Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm gan vào điều trị tại bệnh viên năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.36 KB, 22 trang )

1

MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................................2
Chương I : Tổng quan..............................................................................................................4
1. 1 Tình hình Viêm gan trên thế giới...............................................................................4
1.1.1 Tình hình nhiễm virus Viêm gan B.........................................................................4
1.1.2 Tình hình nhiễm virus viêm gan C..........................................................................5
1.1.3 Tình hình Viêm gan tại Việt Nam............................................................................5
1.2 Lâm sàng ..............................................................................................................................6
1.3 Chức năng sinh hoá của gan .........................................................................................6
1.3.1 Chức năng chuyển hoá glucid...................................................................................6
1.3.2 Chức năng chuyển hoá lipid .....................................................................................6
1.3.3 Chức năng chuyển hoá protid .................................................................................7
1.3.4 Chức năng tạo mật .......................................................................................................8
1.3.5 Chức năng khử độc ......................................................................................................8
1.3.6 Chức năng enzym .........................................................................................................8
1.4 Chẩn đoán huyết thanh ...............................................................................................10
1.4.1 Kháng nguyên hay Ag (Antigen) của bệnh Viêm gan B(HBV) ................10
1.4.2 Kháng nguyên của HCV (Anti HCV) ....................................................................11
1.4.3 Viêm gan do rượu ......................................................................................................12
Chương II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................13
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................13
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................13
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................13
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................12
2.2. 1 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................13
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................13
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................13


Chương III : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...........................................................................14
3.1. Kết quả ...............................................................................................................................14
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng ..............................................................................................14
3.1.2. Cận lâm sàng ...............................................................................................................17
Chương IV Bàn luận ..............................................................................................................20
Kết luận ......................................................................................................................................21
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................22

ĐẶT VẤN ĐỀ


2

Viêm gan là tổn thương gan với sự có mặt của các tế bào bị viêm trong
nhu mô gan.Đây là bệnh lý được quan tâm do mức độ gây bệnh toàn cầu và
hậu quả nghiêm trọng của nó, hầu hết các trường hợp tổn thương gan là do
nhóm các virus được gọi là các virus viêm gan gây ra. Viêm gan còn có thể là
do các chất độc cho gan như thuốc, rượu, các nhiễm trùng khác hoặc từ quá
trình tự nhiễm.
Theo thống kê của các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ viêm gan do virus B là
thường gặp, theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện có khoảng 400 triệu người
trên thế giới nhiễm virus viêm gan B trong đó có khoảng 100 triệu người
mang virus viêm gan mạn tính và hậu quả là trên 1 triệu người chết mỗi năm
và có khoảng 5 – 10% người dân có HBsAg(+), ở Việt Nam theo các số liệu
điều tra về dịch tễ học thì có khoảng 10% dân số tương đương 12 triệu người
đang bị nhiễm virus viêm gan B. Bên cạnh đó số người nhiễm virus viêm gan C
cũng đáng báo động ước tính có khoảng 4% dân số thế giới mang trong mình
virus viêm gan C, trong đó có khoảng 90% số người nhiễm virus viêm gan C
không có triệu chứng.
Thực tế tại Bệnh viện 71 TW trong những năm gần đây số lượng bệnh

nhân viêm gan vào điều trị nội trú ngày một tăng, việc nghiên cứu về triệu
chứng lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân gây bệnh vẫn là việc có vai trò
trong chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân
viêm gan vào điều trị tại Bệnh viên năm 2015”.

MỤC TIÊU:


3

1) Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm
gan vào điều trị nội trú.
2) Khảo sát tỷ lệ Viêm gan B, C và nguyên nhân khác.

CHƯƠNG I


4

TỔNG QUAN

Gan là cơ quan lớn nhất của cơ thể, đóng vai trò tích cực trong quá
trình chuyển hoá các chất. Gan là nơi tổng hợp và phân ly các chất để cung
cấp cho toàn bộ cơ thể. Gan có nhiều chức năng: tuần hoàn (dự trữ máu,
chuyển máu từ hệ tĩnh mạch cửa sang hệ tuần hoàn chung); huyết học (tạo
máu ở thời kỳ bào thai, sản xuất yếu tố đông máu: fibrinogen, prothombin,
…); bài tiết mật xuống ruột, bảo vệ và khử độc; chuyển hoá glucid, lipid,
protid, với hệ số enzym rất là phong phú. Bệnh lý hệ thống gan mật gây rối
loạn nhiều chức phận của cơ thể.

