Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Rèn kĩ năng làm văn hay cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.58 KB, 15 trang )

Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
A. Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng trong việc hình
thành và phát triển t duy cho ngời học. Môn học là công cụ phục vụ cho
sự phát triển trong giao tiếp, công cụ trong việc học tập các môn học
khác. Môn học phát triển t duy từ hệ thống kiến thức về tiếng Việt. Ngoài
ra, viết văn hay là cảm nhận cái hay, cái đẹp, khả năng cảm nhận thẩm mĩ
về thế giới xung quanh. Nó góp phần hoàn thiện nhân cách con ngời.
Trong các phân môn của môn Tiêng Việt, phân môn Tập làm văn là
kết quả tích tụ từ các phân môn khác bằng văn bản viết. Để có một bài
văn miêu tả hay, phát huy hết khả năng làm văn, học sinh phải biết cách
làm văn đi từ quan sát tỉ mỉ tinh tế đối tợng miêu tả, ghi chép những nội
dung quan sát, sử dụng vôn kiến thức đã học để lập dàn ý, sử dụng câu từ
để viết văn. Học sinh có khả năng trau chuốt lời văn giàu cảm xúc, giàu
hình ảnh, viết bài văn chặt chẽ logic. Muốn vậy, ngời giáo viên làm thế
nào để hớng dẫn tổ chức cho học sinh cách học, cách làm và hoạt động
tích cực, sáng tạo để có kĩ năng kĩ xảo trong quá trình làm bài. Tuy nhiên,
trong thực tế vấn đề dạy học sinh làm văn hay là một vấn đề khó. Thờng
thì học sinh mới biêt làm một bài văn đúng nhng còn gặp rất nhiều khó
khăn khi làm một bài văn hay. Làm thế nào để học sinh viết đợc một bài
văn miêu tả hay, tôi đã chọn đề tài: rèn kĩ năng làm văn hay thuộc thể
loại văn miêu tả trong chơng trình tiểu học.
II. Mục đích nghiên cứu
Rèn cho học sinh có kĩ năng làm văn hay về thể loại văn miêu tả trong
chơng trình tiểu học.
III. Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn :
Dạy phân môn tập làm văn, thể loại văn miêu tả trong chơng trình
tiểu học.
Đối tợng: Học sinh lớp 4-5


IV. Phơng pháp nghiên cứu:
- Phơng pháp đọc tài liệu; tổng hợp hệ thống kiến thức trong chơng
trình.
-Phơng pháp điều tra:
Thực hành điều tra: Đối tợng học sinh lớp 4, học sinh lớp 5 năm học
2010- 2011. Trờng tiểu học Kim Thái.
V. Nguồn t liệu:
Sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học

1


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
Dạy làm văn ở trờng tiểu học của tác giả Nguyễn Trí, NXB Giáo dục.
Tài liệu BDTX cho giáo viên tiểu học chu kì 2003- 2007.
Luyện viết văn miêu tả ở tiểu học của Vũ khắc Tuân- NXB Giáo dục
VI. Điểm mới của đề tài:
Làm thế nào để học sinh lớp 4 5 làm bài văn miêu tả đúng và hay.
Cách thức từ việc hình thành bài văn miêu tả đến khi học sinh đợc rèn kĩ
năng làm bài văn hay. Trong đề tài, việc triền khai hình thành kiến thức về
văn miêu tả lấy dẫn chứng điển hình minh họa cho vấn đề, còn đối với
từng thể loại cụ thể, chúng ta cần vận dụng linh hoạt.
B. Nội dung
Phần I
Cơ sở lí luận và thực tiễn
1. Cơ sở lí luận:
Văn miêu tả đợc đa vào chơng trình tiểu hoc từ lớp 2. Khi tập quan sát
trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Tại sao cần
cho các em học sinh tiểu học học nhất là văn miêu tả? Có thể nêu nhiều lí
do: Văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lí tuổi thơ (a quan sát, thích

nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính ...); góp phần nuôi dỡng mối quan
hệ và nên sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, trong đó quan
trọng nhất là với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng
yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ ... Học văn miêu tả, học
sinh có thêm điều kiện tạo nên sự thống nhất giữa t duy và tình cảm, ngôn
ngữ và cuộc sống, con ngời với thiên nhiên, với xã hội, để khêu gợi tình
cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thợng, đẹp đẽ...Xu-khôm-lin-xki nhà giáo dục
Xô Viết cho rằng việc học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, việc dạy các em
miêu tả cảnh vật nghe thấy, nhìn thấy ... là con đờng có hiệu quả nhất để
giáo dục các em và phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Ông phê phán cách tổ chứ
học tập tách học sinh với thế giới xung quanh:
Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời học sinh, chúng đã đóng
lại cánh cửa thế giới đẹp mê hồn của thiên nhiên xung quanh và em cũng
không đợc nghe thấy tiếng róc rách của dòng suối nhỏ, tiếng tí tách của
hạt ma xuân, tiếng hót của chim sơn ca. Em chỉ học thuộc lòng những câu
khô khan, không màu săc về tất cả những vật kì diệu đó.
Ông biểu dơng cách dạy để học sinh hòa mình vào thiên nhiên, miêu
tả thiên nhiên ... Hết tiết dạy này đến tiết dạy khác, tôi dắt trẻ đi vào
nguồn bất tận và vĩnh cửu của tri thức là thiên nhiên, vào vờn cây, vào
rừng, ra bờ sông và cánh đồng. Cùng đi với trẻ, tôi bắt đầu dạy các em
dùng ngôn ngữ để diễn đạt những sắc thái tinh tế của hiện tợng và sự vật.
Đó cũng là những cơ sở vô cùng quý giá để chúng ta thực hiện dạy học
văn một cách nhẹ nhàng, đi vào tâm hồn trẻ một cách tự nhiên, đạt hiệu
quả cao.

