Trờng đại học vinh
Khoa giáo dục tiểu học
-----------------
một số biện pháp giáo dục thói quen văn
hoá
vệ sinh cho trẻ 3-4 tuổi trờng mầm non
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Ngành giáo dục mầm non
Giáo viên hớng dẫn: ThS. Nguyễn
Thị Quỳnh
Anh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn
Sinh viên lớp:
46a2
1
Thị Bé
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều
ý kiến đóng góp và sự quan tâm giúp đỡ của ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô
giáo trong khoa GDTH, cùng với các cô giáo và các cháu trường Mầm non Hoa
Hồng, trường Mầm non Bình Minh, trường Mầm non Hưng Dũng 1.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và những đóng góp quý
báu đó.
Đặc biệt là sự dẫn dắt tận tình của cô giáo hướng dẫn – Thạc sỹ Nguyễn
Thị Quỳnh Anh, em vô cùng cảm ơn cô đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời
gian qua.
Vì đây là lần đầu tiên thực hiện công việc nghiên cứu khoa học, tôi thực
sự bỡ ngỡ. Do vậy, chắc chắn sẽ có nhiều sai sót. Qua đây rất mong nhận được
sự dạy bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Vinh, tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Bé
2
MỤC LỤC
Trang
PHẦN Më ®Çu
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………...
1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………….
2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu…………………………...
3
4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………...
3
5. Giả thiết khoa học…………………………………………….
3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………
3
7. Phương pháp nghiên cứu……………………………………...
3
8. Đóng góp mới của đề tài………………………………………
4
9. Cấu trúc luận văn……………………………………………...
4
Ch¬ng 1. CƠ
SỞ
LÝ
LuẬN
CỦA
VẤN
ĐỀ
NGHIÊN
CỨU…………………………….
5
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu……………………………….
5
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu…………………………
8
1.2.1. Khái niệm kĩ năng, kĩ xảo, thói quen……………………………
8
1.2.2. Mối quan hệ qua lại giữa kĩ năng, kĩ xảo và thói quen……….
14
1.2.3. Thói quen văn hoá vệ sinh của trẻ mầm non………………….
18
1.2.3.1. Vai trò của việc giáo dục TQVHVS cho trẻ 3-4 tuổi ở trường
mầm non………………………………………………………
1.2.3.2. Nhiệm vụ giáo dục TQVHVS cho trẻ mầm non………………
1.2.3.3. Nội dung giáo dục TQVHVS cho trẻ mầm non nói chung và
cho trẻ 3-4 tuổi nói riêng…………………………………..
1.2.4. Những đặc điểm cơ bản của trẻ 3-4 tuổi………………………
1.2.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4
tuổi nói riêng trong việc hình thành TQVHVS ………………
18
20
22
24
24
1.2.4.2. Đặc điểm hình thành kĩ năng, kĩ xảo và TQVHVS cho trẻ 3-4 tuổi
25
Kết luận chương 1…………………………………………….
27
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC …………………………………….
28
2.1. Cách thức điều tra…………………………………………….
28
2.1.1. Mục đích điều tra……………………………………………..
28
2.1.2. Đối tượng điều tra…………………………………………….
28
3
2.1.3. Phng phỏp iu tra thc trng..
2.2. Thc trng ca vic giỏo dc TQVHVS cho tr 3 - 4 tui
trng mm non
2.2.1. Thc trng nhn thc ca giỏo viờn v vic t chc cỏc hot
ng giỏo dc TQVHVS cho tr...
2.2.2. Thc trng v s biu hin cỏc hnh vi vn hoỏ v sinh ca tr
3 - 4 tui
2.2.3. Thc trng v cỏc bin phỏp giỏo dc TQVHVS cho tr 3 - 4
tui trng mm non..
Kt lun chng 2.
Chng 3
XUT MT S BIN PHP GIO DC TQVHVS CHO TR
3-4 TUI TRNG MM NON
3.1.
xut bin phỏp
3.1.1. Trũ chuyn ch dn cho tr v cỏc hnh ng v sinh. To
iu kin cho tr thng xuyờn c t mỡnh hot ng..
28
28
28
31
36
40
41
41
42
3.1.2. S dng trũ chi, chi...
43
3.1.3. Thng xuyờn c th, k chuyn cho tr nghe
45
3.1.4. Xõy dng tit hc v sinh..
46
3.1.5. T chc giỏo dc TQVHVS thụng qua ch sinh hot hng
ngy ..
48
3.2. Kho nghim...............................................
49
3.2.1. Mc ớch kho nghim..
49
3.2.2. Ni dung kho nghim..
49
3.2.3. Cỏch thc kho nghim.
49
3.2.4. Quy trỡnh kho nghim..
52
Kt lun chng 3..
59
Kết luận và kiến nghị s phạm
60
Kết luận..
Kiến nghị
60
Tài
liệu
khảo.
Phần phụ lục
4
tham
61
63
5
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TQVHVS: Thói quen văn hoá vệ sinh
VHVS:
Văn hoá vệ sinh
6
PHÇN Më §ÇU
1. Lý do chọn đề tài:
Việc phát triển nhân cách toàn diện ở mỗi con người là mục tiêu của mọi
thời đại, mọi xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đất nước Việt Nam
đang hội nhập với thế giới. Quá trình hội nhập đòi hỏi mỗi con người trong xã
hội phải thực sự năng động, sáng tạo, chủ động trong mọi hoạt động. Do đó
một nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục là phải tập trung nâng cao dân trí, phát triển
nhân tố con người. Muốn làm được điều đó chúng ta phải bắt đầu từ lứa tuổi
Mầm non mà cụ thể phải bắt đầu từ những việc đơn giản nhất: giáo dục thói
quen văn hoá vệ sinh (TQVHVS) .
