Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Bài tập tình huống với rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng việt cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.84 KB, 92 trang )

Luận văn tốt nghiệp đại học

Lời nói đầu
Tiếng Việt là một môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong nhà trờng tiểu học. Dạy học tiếng Việt nhằm giúp học sinh có những hiểu biết sơ
giản về tiếng Việt, hình thành và phát triển ở các em những kỹ năng sử
dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong cuộc sống. Nó đòi hỏi phải
có sự dày công nghiên cứu, biên soạn nội dung chơng trình và sử dụng phơng pháp dạy học thích hợp.
Tìm hiểu thực trạng dạy học tiếng Việt ở tiểu học hiện nay, chúng
tôi nhận thấy vấn đề rèn luyện các kỹ năng thực hành tiếng Việt: đọc,
nghe, nói, viết cho học sinh còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những khó khăn
trong việc sử dụng bài tập dạy Tiếng. Vì vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu
về vấn đề "Bài tập tình huống với việc rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng
Việt cho học sinh tiểu học", với mong muốn góp tiếng nói chung vào vấn
đề đang đợc mọi ngời quan tâm - vấn đề đổi mới phơng pháp dạy học.
Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
hớng dẫn Lê Thị Thanh Bình, cùng các thầy cô giáo trong khoa, các thầy
cô ở trờng tiểu học Hà Huy Tập I và các bạn đã động viên, giúp đỡ nhiệt
tình, chu đáo, giúp chúng tôi hoàn thành luận văn này.
Đề tài đợc thực hiện trong thời gian ngắn và điều kiện gặp không ít
khó khăn, tầm hiểu biết của ngời viết còn hạn chế nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đợc sự góp ý, chỉ bảo của các
thầy cô và các bạn.
Vinh, tháng 5 - 2003

Tác giả

Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

1



Luận văn tốt nghiệp đại học

Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Thế kỷ XXI mở đầu một thiên niên kỷ mới. Đất nớc chúng ta bớc vào
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là một quá trình đầy gian khổ, kéo
dài vài chục năm, dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế, trình độ
phát triển sản xuất, khoa học kỹ thuật, cơ cấu xã hội, thu nhập quốc dân. Gần
đây, trên thế giới cũng nh nớc ta bắt đầu đặt ra những vấn đề nh nền kinh tế tri
thức, công nghệ thông tin, xu hớng quốc tế hóa, toàn cầu hóa trong kinh tế, vấn
đề hội nhập, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộcNhững thay đổi đó về mặt xã
hội đã đợc phản ánh vào giáo dục, đòi hỏi phải có những đổi mới t duy trong giáo
dục và đào tạo.
1.2. Trong sự đổi mới toàn diện và sâu sắc đó của đất nớc, đổi mới con ngời là khâu đột phá có tính quyết định. Đất nớc phát triển đòi hỏi con ngời phải có
sự hiểu biết, phải chủ động, sáng tạo; giáo dục phải đổi mới, cần khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện sự tích cực của ngời học.
Bậc tiểu học là bậc nền móng, bậc học phơng pháp. Nhà trờng tiểu học
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về tự nhiên, xã hội và con
ngời; đồng thời hình thành ở các em những kỹ năng, kỹ xảo, hành vi Những kỹ
năng, kỹ xảo đó rất bền vững, khó đổi thay. Bởi vậy, cần có sự đổi mới toàn diện
nội dung chơng trình dạy học ở bậc tiểu học là một yêu cầu cấp thiết. Nghị quyết
của kỳ họp Quốc Hội lần thứ 8 về đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông đã ghi
rõ:
"Mục tiêu của đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội
dung chơng trình, phơng pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm
nâng cao chất lợng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc".

Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH


2


Luận văn tốt nghiệp đại học

Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt ở tiểu học cũng có sự đổi mới
nhằm nâng cao chất lợng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới nói trên trong phạm
vi môn học, bậc học của mình.
1.3. Môn Tiếng Việt ở trờng tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Việc dạy tiếng Việt nhằm vào cả hai chức
năng của ngôn ngữ (công cụ của t duy và công cụ của giao tiếp), chú trọng vào cả
4 kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết. Vì vậy, nội dung chơng trình cũng nh phơng pháp
dạy học tiếng Việt đều đợc đổi mới.
Tuy nhiên tìm hiểu thực trạng dạy học tiếng Việt ở trờng tiểu học hiện nay,
bên cạnh những thành công vẫn còn những bất cập so với yêu cầu đề ra. Hiệu quả
của những giờ Tiếng Việt cha cao, việc nắm tri thức tiếng Việt cha đi liền với
việc sử dụng tiếng Việt, đã chú ý đến thực hành nhng cha phải là thực hành trong
giao tiếp, giờ học Tiếng Việt cha tạo hứng thú cho học sinh
Quá trình tìm hiểu cho thấy, vấn đề sử dụng bài tập trong dạy học tiếng
Việt là một vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên, đặc biệt là việc xây dựng bài tập
tình huống nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành ngôn ngữ cho học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Bài tập tình huống
với việc rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh tiểu học".
2. Mục đích nghiên cứu.
Luận văn đa ra một hệ thống bài tập tình huống để rèn kỹ năng sử dụng
tiếng Việt cho học sinh tiểu học, khắc phục những hạn chế của hệ thống bài tập
trong sách giáo khoa bài tập Tiếng Việt hiện hành, nhằm nâng cao chất lợng dạy
học môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, phát huy đợc tính tích cực, sáng tạo ở học
sinh trong quá trình học tập.
3. Khách thể và đối tợng nghiên cứu.

Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học tiếng Việt ở Tiểu học.

Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

3


Luận văn tốt nghiệp đại học

Đối tợng nghiên cứu: Bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng sử dụng
tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
4. Lịch sử vấn đề.
Vấn đề rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh Tiểu học đợc
nhiều nhà nghiên cứu s phạm quan tâm. Có thể kể đến các tác giả tiêu biểu nh:
Lê Phơng Nga, Nguyễn Trí, Lê Hữu Tĩnh, Đỗ Xuân Thảo, Trần Mạnh Hởng
Mỗi tác giả, mỗi bài viết đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quá trình dạy
học tiếng Việt ở tiểu học.
Các kết quả nghiên cứu đợc thể hiện qua các bài báo đăng trên các tạp chí
và tập trung lại trong cuốn "Phơng pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học" qua từng
thời kỳ. Bên cạnh việc đề cập đến những vấn đề chung về dạy học tiếng Việt ở
tiểu học, các tác giả đã đa ra phơng pháp dạy học ở từng phân môn Tiếng Việt.
Đặc biệt, các tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát huy đợc khả năng
sử dụng ngôn ngữ và phát triển đợc t duy của học sinh. Đó cũng chính là vấn đề
thời sự đang đợc các nhà giáo dục quan tâm.
Với luận văn này, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn về hệ thống bài
tập tình huống và việc sử dụng chúng với mong muốn góp phần vào việc nâng
cao hiệu quả giờ học Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học
sinh Tiểu học.
5. Giả thuyết khoa học.
Dạy Tiếng Việt theo tinh thần đổi mới bằng việc xây dựng đợc hệ thống

các bài tập tình huống phù hợp nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành ngôn ngữ cho
học sinh, từ đó hình thành năng lực cảm thụ văn học, năng lực sử dụng tiếng Việt
cho học sinh trong học tập nói riêng và trong giao tiếp cuộc sống nói chung.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt đợc mục đích nghiên cứu, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau
đây:
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.

Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

4


Luận văn tốt nghiệp đại học

- Tìm hiểu thực trạng dạy học tiếng Việt ở trờng tiểu học hiện nay.
- Xây dựng hệ thống bài tập tình huống nhằm rèn luyện kỹ năng sử dụng
tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
- Tiến hành thực nghiệm s phạm để thu thập kết quả, đánh giá hiệu quả của
việc sử dụng bài tập tình huống trong thực tiễn dạy học tiếng Việt ở tiểu học.
7. Phơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đợc luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các phơng pháp
nghiên cứu sau:
7.1. Phơng pháp thống kê - phân loại: để khảo sát, phân loại các bài tập
trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học hiện hành.
7.2. Phơng pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
Phơng pháp nghiên cứu lý luận nhằm nghiên cứu những thành tựu mới
nhất trong tâm lý học, giáo dục học, ngôn ngữ học để xây dựng cơ sở lí luận cho
đề tài.
Phơng pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm tìm hiểu thực tiễn dạy học tiếng

Việt ở tiểu học hiện nay, nhất là thực trạng rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt
của học sinh và bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng năng sử dụng tiếng Việt
ở tiểu học. Từ đó, thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập tình huống nhằm đa lại
hiệu quả dạy học tiếng Việt tốt hơn.
7.3. Phơng pháp thực nghiệm s phạm.
Phơng pháp này nhằm xem xét, xác nhận tính đúng đắn, hợp lý và khẳng
định tính khả thi của việc sử dụng bài tập tình huống trong dạy học tiếng Việt
cho học sinh Tiểu học.
7.4. Phơng pháp thống kê miêu tả.
Phơng pháp này xử lý kết quả thu đợc qua thực nghiệm, tính điểm trung
bình và độ lệch chuẩn để đánh giá hiệu quả của quá trình thực nghiệm.
8. Đóng góp của luận văn.
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

5


Luận văn tốt nghiệp đại học

Đề xuất hệ thống bài tập tình huống của luận văn sẽ có tác dụng nhằm
nâng cao chất lợng dạy học tiếng Việt, phát triển năng lực cảm thụ văn học và
năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
9. Bố cục của luận văn.
Phần I: Mở đầu.
Phần II: Nội dung: Gồm 3 chơng.
Chơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của bài tập tình huống với việc rèn
luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
Chơng II: Hệ thống bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng
Việt cho học sinh Tiểu học.
Chơng III: Thực nghiệm s phạm.

Phần III: Kết luận.
Tài liệu tham khảo

Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

6


Luận văn tốt nghiệp đại học

Phần II: Nội dung

Chơng I:

Cơ sở lý luận và thực tiễn

I. Cơ sở lý luận
1. Kỹ năng sử dụng tiếng Việt đối với học sinh Tiểu học

1.1. Kỹ năng là gì ?
Theo quan niệm của tâm lý học hiện đại, trong quá trình dạy học, giáo
viên thờng truyền đạt cho học sinh những tri thức. Nắm đợc tri thức là hiểu biết
và ghi nhớ đợc những khái niệm khoa học. Tiến thêm một bớc nữa là vận dụng tri
thức, khái niệm, định nghĩa, định luậtvào thực tiễn thì sẽ có kỹ năng. Nh ng kỹ
năng vẫn còn là hành động ý chí đòi hỏi phải "động não", suy xét, tính toán, phải
có nỗ lực ý chí thì mới hoàn thành đợc. Nh vậy, kỹ năng chính là sự vận dụng
những kiến thức đã thu nhận đợc ở một lĩnh vực nào đó vào việc thực hiện có kết
quả một thao tác, một hoạt động tơng ứng phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực
tế đã cho.
Kỹ năng không đơn thuần là những thao tác chân tay mà là những thao tác

trí tuệ. Nội dung của kỹ năng là một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm
biến đổi và làm sáng tỏ những thông tin chứa trong tình huống và nhiệm vụ để
đối chiếu và xác lập quan hệ với các hành động cụ thể.
Bản chất của việc hình thành kỹ năng là sự lĩnh hội các cách thức hành
động, các thủ thuật thao tác mà loài ngời đã xây dựng nên. Cơ chế hình thành kỹ
năng là quá trình chuyển cách thức hành động, thủ thuật thao tác từ hình thức vật
chất sang hình thức tinh thần dựa trên cơ sở các hành động học tập mà học sinh
tiến hành.
Để hình thành kỹ năng ở học sinh, giáo viên phải giúp học sinh biết cách
tìm tòi để nhận ra yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ của chúng trong
các tình huống và trong các bài tập. Giáo viên đồng thời phải giúp học sinh hình
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

7


Luận văn tốt nghiệp đại học

thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, đối tợng cùng loại. Giáo
viên còn là ngời giúp học sinh xác lập đợc mối quan hệ giữa các kiến thức và bài
tập có tính mô hình tơng ứng.
Trong thời gian học ở trờng tiểu học, một loạt các kỹ năng cần và sẽ đợc
hình thành ở trẻ: kỹ năng học tập, lao động, vệ sinhCó những kỹ năng chung
(lập kế hoặch cho công việc, tự kiểm tra, tự đánh giá). Có những kỹ năng
riêng. Và cũng trong quá trình học tập, mỗi bộ môn đòi hỏi có những kỹ năng
đặc trng. Đối với môn toán là kỹ năng tính toán. Đối với các môn tìm hiểu tự
nhiên đó là kỹ năng quan sát. Còn đối với môn Tiếng Việt chính là kỹ năng sử
dụng tiếng Việt. Vậy kỹ năng sử dụng tiếng Việt là gì ?
1.2. Kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
Kỹ năng sử dụng tiếng Việt là sự vận dụng những hiểu biết về tri thức lý

thuyết tiếng Việt việc vào thực hành: đọc, nghe, nói, viết.
Trong nhà trờng, kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh thể hiện ở khả
năng thực hiện có hiệu quả các hoạt động ngôn ngữ trong học tập và giao tiếp.
Kỹ năng sử dụng tiếng Việt là trọng tâm học và luyện tập suốt bậc Tiểu
học. Đồng thời các kỹ năng này cũng gắn liền với cuộc sống của con ngời. Vì
vậy nó cần đợc rèn luyện một cách có hệ thống và liên tục.
Việc rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt phải gắn với hoạt động của các giác
quan và gắn với họat động của t duy: kỹ năng sử dụng tiếng Việt có hai phơng
diện: phơng diện kỹ thuật và phơng diện thông hiểu hoặc diễn đạt nội dung. Một
ngời muốn nói hoặc muốn viết đợc trớc tiên phải xây dựng nội dung các thông
báo (lập mã), sau đó truyền thông báo đi (bằng âm thanh hoặc chữ viết). Một ngời muốn nghe hoặc đọc đợc trớc tiên phải biết tiếp nhận đợc các thông báo (qua
việc nghe âm thanh hoặc đọc chữ viết), sau đó giải mã để hiểu đợc nội dung chứa
đựng trong thông báo đó. Nh vậy, hàng loạt các thao tác t duy đợc huy động nh
lựa chọn, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóaViệc rèn luyện các
kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh Tiểu học không chỉ dừng lại ở mặt kỹ
thuật, phải tiến tới sự thông hiểu nội dung của việc sử dụng tiếng Việt.

Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

8


Luận văn tốt nghiệp đại học

Rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt phải trên cơ sở tri thức tiếng Việt.
Các kỹ năng sử dụng tiếng Việt và tri thức tiếng Việt có mối quan hệ nội tại chặt
chẽ. Các kỹ năng sử dụng tiếng Việt nhằm giúp cho học sinh nhận diện, phát
hiện, hoàn thiện các tri thức tiếng Việt. Tri thức tiếng Việt góp phần ý thức hóa
các kỹ năng vừa học.
Kỹ năng sử dụng tiếng Việt cần đợc luyện tập trong các dạng hoạt động lời

nói, trong các tình huống giao tiếp đa dạng. Các nội dung và yêu cầu luyện tập
phải gắn bó với sự hành dụng của tiếng Việt, các kỹ năng đợc dạy không nên
tách rời nhau. Dạy tập đọc, dù nhấn mạnh yêu cầu luyện đọc nhng cần kết hợp
dạy nghe, nói, viết. Dạy chính tả, dù nhấn mạnh yêu cầu viết nhng cần kết hợp
luyện kỹ năng đọc, nghe. Đó là cách dạy tổng hợp các kỹ năng trong các hoàn
cảnh giao tiếp, trong hoạt động lời nói. Đồng thời, luyện tập các kỹ năng sử dụng
tiếng Việt ở nhà trờng cần gắn với việc học văn hóa ứng xử bằng ngôn ngữ của
ngời Việt và kinh nghiệm giao tiếp bằng tiếng Việt. Việc gắn liền dạy tiếng Việt
với dạy văn hóa, dạy tiếng Việt với dạy ngời, đó cũng chính là thể hiện quan
điểm tích hợp trong dạy học tiếng Việt ở nhà trờng phổ thông.
Các kỹ năng sử dụng tiếng Việt là một hệ thống phức hợp các kỹ năng bộ
phận và kỹ năng tổng hợp. Bởi vậy có sự phân chia thành các bộ phận để luyện
tập từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Việc phân chia mức
độ đó đợc thể hiện ở hệ thống bài tập đợc sử dụng trong dạy học tiếng Việt. Đặc
biệt, để phát huy đợc vai trò tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh, cần
cho học sinh làm quen với việc độc lập giải quyết vấn đề. Và bài tập tình huống
chính là hạt nhân của việc dạy học giải quyết vấn đề đó.
Vậy kỹ năng sử dụng tiếng Việt gồm những kỹ năng bộ phận nào ?
1.3. Cấu trúc của kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
Kỹ năng sử dụng tiếng Việt bao gồm 4 kỹ năng bộ phận là đọc, nghe, nói
và viết. Hiệu quả của việc sử dụng tiếng Việt là học sinh phải biết nghe chính
xác, nói trôi chảy, đọc thông, viết thạo, nhằm đáp ứng yêu cầu, nội dung học tập
và giao tiếp trong cuộc sống.
1.3.1. Kỹ năng đọc.
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

9


Luận văn tốt nghiệp đại học


Đọc là hoạt động nhận tin. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi ngời đọc nắm đợc
chữ viết. Đọc là dùng mắt và cơ quan thị giác để chuyển các ký hiệu chữ viết
trong văn bản thành dòng âm thanh ngôn ngữ (vang lên trong không khí hoặc
trong đầu). Sau đó, ngời đọc phải dùng các thao tác t duy để thông hiểu nội dung
văn bản.
ở trờng tiểu học, phân môn tập đọc có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh kỹ
năng đọc. Kỹ năng đọc là sự vận dụng những tri thức lý thuyết về đọc vào việc
thực hiện đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm một văn bản. Yêu cầu đọc đúng,
đọc rõ ràng, rành mạch, đọc thông thạo và lu loát là yêu cầu đầu tiên nhà trờng
phải rèn luyện cho học sinh. Yêu cầu đọc hiểu là một yêu cầu quan trọng cần chú
ý khi dạy tập đọc. Yêu cầu đọc diễn cảm với quan niệm nhằm mục đích rèn
luyện kỹ năng đọc và kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh.
Có nhiều yếu tố ảnh hởng đến kỹ năng đọc. Đó là khả năng hoạt động của
cơ quan thị giác và cơ quan phát âm, trình độ am hiểu về đề tài sẽ đọc, năng lực
cảm thụ văn học, các kỹ thuật xử lý giọng đọc để diễn đạt cảm xúcVì vậy, ng ời
giáo viên phải có biện pháp dạy học tác động vào cả mặt kỹ thuật và mặt thông
hiểu nội dung của quá trình đọc; xác định phơng pháp dạy học thích hợp cho
từng lớp học để đa lại hiệu quả của việc hoạt động ngôn ngữ.
1.3.2. Kỹ năng nghe.
Nghe là một hoạt động nhận tin nhờ bộ máy thính giác. Đầu tiên ngời nghe
phải nghe chính xác, đầy đủ thông báo. Sau đó, nhờ các hoạt động của t duy mà
chúng ta hiểu đợc nội dung các thông báo.
Trong trờng tiểu học, học sinh phải nghe trong nhiều trờng hợp, phổ biến
nhất là nghe thầy giảng bài, nghe phát biểu ý kiến xây dựng bài, nghe trao đổi
thảo luận khi họcNhiều trờng hợp học sinh nghe mà chỉ hiểu một phần, thậm
chí không hiểu hoặc có hiểu thì hiểu không thấu đáo, đầy đủ, không hiểu hết sự
tinh vi của lời ngời nói. Vì vậy, nhà trờng cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng
nghe.
Kỹ năng nghe là sự vận dụng những tri thức lý thuyết về nghe vào việc

nghe đúng, nghe chính xác để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Trong các phân
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

10


Luận văn tốt nghiệp đại học

môn của tiếng Việt: tập đọc, chính tả và kể chuyện có nhiều điều kiện rèn luyện
kỹ năng nghe (chủ yếu là hình thức nghe độc thoại) cho học sinh. Chính tả rèn
cho học sinh nghe đúng, nghe chính xác để viết lại đúng, chính xác các bài chính
tả. Tập đọc rèn cho học sinh nghe đúng, nghe chính xác và nghe tinh tế để nhận
sự diễn cảm trong giọng đọc. Có lẽ kể chuyện có u thế hơn cả. Học sinh không
những đợc rèn luyện nghe đúng, chính xác mà còn đợc rèn luyện khả năng nghe
hiểu nội dung câu chuyện để sau đó có khả năng tái tạo lại.
Những yếu tố nào ảnh hởng đến kỹ năng nghe của học sinh ? Trớc tiên là
sự lành mạnh của cơ quan thính giác. Sau đó là vốn hiểu biết xung quanh đề bài
sẽ nghe, là tâm thế khi bớc vào nghe. Và cuối cùng là khả năng ghi chép khi
nghe. Vì vậy, nhà trờng Tiểu học phải giúp học sinh rèn luyện dần mới đạt đợc
kết quả sử dụng.
1.3.3. Kỹ năng nói.
Nói là hoạt động phát tin nhờ sử dụng bộ máy phát âm. Đầu tiên ngời nói
phải xác định nội dung lời nói, lựa chọn ngôn ngữ để diễn tả nội dung đó. Sau đó,
ngời nói sử dụng bộ máy phát âm để truyền đi chuỗi lời nói đã đợc xác định.
ở nhà trờng, học sinh nói trong nhiều trờng hợp. Các em nói khi chơi đùa,
trao đổi với bạn bè ngoài lớp. Các em nói trong giờ học: trả lời câu hỏi, trình bày
các nội dung hoặc câu chuyện nghe đợc, đọc đợc, thảo luậnCũng nh kỹ năng
nghe, nhà trờng phải dạy cho học sinh kỹ năng nói, từ cách chào hỏi, xng hô đến
cách trình bày hoặc trả lời câu hỏi.
Kỹ năng nói là sự vận dụng những hiểu biết về lý thuyết lời nói và việc

thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ học tập vào trong giao tiếp cuộc sống, thể
hiện trình độ văn minh lịch sự của ngời có học. Cùng với yêu cầu của việc sử
dụng kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng nói ngày càng đợc coi trọng trong dạy học tiếng
Việt ở bậc tiểu học.
Có nhiều yếu tố ảnh hởng đến kỹ năng nói, cũng nh kỹ năng nghe, phải kể
đến hoạt động của bộ máy phát âm. Mặt khác, vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng
của ngời nói, khả năng ứng đối nhanh nhạy, thông minh, cách chọn đề tài là
những yếu tố ảnh hởng lớn đến sự thành bại của bài nói hoặc câu trả lời. Ngoài ra
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

