Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Con người trong tiểu thuyết nguyễn khải (vòng sóng đến vô cùng, điều tra về một cái chết, một cõi nhân gian bé tí) (LV00

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.6 KB, 113 trang )

1

In bìa ngoài luận văn


2

In bìa trong luận văn


3

Nhà văn Nguyễn Khải (03/12/1930 – 15/01/2008)




4

Tiểu thuyết Điều tra về một cái chết, Vòng sóng đến vô cùng,
Một cõi nhân gian bé tí của Nguyễn Khải


5

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian khảo cứu, sưu tầm tài liệu để chấp bút cho công trình

nghiên cứu của mình, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất tới Thầy
hướng dẫn luận văn: PGS.TS. HÀ CÔNG TÀI, người đã hướng dẫn chỉ bảo
tận tình và giúp đỡ tôi từ lúc chọn đề tài cũng như trong suốt quá trình nghiên
cứu hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ
văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Giáo dục & Đào tạo Thị xã
Phúc Yên, Ban giám hiệu trường Trung học cơ sở Trưng Nhị cùng bạn bè,
đồng nghiệp gần xa và những người thân trong gia đình đã động viên, tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành

luận văn.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thái


6

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những
trích dẫn tài liệu đã sử dụng trong luận văn là đúng sự thật và có nguồn gốc

từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố.
Các giải pháp nghiên cứu nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ
sở lí luận và nghiên cứu thực tiễn, trong quá trình học tập và giảng dạy.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thái


7

MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn....................................................................................................... 5
Lời cam đoan................................................................................................... 6
Mục lục............................................................................................................ 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 9
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 9
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 14
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 15
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 15
6. Dự kiến đóng góp của luận văn................................................................... 15
7. Cấu trúc nội dung của luận văn................................................................... 16

NỘI DUNG..................................................................................................... 17
Chương 1. Con người và quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng
tác của Nguyễn Khải thời đổi mới ............................................................... 17
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người ...................................................... 17
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải thời đổi mới .... 20
Chương 2. Những khám phá về con người trong tiểu thuyết Vòng sóng đến vô
cùng; Điều tra về một cái chết; Một cõi nhân gian bé tí............................................ 26
2.1. Con người có niềm tin mãnh liệt vào lí tưởng ...................................... 26
2.2. Con người niềm tin bị phản bội............................................................. 37
2.3. Con người chọn nhầm đường................................................................ 50
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện con người trong tiểu thuyết
Nguyễn Khải ................................................................................ 57

3.1. Nghệ thuật trần thuật, miêu tả ............................................................... 59
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, tính cách nhân vật ........................ 59


8

3.1.2. Nghệ thuật phân tích tâm lí ............................................................ 69
3.2. Ngôn ngữ, giọng điệu........................................................................... 80
3.2.1. Ngôn ngữ nhân vật ......................................................................... 80
3.2.2. Giọng điệu trần thuật ...................................................................... 97
KẾT LUẬN ................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 109



9

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Khải là một tác gia tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam
hiện đại sau 1945. Bám sát từng bước đi của đời sống với ý thức là “người
thư kí trung thành của thời đại”, ngòi bút hiện thực đặc sắc Nguyễn Khải đã
mang đến cho người đọc những trang văn vừa nồng đậm hơi thở cuộc sống
vừa nặng trĩu suy tư trách nhiệm trước bao vấn đề cơ bản của đất nước và con
người đương thời. Mỗi tác phẩm của ông là một cách lí giải bằng nghệ thuật

một vấn đề xã hội nhất định, một phát hiện những khía cạnh của con người
thời đại.
Khám phá về con người là nét hết sức độc đáo trong sự tìm tòi của
Nguyễn Khải thời kì đổi mới. So với những nhà văn cùng thời như Nguyễn
Minh Châu, Nguyên Ngọc, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng… Nguyễn
Khải nổi lên với một phong cách sáng tác độc đáo, góp phần mở ra khuynh
hướng văn xuôi chính luận, triết luận trong văn học Việt Nam đương đại.
Thuộc thế hệ những nhà văn cách mạng trưởng thành từ cuộc kháng
chiến chống Pháp, là người chiến sĩ cầm bút, Nguyễn Khải suốt đời gắn bó
với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và
cách mạng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên sự nghiệp, nuôi dưỡng tài năng và
phong cách của nhà văn.

