CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CÚU
Ý thức vai trò và lợi ích của hoạt động TDTT đối với việc nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân cũng như các tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội,
các nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động TDTT vẫn thường xuyên được chú trọng tiến
hành trên khắp thế giới. Sinh viên, học sinh được xem là lực lượng nòng cốt trong việc
bảo vệ và phát triển đất nước trong tương lai. Do đó, các nghiên cứu về hoạt động TT
trong trường học vẫn thường xuyên được tiến hành tại hầu hết các trường Đại học –
Cao đẳng trên thế giới, trong đó, các nghiên cứu đặc biệt chú trọng đến là lợi ích mà
sinh viên nhận được thông qua việc tham gia hoạt động TDTT, các chương trình TDTT
và dịch vụ TDTT của nhà trường.
Kết quả của nhiều công trình cho thấy lợi ích của hoạt động TDTT đối với SV
có thể tổng kết như sau: Việc tham gia hoạt động TDTT có tác dụng giảm stress cho
SV (Kimball & Freysinger, 2003); Phát triển ý thức cộng đồng (Dalgarno, 2001); Giúp
năng lực học tập tốt hơn thông qua hiệu quả tăng cường trí nhớ và tư duy (Belch,
Gebel, & Mass, 2001); thành công hơn trong học tập (Foubert & Grainger, 2006); hài
lòng hơn với các trải nghiệm trong quá trình học tập và phát triển năng lực lãnh đạo
cho SV (Hall-Yannessa & Forrester, 2008).
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu mô tả về việc tham gia hoạt động TDTT cũng cho
thấy các chương trình TT phong phú cùng cơ sở vật chất của nhà trường cũng là một
yếu tố quan trọng trong việc chiêu sinh cũng như việc duy trì số lượng SV theo học.
Kết quả khảo sát cho thấy thông qua việc tham gia các chương trình TT trong trường
học, SV cảm nhận được những lợi ích rõ rệt như: 1) Cảm thấy khỏe khoắn, ít bệnh tật
hơn; 2) cảm giác hoàn thành nhiệm vụ 3) Năng lực hoạt động thể chất tăng lên; 4) Sức
mạnh thể chất tăng lên; và 5) giảm căng thẳng (Bryant, Banta, & Bradley, 1995)
Tổng kết về GDTC trong trường học tại Úc cho thấy: “Thể thao là môn bắt buộc
đối với SV Úc, cho dù SV bắt buộc phải tham gia hoạt động TT, nhưng không nhất
thiết phải tham gia học các chương trình của nhà trường. SV được chọn lựa tham gia
các CLB ưa thích của nhà trường hoặc gia nhập các CLB TT bên ngoài trường nếu các
môn này nhà trường không có điều kiện tổ chức”.
Chủ tịch hội đồng Giáo dục thể chất & thể thao Đại học quốc gia Singapore,
Alan Koh Swee Wan, tổng kết về đặc điểm công tác GDTC trong trường học tại
Singapore như sau: “ Tất cả sinh viên, học sinh đều phải tham gia hoạt động thể thao
để cuộc sống mạnh mẽ và phong phú hơn. Họ được chọn môn thể thao họ yêu thích.
Trong quá trình tập luyện, nếu người nào thể hiện được sự vượt trội về năng lực và có
thiên hướng thể thao chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ chuyển họ sang trường chuyên TDTT
để theo đuổi sự nghiệp thể thao chuyên nghiệp…”. Từ bậc tiểu học đến đại học, HSSV thường xuyên học trung bình 2 giờ GDTC mỗi tuần trong suốt năm học, ngoại trừ
mùa
thi
cử.
(Education:
the
key
to
Singapour’s
future;
www.library.thinkquest.org/.../pe.html)
Tại Malaysia, HS từ tiểu học đến trung học phải tham gia 1 giờ GDTC mỗi tuần
trong suốt năm học. Các môn phổ biến ở cấp THPT là cầu lông, cầu mây, bóng đá và
quần vợt. Tại Anh, HS phải tham gia trung bình 2 giờ GDTC/tuần. Vào năm học cuối
giờ học tối thiểu là 1 giờ/tuần. Tại Ba Lan, HS phải tham gia tối thiểu 3 giờ / tuần trong
suốt cấp học THCS và THPT. SV Đại học phải tham gia tối thiểu 60 giờ GDTC/học
kỳ. Tại Mỹ, chương trình GDTC trong trường học được xây dựng sao cho HS-SV có
thể tham gia tập luyện tối thiểu các loại hình sau: các môn TT dưới nước, các môn thể
dục, các môn TT cá nhân/đôi, các môn đồng đội, các môn nhịp điệu và các môn khiêu
vũ. HS – SV được khuyến khích lựa chọn môn ưa thích từ năm học này sang năm học
khác. Hiện nay, ước tính 1088 trường đại học ở Mỹ đều có các chương trình GDTC và
thể thao cho SV, đây cũng được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút
lượng SV đăng ký vào học (Physical education – Wikipedia)
Tại Hàn Quốc, từ năm 1948, chính sách giáo dục luôn khuyến khích các trường
xem môn học GDTC là môn chính vì tác dụng tích cực đến lối sống lành mạnh của
HS-SV. Chính phủ xây dựng và thường xuyên cải tiến “Chương trình GDTC quốc gia”
áp dụng thống nhất cho tất cả các trường học, chương trình bao gồm 4 lĩnh vực: (1)
Mục tiêu và mục đích, (2) Nội dung giảng dạy (3) Phương pháp dạy và học, và (4)
Đánh giá. Thời lượng học trung bình 3 buổi/tuần, các năm cuối cấp giảm còn 2
buổi/tuần vì dành thời gian học và thi (Aug.01.2005; JOPERD-The Journal of Physical
Education, Recreation & Dance).
Vai trò của tập luyện TDTT
Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1946) đưa ra quan điểm sức khỏe là “Trạng thái
toàn diện về thể chất, tinh thần và sự thịnh vượng xã hội” (a complete state of physical,
mental and social prosperity). Trong khi định nghĩa này gợi lên một giấc mơ không
tưởng, nó cũng có giá trị đưa ra 1 tầm nhìn về sức khỏe không chỉ là không bệnh tật.
Trạng thái khỏe mạnh không phải là bất biến, một số yếu tố nhất định có thể duy trì
hay làm tăng tình trạng sức khỏe và cũng có những yếu tố làm suy giảm sức khỏe.
Trong đó, việc tập luyện TDTT là những hoạt động có lợi cho sức khỏe. Trong quá
khứ, thể thao không phải là mục tiêu phát triển sức khỏe, cho đến cuối thế kỷ 19 với
câu châm ngôn của Juvenal “mens sana in corpore sano” có nghĩa: một tinh thần khỏe
mạnh trong 1 cơ thể cường tráng (a sound mind in a sound body), đã hình thành một
quan điểm mới về tập luyện TDTT khi những lợi ích của TDTT được thừa nhận.
Từ thế kỷ 19, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động tích cực của TDTT đến
việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Một số kết quả tiêu biểu có liên quan đến đối
tượng sinh viên:
Theo Bouchard (1994): các VĐV môn chèo thuyền ở ĐH Cambridge và Oxford,
và VĐV trượt tuyết Phần Lan có tuổi thọ cao hơn người không tập luyện.
