Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch tại xã môn sơn, vùng đệm vườn quốc gia pù mát nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.39 MB, 73 trang )

Mở ĐầU

Cuộc sống của con ngời liên quan mật thiết đến nguồn tài nguyên mà trái
đất cung cấp, đặc biệt là tài nguyên sinh học. Nhng với sự khai thác quá mức của
mình, loài ngời đã ngày càng làm cạn kiệt đi nguồn tài nguyên đó. Đó là nguồn
tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất mà không thể tái tạo đợc, nó là cơ sở của sự
sống còn, sự thịnh vợng và phát triển bền vững của loài ngời. Con ngời làm giảm
tính đa dạng sinh học dẫn đến làm mất cân bằng sinh thái và kéo theo nhiều thảm
họa mà loài ngời phải gánh chịu nh lũ lụt, hạn hán, cháy rừng... Chính vì thế, việc
sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ các nguồn gen quý đã
trở thành một vấn đề cấp thiết không chỉ cho một quốc gia mà cho cả toàn cầu.
Nhận thức đợc vấn đề to lớn đó mà các quốc gia trên thế giới đã kí vào công ớc
bảo tồn đa dạng sinh học đợc thông qua tại Đại hội thợng đỉnh Rio de janeiro
(Braxin, 1992).
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một trong 12 trung tâm cây
trồng lớn của thế giới và là cái nôi của sự phát sinh thực vật hạt kín, do đó hệ
thực vật rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên do chiến tranh, nạn gia tăng dân số,
cùng với sự khai thác quá mức, đã dẫn đến việc suy giảm diện tích các khu rừng
một cách nhanh chóng, tính đa dạng sinh học ngày càng giảm. Do đó việc thành
lập các khu bảo tồn, vờn quốc gia để khoanh vùng bảo vệ là một đòi hỏi cấp bách
và tất yếu.
Pù Mát là một Vờn quốc gia mới đợc thành lập, nằm trong khu Đa dạng
sinh học bắc Trờng Sơn, là một trong những trung tâm sinh vật đa dạng nhất của
Việt Nam. Việc nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở Pù Mát có một ý nghĩa rất
lớn, là cơ sở để đánh giá tài nguyên sinh học trong vùng, từ đó xây dựng các biện
pháp khoanh nuôi, bảo vệ thích ứng. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên
cứu về hệ thực vật Pù Mát, tuy nhiên vẫn còn ít ỏi so với tiềm năng đa dạng sinh
học ở đây.

1



Từ nhận thức và yêu cầu thực tiễn nh trên, chúng tôi đã chọn đề tài

Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch tại xã Môn Sơn
Vùng đệm Vờn quốc gia Pù Mát, Nghệ An.
Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá một vài khía cạnh tính đa dạng của hệ thực vật bậc cao có mạch
tại địa điểm nghiên cứu.
Để thực hiện đợc mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra là:
- Điều tra thành phần loài, lập danh lục thực vật tại địa điểm nghiên cứu.
- Đánh giá tính đa dạng về yếu tố địa lý, dạng sống của hệ thực vật.
- Đánh giá tính đa dạng về giá trị sử dụng cũng nh mức độ quý hiếm của các
loài thực vật tại địa điểm nghiên cứu.

2


CHƯƠNG 1

TổNG QUAN TìNH HìNH NGHIÊN cứu ĐA DạNG ThựC VậT
1.1. Quan điểm chung về đa đạng sinh học.

Ngày nay đa dạng sinh học đang đợc quan tâm nghiên cứu hàng đầu. Có rất
nhiều khái niệm, quan điểm về đa dạng sinh học của các nhà khoa học trên toàn
thế giới. Tuy nhiên các nhà khoa học đã đi đến một nhận thức chung và nhận
thức đó đợc nêu ra trong công ớc về bảo tồn đa dạng sinh học thông qua tại Đại
hội thợng đỉnh toàn cầu về sinh học ở Rio de janeiro năm 1992: Đa dạng sinh
học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái
trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái nớc khác, sự đa dạng thể hiện trong
từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái. Đây cũng chính là cái mốc đánh dấu

sự cam kết của các quốc gia trên toàn thế giới về bảo tồn đa dạng sinh học, đảm
bảo sự sử dụng hợp lí, bền vững nguồn tài nguyên sinh vật.
Thuật ngữ đa dạng sinh học là một thuật ngữ mới mẻ, nhng nội dung của nó
lại rộng lớn, có thể tóm tắt trong 3 nội dung cơ bản sau:
1- Đa dạng di truyền (đa dạng về gen ).
2- Đa dạng loài.
3- Đa dạng hệ sinh thái.
Những nghiên cứu riêng lẻ về các nội dung trên đã đợc tiến hành từ thế kỷ
XIX, XX, tuy nhiên những nghiên cứu đó không phải dựa trên quan điểm đa
dạng sinh học nh ngày nay. Ví dụ: Thống kê loài đã đạt đến trình độ cao, công
nghệ gen trong việc tạo giống cây trồng, vật nuôi, những quan niệm về quần lạc
sinh địa, hệ sinh thái ... Ngày nay những nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen, bảo
tồn loài hay hệ sinh thái đợc tiến hành trên cơ sở nhận thức bao trùm đó là bảo
tồn đa dạng sinh học. Chính vì vậy khi nghiên cứu đa dạng sinh học cũng cần
phải tiến hành nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên nó.
Trong phần tổng luận này chúng tôi chỉ đề cập đến những công trình
nghiên cứu về đa dạng thực vật ở mức độ loài và các quần xã thực vật.
1. 2. Nghiên cứu về đa dạng thực vật.

1. 2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật và thảm thực vật.
3


1. 2.1.1. Trên thế giới.
Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới đã có từ rất lâu, khởi đầu ở Ai
Cập khoảng hơn 3.000 năm trớc công nguyên khi con ngời biết sử dụng cây cỏ.
Tuy nhiên cũng nh khởi điểm của mọi quá trình nghiên cứu tự nhiên, quá trình
nghiên cứu sự sống cũng đợc bắt đầu từ quan sát, mô tả. Sự phát triển của quan
sát dẫn tới nhu cầu sắp xếp, phân loại các sự kiện đã thu đợc, vì vậy sinh học bắt
đầu bằng phân loại học. Trong các sách phân loại sớm nhất là sách thuốc và sách