Giáo dục những kĩ năng, kĩ xảo, thói quen vệ sinh, nếp sống có văn hoá là
nhiệm vụ cần thiết để bảo vệ sức khoẻ và hình thành nếp sống VHVS cho trẻ
ngay từ nhỏ. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy giáo dục trẻ thơ ngay từ
buổi bình minh của cuộc đời sẽ rất có hiệu quả. Đây chính là sự đầu tư lâu dài
ngay từ đầu, nó mang ý nghĩa nh©n văn to lớn bởi đây là thời điểm mà nhân
cách đang hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Giáo dục các mặt nhân cách cho trẻ nói chung và giáo dục TQVHVS nói
riêng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đặc biệt đối với trẻ 3 - 4 tuổi. Đây là giai
đoạn mà các đặc điểm sinh lý đang phát triển mạnh đồng thời những chức năng
tâm lý đang dần hình thành và hoàn thiện, lứa tuổi đánh dấu bước ngoặt - bước
trưởng thành rõ nét về tất cả các mặt và là giai đoạn học làm người đầu tiên của
trẻ. Đây cũng chính là thời điểm thuận lợi và có ý nghĩa nhất để có thể giáo dục
cho trẻ những thói quen vệ sinh có văn hoá, phát huy được tính tích cực độc lập
của trẻ trong mọi hoạt động. Giai đoạn này sự phát triển của các cơ quan trong
cơ thể còn non nớt, việc thực hiện các kĩ năng cũng như trung tâm điều khiển
vận động còn kém, vì thế những hành vi vệ sinh phải được lặp đi lặp lại một
cách có hệ thống. Giai đoạn này nếu chúng ta không hình thành các thói quen
vệ sinh - thói quen tự phục vụ cho trẻ thì giai đoạn sau sẽ rất khó hình thành và
nếu hình thành sai lệch, không có hệ thống thì sau này rất khó sửa chữa. Đúng
7
như nhà giáo dục Xô viết. A.X.Macarenco thÕ kû XX khẳng định: “Những gì
mà trẻ không có được trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và sự hình
thành nhân cách ban đầu bị lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khó khăn”.
Giáo dục TQVHVS cũng chính là một phần của giáo dục tính tự lập cho
trẻ. Một đứa trẻ tự lập trong các hành vi vệ sinh đồng thời là đứa trẻ khoẻ
mạnh, tích cực có ý thức cao trong mọi hoạt động.
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ phải đi đôi với việc giáo dục TQVHVS. Đây là
nhiệm vụ quan trọng tuy nhiên rất khó khăn vất vả đòi hỏi nhà giáo dục phải có
tri thức, có tình yêu nghề và đặc biệt là lòng yêu trẻ. Bởi vậy sinh thời Bác Hồ
thường nhắc nhở “phải giữ gìn vệ sinh cho các cháu, các cô phải học hành tốt
nuôi dạy các cháu ngoan và khoẻ”.
Vấn đề giáo dục ý thức VHVS mang ý nghĩa to lớn. Nhưng chúng ta đã
thực hiện tốt vấn đề này chưa? Các trường mầm non đã thực hiện ở mức độ
nào? Trong thực tế hầu hết mọi người đã ý thức được vai trò của việc giáo dục
TQVHVS trong việc phát triển nhân cách cho trẻ. Tuy nhiên, hiệu quả của việc
tổ chức các hoạt động giáo dục TQVHVS chưa cao, chưa phát huy được vai trò
trọng tâm của trẻ. Việc sử dụng các biện pháp giáo dục chưa linh hoạt, giáo
viên còn lúng túng trong khi hướng dẫn trẻ thực hiện các hành vi VHVS, chủ
yếu còn làm hộ trẻ mà cha chó trọng vào việc hướng dẫn trẻ một cách tỉ mỉ, chu
đáo. Do đó trẻ còn vụng về trong các hành vi vệ sinh - hành vi tự phục vụ, làm ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp
giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non” làm đề tài nghiên cứu
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này để biết được thực trạng giáo dục
TQVHVS của trẻ 3 – 4 tuổi ở trường Mầm non. Trên cơ sở đó đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục TQVHVS, nâng cao ý thức tự
phục vụ cho trẻ.
8
3. Khỏch th v i tng nghiờn cu
- Khỏch th: quỏ trỡnh t chc hot ng TQVHVS cho tr 3 - 4 thỏng
tui trng Mm non.
- i tng: Mt s bin phỏp nhm nõng cao hiu qu giỏo dc
TQVHVS cho tr 3 - 4 tui.
4. Phm vi nghiờn cu
- Nghiờn cu vic giỏo dc TQVHVS cho tr 3 - 4 tui ca giỏo viờn ti
trng Mm non Hng Dng 1,Trng Mm non Hoa Hng v Trng Mm
non Bỡnh Minh trờn a bn thnh ph Vinh.
5. Gi thuyt khoa hc
- Hiu qu giỏo dc TQVHVS cho tr s c nõng cao nu giỏo viờn bit
t chc cỏc hot ng phong phỳ, s dng linh hot cỏc bin phỏp giỏo dc
khỏc nhau mt cỏch phong phỳ, lụi cun tr tham gia tớch cc vo cỏc hot
ng vn hoỏ v sinh .
6. Nhim v nghiờn cu
6.1. Nghiờn cu c s lý lun
6.2. Tỡm hiu thc trng s dng cỏc bin phỏp giỏo dc TQVHVS cho tr
3 - 4 tui trng Mm non
6.3. xut mt s bin phỏp giỏo dc TQVHVS cho tr 3 - 4 tui
7. Phng phỏp nghiờn cu
7.1. Nghiờn cu lý thuyt: Đc, nghiờn cu cỏc ti liu trong v ngoi
nc liờn quan n ti
7.2. Phng phỏp nghiờn cu thc tin
+ Phng phỏp m thoi: Phng vn giáo viên ở trờng Mầm non thu
thp thờm thụng tin v nhn thc ca họ trong vic giỏo dc TQVHVS cho tr
trng v thu thp thụng tin t b m ca cỏc chỏu.
+ Phng phỏp trc quan: Quan sỏt cụng vic ca giỏo viờn trong quỏ
trỡnh t chc hot ng v sinh cho tr v quan sỏt tr trong cỏc hot ng t
phc v.
9
+ Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp chủ yếu, mục đích tìm
hiểu thực trạng giáo dục TQVHVS cho trẻ của giáo viên và mức độ phát triển
tính tự lập của trẻ trong các hành vi VHVS.
+ Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu, kết quả thu
được và kiểm tra độ tin cậy của các số liệu.
8. Đóng góp mới của đề tài
Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục TQVHVS
cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non
9. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng của việc giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 – 4 tuổi
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục
TQVHVS cho trẻ 3 -4 tuổi
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Giáo dục TQVHVS là một vấn đề hết sức quan trọng và đã được các nhà
Giáo dục học, Tâm lý học trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất
lâu.
