Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Lỗi chính tả của học sinh tiểu học tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 115 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Ngôn ngữ không chỉ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất mà
còn là công cụ tƣ duy của một cộng đồng dân tộc nói chung và của học sinh
trong nhà trƣờng nói riêng. Ngôn ngữ đồng thời còn là một trong những yếu
tố cấu thành quan trọng nhất của nền văn hóa dân tộc, góp phần làm nên và
thể hiện bản sắc, giá trị của nền văn hóa ấy.
Hình thức của ngôn ngữ là âm thanh. Để ghi lại hình thức của ngôn ngữ
con ngƣời đã tạo ra chữ viết. Giữa chữ viết và ngôn ngữ có mối ràng buộc tác
động lẫn nhau. Do vậy nghiên cứu những vấn đề về chính tả luôn cần thiết, có
ý nghĩa và là một trong các yêu cầu đặt ra của ngành Ngôn ngữ học.
1.2. Các ngôn ngữ có thể có hình thức chữ viết không giống nhau,
nhƣng tất cả các kiểu chữ viết đều là do quy ƣớc và mang tính pháp chế,
thống nhất trong toàn quốc. Trong bất kỳ hệ thống chữ viết nào trên thế giới
cũng nhƣ chữ Quốc ngữ ở Việt Nam đều luôn bao gồm các quy định, quy tắc
về chính tả (CT). Các quy tắc, quy định về chính tả là hƣớng đến chuẩn phát
âm và chính tả nhằm giúp cho mọi ngƣời trong xã hội, học tập, giao tiếp
thuận lợi (nhất là khi Quốc gia đó có nhiều tiếng địa phƣơng nhƣ ở Việt Nam)
và đồng thời việc phát âm chuẩn và viết đúng chính tả sẽ góp phần giữ gìn sự
trong sáng và thống nhất của ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ quốc gia. Do vậy,
chữ viết luôn là một nội dung giáo dục quan trọng đƣợc đƣa vào dạy học
trong nhà trƣờng. Phổ biến, các nội dung chính tả ở các quốc gia thƣờng đƣợc
tập trung dạy học ở chƣơng trình Tiểu học. Khả năng viết chính tả của học
sinh từ cấp Trung học cơ sở trở lên cũng nhƣ của mỗi cá nhân hoạt động trong
xã hội đều chịu ảnh hƣởng rất lớn từ bƣớc học chính tả ở bậc Tiểu học. Do
vậy, tìm hiểu chất lƣợng chính tả của các lớp Tiểu học là cần thiết và có ý


2



nghĩa không chỉ đối với thầy cô giáo và học sinh Tiểu học mà còn hữu ích với
những ngƣời làm công tác giáo dục và cả với những ai quan tâm tới giáo dục
phổ thông.
1.3. Từ lý thuyết đến thực tiễn cũng nhƣ từ nội dung dạy học trong sách
giáo khoa đến kết quả vận dụng trong thực hành ngôn ngữ luôn luôn có quan
hệ mật thiết; tuy hai mặt nhƣng lại không tách rời, cô lập với nhau. Cho nên
nghiên cứu chính tả trong nhà trƣờng, ngoài việc tìm hiểu nội dung học phần
chính tả trong sách Tiếng Việt các lớp Tiểu học còn cần phải khảo sát thực tế
chất lƣợng chính tả của học sinh để có những tác động trở lại đối với sách
giáo khoa (SGK) và công tác dạy học. Hiện nay dƣ luận xã hội cũng nhƣ đánh
giá của ngành Giáo dục, học sinh viết sai chính tả còn nhiều. Vậy nguyên
nhân của vấn đề đó là do đâu? Chúng tôi cho rằng, khảo sát lỗi chính tả của
học sinh, từ đó đặt chúng trong quan hệ với nội dung dạy học chính tả trong
SGK để phân tích đánh giá có thể tìm ra một trong những nguyên nhân mắc
lỗi và đề ra đƣợc những giải pháp hạn chế lỗi chính tả của học sinh.
1.4. Chữ viết tiếng Việt là chữ ghi âm. Về nguyên tắc, phát âm thế nào
thì ghi âm thế ấy. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có nhiều phƣơng ngữ, thổ ngữ
khác nhau. Cho nên chính tả tiếng Việt có liên quan đến phát âm địa phƣơng.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn của đất nƣớc,
tiếng nói của cƣ dân thành phố Hồ Chí Minh không thống nhất mà rất đa
dạng, phức tạp. Ngoài dân bản địa phát âm theo tiếng địa phƣơng, số dân là
ngƣời Hoa chiếm hơn 30%, dân từ khắp các nơi về cƣ trú làm ăn và sinh sống
(miền Bắc, miền Trung) khá nhiều, cho nên cách phát âm ở thành phố Hồ Chí
Minh khá đa dạng. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến cách viết chính tả của
học sinh. Vì thế, việc nghiên cứu, khảo sát lỗi chính tả và tìm hiểu ảnh hƣởng
của nhân tố phát âm mang tính địa phƣơng đến chính tả của HS thành phố Hồ


3


Chí Minh là cần thiết cho dạy học chính tả nói riêng và rèn luyện ngôn ngữ
nói chung cho HS trên địa bàn này.
Từ 4 lý do trên, chúng tôi chọn: Lỗi chính tả của học sinh Tiểu học
thành phố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2.

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngay từ khi chữ Quốc ngữ bắt đầu đƣợc truyền bá mạnh mẽ ở Việt

Nam cho đến nay, vấn đề CT và lỗi CT đã luôn đƣợc các nhà nghiên cứu, các
nhà giáo dục quan tâm, bởi nó có ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng giao tiếp
bằng ngôn ngữ nói và viết. Sau đây là một số công trình tiên biểu đã nghiên
cứu, đề cập đến vấn đề chính tả.
Năm 1895, 1896, Paulus Huỳnh Tịnh Của, biên soạn cuốn Đại Nam
quấc âm tự vị (tập 1 và tập 2). Đây là cuốn từ điển tiếng Việt quy mô đầu tiên
của ngƣời Việt Nam. Sách đƣợc soạn thảo nhằm phục vụ cho việc học tập, tra
cứu tiếng Việt nói chung, trong đó có tra cứu học tập chính tả chữ Quốc ngữ
nói riêng. Từ đó về sau một loạt tác giả khác cũng cho ra đời các công trình
tƣơng tự .
Năm 1953, Nguyên Duyên Niên cho xuất bản cuốn Từ điển chính tả
đối chiếu Việt Nam.
Năm 1958, Nguyễn Châu xuất bản cuốn Việt Ngữ chính tả.
Năm 1959, Lê Ngọc trụ, Thanh Tân xuất bản cuốn Việt ngữ chính tả tự
vị.
Năm 1997, Đỗ Nhƣ Ý, Đỗ Việt Hùng xuất bản cuốn Từ điển chính tả
tiếng Việt.
Năm 2001, Hoàng Phê xuất bản cuốn Chính tả tiếng Việt.
Vấn đề dạy chính tả tiếng Việt trong nhà trƣờng cũng đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu, nhà sƣ phạm quan tâm. Các nhà nghiên cứu đã đƣa ra nhiều



