Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của mộng dương tập trong tốn phủ thi tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.62 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ ÁNH THI

NGHIÊN CỨU VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ
THUẬT CỦA MỘNG DƯƠNG TẬP
TRONG TỐN PHỦ THI TẬP

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. BÙI THỊ THÚY MINH

Cần Thơ, 2011

Trang 1


PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 2


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học Việt Nam học vô cùng phong phú, hấp dẫn mà trong đó còn chứa đựng
bao bí ẩn và thách thức đối với đọc giả.Trên thi đàn ấy có rất nhiều tác giả và tác phẩm
mà bạn đọc cảm thấy quen thuộc với những cái tên như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương… cùng với những tác phẩm của họ, trong đó có Hà Tông Quyền một


danh nhân sống dưới thời Nguyễn.
Cuộc đời của mình cùng với tập thơ đi xứ của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong
lòng người đọc, và đáng được nghiên cứu để hiểu thêm về con người cũng như tâm tư
nguyện vọng của ông về đất nước và con người trong xã hội đương thời.
Khi nghiên cứu về Hà Tông Quyền chúng ta sẽ thấy ông là một vị quan thanh
liêm, trong cách sống của ông có nhiều điều đáng cho ta học hỏi. Trong sự nghiệp sáng
tác văn chương ông là bậc anh tài, đã có những sáng tác bất diệt với thời gian.
Vì những điểm sáng ấy của Hà Tông Quyền nên người viết chọn đề tài “Nghiên
cứu về nội dung và nghệ thuật của Mộng Dương Tập trong Tốn Phủ thi tập “của ông
để làm luận văn tốt nghiệp của mình .

2. Lịch sử vấn đề
Đầu thế kỉ XX, khi giới nghiên cứu nhận thấy cần phải tập hợp lại những trước tác
của các tác giả ở các thế kỉ trước, để lưu giữ cho người đời sau, thì họ vấp phải những
khó khăn do những nguyên nhân sau: Một là các nhà thơ xưa sáng tác không nhằm
mục đích lưu danh, họ sáng tác là để giải trí. Nguyên nhân thứ hai, với quan niệm văn
chương là của chung, nên chuyện “bản quyền” không được các nhà văn quan tâm, nên
tác phẩm của họ thường bị thất lạc. Nguyên nhân thứ ba là do văn bản bị hư hỏng, bị
hủy hoại mất mát quá nhiều, khi thì do chiến tranh sách vở bị cháy, bị cướp, có khi do
công tác lưu trữ không tốt.
Mặt khác, các tác phẩm chữ Hán thông thường chỉ được lưu hành trong giới trí
thức, còn đại bộ phận nhân dân không được tiếp cận nên ít được phổ biến rộng rãi.
Thơ chữ Hán dù được tôn trọng đề cao, nhưng nó khá xa lạ đới với đông đảo nhân dân
vì thế chúng nhanh chóng đi vào quên lãng. Vì những nguyên nhân này mà ta thấy thơ
chữ Hán của Hà Tông Quyền ít được người biết đến, nên cũng có không nhiều những
bài nghiên cứu về ông. Nhưng nếu ai đã từng đọc qua các tác phẩm của ông thì rất khó
quên bởi nội dung sâu xa, thể hiện được tâm trạng của một cá nhân trong xã hội đương
Trang 3



thời.
Khi nói về trách nhiệm của ông với dân, với nước thì sách Từ điển tác gia Việt
Nam do Nguyễn Quang Thắng biên soạn có viết “Lúc ở nội các, lúc ở viện cơ mật,
ông hết lòng lo việc dân, việc nước, ông nổi tiếng văn chương đương thời”.Thật vậy,
khi đọc thơ văn của ông ta mới thấy được tài năng nghệ thuật của ông, rất đúng với
những gì Nguyễn Quang Thắng đánh giá.
Cũng trong sách Từ điển tác gia Việt Nam, Nguyễn Quang Thắng đã khẳng định
“Mộng Dương tập là tập thơ nhưng có ít cho sử học, đáng quý vì có ghi chép nhiều
kiến thức về Nam Dương thời đó”, đây là nhận xét hoàn toàn đúng, khi nghiên cứu thơ
của ông ta mới thấy những ghi nhận ở Giang – lưu – ba là rất đúng với thực tế, và có
ích cho những người muốn tìm hiểu về lịch sử.
Phan Thanh Giản đã nói:
Khai hoa sự nghiệp suy tiền bối
Tuyệt thế văn chương tất đại gia
Khi đánh giá về những sáng tác của Hà Tông Quyền, Phan Thanh Giản đã khẳng
khái mà khẳng định đây là bậc thầy của văn chương. Còn trong sự nghiệp thì chúng ta
phải học hỏi rất nhiều ở Hà Tông Quyền về sự khôn khéo và tài năng trong con đường
làm quan. Trong giới văn sĩ thời bấy giờ, hầu hết họ đều ca ngợi tài năng của Hà Tông
Quyền .
Vua Minh Mệnh rất trong dụng ông vua thường xuyên cho gọi ông vào triều để
hỏi ý kiến. Khi phái ông đi hiệu lực sang Tây Dương vua ăn không ngon, ngủ không
được khi ông về vua Minh Mệnh đã nói “Ngươi đi ba tháng trẫm cơm không ngon,
trẫm thống nhất bốn phương điều động mọi người, không có ngươi không được”, Là
vị quan thanh liêm luôn giữ phẩm giá trong sạch, quyết tâm cống hiến cả cuộc đời cho
nước nhà, nhưng sống trong thời buổi xã hội có nhiều biến động lúc bấy giờ, Hà Tông
Quyền cũng như những công thần thời ấy không tránh khỏi tấn bi kịch. Trải qua những
bước thăng trầm, sóng gió của cuộc đời đã giúp cho ông có cái nhìn khách quan về xã
hội. Khi đi vào nghiên cứu những tác phẩm của ông ta mới thấy lời nhận xét của Phan
Thanh Giản thật chính xác. Từ câu tứ, cách gieo vần, niêm luật mà ông vận dụng trong
thơ đều chính xác và độc đáo .

Vua Minh Mệnh khen ông là “Kiện tiệp tài tử”. Với lời khen này đã khẳng định tài
hoa của Hà Tông Quyền trên thi đàn văn học Việt Nam .
Trang 4


Bước đầu trong sự nghiệp văn chương của mình, Hà Tông Quyền đã được những
bậc anh tài đưa ra những lời nhận xét, và họ đều ca ngợi ông ở cả hai lĩnh vực văn
chương và sự nghiệp, điều đó cho thấy ông đã gặt hái được những thành công vang
dội, đáng để ta học hỏi.
Vì đây là lần đầu tiên người viết nghiên cứu tác giả cũng như tác phẩm này nên
không tránh khỏi những thiếu sót.

3. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu hay tìm hiểu một vấn đề nào đó thì trước tiên người ta phải đặt
mục đích lên hàng đầu, vì chỉ khi có mục đích thì người ta mới thành công. Chọn đề
tài này người viết mong muốn mọi người có thể hiểu rõ hơn về nội dung, nghệ thuật
tập thơ và những giá trị vốn có của nó, người viết hy vọng với việc nghiên cứu đề tài
này mọi người sẽ biết thêm về một danh nhân văn hóa của dân tộc cũng như những
tâm tư, tình cảm ông về nhân dân, về đất nước .
Mặc khác, người viết thấy nhu cầu tìm hiểu về văn hóa thời trung đại không
ngừng được mở rộng, nên người viết rất mong tìm hiểu kỉ về tác giả, tác phẩm còn ít
người biết này, để góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn học trung đại nước
nhà.