1.1.1.Ở nước ngoài
Ngay từ những năm đầu tiên của giáo dục Xô Viết, giáo dục vệ sinh cho
trẻ nói chung, giáo dục TQVHVS nói riêng, đã được xác định đúng đắn là một
trong những nhiệm vụ sư phạm thực hành quan trọng của trường Mầm non Xô
Viết.
Nghiên cứu tài liệu về TQVHVS từ thập kỷ 70 trở lại, gồm có những tác
giả sau: G.Liamivna, N.DLevitov, VVTsebaseva, A.NLeonchiep, LNhicanhen,
X.I.Kixengov, A.DTraboxknia…
Trong mỗi tác phẩm của mình, các tác giả đã chứng minh sự cần thiết phải
giáo dục TQVHVS cho trẻ và cho rằng ngay từ khi còn nhỏ cần hình thành
thói quen tự phục vụ đơn giản cho trẻ. Vì chính thói quen này là một trong
những vấn đề hình thành nhân cách toàn diện trẻ. Các tác giả đã phân tích mối
liên hệ giữa giáo dục vệ sinh và giáo dục kỉ luật tự giác cho trẻ và đã chỉ ra con
đường cơ bản để giáo dục TQVHVS trên cơ sở phân tích đặc điểm lứa tuổi và
nhiệm vụ giáo dục vệ sinh cho trẻ
A.Dtraboxkaia(1) đã nêu lên quan điểm cho rằng, những TQVHVS cần phải
được giáo dục từ lứa tuổi nhỏ nhất, đi từ việc hình thành kĩ năng VHVS, dần
dần hình thành kĩ xảo, thói quen cho trẻ. Bà đã nêu ra các điều kiện để hình
thành TQVHVS cho trẻ là phải có các dụng cụ vệ sinh, bố trí ở các vị trí nhất
định thuận lợi cho trẻ dễ sử dụng cũng như thu dọn. Bà yêu cầu phải dạy trẻ tỉ
mỉ cách tiến hành các hành động vệ sinh, khi dạy trẻ cần sử dụng các biện pháp
phù hợp với chúng.
1()
Những cơ sở lý luận về vệ sinh trẻ em - Xuất bản năm 1971.
11
Bà cho rằng chỉ trong điều kiện trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc
thực hiện các hành động vệ sinh và sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà
trường thì giáo dục vệ sinh mới đem lại hiệu quả.
G.Liamivna(2) đã đề cập đến việc hình thành TQVHVS cho trẻ. Bà cho
rằng do đặc điểm hệ thần kinh của trẻ đang ở giai đoạn mềm dẻo nhất, trong khi
đó các hành động có liên quan đến quá trình: ăn, mặc, ngủ, vệ sinh cá nhân
được lặp đi lặp lại hàng ngày một cách có hệ thống và liên tục, đã tạo điều kiện
cho các TQVHVS hầu như được hình thành ở lứa tuổi nhỏ. Việc hình thành
TQVHVS được thực hiện dưới tác động trực tiếp của người lớn và hoàn cảnh
xung quanh. Tính bền vững và dẻo dai của các thói quen phụ thuộc hàng loạt
các yếu tố như: điều kiện, thời gian bắt đầu một kĩ năng mới, ý thức của trẻ khi
thực hiện… Bà kêu gọi các trường Mẫu giáo phải quan tâm đến việc hình thành
các thói quen mới, khi mà chính trong bản thân đứa trẻ xuất hiện những nhiệm
vụ mới. Người lớn cần dạy trẻ không chỉ thực hiện những gì chúng thích mà
phải làm những gì cần thiết với trẻ. Bà đã đưa ra các điều kiện hình thành
TQVHVS cho trẻ và xây dựng các điều kiện để hình thành thói quen như sau:
+ Lựa chọn các dụng cụ vệ sinh phù hợp, xếp ở vị trí thuận lợi dễ sử dụng.
+ Đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong dạy học trên cơ sở đặc điểm lứa
tuổi.
+ Tính liên tục và hệ thống trong các bài tập kiểm tra.
+ Lưu ý đến đặc điểm cá biệt.
Nhìn chung, việc giáo dục VHVS mà các tác giả Liên xô (cũ) đã đề cập đến
đều nêu lên tầm quan trọng của việc hình thành thói quen và các điều kiện hình
thành thói quen. Tuy nhiên, đó còn là những vấn đề rất chung chung chưa được
khai thác sâu để tìm ra giải pháp hữu hiệu. Hiện tại những vấn đề cụ thể hơn đặt
ra trước thực tế giáo dục trẻ là vấn đề hình thành thói quen cho trẻ ở các độ tuổi
nhất là lứa tuổi Mẫu giáo.
2()
Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 3-1983: “Tìm hiểu đặc điểm tâm lý trong hoạt động lao động của trẻ mẫu giáo.
12
1.1.2. Ở Việt Nam
Cùng với các nhà Tâm lý học, Giáo dục học Xô Viết, ở Việt Nam vấn đề
giáo dục TQVHVS cũng đã được chú ý đến. Đặc biệt trong những năm gần
đây, quan điểm dạy học tích cực, phát huy tính chủ động của người học đã và
đang là chủ trương của ngành giáo dục.
- Trong cuốn “GDH Mầm non” Đào Thanh Âm (chủ biên) NXB ĐHSPHN 2002 coi trọng vấn đề giáo dục thói quen hành vi VHVS cho trẻ trước tuổi
đến trường phổ thông và xem đây như là cơ sở của việc hình thành ý thức nhân
cách cho trẻ.
- Tác giả Lê Cảnh Linh đã nghiên cứu vấn đề hình thành kĩ năng vệ sinh
và chỉ tập trung đến con đường dạy học bằng tiết học vệ sinh. Trong chương
trình giáo dục trẻ ở các độ tuổi chưa đưa ra yêu cầu vệ sinh đạt được ở các mức
độ, chưa dựa trên cơ sở khoa học để đưa ra yêu cầu đó. Các tài liệu chỉ mang
tính chất mô tả trẻ làm trong sinh hoạt hàng ngày còn vấn đề bản chất, những
yêu cầu về tri thức, điều kiện và sự hình thành các TQVHVS cho trẻ chưa được
lưu tâm ở mức độ cần thiết.
- Các tác giả Đào Mai Hương và Nguyễn Lệ Quyên đã nghiên cứu đề tài
này nhưng trên đối tượng là Mẫu giáo nhỡ và lớn.