4

phƣơng pháp, giải pháp dạy chính tả tiếng Việt; chúng tôi có thể khái quát
thành một số giải pháp cơ bản sau đây:
2.1. Phát âm đúng để viết đúng chính tả
Quan điểm phát âm đúng đƣợc hiểu là: Muốn viết đúng CT thì phải
phát âm đúng, phát âm theo những phân biệt đã đƣợc ghi nhận trong chính tả.
Chẳng hạn ngƣời miền Bắc (Hà Nội) phát âm đúng là phải phân biệt ch và tr,
s và x… Ngƣời miền Trung (Huế) phát âm đúng là phải phân biệt thanh hỏi
(?) và thanh ngã (~). Ngƣời miền Nam (Sài Gòn) phát âm đúng là phải phân
biệt các con chữ ghi phụ âm v với d với gi,…
Các tác giả quan tâm đến giải pháp này là Lê Văn Lựu (1942) trong
cuốn Lược khảo Việt ngữ, Nguyễn Minh Châu (1958) với cuốn Việt ngữ chính
tả, Hoàng Phê với Vấn đề cải tiến và chuẩn hóa chính tả… Tuy nhiên, giải
pháp này gặp nhiều khó khăn bởi phát âm chịu ảnh hƣởng rất lớn của thói
quen; muốn phát âm đúng, trƣớc hết phải nắm đƣợc chính tả, phải nhớ đƣợc
các yếu tố chính tả, nếu không những điều học đƣợc sẽ nhanh chóng bị thói
quen xóa đi. Có khi còn phải làm ngƣợc lại là cần phải học cách viết chính tả
đúng. Sau đó nhờ viết chính tả đúng sẽ giúp ngƣời ta phát âm chuẩn. Chƣa kể
do ảnh hƣởng của phƣơng ngữ và thổ ngữ, việc thay đổi thói quen phát âm sẽ
mất nhiều thời gian. Trên thực tế một số ngƣời phát âm không chuẩn do nói
tiếng địa phƣơng nhƣng lại viết không sai chính tả. Nhƣ vậy giải pháp này
không phải là giải pháp tối ƣu, càng không phải là giải pháp duy nhất mà chỉ
có thể là giải pháp bổ trợ trong dạy học chính tả mà thôi.
2.2. Giải pháp học mẹo chính tả để viết đúng chính tả
Các mẹo chính tả có ý nghĩa tƣơng đƣơng nhƣ những “thang thuốc”
mà các nhà ngôn ngữ học đã “bốc” cho chúng ta bằng cách hệ thống hóa các
tri thức ngôn ngữ trừu trƣợng thành những công thức giản tiện nhất để ứng

dụng khi học chính tả.


5

Tiêu biểu cho nhóm giải pháp này là các tác giả biên soạn từ điển
chính tả, nhƣ Trần Văn Thanh (1954) công bố một số công trình có giá trị về
chính tả trong đó có công trình Đồng âm dẫn giải và mẹo luật chính tả. Trong
công trình này, tác giả đƣa ra 26 mẹo luật chính tả, bao gồm mẹo về phụ âm
đầu, vần, thanh cho từ thuần Việt và từ Hán Việt.
Năm 1972, Lê Ngọc Trụ có Việt ngữ chính tả tự vị, ông đã bổ sung
thêm một số mẹo luật về hỏi (?), ngã( ~).
Năm 1982, Phan Ngọc công bố Chữa lỗi chính tả cho học sinh, trong
đó tác giả đã đƣa ra 14 mẹo chính tả.
Năm 1984, từ các mẹo luật CT đã đƣợc công bố trƣớc đó, Lê Trung Hoa
đã tổng hợp thành 36 mẹo luật chính tả bổ sung trong công trình Mẹo luật
chính tả.
Ngoài ra, một số tác giả viết sách Tiếng Việt thực hành và bài tập Rèn
luyện ngôn ngữ cũng có nhắc tới mẹo luật chính tả nhƣng không đi sâu phân
tích, tiêu biểu cho hƣớng này là một số tác giả:
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (1996), Tiếng Việt
thực hành, Nxb ĐHQG Hà Nội.
Bùi Minh Toán( chủ biên), Lê An, Đỗ Việt Hùng (1997), Tiếng Việt
thực hành, Nxb Giáo dục .
Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ (Tập I, II), Nxb Giáo dục .
Từ những công trình trên cho ta thấy không có một mẹo chính tả nào là
vạn năng; mỗi mẹo chỉ giúp chữa một loại lỗi nhất định nào đó. Muốn giải
quyết tất cả các lỗi chính tả thì đòi hỏi ngƣời học phải nhớ hàng trăm mẹo luật
chính tả, chƣa kể trong mỗi mẹo luật lại có thêm những trƣờng hợp ngoại lệ
(phải học thuộc), điều đó không hề đơn giản với học sinh. Học sinh Tiểu học

còn quá nhỏ để các em có thể hiểu và học thuộc đƣợc tất cả, cho nên mẹo
cũng không phải là giải pháp tối ƣu. Theo chúng tôi mẹo chính tả vừa có ƣu


