Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Áp dụng chu trình KOLB trong dạy học môn thiên văn học đại cương tại trường đại học sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.28 KB, 52 trang )

MUÏC LUÏC
PHẦN A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU---------------------------3
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ----------------------------------------------------------3
2. Mục tiêu nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------------4
3. Giả thiết khoa học -------------------------------------------------------------------------------4
4. Phạm vi nghiên cứu -----------------------------------------------------------------------------4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------4
6. Phương pháp nghiên cứu -----------------------------------------------------------------------5
PHẦN B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU -------------------------------------6
1. Giới thiệu khái quát về chu trình Kolb trong dạy học ---------------------------------------6
2. Khả năng áp dụng chu trình Kolb vào dạy học môn Thiên văn học đại cương tại trường
Đại học Sài Gòn ---------------------------------------------------------------------------------- 13
3. Phương án áp dụng chu trình Kolb vào dạy học môn Thiên văn học đại cương tại
trường Đại học Sài Gòn ------------------------------------------------------------------------- 14
3.1 Áp dụng chu trình Kolb trong các bài dạy môn Thiên văn học ĐC ------------ 14
3.2 Áp dụng chu trình Kolb vào các seminar của sinh viên ------------------------- 29
4. Thực nghiệm sư phạm ------------------------------------------------------------------------ 31
4.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm ----------------------------------------------- 31
4.2 Nội dung của thực nghiệm sư phạm ----------------------------------------------- 31
4.3 Đối tượng của thực nghiệm sư phạm ---------------------------------------------- 32
4.4 Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm --------------------------- 32
4.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm------------------------------------------------------ 34
PHẦN C. KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------- 39
Tài liệu tham khảo ------------------------------------------------------------------------------ 40
Phụ lục -------------------------------------------------------------------------------------------- 41

1


Danh mục bảng biểu


STT
1
2
3
4
5
6
7

Nội dung sơ đồ
Sơ đồ 1: Chu trình Kolb 1
Sơ đồ 2: Chu trình Kolb 2
Sơ đồ 3(hìnha,b,c,d,e,f): Sự mở rộng, biến hóa của chu trình Kolb
Sơ đồ 4(hình.g): Sự vận động của các q trình
Sơ đồ 5: Tư duy ngược lại nội dung vừa Thực hành
Sơ đồ 6: Sự vận động của q trình Tư duy
Sơ đồ 7: Chu trình Kolb 2 chu kỳ

STT
Nội dung bảng
1
Bảng 1: Các u cầu khi thực hiện bài học 1
2
Bảng 2: Các u cầu khi thực hiện bài học 2
3
Bảng 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Trang
07
10

11
12
13
13
30

Trang
14
24
35

Danh mục các chữ viết tắt
Sinh viên

SV

Giảng viên

GV

Phương pháp dạy học

PPDH

Phương pháp dạy học truyền thống

PPDH TT

Phương pháp dạy học tích cực


PPDH TC

Giáo dục

GD

Học tập

HT

Hoạt động nhận thức

HĐNT

Máy chiếu qua đầu

OHP

Thực nghiệm sư phạm

TNSP

2


PHẦN A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Mục tiêu giáo dục trong thế kỷ XXI là: “Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung
sống, học để sống với những người khác; Học để làm người”. Với mục tiêu này, trường
học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức mà còn là một môi trường để người học có điều

kiện hình thành những năng lực giao tiếp, năng lực công nghệ, năng lực giải quyết vấn đề
và năng lực tư duy [8].
Nghị quyết trung ương 2, khóa VIII đã chỉ ra rằng: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục – đào tạo. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại
vào quá trình dạy học để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
(HS); phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho HS”
Gần đây nhất, nghị quyết đại hội đảng XI cũng đã tiếp tục nhấn mạnh: Giáo dục là quốc
sách hàng đầu,…đổi mới GD & ĐT,…đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước[6].
Theo xu hướng đổi mới của đất nước, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học (PPDH).
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã triển khai nhiều lớp tập huấn. Tuy nhiên tài liệu chưa nhiều,
có nhưng chưa cụ thể đối với từng môn học. Mặt khác các mô hình dạy học, PPDH của
các nước tiên tiến đã từng áp dụng thành công, nhưng sự cụ thể hóa theo chương trình
giảng dạy tại Việt Nam, cụ thể hóa vào con người (Thầy và Trò) Việt Nam là chưa đầy
đủ.
Hơn nữa, hiện nay việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại là thuận lợi, nhưng biết
cách áp dụng nó thật hiệu quả và đúng hướng phương pháp sư phạm tích cực là một vấn
đề cần thiết để bảo đảm việc dạy lấy người học làm trung tâm. Vì thế, việc giới thiệu