Kết quả nghiên cứu của Rook (1954) về tuổi thọ của 2045 cựu sinh viên của ĐH
Cambridge từ năm 1860 đến 1900 cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm
có tham gia hoạt động thể thao, nhóm trí tuệ (luôn được điểm số cao trong các kỳ kiểm
tra và nhóm đối chiếu. Tính trung bình, tuổi thọ của nhóm trí tuệ cao hơn 2 năm so với
nhóm đối chiếu và cao hơn 18 tháng so với nhóm thể thao.
Một nghiên cứu khác của Paffenbarger và cộng sự (1986) trên hơn 15.000 cưu
sinh viên ĐH Harvard cho thấy những người tham gia hoạt động TDTT, đặc biệt là đi
bộ, thì tuổi thọ tăng lên gần 2 năm so với người bình thường. Kết quả này dường như
chưa rõ ràng vì đối tượng nghiên cứu là sinh viên, thành phần trí thức, nhưng bổ xung
cho quan điểm tuổi thọ của thành phần trí thức cao hơn. Mặt khác, tuổi thọ của nhóm
SV tham gia TDTT của Harvard lại thấp hơn nhóm SV không tham gia TDTT.
Nghiên cứu của Etneir (1997) chứng minh tác động tích cực của TDTT đối với
năng lực học tập, nhận thức của sinh viên, học sinh là rõ ràng.
Một trong những tác động có hại dễ thấy nhất của rối loạn chức năng vận động
là các bệnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu được tiến hành từ 1968 đến 1978, trên
16.882 người của Morris khẳng định tỉ lệ bịnh tim mạch xảy ra ít hơn đối với nhóm có
hoạt động TDTT, 3.1 % so với 6.9 % ở nhóm không TDTT (1980). Một nghiên cứu
trên 16.936 cựu sinh viên Harvard cho thấy: những người có tham gia TDTT nhưng ít,
1 lần/tuần, có nguy cơ bị tim mạch cao hơn 64% so với nhóm tham gia TDTT cường
độ cao (Paffenbarger et al., 1978).
Báo cáo của WHO (2002, 2003), ước lượng trên toàn cầu, không vận động thể
chất là nguyên nhân chính gây ra 1.9 triệu người chết hàng năm, trong đó có 250.000
người Mỹ. Lối sống ít vận động ở Mỹ là nguyên nhân gây bịnh, chiếm 18% các ca bịnh
tim mạch, 22% các ca ung thư ruột kết, tiêu tốn 3.5% chi phí dành cho sức khỏe toàn
liên bang (US Department of Health,1996). Ở Canada, 21.000 trường hợp chết yểu do
không vận động, tiêu tốn 2.1 tỷ USD trong năm 1999, chiếm 2.5 % quỹ chăm sóc sức
khỏe (Katzmarzyk et al., 2000). Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy cái giá phải trả cho
lối sống ít vận động và lợi ích của tập luyện TDTT, dẫn đến việc thúc đẩy mạnh các
chương trình hoạt động TDTT ngày càng rộng lớn trên thế giới.
Gần đây, công trình nghiên cứu về tham gia TDTT tại Canada được tiến hành
từ năm 1992 đến 2005 do Bộ Công nghiệp Canada (Ministry of Industry) chủ trì, kết
hợp với ngành Văn hóa, Du lịch và Trung tâm Thống kê Giáo dục Canada (Culture,
Tourism and the Centre for Education Statistics). Kết quả được Bộ Công nghiệp
Canada công bố năm 2008 là khá toàn diện, công phu, được đánh giá cao về tính hiện
thực và khả năng ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Kết quả công trình nhấn mạnh
đến 4 lợi ích nổi bật của TDTT đối với chất lượng cuộc sống của người tham gia như
sau:
a) Lợi ích được đánh giá cao nhất: vui thú, giải trí và thư giãn
Kết quả nghiên cứu vào các năm 1998 và 2005 về lợi ích của tham gia TT như:
sức khỏe, hoạt động gia đình, quan hệ xã hội, vui thú, giải trí và thư giãn…cho thấy:
năm 2005, khoảng 5.3 triệu người chiếm 73% người tham gia tích cực đánh giá TDTT
là rất quan trọng đối với mục đích vui thú, giải trí và thư giãn, tăng lên so với 68% vào
năm 1998. Đây là lợi ích được đánh giá cao nhất. Tiếp theo là lợi ích về sức khỏe, với
5 triệu người (68%). Thứ 3 là cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn trong tập luyện và thi
đấu, với 3.5 triệu người (48%) đánh giá rất quan trọng. Kế tiếp là sinh hoạt gia đình
với 3.2 triệu người (43%); cuối cùng là mục đích quan hệ xã hội, gặp gỡ bạn bè với
34% đánh giá rất quan trọng.
b) Tình trạng sức khỏe.
68% người dân Canada (khảo sát năm 2005) có quan điểm: TDTT là phương
tiện hiệu quả để nâng cao sức khỏe và tuổi thọ, đồng thời họ cũng quan niệm là dinh
dưỡng và sự điều độ trong sinh hoạt cũng rất quan trọng. Nhiều người xem TDTT là
phương pháp điều chỉnh thể trọng, phòng tránh bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc
sống.
Khi nhận định về sức khỏe bản thân so với người cùng lứa tuổi, 66% người
tham gia TDTT cho rằng tình trạng sức khỏe của họ là tốt đến rất tốt, so với 49% ở
người không tham gia. Có nghĩa, có sự chênh lệch 17% giữa người tập luyện và người
không tập luyện hài lòng về tình trạng sức khỏe bản thân
Các căn bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì…cũng là nguyên nhân khích lệ
người dân tham gia tập luyện TDTT. Dĩ nhiên, TDTT cũng chỉ là một phương tiện để
hạn chế bệnh tật, cùng với TDTT thì cần lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng tốt, hạn chế các
thói quen có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia quá độ… để hạn chế bệnh tật.
c) Mức độ hài lòng cuộc sống
Cùng với các lợi ích về sức khỏe, tham gia TDTT cũng gắn với việc cải thiện
chất lượng cuộc sống. Người tham gia tập luyện TDTT có xu hướng cảm thấy hài lòng
về bản thân, về cuộc sống hơn. Kết quả trả lời các câu hỏi về cảm nhận cuộc sống,
thang điểm từ 1 -10, 80% người tham gia TDTT có mức điểm từ 7 – 10 trong vấn đề
hài lòng cuộc sống, đối với nhóm không tham gia là dưới 75%. Tinh thần thể thao có
xu hướng làm cho người tham gia có suy nghĩ tích cực hơn về bản thân, do đó hài lòng
với cuộc sống hơn.
c) Kỹ năng sống.
Cũng như các quốc gia khác, TDTT có vai trò quan trọng và đa dạng đối với
kinh tế xã hội Canada. TDTT phát triển sức khỏe (thể chất & tinh thần), quan điểm
sống, kỹ năng sống… góp phần nâng cao điều kiện sống, năng lực làm việc và khả
năng đóng góp cho xã hội của người dân. Những kỹ năng bao gồm: làm việc nhóm,
tinh thần lãnh đạo, năng lực giải quyết khó khăn, khả năng giao tiếp, ra quyết định và
quản lý… TDTT còn góp phần hình thành nhân cách, tinh thần trách nhiệm đối với
bản thân, gia đình và xã hội.
