Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức chương II, III sinh học 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.88 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------

ĐẶNG THỊ HỒNG LIÊN

SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HĨA ĐỂ ƠN TẬP, CỦNG CỐ
KIẾN THỨC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------

ĐẶNG THỊ HỒNG LIÊN

SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HĨA ĐỂ ƠN TẬP, CỦNG CỐ
KIẾN THỨC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh học
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĨNH PHÚ

Nghệ An, năm 2014
2




i

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt trong luận văn
Mục lục

MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------- 4
1. Lý do chọn đề tài: ----------------------------------------------------------------------------- 4
2. Mục đích nghiên cứu: ------------------------------------------------------------------------ 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ------------------------------------------------------------------------ 5
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: ------------------------------------------------------- 5
5. Phạm vi nghiên cứu: -------------------------------------------------------------------------- 5
6. Phương pháp nghiên cứu: -------------------------------------------------------------------- 5
7. Giả thuyết khoa học: ------------------------------------------------------------------------- 9
8. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn: ---------------------------------------------- 9
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ ÔN TẬP, CỦNG CỐ CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 10
1.1. Lược sử nghiên cứu về sơ đồ và sơ đồ hóa ---------------------------------------- 10
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết graph vào dạy học trên thế giới.
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết graph vào dạy học ở Việt Nam
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 11
1.2. Khái niệm sơ đồ ------------------------------------------------------------------------- 12
1.3. Vai trò của sơ đồ trong quá trình dạy học ----------------------------------------- 13
1.3.1. Đối với giáo viên ----------------------------------------------------------------------- 13

1.3.2. Đối với học sinh ------------------------------------------------------------------------ 13
1.4. Phân loại sơ đồ trong dạy học sinh học -------------------------------------------------------14

1.4.1. Phân loại dựa trên mục đích lí luận dạy học…………………………………14
1.4.2. Phân loại dựa trên kí hiệu sơ đồ ---------------------------------------------------- 14
1.4.3. Phân loại dựa trên nội dung được diễn đạt --------------------------------------- 14


ii

1.4.4. Phân loại dựa trên kiến thức sinh học --------------------------------------------- 15
1.4.5. Phân loại dựa trên khả năng rèn luyện các thao tác tư duy ------------------- 15
1.4.6. Phân loại dựa trên mức độ hoàn thiện của sơ đồ -------------------------------- 15
1.5. Phương pháp sơ đồ hóa nội dung dạy học ---------------------------------------------------15

1.6. Thực trạng về sử dụng sơ đồ và biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học ở trường
THPT -------------------------------------------------------------------------------------------- 16

Chương 2. SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HĨA ĐỂ ƠN TẬP, CỦNG CỐ
KIẾN THỨC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT ------------------------ 19
2.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương cảm ứng sinh
học 11 THPT: ---------------------------------------------------------------------------------- 19
2.1.1.Mục tiêu --------------------------------------------------------------------------------- 19
2.1.2. Cấu trúc chương trình ---------------------------------------------------------------- 20
2.1.3. Nội dung, thành phần kiến thức chương II Cảm ứng -------------------------- 20
2.2. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương sinh trưởng
và phát triển sinh học 11 -------------------------------------------------------------------- 21
2.2.1. Mục tiêu: --------------------------------------------------------------------------------- 21
2.2.2. Cấu trúc chương trình ---------------------------------------------------------------- 22
2.2.3. Các thành phần kiến thức của chương sinh trưởng và phát triển. --------- 22

2.3. Biện pháp sơ đồ hóa trong khâu ơn tập, củng cố kiến thức chương II, III sinh
học 11 THPT ----------------------------------------------------------------------------------- 23
2.3.1. Biện pháp sơ đồ khuyết --------------------------------------------------------------- 23
2.3.2. Biện pháp phân tích sơ đồ: ----------------------------------------------------------- 26
2.3.3. Biện pháp sơ đồ câm: ----------------------------------------------------------------- 27
2.3.4. Biện pháp sơ đồ bất hợp lí trong khâu củng cố----------------------------------- 29
2.3.5. Biện pháp tự xây dựng sơ đồ trong khâu củng cố: ------------------------------ 30
2.4. Một số loại sơ đồ xây dựng và sưu tầm để ôn tập, củng cố kiến thức chương
II, III sinh học 11 THPT: ------------------------------------------------------------------- 32

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM -------------------------------------- 54
3.1. Mục đích thực nghiệm------------------------------------------------------------------ 54
3.2. Nội dung thực nghiệm ------------------------------------------------------------------ 54
3.2.1.Thời gian thực nghiệm ---------------------------------------------------------------- 54


iii

3.2.2..Chọn trường thực nghiệm------------------------------------------------------------ 54
3.2.3.Chọn HS thực nghiệm ----------------------------------------------------------------- 54
3.2.4. Chọn GV dạy thực nghiệm ----------------------------------------------------------- 55
3.2.5. Phương án thực nghiệm -------------------------------------------------------------- 55
3.3. Xử lý số liệu ------------------------------------------------------------------------------ 55
3.4. Kết quả thực nghiệm ------------------------------------------------------------------- 57
3.4.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Hưng----------------------------- 57
3.4.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Lộc ------------------------------- 61
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ------------------------------------------------------- 65
3.5.1. Phân tích định lượng------------------------------------------------------------------ 65
3.5.2. Về mặt định tính ----------------------------------------------------------------------- 66


