bố Chính Lê
Đại, án sát Trịnh Bu không chịu lên bái mệnh ngầm thông với quân Pháp ở
Nghệ An để đón bắt vua. Đợc mật báo, Tôn Thất Thuyết liền tâu xin xuống
chiếu cho Lê Ninh phối hợp với quân sĩ phu Thạch Hà, Can Lộc... Trừng trị
bọn phản quốc ( 9 ; 47)
Ngày 2-11-1885 Lê Ninh chia quân làm hai cánh từ đại đồn Trung lễ
kéo vào Hà Tĩnh... Các toán quân của Nguyễn Thoại (ở Mỹ Xuyên) Hoàng Bá
Xuyên Cổ Hữu Chế) Nguyễn Chánh, Nguyễn Trạch (ở Can Lộc) Nguyễn Cao
Đôn ( Thạch Hà)..vv đều kịp đến phối hợp vây thành và nhanh chóng đánh hạ
tỉnh thành vào đêm 6-11-1885, bắt giữ Lê Đại rồi lên Sơn Phòng bái
mệnh...Nghĩa quân chiếm thành trì, thu nhiều voi ngựa, khí giới, tiền bạc, lơng
thảo, rồi phá nhà ngục thả hết tù nhân, trong số những ngời đợc giải phóng có
Cao Thắng, về sau trở thành chỉ huy nghĩa quân Cần Vơng( 9 ;48)
Tiếng súng thắng trận của Lê Ninh có ảnh hởng lớn đến phong trào
chống Pháp toàn vùng Nghệ Tĩnh. Hành động kịp thời của Lê Ninh đã đập tan
đợc âm mu phá hoại cuộc kháng chiến của bọn thực dân và phong kiến tay

sai, đồng thời cũng khích lệ mạnh mẽ tinh thần yêu nớc của dân chúng.
Cuộc khởi nghĩa của Lê Ninh, ngòi nổ đầu tiên của phong trào chống
Pháp ở Nghệ Tĩnh, không những chỉ giữ một vị trí xứng đáng trong phong trào
chống Pháp xâm lợc của địa phơng mà còn của chung cả nớc (16 ; 235).
Cùng với phong trào chung trong hai tỉnh Nghệ Tĩnh các đội cần vơng ở
Thạch Hà sát Tỉnh thành cũng nổi lên rầm rộ, do các nhà khoa bảng (nh phó
bảng Bùi Thố ở Phong Phú, cử nhân Nguyễn Cao Đôn ở phất não) hoặc các võ
quan, phú hào ( nh đội cu- Nguyễn Tất Cu, Đề Quynh- Trần Danh Lập đều ở
Hoàng Hà, Bá hộ Nguyễn Huy Thuận ở Xuân Dơng...) chỉ huy các đội quân
này về sau thống thuộc vào thạch thứ, một trong 15 quân thứ.. của nghĩa quân
Cần Vơng do Phan Đình Phùng, Cao Thắng lãnh đạo.

15


Ngay sau khi quân Pháp chiếm Tỉnh thành Hà Tĩnh (2-1886) các toán
nghĩa quân nhỏ bé đã bám sát đánh lại chúng quyết liệt. Mở đầu là trận đánh
ở chợ Cồ Yên Nhiệm. Trận chiều hôm trớc nghĩa quân thua to, chủ tớng Bùi
Thố hy sinh. Sáng sớm hôm sau, nghĩa quân do Đội Cu và Đội Long (Con trai
Bùi Thố) chỉ huy đã xông vào tiêu diệt địch, cớp lại thi hài Bùi Thố làm cho
địch khiếp đảm ( 1 ; 21)
Từ đó nghĩa quân liên tục hoạt động ở Đại Tiết, Đại Nài... đánh nhiều
trận lớn ở Truông Bát, Đức Lâm, Hơng Bộc. Tháng 8 năm 1892, giám binh
Lam - Be (Lambert) dốc toàn lực mở trận càn lớn lên chiến khu Vũ Quang
(Hơng Khê) thì nghĩa quân Thạch Thứ lại một lần nữa đánh chiếm Tỉnh Thành,
phá nhà lao, giải thoát cho 70 nghĩa binh, rồi rút lui an toàn. Lam Be buộc
phải bỏ dỡ trận càn đa quân về giữ tỉnh lỵ. Đây là trận đánh chiếm tỉnh thành
lần thứ hai (trớc là trận đánh của ấm Ninh 1885) và là trận đánh lớn cuối cùng
của quân Thạch Thứ.
Năm 1895, sau mời năm khởi nghĩa Cần Vơng, Phan Đình Phùng mất,