thống kê các loài động vật, thực vật theo công dụng.
Từ thế kỷ IV trớc công nguyên, Aristot đã phân loại 459 loài động vật
(Theo [65]). Theophraste (372- 286 tr.cn), ngời đợc xem là có công đầu tiên đề xớng ra phơng pháp phân loại thực vật trong 2 tác phẩm Lịch sử tự nhiên của
thực vật và Cơ sở thực vật trong đó ông mô tả gần 500 loài cây. Tiếp đến là
Plinus (79-24 tr.cn) nhà bác học ngời La Mã đã mô tả gần 1.000 loài trong bộ
Lịch sử tự nhiên gồm 37 cuốn (Theo [54]).
Phân loại học phát triển mạnh vào thế kỷ XV- XVI, nh xây dựng đợc vờn
bách thảo và biên soạn Bách thảo khoa toàn th về thực vật. Thời kì này bảng
phân loại của Caesalpine (1519-1603) đợc đánh giá cao. Đỉnh cao nhất của hệ
thống phân loại bấy giờ là công trình nghiên cứu của C.Linnee nhà tự nhiên học
Thụy Điển (1707-1778). Ông mô tả đợc 10.000 loài cây thuộc 1.000 chi của 116
họ và 4.200 loài động vật, đồng thời ông đã sáng tạo ra cách đặt tên các loài bằng
hai chữ Latinh, lập nên hệ thống phân loại gồm 7 đơn vị: giới, ngành, họ, lớp, bộ,
giống, loài. De Candolle (1778-1841) đã mô tả đợc 161 họ và đa phân loại trở
thành một bộ môn khoa học. Hoffmeister đã phân chia thực vật có hoa và thực
vật không có hoa, xác định vị trí của thực vật hạt trần nằm giữa quyết và thực vật
hạt kín.
Đến thế kỷ XIX, việc nghiên cứu hệ thực vật phát triển mạnh, mỗi quốc
gia hầu nh đều có hệ thống phân loại riêng và các cuốn thực vật chí lần lợt ra đời.
Nga có hệ thống Kuznetxov, Bouch, Kursanov, Grrosfeim, Takhtajan; Đức có hệ
thống Engler, Metz; Mỹ có hệ thống Bessey, Pulle; Anh có hệ thống Huttchinson,
Rendle,...
4


Các cuốn thực vật chí ra đời nh: Thực vật chí Hồng Kông (1861), Thực vật
chí Australia (1866), Thực vật chí rừng tây bắc và trung tâm ấn Độ (1874), Thực
vật ấn Độ (7 tập, 1872-1897), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia
(1922-1925), Thực vật Hải Nam (1972-1977), Thực vật chí Vân Nam (1977)...
Theo walters và Hamilton (1993) trong 2 thế kỷ qua đã có 1,4 triệu loài sinh

vật đã đợc mô tả và đặt tên. Cho đến nay ở vùng nhiệt đới đã xác định đợc
khoảng 90.000 loài, trong lúc đó vùng ôn đới Bắc Mỹ và Âu - á đã có 50.000 loài
đợc xác định (Theo [58]).
1. 2.1.2. ở Việt Nam.
So với các nớc khác, quá trình nghiên cứu thực vật ở Việt Nam xuất hiện
chậm hơn. Thời gian đầu chủ yếu là sự thống kê của các danh y về những loài
cây dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó đặc biệt là Tuệ Tĩnh (1417 ), ông đã mô
tả đợc 759 loài cây làm thuốc trong bộ Nam dợc thần hiệu gồm 11 quyển, Lê
Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ đã chia thực vật làm nhiều loài: Cây cho hoa
quả, ngũ cốc, rau, mộc, thảo, cây mọc theo mùa khác nhau (Theo [54],[65]).
Nguyễn Trữ (đời nhà Lê ) trong tác phẩm Việt Nam thực học cũng đã mô
tả đợc nhiều loài cây trồng. Lý Thời Chân (1595) xuất bản Bản thảo cơng mục
đề cập đến trên 1.000 vị thuốc thảo mộc (Theo [54]).
Trong thời kỳ Pháp thuộc, tài nguyên thực vật còn đa dạng phong phú của
hệ thống rừng rậm nhiệt đới Việt Nam đã thu hút rất nhiều công trình nghiên cứu
của các tác giả nớc ngoài. Điển hình có Loureiro (1790 ) trong Thực vật Nam
Bộ mô tả đợc gần 700 loài cây, Pierre (1879 ) trong Thực vật rừng Nam Bộ đã
mô tả khoảng 800 loài cây gỗ (Theo [54]).
Trong một
m công trình lớn nhất về quy mô cũng nh giá trị là công trình
nghiên cứu Thực vật chí Đại cơng Đông Dơng của các tác giả ngời Pháp do
H.Lecomte chủ biên ( 1907-1943 ) bao gồm 7 tập đã thống kê và mô tả đợc hơn
7.000 loài thực vật có mặt ở Đông Dơng. Tiếp đó Humber H. (1960-1997 ) và
cộng sự bổ sung thêm cho hệ thực vật Đông Dơng, xuất bản 29 tập Thực vật chí
Lào, Cămpuchia, Việt Nam. Năm 1965, Pocs Tamas tuy không nghiên cứu hệ
thực vật Miền Bắc, nhng dựa trên bộ Thực vật chí Đông Dơng đã thống kê đợc
5.190 loài ở hệ thực vật Miền Bắc Việt Nam, đồng thời ông còn đi sâu vào nghiên cứu
cấu trúc hệ thống cũng nh dạng sống và các yếu tố địa lý của khu hệ này (Theo [10]).
5



ở trong nớc, các tác giả Việt Nam cũng nghiên cứu thành công rất nhiều
công trình có giá trị nh Thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng
(1963-1978), đã thống kê đợc 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850
chi và 289 họ ở Việt Nam. Trong công trình này, ông cũng khẳng định tính u thế
của ngành hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam với 6.336 loài thuộc 1.727 chi, 239
họ. Bên cạnh đó tác giả cũng đã phân loại thảm thực vật Việt Nam thành 14 kiểu
quần hệ rừng khác nhau [67].
Tiếp đó là công trình Bớc đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam của
Trần Ngũ Phơng (1970), ông tiến hành phân loại rừng Bắc-Việt Nam và chia ra
làm 3 đai, 8 kiểu cùng với các kiểu phụ [47]. Lê Khả Kế (1969 - 1976 ) trong "Cây cỏ
thờng thấy ở Việt Nam đã mô tả rất nhiều loài có mặt ở Việt Nam [31].
Năm 1970-1972, Phạm Hoàng Hộ với công trình Cây cỏ miền Nam Việt
Nam đã công bố 5.326 loài thực vật trong đó thực vật có mạch chiếm u thế với
5.246 loài [22].
Năm 1971, Phân viện nghiên cứu lâm nghiệp Cúc Phơng công bố Danh
lục thực vật Cúc Phơng đã thống kê 1.674 loài thực vật bậc cao có mạch, mở ra
hớng nghiên cứu hệ thực vật theo từng vùng.
Phan Kế Lộc (1973) trong công trình Bớc đầu thống kê số loài cây đã biết
ở miền Bắc Việt Nam thống kê đợc 5.609 loài thực vật thuộc 1.660 chi và 140
họ. Trong đó ngành hạt kín cũng chiếm u thế với 5.069 loài, còn các ngành khác
chỉ có 540 loài.
Năm 1984, Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc cùng tập thể
các tác giả khác cho ra đời tập Danh lục thực vật Tây Nguyên công bố 3.754 loài
thực vật bậc cao có mạch, bằng một nửa số loài của hệ thực vật Việt Nam [2]. Công
trình này bao quát cả một hệ thực vật rừng rất phong phú của Việt Nam nên có
một ý nghĩa rất lớn. Đi theo hớng nghiên cứu hệ thực vật ở từng vùng, Phạm
Hoàng Hộ (1985) với Danh lục thực vật Phú Quốc công bố 793 loài thực vật
bậc cao có mạch trong một diện tích là 592 km2.
Dựa trên cơ sở bảng Danh lục thực vật Cúc Phơng xuất bản năm 1971,