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ------------------------------------------- 68
1. Kết luận -------------------------------------------------------------------------------------- 68
2. Kiến nghị: ----------------------------------------------------------------------------------- 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------ 69
CÁC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ----------------------------------------- 72


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

TỪ VIẾT TẮT
THPT
XHCN
SGK
SGV
GV
HS
TN
ĐC


ĐỌC LÀ
Trung học phổ thông
Xã hội chủ nghĩa
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Giáo viên
Học sinh
Thực nghiệm
Đối chứng


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nước Việt Nam ta hiện đang là một trong những nước đang phát triển. Để bắt kịp
xu thế phát triển của thế giới thì chúng ta phải không ngừng đổi mới và đầu tư phát
triển trên nhiều lĩnh vực. Một trong những yếu tố được ví như là chìa khóa thành cơng
cho cơng cuộc đổi mới, vừa là động lực và mục tiêu cho mọi sự phát triển đó là đầu tư
cho giáo dục. Điều này được khẳng định tại điều 35, Hiến pháp nước cộng hòa XHCN
Việt Nam “Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển giáo dục là
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Luật giáo dục năm
2005 xác định: Phương pháp giáo dục phải phát huy được tính tích cực, tự giác chủ
động của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm của từng cấp học, môn học… Giáo dục
phải hình thành và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm và đem lại niềm hứng thú cho
người học.[23]
Thông qua quan sát sư phạm, tham khảo dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo
viên bộ môn nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy học sinh học ở trường phổ
thơng hiện nay cho thấy có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Nếu như trước đây

khi phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình và vấn đáp – tái hiện thông báo dẫn
đến học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không phát huy được tính độc lập,
sáng tạo của học sinh, khơng kích thích được niềm hứng thú trong học tập thì giờ đây
trong các tiết dạy đã có sự thay đổi bằng các phương pháp dạy học tích cực, tiến bộ
hơn đó là các phương pháp như phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, hỏi đáp tìm tịi,
dạy học có sử dụng bài tập tình huống…Và đặc biệt một biện pháp khơng mới nhưng
nếu biết vận dụng thích hợp thì sẽ có hiệu quả rất cao đó là biện pháp sơ đồ hóa. Giáo
viên có thể sử dụng vào việc dạy bài mới, những bài có nội dung thích hợp cho việc
dạy bằng phương pháp này. Bên cạnh đó thì giáo viên còn sử dụng để củng cố kiến
thức của mỗi bài, mỗi chương và mỗi phần đã học xong. Ngoài ra thì phương pháp này
cịn sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Xuất phát từ những lí do nêu trên đây và để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục,
nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt nhằm phát huy khả năng tích cực học tập cho


2

học sinh lớp 11 THPT nên tôi chọn đề tài “Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để ơn tập,
củng cố kiến thức các chương II, III sinh học 11”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng và tuyển chọn sơ đồ phù hợp để sử dụng trong ôn tập, củng cố
kiến thức các chương II, III sinh học 11 THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa
trong dạy học sinh học ở trường THPT.
3.2. Tìm hiểu tình hình sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học sinh
học ở trường THPT
3.3. Xây dựng và sưu tầm sơ đồ phù hợp áp dụng vào khâu ôn tập, củng
cố kiến thức các chương II, III sinh học 11 SGK 11 THPT.
3.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng

biện pháp sơ đồ hóa vào việc ôn tập, củng cố kiến thức các chương II, III sinh học 11.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
4. 1. Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình xây dựng và sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học các
chương II, III sinh học 11.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học sinh học lớp 11 ở một số trường THPT tại Đồng Nai.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung kiến thức các chương II, III sinh học lớp 11.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước trong công tác giáo dục và các tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài.


3

- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Sinh học lớp 11
THPT.
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài
để tổng quan tình hình nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra
- Lập phiếu điều tra để tìm hiểu về thực trạng và tình hình sử dụng sơ đồ
hóa để dạy học mơn Sinh học nói chung và dạy học các bài trong các chương II, III
sinh học lớp 11 nói riêng.
- Tìm hiểu sự hứng thú học tập, khả năng lĩnh hội kiến thức và các kĩ
năng được rèn luyện trong học tập của HS.
6.3. Phương pháp chuyên gia
- Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực mà mình nghiên

cứu, từ đó có những định hướng cho việc nghiên cứu đề tài.
- Trao đổi trực tiếp với GV dạy học Sinh học lớp 11 về một số dạng sơ
đồ đã xây dựng để làm cơ sở chỉnh sữa và hoàn thiện các sơ đồ.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đây là phương pháp quan trọng để đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa
học và mức đạt được mục tiêu của đề tài.
6.4.1.Thực nghiệm thăm dò
Xây dựng phiếu điều tra và tìm hiểu thực trạng sử dụng sơ đồ hóa để ơn tập,
củng cố các chương II, III sinh học lớp 11. Tổ chức điều tra và xử lí kết quả điều tra.
6.4.2.Thực nghiệm chính thức
* Mục đích: Nhằm thu thập số liệu và xử lý bằng toán học thống kê, xác định
chỉ tiêu đo lường và đánh giá chất lượng các sơ đồ xây dựng và sưu tầm.
* Phương pháp thực nghiệm:
- Xây dựng và tuyển chọn sơ đồ các chương II, III sinh học lớp 11.
- Thiết kế giáo án cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.