Theo quan điểm của các nhà Giáo dục học Xô Viết thì việc hình thành các
thói quen cho trẻ có thể bắt đầu từ tuổi Mẫu giáo bé. Bởi vì các thói quen văn
hoá là những hoạt động có liên quan đến các quá trình sinh hoạt hàng ngày (ăn,
ngủ, vệ sinh cá nhân…) được lặp đi lặp lại một cách rõ ràng có hệ thống, liên
tục sẽ dễ dàng được hình thành ở lứa tuổi nhỏ. Tuy nhiên, đây không phải là
nhiệm vụ đơn giản mà rất phức tạp. Vì vậy, vấn đề giáo dục VHVS cho trẻ Mẫu
giáo bé được thừa nhận rằng rất phức tạp và mới mẻ, cần được quan tâm và
nghiên cứu một cách nghiêm túc.
13
- Tác giả Mai Ngọc Liên (1999) nghiên cứu “một số biện pháp giáo dục
tính độc lập cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi qua hoạt động tự phục vụ”
- Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác cũng có đề cập đến
vấn đề giáo dục thói quen hành vi có văn hoá. Tuy nhiên, các công trình khai
thác ở các khía cạnh khác nhau trên khách thể học sinh, sinh viên, người lớn
tuổi. Còn trẻ lứa tuổi nhà trẻ, Mẫu giáo, chưa có nhiều công trình nghiên cứu
nhất là trong vấn đề giáo dục TQVHVS. Chính vì vậy, vấn đề này cần được
nghiên cứu tìm ra biện pháp hữu hiệu để giáo dục TQVHVS cho trẻ trong quá
trình tổ chức chế độ sinh hoạt, trò chơi hay trong hoạt động học tập, lao động…
Chúng tôi cho rằng đó là việc làm rất cần thiết để giáo dục TQVHVS cho trẻ
nhằm bảo vệ sức khoẻ, hình thành nếp sống VHVS, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ ở trường Mầm non, từ đó cùng với gia đình, xã hội hình
thành nên nhân cách tốt ngay từ tuổi còn thơ.
Để có được biện pháp giáo dục thuận lợi nhất, còn tuỳ thuộc vào điều kiện,
thời gian, đối tượng nghiên cứu, các phương tiện và khả năng của người nghiên
cứu, cùng nhiều yếu tố khác nhau. Ở luận văn này chúng tôi chỉ có tham vọng
nhỏ là trên cơ sở xác định thực chất về mức độ hình thành TQVHVS của trẻ
trên thực tế, thử đề xuất một vài biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
TQVHVS cho trẻ Mầm non.
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1. 2.1 Kh¸i niÖm kĩ n¨ng, kĩ x¶o, thãi quen
1.2.1.1. Kh¸i niÖm kĩ n¨ng
Kĩ năng là một vấn đề phức tạp, đã được nhìn nhận dưới nhiều góc độ
khác nhau.
- Theo quan điểm của N.D.Levitov (3): kĩ năng là sự thực hiện có kết quả
của một động tác nào đó trong một hoạt động phức tạp hơn, bằng cách áp dụng
hay lựa chọn những cách thức đúng đắn có chiếu cố đến những điều kiện nhất
3()
“TLH trẻ em và TLH sư phạm” - NXB Giáo dục Hà Nội 1970.
14
định. Kĩ năng có liên quan đến nhiều hoạt động thực tiễn, đến việc áp dụng kiến
thức vào thực tiễn.
N.D.Levitov phân chia kĩ năng ra làm 2 loại: kĩ năng sơ bộ và kĩ năng
phức tạp.
+ Kĩ năng sơ bộ được biểu hiện bằng những thao tác thí nghiệm có kết quả
ngay từ bước đầu tiên trong việc thực hiện các hoạt động nhằm đạt đến kết quả
cần thiết.
+ Kĩ năng phức tạp là những kĩ năng ở giai đoạn phát triển cao hơn, nó
được hình thành trong quá trình vận dụng những tri thức hiểu biết vào thực tiễn
và được luyện tập dần dần để trở thành kĩ xảo và ngày càng hoàn thiện.
N.D.Levitov phân tích cơ sở lí luận của kĩ năng là do trên bộ não hình
thành sự kết hợp phức tạp giữa 2 loại liên hệ: liên hệ thứ nhất là liên hệ của hệ
thống tín hiệu thứ 2 mang tính chất trừu tượng và khái quát. Đó là sự tiếp thu
những lời hướng dẫn khi hình thành kĩ năng. Liên hệ thứ 2 là mối liên hệ giữa
các hệ thống nhằm chuyển lời hướng dẫn sang sự định hướng cách nhìn và
thực hiện động tác, hay căn cứ vào lời hướng dẫn để kiểm tra động tác đã được
thực hiện. Trình độ kĩ năng đạt được phụ thuộc vào độ nhanh, chính xác và có
hệ thống trong việc hình thành hai loại liên hệ ấy. Còn việc hình thành kĩ năng
là quá trình tổ chức các mối liên hệ ấy một cách có kết quả. Con đường hình
thành kĩ năng thường là bắt chước kĩ năng mẫu, bắt chước các hành động nổi
bật bằng quá trình làm thử và luyện tập, và bao giờ cũng gắn bó với thực tiễn.
Theo quan điểm của nhà TLH Xô Viết X.I.Kixengov (4): Kĩ năng là khả
năng thực hiện có hiệu quả hệ thống và các hành động phù hợp với mục đích và
điều kiện thực hiện hệ thống này.
Ông khẳng định kĩ năng có đặc điểm là nó được hình thành không có
những luyện tập đặc biệt để thực hiện hành động bởi sự thể hiện các kĩ năng
bao giờ cũng diễn ra của những kinh nghiệm truớc đây và những tri thức nhất
định về các hành động là không thể thiếu.
4()
“Hình thánh các kỹ năng - kỹ xảo cho sinh viên trong điều kiện nền giáo dục đại học” .
15
Kĩ năng lao động chung được X.I.Kixengov và E.A.Mirerian cùng một số
nhà Tâm lí học Liên Xô (cũ) cho rằng nó được hình thành trong quá trình hoạt
động có tổ chức đặc biệt. Những hoạt động như vậy đưa đến giá trị toàn vẹn
cho kĩ năng. Giá trị đó đã được thể hiện ở tính có ý thức và có kế hoạch của nó.