năm 1986 Phan Kế Lộc đã phân tích cấu trúc hệ thực này và khẳng định u thế của

6


ngành Ngọc lan với 1.531 loài, 729 chi và 152 họ. Tuy nhiên những số liệu trên
đây cũng cha phản ánh đầy đủ tiềm năng của khu hệ thực vật này [34].
Năm 1990, Lê Trần Chấn và cộng sự trong Góp phần nghiên cứu hệ thực
vật Lâm Sơn đã công bố đợc 1.261 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 698 chi
và 178 họ trong một diện tích nhỏ 5km 2. Tác giả đề cập và phân tích khá đầy đủ
các khía cạnh của hệ thực vật từ số lợng đến các dạng sống, các yếu tố địa lý, từ đó
xây dựng nên một bảng danh lục chi tiết về hệ thực vật này [11].
Năm 1992, Nguyễn Nghĩa Thìn, Trần Ninh và cộng sự dựa trên cơ sở
"Danh lục thực vật Cúc Phơng" của năm 1971 tiến hành kiểm tra lại và điều tra
bổ sung các loài, đã lập Danh lục thực vật Cúc Phơng mới, thống kê đợc 1.944
loài thực vật bậc cao thuộc 912 chi và 219 họ thêm vào "Danh lục Cúc Phơng"
năm 1971 là 270 loài, 121 chi và 34 họ.
Gần đây với bộ Cây cỏ Việt Nam 3 tập, Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) đã
mô tả 10.500 loài thực vật bậc cao có mặt ở Việt Nam, gần đạt đến con số 12.000
loài, theo dự đoán của nhiều nhà thực vật học [23].
Năm 1995, Nguyễn Bá Thụ trong công trình Nghiên cứu tính đa dạng
thực vật ở Vờn quốc gia Cúc Phơng là một trong những ngời đầu tiên nghiên
cứu tính đa dạng thực vật tại một Vờn quốc gia. Theo hớng nghiên cứu bảo tồn
thực vật, năm 1996 các nhà thực vật Việt Nam đã xuất bản cuốn Sách đỏ Việt
Nam mô tả 356 loài thực vật quí hiếm ở nớc ta có nguy cơ giảm sút về số lợng
hoặc bị đe dọa tuyệt chủng cần đợc bảo vệ [6].
Tiếp theo, một loạt công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật cho các Vờn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó đặc biệt là những công trình nghiên
cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự nh: Đánh giá tính đa dạng thực vật ở
Cúc Phơng; Đa dạng thực vật có mạch ở vùng núi cao Sapa- Phansipan

(1996) công bố 1.750 loài thuộc 680 chi và 210 họ; kết quả nghiên cứu tính đa
dạng hệ thực vật Mỏ vàng Bồng Miêu-Đà Nẵng với 417 loài thuộc 297 chi và 116
họ; hệ thực vật khu bảo tồn Na Hang 680 loài, 236 chi và 117 họ; hệ thực vật núi
đá vôi Hòa Bình với 1.251 loài thuộc 604 chi và 152 họ, hệ thực vật Vờn quốc gia
Pù Mát với 1.144 loài thuộc 545 chi và 159 họ,...
Dựa trên cơ sở những công trình nghiên cứu trong nớc và trên thế giới đã
công bố gần đây, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê toàn bộ hệ thực vật Việt
Nam bao gồm 11.373 loài thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi của 378 họ trong đó
7


có 10.580 thực vật bậc cao có mạch. Đồng thời ông cũng đánh giá và phân tích
đa dạng thực vật trên nhiều phơng diện khác nhau [58].
Đa dạng các taxon của các ngành thực vật bậc cao:
TT

Ngành

Loài

Chi

Họ

793

182

60


1

Bryophyta

2

Psilotophyta

2

1

1

3

Lycopodiophyta

57

5

3

4

Equisetophyta

2


1

1

5

Polypodiophyta

669

137

25

6

Pinophyta

63

23

8

7

Magnoliophyta

9.812


2.175

299

11.373

2.524

378

Tổng số


Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [58].

1. 2.2. Các nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật.
1. 2.2.1. Trên thế giới.
Trong các hệ thực vật khác nhau thì bao giờ cũng gồm các loài thuộc nhiều
yếu tố địa lý khác nhau và các yếu tố địa lý đó đợc chia làm 2 nhóm chính đó là
yếu tố đặc hữu và yếu tố di c. Trong đó các loài thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện sự
khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di c lại chỉ ra
sự liên hệ giữa các hệ thực vật với nhau. Nói cách khác, yếu tố di c là yếu tố đã
du nhập vào lãnh thổ của khu hệ thực vật bằng những con đờng khác nhau.
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến những công trình
nghiên cứu địa lý thực vật ở Đông Dơng.
Mở đầu cho nghiên cứu địa lý thực vật ở Đông Dơng phải kể đến hai công
trình Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông D ơng (1926) và Giới thiệu hệ
thực vật Đông Dơng của Gagnepain (1944), trong đó tác giả đã xếp các loài của
hệ thực vật Đông Dơng vào năm yếu tố :
- Yếu tố đặc hữu bản địa:


11,9%

- Yếu tố Trung Quốc:

33,8%

- Yếu tố Xích Kim - Himalaya :

18,5%

8


- Yếu tố Malaysia và các nhiệt đới:

15,0%

- Yếu tố phân bố rộng và nhập nội:

20,8%

Mỗi hệ thực vật có sự khác biệt về số lợng, tỉ lệ % và nhất là đặc điểm của
các yếu tố địa lý.Trong các yếu tố địa lý thì yếu tố đặc hữu đợc đánh giá là quan
trọng nhất vì nó thể hiện tính độc đáo, riêng biệt, bản chất của mỗi hệ thực vật.
Tuy nhiên việc xác định các loài đặc hữu cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo T.Pocs, A.I.Tonmachôp và J.Schmithỹsen: ... Đặc hữu là những loài chỉ
phân bố ở một vùng (một miền , một địa phơng ...) duy nhất trên trái đất, không
thể phát hiện đợc bất kỳ nơi nào khác trên trái đất [87];[10].
Nh vậy theo cách hiểu này thì khi xác định tính đặc hữu chỉ cần quan tâm