phong trào tan rã. Những ngời trong bộ chỉ huy Thạch Thứ nh Nguyễn Huy
Thuận, Nguyễn Cao Đôn đều bị giết, thực dân Pháp cấu kết với triều đình
phong kiến đã dìm phong trào yêu nớc của nhân dân ta trong bể máu.
Nhìn lại phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX ở
Nghệ Tĩnh nói chung và Thị xã Hà Tĩnh ngày xa nói riêng chúng ta vô cùng tự
hào với truyền thống yêu nớc và ý chí kiên cờng bất khuất của nhân dân ta.
Trong quá trình đấu tranh góp phần dựng nớc và giữ nớc nhân dân thị xã
lúc nào cũng có ý thức trách nhiệm cao đối với quê hơng, đất nớc.
Tuy nhiên trong phong trào chống xâm lợc Pháp ở giai đoạn này nhìn
chung mang nặng tính cục bộ, địa phơng tự phát, cha có sự lãnh đạo thống
nhất. Phong trào ở giai đoạn này đều do các sĩ phu văn thân lãnh đạo, tầng lớp
này tuy yêu nớc nhiệt tình, căn thù giặc sâu sắc nhng bị hạn chế ngặt nghèo
bởi điều kiện giai cấp. Mang nặng ý thức hệ của giai cấp phong kiến suy tàn đã
mất vai trò lịch sử, các sĩ phu, không thể định ra đợc đờng lối đúng đắn để
giành thắng lợi cho dân tộc. Chính vì hạn chế đó mà cuối cùng thất bại, nhng
đã để lại nhiều bài học quý báu về đấu tranh vũ trang, xây dựng làng chiến
đấu, chiến tranh du kích, lấy ít đánh nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại, về chiến
tranh nhân dân ( 16 ; 279)
Bọn thực dân cớp nớc cùng bè lũ phong kiến tay sai đã tàn bạo dập tắt
phong trào cuối thế kỷ XIX trong máu lửa, nhng chúng không thể nào dập tắt
đợc chí căm thù giặc, lòng yêu nớc thiết tha của nhân dân và tinh thần đó càng
đợc con cháu họ phát huy mạnh mẽ, làm rạng rỡ hơn trong những năm đầu thế
kỷ XX.

16


Sau một thời gian phong trào Cần Vơng lắng xuống thì phong trào yêu
nớc mới diễn ra sôi nổi, rộng rãi thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Đó là
phong trào Duy tân, Đông Du do Phan Bội Châu đề xớng.

Mạnh mẽ nhất là các cuộc chống thuế (xin su) và vận động binh biến
(1908 -1909) do các yếu nhân của Hội Duy Tân tổ chức, cầm đầu cuộc xin su) là Nguyễn Hàng Chi (Quê làng Đông thợng Can Lộc) và Trịnh Khắc Lập
(quê làng Đông hội Nghi Xuân ) sau chuyến đi Nam - Ngãi (1907) chịu ảnh hởng của phong trào Xin su ở đây và đợc các hội viên hội Duy Tân nh Phạm
Văn Thân ủng hộ, cổ vũ Nguyễn Hàng Chi đã phát lời kêu gọi, tổ chức dân
chúng và cả nhiều Lý Hào nhiệt liệt hởng ứng.
Vào cuối tháng 5 -1908, Nguyễn Hàng Chi cùng Trần Ty, Phan Hiệp,
Nguyễn Lơng Nhân... dẫn 600 ngời nón cời tơi rách kéo lên vây huyện lỵ Can
Lộc. Tri huyện bỏ trốn. Đoàn ngời kéo thẳng vào Tỉnh lỵ ( 1 ; 22). Vừa tới nơi
thì đoàn xin su đã bị toán quân của viên trung uý Pháp Gaya chặn lại, khủng
bố, bị đánh đạp dã man, dân chúng vẫn ào lên hò hét, đòi yêu sách. Nhng cuối
cùng đoàn ngời bị giải tán. Nguyễn Hàng Chi và những ngời cầm đầu đều bị
bắt.
ở Nghi Xuân, Trịnh Khắp Lập cũng kéo lên vây huyện bắt tri huyện đa
về tỉnh xin su nhng giữa đờng bị viên đội tây Ba - buýt lừa về huyện hứa sẽ
nhận yêu sách, rồi bắt giam. Các đoàn xin su của Cẩm Xuyên, Hơng Khê do
cử nhân Võ Phơng Trứ và Tú tài Nguyễn Duy Phơng cầm đầu trên đờng kéo về
tỉnh đợc tin đoàn Can Lộc bị giải tán bèn rút lui. Những ngời lãnh đạo cuộc
xin su bị an sát Cao Ngọc Lễ dùng mọi cực hình tra tấn Cái quần lụa trắng
của Nguyễn Hàng Chi mặc đã nhuộn máu mất hai phần mà ông vẫn cha nhận.
Song sau đó, ông lại nhận tất cả trách nhiệm về mình và không khai báo cho ai
khác...
Công sứ Pháp dựa vào Cao Ngọc Lệ đã kết án tử hình Trịnh Khắc Lập,
Nguyễn Hàng Chi, Trịnh Khắc Lập bị đa về chém ở chợ Giang Đình, Nghi
Xuân, Nguyễn Hàng Chi thì bị hành quyết sau thành Hà Tĩnh.
Cuộc xin su ở Hà Tĩnh (và Nghệ An) nằm trong chuỗi sự kiện của
phong trào chống thuế ở trung kỳ năm 1908 đã gay một tiếng vang lớn và d âm
của nó còn kéo dài mãi về sau.
Cuộc xin su là màn bên ngoài đúng hơn là cuộc phối hợp hành động
chính trị với một kế hoạch tấn công vũ trang, đánh chiếm tỉnh thành Nghệ An
và Hà Tĩnh do Hội Duy Tân tổ chức, lãnh đạo. Nhng do tình hình không thuận

lợi, nên khi nổ ra cuộc xin su thì việc chuẩn bị vũ trang không phối hợp kịp.
Tiếp sau cuộc xin su thì công việc vận động binh lính ngời Việt quay
súng bắn vào đầu giặc của hội Duy Tân lâu nay đã đợc tiến hành rất tích cực.
Trong công tác này, ngoài những yếu nhân của hội nh Lê Quyên, Tán Quýnh,
17