2


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học


II. Cơ sở thực tiễn:
ở bậc Tiểu học, lần đầu tiên học sinh đợc học miêu tả văn. Các em gặp
khó khăn cả về tri thực và phơng pháp. hiểu biết và cảm xúc về đối tợng.
Cac em lấy đâu ra hiểu biết về cây đang ra hoa, ra quả, về anh công nhân
đang xây nhà nêu không đợc quan sát? Hầu nh các em không có gì hồi
tởngvề các đối tợng miêu tả nếu liền ngay trớc tiết làm văn các em không
đợc đến tận nơi xem xét, nhận xét. Ngoài ra, miêu tả theo đầu bài cho sẵn
liệu các em có cảm xúc để làm bài không? Những khó khăn về nội dung
càng đợc nhân lên do các em cha nắm đợc phơng pháp quan sát, bố cụ bài
miêu tả, sử dụng ngôn ngữ miêu tả. Vì thế cần xem xét các bài miêu tả ở
bậc Tiểu học là những bài tập ban đầu luyện các kĩ năng miêu tả. Có nh
vậy việc đánh giá mới phản ánh đúng yêu cầu chơng trình và có tác dụng
động viên học sinh.
Đánh giá chung thực trạng dạy văn:
Nhìn chung dạy học tập làm văn hiện nay giáo viên còn gặp không ít
khó khăn trong việc dạy học sinh làm văn hay, chủ yếu là chú trọng việc
học sinh làm bài nh thế nào cho đúng, hoặc cung cấp bài văn mẫu cho học
sinh. Cha tập cho học sinh thói quen quan sát, thói quen khai thác đối tợng, cách cung cấp vốn từ câu con rời rạc, cha hệ thống đợc phơng pháp
cơ bản trong việc bồi dỡng cảm xúc, tâm hồn để các em thật sự thả hồn
trong khi chinh phục sự vật xung quanh ta.
Nguyên nhân thực trạng:
Sở dĩ còn có thực trạng nh vậy là do nhiều nguyên nhân: Thờng thì
GV dạy HS cha chú trọng đến khâu quan sát sự vật hiện tợng, mới chỉ
giao nhiệm vụ chứ cha có sự hớng dẫn cách khai thác khi quan sát, kiểm
tra.. Cách khai thác trình tự các tiết day trong miêu tả từng đối tợng còn
mang tính chất lắp ghép. Chính vì vậy khi học sinh làm bài sẽ gặp khó
khăn không biết bám vào đâu để làm bài.
Từ những vấn đề đa ra ở trên, tôi mạnh dạn đa ra một số hình thức rèn
kĩ năng làm văn hay ở thể loại văn miêu tả cho học sinh
phần II

Giải quyết vấn đề
Trớc tiên ta phải hiểu Thế nào là văn miêu tả?
Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt Từ điển, miêu tả là lấy nét vẽ hoặc
câu văn để biểu hịên cái chân tớng của sự vật ra. Trong văn miêu tả, ngời
ta không đa ra những lời nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu tợng về sự vật: cái cặp này cũ, cái bàn này hỏng Văn miêu tả vẽ ra các

3


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
sự vật, sự việc, hiện tợng, con ngời bằng ngôn ngữ một cách sinh động,
cụ thể. Văn miêu tả giúp ngời đọc nhìn rõ chúng, tởng nh mình đang xem
tận mắt, bắt tận tay. Tuy nhiên hình ảnh một cánh đồng, một dòng sông,
một con vật, một con ngời do văn miêu tả tạo nên không phải là bức
tranh chụp lại, sao chép lại một cách vụng về. Nó là sự kết tinh của những
nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà ngời viết đã thu lợm đợc khi
quan sát cuộc sống. Từ cách hiểu đó, chúng ta có thể xây dựng các bớc
hình thành kĩ năng làm văn hay ở thể loại văn miêu tả cho học sinh nh
sau:
I. Đọc hiểu đề:
*Đọc đề: Hiểu đợc đề yêu cầu gì? Trọng tâm của cần viết là cài gì?
Đầu tiên ta hớng dẫn học sinh phân tích đề: Cần phân biệt các yêu cầu
của đề:
Loại đề cùng thể loại nhng các yêu cầu về thời điểm, về không gian,
sự thay đổi về đối tợng khác nhau:
Chẳng hạn: a. Tả một ngời bạn thân của em.
b. Bạn em đang ngồi học bài. Em hãy tả bạn lúc đó
Hai đề này có điểm khác nhau: đề a, Tả hình dáng, tính cách của bạn
em trong phạm vi rộng). Đề b: Tả hình dáng, tính cách học bài của bạn
(trong phạm vi hẹp).

Hay: Tả cánh đồng lúa chín quê em.
HS hay nhầm chỉ sa vào tả hoạt động gặt lúa. Cần hình dung cảnh cánh
đồng lúa chín có những cảnh gì? (Lúa chín vàng , bông lúa năng trĩu, hạt
lúa tròn trĩnh níu khom bông lúa.Sơng sớm làm lúa chín vàng tơi. Nắng
chiếu làm đồng lúa vàng xuộm
II. Quan sát đối tợng miêu tả:
a. Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Mắt cho ta
cảm giác về màu sắc (xanh, đỏ, vàng, ...), hình dạng (cây cao, thấp, cái
bàn hình vuông, hình chữ nhật...), hoạt động (con gà trống khi đi cổ thờng
nghều cao, con ngan bớc đi chậm chạp, lạch bach...), dùng tay sờ vỏ bút
thấy thế nào?... Dạy học sinh quan sát chính là dạy cách sử dụng các giác
quan để tìm ra các đặc điểm của sự vật.
b. Quan sát làm bài văn miêu tả, cần tìm ra những đặc điểm riêng của
từng đồ vật, con vật, cây cối và bỏ qua những đặc điểm chung. Dạy quan
sát cây bút chì của em . Giáo viên hớng dẫn học sinh không chỉ nhận xét
màu sắc của vỏ bút chì mà cần nhận ra những dòng chữ in trên vỏ, các đặc
điểm khác của vỏ mà chỉ riêng bút chì của em mới có (có chỗ nào bị nứt
không? có vết mực ở đoạn nào? ...). Nhận xét con gà trống nhà bà ngoại
cố tìm ra mào của nó, lông của nó, thân hình của nó... có gì khác với con
gà trống hàng xóm hoặc con gà trống em thấy ngoài ngõ. Ví dụ, con gà
trống nào cũng có mào nhng mỗi con: độ to nhỏ, màu sắc, hình dáng của