1.1 Tình hình Viêm gan trên thế giới.
1.1.1 Tình hình nhiễm virus Viêm gan B.
Người ta ước tính hàng năm có khoảng 400 triệu người bị nhiễm virus
Viêm gan B và có hơn 1 triệu người chết vì bệnh liên quan đến nhiễm virus
viêm gan B mạn tính chiếm 5% dân số thê giới. Tình hình nhiễm virus viêm
gan B thay đổi theo từng khu vực, địa dư, tuỳ theo tỷ lệ người mang HBsAg
mà người ta chia ra làm 3 khu vực chính :
• Vùng dịch lưu hành cao : Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi.
- Sự nhiễm virus chủ yếu xảy ra theo chiều dọc từ mẹ lây sang con
cho nên tuổi bị nhiễm từ rất sớm. Ở trẻ sơ sinh do bị nhiễm ở tuổi còn
nhỏ nên nguy cơ gây viêm gan mạn là rất cao.
• Vùng dịch lưu hành trung bình : Địa Trung Hải, Đông Âu, Nga,
Nam Mỹ, Trung Đông.
- Tỷ lệ người có HBsAg(+) : 2 – 7%
- Kiểu lây truyền thường là phối hợp, nhưng chủ yếu lây truyền qua
đường tình dục.
• Vùng dịch lưu hành thấp : Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc.


5

- Tỷ lệ người có HBsAg (+) : 0,1 – 0,5 %.
- Thường xảy ra ở người trưởng thành, lây qua đường tình dục,
đường máu, hiếm gặp ở trẻ em.
1.1.2 Tình hình nhiễm virus viêm gan C:
Theo thống kê của WHO cho thấy trong một thập kỷ qua, số lượng bệnh
nhân Viêm gan virus C đã tăng gấp 4 lần, đây là căn bệnh tiến triển thầm lặng
nhưng thường gây nên những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, mới
được phát hiện từ năm 1989 nhưng có khả năng xâm nhập và phá huỷ tế bào
gan.

HCV đến nay đã gây nhưng hệ luỵ không nhỏ đối với con người. Tỷ lệ
ước tính toàn thế giới nhiễm HCV là 2,2% hay xấp xỉ 170 triệu người HCV(+)
1.1.3 Tình hình Viêm gan tại Việt Nam:
Theo thống kê của Hội gan mật Việt Nam, có khoảng 20 triệu người
Việt Nam nhiễm virus viêm gan trong đó có khoảng 8 triệu người bị viêm gan
mạn tính, Việt Nam là 1 trong 9 nước tại Tây Thái Bình Dương được WHO liệt
vào danh sách báo động. Hiện có khoảng 10 – 20 % dân só nhiễm virus viêm
gan B, 4 – 5% nhiễm HCV; hai loại virus này là nguyên nhân chính gây ra cái
chết cho hàng chục vạn người ở nước ta do xơ gan và ung thư gan, có đến 5 –
10% người bị nhiễm virus viêm gan B ở tuổi trường thành chuyển sang mạn
tính, tỷ lệ này tăng khi họ nhiễm các bệnh khác phối hợp như Lao, HIV.
Trong số 4 – 5% dân số nhiễm HCV hiện nay có khoảng 3,5 triệu người
bị HCV mạn tính, phần nhiều trong số này không được điều trị. Ngoài ra theo
thống kê của các Bệnh viện, số bệnh nhân nhập viện để điều trị bệnh viêm gan
do rượu có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Khoảng 1/4 số bệnh nhân
nằm điều trị tại khoa tiêu hoá gan mật là xơ gan. Viêm gan do rượu đứng thứ
2 gây viêm gan sau Viêm gan do virus.


6

1.2 Lâm sàng:
- Khởi phát thường biểu hiện các triệu chứng : mệt mỏi, chán ăn tức hạ
sườn phải, có thể có biểu hiện rối loạn tiêu hóa
- Thời kỳ toàn phát có thể xuất hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao, kèm theo có
thể xuất hiện vàng da, đau vùng gan, mệt mỏi, gầy sút, rối loạn tiêu hóa.
- Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện một số triệu chứng ít gặp như :
ngứa, nổi mề đay, đau khớp …
- Khám có thể phát hiện một số triệu chứng như : hoàng đản ( có thể
không có );gan to, lách to ( có thể không có ).