Giá trị toàn vẹn của các kĩ năng lao động chung còn phải kể đến tính có chú ý
trong việc thực hiện hành động, sự thống nhất một cách vững chắc của các
hành động trí tuệ, tri giác, thực tiễn và việc thực hiện không rập khuôn mà sáng
tạo các tri thức và hoạt động thực tiễn.
- Khái niệm về kĩ năng còn có thể thấy trong quan điểm của
V.V.Tsebaseva. Bà nhận định: kĩ năng thường có liên quan đến khả năng vận
dụng kinh nghiệm cũ trong việc thực hiện những hành động mới, trong điều
kiện mới.
- Mặc dù các quan điểm của các tác giả khác nhau nhưng đều có khái
niệm kĩ năng chung đó là: kĩ năng là sự thực hiện có kết quả các động tác trong
hoạt động phức tạp hơn, từ việc thực hiện có hệ thống các động tác đưa đến giá
trị toàn vẹn cho kĩ năng và chỉ ra con đường hình thành kĩ năng thường là sự
bắt chước kĩ năng mẫu thông qua làm thử luyện tập mà thành kĩ năng. Mức độ
cao hơn của kĩ năng là kĩ xảo.
1.2.1.2. Khái niệm kĩ xảo
Cũng như khái niệm kĩ năng, kĩ xảo cũng được nhìn nhận dưới nhiều
quan điểm khác nhau. Chúng tôi tiếp tục điểm qua các quan điểm của các tác
giả trên về các khái niệm kĩ xảo.
- Quan điểm của N.D.Levitov(5) : Kĩ xảo là kĩ năng thực hiện một động tác
nào đó đã được củng cố bằng luyện tập.
Kĩ xảo là những động tác khéo léo, nhưng như vậy không có nghĩa là một
hành động tự động hoá. Quá trình hình thành kĩ xảo, không phải là một quá
trình đơn giản mà được thông qua luyện tập ở nhiều mức độ và được hoàn thiện
5()
“Tâm lý học dạy học lao động” NXB giáo dục – HN – 1972.
16
bằng hoạt động thực tiễn. Ta thấy trong quan điểm của N.D.Levitov, “yếu tố
thực tiễn giữ vai trò quyết định về mọi mặt của vấn đề kĩ năng và kĩ xảo”.
Theo quan điểm của X.I.Kixengov “kĩ xảo là biện pháp được đặc trưng ở
trình độ thành thạo trong đó có yếu tố tự động hoá ”.
Mức độ tự động hoá của kĩ xảo thể hiện ở sự kiểm tra của ý thức được thu
gọn lại. Như vậy, không phải là mọi khâu của hành động đều được tự động hoá,
mà chỉ những khâu nào phù hợp với điều kiện tương đối thường xuyên của hoạt
động mới được tự động hoá, còn các thành phần biến thiên (do có sự thay đổi
của các điều kiện) bao giờ cũng đặt dưới sự kiểm tra được triển khai của ý thức.
X.L.Kixengov cho rằng đặc trưng của kĩ xảo ở tính bền vững to lớn của các
phương thức hành động được lĩnh hội và được tự động hoá bằng cách rèn
luyện. Nét này là cố hữu đối với nhiều kĩ xảo của con người (dáng đi, cách nói
chuyện…) ngoài tính bền vững ra kĩ xảo còn được đặc trưng ở tính mềm dẻo,
tức là ở sự thay đổi (tất nhiên trong những giới hạn nhất định) về phương thức
của các hành động khi các điều kiện thực hiện chúng thay đổi. Bởi vậy, nên
“khi tạo ra các kĩ xảo hoặc vận dụng kĩ xảo mà các điều kiện này càng đa dạng
thì kĩ xảo càng trở nên mềm dẻo hơn” và ngược lại tính đơn điệu của các điều
kiện sẽ tạo nên tính đơn điệu cho các kĩ xảo. Sự hình thành kĩ xảo được diễn ra
bằng quá trình tiếp thu các phương thức thực hiện hành động, ở giai đoạn đầu
của việc hình thành kĩ xảo người học được giới thiệu cho biết về hành động cần
phải tiếp thu đã được thực hiện như thế nào? Sự hiểu biết này rất cần thiết cho
sự hình thành kĩ xảo, dẫu rằng chúng chưa được thực hiện toàn vẹn bằng hành
động và sau đó là vai trò của người làm công tác giáo dục trong việc hướng
dẫn, giảng giải những hiểu biết về phương thức hành động.
Có hai con đường để hình thành kĩ xảo: Con đường thứ nhất là thông qua
hệ thống các bài tập được tổ chức đặc biệt, có mục đích luyện tập riêng lẻ. Con
đường thứ hai là đưa nhiều lần các hành động đã được lĩnh hội vào các bài tập
có tính chất chung hơn.
17
Theo quan điểm của A.N.Leonchiep(6): Đa số trường hợp kĩ xảo của con
người nảy sinh trên cơ sở biến hành động thành thao tác, như một phương thức
hoạt động được tự động hoá một cách có ý thức, như một thành phần được tự
động hoá của việc thực hiện hành động. Đó là “Thao tác có ý thức - kĩ xảo”.
Những “Thao tác có ý thức - kĩ xảo” này rất cần thiết khi hoạt động diễn ra
trong những điều kiện biến đổi liên tục, khi không thể chậm trễ suy nghĩ về
phương thức hành động mà phải có phản ứng mau chóng và chính xác đối với
sự thay đổi của các điều kiện.
Theo quan điểm của V.V.Tsebaseva(7): Kĩ xảo được hiểu là những phương
thức thực hiện hành động được hình thành nhờ luyện tập. Bà đã dựa trên cơ sở
tâm lí học để chia kĩ xảo thành 3 nhóm chính:
+ Kĩ xảo cảm giác
+ Kĩ xảo vận động
+ Kĩ xảo trí tuệ
Theo bà kĩ xảo cảm giác là sự chính xác của những đánh giá ước lượng
bằng mắt, căn cứ vào kết quả cử động (có cảm giác). Kĩ xảo vận động là việc
kiểm tra những cử động của bản thân mình, còn kĩ xảo trí tuệ là sự kiểm tra tính
chất đúng đắn của những tính toán và kiểm tra sự tuân thủ các quy tắc sử dụng.
Các kĩ xảo trí tuệ được hình thành với vai trò chỉ đạo của hệ thống tín hiệu thứ
hai. Bà đã nhấn mạnh về những điều kiện chủ yếu để hình thành có hiệu quả
các kĩ xảo lao động trong đó dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tế của
việc dạy kĩ xảo lao động. Bà cho rằng đây cũng là những điều kiện chung để
hình thành các kĩ xảo khác.