4


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
mào,... lại khác nhau. quan sát để làm bài miêu tả cần nhận ra đặc điểm
riêng biệt đó.
c. Lựa chon trình tự quan sát:
Cần hớng dẫn học sinh lựa chon trình tự quan sát thích hơp, có thể vận

dụng một số trình tự quan sát sau:
-Trình tự không gian: Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận
hoặc ngợc lại, quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dới , hay ngoài vào
trong hoặc ngợc lại ...
-Trình tự thời gian: Quan sát cảnh vật, cây cối... theo mùa trong năm,
quan sát sinh hoạt của con gà, con lợn theo thời gian trong ngày: buổi
sáng, tra, chiều...
d. Sử dụng các giác quan để quan sát:
Cần hớng dẫn học sinh sử dụng nhiều giác quan để quan sát, biết phối
hợp với các giác quan: Quan sát một cây đang ra hoa, cánh đồng lúa
chín..., Ngoài mắt ra cần biết huy động cả mũi (để phát hiện ra mùi hơng
lúa chín, mùi đất, mùi rơm ...), cả tai (để nghe, thu nhận những âm thanh
nh tiếng chim hót, tiếng gió rì rào, ...) rồi cũng có thể sử dụng giác quan
xúc giác để sờ, để nắm ...
Thu nhận các nhận xét do quan sát mang lại:
Khi học sinh trình bày kết quả quan sát, nên hớng dẫn các em trả lời
bằng nhiều chi tiết cụ thể, ngôn ngữ chính xác gợi hình ảnh. Hớng dẫn
các em quan sát cảnh cùng vui chơi và trả lời câu hỏi: Hai bạn học sinh
chơi câu nh thế nào? (Bạn này làm gì? Bạn kia làm gì?). Nếu các em nói
Hai bạn đang đá cầu. thì đây là một nhận xét sơ lợc, kết quả của sự
quan sát hời hợt hoặc thiếu phơng pháp. GV không bằng lòng với câu trả
lời này mà cần gơi ý thêm. Em hãy quan sát kĩ xem mỗi bạn đang làm
gì? Nếu học sinh trả lời Hai bạn đang đá câu. Một bạn đang đá cầu.
Bạn kia chuẩn bị đón quả cầu.. Câu trả lời chi tiết hơn nhng cha cụ thể.
GV gợi ý thêmEm quan sát và nhận xét rõ hơn động tác từng bạn để
học sinh có thể trả lời cụ thể Hai bạn đá cầu. Bạn bên trái hơi khom ngời
đá mạnh chân về phía trớc. Quả câu bay lên vạch đờng đi trong không
khí. Bạn bên phải hơi ỡn ngời, đa chân phải về sau chuẩn bị tung ra đón
quả cầu khi nó bay tới..
ở mức độ cao hơn giáo viên hớng dẫn học sinh đi vào trọng tâm cảnh

vật, con ngời... và rèn luyên sự tinh tế khi quan sát. Đó là sự phát hiện ra
những đặc điểm ít ngời nhận thấy. Nhìn đóa hoa phợng rơi, Mai Hơng
nhận ra cái dáng lìa cành chênh chếch bay nghiêng. Nằm trong nhà,
nghe tiếng lá rụng ngoài thềm, Trần Đăng Khoa lúc mời tuổi phát hiện
tiếng rơi rất khẽ nh là rơi nghiêng. Tả con gà mái vừa xuống ổ cùng
đàn gà con, em Vũ Thuận chú ý tới Cái mào trớc đây đỏ chói bây giờ
thẫm lại.

5


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
Với những yêu cầu của đề thì bài văn phải viết những cái gì? Cần HD
cho HS hiểu các từ ngữ trong khi tìm hiểu về cách viết văn trong mỗi tiết
học:
Ví dụ: Tả bao quát là tả nh thế nào?
Tả chi tiết là tả những cái gì?
Kết hợp sự quan sát đối tợng (có thể quan sát trong tởng tợng, nhng
phải trung thực), hớng cho HS vừa quan sát vừa liên tởng, đồng thời ghi
chép lại những điều quan sát đợc. Hớng dẫn HS lựa chọn sự vật, đối tợng
quan sát: lựa chọn mảng cảnh, chi tiết để quan sát, để tả. Thao tác này cần
tập cho HS có kĩ năng quan sát. Nếu không làm đợc thì khi làm văn HS
làm không đợc, làm một cách mơ hồ.
Khi quan sát sự vật, tôi tổ chức cho HS quan sát thực tế đối tợng quan
sát theo yêu cầu đề. Bám vào dàn bài để gợi ý cho HS ghi lại những gì
mình quan sát đợc. Mỗi HS có một sự quan sát rất riêng. Cần lu ý rằng:
Ngời GV phải là ngời tinh tế trong qua trình quan sát thì mới định hớng
cho HS quan sát một cách tinh tế, tỉ mỉ của sự vật. Ta có thể nói Thế giới
xung quanh ta luôn luôn mới mẻ, chỉ có điêù ta có nhìn thấy cái mới đó
hay không?

