Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Phương pháp hướng dẫn học sinh đặc tả trong văn miêu tả lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.73 KB, 114 trang )

1
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Chu Thị Hà Thanh, ngời đã
nhiệt tình hớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy cô giáo trong
khoa Giáo dục tiểu học, khoa Đào tạo sau đại học cùng bạn bè, gia đình đã
động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Qua đây, cho phép tôi đợc đợc gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô giáo, các
em học sinh các trờng tiểu học: Xuân Thọ - Nh Thanh, Quảng Tân - Quảng Xơng, Điện Biên I và Trần Phú - Thành phố Thanh Hoá đã giúp đỡ tôi nhiệt tình
trong quá trình làm đề tài.
Dù đã rất cố gắng song do hạn chế về năng lực cũng nh thời gian vì vậy
luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô
và bạn đọc góp ý.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2009
Tác giả


2

Mục lục
Trang

Mở đầu.........................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài................................................................................................1

2.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu..................................................................................3



3.

Mục đích nghiên cứu..........................................................................................5

4.

Khách thể nghiên cứu........................................................................................5

5.

Giả thuyết khoa học...........................................................................................5

6.

Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................5

7.

Phơng pháp nghiên cứu......................................................................................6

8.

Cấu trúc đề tài....................................................................................................6

Nội dung.......................................................................................................................7
Chơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn........................................................................7
1.1.

Cơ sở lý luận...................................................................................................7


1.1.1.

Văn miêu tả và đặc điểm văn miêu tả.............................................................7

1.1.2.

Đặc tả trong văn miêu tả...............................................................................14

1.1.3.

Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học đối với việc học văn miêu tả và
sử dụng phơng pháp đặc tả khi miêu tả.........................................................17

1.2.

Cơ sở thực tiễn...............................................................................................18

1.2.1.

Chơng trình SGK văn miêu tả ở tiểu học......................................................18

1.2.2.

Thực trạng dạy học sử dung đặc tả trong văn miêu tả ở trờng tiểu học........26

1.3.

Tiểu kết chơng 1............................................................................................31


Chơng 2. Hớng dẫn học sinh đặc tả trong văn miêu tả....................................32
2.1.

Phơng pháp hớng dẫn học sinh đặc tả trong văn miêu tả..............................32

2.1.1.

Xác định rõ đối tợng miêu tả.........................................................................32

2.1.2.

Quan sát kĩ đối tợng miêu tả.........................................................................38

2.1.3.

Lựa chọn chi tiết...........................................................................................49

2.1.4.

Bày tỏ cảm xúc và sử dụng từ ngữ gợi cảm, gợi tả........................................70

2.2.

Một số biện pháp nâng cao chất lợng sử dụng đặc tả trong dạy học văn miêu
tả ở tiểu học...................................................................................................73

2.2.1.

Chú trọng các nhân tố giao tiếp ở khâu ra đề................................................73


2.2.2.

Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng xây dựng bài văn miêu tả.......76


3
2.2.3.

Đổi mới phơng pháp đánh giá bài làm văn miêu tả của học sinh..................81

2.2.4.

Bồi dỡng kiến thức văn học, kiến thức đời sống, tích luỹ vốn từ cho học sinh
......................................................................................................................82

2.3.

Tiểu kết chơng 2............................................................................................83

Chơng 3. Thử nghiệm s phạm................................................................................85
3.1.

Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm................................................85

3.1.1.

Mục đích thử nghiệm....................................................................................85

3.1.2.


Nguyên tắc thử nghiệm.................................................................................85

3.1.3.

Nội dung thử nghiệm....................................................................................85

3.1.4.

Phơng pháp thử nghiệm.................................................................................85

3.1.5.

Tổ chức thử nghiệm......................................................................................85

3.1.6.

Xử lí kết quả thử nghiệm...............................................................................87

3.2.

Kết quả thử nghiệm.......................................................................................88

3.2.1.

Kết quả việc lĩnh hội kiến thức của học sinh qua bài thử nghiệm.................88

3.2.2.

Đánh giá mức độ hoạt động học tập của học sinh.........................................90


3.2.3.

Đánh giá mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học.................................91

3.2.4.

Đánh giá sự chú ý của học sinh trong giờ học..............................................91

3.3.

Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm.........................................................92

3.4.

Tiểu kết chơng 3............................................................................................93

Kết luận.....................................................................................................................94
Tài liệu tham khảo..................................................................................................98
Phụ lục


4

mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Phân môn Tập làm văn đóng một vai trò quan trọng trong chơng trình
Tiếng Việt ở tiểu học. Đây là một phân môn có tính chất thực hành toàn diện,
tổng hợp và sáng tạo. Nó là kết quả của nhiều phân môn Tiếng Việt hợp lại,
do đó nó huy động vốn kiến thức nhiều mặt, sử dụng nhiều loại kĩ năng để
hình thành một năng lực mới. Có thể khẳng định rằng, kết quả học tập môn

Tiếng Việt của học sinh tiểu học đợc thể hiện phần lớn thông qua phân môn
Tập làm văn.
Phân môn Tập làm văn ở tiểu học đợc thể hiện qua nhiều kiểu bài nh:
viết lời đối thoại, quan sát tranh trả lời câu hỏi, nghe kể chuyện trả lời câu
hỏi, miêu tả, kể chuyện, tờng thuật, tranh luận, thuyết trình... Trong đó văn
miêu tả chiếm một vị trí lớn về thời lợng và đóng một vai trò quan trọng đối
với sự phát triển năng lực của học sinh. Văn miêu tả giúp học sinh thể hiện
đợc sự hiểu biết của mình về cuộc sống xung quanh. Văn miêu tả bồi dỡng
cho học sinh óc quan sát tinh tế, nhanh nhạy cũng nh vốn sống và tâm hồn
cho các em.
Để có đợc một bài văn miêu tả đạt chất lợng cao, yêu cầu đặt ra cho học
sinh không chỉ là tả đúng, tả đầy đủ các thành phần, bộ phận của sự vật, hiện
tợng mà các em còn phải biết tìm ra nét đặc sắc tiêu biểu, những nét riêng của
chúng để tả. Thực tế cho thấy rằng, không có sự vật, hiện tợng nào giống nhau
cả. Mỗi sự vật, hiện tợng nhìn bề ngoài cho dù nó có giống nhau đi chăng nữa
thì nó vẫn có những điểm riêng khác nhau nhất định nào đó và chính những
cái riêng, cái khác nhau ấy tạo cho sự vật những nét đặc sắc riêng. Chính vì lẽ
đó, để có một bài văn miêu tả hay mang những nét riêng, yêu cầu học sinh khi
tả, ngoài việc tìm đợc những nét chung của sự vật, hiện tợng để tả thì phải tìm
ra đợc các nét riêng, nét tiêu biểu của sự vật, hiện tợng đó. Học sinh phải biết