4

- Tổ chức thực nghiệm tại trường THPT:
+ Chọn các trường thực nghiệm: Các trường thực nghiệm có đủ cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học.
+ Chọn GV thực nghiệm: GV dạy lớp TN cũng là GV dạy lớp ĐC.
+ Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 11 THPT.
+ Bố trí thực nghiệm: Lớp TN và lớp ĐC có kết quả học tập tương đương nhau,
tiến hành thực nghiệm song song, mỗi lớp thực nghiệm dạy 3 bài có sử dụng sơ đồ hóa
đã đề xuất để ơn tập, củng cố.
+ Tiến hành thực nghiệm: Quá trình TN được tiến hành ở học kì II năm học
2013 – 2014.
+ Ở lớp đối chứng, giáo án được thiết kế theo phương pháp dạy học truyền

thống.
+ Ở lớp thực nghiệm, giáo án được thiết kế có sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập,
củng cố các chương II, III sinh học lớp 11.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát chung cho cả lớp TN và lớp ĐC.
+ Phân tích, xử lý và thống kê số liệu thực nghiệm.
6.5. Phương pháp thống kê tốn học
Chúng tơi sử dụng một số cơng thức tốn học để xử lý số liệu nghiên cứu:
+ Trung bình cộng ( X ) : Đo độ trung bình (TB) của một tập hợp
X =

Trong đó:

1
n

k



xi ni

i =1

xi : giá trị của từng điểm số nhất định
ni: số bài có điểm số đạt xi
n: tổng số bài làm

+ Độ lệch chuẩn (s): Khi có hai giá trị trung bình như nhau nhưng chưa đủ kết
luận hai kết quả trên là giống nhau mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại lượng



5

phân tán ít hay nhiều xung quanh hai giá trị trung bình cộng, sự phân tán đó được mơ
tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau:
2
1 k
.

n i =1 ( x i − X ) ni

s= ±

+ Sai số trung bình cộng (m):
m=

s
n

+ Hệ số biến thiên (Cv): Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có X
khác nhau.
Cv (%) =
Trong đó:

s
.100(%)
X

Cv từ 0 - 9%


:

dao động nhỏ, độ tin cậy cao

Cv từ 10 - 29% : dao động trung bình
Cv từ 30 - 100% : dao động lớn, độ tin cậy nhỏ
+ Hiệu trung bình (đTN-ĐC): So sánh điểm trung bình cộng ( X ) của nhóm lớp
TN và ĐC trong các lần kiểm tra.
DTN-ĐC = X
Trong đó :

TN

- X

ĐC

X

TN:

X của lớp thực nghiệm

X

ĐC:

X của lớp đối chứng

+ Độ tin cậy (Tđ): Kiểm chứng độ tin cậy về sự chênh lệch của hai giá trị TB

cộng của TN và ĐC theo cơng thức:
Td =

Trong đó:

X TN − X DC
2
2
STN
S DC
+
nTN nDC

S2TN: Phương sai của lớp TN
S2ĐC: Phương sai của lớp đối chứng
nTN: Số bài KT của lớp TN


6

nĐC: Số bài KT của lớp ĐC
Giá trị tới hạn của T là Tα tìm được trong bảng phân phối Student α = 0.05, bậc tự
do là f = n1+ n2 – 2.
+ Nếu Tđ < Tα thì sự sai khác giữa X
khơng sai khác với X

ĐC

và X


ĐC

là khơng có nghĩa hay X

TN

.

+ Nếu Tđ >Tα thì sự sai khác giữa X
X

TN

TN và

X

ĐC

là có nghĩa hay X

TN

sai khác với

ĐC

Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê tốn học trên bảng Excel, tính
số lượng và % số bài đạt các loại điểm và tổng số bài có điểm 7 trở lên làm cơ sở định
lượng, đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức, từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến

chất lượng học tập. Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được chi tiết hoá
trong đáp án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10.
7. Giả thuyết khoa học:
Nếu sử dụng hợp lí biện pháp sơ đồ hóa vào khâu ơn tập, củng cố kiến thức
của q trình dạy học sẽ nâng cao chất lượng dạy học các chương II, III sinh học
11.
8. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:
Góp phần hệ thống hóa những cơ sở lí luận về sơ đồ hóa trong dạy học làm
cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học Sinh học 11 THPT.
Xây dựng và lựa chọn được hệ thống sơ đồ phù hợp, đủ tiêu chuẩn để sử
dụng trong ôn tập, củng cố kiến thức các chương II, III Sinh học 11.