Ngô Quảng còn có những tuyên truyền viên rất hiệu lực là chị em phụ nữ hoạt
động trong phong trào.
Anh em binh lính ngời Việt đóng ở thị xã Hà Tĩnh lúc bấy giờ cũng chịu
mọi sự phân biệt đối xử và đè nén, nên họ rất căm thù giặc Pháp. Đợc tinh thần
yêu nớc chiến đấu của nhân dân quanh vùng cổ vũ, nhiều anh em binh lính đã
quyết định phối hợp với phái ám xã của hội Duy Tân và nhân dân yêu nớc
quanh vùng để làm một cuộc binh biến.
Theo kế hoạch, anh em binh lính sẽ đứng lên khởi sự dới sự chỉ huy của
đội phấn (Hồ Bá Phấn) một đội trởng có tinh thần yêu nớc, từ lâu đã bắt mối
với Lê Quyên, Ngô Quảng qua đờng dây liên lạc với một số hội viên nh Điêu
Xuyến (trung tiết, Thạch Hà) , Cô khói , Đại Tiết (Thạch Hà) trớc đây là nghĩa
binh của phong trào Cần Vơng.
Dự kiến đến ngày khởi sự anh em binh lính sẽ nổi dậy chiếm đờn, giết
bọn chỉ huy rồi chiếm thành ( 16 ; 318)
Mọi việc chuẩn bị đã diễn ra theo kế hoạch nhng do anh em binh lính
thiếu cảnh giác nên bị lộ. Bọn thực dân đã kịp thời ngăn chặn, tớc khí giới toàn
bộ binh lính trong thành, ra lệnh giới nghiêm và bắt đi một số cai đội.
Đội phấn đợc phái đi việc công vắng mặt, trên đờng về hay tin cũng theo
đội Quyên chạy lên căn cứ Bố L...
Cuộc bạo động tuy không thành nhng vẫn có một ý nghĩa to lớn đối với
phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong tỉnh. Nó chứng minh rằng
dù cho phong trào Cần Vơng có bị bọn thực dân Pháp đàn áp phải thất bại
nhân dân Hà Tĩnh nói chung và thị xã nói riêng vẫn nuôi chí đấu tranh để

giành lại nền độc lập cho dân tộc nhận thấy rằng dù hoàn cảnh khó khăn ,
ngọn lửa yêu nớc chống xâm lợc vẫn âm ỷ cháy và kẻ thù không thể nào dập
tắt đợc ngọn lửa ấy bằng súng đạn.
Những hoạt động đó là tiếng súng báo hiệu nhiều loạt súng cùng nổ
mạnh mẽ hơn, quyếta liệt hơn trong thời gian sau.
Tinh thần yêu nớc của các vị tiền bối đã để lại một di sản thiêng liêng
cho các thế hệ con cháu hà Tĩnh nói chung và Thị xã Hà Tĩnh nói riêng nối
tiếp, kế tục truyền thống vẻ vang đó, các tầng lớp thanh niên, trí thức ở thị xã
sau này nối tiếp cho ông tiến bớc trên con đờng cứu nớc mới thích hợp với dân
tộc và thời đại.
Năm 1925 - 1926, luồng gió cách mạng mới thổi vào hà Tĩnh, các đồng
chí Nguyễn Sỹ Sách, Nguyễn Trí Từ, Hoàng Đức Phi, Lê Bá Cảnh, Nguyễn
Hữu Lung là những thanh niên yêu nớc tiêu biểu của Hà Tĩnh sớm tiếp thu t tởng cách mạng vô sản .
18


Từ sự tiếp thu cùng với một số đồng chí ở tỉnh ngoài về hoạt động ở Hà
Tĩnh đã sớm đa đến sự ra ddời của các tổ chức cách mạng tiền thân của đảng.
Ngày 14-7-1925 Hội phục việt đợc thành lập ở Vinh - Bến Thuỷ. Hội
này sau đổi thành Hng Nam (1926) Việt Nam cách mạng Đảng ( 7-1926) rồi
Tân việt Cách mạng đảng gọi tắt là Tân Việt (7-1928). Tổ chức cách mạng này
đã lôi kéo đợc khá đông ngời trong viên chức, giáo viên, học sinh và nhiều trí
thức cựu học, ở huyện Thạch Hà hay quanh tỉnh lỵ, cũng đã thành lập đợc một
đội tổ gồm 54 hội ( Đảng viên) ( 1;
25).
Năm 1924, thầy giáo trẻ Nguyễn Sỹ Sách. Quê làng Tú Viên, huyện Yên
Thành ( Nghệ An), đợc bổ về dạy ở trờng tiểu học Pháp - Việt (Hà Tĩnh). Giữa
năm 1925 ông tham gia hội Phục Việt và đợc giao trách nhiệm xây dựng cơ sở
yêu nớc ở thị xã Hà Tĩnh. Trờng tiểu học đợc chọn làm vờn ơm đầu tiên, t tởng
yêu nớc chống Pháp đợc truyền bá trong giáo viên, học sinh và nhóm hội viên

