Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

So sánh yếu tố kỳ trong truyền kỳ mạn lục (nguyễn dữ) và tiễn đăng tân thoại (cù hựu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.62 KB, 74 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Thanh

Nguyễn Hoài
Trờng Đại học Vinh
Khoa ngữ văn

Nguyễn Hoài Thanh

Khóa luận tốt nghiệp
So sánh yếu tố kỳ
trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ)
và Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu)

Đề tài:

Niên khóa: 2002 - 2006
Bộ môn: Văn học Việt Nam
Hệ: Cử nhân khoa học chính quy

Giáo viên hớng dẫn: TS. Phạm Tuấn Vũ

Vinh - 2006
-1-


Khóa luận tốt nghiệp
Thanh

Nguyễn Hoài


Trờng đại học vinh
Khoa ngữ văn

Nguyễn hoài thanh

Khóa luận tốt nghiệp
So sánh yếu tố kỳ
Mục lục
trong truyền kỳ mạn lục (nguyễn dữ)
Mở đầu và tiễn đăng tân thoại (cù hựu) Tr
Đề tài :

I. Lý do chọn đề
1
tài .................................................................................
II. Mục đích, yêu cầu của việc giải quyết đề
2
tài ......................................
III. Lịch sử vấn
niên khóa: 2002 - 2006
3
đề ...................................................................................
IV. Phơng pháp nghiên giáo viên hớng dẫn: ts. Phạm tuấn vũ
5
cứu ...................................................................
V. Bố cục của luận
5
văn ............................................................................

Nội dung chính

Vinh - 2006
-2-


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
Chơng 1. Những giới thuyết cần thiết
I. Yếu tố kỳ ...
...........................................................
1. Yếu tố
kỳ..........................................................................................
2. Yếu tố kỳ trong văn học viết ...........
....
II. Truyện truyền kỳ
1. Khái niệm truyện truyền kỳ ................................

2. So sánh yếu tố kỳ trong truyện truyền kỳ với yếu tố kỳ trong
truyện dân
gian........................................................................................
Chơng 2. Yếu tố kỳ đối với việc xây dựng cốt truyện ở Truyền kỳ
mạn lục và Tiễn đăng tân thoại
I. Khái niệm cốt truyện ...................................................................

1. Định nghĩa
...........................................................
2. Các kiểu cốt truyện ..............................................................................
3. Chức năng của cốt
truyện ....................................................................
II. Những điểm tơng đồng và khác biệt của vai trò yếu tố kỳ đối

với
cốt truyện ở hai tác phẩm

1. Những điểm tơng
đồng.......................................................................
2. Những điểm khác
biệt .........................................................................
III. Lý giải nguyên nhân sự tơng đồng và khác biệt của vai trò yếu tố
kỳ đối với cốt truyện ở hai tác phẩm

1. Nguyên nhân sự tơng đồng
2. Nguyên nhân sự khác biệt ..........................................
.....................
Chơng 3. Sự tơng đồng và khác biệt trong việc sử dụng yếu tố kỳ

-3-

7
7
9
10
10

14

21
21
21
22


23
23

31

35
35
38


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
để xây dựng nhân vật ở hai tác phẩm
I. Khái niệm nhân vật
..
1. Định nghĩa
..............................................................
2. Các kiểu nhân
vật ................................................................................
3. Chức năng nhân
vật .............................................................................
II. Những điểm tơng đồng. Lý giải
1. Sự tơng đồng thể hiện ở nhân vật ngời phụ nữ. Lý
giải ...................
2. Sự tơng đồng thể hiện ở nhân vật nho sĩ. Lý
giải ..............................
III. Những điểm khác biệt. Lý giải
1. Sự khác biệt thể hiện ở nhân vật ngời phụ nữ. Lý giải
..

2. Sự khác biệt thể hiện ở nhân vật nho sĩ. Lý giải ..

Kết luận ...................................................................................

Tài liệu tham
khảo....................................................................................

-4-

43
43
43
44

45
53

58
62
65
67


Khóa luận tốt nghiệp
Thanh

Nguyễn Hoài

Lời cảm ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hớng dẫn Phạm Tuấn Vũ đã tận tình giúp đỡ tôi để khóa

luận đợc hoàn thành. Cảm ơn các thầy cô giáo trong
Khoa Ngữ văn cùng gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện,
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Vinh, tháng 5 năm 2006.
Tác giả khóa luận
Nguyễn Hoài Thanh

-5-


Khóa luận tốt nghiệp
Thanh

Nguyễn Hoài

mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
1. Truyền kỳ là một thể loại văn xuôi tự sự độc đáo đóng góp to
lớn vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam. Hạt nhân cơ bản của
thể loại truyện truyền kỳ chính là yếu tố kỳ, kỳ là kỳ lạ, kỳ diệu,
kỳ ảo, kỳ quái,....
Yếu tố kỳ đợc sử dụng trong văn học từ xa xa nh truyện dân
gian, truyện thơ, tiểu thuyết chí quái... Thậm chí, yếu tố kỳ ảo còn đ ợc
sử dụng nh một phơng thức nghệ thuật để chiếm lĩnh và tái hiện đời
sống ở văn học đơng đại, nhất là trong văn xuôi từ sau năm 1975 đến
nay. Nhng việc xuất hiện yếu tố kỳ trong các thể loại văn học trên có
nhiều điểm khác biệt so với vấn đề sử dụng chúng trong truyện truyền
kỳ. Chọn đề tài nghiên cứu về yếu tố kỳ, chúng tôi muốn góp phần
nhận thức bản chất thẩm mĩ của thể loại truyện truyền kỳ.

