Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Những biện pháp nhằm bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.47 KB, 77 trang )

Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHOÁ 29 (2003-2007)
ðề tài:

Trung tâm
Học liệu
ĐH Cần
ThơNHẰM
@ Tài liệu
họcðẢM
tập vàQUYỀN
nghiên cứu
NHỮNG
BIỆN
PHÁP
BẢO

BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Giáo viên hướng dẫn:
MẠC GIÁNG CHÂU
Bộ môn: Luật Tư Pháp


Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN KIM THẢO
MSSV: 5031969
Lớp: Luật Tư Pháp1-K29

Cần Thơ, 7/2007
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 1


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

LỜI MỞ ðẦU
Trong chế ñộ xã hội chủ nghĩa, các quyền con người ñược tôn trọng và ñược
pháp luật bảo vệ. Trong các quyền ñó thì quyền bào chữa trong tố tụng hình sự ñược
ghi nhận trong Hiến pháp là một quyền quan trọng và cần thiết. Ở nước ta, bảo ñảm
quyền bào chữa trong tố tụng hình sự luôn luôn ñược coi là một nguyên tắc Hiến ñịnh
ñược thể chế hóa từ Hiến pháp 1946 cho ñến Hiến pháp 1992. Trong hơn 60 năm qua,
pháp luật về tố tụng hình sự nước ta ñã có những bước phát triển rất ñáng chú ý. Sự
phát triển của pháp luật tố tụng hình sự nói chung và sự phát triển của chế ñịnh quyền
bào chữa nói riêng luôn gắn liền với sự phát triển của các ñiều kiện kinh tế-xã hội, sự
phát triển và hoàn thiện nền dân chủ của xã hội Việt Nam thời kì quá ñộ tiến lên xã hội
chủ nghĩa.
Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là một chế ñịnh quan trọng và phức
tạp, vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn cao. Từ trước ñến nay vấn ñề này
ñã ñược nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, thế nhưng xung quanh khái niệm, nội

dung, bản chất, chủ thể…của quyền bào chữa vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Do vậy,

Trung xác
tâm
Học
liệu
ĐH của
Cần
@ Tài
liệutrong
họctốtập
cứu
ñịnh
những
nội dung
chế Thơ
ñịnh quyền
bào chữa
tụng và
hìnhnghiên
sự trên cơ sở
lý luận và thực tiễn phù hợp với các quy ñịnh của pháp luật là cần thiết nhằm bảo ñảm
cho công tác xử lý hình sự ñúng người, ñúng tội, ñúng pháp luât, không ñể lọt người
phạm tội và không xử oan người vô tội, không ngừng phát huy quyền dân chủ xã hội
chủ nghĩa, củng cố pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân..
Xuất phát từ tầm quan trọng của quyền bào chữa là bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân trước các cơ quan tiến hành tố tụng, người viết ñã chọn nghiên
cứu ñề tài “Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa trong tố tụng hình
sự”. Qua quá trình nghiên cứu người viết sẽ ñi tìm hiểu sâu và cụ thể những biện pháp
nào nhằm bảo ñảm cho quyền bào chữa trong tố tụng hình sự ñược thực hiện ñúng và

ñầy ñủ.
Mục tiêu của việc nghiên cứu những biện pháp bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, tạo ñiều kiện cho
mọi công dân ñược bảo vệ mình trước các cơ quan pháp luật của Nhà nước. Qua ñó
cũng tạo ñiều kiện thuận lợi cho các cơ quan pháp luật giải quyết ñúng ñắn vụ án,
tránh xét xử oan người vô tội, ñồng thời giúp cho hoạt ñộng tư pháp ñạt ñược mục
tiêu, nhiệm vụ ñã ñặt ra. Trên cơ sở ñó tìm ra phương hướng nhằm khắc phục và hoàn
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 2


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

thiện chế ñịnh bảo ñảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự nói riêng và ñổi mới nền
pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta nói chung.
ðây là ñề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và phức tạp do hiện có nhiều quan
ñiểm khác nhau xung quanh nhiều nội dung của chế ñịnh bảo ñảm quyền bào chữa.
Trong khuôn khổ của Luận văn tốt nghiệp, người viết ñi sâu nghiên cứu những vấn ñề
cơ bản của chế ñịnh quyền bào chữa, qua ñó tìm hiểu những biện pháp cụ thể nào mà
pháp luật tố tụng hình sự ñã quy ñịnh nhằm bảo ñảm quyền bào chữa ñó. ðề tài còn ñề
cập ñến những thực trạng áp dụng luật, những quy ñịnh làm hạn chế quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự và phương hướng khắc phục.
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn tốt nghiệp, người viết ñã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu: phân tích luật viết, phân tích tổng hợp, lịch sử, liệt kê, so
sánh. ðồng thời vận dụng quan ñiểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần Nghị quyết của các kì ðại hội ðảng cộng sản Việt Nam

ñể giải quyết các vấn ñề ñã ñặt ra trong Luận văn.
Luận văn ñược trình bày theo 3 Chương, bao gồm:
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
+Lời mở ñầu
+Chương 1: Những vấn ñề lý luận về quyền bào chữa
+Chương 2: Những biện pháp bảo ñảm quyền bào chữa trong tố tụng
hình sự
+Chương 3: Một số tồn tại và phương hướng hoàn thiện
+Kết luận
Qua ñây, người viết xin chân thành cảm ơn tất cả thầy, cô giảng dạy của
Khoa Luật, trường ðại học Cần Thơ, ñặc biệt là cô Mạc Giáng Châu -cán bộ giảng dạy
Bộ môn Tư pháp- ñã tận tình hướng dẫn, cung cấp những kiến thức và tài liệu cần thiết
cho người viết hoàn thành ñề tài nghiên cứu này. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích
cực ñã ñạt ñược qua việc nghiên cứu, vẫn còn những thiếu xót do hạn chế về trình ñộ,
khả năng và ñiều kiện nghiên cứu chưa thuận lợi, cũng như thời gian nghiên cứu chưa
nhiều. Rất mong sự thông cảm và ñóng góp của quý thầy cô và các bạn ñọc.

SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 3


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

CHƯƠNG 1


MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN BÀO CHỮA
1. Những quan niệm về quyền bào chữa:
1.1 Một số quan niệm về quyền bào chữa trong nước và thế giới:
Bào chữa là một trong những hoạt ñộng ñặc trưng của tố tụng hình sự, và
bảo ñảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là nguyên tắc quan trọng của tố tụng
hình sự xã hội chủ nghĩa. Việc thực hiện nguyên tắc bảo ñảm quyền bào chữa trong tố
tụng hình sự không những thể hiện tính dân chủ mà còn thể hiện tính nhân ñạo xã hội
chủ nghĩa trong hoạt ñộng tư pháp của xã hội xã hội chủ nghĩa. ðể xây dựng xã hội
công bằng, văn minh thì yêu cầu ñặt ra ñối với các cơ quan tiến hành tố tụng, trước hết
là phải bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.
Về khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự hiện nay có rất nhiều
quan ñiểm khác nhau. Ở mỗi chế ñộ khác nhau, quan ñiểm giai cấp khác nhau, trong
mỗi giai ñoạn phát triển khác nhau của lịch sử thì có các quan niệm khác nhau về
Trung quyền
tâm bào
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chữa:
- Quan ñiểm thứ nhất thì quyền bào chữa không chỉ dừng lại ở việc bác bỏ
sự buộc tội và xác ñịnh bị can không có lỗi hay làm giảm trách nhiệm của bị can mà
nó còn thể hiện ñược trong cả việc ñảm bảo các quyền và lợi ích ñược pháp luật bảo vệ
của bị can kể cả khi chúng không trực tiếp liên quan tới việc làm giảm trách nhiệm của
bị can trong vụ án”1.
-Quan ñiểm thứ hai cho rằng: “không chỉ bị cáo mà cả người bị hại cũng
cần ñến việc bào chữa. Nhân chứng, giám ñịnh viên và cả những người khác cũng vậy,
nếu quyền lợi của họ bị xâm hại”.2
-Quan ñiểm thứ ba cho rằng: quyền bào chữa không chỉ thuộc về bị can, bị
cáo mà còn thuộc về người bị tình nghi phạm tội, người bị kết án, bị ñơn dân sự và
người ñại diện hợp pháp của họ.3


1

Buộc tội và bào chữa trong vụ án hình sự-Ph.N.Phatkutin-NXB ðại học tổng hợp Cadan 1976

2

Những vấn ñề về luật hình sự, luật tố tụng hình sự và tội phạm học-UBKH và XHNV-HN 1982

3

Những vấn ñề lí luận và thực tiễn cấp bách của Luật tố tụng hình sự-Kỷ yếu ñề tài khoa hoc-VKSND 1995

SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 4


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

-Quan ñiểm thứ tư cho rằng: “quyền bào chữa là tổng hòa các hành vi tố
tụng hướng tới việc bãi bỏ sự buộc tội và xác ñịnh bị can không có lỗi hoặc làm giảm
trách nhiệm của bị can”.4
-Quan ñiểm thứ năm cho rằng: “quyền bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình
sự là tổng hòa các hành vi tố tụng do người bị tạm giữ, bị can, bi cáo, người bị kết án
thực hiện trên cơ sở phù hợp với các quy ñinh của pháp luật nhằm phủ nhận một phần
hay toàn bộ sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ
trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự”5

Ngoài các quan ñiểm nêu trên về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự ñã
ñược ñề cập trong các tài liệu pháp lý, hiện nay còn nhiều quan ñiểm khác nhau về
quyền bào chữa thể hiện trong các văn bản pháp lý của một số nước.
-Theo BLTTHS của Nhật thì quyền bào chữa thuộc về bị cáo và người bị
tình nghi cụ thể là: “bị cáo hoặc người bị tình nghi có thể lựa chọn luật sư bào chữa bất
kì lúc nào”.
-Theo ñiều 73 BLTTHS của Bungari thì quyền bào chữa là quyền của bị
can, bị cáo trong ñó quyền bào chữa của bị can ñược coi là bị hạn chế vì họ chỉ có
Trung quyền
tâm nhờ
Học
liệubàoĐH
Tàihợp
liệu
họcCụtập
vàchỉnghiên
cứu
người
chữaCần
trong Thơ
một số@
trường
cụ thể.
thể là
có 3 trường
hợp người bào chữa ñược tham gia từ khi khởi tố bị can: 1) Bị can là người chưa thành
niên; 2) Bị can là người có nhược ñiểm về thể chất hoặc tâm thần không tự bào chữa
ñược; 3) Khi có sự ñồng ý của Kiểm sát viên nếu sự tham gia của người bào chữa
không gây khó khăn cho việc xác ñịnh chân lý khách quan về vụ án.
-ðiều 38 BLTTHS của chính quyền Sài Gòn trước ñây quy ñịnh: “trong giai

ñoạn ñiều tra sơ vấn nghi can bị bắt giữ hoặc bị ñiều tra phải biết ngay là phạm tội gì
và có quyền nhờ Luật sư dự kiến”.
Như vậy, cho ñến nay khái niệm về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự
vẫn ñược hiểu rất khác nhau và thực tế cũng ñược quy ñịnh khác nhau trong Bộ luật tố
tụng hình sự các nước.