7

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ DẠY HỌC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT
1.1. Lược sử nghiên cứu về sơ đồ và sơ đồ hóa
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết graph vào dạy học trên thế
giới.
Lý thuyết graph là một chuyên ngành của tốn học được khai sinh kể từ cơng
trình về bài tốn “Bảy cây cầu ở Konigsburg” (cơng bố vào năm 1736) của nhà toán
học Thụy sĩ - Leonhard Euler (1707 - 1783).
Lý thuyết graph hiện đại bắt đầu được công bố trong cuốn sách “Lý thuyết grap
định hướng và vô hướng” của Conig, xuất bản ở Lepzic vào năm 1936. Đến năm 1958,
tại Pháp Claude Berge đã viết cuốn “Lý thuyết grap và những ứng dụng của nó”.
Ở Hoa Kỳ có nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu về lý thuyết grap làm cơ sở khoa
học cho lý thuyết mạng máy tính và chuyển hố vào các ngành khoa học khác. Trong
đó nổi bật nhất là những cơng trình nghiên cứu của Jonathan L Gross (trường Đại học
Columbia, Niu Yoc) và Jay Yellen (trường Rolin, Florida). Hai tác giả này đã cơng bố

nhiều cơng trình về graph. …
Cuốn sách “Sổ tay lý thuyết grap” (Handbook of Graph Theory) của Jonathan L
Gross và Jay Yellen là một trong những cuốn sách hướng dẫn tra cứu một cách đầy đủ
nhất về lý thuyết grap đã được xuất bản từ trước đến nay.
Năm 1965, tại Liên Xô cũ, A.M.Xokhor là người đầu tiên đã vận dụng một số
quan điểm của lý thuyết graph (chủ yếu là những nguyên lí về việc xây dựng một
graph có hướng) để mơ hình hóa nội dung tài liệu giáo khoa (một khái niệm, một định
luật…). A.M.Xokhor đã xây dựng được graph của một kết luận hay lời giải thích cho
một đề tài dạy học mà ơng gọi là cấu trúc logic của kết luận hay lời giải thích.
Tiếp đó, nhà lý luận dạy học hố học V.X.Polosin dựa vào cách làm của A.M.
Xokhor đã dùng phương pháp graph để diễn tả trực quan những diễn biến của một tình
huống dạy học cụ thể.
Năm 1972 V.P. Garkumơp cũng đã sử dụng phương pháp sơ đồ để mơ hình
hóa các tình huống của dạy học nêu vấn đề của bài học. Ngồi ra, có thể kể đến một số
cơng trình khác như : “graph và ứng dụng của nó” với bố cục 8 chương của L.Iu.Berezina ;


8

“Graph và mạng lưới hữu hạn” của R.Baxep, T.Xachi ; “lí thuyết graph” của V.V.Belop,
E.M.Vơpơbơep...
Hiện nay, nhiều nước khác nhau trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu về lý
thuyết graph cũng như tìm hiểu ứng dụng graph trong dạy học ở tất cả các môn học,
các cấp học số lượng ngày càng lớn với chất lượng ngày càng cao.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết graph vào dạy học ở Việt
Nam
Năm 1971, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là người đầu tiên đã nghiên cứu
chuyển hóa graph tốn học thành graph dạy học. Giáo sư đã có nhiều sách báo viết về
vấn đề này như cuốn sách “Lí luận dạy học – khoa học về trí dục và dạy học” viết vào
năm 1979. Sau đó, vào năm 1981, ông công bố bài báo: “Phương pháp graph trong dạy

học” [21]; năm 1983, ông công bố bài “Sự chuyển hóa phương pháp khoa học thành
phương pháp dạy học”[22]…
Năm 1987, Nguyễn Chính Trung đã nghiên cứu "Dùng phương pháp graph lập
chương trình tối ưu để dạy mơn Sử".
Năm 1993, Hồng Việt Anh đã nghiên cứu "Vận dụng phương pháp sơ đồ Graph vào giảng dạy Địa lý lớp 6 và 8 ở trường THCS". Trong cơng trình này tác giả
đã sử dụng phương pháp graph để phát triển tư duy của HS trong việc học tập và kỹ
năng khai thác sách giáo khoa cũng như các tài liệu tham khảo khác.
Nguyễn Phúc Chỉnh với: “Phương pháp graph trong dạy học sinh học’’ [4] và “Sử
dụng phương pháp Graph với tiếp cận hệ thống cấu trúc trong dạy học sinh học” [5].
Năm 2005 tác giả nghiên cứu: “ Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lý người ở
trung học cơ sở bằng áp dụng phương pháp graph”.
Phạm Thị My (2000) nghiên cứu “Ứng dụng lý thuyết Graph xây dựng và sử
dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học ở
THPT”.
Trong lĩnh vực dạy học Sinh học ở trường phổ thông, Phan Thị Thanh Hội đã
nghiên cứu về khả năng sơ đồ hóa và xây dựng hệ thống sơ đồ trong dạy học Sinh thái
học. Đặc biệt, Nguyễn Phúc Chỉnh là người đầu tiên đi sâu nghiên cứu một cách hệ


9

thống về lý thuyết graph trong dạy học Giải phẫu - sinh lý người. Tài liệu chuyên khảo
này là nội dung chính của luận án tiến sĩ cấp nhà nước năm 2005.
Tóm lại, việc xây dựng và sử dụng các graph trong dạy học đã được nhiều nhà
khoa học, giáo dục học trên thế giới và trong nước nghiên cứu và thực hiện, qua đó
cũng cho thấy rằng, xây dựng và sử dụng graph trong dạy học có một vai trị quan
trọng, nó giúp cho người học có khả năng hệ thống hóa kiến thức, nhớ kiến thức lâu
hơn và vận dụng các kiến thức trong thực tiễn tốt hơn.Vì vậy, việc nghiên cứu xây
dựng sơ đồ và hướng sử dụng trong giảng dạy sinh học là rất cần thiết và có ý nghĩa
thiết thực.

Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề trên cho thấy việc xây dựng và sử dụng sơ đồ
trong dạy học đã có nhiều nhà khoa học, giáo dục học trên thế giới và trong nước
nghiên cứu và vận dụng từ lâu nhưng đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị và tiếp tục
phát triển, giúp nâng cao hiệu quả dạy và học ở nhà trường phổ thơng.
1.2. Khái niệm sơ đồ
Định nghĩa theo Tốn học như sau: Một sơ đồ gồm một tập hợp điểm là đỉnh
của sơ đồ cùng với một tập hợp đoạn thẳng hay đường cong gọi là cạnh hay cung của
sơ đồ, mỗi cạnh nối hai đỉnh khác nhau và hai đỉnh khác nhau được nối nhiều nhất là
một cạnh. [9]
Trong sơ đồ Graph, sự sắp xếp trật tự trước sau của các đỉnh và cạnh có ý nghĩa
quyết định, cịn kích thước, hình dạng khơng có ý nghĩa.
Như vậy điều kiện để lập một sơ đồ phải có hai yếu tố: Tập hợp các đỉnh và tập
hợp các cung. Mỗi cung lại tập hợp thành một cặp đỉnh có quan hệ với nhau. Mỗi cặp
đỉnh không quan hệ với nhau không lập thành một cung của sơ đồ.
Mỗi đỉnh của sơ đồ được ký hiệu bằng một chữ cái (A,B,C…) hay chữ số
(1,2,3…). Mỗi sơ đồ có thể được biễu diễn bằng một hình vẽ trên một mặt phẳng.
Các cung của sơ đồ: Là đường nối các đỉnh , biểu thị mối quan hệ giữa các đỉnh
trong sơ đồ, các cung có thể biểu diễn bằng các đoạn thẳng, đường gấp khúc, đường
cong…cung có thể dài, ngắn, to nhỏ khác nhau. Tùy theo đơn vị kiến thức mối liên hệ
giữa các kiến thức mà hình dạng các cung khác nhau.
Cách kí hiệu các đỉnh và cách biểu diễn cung của sơ đồ không làm thay đổi bản
chất của sơ đồ. Cái làm cho sơ đồ thay đổi là trong sơ đồ có bao nhiêu cung và cung


10

đó nối đỉnh nào với nhau. Bản chất của sơ đồ được xác định bằng số lượng các cung
và đặc điểm của đỉnh tạo nên cung ấy. Nếu thay đổi số lượng cung của một sơ đồ hoặc
thay đổi đỉnh tạo cung của một sơ đồ, chúng sẽ làm thay đổi bản chất của sơ đồ đó.
Có thể được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, biểu đồ, bảng…Một sơ đồ có những

cách thể hiện khác nhau nhưng phải chỉ rõ mối quan hệ giữa các đỉnh.
1.3. Vai trò của sơ đồ trong quá trình dạy học [6], [18]
1.3.1. Đối với giáo viên
+ Ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết nhưng vừa có tính khái qt,
trừa tượng và hệ thống cao. Sơ đồ cho phép HS tiếp cận với nội dung kiến thức bằng
con đường logic tổng – phân – hợp, nghĩa là cùng một lúc GV vừa phân tích đối tượng
nhận thức thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành, vừa tổng hợp, hệ thống hóa các sự
kiện, các yếu tố đó thành một thể thống nhất, thuận lợi cho việc khái quát hóa để hình
thành khái niệm khoa học.
+ Phát hiện kịp thời những HS tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để có biện
pháp động viên hoặc giúp đỡ kịp thời.
1.3.2. Đối với học sinh
- Đây là một trong những biện pháp giúp HS rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo , thực
hiện các thao tác tư duy và biện pháp logic, đồng thời rèn luyện kỹ năng đọc sách và tự
nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa.
- Góp phần nâng cao nhu cầu nhận thức và tinh thần trách nhiệm của HS trong
học tập.
- Bên cạnh giúp lĩnh hội tri thức, sơ đồ hóa cịn giúp HS có được phương pháp
tái tạo kiến thức cho bản thân, biết cách tự tìm kiếm tri thức, phát triển năng lực tự học
để có thể học suốt đời.
- Giúp HS tăng tốc độ định hướng và tăng tính mềm dẻo của trí tuệ vì qua biện
pháp sơ đồ hóa HS có thể rèn luyện được các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng nhanh trí khi giải quyết các bài tập tình huống.
+ Kỹ năng biến thiên cách giải quyết vấn đề.
+ Kỹ năng xác lập sự phụ thuộc những kiến thức đã có (dấu hiệu, thuộc tính,
quan hệ của một sự vật, hiện tượng).
+ Kỹ năng đề cập theo nhiều quan niệm khác nhau của một cùng một hiện tượng.