2. Trong truyện ký Công d tiệp ký, tập Truyền kỳ mạn lục đợc Vũ
Phơng Đề đánh giá là một áng thiên cổ kỳ bút (tác phẩm tuyệt bút
ngàn năm). Theo Trần ích Nguyên, tập truyền kỳ này ra đời sớm nhất là
năm 1509, muộn nhất là năm 1547. Truyền kỳ mạn lục đợc Nguyễn
Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ
Nôm. Truyền kỳ mạn lục chịu ảnh hởng của Tiễn đăng tân thoại ở
nhiều phơng diện kể cả nội dung t tởng lẫn nghệ thuật biểu hiện. Bởi
vậy, nghiên cứu so sánh yếu tố kỳ trong hai tác phẩm trên nhằm nhận
thức sâu sắc hơn sự ảnh hởng đó và đặc biệt là thấy đợc sự sáng tạo của
Nguyễn Dữ khi tiếp thu văn học Trung Quốc.
-6-


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
3. Ngoài ra, chúng ta đợc biết rằng Truyền kỳ mạn lục đợc đa vào
giảng dạy trong chơng trình phổ thông. Chuyện ngời con gái Nam Xơng
đợc dạy lớp 9 và Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều ở phần
đọc thêm lớp 10. Cả hai tác phẩm đều đợc nhà văn sử dụng yếu tố kỳ
một cách tích cực và có ý thức nhằm chuyển tải chủ đề t tởng của mình.
Do đó, tìm hiểu yếu tố kỳ trong Truyền kỳ mạn lục còn góp phần vào
học tập và giảng dạy các tác phẩm của Nguyễn Dữ trong nhà trờng đợc
đạt hiệu quả hơn.
Nh vậy, vấn đề nghiên cứu so sánh yếu tố kỳ trong Truyền kỳ
mạn lục và Tiễn đăng tân thoại là điều bổ ích và cần thiết. Đúng nh học
giả Trần ích Nguyên đã nói : Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại
và Truyền kỳ mạn lục là một vấn đề không thể xem nhẹ trong nghiên
cứu so sánh văn học Việt - Trung, mà việc ấy lại là một khâu không thể
thiếu trong nghiên cứu văn học Đông á.[21;15]

II. Mục đích, yêu cầu của việc giải quyết đề tài
Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi tự đặt cho
mình những mục đích, yêu cầu của việc giải quyết đề tài nh sau:
1. Yếu tố kỳ đợc cả hai tác giả sử dụng vào việc xây dựng cốt
truyện một cách đắc lực và tài tình, nên chúng tôi muốn làm rõ sự tơng
đồng và khác biệt của vai trò yếu tố kỳ đối với cốt truyện ở hai tác
phẩm. Đồng thời, chúng tôi tiến hành lý giải nguyên nhân của sự giống
nhau cũng nh khác nhau đó.
2. Có thể nói một thành công nổi bật của hai tác phẩm, nhất là
Truyền kỳ mạn lục chính là ở khía cạnh nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Khóa luận sẽ tìm hiểu nét tơng đồng và dị biệt trong việc sử dụng yếu
tố kỳ để xây dựng nhân vật ở hai tập truyền kỳ. Từ đó, có những lý
giải về nguyên nhân của vấn đề trên.

-7-


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
Khi giải quyết đợc các mục đích, yêu cầu này, chúng ta sẽ càng
thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa văn học Việt Nam và văn học
Trung Hoa thể hiện ở một tác phẩm. Bên cạnh đó, ta nhận thức đ ợc vị
trí quan trọng của hai tác phẩm trong tiến trình văn học ở mỗi nớc.
III. Lịch sử vấn đề
Qua các tài liệu đã có dịp tiếp xúc và tìm hiểu, chúng tôi nhận
thấy vấn đề so sánh về yếu tố kỳ nói riêng cũng nh giữa hai tác phẩm
nói chung đã đợc giới nghiên cứu trong và ngoài nớc quan tâm nghiên
cứu, đạt những thành tựu đáng kể.
Tại thời trung đại, ngay từ lúc tác phẩm mới ra đời, Hà Thiện Hán

trong lời Tựa Truyền kỳ mạn lục viết năm Vĩnh Định sơ niên (1547) đã
cho rằng: Xem văn từ của sách thấy không ra ngoài phiên dậu của
Tông Cát. Tiếp thu t tởng này, Lê Quý Đôn ở Nghệ văn chí phần
Truyện ký trong Đại Việt thông sử nhận xét: Về đại thể phỏng theo tập
Tiễn đăng của nhà nho đời Nguyên. Sau đó, tại mục Văn tịch chí của
cuốn Lịch triều hiến chơng loại chí, học giả Phan Huy Chú cũng khẳng
định: Sách Truyền kỳ mạn lục bốn quyển, do dật sĩ Nguyễn Dữ soạn,
đại lợc bắt chớc cuốn Tiễn đăng tập của nhà nho đời Nguyên.[8;12 ]
Đến thời hiện đại, các nhà nghiên cứu đã ngày càng khẳng định sự
ảnh hởng của Tiễn đăng tân thoại đối với Truyền kỳ mạn lục. Đầu tiên
là ý kiến của nhà Đông phơng học ngời Nga K.I.Gônlghina với bài viết
Cù Hựu và truyền kỳ Việt Nam in trong sách Truyện ngắn Trung Quốc
thời trung cổ (Nxb Khoa học, Matxcơva, 1980). Theo đó, ông cho rằng
thể loại truyền kỳ ở Việt Nam đợc bắt đầu từ Nguyễn Dữ.
Kế tiếp, trong số tham luận tại hội thảo quốc tế Nghiên cứu lịch
sử và văn học Việt Nam do Viện Khoa học xã hội Việt Nam và trờng
Viễn Đông bác cổ Pháp phối hợp tổ chức tại Hà Nội (1995), giáo s
Kawamoto Kurive của trờng Đại học Tổng hợp Nhật Bản cũng bàn đến