3


PPDH hiện đại, vận dụng và sự cụ thể hóa nó trong áp dụng vào giảng dạy theo chương
trình tại Việt Nam là cần thiết.
“Chu trình Kolb”- là một trong những “mô hình” hay có thể gọi là “cách thức” đã áp
dụng tốt trong dạy học tại một số nước tiên tiến như Anh, Mỹ,…“Chu trình Kolb” có một
trình tự logic trong các bước giảng dạy và nó chú trọng khai thác cao khả năng tư duy,
khả năng tự học, hành của người học, và vì thế nó thực hiện tốt việc dạy lấy người học

làm trung tâm, phù hợp với PPDH hiện đại.
Nếu như, hoặc là sử dụng phương pháp dạy học truyền thống-nêu vấn đề (PPDH TT- nêu
vấn đề), hoặc phương pháp dạy học tích cực (PPDH TC), (hay PPDH mới, PPDH hiện
đại) có kèm theo việc áp dụng “Chu trình Kolb” kèm theo PPDH thích hợp thì hiệu quả
giảng dạy sẽ tốt hơn nữa. Do đó, cùng với việc thực hiện học chế tín chỉ tại trường Đại
học Sài Gòn, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần đẩy mạnh PPDH
đổi mới theo một số phương án cụ thể thực hiện từng bước nâng cao chất lượng giảng
dạy theo hướng đổi mới hiện nay của quốc gia, quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm kiếm phương án áp dụng chu trình Kolb vào dạy học môn môn Thiên văn học đại
cương ở trường Đại học Sài gòn nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên, đồng
thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
3. Giả thuyết khoa học
Có thể xây dựng được phương án áp dụng chu trình Kolb phù hợp vào dạy học môn môn
Thiên văn học đại cương nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên đồng thời góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
4. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng phương án áp dụng chu trình Kolb vào dạy học môn môn Thiên văn học đại
cương và triển khai thực nghiệm sư phạm 2 vòng đối với các lớp DLI-1111, DLI-1121,
DLI-1101 của trường Đại học Sài gòn để đánh giá tính khả thi của phương án đã xây
dựng.

4


5. Nội dung nghiên cứu
• Chu trình Kolb trong phương pháp dạy học hiện đại,
• Chu trình Kolb kết hợp với các PPDH, và có sử dụng phương tiện hỗ trợ.
• So sánh việc dạy học có áp dụng chu trình Kolb, không áp dụng chu trình Kolb để
khẳng định ưu thế, tính khả thi của việc vận dụng chu trình này.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê

5


PHẦN B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Giới thiệu khái quát về chu trình Kolb trong dạy học
1.1. Lý thuyết của Dreyfus và Kolb [9],[15],[17]
David Kolb là Giáo sư về Phát triển tổ chức tại trường Đại học CaseWestern
Reserve, Cleveland, Ohio (Hoa kỳ). Năm 1984, ông đề xuất lý thuyết học tập dựa trên
kinh nghiệm (Experiential learning theory- ELT), lý thuyết này được xem như một
mô hình học tập trải nghiệm (Experiential Learning Model -ELM) hay một chu trìnhchu trình Kolb.
Chu trình nầy, gồm 4 quá trình cơ bản theo thứ tự nhất định được mô tả khái quát
như sơ đồ 1 dưới đây:

Chu trình học tập Kolb (Kolb's learning cycle)
Sơ đồ 1: Chu trình Kolb 1

Nếu ta bắt đầu chu trình Kolb từ quá trình kinh nghiệm đến quá trình tư duy hay quan
sát có suy tưởng là giai đoạn người học từ kinh nghiệm sẵn có phải tư duy để giải
quyết một thực tiễn hay một vấn đề, nội dung chuyên môn đặt ra; quá trình tư duy đến
quá trình học là giai đoạn người học sau khi tư duy, phân tích, tổng hợp, lọc lựa được
phương án, kết quả, kết luận đúng nhất có thể của vấn đề. Kết quả này thuộc về quá
trình học (hay khái quát hóa).