Có thể nói Nguyễn Khải là một nhà văn tài năng, ông thường có mặt ở
vị trí hàng đầu của đời sống văn học. Sáng tác của ông gồm nhiều thể loại:
tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, bút kí, kịch, tản văn… và dường như ở
thể loại nào ông cũng được đông đảo bạn đọc hào hứng đón nhận. Ông là nhà
văn đã bước vào trái tim độc giả và ở lại bằng những tác phẩm đề cập đến
nhiều vấn đề được xã hội quan tâm trong cuộc sống hôm nay, có thể dự báo
điều gì đó cho mai sau và từ tác phẩm luôn bật lên những ý nghĩa nhân sinh


10

sâu sắc. Vương Trí Nhàn khẳng định: “Suốt từ năm 1957 đến nay, luôn luôn

ông thuộc loại những cây bút dẫn đầu trong đời sống văn học. (...) Và muốn
hiểu con người thời đại, với tất cả những cái hay cái dở của họ, nhất là muốn
hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải” [58].
1.2. Sự nghiệp văn học của ông đã được Nhà nước ta ghi nhận và trao
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ngoài giải thưởng cao quý này ông còn nhận
được nhiều giải thưởng có ý nghĩa khác như: Giải tác phẩm xuất sắc của Hội
văn nghệ Việt Nam (năm 1953), hai Giải thưởng văn xuôi của Hội nhà văn
Việt Nam (vào các năm 1982 và 1998), Giải thưởng ASEAN (năm 2000).
Tài năng nhiều mặt của Nguyễn Khải đã được khẳng định qua thời gian
và được kết tinh qua số lượng khá lớn những sáng tác ông để lại cho đời.
Trong đó không ít những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc.
Ở đây, trong phạm vi hướng nghiên cứu của đề tài chỉ xin tập trung điểm lại

các ý kiến bàn luận về con người trong các sáng tác của ông.
Trong bài viết Nguyễn Khải, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng:
“Sợi chỉ đỏ quán xuyến tác phẩm Nguyễn Khải trước năm 1965 là vấn đề:
làm thế nào để con người được giải phóng, làm thế nào để con người được tự
do và sống hạnh phúc?”.
Trong bài Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải [69, tr.87- 88],
tác giả Đoàn Trọng Huy đã khẳng định đặc điểm của nhân vật Nguyễn Khải
là loại nhân vật hiện thực. Theo Đoàn Trọng Huy, con người trong tác phẩm
của Nguyễn Khải thường hiện ra với bộ mặt chân thật. Nguyễn Khải thường
khảo sát và lấy tư liệu từ những con người thật ngoài đời. Những điển hình
nhân vật được nhào nặn nên từ chất liệu của một vài nguyên mẫu nào đó trong
cuộc sống. Nhà văn không có nhân vật hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng

tượng. Nhân vật của Nguyễn Khải không bị lí tưởng hoá đồng thời cũng


11

không bị bôi nhọ quá đáng. Nhận xét này của Đoàn Trọng Huy đã khái quát
được đặc điểm cơ bản nhất làm nên thế giới nhân vật Nguyễn Khải.
Quan điểm của tác giả Bích Thu trong một bài viết nghiên cứu về
truyện ngắn Nguyễn Khải ở góc độ thi pháp [69, tr.123], cũng đồng nhất với
một số nhà nghiên cứu khác ở chỗ cho rằng Nguyễn Khải không chủ trương
xây dựng tính cách, hình tượng khách quan của nhân vật. Trong khi đi khắc
hoạ tính cách nhân vật ông thường thiên về xây dựng ý kiến của nhân vật về