đến không gian phân bố hiện tại của loài chứ không cần biết đến nguồn gốc phát
sinh của chúng.
1. 2.2.2. ở Việt Nam.
Các tác giả nh Gagnepain, Thái Văn Trừng khi xem xét, xác định yếu tố đặc
hữu đã không phân biệt yếu tố di truyền (bản địa, di c) và yếu tố địa lý. Trong điều
kiện t liệu Việt Nam hiện nay, để xác định đợc nguồn gốc phát sinh quả là rất khó
khăn do không đủ t liệu về cổ thực vật, cổ địa lý. Vì vậy theo chúng tôi phân tích yếu
tố địa lý theo quan điểm của T.Pocs, A.I.Tomachop và J.Schmithỹsen là hợp lý.
Năm 1965, trên cơ sở những loài thực vật đợc ghi trong bộ Thực vật chí
đại cơng Đông Dơng, T.Pocs đã phân tích về phơng diện địa lý thực vật Miền Bắc
Việt Nam [87] và đa ra bảng thống kê các yếu tố sau:
- Yếu tố đặc hữu:

39,90 %

+ Việt Nam :

32,55 %

+ Đông Dơng:

7,35 %

- Yếu tố di c từ các vùng nhiệt đới :
+ Trung Quốc:

12,89 %

+ ấn Độ và Hymalaya:


9,33 %

+ Malaysia- Indonexia:

25,68 %

9


+ Các vùng nhiệt đới khác: 7,36 %
- Các yếu tố khác:

4,83 %

Năm 1978, Thái Văn Trừng căn cứ vào bảng thống kê các loài thực vật
Bắc-Việt Nam cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số loài đặc hữu. Nhng sau đó ông gộp loài đặc hữu và loài bản địa làm một, đã nâng loài đặc hữu bản
địa lên 50%, yếu tố di c từ Malaysia là 15%, từ Himalaya, Vân Nam, Quý Châu
là 10% và từ ấn Độ-Myanma là 14%.
Năm 1990, Lê Trần Chấn và cộng sự phân tích các yếu tố địa lý của hệ
thực vật Lâm Sơn và cũng đã lập phổ các yếu tố địa lý cho hệ thực vật này với
các yếu tố đặc hữu Việt Nam chiếm 13,16% [11],[79].
Khi nghiên cứu hệ thực vật Cúc Phơng, Nguyễn Bá Thụ (1995) cũng đã lập
phổ các yếu tố địa lý cho hệ thực vật này. Đặc biệt Nguyễn Nghĩa Thìn, Phùng
Ngọc Lan và cộng sự (1996) đã xếp 1.944 loài thực vật bậc cao Cúc Phơng vào 17
yếu tố địa lý [32], trong đó các yếu tố đặc hữu Việt Nam chiếm 17,48% gồm:
- Yếu tố đặc hữu Cúc Phơng:

0,15 %

- Yếu tố đặc hữu Bắc Bộ:


11,06 %

- Yếu tố đặc hữu Bắc Trung Bộ:

4,01 %

- Yếu tố đặc hữu Việt Nam:

2,26 %

Năm 1999, Lê Trần Chấn và cộng sự trong Một số đặc điểm cơ bản của
hệ thực vật Việt Nam đã lập phổ các yếu tố địa lý của hệ thực vật Việt Nam, các
tác giả xếp 10.193 loài vào 20 yếu tố địa lý khác nhau.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố địa lý thực vật trong các công trình nghiên
cứu của mình, Nguyễn Nghĩa Thìn khẳng định hệ thực vật Việt Nam đợc cấu
thành bởi 5 yếu tố chính sau [29]:
- Yếu tố đặc hữu.
- Yếu tố Việt Nam- Nam Trung Hoa.
- Yếu tố Việt Nam- Himalaya.
- Yếu tố Việt Nam- ấn Độ - Mianma.
10


- Yếu tố Việt Nam- Malesia (Malaysia- Indonesia).
1. 2.3. Các nghiên cứu về dạng sống.
Một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu đa dạng thực
vật của bất kỳ khu hệ thực vật nào là phân tích phổ dạng sống. Bởi vì dạng sống
là kết quả thích nghi lâu dài của thực vật với các điều kiện sống, liên quan chặt
chẽ với khí hậu và điều kiện tự nhiên của từng vùng, cũng nh mức độ tác động

của các nhân tố sinh thái. Tuy nhiên việc nghiên cứu phổ dạng sống của thực vật
cũng chỉ mới đợc nghiên cứu gần đây.
1. 2.3.1. Trên thế giới.
Mặc dù cho đến nay đã có rất nhiều cách phân loại dạng sống khác nhau,
nhng khi xây dựng phổ dạng sống của một hệ thực vật nào đó ngời ta vẫn thờng
sử dụng cách phân loại của Raunkiaer (1934) vì nó khoa học, đơn giản dễ sử
dụng [84]. Cơ sở để phân chia dạng sống của Raunkiaer là sự khác nhau về tính
thích nghi của thực vật trong thời gian bất lợi của năm. Từ tổ hợp các dấu hiệu
thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu làm biểu thị để phân loại, đó là vị trí
của chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm. Theo ông có 5 dạng sống
cơ bản :
1. Cây chồi trên đất

- Phanerophytes (Ph)

2. Cây chồi sát đất

- Chamaerophytes (Ch)

3. Cây chồi nửa ẩn

- Hemicryptophytes (He)

4. Cây chồi ẩn

- Cryptophytes (Cr)

5. Cây sống 1 năm

- Therophytes (Th).


Ngoài ra khi phân tích dạng sống của các cây có chồi trên đất ông còn chia
nhóm này thành 6 nhóm phụ để dễ sử dụng hơn trong các vùng nhiệt đới ẩm, đó là :
1. Cây có chồi lớn và vừa: Megaphanerophytes & Mesophanerophytes (MM)
2. Cây có chồi nhỏ trên đất : Microphanerrophytes (Mi)
3. Cây có chồi lùn trên đất : Nanophanerophytes (Na)
4. Cây có chồi trên đất, leo quấn : Lianesphanerophytes (Lp)
11


5. Cây có chồi trên đất, sống nhờ, sống bám: Epiphytes phanerophytes (Ep)
6. Cây có chồi trên đất, thân thảo : Phanerophytes herbates (PhH)
Để thuận tiện trong việc so sánh phổ dạng sống giữa các hệ thực vật với
nhau, Raunkiear (1934) đa ra một phổ dạng sống chuẩn dựa trên việc tính toán
cho hơn 1.000 cây ở các vùng khác nhau trên thế giới ([84]):
SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 He + 6 Cr + 13 Th.
1. 2.3.2. ở Việt Nam.
ở việt Nam việc nghiên cứu về phổ dạng sống cha nhiều, tuy nhiên cũng có
một số công trình lớn đã đề cập đến vấn đề này. Điển hình là công trình nghiên
cứu của Pocs Tamas (1965) khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc-Việt Nam, ông đã phân
tích, lập phổ dạng sống cho hệ thực vật này và thu đợc kết quả nh sau [87]:
SB = 52,21 Ph + 40,68 (Ch, He, Cr) + 7,11 Th.
Năm 1990, trong công trình Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ
bản của hệ thực vật Lâm Sơn- Hà Sơn Bình" Lê Trần Chấn đã lập phổ dạng sống
cho hệ thực vật này nh sau [11]:
SB =

51,3 Ph + 13,7 Ch + 17,9 He + 7,2 Cr + 9,9 Th.