6

điểm vừa có nhƣợc điểm, nếu ngƣời học (học sinh) muốn vận dụng phải có sự
lựa chọn và có sự hỗ trợ từ phía ngƣời dạy (Giáo viên) thì mới có hiệu quả
cao.
2.3. Học chính tả bằng cách nhớ từng chữ một (nhớ một cách máy
móc)
Mục tiêu cuối cùng phải đạt đƣợc khi học chính tả là “dùng từ nào thì
phải viết đúng chữ ghi từ đó”. Nên giải pháp học chính tả bằng cách nhớ từng
chữ một cũng khá phù hợp với học sinh Tiểu học về mặt đặc điểm tâm lý
nhận thức của học sinh. Các em có thể đƣợc học đi học lại thông qua các văn
bản, hệ thống bài tập đƣợc nâng cao theo cấp lớp. Tuy nhiên lƣợng âm tiết
trong tiếng Việt thì quá nhiều cũng gây khó khăn với các em, đòi hỏi ngƣời
dạy phải biết cách hệ thống lại và quy chúng thành các loại, các nhóm lỗi
chính tả và kết hợp với một số giải pháp khác để chúng có hiệu quả cao.
2.4. Giải pháp chữa lỗi chính tả thông qua bài tập lựa chọn
Đây là tƣ tƣởng của các tác giả biên soạn SGK Tiếng Việt (chƣơng
trình Tiểu học sau năm 2000). Song trong SGK các tác giả chỉ biên soạn đƣợc
các bài tập mang tính phổ quát chung nhất mang tính vùng miền (Bắc – Trung
– Nam) để giáo viên tự lựa chọn. Giải pháp này cũng có ƣu điểm, song trên
thực tế đa phần giáo viên không có nhiều thời gian lựa chọn nên thƣờng bỏ
qua hoặc bài nào cũng cho học sinh làm. Vì thế càng không khắc sâu và làm
rõ đƣợc đặc trƣng lỗi chính tả vùng miền.
Tóm lại: Qua các giải pháp đã trình bày ở trên thì giải pháp nào cũng
có những ƣu điểm, hạn chế nhất định, song nó cũng ít nhiều giúp cho ngƣời
dạy (giáo viên) ngƣời học (học sinh) hoàn thiện đƣợc kỹ năng dạy và học

chính tả. Cần phải có sự đầu tƣ, gia công thêm của các nhà sƣ phạm để có thể
đƣa vào áp dụng cho phù hợp với đối tƣợng học sinh. Tuy nhiên, để vận dụng


7

các giải pháp có hiệu quả cao thì cần có sự điều tra nghiên cứu thực trạng lỗi
chính tả theo vùng miền để có thể áp dụng các giải pháp cho tốt nhất.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất nƣớc ta, là trung
tâm của kinh tế, văn hóa lớn đang trên đà phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh
cũng có những đặc điểm địa lý cƣ dân khác biệt các vùng nên về phát âm tuy
cũng mang tính chất phƣơng ngữ Nam Bộ nhƣng lại có những đặc điểm riêng.
Thực tế cho thấy, chính tả ở thành phố Hồ Chí Minh đã là vấn đề đáng báo
động; không chỉ trẻ em mà cả ngƣời lớn cũng viết sai chính tả rất nhiều . Vậy
thực trạng của vấn đề là gì? Nguyên nhân và giải pháp nào để khắc phục? Câu
hỏi trên đến nay chƣa có tác giả nào nghiên cứu, viết cụ thể. Tiếp thu kết quả
nghiên cứu của các công trình về chính tả, căn cứ vào tình hình khảo sát lỗi
chính tả của học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi chọn Khảo sát Lỗi
chính tả của học sinhTiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên
cứu.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: Lỗi chính tả của học sinh Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
nhằm hai mục đích sau:
-

Thấy đƣợc thực trạng các loại lỗi CT của học sinh Tiểu học trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-


Tìm đƣợc các nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả của học sinh từ đó

đề ra đƣợc các biện pháp giải pháp phù hợp nhằm hạn chế lỗi chính tả của học
sinh giúp học sinh nói và viết tiếng Việt ngày càng tốt hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.

-

Khảo sát, mô tả thực trạng lỗi chính tả của học sinh Tiểu học trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


8

-

Phân tích, chỉ ra những nhân tố ảnh hƣởng đến lỗi CT và đề xuất

hƣớng khắc phục.
4.

ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ ĐIỀU TRA

4.1. Đối tượng nghiên cứu
-


Khảo sát lỗi chính tả của học sinh Tiểu học trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh qua bài kiểm tra, vở ghi và phiếu điều tra.
-

Đối chiếu nội dung phần chính tả trong sách tiếng Việt các lớp Tiểu

học (từ lớp 2 đến lớp 5) để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục lỗi CT.
4.2. Khách thể và phạm vi điều tra
Đối tƣợng điều tra là học sinh Tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh từ khối 2 đến khối 5 (không khảo sát khối lớp 1 vì học sinh lớp 1 học
âm vần và phân môn chính tả chỉ bắt đầu từ tuần 27 – tuần 35).
Phạm vi điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra lỗi CT học sinh Tiểu học
ở các quận có đặc điểm dân cƣ khác nhau :
+ Các trƣờng ở Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (đa số là dân đã sống
lâu đời ở thành phố Hồ Chí Minh, mặt bằng dân trí cao).
+ Các trƣờng ở Quận 5 (đa số dân cƣ là ngƣời dân tộc Hoa ) có hơn
30% dân cƣ sinh sống tại Quận 5 là ngƣời Hoa, thành phần làm kinh doanh
và trí thức là chính.
+ Các trƣờng quận ngoài vùng ven, đa số là dân nhập cƣ từ các nơi, đủ
các thành phần.
5. TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Ngữ liệu
Ngữ liệu chính thu thập trên các sản phẩm học tập của học sinh trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh nhƣ các bài kiểm tra định kỳ, vở ghi…. Ngoài
ra, chúng tôi kèm theo phiếu điều tra biên soạn theo mục đích của ngƣời


9


nghiên cứu phát tới cho học sinh, trên chƣơng trình SGK của HS Tiểu học từ
lớp 2 – lớp 5.
5.2. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng chủ yếu một số phƣơng pháp
và thủ pháp sau:
5.2.1. Phƣơng pháp điều tra xã hội học. Chọn mẫu khảo sát và phân
tích kết hợp với quan sát, tiếp cận, đàm thoại, phỏng vấn… để tìm ra các loại
lỗi và những nhân tố ảnh hƣởng đến lỗi CT của học sinh Tiểu học trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
5.2.2. Thủ pháp thống kê ngôn ngữ học: Để xác định thực trạng và
nguyên nhân lỗi chính tả của học sinh Tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
5.3.3. Phƣơng pháp miêu tả: Đây là phƣơng pháp quan trọng nhằm
phân tích, đánh giá các tƣ liệu thu nhập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu.
Ngoài các phƣơng pháp thủ pháp nghiên cứu trên, đề tài còn áp dụng
các thủ pháp quy nạp, diễn dịch, so sánh,… trong quá trình miêu tả phân tích
đánh giá.
6.

CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Lần đầu tiên nội dung dạy học chính tả trong sách Tiếng Việt và lỗi CT

của học sinh Tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đƣợc tìm hiểu,
khảo sát, phân tích, miêu tả; nguyên nhân của lỗi và những biện pháp giải
pháp ngôn ngữ học nhằm hạn chế lỗi đƣợc đề xuất.
7.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của


luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


10

Chƣơng 2: CÁC LOẠI LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Chƣơng 3: NGUYÊN NHÂN LỖI CHÍNH TẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NỘI DUNG
DẠY HỌC NHẰM KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.


11

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Chữ viết và chính tả tiếng Việt
1.1.1. Chữ viết tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm về chữ viết
Chữ viết là một hệ thống kí hiệu làm bằng đƣờng nét đƣợc sử dụng
để ghi lại lời nói của âm thanh. Nói cách khác, chữ viết là hệ thống ký hiệu đồ
họa đƣợc quy ƣớc sử dụng để cố định hóa ngôn ngữ âm thanh trong văn bản
viết. Có thể coi chữ viết là “hệ thống tín hiệu của tín hiệu”.
1.1.1.2. Hoạt động giao tiếp và hiệu quả của hoạt động giao tiếp bằng chữ
viết
Trong đời sống hàng ngày, con ngƣời luôn có nhu cầu trao đổi về
thông tin, tâm tƣ, tình cảm với nhau. Và khi có hai hoặc hơn hai ngƣời sử

dụng một loại phƣơng tiện nào đó để trao đổi thông tin nhằm đạt một mục
đích nào đó thì đó là hoạt động giao tiếp.
Theo lý thuyết thông tin, bất cứ một cuộc giao tiếp nào của con ngƣời
cũng phải có các đối tƣợng giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp…
Để đạt đƣợc mục đích giao tiếp, tức là truyền tải đƣợc tâm tƣ, tình cảm, ý
kiến, quan điểm, nhận xét của mình đến với ngƣời khác, con ngƣời phải sử
dụng những phƣơng tiện giao tiếp nhất định. Các phƣơng tiện đƣợc sử dụng
trong giao tiếp của con ngƣời vô cùng phong phú. Ngƣời ta có thể sử dụng
ánh mắt và nụ cƣời, cử chỉ và điệu bộ, các tín hiệu và ký hiệu, cờ hiệu, … để
có thể làm cho ngƣời khác hiểu mình ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên sử
dụng các phƣơng tiện này khi giao tiếp, trong rất nhiều trƣờng hợp, con ngƣời
bị hạn chế về nội dung, về phƣơng thức, hình thức, về thời gian và không


12

gian, … nên các phƣơng tiện giao tiếp kể trên không thể truyền tải đƣợc hết
các ý của ngƣời tham gia giao tiếp. Trong giao tiếp, con ngƣời đã sử dụng
ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện chủ yếu. Ngôn ngữ với những đặc điểm ƣu
việt của nó đã giúp cho việc trao đổi thông tin, trao đổi những suy nghĩ, cho
việc bộc lộ niềm vui và nỗi buồn của con ngƣời một cách cụ thể, có hiệu quả
cao. Giao tiếp bằng ngôn ngữ thể hiện chủ yếu ở hai dạng văn bản còn gọi là
ngôn bản: giao tiếp bằng lời (âm thanh) hoặc giao tiếp bằng văn tự (chữ viêt).
Trong một hệ thống ngôn ngữ, âm vị là ký hiệu âm thanh nhỏ nhất. Ký hiệu
âm thanh đó cần phải ghi thành ký hiệu vật chất để mắt ngƣời có thể nhìn
thấy đƣợc, do vậy mà có chữ viết ghi âm, có hệ thống văn tự ghi âm của một
ngôn ngữ.
Chữ viết ra đời khi con ngƣời đã phát triển tới trình độ cao. Trong hệ
thống các loại chữ viết có loại chữ viết ghi âm nhƣ tiếng Việt, đó là hệ thống
tín hiệu đồ hình đƣợc sử dụng để ghi lại lời nói bằng âm thanh. Có thể coi chữ

viết là “hệ thống tín hiệu của tín hiệu”. Nhờ chữ viết mà ngƣời đời sau có thể
hiểu đƣợc ngƣời đời trƣớc, ngƣời đời trƣớc có thể “nhắn nhủ” với ngƣời đời
sau. Chữ viết chẳng những khắc phục đƣợc hạn chế về không gian, thời gian
của ngôn ngữ mà còn phát huy đƣợc tác dụng trong những hoàn cảnh giao
tiếp không dùng ngôn ngữ nói đƣợc, do chữ viết có chức năng khác hẳn với
lời nói. Chức năng khác biệt ấy chủ yếu thể hiện ở chỗ ngƣời đọc một văn bản
khác với ngƣời tham gia đối thoại và chữ viết đƣợc đọc bằng mắt chứ không
phải nghe bằng tai. Cho nên, một ngƣời khi tham gia vào cuộc giao tiếp thông
qua lời nói sẽ có sự nhận diện về từ ngữ khác hẳn với một ngƣời chỉ nhận
diện từ ngữ trên văn bản. Khi một hệ thống chữ viết đƣợc một dân tộc sử
dụng trong một thời gian dài sẽ trở thành một truyền thống văn hóa. Với sức
mạnh đó chữ viết thực sự là động lực phát trển của xã hội loài ngƣời. Nó giúp


13

con ngƣời có thể kế thừa và học tập lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực, từ lĩnh
vực văn hóa, lịch sử cho đến các lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
1.1.1.3. Các thành tố của âm tiết tiếng Việt và sự thể hiện bằng chữ viết
Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết đƣợc tách bạch rõ
ràng trong dòng lời nói. Vì thế, khi viết, các chữ biểu thị âm tiết đƣợc viết rời,
Ví dụ: “ Trƣờng/ học/ là/ ngôi/ nhà /thứ/ hai/ của/ em” (9 âm tiết).
Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, âm tiết có vị trí hết sức quan
trọng. Âm tiết là sự biểu hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất những đặc điểm của
tiếng Việt về mặt ngữ âm. Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu
nhất định, có 5 thanh đƣợc ghi bằng 5 kí hiệu: huyền (\), sắc (/), hỏi (?), ngã
(~), nặng (.) và thanh ngang không có ký hiệu dấu ghi thanh trên chữ viết. Khi
viết chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu trên âm chính hoặc bộ phận chính (đối
với âm chính là nguyên âm đôi).
Cấu tạo âm tiết tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm

tiết tiếng Việt có cấu tạo với 4 đơn vị đoạn tính (âm đầu, âm đệm, âm chính,
âm cuối) và một đơn vị siêu đoạn tính (thanh điệu) và đƣợc chia thành hai
bậc. Trên chữ viết, cách xác định ký hiệu ghi âm tiết nhƣ sau:
Âm tiết –
chữ viết