bản thân và về thế giới.
Tác giả Nguyễn Thị Bình, trong nhiều công trình nghiên cứu về
Nguyễn Khải cũng đã đưa ra những nhận xét rất lí thú và sâu sắc về đặc điểm
nhân vật trong sáng tác Nguyễn Khải. Chẳng hạn như Nguyễn Khải thường
gửi gắm trong các nhân vật yêu quý của ông những phát ngôn về niềm khát
vọng khôn cùng và những lí tưởng cao cả. Các nhân vật trong tác phẩm
Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác trước 1975 nhìn chung không phải loại đơn
giản hay phiến diện nhưng phải đến giai đoạn sau này, ông mới dành toàn bộ
sự chú ý vào con người, lấy việc khám phá con người làm mục đích trung
tâm. Nguyễn Thị Bình cũng khẳng định trí tuệ là phẩm chất hàng đầu của các
nhân vật tâm đắc của Nguyễn Khải.
Đọc bài viết Cảm nhận về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải

những năm gần đây của Nguyễn Thị Huệ đăng trên tạp chí Diễn đàn văn nghệ
Việt Nam, tháng 10/1999, ta thấy tác giả bài viết đã có những tìm tòi phát hiện
đánh giá về sự thể hiện con người trong sáng tác Nguyễn Khải. Theo nhà
nghiên cứu Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Khải đã miêu tả, khám phá con người
trong mối quan hệ với thời gian, nhìn con người trong tương quan với sự
nghiệp, nghiên cứu con người trong mối quan hệ giữa các thế hệ lịch sử.
Đây là một hướng đào sâu, một cách tiếp cận mới của Nguyễn Khải.
Đặc biệt, do sự chuyển hướng của quan niệm nghệ thuật về con người nên


12


trong các sáng tác của ông từ đầu những năm 80, bên cạnh con người với tư
cách lịch sử, đã xuất hiện con người với tư cách cá nhân.
Tác giả Nguyễn Thị Huệ viết: “Khẳng định vị trí cá nhân, không hoà
tan cái “tôi” trong cái “ta”, nhiệt tình cổ vũ cho giá trị cá nhân… là hứng
thú nổi bật trong sự nghiên cứu, khám phá và thể hiện con người của ngòi bút
Nguyễn Khải” [69, tr.145].
Qua những nghiên cứu của mình, Nguyễn Thị Huệ cũng rút ra nhận xét
cho rằng con người trong quan niệm của Nguyễn Khải luôn luôn đặt trước
tình thế lựa chọn.
Trong số những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhân vật
của Nguyễn Khải, đáng kể có Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng
nghiên cứu phân tích - Đào Thuỷ Nguyên, Tạp chí Văn học số 11/2001 và

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải - Nguyễn Thị Kỳ, chuyên
luận, Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn, 2009.
Trong bài viết của mình, tác giả Đào Thuỷ Nguyên đã đề cập tới thế
giới nhân vật Nguyễn Khải trong mối tương quan với cảm hứng sáng tác.
Trên cơ sở đó, tác giả đã khái quát các loại nhân vật trong sáng tác của
Nguyễn Khải một cách hệ thống, thể hiện khả năng nghiên cứu sâu rộng và
năng lực tư duy sâu sắc. Theo Đào Thuỷ Nguyên, thế giới nhân vật Nguyễn
Khải gồm có: “Nhân vật tư tưởng - Con người trong thời gian và lịch sử Con người trong các khả năng chọn lựa và thích ứng - Con người trong quan hệ
gia đình - Con người trong mâu thuẫn và tiếp nối giữa các thế hệ” [69, tr.157].
Trong khuôn khổ của một chuyên luận, Nguyễn Thị Kỳ trình bày
những nghiên cứu công phu của mình về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Nguyễn Khải. Tác giả cũng đưa ra những kiến giải về con người - nhân vật,

con người - tác giả và bước đầu tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nguyễn Khải. Ở phương diện này, Nguyễn Thị Kỳ tập trung làm rõ hai vấn