Gần đây trong công trình Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở Cúc Ph ơng, Nguyễn Bá Thụ (1995), Nguyễn Nghĩa Thìn (1996) [60], [32] cũng đa ra

phổ dạng sống cho vùng này nh sau :
SB =

57,78 Ph + 10,46 Ch + 12,38 He + 8,37 Cr + 11,01Th.

Từ những dẫn liệu trên cho thấy: Vùng nhiệt đới ẩm đặc trng bởi sự u thế
của nhóm dạng sống cây chồi trên (Ph), điều này cũng phù hợp với những kết
quả nghiên cứu và nhận xét của các tác giả nh Raunkiear (1934), Nguyễn Nghĩa
Thìn (1996), Lê Trần Chấn (1999) ...
1.2.4. Thực trạng đa dạng sinh học và các công trình nghiên cứu về hệ
thực vật Vờn quốc gia Pù Mát.
1.2.4.1. Thực trạng đa dạng sinh học ở Vờn quốc gia Pù Mát.
12


- Đa dạng sinh học ở cấp độ sinh cảnh:
Vờn quốc gia Pù Mát là một vùng rất đợc u tiên về công tác bảo tồn đa dạng
sinh học ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Nó nằm trong một chuỗi các khu
rừng dọc theo dải Trờng Sơn và là khu đợc bảo vệ lớn nhất ở khu vực này. Đây là
một khu vực đợc xem nh là trung tâm của các loài đặc hữu nhng đây cũng chính
là nơi đang phải hứng chịu mối đe dọa lớn do việc gia tăng dân số trong vùng ở
cả hai khía cạnh là xâm phạm rừng và khai thác tài nguyên rừng.
Nhìn chung, 80% diện tích Vờn quốc gia Pù Mát và vùng đệm có cây che
phủ. Trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt có 62% là rừng nguyên sinh (gần nh cha
bị tác động), 30% là rừng có tán che hở đã bị tác động, 3% là rừng bị tác động
nghiêm trọng, 1% là đất canh tác (dọc theo thung lũng khe Khặng). Diện tích
còn lại là thực vật hỗn giao cây bụi ven sông, đá và đất trống.
Vờn quốc gia Pù Mát có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất còn sót lại và
là nơi hội tụ của các động vật hoang dã. Tuy nhiên một số loài trớc đây đã từng
tồn tại nhng hiện nay không tìm thấy [56].

- Đa dạng sinh học ở cấp độ sinh thái:
Vờn quốc gia Pù Mát có đặc điểm của một khu rừng thờng xanh rộng lớn,
đặc điểm này đợc phản ánh ở sự đa dạng của các quần xã động-thực vật đã đợc điều
tra ở đây. Khu rừng này trải dài từ rừng kín thờng xanh nhiệt đới đến rừng hỗn giao
và bao gồm cả các diện tích rừng lá kim quý hiếm trên độ cao 1.000m. Các thung
lũng rừng kín thờng xanh có lẽ là hệ sinh thái có ý nghĩa nhất trong Vờn quốc gia
Pù Mát và là điểm đợc u tiên lớn nhất đối với các nỗ lực bảo tồn [56].
Tuy nhiên hầu khắp Vờn quốc gia đã chịu những tác động rất lớn. Nhiều
vùng trớc đây đã hoàn toàn bị phát quang làm nơng rẫy nay đợc bỏ hóa và đang
phục hồi trở lại. Trong đó vùng dọc theo thung lũng khe Khặng thuộc các xã
Môn Sơn, Lục Dạ là một trong những vùng nh vậy. Những vùng này cần tránh bị
tác động nhằm phục hồi lại những khu rừng thành thục mà trớc đây từng tồn tại,
góp phần đáng kể vào hệ sinh thái của Vờn quốc gia.
Hệ thống sông suối cũng là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái Vờn
quốc gia Pù Mát, chúng đợc phân loại theo quy mô từ các con suối nhỏ đến các
13


con sông có thể qua lại bằng thuyền bè. Những thay đổi của môi trờng sống xung
quanh từ rừng thành thục đến đất trồng trọt có thể đã có những ảnh hởng xấu đến
các môi trờng sống gắn liền với các con sông trong Vờn quốc gia, tuy nhiên hệ
cá và một số loài thủy sản khác vẫn còn tính đa dạng cao.
Diện tích núi đá vôi rộng lớn trong vùng đệm của Vờn quốc gia tăng thêm
tầm quan trọng đa dạng sinh học nói chung của vùng. Xung quanh những khu
vực này diễn ra các hoạt động của con ngời và nhiều nơi bị ảnh hởng bởi các hoạt
động phát quang, đốt rừng làm nơng rẫy hay tác động vào các hang đá vì nhiều lí
do khác nhau.
- Đa dạng sinh học ở cấp độ loài:
Theo giả thuyết của các nhà khoa học thì Pù Mát có thể là nơi có những
quần thể của những loài đặc hữu lớn nhất Việt Nam. Mặt khác đây cũng là nơi

sinh sống của nhiều quần thể quan trọng đang bị đe dọa ở cấp độ khu vực, quốc
gia và quốc tế.
+ Về thực vật:
Năm 1998-2000, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự trong chơng trình điều tra
đa dạng sinh học Pù Mát đã xác định đợc 1.144 loài thực vật thuộc 545 chi của
159 họ thực vật bậc cao ở Vờn quốc gia Pù Mát. Đây là kết quả mới và đầy đủ
nhất từ trớc tới nay về hệ thực vật Pù Mát. Trong đó đã xác định đợc 3 loài mới là
Cleistanthus sp. (Euphorbiaceae); Phyllagathis sp. (Melastomataceae);
Phrynium pumatensis (Marantaceae), có 37 loài quí hiếm đang gặp nguy hiểm và
rất nhiều loài thực vật có giá trị khác.
+ Về động vật:
Cũng trong chơng trình điều tra đa dạng sinh học Pù Mát năm 1998-2000,
các nhà động vật học trong và ngoài nớc đã xác định đợc tổng cộng 979 loài
động vật, trong đó có nhiều loài mới và rất nhiều loài quí hiếm có tên trong Sách
đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới [56].
Mặc dù số lợng các loài động thực vật của Vờn quốc gia Pù Mát trên đây là
khá phong phú, tuy nhiên theo nhận định của nhiều nhà khoa học thì Pù Mát còn
14