4

ðảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội-Phạm Hồng hải-NXB Công an nhân dân-HN 1999

5

“Giáo trình luật tố tụng hình sự” của giáo sư M.X.Xtrôgôvich-NXB công an nhân dân 1999

SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 5


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

1.2 Khái niệm quyền bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam :
Theo người viết thì tất cả các quan ñiểm về quyền bào chữa nói trên ñều
chưa hoàn toàn chính xác. Nếu cho rằng quyền bào chữa chỉ thuộc về bị can như trong
quan ñiểm thứ nhất và thứ hai là quá hẹp. Còn nếu cho rằng quyền bào chữa còn thuộc
về người bị tình nghi là phạm tội, kết án, người bị hại, nguyên ñơn dân sự… như quan
ñiểm thứ ba, thứ tư và thứ năm là quá rộng.

ðiều 12 của BLTTHS 1988 Việt Nam quy ñịnh: “bị can, bị cáo có quyền tự
bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”, tức là chỉ thuộc về ñối tượng bị buộc tội.
Như vậy, chủ thể của quyền bào chữa trong tố tụng hình sự giai ñoạn này là bị can, bị
cáo. Tại khoản 1, ðiều 34 BLTTHS 1988 ñưa ra ñịnh nghĩa về bị can, bị cáo như sau:
“Bị can là người ñã bị khởi tố về hình sự. Bị cáo là người bị Tòa án quyết ñịnh ñưa ra
xét xử”. Khi một ñối tượng thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì ñối tượng ñó sẽ
bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết dịnh khởi tố vụ án hình sự. Lúc này ñối tượng bị
khởi tố tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách bị can, có tất cả các quyền mà pháp
luật tố tụng hình sự ñã quy ñịnh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ khi
tham gia tố tụng. Sau khi có quyết ñịnh của Tòa án ñưa vụ án ra xét xử, bị can trở
Trung thành
tâmbịHọc
liệu bịĐH
Cần
cáo, chuẩn
ñược
ñưa raThơ
xét xử@
tại Tài
phiênliệu
tòa. học tập và nghiên cứu
Có thể nhận thấy rõ quan ñiểm của BLTTHS 1988 là không trao cho người
bị tạm giữ quyền bào chữa. Cho ñến khi BLTTHS 2003 ra ñời thì quyền bào chữa của
người bị tạm giữ mới ñược ghi nhận. Cụ thể tại ðiều 11 BLTTHS 2003 ñã chỉ ra
nguyên tắc bảo ñảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bằng quy
ñịnh: “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào
chữa”. Như vậy, chủ thể của quyền bào chữa lúc này ñã bao gồm 3 ñối tượng : người
bị tạm giữ, bị can và bị cáo. Khoản 1, ðiều 48 BLTTHS 2003 ñưa ra ñịnh nghĩa về
người bị tạm giữ như sau: “người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn
cấp phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết ñịnh truy nã hoặc người phạm tội tự

thú, ñầu thú và ñối với họ ñã có quyết ñịnh tạm giữ”. ðối với chủ thể là bị can và bị
cáo thì BLTTHS 2003 vẫn giữ nguyên ñịnh nghĩa về hai chủ thể này như theo quan
ñiểm của BLTTHS trước ñó.
Việc BLTTHS 2003 trao cho người bị tạm giữ quyền bào chữa là một quyết
ñịnh ñúng ñắn và cần thiết. Trong quan ñiểm của BLTTHS 1988 ñã không ñặt ra vấn
ñề quyền bào chữa ñối với ñối tượng này vì những lí giải trước ñó cho rằng người bị
tạm giữ không thể coi là ñối tượng bị buộc tội ñược, mà họ chỉ có thể trở thành ñối
tượng bị buộc tội nếu có ñủ căn cứ ñể khởi tố họ với tư cách là bị can. Mục ñích của
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 6


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

việc tạm giữ là giúp cơ quan có thẩm quyền bước ñầu xác ñịnh, làm rõ hành vi của
người bị tạm giữ, nếu không ñủ căn cứ khởi tố bị can thì phải ra quyết ñịnh trả tự do
cho họ. Như ñã nói trước ñó, việc buộc tội và bào chữa phải song song tồn tại, ở ñâu
có buộc tội thì ở ñó có bào chữa. Vì vậy BLTTHS 1988 không cho rằng quyền bào
chữa thuộc về người bị tạm giữ do họ chưa bị buộc tội bởi Cơ quan ñiều tra.
Tuy nhiên BLTTHS hiện hành ñã có bước ñổi mới cao khi trao cho người bị
tạm giữ quyền bào chữa, sự ñổi mới này là một tất yếu phải ñược quy ñịnh của quá
trình lập pháp. Có thể giải thích sự ñổi mới này như sau: trong một vụ án khi có ñối
tượng bị bắt giữ và bị Cơ quan ñiều tra áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giữ thì tại
thời ñiểm bị tạm giữ, quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Mặc dù chưa bị
khởi tố ñể ñiều tra nhưng người bị tạm giữ ñã bị buộc tội dù mức ñộ buộc tội này khác
với mức ñộ buộc tội bằng các văn bản pháp lý có tính chất tố tụng như quyết ñịnh khởi

tố bị can, bản cáo trạng, bản án buộc tội. Hậu quả pháp lý của sự buộc tội này ñối với
người bị tạm giữ là họ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự là tạm giữ. Và
ñối với việc bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp, người bị tạm giữ hoàn toàn có
tư cách ñược bảo vệ theo quy ñịnh của pháp luật.
Trung tâm Học
ĐH
Tàiíchliệu
tậpngười
và bị
nghiên
ðốiliệu
với việc
bảoCần
vệ cácThơ
quyền@
và lợi
khác học
nhau của
tạm giữ, cứu
bị
can, bị cáo không trực tiếp liên quan ñến việc bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm trách
nhiệm cho họ trong vụ án thì không thuộc về giới hạn của việc bào chữa. Tuy nhiên,
khi ñã bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án thì người bào chữa
cũng ñồng thời giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, trong việc bảo vệ các quyền ñó
của họ.
Khác với những người tham gia tố tụng khác, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo tham gia tố tụng chịu sự buộc tội của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, việc buộc
tội này thường gắn liền với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Việc ñiều tra, truy tố,
xét xử cho thấy không phải mọi trường hợp buộc tội trong tố tụng hình sự ñều chính
xác mà vẫn còn có những trường hợp buộc tội oan. Do vậy quyền bào chữa thuộc về

người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một yêu cầu khách quan trong hoạt ñộng tố tụng
hình sự nhằm ñảm bảo cho việc giải quyết vụ án ñược ñúng ñắn. ðể có cách hiểu
chính xác về khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự cần có sự phân biệt giữa
khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự với khái niệm quyền ñược bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Như ñã rõ, trong xã hội xã hội chủ nghĩa
công dân không chỉ ñược hưởng quyền và lợi ích rộng lớn mà còn có quyền ñược pháp
luật bảo vệ khỏi mọi sự vi phạm ñối với các quyền và lợi ích hợp pháp ñó. Quyền
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 7


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

ñược pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khỏi mọi sự xâm phạm ñược quy
ñịnh trong Hiến pháp 1992 tại ðiều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, ñược pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt nếu không có quyết ñịnh hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân,
trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải ñúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
công dân”. Khi các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có thể hoặc ñã bị xâm
phạm, họ có thể bằng nhiều cách khác nhau ñể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Khi tham gia tố tụng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng có những quyền và lợi ích
hợp pháp như những người tham gia tố tụng khác (bị ñơn dân sự, nguyên ñơn dân sự).
Nếu những quyền này của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị xâm hại thì họ có quyền
bảo vệ bằng những biện pháp theo quy ñịnh của pháp luật
Ví dụ: họ có thể khiếu nại tới các cơ quan Nhà nước hoặc các cá nhân có

thẩm quyền nếu các quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Cụ thể trong quá
trình ñiều tra, Cơ quan ñiều tra ñã tiến hành khám người, khám chổ ở không theo quy
ñịnh của pháp luật hoặc giữ trái phép ñồ vật, tài liệu thuộc về người bị tạm giữ, bị can,
Trung bịtâm
Học có
liệu
ĐH làCần
Thơhay
@liên
Tài
liệu
tậpvụvà
nghiên
cáo không
tác dụng
vật chứng
quan
trựchọc
tiếp ñến
án…Nếu
hành cứu
vi
xâm phạm ñó nghiêm trọng ñến mức là vi phạm hoặc là tội phạm, họ có quyền yêu cầu
ñược giải quyết theo trình tự luật ñịnh của Tòa án (dùng nhục hình bức cung xâm
phạm ñến sức khỏe, nhân phẩm của bị can…)
Từ những phân tích trên có thể rút ra một khái niệm khái quát về quyền bào
chữa như sau: quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là tổng thể các quyền mà pháp
luật quy ñịnh người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần
hoặc toàn bộ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho họ.
2/ Nguồn gốc hình thành và phát triển của chế ñịnh quyền bào chữa trong tố tụng

hình sự:
2.1. Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự trước khi có BLTTHS 1988:
Dưới sự lãnh ñạo tài tình, sáng suốt của ðảng cộng sản Việt Nam mà người
có công lao ñóng góp to lớn nhất là Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ ñại, nhân dân Việt Nam
ñã làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám ñập tan bộ máy chính quyền phong kiến từ
Trung ương tới ñịa phương, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa– Nhà nước ñầu
tiên của giai cấp công nhân và nông dân ở ðông Nam Á. Tuy nhiên, Nhà nước non trẻ
của nước ta ngay lập tức bị ñe dọa bởi sự xâm lượt trở lại của thực dân Pháp. Vì vậy

SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 8


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

nhiệm vụ của Nhà nước ta lúc này là củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền, kịp thời
ban hành pháp luật làm vũ khí chống lại thù trong giặc ngoài, xây dựng xã hội mới.
Mặc dù trong những ngày ñầu cách mạng mới thành công có rất nhiều
nhiệm vụ khó khăn cần ñược giải quyết nhưng chính quyền nhân dân ñã rất quan tâm
ñến nhiệm vụ bảo vệ các quyền dân chủ công dân. Chỉ 10 ngày sau khi ñọc bản Tuyên
ngôn ñộc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 13/09/1945 Chủ tịch
Hồ Chí Minh ñã ký ban hành nhiều Sắc lệnh quy ñịnh thủ tục tố tụng hình sự, trong ñó
có Sắc lệnh 33c về việc thành lập Tòa án quân sự, tại ðiều 5 Sắc lệnh này quy ñịnh:
“bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bênh vực cho họ”.
Tiếp theo ngày 10/10/1945 Nhà nước tiếp tục ban hành Sắc lệnh quy ñịnh tổ
chức các ñoàn thể Luật sư, tại ðiều 2 Sắc lệnh trên quy ñịnh các Luật sư có quyền làm

nhiệm vụ bào chữa trước tất cả các Tòa án cấp tỉnh trở lên và trước tất cả các Tòa án
quân sự. Cho tời ngày 21/01/1946 khi Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 13 về tổ chức
các Tòa án và các ngạch Thẩm phán, quy ñịnh trên về quyền bào chữa của Luật sư
trước Tòa án vẫn ñược giữ lại và ñược thể chế hóa trong ðiều 46 Sắc lệnh này như
sau: “các Luật sư có quyền biện hộ trước tất cả các tòa án trừ những tòa án sơ cấp”.
Trung tâm Học
Cần
Thơ
liệutheo
học
tậpquy
vàñịnh
nghiên
cứu
Vớiliệu
sự ra ĐH
ñời của
các Sắc
lệnh@
nóiTài
trên kèm
những
về vai trò,
vị trí của Luật sư trong một số phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, nền tư pháp nói
chung và hoạt ñộng tố tụng hình sự nói riêng dưới chế ñộ mới ñã có những thay ñổi
quan trọng so với nền tư pháp dưới chế ñộ phong kiến thuộc ñịa trước ñây. Nếu như
trước ñây nền pháp luật cũng như pháp luật tố tụng hình sự không ñược Nhà nước
phong kiến coi trọng, cụ thể là không có những quy ñịnh cụ thể nào về những thủ tục
tố tụng hình sự, những thủ tục ñó chỉ ñược thực hiện theo ý chí của nhà vua hoặc các
quan lại. Pháp luật thời kì này ñược xem là thứ vũ khí của giai cấp thống trị dùng ñể

ñàn áp phong trào dân chủ, hạn chế tối ña các quyền tự do dân chủ của công dân. Chỉ
sau khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi, với việc ban hành những quy ñịnh pháp luật
ban ñầu về tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hình sự mới thật sự trở thành vũ khí, là
cơ sở pháp lý ñể bảo vệ các quyền tự do dân chủ, cũng như các quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, trong ñó có quyền bào chữa.
Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật nói trên quyền bào chữa của bị cáo
chỉ ñược ñề cập thông qua những quy ñịnh về hoạt ñộng của ñội ngũ Luật sư mà chưa
có những quy ñịnh cụ thể nào về quyền quan trọng là tự bào chữa cho mình. Các nhà
làm luật trước ñó ñã không có quan niệm ñầy ñủ về quyền bào chữa trong tố tụng hình
sự. Theo họ, quyền bào chữa chỉ ñơn giản là việc mời một luật sư ñứng ra bào chữa tại
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 9


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

phiên tòa thậm chí như ñã ñề cập ñến ở Sắc lệnh số 13, Luật sư chỉ ñược tham gia bào
chữa ở Tòa án cấp tỉnh trở lên hoặc Tòa án dân sự, còn ở Tòa án sơ cấp, luật sư không
có quyền tham gia. Việc chỉ quy ñịnh hoạt ñộng của các Luật sư trong việc bảo ñảm
quyền bào chữa của bị cáo là một sai sót do cách nhận thức của các nhà làm luật bấy
giờ chưa ñầy ñủ.
Khắc phục những sai sót và nhược ñiểm nêu trên, Sắc lệnh số 21 ngày
14/02/1946 về tổ chức các Tòa án quân sự bổ sung cho các Sắc lệnh về tổ chức các
Tòa án quân sự trước ñó, chế ñịnh về quyền bào chữa ñược quy ñịnh một cách rõ ràng
hơn. ðiều 5 Sắc lệnh này nêu rõ: “bị cáo có quyền tự bênh vực lấy hay nhờ Luật sư
hoặc một người khác bênh vực cho”. Quy ñịnh này cũng ñược nhắc lại tại ðiều 8 Nghị

ñịnh số 82/Nð ngày 25/02/1946 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy ñịnh chi tiết áp dụng
Sắc lệnh ngày 14/02/1946 về tổ chức lại các Tòa án quân sự. Như vậy theo quy ñịnh
của các văn bản nêu trên, nhà làm luật ñã khẳng ñịnh bị cáo có quyền bào chữa, quyền
bào chữa của bị cáo bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa
cho mình (người khác là luật sư hoặc không phải là luật sư). Lần ñầu tiên, quyền bào
chữa của bị cáo ñược khẳng ñịnh và ñược chi tiết hóa trong các văn bản trên.
Trung tâm Học
liệu
Cần
@văn
Tàibảnliệu
tậpchỉnh
và nghiên
cứu
Song
songĐH
với việc
banThơ
hành các
pháphọc
luật ñiều
các mối quan
hệ xã hội trong tất cả các lĩnh vực, Nhà nước ta ñã xúc tiến những công việc cần thiết
cho việc dự thảo và ban hành Hiến pháp. Một tháng sau khi giành ñược chính quyền
ngày 20/09/1945 Chính phủ cách mạng ñã ký Sắc lệnh số 34 về việc thành lập ban dự
thảo Hiến pháp do Hồ Chủ Tịch làm trưởng ban. Ngày 09/11/1946 tại kỳ họp thứ 2
Quốc hội ñã thông qua bản Hiến pháp ñầu tiên. Với ý nghĩa là văn bản có giá trị pháp
lý cao nhất, Hiến pháp ñã ñề cập ñến nhiều nguyên tắc quan trọng trong ñó có nguyên
tắc về quyền bào chữa của bị cáo. ðiều 67 Hiến pháp ghi nhận: “người bị cáo ñược
quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn Luật sư”. Lần ñầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt

Nam, vấn ñề bảo ñảm quyền bào chữa cho bị cáo trở thành một nguyên tắc Hiến pháp,
ñiều này thể hiện tính ưu việt của pháp luật cách mạng so với các kiểu pháp luật trước
ñó.
Việc bào chữa cho bị cáo ñược ghi nhận trong Hiến pháp là cơ sở pháp lý
cho các văn bản pháp luật khác quy ñịnh cụ thể hơn nữa quyền bào chữa của bị cáo.
Xác ñịnh quyền bào chữa của bị cáo bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ người
khác bào chữa, pháp luật ñã ban hành nhiều văn bản quy ñịnh cụ thể quyền hạn của
những người làm công tác bào chữa cho bị cáo. Sắc lệnh số 69 ngày 18/06/1949 ghi
nhận: “bị cáo có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho mình”.
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 10