13

đề: nghệ thuật miêu tả nhân vật và giọng điệu lời văn nghệ thuật trong tiểu
thuyết Nguyễn Khải. Qua hơn hai trăm trang sách, tác giả chuyên luận đã gửi
tới người đọc một thông điệp: “Trong hành trình khám phá bí mật của sự
sống, Nguyễn Khải đã xây dựng nên một thế giới nhân vật đa sắc, đa thanh,
lấp lánh cát bụi phận người. Thời gian của đời Nguyễn Mạnh Khải đã khép
lại nhưng thế giới nhân vật của nhà văn Nguyễn Khải còn đấy, đồng hành với

chúng ta trong cái hôm nay” [44, tr.211].
Dù ở vào những thời điểm khác nhau và xuất phát ở những góc độ
không giống nhau nhưng nhìn chung các học giả đều gặp nhau trong cách
đánh giá chung khái quát. Đó là, Nguyễn khải là nhà văn có nhiều đóng góp
cho văn học đương đại. Tác phẩm của ông phản ánh một cách kịp thời, sâu
sắc hiện thực lịch sử cũng như đời sống tinh thần của con người thời đại. Văn
của ông luôn hấp dẫn, mới mẻ, độc đáo. Các tác phẩm của ông không chỉ
đánh dấu những bước đi của đời sống hiện thực mà còn của cả những tìm tòi
trăn trở của nhà văn trên con đường sáng tạo.
Nguyễn Khải là nhà văn của thời sự, của tâm lí nhân vật, ông đã tạo
dựng nhiều loại nhân vật của nhiều thời khắc. Thế giới nhân vật Nguyễn Khải
rất phong phú, đa dạng phản ánh quan niệm nghệ thuật về con người của nhà

văn qua từng giai đoạn sáng tác.
Thời kì đất nước tiến hành đổi mới từ năm 1986, đặc biệt là sự xất hiện
của nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều sự thay đổi về các quan hệ xã hội và
ngay cả trong quan niệm về cuộc sống của con người Nguyễn Khải có dịp đến
với nhiều miền đất lạ ở Miền Nam sau giải phóng. Thời thế đem đến cho ông
những cách nhìn mới lạ, như là sự tự phát hiện lại mình. Ông viết:
“Vẫn đất nước mình mà thêm một bước đi là một bước lạ. Vẫn là con
người Việt Nam mình mà gặp thêm một người lại tuồng như buộc mình phải
hiểu lại một chút ít về con người” [40, tr.206]. Ông đã cho ra đời các tác


14


phẩm: Điều tra về một cái chết (1986); Vòng sóng đến vô cùng (1987); Một
cõi nhân gian bé tí (1989) chứa đựng nhiều suy nghĩ về con người, kiếp nhân
sinh và thời cuộc.
Rất tiếc những tác phẩm này còn chưa được chú ý nghiên cứu. Trên cơ
sở kế thừa, tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước đặc biệt qua ba
tiểu thuyết nói trên của Nguyễn Khải chúng tôi mong muốn trình bày cảm
nhận của mình về con người trong thế giới nhân vật vô cùng đa dạng và
phong phú của ông.
Qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng đóng góp một phần nhỏ
tìm hiểu những khám phá về con người của một cây bút trí tuệ, đóng góp vào
sự đổi mới văn học Việt Nam đương đại.

2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu tìm hiểu về con người trong
tiểu thuyết: Điều tra về một cái chết; Vòng sóng đến vô cùng; Một cõi nhân
gian bé tí, nhằm xác định nét độc đáo trong sự khám phá về con người và
nghệ thuật xây dựng hình tượng con người trong sáng tác của Nguyễn Khải.
Đồng thời luận văn cũng hướng tới chỉ ra quá trình chuyển biến về tư
tưởng và nghệ thuật trong phong cách sáng tác của nhà văn trên bình diện
khắc họa nhân vật - con người trong tác phẩm. Qua đó góp phần khẳng định vị
trí, vai trò và sự đổi mới của ngòi bút Nguyễn Khải trong nền văn học dân tộc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của luận văn là:
Làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải thể hiện

trong tác phẩm, bởi điều này chi phối việc lựa chọn nhân vật, cách thể hiện
nhân vật của tác giả.
Phân tích thế giới nhân vật, đặc biệt tập trung làm rõ các khía cạnh
hình tượng con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải.