Các kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các quan hệ
cộng tác, lành mạnh trong công việc và xã hội cũng như góp phần đáng kể vào phát
triển kinh tế xã hội.
Tháp nhu cầu của Maslow (1954)
Theo Manfred Max-Neef (1991), các nhu cầu cơ bản của con người được xem
là mang tính bản thể, có số lượng ít, có hạn và có thể phân loại được (khác với thuật
ngữ kinh tế “nhu cầu” là vô hạn và không thể thỏa mãn hết).
Theo lý thuyết động cơ, nhu cầu là một động lực bên trong mỗi cá nhân, có thể
được xem như một trạng thái tìm kiếm sự thỏa mãn hoặc giai đoạn tâm lý không hoàn
hảo dẫn đến tìm kiếm trạng thái hoàn hảo (IFER/ DART, 1976, 2.46).
Theo một cách nhìn đơn giản, nhu cầu con người là điều gì đó thiếu hụt, được
định nghĩa là “bất cứ sự thiếu hụt gì đó trong mỗi người nảy sinh do tự ý hoặc tâm lý”
(Morgan & King, 1996). Nhu cầu thường được nhắc đến ám chỉ một động cơ hoặc
trạng thái nội tâm hướng đến một động cơ, ví dụ như khi buồn ngủ thì con người có
nhu cầu ngủ. Đây là phương pháp tiếp cận của Abraham Maslow (1943 & 1968), người
phân tích về “nhu cầu cơ bản” nổi tiếng trên toàn thế giới. Maslow phát triển học
thuyết về động cơ của con người, trong đó ông đề cập đến một số nhu cầu quan trọng
và sắp xếp theo một hệ thống cấp bậc. Có mỗi một bậc nhu cầu được đáp ứng, con
người lại tìm cách thỏa mãn bậc nhu cầu tiếp theo. Các cấp bậc bao gồm: Nhu cầu sinh
lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng và khẳng định bản thân. Vui chơi và giải trí cũng là
thành tố quan trọng thỏa mãn ít nhất là 3 bậc cao nhất trong hệ thống nhu cầu của
Maslow (Kraus, 2001).
Theo bản năng tự nhiên mọi người sẽ cố gắng né tránh các tình huống tạo ra
những cảm xúc xấu và nỗ lực tối đa để có được các điều kiện giúp cho chúng ta có
những cảm xúc tốt. “Tất cả các điều kiện nhằm có cảm xúc tốt hoặc tránh được cảm
xúc xấu hình thành nên khái niệm được gọi là “nhu cầu” của con người.”
Theo lý thuyết Maslow, mỗi cá nhân sẽ cần được thỏa mãn những nhu cầu theo
các cấp độ từ 1 tới 5. Khi đã đạt được 1 nấc nhu cầu căn bản, cá nhân sẽ mong muốn
được thỏa mãn nấc nhu cầu cao hơn.
Mức 1 - Nhu cầu sinh tồn cơ bản. Đây là các nhu cầu cơ bản nhất để con người
có thể tồn tại được trong xã hội như : ăn, uống, thở - hoạt động, đi lại - ngủ, nghỉ ngơi suy nghĩ.
Mức 2 - Nhu cầu về an toàn cá nhân. Đây là nấc nhu cầu thứ 2 của con người, là
các điều kiện cần thiết để duy trì sự an toàn của cá nhân trong xã hội như: nhà ở - giày
dép, quần áo - phương tiện đi lại - công việc (thu nhập) - các kiến thức nền tảng (đọc,
viết)
Mức 3 - Nhu cầu được chấp nhận và yêu thương. Hầu hết các xúc cảm tốt được
tạo ra từ những mối quan hệ tương tác giữa người với người, do vậy cá nhân luôn có
nhu cầu được thuộc về một tập thể lớn để được chia sẻ, được yêu thương, được đóng
góp.
Mỗi cá nhân cùng lúc có thể tham gia vào nhiều tập thể khác nhau. Tùy theo các
đặc thù riêng về chủng tộc, giới tính, địa phương, ngành nghề, tôn giáo mà cá nhân sẽ
chọn cho mình những tập thể phù hợp.
Mức 4 - Nhu cầu được tôn trọng. Khi cá nhân đã là thành viên trong tập thể, nấc
nhu cầu kế tiếp là “được tôn trọng” - nói cách khác là “Địa vị xã hội”. Địa vị xã hội cao
sẽ cho phép cá nhân được tác động, sai khiến người khác làm công việc thay cho họ,
tuân phục họ, ca ngợi họ. Theo tư tưởng phong kiến của Châu Á thì loại nhu cầu này
được coi như nấc cuối cùng của xã hội.
Mức 5 - Nhu cầu hiện thực hóa bản thân hay nhu cầu thể hiện bản thân. Nhu
cầu này chính là nấc nhu cầu cao nhất của con người - Được làm “những điều vĩ đại có ý nghĩa lớn lao - tác động đến xã hội” - Được xã hội ghi nhận.
Trong xã hội Phương Tây, nhu cầu này đặc biệt được coi trọng và được khuyến
khích. Đây cũng chính là lý do tuy ra đời chậm hơn nền văn minh Châu Á, nhưng xã
hội Phương Tây đã có những bước phát triển vượt bậc và vượt lên dẫn đầu trong vòng
chỉ vài thế kỷ.
Các loại nhu cầu trên đây thực tế chỉ là bề nổi, là mặt bên ngoài, thể hiện các
loại ham muốn của con người để có được các cảm xúc tốt. Trên thực tế, rất khó để tính
hết được các loại nhu cầu cụ thể của con người.
Năm nhóm nhu cầu theo phân loại của Maslow giúp chúng ta thấy được những
nhóm mục đích chính dẫn dắt các hành vi con người để hướng tới sự thoả mãn theo các
tiêu chí do xã hội đặt ra.
Động cơ tham gia giải trí và TDTT:
Trong thể thao giải trí và thể thao thi đấu có rất nhiều khía cạnh tạo ra sự thu hút
các đối tượng tham gia. Trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan
đến TTGT. Sự tham gia trong TTGT hay giải trí đơn thuần có sự liên quan chặt chẽ
đến các động cơ của người tham gia.
Theo nghiên cứu của Kraus (1997), các động cơ tham gia giải trí bao gồm:
Con người tham gia giải trí để thư giãn hay giảm bớt áp lực công việc hay các
tình trạng căng thẳng khác. Các hoạt động giải trí có thể là khán giả xem truyền hình,
xem phim hay các dạng khác của các loại hình giải trí điện tử.
Đối với một số đối tượng tham gia, giải trí mang tính cạnh tranh, chủ động có
thể cung cấp một nguồn giải trí khác làm giảm bớt tranh cãi hay thù hận, hoặc phải
chống chọi lại với sự khắc nghiệt của môi trường phiêu lưu mạo hiểm.
Một số cá nhân tham gia các hoạt động giải trí liên quan đến dịch vụ cộng đồng
hay tạo điều kiện cho họ được lãnh đạo trong các tổ chức tôn giáo hay cá nhân một
nhóm người. Một vài người tham gia trong các hoạt động khuyến khích sử dụng thể
lực và sức khỏe cao độ. Ngày càng có nhiều người tham gia vào các hoạt động giải trí
điện tử và giao tiếp gồm chơi trò chơi điện tử, internet. Một số tham gia các lĩnh vực
như văn hóa về âm nhạc, kịch nghệ, khiêu vũ, văn chương và nghệ thuật.