1.3 Chức năng hoá sinh của gan:
1.3.1 Chức năng chuyển hoá glucid
Gan có chức năng glycogen, đóng vai trò trung tâm trong điều hoà
đường huyết: Tổng hợp glycogen dự trữ cho thể và phân ly glycogen thành
glucose tự do vào máu để đưa đến các cơ quan khác sử dụng. Tại gan có quá
trình tân tạo glucose. Tổng hợp glucose và glycogen từ nhiều nguồn khác
nhau: các monosacarid khác, các acid amin sinh đường, pyruvat, lactat. Ứng
dụng có nghiệm pháp Galactose - niệu để thăm dò chức năng gan.
1.3.2 Chức năng chuyển hoá lipid
Gan là nơi duy nhất sản xuất muối mật để nhũ tương hoá lipid, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tiêu hoá và hấp thụ lipid của thức ăn. Sau khi được
tiêu hoá và hấp thu, dù đi theo con đường tĩnh mạch hay bạch mạch, lipid đều
qua gan, rồi từ đó đi các mô dự trữ và các mô khác.
- Quá trình beta oxy hoá acid béo bão hoà xảy ra rất mạnh ở gan. Sản
phẩm là acetylCoA tham gia quá trình tổng hợp choletsterol và tạo ra các thể


7

cetonic. Thể cetonic hình thành ở gan rồi vào máu và đến các tổ chức, ở đây thể
cetonic quay trở lại thành acetylCoA để tổ chức sử dụng, đặc biệt là não và thận.
- Quá trình tổng hợp lipid trong gan, tuy không mạnh như mô mỡ
nhưng có nhiều điểm quan trọng: gan tổng hợp lipid cho gan, tổng hợp các
lipoprotein cho máu và acid tự do cho máu. Gan là nơi chủ yếu tổng hợp
phospholipid, quá trình tổng hợp này đóng vai trò quan trọng trong sự vận
chuyển mỡ ra khỏi gan tránh ứ đọng mỡ trong gan. Như vậy nếu chức năng
gan bị giảm dẫn đến giảm lipid huyết thanh và ứ đọng mỡ ở gan.
1.3.3. Chức năng chuyển hoá protid.
- Gan tổng hợp protein cho gan và cho máu. Gan tổng hợp toàn bộ
albumin và một phần globulin cho huyết thanh, gan tổng hợp fibrinogen,

ferritin và prothombin. Khi gan suy thì protein, albumin giảm, tỷ lệ các
globulin bị rối loạn biểu hiện trên sự thay đổi điện di và các phản ứng lên
bông. Gan cung cấp các acid amin tự do cho máu để cung cấp cho các cơ quan
khác tổng hợp protein.
- Gan chứa nhiều acid glutamic và các enzym trao đổi amin như AST
(SGOT) và ALT (SGPT), vì vậy quá trình trao đổi và khử amin xảy ra rất mạnh
ở gan. Khi gan bị tổn thương các enzym transaminases tăng cao trong huyết
thanh, hoạt tính các enzym này trong huyết thanh. Gan là nơi duy nhất tổng
hợp ure hoàn chỉnh. Khả năng tổng hợp ure của gan rất lớn, nếu ta cắt 4/5
gan đi thì 1/5 phần còn lại vẫn tổng hợp ure bình thường.
1.3.4. Chức năng tạo mật
Gan chuyển bilirubin tự do thành bilirubin liên hợp, tái tạo bilirubin từ
urobilinogen (tái hấp thu từ ruột). Gan là nơi duy nhất tổng hợp acid mật từ
cholesterol và tổng hợp muối mật từ các acid mật. Tế bào gan tạo mật, mà
thành phần hữu cơ chính là sắc tố mật, muối mật và cholesterol. Mật được
chuyển vào ống mật lớn ngoài gan và vào túi mật để duy trì. Nhiều bệnh lý gan


8

mật có rối loạn tạo thành các thành phần của mật và sự vận chuyển mật dẫn
đến những thay đổi từ bilirubin máu, urobilinogen nước tiểu, stercobilinogen
(urobilinogen) phân, sắc tố mật nước tiểu và muối mật nước tiểu.
1.3.5. Chức năng khử độc
Gan là cơ quan khử độc chính của cơ thể. Nguyên tắc chung là gan biến
các chất độc (ngoại sinh và nội sinh) thành các chất không độc thải ra ngoài
(NH3 thành ure, bilirubin tự do thành bilirubin liên hợp...) hoặc gan giữ chất
độc lại rồi thải qua đường mật (ví dụ một số chất màu). Dựa vào chức năng
này có thể tiến hành một số nghiệm pháp, trong đó có hai nghiệm pháp
tương đối đơn giản và có giá trị như nghiệm pháp BSP, nghiệm pháp Quick.