6


Quá trình học đến quá trình thử nghiệm là giai đoạn người học đem các kết quả của
quá trình học áp dụng, thử nghiệm cho các tình huống mới.
Quá trình thử nghiệm đến quá trình kinh nghiệm là giai đoạn người học sau khi giải
quyết tình huống mới, sẽ có kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng,…) mới. Kinh nghiệm
mới thuộc về quá trình kinh nghiệm lúc xuất phát. Kinh nghiệm mới này có được sau
khi đã thực hiện đầy đủ một chu trình và hẳn nhiên kinh nghiệm mới sẽ có kinh
nghiệm, kiến thức, kỹ năng nhiều hơn kinh nghiệm trước đây.
Từ quá trình kinh nghiệm mới này, ta có thể tiếp tục thực hiện chu kỳ mới (vòng
quay) cho đến khi đạt được mục tiêu hoàn chỉnh của nội dung đề ra.
Chu trình được sử dụng cho cả thầy lẫn trò. Đối với thầy, vận dụng chu trình cho việc
thiết kế bài giảng, tập huấn ngắn hạn, trung hạn, khóa học chuyên đề,…; đối với trò,
chu trình hỗ trợ cho việc lên kế hoạch chương trình học của mình.
Kolb cũng chỉ ra rằng, trình tự các quá trình trong chu trình là cần thiết, nhưng không
nhất thiết phải bắt đầu từ một quá trình nào nhất định.
1.2 Các điểm đặc trưng của các quá trình trong chu trình Kolb:
1.2.1 Quá trình 1: Kinh nghiệm
Người học với kiến thức sẵn có hoặc đã đọc tài liệu về chủ đề đang học tập, hoặc đã
làm thử theo hướng dẫn của một số bài giới thiệu về chủ đề cần học. Các việc làm đó
sẽ tạo ra một số hiểu biết, kinh nghiệm nhất định cho người học. Theo chu trình Kolb,
đó mới chỉ là sự bắt đầu.
1.2.2 Quá trình 2: Tư duy
Quá trình tư duy hay quan sát có suy tưởng (Reflective Observation) là quá trình mà
người học từ kinh nghiệm sẵn có, tự suy tưởng để xem vấn đề đặt ra đúng hay sai. Từ
đó, họ rút ra được bài học bước đầu, học cái vừa tìm, cái mới, định hướng mới cho
việc học tập tiếp theo thú vị và hiệu quả hơn. Việc suy tưởng là đi vào chiều sâu của
vấn đề, nếu suy tưởng tốt, đúng hướng, ta sẽ có được các cải tiến, nâng cấp, điều
chỉnh cho tiến trình phát triển của việc học tập.

1.2.3 Quá trình 3: Học
Tiếp sau quá trình 2, người học khái quát hóa các kinh nghiệm vừa tiếp thu. Quá trình
3 là giai đoạn quan trọng để các kinh nghiệm được chuyển đổi thành “tri thức”. Trong
quá trình này, các kinh nghiệm được nâng cao, phát triển và kết quả là người học đã
học được vấn đề đặt ra hoặc thực hiện được kế hoạch cho các hoạt động tiếp theo
trong thời gian tới.
7


1.2.4 Quá trình 4: Thử nghiệm
Ở quá trình 3, người học đã có kết luận được rút ra từ thực tiễn, bài học, thí nghiệm,...
Kết luận này sẽ đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm xem có đúng hay không, hoặc áp
dụng kết luận đó vào thực tiễn mới thông qua việc áp dụng giải bài tập, làm thí
nghiệm mới trên cơ sở kiến thức thu được từ quá trình 3.
1.3.

Sự vận hành và biến hóa của chu trình Kolb [5],[10],[13]

Như mục 1.2 nêu trên, chúng tôi tóm tắt một số nội dung cơ bản của chu trình Kolb.
Chu trình Kolb là phong phú, đa dạng và có hướng mở. Nội dung chi tiết và những
khả năng ứng dụng của chu trình Kolb cho các ngành, nghề, đối tượng khác nhau là
nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
Ở góc độ nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ cụ thể hóa việc áp dụng, vận dụng
chu trình Kolb theo các nội dung chính dưới đây.
Trong quá trình thực hiện một bài giảng, nếu ta tiến hành theo phương thức và các
bước như sau :
• Với kiến thức, kinh nghiệm đã có của SV, Thầy giáo nêu vấn đề của bài học mới
hoặc làm thí nghiệm (TN) đối với môn Vật Lý, Hóa, Sinh.
Đây là quá trình: Làm (Experience or Do)
• Thầy hướng dẫn SV suy nghĩ, thảo luận, hoặc làm TN giải quyết vấn đề:

Đây là quá trình: Tư duy (Reflection)
• Trò tự đọc tài liệu, SGK tại chỗ để rút ra kết luận bài học dưới sự định hướng của
Thầy.
Đây là quá trình: Học (Learn)
• Thầy đặt câu hỏi (hoặc TN) mới và yêu cầu Trò áp dụng kiến thức vừa học để giải
quyết.
Đây là quá trình: Áp dụng (Apply)

Các quá trình trên là một chuổi liên tiếp nhau:

8


Nên ta cũng có thể xem như một chu trình (sơ đồ 2):

Sơ đồ 2: Chu trình Kolb 2

Chu trình Kolb này đã được áp dụng nhiều trong giảng dạy ở trường Phổ thông và Đại
học ở nước Anh. Khi nói đến PPDH, mô hình DH, kỹ thuật DH, kiểu DH thì những kỹ
năng cần thiết cho thầy, cho trò trong việc Dạy và Học của từng bộ môn cụ thể thì việc
tìm hiểu và vận dụng chu trình Kolb là thực sự cần thiết cho chúng ta quan tâm trong
giảng dạy bộ môn cụ thể của chính mình.
Sau đây, ta tiếp tục nghiên cứu tiếp sự mở rộng, sự biến hóa, sự đa dạng của chu
trình Kolb và cũng để từ đó ta nhìn lại quá trình giảng dạy trước đây của mình, có thể ta
cũng đã từng làm như vậy. Và hơn hết là cùng nghiên cứu để áp dụng tốt nhất vào bộ
môn giảng dạy của chúng ta ngay khi có thể. Sơ đồ (3),[5] nghiên cứu về sự mở rộng, sự
biến hóa, sự đa dạng của chu trình Kolb:

9



(Hình.c)

(Hình.d)

Sơ đồ 3(hình a,b,c,d,e,f): Sự mở rộng, sự biến hóa, sự đa dạng của chu trình Kolb

1.4 Những ưu điểm và khả năng vận dụng chu trình Kolb
Sau đây ta nghiên cứu về những ưu điểm của chu trình Kolb qua thực tiễn dạy học
ở một số nước có nền giáo dục phát triển và khả năng vận dụng chu trình này vào
dạy học ở nước ta.
1.4.1 Những ưu điểm
Ưu điểm 1: Các quá trình có thể có sự vận hành riêng tùy vào môn học mà người
ta chú trọng quá trình nào trong 4 quá trình để khai thác kỹ hơn.
Đồng thời với sự vận động của chu trình còn có sự vận động riêng của từng quá
trình theo trình tự chu trình (sơ đồ 4(hình.g)).

10


(Hình.g)
Sơ đồ 4(hình.g): Sự vận động của các quá trình

Ưu điểm 2: Chu trình Kolb có thể linh động theo kiểu xoáy trôn ốc tùy vào môn
học, khóa học theo cách một lần hay nhiều lần
Ưu điểm 3: Ưu điểm của từng quá trình, trong đó quá trình Tư duy (Reflection)
hầu hết được chú trọng trong giảng dạy các môn khoa học (science) tại các nước
tân tiến Anh, Mỹ,….
Sau đây, chúng tôi trình bày về “sự vận động” của từng quá trình Experiment,
Reflection, Learn, Plan hoặc Aplly.

Bằng cách khảo sát (Hình.g) ta thấy:
* Đối với quá trình tư duy: Sự tư duy đôi khi không đơn giản là một sự suy
nghĩ thông thường mà nó cũng là một quá trình tư duy rồi thực hành, sau thực
hành lại tư duy,…Trong thực hành vật lý việc nầy thường lặp đi lặp lại nhiều lần
Tư duy ngược lại nội dung vừa thực hành

Sơ đồ 5: Tư duy ngược lại nội dung vừa thực hành

11


Tư duy ngược lại nội dung vừa thực hành: Sau khi làm thí nghiệm, SV suy nghĩ để
xác định kết quả, rồi lặp lại thí nghiệm để thảo luận và khẳng định sự kết luận của
nhóm mình. Sự tư duy (phản ánh, phản tỉnh, Reflection) còn là sự:
+ Tự đánh giá (Self-Assesment)
+ Bạn học đánh giá (Peer-Assessment)
+ Thầy đánh giá (Tutor-Assessment)
Cần nhớ rằng, trong phương pháp dạy học có 3 mô hình: Mô hình thủ công (Craft
model), Mô hình khoa học ứng dụng (Applied Science model), Mô hình tư duy
(Reflective model). Trong đó mô hình tư duy với nhiều ưu điểm, nó giúp chúng ta
nghiên cứu và áp dụng tốt. Vì phạm vi và giới hạn của đề tài, nên 3 mô hình trên
chúng tôi chỉ nêu tóm tắt sơ đồ của mô hình tư duy dưới đây, để chúng ta nghiên
cứu về vai trò và sự nhấn mạnh quá trình tư duy như thế nào?