15

Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật, điểm mạnh và chưa mạnh trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật - con người trong tác phẩm của Nguyễn Khải.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu về con người trong tiểu thuyết của Nguyễn
Khải: Điều tra về một cái chết; Vòng sóng đến vô cùng; Một cõi nhân gian bé
tí. Trong trường hợp cần thiết luận văn cũng sử dụng các sáng tác khác của
nhà văn và các nhà văn cùng thời để làm rõ các luận điểm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận
về đối tượng của văn học, về nghệ thuật xây dựng hình tượng con người trong
tiểu thuyết. Đặc biệt luận văn khảo sát ba tiểu thuyết:
Điều tra về một cái chết (1986); Vòng sóng đến vô cùng (1987); Một
cõi nhân gian bé tí (1989) cùng một số sáng tác khác của nhà văn khi cần thiết.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể tìm hiểu những khám phá về con người trong tiểu thuyết của

Nguyễn Khải và nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông, chúng tôi vận dụng
kết hợp các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học.
Phương pháp phân tích, đối chiếu – so sánh
Phương pháp phân tích theo hướng thi pháp học, tự sự học.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
Khảo sát hình tượng con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải và
các yếu tố nghệ thuật có liên quan, luận văn hướng tới làm rõ nét những khám
phá của nhà văn về các phương diện đa dạng và phức tạp của đời sống tinh
thần con người, nét đặc sắc trong bút pháp xây dựng hình tượng con người



16

trong tác phẩm của Nguyễn Khải. Từ đó góp phần khẳng định tài năng và
đóng góp to lớn của ông cho nền văn học nước nhà.
7. Cấu trúc nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Con người và quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng
tác của Nguyễn Khải thời đổi mới.
Chương 2. Những khám phá về con người trong tiểu thuyết Vòng sóng
đến vô cùng; Điều tra về một cái chết; Một cõi nhân gian bé tí.
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện con người trong tiểu thuyết Nguyễn Khải.



17

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CON NGƯỜI VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON
NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI THỜI ĐỔI MỚI
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người
Con người và cuộc sống của con người là đối tượng nghiên cứu của
nhiều môn khoa học, nghệ thuật. Nhưng riêng lĩnh vực văn học con người
được khám phá bằng con đường riêng, cách riêng của văn học. Bằng ngôn
ngữ, văn học đã mô tả một cách linh diệu nhất những biến thái tinh vi trong

đời sống tâm hồn, tình cảm của con người, văn học lấy con người là đối tượng
phản ánh, nghiên cứu. Hiểu được con người với thế giới bên trong của nó là
cái đích đi tới của văn học. Viết về con người những tiểu vũ trụ tiềm ẩn biết
bao điều bí mật, để hiểu tận đáy sâu tâm hồn con người là một thách thức đối
với người cầm bút.
Thi pháp học hiện đại cho rằng quan niệm nghệ thuật về con người là
sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn
học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật.
M.Gorki cho rằng: “Văn học là nhân học”, có nghĩa là văn học lấy con người
làm đối tượng phản ánh, nghiên cứu chủ yếu. Mục tiêu của văn học là khám
phá thể hiện con người với thế giới bên trong của nó. Lịch sử văn học là lịch

sử khám phá tâm hồn con người và sự khám phá ấy là không có giới hạn.
Trong Từ điển thuật ngữ Văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi... cho rằng để tái hiện cuộc sống con người, nhà văn
phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân, hiểu cách
họ sống, hành động, suy nghĩ, điều họ quan tâm và không quan tâm trong
cuộc đời. Tổng hợp tất cả mọi điều đó tạo nên mô hình nghệ thuật về thế giới
và con người mà từ đó tác giả khắc họa hình tượng của những con người và