1.3.6. Chức năng enzym
Do gan tham gia nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể nên hệ enzym
rất phong phú, với nhiều loại enzym khác nhau, với những hoạt độ hoạt động
khác nhau, ở những vị trí khác nhau, đó cũng là cơ sở khoa học của việc chẩn
đoán hoá sinh các bệnh gan bằng xét nghiệm xác định hoạt tính enzym huyết
thanh: ALT, AST, GGT, CHE, ALP, LDH, OCT, GLDH... Việc định lượng hoạt độ
các tế bào hay dưới tế bào, có thể phục hồi hay không phục hồi, để chẩn đoán
bệnh, chẩn đoán phân biệt mức độ tổn thương tế bào trong một cơ quan như
thế nào...
* AST (GOT) hay aspartate aminotransferase, ALT (GPT) hay là alanine
aminotransferase.
Là hai enzym tế bào gan. AST có ở ty thể và bào tương tế bào, ALT chỉ có ở
bào tương. Tổn thương của tế bào gan, dù nhỏ, có kèm theo sự rối loạn về
tính thấm của tế bào cũng đã gây tăng hoạt độ các enzym này. Những tổn
thương nghiêm trọng của tế bào gan kèm theo hoại tử tế bào nhu mô gan sẽ
làm tăng đáng kể enzym của ty thể AST. Trong phần lớn các trường hợp viêm
gan virus cấp, tổn thương tế bào gan ở mức độ nhẹ nhưng lan rộng thì thấy


9

các transaminases tăng cao, ALT tăng cao hơn AST. nếu AST > 10 lần giới hạn
trên gặp trong viêm gan cấp và hoại tử tế bào gan, áp xe gan hoặc thiếu oxy
mô nặng; AST tăng từ 5 đến 10 lần giới hạn trên gặp trong nhồi máu cơ tim,
tắc mật, viêm gan mạn tính, sau phẫu thuật, bệnh cơ xương....
* GGT - Gamma glutamyl transferase
Là enzym liên kết màng, mọi tổn thương tế bào đều gây tổn thương màng tế
bào đầu tiên đồng nghĩa với sự tăng hoạt độ enzym màng tế bào. GGT hiện
nay là một chỉ số enzym huyết thanh được đánh giá cao trong chẩn đoán
bệnh gan mật; nó không chỉ thể hiện sự tắc mật về tổ chức học mà còn biểu

hiện tổn thương gan do viêm hoặc do nhiễm độc .
Mức độ GGT tăng trên 2 lần giới hạn trên hoặc sự tăng đi đôi với tăng các
enzym khác, khả năng của tổn thương nhu mô phải luôn luôn được xem xét.
Như vậy GGT là một enzym đặc hiệu của gan và ống mật, là một chỉ số enzym
huyết thanh đánh giá cao trong chẩn đoán bệnh gan mật, nó không chỉ thể
hiện sự tắc mật rõ về tổ chức học mà còn biểu hiện tổn thương gan do viêm
hoặc do nhiễm độc. Sự tăng các aminotransferases trong bệnh lý mà GGT bình
thường là hiếm gặp. Sự tăng GGT đơn độc có thể gặp do cảm ứng thuốc, gan
mỡ, xung huyết gan mạn ở các bệnh tim, do nghiện rượu.