11


+ Kỹ năng phê phán trí tuệ.
+ Kỹ năng "thấm" sâu vào tài liệu, sự vật, hiện tượng nghiên cứu: thể hiện rõ ở
sự phân biệt cái bản chất và cái không phải là bản chất, cái cơ bản và cái chủ yếu, cái
tổng quát và cái bộ phận...
- Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy khái quát, có khả năng chuyển tải
thơng tin cao để có thể ứng dụng trong các môn học khác.
Với những ưu điểm và tác dụng như trên đối với giáo viên và học sinh nên sử
dụng biện pháp sơ đồ hóa hợp lí sẽ mang lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học.
1.4. Phân loại sơ đồ trong dạy học sinh học[6]

1.4.1. Phân loại dựa trên mục đích lí luận dạy học
- Sơ đồ dùng để nghiên cứu tài liệu mới.
- Sơ đồ dùng để củng cố hoàn thiện tri thức.
- Sơ đồ dùng để kiểm tra, đánh giá.
1.4.2. Phân loại dựa trên kí hiệu sơ đồ
- Hình vẽ lược đồ.
- Sơ đồ nội dung.
+ Mơ hình hóa - cấu trúc hóa.
+ Biểu đồ.
+ Đồ thị.
+ Sơ đồ lưới.
+ Sơ đồ xích - chu trình.
+ Sơ đồ phân nhánh cành cây.
1.4.3. Phân loại dựa trên nội dung được diễn đạt
- Sơ đồ thể hiện cấu tạo giải phẩu, hình thái.
- Sơ đồ thể hiện cơ chế của các hiện tượng, quá trình.
- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.
1.4.4. Phân loại dựa trên kiến thức sinh học



12

- Sơ đồ kiến thức về khái niệm sinh học.
- Sơ đồ kiến thức về quá trình sinh học.
- Sơ đồ kiến thức về quy luật sinh học.
1.4.5. Phân loại dựa trên khả năng rèn luyện các thao tác tư duy
- Sơ đồ rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp.
- Sơ đồ rèn luyện kỹ năng so sánh.
- Sơ đồ rèn luyện kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa.
- Sơ đồ rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa.
1.4.6. Phân loại dựa trên mức độ hoàn thiện của sơ đồ
- Sơ đồ đầy đủ.
- Sơ đồ thiếu (khuyết)..
- Sơ đồ câm.
- Sơ đồ bất hợp lý.
Tuy nhiên không nên áp dụng sơ đồ một cách máy móc vì khơng phải nội dung nào
cũng có thể chuyển thành sơ đồ.
1.5. Phương pháp sơ đồ hóa nội dung dạy học[6]

Muốn xây dựng được sơ đồ, trước hết GV cần nghiên cứu nội dung chương
trình giảng dạy để lựa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có thể lập được sơ đồ
nội dung và xác định mục tiêu của bài, của chương cần lập sơ đồ. Tùy từng loại kiến
thức mà lập sơ đồ nội dung tương ứng. Tuy nhiên không phải bài học nào cũng có thể
lập được sơ đồ nội dung. Vì vậy, sự nghiên cứu và lựa chọn nội dung để xây dựng sơ
đồ là rất cần thiết.
Quy trình lập sơ đồ nội dung dạy học bao gồm các bước cụ thể sau:


13


Ví dụ: Lập sơ đồ về đặc điểm mã di truyền.

* Bước 1: Tổ chức đỉnh:
- Chọn kiến thức tối thiểu cần và đủ (là nhứng kiến thức cơ bản nhất). Mỗi kiến
thức chốt sẽ là một đỉnh của sơ đồ.
- Mã hóa kiến thức chốt. Có thể sử dụng những kí hiệu dễ hiểu nhất để mã hóa
kiến thức chốt, như vậy sẽ giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ hơn và sơ đồ cũng bớt phần
cồng kềnh.
- Bố trí các đỉnh trên mặt phẳng. Cần lưu ý sắp xếp các đỉnh sao cho có tính
khoa học, phản ánh được logic phát triển của kiến thức, dễ hiểu và phải có tính trực
quan mỹ thuật.
*Bước 2: Thiết lập cung
Thực chất chỉ là việc nối các đỉnh bằng mũi tên hay đoạn thẳng để diễn tả mối
liên hệ giữa nội dung các đỉnh với nhau, đồng thời phản ánh logic phát triển của các
nội dung.
*Bước 3: Hoàn chỉnh sơ đồ:
Làm sơ đồ trung thành với nội dung được mơ hình hóa về cấu trúc logic nhưng
lại giúp học sinh lĩnh hội dễ dàng phần nội dung đó.
1.6. Thực trạng về sử dụng sơ đồ và biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học ở
trường THPT
Để tìm hiểu thực trạng dạy chương II, III sinh học 11 THPT, chúng tôi tiến
hành quan sát sư phạm, dự giờ, trao đổi, tham khảo các bài soạn của giáo viên, tìm
hiểu qua phiếu khảo sát đối với các giáo viên sinh học, đối với các em học sinh khối
11 ở các trường THPT Xuân Lộc, THPT Xuân Hưng, THPT Xuân Thọ, năm học 2013
– 2014. Kết quả như sau:


14


Bảng 1.1. Tình hình sử dụng các phương pháp trong dạy học sinh học của giáo
viên
Mức độ sử dụng
TT
Phương pháp

Thường
xuyên
SL

TL

Không
Thỉnh thoảng
SL

(%)

TL

Hiếm khi
SL

(%)

TL

bao giờ
SL


(%)

TL
(%)