Ngoài các động cơ quen thuộc như tìm kiếm niềm vui, sự thư giãn, người ta còn
tham gia giải trí và hoạt động TDTT vì nhiều động cơ khác, bao gồm các mục tiêu cá
nhân theo nhu cầu có bạn bè, thoát khỏi trạng thái căng thẳng hoặc sự buồn chán của
cuộc sống thường ngày, tìm kiếm thách thức, cảm giác hoàn thiện bản thân, thể lực tốt
hay cảm giác thoải mái tinh thần. Việc tham gia hoạt động giải trí và TDTT còn bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố tuổi tác, giới tính hay đặc điểm tính cách của người tham gia
cũng như bản chất riêng biệt của các hoạt động (Kraus, 2001). Mull (2005) đặc biệt
quan tâm đến đặc điểm phát triển của các nhóm tuổi, “hiểu được nhiệm vụ và nhu cầu
phát triển của các nhóm tuổi giúp các nhà chuyên nghiệp về TTGT cung cấp các hoạt
động nâng cao sự phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm và xã hội”.
Mỗi cá nhân có cái nhìn về giá trị, tiêu chuẩn, sở thích và khả năng khác nhau.
Người tham gia do đó có định hướng, nhu cầu và mong muốn khác nhau. Từ đó, theo
Challedurai (2006), xem xét sự hài lòng của từng nhóm khác nhau là hợp lý. Nhà cung
cấp dịch vụ cần biết không chỉ các môn thể thao được chọn tại các trung tâm TDTT mà
còn thời gian giải trí, tình hình xã hội và thu nhập phụ thêm của người dân. Theo
nghiên cứu của Ifedi (2008), khi con người có mức sống cao hơn, họ sẽ sẵn sàng tham
gia vào các hoạt động thể thao và giải trí nhằm nâng cao cuộc sống. Mức sống cao hơn
thì thu nhập con người sẽ tăng, chế độ nghỉ ngơi tốt hơn là nguyên nhân phù hợp để
tham gia thể thao và xã hội hơn sẽ tập trung hơn vào việc phát triển hệ thống cơ sở vật
chất thể thao. Những yếu tố này tác động đến sự tham gia thể thao và thúc đẩy người
dân hướng theo động lực phát triển và nâng cao các điều kiện về thể chất và tinh thần.
Các khó khăn trở ngại khi tham gia hoạt động giải trí và TDTT:
Theo nghiên cứu của Kraus (1997), có những yếu tố có khuynh hướng ngăn
chặn hay hạn chế sự tham gia các hoạt động giải trí và TDTT. Điều quan trọng là
không phải chỉ hiểu được lý do tại sao con người tham gia theo đuổi các hoạt động giải
trí và đạt được những gì từ các hoạt động đó, mà còn phải nắm được nguyên nhân gì
làm cho họ không nắm bắt những cơ hội đó.
MacGuire và O’Leary đưa ra một số trở ngại chính làm hạn chế sự tham gia
chung như là thiếu thời gian rảnh rỗi, sự quan tâm, khả năng tài chính, cơ sở vật chất,
trang thiết bị/dụng cụ hay các kỹ năng. Trong mỗi trường hợp, họ đề nghị một số chiến
lược có thể áp dụng để giảm khó khăn và thúc đẩy sự tham gia, như là tăng cường giáo
dục về hoạt động cộng đồng, lập kế hoạch/thời gian biểu linh hoạt cho chương trình,
giảm chi phí hay phạm vi trượt giá, và tăng cường thêm các địa điểm, môn chơi hay
các cơ sở vật chất giải trí thích hợp.
Trong nghiên cứu của Scottvaf Munson (1997) về các đối tượng tham gia giải
trí tại công viên Greater Cleverland, thu nhập là trở ngại lớn nhất đến sự tham gia của
du khách. “Nhu cầu sử dụng của các công viên bị hạn chế bởi lo lắng về tội phạm,
thiếu bạn cùng tham gia, sức khỏe kém, các vấn đề về phương tiện vận chuyển, và chi
phí.” Một số lượng không nhỏ tuyên bố rằng “sẽ tham gia nếu họ được đảm bảo an
toàn hơn, chi phí liên quan đến công viên giảm, và họ được hỗ trợ trong việc chăm sóc
trẻ em hay các thành viên khác trong gia đình.”
Kraus (1997) cũng công bố một số nghiên cứu đề nghị một số lượng lớn các yếu
tố xã hội và cá nhân liên quan đến quy trình chọn lọc và tham gia các hoạt động giải trí
và TDTT. Những yếu tố này bao gồm các nhân tố như lứa tuổi, giới tính và chủng tộc.
Ngoài ra, các khó khăn trở ngại còn liên quan đến các yếu tố tài chính, khả năng thể
chất và tinh thần, thiếu kỹ năng hay không cảm thấy tự tin, hoặc nỗi lo sợ bị người
khác từ chối.
Thực trạng công tác GDTC trƣờng học tại VN
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, Đảng và nhà nước ta
luôn coi trọng công tác TDTT đối với thế hệ trẻ và khẳng định cần có chính sách giáo
dục, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hòa, toàn diện các mặt thể chất, tinh
thần, trí tuệ và đạo đức.
Công tác GDTC và hoạt động TDTT trong trường học là một mặt giáo dục
quan trọng, không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo, góp phần thực hiện các
mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp
ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Nhà trường là cơ sở quan
trọng để giáo dục và phát triển con người. Mục đích của GDTC cho SV-HS là góp
phần đào tạo những chuyên gia có trình độ cao, có tri thức khoa học, những công nhân
có tay nghề, có kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của lao động xã hội, xứng
đáng với vai trò người chủ xã hội trong tương lai.
Chỉ thị 36 của Ban chấp hành Trung ương Đảng: “Hiệu quả GDTC trong các
trường còn thấp, hai ngành Giáo dục – Đào tạo và Thể dục Thể thao phối hợp chỉ đạo
cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT
cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ
GDTC ở tất cả các trường học”.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDTC cho SV-HS, nhiều trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã thực hiện những quy định của Bộ GD &
ĐT, đồng thời vận dụng sáng tạo, cải tiến chương trình theo điều kiện đặc thù của từng
trường nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho SV-HS.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy, nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát
của các nhà khoa học, giảng viên GDTC, cũng như dư luận xã hội phản ánh thông qua
ý kiến của người học về thực trạng công tác GDTC trong trường học còn nhiều bất cập
và chưa đạt hiệu quả như mong muốn, có thể nêu một số dẫn chứng cụ thể sau:
Thạc sĩ Đào Đức Tuyên, Phó trưởng Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Nông Lâm
TPHCM phát biểu: môn giáo dục thể chất được quy định trong chương trình khung của
bộ, nên chăng đổi lại thành môn tự chọn vì như vây sinh viên có thể chọn những môn
thể thao phù hợp với điều kiện sức khỏe và thể lực của mình…(Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
(2009) -Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục-Viện Nghiên cứu Giáo
dục).