Kĩ xảo là loại hình hoạt động tự động hoá nhờ luyện tập, trong đó người học
chỉ tập trung chú ý vào điều kiện kết quả của hành động mà không tập trung
vào các thao tác riêng lẻ. Kĩ xảo ít gắn liền với tình huống, nó có thể ít bền
vững nếu không thường xuyên luyện tập củng cố.
6()
7()
“Những vấn đề của sự phát triển tâm lý” – 1972.
“Tâm lí dạy học lao động” - NXBGD Hà Nội 1972.
18
Nhìn chung, kĩ xảo có rất nhiều khái niệm của nhiều quan điểm khác nhau.
Nhưng nói chung các tác giả cho rằng kĩ xảo được hình thành từ kĩ năng, kĩ
năng đạt mức độ cao hơn, thành thạo các hành động thông qua các bài tập được
tổ chức có mục đích mang tính chất chung. Kĩ xảo hình thành trong việc thực
hiện hành động “Thao tác có ý thức - kĩ xảo”. Để đạt được mục đích nào đó với
điều kiện càng đa dạng thì kĩ xảo càng mềm dẻo hơn.
1.2.1.3. Khái niệm thói quen(8)
Thói quen thường chỉ những hành vi của cá nhân được diễn ra trong những
điều kiện ổn định trong không gian và quan hệ xã hội rất cụ thể. Thói quen có
nội dung tâm ký nhất định, thường gắn với nhu cầu của cá nhân, và gần như trở
thành phản xạ có điều kiện. Khi đã trở thành thói quen mọi hoạt động tâm sinh
lý trở thành cố định, cân bằng và khi phá vỡ sự cân bằng đó tức là sự phá vỡ
thói quen, sẽ là một quá trình rất khó thực hiện. Sở dĩ như vậy bởi vì thói quen
là loại hành động tự động hoá trở thành nhu cầu của con người và đòi hỏi được
thực hiện theo một cách nhất định. Ở mỗi cá nhân đều có những thói quen nhất
định được tạo thành trong quá trình sống của chủ thể. Thói quen tuân thủ chặt
chẽ chế độ sinh hoạt hàng ngày: thói quen ngăn nắp sau khi sử dụng đồ dùng,
thói quen niềm nở với mọi người…
Một phẩm chất nhân cách được hình thành, phát triển trong những điều
kiện ổn định trên nền tảng thói quen. Để tạo những phẩm chất trung thực,
không thể không tạo ra các tình huống ổn định. Tuy nhiên, nếu quá lợi dụng
thói quen sẽ tạo ra mẫu người chỉ hoạt động tốt trong nhiều điều kiện ổn định
với những thói quen của mình, và sẽ khó khăn trong hành động khi gặp điều
kiện thay đổi.
Thói quen được hình thành từ đâu? Thói quen được hình thành do luyện
tập tức là kĩ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần được trở thành kĩ xảo và mức độ
cao hơn của kĩ xảo là thói quen. Nghĩa là sự lặp đi lặp lại có hệ thống và có
8()
Ng« C«ng Hoµn, T©m lý häc gia ®×nh, §HSP Hµ Néi I, 1993.
19
mục đích không chỉ dẫn đến sự củng cố mà còn dẫn đến sự hoàn thiện hành
động bằng các lĩnh vực các thủ thuật làm việc ngày càng có hiệu quả hơn.
Tóm lại, thói quen là loại hành động tự động hoá ổn định trở thành nhu
cầu, nếp sống của con người. Thói quen được đánh giá về mặt đạo đức, nó gắn
liền với tình huống cụ thể bền vững ăn sâu vào nếp sống. Thói quen được hình
thành bằng nhiều con đường: rèn luyện, bắt chước…
1.2.2. Mối quan hệ qua lại giữa kĩ năng, kĩ xảo và thói quen
Với các quan điểm khác nhau về kĩ năng - kĩ xảo - thói quen mà các tác
giả đại diện nêu trên, họ cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa chúng.
1.2.2.1 Quan hệ giữa kĩ năng - kĩ xảo
Theo N.D.Levitov, kĩ năng là điều kiện hình thành nên kĩ xảo, hay nói
cách khác kĩ xảo chính là kĩ năng đã được rèn luyện và hoàn thiện thông qua
hoạt động thực tiễn.
Theo X.I.Kixengov, sự hoàn thiện kĩ xảo ở mức độ nào đó có tầm quan
trọng hàng đầu trong việc hình thành kĩ năng. Song như vậy không có nghĩa là
kĩ năng được hình thành hoàn toàn dựa trên cơ sở các thao tác tự động hoá, mà
nền tảng của nó phải là các “Thao tác có ý thức - kĩ xảo”. Việc hoàn thiện kĩ
năng xảy ra không chỉ tuỳ thuộc vào mức độ tiếp thu các kĩ xảo và việc sử dụng
những kinh nghiệm hiểu biết, mà còn tuỳ thuộc vào tiếp thu các kĩ xảo và việc
sử dụng những kinh nghiệm khác nữa. X.I.Kixengov khẳng định kĩ năng không
phải là tổ hợp máy móc các kĩ xảo mà là một tổ hợp của vốn hiểu biết, vốn kinh
nghiệm và khả năng sáng tạo của cá nhân. Việc hoàn thiện kĩ năng mới còn có
sự tồn tại của các thành phần tự động hoá, tức là các kĩ xảo hoạt động.
Theo quan điểm của V.V.Tsebaseva, kĩ xảo và kĩ năng có những đặc điểm
giống và khác nhau nhưng sự khác biệt ấy thường không mâu thuẫn nhau mà
lại bổ sung cho nhau. Những đặc điểm đó biểu hiện ở chỗ.
+ Nội dung các kĩ năng kĩ xảo là những quá trình tâm lí.
+ Các điều kiện hình thành kĩ năng, kĩ xảo và đặc biệt là vai trò của việc
luyện tập ở các giai đoạn khác nhau.
20
+ Trình độ phát triển của kĩ xảo, chất lượng thực hiện những hành động
đã thông thuộc.
+ Vai trò của tri thức trong quá trình lĩnh hội và vận dụng kĩ năng, kĩ xảo.