4. Phạm vi nghiên cứu
Hà Tông Quyền một vị quan sống dưới triều Nguyễn, đồng thời cũng là một nhà
thơ có những đóng góp mang nhiều ý nghĩa trên thi đàn văn học Việt Nam. Nhưng tiếc
thay những vần thơ của ông chưa được các nhà nghiên cứu đi sâu vào phân tích đánh
giá, có chăng chỉ là những bài viết mang tính chất chủ quan, chưa có cái nhìn khách
quan chi tiết về nội dung thơ văn của ông, vì vậy mà không ích độc giả có cái nhìn sai

lệch về về tác giả. Với đề tài “Tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật tập thơ Mộng
Dương Tập” chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn nữa về nội dung tập thơ, để thấy được cái
nhìn của ông về xã hội đương thời, bên cạnh đó sẽ tìm hiểu kĩ hơn về nghệ thuật để
thấy được tài năng sáng tác thơ văn của ông.
Với tên của đề tài là “Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tập thơ Mộng Dương
Tập” tự bản thân nó đã giới hạn cho người viết đối tượng và phạm vi nghiên cứu, vì
vậy trong quá trình khảo sát người viết chỉ xoáy sâu vào tìm hiểu về nội dung và nghệ
thuật của tập thơ để từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của tác giả trên thi đàn văn
học nước nhà.
Trang 5


5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này được hoàn chỉnh và có hiệu quả, trước tiên chúng tôi tiến
hành thu thập tài liệu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu. Sau đó vận dụng
phượng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu đã thu thập được, để đánh giá và so sánh
tài liệu đó với tác phẩm để rút ra những ý nghĩa về nội dung và đặc sắc về nghệ thuật.
Trên phương diện nghiên cứu về nội dung chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu nội dung
đề thấy được tâm tư của ông về xã hội đương thời. Về nghệ thuật vì ông là một nhà
nho thời kì trung đại nên chúng tôi tìm hiểu thật kĩ những đặc trưng riêng đã làm nên
một phong cách văn chương đặc sắc.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1.Tác giả Hà Tông Quyền
1.1 Tiểu sử
Hà Tông Quyền vì tránh tên húy của Thiệu trị tức Nguyễn Phúc Miên Tông
(làm vua từ năm 1841 đến 1847) nên có sách gọi là Hà Tôn Quyền hoặc Hà Quyền,

ông sinh năm 1798 mất năm 1839, tự là Tốn Phủ, hiệu Phương Trạch, biệt hiệu Hải
Ôn, về gốc tích của ông ta có thể tìm hiểu như sau.
Đời Lê Sơ họ Hà vốn là ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh. Tới đời Lê Trung
Hưng thì di cư ra ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Về sau lại di cư ra ở làng Cát
Động, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây đến đời Hà Tông Quyền thì họ Hà này đã định
Trang 6


cư ở đây khoảng ba bốn thế hệ.
Cha của Hà Tông Quyền là Hà Tông Đồng, đỗ Hương cống thời Lê, nhưng
không ra làm quan mà chỉ mở trường dạy học trong làng. Ông Đồng mất sớm, bà vợ là
con gái họ Trịnh phải tần tảo nuôi con khôn lớn, Hà Tông Quyền được học hành đến
nơi đến chốn cũng là nhờ công lao của mẹ. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã nổi tiếng là
thần đồng. Câu chuyện lưu truyền ở địa phương còn kể rằng “Ông đọc sách rất nhanh,
một thoáng có thể đọc tới chục hàng chữ, đã thế ông lại rất chăm đọc sách, có lần quan
huyện ra một vế câu đối “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư” (Ba người cùng đi, tất
có thầy ta), ông đối ngay “Thiên lý nhĩ lai, tương lợi ngô quốc”( nghìn dặm mà tới,
đem lợi cho nước tôi), rõ ràng vế đối không những là rất chuẩn mà còn hợp cách.
Năm ông 12 tuổi, do chăm học, sáng dạ nên chẳng bao lâu thầy đồ ở trường làng
“hết chữ”. Hà Tông Quyền phải khăn gói lên Thăng Long xin theo học tại trường của
cụ Lập Trai Phạm Quy Thích, chính ở ngôi trường này mà ông đã kết bạn với những
người rất nổi tiếng ở đất cố đô như: Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Vũ Tông
Phan. Năm Gia Long Tân Mùi (1811) mới 14 tuổi ông đã đỗ Hương Cống tại trường
thi Thăng Long, lúc bấy giờ nhà Nguyễn chưa có tổ chức thi Hội nên khi đỗ Hương
cống là được bổ dụng ra làm quan ngay nhưng ông còn nhỏ tuổi quá nên triều đình lưu
lại đợi đến tuổi thành niên sễ bổ nhiệm, bản thân ông cũng dâng sớ xin được ở lại quê
nhà để phụng dưỡng mẹ và trau dồi học vấn thêm.
Tới năm Minh Mệnh thứ ba (1822), nhà Nguyễn bắt đầu mở khoa thi hội, ông
lên đường vào kinh đô Huế ứng thí và đỗ hội nguyên, như vậy ông chính là ông nghè
khai hoa cho triều Nguyễn, sau khi thi đỗ ông được bổ nhiệm làm tri phủ Tân Bình

(nay là tỉnh Gia Định- Nam Bộ), rồi sau đó về làm Tham biện dinh Quảng Trị. Khoảng
năm 1827 ông về Huế làm Kiểm sự bộ công và sống tại núi Ngự sông Hương đến cuối
đời tức năm 1839 thọ 42 tuổi.
Trong 12 năm làm quan ở Huế Hà Tông Quyền cũng chịu lắm phen lận đận, là
một vị quan được Minh Mệnh trọng dụng nhưng ông cũng không tránh khỏi những lần
bị phạt, bị đưa đi hiệu lực vì những lỗi rất nhẹ. Năm 1829 ông làm Hữu Thị lang Bộ
Lễ, năm 1831 làm Hữu Thị lang Bộ Hộ nhưng chủ yếu là coi việc nôị các, nhưng cuối
năm này vì một sơ xuất nhỏ mà ông bị đày đi Nam Dương quần đảo của In-đô-nê-xi-a,
về nguyên nhân của việc đi hiệu lực này sách Đại Nam Thực Lục chép: “Tháng 11
năm Tân Mão (1831) Bộ Hộ thị lang sung Nội các là Hà Quyền bị tội, mất chức trước
Trang 7