Âm đầu

Vần
Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Thanh điệu

À

ze ro

ze ro

a

ze ro

huyền

Én


ze ro

ze ro

e

n

sắc

oản

ze ro

o

a

n

hỏi

Hoãn

h

o

a


n

Ngã

Toan

t

o

a

n

Ngang


14

kiện

k

ze ro



n


nặng

huyền

h

u



n

huyền

huế

h

u

ê

ze ro

sắc

Khi xác định đƣợc ký hiệu ghi âm chính trong âm tiết (tiếng, chữ), ta
ghi dấu thanh điệu lên trên hoặc dƣới con chữ ghi nguyên âm đó, ví dụ: ban,
bàn, bạn…
Trong trƣờng hợp có hai con chữ (nguyên âm) biểu thị âm chính

(nguyên âm đôi), ngƣời ta thƣờng ghi dấu thanh điệu lên trên hoặc dƣới
những con chữ có dấu hiệu phụ, kiểu: tiên, tiền, tiến, tiễn, tiện.
Trong trƣờng hợp cả hai con chữ vốn ghi nguyên âm trong đó 1 chữ
biểu thị âm chính một chữ biểu thị ghi âm đệm, ngƣời ta thƣờng ghi dấu
thanh điệu lên con chữ làm âm : hòa, múa, ….
Nhƣng với những trƣờng hợp cả hai con chữ (nguyên âm) cùng ghi
nguyên âm làm âm chính đều có dấu phụ, ngƣời ta thƣờng ghi dấu thanh điệu
lên trên hoặc dƣới con chữ nguyên âm thứ hai (từ trái sang phải): bươi,
bưởi,…
Từ mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt và cách ghi dấu thanh nêu
trên, chúng ta có thể lần lƣợt đi tìm hiểu các nguyên tắc ghi các thành phần
âm vị trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
a). Âm đầu
Hệ thống âm đầu trong tiếng Việt có 22 phụ âm, bao gồm:
+ Mỗi âm vị âm đầu đƣợc ghi bằng một chữ cái là: 12.
+ Mỗi âm vị âm đầu đƣợc ghi bằng nhóm hai chữ cái là: 06.


15

+ Mỗi âm vị âm đầu có hai cách ghi bằng một chữ cái và hai chữ cái
là: 03 /z-z/, /ʐ,/, /ɣ/.
+ Âm vị âm đầu có hai cách ghi bằng hai chữ cái và nhóm ba chữ cái
là: 01 (/ŋ/).
+ Mỗi âm vị âm đầu ghi bằng 03 chữ cái khác nhau: 01 -/k/ ( c, k, q)
Chữ viết tiếng Việt là loại chữ ghi âm bằng chữ cái. Âm vị phụ âm
đầu đứng ở vị trí số một trong âm tiết với tổng là 22 phụ âm, âm vị phụ âm
đầu và chữ cái ghi âm vị phụ âm đầu nhƣ sau:
Stt


Âm vị

Chữ cái

Ghi chú và ví dụ

1

/b/

b

bằng , bơi, biếc…

2

/m/

m

miệng , môi, mắt , mũi…

3

/f/

ph

phổi, pháo…


4

/v/

v

vui, vắng , vụt…

5

/ t’ /

th

thu, thôi…

6

/t/

t

ta, tôi…

7

/d/

đ


đang, đợi , đòi…

8

/n/

n

năm, nàng, nên…

9

/s/

x

xuống, xua…

10

/z/

d

Ví dụ: “con dao, da trâu”
theo cách phát âm phổ biến, đứng trƣớc “i, iê,
ia”;

11


/l/

gi

riêng trong: giì, giiếng bị tinh giản thành “gì,
giếng”, “gia đình, thầy giáo”.

l

lên ,lòng…


16

12

/ʈ/

tr

trăng, trời…

13

/ş/

s

say sƣa, sắp sửa…


14

/ʐ/

r

Theo cách phát âm miền bắc: “rực rỡ”, rổ rá…

15

/c/

ch

cho, chơi…

16

/ɲ/

nh

nhà, nhảy…

17

/k/

k


/η/

q
c
ngh

khi đứng trƣớc các nguyên âm dòng trƣớc: /i, e,
ê, iê/: “ký, kế kê, kiếp, …”.
khi đứng trƣớc âm đệm : “quả, quê”
trong các trƣờng hợp còn lại: “cá, cờ, cốm, …”.
khi đứng trƣớc các nguyên âm dòng trƣớc: /i, e,
ê, iê/ (nghiên cứu, nghe ngóng).
Trong các trƣờng hợp còn lại: ngủ ngon, ngọt
bùi.
không,khuya…
Khi đứng trƣớc /i, e, ê/: “ghi, ghế, ghè”
Trong các trƣờng hợp khác: “gà gô, gỗ gụ”.
ăn uống, ồn ào….

18

ng
19
20

/χ/
/ɣ /

21


/?/

22

/h/

kh
gh
g
Zero
(khuyết)
h

học hành, hoa…

Chính tả tiếng Việt dựa trên nguyên tắc ngữ âm học: phát âm thế nào,
viết thế ấy; giữa phát âm và chữ viết có sự phù hợp cao, một âm vị đƣợc biểu
thị bằng một hình thức chữ viết. Tuy nhiên, giữa âm vị phụ âm đầu và chữ
viết tiếng Việt còn có chỗ bất hợp lý, nhƣ một âm vị có thể đƣợc biểu thị
bằng tổ hợp nhiều chữ cái. Ví dụ: /c/ : ch , /t’/ : th, /f/ : ph ; một âm vị phụ âm
đầu đƣợc biểu thị bằng nhiều cách viết khác nhau nhƣ: /ɣ/: g, gh; /k/: c, k, q,
+ Ghi là c khi viết trƣớc các ghi nguyên âm /a/, /ă/, /ɤˇ/,
- Viết âm đầu /k/