-8-


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
vấn đề này. Ông đã đánh giá Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ dới
góc độ một tác phẩm viết lại theo mô hình thể loại, phong cách đề tài
và mô típ của Tiễn đăng tân thoại.
Nhà nghiên cứu Việt Nam Phạm Tú Châu nhận định: Về nội
dung, những câu chuyện của Cù Hựu là t liệu đặc biệt để Nguyễn Dữ

sáng tạo ra thế giới truyện qủy thần của mình. [4;47]
Trong buổi toạ đàm giữa giáo s Đặng Thai Mai và tiến sĩ văn học
Liên Xô B.L.Riptin, nhà nghiên cứu ngời Nga khẳng định: Truyền kỳ
mạn lục quả là có tiếp thu một số truyện của Tiễn đăng tân thoại.
Qua việc tìm hiểu tài liệu, chúng tôi thật sự trân trọng và cảm phục
sự cống hiến của giáo s ngời Đài Loan Trần ích Nguyên khi ông có hẳn
một chuyên luận nghiên cứu so sánh hai tác phẩm. Đây là công trình
đầu tiên nghiên cứu một cách tỉ mỉ, công phu và khá đầy đủ về nguồn
gốc, nội dung, kỹ xảo, nội hàm cũng nh ảnh hởng của Tiễn đăng tân
thoại đối với Truyền kỳ mạn lục. Trong đó, ông có nhận xét: Mạn lục
ngôn ngữ văn tự thanh tân điển nhã, sự tu sức điểm trang khiến cho chủ
đề thêm sáng tỏ, so với Tân thoại cũng không thể nói đến hơn thua.
[21;283]
Mặc dù ở các công trình, giới nghiên cứu đã có bàn tới vai trò to
lớn của yếu tố kỳ đối với hai tác phẩm nhng còn ở mức độ rải rác, sơ
lợc. Từ đó cha thấy đợc việc sử dụng yếu tố kỳ chính là bản chất
thẩm mĩ của thể loại truyện truyền kỳ mà hai tác phẩm trên là tiêu biểu.
Mặt khác, cha lý giải đợc nguyên nhân sự tơng đồng và khác biệt của
việc sử dụng yếu tố kỳ ở hai tập truyện. Để trên cơ sở đó, ch a ghi
nhận sự sáng tạo, đóng góp mang tính chất mở đờng của Nguyễn Dữ
đối với thể loại truyện truyền kỳ ở Việt Nam.
Bởi vậy, qua khóa luận này, trên nền tảng nguồn t liệu quý giá của
các nhà nghiên cứu đi trớc, chúng tôi muốn đặt sự tìm hiểu việc sử
-9-


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
dụng yếu tố kỳ ở hai tác phẩm trong một hệ thống tơng đối hoàn

chỉnh, dễ hiểu nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy và
học tập Truyền kỳ mạn lục và Tiễn đăng tân thoại ngày một tốt hơn.
IV. Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp nghiên cứu mà khóa luận chúng tôi đặc biệt chú trọng
là phơng pháp so sánh. Lợi ích lớn nhất của phơng pháp so sánh là
giúp chúng ta hiểu rõ bản chất và vị trí của một hiện tợng văn học trong
các mối tơng quan đa chiều của nó.[5 ;265]
Trong khóa luận này,chúng tôi dùng hai phơng pháp so sánh phổ
biến là so sánh loại hình và so sánh lịch sử. So sánh loại hình nhằm tìm
hiểu sự tơng đồng văn học do sự đồng loại hình xã hội - xã hội phong
kiến thời trung đại của Việt Nam và Trung Quốc. Còn so sánh lịch sử
tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học có ảnh h ởng trực
tiếp hoặc gián tiếp với nhau - ở đây là nền văn học Việt Nam và nền
văn học Trung Hoa.
Tuy vậy, văn học là một hiện tợng đa trị, đa sắc nên việc nghiên
cứu đòi hỏi phải kết hợp nhiều phơng pháp thì mới có thể nắm bắt đợc
ý nghĩa rộng lớn và đích thực của các giá trị văn học. Chính vì thế,
ngoài phơng pháp mang tính quán triệt là so sánh đối chiếu, chúng tôi
còn sử dụng các phơng pháp nghiên cứu phổ biến nh thống kê, phân
tích, tổng hợp,... nhằm làm sáng tỏ hơn cho vấn đề.
V. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 69 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội
dung chính đợc chúng tôi triển khai trình bày trong 3 chơng:
Chơng 1: Những giới thuyết cần thiết.
Chơng 2: Yếu tố kỳ đối với việc xây dựng cốt truyện ở Truyền
kỳ mạn lục và Tiễn đăng tân thoại.

- 10 -



Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
Chơng 3: Sự tơng đồng và khác biệt trong việc sử dụng yếu tố kỳ
để xây dựng nhân vật ở Truyền kỳ mạn lục và Tiễn đăng tân thoại.
Ngoài ra, còn có phần Tài liệu tham khảo cuối khóa luận để bạn
đọc tiện theo dõi.

- 11 -


Khóa luận tốt nghiệp
Thanh

Nguyễn Hoài

nội dung chính
Chơng 1. Những giới thuyết cần thiết
I. Yếu tố kỳ
1. Yếu tố kỳ
1.1. Sách Từ điển Tiếng Việt do giáo s Hoàng Phê chủ biên đã
viết kỳ là lạ đến mức làm ngời ta phải ngạc nhiên. Tại đây, các nhà
nghiên cứu đã đa ra nhiều khái niệm để giải thích yếu tố kỳ. Chẳng
hạn nh: kỳ ảo (kỳ lạ, tựa nh có thật mà chỉ có trong tởng tợng); kỳ
dị (khác hẳn với những gì thờng thấy đến mức lạ lùng); kỳ diệu (có
cái gì vừa rất lạ lùng nh không cắt nghĩa nổi, vừa làm cho ngời ta phải
ca ngợi); kỳ quái (đặc biệt lạ lùng, cha bao giờ thấy); kỳ quặc (kỳ
lạ đến mức trái hẳn với lễ thờng, khó hiểu). [23;499]
Nhìn chung, yếu tố kỳ đợc hiểu là kỳ lạ, kỳ diệu, kỳ ảo, kỳ quái,
huyễn tởng... Yếu tố kỳ có ý nghĩa đặc biệt nên đã đợc sử dụng trong

văn chơng ngay từ xa xa. Những câu chuyện thấm đẫm huyền thoại, kỳ
lạ đã đa chúng ta đến với thế giới thần tiên, cây cỏ, muông thú lãng
mạn, huyền diệu trong truyện cổ Anđecxen, anh em nhà Grim... từ thời
văn học cổ đại và sống mãi cho tới ngày nay.
Yếu tố kỳ đợc dùng trong các giá trị văn học đích thực có ý
nghĩa và nội dung khác hẳn với kỳ có mặt trong các loại truyện viễn
tởng, trinh thám. ma quái,...ở những loại này, sự kỳ lạ hầu nh không đợc bắt rễ từ hiện thực mà chỉ đem lại cảm giác rùng rợn, kinh sợ cho
ngời đọc. Trong những sáng tác có sử dụng yếu tố kỳ ảo, yếu tố kỳ sẽ
làm cho tác phẩm có ý nghĩa xã hội thực tiễn và nhân văn cao đẹp, kéo
ngời đọc về phía cuộc đời. Yếu tố kỳ sẽ làm nên một hiệu ứng tâm lý
mạnh mẽ, trực tiếp và đợc nhà văn sử dụng nh một phơng tiện nghệ
- 12 -