kia được giao bài thơ Thu thành phân số của nhà vua làm dưới chỗ chú thích có chữ
Thanh Xuyên huyện, người ở Nội các viết nhầm là Thanh Châu, vua hỏi Quyền, ông
hoảng sợ nên tâu: trót theo tờ sớ của trấn, sau biết là lầm bèn lén đem sửa lai tờ sớ
cho đúng với lời tâu, thuộc quan của Nội các quy cho ông về tội đó. Vua sai định thần
luận tội, đáng xử tội đồ nhưng vua đặc cách chỉ ra lệnh cách chức, cho làm lính, phát
đi đương biển để gắng sức làm việc chuộc tội”. Chỉ vì sữa một chữ trong phần chú
thích mà phải bị cách chức, thì quả là quá nghiêm khắc. Nhưng khi ông đi hiệu lực
khoảng sáu tháng, vua Minh Mệnh thiếu ông như thiếu đi một cánh tay trợ thủ đắc lực,
nên vua sai sứ thần đi triệu về cho phục chức cũ coi việc nội các.
Sang tháng giêng năm 1833, ông được thăng hàm từ Hàn lâm thừa chỉ lên Thị
độc học sĩ. Năm tháng sau lại thăng lên hàm Hữu Thị lang Bộ Công. Năm sau chỉ vì là
bạn thân của Phan Huy Thực nên khi Phan Huy Thực bị tội thì ông cũng bị tội lây phạt
ba tháng lương, số là năm này có khoa thi Hương các quan chấm trường Hà Nội lấy đỗ
36 cử nhân, nhưng khi bài vở chuyển về kinh duyệt thì bốn người bị truất xuống bậc tú
tài vì văn tầm thường và một người bị hỏng do bài phú trùng vần. Hai viên chánh phó
bị giáng xuống ba cấp, Lễ Bộ Thượng thư Phan Huy Thực - là người có trách nhiệm tổ
chức kì thi - cũng bị giáng chức với lí do là thiếu sáng suốt trong khi lựa chọ quan

trường.
Năm 1835, ông được thăng lương nhị phẩm và thăng hàm Tham Tri Bộ Lễ vẫn
coi việc nội các. Năm 1837 ông lại bị vua “quở” vì quên một điển tích. Năm 1839,
trước khi chết ông được thăng làm Tham Tri Bộ Lại và sau khi chết được thăng hàm
Lại Bộ Thượng Thư.
Hà Tông Quyền bình sinh liêm khiết, khi mất chẳng có ruộng đất gì để lại cho
con cháu, ở làng Cát Động còn một ngôi miếu thờ ông do hai người chắt ngoại góp
tiền dựng nên, ngoài những tập thơ chép tay, ông đẫ nhìn thấy được triều Nguyễn đang
trên con đường suy sụp nhưng ông chưa nói thẳng vào vấn đề này, nhưng ông vẫn là
một nhà Nho có nhâ phẩm và là một nhà thơ xuất sắc, xứng đáng có một chỗ đứng
vững chắc trong lịch sử nước nhà.

1.2 Sự nghiệp sáng tác
Đời làm quan của Hà Tông Quyền chỉ trên dưới 15 năm nhưng đã trải qua lắm
thăng trầm, hầu như nhiều kẻ sĩ đương thời đều trải qua con đường gồng gềnh ấy, thời
gian đầu ông được tin dùng nên thơ của ông cũng tràn đầy niềm vui lạc quan. Nhưng
Trang 8


bước đường công danh phải “lận, đận” là chuyện không tránh khỏi, ông đã nhận ra
điều này ngay lúc sinh lực còn sung mãn, khi viết nên bài Hữu Cảm hẳn ông đã nhục
chí, bởi trong triều ngoài nội đâu đâu cũng là cảnh đáng ghét, đáng buồn, đáng chán và
rất đáng lo ngại:
Bất quan quy hứng tựu thuần lô,
Văn đạo phong quang bất tự sơ.
Tương loát đại đô duyên khí thế,
Tự ti thùy khẳng có thi thư.
(Nghĩa là:Chẳng liên quan gì đến hứng thú lui về vui thú ruộng vườn thưởng thức món
cá rỏi canh ra.Chỉ vì nghe nói quang cảnh ngày nay chẳng còn được như thưở ban ban
đầu. Khuynh đảo lẫn nhau cũng là do tranh giành quyền. Tự hạ thấp mình còn ai ngó

ngàng đến lời dạy của thi thư). Thời Minh Mệnh là thế, nhưng tiếc rằng những bài thơ
phản ánh hiện thực không nhiều.
Năm Nhâm Thìn 1832, HàTông Quyền đi công cán ở nước ngoài. Khi trở về bao
nhiêu thơ sáng tác trong lúc xa nước, xa quê ông gom thành một tập thơ đề là Mộng
Dương tập, các thơ văn khác gom vào bộ Tốn Phủ Thi văn tập. Ngoài ra ông cùng với
các triều thần nhà Nguyễn phụ họa với Thánh Tổ Hoàng Đế, vịnh Truyện Kiều của
Nguyễn Du, Minh Mệnh đã hếtt lòng ca ngợi Thúy Kiều “nêu danh giáo” bằng tấm
gương trung, hiếu, trinh tiết 30 bài thơ vịnh Kiều của ông cũng chỉ đón ý vua mà
phụng vịnh.
Ông để lại các tác phẩm :
-Tốn Phủ văn tập, hai quyển, chưa tìm thấy, hiện còn lại ít nhiều
trong Liễu Đường văn tập
- Nam du tập, tập thơ du hành phương Nam đã thất lạc
-Liễu Đường văn tập, cuốn sách do ông soạn, đây là tập văn của
ông trao đổi với các bạn, trong đó có một số bài tựa bạt viết cho sách của Lý Văn Phúc
và Phan Huy Chú.
-Tốn Phủ thi tập, có ba quyển, trong đó có tập thơ Mộng Dương
tập
-Thăng Long tam thập vịnh
-Nguyễn triều tấu biểu
-Minh Mệnh chính yếu, do ông chủ biên, sáng tác năm 1837
Trang 9


-Vịnh Kiều tam thập thư, gồm 30 bài, mỗi bài bốn câu lục bát,
đây là bài thơ hưởng cuộc thi vịnh Kiều do vua Minh Mệnh khởi xướng năm 1830,
được viết bằng chữ Nôm.

2. Tác phẩm Mộng Dương tập
2.1 Giới thiệu sơ lược về Tốn Phủ thi tập

Tốn Phủ thi tập gồm một cuốn được ông sáng tác lúc làm quan. Sách chép
tay, giấy bản thường gồm 136 tờ, tờ 2 trang, trang 9 dòng, dòng 20 chữ .
Bản sách Tốn Phủ Thi Tập nói trên có ghi là sao chép vào năm Khải Định
thứ 5 (1920). Đầu sách có bài tựa của Bùi Phổ đề năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), ở tờ
thứ 3 có ghi: Quyển tam, quyển nhất. quyển nhị kiến hạ, như thế quyển đầu sách là
quyển 3, quyển 1 và quyển 2 ở sau. Ở cả 3 quyển đều có thấy ghi là Ngô Phương Đình
(tức Ngô Thế

Vinh) bình. Trong Tốn Phủ Thi Tập đáng nói nhất là tập thơ Mộng

Dương tập đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe ở Giang- lưu-ba

2.2 Giới thiệu sơ lược về Mộng Dương tập
Trong tập thơ Tốn Phủ Thi tập đáng nhớ nhất là quyển 2. Quyển này có tên
riêng là Mộng Dương Tập (từ tờ 87 đến hết). Tập thơ này được ông sáng tác lúc ông
đi hiệu lực sang Tây dương .
Năm nhâm thìn 1832 có lần ông trái ý vua nên bị cắt chức buộc phải tháp
tùng phái bộ Phan Thanh Giản đi Nam Dương quần đảo để chuộc tội. Khi về bao nhiêu
sáng tác trong lúc xa quê ông gom thành một tập thơ đề là Mộng Dương Tập .
Sau bài thơ có một số bài bạt của Phan Huy Đức hiệu Chuyết Trai, của
Dương Đình Ngô Thế Vinh, của Doãn Ửng, của Phan Thanh Giản. Bốn bài bạt ấy điều
đề niên hiệu là Minh Mạng nhâm thìn.Tập thơ là những trăn trở của ông về con đường
làm quan đầy khúc khuỷu lúc bấy giờ, đây là một xã hội mà đạo đức xuống cất trầm
trọng.
Bất quan quy hứng tựu thuần lô
Văn đạo phong quang bất tự sơ
Tương loát đại đô dương khí thế
Tự ti thùy khẳng cố thi, thư
Hữu cảm
Bên cạnh đó còn là những bân khuâng, thao thức của ông về nhân dân, về số

