Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Phương pháp dạy học dấu câu tiếng việt cho học sinh lớp 4, lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.94 KB, 94 trang )

1

Mở ĐầU
1. Lý DO CHọN Đề TàI

Trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết, dấu câu có vai trò rất
quan trọng. Dấu câu không những là hình thức ngắt đoạn diễn đạt của lời
nói, làm cho lời nói mạch lạc, rõ ràng mà còn là hình thức biểu thị nhiều
trạng thái cảm xúc khác nhau: sự bình giá, chê bai, cổ vũ, khuyến khích,
nghi hoặc, đồng tình, phản đối hoặc cùng một lúc biểu thị nhiều trạng
thái tình cảm đó. Vì vậy, để giao tiếp bằng chữ viết đạt hiệu quả, cả ngời
tạo lập văn bản lẫn ngời tiếp nhận văn bản đều cần nắm vững chức năng
của dấu câu. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, trong đó, các
quan hệ ngữ pháp không đợc diễn đạt bằng hình thái biến hoá của từ.
Cùng với các phơng pháp cú pháp nh trật tự từ ngữ điệu, dấu câu có tác
dụng rất lớn trong việc phân chia lời nói thành các bộ phận có ngữ nghĩa,
làm cho quan hệ ý nghĩa, ngữ pháp các từ, giữa các bộ phận trong câu trở
nên rõ ràng, chính xác.
Về mục đích: Dấu chấm câu đợc ngời viết sử dụng để giúp cho việc
trình bày những t tởng và những cảm xúc trong bài viết thêm rõ ràng và
ngời đọc có thể nhờ đó hiểu thêm bài viết dễ dàng hơn.
Về chức năng: Dấu câu là phong tiện vạch ra các đờng ranh giới
giữa câu với câu, giữa các bộ phận trong câu với nhau, ranh giới giữa các
mệnh đề, giữa các bộ phận trong câu với nhau, giữa các bộ phận nòng
cốt và bộ phận mở rộng.
Về mặt biểu hiện: Dấu câu là hình thức của ngôn ngữ viết về những
mặt nội dung nó có liên quan đến ngữ điệu của lời nói, đến ý nghĩa thông
báo.
Về mặt liên kết văn bản: Cùng với các từ ngữ chuyển tiếp và các
phơng tiện khác, dấu câu cũng có đóng góp một phần quan trọng trong
việc tạo nên tính liên kết văn bản. Vì vậy để giao tiếp bằng chữ viết đạt


hiệu quả thì cả ngời tạo lập văn bản lẫn ngời tiếp nhận văn bản đều cần
nắm vững chức năng của dấu câu.


2
Trong chơng trình dạy tiếng mẹ đẻ của các nớc, việc dạy cách sử
dụng dấu câu là một trong những yêu cầu đặt ra rất sớm. Mặc dù vậy,
hiện tợng HS mắc lỗi khi dùng dấu câu vẫn khá phổ biến ở nhiều nớc
trên thế giới. Nhiều ngời đã khẳng định: các cuốn sách về dấu câu trong
nhà trờng cha có hiệu quả. Những nhà giáo dục ở nhiều quốc gia hiện cha thống nhất đợc khi nào thì trẻ nên bắt đầu học dấu câu và nên bắt đầu
học khi nào. Có rất ít công trình nghiên cứu về việc dạy học dấu câu và
việc trẻ em học cách sử dụng dấu câu. Mặc dù ở nớc ta, dấu câu có trong
chơng trình dạy học Tiếng Việt ở tất cả bậc học phổ thông song bài học
về dấu câu cha gây đợc hứng thú học tập ở HS. Nhiều GV còn lúng túng
về phơng pháp dạy học. Các sách hớng dẫn giảng dạy cha giúp nhiều cho
GV trong việc dạy học dấu câu hiệu quả. Hiện tợng HS mắc sai sót trong
việc tiếp nhận và sử dụng đúng, thành thạo dấu câu trong việc biểu đạt t
tởng tình cảm bằng chữ viết. Điều này nên đợc bắt đầu từ trờng tiểu học
bởi ở bậc học này, HS đã cần đợc biết tất cả dấu câu ở một mức độ nhất
định để có thể tiếp nhận dễ dàng các văn bản đợc học và đọc, đồng thời
tạo lập các văn bản theo yêu cầu.
Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này, mong muốn
góp phần xác định các PPDH dấu câu phù hợp với đối tợng HS tiểu học,
góp phần năng cao kĩ năng sử dụng dấu câu của HS nói riêng và nâng
cao năng lực sử dụng tiếng Việt của các em nói chung.
2. LịCH Sử VấN Đề

ở Việt Nam, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về dấu câu tiếng
Việt. Những năm 30 - 40, dấu câu bớc đầu đã đợc đề cập đến trong các
cuốn: Sách mẹo tiếng Việt Nam (Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thớc); Việt Nam

văn phạm (Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm) Những năm
60, dấu câu đợc bàn đến sâu hơn trong các cuốn: Nghiên cứu về ngữ
pháp Việt Nam (Nguyễn Kim Thản), Đi tới thống nhất một số quy tắc
dùng dấu câu (Đào Thản), Nói và viết đúng tiếng Việt (Nguyễn Kim
Thản, Hồ Lê, Lê Xuân Thại, Hồng Dân) Tiếp đó, nhiều tài liệu nghiên


3
cứu về ngữ pháp tiếng Việt đều nói đến dấu câu, nh cuốn Ngữ pháp tiếng
Việt (Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam), 99 biện pháp tu từ tiếng Việt
(Đinh Trọng Lạc), Bàn về những cơ sở của việc dùng dấu câu trong tiếng
Việt (Lý Toàn Thắng), Phơng pháp dạy học dấu câu tiếng Việt ở trờng
phổ thông (Nguyễn Xuân Khoa), Dấu câu tiếng Việt và cách dạy ở trờng
phổ thông (Nguyễn Xuân Khoa), Dạy học ngữ pháp ở tiểu học (Lê Phơng Nga) hay Ngữ pháp tiếng Việt (Đỗ Thị Kim Liên),... Nhìn chung,
các tài liệu này tập trung tập trung đề cập các vấn đề: cơ sở sử dụng dấu
câu, chức năng của dấu câu, các lỗi về dấu câu...Vấn đề nội dung và
PPDH dấu câu trong nhà trờng chủ yếu đợc đề cập đến cập trong hai
cuốn sách của Nguyễn Xuân Khoa, song tác giả mới giới thiệu sự tơng
quan giữa ngữ điệu và dấu câu, vai trò của sự quan sát ngữ điệu trong
việc giảng dạy dấu câu, những nguyên tắc giảng dạy dấu câu, các kiểu
bài tập cơ bản sử dụng trong việc dạy dấu câu...Vấn đề PPDH dấu câu
cha đợc đề cập rõ nét.
Các tài liệu nêu trên cha có những chỉ dẫn cụ thể, thiết thực đối với
việc dạy và học dấu câu trong nhà trờng. Luận văn của chúng tôi muốn
xác định rõ PPDH dấu câu sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS
tiểu học.
3. MụC ĐíCH Và NHIệM Vụ NGHIÊN CứU

3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm phát hiện thực trạng về chất lợng dạy học dấu câu và những

khó khăn cơ bản của HS tiểu học trong việc sử dụng dấu câu Tiếng Việt.
- Đề xuất các giải pháp tác động nhằm nâng cao chất lợng sử dụng
dấu câu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đợc mục đích trên chúng tôi phải thực hiện các nhiệm vụ:
- Thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin khoa học, các tài liệu,
khái niệm, thuật ngữliên quan đến đề tài.