“Viêm gan là một tình trạng viêm của gan có thể được gây ra bởi virus,
rối loạn di truyền, một số thuốc hoặc chất độc cho gan.Trên thế giới nguyên
nhân hay gặp nhất là do nhiễm một trong nhiều thể virus viêm gan. Mãi cho
đến năm 1980 chỉ được biết có hai loại virus Viêm gan A và B, về sau xác định
them một số virus Viêm gan khác như C, D, E có thể gây Viêm gan cấp tính.
Trong 5 loại virus Viêm gan A, B, C, D, E thì có 2 loại virus B và C đáng lo ngại


10

nhất vì những người nhiễm 2 loại virus này không hề có triệu chứng và chỉ
biểu hiện khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính [… ]”.
1.4 Chẩn đoán huyết thanh :
1.4.1 Kháng nguyênhay Ag (Antigen) của bệnh Viêm gan B (HBV):
• HBsAg : Còn gọi là kháng nguyên bề mặt HBV, đây là xét nghiệm


chủ yếu và thường làm nhất.
(+) : Xác định có mầm bệnh siêu vi B, không phải là mắc bệnh về
gan B. thời gian trung bình từ khi nhiễm HBV đến khi HBsAg (+)

là 30 ngày (có thể từ 6 – 60 ngày). Hiện nay với xét nghiệm PCR
(phản ứng chuỗi polymerase) là phương pháp nhạy cảm nhất để xác
định mức HBV DNA, có thể phát hiện HBV DNA 10 – 20 ngày
trước khi HBsAg (+). Ở những người hồi phục sau viêm gan B cấp,
ức chế hay đào thải được virus thì HBsAg chỉ có trong 4 tháng kể
từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Nhiễm viêm gan B mạn được

định nghĩa là sự tồn tại HBsAg hơn 6 tháng.
• HBeAg : Kháng nguyên e của virus viêm gan B, được coi là một
phần của kháng nguyên lõi, tiếp theo sự hiện diện HBsAg trong
máu, xuất hiện HBeAg và Anti-HBc. HBeAg (+) nghĩa là virus
đang hoạt động và có khả năng lây nhiễm cho người khác. Nếu có
cả hai HBeAg và HBsAg bệnh nhân có khả năng lây cao, và dễ dẫn
đến viêm gan mạn tính với biến chứng xấu về sau như xơ gan và
ung thư gan.
• Các men gan Transaminases :
 SGOT, SGPT : Bình thường < 45 UI/l, men gan tăng lên cao
hay gặp trong viêm gan mạn tính, cần kiểm tra thêm men
gan khi có HBsAg(+).
 SGOT, SGPT tăng gấp 5 lần khi có viêm gan cấp,nhưng
trong viêm gan mạn các men này tăng ít hoặc bình thường.


11

1.4.2 Kháng nguyên của HCV ( Anti HCV ) :
• Xét nghiệm thường quy để chẩn đoán nhiễm HCV là Anti HCV; xét
nghiệm này cũng được dùng trong việc tầm soát ở những người
cho máu
• Ở một số trường hợp như : giai đoạn sớm của HCV khi mà chưa

có kháng thể; ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch hay dung thuốc ức
chế miễn dịch; nồng độ Anti HCV thấp. Sẽ có tình trạng HCV âm


tính giả.
Kỹ thuật PCR là một xét nghiệm cực nhạy và đặc hiệu : Xét
nghiệm PCR đối với siêu vi viêm gan C (HCV). Có 3 loại HCV
PCR :
♦ Xét nghiệm HCV-PCR phát hiện siêu vi: Xét nghiệm định tính
này dùng để tìm xem siêu vi viêm gan C có hiện diện hay
không.
♦ Xét nghiệm HCV-PCR tải trọng siêu vi: Xét nghiệm định lượng
này dùng để tìm siêu vi và ước đoán số lượng siêu vi trong mỗi
ml máu.
♦ Xét nghiệm HCV-PCR kiểu gen: Xét nghiệm này dùng để tìm
siêu vi và định danh phân lớp HCV.

1.4.3 Viêm gan do rượu :
- Tăng GGT có giá trị chẩn đoán trong Viêm gan do rượu .
- Tỷ số GOT/GPT > 1 kết hợp với GOT tăng ( < 300 U/l) cho biết khoảng
90% bệnh nhân bị viêm gan do rượu, điều này phân biệt với viêm gan do virus
có sự tăng đồng đều GOT,GPT.


12

CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu :
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu:

- Bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Bảo hiểm y tế Bệnh viện
- Từ tháng 02 – 2014 đến tháng 11 – 2015
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Bệnh nhân vào viện điều trị được chẩn đoán viêm gan loại trừ bệnh
nhân xơ gan và K gan.
- Số lượng: 57 bệnh nhân.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:
- Mô tả hồi – tiến cứu theo phiếu điều tra in sẵn.
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu.