5
đặc tả một số nét của sự vật, hiện tợng để làm nổi rõ bản chất của chúng tạo ra
cái riêng trong bài văn miêu tả của mình
Hiện nay, trong chơng trình Tập làm văn ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm
một vị trí lớn và đóng một vai trò quan trọng. Song thực tế cho thấy rằng chất
lợng học tập và giảng dạy văn miêu tả còn cha cao. Giáo viên dạy cha tìm ra
đợc cách dạy học mang đặc trng tiêu biểu của phân môn. Điều kiện để học
sinh học văn miêu tả còn hạn chế. Vì vậy, sản phẩm là các bài văn của các em

còn mang tính máy móc, rập khuôn. Các em thờng làm theo sách bài văn mẫu
nên bài viết hoặc sáo rỗng hoặc không đúng thực tế. Khi miêu tả một sự vật,
hiện tợng nào đó các bài văn, thậm chí giọng văn của các em đều na ná giống
nhau theo kiểu từ một khuôn mẫu cho trớc. Các bài văn của học sinh còn mắc
một sai lầm nữa là khi miêu tả sự vật, hiện tợng các em thờng liệt kê tất cả các
thành phần, bộ phận của chúng theo kiểu dàn hàng ngang mà không chú ý lựa
chọn những đặc điểm đặc sắc, những bộ phận có thể khắc họa hình ảnh sự vật,
hiện tợng đó. Vì vậy, bài văn của học sinh thờng nhàm chán và mờ nhạt, nó
không khắc sâu đợc hình ảnh của đối tợng miêu tả. Ngời đọc có thể đọc một
bài văn miêu tả rất dài, rất đầy đủ, chi tiết nhng vẫn không hình dung ra đợc
sự vật, hiện tợng đó nh thế nào. Ngời đọc không tìm ra cái thần, cái hồn trong
bài văn miêu tả.
Là một giáo viên vốn rất quan tâm đến vấn đề phơng pháp dạy học
Tiếng Việt nói chung và dạy Tập làm văn ở tiểu học nói riêng, trong đó có dạy
văn miêu tả, với những kinh nghiệm tích góp đợc trong những năm trực tiếp
giảng dạy và lòng say mê nghề nghiệp, chúng tôi muốn đóng góp một phần bé
nhỏ của mình nhằm góp phần nâng cao chất lợng dạy văn miêu tả. Vì vậy
chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Phơng pháp hớng dẫn học sinh đặc tả
trong văn miêu tả lớp 4, 5 nhằm hạn chế bớt những tồn tại trong dạy văn
miêu tả ở tiểu học, nâng cao hơn nữa chất lợng dạy văn miêu tả nói riêng và
dạy Tiếng Việt nói chung.


6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Phơng pháp dạy tập làm văn ở Tiểu học là vấn đề đợc rất nhiều nhà s
phạm và nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm. Chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề
này thông qua các tài liệu tiêu biểu nh:
Các tài liệu về phơng pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học:
1. Phơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học tập 1,2. Lê Phơng Nga,

Nguyễn Trí (Nhà xuất bản trờng ĐHSP I Hà Nội 1995). ở cuốn sách này tác
giả chia nội dung ra làm hai phần.
Phần I: Bàn về những vấn đề chung của phơng pháp dạy học Tiếng
Việt ở Tiểu học.
Phần II: Đi sâu vào các phơng pháp dạy các phân môn cụ thể.
Cuốn sách này dành một phần nhỏ cho vần đề dạy Tập làm văn ở tiểu
học song vấn đề dạy văn miêu tả đợc đề cập hết sức sơ sài. Tác giả cha chú ý
đến cách dạy cho học sinh làm bài văn miêu tả có chất lợng.
2. Phơng pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học - Lê Phơng Nga, Nguyễn
Trí (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội - 1999). Đây là cuốn sách biên
soạn công phu trên cơ sở của cuốn phơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
tập1, 2.
Phần đầu cuốn sách bàn về vấn đề chung của dạy Tiếng Việt ở tiểu học
và sau đó đi sâu vào phơng pháp dạy học các phân môn cụ thể. Cuốn sách
cũng bàn nhiều về vấn đề phơng pháp dạy văn miêu tả, nói về những tồn tại và
đa ra những kiến nghị trong dạy văn miêu tả. Tác giả giới thiệu về nghệ thuật
miêu tả đó là nói ít gợi nhiều miêu tả những nét đặc sắc. Nhng đây cũng chỉ
giới thiệu về nghệ thuật chung nhất mà cha đi sâu vào các kiểu bài cụ thể
trong văn miêu tả nên giáo viên và học sinh khi dạy và học văn miêu tả rất khó
vận dụng.


7
3. Phơng pháp dạy học Tiếng Việt (giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu
học hệ cao đẳng và 12+ 2) Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phơng Nga, Nguyễn
Trí, Cao Đức Tiến- Nhà xuất bản GD- 1998.
Cuốn sách này nhằm phục vụ cho sinh viên Tiểu học. ở phần phơng
pháp Tập làm văn, các tác giả không phân biệt văn miêu tả và văn kể chuyện
hay tờng thuật mà gộp chung thành Tập làm văn lớp 4, 5. Do vậy phơng pháp
dạy Tập làm văn miêu tả không đợc bàn kĩ mà chỉ nêu phơng pháp dạy tiết tìm