+ Cơ cấu tâm lí của kĩ năng, kĩ xảo. Vai trò của ý thức và tính chất của
các quá trình tư duy trong công việc hình thành và vận dụng các kĩ năng, kĩ
xảo.
+ Các chức năng khác nhau của kĩ năng, kĩ xảo trong hoạt động.
Như vậy, kĩ năng và kĩ xảo có mối liên hệ biện chứng với nhau, và theo
một trật tự nhất định. Những kĩ năng phức tạp dần trở thành kĩ xảo và ở mức độ
cao hơn, kĩ xảo trở thành thói quen.
1.2.2.2. Mối quan hệ giữa kĩ xảo và thói quen
Thói quen cũng như kĩ xảo đều là những hành động tự động hóa, đó là
loại hành động vốn lúc đầu là hành động có ý thức, có lí trí, nhưng do lặp đi lặp
lại nhiều lần hay do luyện tập mà về sau trở thành tự động, nghĩa là không cần
có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả. Ở đây không
phải hoàn toàn không có sự có mặt của ý thức mà ý thức chỉ hạn chế đến mức
độ tối thiểu trong phạm vi một số thành phần của hành động. Nhờ vậy mà ý
thức và nghị lực được tập trung vào những thành phần chủ yếu, quan trọng của
hành động.
Kĩ xảo và thói quen có sự hoà trộn những đặc điểm giống và khác nhau
được biểu hiện như sau:
+ Chúng giống nhau ở chỗ đều là hành động tự động hoá, đều có cơ sở
sinh lí là những định hình động lực (hay còn gọi là động hình). Thói quen và kĩ
xảo là những hệ thống được củng cố tốt hay những phức hợp phản xạ có điều
kiện gắn liền với động hình ở vỏ bán cầu đại não.
+ Những đặc điểm khác nhau giữa kĩ xảo và thói quen cũng có sự phân
biệt rõ rệt. Sự phân biệt này không chỉ có ý nghĩa lí luận mà còn có ý nghĩa
thực tiễn nhất là trong công tác giáo dục. Sự khác nhau này biểu hiện ở những
đặc điểm riêng cụ thể của chúng như sau:
21
Kĩ xảo không có sự kiểm soát thường xuyên của ý thức, không cần sự
kiểm tra bằng tri giác. Động tác kĩ xảo mang tính khái quát không có động tác
thừa, kết quả cao mà tốn ít năng lượng của thần kinh bắp thịt. Kĩ xảo được hình
thành trên cơ sở những kĩ năng sơ đẳng. Kĩ xảo có nhiều loại khác nhau: Kĩ xảo
học tập, kĩ xảo lao động, kĩ xảo thể thao…tuỳ từng loại hoạt động mà kĩ xảo
tham gia.
Thói quen là một hành động tự động hoá đã trở thành nhu cầu con người.
Mỗi người đều có những thói quen nhất định và được tạo thành trong quá trình
sống của mình: thói quen ngăn nắp, thói quen vệ sinh sạch sẽ, thói quen dọn
dẹp sạch sẽ nơi làm việc sau khi kết thúc công việc, thói quen niềm nở với mọi
người…Tuy những thói quen đều hình thành từ hành động tự động hoá, nhưng
kĩ xảo có nhiều điểm khác với thói quen: Kĩ xảo mang tính chất kĩ thuật thuần
tuý, còn thói quen mang nhu cầu nếp sống của con người. Con đường hình
thành chủ yếu của kĩ xảo là sự luyện tập có mục đích và hệ thống, còn thói
quen được hình thành bằng nhiều con đường tự phát. Kĩ xảo không gắn với một
tình huống nhất định nào cả còn thói quen bao giờ cũng gắn với một tình huống
nhất định. Thói quen có tính chất bền vững hơn kĩ xảo, nó bắt rễ vào hành vi
của con người sâu hơn so với kĩ xảo. Cho nên việc thay đổi sửa chữa thói quen
khó hơn kĩ xảo. Thói quen được đánh giá về mặt đạo đức: có thói quen tốt, thói
quen xấu, thói quen có lợi, thói quen có hại. Còn kĩ xảo thì không đánh giá về mặt
đạo đức mà về mặt kĩ thuật thao tác: có kĩ xảo mới, tiến bộ, có kĩ xảo cũ lỗi thời.
Thực tiễn cho thấy có những hành động vừa là thói quen đồng thời là kĩ
xảo, nhưng không phải bao giờ cũng có sự trùng hợp đó. Trong giáo dục cần
phải làm cho những hành động trong học tập, lao động, rèn luyện thể lực, sinh
hoạt vừa là kĩ xảo vừa là thói quen.
Nhà giáo dục học Xô Viết A.X.Macarenco(9) đã viết “giáo dục đạo đức mà
không hình thành thói quen thì cũng giống như một toà lâu đài xây trên bãi cát”.
9()
Ph¹m Minh H¹c, T©m lý häc, Nxb Gi¸o dôc, 1992.
22
Như vậy, qua quá trình phân tích và tổng hợp nhiều ý kiến, nhiều quan
điểm của các tác giả khác nhau. Chúng tôi đi đến một sự thống nhất chung
trong cách nhìn nhận về vấn đề kĩ năng - kĩ xảo - thói quen như sau:
- Thứ nhất về vấn đề kĩ năng: kĩ năng được hiểu là khả năng thực hiện có
kết quả một hành động hay hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng
những tri thức, kinh nghiệm vào những cách thức hoạt động đúng đắn (đã được
chủ thể lĩnh hội qua hoạt động học tập giáo dục). Nhờ có luyện tập một cách có
ý thức, kĩ năng được củng cố và hoàn thiện tự động hoá dần. Kĩ năng không
phải đặc tính cố hữu, vốn có của cá nhân. Nó luôn vận động biến đổi tuỳ thuộc
vào mục đích của hoạt động. Kĩ năng được hình thành với các thao tác của
hành động là cơ sở để hình thành kĩ xảo cho hoạt động tương ứng. Quá trình
hoàn thiện phức tạp dần các kĩ năng đồng thời với giai đoạn đầu của quá trình
hình thành kĩ xảo. Kĩ năng là yếu tố nguyên sinh làm nền tảng cho sự hình
thành yếu tố thứ sinh: kĩ xảo.