1

Thuyết trình

10

55.6

5

27.7

3

16.7

0

0.0

2

Sơ đồ hóa

5


27.7

9

50.0

4

22.2

0

0.0

3

Hỏi đáp

10

55.6

6

33.3

2

11.1


0

0.0

4

Sử dụng tình huống

3

16.7

5

27.7

8

44.4

3

16.7

5

Sử dụng đồ thị, bảng

5


27.7

9

50.0

3

16.7

1

5.5

6

Biễu diễn thí nghiệm

2

11.1

3

16.7

2

11.1


11

61.1

7

Giải quyết vấn đề

4

22.2

6

33.3

7

38.9

1

5.5

Qua bảng trên ta thấy phương pháp thuyết trình và phương pháp vấn đáp là
những phương pháp được nhiều giáo viên sử dụng thường xuyên. Nếu như dạy học
bằng phương pháp thuyết trình thì học sinh sẽ tiếp thu bài một cách thụ động, khơng
phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.
Ngồi hai phương pháp thuyết trình và vấn đáp, thì tuy đã có một số giáo viên

sử dụng các phương pháp khác như phương pháp sử dụng tình huống, đồ thị, bảng và
sử dụng sơ đồ…., nhưng mức độ sử dụng cịn ít.
Từ kết quả điều tra trên cho thấy đa số học sinh ít có thói quen lập sơ đồ cho nội
dung đã học nên khả năng khái quát hóa kiến thức bằng sơ đồ của học sinh còn rất
kém. Tuy nhiên, một số lượng học sinh cũng bắt đầu biết sử dụng sơ đồ hóa để ghi bài,
biết tổng hợp, khái quát kiến thức.
Để phương pháp sơ đồ hóa trở nên phổ biến và phát huy hết hiệu quả trong q
trình dạy học thì địi hỏi người giáo viên cần sử dụng phương pháp này nhiều hơn và
sử dụng hợp lý trong bài dạy kết hợp với việc rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng
sơ đồ của học sinh thì sẽ mang lại hiệu quả cao.
Chúng tơi tiếp tục thăm dị thơng qua vở ghi bài của học sinh để tìm hiểu về
cách sử dụng sơ đồ trong khi ghi bài và hiệu quả rèn luyện kỹ năng của giáo viên cho
học sinh. Sau khi thăm dị 300 học sinh, chúng tơi thu được kết quả như sau:


15
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng sơ đồ trong quá trình ghi bài của học sinh
Thường xun

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Khơng bao giờ

SL

TL (%)

SL


TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

35

11.67

120

40

85

28.33

60

20

Từ số liệu trên cho thấy HS bước đầu cũng đã biết sử dụng sơ đồ để ghi bài, tuy
nhiên vẫn còn một số lượng lớn HS chưa bao giờ sử dụng sơ đồ trong quá trình ghi
bài. Kết hợp với các số liệu thu được trong quá trình trưng cầu ý kiến của GV, theo

chúng tôi việc HS chưa bao giờ sử dụng sơ đồ để ghi bài có thể là do một số GV chưa
hoặc không thường xuyên sử dụng phương pháp sơ đồ hóa nên HS chưa làm quen với
cách ghi bài dưới dạng sơ đồ.
Kết luận chương 1
Sơ đồ và biện pháp sơ đồ trong dạy học sinh học đóng vai trị khá quan trọng.
Kết quả khảo sát GV và HS ở các điểm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết
GV đều cho rằng sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy học Sinh học sẽ mang lại hiệu
quả cao, HS sẽ có hứng thú hơn trong giờ học. Hầu hết, HS cho rằng sử dụng sơ đồ để
ghi bài sẽ giúp việc học dễ dàng hơn.


16

Chương 2. SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ ÔN TẬP, CỦNG CỐ
KIẾN THỨC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT:
2.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương cảm ứng sinh
học 11 THPT:
2.1.1.Mục tiêu
a. Về kiến thức
-Phát biểu được định nghĩa về hướng động,ứng động,cảm ứng ở động vật, điện
thế nghỉ, tập tính ở động vật.
-Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động
-Trình bày được vai trị của hướng động đối với đời sống của cây, từ đó giải
thích được sự thích nghi của cây đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát
triển.
- Kể tên được các kiểu ứng động chính.Trình bày được vai trò của ứng động đối
với đời sống của cây, từ đó giải thích được sự thích nghi của cây đối với sự biến đổi
của môi trường để tồn tại và phát triển.
-Mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới,dạng chuỗi hạch và khả năng
cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới,dạng chuỗi hạch .

-Học sinh nêu được sự phân hóa về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.
-Vẽ được sơ đồ điện thế hoạt động và điền được tên các giai đoạn của điện thế
hoạt động vào đồ thị.
-Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có
bao miêlin và khơng có bao myelin.
-Vẽ hoặc mơ tả được cấu tạo của Xinap
-Trình bày được cơ chế lan truyền của điện thế hoạt động qua xinap bằng sơ đồ
-Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được
-Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính ở động vật
-Nêu được một số hình thức học tập chủ yếu của động vật
-Liệt kê và lấy được các ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
-Nêu được ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính vào đời sống sản xuất
-Nêu được một số tập tính xây dựng các thói quen trong nếp sống văn minh của
con người.
b. Về kĩ năng


17

- Kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp
- Rèn luyện kĩ làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Rèn kĩ năng lập sơ đồ hóa nội dung bài học.
c. Về thái độ
- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức và giải thích bản
chất, cơ chế, tính quy luật về các hiện tượng cảm ứng của sinh vật
- Có ý thức vận dụng các tri thức và kĩ năng học được vào thực tiễn cuộc sống,
học tập và lao động.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên bảo vệ môi trường
sống.
2.1.2. Cấu trúc chương trình