Nội dung giảng dạy không phù hợp với đại đa số trường đại học ở VN. Khi
khảo sát một vòng ở những giờ dạy thể dục tại một số trường đại học trên địa bàn
TP.HCM cho thấy các giờ dạy và học điền kinh chủ yếu mang tính đối phó. Hầu hết
sinh viên chỉ có được sự thích thú với những giờ học môn thể thao tự chọn … (Trung
Dân,2006).
Để SV không còn tâm lí sợ học môn GDTC, hay học đối phó thì việc lựa chọn
môn học phù hợp với thể trạng, chuyên ngành cũng như giới tính của đại đa số SV
từng trường cụ thể là yếu tố cần thiết. Tại sao không có những cuộc trưng cầu ý kiến
SV để không còn tình trạng học theo kiểu đối phó?
Đi tiên phong trong việc “xé rào” này là Trường đại học Kinh tế TP.HCM. Theo
ông Lê Đào Ái Quốc - giảng viên bộ môn taekwondo khoa giáo dục thể chất, xuất phát
từ thực tế sinh viên quá chán ngán khi học các môn chạy, nhảy, đẩy nên nhà trường đã
mạnh dạn cắt những tiết học không cần thiết để thay thế bằng những môn tự chọn như
bóng chuyền, bóng bàn và taekwondo…... những buổi học thể dục của sinh viên đã sôi
động và hào hứng hơn hẳn những trường bám theo chương trình của Bộ GD-ĐT.
Tương tự các trường Đại học dân lập Hồng Bàng, Cao đẳng Cao Thắng, ĐH Nông lâm,
ĐH Sư phạm TP.HCM… Điều thú vị là những trường “xé rào” đều là những trường có
phong trào TDTT mạnh vào loại hàng đầu hiện nay (Minh Trung, 2006).
Giáo dục thể chất (GDTC) là môn học chính trong các trường đại học, thế
nhưng có một thực tế đáng buồn là khi hỏi các sinh viên: “Bạn có thích học môn
GDTC không?” thì tất cả đều lắc đầu thở dài: “Càng học càng mệt!”. Thay vì tìm thấy
sự thoải mái để thư giãn thì môn thể dục lại là môn học khô cứng, càng học càng mệt
mỏi. Sự khủng khiếp còn ghê gớm hơn nếu SV nào lỡ đăng ký học ca 3 (từ 13-15g).
Khi ấy ngoài những vòng chạy dài, họ còn phải chịu đựng cái nắng cháy da của buổi
trưa (Việt báo, 2006).
Tìm hiểu việc học giáo dục thể chất tại một số trường ĐH, CĐ có thể dễ dàng
nhận thấy một thực tế là nhiều trường không có hệ thống sân bãi cho việc học môn
này, một số trường có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu học thể dục cho SV. Tình
trạng không có sân tập phải tập tại sân trường hoặc thuê, nhờ địa điểm khác… hệ quả
là SV phải di chuyển khác xa, mất nhiều thời gian, công sức, chi phí cho việc di
chuyển đến nơi học (Nguyễn Hoài,2009).
Gần đây, một số trường đã linh hoạt điều chỉnh khung chương trình để tạo thuận
lợi cho SV. Trong đó một số điểu chỉnh được đánh giá là mang tính tích cực trong việc
nâng cao hiệu quả GDTC là: SV được chọn môn ưa thích, phù hợp với khả năng; Phát
triển các môn thể thao giải trí mới theo điều kiện cụ thể từng trường; Sắp xếp thời gian
học hợp lý hơn; Tăng cường hoạt động TDTT ngoại khóa thông qua hình thành các
CLB TT; Đổi mới nội dung lý thuyết trong chương trình nội khóa…
Bộ GD-ĐT tiến hành khảo sát các trường đại học công lập trên cả nước. Kết quả
hầu hết các trường không lập và thực hiện quy hoạch xây dựng theo quy định của Luật
Quy hoạch đô thị. Bình quân diện tích đất cho một sinh viên (SV) quá thấp, khoảng
35,7 m2, trong khi tiêu chuẩn là 55 - 85 m2 một SV; 40% trường có quỹ đất dành cho
SV dưới 5 m2. Do thiếu quỹ đất nên hầu hết diện tích trường chỉ dành để xây phòng
học, diện tích dành để tập thể dục thể thao hầu như không có. (Q.Hải – T.Nga, 2010).
Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD-ĐT Phùng Khắc Bình cho
biết, công tác giáo dục thể chất và y tế trường học sẽ được đặc biệt quan tâm với yêu
cầu các cấp quản lý nâng cao nhận thức đối với công tác này trong việc giáo dục toàn
diện cho học sinh, sinh viên. Theo đó, các giải pháp hữu hiệu trong việc rèn luyện thân
thể, chăm sóc sức khỏe sẽ được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu động cơ, sự ham thích
của người học (Duy Anh, 2010).
Ngày 16/1/2010, đã diễn ra Hội nghị Giáo dục thể chất và y tế trường học lần
thứ V tại Trường Đại học Hàng Hải (Hải Phòng). Đã có trên 100 báo cáo khoa học có
tính thực tiễn cao đề cập và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cả về nội
dung, phương pháp về các điều kiện đảm bảo đồng bộ cho công tác giáo dục thể chất
và y tế trường học trong giai đoạn mới. Kết luận của hội nghị nêu ra các định hướng
nghiên cứu, trong đó định hướng thứ 2 là: Nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất và y
tế trường học phải xuất phát từ nhu cầu người học, nhu cầu giáo dục và thực tiễn xã
hội.(Kết luận Hội nghị khoa học giáo dục thể chất và y tế trường học lần thứ V –
2010).
Nhìn chung, thực trạng GDTC trong nhà trường tại VN nói chung và TP.HCM
nói riêng đang gặp các bất cập, khó khăn như sau:
- Chương trình, nội dung học còn nặng về hình thức, thiếu sự linh hoạt và mang
tính chất gò ép nên gây cho SV sự nhàm chán và tâm lý học đối phó, từ đó hiệu quả
của chương trình sẽ có tác dụng tiêu cực, thay vì người học sẽ thấy khỏe khoắn, sảng
khoái thì người học sẽ thấy mệt mỏi, căng thẳng…
- Môn học không phù hợp, chưa theo nhu cầu của SV, chủ yếu là tùy theo điều
kiện cơ sở vật chất, sân bãi của từng trường.
- Thời gian học hạn chế, không đủ để SV có thể có được kỹ năng của môn TT
và tạo thói quen tập luyện TT thường xuyên.
- Lực lượng giáo viên vừa thiếu vừa hạn chế về trình độ chuyên môn.
- Sân bãi, cở sở vật chất, phương tiện tập luyện còn nghèo nàn, thiếu thốn.
- Thiếu sự quan tâm đầu tư từ các cấp lãnh đạo.