/ɯ/, /u/, /o/, /ɔ/, /uo/, /ɯɤˇ/ (ca, căn, cơ, câu, cƣ, cu, cô,
co, cua, cƣa, cƣơi, cuôi, …)
+ Ghi là k khi viết trƣớc các nguyên âm hàng trƣớc /i/,


17


/e/, /ε/, /ie/ (ki, kê, ke, kia, kiên, …).
+ Ghi là q khi viết trƣớc âm đệm : /u≈/ (quả, quang,
quăng… Riêng trƣờng hợp ka ki, theo thói quen k vẫn
viết trƣớc a có lẽ do vay mƣợn có gốc từ Ấn Âu).
+ Ghi là ng khi viết trƣớc các ký hiệu ghi nguyên âm
hàng giữa hàng sau /a/, /ă/, /ɤˇ/, /ɯ/, /u/, /o/, /ɔ/, /uo/,
- Viết âm đầu /η/

/ɯɤˇ/ và đứng trƣớc âm đệm /u9/: (nga, ngăn, ngơ, ngây,
ngƣ, ngu, ngô, ngo, ngựa, nguyên, ngoa, …)
+ Ghi là ngh khi viết trƣớc các ký hiệu ghi nguyên âm
hàng trƣớc; /i/, /e/, /ε/, /ie/ (nghi, nghê, nghe, nghĩa,
nghiên, …).
+ Ghi là g khi viết trƣớc các ký hiệu ghi nguyên âm hàng

giữa, hàng sau: /a/, /ă/, /ɤˇ/, /ɯ/, /u/, /o/, /ɔ/, /uo/, /ɯɤˇ/
và đứng trƣớc âm đệm /u/ (ga, gắn, gơ, gây, gừ , gù, gô,
- Viết âm đầu / ɣ / go, guốt, gƣơm, góa, …)
+ Ghi là gh khi viết trƣớc các nguyên âm hàng trƣớc /i/,
/e/, /ε/, /ie/ (ghi, ghê, ghe, ghiền, …).
b). Âm đệm: Bán nguyên âm /u/
Âm đệm đứng ở vị trí thứ hai trong âm tiết và vị trí số một trong vần,
đƣợc gọi là âm nối liền âm chính. Trong tiếng Việt chỉ có bán nguyên âm là
/u/ âm vị làm âm đệm. Trong âm vị bán nguyên âm /u/ thì /u / vừa đóng vai
trò là âm đệm (viết “ o” trong toán, toàn, xoan...viết “u” trong tuần, tuấn,
quẩn...), vừa đóng vai trò âm cuối (viết “o” trong táo, báo cáo... viết “u”
trong đau, rau câu...).
- Viết là chữ cái o
khi đứng trƣớc các

nguyên âm rộng
hoặc hơi rộng.

/a/ (loa, loan, …)

- Viết là chữ cái u
khi đứng trƣớc các
nguyên âm hẹp và

/ ɤˇ/, (qua, …)

/ă/ ( xoắn, hoăt, …).
/ε/ (hoe, hoen, …)

/e/ (quê, , …).

Formatted: English (U.S.)


18

hơi hẹp hoặc sau
phụ âm /k/

/i/ ( quân ...)

c). Âm chính: Âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết, tức vị trí
thứ hai trong phần vần. Âm vị đảm nhiệm vị trí này là 13 nguyên âm đơn và 3
nguyên âm đôi, cụ thể nhƣ sau:
Stt

1

Âm vị

Chữ cái

/i/

i

bị, ít khi

y

ý kiến, y tế

Ghi chú

2

/e/

ê

ghế, tế

3

/ε/


e

nhe, mẻ

4

/ ɯ/

5

/ɤ/

ơ

bơ, bớ

6

/ ɤˇ/

â

bất, bật

7

/a/

a


ca, tá

8

/ εˇ/

a

(anh, ách)

9

/ă/

a

ay, au

a(

bắt, cắp

ư

tƣ, nhừ

10

/u/


u

ngu, thù

11

/o/

ô

cô, bố

ôô

(từ phiên âm)

o

quanh co

oo

xoong chảo, rơ moóc

O

(ong, oc)

12


13

/ɔ/

/ˇɔ/


19

14

15

16

/ie/

/ ɯɤ,/
/uo/

ia

chia cắt, bia

ya

đêm khuya




buổi chiều



khuyên bảo

ưa

cơn mƣa, quả dừa

ươ

tƣơi tốt, tƣơm tất

ua

chua



chuông

Phần lớn các nguyên âm đảm nhiệm vị trí âm chính đƣợc biểu thị
bằng một hình thức chữ viết (a, ă, â, ê, ƣ, o...). Chỉ có một số âm vị nguyên
âm đơn đƣợc biểu hiện bằng hai hay nhiều hình thức chữ viết. Chẳng hạn:

- Nguyên âm /ε/

+ Chữ cái e trong các vần có âm cuối (trừ các âm cuối
là /ŋ/ ng, /k/ c)

+ Chữ cái a trong các âm tiết có âm cuối là phụ âm
/ɲ/ nh, và /k/ c

- Âm vị nguyên âm + Chữ i trong các vần vắng âm đệm bán nguyên âm.
đơn /i/ đƣợc biểu thị + Chữ y trong các âm tiết có chứa âm đệm hoặc âm

tiết vắng âm đầu, âm đệm, âm cuối (y, uy, tuy, …)
Có 03 nguyên âm đôi giữ vị trí là âm chính và đƣợc biểu thị bằng
nhiều hình thức viết:
+ iê ở âm tiết có âm cuối: chiến, tiêu, tiếng…
- Nguyên âm đôi /ie/

+ yê ở âm tiết có âm đệm và âm cuối: tuyên truyền,
quyên, … hoặc khi mở đầu âm tiết: yên, yết…
+ ia viết ở âm tiết không có âm cuối: chia, phía, …
+ ya ở âm tiết có âm đệm, không có âm cuối: khuya.

- Nguyên âm đôi + ua ở âm tiết không có âm cuối: ủa, của, múa, …
/uo/:
+ uô viết ở âm tiết có âm cuối: suối, suốt, chuối, ...

Formatted: English (U.S.)


20

- Nguyên âm đôi + ƣa ở âm tiết không có âm cuối: chƣa, thừa, …
+ ƣơ viết ở âm tiết có âm cuối: nƣớc, thƣơng, ...