ý, làm dàn bài, tiết làm miệng, tiết làm bài viết, tiết trả bài. Cuốn sách chỉ đề
cập đến vấn đề rất chung vì vậy phơng pháp đặc tả cha đợc nói rõ..
Các tài liệu nói về văn miêu tả:
1. Văn miêu tả và văn kể chuyện - Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển,
Nguyễn Quang Sáng (Nhà xuất bản Giáo dục- 1996). Cuốn sách này không
phải là công trình nghiên cứu về phơng pháp dạy Tập làm văn mà thiên về việc
giới thiệu cái hay, cái đẹp của văn miêu tả, bàn về mẹo viết văn miêu tả của
một số nhà văn nổi tiếng. Quyển sách cũng đề cập đến việc miêu tả đến hiệu
quả cao thì phải chọnnhững chi tiết đặc sắc để tả. Song cuốn sách chỉ nói qua
rất sơ lợc cha đi sâu. Cuốn sách dành phần lớn cho việc trích dẫn những đoạn
văn miêu tả và kể chuyện điển hình của một số nhà văn.
2. Văn miêu tả và phơng pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học - Nguyễn
Trí - (Nhà xuất bản Giáo dục - 1998).
Quyển sách này giới thiệu về văn miêu tả, đặc điểm của văn miêu tả,
giới thiệu các kiểu bài văn miêu tả và phơng pháp dạy các kiểu bài đó. Quyển
sách cũng có đề cập đến vấn đề miêu tả những nét đặc sắc của sự vật hiện tợng
khi miêu tả, song cũng chỉ là nói qua, sơ sài cha hình thành phơng pháp đặc tả
để áp dụng vào việc dạy cho học sinh.
Nh vậy, vấn đề đặc tả trong văn miêu tả đang là một khoảng trống lớn
cha đợc chú ý. Việc tìm ra phơng pháp đặc tả thích hợp để đa vào văn miêu tả
cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lợng học Tập làm


8
văn cho học sinh nói chung và văn miêu tả nói riêng. Với công trình nghiên
cứu nhỏ bé này, chúng tôi muốn đóng góp một phần ít ỏi vào việc cải tiến phơng pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở Tiểu học bằng cách thức dạy cho học
sinh biết đặc tả trong khi làm bài văn miêu tả nhằm nâng cao một phần nào đó
chất lợng dạy học Tập làm văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện dề tài này chúng tôi nhằm tìm ra những biện pháp giúp giáo

viên hớng dẫn học sinh sử dụng đặc tả trong văn miêu tả, góp phần nâng cao
chất lợng dạy học văn miêu tả ở tiểu học.
4. Khách thể và đối tợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học văn miêu tả ở Tiểu học.
4.2. Đối tợng nghiên cứu
Phơng pháp hớng dẫn học sinh đặc tả trong làm văn miêu tả.
5. Giả thuyết khoa học
Trong dạy văn miêu tả ở tiểu học, nếu giáo viên biết hớng dẫn học sinh
sử dụng phơng pháp đặc tả thì chất lợng dạy và học văn miêu tả sẽ đợc nâng
cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
6.2. Khảo sát thực trạng việc dạy học văn miêu tả và việc sử dụng đặc tả
trong văn miêu tả ở một số trờng tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
6.3. Đề xuất phơng pháp hớng dẫn học sinh đặc tả trong khi làm văn
miêu tả.
6.4. Thử nghiệm s phạm nhằm kiểm tra tính khả thi của việc sử dụng
phơng pháp đặc tả trong văn miêu tả ở tiểu học.


9
7. Phơng pháp nghiên cứu
Những phơng pháp nghiên cứu đợc sử dụng trong đề tài là:
7.1. Phơng pháp nghiên cứu lí luận:
Để có cơ sở lí luận về đề tài này chúng tôi đã tiến hành đọc, phân tích
một số tài liệu nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Phơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1. Phơng pháp An két: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra để thu đợc
những thông tin về thực trạng dạy học văn miêu tả ở Tiểu học.

7.2.2. Điều tra quan sát: Dự giờ các tiết dạy Tập làm văn miêu tả để
quan sát hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
7.2.3. Phơng pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu một số bài văn
miêu tả của học sinh.
7.2.4. Phơng pháp thực nghiệm s phạm: Nhằm xác định hiệu quả và độ
tin cậy của việc vận dụng phơng pháp đặc tả vào văn miêu tả.
7.3. Phơng pháp thống kê toán học: Dùng để xử lí số liệu trong quá
trình nghiên cứu.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Phụ lục và Tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chơng:
Chơng 1.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

Chơng 2.

Hớng dẫn học sinh đặc tả trong văn miêu tả.

Chơng 3.

Thử nghiệm s phạm.


10

Nội dung
Chơng 1

Cơ sở lí luận và thực tiễn


1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1 Văn miêu tả, đặc điểm văn miêu tả
1.1.1.1. Thế nào là văn miêu tả ?
Trong cuộc sống hàng ngày muốn mọi ngời cùng nhận ra những điều
mình đã thấy, đã biết... chúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các câu chuyện,
các truyện ngắn, các cuốn tiểu thuyết đã sử dụng khá nhiều đoạn miêu tả.
Ngay đến văn nghị luận hay viết th nhiều lúc ngời ta cũng chen vào các đoạn
miêu tả. Vì thế, có thể nói rằng miêu tả có một vị trí quan trọng trong sáng tác
văn chơng. Miêu tả là "hòn đá thử vàng đối với các tài năng văn học. Vậy
thế nào là văn miêu tả ?
Theo từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh thì miêu tả là lấy nét vẽ
hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tớng của sự vật ra [18,97].
Trong văn miêu tả, ngời ta không đa ra những lời nhận xét chung
chung, những lời đánh giá trừu tợng về sự vật nh: cái cặp này cũ, cái bàn này
hỏng, cô gái này đẹp... Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, hiện tợng, con ngời bằng
ngôn ngữ một cách sinh động cụ thể. Văn miêu tả giúp ngời đọc nhìn rõ
chúng, tởng nh mình đang xem tận mắt, bắt tận tay sự vật hiện tợng đó. Tuy
nhiên, văn miêu tả không phải là sự sao chụp lại một cách trọn vẹn hình ảnh
một đồ vật,con vật, một dòng sông, một con ngời... nh máy ảnh sao chụp lại
mà nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà
ngời viết đã thu lợm khi quan sát cuộc sống.
Trong văn miêu tả ngời ta chỉ cần chọn lọc một số chi tiết, một số hình
ảnh về đối tợng miêu tả mà vẫn tạo nên những bài văn miêu tả sống động hấp