4
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học dấu câu ở tiểu
học.
- Xây dựng PPDH dấu câu phát huy tính tích cực, chủ động của HS,
đề xuất quy trình dạy học cụ thể ứng với mỗi loại bài học, các cách thức
củng cố kĩ năng sử dụng dấu câu trong các giờ học của bộ môn, hệ thống
bài tập dấu câu, đổi mới phơng pháp kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ
năng sử dụng dấu câu của HS thông qua hệ thống bài tập.
4. ĐốI TƯợNG Và KHáCH THể NGHIÊN CứU

4.1. Đối tợng nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của đề tài là phơng pháp dạy học dấu câu cho
HS lớp 4, lớp 5.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy học dấu câu trong
phân môn LTVC ở lớp 4, lớp 5.
5. GIả THUYếT KHOA HọC

Nếu xác định đợc PPDH dấu câu xuất phát từ đặc điểm lứa tuổi HS
tiểu học, từ lí luận dạy học hiện đại, theo hớng phát huy mối quan hệ
giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và tăng cờng thực hành, luyện tập thì

chất lợng dạy học dấu câu ở nhà trờng tiểu học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
6. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU

Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã
sử dụng các phơng pháp sau:
6.1. Phơng pháp nghiên cứu lí thuyết nhằm nghiên cứu lí thuyết về
dấu câu và việc ứng dụng dấu câu Tiếng Việt cho HS lớp 4, lớp 5.
6.2. Phơng pháp điều tra, khảo sá t nhằm tìm hiểu tình hình dạy
học dấu câu ở tiểu học hiện nay và thu thập các số liệu cần thiết cho việc
nghiên cứu.


5
6.3. Phơng pháp thống kê nhằm phân loại, đánh giá nội dung,
PPDH, kết quả học tập dấu câu của HS hiện nay và xử lí kết quả thu đợc
sau khi tiến hành thực nghiệm.
6.4. Phơng pháp thực nghiệm s phạm nhằm xem xét, xác nhận tính
đúng đắn, hợp lí và tính khả thi của phơng pháp dạy học dấu câu mà luận
văn đề xuất.
7. ĐóNG GóP CủA LUậN VĂN

Luận văn đã giải quyết đợc các nội dung sau đây:
- Dựng lại thực trạng dạy học dấu câu: thực trạng sử dụng dấu câu
của HS và thực trạng nhận thức của GV ở tiểu học và một số hiện tợng sử
dụng dấu câu trên các phơng tiện thông tin bằng chữ viết có ảnh hởng
đến việc dạy học dấu câu trong nhà trờng.
- Xây dụng cơ sở lý luận của PPDH dấu câu ở tiểu học.
- Đề xuất PPDH dấu câu hiệu quả hơn so với PPDH hiện hành.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ hỗ trợ GV tiểu học trong
việc nâng cao hiệu quả dạy học dấu câu, và đây là tài liệu tham khảo về

dạy học dấu câu cho HS tiểu học trong trờng tiểu học hiện nay.
8. CấU TRúC CủA LUậN VĂN

Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận.
Nội dung chính gồm có 3 chơng sau:
Chơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chơng 2: Phơng pháp dạy dấu câu cho HS tiểu học
Chơng 3: Thực nghiệm s phạm


6

CHƯƠNG 1

CƠ Sở Lí LUậN Và THựC TIễN CủA Đề TàI
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Vấn đề về dấu câu tiếng Việt
1.1.1.1. Định nghĩa về dấu câu
(a). Định nghĩa:
Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau của lời
nói đợc dùng làm phơng thức biểu đạt nội dung ý nghĩa trong ngôn ngữ
viết. Dấu câu làm cho cú pháp của lời nói trở nên rõ ràng bằng cách tách
ra các câu riêng biệt và các thành phần câu.
(b) Dấu câu trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt có 10 loại dấu câu, đó là:(1) dấu chấm; (2) dấu
chấm hỏi; (3) dấu chấm cảm; (4) dấu chấm lửng; (5) dấu phẩy; (6) dấu
chấm phẩy; (7) dấu hai chấm; (8) dấu gạch ngang; (9) dấu ngoặc đơn;
(10) dấu ngoặc kép.
1.1.1.2. Công dụng của dấu câu
Ngôn ngữ viết là hình thức giao tiếp rất quan trọng. Nó bổ sung

những hạn chế của ngôn ngữ nói (hạn chế về không gian và thời gian).
Nếu nh trong ngôn ngữ nói, các phơng tiện trợ lực là ngữ điệu, cử chỉ,
điệu bộthì trong ngôn ngữ viết phơng tiện trợ lực là các dấu câu. Nó góp
phần làm cho việc giao tiếp của con ngời (bằng chữ viết) đợc dễ dàng
hơn: Dấu câu giúp ngời viết thể hiện đợc ý định của mình một cách
chính xác, rõ ràng, logic, khoa học và kể cả thể hiện những sắc thái tình
cảm tinh tế.
Công dụng cơ bản của dấu câu là ở chỗ chỉ ra sự phân chia lời nói
thành các bộ phận có ý nghĩa để biểu đạt t tởng trong chữ viết. Ngoài
công dụng cơ bản này, dấu câu còn có vai trò phụ là: dấu câu đôi khi còn
chỉ ra một sắc thái ý nghĩa nào đó của một bộ phận của lời nói có một
dấu nào đó đặt sau. Có thể chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận
của câu có dấu câu đặt ở giữa.