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

Tiếp theo ñó Sắc lệnh số 144 ngày 22/12/1949 quy ñịnh: “…trước cácTtòa án…bị cáo
có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình, công dân ñó phải
ñược ông Chánh án thừa nhận”.
Như vậy, so với Hiến pháp 1946 quyền bào chữa của bị cáo ñã ñược quy
ñịnh cụ thể hơn, ñặc biệt là phạm vi những người bào chữa ñã ñược mở rộng. Cụ thể,
công dân không phải là luật sư cũng ñươc tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa
nếu ñược ông Chánh án thừa nhận. Cụ thể hóa nội dung trên, Nghị ñịnh 01/Nð ngày
12/01/1950 của Bộ Tư pháp ñã hình thành chế ñịnh Bào chữa viên nhân dân. Theo
những quy ñịnh của nghị ñịnh này, Bào chữa viên nhân dân cũng có ñịa vị pháp lý như
luật sư. Sự ra ñời của chế ñịnh này có tác dụng thu hút quần chúng nhân dân tham gia
vào hoạt ñộng ñấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần tạo ñiều kiện bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân, trong ñó có bị cáo.
Trong những năm tiếp theo, chế ñịnh quyền bào chữa trong tố tụng hình sự
tiếp tục ñược phát triển. Tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc ngày 20/06/1956, lần ñầu tiên
quyền bào chữa của bị can ñược ñề cập trong “ðề án về quyền bào chữa của bị can”.
Theo những dự ñịnh của ñề án, người bào chữa có thể bắt ñầu công tác bào chữa từ khi
Trung mở
tâm
Học
ĐHkhi
Cần
Thơ
@ Tài
liệubào
học
vàñónghiên
cứu
cuộc
ñiều liệu
tra. Trong
ñó các
chế ñịnh
về quyền
chữatập
trước
chỉ cho phép
người bào chữa tham gia bào chữa tại phiên tòa xét xử, tức là từ giai ñoạn bị cáo. ðây
là một ñiểm rất tiến bộ mà ñề án ñã ñề ra việc quy ñịnh thời gian tham gia của người
bào chữa sớm hơn -từ giai ñoạn bị can- ñề án còn trao cho người bào chữa nhiều
quyền cụ thể hơn so với các quy ñịnh trước ñây, nhất là những quy ñịnh liên quan ñến
quyền bào chữa cụa bị can. Những người xây dựng ñề án ñã thấy ñược ñịa vị pháp lý

của bị can với tư cách là người tham gia tố tụng có những quyền năng tố tụng nhất
ñịnh, trong ñó có quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa. Vì vậy, họ ñã
ñề nghị thể chế hóa những quy ñịnh liên quan ñến quyền bào chữa của bị can trong các
văn bản pháp luật. Tuy nhiên, ñề nghị ñó ñã không ñược các nhà làm luật chấp nhận.
Năm 1959 bản Hiến pháp thứ 2 của nước ta ra ñời, ðiều 101 Hiến pháp
1959 tiếp tục khẳng ñịnh: “quyền bào chữa của bị cáo ñược bảo ñảm”. Cùng với sự ra
ñời của Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1960 tại ðiều 7 cũng ghi nhận:
“quyền bào chữa của bị cáo ñược bảo ñảm”. Ngoài việc tự bào chữa ra, bị cáo có thể
nhờ luật sư bào chữa cho mình. Bị cáo cũng có thể nhờ một công dân ñược ñoàn thể
nhân dân giới thiệu hoặc ñược Tòa án nhân chấp nhận bào chữa cho mình. Khi cần
thiết Tòa án nhân dân cử người bào chữa cho bị cáo. Tiếp theo ñó, Pháp lệnh ngày
23/03/1961 về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của Tòa án nhân dân ñịa
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 11


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

phương ñã có những quy ñịnh về tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án sơ cấp. Theo
những quy ñịnh của pháp luật này thì bị cáo ñược quyền có người bào chữa cho mình
ở tất cả Tòa án các cấp.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Tư pháp của chính phủ cách
mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ñã ban hành Thông tư số 06 ngày
11/06/1976 về việc thực hiện chỉ ñịnh bào chữa ở miền Nam.
Hiến pháp 1980 ra ñời, quyền bào chữa của bị cáo lại ñược khẳng ñịnh một
lần nữa tại ðiều 133: “quyền bào chữa của bị cáo ñược bảo ñảm. Tổ chức luật sư

ñược thành lập ñể giúp bị cáo và các ñương sự khác về mặt pháp lý”. Quy ñịnh này ñã
khẳng ñịnh sự cần thiết phải có một tổ chức luật sư ñể bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị cáo, ñồng thời tạo tiền ñề cho việc thành lập tổ chức Luật sư ở nước ta.
Ngày 18/12/1987, một văn bản pháp luật quan trọng về công tác bào chữa
ñã ñược ban hành, ñó là Pháp lệnh tổ chức Luật sư, kèm theo quy chế ñoàn luật sư
trong Nghị ñịnh 15-HðBT ngày 20/02/1989 ñã giải thích cụ thể quyền, nghĩa vụ, cơ
chế hoạt ñộng của Luật sư và tổ chức Luật sư.
Tóm lại, từ những Sắc lệnh ñầu tiên quy ñịnh về quyền bào chữa của bị cáo
Trung cho
tâm
liệunay,
ĐH
Cần
@bịTài
học
nghiên
cứu
tới Học
thời ñiểm
quyền
bàoThơ
chữa của
cáo liệu
ñã ñược
mở tập
rộng và
và phát
triển hơn,
ñồng thời thể hiện ñược tính nhân ñạo và dân chủ trong pháp luật tố tụng hình sự nước
ta. Tuy nhiên những văn bản pháp luật trong thời kỳ này vẫn còn những hạn chế nhất

ñịnh như chỉ quy ñịnh quyền bào chữa thuộc về bị cáo, chưa có những quy ñịnh cụ thể
về quyền tự bào chữa của bị cáo, chưa có cách hiểu ñầy ñủ về chế ñịnh quyền bào
chữa…Do vậy, quyền bào chữa của bị cáo cũng như quyền và lợi ích của nhân dân là
chưa ñược bảo ñảm.
2.2. Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự sau khi BLTTHS 1988 có hiệu lực
ñến trước khi có BLTTHS 2003:
Cùng với những mặt hạn chế nên trên, việc Nhà nước ta ban hành quá nhiều
văn bản pháp luật, Sắc lệnh cũng gây khó khăn cho việc quản lý như sự chồng chéo,
mâu thuẫn... trong các quy ñịnh. ðứng trước những hạn chế ñó, yêu cầu ñặt ra là cần
có một văn bản thống nhất quy ñịnh chi tiết, cụ thể về các thủ tục tố tụng hình sự,
trong ñó có các quy ñịnh cần thiết, xác thực ñể bảo ñảm cho quyền bào chữa của bị
cáo, cũng như quyền và lợi ích của công dân. Ngày 28/08/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc
hội khóa VIII của nước CHXHCN Việt Nam ñã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự Việt
Nam. Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) ra ñời ñánh dấu một bước phát triển mới,
quan trọng trong việc từng bước hoàn thiện chế ñịnh bào chữa và là một bước tiến
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 12


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

trong lịch sử lập pháp tố tụng hình sự nước ta. Quyền bào chữa ñược ghi nhận trong
BLTTHS không chỉ thuộc về bị cáo mà còn thuộc về bị can. Cụ thể tại ðiều 12 với tên
gọi “bảo ñảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo” quy ñịnh: “Bị can, bị cáo có quyền
tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan ñiều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án
có nhiệm vụ bảo ñảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ”.

Ngoài những quy ñịnh tương ñối rõ ràng quyền bào chữa thuộc về bị can, bị
cáo, khoản 1 ðiều 34 BLTTHS 1988 ñã ñưa ra những ñịnh nghĩ cụ thể về bị can và bị
cáo như sau: “bị can là người ñã bị khởi tố về hình sự. Bị cáo là người ñã bị tòa án
ñưa ra xét xử”.
Với việc ghi nhận quyền bào chữa còn thuộc về bị can chứng tỏ các nhà làm
luật ñã nhận thấy vị trí pháp lý quan trọng của bị can, sự cần thiết phải trao cho bị can
quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa ngay khi khởi tố bị can nhằm bảo vệ
các quyền và lợi ích của họ.
Như vậy, tính tới giai ñoạn này, BLTTHS 1988 là cơ sở pháp lý ổn ñịnh
nhất cho việc bảo ñảm tính khả thi về quyền bào chữa của bị can, bị cáo.
Tiếp theo ñó, Hiến pháp 1992 tại ðiều 132 tiếp tục khẳng ñịnh: “quyền bào
Trung chữa
tâmcủa
Học
liệu
ĐHñược
Cần
học
và nghiên
cứu
bị can,
bị cáo
ñảmThơ
bảo”.@
QuyTài
ñịnhliệu
này một
lầntập
nữa khẳng
ñịnh bị can,

bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Xuất phát từ mục ñích bảo ñảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong ñó
có quyền nhờ người khác bào chữa, Pháp lệnh luật sư 2001 thay thế Pháp lệnh luật sư
1987 ñã ngày càng hoàn thiện thêm nữa những quy ñịnh cụ thể về quyền, nghĩa vụ và
hoạt ñộng của ñội ngũ luật sư và tổ chức luật sư.
2.3. Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự sau khi BLTTHS 2003 ra ñời:
Một vấn ñề chưa ñược ñề cập trước ñó là vấn ñề quyền bào chữa của người
bị tạm giữ, trước thời ñiểm BLTTHS 1988 ra ñời, quyền bào chữa của người bị tạm
giữ hoàn toàn không ñược ñề cập ñến trong các văn bản pháp luật trước ñó. Cho ñến
khi BLTTHS 1988 có hiệu lực, khái niệm người bị tạm giữ mới ñược quy ñịnh. Mặc
dù ñiạ vị pháp lý của người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự ñã ñược quy ñịnh tại ðiều
38 BLTTHS 1988 như người bị tạm giữ có quyền biết lý do mình bị tạm giữ, ñược giải
thích quyền và nghĩa vụ…ñã phản ánh phần nào quyền bào chữa của người bị tạm giữ,
nhưng trong ðiều 12 BLTTHS 1988 lại không khẳng ñịnh quyền này. Yêu cầu trao
cho người bị tạm giữ quyền bào chữa là một yêu cầu chính ñáng và cần thiết ñể bảo
ñảm tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân khi tham gia tố tụng hình
sự. Chính vì vậy, sau 15 năm BLTTHS 2003 ra ñời thay thế BLTTHS 1988 ñã khẳng
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 13