11
dẫn. Để làm đợc điều này thì ngời miêu tả phải có óc quan sát nhạy bén, trí tởng tợng phong phú và tâm hồn nhạy cảm.
Thông qua miêu tả bằng ngôn ngữ, ngời ta có thể hình dung ra quá trình
vận động, tởng tợng ra âm thanh, tiếng động, hơng vị... và kể cả những t tởng,

tình cảm của con ngời, sự vật.
Nói tóm lại miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh,
của ngời, của vật để giúp ngời nghe, ngời đọc hình dung đợc các đối tợng ấy
[15,140].
1.1.1.2. Những đặc điểm của văn miêu tả
a. Văn miêu tả là thể văn sáng tác
Trong làm văn miêu tả, quan sát là điều kiện rất cần thiết. Song chỉ
quan sát thôi thì cha đủ mà ngời viết phải biết quan sát rồi sau đó kết hợp với
biện pháp nhân hoá, so sánh, liên tởng và trí tởng tợng phong phú của mình để
tạo nên một bài văn miêu tả. Cùng một đối tợng miêu tả nhng ngời viết lại
nhìn nó thông qua lăng kính chủ quan của mình. Mỗi bài văn miêu tả là một
sáng tác rất riêng của ngời viết. Nếu không biết sáng tạo thì miêu tả mới chỉ
dừng lại ở mức độ miêu tả khoa học.
Chẳng hạn, cùng một đối tợng miêu tả là bầu trời đầy sao Vích-to Huygô thấy nó nh một cánh đồng lúa chín, ở đó ngời đi gặt bỏ quên lại cái liềm
con (vành trăng non). Mai-a-cốp-xki lại nhìn thấy khác.Những ngôi sao kia
giống nh những giọt nớc mắt của những ngời da đen đang khóc Lê-nin khi
biết Lê-nin qua đời. Còn với I. U. Ga-ga-rin lại thấy những vì sao kia giống
những hạt giống mới mà loài ngời vừa gieo vào vũ trụ. Cả ba hình ảnh: cánh
đồng lúa chín, những giọt nớc mắt của ngời da đen và những hạt giống mới rất
khác nhau nhng đều đúng và hay, rất riêng, rất mới.
Nh vậy, muốn miêu tả hay ngời viết phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo để
tìm ra cái mới, cái riêng cho chính mình. Tuy vậy, cái mới, cái riêng phải đợc
gắn với cái chân thật không thể bịa một cách vô tội vạ, không có căn cứ đợc.


12
b. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ, chứa đựng tình cảm
của ngời viết
Đối tợng của văn miêu tả rất đa dạng và phong phú. Đó là cây cối, đồ
vật, con ngời... Nhng dù tả một con mèo, một con gà, một cây bàng, một cánh

đồng lúa chín, một con ngời... bao giờ ngời viết cũng đánh giá chúng theo một
quan điểm thẩm mỹ, cũng gửi vào bài viết ít nhiều tình cảm hay ý kiến đánh
giá bình luận của mình. Do vậy, từng chi tiết của bài miêu tả bao giờ cũng
mang ấn tợng cảm xúc chủ quan của ngời viết.
Đặc điểm này làm cho miêu tả trong văn học khác hẳn miêu tả trong
khoa học. Nếu miêu tả trong khoa học đó là sự chính xác, khô khan đến lạnh
lùng thì miêu tả trong văn học bao giờ cũng chứa đầy tình cảm trên trang viết.
Do đó, chúng ta nhận ra ngay sự khác nhau giữa tả trong môn Tự nhiên - xã
hội với tả trong môn Tập làm văn.
Ví dụ: Cùng miêu tả con bớm nhng chúng ta hãy so sánh hai đoạn miêu
tả sau:
Thân bớm có ba phần: đầu, ngực, bụng. Phần ngực có bốn cánh, sáu
chân. Bớm bay đợc là nhờ hai đôi cánh là hai màng rộng bản. Chúng có vảy
cánh bao phủ nên không trong nh vảy cánh chuồn chuồn (Trích từ sách khoa
học thờng thức).
Đoạn miêu tả trên gạt bỏ hẳn cảm xúc riêng của ngời viết. Các chi tiết
hiện ra thật chính xác và khách quan. Hơn nữa, ở đây ngời ta chỉ nêu ra những
chi tiết đặc điểm chung của loài bớm (cấu tạo thân, cánh...) không nhắc tới
đặc điểm riêng của từng con bớm.
Đoạn thứ hai: Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bắt bớm. Chao ôi !
Những con bớm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen nh nhung
bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có
răng ca, lợn lờ nh trôi trong nắng. Con bớm quạ to bằng hai bàn tay ngời lớn,
màu vàng xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bớm trắng bay theo đàn líu ríu


13
nh hoa nắng. Loại bớm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt nh tàn than của
những đám đốt nơng. Còn lũ bớm vàng tơi xinh xinh của những vờn rau thì rụt
rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông.

Ngay từ đầu đoạn miêu tả, tình cảm của tác giả đối với những cánh bớm đã đợc xác định. Đó là sự yêu thích, say mê bộc lộ qua hành động tha
thẩn bên bờ sông để bắt bớm, nó thể hiện qua cách dùng từ của tác giảChao
ôi! Những con bớm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Từng chi tiết tả các loại bớm
đều gắn với niềm say mê đó, tác giả đã hoà quyện tâm hồn mình với thiên
nhiên để cảm nhận đợc những nét độc đáo của từng loại bớm khác nhau.
c. Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình
Có thể nói đây là một đặc điểm rất nổi bật của văn miêu tả. Song hiện
nay đặc điểm quan trọng này thờng cha đợc làm rõ trong các tài liệu về văn
miêu tả ở nhà trờng. Bài văn miêu tả của học sinh thờng mờ nhạt và rất chung
chung. Đọc xong bài văn miêu tả của các em ngời đọc không hình dung ra đợc
sự vật, sự việc đợc tả nh thế nào, mặc dù học sinh đã đa ra tất cả các chi tiết về
sự vật, sự việc đó.
Đặc điểm quan trọng này của văn miêu tả đã đợc Góc- ki phân tích:
Dùng từ để tô điểm cho ng ời và vật là một việc. Tả một cách sinh động, cụ
thể, cụ thể đến nỗi ngời ta muốn lấy tay sờ, nh ngời ta muốn sờ mó các nhân
vật trong Chiến tranh và hoà bình của Lép - Tônxtôi đó là một việc khác.
Làm nên sự sinh động tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết sống,
gây ấn tợng... tớc bỏ chúng đi bài văn miêu tả sẽ trở nên mờ nhạt, vô vị. Đọc
lại bài văn khi đó, chúng ta tởng nh bắt gặp nụ cời nhợt nhạt của một ngời
không còn sinh khí.
Khi miêu tả, chúng ta cần chú ý không nên đa vào bài quá nhiều chi
tiết, làm cho bài văn trở nên rờm rà theo kiểu liệt kê đơn điệu. Cần phải biết
gạt bỏ đi những chi tiết thừa, không có sức gợi tả hay gợi cảm để làm cho bài
văn miêu tả gọn và giàu chất tạo hình. Muốn làm đợc điều này ngời viết