Trang 10


phận bấp bên của họ trong xã hội rối ren này.
Đặc biệt tập thơ được tác giả nói nhiều và nói mạnh mẽ về tấm long cố hương
của mình, khi phải sống nơi đất khách.
Tự thị Trọng Tuyên du hứng thiển
Kí cảnh nhị luật 1
Việt ngâm phiên tự tiến đa tình
Kí cảnh nhị luật 2
Tác giả sử dụng các điển cố để thể hiện tình cảm của mình đối với quê hương một
cách chân thành và sâu đậm.
Về tên của tập thơ này, sách “Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đê yếu”do nhà
xuất bản khoa học xã hội xuất bản, Hà Nội 1993, ghi là Dương Mộng Tập, nhưng
trong một số sách khác lại ghi là Mộng Dương Tập, chúng tôi căn cứ vào chữ Hán đọc
đúng thứ tự của nó là Mộng Dương Tập

3. Vài nét về thơ Đường luật một thể thơ được dùng trong Mộng
Dương tập
Thơ Đường luật còn được gọi là thơ cận thể. Luật thơ được áp dụng ở các thể
thất ngôn và ngũ ngôn, được đặt ra từ thời nhà Đường nên được gọi là thơ Đường luật.
Thơ Đường luật có 3 dạng chính: thơ bát cú, thơ tuyệt cú và thơ bài luật, trong đó thơ
bát cú được coi là dạng cơ bản, vì từ đó ta có thể suy ra các dạng khác của thơ Đường
luật. Vì vậy cấu tạo chung của thơ bát cú được xem là quy tắc chung cho các thể thơ
Đường luật .
3.1 Thơ bát cú
Đây được xem là dạng thức được sử dụng phổ biến của thơ Đường luật,với
dung lượng gồm 8 dòng thơ, mỗi dòng 7 chữ (gọi là thất ngôn tứ tuyệt) hoặc mỗi dòng
5 chữ (ngũ ngôn bát cú ).
-Về bố cục :

Thơ Đường luật có thể chia ra làm 3 cách :
Cách thứ nhất: chia bài thất ngôn ra làm 4 liên đề, thực, luận, kết. Trong cặp
câu đề câu thứ nhất là câu phá đề,câu thư hai là câu thừa đề. Phá đề là mở ý của bài
thơ, thừa đề là tiếp ý của bài phá đề để chuyển vào thân bài. Thực là cặp câu thứ ba và
thứ tư còn gọi là thích thực, dùng để giải thích rõ ý đề bài. Kết gồm hai câu cuối kết
thúc ý toàn bài .
Trang 11


Cách thứ hai: Theo Kim Thánh Thán, bài thất ngôn bát cú được chia ra làm
hai phần tiền giải và hậu giải. Tiền giải gồm bốn câu đầu nặng cảnh nhẹ tình. Hậu giải
gồm bốn câu cuối nặng tình nhẹ cảnh .
Cách thứ ba: Theo Franscois, bát cú được chia làm ba phần, có cấu trúc như
một bài nghị luận chặt chẽ. Phần một gồm hai câu đầu giống như phần mở bài của một
bài văn, mang tính chất giới thiệu để vào đề. Phần hai gồm bốn câu tiếp theo giống
nhau về cách gieo vần, về đối, từng cặp câu kết chặt chẽ với nhau theo liên kết không
gian. Phần ba gồm hai câu cuối giống như phần kết bài nhấn mạnh ý muốn nói .
- Về đối :
Trong thơ văn cổ của Việt Nam cũng như Trung Quốc, đối là một yếu tố quan
trọng, đối nghĩa là thanh đối tuơng xứng với nhau.
Phép đối có đối thanh, đối ý và đối từ. Cả ba phép đối trên đều theo một nguyên
tắc chung, có số từ ngang nhau, thanh và ý phải đối nhau.
Đối thanh :bằng đối bằng, trắc đối trắc.Ví dụ:Thiên địa (B-T), trời cao - trời thấp
(B-T). Thật ra trong một từ thanh và ý đối nhau, thường khi người sáng tác chọn thanh
thì phải chọn ý. Thanh và ý đều đối ngược nhau, gọi là đối cân, nếu thanh cân mà ý
không cân hoặc ý cân mà thanh không cân thì gọi là đối lệch .
Đối ý: ý của hai từ phải ngang nhau. Đối ý có hai loại đối tương đồng và đối tương
phản. Đối tương đồng nhằm bổ sung ý cho nhau, nhân mạnh ý. Đối tương phản, ý của
hai câu thơ đối lập nhau, những cặp hình ảnh phạm trù đối lập nhau. Ngoài ra đối ý có
hai cách đối: tiểu đối và bình đối. Tiểu đối là trong từng ý đối nhau, đối ở mỗi từ hay

chỉ đối ở từ cuối mỗi vế. ví dụ :
“Người quốc sắc – kẻ thiên tài”(sắc đối với tài)
Hoặc

“Buâng khuâng duyên mới –ngậm ngùi duyên xưa”(mới đối với xưa)
Truyện Kiều – Nguyễn Du
Bình đối: Là toàn bộ ý câu trên đối với toàn bộ ý câu dưới (từ đối từ, ý đối ý, câu
đối câu, vế đối vế). Phép đối mà chủ yếu dựa vào luật thơ, có những từ trong câu bắt
buộc phải đối lại, cũng có những từ linh động đối ý mà không đối thanh .
Trong thể thơ Đường luật, hai cặp thực và luận bắt buộc phải đối nhau, ví dụ :
“ Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Trang 12


Đền cũ lâu đài bong tịch dương”
Thăng Long thành hoài cổ -Bà Huyện Thanh Quan
Cặp câu này nói chung là đối về mặt ngữ nghĩa, nhưng hai từ “xe ngựa” đối với “lâu
đài” chưa cân . Ví dụ :
“ Đã mang chí ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi song”
Chí Nam Nhi – Nguyễn Công Trứ
Hai câu thơ đối với nhau thật chuẩn . Bốn câu thơ sau vừa đạt về thanh vừa đạt về ý :
“ Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước thương nhà con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan
Đối từ: Là đối từ loại (danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ
đối với tính)
- Về niêm – luật :


Thơ Đường buộc phải tuân theo qui định về thanh bằng, thanh trắc trong từng
câu và trong cả bài thơ. Hệ thống thanh bằng, thanh trắc, được tính từ chữ thứ hai của
câu thứ nhất. Nếu chữ thứ hai thuộc thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng, nếu chữ
thứ hai thuộc thanh trắc thì bài thơ thuộc luật trắc, nó gồm ba điều sau :
Điều thứ nhất: Trong mỗi câu xu hướng các cặp bằng trắc lần lượt thay
nhau.
Điều thứ hai: Trong mỗi cặp câu các chữ tương ứng của câu số chẵn, số lẽ
phải có thanh ngược nhau (trừ chữ thứ năm và chữ thứ bảy trong liên đầu) .
Điều thứ ba: Trong hai cặp câu kề nhau, nhịp đi của liên trên phải khác
nhịp đi của liên dưới. Muốn vậy chữ thứ hai của câu chẵn thuộc liên trên phải cùng
thanh với câu lẽ thuộc liên dưới. Sự giống nhau đó gọi là niêm vì đã làm cho hai câu
thơ, thuộc hai liên dính vào nhau theo hệ thống dọc. Bằng niêm với bằng, trắc niêm
với trắc, theo các cặp câu sau: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7 xét theo chữ thứ hai.
Điều thứ nhất quy định hệ thống hàng ngang, hai điều sau quy định hệ thống
hang dọc, của luật bằng trắc trong một bài thơ Đường luật.
Trang 13