18

số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây

dựng kết cấu tác phẩm. “Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa
trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện
khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” [17, tr.274].
Theo Trần Đình Sử tầm vóc của một nền văn học thể hiện ở cách đặt
vấn đề về con người. Nghệ thuật cổ đại Hy Lạp, nghệ thuật Phục hưng, nghệ
thuật của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực cho ta thấy rõ điều đó.
Con người trong văn học thực chất là sự cắt nghĩa và quan niệm về con người
được thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật, trong các bình diện con người
được miêu tả, trong tương quan với không gian thời gian và trong các nguyên
tắc miêu tả tính cách, tâm lí... Người ta gọi đó là quan niệm nghệ thuật về con
người. Các quan niệm này ở các nhà văn có tầm cỡ thường khác nhau rõ rệt,
nhưng trong từng thập kỉ văn học giữa chúng lại có cái chung, đánh dấu trình

độ chiếm lĩnh con người của từng thời kì.
Nhân vật là sản phẩm tinh thần của nhà văn. Do đó, để hiểu nhân vật
phải tìm hiểu cha đẻ tinh thần của nó. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để khái
quát quy luật về đời sống con người và bộc lộ quan niệm của mình về những
con người xã hội. Cho nên việc quan trọng khi tìm hiểu nhà văn để phân tích
nhân vật chính là tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhà văn đó về con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn là nhân tố quy định trực tiếp
tới nhân vật. Hiểu được quan niệm nghệ thuật về con người của một tác giả,
người nghiên cứu phê bình văn học sẽ có cơ sở để tìm hiểu một thành phần cơ
bản trong nội dung hình tượng, lí giải được bản chất của nhân vật.
Những nhân vật của Nam Cao thường có ngoại hình xấu, thô kệch, có
lẽ bởi quan niệm của nhà văn muốn thể hiện những gì là tự nhiên, bản thể, bộ

mặt thật trần trụi của hiện thực cuộc sống. Sáng tác của Nguyễn Tuân thường
hướng tới xây dựng những nhân vật tài hoa như Huấn Cao (Chữ người tử tù),


19

con người có gốc rễ văn hóa như cụ Sáu (Những chiếc ấm đất), cụ Ấm (Chén
trà trong sương sớm) là do quan niệm tôn thờ “cái đẹp” của nhà văn tài hoa
họ Nguyễn. Vẻ đẹp của nhân vật trong các sáng tác của Nguyễn Tuân là vẻ
đẹp kết tinh truyền thống văn hóa được dồn tụ vào những nhân vật nho sĩ ưu
thời mẫn thế, tinh tế trong ứng xử và lịch lãm trong cách sống.
Quan niệm nghệ thuật về con người “chính là hạt nhân của tư duy

nghệ thuật, thước đo trình độ chiếm lĩnh hiện thực đời sống của một tác
phẩm, một tác giả, một trào lưu hay một thời đại văn học” [7, tr.65]. Quan
niệm nghệ thuật về thế giới và con người không chỉ là cơ sở để tìm hiểu nội
dung tác phẩm hay bản chất của một kiểu nhân vật mà còn là căn cứ để
nghiên cứu sự phát triển, tiến hóa của văn học.
Lịch sử văn học, nhìn theo một góc độ nào đó là lịch sử của những
quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người. Trong quá khứ, sáng tác của
những nhà văn lớn như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm... đã
góp phần đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong giai đoạn trước
đó. Các nhân vật Thúy Kiều, người chinh phụ, người phụ nữ “Cố đấm ăn xôi,
xôi lại hẩm” (thơ Hồ Xuân Hương) thể hiện quan niệm về con người tự nhiên,
luôn luôn khao khát hạnh phúc đời thường.