7
Do công dụng cơ bản của dấu câu là chỉ ra sự phân chia lời nói
thành các bộ phận có ý nghĩa để biểu đạt t tởng trong chữ viết, cho nên
sự vắng mặt của dấu câu trong một bài văn không những gây khó khăn
rất lớn cho sự hiểu nghĩa của bài văn mà còn có thể dẫn đến sự hiểu lầm
hoặc hiểu bài văn theo nhiều nghĩa.
Thí dụ, nếu ta viết một câu nh sau: Càng nghĩ đến công lao các
anh chị em càng cảm phục thì câu này có thể hiểu theo nhiều nghĩa, tuỳ
thuộc vào vị trí đặt dấu phẩy:
1. Càng nghĩ đến công lao, các anh chị em càng cảm phục.
2. Càng nghĩ đến công lao các anh, chị em càng cảm phục.
3. Càng nghĩ đến công lao các anh chị, em càng cảm phục.
4. Càng nghĩ đến công lao các anh chị em, càng cảm phục.
Nh vậy, cùng với các yếu tố khác của ngôn ngữ (từ, cấu trúc cú
pháp), dấu câu dùng để biểu thị t tởng và tình cảm trong lời nói bằng chữ

viết. Nhng ngời viết bao giờ cũng dựa vào lời nói bên ngoài hoặc bên
trong và không thể có đợc những t tởng tình cảm ở ngoài câu, nghĩa là
ngoài vật liệu từ vựng, ngữ pháp. Do đó, ngoài cấu tạo ngữ pháp, dấu câu
trong khi biểu đạt những t tởng tình cảm nhất định trong ngôn ngữ viết
đồng thời cũng báo hiệu về ngữ điệu tơng ứng với những t tởng tình cảm
này.
1.1.1.3. Cơ sở xác định của dấu câu
Quan niệm đúng đắn về công dụng của dấu câu cung cấp khả năng
xác định cơ sở của nó.
Cơ sở của dấu câu là quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp - ngữ điệu
trong lời nói. Nghiên cứu dấu câu có liên quan hữu cơ đến nghiên cứu cú
pháp. Nghiên cứu cú pháp lại không thể bỏ qua đợc ngữ điệu vì ngữ điệu
là một trong những phơng thức cú pháp quan trọng dùng để biểu đạt ý
nghĩa của lời nói. Bởi vậy, ngữ điệu là một bộ phận tạo thành cơ sở của
dấu câu. Thông thờng, quy tắc dấu câu đợc giải thích bằng đồng thời cả
tiêu chí ý nghĩa, ngữ pháp và ngữ điệu.


8
Ví dụ, những định ngữ đẳng lập đều liên hệ nh nhau với một từ đợc
hạn định, sự đồng loại về cú pháp giả thiết sự đồng loại về logíc (chỉ ra
những dạng thức khác nhau của những đối tợng cùng loại, hoặc chỉ ra sự
đồng loại của những đặc điểm của cùng một đối tợng), những định ngữ
đẳng lập đợc phát âm với ngữ điệu liệt kê. Tất cả những tiêu chí này là cơ
sở của quy tắc ngăn cách các định ngữ đẳng lập bằng dấu phẩy.
(a) Cơ sở ngữ điệu
Ngữ điệu là phơng thức cú pháp quan trọng để biểu đạt t tởng, là
nhân tố bắt buộc phải có của câu nên dĩ nhiên cũng là cơ sở của dấu
câu. Nhng không nên tách nó ra khỏi cú pháp và quan hệ ý nghĩa trong
lời nói, không đợc thổi phồng vai trò của nó, không đợc quy cho nó là

cái cơ sở duy nhất của dấu câu.
Để có thể hiểu thêm về cơ sở ngữ điệu của việc dùng dấu câu tiếng
Việt, chúng ta cần dựa vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết. Vì ngôn ngữ viết giống ngôn ngữ nói ở chỗ đều là sự nói ra cùng
những cái nh nhau, cho nên trong hoạt động giao tiếp, khi đợc dùng để
chuyển mã ngôn ngữ từ nói sang viết, giữa chúng có sự tơng hợp. Sự tơng
hợp biểu hiện rõ khi ngôn ngữ viết đợc dùng để ghi lại lời nói miệng.
Những hiểu biết về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (sự khác biệt và
mối quan hệ giữa chúng) sẽ giúp chúng ta lý giải vì sao sự tơng hợp giữa
ngữ liệu và dấu câu ít khi theo tỉ lệ 1-1. Mặt khác, những hiểu biết đó là
căn cứ để chúng ta phân biệt:
a) Những trờng hợp dùng dấu câu ghi lại những chỗ ngừng nghỉ do
tác động của lời nói miệng.
b) Những trờng hợp dùng dấu câu có tác động trở lại lời nói miệng.
Thuộc về (a) là những trờng hợp dùng dấu câu theo quy định
chung nhằm báo hiệu những chỗ ngừng nghỉ trong lời nói, báo hiệu sự
lên giọng xuống giọng ứng với kiểu phát ngôn.
Ví dụ: - Sau dấu chấm quãng ngừng giọng dài hơn sau dấu phẩy.


9
- Dấu chấm đặt cuối câu tờng thuật báo hiệu khi đọc phải hạ
giọng, dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán báo hiệu khi đọc giọng phải
cao hơn giọng ở cuối câu hỏi.
Mặc dù có những quy ớc chung cho việc dùng dấu câu, dựa vào cơ
sở ngữ điệu, nhng ở một số trờng hợp khi viết cá nhân tuân thủ những
quy định đó không thật nghiêm ngặt. Chẳng hạn, giữa thành phần phụ
trạng ngữ với chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt có thể dùng dấu phẩy, có thể
không. Trong thực tế, cơ sở ngữ điệu của việc dùng dấu câu không chỉ
giúp ngời viết diễn đạt gãy gọn nội dung, mà còn hớng đến ngời đọc,

giúp họ đọc đúng, đọc hay hơn một văn bản.
Thuộc về (b) là những trờng hợp dùng dấu câu với mục đích tu từ.
Đó là những trờng hợp ngời viết có chủ ý dùng dấu câu để tổ chức nhịp
điệu tiết tấu cho lời hoặc để ghi lại các giọng điệu khác nhau trong một
câu, một đoạn hay một văn bản. Những trờng hợp này thờng góp phần
tạo tính thẩm mỹ cho các văn bản nghệ thuật.
(1): Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Thép Mới đã tạo cho câu văn một giá trị tu từ bằng cách thêm vào
một dấu phẩy. Nhờ có công dụng dùng dấu phẩy vợt ra ngoài quy ớc
chung của xã hội, Thép mới có thể ngắt câu thành những đoạn cân đối,
do đó diễn tả đợc cái nhịp quay đều đều và nhẫn nại của chiếc cối xay.
(2): - Giả tao đây!...Giả tao đây!
(Nguyễn Công Hoan:TNTC Tập 1, tr.191, NXB VH, H., 1996)
Các dấu chấm lửng trong ví dụ trên có tác dụng tái hiện giọng nói
đứt quãng của ngời đàn bà bán bún riêu khi rợt đuổi để đòi tiền kẻ ăn
quỵt; các dấu chấm than bổ sung sắc thái vừa chì chiết, vừa khẩn khoản
trong giọng đòi tiền của nhân vật.
(3): Máu y dồn tất cả lên mặt. Nỗi xúc cảm quá mạnh mẽ và đột ngột.
Y nh một luồng điện giật. Y mừng? Y khoái trá? Y đau đớn? Y tức tối? Y
khinh bỉ?...