14
không chỉ biết quan sát mà phải biết quan sát có chọn lọc, thu lợm, tích luỹ
những kinh nghiệm sống trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta hãy đọc đoạn văn miêu tả về những chú gà trong xóm của Võ

Quảng:
Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy. Tiếng nó lanh lảnh. Tôi
biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Con gà này có bộ mã tía, cổ bạnh, mào
hạt dâu. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm. Nó thờng làm tôi chú ý. Nó nhón chân
bớc từng bớc oai vệ, ức ỡn ra đằng trớc. Nó có gan nhảy lên lng trâu Bỉnh,
nó vỗ cánh phành phạch rồi gáy nh thét vào tai trâu. Bị chó Vện đuổi, nó bỏ
chạy. Đột ngột, nó quay lại nện cho chó Vện một đá vào đầu, rồi nhảy phốc
lên cổng chuồng trâu, đứng nhìn xuống vẻ phớt lờ. Nó nổi gáy nh thách thức:
- Tao không sợ ai hết !
Sau gà anh Bốn Linh, gà của ông Bảy Hoá gáy theo. Tiếng của nó khàn
khàn làm tôi nhớ đến tiếng rao của ông thợ hàn nồi khi đi qua xóm:
- Ai hàn nồi không?
Con gà ông Bảy Hoá hay bới bậy. Nó có bộ mã khá đẹp, lông trắng,
phao to, mỏ búp chuối, mào cờ, hai cánh nh hai vỏ trai úp, nhng lại hay tán
tỉnh, láo toét. Nó đến chỗ bờ tre mời bọn gà mái theo nó để đãi giun. Bới đựơc
con giun, nó lấy mỏ kẹp bỏ ra giữa đất, kêu tục tục mời bọn gà mái đến xơi.
Bọn này vừa xô tới nó đã nuốt chửng con giun vào bụng. Nó còn giả vờ
nghểnh cổ kêu oắc nh phân bua: ủa ! Chớ con giun đâu mất rồi hè? Bọn
gà mái tng hửng nhng chúng vốn dễ tính nên bỏ qua. Nó còn ra nơng mổ
bắp. Bị bắt quả tang, tôi xuỵt chó cắn cho một trận. Chó vặt mất tụm lông
đuôi. Một con gà trống bị mất tụm lông đuôi trông cụt ngủn, đầu nh bị chúc
về đằng trớc trông buồn cời hết sức. Sau gà ông Bảy Hoá, gà bà Kiến nổi
gáy theo. Nó phóng ra ba tiếng không đều nhau éc, e, e. Gà bà Kiến là gà
trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn. Tiếng nó gáy còn vớng


15
trong cổ, cha làm ai mê đợc. Mấy lần tôi gặp nó nhảy tót lên cây rơm thật
cao phóng tầm mắt nhìn quanh nh muốn mọi ngời hãy chú ý, nó sẽ gáy một
hơi thật to, thật dài. Nó xoè cánh, nghểnh cổ, chuẩn bị chu đáo, nh ng rốt

cuộc chỉ rặn ra đợc ba tiếng éc, e, e cụt ngủn. Nó ngợng quá đỏ chín mặt,
hấp tấp nhảy xuống đất. Gà ông Kiểm Sành, gà nhà chị Bảy Co cũng thi
nhau gáy....
Nhà văn Võ Quảng tả đến ba con gà trong một đọan văn. Vậy mà đọc
lên, mỗi con một khác: khác từ hình dáng đến tập tính và giọng gáy. Chỉ một
vài cử chỉ, dáng điệu chọn lọc, con gà nhà anh Bốn Linh hiển hiện trớc mắt
chúng ta không giống con gà của ông Bảy Hoá, lại càng khác xa con gà nhà
bà Kiến.
Đây là cái ngang tàng, nếu cha muốn nói là đại ca của gà anh Bốn
Linh. Bớc đi thì oai vệ, ức ỡn ra đằng trớc. Còn hành động thì nhảy lên lng
trâu Bỉnh, vỗ cánh phành phạch rồi gáy. Bị chó đuổi thì bỏ chạy, nhng rồi đột
ngột quay lại nện cho chó vện một đá vào đầu. Ta nh thấy rõ cái vẻ phớt lờ
của gà ta sau khi nện cho chó một cú đá đau điếng.
Song có lẽ anh chị hơn phải kể đến gà của ông Bảy Hoá. Nó chủ động
mời bọn gà mái theo nó để đãi giun. Bới đợc giun, nó bỏ ra giữa đất và lên
tiếng tục tục mời. Nhng khi bọn gà mái xô đến, nó đã nuốt chửng con giun
vào bụng. Đã thế, nó còn làm ra điều không biết con giun kia biến đâu mất !
Còn gà bà Kiến thì đúng là một anh chàng mới lớn, to toe, tập tành làm
ngời lớn. Hắn muốn lên mặt với bọn gà nhóc. Đối với họ nhà gà, tiếng gáy là
dấu hiệu của sự trởng thành. Hắn muốn phô phang tiếng gáy. Và hắn đã làm
đủ điệu bộ trớc khi gáy: nhảy lên đống rơm cao, phóng mắt nhìn quanh, xoè
cánh, nghểnh cổ... Hành động thì đẹp lắm. Chỉ tiếc là đến sự việc chính là
tiếng gáy thì than ôi, cụt ngủn, chẳng giống ai.


16
Không chỉ hành động mà vóc dáng mỗi con cũng mỗi khác. Ngay đến
tiếng gáy cũng mỗi con một giọng. Nếu nh gà anh Bốn Linh gáy nh thét vào
tai trâu thì tiếng gáy của gà bà Kiến chỉ cụt ngủn ba tiếng éc, e, e.
Thật đúng nh một nhà văn Pháp có nói một câu nổi tiếng mà nhà văn Tô

