Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.21 KB, 116 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC VINH

PHAN THị HOàI

DạY HọC PHONG CáCH HọC
TRONG CHƯƠNG TRìNH NGữ VĂN
TRUNG HọC PHổ THÔNG
CHUYÊN NGàNH: Lý LUậN Và PH ƯƠNG PHáP DạY HọC
Bộ MÔN VĂN Và TIếNG VIệT
Mã số: 60.14.10

LUậN VĂN THạC Sĩ GIáO DụC

Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Đặng Lu


2

VINH - 2011


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề....................................................................................................................6
3. Đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu.................................................................10
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................11


6. Cấu trúc luận văn..............................................................................................................11
Chương 1
PHẦN PHONG CÁCH HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG ...............................................................................................................................12
1.1. Quan điểm tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn và vị trí của phần phong
cách học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông...............................................12
1.1.1. Quan điểm tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn...................................12
1.1.2. Vị trí của phần phong cách học trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành........14
1.2. Nội dung phần Phong cách học trong sách Ngữ văn THPT.........................................18
1.2.1. Phần phong cách học trong sách Ngữ văn THPT cơ bản ..........................................18
1.2.2. Phần phong cách học trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT nâng cao......................25
1.2.3. So sánh phần Phong cách học trong sách ngữ văn THPT hiện hành với phần Phong
cách học trong sách tiếng Việt THPT hợp nhất năm 2000...................................................32
1.3. Áp lực của việc đổi mới phương pháp dạy học phần Phong cách học từ chương trình
và sách giáo khoa mới..........................................................................................................35
1.3.1. Áp lực từ nguyên tắc tích hợp trong môn Ngữ văn....................................................35
1.3.2. Áp lực từ yêu cầu về tính hệ thống trong nguyên tắc dạy học...................................37
1.3.3. Áp lực về sự cập nhật thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ học và Việt ngữ học.....37
1.3.4. Áp lực về sự cập nhật thông tin giáo dục học hiện đại trên thế giới..........................39
Chương 2
DẠY - HỌC LÍ THUYẾT PHONG CÁCH HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT..................................................................40
2.1. Tri thức lí thuyết Phong cách học trong chương trình Ngữ văn THPT.........................40
2.2. Tiếp cận các khái niệm cơ bản về phong cách học.......................................................42
2.2.1. Một số khái niệm cơ bản về phong cách học cần tiếp cận.........................................42
2.2.2. Phương pháp hình thành, củng cố khái niệm phong cách học cho học sinh..............46
2.3. Củng cố các khái niệm và đặc điểm ngôn ngữ trong các phong cách chức năng qua văn
bản Đọc - hiểu......................................................................................................................67
2.3.1. Vấn đề phong cách chức năng của các văn bản Đọc - hiểu trong chương trình........67
2.3.2. Tích hợp tri thức phong cách học và tri thức đọc - hiểu trong dạy học Ngữ văn.......69

2.3.3. Giáo án thể nghiệm dạy lí thuyết phong cách học.....................................................74
Chương 3
DẠY HỌC THỰC HÀNH PHONG CÁCH HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT..................................................................79


4
3.1. Mục đích và các dạng bài tập thực hành phong cách học.............................................79
3.1.1. Mục đích dạy thực hành phong cách học...................................................................79
3.1.2. Các dạng bài tập thực hành phong cách học..............................................................80
3.2. Thực hành nhận diện phong cách học...........................................................................83
3.2.1. Tiếp cận văn bản thuộc các phong cách chức năng khác nhau..................................83
3.2.2. Phương pháp so sánh đối lập trong nhận diện phong cách học..................................84
3.3. Thực hành phân tích văn bản theo phong cách chức năng............................................88
3.3.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ ..............................................................................89
3.3.2. Phân tích phong cách học trong phần đọc - hiểu văn bản..........................................93
3.4. Thực hành tạo lập văn bản theo phong cách chức năng................................................95
3.4.1. Yêu cầu về tạo lập văn bản đối với học sinh THPT...................................................95
3.4.2. Phương pháp rèn luyện theo mẫu trong tạo lập văn bản............................................99
3.5. Giáo án thể nghiệm dạy thực hành phong cách học....................................................102
KẾT LUẬN........................................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................111


5

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp được
xem là một trong những nguyên tắc hàng đầu nhằm nâng cao khả năng nghe,

nói, đọc, viết cho học sinh. Với nguyên tắc này, văn bản được xem là đơn vị
hết sức quan trọng. Các văn bản có thể là sản phẩm ngôn ngữ do học sinh tạo
lập, có thể là đơn vị ngôn ngữ mà học sinh cần lĩnh hội (đọc - hiểu), và mỗi
một văn bản như thế đương nhiên thuộc về một phong cách chức năng nhất
định. Như vậy, dạy học tiếng Việt gắn với hành chức không thể tách rời vấn
đề phong cách chức năng của văn bản. Đây là một trong những điểm mới, phù
hợp với xu thế chung của dạy học tiếng trên thế giới hiện nay.
1.2. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông đang được sử
dụng trong nhà trường hiện nay có nhiều điểm mới so với bộ sách hợp nhất
năm 2000. Nếu như phần Từ ngữ và Ngữ pháp có sự kế thừa kiến thức của
các lớp dưới, thì Phong cách học là một phần hoàn toàn mới. Sáu phong cách
chức năng được phân bố ở cả ba khối lớp, được biên soạn có hệ thống hơn so
với những nội dung khác của phần Tiếng Việt. Mặt khác, do được biên soạn
theo nguyên tắc tích hợp, những tri thức về phong cách học còn có quan hệ
liên thông với phần Đọc - hiểu và Làm văn. Thực tế đó đòi hỏi người giáo
viên phải nghiên cứu, nắm bắt những điểm khác biệt về nội dung của sách
Ngữ văn mới so với sách Văn học và Tiếng Việt trước đây mới có thể đáp
ứng những yêu cầu của công việc dạy - học.
1.3. Việc đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề thời sự trong
ngành giáo dục hiện nay. Đối với môn Ngữ văn, phương pháp dạy học của
các phân môn Đọc - hiểu, Tiếng Việt, Làm văn có những khác biệt mang tính
đặc thù. Ngay trong phần Tiếng Việt, những tìm tòi, đổi mới phương pháp
dạy học cũng phải gắn với các phần cụ thể. Những phương pháp và thủ pháp