10
(Nam Cao: Sống mòn, Nxb TTVHTTVHNN ĐT)
Đây là một đoạn trích tái hiện những cảm xúc quá mạnh mẽ và đột
ngộ của Thứ (nhân vật y) khi nghe tin vợ San ngoại tình. Trong ví dụ
trên, những dấu chấm và dấu chấm hỏi không chỉ ghi lại những chỗ
ngừng nghỉ khi kết thúc những câu văn, mà quan trọng hơn, chúng góp
phần làm nổi bật hai giọng điệu - giọng điệu kể chuyện và giọng điệu

nghi vấn. Năm dấu chấm hỏi đặt cuối năm câu nghi vấn tu từ vừa bổ
sung sắc thái hoài nghi của ngời kể chuyện, vừa hỗ trợ cho lời, làm nổi
bật những cảm giác thật là rối rắm, thật là pha trộn, thật là mau biến
đổi của nhân vật (Nam Cao, sđd, tr. 186). Nếu thay các dấu chấm vào vị
trí các dấu chấm hỏi, đoạn trích chỉ thuần một giọng điệu kể chuyện,
dụng ý tạo ra phức điệu thẩm mỹ của tác giả sẽ không thực hiện đợc,
điều đó làm cho lời văn nghệ thuật kém sinh động.
(4): Sóng vùng lên, cuốn, réo, đuổi nhau, va vào nhau té bọt, ngụp
xuống, trồi lên, đã lấy một sức mạnh hỗn độn và bất ngờ trong gió vừa
cuồng lộng thổi.
(Bùi Hiển, Văn học 12, Tập 1, tr.183, Ban KHXH, Nxb GD,
1996)
Các dấu phẩy trong ví dụ trên đợc dùng để ngắt các động từ vị ngữ
thành những nhịp ngắn, dài. Cách ngắt nhịp nh vậy phù hợp với chủ định
của tác giả trong việc tái hiện cảnh tởng hỗn độn, náo loạn của sóng dữ và
của gió lộng ngoài biển khơi.
Những dấu câu trong các ví dụ trên có tác dụng tạo giá trị tu từ cho
câu văn. Ngoài chức năng tái hiện ngữ điệu, chúng còn bổ sung sắc thái
biểu cảm cho lời và góp phần tạo tính mạch lạc cho văn bản nghệ thuật.
(b) Cơ sở cấu tạo ngữ pháp:
Trong ba cơ sở dùng dấu câu, cơ sở ngữ pháp đợc nhiều nhà nghiên
cứu cho là căn cứ chủ yếu. Cấu tạo ngữ pháp phải là căn cứ chủ yếu, mục
đích của câu nói, tiết tấu của câu nói chỉ là căn cứ phụ. Khi chuẩn mực
hoá cách dùng cách dùng dấu câu, cần phải lấy cấu tạo ngữ pháp làm cơ
sở chủ yếu. Bởi vì đó là một cơ sở hết sức khách quan và chắc chắn, để


11
xác định các quy tắc dùng dấu câu và phân biệt đâu là cách dùng không
đúng. Đặt dấu câu thực chất là làm hai công việc: xác định vị trí đặt dấu

câu và lựa chọn dấu câu cần thiết.
Cả hai công việc trên đều phải dựa vào cơ sở cú pháp câu. Dựa vào
cơ sở cấu trúc cú pháp theo cách hiểu nh trên, chúng ta có thể phân biệt:
*) Những dấu câu đợc dùng với chức năng cú pháp thông thờng.
*) Những dấu câu đợc dùng với chức năng đặc biệt nhằm mục
đích tu từ.
Những dấu câu đợc dùng với chức năng cú pháp thông thờng thờng
đợc dùng theo quy ớc chung của xã hội. Chúng là những phơng tiện ngữ
pháp có tác dụng làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp bằng
cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa
các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp.
(5): - Cô ấy về dới ti làm gì?
- Cô ấy đang dở học lớp đảng viên mới ở dới đó.
(Nguyễn Minh Châu, Văn 12, tập 1, Ban KHXH,Nxb GD, 1996)
Trong ví dụ trên, dấu chấm hỏi và dấu chấm đợc dùng với chức
năng cú pháp thông thờng. Chúng dùng để kết thúc câu. Ngoài ra, dấu
chấm hỏi làm rõ mục đích hỏi, dấu chấm làm rõ mục đích tờng thuật của
câu.
Những dấu câu thuộc trờng hợp (b) đợc dùng theo chủ ý riêng của
ngời viết, nhằm mục đích giúp cho việc diễn đạt nội dung t tởng tình cảm
trong văn bản đợc hay hơn, đợc sinh động và tinh tế hơn. Những dấu câu
dùng với chức năng đặc biệt nhằm mục đích tu từ đợc gọi là dấu câu tu
từ.
(6): Có ba ngời, bùi díu nhau đi. Ngời đàn ông cao cao bế đứa trẻ
trong tay. Ngời đàn bà tay xách túi quần áo, tay kia dắt ngời đàn ông
hỏng mắt liêu xiêu trên đờng.
Bóng họ ngả vào nhau. ở cuối đờng.
(Nguyễn Thị Thu Huệ, Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb VH)



12
Đoạn trích trên gồm 5 câu văn. Dấu chấm cuối câu 3 và câu 4 là
những dấu câu tu từ. Cuối câu 3 dấu chấm đợc dùng để phân đoạn văn
bản thành 2 đoạn nhỏ. Ba câu văn thuộc đoạn nhỏ trớc có chức năng tờng
thuật hoạt động bìu díu của 3 ngời. Hai câu thuộc đoạn nhỏ sau khắc học
hình ảnh của họ ở một không gian xác định: ở cuối đờng. Cuối câu 4, dấu
chấm đợc dùng làm phơng tiện tách biệt trạng ngữ vị trí (vốn của câu
này) thành câu riêng. Nhờ vậy ở cuối đờng nổi lên nh một thông báo
đáng chú ý - thông báo về nơi đã ghi lại hình ảnh đẹp, đầy cảm động của
3 con ngời giàu lòng nhân ái: Bóng họ ngả vào nhau.
Dấu hai chấm tu từ ở ví dụ trên đợc dùng với chủ ý riêng của nhà văn.
Chúng góp phần bổ sung giá trị tạo hình - biểu cảm cho đoạn văn nghệ
thuật.
(c) Cơ sở ngữ nghĩa:
Ngoài hai cơ sở ngữ điệu và ngữ pháp, cơ sở ngữ nghĩa cũng đợc
nhắc đến khi xác định căn cứ dùng dấu câu tiếng Việt.
Cấu tạo cú pháp và ngữ điệu cho phép xác định vị trí dấu câu và
nhóm những dấu câu. Quan hệ ý nghĩa (hay logic) giữa các phần trong
câu giúp cho việc lựa chọn dấu câu cụ thể.
Trong Tiếng Việt, sau câu tờng thuật thờng dùng dấu chấm; dấu
chấm cảm đợc dùng sau câu cảm thán hay câu cầu khiến. Tức là việc lựa
chọn dấu câu nh thế nào là tuỳ thuộc vào mục đích câu nói. Không có sự
thống nhất giữa mục đích câu nói và dấu câu, nội dung, ý nghĩa của câu
nói có thể thay đổi.
Bên cạnh những cơ sở khách quan vừa nêu, một cơ sở vừa có tính
khách quan vừa có tính chủ quan là mối liên hệ ý nghĩa giữa các câu và ý
đồ nghệ thuật của tác giả.
Tìm hiểu cách dùng dấu câu và hiệu quả của việc dùng dấu câu
tiếng Việt dựa vào cơ sở ngữ nghĩa, theo chúng tôi, cần chú ý đến mối
quan hệ giữa dấu câu với văn bản và với ngời viết. Là loại ký hiệu đợc

dùng để tổ chức văn bản, dấu câu có chức năng phân đoạn các bộ phận
của câu, phân đoạn câu, đoạn văn bản và làm rõ mối quan hệ ý nghĩa