Hoài của chúng ta đã trích dẫn trong Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả của
ông. Câu nói đó thật đúng với trờng hợp tả ba con gà này: Một trăm thân cây
bạch dơng giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới
nhìn tởng thế, nhng nhìn kĩ thì thân cây bạch dơng nào cũng khác nhau, ngọn
lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu ngời, phải thấy ra mỗi
ngời mỗi khác nhau, không một ai giống ai.
d. Ngôn ngữ của bài văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
Do đặc điểm của văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng
tình cảm và cảm xúc của ngời viết, bài văn bao giờ cũng mang tính sinh động
và tạo hình nên yêu cầu đặt ra cho ngôn ngữ của bài văn miêu tả là phải giàu
cảm xúc và hình ảnh. Chỉ có nh vậy ngôn ngữ miêu tả mới có khả năng diễn tả
cảm xúc của ngời viết, vẽ nên sự sinh động tạo hình cho đối tợng miêu tả.
Ngôn ngữ của bài văn miêu tả giàu tính từ, động từ và thờng hay sử
dụng phép nhân hoá, so sánh, ẩn dụ. Có thể thấy đủ loại tính từ màu sắc, tính
chất, đánh giá, kết hợp với các động từ các biện pháp tu từ tạo thành những
chùm sáng ngôn ngữ lung linh trong văn miêu tả. Những ngôn ngữ ấy gợi lên
trong lòng ngời đọc những cảm xúc, tình cảm, ấn tợng, hình ảnh về sự vật đợc
miêu tả.
Để cho bài miêu tả hay đợc hấp dẫn hơn ngời viết còn đan xen những
giai điệu phụ trợ nh tờng thuật, kể chuyện... làm cho bài văn trở nên sinh
động, ngời đọc hứng thú hơn trong tiếp nhận văn bản.
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học, các đoạn văn đợc đa vào
chơng trình đều sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình ảnh mà tiêu biểu đó
là đoạn trích Đêm trăng đẹp của nhà văn Thạch Lam.


17
Ngày cha tắt hẳn trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở
phía chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua
mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu

đa lại, thoang thoảng mùi hơng thơm mát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi
rặng tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng
vằng vặc ở trên không và du du nh sáo diều. ánh trăng trong chảy khắp
nhành cây, kẽ lá, tràn ngập con đờng trắng xoá.
Cành lá sắc và đen nh mực vắt qua mặt trăng nh một bức tranh tàu.
Bức tờng hoa giữa vờn trắng lên, lá lựu dày và nhỏ nhấp nhánh nh thuỷ
tinh.
Tác giả dùng từ ngữ rất giàu hình ảnh và gợi cảm để tả vẻ đẹp của đêm
trăng: gió nhẹ hiu hiu, thoang thoảng, trong vắt, thăm thẳm, sáng vằng vặc,
trắng xoá... đây là những tính từ chỉ mức độ, những từ ngữ đó diễn tả sự chính
xác cao khi tả về đêm trăng. Tác giả còn sử dụng các biện pháp so sánh: trăng
nh sáo diều, cảnh vật nh bức tranh tàu, lá lựu dày nhỏ nhấp nhánh nh thuỷ
tinh, làm cho ngời đọc nh đang đắm mình trong đêm trăng đó để tận hởng cái
mát mẻ, cái tinh khiết của đêm trăng ở đồng quê.
Nh vậy, một bài văn miêu tả bao giờ cũng mang đầy đủ các đặc điểm
trên. Thiếu đi các đặc điểm đó thì không thể trở thành văn miêu tả đợc.
1.1.2. Đặc tả trong văn miêu tả
1.1.2.1. Đặc tả là gì ?
Theo từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ, xuất bản năm
1992, định nghĩa đặc tả nh sau: Đặc tả là mô tả thật chi tiết một bộ phận đặc
biệt tiêu biểu để làm nổi bật bản chất của toàn thể.
Trong cuốn Về văn miêu tả và văn kể chuyện - Nhà văn Bùi Hiển cho
rằng: Tiêu chuẩn của nghệ thuật đời nào cũng giống nhau - nói ít mà gợi đợc
nhiều là tiêu chuẩn quan trọng nhất [20,35].


18
Nh vậy, có nghĩa là từ việc mô tả thật chi tiết một hoặc một số bộ phận
của sự vật hiện tợng mà ta thấy rõ đợc bản chất của sự vật hiện tợng đó. Ngời

viết, ngời nói không cần đem ra tất cả các chi tiết, các bộ phận của sự vật, hiện
tợng ấy để giới thiệu nhng đối tợng nh vẫn hiện ra trớc mắt một cách sinh
động.
1.1.2.2. Đặc tả trong văn miêu tả
Trong bài văn miêu tả chúng ta cũng không nên tả dài dòng. Vấn đề là
chúng ta phải biết quan sát và quan sát thật kĩ, nắm bắt cho đợc cái thần, cái
hồn, cái nét riêng đặc biệt mà chỉ có ở con ngời ấy, con vật ấy, hoa trái ấy... để
mà tả. Sau đó, bằng ngôn ngữ vẽ nó hiện lên trớc mắt ngời đọc, để cho ngời
đọc cảm nhận đợc điều đó.
Một bài văn miêu tả hay không phải nhiều chi tiết, nhiều sự việc. Chi
tiết, sự việc nào cũng đa vào mà phải đa vào những chi tiết có góc cạnh nhất,
sinh động nhất. Có nh vậy mới gây đợc cờng độ cảm xúc cho ngời đọc. Muốn
có đợc những chi tiết góc cạnh nhất, sinh động nhất thì buộc ngời viết phải có
óc quan sát nhạy bén và độc đáo.
Ang- toan An - ba - la, một nhà nghiên cứu Pháp viết: Một bài miêu tả
tốt nhất không phải miêu tả với nhiều sự việc nhất mà phải miêu tả dần đến
cảm giác mãnh liệt nhất, không phải là vấn đề đa vào nhiều chi tiết mà là diễn
đạt các chi tiết đó có góc cạnh, sinh động. Cờng độ cảm xúc gây đợc cho ngời
đọc nằm trong chất lợng và sự chọn lọc điều gì mình muốn nói ra. Vì vậy ta
phải chọn cái nét có tính chất tạo hình, tạo thành hình ảnh và khung cảnh. Các
chi tiết này thu đợc do quan sát nhạy bén và độc đáo. Chúng làm lộ ra những
gì chân thực nhng ít đợc chú ý, những gì làm ngời đọc nhìn rất rõ và rất có ấn
tợng
Mỗi một đồ vật, con ngời hay cây cối cũng vậy đều có một vẻ riêng so
với các đối tợng khác. Thậm chí trong cùng một loại nó cũng có những đặc
điểm khác biệt. Quan sát phải làm rõ đợc cái riêng ấy. Liệt kê các chi tiết mà