13

- Theo dõi lâm sàng
- Theo dõi các xét nghiệm:
- Các xét nghiệm hoá sinh chức năng gan
- Các xét nghiệm được làm tại khoa Sinh hoá – Huyết học BV trên hệ
thống máy tự động Olympus AU400 (Nhật Bản).
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu:
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học thông thường.

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Kết quả.
3.1.1 Triệu chứng lâm sàng.
3.1.1.1 Phân bố theo độ tuổi, giới :
Bảng 3.1 Tỷ lệ độ tuổi
Tuổi
16 – 29

30 – 39
40 – 49
50 – 59
> 60
Tổng

n
3
7
15
20
12
57

Tỷ lệ (%)
5,2
12,3
26,3
35,1
21,0


14

NHẬN XÉT : Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy trong số 57 bệnh nhân điều trị viêm
gan tại Khoa Bảo hiểm y tế chúng tôi thấy độ tuổi gặp nhiều nhất là 50 – 59
chiếm 35,1% , tuổi 40 – 49 chiếm 26,3%. Tuổi càng nhỏ tỷ lệ mắc càng thấp.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tuổi

3.1.1.2 Phân bố theo giới:


Bảng 3.2 Tỷ lệ giới
Giới
Nam
Nữ
Tổng

n
48
9
57

Tỷ lệ (%)
84,2
15,7

NHẬN XÉT : Kết quả bảng 3.2 cho thấy các bệnh về lý về gan đa phần gặp ở
Nam nhiều hơn Nữ ( 84,2% so với 15,7% )
3.1.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp :


15

Bảng 3.3 Phân bố theo nghề
Nghề Nghiệp
Cán bộ
Học sinh
Nhân dân
Tổng


n
17
1
39
57

Tỷ lệ (%)
29,8
1,7
68,4

NHẬN XÉT : Kết quả bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ Nhân dân mắc bệnh lý về gan rất
cao (68,4%), cán bộ (29,8%).
3.1.1.4 Triệu chứng cơ năng :
Bảng 3.4 Triệu chứng cơ năng hay gặp
Triệu chứng
Mệt mỏi
Chán ăn
Da xạm, vàng
Mắt vàng

n
57
57
17
17

Tỷ lệ (%)
100
100

29,8
29,8

NHẬN XÉT : Kết quả bảng 3.4 cho thấy triệu chứng mệt mỏi, chán ăn là triệu
chứng cơ năng hay gặp nhất ở bệnh lý về gan mật.
Bảng 3.5 Triệu chứng cơ năng ít gặp
Triệu chứng
Ngứa
Đau mỏi
Rối loạn tiêu hoá

n
4
4
10

Tỷ lệ (%)
7,0
7,0
17,5

3.1.1.5 Triệu chứng thực thể :
Bảng 3.6 Triệu chứng thực thể
Triệu chứng
Đau tức HSP
Gan to
Lách to

n
49

18
4

Tỷ lệ (%)
85,9
31,5
7,0


16

NHẬN XÉT : Kết quả bảng 3.6 cho thấy đau tức hạ sườn phải là triệu chứng
thực thể hay gặp nhất (85,9%)
Biểu đồ 2: Triệu chứng thực thể

3.1.1.6 Tiền sử :
Bảng 3.7 Tiền sử bệnh
Loại bệnh
Nghiện rượu
Viêm gan virus
Khác

n
45
14
2

Tỷ lệ (%)
78,9
24,5

3,5

NHẬN XÉT : Kết quả bảng 3.7 cho thấy trong số 57 bệnh nhân có bệnh lý về
gan mật thì có tới 45 bệnh nhân có tiền sử là nghiện rượu (chiếm 78,9%) so với
14 người có tiền sử viêm gan virus (chiếm 24,5%).

Biểu đồ 3: Tiền sử bệnh


17

3.1.2 Cận lâm sàng :
3.1.2.1 Xét nghiệm sinh hoá : GOT – GPT – GGT

Bảng 3.8 Xét nghiệm GOT – GPT – GGT

GOT
Tăng <5 lần

GPT

Tăng >5 lần

Tăng <5 lần

GGT

Tăng >5 lần

Tăng <5 lần


Tăng >5 lần

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

26

45,6%


31

54,4%

20

35,1%

37

64,9%

5

8,7%

52

91,3%

NHẬN XÉT : Kết quả bảng 3.8 cho thấy trong các bệnh lý về gan chỉ số các men
GOT,GPT,GGT đều tăng >5 lần,điển hình là chỉ số GGT tăng cao rõ rệt.