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
thuật đặc sắc, hữu hiệu nhằm chuyển tải nội dung tác phẩm. Yếu tố
kỳ chi phối sâu sắc tới việc triển khai cốt truyện, xây dựng hình tợng
nhân vật, thể hiện chủ đề t tởng của tác giả. Nó giúp nhà văn có thể mở
rộng phạm vi phản ánh hiện thực và miêu tả đời sống con ngời. Từ đó
tạo ra đợc một số kiểu nhân vật, cốt truyện đặc trng mà chỉ những tác
phẩm sử dụng yếu tố kỳ mới có đợc.
1.2. Trong văn học Việt Nam, yếu tố kỳ đợc dùng rất độc đáo
và đắc địa qua văn xuôi tự sự thời trung đại với hàng loạt tác phẩm nổi
danh nh : Thánh Tông di thảo (khuyết danh), Truyền kỳ tân phả (Đoàn
Thị Điểm), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh),...đặc biệt là Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ.
Đến thời hiện đại, yếu tố kỳ lại đợc vận dụng trở lại rất nhiều
trong văn chơng. Phải chăng ở đây có sự tiếp nối ảnh hởng từ truyền

thống văn học Việt Nam trung đại hay do tính loại hình trong sáng tác
văn học? Nhng nhìn chung điều này đã chứng tỏ sự hấp dẫn, hữu hiệu
và sức sống bền chặt của yếu tố kỳ đối với nghệ thuật văn học.
Yếu tố kỳ ảo có mặt trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật của nhân
loại từ rất lâu và là một hình thức ớc lệ nghệ thuật giàu khả năng tái tạo
và khám phá hiện thực. Nó tạo ra các đột biến nghệ thuật, tạo nên hiệu
quả nghệ thuật - gián cách nghệ thuật rất độc đáo, bất ngờ. Nó tham gia
tạo dựng hệ thống các điểm nhìn nghệ thuật mới, mở rộng không gian
nghệ thuật của tác phẩm, dàn trải và căng thêm chiều sâu của thời gian
nghệ thuật. Việc sử dụng yếu tố kỳ ảo nh một phơng thức nghệ thuật để
chiếm lĩnh và tái hiện cuộc sống không tách rời các phơng tiện thể hiện
nghệ thuật khác, mà chúng đợc đan kết, xoắn quyện vào nhau. Từ đó
gia tăng hiệu quả triết lý nghệ thuật, tạo nên độ tin cậy và thuyết phục
trong cách bình giá, nhận diện con ngời và cuộc đời. [3;218]
2. Yếu tố kỳ trong văn học viết

- 13 -


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
Yếu tố kỳ còn có mặt trong các thể loại văn học viết của văn học
Việt Nam trung đại, tiêu biểu là truyện thơ. Vì truyện thơ chủ yếu viết
bằng chữ Nôm nên còn gọi là truyện Nôm. Truyện Nôm đợc chia làm
hai loại gồm truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. Điều đáng
nói là cả hai loại truyện Nôm này đều có sử dụng các yếu tố kỳ.
2.1. Truyện Nôm bình dân
Tiếp nối truyền thống truyện cổ tích thần kỳ là một cơ sở cho sự
xuất hiện yếu tố kỳ trong truyện Nôm bình dân. Biểu hiện ở chỗ nhân

vật lúc chết rồi đợc trả công, đền bù xứng đáng vì những vất vả, thiệt
thòi, oan trái khi còn sống. Nó bộc lộ ớc vọng của tác giả khuyết danhnhững ngời đại diện cho nhân dân lao động về một xã hội công bằng,
về cuộc đời ở hiền gặp lành, dù cái lành ấy đến khi con ngời đã
chết rồi.
Yếu tố kỳ trong truyện Nôm bình dân còn phục vụ cho cốt
truyện thờng thấy ở thể loại này là : gặp gỡ - tai biến - lu lạc - đoàn
viên. Vì trong hoàn cảnh xã hội đối kháng giai cấp đơng thời, màn đoàn
viên của các nhân vật khó có thể thực hiện đ ợc ngay trên cõi trần ai nên
tác giả khuyết danh đã dùng sự kỳ lạ nhằm tạo cốt truyện hoàn chỉnh,
đồng thời nói lên đợc ớc mong của mình.
Không chỉ dừng lại ở truyện Nôm bình dân, chúng ta còn bắt gặp
yếu tố kỳ trong truyện Nôm bác học.
2.2. Truyện Nôm bác học
Có thể khẳng định rằng kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào
Nguyễn Du là tác phẩm đỉnh cao không chỉ đối với văn học giai đoạn
nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX mà còn kết tinh tinh hoa
của cả nền văn học dân tộc. Tại thiên tiểu thuyết bằng thơ này, nhà nho
Nguyễn Du đã sử dụng yếu tố kỳ ảo để một phần biểu hiện t tởng chủ

- 14 -


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
đề tác phẩm. Yếu tố kỳ có mặt khi tác giả khắc hoạ nàng Kiều mơ về
nhân vật Đạm Tiên - ngời đã chết - đến ba lần.
Nếu các tác giả khuyết danh sử dụng yếu tố kỳ để tạo kết thúc
có hậu cho truyện Nôm bình dân thì Nguyễn Du dùng kỳ nhằm góp
phần thể hiện mệnh đề tài mệnh tơng đố, bỉ sắc t phong của mình.