đầu tiên gồm có Nguyễn Trí T, Hoàng Đức Thi (giáo viên), Trần Tích Thiện,
Nguyễn Công Hoạch, sau thêm Lê Bá Cảnh, Nguyễn Huy Lung, Nguyễn Đình
Chuyên ( học sinh)...vv (9 ; 84).
Nhóm phục việt này đã lên tiếng đòi thả Phan Bội Châu, tham gia cuộc
tiếp đón khi cụ Phan đến Hà Tĩnh trên đờng đi An Trí ở Huế ( 1925 -1926) vfa
tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh...
Năm 1926, Nguyễn Sỹ Sách bị chính quyền Pháp buộc phải rời Hà Tĩnh
vào dạy học ở Phú Vang (Thừa Thiên) nhng các học trò của ông vẫn giữ vững,
phát triển tổ chức, tiếp tục hoạt động và trở thành lực lợng nòng cốt cho việc
thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở thị xã Hà Tĩnh (1929)
Từ đây dới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ, phong trào cách mạng của
nhân dân thị xã phát triển mạnh mẽ và có bớc tiến mới về chất và tiến lên làm
cách mạng chống thực dân , phong kiến, giành độc lập và tự do cho nhân dân.

1.2. Phong trào cách mạng ở thị xã Hà Tĩnh trong những năm
1930-1939.
1.2.1 Thị xã Hà Tĩnh dới ách thống trị thực dân Pháp.
Ngày 1-9-1858 sau bao toan tính thực dân Pháp đã bắn những loạt đại
bác vào cửa biển Đà Nẵng, công khai xâm lợc Việt Nam. Triều đình Huế vẫn
đã ruỗng mục nay lại càng khiếp sợ và bất lực, ngày 25-8-1983 với hiệp ớc
Hácmăng đã thừa nhận Pháp đặt quyền cai trị trên toàn bộ đất nớc Việt Nam,
đã đa đất nớc ta làm ba kỳ: Nam kỳ thuộc Pháp, Trung Kỳ thuộc chế độ nửa
bảo hộ, Bắc Kỳ thuộc chế độ bảo hộ của Pháp. Với Hiệp ớc
66-1884 (Patơnốt) Pháp đa thêm Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá vào Trung Kỳ.
Sau gần 30 năm kể từ khi bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh xâm lợc
Việt Nam, năm 1886 thực dân Pháp mới chính thức đánh thành Hà Tĩnh chiếm
19


làm tỉnh lỵ. 10 năm sau (1896) chúng cho xây dựng tỉnh lỵ, từ đây nền nền cai

trị Pháp lần đầu tiên đợc thiết lập một cách lâu dài. Tháng 10 -1897 viên công
sứ Pháp đầu tiên là Đuy Mát (Dumacle) đến Hà Tĩnh mở đầu thời kỳ cai trị
bằng chính quyền dân sự Pháp song song và trùm lên chính quyền bù nhìn
Nam triều, qua từng bớc phát triển, đến trớc 9/3/1945 bộ máy chính quyền cấp
tỉnh đã hoàn chỉnh. Vua tôi nhà Nguyễn chỉ hoàn toàn chỉ là bù nhìn, quyền
hành thực tế đều nằm trong tay viên khâm sứ Pháp.
Dới chế độ phong kiến thực dân đời sống của nhân dân nhất là dân
nghèo thành thị hết sức khổ cực. Để bình định và khai thác nớc ta thực dân
Pháp càng tăng cờng đàn áp và bóc lột bằng su thuế, phu phen, tạp dịch, tô tức
hết sức nặng nề. Đàn ông từ 18 tuổi trở lên phải nộp thuế thân, năm 1898 mỗi
ngời nộp 0,3 đồng, đến năm 1927 nộp 3,2 đồng, năm 1928 tăng lên 3,5 tỷ
đồng (tơng đơng với 150 kg thóc) nếu ai không có nạp hoặc chậm đều bị phạt
nặng. Ngày 20 - 10 - 1929 toàn quyền Đông Dơng còn ra quyết định tăng thuế
thân ở Hà Tĩnh lên 14%. Năm 1915 chúng thu 147.709 đồng, năm 1925 lên
đến 326.568 đồng. Đó là cha kể các khoản khống thu, phù thu, lạm bổ do bọn
nha lại và hào lý đặt ra ngày càng đè nặng lên đầu, lên cổ ngời dân lao động.
{1;
28 }
Thời thuộc Pháp, Hà Tĩnh không có một cơ sở công nghiệp nào. T bản
Pháp chỉ chú ý đến khai thác lâm thổ sản ở hai huyện Hơng Sơn, Hơng Khê
đem về chế biến ở Vinh. Chúng chỉ lập các văn phòng đại diện của các Công
ty t bản đặt ở Vinh (Nghệ An) với tay bóc lột nhân dân Hà Tĩnh. Thị xã Hà
Tĩnh chỉ là một trung tâm hành chính với các cơ quan cai trị của chính quyền.
Thực dân và phong kiến Nam triều, một số hiệu buôn, hiện nay, hiệu cắt tóc.
Sở lục lộ có một máy phát điện nhỏ chỉ đủ cung cấp điện thắp sáng cho vài cơ
quan đầu não, còn lại ban đêm đợc thắp sáng bằng đèn dầu hoả. Dân các xã
Thạch Kim, Thạch Đỉnh cách Thị xã chừng 7 - 10 km gánh nớc ngọt đến cho
các công sở và đợc trả công với giá rẻ mạt. Mỗi ngày mỗi nhà đợc mua 3 - 5
gánh nớc, giá mỗi gánh ba đồng tiền ăn mời (gần nửa xu). Mãi đến 1941, Thị
xã Hà Tĩnh mới có một nhà máy điện t nhân của Nguyễn Thành Thống công