Đối với mỗi nhà văn, sự biến đổi trong quan niệm nghệ thuật về con
người sẽ ảnh hưởng tới tư tưởng sáng tác và phong cách sáng tác của họ, đặc
biệt là thể hiện rất rõ trong các kiểu nhân vật mà họ miêu tả. Điều này được
bộc lộ ở một số tác giả của văn học Việt Nam thời kì đổi mới như Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Tô Hoài...
Nguyên nhân dẫn tới sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con
người của văn học nói chung, của nhà văn nói riêng là do tác động của các
yếu tố như thời đại, đặc tính của nền văn học đương thời và cá tính sáng tạo


20


của nhà văn. Cũng cần thấy rằng quan niệm về con người là cốt lõi tư tưởng
của một nhà văn, “là thước đo sự tiến bộ nghệ thuật từ xưa tới nay” [59].
Văn học càng đi sâu vào khám phá con người thì càng thể hiện tầm
nhân văn cao cả.
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải thời đổi mới
Sau 1986, trong không khí dân chủ đổi mới, những quy luật thời bình
thay thế quy luật thời chiến chi phối văn học. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn
ra mạnh mẽ tác động đến mọi phương diện của hoạt động sáng tác, trong đó
có quan niệm nghệ thuật về con người. Được soi sáng bởi tư tưởng của Đảng
trong thời kì đổi mới từ 1986, các nhà văn đã thật sự quan tâm đến con người
với tư cách cá nhân, bản thể, khám phá số phận con người trên bình diện ý
thức về thân phận đầy nhân bản.

Nguyễn Minh Châu - “Người mở đường đầy tinh anh” khẳng định sứ
mạng của nhà văn là “làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người
cùng đường tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến
chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đầy đến
ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời, nhà văn tồn tại trên
đời để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực” [7, tr.70].
Sau năm 1986, Nguyễn Khải cũng bắt đầu có được cái nhìn phong phú,
linh hoạt, thâm trầm hơn về con người. Con người bắt đầu được nhà văn
khám phá miêu tả trong tương quan với những bình diện khác nhau của đời
sống: thời gian, lịch sử, đạo đức xã hội, nhân cách cá nhân... Nguyễn Khải
nhìn cuộc sống trong tính nhiều mặt, toàn vẹn hơn. Nhân vật trong các sáng
tác của ông được đặt trong nhiều chiều. Đó là con người của đời sống riêng

tư, của xã hội, thời thế, con người phải trải qua thử thách của đời thường,
đứng trước sự lựa chọn để thích ứng, con người của niềm tin.


21

Nếu như ở giai đoạn trước các nhân vật của Nguyễn Khải về một mặt
nào đó có phần đơn giản, thiếu một chiều sâu tâm lí tính cách thì đến giai
đoạn này nhà văn đã chú ý hơn tới việc xây dựng những chân dung nhân vật
là những con người phức tạp, nhiều chiều “con người không nhất quán với
mình” [7, tr.73]. Ông viết: “Các thế giới tinh thần của con người là vô cùng phức
tạp vì sự vận động của nó luôn luôn nhắm tới cái thật cao và thật xa” [7, tr.72].

Lép Tônxtôi - bậc thầy của “phép biện chứng tâm hồn” đã viết:
“con người như những dòng sông: nước trong mọi con sông như nhau
và ở đâu cũng thế cả, nhưng mỗi con sông khi thì hẹp, khi thì chảy xiết, khi thì
rộng, khi thì êm đềm, khi thì trong veo, khi thì lạnh, khi thì đục, khi thì ấm.
Con người cũng như vậy. Mỗi người mang trong mình những mầm mống của
mọi tính chất của con người và khi thì thể hiện những tính chất khác và
thường là hoàn toàn không giống bản thân mình tuy vẫn cứ chỉ là chính
mình” [15, tr.129]. Triết lí của Nguyễn Khải về con người cũng với tinh thần
như vậy: “Vẫn là con người Việt Nam mình mà gặp thêm một người lại tuồng
như buộc mình phải hiểu lại chút ít về con người” [40, tr.206].
Bên cạnh việc miêu tả con người phức tạp nhiều chiều, sáng tác của
Nguyễn Khải sau 1986 cũng chú ý khám phá chiều sâu bí ẩn của tâm hồn con

người. Nếu như trước đây những nhân vật như Nam, Biền tạo ấn tượng cho
người đọc về “con người có thể biết trước”, nhất quán về tư tưởng và tính
cách đại diện cho một kiểu ý thức chính trị xã hội phù hợp qui luật lịch sử thì
tới giai đoạn này các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải là những “tiểu
vũ trụ” đầy bí ẩn, không thể biết trước, biết hết tường tận một cách chủ quan
duy ý chí. Nguyễn Khải quan niệm: “nếu mọi sự đều có lí, đều có thể hiểu
được thì làm gì còn văn chương?” (Nhóm bạn thời kháng chiến). Có lẽ chính
vì nhận định như vậy mà Nguyễn Khải khẳng định văn chương là “khoa học
về lòng người”.