Thực trạng hoạt động GDTC trƣờng đại học Sài Gòn:
Trường Đại học Sài Gòn là trường đào tạo đa ngành đa cấp, đa lĩnh vực, đào tạo
từ trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Hiện nay, Trường Đại học Sài
Gòn đang tổ chức đào tạo cho 30 chuyên ngành cấp độ đại học, 24 chuyên ngành cấp độ
cao đẳng, 4 chuyên ngành cấp độ trung cấp thuộc các lãnh vực: kinh tế - kỹ thuật; văn
hoá - xã hội; chính trị - nghệ thuật; và sư phạm. Với số lượng sinh viên toàn trường
khoảng 35,000 sinh viên, nhu cầu của sinh viên đối với các hoạt động GDTC và thể thao
ngoại khóa là rất đáng quan tâm. Phong trào thể thao trường học, tham gia các hội thao
sinh viên khu vực và các giải thể thao sinh viên các cấp của Trường Đại học Sài Gòn
cũng đạt được một số thành tích đáng kể như nằm trong tốp 10 các trường đại học có
thành tích tốt nhất tại Hội thao Sinh viên TPHCM lần 1 năm 2012. Tuy vậy, thành tích
thể thao cũng như các hoạt động phong trào thể thao ngoại khóa của Trường Đại học Sài
Gòn vẫn chưa tương xứng với quy mô cũng như sự quan tâm đầu tư của Ban giám hiệu
nhà Trường về các hoạt động giáo dục thể chất và thể thao.
Về chương trình GDTC nội khóa của nhà trường vẫn phải tiến hành phần cứng
theo chương trình khung của Bộ Giáo dục – Đào tạo, cụ thể như sau:
1. Thời lượng:
- Hệ đại học chính quy: khoảng 2.500 SV/ khóa. Học 3 học kỳ (HK) với thời lượng là
HK1: 45 tiết, HK2: 45t và HK3: 60 tiết.
- Hệ cao đẳng chính quy: Khoảng 1.000 SV. Học 2 HK, mỗi học kỳ 45 tiết.
- Hệ trung cấp chuyên nghiệp: khoảng 4.500 SV / khóa. Học 2 HK, mỗi HK là 30 tiết.
- Hệ ngoài chính quy: Khoảng 2000 SV/ khóa, bao gồm các hệ: Văn bằng 2 (miễn học
GDTC). Hệ liên thông: Từ Trung cấp lên Đại học, học 1 HK 90 tiết; từ Cao đẳng lên
Đại học, học 1 HK 60 tiết; Hệ Đại học tại chức: Học 3 HK với thời lượng là HK1: 45
tiết, HK2: 45t và HK3: 60 tiết.
- Mỗi tuần học GDTC 1 buổi, 1 buổi học là 3 tiết (135 phút).
2. Môn học:
- HK1: Bắt buộc học 2 môn Thể dục & Điền kinh, với thời lượng chia đều cho 2 môn.
- HK2: Bóng chuyền là môn bắt buộc duy nhất.
-HK3: SV có thể tự chọn một trong các môn sau: Vovinam, Võ cổ truyền, Taekwondo,
Karatedo, Bóng rổ, Bóng chuyền, Bơi lội.
3. Sân bãi:
4. Số lượng SV: Từ 60 đến 100 SV / lớp tùy theo môn học và số lượng đăng ký
môn tự chọn (HK3).
5. Giảng viên: Do số lượng giảng viên cơ hữu còn hạn chế (4 người), Trung tâm
GDTC & QP tiến hành ký hợp đồng giảng dạy với các giảng viên tại các trường ĐH
khác như ĐH TDTT TPHCM, ĐH Sư phạm TPHCM… Đa số các giảng viên mời
giảng đều có trình độ thạc sỹ, đúng chuyên ngành giảng dạy.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả công tác GDTC, Nhà trường không ngừng cải
tiến về chương trình, nội dung các học phần GDTC, thay đổi về phương pháp, hình thức
tổ chức để tạo ra sự hứng thú, sôi nổi, sáng tạo cho sinh viên khi tham gia học môn
GDTC. Thí dụ, cho phép sinh viên thành lập từng nhóm và tự do sáng tạo bài tập cho
nhóm của mình khi học môn thể dục và tổ chức hội diễn toàn trường giữa các khoa, các
nhóm để đánh giá kết quả môn học. Với hoạt động ngoại khóa, nhà trường đã thành lập
các đội tuyển thể thao và tổ chức tập luyện thường xuyên: ……... Đây có thể được đánh
giá là điểm sáng của phong trào thể thao thành tích cao của ĐH Sài Gòn trong chiến
lược phát triển thể thao trường học tại Việt Nam hiện nay.
Việc tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng về quan điểm, mức độ hài lòng,
nhu cầu và những khó khăn – trở ngại của SV đối với chương trình GDTC của nhà
trường, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC
cũng như đẩy mạnh phong trào hoạt động ngoại khóa theo đặc thù của SV và của nhà
trường là cần thiết không chỉ cho riêng Đại học Sài Gòn mà còn có ý nghĩa thực tiễn
cho tất cả các trường khác trong bối cảnh thực tiễn hiện nay.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu.
Dữ liệu trong đề tài thu thập thông qua phiếu phỏng vấn. Các sinh viên đang học
môn giáo dục thể chất trong học kỳ 2 năm học 2012 – 2013 sẽ là khách thể nghiên cứu
chính của đề tài. Nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát ngẫu nhiên 20 sinh viên/ lớp giáo dục
thể chất, trong số 50 lớp mà Bộ môn GDTC giảng dạy ở học kỳ 2 và học kỳ 3. Do đó,
số lượng sinh viên tham gia khảo sát sẽ là 1,000 sinh viên.
Trong phương pháp tính xử lý khẳng định nhân tố khi cần thiết thì tỷ lệ sử dụng
khách thể nghiên cứu là 10:1 thì ở mức chấp nhận được theo Mac callum, Widaman,
Zhang & Hong, 1999. Và một tập hợp khách thể nghiên cứu tiêu chuẩn có thể sử dụng
với nghiên cứu mô hình tuyến tính là từ 200 khách thể là tiêu chuẩn chấp nhận được
(Shah & Goldstein, 2006).
Tỷ lệ phiếu thu lại đạt yêu cầu là 698 phiếu (chiếm tỷ lệ 69.8%). Trong số người tham
gia và phản hồi trả lời phiếu điều tra thì có 377 nam (chiếm 54.1%) và 321 nữ (chiếm
45.9%). Các đối tượng tham gia điều tra phân bố chủ yếu ở năm học thứ nhất và thứ
hai của hệ đại học, do các bạn này vẫn còn đang tham gia chương trình học GDTC
chính khóa. Các đối tượng tham gia điều tra phân bố vào sinh viên tất cả các khóa của
hệ đại học, trong đó sinh viên năm thứ nhất với 187 sinh viên trả lời phiếu phỏng vấn,
tỷ lệ là 26.8 %, kế đến là năm thứ hai với 183 (26.2 %); sinh viên năm ba tham gia
khảo sát là 165 sinh viên (23.6 %), và cuối cùng là 163 sinh viên của năm tư tại trường
phản hồi trả lời phiếu điều tra (23.4 %).
2.2 Công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu của đề tài này là phiếu khảo sát điều tra xã hội học.
Phiếu phỏng vấn được xây dựng dựa trên các tài liệu, các đề tài nghiên cứu khoa
học đã được công bố, đồng thời ứng dụng lý thuyết về tháp nhu cầu của Maslow
(1943) và lý thuyết về những trở ngại khi tham gia giải trí của Alexandris và Caroll
(1997).