suất chỉ đủ thắp sáng gần 2.000 bóng đèn 25w với bảy ngời làm công, một rạp
chiếu bóng, một đờng ống dẫn ngọt.
Đời sống chính trị ngột ngạt, đời sống vật chất cực khổ cha đủ, ngay đến
cả đời sống văn hoá, giáo dục của nhân dân Thị xã cũng vô cùng lạc hậu.
Mục đích giáo dục của bọn thực dân là nhằm nô dịch, đồng hoá nhân
dân ta. Muốn vậy, một mặt chúng duy trì sử dụng nền giáo dục phong kiến lạc
hậu, mặt khác chúng mở nhỏ giọt một số trờng nhằm đào tạo một số tay sai
cho bộ máy thống trị của chúng. Bởi vậy, những năm đầu thế kỷ, việc dạy Hán
học vẫn đợc giữ lại và phát triển bên cạnh một số trờng tiểu học Pháp - Việt.
Nền Hán học lỗi thời vẫn đợc Pháp duy trì mãi cho tới khoa thi Hơng cuối
cùng ở Trờng Vinh (năm 1918). Toàn tỉnh Hà Tĩnh chỉ có 1 trờng tiểu học
20


Pháp Việt ở Thị xã Hà Tĩnh, với 14 lớp học bao gồm (2 lớp 5, 2 lớp 4, 2 lớp 3,
2 lớp đệ nhất, 2 lớp đệ nhị và 2 lớp nhất. Bình quân mỗi khoá học có từ 350 360 học sinh, chủ yếu là con em bọn quan lại, công chức trong công sở Pháp
và một số học sinh con dân thờng đến xin học phải tự đóng tiền. Hàng năm
chính quyền cho tổ chức thi hơng, nhng thi cử khắt khe, chơng trình học theo
kiểu nhồi sọ nền văn minh mẫu quốc cho học sinh { 1 ; 29}
Việc học hành tốn kém đã gạt ra khỏi nhà trờng số đông con em nhân
dân lao động nghèo nhng hiếu học.
Với chính sách giáo dục nô dịch của bọn thực dân, nền giáo dục Hà
Tĩnh trong những năm đầu thế kỷ vừa bị hạn chế vừa bị hớng theo lối nhồi sọ.
Trờng lớp có ít, nội dung thi cử đã khó khăn, tổ chức thi cử lại đầy rẫy bất
công, tình hình đó đã hạn chế rất lớn sức vơn lên trong học hỏi của đại đa số
con em lao động ở Thị xã Hà Tĩnh. Phần lớn những kiến thức mà học sinh thu
nhận đợc đều nghèo nàn, vụn vặn và nặng tính duy tâm thần bí, xuyên tạc sự
thật lịch sử để phục hồi cho chính sách nô dịch của thực dân.
Mặc dầu có những cản trở nh vậy, với truyền thống hiếu học lâu đời
nhân dân Thị xã vẫn tự vơn lên, mở mang kiến thức hiểu biết của mình, bằng

tự dạy, tự học.
Ngời dân Thị xã khi khó khăn đã biết lấy thực tế xã hội làm trờng học tự
rèn luyện, lấy lòng tự hào và truyền thống yêu nớc chống giặc của dân tộc và
quê hơng để khích lệ động viên vơn lên phấn đấu đi đến mục tiêu. Giải phóng
dân tộc và quê hơng khỏi ách nô dịch của thực dân.
Đi đôi với chính sách ngu dân, bọn thực dân cũng ra sức duy trì những
thủ tục do chế độ cũ để lại, nh đình đám, hội hè, bói toán... vì các tệ nạn xã hội
đó có lợi cho chúng trong việc bòn rút, bóc lột thêm của cải đồng thời trói
buộc nhân dân trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị. Thâm độc hơn là ngày 20
tháng 12 năm 1902 toàn quyền Đông Dơng ra Nghị định cho Công ty Bắc kỳ
và miền Bắc Trung kỳ độc quyền kinh doanh về rợu, muối, thuốc phiện từ Hà
Tĩnh trở ra, chúng lập hãng phân phối rợu phông ten ở Thị xã Hà Tĩnh (ngay
cầu Sở rợu bây giờ) và hàng chục đại lý bán rợu trong tỉnh; giữ độc quyền về
nấu và bán rợu, buộc từng hàng, từng phố phải tiêu thụ hết số rợu cho chúng
phân phối theo đầu ngời { 1 ; 30}
Mặt khác tuyên truyền lối ăn chơi trác táng, trụy lạc và đa nhân dân Thị
xã vào con đờng h hỏng, lãng quên đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chính sách khai thác độc quyền về kinh tế, chuyênchế về chính trị, đầu
độc về văn hóa của thực dân Pháp đã làm thay đổi cơ cấu giai cấp ở Thị xã Hà
Tĩnh.