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

ñịnh ñiều ñó. ðiều 11 Bộ luật này ñã quy ñịnh: “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có
quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan ñiều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án có nhiệm vụ bảo ñảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào

chữa của họ theo quy ñịnh của Bộ luật này”. ðây là một quy ñịnh thể hiện sự tiến bộ
rất lớn trong nhận thức của các nhà làm luật về vấn ñề bảo ñảm quyền bào chữa trong
tố tụng hình sự.
Cho tới thời ñiểm hiện tại, BLTTHS 2003 vẫn là văn bản pháp luật thể hiện
tính ưu việt nhất của nền pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo ñảm tốt nhất quyền bào chữa
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Cùng với sự ñổi mới của BLTTHS, Luật luật sư 2006 cũng ñược ñổi mới
thay thế cho Pháp lệnh luật sư 2001 với những quy ñịnh mới thiết thực hơn, cụ thể hơn
quyền và nghĩa vụ của ñội ngũ luật sư. Luật luật sư 2006 ra ñời khẳng ñịnh ưu thế
cũng như vị trí của luật sư trong công tác bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo.
Qua việc nghiên cứu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chế
ñịnh quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.Cho thấy quyền bào chữa
Trung trong
tâmtốHọc
liệusựĐH
liệu
tập
vàpháp
nghiên
cứu
tụng hình
gắn Cần
liền vớiThơ
sự ra @
ñời Tài
và phát
triểnhọc
của hệ
thống

luật Việt
Nam. Qua các thời kì, quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ñã từng
bước ñược mở rộng và ngày càng hoàn thiện.
3. Vai trò của quyền bào chữa trong tố tụng hình sự :
Quyền con người luôn là một vấn ñề luôn ñược các quốc gia trên thế giới
quan tâm. ðể ñảm bảo quyền con người trong xã hội nói chung, các bản Hiến pháp của
nước ta ñề có nhiều ðiều, Khoản nhấn mạnh quyền công dân trong ñó không thể
không kể ñến quyền bào chữa và những bảo ñảm cần thiết ñể các quyền ñó ñược thực
hiện. ðiều 132 Hiến pháp 1992 quy ñịnh: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo ñược
ñảm bảo”, càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của chế ñịnh này.
Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một trong các quyền
ñược bảo vệ mình trước các cơ quan pháp luật. ðiều 11 BLTTHS 2003 quy ñịnh: “Cơ
quan ñiều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo ñảm cho người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy ñịnh của Bộ luật này”. Như ñã
ñề cập, bào chữa là việc sử dụng các quyền cụ thể mà pháp luật ñã quy ñịnh ñể bảo vệ
cho mình trước sự buộc tội hoặc làm giảm trách nhiệm của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo. Trong tố tụng hình sự, chức năng bào chữa tồn tại song song với chức năng buộc
tội như là một nhu cầu tất yếu khách quan. Nó xuất phát từ mục ñích, nhiệm vụ của tố
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 14


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

tụng hình sự ñặt ra ñối với tất cả cơ quan, những người tiến hành tố tụng và những
người tham gia tố tụng. Quyền bào chữa cho phép người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có

thể chỉ ñưa ra các chứng cứ có lợi cho mình mà không buộc họ phải cung cấp tất cả
những bằng chứng hoặc sự việc liên quan ñến vụ án. Thông qua các quyền cụ thể của
mình, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ có sự vận dụng có hiệu quả ñể bảo vệ cho
quyền lợi hợp pháp của mình.
Nếu quyền bào chữa ñược bảo ñảm thực hiện tốt thì ảnh hưởng của nó ñến
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là không thể phủ nhận. Qua việc thực hiện quyền bào
chữa, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ngoài việc tự bảo vệ ñược cho mình còn giúp các
cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật vụ án. Việc có người bào chữa tham gia vào
quá trình tố tụng sẽ hạn chế ñến mức thấp nhất sự vi phạm tố tụng có thể xảy ra của
các cơ quan tiến hành tố tụng. Người bào chữa với những hiểu biết pháp luật của mình
vừa bảo ñảm cho quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ñược thực hiện
tốt, qua ñó còn ñảm bảo cho quyền bào chữa của họ không bị vi phạm.
Mặt khác, ñể ñảm bảo cho việc giải quyết vụ án ñược khách quan, toàn diện
và ñầy ñủ, không ñể lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội thì việc bào chữa là
Trung cần
tâm
Học
liệu
Thơbị@
tập
và chỉ
nghiên
cứu
thiết.
Quyền
bàoĐH
chữaCần
của người
tạmTài
giữ, liệu

bị can,học
bị cáo
không
là sự ñảm
bảo khỏi sự buộc tội mà còn là một phương tiện quan trọng ñể nhận biết sự thật khách
quan của vụ án. Một khi sự thật khách quan của vụ án ñã ñược làm sáng tỏ sẽ bảo ñảm
cho việc xét xử của Tòa án ñược ñúng người, ñúng tội, ñúng pháp luật. Qua ñó ñảm
bảo tính công minh của pháp luật, hoạt ñộng tư pháp vì vậy mà ñạt ñược mục tiêu,
nhiệm vụ ñã ñặt ra là bảo vệ quyền lợi của công dân, trong ñó có quyền bào chữa.
Ngoài ra, việc thực hiện tốt quyền bào chữa còn mang lại những ảnh hưởng
nhất ñịnh cho xã hội. Khi quyền lợi của công dân ñược bảo ñảm tốt thì sự tin tưởng
vào hệ thống pháp luật của Nhà nước từ phía nhân dân ngày càng ñược nâng cao, tin
vào tính công minh của pháp luật, qua ñó mà ý thức pháp luật ngày càng ñược nâng
cao.
Qua những phân tích trên có thể thấy việc bảo ñảm lợi ích, danh dự, nhân
phẩm của con người luôn là vấn ñề rát ñược quan tâm. Vì vậy việc buộc tội và xét xử
không công minh một công dân sẽ gây thiệt hại không chỉ cho họ mà cho cả xã hội.
Nếu pháp luật tố tụng hình sự chỉ quan niệm buộc tội là chức năng duy nhất của tố
tụng hình sự mà không cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quyền gỡ tội (quyền bào
chữa) thì sẽ dẫn ñến sai lầm là các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ chú ý tới các chứng
cứ buộc tội mà quên ñi các chứng cứ gỡ tội hoặc giảm tội. Hậu quả của việc không có
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 15


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu


ñược quyền bào chữa dễ nhận thấy nhất là quyền lợi của công dân, cụ thể là của người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ bị xâm phạm. Họ sẽ không có bất kì quyền nào ñể có thể
bảo vệ quyền lợi cho mình trước các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc chỉ coi chức năng
buộc tội là duy nhất dẫn ñến tình trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn một cách
không có căn cứ, thậm chí không ñúng ñối tượng. Nó làm cho hoạt ñộng tố tụng không
ñạt ñược mục ñích ñã ñề ra, làm giảm sút uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật và
gây dư luận xấu trong xã hội như việc xét xử oan sai, không ñúng pháp luật, không
ñúng người, ñúng tội.
Chính vì những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra nếu pháp luật không quy ñịnh
chế ñịnh quyền bào chữa mà vai trò của quyền bào chữa càng phải ñược coi trọng và
phải ñược quy ñịnh cụ thể. Tuân theo các nguyên tắc tố tụng hình sự, việc bảo ñảm
quyền bào chữa trong tố tụng hình sự có tác ñộng tích cực ñến công tác xét xử và xác
ñịnh sự thật khách quan của vụ án. Không thực hiện nguyên tắc bảo ñảm quyền bào
chữa phải ñược xem là vi phạm pháp luật tố tụng hình sự bởi vì nó hạn chế quyền của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và ảnh hưởng ñến việc tìm ra bản án có căn cứ, hợp
pháp và công minh.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 16


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu


CHƯƠNG 2

NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO ðẢM QUYỀN BÀO CHỮA TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1. Một số biện pháp cụ thể bảo ñảm quyền bào chữa:
1.1. Quyền tự bào chữa:
a. Khái niệm quyền tự bào chữa và cơ sở pháp lý của quyền tự bào chữa:
ðã có rất nhiều quan ñiểm khác nhau xung quanh việc ñưa ra khái niệm khái
quát về quyền bào chữa, tuy nhiện qua quá trình chắt lọc, loại bỏ và giữ lại, người viết
cũng rút ra một khái niệm khái quát như ñã phân tích trước ñó. Thế nhưng, cho ñến
nay chưa có một tài liệu nghiên cứu pháp lý hay quan ñiểm nào ñề cập ñến khái niệm
của quyền tự bào chữa. ðể có thể hiểu ñược thế nào là “tự bào chữa” thiết nghĩ cần
phân tích nghĩa của cụm từ “quyền tự bào chữa”. Trước hết, ñó phải là một quyền chứ
không thể là nghĩa vụ hay trách nhiệm, theo Từ ñiển tiếng Việt của NXB ðà Nẵng
2001 thì “quyền” ñược hiểu là ñiều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho ñược
ñược làm, ñược ñòi hỏi, dựa vào quyền này họ có thể làm một việc nào ñó mà
Trung hưởng,
tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
không bị coi là sai phạm hay có tội, ñương nhiên quyền là không thể bị xâm phạm và
cần ñược bảo vệ. Còn “tự” ñược hiểu là bản thân một người bằng hành vi của chính
mình làm một việc gì ñó cho bản thân mình hoặc cho một người khác. ðó phải là hành
ñộng do chính người ñó thực hiện chứ không phải là một ai khác làm cho họ, hành
ñộng ñó phải xuất phát từ ý chí của chính họ và họ có ñầy ñủ ý thức về hành ñộng của
mình. “Bào chữa” là sự biện minh, biện hộ cho một việc làm hay hành ñộng của mình
trước một hậu quả từ việc làm, hành ñộng ñó gây ra nhằm chứng minh sự vô can của
mình hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm mà họ có thể phải chịu.
Ý nghĩa của cụm từ “quyền tự bào chữa” qua phân tích có thể thấy ñó là sự
ưu tiên, ưu ñãi mà một ñối tượng có thể bằng hành vi của mình vận dụng sự ưu tiên,
ưu ñãi ñó ñể chứng minh, biện hộ cho một hành ñộng của mình khi ñối tượng ñó bị ñe

dọa phải chịu trách nhiệm về hành ñộng ñó. Sự chứng minh này nhằm mục ñích thoát
khỏi sự buộc tội hoặc làm giảm hình phạt mà ñối tượng này có thể phải chịu phạt từ
hành vi bị cho là sai phạm của họ.
Vận dụng sự giải thích này vào khái niệm “quyền tự bào chữa” trong luật tố
tụng hình sự, có thể ñưa ra một khái niệm sơ lược về quyền tự bào chữa trong tố tụng
hình sự như sau: quyền tự bào chữa là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vận
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 17