19
không làm rõ nét riêng của đối tợng thì không phải là quan sát trong văn miêu

tả. Bài văn miêu tả đòi hỏi ngời viết phải biết quan sát và nêu đợc nét tiêu biểu
nhất của đối tợng. Đọc bài Chiếc cần trục, chúng ta có biết đợc các bộ phận
cấu thành của chiếc cần trục thế nào đâu. Chúng ta cũng không nhận rõ dáng
hình của nó. Chỉ biết ngời bác không cao to, tiếng bác không ầm ĩ, chỉ có
cánh tay của bác thật đặc biệt. Và đoạn văn cũng chỉ tập trung miêu tả cái
cánh tay đặc biệt ấy của cần trục. Ngay cả khi miêu tả cánh tay cần trục, nhà
văn cũng chỉ miêu tả sự hoạt động của cánh tay cần trục, mà không một câu
miêu tả dáng hình.
Cái cánh tay ấy vơn lên, sừng sững và chuyển động rất chậm, rất chậm.
Tàu nào có hàng cần bốc là cần trục vơn tới. Hòm nhỏ, hòm to, cần trục xách
một tay cứ nh không. Cả những xe ô tô, những cỗ máy lớn, cần trục cũng chỉ
khẽ cúi xuống, vơn tay ra móc lấy sợi dây chằng rồi từ từ nhấc lên.
Nh vậy, nhà văn đã chọn lọc ra chi tiết nổi bật nhất của chiếc cần trục
để miêu tả, bỏ qua vô vàn các chi tiết khác không tiêu biểu, đặc sắc của đối t ợng.
Có thể nói rằng:
- Chất lợng của bài văn miêu tả là nói ít gợi nhiều, chi tiết đa ra
không cần nhiều nhng phải dẫn đến cảm giác mãnh liệt nhất, dẫn đến
những hình ảnh sinh động hiện lên trớc mắt ngời đọc khiến họ nhìn rất rõ
và rất có ấn tợng. Đơng nhiên, cảm xúc mạnh đó, hình ảnh sắc nét đó phải
thể hiện đợc lí tởng thẩm mỹ cao đẹp của thời đại, phải hớng tới cái chân, cái
thiện, cái mỹ, nâng cao tâm hồn và nhân cách con ngời.
- Yếu tố tạo nên chất lợng của bài văn là các chi tiết có góc cạnh, sinh
động thể hiện đợc cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con ngời, con
vật, hoa trái...
Các chi tiết này có đợc do chất lợng của sự quan sát và cách chọn lọc
chúng. Khi quan sát, phải nhạy bén và công phu. Đó là sự phát hiện bằng các


20
giác quan (mắt, tai, mũi, da, lỡi...), bằng tâm hồn và cảm xúc của ngời viết,

bằng tình yêu thiên nhiên, loài vật. Ngời quan sát phải tìm ra những gì chân
thật nhng lại ít đợc chú ý, những gì giúp ngời đọc nhìn rất rõ và rất có ấn tợng các chi tiết có tính chất tạo hình.
- Cuối cùng đó là sự diễn đạt, phô diễn các chi tiết đã có. Có thể đó là sự
diễn đạt các chi tiết góc cạnh và sinh động. Có thể dùng ngôn ngữ vẽ nó hiện
lên trớc mắt ngời đọc, gợi cho ta cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với mình.
Tóm lại, khi làm văn miêu tả, ngời viết đứng trớc vô vàn chi tiết của sự
vật, hiện tợng nhng phải biết chọn ra chi tiết thật đắt để tạo ra cho ngời đọc
một cảm giác mạnh, thông qua đó thấy đợc bản chất của sự vật, hiện tợng.
Cần tránh lối miêu tả đơn điệu, nhàm chán, chi tiết nào cũng đa vào bài viết,
làm cho bài viết rờm rà mà khi đọc vẫn không đọng lại ở ngời đọc một ấn tợng
nào.
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học đối với việc học văn
miêu tả và sử dụng phơng pháp đặc tả khi miêu tả
- Học sinh lớp 4, 5 đã bớc vào lứa tuổi thiếu niên. Các em lớn nhanh,
kích thớc và tổ chức cơ thể đã tiến gần đến ngời trởng thành. Hành vi và đời
sống nội tâm của các em đã có những thay đổi đột biến. Vốn sống của các em
ở giai đoạn này đã tơng đối phong phú.
ở giai đoạn này các em ý thức mình không còn là trẻ con. Tuy hành vi
của các em vẫn còn là trẻ con nhng các em lại tỏ ra mình đã là ngời lớn. Các
em không thích bị ngời lớn coi mình nh là trẻ con. Giai đoạn này các em thờng bớng bỉnh, khó bảo nếu không đợc tôn trọng, không đợc c xử bình đẳng.
ở tuổi này đợc gọi là tuổi chuyển tiếp, tuổi bất trị
Do sự cân bằng cơ thể của các em bị phá vỡ, sự cân bằng ngời lớn của
các em còn cha vững chắc, các em dễ xúc động và xúc động cao. L. X. Vgôtxki cho rằng: Những giai đoạn khủng hoảng trong đời sống con ngời,


21
những thời kì chuyển tiếp và cấu tạo lại cơ thể luôn tràn đầy những phản ứng
cảm xúc và đời sống tình cảm (Tởng tợng và sáng tạo ở tuổi thiếu niên - Mátcơ- va, 1967).
Tình trạng dâng cao cảm xúc khiến trẻ ở tuổi này có một sự thay đổi
đáng kể là: Các em thích quan sát, thích nhận xét đánh giá. Thờng thì những

nhận xét này mang tính trực quan cảm tính, các em đã thay đổi hoạt động
sáng tạo yêu thích là vẽ ở giai đoạn trớc tuổi đến trờng và đầu tuổi tiểu học
bằng hình thức sáng tạo ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. So với vẽ, và đặc biệt
là những nét vẽ cha hoàn thiện, thì lời nói cho phép diễn đạt dễ dàng hơn rất
nhiều lần những quan hệ phức tạp, những tính chất bên trong, những sự vận
động logíc, sự phức tạp của sự kiện. Vì vậy, từ lớp 4, hoạt động sáng tạo yêu
thích của trẻ em là viết văn nói chung và viết văn miêu tả nói riêng. Bởi thông
qua hoạt động này, các em có thể thể hiện hết trí tởng tợng và khả năng cảm
nhận thế giới đồ vật, cây cối, cảnh vật cũng nh con ngời xung quanh. Các em
thích tìm hiểu và khám phá ra cái mới, cái riêng cho mình. Khi quan sát, nếu
các em thích thú với chi tiết, hình ảnh nào các em sẽ chú tâm và quan sát rất kĩ
chi tiết, hình ảnh đó. Các em đã tơng đối phát triển ngôn ngữ, vì vậy có thể
miêu tả lại đối tợng theo cảm nhận riêng của mình. Học sinh khi học văn miêu
tả, nếu đợc giáo viên đa ra một phơng pháp dạy đúng, hấp dẫn thì các em sẽ
rất hứng thú khi học. Đợc viết những xúc động từ trong lòng, từ những điều
chính mắt các em quan sát đợc, không ít học sinh đã viết đợc những đoạn văn
khá hoàn chỉnh, có những đoạn đặc tả sinh động, hấp dẫn ngời đọc, ngời nghe.
Đây là những cơ sở để chúng tôi có thể đa vào phơng pháp đặc tả khi dạy văn
miêu tả cho các em.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Chơng trình, sách giáo khoa văn miêu tả ở tiểu học
Chơng trình văn miêu tả lớp 4, 5 gồm các loại bài:


22
- Miêu tả đồ vật
- Miêu tả cây cối
- Miêu tả loài vật
- Miêu tả cảnh
- Miêu tả ngời

1.2.1.1. Chơng trình văn miêu tả đồ vật
a. Thời gian và số tiết học
Lớp 4:
- Thời gian từ tuần 14 đến tuần 34
- Nội dung và số tiết học:
+ Miêu tả đồ vật: Từ tuần 14 đến tuần 20
+ Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật: 1 tiết
+ Luyện tập quan sát: 1 tiết
+ Luyện tập xây dựng dàn ý: 1 tiết
+ Luyện tập xây dựng đoạn: 4 tiết
+ Bài viết: 1 tiết làm bài và 1 tiết trả bài
Lớp 5
- Thời gian: tuần 24 và tuần 25
- Nội dung: Ôn tập (2 tiết), bài viết (2 tiết: 1 tiết làm bài và 1 tiết trả bài)
b. Các đề bài:
Lớp 4
- Tả đồ chơi mà em thích
- Tả chiếc cặp sách của em
- Tả cái thớc kẻ của em
- Tả cây bút chì của em
- Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em
Lớp 5
- Tả quyển sách Tiếng Việt


23
- Tả cái đồng hồ báo thức
- Tả một đồ vật mà em yêu thích
- Tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc đối với em
- Tả một đồ vật trong Viện Bảo tàng hoặc Nhà truyền thống mà em có

dịp quan sát
c. Yêu cầu cần đạt
- Rèn luyện đợc các kĩ năng cơ bản trong việc quan sát và miêu tả các
đồ vật gần gũi với cuộc sống của các em. Từ đó phát triển nhận thức và tình
cảm đối với cuộc sống.
- Biết quan sát và bớc đầu rút ra đợc những nét đặc điểm các đồ vật
quen thuộc; bớc đầu biết lựa chọn để tô đậm những nét đặc điểm tiêu biểu và
bộc lộ tình cảm. Bớc đầu biết bố cục bài văn.
1.2.1.2. Chơng trình văn miêu tả cây cối ở lớp 4,5
a. Thời gian và nội dung
Lớp 4
- Thời gian từ tuần 21 đến tuần 27
- Nội dung:
+ Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối (1 tiết)
+ Luyện tập quan sát cây cối (1 tiết)
+ Luyện tập miêu tả bộ phận của cây (2 tiết)
+ Đoạn văn trong bài miêu tả cây cối (4 tiết)
+ Luyện tập miêu tả cây cối (1 tiết)
+ Kiểm tra - Trả bài (2 tiết)
Lớp 5
- Nội dung:
+ Ôn tập (1 tiết)
+ Kiểm tra (1 tiết)
+ Trả bài (1 tiết)


24
b. Các đề luyện tập
- Tả cây bóng mát
- Tả một cây ăn quả

- Tả một cây hoa
- Tả một luống rau hoặc một vờn rau
- Miêu tả một loài hoa em thích
- Miêu tả một dàn cây leo
- Miêu tả một cây non mới trồng
- Miêu tả một cây cổ thụ
c. Yêu cầu cần đạt
- Biết quan sát và phát hiện đợc những đặc điểm cụ thể, riêng biệt của
một số loài cây cối quen thuộc xung quanh mình về: hình dáng, hoa, quả, hơng thơm... của cây ở một thời kì phát triển nào đó, làm cho ngời đọc tởng nh
mình đang ngắm nhìn cây.
- Biết thể hiện những điều mình quan sát đợc bằng ngôn ngữ xác thực
nhng lại giàu hình ảnh và cảm xúc. Bài tả cây cối phải gợi lên trong lòng ngời
đọc hình ảnh của cây với vẻ đẹp riêng của nó, với những cảm xúc của ngời
viết.
1.2.1.3. Chơng trình văn miêu tả con vật lớp 4,5
a. Thời gian và nội dung
Lớp 4
- Thời gian từ tuần 29 đến tuần 34
- Nội dung:
+ Cấu tạo bài văn miêu tả con vật (1 tiết)
+ Luyện tập, quan sát (1 tiết)
+ Luyện viết đoạn văn (4 tiết)
+ Viết bài kiểm tra và trả bài (2 tiết)


25
Lớp 5
- Thời gian: tuần 32
- Nội dung: Ôn tập
+ Ôn tập (1 tiết)

+ Bài viết (1 tiết)
+ Trả bài (1 tiết)
b. Các đề luyện tập
- Tả một con vật nuôi trong nhà
- Tả một con vật nuôi ở vờn thú
- Tả một con vật em chợt gặp trên đờng
- Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên hoạ báo hay trên truyền hình,
phim ảnh
- Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
c. Yêu cầu cần đạt
Các bài văn miêu tả con vật lớp 4, 5 giúp học sinh tập quan sát con vật
gần gũi trong cuộc sống, phát hiện đợc những đặc điểm của con vật, biết sử
dụng ngôn ngữ văn học để ghi lại những điều đã quan sát đợc.
Tả con vật với hai hoàn cảnh: Tả bầy đàn và tả riêng từng con; Tả con
vật với 2 nội dung: tả hình dáng và tả hoạt động của con vật. Tả con vật với
các ngôn ngữ sinh động, có hình ảnh và cảm xúc, sử dụng đợc các biện pháp
nhân hoá, so sánh trong miêu tả.
Những bài văn miêu tả con vật giúp các em sống có tình cảm gắn bó
hơn với những con vật xung quanh, từ đó thêm yêu cuộc sống.
1.2.1.4. Chơng trình văn miêu tả cảnh
a. Thời gian và nội dung
Tả cảnh chỉ có trong chơng trình Tập làm văn lớp 5 nhng với thời gian
không nhiều. Ngoài bài dạy trong một tiết hình thành nhận thức về cấu tạo bài
văn tả cảnh còn lại 13 tiết luyện tập tả cảnh với các nội dung sau:


×