21


Giai cấp địa chủ ở Thị xã không đáng kể, số ruộng đất cũng không
nhiều song sự cai trị của chúng không vì thế mà kém phần hà khắc. Tầng lớp
phú nông, địa chủ công thơng, địa chủ thờng không có thế lực, tuy mâu thuẩn
với nông dân nhng vì bị thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai chèn
ép nên căm ghét đế quốc phong kiến. Bộ phận quan lại nhỏ trong bộ máy
chính quyền cũng bị phân hoá, một số nghiêng về cách mạng, không ít ngời

trong số này trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia ủng hộ các phong trào yêu nớc
chống Pháp sau này.
Hai tầng lớp xã hội mới là tiểu t sản và t sản công thơng đợc hình thành.
Tiểu t sản chủ yếu là giáo viên, công chức, học sinh, tiểu thơng, tiểu chủ, phần
lớn mới từ nông thôn ra. Họ cũng bị bọn thực dân, phong kiến bóc lột, đối xử
thậm tệ. Cuộc sống hết sức bấp bênh, thờng xuyên bị đe dọa, mất việc, đuổi
học. Đây là tầng lớp ít nhiều có kiến thức, sớm tiếp thu những cái mới nh: thơ
văn yêu nớc, tài liệu tiến bộ, họ là những hạt nhân nòng cốt trong phong trào
cách mạng sau này.
Dới thời thuộc Pháp, ngành thơng mại ở Thị xã Hà Tĩnh chủ yếu là trao
đổi, lu thông hàng hoá qua chợ tỉnh, thơng nhân ngời Việt phần lớn là nông
dân bị phân hoá xoay sang làm nghề buôn bán nhỏ trở thành tầng lớp thị dâ.
Một số có cách làm ăn, vốn liếng nhiều trở thành tiểu chủ kinh doanh thủ công
nghiệp, thơng nghiệp dịch vụ. Những ngời giàu có hơn bỏ vốn xây nhà cho
thuê thành địa chủ kiêm t sản. Nhng lực lợng này phân tán, thế lực yếu.
Trong thời kỳ này ở Thị xã Hà Tĩnh tuy còn ít ỏi nhng đã hình thành đội
ngũ công nhân công chính, nhèn đèn, ống nớc và những ngời làm thuê trong
các nhà hàng, cửa hiệu. Bộ phận công nhân Thị xã Hà Tĩnh ra đời tuy muộn,
song sớm đợc tiếp thu truyền thống yêu nớc và đấu tranh chống ngoại xâm
kiên cờng ở một tỉnh lỵ, về sau bộ phận này cũng là một trong những lực lợng,
gieo mầm, châm ngọn lửa cách mạng đầu tiên trên quê hơng.
Sống trong cảnh nớc mất nhà tan, lại bị thực dân phong kiến áp bức, bót
lột thậm tệ nên tinh thần chống bọn xâm lợc và bè lũ tay sai bán nớc của nhân
dân Thị xã Hà Tĩnh ngày càng dâng cao. Những cuộc đấu tranh của nhân dân
Thị xã Hà Tĩnh và các huyện chống su cao, thuế nặng, chống bọn áp bức, bóc
lột làm cho bọn thực dân hoảng sợ. Chúng tăng cờng bộ máy đàn áp nhng
không thể nào dập tắt đợc phong trào đấu tranh ngày càng quyết liệt của quần
chúng nhân dân.
Nhân dân Thị xã Hà Tĩnh góp phần đáng kể tạo nên phong trào yêu nớc
rộng lớn trong toàn tỉnh vào những năm đầu thế kỷ 20, đa phong trào cứu nớc

tỉnh nhà từ khuynh hớng Cần vơng sang khuynh hớng dân chủ t sản, từ chỗ lực
lợng tham gia chủ yếu là văn thân, sỹ phu lan sang nhiều tầng lớp khác; thế
nhng do tính chất của phong trào, do thực lực cha đủ mạnh, mặt khác lại bị
thực dân Pháp và chính quyền tay sai tập trung đàn áp nên cuối cùng bị thất
22