- Thứ hai về vấn đề kĩ xảo: Kĩ xảo được hiểu là những thao tác của hành
động được thuần thục đến mức tự động hoá, nhưng trong quá trình hình thành
kĩ xảo nhất thiết phải có sự tham gia của ý thức. Kĩ xảo dần dần được hoàn
thiện, trong đó càng ngày càng hạn chế đến mức tối thiểu sự tham gia của ý
thức vào hành động. Con đường hình thành kĩ xảo phải đi qua những giai đoạn
nhất định của nó, mà ở đó kĩ năng giữ vị trí ban đầu, bắt đầu từ sự bắt chước kĩ
năng mẫu, bắt chước các hành động nổi bật trong tiến trình hoạt động thực tiễn.
Kĩ xảo hoàn thiện dần và đạt đến mức độ cao hơn trở thành thói quen.
- Thứ ba về vấn đề thói quen: Thói quen dùng để chỉ các hành vi của cá
nhân được diễn ra trong các điều kiện ổn định trong không gian và quan hệ xã
hội rất cụ thể. Thói quen là loại hành động tự động hoá, đã trở thành nhu cầu
của con người và đòi hỏi thực hiện một cách nhất định. Thói quen có một ý
nghĩa to lớn đối với cuộc sống của con người, xây dựng thói quen cần thiết
trong cuộc sống chính là xây dựng những phẩm chất, nhân cách tốt của con
người, hướng con người tới lòng từ thiện, nhân hậu đem lại lợi ích cho gia đình
23
và xã hội. Không quan tâm xây dựng thói quen trong nếp sống của mỗi cá nhân
ngay từ nhỏ, sẽ có sự xa lạ trong nhận thức và hành vi của trẻ về những khái niệm,
hành vi kỷ luật tổ chức, trật tự kỷ cương pháp luật. Xây dựng thói quen cần thiết
có các điều kiện nhất định về không gian, nội dung hoạt động, song phải đảm bảo
tính tự nguyện, tránh áp đặt, cưỡng bức. Thói quen tốt chính là nền tảng cho mọi
phẩm chất nhân cách hình thành, phát triển một cách ổn định nhất.
1. 2.2.3 Con đường hình thành thói quen
Thói quen được hình thành từ kÜ năng - kÜ xảo. Tức con đường hình thành
thói quen phải đi qua những giai đoạn nhất định của nó mà ở đó kĩ năng giữ vị
trí ban đầu. Bắt đầu từ sự bắt chước kĩ năng mẫu, bắt chước các hành động nổi
bật trong tiến trình hoạt động thực tiễn có sự luyện tập một cách có ý thức, kĩ
năng được củng cố, hoàn thiện và tự động hóa dần dần trở thành kĩ xảo. Mức
độ cao hơn của kĩ xảo là thói quen.
Vậy TQVHVS: Là những hành vi vệ sinh có văn hoá, được thực hiện một
cách tự động hoá như một nhu cầu trở thành ý thức nó ăn sâu vào nếp sống của
con người.
1.2.3. Thói quen văn hoá vệ sinh của trẻ Mầm non
1.2.3.1. Vai trò của việc giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường
Mầm non
Giáo dục TQVHVS có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn diện
nhân cách con người trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ, giáo dục thói quen lao
động tự phục vụ đơn giản…
Việc giáo dục TQVHVS có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển thể chất và
hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ biết tự giữ gìn vệ sinh thân thể, có những
thói quen tốt trong mọi hành động vệ sinh, giúp trẻ quen dần với nếp sống vệ
sinh sạch sẽ trên cơ sở đó mà trong suốt cuộc đời mình đứa trẻ thích giữ gìn
chân tay không dính bẩn, quần áo sạch sẽ, nhà cửa ngăn nắp. Từ việc tập giữ
sạch, trẻ có ý thức phải làm mọi việc ngăn nắp, đúng đắn và có ý thức về nghĩa
vụ của mình cũng như trở thành một người hành động có mục đích.
24
Giáo dục các kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh có ý nghĩa lớn lao trong việc bảo vệ
sức khoẻ và tăng cường thể lực. Trước hết, vì cơ thể của trẻ em lứa tuổi này
đang phát triển mạnh mẽ. Hệ thần kinh, hệ cơ xương hình thành nhanh, bộ máy
hô hấp đang hoàn thiện. Mặt khác, trong quá trình thực hiện các hành động vệ
sinh, mọi quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể trẻ: quá trình hô hấp, tuần hoàn
máu, quá trình trao đổi chất, quá trình ôxi hoá…được tăng cường, tạo cho trẻ
trạng thái vui vẻ khi được làm việc, đồng thời tránh căng thẳng thần kinh. Trẻ
ăn uống ngon hơn, rèn luyện được các kĩ năng, kĩ xảo vận động, giúp trẻ tăng
trưởng và phát triển hài hoà.
Giáo dục các kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh còn có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển trí tuệ của trẻ. Giúp trẻ nắm được những tri thức sơ đẳng khác nhau, hình
thành những biểu tượng, khái niệm đúng về các hành vi VHVS cũng như
những hiện tượng đơn giản của cuộc sống xung quanh trẻ. Trên cơ sở đó hình
thành ở trẻ thái độ đúng đắn đối với mọi hành động, giúp trẻ điều chỉnh hành vi
của mình phù hợp với những xúc cảm tình cảm của bản thân, cũng như phù hợp
với yêu cầu đặt ra đối với trẻ.
Việc giáo dục các kĩ xảo, thói quen vệ sinh có văn hoá góp phần hình
thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức tốt ngay khi còn nhỏ. Thông qua việc thực
hiện các hành vi VHVS, hình thành trong trẻ tình cảm với hành động của mình
và cao hơn là hình thành lòng tự trọng, tinh thần nghĩa vụ và trách nhiệm với
công việc được giao. Trên cơ sở đó rèn luyện các nét tính cách tích cực ở trẻ:
tính kiên trì, tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức về bẩn - sạch, tốt - xấu…
Mặt khác, dưới sự tác động của nhà giáo dục hình thành ở trẻ tình cảm bạn bè,
tình thương yêu nhau trong tập thể.
Giáo dục tốt các TQVHVS sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển thẩm mỹ, giáo
dục các thói quen lao động tự phục vụ đơn giản. Đối với trẻ em, thế giới xung
quanh luôn chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Việc tác động vào tâm hồn của
trẻ những tình cảm tốt đẹp, những hành vi VHVS chính là góp phần quan trọng
vào việc hình thành nhân cách phát triển toàn diện cho trẻ. Với trẻ, sự tri giác
25