Sơ đồ 6: Sự vận động của quá trình tư duy

* Đối với quá trình học (Learn):
Sau quá trình tư duy SV học nội dung bài từ sách giáo khoa, từ thầy, từ tài
liệu; ngoài ra quá trình này còn có thể diễn ra ở ngoài lớp như học từ băng từ, đĩa
CD, DVD, video, internet, tài liệu khác…

* Đối với quá trình áp dụng (Apply or Plan): Hiểu được bài SV sẽ áp dụng
để các giải bài tập ứng dụng, đồng thời kiến thức vừa học còn làm nền cho kiến
thức bài học sau.

12


2. Khả năng áp dụng chu trình Kolb vào dạy học môn Thiên văn học đại cương

2.1 Đặc điểm của việc dạy và học môn Thiên văn học đại cương
+ Đòi hỏi các môn học trước: Vật lý đại cương, Cơ lý thuyết, …
+ Cần nhiều hình ảnh minh họa: hình tĩnh, động, mô phỏng thông qua sử dụng đĩa
CD, DVD, video, internet, máy vi tính, projector…
+ Là dễ, vì một số chương là kiến thức lý thuyết có thể tự học được, càng đọc thì
kiến thức người học càng hiểu biết nhiều hơn những khám phá mới về tự nhiên,
không gian vũ trụ.
+ Là khó, vì phải học qua các môn thuộc điều kiện tiên quyết; nắm vững các bài
toán khó về cơ học cổ điển, cơ hiện đại (cơ học tương đối tính); tiếp thu được các
bài toán chuyên ngành thiên văn,…
+ Là thú vị, vì một số chương có bài tập, kiến thức người học càng được củng cố
minh họa cho những môn học khác; SV có thể đóng vai của người làm công tác
thiên văn để tính toán, suy đoán, dự đoán về quá khứ hiện tại và tương lai.

2.2 Đặc điểm của sinh viên
+ SV hiếu động, ham tìm hiểu, thích sưu tầm về tự nhiên, thiên văn, vũ trụ.
+ SV có thể đọc và tham khảo được tài liệu bằng tiếng Anh nếu có sự hướng dẫn
và cung cấp thuật ngữ chuyên ngành thích hợp.
+ SV tự sưu tầm các tài liệu, sách giáo khoa, tài liệu kỹ thuật số, mạng internet…

2.3 Điều kiện về cơ sở vật chất

Trường Đại học Sài Gòn có đủ máy chiếu projector ở các phòng học, và Wi-Fi.

13


3. Phương án áp dụng chu trình Kolb vào dạy học môn Thiên văn học đại cương.
3.1 Áp dụng chu trình Kolb trong các bài dạy môn Thiên văn học đại cương
3.1.1 Bài học 1:
a- Tên bài: Vũ trụ học (Chương XI, giáo trình Thiên văn học đại cương)
b- Đối tượng: SV đại học chính quy ngành sư phạm vật lý, lớp DLI-1111 (Lý 2)
c- Thời gian học: Tháng 4,5/2013.
d- Phương tiện sử dụng: Máy vi tính, đĩa CD, VCD, DVD, nguồn thông tin và
hình ảnh [10], đèn chiếu projector, bảng trắng ghi thẳng trên màn hình đang chiếu,
phiếu [11]

e- Các yêu cầu khi thực hiện bài học:

* Thiên hà, * Quần thiên hà
* Đặc tính vật lý của thiên hà
* Vũ trụ học

NỘI
DUNG
DẠY

NHIỆM VỤ CỦA THẦY

+ Thiết kế bài giảng
theo yêu cầu khai thác
sự tư duy của SV.

+ Chiếu các slide và
đặc vấn đề
+ Chiếu hình tĩnh,
động, mô phỏng; đặt
vấn đề.
+ Đặt câu hỏi.
+ Giảng ít
+ Dẫn dắt SV vào trọng
tâm
+ Viết bảng trắng.