6
đắc dụng trong dạy học Từ ngữ chưa hẳn đã hoàn toàn phù hợp với dạy học
Ngữ pháp, Phong cách học và ngược lại.
Đó là những lí do để chúng tôi đi vào tìm hiểu, đề xuất những phương
pháp dạy học đối với loạt bài phong cách học trong chương trình Ngữ văn

THPT hiện hành.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề nghiên cứu phong cách học
Cùng với các chuyên ngành khác của ngôn ngữ học, việc nghiên cứu
phong cách học đã có một lịch sử khá lâu dài. Tuy nhiên, trước khi lý thuyết
ngôn ngữ học đại cương của F.dơ. Xố-xuya ra đời, việc nghiên cứu phong
cách học chưa có tính hệ thống. "Nói cách khác, ở giai đoạn này, phong cách
học chưa phải là một bộ môn khoa học thực sự vì nó chưa trang bị được cho
mình những phương pháp nghiên cứu cụ thể” [9, tr.5]. “Phải đợi đến thế kỷ
XX, sau khi F. dơ. Xốt-xuya tiến hành một cuộc cách mạng vĩ đại trong ngôn
ngữ học với công trình lí thuyết về ngôn ngữ học đại cương thì phong cách
mới có đủ những điều kiện để trở thành một bộ môn khoa học độc lập thực sự
với đầy đủ ý nghĩa của nó” [9. tr.9].
Sự manh nha của những tư tưởng phong cách học có lẽ bắt đầu từ thời
cổ đại Hy Lạp, với ý kiến của một số nhà triết học cổ đại như Platon,
Democrit, Arixtôt từ trước Công nguyên bàn về diễn thuyết của nhà hùng
biện, gọi là phép mĩ từ. Đến những năm đầu Công nguyên, ý tưởng này đã
được một số nhà thơ, nhà hùng biện như Virgile, Cicèron (La Mã) bổ sung và
phát triển thêm. Tiếp sau đó, nhiều học giả phương Tây, phương Đông trong
đó có cả Việt Nam đã bàn đến vấn đề biến hóa của lời nói, các biện pháp trau
dồi lời nói, nhất là trong lĩnh vực sáng tác văn chương.
Nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX, một trong những học trò xuất sắc
của F.dơ. Xốt-xuya là Ch. Bally (1865 - 1947) đã đặt nền móng cho phong


7
cách học hiện đại. Tác phẩm quan trọng nhất của ông là Khảo luận về phong
cách học tiếng Pháp gồm 2 tập, trong đó, ông dành riêng một tập cho lý
thuyết phong cách học. Theo ông: “Phong cách học nghiên cứu các sự kiện
biểu đạt của ngôn ngữ trên quan điểm nội dung biểu cảm của chúng, nghĩa là

sự biểu đạt các sự kiện tình cảm bằng ngôn ngữ và tác động của ngôn ngữ đối
với tình cảm” [Dẫn theo 15, tr.27]. Công trình nghiên cứu của Ch. Bally có
tính chất nền tảng của phong cách học, đánh dấu một bước chuyển lớn lao từ
tu từ học cổ điển sang phong cách học hiện đại. Phải nói rằng, Ch. Bally là
người có công lớn trong việc xác định đối tượng, phương pháp nghiên cứu
cho chuyên ngành này.
Sau Bally, việc nghiên cứu phong cách học vẫn được tiếp tục ở Pháp và
phát triển ở nhiều nước như Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc… Các nhà nghiên cứu
đã tập trung vào các vấn đề mấu chốt của phong cách học như: xác định đối
tượng, nhiệm vụ nghiên cứu và phân loại phong cách chức năng, …
Ở Việt Nam, môn Phong cách học Tiếng Việt được hình thành vào
những năm 1964. Lúc đầu, bộ môn này được gọi là “Tu từ học tiếng Việt” và
được biên soạn với tư cách là một bộ phận trong Giáo trình Việt ngữ của Đại
học Sư phạm Hà Nội, trên cơ sở những thành tựu của đội ngũ cán bộ giảng
dạy về phong cách tiếng Việt lúc bấy giờ. Từ năm 1968 trở đi, Phong cách
học tiếng Việt đã được tách riêng ra, giảng dạy ở bậc đại học với tư cách là
một môn khoa học độc lập. Có nhiều cuốn sách, tư liệu, giáo trình, bài báo,
luận văn, khóa luận,… đã tập trung nghiên cứu về bộ môn này.
Sau Giáo trình Việt ngữ (t.3) - Tu từ học do Đinh Trọng Lạc viết năm
1964, Phong cách học được xem như một môn khoa học mới ở Việt Nam, lần
lượt các giáo trình về phong cách học ra đời. Đó là Giáo trình phong cách
học tiếng Việt hiện đại của nhóm tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn
Nguyên Trứ; Mấy bài giảng về phong cách học của Nguyễn Thái Hòa; Tư


8
liệu phong cách học của Đinh Xuân Hiền; Phong cách học tiếng Việt hiện đại
của Hoàng Trọng Phiến; Giáo trình phong cách học của Võ Bình, Lê Anh
Hiền; Phong cách học của Hoàng Văn Hành,… Các giáo trình chủ yếu tập
trung đề cập đến khái niệm, phân loại và đặc điểm các phong cách chức năng.