Chẳng hạn:
*Quan sát cây bàng:
- Em quan sát theo trình tự nh thế nào?
-Nhìn bao quát em thấy cây bàng nh thế nào.
Em dùng những câu văn nào để tả bao quát cây bàng?
- Nhìn thấy cành lá nh thế nào? (Vơn ra sao, hình dáng nh thế
nào? màu sắc, nghe âm thanh thế nào?...)
-Lá non, sự chuyển biến màu sắc của lá xảy ra nh thế nào?
Vào buổi sáng (chiều ...) màu sắc của lá thay đổi nh thế nào?
Quá trình quan sát cần xen lẫn vẻ đẹp của những tác động xung quanh
làm tôn thêm vẻ đẹp của đối tợng mình đang tả?
*Tả cảnh biển, vào mỗi thời điểm biển thay đổi nh thế nào? Điều gì tác
động đến sự thay đổi đó?...
Nếu khai thác từ một bài văn mẫu, học sinh nhận xét xem tác giả đã
quan sát bằng những giác quan nào? Quan sát nh thế nào? Chi tiết, hình
ảnh nào hay? Vì sao? Tác giả miêu tả theo trình tự nào?...
*Lu ý:
Cần có câu hỏi theo trình tự để HD HS quan sát
HS tập quan sát thực tế đối tợng.
Yêu cầu của câu hỏi gợi mở:
Câu hỏi cần theo trình tự dàn bài chung.
Câu hỏi càng tinh tế, càng chon lọc, tỉ mỉ thì càng phát huy khả năng
quan sát của các em. (Từ đó rèn cho HS kĩ năng, kĩ xảo quan sát tỉ mỉ,
tinh tế.)
III. Tích lũy vốn từ ngữ, vốn câu

6


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học

Vốn từ ngữ miêu tả có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm văn miêu
tả. Giúp học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và vận dụng từ ngữ khi miêu
tả là vấn đề cần thiết:
Biện pháp đầu tiên là giúp các em tích lũy vốn từ ngữ miêu tả qua các
bài tập đọc miêu tả. Khi dạy các bài tập đọc đó, GV cần cho học sinh tìm
hiểu các từ ngữ miêu tả đặc sắc để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà
văn khi dùng chúng. Học sinh ghi nhớ những từ ngữ, hình ảnh thậm chí cả
những câu văn hay nhất.
Các tiết học Luyện từ và câu là dịp để các em tăng lên khả năng tích
lũy vốn từ ngữ của mình.
Có vốn từ ngữ nhng phải biết dùng từ đúng lúc, đúng chỗ. Mỗi chi tiết
miêu tả thờng có một từ ngữ , một hình ảnh thích hợp, do đó có tác dụng
gợi hình, gợi cảm nhất. Cách làm thông thờng khi lựa chọn từ ngữ là so
sánh các từ gần nghĩa hay trái nghĩa. Chẳng hạn để tả cánh đồng lúa chín
nên dùng từ ngữ nào trong hàng loạt các từ ngữ vàng xuộm, vàng hoe,
vàng tơi, vàng ối... Cách đặt câu hỏi hớng dẫn học sinh quan sát không
chỉ có tác dụng định hớng quan sát mà còn có ảnh hởng lớn đến việc tìm
tòi từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả. Cần tránh đặt các câu chỉ hỏi về kiến
thức khoa học. Nên đặt câu hỏi có tác dụng tìm ra những chi tiết miêu tả.
Hãy so sánh hai câu hỏi khi quan sát cây dừa:
-Cây dừa có những bộ phận nào?
-Nhìn tàu lá dừa em nhớ tới hình ảnh nào? Quả dừa nằm ở đâu? Nó
gợi cho em nghĩ đến vật gì?
Câu hỏi thứ nhất chỉ nhằm hỏi kiến thức khoa học (môn Tự nhiên- xã
hội). Câu này không có tác dụng gợi cho học sinh tìm các từ ngữ miêu tả.
Câu hỏi thứ hai hớng học sinh tìm ra các chi tiết miêu tả, đồng thời gợi
lên cho các em liên tởng khi quan sát. Do đó nó gợi cho học sinh tìm từ
ngữ, hình ảnh miêu tả.
-Tập cho HS sử dụng từ láy: thờng là dạng từ tạo nên hình ảnh gợi
hình gợi tả.

VD: Đặt câu Tả khuôn mặt của em bé có sử dụng từ láy. (Trong văn tả
ngời)
-Cách viết câu văn còn đơn điệu cha có hình ảnh:
Sử dụng hình ảnh so sánh , nhân hóa trong câu văn:
Lựa chọn một số chi tiết của đối tợng, yêu cầu HS viết câu văn có hình
ảnh so sánh, nhân hóa (Thờng trong văn tả sự vật), so sánh (trong văn tả
ngời, con vật).
Chẳng hạn:
Tả cái trống: Mặt trống, em sử dụng hình ảnh nhân hóa nh thế nào?
(gọi mời,....)
Đai trống đợc so sánh nh thế nào? (nh hai con rắn)
Tả cánh rừng: Cây cối đợc nhân hóa nh thế nào (chen chúc, lấn)
Cả cánh rừng mịn màng đợc so sánh nh thế nào? (nh
tấm thảm xanh)

7


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
-Lu ý: Cho dù sử dụng từ láy, hay phép nhân hóa, phép so sánh cần
lựa chọn sử dụng hợp lí.
*Câu văn thể hiện đợc cảm xúc: nhiều lúc không nói lên tình cảm
bằng câu văn là mới thể hiện tình cảm. chẳng hạn: thể hiện tình cảm có
thể bằng câu hỏi để khen, để đánh giá sự vật, .
VD: Cảnh vật sao mà đẹp thế!
*Tồn tại bài viết của HS còn đơn điệu: Chỉ mới biết dùng câu đơn để
diễn tả sự vật, mỗi đối tợng chỉ dùng một câu ngắn gọn để tả.
Vậy khắc phục việc này nh thế nào? Khi đa ra một chi tiết, yêu cầu học
sinh có thể dùng một, hai, ba, câu văn để miêu tả đối tợng đó.
IV. Xây dựng dàn ý:

Từ bài văn mẫu để rút ra dàn bài chung, ta khai thác bài văn miêu tả
cây cối nh sau:
Đọc bài văn sau:
Trớc sân, trong mảnh vờn nhỏ bé, bà ngoại tôi trồng hai loại cây cau.
Bà trồng câu không phải lấy trái ăn trầu mà để lấy nớc ma. Nớc từ thân
cau rót xuống thật trong trẻo, tinh khiết!
Hai cây cau của bà tôi mới chật vật lắm mới vợt qua đợc bóng râm của
những cây mít, cây nhãn cổ thụ và hàng bởi đã lên cao. Thân cau thẳng
tắp. Ngọn cau vút lên thanh thoát. Những tàu cau xanh mớt, hơi rủ xuống
mềm mại. Từng đốt trên thân cây cau phủ một sắc xanh mờ, hơi mốc lên
của những đám rêu và địa y. Những buổi sớm, khi cau trổ hoa, một mùi
thơm thanh khiết, nhẹ nhàng lan tỏa khắp vờn nhà. Hoa cau trắng xanh, li
ti nh những ngôi sao nhỏ, vơng xuống khoảng sân trớc nhà. Rồi cau kết
trái. Trái cau không mỡ màng, căng mọng nh trái hồng, trái táo. Trái cau
nhỏ bé nh hơi cằn cỗi, còi cọc. Những chùm tua tủa của buồng cau rủ
quanh những trái cau đã đậu nh che chở cho trái non, Khi những chùm tua
tủa khô đi, ngả màu nâu sẫm cũng là lúc buồng cau đã già. Màu trái hanh
vàng.
Hai cây cau giờ đã cao chót vót. Thỉnh thoảng lại có một chiếc mo cau
khô rụng xuống sân nhà. Tôi chẳng bao giờ quên chiếc quạt mo cau, nấm
cơm gói trong mo cau thơm nức của bà.. Và những giọt nớc ma trong
chiếc chum sành dới gốc cau mới mát lành và ngọt ngào làm sao!
Theo Mai Liên
Sử dụng hệ thống câu hỏi để tìm hiểu cấu tạo bài văn và lập dàn ý cho
bài văn miêu tả :
-Bài văn miêu tả cây cau gồm mấy phần? Em hãy viết vắn tắt nội dung
từng phần.
-Bài văn miêu tả cây cau theo trình tự nào? Liệt kê các từ ngữ miêu tả
từng bộ phận của cây cau.
-Ngoài trình tự đã nêu trên, bài văn còn kết hợp miêu tả cây cau theo

trình tự nào? Cách miêu tả ấy có gì hay?

8


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
Từ đó học sinh rút ra dàn ý của bài văn miêu tả cây cối.
-Vận dụng kiến thức đã học thiết lập dàn ý sau khi quan sat.
Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một loài cây hoặc một cây cụ thể mà
em yêu thích theo trình tự: tả lần lợt bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì
phát triển của cây; sự biến đổi theo thời gian, theo mùa.
-Trình tự tả cây cối ta có thể tả một cây hoặc tả một loài cây:
VD :Tả bãi ngô (một loài cây)
Tả cây gạo (tả một cây)
Tả theo trình tự : Tả bộ phận của cây.
Hoặc tả quá trình phát triển của cây.
VD: Quan sat lập dàn ý.(Gợi ý bằng câu hỏi)
Đọc dàn ý của bài văn tả cây phợng dới đây:
Mở bài: Giới thiệu cây phợng (trồng ở đâu?, có đặc điểm gì đáng chú
ý nhất?)
Thân bài: Phối hợp tả vẻ đẹp của cây theo từng bộ phận của cây và
theo trình tự thời gian:
-Tả bao quát cây phợng (hình dáng chung của cây, thân cây, tán lá);
Cây phợng cao nh thế nào? Màu sắc và dáng dấp của thân cây? Hình dạng
của tán lá thế nào?...
-Tả chi tiết các bộ phận của cây(theo mùa): (Lá phợng nhú ra vào cuối
mùa xuân, xanh mơ màng, chớm hé lá đã phủ đầy cành, mỏng manh, dập
dờn nh sóng mỗi khi có làn gió thổi qua. Hoa phợng bắt đầu nở vào tháng
năm. Từng đám lớn màu đỏ rực nh lửa cháy trên cành. Hoa phợng phủ
đầy mặt đất mà vẫn còn tơi thắm Khi phợng kết trái, trái nh quả bồ kết

nhng lớn hơn, lúc đầu màu xanh, rồi ngả màu vàng nâu, khô quắt lại, xào
xạc trên cành.)
Kết luận: Những kỉ niệm, tình cảm của em đối với cây phợng: Cây phợng gợi cho em cảm giác gì khi mùa hè đến? Em thích nhất điều gì mỗi
khi ngắm cây phợng?
Khi miêu tả cây cối nên chú ý những biến đổi của cây theo thời gian
trong ngày hoặc trong mùa, trong năm để các hình ảnh miêu tả một cách
sinh động.
V. Tích lũy vốn đoạn.
*Sau khi học sinh đợc trang bị kiến thức về thể loại, đoạn văn, dàn bài,
cách quan sát sự vật đợc học trong các tiết học trong chơng trình, GV cần
hình thành cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào viết văn, kĩ năng
quan sát khai thác sự vật, kĩ năng vận dụng câu từ, hình ảnh vào viết
văn.
-Tả đồ vật thờng tả theo trình tự từ bao quát đến chi tiết sự vật, rồi đến
công dụng của sự vật.
-Tả cây cối thờng trình tự tả theo sự phát triển của cây; đòi hỏi một sự
theo dõi liên tục cả một quá trình; có thể theo mùa.