11


Luận văn tốt nghiệp đại học

các thủ thuật để lời nói gây sự hấp dẫn (cách sử dụng giọng nói, lời kể, các yếu tố
phụ trợ) là những yếu tố cần tính tới khi rèn luyện kỹ năng nói.
1.3.4. Kỹ năng viết.
Chữ viết là một hệ thống ký hiệu ngôn ngữ bằng đồ hình đợc quy định
thống nhất ở từng quốc gia hoặc từng dân tộc. Để viết đợc chữ, ngời viết phải
nắm đợc mẫu chữ, nắm các thao tác viết, các loại nét chữ, nắm các quy định về
cách ngồi viết, cách cầm bút đa bút thành nét
Sự vận dụng những tri thức về chữ viết cùng với sự sáng tạo trong nhận
thức để viết chữ và viết văn bản, thực hiện nhiệm vụ học tập gọi là kỹ năng viết.
Kỹ năng viết gồm kỹ năng viết chữ và kỹ năng viết văn bản.
Kỹ năng viết chữ là kỹ năng thiên về mặt kỹ thuật, đòi hỏi sự khéo léo,
kiên trì luyện tập. ở tiểu học, kỹ năng này đợc thực hành từ bài học âm đầu tiên,
kéo dài suốt đến lớp 3 và học kỳ I của lớp 4.
Kỹ năng viết văn bản đối với Tiểu học ở mức độ thấp là chép lại, ghi lại
các văn bản đã có theo lời ngời khác đọc hoặc dựa vào trí nhớ. Đó là loại bài

chính tả, kỹ năng viết chính tả đợc rèn luyện suốt bậc Tiểu học. ở mức độ cao là
sự sáng tạo các loại văn bản theo đề tài tự chọn hoặc quy định. Có loại kỹ năng
thờng gắn với các thao tác t duy nh: kỹ năng xác định yêu cầu của đề tài, kỹ năng
tìm ý, lập dàn ý, kỹ năng phát triển ýCó loại kỹ năng thiên về mặt ngôn ngữ
nh kỹ năng diễn đạt ý thành câu và đoạn, kỹ năng liên kết đoạn và bài, kỹ năng
viết câu, dùng từ, kỹ năng sửa chữa lỗiCác kỹ năng viết văn bản một cách sáng
tạo đợc luyện tập từ lớp 2 đến lớp 5 với các mức độ tơng ứng.
Nh vậy, kỹ năng viết không chỉ đơn giản là sự thuần thục trong viết chữ
mà quan trọng hơn là thể hiện đợc suy nghĩ, quan điểm của mình trong học tập
và trong giao tiếp cuộc sống.
Dạy Tiếng Việt là dạy cho học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Đó là
4 kỹ năng: đọc, nghe, nói và viết. Để tối u hóa quá trình dạy học Tiếng Việt, tối u
hóa hoạt động ngôn ngữ của học sinh, cần hớng học sinh vào việc giải quyết các
bài tập tiếng Việt. Và bài tập tình huống là một trong những hình thức bài tập
hiệu quả cho việc rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
12
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH


Luận văn tốt nghiệp đại học

2. Bài tập tình huống trong dạy học tiếng Việt ở Tiểu học

2.1. Bài tập tình huống là gì ?
2.1.1. Tình huống:
Tình huống là sự diễn biến của tình hình đòi hỏi phải đối phó.
C.L.Rubinstein nhấn mạnh rằng: "T duy chỉ bắt đầu ở nơi xuất hiện tình huống
có vấn đề. Nói cách khác là ở đâu không có vấn đề ở đó không có t duy". Tình
huống có vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ
cần giải quyết, một vớng mắc cần tháo gỡVà do vậy, kết quả của việc nghiên

cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là những tri thức mới, nhận thức mới
hoặc phơng thức hành động mới đối với chủ thể.
Trong dạy học, việc tạo ra các tình huống có vấn đề có ý nghĩa rất quan
trọng. Nó kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của ngời học, giúp ngời
học lĩnh hội tri thức mới, đồng thời cũng làm xuất hiện mâu thuẫn mới tạo ra nhu
cầu, động cơ để giải quyết mâu thuẫn mới. Phơng tiện để đạt đợc hiệu quả đó
chính là việc sử dụng bài tập tình huống.
2.1.2. Bài tập tình huống.
Bài tập tình huống là việc đa ra những yêu cầu đòi hỏi học sinh phải biết
vận dụng những điều đã học, biết tìm tòi khám phá để giải quyết vấn đề gặp phải.
Nói cách khác, bài tập tình huống là bài toán Ơristic chứa đựng mâu thuẫn nhận
thức. Mâu thuẫn này phải có tác dụng kích thích đợc tính tích cực trong học sinh,
học sinh chấp nhận nó nh một nhu cầu và có khả năng giải quyết đợc hoặc dới sự
hớng dẫn của giáo viên mà học sinh có thể giải quyết đợc.
Nhìn ở khía cạnh tâm lý, bài tập tình huống đợc hiểu là những "trở ngại"
xảy ra trong quá trình nhận thức của học sinh, học sinh chấp nhận nó nh một nhu
cầu cần giải quyết nhằm đa lại tri thức mới. Tự mình khám phá ra vấn đề đem lại
cho học sinh niềm vui trí tuệ khác thờng. Đó là một trong những tình cảm hân
hoan trong sáng nhất trong quá trình học tập.
Việc đa những bài tập tình huống vào trong giờ học có thể trở thành một
phơng tiện giáo dục phát triển vô cùng quan trọng trong nhà trờng hiện nay. Các
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

13


Luận văn tốt nghiệp đại học

loại khó khăn nh vậy càng đợc vợt qua nhiều bao nhiêu và có kết quả bao nhiêu
thì càng phát triển đợc cho trẻ nhiều phẩm chất tốt nh tính độc lập, tính tích cực

sáng tạo bấy nhiêu và các em càng đợc chuẩn bị tốt để bớc vào đời. Cảm xúc
phấn chấn đi liền khi giải quyết đợc các nhiệm vụ, khắc phục đợc khó khăn và
tiến hành công việc đến nơi đến chốn góp phần thuận lợi cho việc giáo dục một
cá nhân có tính mục đích, có ý chí, phát triển những phẩm chất cần thiết cho con
ngời tích cực cải tạo cuộc sống. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, các
tập thể s phạm lu ý nhiều đến việc dạy học gợi vấn đề, nó mở ra những khả năng
mới mẻ cho việc giáo dục t duy tích cực.
2.2. Bài tập tình huống trong dạy học tiếng Việt ở Tiểu học.
Bài tập tình huống trong dạy học tiếng Việt là việc định hớng cho học sinh
tự khai thác, chiếm lĩnh tri thức tiếng Việt. Đây là phơng tiện rất có hiệu quả
trong việc rèn luyện năng lực ngôn ngữ và phát triển t duy cho học sinh, nâng dần
trình độ giao tiếp bằng tiếng Việt của các em.
Bài tập tình huống trong dạy học tiếng Việt nhằm mục đích rèn luyện cho
học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt, đó là các kỹ năng: đọc, nghe, nói và viết. Vì
vậy, trớc tiên phải giúp học sinh hiểu đợc tri thức tiếng Việt và việc sử dụng tiếng
Việt.
Tuy nhiên, cũng nh các môn học khác, dạy học tiếng Việt không phải là
việc giáo viên phân tích, bình giảng, truyền thụ kiến thức đến học sinh một cách
áp đặt mà phải giúp học sinh tìm tòi, phát hiện ra vấn đề, từ đó hình thành năng
lực cảm thụ văn học, rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Dạy học tiếng Việt
không phải là việc chỉ ra cho học sinh phải nh thế này, nh thế kia mà là phải giúp
cho học sinh hiểu nhiều hơn về cuộc sống, biết sử dụng ngôn ngữ trong cuộc
sống thờng ngày.
Với yêu cầu về tri thức ngôn ngữ ở bậc tiểu học còn ở mức sơ giản, cha
yêu cầu các em nắm bản chất ngôn ngữ. Vì thế, nhiệm vụ chủ yếu của bài tập là
hình thành, rèn luyện các kỹ năng, các thao tác xác định quy trình thực hiện nó.
Đối với học sinh tiểu học có thể xem việc giải bài tập Tiếng Việt là một
phơng tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế đợc trong việc giúp học sinh
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH


14


Luận văn tốt nghiệp đại học

hình thành năng lực ngôn ngữ, phát triển t duy. Hoạt động giải bài tập là điều
kiện thực hiện tốt các mục đích dạy học. Vì vậy, tổ chức thực hiện có hiệu quả
các bài tập này có vai trò quyết định đối với chất lợng dạy học nói chung và chất
lợng dạy học tiếng Việt nói riêng.
Tình huống trong dạy học tiếng Việt là các tình huống ngôn ngữ. Vậy đặc
điểm của nó nh thế nào ?
2.2.1. Đặc điểm của bài tập tình huống trong dạy học tiếng Việt ở Tiểu học.
a. Bài tập tình huống phải phù hợp với mục đích, yêu cầu của từng phân
môn, từng bài học cụ thể.
Trong dạy học tiếng Việt nói chung và trong các phân môn của Tiếng Việt
nói riêng luôn đặt ra những mục tiêu rất cụ thể, rõ ràng.
Về mặt kiến thức: đó là sự lĩnh hội, hiểu biết tri thức tiếng mẹ đẻ.
Về mặt kỹ năng: luôn đặt ra 4 kỹ năng sử dụng tiếng Việt: đọc, nghe, nói, viết
Về mặt thái độ: là gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
Mục tiêu đó đợc thể hiện trong việc xây dựng nội dung ở tất cả các phân
môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Mỗi phân môn coi trọng những kỹ năng nhất định.
Phân môn tập đọc rèn luyện kỹ năng đọc, phân môn tập viết rèn luyện kỹ năng
viết, phân môn tập làm văn rèn luyện kỹ năng nói, viết. Riêng kỹ năng nghe
không đợc đặt trọng tâm nh vậy nhng nó đợc rèn luyện một cách tự phát qua việc
học tất cả các phân môn từ tập đọc, chính tả đến kể chuyệnVì vậy, trong dạy
học tiếng Việt nói chung và dạy học theo phơng pháp nêu vấn đề (ở đây là sử
dụng bài tập tình huống) nói riêng phải căn cứ vào mục tiêu của từng phân môn
nhất định. Chẳng hạn, cùng rèn luyện kỹ năng nghe nhng chính tả rèn cho học
sinh nghe đúng, nghe chính xác để viết đúng, chính xác bài chính tả. Tập đọc rèn
cho học sinh nghe đúng, nghe chính xác, nghe tinh tế để nhận ra sự diễn cảm

trong giọng đọc. Và nghe trong kể chuyện còn yêu cầu cao hơn là rèn luyện khả
năng nghe hiểu nội dung câu chuyện để sau đó tái tạo lại câu chuyện.
Dạy học theo phơng pháp mới yêu cầu ngời giáo viên phải linh hoạt trong
quá trình dạy học. Thay vì áp đặt cho học sinh giọng đọc của các nhân vật, giáo
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

15


Luận văn tốt nghiệp đại học

viên có thể đa ra yêu cầu: "Các em hãy theo dõi cô đọc bài, phát hiện ra giọng
đọc và thể hiện lại giọng đọc đó". Nh vậy, vừa giúp học sinh rèn luyện kỹ năng
nghe, kỹ năng đọc vừa tạo cơ sở cho các em tự khai thác nội dung bài học. Có
nh vậy mới đạt đợc mục tiêu của giờ học.
b. Bài tập tình huống phải phù hợp với thể loại, nội dung bài học từng
phân môn của Tiếng Việt.
Mỗi phân môn Tiếng Việt đặt ra một nhiệm vụ trọng tâm. Dù là phơng
pháp hay hình thức dạy học nào cũng không nằm ngoài yêu cầu chung của môn
học.
Ngữ liệu sử dụng trong môn Tiếng Việt rất phong phú. Trong phân môn Từ
ngữ - Ngữ pháp, đó là các trích đoạn theo các phong cách khác nhau. ở phân
môn tập làm văn, các yêu cầu rất gần gũi với cuộc sống thực tế của học sinh, hớng vào phục vụ cuộc sống của các em, giúp các em có khả năng vận dụng vào
việc học tập và giao tiếp hàng ngày. Có thể nói, đặc trng của ngữ liệu môn Tiếng
Việt đợc thể hiện rõ trong phân môn tập đọc. Đó là các tác phẩm mang đậm tính
văn chơng. Các tác phẩm đó có thể là thơ, là văn hay truyện Vì thế, bài tập tình
huống cần khai thác trên cơ sở của ngữ liệu bài học đa ra.
Bài tập tình huống phải dựa trên thể loại của tác phẩm, dựa vào nội dung
của bài học để hình thành tri thức và kỹ năng tiếng Việt cho học sinh. Cùng một
tác phẩm khi sử dụng trong một phân môn phải có hình thức bài tập phù hợp.

Cùng tác phẩm "Chú mèo con" (Tiếng Việt 3 - tập 2 - CCGD) nhng trong tập đọc
giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ: "nép", "rình", "chồm", "nhảy". Còn trong
ngữ pháp, giúp học sinh hiểu đợc hình thức sử dụng: Đó là các từ tả động tác,
hoạt động của chú mèo và những từ đó là động từ. Và tác phẩm đó cũng có thể là
bài tham khảo cho học sinh khi đứng trớc đề bài tập làm văn: Tả con vật mà em
yêu thích.
Nh vậy, với mỗi thể loại, mỗi bài học, mỗi tiết học cần phải xây dựng
những bài tập phù hợp vừa trách đợc sự nhàm chán, vừa kích thích đợc sự hứng
thú học tập của các em.
c. Bài tập tình huống phải phù hợp với tiến trình giờ học.
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