Từ đó đến nay, trong thư mục nghiên cứu phong cách học ở nước ta,
không thể không nói đến Phong cách học tiếng Việt (1982) của nhóm tác giả
Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Võ Bình, Nguyễn Thái Hòa; Phong cách học và
đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú (1983); giáo trình Phong cách học
tiếng Việt và Thực hành Phong cách học của hai tác giả Đinh Trọng Lạc (chủ
biên) và Nguyễn Thái Hòa (1994); 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng
Việt (1995) của Đinh Trọng Lạc; Dẫn luận phong cách học (1997) và Từ điển
Tu từ - Phong cách - Thi pháp học (2005) của Nguyễn Thái Hòa; Phong cách
học và các phong cách chức năng tiếng Việt của Hữu Đạt... Về thực hành, đã
có những công trình vận dụng lí thuyết phong cách để cắt nghĩa đặc trưng thể
loại cũng như nghiên cứu phong cách tác giả. Đáng chú ý có Phong cách
Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985) của Phan Ngọc; Con mắt thơ (1994), tái
bản năm 2000 đổi tên thành Mắt thơ của Đỗ Lai Thúy; Những vấn đề thi
pháp của truyện của Nguyễn Thái Hòa...
Nhìn chung, về lí thuyết cũng như thực hành, nghiên cứu phong cách
học tiếng Việt đã đạt được những bước tiến đáng kể. Đây là cơ sở quan trọng
cho việc hình thành các phương pháp dạy học phong cách học trong nhà
trường trung học phổ thông.
1.2. Về nghiên cứu phương pháp dạy học phong cách học
Công trình đầu tiên đặt vấn đề và nêu các phương pháp, thủ pháp dạy
học phong cách học ở Việt Nam có lẽ là giáo trình Phương pháp dạy học
tiếng Việt của nhóm tác giả Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán.
Phong cách học vốn là một hợp phần quan trọng trong sách giáo khoa Tiếng


9
Việt THPT, nên giáo trình đã dành chương VII để bản về phương pháp dạy
học phong cách học. Sau khi nêu một vài vấn đề có tính chất khái quát về
phần Phong cách học trong chương trình Tiếng Việt THPT, tác giả đi vào
những nội dung then chốt như Những cơ sở của việc dạy học phong cách học,

Phương pháp dạy học phong cách học (cả về lí thuyết và thực hành)
[1, tr.159-184). Là giáo trình được biên soạn theo chương trình và sách giáo
khoa Tiếng Việt cũ, nên có một số nội dung, bài học cụ thể được đề cập trong
đó không còn phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới nữa. Tuy
nhiên, những luận điếm có tính phương pháp luận về vấn đề dạy học phong
cách học vẫn rất có ý nghĩa.
Khi bộ sách Ngữ văn THPT biên soạn theo tình thần tích hợp mới chỉ
ra mắt cuốn Ngữ văn 10 tập 1, 2 (cơ bản và nâng cao), tháng 7 năm 2000,
Khoa Ngữ văn trường Đại học Vinh đã phối hợp với các Sở Giáo dục Nghệ
An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia bàn về Dạy
học Ngữ văn theo chương trình và sách giáo khoa mới. Tại diễn đàn này, đã
có một số tham luận bàn về nội dung và phương pháp dạy học các bài học
phong cách học trong Ngữ văn 10. Đáng chú ý có "Một số suy nghĩ về việc
dạy học bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10 tập 2 nâng cao)"
của Lê Thị Sao Chi [31, tr.210-212]; Trao đổi về nội dung bài Phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10, tập 1) của Lê Thời Tân [31. tr.79-84];
Trao đổi về cách dạy bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10, tập
2, chương trình nâng cao) của Đoàn Mạnh Tiến [31, tr.213-216]; Để dạy học tốt phần Tiếng Việt trong sách giáo khoa trung học phổ thông (bộ mới)
của Đặng Lưu [31, tr.165-168]. Những ý kiến trong các bài nêu trên đây được
phát biểu khá sớm sủa, khi chương trình và sách giáo khoa mới vừa "ra lò",
thời gian kiểm nghiệm chưa nhiều. Do đó, các ý kiến cũng mới chỉ dừng lại ở
những suy nghĩ bước đầu, đòi hòi phải tiếp tục đào sâu khi bộ sách được hoàn