Phiếu phỏng vấn gồm 4 phần – 31 mục hỏi: (phần phụ lục)
- Phần 1. Thông tin cá nhân : 5 mục hỏi.
- Phần 2. Nhu cầu tham gia câu lạc bộ thể thao ngoại khóa: 2 mục hỏi
- Phần 3: Động cơ khi tham gia câu lạc bộ thể thao ngoại khóa: 10 mục hỏi.
- Phần 4. Khó khăn khi tham gia các hoạt động: 14 mục hỏi.
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng một số các phương pháp
nghiên cứu phổ biến trong lĩnh vực điều tra xã hội học như sau
2.3.1 Phương pháp tham khảo – tổng hợp tài liệu.
2.3.2 Phương pháp lập phiếu khảo sát – điều tra xã hội học
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn điều tra xã hội học
2.3.4 Phương pháp toán thống kê: nhằm phân tích số liệu thu được. Số liệu
trong đề tài được nhập và xử lý dựa trên phần mềm phân tích số liệu SPSS cho
Windows phiên bản 16.0 bao gồm các phương pháp sau:
2.3.4.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả (Descriptive Analysis)
2.3.4.2 Kiểm định tham số trung bình hai mẫu độc lập (independent sample ttest): Sử dụng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình của 2 nhóm.
2.3.4.3 Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA): Sử
dụng để kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của các nhóm (nhiều hơn 2 nhóm).
2.3.4.4 Phương pháp tính tương quan r:
2.4 Cấu trúc nghiên cứu
Thông tin đối tƣợng
nghiên cứu
- GIỚI TÍNH
- NĂM HỌC
- HỆ ĐÀO TẠO
Vấn đề nghiên cứu
NHU CẦU
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
KHÓ KHĂN – TRỞ NGẠI
Thống kê mô tả, t - test, one – way ANOVA, Tương quan r
THỰC TRẠNG VỀ QUAN ĐIỂM, NHU CẦU, MỨC ĐỘ HÀI LÕNG VÀ
KHÓ KHĂN – TRỞ NGẠI TRONG THAM GIA HOẠT ĐỘNG TDTT
Phân tích nội dung
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GDTC
2.5 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trên SV trường ĐH Sài Gòn, do đó kết quả
nghiên cứu chỉ có giá trị thực tiễn đối với nhà trường. Đối với các trường đại học khác,
các kết quả của đề tài chỉ có ý nghĩa tham khảo.
2.6 Giả thiết nghiên cứu
1. Có sự khác biệt về quan điểm tham gia hoạt động TDTT giữa SV nam và nữ,
giữa SV các khóa.
2. Có sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa SV nam và nữ, giữa SV các khóa về
hoạt động TDTT trong nhà trường.
3. Có sự khác biệt về nhu cầu tham gia hoạt động TDTT giữa SV nam và nữ,
giữa SV các khóa.
4. Có sự khác biệt về những khó khăn – trở ngại khi tham gia hoạt động TDTT
giữa SV nam và nữ, giữa SV các khóa.
2.7 Những giới hạn của đề tài
1. Đề tài không tiến hành trên toàn thể SV của nhà trường mà chỉ tiến hành khảo
sát 1000 SV, do đó việc chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ mang tính đại diện cho toàn thể SV
của nhà trường.
2. Do công cụ thu thập số liệu của đề tài là bảng hỏi, do đó, kết quả nghiên cứu
sẽ phụ thuộc vào thái độ hợp tác và mức độ trung thực của đối tượng nghiên cứu khi
trả lời phiếu phỏng vấn.
3. Kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào quan điểm, nhận định chủ quan và sự hiểu
biết của SV khi trả lời phiếu phỏng vấn.
2.8 Tổ chức nghiên cứu
Thời gian:
- Viết đề cương nghiên cứu:
- Họp Bộ môn GDTC thông qua đề cương: từ
- Tập huấn phỏng vấn:
- Tiến hành phỏng vấn SV: từ.
- Nhập và sử lý số liệu:.
- Viết và hoàn thành đề tài:.
- Hội thảo đóng góp cho đề tài (BM.GDTC):
- Hoàn thiện đề tài:
- Báo cáo trước hội đồng khoa học: ????
Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Sài Gòn – TPHCM.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát thực trạng tham gia hoạt động thể
thao của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh qua 4 nội dung
chính gồm (1) thực trạng về việc giải trí trong thời gian rảnh rỗi và nhu cầu tham gia
hoạt động TDTT của SV Đại học Sài Gòn, (2) mức độ hài lòng của SV đối với chương
trình GDTC nội khóa hiện nay của nhà trường, (3) những khó khăn – trở ngại của SV
khi tham gia hoạt động TDTT tại nhà trường, và (4) các giải pháp nâng cao hiệu quả
chương trình GDTC nội khóa cũng như đẩy mạnh phong trào hoạt động TDTT nhà
trường.
Chương này thể hiện kết quả của các nhiệm vụ nhằm giải quyết mục đích
nghiên cứu của đề tài.
3.1. Quan điểm và nhu cầu tham gia hoạt động TDTT của SV Trƣờng Đại
học Sài Gòn.
Tác giả và nhóm cộng sự đã thu thập số liệu trên 1000 sinh viên của các khóa
sinh viên hệ đại học của Trường Đại học Sài Gòn. Tỷ lệ phiếu thu lại đạt yêu cầu là
698 phiếu (chiếm tỷ lệ 69.8%).
Thống kê mô tả về nhân khẩu học của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn được
thể hiện trên Bảng 3.1
Trong số người tham gia và phản hồi trả lời phiếu điều tra thì có 377 nam
(chiếm 54.1%) và 321 nữ (chiếm 45.9%). Các đối tượng tham gia điều tra phân bố chủ
yếu ở năm học thứ nhất và thứ hai của hệ đại học, do các bạn này vẫn còn đang tham
gia chương trình học GDTC chính khóa. Các đối tượng tham gia điều tra phân bố vào
sinh viên tất cả các khóa của hệ đại học, trong đó sinh viên năm thứ nhất với 187 sinh
viên trả lời phiếu phỏng vấn, tỷ lệ là 26.8 %, kế đến là năm thứ hai với 183 (26.2 %);
sinh viên năm ba tham gia khảo sát là 165 sinh viên (23.6 %), và cuối cùng là 163 sinh
viên của năm tư tại trường phản hồi trả lời phiếu điều tra (23.4 %).
Bảng 3.1. Các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên
Biến số
TT
1
Giới tính
2
Năm học
3
Hệ đào tạo
4
5
Nơi ở hiện tại
Thu nhập hiện tại
Nội dung
Nam
Nữ
Năm thứ nhất
Năm thứ hai
Năm thứ ba
Năm thứ tư
THCN
Cao Đẳng
Đại học
KTX trường
Ở nhà bố mẹ- Nhà
riêng
Nhà trọ xung quanh
trường
Dưới 1 triệu/tháng
Từ 1 – dưới 2 triệu/
tháng
Từ 2 – dưới 3 triệu/
tháng
Từ 3 triệu/ tháng trở
lên
Tần suất
377
321
187
183
165
163
0
0
678
180
%
54.1
57.4
26.8
26.2
23.6
23.4
0
0
100
25.8
315
45.1
203
29.1
33
4.7
130
18.6
262
37.5
273
39.1
Kết quả về nhu cầu tham gia câu lạc bộ thể thao ngoại khóa qua phỏng vấn sinh
viên các khóa tại Trường Đại học Sài Gòn được thể hiện trong Bảng 3.2 dưới đây.