Nhng đây không phải là bản chất thẩm mĩ của thể loại truyện Nôm vì
yếu tố kỳ chỉ là một phần nhỏ trong tác phẩm, cha quyết định đặc trng của thể loại. ở mục sau, khi tìm hiểu việc sử dụng yếu tố kỳ trong
thể loại truyện truyền kỳ chúng ta sẽ hiểu thêm điều đó.
II. Truyện truyền kỳ
1. Khái niệm Truyện truyền kỳ
Truyền kỳ là một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc,
vốn bắt nguồn từ truyện kể dân gian , sau đó đợc các nhà văn nâng lên
thành văn chơng bác học, sử dụng những mô típ kỳ quái, hoang đờng,
lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế, phần lớn là chuyện tình
để gợi hứng thú cho ngời đọc. [8;447]
Bên cạnh đó, ta có thể tham khảo thêm định nghĩa của Từ điển
thuật ngữ văn học. Theo đây, truyện truyền kỳ là thể loại tự sự cổ điển
của văn học Trung Quốc thịnh hành ở đời Đờng, tên gọi này cuối đời
Đờng mới có. Kỳ nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính h cấu.
Thoạt đầu, tiểu thuyết truyền kỳ mô phỏng truyện chí quái thời Lục
triều, sau phát triển độc lập. [7;342]
Từ hai định nghĩa trên, ta nhận thức đợc rằng các tác giả đã nhấn
mạnh khái niệm thể loại truyện truyền kỳ ở hai đặc điểm: hình thức văn
xuôi tự sự và việc tham gia của yếu tố kỳ ảo, mô típ kỳ quái, hoang đờng, không có thực. Sự có mặt một cách tơng đối xuyên suốt của yếu tố
kỳ và vai trò tích cực của nó đối với vấn đề dựng cốt truyện và xây
dựng nhân vật chính là bản chất thẩm mĩ của thể loại truyện truyền kỳ.

- 15 -


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
Về phong cách, truyện truyền kỳ dùng văn xuôi để kể, đến chỗ tả
cảnh, tả ngời thì dùng văn biền ngẫu, khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thờng làm thơ. Cái gọi là truyền kỳ chủ yếu ở truyền cái kỳ trong tình

yêu nam nữ và cái kỳ trong thế giới thần linh ma qủy. Các mô típ nh
ngời lấy tiên, lấy ma, ngời hóa phép, biến hóa.[24;140]
Trong khía cạnh bố cục, truyện truyền kỳ thờng là mở đầu giới
thiệu nhân vật, tên họ, quê quán, tính tình, phẩm hạnh. Kế đó là kể các
chuyện kỳ ngộ, lạ lùng, tức là phần trung tâm của truyện. Phần kết kể
lý do kể chuyện.[24;349]
Tại văn học Trung Hoa, Cù Hựu, tự là Tông Cát (1311 - 1427) đợc
xem là ngời có công hoàn thiện thể truyền kỳ nh một thể loại đặc sắc ở
Trung Quốc và toàn khu vực chịu ảnh hởng của văn hóa Hán.
Có thể nói, Cù Hựu tạo nên sự giao thoa truyền kỳ ở các nớc lân
cận Trung Hoa. Nhìn chung, quá trình tiếp nhận và sáng tạo diễn ra nh
sau: các nhà văn bớc đầu làm quen (dịch ra tiếng nớc mình), kế tiếp
làm theo (phóng tác) rồi cuối cùng là ứng dụng vào sáng tác của mình.
Tại Hàn Quốc, dới ảnh hởng của Tiễn đăng tân thoại, Kim Thời
Tập (1435 - 1493) viết nên tác phẩm Kim Ngao tân thoại. Cũng nh vị
trí của Truyền kỳ mạn lục ở văn học sử Việt Nam, tập truyền kỳ Kim
Ngao tân thoại đợc đánh giá là tiểu thuyết đầu tiên, giữ vai trò tiên
phong trong hành trình phát triển của tiểu thuyết Hàn Quốc.
Trên chặng đờng lu truyền đó, Tiễn đăng tân thoại đã đến Nhật
Bản. Nền văn chơng đất nớc mặt trời mọc xuất hiện cuốn truyền kỳ nổi
tiếng thời Edo của Asai Rychi (Tiễn Tỉnh Liễu ý, 1612 - 1691) là tập
Otogi Bohko (Gia Tỳ Tử).
Tiễn đăng tân thoại đợc phóng tác nhiều qua các nớc chịu ảnh hởng của văn hóa Hán, trong đó sự phóng tác của Nguyễn Dữ với

- 16 -


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh

Truyền kỳ mạn lục ở Việt Nam là thành công nhất, thể hiện ở màu sắc
dân tộc đậm đà cùng tinh thần thời đại rõ rệt.
Nguyễn Dữ (cha rõ năm sinh, năm mất) là một nhà nho từng làm
quan Tri huyện dới triều hậu Lê. Nhng do bất mãn trớc thời thế, ông lấy
cớ phụng dỡng mẹ già để từ quan về ở ẩn chốn núi rừng Thanh Hóa.
Trong thời gian này, Nguyễn Dữ viết Truyền kỳ mạn lục một phần dựa
trên cơ sở vay mợn ít nhiều về sự tích các truyện ở Tiễn đăng tân thoại
của Cù Hựu. Tập Truyền kỳ mạn lục có 4 quyển, không có phụ lục,
gồm 20 thiên đoản văn tiểu thuyết văn ngôn Hán văn. Các truyện viết
bằng tản văn, xen lẫn văn biền ngẫu và những bài thơ. Cuối mỗi truyện
thờng có lời bình của tác giả hoặc một ngời cùng quan niệm bày tỏ ý
răn đời, khuyến thiện trừng ác nhân danh đạo lý Nho giáo về các mối
quan hệ luân thờng trong xã hội.
Lịch sử văn học dân tộc đã chứng minh rằng: thế kỷ XV - XVI là
giai đoạn đột khởi thể loại văn xuôi tự sự, đợc mệnh danh là thế kỷ của
truyện truyền kỳ. Nguyễn Dữ là ngời lần đầu tiên dùng thuật ngữ
truyền kỳ đặt tên cho tác phẩm của mình. Truyền kỳ mạn lục của ẩn
sĩ Nguyễn Dữ trở thành cột mốc mở đờng cho hàng loạt các tác phẩm
truyền kỳ hay mang hơi hớng truyền kỳ ra đời sau đó. Chẳng hạn nh
Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm); Công d tiệp ký (Vũ Phơng Đề);
Tân truyền kỳ (Phạm Qúy Thích); Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh); ...
Điều đáng quan tâm là ở Truyền kỳ mạn lục, yếu tố kỳ ảo, quái
đản đã bớc đầu đợc thừa nhận. Ta biết rằng nhà nho có truyền thống bất
ngữ quái, lực, loạn, thần nên ít viết về thế giới ma quái và sự lạ. Bậc
thầy của Nho giáo là Khổng Tử từng nói đối với ma qủy nên kính nhi
viễn chi(kính trọng nhng xa lánh). Bởi thế, việc Nguyễn Dữ đa yếu tố
kỳ vào tác phẩm của mình một cách sâu rộng, tích cực biểu hiện một
cách tân đáng kể đối với t duy nghệ thuật của nhà nho. Điều này cũng