10
chỉnh, đặc biệt là khi có những vấn đề nảy sinh trong thực tế dạy học ở nhà
trường phổ thông.
Từ tình hình nghiên cứu về phong cách học, đặc biệt là vấn đề dạy
học phong cách học ở nhà trường THPT nêu trên, chúng tôi càng thấy rõ
yêu cầu phải tìm tòi những cách dạy học đối với hợp phần này trong

chương trình và sách giáo khoa mới, để góp thêm tiếng nói cần thiết cho
công việc đối mới phương pháp dạy học đang là vấn đề cấp thiết trong nhà
trường hiện nay.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu nội dung phần Phong cách
học trong sách giáo khoa Tiếng Việt hợp nhất năm 2000 và sách Ngữ văn
THPT mới, ở cả hai bộ cơ bản và nâng cao, những cách thức dạy học đã được
đề xuất trong các giáo trình cũng như đã được áp dụng trong thực tế dạy học
đối với hợp phần phong cách học trong cả hai bộ sách.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi hướng tới mục đích thiết thực: tìm hiểu thấu
đáo những đặc điểm về nội dung của các bài phong cách chức năng trong sách
Ngữ văn THPT, trên cơ sở đó, trình bày quan điểm về những phương pháp và
thủ pháp dạy học nhằm góp phần nâng cho chất lượng dạy học phần Tiếng
Việt nói riêng, môn Ngữ văn nói chung ở THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này gồm những tri thức trong loạt bài
phong cách học ở hai bộ sách Ngữ văn THPT (bộ sách cơ bản và bộ sách
nâng cao), những vấn đề lí thuyết về phương pháp dạy - học phong cách học
và thực tế dạy - học phần này trong nhà trường.


11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Những vấn đề lí thuyết về phong cách học trong hai bộ sách Ngữ
văn THPT.
4.2. Những nội dung luyện tập phong cách học.
4.3. Các phương pháp dạy - học phong cách học (gồm cả dạy lí thuyết
và thực hành).

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp thuộc cả hai nhóm phương
pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Cụ thể là:
phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp mô hình hoá,
phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm…
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được
triển khai trong ba chương:
Chương 1. Phần Phong cách học trong chương trình Ngữ văn trung
học phổ thông hiện hành.
Chương 2. Dạy học lí thuyết phong cách học trong chương trình Ngữ
văn THPT.
Chương 3. Dạy học thực hành phong cách học trong chương trình
Ngữ văn THPT.


12
Chương 1
PHẦN PHONG CÁCH HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Quan điểm tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn và vị
trí của phần phong cách học trong chương trình Ngữ văn Trung học
phổ thông
1.1.1. Quan điểm tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn
Tích hợp là một thuật ngữ được dùng nhiều trong ngành giáo dục từ
năm 2002 - khi công cuộc đổi mới, cải cách giáo dục bắt đầu diễn ra một cách
mạnh mẽ, toàn diện. Với khẩu hiệu dạy học hướng vào người học, lấy học
sinh làm trung tâm, phong trào đổi mới phương pháp dạy học diễn ra rầm rộ
và kéo theo nó là việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Môn Ngữ văn
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thuật ngữ “Ngữ văn” cũng từ đó mà ra

đời. Bộ môn Ngữ văn, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn là sự kết hợp
của ba phân môn, ba cuốn sách: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Như vậy,
tên gọi mới của bộ môn, của sách giáo khoa đã phản ánh phần nào sự đổi mới
trong cách nhìn nhận, đánh giá về mối quan hệ giữa ba phân môn trên. Nói
cách khác, sự thay đổi tên gọi như vậy là một biểu hiện của tích hợp.
Tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa thể hiện ở hai mặt: tích hợp
ngang và tích hợp dọc.
Tích hợp ngang: Việc thay đổi cách gọi tên bộ môn và thay đổi cấu
trúc sách giáo khoa là biểu hiện của tích hợp ngang, có nghĩa, ba phân môn
được tập hợp trong một cuốn sách nhằm bổ sung cho nội dung dạy học.
Chẳng hạn, trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập một, sau bài Tổng quan
văn học Việt Nam là bài Văn bản. Một trong những bài tập thực hành của bài
Văn bản yêu cầu học sinh phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài Tổng


13
quan văn học Việt Nam - một kiểu bài tập chưa hề gặp trong sách Tiếng Việt
từ năm 2000 về trước.
Sau những truyện cổ Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng
Thủy, Tấm Cám là bài Làm văn Văn bản tự sự. Những hiểu biết về cốt truyện,
lời kể, kết cấu của các truyện cổ mà học sinh vừa được học có tác dụng cung
cấp cho các em những nhân tố cơ bản về văn tự sự. Bên cạnh những văn bản
Đọc - hiểu thuộc văn học trung đại là bài Luyện tập về từ Hán Việt. Sự tương
hỗ của các bài học ấy thể hiện rất rõ: tri thức từ Hán Việt giúp học sinh khám
phá, hiểu biết sâu sắc hơn các văn bản nghệ thuật thời trung đại, ngược lại,
các văn bản nghệ thuật trung đại với mật độ từ ngữ Hán Việt dày đặc, là
nguồn ngữ liệu cần thiết để dạy bài luyện tập nêu trên. Như vậy, tích hợp
ngang chính là sự lồng ghép vào nhau chương trình của ba phân môn một
cách tương ứng để làm rõ nội dung của mỗi bài học. Với kiểu tích hợp này,
học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung bài học nhờ được củng cố tri thức bởi

những bài học ngay sau đó của phân môn khác, nhưng có mối liên hệ tất yếu.
Kiểu tích hợp này cũng giúp cho giáo viên thuận lợi hơn trong việc giảng dạy,
bởi những kiến thức của các phân môn khác nhau phát huy tác dụng trong sự
kết nối, liên thông.
Tích hợp dọc: Nhìn tổng thể, chương trình sách giáo khoa THPT về cơ
bản được coi là sự nối tiếp ở mức độ cao hơn của chương trình và sách giáo
khoa THCS hay còn gọi là "chương trình đồng tâm”. Điều này giúp học sinh
khi học bài mới phải liên hệ đến kiến thức đã học trước đó. Chẳng hạn, khi
học bài Văn bản (Ngữ văn 10 tập 1), học sinh phải liên hệ đến hệ thống những
văn bản đã học ở lớp dưới: văn bản tự sự, văn bản thuyết minh, văn bản miêu
tả, văn bản biểu cảm…
Nhìn vào hệ thống văn bản được chọn học và cách sắp xếp chúng, ta
có thể dễ dàng nhận ra ý đồ của những người soạn sách giáo khoa Ngữ văn:
lấy thể loại làm trục trục tích hợp chính. Hiểu được quan điểm này, người ta