9


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
Tả theo trình tự bao quát đến bộ phận của cây. Có thể tả trong một thời
điểm. Miêu tả cây cối cần phân biệt tả một loài cây nh Bãi ngô; tả một cái
cây nh Cây gạo.
Chẳng hạn trong văn miêu tả con vật, ta có thể tập xây dựng đoạn văn
theo hình thức sau:
+Hãy sắp xếp các câu sau theo một trình tự thích hợp để tạo thành một
đọan văn:
. Còn đôi ngà tuyệt đẹp của chú là do hai răng cửa hàm trên phát triển

thành.
. Có lẽ những chú voi là động vật khổng lồ nhất sống ở trên cạn.
. Đây là một vũ khí cực kì lợi hại của chú ta đấy: nó nh hai mũi kiếm.
. Chiếc vòi này không phải là vô tích sự đâu nhé.
. Thật kì lạ: chiếc vòi dài trông thật ngộ nghĩnh, đu đa đu đa, thõng
xuống trớc mặt của voi ta là do mũi và môi trên biến đổi thành!
. Hơn nữa, giống nh nhấc một chiếc cần cẩu, một sợi dây cáp dẻo dai,
nó còn có thể nhấc bổng các vật nặng: những khúc gỗ, kiện hàng, thậm
chí cả một chiếc ô tô!
. Nó vừa là vòi phun nớc tắm mát, vừa thay thế cho đôi tay khéo léo
bứt những nhánh cây, ngọn cỏ để đa vào miệng.
+Luyện xây dựng mở bài, kết bài trong văn miêu tả con vật:
Học sinh xác định các sự khác nhau của các mở bài, kết bai sau đó rút
ra cách viết mở bài, cách viết kết bài.
Chẳng hạn:
Các mở bài sau đây có gì khác nhau?
a, Meo! Meo! Meo! Nghe tiếng kêu này chắc hẳn lũ chuột rất khiếp
đảm. Còn bé chắc bé nhận ngay ra tôi là ai.
b, Bà ngoại tôi nuôi một con mèo vàng. Nó tên là Ngố.
Từ đó rút ra cách mở bài gián tiếp, mở bài trực tiếp.
Đối với kết bài ta cũng có thể triển khai nh vậy.
Sau đây là một ví dụ:
Các kết bài sau đây khác nhau nh thế nào?
a, Nếu bạn có dịp đi xem xiếc thú, bạn sẽ tận mắt chứng kiến những
tài nghệ khéo léo của loài voi chúng tôi! Bé nhớ đến rạp xiếc và xem
chúng tôi biểu diễn nhé!
b, Voi là loài vật quý, rất có ích, cần phải đợc bảo vệ.
Từ đó rút ra cách kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng.
Nhận xét xem cách kết bài nào hay hơn?
Sau khi học sinh đợc lĩnh hội những kiến thức cần thiết từ bài Luyên

từ và câu, Tập làm văn, cần làm giàu thêm vốn câu văn, đoạn văn bằng
nhiều hình thức:
Đọc đoạn văn, bài văn rút ra nhận xét câu văn hay, đoạn văn hay, cách
viết văn nh thế nào? Chi tiết hình ảnh nào hay? Vì sao?
Từ đó học sinh vận dụng viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả.

10


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
VI. Đọc bài văn mẫu:
Mục đích để làm giàu cách sử dụng từ ngữ, câu, đoạn cho học sinh.
Nguồn từ liệu từ những bài tập đọc, bài văn mẫu hay cùng thể loại.
Cách khai thác: GV dẫn dắt bằng hệ thống câu hỏi, cách thức tổ chức
phong phú, gây hứng thú cho học sinh.
Chẳng hạn:
Các câu hỏi: Đoạn văn có gì hay?
Cách dùng từ ngữ nh thế nào? (từ láy, từ gợi tả, gợi cảm )
Sử dụng các từ nh vậy có tác dụng gì?
Những câu văn nào hay? Vì sao?
Khai thác cách sử dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh (nếu có), cách sử
dụng điệp từ:
Cách liên kết câu nh thế nào?...
Trình tự miêu tả nh thế nào?
Em học tập gì từ cách viết văn miêu tả của tác giả?
VII. Tránh ý văn tối nghĩa:
Khi làm bài văn cân lựa chọn hình ảnh, chi tiết đẹp để miêu tả, câu văn
cần có tính thẩm mĩ, nêu lên vẻ đẹp. Nếu muốn tả nét cha đẹp của đối tợng, cần tả theo hớng tiến bộ, có tính tơng phản. Tránh ý văn tối nghĩa.
Nếu gặp những trờng hợp đó ở bài làm của học sinh, giáo viên cân giúp
học sinh nhận thức đợc và tự chỉnh sử cho phù hợp.

Ví dụ: Khi tả mẹ em, học sinh có câu:
Mẹ em là ngời không chịu khó làm ăn gì cả.
-Cần sửa: Cách nhìn nhận về ngời mẹ cho học sinh: Từ công sinh thành,
chăm sóc cho ta từng miếng cơm manh áo, nuôi chúng ta nên ngời,
(giáo dục về tâm hồn)
Ngời mẹ luôn luôn là thần tợng, là hình ảnh đẹp trong mắt ta. Khi tả
chúng ta cần lựa chọn những chi tiết hình ảnh đẹp để miêu tả.
Khi so sánh hình ảnh đôi chân của bạn trong bài văn miêu tả ngời bạn:
Đôi chân của bạn nhỏ nh hai ống điếu .
Cách so sánh này khô khan, cha làm sinh động đợc hình ảnh. cần lựa
chọn hình ảnh so sánh phù hợp để làm cho chi tiết trở nên sinh động.
VIII. Làm bài văn cảm thụ văn học
Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những
điều đặc sắc, tế nhị và đẹp đẽ của từ, ngữ, đoạn, bài văn thơ.
Bài văn cảm thụ yêu cầu học sinh có kĩ năng làm bài mức cao hơn.
Trực quan không phải là đối tợng sự vật thật trong tự nhiên, mà đối tợng
miêu tả đợc thể hiện trong thơ, trong văn. Để quan sát đối tợng trong thơ
văn, ta phát huy trí tợng tợng, phải nắm bắt đợc nội dung, hình ảnh, chi
tiết của đối tợng sự vật bằng lời trong bài thơ. bài văn.