Biểu đồ 4 : Xét nghiệm GOT – GPT – GGT


18

3.1.2.2 Xét nghiệm Bilirubin :

Bảng 3.9 Xét nghiệm Bilirubin

Bilirubin T.P
Bình thường

Bilirubin T.T

Tăng

Bình thường

Bilirubin G.T

Tăng

Bình thường

Tăng

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ


n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

20

35,0%

37

65,0%

29

50,9%

28

49,1%

31


54,3%

26

45,7%

NHẬN XÉT : Kết quả bảng 3.9 cho thấy trong tỷ lệ Bilirubin T.P là tăng nhiều
nhất
3.1.2.3 Chẩn đoán huyết thanh :
Bảng 3.10 Xét nghiệm HBsAg – HCV
Giới

HBsAg

HCV


19

Nam
Nữ
Tổng

Dương tính
8
6
14

Âm tính

40
3
43

Dương tính
0
0
0

Âm tính
48
9
57

CHƯƠNG IV
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, việc chọn mẫu không lớn. Tuy nhiên qua
kết quả nghiên cứu (bảng 3.1, bảng 3.2, bảng 3.3) cũng phần nào phản ánh được
tính chất nguy hại của các bệnh lý về gan. Chiếm tỷ lệ cao nhất mắc bệnh lại là
thành phần Nhân dân ở lứa tuổi 40 - 59, là tuổi phải lao động nhiều, khó kiêng
khem và khả năng lây nhiễm lớn nếu là những bệnh Viêm gan virus. Với tỷ lệ
bệnh lý gan mật chủ yếu ở nam giới, có thể lý giải thêm cho mối liên quan giữa
việc sử dụng bia rượu và tiến triển của các bệnh gan mật.


20

Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh
về gan mật, hầu hết đều biểu hiện các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau tức hạ
sườn phải.Các chỉ số về GOT, GPT GGT, Bilirubin đều tăng. Như vậy, tổn

thương bệnh lý ở các tế bào gan đã thể hiện ở cả 3 mặt:
+ Màng tế bào gan bị thay đổi tính thấm hoặc hoại tử gây nên hiện tượng
thoát màng của các enzym từ trong tế bào tràn vào máu.
+ Tổn thương bệnh lý đã làm cho tế bào gan bị suy giảm chức năng tổng
hợp một số Protein đặc trưng.
+ Tình trạng viêm nhiễm tế bào gây nên hiện tượng phù nề, chèn ép các vi
quản mật làm cho ứ đọng dòng chảy của mật làm tăng Bilirubin huyết thanh.

KẾT LUẬN
Qua kết quả tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên 57 bệnh
nhân điều trị tại Khoa Bảo hiểm y tế cho thấy :
+ Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh lý về gan chủ yếu là thành phần Nhân dân ở
lứa tuổi lao động;ở Nam nhiều hơn Nữ và có tiền sử nghiện rượu.
+ Hầu hết các bệnh nhân đều có biểu hiện các triệu chứng : mệt mỏi, chán
ăn, đau tức hạ sườn phải.


21

+ Kết quả cận lâm sàng cho thấy các chỉ số GOT,GPT,GGT,Bilirubin đều
tăng;đặc biệt tăng nhiều ở chỉ số GGT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Đức Trình, Lương Tấn Thành, Phạm Khuê, Nguyễn Thị Hà và
CS (1995), "Chẩn đoán sinh lý một số bệnh nội khoa", Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, tr. 43 - 53.
2. Các nguyên lý y học nội khoa, Tập 1. 3, Nhà xuất bản Y học.
3. Bách khoa thư bệnh học tập I (2003)“ Nhà xuất bản Y học Hà Nội”
4. Bệnh học nội khoa tập II (2000)“ Nhà xuất bản Y học Hà Nội”



22

5. Bộ môn Hoá sinh (2001), Hoá sinh, Nhà xuất bản Y học.
6. Hồ Thị Vân Anh (1997) "Tìm hiểu lâm sàng, cận lâm sàng viêm gan
virus A, B, E và ý nghĩa của enzym GGT huyết thanh trong một số bệnh
lý về gan", Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
7. Hoàng Hà (1996), "Nghiên cứu so sánh một số chỉ tiêu hoá sinh ở bệnh
nhân viêm gan cấp do virut viêm gan B và các virut viêm gan khác",
Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y.



×