14
bớt thắc mắc tại sao một số những trường hợp, chương trình có sự đảo lộn
trật tự của văn học sử: tác phẩm của tác giả ở giai đoạn sau lại có thể được
đẩy lên trước, ngược lại, tác phẩm của tác giả của giai đoạn trước lại có thể
được học sau.
Trước sự sắp xếp “trái quy luật” như thế, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi
những băn khoăn thắc mắc của học sinh. Giáo viên không thể làm ngơ trước
những tình huống đó mà phải có những lời giải thích thỏa đáng. Điều đó cũng
có nghĩa rằng, cấu trúc chương trình và sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên
phải nghiên cứu, đầu tư nhiều hơn kiến thức về lí luận văn học cũng như thi
pháp học.
1.1.2. Vị trí của phần phong cách học trong chương trình Ngữ văn THPT
hiện hành
Ở bậc THCS, chúng ta đã thấy SGK cung cấp cho học sinh những hiểu

biết nhất định về tu từ học và một và nét phác thảo về phong cách học. SGK
các lớp 6, 7, 8 tập trung vào những vấn đề về tu từ học, còn SGK lớp 9 hướng
tới những kiến thức về phong cách học. Tiếp tục các vấn đề được nêu lên từ
bậc THCS, bậc THPT đã nâng cao hơn về lượng lẫn về chất những kiến thức
tu từ học và phong cách học.
Dạy tiếng Việt cho học sinh trước hết và chủ yếu là dạy cho học sinh
những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nói, viết thế nào cho có hiệu quả là một
câu hỏi luôn được đặt ra đối với các nhà nghiên cứu. Qua tìm tòi, phát hiện,
các nhà khoa học đã dần dần thấy được những quy luật sử dụng ngôn ngữ và
hình thành nên lí thuyết của một bộ môn khoa học - gọi là Phong cách học.
Như vậy, “phong cách học là khoa học về các quy luật nói và viết có hiệu lực
cao” [24, tr.7]. Tức là nói và viết đạt được tính chính xác, tính đúng đắn và
tính thẩm mĩ trong mọi phạm vi hoạt động của giao tiếp xã hội. Vì thế, đây là
một nội dung quan trọng và tương đối khó đối với Tiếng Việt trong nhà


15
trường. Nhìn chung, các soạn giả của hai bộ sách đã quan tâm, chú ý đến phần
Phong cách học khi biên soạn SGK.
Ta hãy nhìn lại bộ sách Tiếng Việt hợp nhất năm 2000 - một trong
những bộ sách "tiền thân" của sách Ngữ văn hiện nay - để có sự đối sánh về
một số phương diện. Ở sách Tiếng Việt lúc bấy giờ, phần Phong cách học
được viết trong sách Tiếng Việt 11, nằm trong một chương có tên là Phong
cách học tiếng Việt, được học trong 12 tiết. Ngoài bài học Những hiểu biết
cơ bản về phong cách học trình bày những tri thức khái quát, những bài còn
lại lần lượt đi vào sáu phong cách chức năng của ngôn ngữ như trong các
giáo trình đại học. Có hai trường hợp gộp hai phong cách chức năng trong
một bài học, đó là phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ
chính luận; phong cách ngôn ngữ báo - công luận và phong cách ngôn ngữ
hành chính. Các bài học đều tập trung trình bày lí thuyết, sau mỗi nội dung lí

thuyết của bài học là phần bài tập, không có bài thực hành hoặc luyện tập
riêng. Cách trình bày nội dung như trên đảm bảo tính hệ thống, tính liền
mạch song không đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của dạy học tiếng Việt
cũng như chức năng ngôn ngữ. “Học sinh của chúng ta cần được đưa vào
nhiều tình huống giao tiếp khác nhau để tập dượt, trau dồi khả năng sử dụng
tiếng Việt” [43, tr.77]. Bởi vì thực tế cho thấy, “Là học sinh bản ngữ, học
tiếng mẹ đẻ hàng chục năm trời trong môi trường giao tiếp hạn chế đến mức
phi lí, không thể chấp nhận được”, “ngay cả những người trưởng thành,
thậm chí đã lớn tuổi cũng chưa có những ứng xử thích hợp trong nhiều tình
huống giao tiếp” [43, tr.76-77].
Chương trình và SGK Ngữ văn THPT mới đã chú ý đến vấn đề này.
Phần Phong cách học trong bộ sách được dàn trải cả ba lớp, bố trí xen kẽ giữa
các bài Đọc văn, Làm văn có kiến thức liên quan theo nguyên tắc tích hợp khi
xây dựng chương trình và phương pháp tích hợp của giáo dục hiện đại. Các
bài về phong cách học trong hai bộ sách cơ bản và nâng cao được bố trí giống


16
nhau. Lớp 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (2 tiết), Phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật (2 tiết); Lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí (2 tiết), Phong
cách ngôn ngữ chính luận (2 tiết); Lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học (2
tiết), Phong cách ngôn ngữ hành chính (2 tiết).
Cứ ở mỗi bài về phong cách học tiếng Việt, SGK Ngữ văn THPT hiện
nay đều được dạy trong 2 tiết, một tiết lí thuyết và một tiết thực luyện tập.
Tổng số tiết dành cho phần này cũng là 12 tiết, không nhiều hơn trong sách cũ,
nhưng trong đó có 6 tiết dành cho luyện tập. Tuy không được trình bày thành
một chương để đảm bảo tính hệ thống và liền mạch song phần phong cách học
trong SGK Ngữ văn đã chú trọng tính thực hành để rèn luyện kĩ năng giao tiếp
cho học sinh. Như vậy, không nên quan niệm tính hệ thống một cách cứng
nhắc, cả người dạy và người học cần linh hoạt trng quá trình dạy - học.