Ở chương 2 sinh học 11 THPT gồm 11 bài được chia làm hai phần cảm ứng ở
thực vật và cảm ứng ở động vật.
Phần A: Cảm ứng ở thực vật, gồm 3 bài ( bài 23 -> bài 25 với 3 tiết dạy trong
đó có 1 tiết thực hành). Có các bài:Hướng động, ứng động và bài thực hành hướng
động.
Nội dung: giới thiệu về sự cảm ứng ở cơ thể thực vật
Phần B: Cảm ứng ở động vật, gồm 8 bài (bài 26-> bài 33 với 8 tiết dạy trong
đó có 1 tiết thực hành). Có các bài:Cảm ứng ở động vật, điện thế nghỉ, điện thế hoạt
động và sự lan truyền xung thần kinh, truyền tin qua xinap, tập tính của động vật và
bài thực hành xem phim về tập tính của động vật
Nội dung: giới thiệu sự cảm ứng ở cơ thể động vật.
2.1.3. Nội dung, thành phần kiến thức chương II Cảm ứng
Các thành phần kiến thức cơ bản của chương II gồm:
2.1.3.1. Kiến thức về khái niệm sinh học:
- Các khái niệm sinh học phản ánh bản chất của sinh học
- Các khái niệm về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật bao gồm:
khái niệm cảm ứng, khái niệm hướng động, khái niệm hướng động dương và
hướng động âm, khái niệm ứng động, ứng động sinh trưởng và ứng động không
sinh trưởng, khái niệm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động, khái niệm xinap…
2.1.3.2. Kiến thức về phân loại, phân dạng đối tượng nghiên cứu:


18

Các kiểu hướng động, các loại ứng động, phân loại tập tính, một số dạng
tập tính phổ biến ở động vật.
Ngồi ra cịn có các kiến thức về vai trị, ý nghĩa, tác dụng của các hình
thức cảm ứng, các đặc trưng đối với sinh vật.
2.2. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương sinh
trưởng và phát triển sinh học 11

2.2.1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về sinh trưởng của cơ thể thực vật.
- Chỉ rõ những mô phân sinh nào của thực vật một lá mầm và hai lá mầm
là chung và những mô phân sinh nào là riêng.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Giải thích được sự hình thành vịng năm.
- Trình bày được khái niệm về hoocmôn thực vật.
- Kể ra được 5 loại hoocmơn thực vật đã biết và trình bày tác động đặc
trưng của mỗi hoomôn.
- Mô tả được 3 ứng dụng trong nơng nghiệp đối với từng loại hoocmơn
thuộc nhóm chất kích thích.
- Nêu được khái niệm về sự phát triển của thực vật.
- Mô tả xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực vật.
- Trình bày được khái niệm về hoocmôn ra hoa (glorigen) và nêu được
vai trị của phitohoocmơn trong sự phát triển của thực vật.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái hồn tồn và khơng hồn tồn
và lấy được các ví dụ.
- Nêu được khái niệm biến thái.
- Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới sinh trưởng và
phát triển của động vật.
- Phân biệt được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và
phát triển của động vật.
- Nêu được vai trò của nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển
của động vật.


19


- Kể tên được các hoocmôn và nêu được vai trị của các hoocmơn đó đối
với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không
xương sống.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng tư duy.
- Kĩ năng lập sơ đồ nội dung cho một khái niệm, một bài học, hay một
chương.
- Kĩ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
c. Thái độ:
- Say mê học tập và nghiên cứu khoa học.
- Có ý thức vận dụng các kiến thức và kĩ năng học được vào thực tiễn
cuộc sống.
- Có ý thức bào vệ sức khỏe bản thân và tuyên truyền cho cộng đồng.
2.2.2. Cấu trúc chương trình
Ở chương III sinh học 11 THPT gồm 7 bài được chia làm 2 phần: phần A sinh
trưởng và phát triển ở thực vật, phần B sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Phần A gồm 3 bài (bài 34 – 36) với 3 tiết dạy có các bài Sinh trưởng ở thực vật,
Hoomơn thực vật và Phát triển ở thực vật có hoa.
Phần B gồm 4 bài (bài 37 – 40) với 4 tiết dạy trong đó có 1 tiết thực hành, có
các bài Sinh trưởng và phát triển ở động vật, Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và
phát triển ở động vật (2 tiết dạy) và bài thực hành Xem phim về sinh trưởng và phát
triển ở động vật.
2.2.3. Các thành phần kiến thức của chương sinh trưởng và phát triển.
Kiến thức về khái niệm sinh học gồm có khái niệm về sinh trưởng, mô phân
sinh, khái niệm sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp, khái niệm hoomôn thực vật,
khái niệm phát triển của thực vật, khái niệm hoomôn ra hoa và phitocrom, khái niệm
sinh trưởng và phát triển ở động vật, khái niệm biến thái.
Kiến thức về phân dạng, phân loại đối tượng nghiên cứu, các kiểu sinh trưởng ở
thực vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, hoomôn kích thích và hoomơn ức
chế, các kiểu phát triển của động vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát

triển ở động vật…


×