CÔNG THỨC CỦA MỘT BÀI THƠ BÁT CÚ

1. Thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Luật bằng

+ Luật trắc

B B T T T B B (Vần)

T T B B T T B (Vần)


T T B B T T T (Vần)

B B T T T B B (Vần)
Niêm

Niêm
T T B B B T T

B BT T B B B

B B T T T B B (Vần)

T T B B T T B (Vần)

T T B B B T T

T T B B B T T

T T B B T T B (Vần)

B B T T T B B (Vần )

Niêm

Niêm

T T B B B T T

B B T T B B T


B B T T T B B (Vần)

T T B B T T B (Vần)

- Ngũ ngôn bát cú đường luật
+ Luật bằng

+ Luật trắc

B B T T B (Vần)

T T B

T T B B T (Vần)

B

B T (Vần)

B T T B (Vần)

Niêm

Niêm

T T B B T
B

B B B T T


B T T B (Vần)

T T T B

B (Vần)

Niêm
B

B

T T

Niêm

B T T

T T B B T

T B B (Vần)

B

B T T B (Vần)

Niêm

Niêm

T T B B T

B

B

B

T T B (Vần )

T T
Trang 14

B

B T T
T

T

T (Vần)


Trong thực tế ít người sáng tác rập khuôn. Luận “nhất, tam, ngũ, bất, luận, nhị, tứ,
lục, phân, minh” nghĩa là chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm trong câu không theo bằng
trắc, chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu trong câu phải xét theo luật bằng trắc. Cách sáng
tác này vẫn không xem là bất luận .
- Về vần nhịp
+ Vần
Vần là những tiếng có sự hài hòa âm thanh với nhau, dùng để gắn kết chặt chẽ
các câu thơ, có tác dụng gắn kết trong văn bản tạo nên âm hưởng chung cho bài thơ .
 Trắc: hào hùng, uất hận thiết tha .

 Bằng: Trầm lắng hướng nội, trữ tình .
Vần thường gieo ở cuối câu, một bài bát cú thường có năm vần, thường được gieo
theo cước vận (vần chân), ở các vị trí cuối câu thơ: 1, 2, 4, 6, 8 nó có tác dụng đánh
dấu sự kết thúc của dòng thơ và tạo nên mối liên hệ giữa các dòng thơ .
Một bài bát cú cũng có thể chỉ có bốn vần, đó là hình thức trốn vần (chiết vận).
Từ gieo vần có thể là vần bằng, vần trắc, thường thì vần bằng được ưa chuộng hơn.
Gieo vần sai gọi là lạc vận, gieo vần gượng gọi là cưỡng áp .
+ Nhịp:
Cả bài thất ngôn và ngũ ngôn, đều có nhịp chẵn trước lẽ sau. Ngôn có nhịp 2 /3,
thất ngôn có nhịp 4/3 nhằm tăng cường ý nghĩa cửa bài thơ .
-Ưu thế hiện thể hiện của thể thất ngôn bát cú Đường luật .
Đây là một thể thơ đặc biệt hoàn chỉnh, hài hoài cân đối về cấu trúc, âm
điệu. Thường được sử dụng trong các kì thi thời trung đại, nhằm kiểm tra năng lực trí
thức và hoài bảo chính trị của Nho sỉ. Dung lượng ngôn ngữ hạn chế, đòi hỏi cao về
tính hàm súc và tính uyên bác, phù hợp với nhu cầu vịnh cảnh, theo quy luật chấm phá
của thơ cổ điển. Bố cục thường thể hiện rõ nhu cầu vịnh cảnh để tả tình thể hiện hoài
bão chính trị hay những suy nghiệm sâu xa, của nhà thơ về thế giới và con người.

3.2 Thơ tứ tuyệt
- Đăc điểm thơ tứ tuyệt .
Thơ tứ tuyệt còn gọi là thơ tuyệt cú. Đây là dạng thức phổ biến của thơ Đường
luật là những bài có bốn câu, mỗi câu năm chữ hoặc bảy chữ. Loại câu năm chữ còn
gọi là ngũ ngôn tứ tuyệt, hay ngũ ngôn tuyệt cú hoặc ngũ tuyệt. Loại bảy chữ còn gọi
Trang 15


là thất ngôn tứ tuyệt, hay thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất tuyệt. Thơ tứ tuyệt là dạng hẹp
của thơ Đường luật có quy định về niêm, luật, vần, nhịp, thanh và đối như bài bát cú.
Nó còn được gọi là luật tuyệt để phân biệt với cổ tuyệt .
Thơ tứ tuyệt còn gọi là tuyệt ngôn, luật thi do luật của bài bát cú Đường luật quy

định, giống như được cắt từ bài bát cú mà ra, để đảm bảo nêm luật chỉ có bốn cách cắt
sau:
 Cắt bốn câu đầu thành bài thơ ba vần, hai câu đầu không đối, hai câu sau đối .
 Cắt bốn câu giữa thành bài thơ hai vần, hai cặp đều có đối .
 Cắt bốn câu cuối thành bài thơ hai vần, hai câu đầu đối, hai câu sau không đối .
 Cắt hai câu đầu và hai câu cuối thành bài thơ ba vần không đối .
Bài thơ tứ tuyệt chia thành bốn phần: khai, thừa, chuyển, hợp. Khai mở đầu giới
thiệu bài thơ, thừa phát triển ý của bài thơ, chuyển phát triển ý của câu một và câu
hai,hợp gói gém ý tình kết ý cả bài thơ .
-Ưu thế thể hiện của bài thơ tứ tuyệt.
Thơ tứ tuyệt với dụng lượng đặc biệt ngắn gọn, nên tính hàm xúc của ngôn từ
được đề cao, như một phẩm chất cần có của thơ tứ tuyệt. Thơ tứ tuyệt thích hợp với
nhu cầu ghi nhanh những phát hiện bất ngờ về đời sống, những suy tư trải nghiệm sâu
sắc hay những xúc cảm mãnh liệt trong một khoảnh khắc của đời sống. Bố cục phóng
khoáng nên tứ tuyệt không đòi hỏi phép đối nghiêm ngặt, vì thế thơ tứ tuyệt có khả
năng dung chứa những yếu tố cách tân, sáng tạo (trong văn học hiện đại) .
3.3 Thơ bài luật
Thơ bài luật là dạng kéo dài của thơ Đường luật, trong đó sự đối ngẫu có từ sáu
câu trở lên, theo tập quán thường lấy có vần chẳng chục (cả bài 20 câu), chẵn 20 (cả
bài có 40 câu). Và do đó trên bài thơ thường được chia rõ bằng các chữ thập vận, nhị
vận. Đây là một loại thơ mang nặng màu sắc phô trương, ít ảnh hưởng đến Việt Nam .
Suốt thời gian mười thế kỉ, từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX cha ông ta đã tiếp thu
văn học Trung Quốc trong quá trình xây dựng nền văn học nước nhà. Từ thể loại du
nhập từ nước ngoài, Đường luật đã được Việt hóa, trở thành một thể thơ quan trọng
trong sáng tác của người Việt suốt thời cận - trung đại, vì thế việc tìm hiểu đôi nét về
thơ Đường luật, cũng là một cách để chúng ta hiểu sâu hơn về thế giới nghệ thuật của
các nhà thơ cổ Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng giúp chúng ta hiểu sâu hơn về
phong cách nghệ thuật trong thơ của Hà Tông Quyền, và cũng là điều kiện cần để có
Trang 16



thể hiểu về nội dung thơ của ông.