Như ta đã biết, chương trình và sách giáo khoa bộ môn phải có tính kế
thừa và phát triển. Vì thế, mặc dù các bài về phong cách học đúng nghĩa đầy
đủ được dành cho học sinh bậc trung học phổ thông, nhưng quan sát chương
trình Ngữ văn trung học cơ sở, ta có thể thấy những cơ sở của phong cách học
đã được "manh nha". Bản tổng hợp sau đây cho ta thấy rõ phần nào.
Bảng 1.1. Một số bài trong chương trình Ngữ văn THCS
hướng tới nội dung phong cách học
LỚP

TIẾT

BÀI

Lớp 7

115
120
124

Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
Văn bản đề nghị
Văn bản báo cáo

Lớp 8

127
137

Văn bản tường trình
Văn bản thông báo


Lớp 9

145
150
171- 172

Biên bản
Hợp đồng
Thư, Điện


17
Những bài có mặt trong bảng tổng hợp trên đây thực chất là phân
loại văn bản dưới góc độ phong cách học (bên cạnh phân loại văn bản
theo phương thức tái hiện đời sống mà học sinh đã được học kĩ ở chương
trình THCS).
Từ khởi điểm ấy, đến cấp học trên, dĩ nhiên phần phong cách học phải
chiếm vị trí quan trọng, hướng tới mấy nhiệm vụ:
a) Giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức thuộc các cấp độ ngôn ngữ
trong hành chức của nó. Những vấn đề về từ, về câu, về đoạn văn chỉ có thể
được lĩnh hội đầy đủ khi chúng xuất hiện trong văn bản, thể hiện đặc điểm và
vai trò của chúng.
b) Giúp học sinh lĩnh hội tốt hơn các bài Đọc - hiểu trong sách giáo
khoa, bởi bất cứ văn bản nào đều cũng thuộc về một phong cách chức năng
nhất định.
c) Giúp học sinh biết tạo lập văn bản theo đúng yêu cầu của phong cách
chức năng. Thực tế, đây không phải là vấn đề dễ dàng. Trình độ tiếng Việt
của học sinh hiện nay không thể nói là khả quan. Trong nhiều kiểu lỗi mà học
sinh mắc phải, có lỗi về phong cách. Khắc phục kiểu lỗi này, điều tiên quyết

là những hiểu biết về phong cách chức năng của học sinh và khả năng vận
dụng chúng trong giao tiếp.
Trong cấu trúc chương trình mới, sáu bài Phong cách học được học đều
ở ba năm học, phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh và không gây áp
lực về một phần học nặng nề bởi sắp xếp thành cụm bài riêng như ở chương
trình Tiếng Việt hợp nhất năm 2000.


18
1.2. Nội dung phần Phong cách học trong sách Ngữ văn THPT
1.2.1. Phần phong cách học trong sách Ngữ văn THPT cơ bản
1.2.1.1. Về vị trí của các bài trong chương trình
LỚP
Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

TIẾT

BÀI

Tiết 36 và 42

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Tiết 83 và 84

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật


Tiết 47 và 54

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Tiết 108 và 111

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Tiết 13 và 14

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Tiết 91 và 92

Phong cách ngôn ngữ hành chính

1.2.1.2. Kết cấu và nội dung của mỗi bài
a) Kết cấu chung
Mỗi bài Phong cách học được học trong hai tiết. Trong đó, mỗi bài
được cấu trúc theo các mục như sau:
Mục I: Khái quát về phong cách và ngôn ngữ của phong cách. Trong đó
có ngôn ngữ của phong cách, các dạng tồn tại của ngôn ngữ và đặc điểm của
ngôn ngữ thuộc phong cách nêu trong bài học.
Mục II: Phong cách ngôn ngữ. Nội dung của mục này là tìm hiểu đặc
trưng của phong cách ngôn ngữ.
Mục III: Luyện tập - với các dạng bài tập: tái hiện kiến thức lí thuyết,
phát hiện, sáng tạo.
Mỗi mục đều đi từ ngữ liệu sau đó rút ra kết luận - triển khai theo lối
quy nạp.