hứa hẹn một số lợng thành phần loài lớn hơn nữa, đặc biệt là những loài động thực
vật đặc trng, đặc hữu cho khu hệ này vẫn còn ít đợc phát hiện.
1.2.4.2. Các công trình nghiên cứu về hệ thực vật Pù Mát.
Năm 1993, Viện điều tra quy hoạch rừng thuộc Bộ Lâm nghiệp đã tiến
hành điều tra sơ bộ hệ thực vật Pù Mát và đã xác định đợc 986 loài thực vật bậc
cao thuộc 522 chi và 153 họ, đây là danh lục thực vật đầu tiên của Pù Mát.
Năm 1998, Nguyễn Thị Quý trong công trình Góp phần điều tra thành
phần loài Dơng xỉ KBT TN Pù Mát đã thống kê và mô tả đợc 90 loài thuộc 42
chi của 23 họ [47]. Cũng năm này, trong đề tài Thực trạng thảm thực vật trong
phơng thức canh tác của ngời Đan Lai vùng đệm Pù Mát- Nghệ An Nguyễn Văn

Luyện đã công bố 251 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 178 chi, 77 họ ở vùng
đệm Pù Mát, tác giả cũng đã đa ra một danh lục tập đoàn cây trồng của ngời Đan
Lai [37].
Năm 1999, Đặng Quang Châu và cộng sự với đề tài cấp bộ: Góp phần
nghiên cứu một số đặc trng cơ bản của hệ thực vật Pù Mát - Nghệ An thống kê
đợc 883 loài thực vật bậc cao thuộc 460 chi và 144 họ, tác giả cũng đa ra phổ
dạng sống của hệ thực vật Pù Mát, đồng thời bớc đầu đã có nhận xét về tính chất
và quy luật phân bố của thảm thực vật [9].
Năm 2000, Nguyễn Thị Hạnh trong công trình nghiên cứu cây thuốc của
đồng bào dân tộc Thái vùng tây nam Nghệ An, tác giả đã mô tả 544 loài thực vật
bậc cao làm thuốc thuộc 363 chi của 121 họ và đã công bố nhiều bài thuốc hay
của đồng bào dân tộc [20]. Cũng trong năm 2000, Phạm Hồng Ban đã công bố
586 loài thực vật bậc cao thuộc 334 chi và 105 họ ở vùng đệm Pù Mát - Nghệ An
trong công trình Nghiên cứu đa dạng thực vật sau nông nghiệp n ơng rẫy ở vùng
đệm Pù Mát - Nghệ An, ngoài sự đánh giá về đa dạng thành phần loài tác giả
còn đánh giá sự đa dạng của các quần xã thực vật và đã xác định đợc diễn thế của
thảm thực vật sau nơng rẫy tại khu vực nghiên cứu [4].
Năm 2001, trong công trình điều tra đa dạng sinh học ở Vờn quốc gia Pù
Mát rất quy mô của SFNC do cộng đồng Châu Âu tài trợ, Nguyễn Nghĩa Thìn và
cộng sự đã thống kê đợc 1.208 loài thực vật, trong đó có 1.144 loài thuộc 545 chi
15


của 159 họ đã đợc xác định và công bố. Đây đợc xem là danh lục thực vật đầy đủ
nhất từ trớc tới nay của Vờn quốc gia Pù Mát [56].
Theo hớng thực vật học dân tộc, năm 2001 Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn
Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã đã công bố Cây thuốc của đồng bào Thái huyện Con
Cuông Nghệ An, trong đó các tác giả đã thống kê đợc 551 loài thuộc 364 chi,
120 họ thực vật chiếm 17,2% tổng số loài cây làm thuốc ở Việt Nam, hầu hết nguồn
tài nguyên tài nguyên quí giá này đều nằm trong Vờn quốc gia Pù Mát [61].

Nh vậy chỉ trong 3 năm trở lại đây (1998-2001) đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu lớn đối với hệ thực vật Pù Mát, điều đó cho thấy rằng hiện nay Pù
Mát đang là một điểm rất đợc quan tâm về mặt đa dạng sinh học và điều này đã
đợc thừa nhận khi Pù Mát đợc công nhận là Vờn quốc gia trong năm 2001.
Mặc dù vậy những công trình nghiên cứu trên đây vẫn là con số khiêm tốn
so với tiềm năng đa dạng sinh học ở nơi đây. Những con số thống kê thành phần
loài mới chỉ dừng lại ở mức độ thấp hơn nhiều so với những dự đoán của các nhà
khoa học. Còn nhiều vấn đề cha đợc quan tâm đầy đủ, đặc biệt chúng tôi cha tìm
thấy một công trình nào nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật ở Vờn quốc gia Pù
Mát. Khu hệ này còn hứa hẹn một hệ thực vật đa dạng, phong phú cả ở vùng lõi
và vùng đệm còn cha đợc phát hiện. Đây cũng chính là lí do khiến chúng tôi
chọn đề tài này.

16


Chơng 2

Điều kiện tự nhiên và Xã Hội tại Vờn quốc gia Pù Mát
2.1. Điều kiện tự nhiên.

Vờn quốc gia Pù Mát nằm trên sờn đông của dải Trờng Sơn. Do có địa
hình phức tạp và dốc nên dải Trờng Sơn vẫn còn một diện tích rừng bao phủ
lớn mặc dù có rất nhiều khu vực đã bị tàn phá nghiêm trọng bởi các hoạt động
khai thác gỗ và các hoạt động khác của con ngời.
Các khám phá gần đây về những loài thú lớn mới ở dải Trờng Sơn đã thu
hút sự quan tâm chú ý của quốc tế. Những quan tâm về khoa học đối với khu
vực này đã tăng lên nhanh chóng, điều đó thể hiện qua sự trợ giúp của các tổ
chức quốc tế đối với Chính phủ Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp bảo
tồn rừng và đa dạng sinh học. Hiện nay ở Việt Nam Vờn quốc gia Pù Mát là

một khu vực bảo vệ rộng nhất và ít có sự tác động nhất còn tồn tại, tầm quan
trọng bảo tồn của nó đã đợc biết đến ngày một nhiều trong những năm gần đây
[56].
2.1.1. Vị trí địa lý.
Vờn quốc gia Pù Mát nằm ở 18 046-19012 vĩ độ bắc và 104 024-104056
độ kinh đông, thuộc vào địa giới hành chính của 3 huyện: Anh Sơn, Con
Cuông, Tơng Dơng tỉnh Nghệ An. Đờng ranh giới phía nam của Vờn quốc gia
Pù Mát chạy dọc theo đờng biên giới quốc tế Việt-Lào.
Vờn quốc gia Pù Mát đợc thành lập năm 2001 và đợc chia làm 2 vùng:
Vùng nghiêm ngặt (vùng lõi) 91.113 ha và vùng đệm 86.000 ha, Pù Mát là tên
gọi của đỉnh núi cao nhất ( 1.841m ).