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

dụng các quyền mà pháp luật cho phép ñể chứng minh mình vô tội, sự thật không ñúng
như hồ sơ vụ án hay chứng minh giảm nhẹ tội cho mình.
Cho ñến nay, cơ sở pháp lý cao nhất của quyền bào chữa trong ñó có quyền
tự bào chữa là Hiến pháp 1992, tại ðiều 132 Hiến pháp này ghi nhận: “quyền bào
chữa của bị can, bị cáo ñược ñảm bảo”. Thế nhưng, văn bản pháp lý ñầu tiên quy ñịnh
cụ thể quyền bào chữa là BLTTHS 2003, Bộ luật này ñã có những sửa ñổi, bổ sung
quan trọng thay thế cho BLTTHS1988, tiếp tục khẳng ñịnh tính ưu việt, ngày càng
phát triển của nền lập pháp nước ta. Tại ðiều 11 Bộ luật này ñã khẳng ñịnh: “người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Tính ưu
việt ñược thể hiện ñược thể hiện ở việc BLTTHS ñã trao cho người bị tạm giữ quyền
bào chữa. Những tranh luận trước ñó cho rằng người bị tạm giữ không ñược coi là ñối
tượng có quyền bào chữa, thế nhưng qua nhiều năm áp dụng BLTTHS 1988 các nhà
làm luật ñã thấy ñược hạn chế của quy ñịnh này .Vì vậy, BLTTHS 2003 ñã trao cho
người bị tạm giữ quyền năng này vì vai trò quan trọng của họ trong hoạt ñộng tố tụng

hình sự.
Như vậy, tính cho ñến thời ñiểm hiện tại, cơ sở pháp lý của quyền tự bào
Trung chữa
tâmtrong
Học
liệuhình
ĐHsựCần
@ Tài
liệu học
tố tụng
là HiếnThơ
pháp 1992
và BLTTHS
2003.tập và nghiên cứu
b. Bản chất pháp lý và ý nghĩa của quyền tự bào chữa:
b1. Bản chất pháp lý của quyền tự bào chữa:
Theo Từ ñiển tiếng Việt của NXB ðà Nẵng 2001, “bản chất” ñược hiểu là
thực chất bên trong của sự vật. Tìm hiểu về bản chất pháp lý của quyền tự bào chữa là
tìm hiểu về thực chất thật sự bên trong của các nguyên lí, lí luận về quyền tự bào chữa.
Trong lí luận và trên thực tế, một người luôn có quyền tự bảo vệ mình. Hầu hết mọi
người ñều biết tự bảo vệ mình là một bản năng tự vệ khi ñứng trước một sự tấn công
mang tính ñe dọa ñến sức khỏe, danh dự hoặc nhân phẩm của bản thân. Về tính mạng
khi bị tấn công, con người bằng cách của mình tự chống chọi lại sự tấn công ñó ñể tự
bảo vệ mình. Hay khi ñứng trước một hành ñộng có tính xâm phạm ñến danh dự, nhân
phẩm của mình, theo bản năng con người thường tự thanh minh, biện hộ trước những
lời cáo buộc ñó.
Ngày nay, hành ñộng tự bảo vệ mình ñã là một quyền ñược pháp luật cho
phép và trong một số trường hợp dù hành ñộng tự bảo vệ có gây ra hậu quả nghiêm
trọng là chết người thì bản thân người ñó cũng ñược xem là không có tội như trong
quy ñịnh của Bộ luật hình sự 1999 về hành ñộng phòng vệ chính ñáng (ðiều 15). ðây

ñược xem là hành ñộng tự bảo vệ mình theo bản năng khi bị tấn công. Thế nhưng, khi
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 18


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

một người bị sự cáo buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng người ñó ñã có
một hành vi nguy hiểm cho xã hội và sự cáo buộc này có thể dẫn tới hậu quả là hình
phạt, thì người ñó có thể làm gì ñể tự bảo vệ mình trước sự cáo buộc ñó.Pháp luật tố
tụng hình sự trong trường hợp ñó cho phép họ có quyền tự bào chữa ñể bảo vệ quyền
lợi hợp pháp cho mình.
Như vậy, thực chất của quyền tự bào chữa là tạo ñiều kiện cho người bị tình
nghi tự bảo vệ mình. Khi một người bị tình nghi là phạm tội, biện pháp ngăn chặn ñầu
tiên ñược áp dụng nhằm tạo thuận lợi cho việc ñiều tra vụ án là biện pháp tạm giữ. Lúc
này, việc tạm giữ mặc dù là hợp pháp nhưng ñã xâm phạm ñến quyền tự do ñi lại của
công dân vốn ñược xem là một trong những quyền cơ bản của con người. Một khi ñã
xâm phạm ñến quyền con người, họ có quyền tự bảo vệ chống lại sự xâm phạm ñó
bằng các biện pháp cụ thể mà pháp luật cho phép.
Như ñã biết, quyền con người là một vấn ñề quan trọng nhất luôn ñược Nhà
nước ta coi trọng và bảo vệ, có bảo vệ tốt quyền con người mới thể hiện ñược tính dân
chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, khi ñứng trước sự tình nghi của cơ quan pháp luật cho
rằng một người có hành vi phạm tội, tức là hành ñộng cáo buộc ñó ñã xam phạm ñến
Trung danh
tâmdự,Học
CầndânThơ

Tàibuộc
liệu
tập
cứu
nhânliệu
phẩmĐH
của công
mặc @
dù cáo
ñó học
là có cơ
sở. và
Phápnghiên
luật tố tụng
hình sự thong qua cái gọi là quyền tự bào chữa cho phép người bị tình nghi phạm tội
bằng các quyền cụ thể, vận dụng có hiệu quả ñể tự bảo vệ cho quyền lợi của mình. Khi
ñó, nếu pháp luật không cho phép họ ñược vận dụng bất kì quyền nào ñể tự bảo vệ cho
mình thì ñó chính là sự bất bình ñẳng một phía do pháp luật chi coi trong sự buộc tội
mà không coi trọng quyền gỡ tội. Hệ quả của sự bất bình ñẳng này là dẫn ñến vi phạm
quyền công dân, xét xử oan sai cũng như không ñảm bảo tính nghiêm minh của pháp
luật. Chính vì thế, khi một người bị tình nghi là phạm tội, họ cần ñược pháp luật tạo
mọi ñiều kiện về mọi mặt giúp họ bào chữa nhằm thoát khỏi sự cáo buộc hoặc làm
giảm nhẹ tội danh. Có tạo ñiều kiện cho người bị tình nghi tự bảo vệ mình mới phát
huy ñược tính dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống pháp luật.
Dù là người bị tình nghi, bị can hay bị cáo thì trong mỗi giai ñoạn, quyền tự
bào chữa ñó cũng có những ñóng góp to lớn cho bản thân ñối tượng. Khi các quyền và
lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm chính là lúc họ phát huy quyền làm chủ bằng
cách tự bảo vệ mình bằng các quyền mà pháp luật cho phép.
Bên cạnh những ñóng góp tích cực cho bản thân từ việc tự bào chữa, hành
ñộng tự bảo vệ cho mình còn có ñóng góp thiết thực cho vụ án mà họ ñang là người

tham gia tố tụng. Bảo vệ mình tức là ñưa ra những bằng chứng, lập luận chứng minh
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 19


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

cho sự vô tội của mình. Thông qua hành ñộng tự bào chữa họ ñã gián tiếp giúp Cơ
quan ñiều tra làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Bằng nghiệp vụ của mình, cơ quan
tiến hành tố tụng sẽ xác ñịnh ñược sự thật khách quan của vụ án, ñối tượng gây án,
ñộng cơ, mục ñích gây án…cũng như những vấn ñề khác giúp ích cho việc xét xử của
Tòa án.
Với các phân tích trên, bản chất pháp lý của quyền tự bào chữa ñã phần nào
ñược làm rõ. Và như vậy, thực chất của quyền tự bào chữa là tạo ñiều kiện cho người
bị cơ quan pháp luật tình nghi là phạm tội bằng các quyền do pháp luật quy ñịnh tự
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
b2. Ý nghĩa của quyền tự bào chữa:
Qua một số nhận ñịnh trên ñã cho thấy phần nào sự ñóng góp của quyền tự
bào chữa vào công tác bảo ñảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự, cũng như trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những ñóng góp của quyền tự
bào chữa trong tố tụng hình sự có một số ý nghĩa sau:
Trước hết, ý nghĩa quan trọng nhất của quyền tự bào chữa mà không thể
không kể ñến ñó là bảo vệ thiết thực quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ,
Trung bịtâm
CầncụThơ
Tài

liệu
tập bịvàtạmnghiên
cứu
can, Học
bị cáo.liệu
Bằng ĐH
các quyền
thể ñã@
ñược
pháp
luật học
trao người
giữ, bị can,
bị cáo ñảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của họ không bị xâm phạm trong các vụ án
hình sự. Qua ñó bảo vệ mình tránh khỏi sự vi phạm tố tụng của các cơ quan tiến hành
tố tụng mà sự vi phạm ñó có thể dẫn việc xét xử oan sai người vô tội. Càng có ý nghĩa
hơn nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người có hiểu biết về pháp luật, họ
sẽ có sự vận dụng có hiệu quả các quyền mà pháp luật cho phép ñể quyền tự bào chữa
thật sự trở thành một công cụ bào chữa hữu hiệu nhất bảo vệ cho họ khỏi sự cáo buộc
của các cơ quan tiến hành tố tụng.
ðể tự bảo vệ mình, trước hết họ cần phải biết họ có các quyền cụ thể gì.Có
biết ñược mình có quyền thực hiện những công việc cụ thể nào ñể tự bảo vệ mình
trước pháp luật, họ mới có thể vận dụng có hiệu quả những quyền ñó ñể tự bảo vệ cho
bản thân mình. Khi ñứng trước sự cáo buộc của các cơ quan pháp luật cho rằng một
người ñã thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, họ là người yếu thế do bị cáo
buộc bởi cơ quan quyền lực nhà nước, cùng với tâm lý hoang mang nên họ thường
không tự bảo vệ ñược cho quyền lợi của mình. Vì vậy, trong từng giai ñoạn tố tụng
nếu họ nắm ñược các quyền cụ thể của mình, họ sẽ tự bảo vệ mình trước bất kì sự vi
phạm tố tụng nào của các cơ quan tiến hành tố tụng như hành ñộng ép cung, mớm
cung, không giao các biên bản, quyết ñịnh ñúng thời hạn... Tự bào chữa cho mình

SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 20


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

trước các cơ quan tố tụng là một công cụ hữu hiệu ñảm bảo quyền lợi hợp pháp của
mình không bị xâm phạm khi có sự cáo buộc.
Xuất phát từ việc vận dụng các quyền mà pháp luật cho phép ñể tự bảo vệ
mình, hành ñộng tự bào chữa còn có ý nghĩa to lớn trong việc giúp các cơ quan tiến
hành tố tụng tìm ra sự thật vụ án. Trong quá trình vận dụng các quyền pháp luật cho
phép ñể tự bảo vệ cho quyền lợi của mình, những chứng cứ, lập luận mà người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo ñưa ra ñể chứng minh cho sự vô tội của mình hoặc làm giảm trách
nhiệm sẽ giúp cho Cơ quan ñiều tra nắm ñược quá trình xảy ra vụ án, ai là người thực
hiện hành vi phạm tội, vụ án gồm những ai, hành vi phạm tội diễn ra như thế nào,
hung khí, ñộng cơ gây án…Trả lời ñược những câu hỏi này sẽ giúp làm sáng tỏ những
nghi vấn mà Cơ quan ñiều tra ñã ñặt ra, từ ñó có sự kiểm tra, xem xét, ñánh giá tính
chính xác, phù hợp của các chứng cứ, tài liệu ñã thu thập ñược từ những gì mà người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo ñã cung cấp. Như vậy, với mục ñích tự bảo vệ cho mình, họ
ñã gián tiếp giúp Cơ quan ñiều tra làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, ñảm bảo
cho mọi ñối tượng ñều bị truy cứu ñúng người, ñúng tội.
Từ mục ñích tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân mình, giúp tìm ra
Trung sự
tâm
ĐH tự
Cần

Thơcòn@ñảm
Tàibảoliệu
họctác
tập
nghiên
thật Học
vụ án, liệu
hành ñộng
bào chữa
cho công
xétvà
xử của
Tòa án cứu

ñúng người, ñúng tội, ñúng pháp luật. Ý nghĩa này là kết quả từ sự kết hợp của hai ý
nghĩa trên, từ việc tự bào chữa bảo vệ cho mình bằng các quyền mà pháp luật quy
ñịnh, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự mình ñưa ra chứng cứ, tài liệu, lập luận ñã
giúp Cơ quan có thẩm quyền làm sáng tỏ vụ án. Tất nhiên tất cả những chứng cứ náy
ñã ñược kiểm tra chứng minh tính chính xác. Khi vụ án ñã có những chứng cứ xác
thực về việc bị cáo có hay không có thực hiện hành vi phạm tội thì lúc ñó việc xét xử
tại Tòa án sẽ ñược tiến hành thuận lợi, ñảm bảo việc xét xử khách quan, công minh,
ñúng pháp luật. Và tất nhiên, việc ñảm bảo xét xử ñúng người, ñúng tội, ñúng pháp
luật ñều là nhằm mục ñích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong ñó có
quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
c. Các biện pháp nhằm bảo ñảm quyền tự bào chữa:
Như ñã biết, quyền bào chữa bao gồm quyền tự bào chữa và quyền nhờ
người khác bào chữa. Theo quy ñịnh của BLTTHS hiện hành thì không chỉ bị cáo mới
có quyền tự bào chữa và nhờ người bào chữa mà bị can, người bị tạm giữ cũng ñược
trao quyền này, theo quy ñịnh tại ðiều 11 BLTTHS 2003 thì: “người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Như vậy, quyền tự


SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 21


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

bào chữa là một trong những biện pháp mà pháp luật tố tụng hình sự quy ñinh ñảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Cần phải nhấn mạnh rằng quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo xác ñịnh vị trí tố tụng của họ. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị ñe dọa bởi những
hậu quả pháp lý nhất ñịnh. Vì vậy pháp luật dành cho họ những quyền thực sự nhằm
mục ñích bảo vệ quyền vài ích hợp pháp của mình. Pháp luật tố tụng hình sự ñã dành
cho các chủ thể của quyền bào chữa những quyền cụ thể mà căn cứ vào ñó có thể giúp
họ chứng minh sự vô tội của mình hay ít nhất có thể làm giảm nhẹ tội danh.
c1. ðối với người bị tạm giữ:
ðiều 48 BLTTHS quy ñịnh quyền ñầu tiên của người bị tạm giữ là ñược biết
lí do mình bị tạm giũ, việc biết lí do mình bị tạm giữ là ñiều kiện ñể họ thực hiện
quyền tự bào chữa cho mình. Người bị tạm giữ có thể xác ñịnh lý do có chính ñáng
hay không chính ñáng. Các lí do bị tạm giữ thường gắn liền với những sự kiện và tình
tiết ñã xảy ra nên người bị tạm giữ có thể không ñồng ý hoặc không ñồng ý với một số
tình tiết là lí do do cơ quan ñiều tra nêu trong lệnh tạm giữ.
Ngoài ra, người bị tạm giữ còn ñược giải thích quyền và nghĩa vụ của mình
Trung khi
tâm
Học

Cần
Thơ
@mình
Tàicóliệu
học cụ
tập
tham
gia tốliệu
tụngĐH
hình sự.
Có biết
ñược
các quyền
thểvà
nàonghiên
mới có sự cứu
tự
bào chữa hiệu quả nhất. Một quyền quan trọng nữa là quyền ñược trình bày lời khai,
lời nhận tội trong lời khai của người bị tạm giữ không thể ñược xem là chứng cứ buộc
tội mà nó cần ñược kiểm tra một cách chính xác. Lời khai ban ñầu của người bị tạm
giữ cung cấp những tình tiết ñầu tiên liên quan ñến vụ án giúp các cơ quan có thẩm
quyền nắm ñược sơ lược vụ án. Lời khai của họ ñược xem là chứng cứ gỡ tội cho họ
nếu ñã ñược kiểm tra tính chính xác. Vì vậy, ñược trình bày lời khai ngay sau khi bị
tạm giữ là một quyền quan trọng của người bị tạm giữ. Người bị tạm giữ có quyền ñưa
ra tài liệu, ñồ vật chứng minh cho sự vô tội của mình. ðây là một quyền rất quan trọng
của người bị tạm giữ ñể tự bảo vệ cho mình, người bị tạm giữ phải ñược quyền ñưa ra
những chứng cứ, tài liệu liên quan ñến vụ án có tác dụng bác bỏ sự buộc tội của cơ
quan có thẩm quyền.
ðồng thời tại thời ñiểm bị tạm giữ, người bị tạm giữ cũng có quyền ñưa ra
các yêu cầu, ñó có thể là yêu cầu ñược biết lí do mình bị tạm giữ, yêu cầu ñược giải

thích về quyền và nghĩa vụ nếu các cơ quan có thẩm quyền chưa làm việc ñó. ðây là
những yêu cầu cấp thiết và quan trọng, vì vậy các cơ quan có thẩm quyền phải có trách
nhiệm giải quyết nhanh chóng.

SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 22


Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

Người bị tạm giữ có thể ñánh giá về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ ñúng luật
hay không ñúng luật và sau ñó có thể trình bày ý kiến hoặc khiếu nại về việc bị tạm
giữ ñối với người hoặc cơ quan có thẩm quyền. Quyền ñưa ra yêu cầu giúp cho người
bị tạm giữ có thể bảo vệ tố hơn quyền lợi của họ như yêu cầu có người bào chữa cho
mình. Tất cả những yêu cầu, khiếu nại của người bị tạm giữ phải ñược cơ quan có
thẩm quyền xem xét giải quyết và trả lời cho người bị tạm giữ biết trong thời hạn luật
ñịnh. Việc bắt người trong mọi trường hợp ñều phải lập biên bản và biên bản ñó phải
có chữ kí của người bị bắt. ðiều luật này bảo ñảm việc bắt người là chính xác, tránh
việc bắt nhầm ñối tượng (ðiều 84).
c2. ðối với bị can:
Sau khi có quyết ñịnh khởi tố vụ án hình sự, ñối tượng bị tạm giữ trở thành
bị can (ðiều 46). ðể công việc tự bào chữa có hiệu quả, trước tiên bị can phải biết họ
có những quyền gì, ðiều 12 BLTTHS quy ñịnh : “Cơ quan, người tiến hành tố tụng có
trách nhiệm giải thích và bảo ñảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham
gia tố tụng theo quy ñịnh của Bộ luật này. Việc giải thích phải ñược ghi vào biên
bản”. Sự giải thích nói trên ñối với bị can là bắt buộc, không phụ thuộc vào việc bị can

Trung có
tâm
liệu
ĐH
hay Học
không có
người
bàoCần
chữa. Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Quyền ñầu tiên của bị can là quyền ñược biết mình bị khởi tố về tội gì. Sẽ là
vô lý nếu một người bị khởi tố mà lại không biết mình bị khởi tố về tội danh gì và vì
sao mình lại bị khởi tố. Vì vậy, việc ñược biết lí do bị khởi tố là một quyền tối cần
thiết, giúp cho bị can có sự chuẩn bị bước ñầu ñể có thể tự bảo vệ cho mình.
Kể từ thời ñiểm nhận ñược quyết ñịnh khởi tố của cơ quan ñiều tra, một
người trở thành bị can (ðiều 49). Lời khai của bị can ñược coi là một nguồn chứng cứ
và chúng phải ñược kiểm tra. Cần phải nhấn mạnh rằng việc trình bày lời khai là
quyền của bị can chứ không phải là trách nhiệm. ðiều 10 BLTTHS quy ñịnh: “trách
nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có
quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Pháp luật không quy ñịnh
trách nhiệm ñối với bị can khi họ từ chối khai báo hay khai báo gian dối, trong khi ñó
pháp luật nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình (ðiều 6).
Theo quy ñịnh tại ðiều 131 BLTTHS, việc hỏi cung bị can phải do ðiều tra
viên tiến hành ngay sau khi có quyết ñịnh khởi tố bị can. Trước khi hỏi cung bị can,
ðiều tra viên có trách nhiệm ñọc quyết ñịnh khởi tố bị can, ñồng thời giải thích cho bị
can biết quyền và nghĩa vụ của bị can. Trong khi hỏi cung, bị can có thể thú nhận một
phần hay toàn bộ tội lỗi của mình. Tuy nhiên lời nhận tội của bị can cần phải ñược
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 23



Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

kiểm tra và ñối chiếu với các chứng cứ khác của vụ án. Lời nhận tội của bị can chỉ
ñược xem là chứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác. Vì vậy, ðiều 72
BLTTHS nghiêm cấm việc sử dụng lời nhận tội của bị can làm chứng cứ duy nhất ñể
kết tội. ðể tạo ñiều kiện cho bị can ñưa ra chứng cứ, lời khai và những lời giải thích, bị
can có thể tự viết lời khai của mình.
Trong quá trình ñiều tra, thu thập chứng cứ, pháp luật cho phép bị can có thể
ñược trực tiếp tham gia vào một số hành vi tố tụng nhất ñịnh, khoản 2 ðiều 159 quy
ñịnh bị can có thể tham gia vào quá trình khám nghiệm hiện trường. Theo khoản 2
ðiều 153 quy ñịnh khi cần thiết thì bị can có thể tham gia vào thực nghiệm ñiều tra.
Trong các vụ án hình sự khi cần thiết tiến hành giám ñịnh pháp luật không quy ñịnh bị
can có quyền ñược tham gia vào công việc giám ñịnh nhung bị can có quyền ñối với
kết luận giám ñịnh, ðiều 158 quy ñịnh sau khi tiến hành giám ñịnh nếu bị can có yêu
cầu thì cơ quan tiến hành giám ñịnh phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám
ñịnh, bị can có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám ñịnh, yêu cầu giám
ñịnh bổ sung hoặc giám ñịnh lại. Nếu Cơ quan ñiều tra không chấp nhận yêu cầu của
bị can thì phải nêu rõ lí do cho họ biết. ðây là những quyền quan trọng ñảm bảo cho
Trung quyền
tâm bào
Học
liệu
Thơ
@mộtTài
học
nghiên cứu

chữa
của ĐH
bị canCần
ñược thực
hiện
cáchliệu
khách
quan,tập
côngvà
bằng.
Bị can ñược tiếp xúc với tất cả các tài liệu ñiều tra sau khi ñã kết thúc ñiều
tra (ðiều 162). Quyền năng tố tụng này của bị can có vai trò rất quan trọng trong việc
thực hiện quyền tự bào chữa của mình. Có ñọc và nắm ñược tất cả tài liệu, tình tiết vụ
án liên quan ñến bản thân hoặc liên quan ñến những bị can khác thì bị can mới có khả
năng chuẩn bị tốt ý kiến ñể tự bào chữa cho mình. Ngoài ra, có nắm ñược toàn bộ
những tài liệu về vụ án mà cơ quan ñiều tra ñã thu thập ñược, bị can mới có thể ñưa ra
những yêu cầu như ñiều tra bổ sung, ñiều tra lại.
ðiều 49 quy ñịnh trong quá trình ñiều tra nếu có ñầy ñủ những lí do, căn cứ
mà pháp luật ñã quy ñịnh, bị can có quyền ñề nghị thay ñổi người tiến hành tố tụng
(ðiều tra viên, Kiểm sát viên), người giám ñịnh, người phiên dịch. Những ñề nghị này
phải ñược xem xét thực hiện trong thời gian luật ñịnh. Ngoài ra, ðiều luật này còn quy
ñịnh bị can không chỉ ñược giao nhận bản kết luận ñiều tra mà còn ñược giao nhận bản
cáo trạng sau khi Viện kiểm sát quyết ñịnh truy tố, ñiều này ñược khẳng ñịnh tại khoản
1 ðiểu 166.
Ngoài các quyền cụ thể mà pháp luật ñã trao cho bị can nhằm bảo ñảm cho
bị can thực hiện quyền tự bảo vệ của mình, pháp luật còn cho phép bị can có quyền
khiếu nại ñối với hành vi và việc làm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29

Trang 24



Những biện pháp nhằm bảo ñảm quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự

GVHD: Cô Mạc Giáng Châu

tụng nếu họ nhận thấy hành vi ñó là trái pháp luật và xâm phậm ñến quyền lợi hợp
pháp của họ.
c3. ðối với bị cáo:
Sau khi có quyết ñịnh ñưa vụ án ra xét xử, bị can trở thành bị cáo và quyền
tự bào chữa của bị cáo vẫn ñược pháp luật bảo ñảm bằng các quy ñịnh bảo ñảm quyền
bào chữa của bị cáo tại phiên tòa. ðiều 50 khẳng ñịnh bị cáo có quyền nhân quyết ñịnh
ñưa vụ án ra xét xử, cụ thể tại ðiều 182 quy ñịnh bị cáo, người ñại diện hợp pháp,
người bào chữa của họ phải ñược nhận quyết ñịnh ñưa vụ án ra xét xử chậm nhất là 10
ngày trước khi mở phiên tòa. Quyết ñịnh ñưa vụ án ra xét xử có những qnội dung rất
cần thiết cho bị cáo trong việc chuẩn bị bào chữa. Theo quy ñịnh tại ðiều 178, quyết
ñịnh ñưa vụ án ra xét xử ngoài việc thông báo ngày, giờ, tháng, năm, ñịa ñiểm mở
phiên tòa. Quyết ñịnh này còn ñề cấp ñến tội danh và ðiều, khoản mà Viện kiểm sát áp
dụng, hình thức xử công khai hay xử kín, họ tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư
ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, những người tham gia tố tụng khác sẽ
ñược tham gia phiên tòa, những vật chứng ñược ñưa ra xem xét. Trên cơ sở của việc
nghiên cứu kỹ những chi tiết trong nội dung quyết ñịnh ñưa vụ án ra xét xử, cùng với
Trung sự
tâm
ĐH
Cần
Thơ
@chứng
Tài liệu

hiểuHọc
biết vềliệu
bản kết
luận
ñiều tra,
về các
cứ và học
tài liệutập
liên và
quannghiên
ñến vụ án cứu
sẽ
giúp cho bị cáo ñảm bảo tốt hơn quyền tự bào chữa của họ. Trong thời gian chuẩn bị
xét xử, bị cáo có quyền ñưa ra các chứng cứ và yêu cầu ñề nghị thay ñổi người tiến
hành tố tụng, ñưa ra những yêu cầu và bổ sung các vật chứng. Thời hạn 10 ngày cơ
bản ñủ cho bị cáo nghiên cứu cáo trạng, mời người bào chữa và chuẩn bị tốt cho công
việc bào chữa trước phiên tòa, tạo ra khả năng thực tế ñể bị cáo và người bào chữa của
bị cáo thực hiện quyền bào chữa có kết quả.
Trong tố tụng hình sự, giai ñoạn xét xử là giai ñoạn quan trọng nhất vì tại
giai ñoạn này tội trạng của bị cáo sẽ ñược xác ñịnh trong phiên tòa công khai với sự
tham gia của các bên tố tụng. Thay mặt nhà nước Hội ñồng xét xử quyết ñịnh những
vấn ñề quan trọng nhất của tố tụng hình sự là xác ñịnh tội danh và quyết ñịnh áp dụng
hình phạt với bị cáo dựa trên những chứng cứ ñã thu thập ở phiên tòa. Chính vì vậy,
thực hiện quyền bào chữa tại phiên tòa có thể coi là hành vi tố tụng quan trọng nhất
trong số các hành vi tố tụng của bị cáo. Vì vậy, ñể bị cáo có ñược khả năng thực hiện
quyền ñó, pháp luật quy ñịnh việc tham gia phiên tòa là quyền và nghĩa vụ của bị cáo.
ðiều 187 có quy ñịnh sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa theo giấy triệu tấp của Tòa án,
nếu bị cáo vắng mặt có lí do chính ñáng thì phải hoãn phiên tòa, ñiều này có nghĩa là
không thể xét xử vắng mặt bị cáo nếu vì một lí do chính ñáng nào ñó mà bị cáo vắng
SVTH : Nguyễn Kim Thảo-Tư Pháp K29


Trang 25


×