13
(logic) giữa chúng. Việc dùng dấu câu để phân đoạn văn bản, để làm rõ ý
nghĩa giữa các đơn vị cú pháp trớc hết phải dựa vào những quy định
chung. Chẳng hạn, dấu phẩy đợc dùng để:
a) Ngăn cách các từ, ngữ, các bộ phận đồng chức năng cú pháp.
b) Ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính của câu.
c) Ngăn cách các vế trong câu ghép chuỗi.
Ngoài chức năng phân đoạn văn bản, dấu câu góp phần hiện thực ý
đồ của ngời viết, góp phần làm nổi bật nội dung của câu văn, đoạn văn
bản.
(7):

Đa ngời, ta không đa qua sông,
Sao thấy có sóng ở trong lòng?
(Thâm Tâm, Văn học 12, Tập 1, Nxb GD, 2001)

Trong câu thơ đầu, dấu phẩy thứ nhất có nhiều tác dụng. Nó đợc
dùng để ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính của câu thơ,
giúp ngời đọc nhận ra tiếng nói chủ đạo ở đây là của ta- ngời trực tiếp
tham gia cuộc đa tiễn. Đặt giữa cặp từ xng hô ngời/ ta, dấu phẩy còn giúp
ngời đọc nhận ra quan hệ ngang hàng và gắn bó giữa ngời ra đi và ngời
đa tiễn. Nếu chuyển vị trí dấu phẩy thành: Đa ngòi ta, không đa qua
sông ý nghĩa câu thơ sẽ thay đổi, những dụng ý nghệ thuật của nhà thơ
sẽ không thành.
Chủ thể giao tiếp khi đa ra một câu, bao giờ cũng nhằm mục đích
nhất định và nếu xét trong mối tơng quan với câu khác (lân cận) về mặt ý

nghĩa: nó có thể quan hệ chặt chẽ với câu trớc và câu sau, có thể bổ sung
ý nghĩa cho câu đó hoặc cùng các câu đó thể hiện một tiền đề tài hay
một đề tài giao tiếp. ý đồ nghệ thuật của tác giả và mối liên hệ về mặt ý
nghĩa giữa các bộ phận trong câu, giữa các câu ít nhiều đợc diễn đạt nhờ
cách dùng dấu câu.
Dựa vào từng cơ sở dùng dấu câu tiếng Việt, chúng ta có thể phân
biệt những cách dùng dấu câu theo quy định chung của xã hội và những
cách dùng dấu câu theo chủ ý riêng của ngời viết. Những cách dùng dấu


14
câu theo quy định của xã hội thờng mang tính khách quan, những cách
dùng dấu câu nh vậy dễ nêu thành quy tắc. Những cách dùng dấu câu
theo chủ ý của ngời viết thờng góp phần tạo giá trị tu từ cho câu trong
văn bản.
Tìm hiểu dấu câu trong mối quan hệ với mục đích nói, ngữ điệu,
ngữ nghĩa, với kết cấu ngữ pháp và các phơng tiện, biện pháp tu từ để có
căn cứ đánh giá nội dung, PPDH dấu câu đang đợc thực hiện trong nhà
trờng; xác định đợc nguyên nhân của việc mắc lỗi trong sử dụng dấu câu
của HS để tìm cách khắc phục; xác định PPDH dấu câu cho HS tiểu học
đảm bảo tính khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cho HS lớp 4,
lớp 5 nói riêng và cho HS tiểu học nói chung.
1.1.1.4. Phân loại các dấu câu tiếng Việt
Căn cứ vào vị trí và chức năng của các dấu ngắt câu, có thể chia
các dấu câu thành ba nhóm lớn:
- Nhóm các dấu câu dùng ở cuối câu: dấu chấm (.), dấu chấm hỏi
(?), dấu chấm cảm (!), dấu chấm lửng () (riêng dấu chấm lửng cũng
có thể dùng ở đầu câu, ở giữa câu nhng chủ yếu là ở cuối câu).
- Nhóm các dấu câu dùng ở giữa câu: dấu phẩy (,),dấu chấm phẩy
(;), dấu hai chấm (:) (riêng dấu hai chấm cũng có thể đợc dùng ở cuối

câu nhng chủ yếu là ở giữa câu).
Nhóm các dấu câu dùng để ghi chú: dấu gạch ngang (-), dấu ngoặc
đơn (), dấu ngoặc kép.
(a)- Nhóm các dấu câu dùng ở cuối câu
Những dấu dùng ở cuối câu đều giống nhau ở chức năng phân tách
câu trớc và câu sau nhng chúng khác nhau ở mục đích thông báo, ở ý
nghĩa tình thái (tức là nội dung của câu nói đến với hiện thực).
Dấu chấm (.)
Dấu chấm là một trong những yếu tố cơ bản cấu tạo nên câu về
mặt ngữ điệu, cấu trúc ngữ pháp và nội dung thông báo.


15
+ Dấu chấm thờng đợc dùng ở cuối câu tờng thuật (câu kể) khi kết
thúc một ý trọn vẹn về ý nghĩa. Đầu câu viết hoa, cuối câu sử dụng dấu
chấm.
(8): Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
( TV 4, tập 2, trang 34)
+ Ngoài ra, do mục đích tu từ, mục đích nhấn mạnh dấu câu còn đợc dùng ở cuối câu đơn đặc biệt.
Dấu chấm thờng đợc dùng sau những câu đơn đặc biệt mà những
câu này thờng làm thành chuỗi câu đặc biệt có tác dụng liệt kê hoặc nằm
trong chuỗi liên tởng hoặc chỉ đơn giản là một nhận định, một kết luận.
(9): Và bụi. Và ồn ào. Và hơi ngời. Và chen chúc.
(Nguyễn Công Hoan)
- Để miêu tả sự xuất hiện, sự tồn tại, sự biến mất của một hiện tợng.
(10): Bình minh thức dậy. Một ánh đèn chiếu xa. Một ánh sao cha
tắt. Một chút ánh sáng hồng đang còn le lói trên mặt ruộng lúa mới lên
đòng.
Mùa xuân! Mọi vật nh có sự đổi thay kỳ diệu. Những luồng sáng
rực rỡ. Những làn mây xốp nhẹ. Những cánh hoa muôn màu. Những

tiếng hoạ mi lảnh lót vang xa.
(Đỗ Thị Kim Liên - Ngữ pháp Tiếng Việt trang 144)
- Để tách một bộ phận nào đó từ câu đầy đủ nhằm mục đích nhấn
mạnh. Có thể tách trạng ngữ, bổ ngữ, vị ngữ,
(11): - Đành phải vào nằm màn đắp chăn nhng không sao ngủ đợc.
Nghĩ loăng quăng. Vợ con. Bà cụ Chuẩn. Gia đình anh ta. Bà cụ Man.
(Nam Cao - ở rừng)
Tách vị ngữ: nghĩ loăng quăng
Tách bổ ngữ: Vợ con, bà cụ Chuẩn, gia đình anh ta, bà cụ Man.
(12): Huấn đi trạm máy. Một mình. Trong đêm.
(Nguyễn Thị Ngọc Tú)