16


Luận văn tốt nghiệp đại học

Phơng pháp dạy học hiện đại là phơng pháp dạy học lấy học sinh làm trung
tâm, nghĩa là hớng đến sự hoạt động tích cực của học sinh, học sinh phải tự mình
tìm kiếm tri thức. Vì vậy, quá trình dạy học là quá trình giáo viên hớng dẫn, tổ
chức còn học sinh là ngời chủ động tìm hiểu nội dung, bản chất của vấn đề.
Thông thờng, một giờ học bao giờ cũng có giới thiệu bài; nội dung bài và
luyện tập củng cố. Với những tiến trình đó có những công việc thích hợp.
Nội dung của bài học luôn yêu cầu học sinh phải phát hiện ra các yếu tố
của vấn đề, tái hiện đợc các yếu tố đó dới dạng trả lời câu hỏi hoặc giải mã bài
tập và cuối cùng là nâng cao, khái quát hóa đợc bản chất vấn đề. Bài tập tình
huống trong dạy học tiếng Việt đồng thời cũng phải phù hợp với tiến trình đó.
Quá trình tự giải mã bài tập theo lôgic của sự phát triển t duy (phát hiện tái
hiện nâng cao) sẽ kích thích đợc sự tích cực tự giác của học sinh, giúp các em
hiểu rõ, khắc sâu nội dung bài học. Và trong dạy học Tiếng Việt, hệ thống bài tập

sẽ giúp cho học sinh nắm đợc các tri thức tiếng Việt và các kỹ năng sử dụng
chúng. Vì vậy, bài tập tình huống trong dạy học tiếng Việt phải phù hợp, phải
theo suốt tiến trình giờ học.
d. Bài tập tình huống phải phong phú, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học
sinh.
Khoa học về tâm lý trẻ em đã chỉ ra một đặc trng riêng biệt ở trẻ đó là hay
bắt chớc, nhanh thuộc, chóng quên. Các em thích làm quen, thích tìm hiểu với
những vấn đề mới mẻ. Vì vậy, nhà trờng có nhiệm vụ tạo ra cái mới, chứ không
chỉ khai thác, tận dụng cái trẻ em đã đạt đợc. Việc sử dụng bài tập tình huống
trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học cũng vì thế mà phải đa dạng, phong phú. Đó
cũng chính là đòi hỏi của riêng môn Tiếng Việt với sự phong phú về phân môn.
Có nh vậy mới kích thích đợc sự hứng thú học tập của học sinh, tránh cảm giác
nhàm chán, uể oải trong quá trình tự chiếm lĩnh tri thức.
Bài tập tình huống trong quá trình dạy học đồng thời phải phù hợp với đặc
điểm nhận thức cũng nh năng lực ngôn ngữ của học sinh.
Triết học Mac - xít đã chỉ ra con đờng của sự nhận thức chân lý đó là "từ
trực quan sinh động đến t duy trừu tợng và từ t duy trừu tợng đến thực tiễn".
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

17


Luận văn tốt nghiệp đại học

Nhận thức của học sinh Tiểu học cũng không nằm ngoài chân lý ấy. Nếu nh học
sinh lớp 1 có nhu cầu tìm hiểu "cái đó là gì ? " thì học sinh các lớp cuối bậc học
lại có nhu cầu giải quyết các câu hỏi "tại sao ? " và "nh thế nào? ". Chính vì vậy,
việc sử dụng bài tập tình huống trong dạy học tiếng Việt phải tính đến đặc điểm
này của học sinh Tiểu học.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ của các em còn nhiều hạn chế. Về mặt số lợng,

những gì các em có đợc vẫn cha đáp ứng đợc dầy đủ nhu cầu trong những hoàn
cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống. Về mặt chất lợng, sự hiểu biết nghĩa từ của
các em còn nghèo nàn, cha sinh động. Câu nói khi diễn đạt những ý tơng đối
phức tạp thì mang nhiều sai phạm về ngữ pháp. Ngôn ngữ của các em thờng dùng
là một kiểu loại khẩu ngữ, hồn nhiên nhng thiếu gọt giũa nên nhiều chỗ cha đợc
chuẩn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta đặt ra và coi trọng hơn vấn đề
dạy lý thuyết ngôn ngữ. Việc dạy lý thuyết ngôn ngữ đợc tiến hành song song với
việc thực hành ngôn ngữ, hình thành ở các em các kỹ năng sử dụng tiếng Việt:
đọc, nghe, nói và viết.
Dạy học Tiếng Việt vừa phải phát huy đợc vốn ngôn ngữ sẵn có của học
sinh, vừa hớng đến sự phát triển ngôn ngữ của các em. Các nhiệm vụ trên chỉ có
thể thực hiện đợc thông qua hệ thống bài tập tơng ứng. Có nh vậy, việc dạy học Tiếng Việt mới đạt đợc hiệu quả mong muốn.
e. Bài tập tình huống phải chính xác, rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu.
Để đáp ứng nhu cầu học tập và khả năng ngôn ngữ của học sinh Tiểu học,
nhà trờng cần đa đến cho các em nội dung học tập phong phú, đảm bảo tính khoa
học, hiện đại và chuẩn mực cuộc sống. Vì vậy, bài tập tình huống cần đạt đến độ
chuẩn xác cao, nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh phải đảm bảo tính
chất khoa học của ngôn ngữ. Đồng thời, yêu cầu nội dung bài tập cũng phải rõ
ràng, dễ hiểu. Xây dựng bài tập tình huống trong dạy học tiếng Việt để phát triển
kỹ năng thực hành ngôn ngữ cho học sinh Tiểu học thể hiện trớc hết ở lệnh đề
của bài tập và những gợi ý định hớng để học sinh tự khám phá tri thức. Yêu cầu
này thể hiện ở việc dùng từ, đặt câu và diễn đạt ý.
Dùng từ phải chính xác, trong sáng, dễ hiểu, mỗi từ phải mang một nội
dung xác định, loại trừ các cách dùng từ mang tính nhiều nghĩa của phong cách
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

18


Luận văn tốt nghiệp đại học


nghệ thuật. Đặc biệt, hệ thống thuật ngữ đợc sử dụng phải rất chuẩn xác, đúng
lúc, đúng chỗ, đúng mức độ, không để các em hiểu sai các thuật ngữ này, không
để các thuật ngữ làm rối trí các em, không buộc các em phải nhớ các thuật ngữ
khi không cần thiết.
Đặt câu và dùng câu phải ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa. Số câu phức cần hạn
chế, tăng cờng sử dụng câu đơn để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp nhận tri thức mà bài
tập cần cung cấp.
Diễn đạt trong bài tập phải mạch lạc, khúc triết; kết hợp hợp lý giữa kênh
hình và kênh chữ, giữa lệnh đề và nội dung, hình thức bài tập.
Có thể nói, đây là đặc điểm mang tính trực quan nhất, thể hiện đợc vai trò
của việc sử dụng ngôn ngữ đối với học sinh Tiểu học.
Nh vậy, trong dạy học tiếng Việt bằng phơng pháp sử dụng bài tập tình
huống, việc tiếp thu chủ đề của bài học trở thành nhu cầu của bản thân học sinh,
một nhu cầu nảy sinh từ sự cần thiết, đã ý thức đợc, phải tìm tòi cách giải quyết
vấn đề tốn tại. Nhu cầu này trở thành một nguồn động cơ thúc đẩy sự phát triển
của hoạt động nhận thức chủ đề trên và giúp học sinh huy động những nỗ lực ý
chí của mình, làm cho ý thức của mình tập trung vào đối tợng, tăng cờng t duy
tích cực và tiềm năng phản ứng của t duy và nh vậy là góp phần cho việc dạy học
đạt kết quả tốt.
Cách thức giải quyết một tình huống có vấn đề không có sẵn trong những
tri thức đã tích luỹ đợc. Vì vậy, nó đòi hỏi phải vận dụng những hành động trí tuệ
tơng ứng nhằm tìm ra câu trả lời.
Trong cơ cấu hoạt động học tập của học sinh, t duy sáng tạo của các em
đóng vai trò chủ đạo, nó do giáo viên điều khiển và hớng vào việc tìm tòi điều
cần biết. Vai trò của sự tìm tòi trong học tập càng lớn bao nhiêu thì kết quả học
tập càng cao bấy nhiêu, cả về mặt lĩnh hội tri thức lẫn mặt phát triển trình độ t
duy.
Và việc sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng trong dạy học
tiếng Việt cho học sinh Tiểu học cần xây dựng theo các đặc điểm trên. Có nh


Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

19


Luận văn tốt nghiệp đại học

vậy, vừa đảm bảo đợc mục tiêu của giờ học, vừa phát huy đợc tính tích cực sáng
tạo trong học tập của học sinh, mang lại hiệu quả giờ học cao.
2.2.2. Nguyên tắc xây dựng bài tập tình huống trong dạy học tiếng Việt
ở Tiểu học.
Để thực hiện đợc quan điểm về bài tập tình huống và đáp ứng đợc nhiệm
vụ của phân môn, hệ thống bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng thực hành ngôn
ngữ cần phải xây dựng theo những nguyên tắc sau:
a. Đảm bảo tính khoa học.
Bài tập tình huống phải chỉ rõ đợc vai trò, vị trí của các thành phần kiến
thức của từng bài học cụ thể. Đối với môn Tiếng Việt, phải đảm bảo tính chính
xác, hiện đại của nội dung dạy học, chỉ đạo việc xác định chuẩn kiến thức cho
bài tập đợc đa vào sử dụng trong giảng dạy.
b. Đảm bảo tính hệ thống.
Tình huống có vấn đề phải đảm bảo đợc tính lôgic nhận thức, từ hiện tợng
đến bản chất, mối quan hệ bản chất giữa các bài học và các nội dung học tập
khác có liên quan. Hệ thống bài tập tình huống trong dạy học tiếng Việt phải đợc
xây dựng trên cơ sở hệ thống các văn bản dạy trong chơng trình Tiếng Việt tiểu
học. ở đây, chỉ xây dựng những bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ
năng thực hành ngôn ngữ: đọc, nghe, nói, viết.
c. Đảm bảo tính vừa sức.
Việc xây dựng bài tập tình huống phải tính đến quá trình nhận thức của
học sinh, phải vừa sức đối với học sinh. Hay nói cách khác khi xây dựng bài tập,

giáo viên cần chú ý đến sự phát triển của hệ thống các kiến thức và khả năng
phân tích, tổng hợp, khái quát hóa của học sinh, phải đảm bảo đợc sự hoạt động
t duy, sáng tạo từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, để từ đó học sinh bằng hoạt động
của mình rút ra đợc những kiến thức phức tạp, đa dạng của nội dung trong bài
học.
Bài tập trong dạy học tiếng Việt còn phải chú ý đến việc bồi dỡng kỹ năng
thực hành ngôn ngữ cũng nh năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học. Bởi
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

20


Luận văn tốt nghiệp đại học

vì Tiếng Việt là khoa học mang đặc trng riêng mà các ngành học khác không có
đợc. Qua việc thực hiện bài tập, học sinh cảm nhận đợc những điều kì thú và hấp
dẫn theo đặc trng của từng phân môn.
d. Đảm bảo tính khả thi.
Nội dung và hình thức của bài tập tình huống phải thể hiện yêu cầu đổi
mới về phơng pháp dạy học. Khi xây dựng bài tập, chúng ta cần chú ý đến mục
tiêu, nhiệm vụ dạy học, phải căn cứ vào thành tựu của các ngành khoa học có liên
quan và căn cứ vào điều kiện dạy học tiếng Việt ở nhà trờng tiểu học hiện nay.
Các loại bài tập phải phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức, tòan bộ
bài tập là một hệ thống việc làm đòi hỏi học sinh phải có sự phối hợp một vài
hành động, thao tác. Và vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút đợc tất cả học
sinh cùng tham gia thực hiện và thực hiện đợc hệ thống bài tập ấy một cách nhẹ
nhàng, sinh động và đạt hiệu quả cao.
Nh vậy, chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm riêng trong kỹ năng sử dụng
tiếng Việt của học sinh Tiểu học. Chúng ta cũng đã nghiên cứu những ứng dụng
của giáo dục học về phơng pháp dạy học tích cực và việc đổi mới phơng pháp dạy

học bằng hệ thống bài tập. Đó chính là cơ sở về mặt lý luận cho việc xây dựng hệ
thống bài tập tình huống nhằm rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học
sinh Tiểu học.
2.2.3. Các loại bài tập tình huống.
Dạy học bằng bài tập tình huống là một hình thức của việc dạy học giải
quyết vấn đề đòi hỏi phải xuất phát từ mục tiêu, nội dung của từng môn học, từng
bài học cụ thể. Chính vì vậy, việc phân loại bài tập tình huống cũng có những căn
cứ khác nhau và có hệ thống bài tập tình huống tơng ứng.
- Hệ thống bài tập tình huống theo phơng pháp dạy học có bài tập tình huống
dùng lời, bài tập tình huống thực hành, bài tập tình huống luyện tập, ôn tập.
- Hệ thống bài tập tình huống theo các bớc lên lớp gồm bài tập tình huống
vào bài, bài tập tình huống phát triển bài, bài tập tình huống luyện tập củng cố.

Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

21


Luận văn tốt nghiệp đại học

- Hệ thống bài tập tình huống theo cấu trúc của kỹ năng sử dụng tiếng Việt
có bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng nghe, bài tập tình huống rèn luyện kỹ
năng nói, bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng đọc và bài tập tình huống rèn
luyện kỹ năng viết.
- Hệ thống bài tập tình huống theo các loại tình huống có các bài tập: bài
tập tình huống phát hiện, bài tập tình huống lựa chọn, bài tập tình huống bế tắc,
bài tập tình huống nghịch lý, bài tập tình huống tự luận, bài tập tình huống giả
định, bài tập tình huống đóng vai.
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng hệ thống các bài tập tình huống
phân theo các loại tình huống tơng ứng và trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học, đó

là các tình huống ngôn ngữ. Việc đa ra các bài tập tình huống ngôn ngữ mục đích
để rèn luyện các kỹ năng: đọc - nghe - nói - viết ở các phân môn của tiếng Việt.
Đó là việc luyện tập kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong các dạng hoạt động lời nói,
trong tình huống giao tiếp đa dạng. Và vì vậy, mỗi kỹ năng có yêu cầu rèn luyện
riêng.
Rèn luyện kỹ năng nghe là rèn luyện cả kỹ năng nghe trong hội thoại và
trong nghe hiểu văn bản.
Rèn luyện kỹ năng nói là việc rèn luyện khả năng nói trong những tình
huống giao tiếp cụ thể.
Rèn luyện kỹ năng đọc là rèn luyện các kỹ năng bộ phận: kỹ năng đọc
thành tiếng, kỹ năng đọc thầm và kỹ năng đọc hiểu văn bản.
Rèn luyện kỹ năng viết là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng viết chữ, kỹ
năng viết chính tả và kỹ năng luyện tập viết văn bản.
Để đạt đợc mục đích rèn luyện, việc thực hành các kỹ năng Tiếng Việt cần
đợc đa vào các tình huống cụ thể. Hệ thống bài tập tình huống theo các loại tình
huống đã đáp ứng đợc nhu cầu đó.
- Bài tập tình huống phát hiện: Đây là bài tập đợc sử dụng rộng rãi trong
các phân môn của Tiếng Việt, đặt học sinh trớc một vấn đề, yêu cầu học sinh tìm
ra nội dung của vấn đề. Trong dạy học tập đọc, đó là việc tìm ra cách đọc của
Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