NHIỆM VỤ CỦA
TRÒ

PHƯƠNG TIỆN SỬ
DỤNG

THỜI
LƯỢNG

+ Xem hình + Máy vi tính
3 tiết
và suy nghĩ.
+ Máy chiếu
Projector, dùng
+Nghe giảng Powerpoint
+ Các Slide bảng
ít.
+ Tham gia cố định, bảng
vào các vấn trắng.

Đĩa
VCD
đề Thầy nêu +
ra.
chuyên ngành.
+ Lên bảng
+ Bút laser, lông.
+ Thảo luận
nhóm.

HIỆU QUẢ ĐỒI
VỚI SV

+ Hình ảnh dễ
tiếp thu.
+ Dễ theo dõi
bài.
+Chủ
động
chiếm lĩnh tri
thức theo trình
tự chu trình
Kolb.
+Giờ học sinh
động, chủ động
thảo
luận
nhóm.
+ Tự kết luận


Bảng 1: Các yêu cầu khi thực hiện bài học 1

14


f - Chi tiết bài giảng có vận dụng chu trình Kolb và sử dụng phương tiện hiện đại
* Chiếu các slide theo trình tự dưới đây:

Hoạt động của Thầy
1 1 Chiếu Slide 1

Mục đích, vai trò của SV

Quá trình 1: Kiến
thức và kinh nghiệm

Mục tiêu
* Nắm được khái quát về cấu trúc vũ trụ.
* Nắm được cấu tạo, hình dạng, chuyển động của Thiên
hà chúng ta.
* Nắm được, hiểu, tính được khối lượng, khoảng cách
các thiên hà.
* Nắm được mô hình vũ trụ.

sẵn có

+ Thầy nêu mục tiêu
bài giảng
+ Trò nghe
+ Phần “Mô hình vũ

trụ” che kín chưa dạy
sẽ đưa vào kết luận

2 2 Chiếu Slide 2
a/ Chiếu hình tĩnh, động

sau khi dạy xong.
Quá trình 2:
Tư duy

+ Dùng ngôn ngữ
hình ảnh,

+ Nêu vấn đề,

15


+ SV xem 5 phút và
trả lời câu hỏi.

Quá trình 3: Học

+ SV trả lời câu hỏi.

b/ Phát phiếu cho nhóm (4SV/nhóm, 4 nhóm/lớp)
Mẫu phiếu: THIÊN HÀ
1/ Hình dạng:

+ Nhóm thảo luận,

SV kết luận kiểu kim
tự tháp.
+ Thầy kết luận sau.

+ Nhìn chính diện:…………………
+ Nhìn theo tiết diện cắt ngang:…...
2/ Kích thước:…………………………………
3/ Mật độ các Sao:……………………………

c/ Thầy đặt câu hỏi áp dụng ( câu hỏi, hoặc yêu cầu SV
tự hỏi, hoặc cho đọc 5 phút một tài liệu trên màn hình,
hoặc đọc SKG tại chỗ)

Quá trình 4: Áp dụng

Trò trả lời nhanh

16


3 3 Chiếu Slide 3
Chương XI: CẤU TRÚC VŨ TRỤ-VŨ TRỤ HỌC
11.1 Thiên hà của chúng ta (The Milky Way Galaxy)
- Dãi Ngân Hà
a/ Thiên hà của chúng ta:




Thiên hà của chúng ta là Thiên hà (TH) trong đó

có Hệ Mặt Trời, Thiên hà của chúng ta có đường
kính 100.000 năm ánh sáng, hình dạng xoắn ốc.
Hệ Mặt Trời nằm ở một trong 3 cánh tay xoắn
lớn, cách tâm TH khoảng 2/3 bán kính
(30.000nas)
Hình dạng:

Quá trình 1:

+ Chiếu hình trước

Quá trình 2:

+ SV xem, trả lời câu
hỏi trực tiếp
Quá trình 3:

+ SV lên bảng điền
vào chỗ trống của
bảng trắng

+ Chiếu phần chữ để
hoàn chỉnh

4 4
+ Chiếu Slide 4
(Chiếu tuần tự các mục “*” dưới đây)
b/ Vật chất khuyết tán giữa các Sao trong Thiên hà:
* Đám mây bụi khí:…………………………..
* Đám khí khuyết tán:………………………..

* Sao Lùn Nâu:……………………………….

Quá trình 1:

+ SV xem, nghe
+ Chiếu từng mục
“*”, giảng.
Quá trình 2:

+ Chiếu xong Thầy
cho câu hỏi củng cố
+ Cho SV khẳng định
ý chính.