16
Tách bổ ngữ cách thức: một mình và bổ ngữ thời gian: trong
đêm.
Dấu chấm dùng để tách câu ghép
- Cuối một vế của câu ghép mà vế thứ hai phát triển dài và có thể
thành một câu khác rồi.
(13): - Chúng ta nhất định thắng. Bởi vì chúng ta. Có chính nghĩa.
Bởi vì nhân dân ta đoàn kết một lòng. Bởi vì nhân dân thế giới ủng hộ ta.
(Hồ Chí Minh)
Tách ý cuối của một câu dài thành một câu độc lập, đứng đầu
câu tách là từ và theo kiểu (.Và).
(14): Từng đàn chim én bay lợn kêu ríu rít in những dấu chấm đen
trên mặt cỏ xanh rờn. Gió lộng mang về mùi bông tràm, mùi sình ải, mùi
khói rơm, mùi phân trâu bò. Và xa vắng có tiếng con nghé gọi mẹ trên
cánh đồng xa.
(Lê Văn Thảo)
Dấu chấm tách vế của câu ghép thành các câu riêng biệt.

(15): Lão thơng con lắm. Nhng biết làm sao đợc.
(Nam Cao - Lão Hạc)
Dấu chấm đặt ở cuối câu có nội dung nghi vấn hoặc cảm thán nhng
có cấu trúc tờng thuật.
(16): Pha không biết đáp câu hỏi vô lý đó nh thế nào. Ngời lệ
vừa bảo anh cứ vào lại hỏi anh đi đâu. Thật là khó hiểu quá.
(Nguyễn Công Hoan)
Dấu chấm vừa đợc dùng ở cuối câu có nội dung cầu khiến nhng ý
nghĩa cầu khiến đã giảm nhẹ.
(17): Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
(Ngô Tất Tố)
Dấu chấm đợc dùng ở cuối câu khẩu hiệu đợc nêu lên dới hình
thức một câu kể.
(18): Ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Đó là kết luận của
Quốc hội ta.


17
(Báo Nhân dân)
Dấu chấm đồng thời có khả năng kết thúc một đoạn văn. Lúc này
dấu chấm đợc gọi là dấu chấm xuống dòng.
Khi đọc câu có dấu chấm phải hạ giọng ở cuối câu, nghỉ hơi một
quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ. Sau dấu chấm bắt đầu một
câu khác phải viết hoa chữ cái đầu tiên.
So với dấu phẩy, quãng ngừng hơi tại dấu chấm khi đọc thờng
dài hơn.
Dấu chấm hỏi (?):
Dấu chấm hỏi thờng dùng kết thúc một câu nghi vấn. Dấu chấm
hỏi tơng ứng với ngữ điệu câu nghi vấn hoặc tơng ứng với một số tình
thái nghi vấn, thờng đợc dùng trong những trờng hợp sau:

- Dấu chấm hỏi dùng để đặt ở cuối câu có nội dung nghi vấn.
- Cuối câu hỏi trực tiếp:
(19): Anh có đi không?
- Cuối câu có cấu trúc tờng thuật nhng có nội dung và ngữ điệu
nghi vấn.
(20): Nó không làm bài?
- Cuối câu hỏi tu từ:
(21): Em không nghe mùa thu?
- Dùng cuối câu nghi vấn trong đoạn văn đối thoại hỏi đáp:
(22): Trung băn khoăn:
- Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê?
Bố bảo:
- Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới đợc nh vậy.
- Thế bố có đợc thầy khen không?
- Giọng bố buồn hẳn:
- Không. Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hi sinh.
(Tiếng Việt 2, tập 2, trang 120)


18
- Dùng trong câu có cấu tạo nghi vấn nhng về ý nghĩa không phải là
câu nghi vấn.
(23):Mỗi chiều thứ bảy, Thứ thấy lòng nhẹ bỗng. Không những
chỉ vì ngày hôm sau đợc nghỉ? Còn vì tối hôm ấy và cả ngày hôm sau
nữa không phải trông thấy Oanh cau có và nghe Oanh gắt gỏng.
(Nam Cao - Sống mòn)
- Dùng trớc câu lửng để kết thúc câu:
(24): Đã đành rằng thế nhng tôi bán vờn, cho nó bao nhiêu tiền hết
cả. Nó vợ con cha có. Ngộ nhỡ nó không lấy gì lo đợc lại bán vờn thì
sao?..

(Nam Cao - Lão Hạc)
- Dùng ngay sau dấu chấm lửng để kết thúc câu:
(25): Sao mà quan nhà mày ăn cơm sớm thế? Mới có bảy giờ?
(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)
- Dấu chấm hỏi dùng để biểu thị sự thắc mắc, hoài nghi của ngời
nói về một tình huống nhất định. Nó đợc dùng thay thế một câu đối
thoại, đúng ra là câu đối thoại không đợc nói ra bằng lời mà chỉ là sự thể
hiện tình cảm, thái độ và ý nghĩ hoài nghi đáp lại một lời nói của ngời
đối thoại (trong những trờng hợp này dấu chấm hỏi đợc sử dụng không
cần lời bình chú, có khi thêm cả dấu chấm cảm.
(26): - Đố cậu trên đầu tớ có bao nhiêu sợi tóc?
- Một triệu, năm vạn, hai nghìn, bốn trăm hai mơi mốt sợi.
- ???!!!
- Nếu cậu không tin thì cứ đếm thử xem.
(Báo Hoa học trò)
- Dấu chấm hỏi có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (?) ở ngay sau
những từ ngữ trong câu hoặc cuối câu để biểu thị thái độ hoài nghi, cần
xem xét thêm đối với lời trích thuật Nếu có dấu chấm (hay tơng đơng)
ngắt câu ở cùng chỗ thì dấu này đặt sau dấu chấm (hoặc dấu tơng đơng).