17


18


19


Vùng đệm Vờn quốc gia nằm chủ yếu phía đông của Vờn quốc gia, phía
bắc giáp với thị trấn huyện Tơng Dơng, phía nam giáp với xã Phúc Sơn huyện
Anh Sơn, phía tây giáp với vùng nghiêm ngặt của Vờn quốc gia, phía đông giáp
sông Cả. Diện tích của vùng đệm thuộc địa giới hành chính của 3 huyện với Con
Cuông chiếm 48%, Tơng Dơng 31% và Anh Sơn 21%.
2.1.2. Địa chất, địa hình.
Vờn quốc gia Pù Mát nằm trên dải Trờng Sơn, độ cao từ 100-1.841m so với
mặt biển, trong đó 90% diện tích của Vờn quốc gia có độ cao dới 1.000m. Những
khu vực cao nhất nằm ở phần phía nam của Vờn quốc gia, nơi mà các đỉnh giông

của các dải núi Trờng Sơn đợc tìm thấy và đó cũng là khu vực biên giới Việt-Lào.
Đỉnh cao nhất của Vờn quốc gia là đỉnh núi Pù Mát với độ cao 1.841m nằm trên
hệ thống đỉnh giông này. Từ đỉnh giông này các thung lũng dốc trải dài xuống tạo
thành một hệ thống giông đồi và theo hớng vuông góc với đỉnh giông chính.
Những giông này với độ dốc rất cao tạo thành các đỉnh có độ cao từ 800 đến
1.500m. Độ cao của các giông làm hạn chế đối với sự mở rộng của các đỉnh. Các
thung lũng dốc kết cấu địa hình phức tạp và cản trở việc tác động vào môi trờng
sống tự nhiên. Các đáy thung lũng có 4 lu vực sông chính, lũ không thờng xuyên.
Có một số vùng nghiêm ngặt ở vùng đất thấp dọc theo bờ của các sông khe Thơi và
khe Khặng hiện đang có dân c sinh sống [56].
ở vùng đệm Vờn quốc gia Pù Mát có 3 kiểu địa hình cơ bản:
- Kiểu địa hình núi đất xen kẽ núi đá:
Độ cao 500-1000m, độ dốc 20-350 gồm có:
+ Đá: Nền cấu tạo cơ bản bởi đá xâm nhập, thành phần chủ yếu là
granit hạt vừa và lớn, granit hạt mica và granit có boxit
+ Đất feralit có màu vàng nâu chiếm đại bộ phận.
+ Đất feralit có màu nâu đỏ phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá
vôi, thành phần cơ giới trung bình đến trung bình nặng, phân bố chủ yếu ở khe
Bu, khe Mọi, giáp Phuhi, Phulong và tiếp giáp Môn Sơn.
- Kiểu địa hình thung lũng:
20


Dọc 3 suối lớn khe Thơi, khe Choang, khe Khặng từ độ cao 200-450m, độ
dốc trung bình 25-300, đất feralit, sản phẩm dốc tụ, tầng dày phát triển trên đá
phiến thạch và sa thạch, ph từ 4,5-5.
- Kiểu địa hình núi đá vôi:
Chiếm một diện tích không lớn.
2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn.
- Khí hậu:

Con Cuông thuộc vào vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh,
ma vào mùa hè, mùa nóng ẩm từ tháng 4-10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau. Vào mùa đông sơng mù khá phổ biến trong nhiều tháng ở nhiều vùng
thấp. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,5 0C, nhiệt độ cao nhất từ trớc
đến nay là 42,60C và thấp nhất là 20C (Tính từ năm 1994-2001).
- Thuỷ văn:
Lợng ma trung bình hàng năm là 1.791mm, khoảng 40 ngày ma (209mm)
trong thời gian mùa khô (tháng 11-3) và khoảng 93 ngày ma (1059mm) vào mùa
ma (tháng 4-10) [56],[71].
Bảng sinh khí hậu huyện Con Cuông [71]
I

Ii

iii

Iv

V

Vi

Vii

Viii

Ix

X


Xi

Xii

xiii

T0

17,0

18,1

20,9

24,7

27,5

28,3

28,7

27,6

26,3

24,0

21,0


18,1

23,5

R

35,6

34,4

43,6

92,0 171,4 163,2 158,2 268,2 386,0

300,
5

104,5

33,5

1791,1

t

6,8

6,1


6,9

8,5

9,9

9,3

10,0

8,6

7,6

7,3

7,0

7,6

8,0

U

89

89

89


85

81

81

78

84

87

88

88

87

86

S

2,8

2,3

2,9

4,6


6,6

5,8

6,7

5,2

5,1

4,8

3,6

3,6

4,5

(T0: Nhiệt độ trung bình; R: Tổng lợng ma; T: Biên độ nhiệt độ trung bình; U: Độ ẩm; S: Số giờ nắng.)

Vờn quốc gia Pù Mát có 4 lu vực sông chính là:
- Khe Choang, Khe Bu (nhánh của Khe Choang) nằm giữa Vờn quốc gia.
- Khe Thơi nằm phía bắc Vờn quốc gia.
21


- Khe Khặng nằm phía nam Vờn quốc gia, chảy qua địa phận xã Môn Sơn. Nhờ
hệ thống sông này mà tạo nên hệ thực vật ven suối rất đa dạng về thành phần
loài, góp phần làm hạn chế xói mòn trong mùa lũ. Tất cả các hệ thống sông suối
này đều đổ nớc ra sông Cả nằm phía đông Vờn quốc gia.

- Gió và bão:
+ Gió mùa đông bắc thờng xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. +
Gió mùa nóng ẩm và gió Lào thờng xuất hiện từ tháng 5-11.
+ Bão thờng xuất hiện vào khoảng tháng 8-10 kèm theo áp thấp nhiệt đới,
kéo theo ma lũ gây ra nhiều đợt lũ lớn.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội.