17


5 5 Chiếu Slide 5
c/ Chuyển động của các Sao trong Thiên hà:


Chuyển động riêng:……………………………



Sự quay của Thiên hà chúng ta:…………….....

6 6 Chiếu Slide 6

+ SV nghe giảng

Hỏi- đáp trực tiếp về
chuyển động riêng
của chòm Sao để hiểu
biết thêm về nguyên
nhân và thời gian
dịch chuyển của
chòm Sao.

Quá trình 3:

+ SV xem và nhận
diện hình ảnh các
dạng thiên hà, đặc
trưng của TH,…

======

18


7 7 Chiếu Slide 7
Từ slide chuyển sang về VCD chiếu hình minh họa

+ SV xem, nghe các
nội dung chiếu theo
trình tự.

11.2 Các thiên hà
Thiên hà các các dạng sau: xoắn ốc, elip, bất định hình.
Ví dụ: Thiên hà Tiên Nữ cách ta 2 triệu nas và có dạng

xoắn ốc giống như dạng thiên hà của chúng ta.
a/ Quần thiên hà:
+ Viết bảng trắng
b/ Các thiên hà vô tuyến và Quaza

+ Trò nghe, trả lời
câu hỏi ngắn

+ Xem hình để củng
cố

8 8 Chiếu Slide 8
Chiếu tuần tự phần chữ các mục a,b,c,d:
11.3 Sự phân bố các thiên hà và đặc tính vật lý của
thiên hà
…………………………………………………………………
a/ Sự quay của các thiên hà:
………………………………………………………….
Rv 2
b/ Tính khối lượng thiên hà: M =
G
c/ Tính khoảng cách d theo công thức: M = m + 5 - 5 lgd
d/ Sự lệch về phía đỏ của quang phổ các thiên hà:
………………………………………………………….

Quá trình 4:

+ Thầy giới thiệu, đặt
vần đề cho các phần
ở quá trình 3 nêu trên

& phần 11.3.

+ SV viết bảng trắng

+ Trò nghe, trả lời
câu hỏi nhỏ.

19


9 9 Chiếu Slide 9
Một số bài tập áp dụng

+ Thầy hướng dẫn,
SV giải

Một Quasar chuyển động với vận tốc v = 2,2.108m/s sau + SV giải trên bảng
vụ nổ BigBang. Cho tham số Hubble H = 17.10-3m/s.nas. trắng
1/ Quan sát viên trên Trái Đất nhận thấy quasar này lùi
xa chúng ta. Tính khoảng cách từ quasar đến Trái Đất?
2/ Tính tuổi của vũ trụ hiện nay?
+ Thầy cho truy xuất
các kết quả để kiểm
chứng kết quả của
SV.
1 1 Chiếu Slide 10
0 0
Từ slide lùi về VCD, mở lại mục “quan sát bầu trời…”Quá trình 1:
Stars dome. (phụ lục 1 - mục X)


Nhập số: + Vĩ tuyến 17, kinh tuyến 108
+ Ngày quan sát: 02/05/2014

+ Thầy giới thiệu,
thuyết giảng

+ Trò xem, nghe.
+ Trò nhìn hình phát
hiện: Sao, thiên hà,
hành tinh trong hệ
Mặt Trời.

Nhập số: + Vĩ tuyến 17, kinh tuyến 108
+ Ngày quan sát: 02/05/1014
Hình xuất hiện

Nhập số: + Vĩ tuyến 17, kinh tuyến 108
+ Ngày quan sát: 02/05/3014

Quá trình 2:

SV suy nghĩ, trao đổi
tại chỗ theo yêu cầu
của phiếu.

20


Hình


Mẫu phiếu
Họ & Tên:…………………………..
Lớp:…………..Khóa:………………

1/ Chọn 3 thiên hà,
a/ Ứng với ngày 02/05/2014. Vẽ:
b/ Ứng với ngày 02/05/1014. Vẽ:
c/ Ứng với ngày 02/05/3014. Vẽ:

Quá trình 3:

Điền vào phiếu theo
mẫu.

2/ Vẽ quỹ đạo 2 hành tinh trong hệ Mặt Trời đang nhìn
thấy:

Quá trình 4:

+ Trò xem, vẽ và nộp
lại phiếu cuối giờ
học.