11


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
Đối với dạng bài văn cảm thụ, trớc hết phải tìm hiểu tốt nội dung, tìm
hiểu về chi tiết hình ảnh hay, ta có thể sử dụng các bớc sau:
Sử dụng những câu hỏi để tìm hiểu nội dung bài thơ văn.
Tìm hiểu các từ ngữ trong bài văn. Cách sử dụng các từ ngữ có gì hay?
Trong bài văn, bài thơ em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Muốn học giỏi văn, học sinh phải có niềm đam mê đọc sách. để đọc

sách có hiệu quả, cần có phơng pháp tốt. Đọc sách cần tập trung t tởng
cao, luôn suy nghĩ những điều đang đọc để thấy cái hay, cái đẹp của bài
văn thơ. Đọc sách biết vui- buồn- sớng- khổ hay ghét yêu cùng nhân vật.
Học sinh phải rèn luyện nâng cao năng lực cảm thụ văn học. Ví dụ:
.. Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ - Trần Quốc Minh)
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn
thơ trên? Vì sao?
Để làm bài cảm thụ văn học đạt đợc kết quả tốt, các em cần thực hiện
những việc sau:
a.
Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu câu bài tập. (Phải trả lời đợc điều gì?
Cần nêu bật đợc ý gì? ...)
b.
Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích đợc nêu
trong đề bài (Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập, ví dụ: Cách dùng từ,
cách đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ
thuật quen thuộc nh so sánh, nhân hóa, điệp ngữ... đã giúp em cảm nhận
đợc nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ sâu sắc)
c. Viết đoạn văn cảm thụ văn học hớng vào yêu cầu của đề bài.
(Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu mở đoạn để dẫn dắt ngời đọc hoặc
trả lời câu hỏi; tiếp đó cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; cuối cùng
có thể kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để gói lại nội dung cảm thụ)
Sau đây là bài của một bạn học sinh giỏi văn:
Theo em, hình ảnh ngọn gió trong câu Mẹ là ngọn gió của con

suốt đời đã góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên. Hình
ảnh đó cho ta thấy ngời mẹ giống nh ngọn gió thổi cho con mát, ru cho
con ngủ và đi vào giấc mơ. Ngọn gió ấy thổi cho con mát suốt cả cuộc
đời, nh là mẹ đã luôn làm việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn. mong con
sung sớng và hạnh phúc. Sự so sánh đẹp đẽ và sâu sắc đó cho ta thấy thấm
thía hơn về tình mẹ con, làm cho đoạn thơ hay hơn.
Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học, kiên trì rèn luyện từ dễ đến
khó nhất đinh các em sẽ có năng lực cảm thụ văn học.

12


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
XIV. Bồi dỡng cho học sinh tâm hồn nhạy cảm , giàu cảm xúc; hớng dẫn học sinh tích lũy vốn hiểu biết về mọi mặt và kiên trì luyện
tập các kĩ năng làm bài văn:
Muốn có bài tập làm văn tốt, các em cần đợc bồi dỡng tâm hồn, cảm
xúc tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống, các tri thức văn hóa chung thông
qua môn học, đặc biệt phải kiên trì luyện tập các kĩ năng làm bài văn.
Làm một bài tập làm văn, các em trớc tiên bộc lộ trên trang giấy tình
cảm yêu ghét của mình đối với con đờng từ nhà đến trờng em thờng đi
học, quyển lịch nhà em, cây có bóng mát bên đờng, tngời bạn miệt mài
luyện tập thành tài ... Hãy đọc bài văn của một học sinh tả một em bé
đang tuổi tập nói, tập đi:
Dì của em có một bé trai tên Hoàng Huy. Bé Huy đang ở tuổi tập nói
và đã biết đi tập tễnh. Em không có em ruột nên thích bé.
Dáng bé tròn trịa với chiếc quần mặc bó sát đùi và cái áo thun ba lỗ.
Mái tóc tha, mềm mại. Hai gò má bé ửng hồng và phúng phính. Em thờng
nhéo vào đôi má ấy để nghe bé kêu lên giận dỗi.
Những khi em đi học về, Huy rất mừng vì đợc em cho kẹo kim. Bé
Huy thích chơi trò bán bánh. Bánh làm bằng đất in trong chén nhựa, đặt

vào mấy lá mận rụng trong sân nhà.
Dì dạy cho Huy nói tiếng cha thì Huy lại nói a, a. Vài ngày sau, dì
dạy Huy tiếng bà, Huy lại nói là cha, cha làm ai cũng phì cời.
Em thơng bé Huy nh em ruột của mình. Hôm nào bé đi đâu vắng, em
nhắc tên Huy không ngớt làm cha mẹ cũng nhớ theo.
(Vân Khanh)
Đọc bài văn, ta thấy tình cảm của Vân Khanh đối với bé huy ra sao?
Bao trùm cả bài là lòng yêu thơng, trìu mến. Tình cảm ấy ẩn hiện đằng
sau từng chi tiết miêu tả hình dáng tròn nh hột mít của Huy. Ngắm bé,
Vân Khanh phát hiện ra vẻ tròn trịa, nghe dì dạy bé, Vân khanh nhận ra
cách nói ngộ nghĩnh. Đằng sau các từ ngữ, các chi tiết ấy là tình yêu của
ngời viết bài với em bé đợc miêu tả. Có lúc tình cảm ấy đợc bộc lộ trực
diên từng câu, thành lời trong bài.
Bài làm văn nào cũng là sự thể hiện trạng thái tình cảm của học sinh.
Chỉ có những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, hồn nhiên mới tạo ra những
đoạn văn, bài văn đáng yêu đạt hiệu quả cao. Vì thế giáo viên phải giúp
học sinh tự bồi dỡng tình cảm, cảm xúc, dạy các em biết yêu quy thiết tha
bố mẹ, anh chị em, con đờng đi học, con gà nuôi trong sân, con lợn nuôi
trong chuồng ..., dạy tôn trọng từng quyển sách, cái bút..., những đồ vật
hàng ngày, dạy các em có tinh thần hào hiệp giúp đỡ các bạn tàn tật,
những ngời gặp khó khăn... Chính những tình cảm ấy sẽ tạo nên mạch
ngầm làm cho bài văn của các em sống động, lôi cuốn, hấp dẫn ngời đọc.
Bài còn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết đời sông, thể hiện kiến
thức văn hóa của học sinh. Có câu văn sau Vỏ chuối màu vàng có những
chấm li ti nh chiếc áo hoa lộng lẫy. So sánh vỏ chuối trứng quốc với
chiếc áo lộng lẫy là cha đúng, không hay. Lỗi này do đâu? Vì không hiểu