Vùng đệm Vờn quốc gia Pù Mát có một số tộc ngời thiểu số mà nổi trội là
ngời Thái, Khơ Mú, Đan Lai và một số lợng đáng kể ngời Kinh sinh sống. Năm
1999, có khoảng 50.000 ngời thuộc 5.000 hộ sống trong vùng đệm Vờn quốc gia
Pù Mát, phân bố trên 90 làng bản của 16 xã và một thị trấn tập trung ở 3 huyện
Anh Sơn, Con Cuông và Tơng Dơng.
Môn Sơn là một xã tơng đối lớn của huyện Con Cuông có 12 làng khoảng
6.000 dân, trong khi đó đại bộ phận các xã khác trung bình 3-5 làng bản. Đây là
xã có đất trồng lúa nhiều nhất, đợc xem là vựa lúa của huyện Con Cuông,
ngoài ra Môn Sơn còn đợc xem là cái nôi của phong trào cách mạng ở Con
Cuông với nhiều di tích lịch sử đợc công nhận. Hiện nay Môn Sơn là xã có số dân
sinh sống trong vùng đệm nhiều nhất, thậm chí cả trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt.
Nhìn chung kinh tế xã hội của Môn Sơn nói riêng và vùng đệm nói chung
chậm phát triển, sản xuất lơng thực không đủ ăn, mang tính chất tự cung tự cấp.
Tập quán chủ yếu là dựa vào canh tác nông nghiệp, canh tác nơng rẫy và hàng
ngày vào rừng khai thác lâm sản bán lấy tiền mua lơng thực.
Năm 1998, Nhà nớc chủ trơng giao đất lâm nghiệp cho ngời dân lâu dài từ
30-50 năm, biện pháp trên làm hạn chế tác động tiêu cực của ngời dân đối với
rừng. Tuy nhiên đời sống của con ngời nơi đây cũng không tăng lên là bao nhiêu,
ngời dân phải lo đối phó với lơng thực hàng ngày trong khi đó để có thu nhập từ
22


khoanh nuôi rừng thì phải có thời gian lâu dài và điều này lại làm tăng nguy cơ

tác động vào thiên nhiên của họ.
ở xã Môn Sơn hiện nay vẫn còn hơn 200 hộ ngời Đan Lai sống trong vùng
bảo vệ nghiêm ngặt của Vờn quốc gia (Cò Phạt, Khe Cồn, Bản Búng), mặc dù
Nhà nớc đã có nhiều chơng trình, dự án đa số dân này chuyển ra khỏi Vờn quốc
gia nhng vì do dân trí thấp và tập quán sinh sống lâu đời của họ nên vấn đề đó
vẫn cha đợc giải quyết triệt để.
Tóm lại đời sống của ngời dân vùng đệm có mối quan hệ chặt chẽ với việc
bảo vệ tài nguyên thiên ở đây, một khi đời sống của họ còn thấp thì việc bảo vệ
tài nguyên rừng còn gặp nhiều khó khăn, để giải quyết đợc vấn đề này cần phải
song song tiến hành nâng cao đời sống cho ngời dân cả về mặt vật chất lẫn văn
hoá, tinh thần.

23


Chơng 3

Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tợng nghiên cứu.

Toàn bộ các loài thực vật bậc cao có mạch thuộc các ngành Psilotophyta,
Lycopodiophyta, Equysetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta.
3.2. Địa điểm nghiên cứu.

Bản Xiềng và bản Yên của xã Môn Sơn thuộc vùng đệm Vờn quốc gia Pù Mát.
3.3. Thời gian nghiên cứu.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 8/2001 đến tháng 10/2002, thời
gian đợc phân bố nh sau:
- Tháng 8-10/2001: Điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu viết đề cơng.

- Tháng 11/2001: Thu mẫu thực vật đợt 1.
- Tháng 1/2002:

Thu mẫu thực vật đợt 2.

- Tháng 4-5/2002: Thu mẫu thực vật đợt 3.
- Tháng 7/2002:

Thu mẫu thực vật đợt 4.

Mỗi đợt thu mẫu kéo dài 7-10 ngày, sau mỗi đợt thu mẫu thì tiến hành xử
lí, phân tích và giám định ngay.
- Tháng 8-10/2002: Xử lí số liệu và viết luận văn.
- Tháng 10- 11/2002: Hoàn chỉnh luận văn và bảo vệ.
3.4. Phơng pháp nghiên cứu tính đa dạng thực vật.

3.4.1. Phơng pháp nghiên cứu đa dạng về thành phần loài.
Để nghiên cứu đa dạng về thành phần loài chúng tôi tiến hành những bớc
cụ thể nh sau:
3.4.1.1. Thu hái và xử lí mẫu vật.
- Đợc tiến hành theo hớng dẫn trong Phơng pháp nghiên cứu thực vật
của R.M.Klein, D.T.Klein (1979) [30] và Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh
vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [58]. Chúng tôi tiến hành thu mẫu theo

24


phơng pháp mở rộng dần bán kính cho đến khi không gặp loài nào mới nữa thì
thôi.
3.4.1.2. Phơng pháp xác định tên cây.

Chúng tôi sử dụng phơng pháp hình thái so sánh, đợc tiến hành theo các bớc nh sau:
- Phân chia mẫu theo họ và chi:
Sau khi thu mẫu, tiến hành phân loại sơ bộ ngay tại hiện trờng dựa vào các
bảng chỉ dẫn nhận nhanh các họ trong Cẩm nang nghiên cứu đa dạng thực vật
của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) và Cẩm nang tra cứu và nhận nhanh các họ
thực vật hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997). Ngoài ra trong công
việc này chúng tôi còn nhận đợc sự giúp đỡ của chuyên gia phân loại của Phân
viện điều tra rừng Bắc - Trung Bộ.
- Xác định tên khoa học:
Sau khi phân chia các mẫu cây theo từng họ hoặc chi, chúng tôi tiếp tục
phân tích và tra tên khoa học theo các khóa định loại trong các tài liệu: Cây cỏ
Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ thờng thấy ở Việt Nam của Lê Khả
Kế; Cây gỗ rừng Việt Nam của Viện điều tra qui hoạch rừng, " Viet Nam forets
trees" và nhiều tài liệu liên quan khác. Những mẫu còn nghi ngờ chúng tôi lần lợt
so sánh với bộ mẫu tại Vờn quốc gia Pù Mát và bộ mẫu tại phòng thí nghiệm bộ
môn Thực vật khoa Sinh học, Đại học Vinh để có tên tin cậy.
Đối với những mẫu cây khó khăn trong việc giám định tên, chúng tôi gửi
cho các chuyên gia ở bộ môn Thực vật, khoa Sinh học, Trờng Đại học Quốc gia
Hà Nội giám định giúp.
3.4.1.3. Lập danh lục thực vật.
Danh lục thực vật đợc sắp xếp theo cách sắp xếp của Brummitt (1992), đây
là danh sách phản ánh đầy đủ các thông tin cho mục tiêu nghiên cứu nh: Tên Việt
Nam, dạng sống, yếu tố địa lý, công dụng.
3.4.2. Phơng pháp nghiên cứu tính đa dạng về yếu tố địa lý.
Trên cơ sở danh lục thực vật đã lập tiến hành phân tích, tra cứu để xác định
và xếp các loài vào các yếu tố địa lý. Thang phân loại các yếu tố địa lý đợc áp
25



×