CHƯƠNG II
NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG
MỘNG DƯƠNG TẬP CỦA HÀ TÔNG QUYỀN
1. Nội dung tập thơ Mộng dương tập
1.1 Nỗi trăn trở của Hà Tông Quyền về con đường làm quan.
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đây là thời kì nước nhà có nhiều biến động,
dưới sự thống trị của nhà Nguyễn, khởi nghĩa nông dân liên tiếp diễn ra. Sống trong
thời buổi ấy, nhiều vị quan đã chọn cho mình con đường lui về sống ẩn dật để hưởng
thú điền viên, nhưng cũng không ích người tiếp tục làm quan để phụng sự nước nhà.
Giữa thời buổi loạn lạc ấy, để làm một vị quan thanh liêm thì thật khó, đâu đâu cũng
vậy lúc nào cũng có những người nịnh hót tham lam, vơ vét của dân về làm của riêng,
chính điều này đã làm cuộc sống của người dân càng thêm cùng quẫn.Vì vậy, mà có
rất nhiều cuộc khởi nghĩa của người dân diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt. Đây được coi
là thời kì nông dân khởi nghĩa. Ngoài xã hội là vậy, trong triều thì mọi người tranh
giành quyền lực chém, giết lẫn nhau. Sống trong thời buổi này Hà Tông Quyền còn
phải giật mình :
Sấu cốt thiên năng khi chướng lệ

Trang 17


Xuân nhật bệnh khởi
Dịch nghĩa :
Tấm thân gầy gò thế mà có thể xem thường bệnh tật

Căn bệnh mà Hà Tông Quyền nói tới ở đây không phải là căn bệnh thể xác, mà
đây, chính là căn bệnh tinh thần của xã hội, của thời đại mà bất kì ai sống trong thời

buổi lúc bấy giờ đều không tránh khỏi, mọi người cứ bị cuốn vào cơn lốc xoáy ấy một
cách tự nhiên, và Hà Tông Quyền cũng vậy ông cũng bị hút vào cơn lốc xoáy ấy,
nhưng ông không vì danh vọng mà đánh mất lương tri, bản thân Hà Tông Quyền cũng
phải giật mình khi thấy bản thân có thể “coi thường bệnh tật”.
Tuy là vậy, nhưng tiếp theo thái độ khẳng khái đó Hà Tông Quyền đã phải thốt
lên.
Lạc tình cửu dĩ khiếp phong trần
Xuân nhật bệnh khởi
Dịch nghĩa :
Nỗi lòng của kẻ làm quan vốn đã khiếp hãi gió bụi

Vừa khẳng định khí phách của mình xong, Hà Tông Quyền đã phải ngao ngán cái
thực tại xô bồ lúc bấy giờ. Sống trong thời buổi này, muốn giữ cho mình hai chữ “thiên
lương” sao mà khó, nếu bản thân muốn làm người tốt mà xã hội cứ diễn ra con người
tranh quyền đoạt lợi, thì dù thế nào bản thân ông ít nhiều cũng bị cuốn vào vòng xoáy
ấy.

Một người như ông vốn lạc quan, luôn sống vui vẻ và tin tưởng vào tương lai,

đến lúc này phải thốt lên những lời bi thương như vậy, thì cũng đủ cho chúng ta thấy
thực tại xã hội lúc bấy giờ như thế nào.
Giai thời mỗi hướng mang trung quá
Xuân nhật bệnh khởi
Dịch nghĩa :
Ngày tháng tươi đẹp thường qua đi trong cơn lọan lạc

Trang 18


Mọi thú vui niềm hạnh phúc trong cuộc sống dường như cũng trôi qua trong

lặng lẽ, tới khi nhận thấy nó qua đi thì lại ngỡ ngàng hối tiếc, vì mãi sống trong vòng
xoáy của xã hội mà mọi người không còn là mình nữa. Có một câu nói nổi tiếng
“Hạnh phúc không phải là con đường mà con đường chính là hạnh phúc”. Mọi người
dù trong thời buổi này hay xa xưa ai cũng đi tìm hạnh phúc ở tận đâu đâu, nhưng
không ai hay rằng hạnh phúc đang ở xung quanh mình, đó là từng chuyện, từng việc
mà mình đã trải qua. Theo như Hồ Biểu Chánh thì trên đời này có hai thứ hạnh phúc:
Đó là “Một thứ hạnh phúc thiên nhiên của trời sắp đặt sẵn cho mình hưởng và một thứ
hạnh phúc nhân tạo của con người tự gây lấy mà hưởng. Hạnh phúc thiên nhiên khỏi
bị giành giựt mà lại được bền vững đời đời, còn hạnh phúc nhân tạo không được thì
phải cạnh tranh chen lấn, có khi phải nát thân xử tiết mà gây ra cũng không được, mà
dầu có được, cũng không hưởng được mấy ngày rồi tan rã” Nếu ai cũng biết hưởng
cái hạnh phúc thiên nhiên, thì xã hội này thật yên lành, cuộc sống của người dân thật
sự no ấm. Nhưng tiếc thay danh vọng luôn làm người ta hóa mắt, mọi người cứ chạy
theo đồng tiền mà đánh mất đi bản thân lúc nào không biết .
Xã hội là như vậy nếu mọi người cứ mãi chạy theo kim tiền thì chuyện tranh
giành đoạt lợi là việc tất yếu, vì vậy Hà Tông Quyền đã nói :
Quan xá bất tiêu sầu thử vũ
Xuân nhật bệnh khởi
Dịch nghĩa :
Nơi nhà quan chẳng nên buồn vì chuyện nắng mưa

Đọc câu thơ ta thấy Hà Tông Quyền đã khẳng định chuyện tranh giành quyền
lợi là chuyện bình thường như chuyện nắng mưa, có lẽ nếu không có nó thì quan
trường chẳng còn vẻ của quan trường nữa. Qua bài thơ Xuân nhật bệnh khởi ông đã
cho chúng ta thấy căn bệnh của thời đại, đối với ông căn bệnh này là tất yếu trong thời
buổi loạn lạc lúc bấy giờ. Qua từng ý, từng lời ta thấy ông có cái nhìn thật bao quát,
khách quan. Nhưng qua đó ta thấy được tiếng lòng thầm kín của ông, tuy là khách
quan nhưng lại đau đớn chua xót trước hiện thực nước nhà. Nhân tài đất nước rồi
chẳng còn ai, và ai sẽ giữ được tâm hồn thanh liêm giữa thời buổi loạn lạc này. Sâu xa
trong nỗi lòng của ông cũng chỉ là tâm hồn khắc khoải của một nhân cách lớn .