22


Luận văn tốt nghiệp đại học

bài, các từ ngữ, chi tiết quan trọng của bài. Trong dạy học ngữ pháp là việc phát
hiện ra các dấu hiệu ngữ pháp. Trong dạy học chính tả là việc phát hiện ra cái
chuẩn để có kỹ năng sử dụng. Trong dạy học tập làm văn là việc xác định yêu
cầu, trọng tâm của bài làmMuốn phát hiện đ ợc bản chất của vấn đề, học sinh

phải đọc kỹ nội dung, nghiên cứu nó. Khả năng làm quen với tiếng Việt và rèn
luyện các kỹ năng sử dụng tiếng Việt, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cũng
đợc hình thành qua việc giải quyết các bài tập tình huống này.
- Bài tập tình huống lựa chọn: Là bài tập đặt học sinh trớc một mâu thuẫn
với nhiều phơng án giải quyết. Các em phải tìm ra đợc phơng án giải quyết đúng
nhất. Trong dạy học Tiếng Việt, các tình huống đó là các tình huống ngôn ngữ và
sự lựa chọn đó là sự lựa chọn theo đặc trng môn học. Chẳng hạn, việc lựa chọn
nghĩa của từ trong phân môn từ ngữ là việc tìm nghĩa chuẩn nhng trong phân
môn tập đọc đó là nghĩa của văn cảnh. Bài tập này đợc sử dụng nhiều trong dạy
học Tiếng Việt. Đó có thể là bài tập lựa chọn đúng sai, lựa chọn bằng trắc
nghiệm, lựa chọn bằng gạch nối và lựa chọn điền thế, điền từ. Để giải quyết đợc
các loại bài tập này, học sinh cần có vốn tri thức về tiếng Việt, khả năng vận
dụng chúng vào việc học. Trên cơ sở đó các kỹ năng đọc, nói, viết của học sinh
sẽ đợc rèn luyện và củng cố.
- Bài tập tình huống bế tắc: Khi xây dựng bài tập này phải chứa đựng "nút" bế
tắc, học sinh thoạt đầu không thể lấy kiến thức cũ để giải quyết đợc. Các em phải
tìm tòi, tháo gỡ khó khăn gặp phải. Đây là loại bài tập thờng gắn liền với việc tìm
ra khái niệm, bản chất của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, tri thức tiếng Việt đợc
cung cấp ở hầu hết các phân môn nhng thể hiện rõ nhất là trong phân môn tập
đọc, từ ngữ, ngữ pháp và tập làm văn. Việc tháo đợc "nút" sẽ là động lực thúc đẩy
học sinh tự tìm kiếm, lĩnh hội tri thức. Đây cũng là phơng tiện để học sinh luyện
nói, viết có hiệu quả.
- Bài tập tình huống nghịch lý: Dựa vào mâu thuẫn trong nhận thức của
học sinh, các em phải phân tích, lý giải, bác bỏ hay công nhận về một kết quả
thuận và nghịch với lôgic thông thờng, lôgic trong nhận thức ngôn ngữ văn học.

Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

23



Luận văn tốt nghiệp đại học

Điểm đặc biệt trong dạy học Tiếng, những nghịch lý ấy là nghịch lý của
ngôn ngữ. Nó đòi hỏi một sự lý giải thấu đáo của cá nhân học sinh về một lôgic
trừu tợng, nghệ thuật. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nó không mang tính chính
xác, khoa học. Bài tập tình huống nghịch lý tạo điều kiện cho học sinh có khả
năng trao đổi, thảo luận, bàn bạc, vừa mang tính tập thể, vừa mang tính cá thể.
Nó rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết, kỹ năng nói và đặc biệt là kỹ năng lập
luận vấn đề. Đây là kỹ năng rất quan trọng hỗ trợ cho học sinh trong học tập và
giao tiếp cuộc sống.
- Bài tập tình huống tự luận: Đặt học sinh trớc một vấn đề văn học, ngôn
ngữ, học sinh phải bộc lộ đợc khả năng của riêng mình, khẳng định đợc những
hiểu biết, những kỹ năng vận dụng ngôn từ của mình. Tình huống tự luận đặt học
sinh trớc vấn đề luyện viết (kỹ năng dùng từ, đặt câu), luyện nói (trình bày, diễn
thuyết). Hiệu quả của quá trình này trong dạy học Tiếng Việt rất phong phú, đa
dạng. Trong tình huống ngữ pháp sử dụng câu theo mục đích sẽ có nhiều câu đối
thoại bất ngờ. Trong tập đọc sẽ có những khám phá, những sáng tạo thú vị. Trong
tập làm văn sẽ có sản phẩm độc đáo. Tất cả đều không theo một khuôn mẫu cho
trớc. Đây là loại bài tập đòi hỏi cao về năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh
Tiểu học.
- Bài tập tình huống giả định: Học sinh đợc dặt mình vào một tình huống
nào đó nh là có thật, lấy đó làm căn cứ để trình bày những suy nghĩ hợp với lôgic
nhận thức của các em. Trong môn Tiếng Việt, tình huống giả định thờng đợc sử
dụng trong phân môn ngữ pháp, tập đọc và tập làm văn. Tình huống giả định là
phơng tiện để học sinh rèn luyện kỹ năng nói. Trong phân môn ngữ pháp, học
sinh đợc luyện nói trong giờ luyện tập, thực hành. Trong tập đọc tình huống giả
định giúp học sinh thể hiện đợc sự ứng xử cá nhân. Trong tập làm văn, học sinh
đợc nói, viết bằng chủ thể chính mình. Vì thế đã kích thích đợc hứng thú học tập
của học sinh trong quá trình học Tiếng.

- Bài tập tình huống đóng vai: Học sinh đợc đặt mình vào vị trí của nhân
vật, đợc đọc, đợc nói, đợc thể hiện mình bằng những điệu bộ, cử chỉ tự nhiên của
các em. Học sinh có thể đọc phân vai hoặc đóng họat cảnh. Bên cạnh yêu cầu về
tri thức chuẩn, học sinh sẽ tìm tòi và có những sáng tạo bất ngờ. Việc sử dụng bài
tập này sẽ kích thích đợc vai trò tích cực, sáng tạo của học sinh, đồng thời rèn

Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

24


Luận văn tốt nghiệp đại học

luyện kỹ năng thực hành ngôn ngữ cho học sinh theo hớng gắn với họat động
giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.
Tuỳ thuộc vào từng phân môn, từng bài cụ thể trong dạy học tiếng Việt để
chúng ta sử dụng các loại bài tập tình huống hợp lý, đa lại hiệu quả dạy học cao,
phát huy đợc t duy sáng tạo, năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
II. Cơ sở thực tiễn - thực trạng việc rèn luyện kỹ năng
sử dụng tiếng Việt ở Tiểu học
1. Thực trạng kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh Tiểu học

Môn Tiếng Việt hiện hành (chơng trình 165 tuần) đợc giảng dạy ở tiểu học
gồm 8 phân môn. Số tiết học theo các lớp đợc phân bố nh sau
Phân
môn
Học
Lớp
vần
1

2
3
4
5

Tập
đọcHọc
thuộc
lòng

10
3
3
2
2

Kể
Chính
chuyện
tả
1
1
1
1
1

2
2
1
1


Tập
viết
2
2
1
0,5
0

Từ
ngữ
-Ngữ
pháp
1
1
2
2

Tập
làmvăn

Tổng
cộng

1
2
1,5
2

13

10
10
8
8

Học vần ở lớp 1 nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng đọc, viết đúng, có ý
thức. Kỹ năng này sẽ đợc tiếp tục hoàn thiện về sau.
Tập đọc nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc đúng, lu loát, có ý thức
và diễn cảm. Bài tập đọc ở Tiểu học thờng là các tác phẩm nghệ thuật.
Chính tả trang bị cho học sinh các quy tắc chính tả tiếng Việt để viết đúng
chính tả bằng nhiều hình thức bài tập khác nhau.
Từ ngữ nhằm mở rộng vốn từ, làm giàu vốn từ cho học sinh, chú ý đến các
từ cơ bản thờng dùng.
Ngữ pháp chú trọng câu và dấu câu. Chơng trình đa ra những kiểu câu phổ
biến, những quy tắc cơ bản về cách đặt câu và sử dụng dấu câu.

Trịnh Thị Nhung: 40A1 - GDTH

25


×