/ɯɤ/:


Riêng trong trƣờng hợp i, y làm âm chính thì hiện nay sự phân bố vị
trí giữa i và y chƣa rõ ràng, còn tồn tại cách viết nƣớc đôi: kĩ thuật/kỹ thuật,
mỹ học/mĩ học, quí/quý… Cụ thể là:
+ i viết sau âm đầu: bi, phi, kĩ, mĩ, kính, minh,….
+ y viết sau âm đệm: quy, quynh, duy,…
Khi đứng một mình viết I đối với các từ thuần Việt: ỉ eo, ầm ĩ, …,
viết y đối với các từ gốc Hán: y tá, ý kiến, …
d). Âm cuối:
Âm cuối ở vị trí cuối vần và cũng là vị trí cuối của âm tiết, đƣợc
dùng để kết thúc âm tiết. Âm vị đứng ở vị trí này là bán âm cuối hoặc phụ âm
cuối.
- Phụ âm cuối gồm có:
Stt Âm vị

Chữ
cái

Ghi chú

1

/p/

p

- Xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm (âm chính)
trong các âm tiết mang thanh sắc (/), thanh nặng
(.).


2

/t/

t

- Xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm (âm chính)
trong các âm tiết mang thanh sắc (/ ), thanh nặng(.
).

3

/m/

m

- Xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm (âm chính)
trong các âm tiết mang thanh sắc (/ ), thanh huyền
(\ ), thanh nặng (.), thanh hỏi ( ?) thanh ngã (~ ) và
thanh không.


21

4

/n/

N


- Xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm (âm chính)
trong các âm tiết mang thanh sắc (/ ), thanh huyền
(\), thanh hỏi (? ), thanh ngã (~ ), thanh nặng (.) và
thanh không.

5

/k/

c

- Xuất hiện trong các âm tiết (trừ âm tiết có âm
chính là nguyên âm hàng trƣớc: /i/, /e/, /ε/, /ie/:
các, cóc).
- Xuất hiện trong các âm tiết có âm chính là nguyên
âm đơn hàng trƣớc: /i/, /e/, /ε(/: ich, ếch, ách…

ch

6

/η/

ng

- Xuất hiện trong các âm tiết (trừ các âm tiết có âm
chính là nguyên âm hàng trƣớc: /i/, /e/, /ε/: tung,
tông, …

7


/ɲ/

nh

- Xuất hiện trong các âm tiết có âm chính là nguyên
âm hàng trƣớc: /i/, /e/, /ε/: inh, kênh, xanh…

- Bán âm cuối gồm có:
Stt Âm vị
1

/u/

Chữ
cái

Ghi chú

u

- “u” ghi bán âm cuối trong các âm tiết có các
nguyên âm (trừ /a/, /ε/ nhƣ: cau, đâu, nêu, niêu,
tiu nghỉu…

o

2

/i/


- “o” ghi bán âm cuối trong các âm tiết có âm
chính là nguyên âm /a/, /ε/ nhƣ: cao, chèo, béo,
đào…
- “i” ghi bán âm cuối trong các âm tiết có các

i

nguyên âm (trừ /ă/, /ɤˇ/ nhƣ: mai, tôi, cúi, hoài…

y
/?/

1.1.1.4.

zero

- Chỉ xuất hiện sau nguyên âm /ă/, /ɤˇ/ nhƣ: cay,
bay, cây, đẩy, ngoe nguẩy…
- Khuyết con chữ.

Đặc điểm chữ viết tiếng Việt

Chữ viết tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ
thống chữ cái La tinh, là chữ viết ghi âm, xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm


22

học, tức là nói sao viết vậy. Bộ chữ này đƣợc các cha cố Dòng Tên du nhập

vào nƣớc ta từ đầu thế kỷ XVII, bao gồm 26 ký tự sau:
Aa

Bb

Cc

Dd

Ee

Ff

Gg

Hh

Ii

Jj

Kk

Ll

Mm

Nn

Oo


Pp

Qq

Rr

Ss

Tt

Uu

Vv

Ww

Xx

Yy

Zz

Tuy nhiên, so với bảng chữ cái La tinh, bảng chữ cái tiếng Việt hiện
nay có một số khác biệt: từ gốc là các chữ cái La tinh, chữ Quốc ngữ đã đƣợc
sử dụng theo nguyên mẫu là chữ đơn, hoặc chữ ghép, hoặc thêm dấu phụ vào
chữ cái để có thể thể hiện âm vị, nhƣng cũng có trƣờng hợp thể hiện biến thể
của âm vị. Ngoài ra, vì tiếng Việt có 6 thanh điệu nên chữ Quốc ngữ đã có
thêm 5 ký hiệu huyền ( \ ) sắc ( / ), hỏi ( (? ), ngã (~ ), nặng (. ) ghi trên các
âm tiết để biểu thị các thanh tƣơng ứng. Cụ thể chữ cái trong Quốc ngữ nhƣ

dƣới đây:
-

Không sử dụng các ký hiệu: Ff, Jj, Ww, Zz để ghi âm;

-

Ghép các con chữ để ghi một âm vị:
+ Ghép chữ c với chữ h thành ch ghi âm /c/;
+ Ghép chữ g với h thành gh ghi âm / ɣ/ khi đứng trƣớc

nguyên âm hàng trƣớc /i, ê, e/;
+ Ghép chữ k với chữ h thành kh ghi âm / χ /;
+ Ghép chữ n với chữ h thành nh ghi âm /ɲ/;
+ Ghép chữ t với h thành th ghi âm / t’/;
+ Ghép chữ t với r thành tr ghi âm / ʈ /;
+ Ghép chữ g với I thành gi ghi âm /z/;
+ Ghép chữ n với g và h thành ngh ghi âm / ŋ/;
+ Ghép chữ p với h thành ph ghi âm /f/.