Đọc bài thơ Hữu cảm ta càng hiểu rõ Hà Tông Quyền hơn và thêm trân trọng
Trang 19


bậc nhân tài này. Ngay hai câu đề ông đã khẳng định :
Bất quan quy hứng tựu thuần lô
Vă đạo phong quang bất tự sơ
Hữu cảm
Dịch nghĩa :
Chẳng liên quan gì đến hứng thú lui về vui thú ruộng vườn thưởng
món cá rỏi canh rau
Chỉ vì nghe nói quang cảnh ngày nay chẳng còn được như thưở
ban đầu.
Theo Tấn Thư Trương Hàn là người đất Ngô quân đời làm quan ở Lạc Dương
nhân khi gió thu về, thấy nhớ món cá vược làm gỏi và rau rút nấu canh ở quê nhà bèn
than rằng “người ta ở đời cốt được thỏa thích ý chí, cớ sau lại chịu để cho tước lộc
ràng buộc mà phải xa quê hương. Sau đó bèn từ quan về quê nhà”. Qua câu thơ ta nhận
thấy Hà Tông Quyền cũng đã suy nghĩ đến chuyện lui về ở ẩn xa lánh chốn thị phi,
nhưng không phải giống như Trương Hàn muốn về quê để được hưởng thú điền viên,
Hà Tông Quyền nghĩ đến chuyện này cũng chỉ vì thấy hiện thực xã hội này thật đáng
buồn chẳng như ngày xưa nữa, bây giờ con người đối xử với nhau bằng lừa lọc, dối trá
vì danh lợi mà dám làm mọi chuyện để đạt được mục đích.
Ông cảm thấy tiếc nuối những gì đã qua, buồn cho đạo nho không còn được như
trước, có lẽ vì sự xuống cấp của nho gia mà con người ngày càng đánh mất đi phẩm
giá của mình.Từ lúc đạo nho du nhập vào nước ta nó chẳng những ảnh hưởng đến đời
sống của người dân, mà còn tác động mạnh vào tư tưởng tầng lớp trí thức. Hà Tông
Quyền sống theo tiêu chuẩn của nho gia nên ông càng đau đớn khi thấy đạo nho không
còn được thịnh hành như trước.
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng suy vong trầm
trọng, dưới sự cai trị của triều đình phong kiến cuộc sống của nhân dân ngày càng

khốn khổ, vì vậy khởi nghĩa của quần chúng nổ ra liên tiếp và rộng khắp. Trong triều
thì mọi người tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau bất chấp mọi chuyện. Qua
những gì mà Hà Tông Quyền gửi gắm trong lời thơ ta nhận ra rằng sở dĩ xã hội nước ta
lâm vào tình trạng này là tại vì, đồng tiền đã làm tha hóa bản chất của con người, bên
cạnh đó sự xuống cấp của đạo nho đã đẩy con người lâm vào tình trạng tha hóa
nghiêm trọng.
Trang 20


Trước khi đi hiệu lực Hà Tông Quyền rất yêu đời, ông luôn tin tưởng vào cuộc
sống tươi đẹp này, nhưng khi đi hiệu lực ông mới dần dần nhận ra bộ mặt thật của nhà
Nguyễn, và chính lúc này đây những sáng tác của ông mới thật sự hay và có ý nghĩa.
Qua bài Hữu cảm ta càng nhận thấy xã hội dưới triều đại nhà Nguyễn, một xã
hội:
Tương loát đại đô duyên khí thế,
Tự ti thùy khẳng có thi thư.
Điêu côn kết khỡi binh qua hậu.
Y thực nhật cùng hoang lạo dư
Thanh thế dudu nhất chuyết hoan,
Khan vân bộ nguyệt dục hà như.
Dịch nghĩa :
Khuynh đảo lẫn nhau cũng là do tranh giành quyền thế
Tự hạ thấp mình còn ai ngó ngàng đến lời dạy của thi thư
Lưu manh trộm cướp nối đuôi nhau nổi lên sau cơn binh loạn
Cái ăn cái mặt ngày càng cùng quẩn sau trận lũ lụt mất mùa.
Thời thanh bình này,có một viên quan vụng về cứ đủng đỉnh
Ngắm mây dạo bước dưới trắng, chẳng hiểu, là thế nào.
Nếu trước khi đi hiệu lực ông nhìn đời bằng đôi mắt màu hồng, thì giờ đây đối
với ông cuộc sống này có quá nhiều đám mây đen đang trôi lững lờ trên cao, chúng
sẵn sàng tuôn xuống những trận mưa hối hả trên đầu những người dân vô tội. Chốn

quan trường giờ đây chẳng khác nào bãi chiến trường, tại đó người ta đối xử với nhau
bằng mưu kế, họ sẵn sàng chém giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi. Hà Tông
Quyền đã phải thốt lên:
Tự ti thùy khẳng có thi, thư
Hửu cảm
Thi, thư là hai quyển Kinh thi và Kinh thư, sách kinh điển của nho gia. Hà Tông
Quyền đau đớn khi thấy đạo nho xuống cấp trầm trọng, mọi người không ai quan tâm
đến lời dạy của Thi, Thư.
Chỉ với mấy dòng thơ dường như Hà Tông Quyền đã vẽ lên bộ mặt của xã hội
dưới thời Nguyễn.Từ vua quan đến người dân ai cũng đánh mất đi vẻ đẹp truyền thống
của dân tộc mình, vua quan thì tranh giành quyền lợ,i địa vị chém giết lẫn nhau, người
Trang 21


dân thì nổi dậy khởi nghĩa chống lại triều đình, một xã hội mà từ trong ra ngoài loạn
lạc như vậy thì :
Y thực nhật cùng hoang lạo dự
Hửu cảm
Câu thơ là tiếng lòng cay xé của Hà Tông Quyền khi thấy cuộc sống của người
dân ngày càng cùng quẫn điêu linh, cái khổ do thiên nhiên đem lại họ chịu còn không
nổi thì thử hỏi sau cuộc binh chiến thì cuộc sống của họ còn khó khăn như thế nào
nữa?. Bao giờ cũng vậy người dân luôn là nạn nhân của mọi cái bất hạnh,họ phải hứng
chịu những trận mưa của tạo hóa mà không một lời oán than.
Trên con đường công danh Hà Tông Quyền luôn luôn găp may mắn, nên ông thấy
cuộc đời luôn tươi đẹp, nhưng đến khi đi hiệu lực ông mới nhận ra phía sau vẻ tươi
sáng ấy là cả một màu đen u ám. Cả một đời phấn đấu, tranh giành thì cuối cùng cũng
chẳng còn được gì ngoài :
Hư danh vô thực nại vô hà
Phụng phái dương trình hiệu lực
Dịch nghĩa:

Chuốc lấy cái danh hảo trống rỗng ta biết tính sao đây.
Quan niệm phật giáo thời Lý cho rằng: Thiên địa vạn vật cùng một bản thể, mọi
thứ trên đời này điều từ “không” mà “có”. rồi từ “có” lại trở về với “không”. Con
người lúc nào cũng muốn tranh giành để có tất cả để rồi cuối cùng họ cũng chẳng được
gì ngoài cái “hư danh vô thực”. Đọc những vần thơ của Hà Tông Quyền ta mới nhận
thấy ông rất lạc quan, mặc dù :
Thân sự duy ưng oán ngải đa
Phụng phài dương trình hiệu lực
Dịch nghĩa :
Việc của bản thân thì nhiều oán hận
Nhưng ông vẫn tin:
Thiên hữu đông xuân khan vãn phục
Phụng mệnh đi dương trình hiệu lực
Dịch nghĩa:
Trời có mùa đông mùa xuân xem các mùa chuyển vần qua lại.
Sống trong xã hội đầy rẫy những bất công thì việc đặt niềm tin vào một điều gì đó,
Trang 22


sẽ khiến con người ngày càng yêu cuộc sống này hơn, và mặt dù biết bản thân đang
gặp khó khăn nhưng ông vẫn tin vào ngày mai tươi sáng hơn, mọi chuyện rồi cũng qua
đi, bình yên minh sẽ về sau màn đem u ám.
Nhưng Hà Tông Quyền lại đau đớn khi chợt nhận ra rằng:
Địa chi giang hải diệt phong ba
Phụng mệnh đi hiệu lực đường biển
Dịch nghĩa:
Đất bằng phẳng chẳng phải song biển cũng nổi phong ba
Sống giữa trận cuồng phong của cuộc đời thì cho dù ngay thẳng thanh liêm thế
nào cũng sớm triều, ít nhiều sẽ gặp phải phong ba. Câu thơ là lời oán than của Hà
Tông Quyền về xã hội này sao quá nhiều oan trái. Trong thời buổi này nếu sống gian

dối thì có lỗi với nhân dân, sống ngay thẳng thì chỉ “chướng tai gai mắt” bọn tham
quan, bởi vậy Hà Tông Quyền đã dặn lòng:
Tâm đà đáu nguyện thao trì định
Phụng mệnh đi hiệu lực đường biển
Dịch nghĩa:
Chữ tâm như bánh láy hãy nắm cho vững
Với những gì đã trải qua ông khuyên mọi người phải biết sống cho ngay thẳng,
trong thời buổi này con người rất dễ bị cái hư danh cám dỗ, kết thúc bài thơ ông lại
khẳng định niềm tin lạc quan của mình:
Vạn khoảnh thương mang nhất hạo ca
Phụng mệnh đi hiệu lực đường biển
Dịch nghĩa:
Biển xanh mênh mang muôn trùng, cứ cất cao tiếng ca
Hà Tông Quyền luôn đặt niềm tin vào cuộc sống, mặc dù bản thân đang gặp hoạn
nạn nhưng niềm tin ấy vẫn không hề tắt. Rất nhiều lần ông nhắc đến danh từ hư danh
vô thực và oán trách:
Thập niên quan dữu đáo như kim
Ngẫu ngâm
Dịch nghĩa:
Mười năm khốn khổ cho đến tận bây giờ
Sau mười năm bước trên con đường công danh ông mới nhận ra:
Trang 23


Hồi thủ phong trần cảnh ngộ thân
Ngẫu ngâm
Dịch nghĩa:
Nhìn lại quãng đường gió bụi sự tỉnh ngộ càng thêm sâu
Có thể khẳng định những vần thơ của ông thật sự có ý nghĩa đối với văn học giai
đoạn này, chúng có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc.Tuy văn học chữ Hán giai đoạn này

không phát triển bằng chữ Nôm, nhưng nó có bước phát triển hơn các giai đoạn trước,
và Hà Tông Quyền với những vần thơ chữ Hán của mình đã góp phần làm phong phú
thêm cho kho tàng văn học chữ Hán của nước nhà. Thơ của ông cô động súc tích
nhưng đã phơi bày đầy đủ thực trạng lúc bấy giờ. Và bản thân cũng chính là nạn nhân
của thời đại nhưng ông không lâm vào bế tắt mà ngược lại, ông rất tin tưởng vào
“ngày mai”tươi sáng sẽ đến, tuy nhìn thấy bộ mặt của xã hội lúc bấy giờ nhưng ông
quyết tâm phụng sự nước nhà, bởi lẽ ông đã hiểu rõ lời dạy của nho gia về luật “hành
tàng”:
Hành tang kinh tuế nguyệt
Thiệp lịch chí quan hà
Thu vũ
Dịch nghĩa:
Nghĩ suy về luật hành tàng, giật mình thấy kinh sợ năm tháng trôi qua
Từng trãi nhiều còn ghi dấu nơi núi sông quan ải
Với hai chữ “hành tàng”đã khẳng định lòng chung hiếu của ông đối với nước
nhà, quan trường chẳng có gì để ông quyến luyến nhưng là một vị trung thần ông chỉ
nghĩ đến luật “hành tàng”, khi vua dùng đến “đạo” của ông thì ông quyết tâm cống
hiến cả cuộc đời cho triều đình. Qua đó ta cũng hiểu được nỗi lòng thầm kín của ông,
ở lại làm quan chỉ vì nghĩa vụ với nước nhà chứ không phải ông tham địa vị.
Đọc thơ Hà Tông Quyền ta thấy cả một xã hội náo loạn đang tồn tại, mà trước
kia ông không ngờ rằng mình lại sống trong hiện thực này. Giờ ông đã ngộ ra một sự
thật phủ phàng chính vì vậy mà ông luôn đặt niềm tin vào tương lai và hướng mọi
người vào niềm tin đó. Bởi vậy đọc thơ ông ta không thấy bi quan trước hiện thực xã
hội mà ta thêm tin vào ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.

1.2 Tấm lòng của ông đối với nhân dân
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, khi mà đạo nho xuống cấp trầm trọng thì tư
Trang 24



tưởng nhân văn cũng được hình thành. Ý thức hệ nho giáo không còn khả năng trói
buộc đời sống tinh thần của con người và không còn khả năng che lấp con người như
các giai đoạn trước. Vì vậy đến giai đoạn này con người bừng tỉnh nhận thức về chính
mình, về số phận bất hạnh đau khổ của bản thân từ đây họ nói to nói nhiều về số phận
và quyền lợi của mình. Vì Hà Tông Quyền là một nhà nho chân chính nên ông không
khỏi đau lòng khi thấy đạo nho mất đi sức ảnh hưởng của nó như trước, nhưng là một
cá nhân nhỏ bé trong một xã hội rộng lớn, ông đã hòa cùng dòng chảy của tư tưởng ấy
để cất cao tiếng nói về số phận của con người đặc biệt là những người thấp cổ bé họng.
Bao giờ cũng vậy kết quả của một cuộc binh chiến thì người dân lúc nào cũng là
người phải gánh chịu mọi tổn thất, cuộc sống của họ ngày càng khó khăn, nhưng tiếng
than của họ bao giờ cũng vọng vào vách núi rồi vang ra càng thêm não nề. Đây là giai
đoạn mà đây là mà cuộc sống của người dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn hết.
Một mặt do chính sách cai trị của triều Nguyễn, mặt khác do nhân dân bất bình với
triều đình nên đã dựng cờ khởi nghĩa vì vậy mà cuộc sống của người dân bị đẩy đến
bước đường cùng.
Hà Tông Quyền đã từng nói:
Quan xá bất tiêu sầu thử vũ
Tuấn hà nhân hứng cánh gian tân
Xuân nhật bệnh khởi
Dịch nghĩa:
Nơi nhà quan cẳng nên buồn vì chuyện nắng mưa
Những người đi đào kênh ngoài kia còn cực khổ hơn nhiều
Như ta biết triều đình là nơi mọi người tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau.
Vì vậy mà nơi này chẳng khác gì một bãi chiến trường đầy rẫy những mưu kế, con
người sống và đối xử với nhau bằng âm mưu thủ đoạn. Chốn quan trường là vậy,
nhưng nó chỉ thoáng qua như chuyện nắng mưa, còn nhân dân mới là nạn nhân của
cuộc tranh giành đó, từ xa xưa đến nay bao giờ nhân dân cũng là người chịu nhiều đau
khổ nhất.
Tuấn hà nhân khứ cánh gian tân
Xuân nhật bệnh khởi


Dịch nghĩa:
Trang 25


×