- 17 -



Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
cho thấy t duy duy lý của nhà nho không còn đủ sức cho tác giả miêu
tả, cắt nghĩa thực tại đơng thời.
Trong lời bàn cuối truyện Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Nguyễn Dữ
viết Cho là thực ? Cha hẳn là có. Có không lờ mờ, câu chuyện tựa hồ
quái đản. Nhng có âm đức thì có dơng báo, cũng là lẽ thờng.[12;316]
Theo tác giả, nếu kỳ lạ, quái đản mà có lý thì không việc gì phải cắt bỏ,
phủ nhận. Thêm vào đó, ở Chuyện Phạm Tử H lên chơi Thiên tào,
Nguyễn Dữ cho rằng điều cốt yếu là cốt truyện có ý nghĩa khuyến
thiện, trừng ác. Còn nh việc lên chơi Thiên tào, có hay không có, hà
tất phải gạn gùng đến nơi đến chốn làm gì.
Sự ghi nhận yếu tố kỳ ảo chứng tỏ công lao to lớn của Nguyễn Dữ
đối với việc khẳng định bản chất thẩm mĩ của thể loại truyện truyền kỳ
cũng nh sức cuốn hút kỳ diệu từ các yếu tố kỳ trong đó.
Nh vậy, với đặc điểm dùng hình thức kỳ ảo làm phơng thức
chuyển tải nội dung, truyện truyền kỳ có sức cuốn hút mãnh liệt mọi
lứa tuổi, mọi thế hệ. Ngời đọc sẽ cùng các nhân vật phiêu diêu trong
thế giới huyền ảo ở cả bốn cõi không gian vừa phi quảng tính, vừa vô
định hớng. Hành trình trong thời gian phi tuyến tính với độ đàn hồi ảo
hóa có thể co tám thập kỷ vào trong một năm hoặc đang từ hiện tại
nhảy về quá khứ của kiếp trớc và bớc sang tơng lai của kiếp sau.
Trong thế giới truyền kỳ, bạn đọc đợc tiếp xúc với các nhân vật chỉ
xuất hiện trong tởng tợng nh Nam Tào, Bắc Đẩu, thánh thần, tiên phật,
ma vơng qủy dữ, bộ tớng Dạ Xoa, tinh các loài vật hiện hữu thành ngời
biến huyễn khôn lờng và đợc tiếp xúc cả những kiếp ngời trầm luân khổ
ải đang sống quanh ta. Đó là thế giới vừa h vừa thực, có thấp hèn - có

cao thợng; có ma - có thánh; có qủy - có tiên, đồng thời có cả những
cái sinh hoạt thờng ngày: ái ân, tình dục, ghen tuông, đố kị, lọc lừa.
[19;24]

- 18 -


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
2. So sánh yếu tố kỳ trong truyện truyền kỳ với yếu tố kỳ
trong truyện dân gian
Phạm vi để đa ra so sánh của chúng tôi ở đây là những thể loại
truyện dân gian có sử dụng yếu tố kỳ gồm thần thoại, truyền thuyết,
truyện ngụ ngôn, nhất là truyện cổ tích thần kỳ. Việc sử dụng yếu tố
hoang đờng, kỳ diệu để xây dựng hình tợng, cấu tạo tình tiết là việc
thông thờng của các tác giả văn học dân gian.
2.1. Yếu tố kỳ đợc dùng trong thần thoại, truyền thuyết và
truyện ngụ ngôn
ở thể loại thần thoại, nhân vật là thần hoặc bán thần, các vị thần
đều là lực lợng thiên nhiên đợc nhân hoá, đồ chiếu. Những nhân vật
thần ở đây do các tác giả dân gian xây dựng bằng biện pháp xuất phát
từ hiện thực đời sống để tởng tợng nên, gán một số đặc tính của con ngời vào các vị thần.
Truyện truyền kỳ cũng xuất hiện những nhân vật thần nh lão thần
họ Phạm (Câu chuyện ở đền Hạng Vơng), thần thuồng luồng (Chuyện
đối tụng ở Long cung) ...tuy số lợng không nhiều bằng ở thần thoại và
màu sắc thẩm mĩ cũng khác. Thần trong thần thoại có những hành động
phi thờng, là nhân vật chức năng giúp ngời xa lý giải các hiện tợng tự
nhiên và xã hội. Còn thần trong truyện truyền kỳ lại làm những việc rất
bình thờng: minh oan cho Hạng Vơng, bắt cóc ngời đẹp về làm vợ...,

chứng tỏ rằng tác giả truyền kỳ đã trần tục hóa thánh thần. Các vị thần
có mặt trong thần thoại vì ngời xa tin vào luận điểm vạn vật hữu linh.
Niềm tin này xuất phát từ quan niệm tự kỷ trung tâm luận (lấy con
ngời làm trung tâm để suy luận, tin con ngời có linh hồn nên suy ra vạn
vật cũng có linh hồn). Trong khi đó, các vị thần trong truyện truyền kỳ
làm chức năng là phơng tiện nghệ thuật để nhà văn thể hiện thái độ, t tởng của mình trớc thực tại.