23

Sử dụng các dấu phụ:

-

+ Thêm dấu (-) vào chữ cái d để đƣợc chữ đ để ghi phụ âm /d/;
và dùng chữ d ghi âm /z/, dùng đ ghi âm /d/;
+ Ghép i với a thành ia; i với ê thành iê; ghép y với a thành ya;

y với ê thành yê để ghi các biến thể vị trí của nguyên âm đôi /ie/.
+ Ghép u với a thành ua; u với ô thành uô để ghi các biến thể
vị trí của nguyên âm đôi /uo/;
+ Ghép ƣ với a thành ƣa; ƣ với ơ thành ƣơ để ghi các biến thể
vị trí của nguyên âm đôi /ɯɤ/.
Nhƣ vậy, về cơ bản, chữ viết tiếng Việt bao gồm các chữ cái sau:
Aa

Ăă

Ââ

Bb

Cc

Dd

Đđ

Ee

Êê

Gg

Hh

Ii


Kk

Ll

Mm

Nn

Oo

Ôô

Ơơ

Pp

Qq

Rr

Ss

Tt

Uu

Ƣƣ

Vv


Xx

Yy
Trong đó chia ra:
-

Có 11 con chữ ghi nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ƣ;

-

Có 23 con chữ ghi phụ âm: b, c (k, q) ch, d, đ, g (gh), gi, h, kh, l,

m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x.
Để viết đúng chính tả cần viết đủ các nét cơ bản (nét khu biệt) cùng
những nét liên kết trong mỗi chữ cái và giữa các chữ cái với nhau (chẳng hạn
chữ “a” không viết nhầm lẫn với chữ “c”, chữ “i” không viết lẫn với chữ
“ô”…). Việc viết đúng chính tả cũng đồng thời tuân thủ cách ghi các dấu
thanh và dấu câu, viết đúng quy cách hệ thống chữ số quy định.
Nói chung, chữ Quốc ngữ có các ƣu điểm và nhƣợc điểm sau:
a). Về ưu điểm:


24

- Chữ Quốc ngữ đƣợc xây dựng theo nguyên tắc âm vị học, về căn bản đa
số các trƣờng hợp đảm bảo đƣợc tƣơng ứng “1-1” giữa âm và chữ. Để đảm bảo
nguyên tắc này, chữ Quốc ngữ phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện: một là, mỗi
âm chỉ do một ký hiệu biểu thị; hai là, mỗi ký hiệu luôn luôn chỉ có một giá trị,
tức biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi vị trí trong từ.
- Cách viết thành âm tiết rời, xét về mặt chính tả, cũng làm cho sự kết

hợp giữa các chữ cái thành đơn giản, tiện lợi.
b). Về nhược điểm:
Chữ Quốc ngữ có một số rắc rối trong chính tả, đƣợc chia làm 2 loại:
loại không phụ thuộc vào ngữ âm và loại phụ thuộc vào ngữ âm:
- Không phụ thuộc vào ngữ âm là trƣờng hợp “d/gi; g/gh; ng/ngh; c/k”.
Có thể sự khác biệt trên chữ viết này đã từng phản ánh sự khác biệt về ngữ
âm của tiếng Việt trong lịch sử. Hiện nay, sự khác biệt này trong phát âm
không còn nữa, song do tính chất bảo thủ của chính tả và sự khu biệt nghĩa
của từ, chúng ta vẫn phải phân biệt d / gi; g / gh; ng / ngh; c / k trong viết
chính tả. Do đó, có thể kết luận rằng: không thể đơn thuần dựa vào phát âm
để viết đúng chính tả trong các trƣờng hợp này.
- Phụ thuộc vào cách phát âm là “bất hợp lý” về chính tả do chữ Quốc
ngữ là một thứ chữ ghi âm xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, luôn bị ảnh
hƣởng bởi cách phát âm mang tính đặc trƣng vùng miền (không tuân theo
chuẩn) cho nên dẫn đến viết chính tả dựa theo phát âm phƣơng ngữ. Ví dụ:
Theo phát âm chuẩn nói “biết rồi”, nhƣng phƣơng ngữ ở thành phố Hồ Chí
Minh phát âm là “biết gồi” nên học sinh cũng viết là “biết gồi”, hoặc “màu
vàng” phát âm và viết thành “màu dàng”.
Ngoài ra, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những ngƣời sáng tạo ra
chữ Quốc ngữ đã không tuân thủ đƣợc một cách nghiêm ngặt những yêu cầu
của nguyên tắc âm vị học trong chữ viết, tạo ra những bất hợp lý về chính tả.


25

Cụ thể là dùng nhiều ký hiệu để biểu thị một âm. Ví dụ: âm /k/ đƣợc biểu thị
bằng 3 ký hiệu: c, q, k; âm /ɣ / đƣợc biểu thị bằng 2 ký hiệu: g, gh, v.v…
Hoặc dùng một ký hiệu biểu thị nhiều âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của
nó trong quan hệ với những âm trƣớc và sau nó. Ví dụ, chữ a chủ yếu để dùng
biểu thị âm /a/; nhƣng khi đứng trƣớc u và y ở cuối âm tiết lại biểu thị âm /ă/

(lau, lay); còn trong tổ hợp IA (mía) thì a biểu thị yếu tố thứ 2 của nguyên âm
đôi /ie/; trong tổ hợp UA (mua) thì a biểu thị yếu tố thứ 2 của nguyên âm đôi
/uo/; v.v… Chữ Quốc ngữ cũng dùng nhiều dấu phụ nhƣ trong các con chữ: ă,
â, ô, ơ, ƣ; và các dấu ghi thanh điệu là: huyền (\), sắc (/), hỏi (?), ngã (~), nặng
(.) ghi trên các chữ âm tiết để biểu thì các thanh tƣơng ứng. Chữ Quốc ngữ
cũng ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm nhƣ: ch, gh, kh, ngh, ph, th, tr.
Từ những trình bày trên, có thể thấy rằng: nói (phát âm) nhƣ thế nào thì
viết nhƣ thế ấy – đó là vấn đề “phiền hà” trọng yếu của chính tả tiếng Việt.
Do đó, một nguyên tắc quan trọng trong dạy chính tả tiếng Việt cho học sinh
là phải hết sức chú ý đến phát âm và đặc biệt là tính địa phƣơng – phƣơng
ngữ trong tiếng nói của các em.
1.1.21. Chính tả tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm
Chính tả, theo cách hiểu phổ biến, là cách viết đúng, hợp với chuẩn
và những quy tắc về cách viết chuyển từ dạng thức ngôn ngữ nói sang dạng
thức ngôn ngữ viết. Theo GS. Hoàng Phê [Từ điển tiếng Việt, 1994, 175 ] thì:
“Chính tả - đó là cách viết chữ đƣợc coi là chuẩn”, nhƣ vậy có thể hiểu:
những cách viết chữ không đúng so với chuẩn đƣợc coi là sai chính tả. Chính
tả, đó là những quy định mang tính xã hội cao, đƣợc mọi ngƣời trong cộng
đồng chấp thuận, mọi ngƣời đều phải tuân thủ. Những quy định đó thƣờng là
thói quen trong sự vận dụng thực tiễn, nhƣng cũng có thể do các tổ chức, cơ


×