19
(27): Bọn xâm lợc Mỹ làm ra vẻ ngạc nhiên. Chúng chối biến rằng
chúng không hề biết gì (?)
(Báo Nhân dân)
Dấu chấm hỏi dùng trong câu hỏi nhng kỳ thực là lời đáp:
(28): - Em có phải là cô bé lọ lem không?
- Sao anh lại tò mò nh vậy?
(Báo Hoa học trò)
- Dấu chấm hỏi không đặt ở cuối câu hỏi gián tiếp mặc dù những

từ chỉ ý nghĩa nghi vấn nh: ai, gì, nào, không, cha, đâu ở trong câu.
(29): Em không biết cô giáo đã đến cha. (Câu kể)
(30): Có nơi đâu đẹp bằng quê hơng ta! (Câu cảm)
Ngoài ra, dấu chấm hỏi còn đợc dùng cùng với dấu chấm cảm và
chấm lửng trong nhóm dấu đồng hiện (?!...)
Khi đọc, gặp dấu chấm hỏi ở cuối câu phải nghỉ hơi một quãng
bằng khoảng thời gian đọc một chữ, cuối câu lên giọng (nhấn mạnh vào
nội dung cần hỏi).
Khi viết, sau dấu chấm hỏi, chữ cái đầu tiên phải viết hoa.
Dấu chấm cảm (!)
Dấu chấm cảm dùng để kết thúc một câu cảm xúc hoặc một câu
cầu khiến. Dấu chấm cảm thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm, ý chí,
nguyện vọng, tơng ứng với một số tình thái từ hoặc phụ từ thích hợp, thờng đợc dùng trong những trờng hợp sau:
- Dấu chấm cảm dùng ở cuối câu cảm xúc (câu cảm) biểu thị cảm
xúc chủ quan.
(31): Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam! ta gọi tên ngời thiết tha.
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 7)
- Dấu chấm cảm dùng ở cuối câu cầu khiến:
* Biểu thị mệnh lệnh thúc giục, cỗ vũ, động viên:


20
(32): Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
(Tiếng Việt 4, tập 1, trang 16)
(33): Gắng tí nữa! Sắp xong rồi!
* Biểu thị sự gọi đáp, hiệu triệu:
(34): Ba ơi! Có khách của ba đây này.
- Dấu chấm cảm đợc dùng sau câu khẳng định:
(35): Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin

thắm: mùa hoa phợng bắt đầu!
(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 52)
- Có khi dấu chấm cảm đợc dùng kèm dấu chấm hỏi (?) hay dấu
chấm lửng () để biểu thị sự nghi ngờ, ngạc nhiên, không nói hết ý.
* Dấu chấm cảm dùng trớc dấu chấm lửng để kết thúc câu:
(36): Lão chua, chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta mới hoá kiếp
cho nó để nó làm kiếp con ngời, may ra nó có sung sớng hơn một chút
kiếp ngời nh tôi chẳng hạn!...
(Nam Cao - Lão Hạc)
* Dấu chấm cảm dùng sau dấu chấm lửng để kết thúc câu:
(37): Cậu còn không giục đợc họ, nữa tôi! Thôi không phải giục .
(Ngô Tất Tố - Lều Chõng)
* Dấu chấm cảm dùng sau dấu chấm hỏi để kết thúc câu:
(38): Thị có một cái chân đau nên không buồn nghĩ đến ai ngoài
cái chân đau của mình?!
(Dơng Phơng Vinh)
* Dấu chấm cảm dùng trớc dấu chấm hỏi đặt trong dấu ngoặc đơn
(!?) để kết thúc câu:
(39): Thôi đi nhé, đừng buồn (!?)
(Đỗ Thị Kim Liên - Ngữ pháp tiếng Việt, trang 146)
* Dấu chấm cảm dùng sau dấu chấm hỏi trong nhóm dấu đồng hiện.


21
(40): Anh cứ đẩy tận cùng bất cứ con ngời nào đi Ngay cả bậc đại
trí đi nữa, chứ nói gì đến bọn lau nhau chúng mình. Ngày xa có thể. Nhng bây giờ, tâm huyết tri thức không để làm tiền cho riêng mình thì làm
gì?!!
(Mạc Văn Chung - Cái sẹo nhỏ)
- Để biểu thị sự ngạc nhiên, có thể dùng ba dấu chấm cảm đi liền,

không cần lời bình.
(41): Bà ta là ngời phụ nữ chính chuyên!!!
(Đỗ Thị Kim Liên - Ngữ pháp tiếng Việt, trang 146)
- Dấu chấm cảm có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (!) để biểu thị thái
độ mỉa mai hay dùng kết hợp với dấu chấm hỏi rồi đặt trong dấu ngoặc
đơn (!?) để biểu thị thái độ vừa mỉa mai vừa hoài nghi. Những dấu này
thờng đặt sau dấu chấm (hay tơng đơng) ngắt câu ở cùng chỗ.
(42): Đài Bắc Kinh đa tin lập lờ: Bộ đội Việt Nam v ợt qua biên
giới tấn công Trung Quốc. (!?)
(Tiếng Việt 3, trang 170)
Đối với dấu chấm cảm khi đọc cần có sự lên giọng hay xuống
giọng thích hợp. Khi đọc, sau dấu chấm cảm phải nghỉ hơi một quãng
bằng khoảng thời gian đọc một chữ (hoặc có thể tuỳ thuộc vào nội dung
câu mà nó đứng sau). Khi viết, chữ cái đầu tiên sau dấu chấm cảm phải
viết hoa.
Dấu chấm lửng ( )
Dấu chấm lửng dùng để kết thúc một câu cha trọn vẹn về nội dung,
ngời viết cha nói hết ý hoặc không định nói hết ý, không tiện nói ra và có
thể có chỗ cha đợc hoàn chỉnh về mặt cấu tạo. Dấu chấm lửng có thể đặt
ở cuối câu, giữa câu hoặc đầu câu nhng nhiều hơn, phổ biến hơn là cuối
câu.
- Dấu chấm lửng dùng để biểu thị thái độ ngập ngừng, sự đứt
quảng của lời nói do xúc động, do hơi thở yếu, do ngắc ngứ.
(43): Ông... bà,... giữ... lấy... nó... cho... tôi
(Nguyễn Công Hoan)


22
- Dấu chấm lửng dùng ở cuối câu (ở giữa câu, có khi ở đầu câu) để
biểu thị rằng ngời viết đã không diễn đạt hết ý (thay thế phần không đợc

diễn đạt thành lời, kể cả những điều không tiện nói ra).
(44): Trọng nhìn mẹ. Bà lão thơng con, nhng lại sợ chồng đành chỉ
hoà giải:
- Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại ...
(Đào Vũ)
- Dấu chấm lửng dùng để phản ánh những trạng thái của hiện thực
khách quan nh khoảng cách thời gian, không gian, âm thanh kéo dài đứt
quãng.
(45): Bỗng ông A De cất tiếng hú:
- Hù...ú! Ba... ác Già... àng phu...ủ, ra mà đón cháu lên thă...ăm.
(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 45)
- Dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc đơn ()để chỉ ra rằng ng ời
trích dẫn có lợc bớt câu hoặc đoạn văn trích dẫn (cũng có trờng hợp dấu
chấm lửng đợc dùng độc lập đánh dấu những bộ phận (từ, ngữ, câu hay
đoạn văn) bị lợc bỏ trong một lời đối thoại hay một đoạn văn. Đóng
khung những bộ phận này là dấu ngoặc kép).
(46): AFP đa tin theo cách ỡm ờ của AFP họ là 80 ngời sức khỏe
tốt nhng hơi gầy.
Trong những trờng hợp này, dấu chấm lửng có thể đặt đầu câu,
cuối câu hoặc giữa câu (ở ngay những chỗ có bộ phận câu hay đoạn văn
bị lợc bỏ hay không đợc viết đầy đủ).
- Dấu chấm lửng đợc dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật tơng tự những
sự việc, sự vật đã kể trong câu mà ngời viết không thể kể hết (sự liệt kê
cha hết).
(47): Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận đợc
50000 bức tranh gửi.
Khi đọc gặp dấu chấm lửng kiểu này nên đọc dấu ấy là vân vân.
Khi viết cũng có thể dùng từ vân vân (viết tắt là v.v) thay cho dấu chấm
lửng.