19
b) Nội dung từng bài trong chương trình
Bài 1. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (Ngữ văn 10 - tập 1)
Tiết 36:
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
Cho ngữ liệu: Đoạn hội thoại giữa các nhân vật.
Yêu cầu học sinh phân tích ngữ liệu và rút ra kết luận: Ngôn ngữ sinh
hoạt là gì?, Tại sao người ta còn gọi là ngôn ngữ khẩu ngữ, ngôn ngữ nói,
ngôn ngữ hội thoại?
Nhận xét: Ngữ liệu được sử dụng là phù hợp. Ngôn ngữ sinh hoạt tồn
tại trong đời sống hàng ngày, vì vậy đây là một ví dụ sinh động giúp học sinh
dễ dàng nhận ra được đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt. Tuy nhiên, đây chưa
phải là phương án tối ưu, bởi dù sao đó cũng chỉ mới là lời nói được tái hiện
bằng văn bản dạng viết, không thể đảm bảo tính sinh động như được tái hiện
bằng phương tiện nghe nhìn hiện đại.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
Ở mục này, sách giáo khoa chỉ cung cấp lí thuyết về hai dạng tồn tại
của ngôn ngữ sinh hoạt là dạng nói và dạng viết. Dạng nói có đối thoại và độc
thoại, dạng viết có nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ.
3. Luyện tập:
Ở câu a: Sách giáo khoa đưa ra hai câu tục ngữ nói về đặc điểm, vai trò
của lời nói trong việc thể hiện phẩm chất trí tuệ, tư cách, đạo đức, tình cảm
của con người, đồng thời cũng là lời khuyên cần thận trọng khi nói năng.
Với bài tập này, học sinh có thể thấy được vai trò của ngôn ngữ nói
trong đời sống hàng ngày và trách nhiệm của bản thân trước lời nói của mình.
Bài tập mang tính giáo dục cao.



20
Câu b, thông qua bài tập nhằm giúp học sinh nhận ra một dạng tồn tại
khác của ngôn ngữ sinh hoạt: dạng lời nói tái hiện, xuất hiện trong các tác
phẩm văn học.
Như vậy, bài tập ở tiết 1 mang tính chất nhận biết, củng cố lí thuyết về
ngôn ngữ sinh hoạt.
Tiết 42:
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Ở tiết này, sách giáo khoa tập trung làm rõ ba đặc trưng của phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể. Ngữ liệu cho ba
mục này đều lấy ngữ liệu ở mục I để phân tích. Làm như vậy là hợp lí vì có sự
thống nhất trong bài. Tuy nhiên, nên đưa vào ngữ liệu dạng lời nói tái hiện để
dẫn chứng sinh động, hấp dẫn và mang tính khoa học cao.
III. Luyện tập
Ba bài tập ở phần này đã khái quát đặc trưng của phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt, cách thức sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn
ngữ sinh hoạt. Tuy trong phần bài học lí thuyết không có mục này, nhưng qua
bài tập có thể củng cố thêm cho học sinh. Bài tập 3 còn có sự tích hợp với bài
Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Tiết 28).
Bài 2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT (Ngữ văn 10 - tập 2)
Tương tự như bài 1 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, bài này cũng
được học trong hai tiết và cấu trúc cũng gồm ba mục lớn:
I. Ngôn ngữ nghệ thuật
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
III. Luyện tập
Trong mục I. Ngôn ngữ nghệ thuật chỉ có mục 1 với các nội dung:
- Đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật: ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được
dùng trong văn bản nghệ thuật.



21
- Phạm vi sử dụng: ngoài dùng trong văn chương còn dùng trong lời nói
hàng ngày và cả trong văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khác.
Dẫn chứng: đoạn trích trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
- Phân loại ngôn ngữ nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ tự sự.
+ Ngôn ngữ thơ.
+ Ngôn ngữ sân khấu.
- Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: ngoài chức năng thông tin, còn
thực hiện chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm
xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc (lấy ví dụ minh họa).
Trong mục này, chúng tôi nhận thấy: về nội dung, sách giáo khoa đã
cung cấp một số tri thức cần thiết về ngôn ngữ nghệ thuật, có dẫn chứng minh
họa, dễ hiểu. Tuy nhiên, về cấu trúc, phần này chưa đảm bảo tính khoa học,
các nội dung trình bày còn lúng túng, đề mục chưa rõ ràng, có mục 1 mà chưa
có mục 2, 3…
Mục II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Trong mục này, sách Ngữ văn 10 trình bày ba đặc trưng của phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm.
- Tính cá thể hóa.
Mỗi đặc trưng đều có dẫn chứng minh họa.
Mục III. Luyện tập
Sách giáo khoa đưa ra bốn bài tập với những mức độ khác nhau: nhận
biết - thông hiểu - vận dụng, vừa giúp học sinh củng cố tri thức lí thuyết, vừa
giúp học sinh phát hiện các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
trong từng văn bản cụ thể.



22
Bài 3. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Ngữ văn 11- tập 1)
I. Ngôn ngữ báo chí
1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí
Sách giáo khoa đưa ra ba thể loại cụ thể với ba ngữ liệu minh họa:
a. Bản tin.
b. Phóng sự.
c. Tiểu phẩm.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí.
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
- Về các phương tiện diễn đạt, sách giáo khoa trình bày đặc điểm về từ
ngữ, ngữ pháp, các biện pháp tu từ của phong cách ngôn ngữ báo chí; các đặc
trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí: Tính thông tin, thời sự; Tính ngắn
gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.
So với các bài phong cách học khác ở bộ sách giáo khoa cơ bản, bài
này cùng với bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (hai bài học trong
chương trình lớp 11), trong cấu trúc của bài có thêm phần Các phương
tiện diễn đạt. Mục này giống với sách giáo khoa Tiếng Việt 9 trước đây và
sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 11 chỉnh lí hợp nhất năm 2000. Theo chúng
tôi, mục này rất cần thiết đưa vào phần lí thuyết của bài phong cách học
bởi theo kiểu tư duy của học sinh, nếu bài nào cũng có mục này thì các em
sẽ có sự so sánh để phân biệt sự khác nhau giữa các phong cách chức năng
ngôn ngữ.
III. Luyện tập
Mục này có hai bài tập. Bài tập 1 phân tích đặc trưng của ngôn ngữ báo
chí trong một bản tin cho sẵn; Bài tập 2 yêu cầu viết một phóng sự ngắn mang
tính thời sự. Hai bài tập này thể hiện hai mức độ yêu cầu khác nhau về việc
tiếp thu bài học: nắm nội dung lí thuyết và vận dụng để sáng tạo văn bản.