- 19 -


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
Yếu tố kỳ lạ có mặt ở thể loại truyền thuyết với với hai kiểu nhân
vật là con ngời và lực lợng thần kỳ. ở đây, con ngời giữ vai trò trung
tâm, còn lực lợng thần kỳ chỉ mang chức năng phụ trợ. Khác với sự trần
tục hóa, con ngời hóa thánh thần trong truyện truyền kỳ thì ở truyền
thuyết nhân vật lại đợc thần thánh hóa. Biểu hiện ở chỗ tác giả dân gian
thờng khoác cho nhân vật chiếc áo kỳ diệu, con ngời có khả năng đặc
biệt cảm hóa đợc thần linh, nhân dân lập đền thờ nhằm bất tử hóa. Hơn
nữa, yếu tố kỳ ảo trong truyền thuyết thờng gắn với tín ngỡng dân gian,
ví dụ nh hình ảnh con rùa tại truyền thuyết Thần Kim Quy là một trong
tứ linh của ngời Việt Nam tôn thờ.
Thể loại truyện ngụ ngôn cũng sử dụng yếu tố kỳ lạ. Nhân vật có
thể rất gần con ngời nh đồ đạc, dụng cụ thờng ngày lại có thể rất xa lạ
là thần, phật, ma qủy. Các yếu tố kỳ diệu trong truyện ngụ ngôn giúp
tác giả có thể diễn đạt một cách linh hoạt, tự nhiên những t tởng của
mình. Yếu tố kỳ ở truyện truyện kỳ giúp nhà văn bộc lộ chủ đề tác
phẩm, xây dựng các nhân vật cũng nh dựng cốt truyện và quan trọng
hơn, đợc xem là bản chất thẩm mĩ của thể loại này.

2.2. Sự thể hiện của yếu tố kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ so với
truyện truyền kỳ
Có thể nhận định rằng, trong các thể loại truyện dân gian nói
chung và thể loại truyện cổ tích nói riêng, truyện cổ tích thần kỳ là tiểu
loại dùng yếu tố kỳ ảo có nhiều nét gần gũi và ảnh hởng đến truyện
truyền kỳ sâu đậm nhất.
Đầu tiên chúng ta xét về mặt dạng thức tồn tại của yếu tố kỳ ở
hai thể loại. Truyện cổ tích thần kỳ và truyện truyền kỳ đều có các
dạng tồn tại hữu hình là tiên, thần, ngời. Nhng nếu yếu tố kỳ trong
truyện cổ tích thần kỳ tồn tại vô hình dới dạng câu thần chú nh khắc
xuất khắc nhập (Cây tre trăm đốt) thì truyện truyền kỳ chủ yếu vô

- 20 -


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
hình ở dạng hồn ma: Đào, Liễu (Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây), Nhị Khanh
(Chuyện cây gạo)... hoặc giấc mộng: của Mao Tử Biên (Cuộc nói
chuyện thơ ở Kim Hoa), của Hồ Tông Thốc (Câu chuyện ở đền Hạng Vơng)... Ngoài ra còn có giấc mơ của Lệnh Hồ Soạn (Chàng Lệnh Hồ
nằm mơ xuống âm phủ), Vơng Sinh (Cuộc kỳ ngộ ở Vị Đờng)... trong
Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu.
Yếu tố kỳ xuất hiện trong truyện cổ tích còn ở dới dạng những
vật thần kỳ mà trong thể loại truyện truyền kỳ không có. Đó là những
cây đàn thần, chiếc gậy thần, niêu cơm thần, chiếc hài vạn dặm, tấm
thảm biết bay,... Hơn nữa lại có cả những con vật thần kỳ nh con chim
thần ( Truyện cây khế ) hay con gà trống biết nói tiếng ngời ( Truyện
Sọ Dừa )...
Ta thấy ở cả hai thể loại, nhân vật đều đợc chia thành hai tuyến

cơ bản là chính diện và phản diện. Nhân vật chính diện (nói cách khác
là phe thiện) tiêu biểu nh Thạch Sanh, Sọ Dừa, ông Bụt, ông Tiên,...
trong truyện cổ tích hoặc Vũ Nơng, Lệ Nơng, Phạm Tử H, Ngô Tử
Văn,... ở Truyền kỳ mạn lục. Còn nhân vật phản diện (còn gọi là phe
ác) thể hiện ở thần Thuồng Luồng, Hàn Than, Trọng Quỳ... của Nguyễn
Dữ hay oan hồn trăn tinh và đại bàng trong truyện Thạch Sanh của tác
giả dân gian.
Dù vậy, điểm khác biệt ở đây là truyện cổ tích còn dùng yếu tố kỳ
để xây dựng nhân vật thần kỳ trung gian, đại diện có con chim đại bàng
trong Truyện cây khế. Con chim có tác dụng nh là chất thuốc thử nhằm
làm rõ nhân cách của nhân vật con ngời. Nh thế, có thể nói rằng hình thức
tồn tại của yếu tố kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ phong phú, đa dạng
hơn ở truyện truyền kỳ. Nhng các yếu tố kỳ trong truyện truyền kỳ lại

- 21 -


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
linh hoạt, biến hóa khôn lờng hơn truyện cổ tích vì truyện truyền kỳ là
sáng tác của cá nhân với ý thức làm nghệ thuật cao hơn.
ý tởng muôn loài đều có thể biến thành ngời khiến cho thế giới
nhân vật của truyền kỳ trở nên kỳ ảo nh thế giới của cổ tích thần kỳ.
Tuy nhiên, các hình tợng của truyện cổ tích mang vẻ đẹp nguyên
phiến nguyên khối còn các hình tợng của truyền kỳ luôn có sự chuyển
hóa, dung hợp. Ngời trần có khả năng siêu phàm nh tiên, chết đi sống
lại hoặc có những phép thuật kỳ lạ. Tiên, phật, loài vật lại mang những
phẩm chất ngời. Hồn ma Hng Nơng mang hình dạng của em gái để đợc
sống cùng Thôi Sinh (Chiếc thoa vàng hình chim phợng - Cù Hựu),