23
Dấu chấm lửng biểu thị cho cả trích đoạn văn, thơ (trích đoạn này
đợc đóng khung bằng dấu ngoặc kép).
(48): Khổ thơ thứ 3: Đất nghèonh xa cho biết nhân dân ta có
những truyền thống tốt đẹp gì?
(Tiếng Việt 4, tập 1, trang 8)
- Dấu chấm lửng dùng để biểu thị, phản ánh chỗ kéo dài giọng
(làm giảm nhịp điệu câu văn) chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ
biểu thị một nội dung bất ngờ, tạo ra trạng thái tâm lý nh mỉa mai, hài hớc, chờ đợi
(49):

Quan đi kinh lý trong làng
Đâu cógà vịt thì lùng về sơi
(Tú Mỡ)

- Ngoài ra, dấu chấm lửng còn đợc dùng đặt sau dấu chấm hỏi
(?...), sau dấu chấm cảm (!...), sau dấu chấm hỏi và dấu chấm cảm
(?!...); dấu chấm lửng đợc đặt trớc dấu chấm cảm (!) để biểu thị một số
sắc thái, ý nghĩa tình cảm nh: ngời hỏi muốn biết nhiều hơn những thông
tin ngoài phạm vi câu hỏi, hoặc muốn biết cảm xúc, ý nghĩ của ngời đợc
hỏi (sự đồng tình hay phản đối), cảm xúc tiếp ngay sau câu văn còn kéo
dài.
(50): Nếu mẹ không chịu, thì hắn sẽ đi. Không thể sống với ngời
đàn bà nh thế đợc!...May cho hắn: một hôm vợ hắn trốn đi.
(Nam Cao)
Đối với dấu chấm lửng, khi đọc phải tuỳ từng trờng hợp cụ thể mà ngắt
giọng cho phù hợp. Thông thờng, sự ngng lời dài hay ngắn tuỳ thuộc vào
nội dung câu mà dấu chấm lửng đứng sau hoặc tuỳ vào từng văn cảnh.
Nếu dấu chấm lửng đặt ở cuối câu thì sau dấu ấy phải nghỉ hơi một

quảng bằng khoảng thời gian đọc một chữ. Khi viết, chữ cái đầu tiên sau
dấu ấy phải viết hoa.
Nếu dấu chấm lửng đặt ở giữa câu thì phải đọc theo giọng ngắt
quãng. Khi viết, chữ cái đầu tiên sau dấu ấy không phải viết hoa.


24
(b) - Nhóm các dấu dùng ở giữa câu:
Dấu phẩy ( , ):
Dấu phẩy là dấu đợc dùng ở bên trong câu để tách các bộ phận có
quan hệ với nhau nhằm làm rõ nội dung, ý nghĩa của câu.
Dấu phẩy thờng đợc dùng trong các trờng hợp sau:
- Dấu phẩy dùng để ngăn cách thành phần phụ của câu với nòng
cốt câu.
* Dấu phẩy chỉ ra ranh giới giữa các thành phần trạng ngữ đứng
đầu câu và phần nòng cốt câu.
(51): Tháng 8 năm 1945, cách mạng Việt Nam bùng nổ.
* Dấu phẩy dùng để chỉ ra ranh giới giữa chuyển tiếp ngữ với nòng
cốt câu.
(52): Mấy ngày sau, võ đài mới bắt đầu rầm rộ. Bởi vì, những tay
võ kém đã bị lọc hết.
(Tô Hoài - Dế mèn phiêu lu ký)
* Dấu phẩy dùng để ngăn cách đề ngữ với kết cấu C - V nòng cốt:
(53): Giàu, tôi cũng giàu rồi.
* Dấu phẩy dùng để tách ra ranh giới các thành phần biệt lập (giải
thích ngữ) đợc xen vào trong câu:
(54): Mùa xuân ấy, một mùa xuân sáng ấm và đầy kỉ niệm, vẫn
còn khắc sâu trong tâm khảm tôi.
* Dấu phẩy đợc dùng để tách bộ phận đợc nhấn mạnh với nòng cốt
câu:

(55): Món ấy tuy hạ, song, còn hơn nằm nhịn đói.
(Nguyễn Công Hoan - Bớc đờng cùng)
*Dấu phẩy chỉ ra ranh giới giữa phần gọi đáp (hô ngữ) với phần
còn lại của câu.
(56): Trung ơi, chị Minh đi học à?


25
- Dấu phẩy dùng để ngăn cách các thành phần câu có quan hệ đẳng
lập, các thành phần có chức vụ ngữ pháp nh nhau (đồng chức) khi không
dùng kết từ để liên kết và phân lập chúng.
* Ngăn cách các thành phần chính.
+ Ngăn cách chủ ngữ:
(57): Cóc, mận, mãng cầu, chôm chôm, vú sữa, xoài tơng, xoài
cátmọc chen nhau.
(Tiếng Việt 4, tập 1, trang 55)
+ Ngăn cách các vị ngữ:
(58): Một hồi lâu, chiếc dao nóng nảy không chịu làm theo ý Michi-a. Bao giờ nó cũng nóng nảy, vội vàng tìm một cách tuột bên này,
xén lẹm bên kia, nhng không đợc, Mi-chi-a bắt nó phải kiên nhẫn.
(Tiếng Việt 2, tập 2, trang 24)
+ Ngăn cách các thành tố phụ trong các cụm từ đảm nhận làm
thành phần chính trong câu.
+ Ngăn cách định tố:
(59): Cả một đoàn ngời gầy guộc, xanh xao, rách rới, lôi thôi lại hiện ra.
(Nam Cao)
+ Ngăn cách bổ tố:
(60): Hợp tác xã trang bị cho các cụ giờng, chiếu, chăn màn, chum
vại, xoong nồi, ấm pha trà.
- Dấu phẩy đặt ở giữa chủ ngữ và vị ngữ khi cần làm rõ nhịp điệu của
câu.

(61): Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay xay nắm thóctre
hi sinh để bảo vệ con ngời. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến
đấu.
(Thép Mới)
- Dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
(62): Chim có tổ, ngời có tông.
(Tục ngữ)


×