23
Bài 4. PHONG CÁCH NGÔN NGỮCHÍNH LUẬN (Ngữ văn 11 - Tập 2)
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1. Tìm hiểu văn bản chính luận
Sách giáo khoa dẫn ra một số văn bản chính luận thời xưa như: Hịch,
cáo, thư, sách, chiếu, biểu… và giới hạn phạm vi tìm hiểu của bài này là văn
bản chính luận hiện đại với các thể loại: Tuyên ngôn, Bình luận thời sự và Xã
luận. Qua ba ngữ liệu, sách giáo khoa yêu cầu học sinh tìm hiểu về mục đích
viết văn bản; thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề
cập đến.
2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
Ở mục này, sách giáo khoa nhấn mạnh nhằm giúp học sinh phân biệt
hai khái niệm: chính luận và nghị luận.
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn
ngữ chính luận
1. Các phương tiện diễn đạt
a. Về từ ngữ
b. Về ngữ pháp
c. Về biện pháp tu từ
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
a. Tính công khai về quan điểm chính trị
b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
c. Tính truyền cảm, thuyết phục.
III. Luyện tập
Có ba bài tập với các mức độ khác nhau: Bài tập 1 yêu cầu chỉ ra các
biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn văn chính luận; Bài tập 2 yêu cầu viết đề
cương cho bài nói để chứng minh cho câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh; Bài
tập 3 yêu cầu viết một đoạn văn để chứng minh cho một nhận định.



24
Bài 5. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC (Ngữ văn 12 - Tập 1)
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
1. Văn bản khoa học
Sách giáo khoa đưa ra ba ngữ liệu về ba loại văn bản khoa học khác
nhau, có hệ thống câu hỏi gợi ý tìm hiểu, sau đó giới thiệu ba loại văn bản
khoa học chính: các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa học
giáo khoa và các văn bản khoa học phổ cập. Mỗi loại đều khái quát đặc
điểm riêng.
2. Ngôn ngữ khoa học
- Khái niệm
- Dạng tồn tại và yêu cầu của mỗi dạng.
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
1. Tính khái quát, trừu tượng
2. Tính lí trí lôgic
3. Tính khách quan phi cá thể.
III. Luyện tập
Bài tập 1 sách giáo khoa tích hợp kiến thức với bài đọc văn Khái quát
văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
Bài tập 2 yêu cầu học sinh phân biệt các thuật ngữ khoa học với ngôn
ngữ thông thường. Bài tập này tương đối khó với mức độ của học sinh. Sự
phân biệt thuật ngữ khoa học với ngôn ngữ thông thường chỉ mang tính tương
đối và với một số thuật ngữ chứ không phải là tất cả. Trên thực tế, rất ít học
sinh phân biệt được chúng.
Bài tập 3: Bài tập này mang tính chất thông hiểu: tìm các thuật ngữ
khoa học và phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học qua
đoạn trích.
Bài tập 4: Vận dụng để viết một đoạn văn bản khoa học.



25
Bài 6. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH (Ngữ văn 12 - Tập
2)
Về vị trí: Đây là bài cuối cùng trong tổng số sáu bài phong cách học
được học trong chương trình Ngữ văn THPT. Cấu trúc bài học tương tự các
bài đã học.
I. Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính.
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
III. Luyện tập
Bài này nằm ở cuối chương trình Ngữ văn lớp 12 là hợp lí. Loại văn
bản này rất cần thiết cho học sinh lớp 12 khi các em chuẩn bị làm hồ sơ, thủ
tục để dự các kì thi trong thời gian sắp tới.
Như vậy bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT cơ bản đã trình bày sáu
phong cách ngôn ngữ ở cả ba khối lớp với thời lượng là 12 tiết. Mặc dù không
nhiều nhưng với thời lượng này, nếu giáo viên và học sinh thực sự quan tâm
thì cũng đủ để cung cấp cho các em khá trọn vẹn kiến thức về phong cách
học, giúp các em hiểu hơn về ngôn ngữ trong hành chức và vận dụng đúng
trong mọi trường hợp.
1.2.2. Phần phong cách học trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT nâng cao
1.2.2.1. Về vị trí của các bài trong chương trình
Bảng 1.2. Tổng hợp về vị trí của các bài phong cách học trong hai bộ sách
LỚP / BÀI
Lớp 10. Phong cách
sinh hoạt
Lớp 10. Phong cách
nghệ thuật
Lớp 11. Phong cách
báo chí
Lớp 11. Phong cách

chính luận
Lớp 12. Phong cách
khoa học

ngôn ngữ
ngôn ngữ
ngôn ngữ
ngôn ngữ
ngôn ngữ

VỊ TRÍ CỦA BÀI
Ở SÁCH CƠ BẢN

VỊ TRÍ CỦA BÀI
Ở SÁCH NÂNG CAO

Tuần 12, 14 - tiết 36, 42

Tuần 18 - tiết 68, 70

Tuần 30, 14 - tiết 83, 84

Tuần 22, 14 - tiết 81, 82

Tuần 12, 14 - tiết 48, 55

Tuần 12, 14 - tiết 48, 56

Tuần 32, 33 - tiết 108,
111


Tuần 29, 31 - tiết 106,
116

Tuần 5 - tiết 13, 14

Tuần 13,15 - tiết 51, 59


×