13



Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
nghĩa từ lộng lẫy hay do cha đợc ngắm kĩ những quả chuối trứng quốc,
những chiếc áo dài đẹp hập dẫn...? Có lẽ là vì lí do thứ hai. Nói cách khác
do thiếu hiểu biết về quả chuối nên đã có sự so sánh không chính xác.
Chính vì ngắm bé Huy và thờng xuyên luôn chơi với em nên Vân Khanh
mới có thể tìm ra ý thích của bé: chơi trò chơi bán bánh, mới biết rõ bánh
đợc làm bằng đất in trong cáo chén nhựa và dùng chiếc lá mận rụng để
đựng. Những hiểu biết cụ thể trên, Vân Khanh lấy ra từ những gì đã biết
về bé Huy nên sinh động hấp dẫn ngời đọc.
Giáo viên cần dạy cho học sinh biết quan sát, ghi nhớ cảnh vật, con
ngời xung quanh bằng nhiều hình thức nh tham qua, thông qua các môn
học, các hình ảnh, sự vật xung quanh ta, qua sách báo, truyền hình,...
Thực tế cho thấy, muốn có khả năng làm văn phải qua một giai đọa
dài luyện tập. Kĩ năng là kết quả của sự luyện tập (kĩ năng phát âm và nói,
kĩ năng viết chữ, kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết bài...). Kĩ năng là kết quả
của sự luyện tập, thực hành gian khổ, là sản phẩm của lòng kiên trì. Cần
làm cho học sinh thấm nhuần một quan niệm: muốn học có kết quả tập
làm văn phải chịu khó tập viết, tập nói, tập dùng từ đặt câu, viết đoan...
nhiều lần.
Phần IV.

Kết quả thực nghiệm

Phơng pháp:
Để thu dợc số liệu đáng tin cậy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên
các lớp để kiểm tra khả năng làm bài văn hay của học sinh
Lớp 5A ; 5B: 4A; 4B Trờng tiểu học Kim Thái năm học 2010- 2011 .
Lựa chọn những nhóm đối tợng học sinh thành các nhóm lớp có trình độ
ban đầu tơng đơng nhau tạo thành lớp thực nghiệm; lớp đối chứng
*Lớp thực nghiệm 5A

Lớp đối chứng 5B
*Lớp thực nghiệm 4A
Lớp đối chứng 4B
Cách thức:
Sau khi hớng dẫn học sinh làm văn với các cách cha sử dụng điểm
mới của đề tài - đối với lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm đã sử dụng sáng
kiến . Sau khi thực hiện chơng trình dạy của từng đối tợng, học sinh đợc
làm bài văn kiểm tra. Kết quả cho thấy khi vận dụng phơng pháp rèn kĩ
năng làm văn hay đạt hiệu qua cao, tạo nên niềm say mê học văn cho học
sinh, bồi dỡng tâm hồn cảm xúc với thế giới xung quanh. Điều đó giúp
cho học sinh học văn một cách thuận lợi, dễ dàng hơn

phần IV. Kết luận và đề xuất

14


Rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong chơng trình tiểu học
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy dạy rèn kĩ năng làm văn hay
cho học sinh tức là tổ chức cho học sinh biết cách nhìn nhận, khai thác sự
vật một cách bài bản. Từ những kiến thức nắm đơc, các em phát huy khả
năng sáng tạo, khả năng quan sát, chọn lọc tinh tế với đối tợng mà viết lên
những bài văn bằng tất cả cảm xúc, tình cảm của mình. ,
Khi dạy văn, ngời giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các
phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học để khơi nguồn tính sáng tạo cho
học sinh.
Để bồi dỡng học sinh giỏi có hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số ý
kiến nh sau:
-Ngời giáo viên phải có niềm say mê, sáng tạo tìm tòi phơng pháp dạy
học tốt,

-Giáo viên cần phối hợp các phơng pháp, hình thức dạy học linh hoạt,
sáng tạo để giúp học sinh rèn đợc kĩ năng làm văn tốt nhất.
-Mỗi giờ dạy của giáo viên cần nhẹ nhàng, tự nhiên tránh sự sắp đặt.
-Cần tạo cho học sinh thói quen ham tìm tòi quan sát tinh tế với sự vật
hiện tợng xung quanh ta, hoạt động vận dụng tích cực sáng tạo trong quá
trình học; cần chú trọng việc bồi dỡng học sinh có năng khiếu môn văn.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ trong việc rèn kĩ năng làm văn hay thuộc
thể loại văn miêu tả trong trờng tiểu học. Tôi rất mong muốn đợc hội
đồng khoa học ngành các cấp góp ý, bổ sung để bản kinh nghiệm đợc áp
dụng có hiệu quả cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Kim Thái, tháng 5 năm 2010
Ngời viết

15



×