21


b1 1
-1 1 Chiếu Slide 11
G
i


Chiếu cắt đoạn từng phần
n
g

Quá trình 1:
+ Thầy giới thiệu,
thuyết giảng

Quá trình 2:

11.4 Vũ trụ học
a/ Mô hình vũ trụ:
* Mô hình vũ trụ đồng nhất và đẳng hướng

+ Viết bảng trắng

* Mô hình vũ trụ nóng- BigBang

Quá trình 3:

+ Trò xem, nghe, trả
lời

1 1
2 2

Chieáu Slide 12

+ Thầy giới thiệu,

thuyết giảng

Chiếu cắt đoạn từng phần

b/ Nguồn gốc vũ trụ:
• Vũ trụ: Vũ trụ có hằng trăm tỉ thiên hà. Ở
mức độ vi mô, vật chất của vũ trụ được hình + Viết bảng trắng
thành từ 6 quark.
• Sự tiến hóa của Sao:
+ Tuổi của Sao: t =

Cho bài tập

1010
năm
M3

+ Trò xem, nghe, trả
lời

Quá trình 4:

+ Trò giải BT

22


1
3


1
3

Chiếu Slide 13

SV kết luận

Chiếu lại slide 1 để khẳng định mục tiêu ban đầu của bài
giảng.
1
4

1
4

Chiếu Slide 14
Chuyển sang VCD chiếu hình động, dứt bài.

23


3.1.2 Bài học 2:
a- Tên bài: Sao chổi (Chương II, giáo trình Thiên văn học đại cương)
b- Đối tượng: SV đại học chính quy ngành sư phạm vật Lý, lớp DLI-1111 (Lý 2)
c- Thời gian học: Tháng 4,5/2013.
d- Phương tiện sử dụng: Máy vi tính, đĩa CD, VCD, DVD, đèn chiếu projector,
bảng trắng ghi thẳng trên màn hình đang chiếu, phiếu [11].
e- Các yêu cầu khi thực hiện bài học:

Sao chổi: * Cấu tạo

* Quỹ đạo, chu kỳ
* Bài tập

NỘI
DUNG
DẠY

NHIỆM VỤ CỦA THẦY

+ Thiết kế bài giảng
theo trình tự chu trình
Kob.
+ Chiếu các slide và
đặc vấn đề
+ Chiếu hình tĩnh,
động, mô phỏng; đặt
vấn đề.
+ Phát phiếu, đặt câu
hỏi.
+ Gợi ý dẫn dắt SV vào
trọng tâm
+ Giảng, viết bảng
trắng ít.

NHIỆM VỤ CỦA
TRÒ

PHƯƠNG TIỆN SỬ
DỤNG


THỜI
LƯỢNG

+ Xem hình + Máy vi tính
2 tiết
+ Máy chiếu
và suy nghĩ.
Projector, dùng
+Nghe giảng Powerpoint
+ Các Slide bảng
ít.
+ Tham gia cố định, bảng
vào các vấn trắng.
Đĩa
VCD
đề Thầy nêu +
chuyên ngành.
ra.
+ Bút laser, lông.
+ Lên bảng
+ Thảo luận
nhóm.

HIỆU QUẢ ĐỒI
VỚI SV

+ Hình ảnh dễ
tiếp thu.
+ Dễ theo dõi
bài.

+Chủ
động
chiếm lĩnh tri
thức theo trình
tự chu trình
Kolb.
+Giờ học sinh
động, chủ động
thảo
luận
nhóm.
+ Tự kết luận

Bảng 2: Các yêu cầu khi thực hiện bài học 2

24


f - Chi tiết bài giảng có vận dụng chu trình Kolb và sử dụng phương tiện hiện đại
* Chiếu các slide theo trình tự dưới đây:

Hoạt động của Thầy
1 1 Chiếu Slide 1
Chiếu hình sao chổi:

Mục đích, vai trò của
SV

Quá trình 1: Kiến
thức sẵn có

+ Trò xem

+ Trò trả lời

+ Thầy nêu mục
tiêu bài giảng

Câu hỏi tìm hiểu: Trên hình là gì? Sao chổi, sao băng, sao + Trò nghe
Alpha, sao Hôm đều là Sao?
Mục tiêu
* Nắm được cấu tạo, quy luật
chuyển động của sao chổi.
* Phân biệt được sao chổi
với các sao khác.
* Sao chổi là thành viên của
hệ Mặt Trời.
* Sao chổi không đem tai họa cho loài người!

2 2
Chiếu Slide 2

Quá trình 2:
Tư duy

a/ Chiếu hình tĩnh

+ Dùng ngôn ngữ
hình ảnh

25



×