Giáng Hơng đến xem hội hoa, kết duyên cùng Từ Thức cũng là hình
ảnh thần tiên trần tục hóa (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên - Nguyễn Dữ).
Đôi khi tiên phật mang lốt ngời nhng lại là những tay trộm cớp phá
phách cuộc sống dân lành (Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông
Triều - Nguyễn Dữ).
Chúng ta nhận thấy nhiều chi tiết về quả báo luân hồi trong
Truyền kỳ mạn lục cũng chứa đựng nhiều sắc thái của truyện dân gian.
Có nhiều tình huống giống với truyện cổ tích thần kỳ: ngời lấy ma; các
vụ kiện tụng nơi âm phủ, thủy phủ; nằm mộng thấy những sự việc liên
quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày nh một sự chiếu ứng.
Một điểm khác nữa là sự tham gia của yếu tố thần kỳ vào câu
chuyện ở truyện truyền kỳ không phải là do những nhân vật có phép lạ
nh kiểu Trời - Bụt - Tiên ở trong truyện cổ tích thần kỳ mà phần lớn ở
ngay hình thức phi nhân của nhân vật (ma qủy, hồ ly hóa ngời). Tuy
vậy, trong truyện bao giờ nhân vật cũng là ngời thật. Chính những nhân
vật mang hình thức phi nhân thì cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của
tâm lý, tính cách một loại ngời nào đó. Vì thế truyện truyền kỳ mang
đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc.

- 22 -


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
Về phơng diện mục đích sử dụng yếu tố kỳ ở hai thể loại. Yếu tố
kỳ ở cả truyện truyền kỳ lẫn truyện cổ tích thần kỳ đều phục vụ cho
cốt truyện ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Lực l ợng thần kỳ xuất hiện
làm cho câu chuyện đang ảm đạm, tối tăm, bế tắc bỗng sáng bừng lên
và phát triển mau lẹ, chuyển tình thế của nhân vật chính diện từ bại

thành thắng và nó quyết định sự phát triển của cốt truyện.
Cả hai thể loại đều mợn yếu tố thần kỳ để làm trung hòa sắc thái
bi kịch. Trong Chuyện ngời con gái Nam Xơng, Chuyện ngời nghĩa phụ
ở Khoái Châu (Truyền kỳ mạn lục) cũng nh Trầu cau, Sự tích ông Táo
(Truyện cổ tích), phần kết đều có sự xuất hiện của chi tiết biến hóa thần
kỳ làm trung hòa sắc thái bi kịch.
Khi nói đến nguồn gốc của yếu tố kỳ trong hai thể loại ta thấy
yếu tố kỳ trong truyện cổ tích ra đời trên ba cơ sở:
Thứ nhất là do tàn tích của thế giới quan thần linh chủ nghĩa đã bị
phá vỡ chuyển từ thần thoại sang.
Thứ hai là do trong xã hội có đối kháng giai cấp, ng ời ở hiền nhng không thể gặp lành nên yếu tố kỳ diệu còn là sản phẩm của trí t ởng tợng gắn với khát vọng, ớc mơ của nhân dân lao động. Đó là khát
vọng đổi đời, cái ác bị trừng phạt, có một xã hội công bằng, đạo lý, có
phú quý giàu sang. Đây cũng là giấc mơ đẹp, mang tính lãng mạn,
huyền diệu của ngời xa và cũng là cơ sở chủ yếu nhất để xuất hiện yếu
tố kỳ.
Thứ ba là xuất phát từ tôn giáo: ông Bụt trong truyện cổ tích bắt
nguồn từ đạo Phật ở ấn Độ. Ông Tiên bắt nguồn từ Đạo giáo.
Nguyễn Dữ cũng giống tác giả dân gian ở điểm trên vì một trong
những nguồn ảnh hởng của ông khi viết Truyền kỳ mạn lục là từ truyền
thuyết, tiên thoại, phật thoại của Việt Nam.

- 23 -


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Hoài
Thanh
Tuy nhiên, Nguyễn Dữ khác truyện cổ tích ở chỗ nhà văn còn ảnh
hởng bởi loại truyền kỳ ở Trung Quốc với nội dung chủ yếu là thuật
kỳ ký dị (thuật lại sự khác thờng, ghi lại điều kỳ lạ), nhất là ảnh hởng

mạnh mẽ từ tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu. Đặc biệt
Nguyễn Dữ khác truyện dân gian cũng nh Tiễn đăng tân thoại bởi năng
lực sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật mới, bởi t chất của một ngời
nghệ sĩ đích thực. Chính sự ảnh hởng từ truyện dân gian đã tạo cho
Truyền kỳ mạn lục một bản sắc dân tộc khi so sánh với Tiễn đăng tân
thoại.
Tóm lại, vấn đề sử dụng yếu tố kỳ giữa truyện dân gian và
truyện truyền kỳ có những điểm t ơng đồng và khác biệt nhau. Trong
khi nói đến yếu tố kỳ trong truyện dân gian ng ời ta thờng nói đến
thuật ngữ kỳ diệu thì yếu tố kỳ trong truyện truyền kỳ th ờng đợc
gắn với chữ kỳ quái. Tác giả dân gian đã dùng yếu tố kỳ để tạo lực
lợng phù trợ cho con ng ời thực hiện khát vọng, ớc mơ của mình trong
việc bảo vệ Tổ quốc, có xã hội công bằng, đạo lý. Nh ng yếu tố kỳ
trong truyện truyền kỳ đ ợc dùng nh là một phơng tiện, biện pháp nghệ
thuật đích thực chứ không còn là mục đích miêu tả.
Có thể nói, sở dĩ yếu tố kỳ trong truyện truyền kỳ tạo đợc hiệu
ứng thẩm mĩ mạnh mẽ vì cái kỳ ảo thờng xuất hiện bất ngờ ngay trong
một thế giới đợc vận hành bởi các quy luật của hiện thực. Sự có mặt ấy
thờng làm cho đầu óc độc giả phải hoạt động hết công suất để tìm ra ý
nghĩa đích thực của tác phẩm. Khác với truyện dân gian, với công thức
ngày xửa ngày xa, thủa ấy, làm ngời đọc yên tâm vì biết rằng câu
chuyện đang diễn ra trong một thế giới siêu nhiên, xa lạ. Trong thế giới
đó, mọi cái khác thờng đều trở thành hợp lý, ngời viết cũng không cần
phải giải thích, biện hộ cho sự xuất hiện của yếu tố kỳ ở đây.

- 24 -


Khãa luËn tèt nghiÖp
Thanh


NguyÔn Hoµi

Ch¬ng 2. YÕu tè “kú” ®èi víi viÖc x©y

- 25 -


×