Về vấn đề sự ham thích tham gia các hoạt động thể thao tại Trường, có hơn đến
90% sinh viên quan tâm đến việc tham gia các môn thể thao tại Trường. Tuy nhiên, tỷ
lệ ham thích xem thi đấu thể thao, hay tham gia cổ vũ các hoạt động thể thao có xu
hướng giảm (chỉ còn 81.6%). Ngoài ra, quan điểm của sinh viên Trường Đại học Sài
Gòn về lợi ích khi chơi thể thao cũng rất tích cực khi có đến gần 85% tin tưởng rằng
"Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể khỏe mạnh".
Hầu hết các sinh viên đều có tham gia ít nhất một môn thể thao tại Trường,
chiếm tỷ lệ 92.8%, trong đó số lượng sinh viên thường xuyên tập luyện 1 đến 2 môn
thể thao chiếm 87.6%. Có 7.2% không thường xuyên tập luyện môn nào.
Bên cạnh đó, nhu cầu cần thiết về lực lượng hướng dẫn viên và huấn luyện viên
thể thao cho sinh viên khi họ tham gia các hoạt động thể thao cũng rất lớn, chiếm đến
gần 80% sinh viên yêu cầu phải có người hướng dẫn khi tham gia thể thao.
Qua kết quả phản ánh nhu cầu của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn thì có đến
gần 3/4 số lượng sinh viên được khảo sát mong muốn tham gia vào CLB Thể thao
ngoại khóa của Trường, bên cạnh thời gian học chương trình Giáo dục thể chất chính
khóa.
Đây là những điểm mạnh của SV nhà trường trong quan điểm và nhận thức về
việc tham gia tập luyện TDTT, là cơ sở mang tính tiềm năng để phát triển hoạt động
thể thao ngoại khóa tại nhà trường.
Bảng 3.2. Thực trạng các vấn đề về chƣơng trình giáo dục thể chất tại Trƣờng
TT
1
2
3
4
5
6
Biến số
Nội dung
Không
Thích chơi thể thao
Có
Không
Thích xem thi đấu thể thao
Có
Không
Bạn có tin vào câu "Một tinh
thần minh mẫn trong một cơ
Không ý kiến
thể khỏe mạnh"?
Có
Số môn thƣờng xuyên tập luyện 0
1
2
3
Tự tập luyện
Bạn thích tự tập luyện hay có
Có HDV, HLV
hƣớng dẫn viên, HLV
Không
Bạn muốn tham gia vào CLB
Có
ngoại khóa của trƣờng?
Tần suất
69
629
130
568
37
68
593
50
370
242
37
146
552
259
439
%
9.5
90.5
18.4
81.6
4.5
9.6
84.9
7.2
53.0
34.6
5.2
20.9
79.1
36.9
63.1
Bảng 3.3. thể hiện kết quả về các vấn đề liên quan đến Chương trình GDTC nội
khóa như các môn học tự chọn và chi phí. Trong đó, có đến gần 60% sinh viên mong
muốn các môn học trong chương trình GDTC nội khóa sẽ thay đổi theo từng học kỳ để
tạo nên sự đa dạng và phong phú, ngoài ra còn giúp cho sinh viên tăng sự hiểu biết về
nhiều môn thể thao. Với 30% SV mong muốn được học 1 môn ưa thích trong suốt
chương trình GDTC nội khóa, đây cũng là nhu cầu hợp lý, chính đáng đối với các SV
muốn nắm vững kỹ năng của 1 môn thể thao và phát triển thành tích thể thao qua các
giải thi đấu. Đây chính là tiền đề để phát triển các CLB thể thao và thể thao thành tích
cao của nhà trường.
Về vấn đề chi phí sân bãi khi sinh viên chơi các môn thể thao, có đến khoảng
65% sinh viên đồng ý đóng chi phí sân bãi nhằm tăng chất lượng chương trình GDTC
nội khóa, còn lại khoảng 35% sinh viên không tán đồng ý kiến trên.
Bảng 3.3. Thực trạng các vấn đề liên quan đến Chƣơng trình Giáo dục thể chất nội khóa
TT
1
3
Biến số
Nội dung
Học một môn ƣa thích hay Chỉ một môn
Đổi môn sau từng học kỳ
thay đổi trong chƣơng
Không có ý kiến
trình nội khóa
Không chấp nhận
Chấp nhận đóng chi phí
Chấp nhận
sân bãi
Tần suất
209
416
73
250
448
%
30.0%
59.6%
10.4%
35.8%
64.2%
Khi được hỏi ý kiến về loại hình thể thao mà sinh viên quan tâm thì có đến
48.2% số lượng sinh viên quan tâm đến các môn thể thao trong nhà. Số lượng sinh viên
chọn lựa tham gia các môn thể thao ngoài trời chỉ chiếm 18.6%. Cuối cùng là khoảng
1/3 số lượng sinh viên quan tâm đến cả 2 loại hình thể thao trong nhà và ngoài trời.
Lựa chọn hoạt động thể thao trong nhà và ngoài trời
33.2
48.2
18.6
Trong nhà
Ngoài trời
Kết hợp
Hình 3.1 Loại hình thể thao ưa thích theo không gian của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
Khi được hỏi ý kiến về hình thức thể thao mà sinh viên quan tâm thì có đến
36.9% số lượng sinh viên quan tâm đến các môn thể thao cá nhân, 18.4% tham gia các
môn thể thao tập thể, cuối cùng là khoảng 45% chọn cả 2 hình thức thể thao. (Hình 3.2)
Lựa chọn loại hình môn thể thao tham gia
37%
45%
cá nhân
Tập thể
18%
Kết hợp
Hình 3.2 Loại hình môn thể thao cá nhân hay tập thể mà sinh viên trường Đại học Sài
Gòn lựa chọn
Theo kết quả ở Hình 3.3 dưới đây, số buổi tập luyện thể thao của sinh viên trong
1 tuần là không cao. Nếu phân loại theo 4 mức độ tập luyện như 1) Không tập luyện
(số buổi tập luyện = 0), 2) Tập luyện không thường xuyên (số buổi tập luyện từ 1 - 2
buổi/tuần), 3) Tập luyện thường xuyên (số buổi tập luyện từ 3 - 5 buổi/tuần) và 4) Tập
luyện rất thường xuyên (số buổi tập luyện trên 5 buổi/tuần) thì có đến hơn 1/2 sinh viên
Trường Đại học Sài Gòn tập luyện thể thao ở mức không thường xuyên và khoảng 1/3
sinh viên tập luyện ở mức độ thường xuyên.
Trong khi đó, số buổi tập luyện lý tưởng nhất trong 1 tuần theo ý kiến của sinh
viên tăng lên, cao nhất là 3 buổi/tuần (chiếm 30.6%). Số buổi tập luyện thể thao lý
tưởng của sinh viên nằm ở mức tập luyện thường xuyên chiếm đến gần 2/3 số lượng
sinh viên. Điều này cho thấy thời lượng tập luyện thể thao trong tuần chưa đáp ứng
được nhu cầu của sinh viên.