bại. Song, mọi hoạt động của quần chúng không vì thế mà lắng xuống. Liên
tiếp từ năm 1911 đến năm 1930 phong trào yêu nớc ở Thị xã Hà Tĩnh nói riêng
và cả tỉnh nói chung diễn ra ngày càng sôi nổi. { 1 ; 33}
Là trung tâm đô thị các tầng lớp nhân dân Thị xã, nhất là trí thức đã biết
kế thừa và phát huy truyền thống yêu nớc từ bao đời nay với việc tiếp thu
những cái mới mẽ, tốt đẹp, quyết không cam chịu kiếp sống tôi đòi đã hình
thành các nhóm yêu nớc hoạt động bí mật, nửa công khai trong suốt một thời
gian dài, đó chính là tiền đề thuận lợi để chủ nghĩa Mác -Lênin bám rễ và phát
triển vững chắc, sản sinh ra biết bao chiến sỹ cách mạng kiên trung sau này.
1.2.2: Chi bộ đảng cộng sản việt nam Thị xã Hà Tĩnh ra đời và lãnh
đạo phong trào 1930-1939:
Cùng với sự phát triển của phong trào yêu nớc và dân chủ theo khuynh
hớng t sản và tiểu t sản, phong trào công nhân chống lại chế độ bóc lột của bọn
chủ thực dân lần lợt diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. Song cha có một tổ
chức cách mạng với đờng lối đúng đắn, cơng lĩnh rõ ràng lãnh đạo nên các
phong trào đều thất bại. Giữa lúc đờng lối cứu nớc đang khủng hoảng bế tắc
thì năm 1920 tại Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (Tours) Nguyễn ái Quốc
(tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) đứng về phía đa số của đại hội bỏ phiếu tán thành
việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện đó
đánh dấu bớc ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Ngời và mở đờng thắng lợi
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt nam sau này. Dới sự lãnh đạo trực tiếp
của Ngời, các tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đợc thành
lập ở Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp đó tháng 7 năm 1925 Hội Phục Việt (về

sau lấy tên là Hng Nam, Tân Việt) đợc thành lập ở Vinh, các tổ chức này đã cử
ngời về Hà Tĩnh xây dựng cơ sở.
Tháng 10 năm 1925 Đảng Phục Việt (Tân Việt Thị xã Hà Tĩnh ra đời).
Và tháng 11 năm 1929 tại nhà bà Cu Ba chi bộ Đông Dơng cộng sản Đảng đợc
thành lập do đồng chí Lê Bá Cảnh làm bí th (đây là Chi bộ cộng sản đầu tiên ở
Hà Tĩnh { 1 ; 37 }
Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929 có ba tổ chức Đảng cộng sản ở Việt
Nam lần lợt thành lập. Sự ra đời nhanh chóng các tổ chức Đảng lúc bấy giờ
phản ánh xu thế tất yếu của phong trào cách mạng Việt Nam. Song sự tồn tại
ba tổ chức Đảng hoạt động biệt lập có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn, yêu cầu
bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng thống nhất từ mục
đích, tôn chỉ đến hành động. Đáp ứng đòi hỏi đó, ngày 3 tháng 2 năm 1930,
đồng chí Nguyễn ái Quốc đại diện quốc tế cộng sản đã triệu tập đại biểu của
ba tổ chức Cộng sản trong nớc họp ở Cửu Long (Hơng Cảng, Trung Quốc) dới
sự chủ trì của Ngời. Hội nghị đã quyết định thống nhất ba tổ chức cộng sản
thành Đảng cộng sản Việt nam. Sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam đánh dấu
bớc ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
23


Cuối tháng 3 năm 1930 để thống nhất về tổ chức và đa phong trào cách
mạng tiến lên, đợc sự uỷ nhiệm của xứ uỷ Trung kỳ, đồng chí Trần Hữu Thiều
đã triệu tập hội nghị (tại bến đò Thợng Trụ - Can Lộc) thành lập Đảng bộ Hà
Tĩnh lâm thời. Hội nghị chủ trơng đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở, thống
nhất tên gọi tất cả các cơ sở Đảng là Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam. {1 ; 39}
Đợc sự giúp đỡ của Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh, các đảng viên chi bộ
Đông Dơng cộng sản đợc kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam nh Lê Bá
Cảnh, Nguyễn Hy Lung, Nguyễn Đình Chuyên, Trần Tráng, Trần Hậu Toàn.
Các đồng chí đã tích cực xúc tiến thành lập Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam
Thị xã Hà Tĩnh trên cơ sở tổ chức Đông Dơng cộng sản Đảng, đồng chí Lê Bá

Cảnh đợc cử làm Bí th. Chi bộ đề ra nhiệm vụ: Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích
của Đảng cộng sản Việt Nam sâu rộng trong quần chúng, công nhân, nông
dân, học sinh. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, qua đó tuyển chọn
những ngời u tú kết nạp vào Đảng. Tăng cờng giáo dục đảng viên về phơng
pháp công tác cách mạng, giữ mối liên hệ chặt chẽ với các Đảng bộ trong toàn
tỉnh.
Sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam và việc thành lập Chi bộ Đảng Thị xã
Hà Tĩnh tạo nên dấu ấn không mờ phai trong tiến trình lịch sử phong trào yêu
nớc và cách mạng của nhân dân Thị xã. Từ đây, dới sự lãnh đạo trực tiếp của
Chi bộ, phong trào cách mạng của nhân dân Thị xã phát triển mạnh mẽ và có
bớc tiến mới về chất.
Từ ngày Đảng ra đời, phong trào cách mạng đấu tranh chống áp bức,
bóc lột, đòi quyền lợi về kinh tế, chính trị trong công nhân nông dân, học sinh
và các tầng lớp khác dấy lên trong cả nớc. Hoà trong khí thế đó phong trào
cách mạng ở Hà Tĩnh phát triển ngày càng sâu rộng.
Để tăng cờng sức chiến đấu, sau khi đợc cũng cố, các tổ chức quần
chúng đợc xây dựng, dới sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh uỷ lâm thời Hà Tĩnh,
Đảng bộ Thị xã Hà Tĩnh đã lãnh đạo nhân dân phát động cao trào cách mạng
30-31 quyết liệt trong toàn Thị.
Đợc sự cổ vũ của cuộc đấu tranh của công nhân Phú Riềng, hởng ứng
chủ trơng của Tỉnh uỷ, nhân dân Thị xã tham gia kỷ niệm ngày quốc tế lao
động 1-5, nhân dân đã treo cờ đỏ, rải truyền đơn, mít tinh diễn thuyết tạo thành
khối liên minh công nông đoàn kết đấu tranh chống lại sự hà khắc, những bất
công mà bọn đế quốc gây ra. Những hành động đó là cuộc dập dợt có tổ chức
đầu tiên dới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.
Sau ngày 1-5-1930 các cấp bộ Đảng tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng
hình thức cổ động, tuyên truyền để khơi dậy tinh thần cách mạng.
Từ tháng 7 đến đầu tháng 8 các phong trào đấu tranh chống lối dạy học
nhồi sọ t tởng văn minh mẫu quốc chống chế độ hà khắc của nhà tù không
24



lúc nào tắt. Trong tám phố nhân dân liên tục tổ chức thành từng nhóm bằng
hình thức nửa bí mật, nửa công khai tuyên truyền t tởng yêu nớc, sách báo tiến
bộ đến tận các hiệu buôn, trờng học, công sở tạo nên khí thế đấu tranh chính
trị rầm rộ.
Tiếp đó ngày 1-8-1930 thơng nhân, dân cày, các tầng lớp trí thức học
sinh và dân nghèo thành thị ở Thị xã phát động cuộc biểu tình kỷ niệm ngày
chống chiến tranh đế quốc.
Và bớc sang 9/1930 bất chấp sự khủng bố của kẻ thù làn sóng cách
mạng ngày càng dâng cao toàn thị, cùng với đông đảo nông dân công nhân
viên chức, học sinh, tiểu thơng cũng đã tích cực đứng dậy đấu tranh.
Mục tiêu đấu tranh của phong trào lúc này gắn chặt với việc đòi quyền
lợi kinh tế lẫn chính trị. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh ngày 8-9-1930 nhân dân
Thị xã kết hợp với nông dân Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên đổ về trung tâm
Thị xã mít tinh tố cáo chế độ thực dân phong kiến, đoàn ngời kéo thẳng lên toà
khâm sứ đòi yêu sách. Cuộc đấu tranh ngày 8 - 9 của nhân dân Thị xã là cuộc
đấu tranh quyết liệt cha từng có, mang tính chất bạo động đợc tổ chức có quy
mô to lớn làm cho kẻ thù khiếp sợ. Nên sau sự kiện này kẻ thù đã điên cuồng
khủng bố đàn áp phong trào cách mạng.
Sự khủng bố của kẻ thù đều bất lực không dập tắt nổi phong trào cách
mạng của nhân dân Thị xã, ngày 1-10-1930 học sinh trờng tiểu học Pháp Việt tổ chức bãi khoá, rải truyền đơn đòi thả tự do cho những ngời bị địch bắt
trong cuộc biểu tình ngày 8 - 9 - 1930, đòi tự do đọc sách báo { 1 ; 41} tiếp đó
12-1930 nhân dân lại tổ chức kỷ niệm cách mạng tháng 10 Nga ( 7 - 11 )
Những tháng đầu năm 1831, mặc dầu bị đàn áp khốc liệt nhng phong
trào cách mạng ở Thị xã Hà Tĩnh vẫn diễn ra sôi nổi, từ tháng 1 đến tháng 4
năm 1931 diễn ra 3 cuộc đấu tranh biểu tình thị uy đập tan âm mu bịp bợm của
kẻ địch.
Từ giữa năm 1931 trở đi, sau khi dập tắt đợc phong trào cách mạng ở
các địa phơng khác, kẻ thù đã dồn lực lợng đàn áp phong trào cách mạng ở Thị

xã Hà Tĩnh. Điều kiện hoạt động đang khó khăn, phong trào cách mạng thu
hẹp dần, Đảng bộ bị tổn thất nghiêm trọng, đến cuối tháng 9 năm 1931 cơ sở
hoạt động cách mạng bị địch phá vở, phong trào tạm thời lắng xuống. Đến đầu
năm 1932 nhìn chung phong trào cách mạng đã đi vào thoái trào.
Phong trào cách mạng năm 1930 - 1931 ở Thị xã Hà Tĩnh là sự kết hợp
chặt chẽ giữa hình thức bạo lực cách mạng với hình thức đấu tranh chính trị,
trong đó hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu, thể hiện mối liên kết gắn bó
25


×