22


Có thể thấy trong sáng tác của Nguyễn Khải sau 1986, quan niệm nghệ
thuật về con người của tác giả có nhiều biến đổi. Con người được định vị với
những giá trị có tính chất căn bản, được đánh giá trên hệ giá trị nhân bản, con
người đời thường, con người trần tục với tất cả mọi mặt tốt - xấu, cao thượng
- thấp hèn. Nhân vật trong sáng tác của ông là những con người được xem xét
nghiên cứu trên nhiều bình diện, khám phá miêu tả những quy luật tình cảm
tâm lí phong phú của những cá nhân đầy bí ẩn và mới mẻ, con người không
chỉ được đề cao hay phê phán dựa trên cơ sở tiêu chí cách mạng mà còn được
định giá trên những giá trị văn hóa, tinh thần. Có lẽ vì vậy mà những sáng tác
của Nguyễn Khải trong giai đoạn sau 1986 mang đậm tính triết lí nhân sinh
hơn là tính chính luận vốn là một đặc điểm nổi bật trong các tác phẩm của ông

trước thời kì đổi mới.
Khảo sát các tác phẩm của Nguyễn Khải sau 1986, chúng tôi nhận thấy
sự chuyển hướng của quan niệm nghệ thuật về con người đã khiến nhà văn
hướng vào sự khám phá và cảm nhận con người trong cái thế giới đa tầng, đa
chiều, đa dạng đầy phức tạp và quyến rũ.
Đó là con người với sự lựa chọn để thích ứng, xác định niềm tin của
bản thân vào con đường mình đã chọn. Thực chất, chủ đề lựa chọn là chủ đề
xuyên suốt trong sáng tác của Nguyễn Khải ngay từ những ngày đầu trên
bước đường sáng tác văn chương song những lựa chọn của Môn, Thụy, Nhàn
(Xung đột), Biền, Tuy Kiền (Tầm nhìn xa), An, Hiệp (Chủ tịch huyện) là sự
lựa chọn cách sống theo quan điểm đấu tranh giai cấp, mang tính tập thể, xã
hội. Còn những nhân vật như Cha Thư (Cha và con và... ), cha Vĩnh, Quân,

Hai Riềng (Thời gian của người), lựa chọn lẽ sống và cách sống ở “ngày hôm
nay” với quan điểm, trải nghiệm và cá tính riêng của bản thân mỗi người.
Tư Tốn (Điều tra về một cái chết), là một con người có đủ trí tuệ và
những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại chọn nhầm lí tưởng, đức tin, anh ta đã mù


23

quáng chịu làm nô lệ cho những tư tưởng lạc hậu, phản tiến bộ. Mọ Vũ, ông
Định, ông Mọn (Một cõi nhân gian bé tí) hướng vào mối quan hệ giữa con
người với con người và thời thế. Bằng cách xâu chuỗi nhiều số phận cá nhân
với những cách lựa chọn khác nhau nhằm đem đến cho người đọc một kết

luận bổ ích có thể lựa chọn cho mình một cách sống với thời đại.
Đó là con người trong mối quan hệ với thời gian lịch sử và thời gian
của đời người. Trong Vòng sóng đến vô cùng với lối tư duy nghệ thuật mang
tính triết luận, Nguyễn Khải đã khám phá, phát hiện sự vận động của những
con người ấy với vai trò chủ động tích cực, cống hiến cho Tổ quốc. Cũng
trong cuốn tiểu thuyết này, bằng cách nhìn của con người trong tương quan
với thời gian nằm bên trong mỗi con người, Nguyễn Khải đã đặt ra một vấn
đề hết sức sâu sắc về sự tồn tại của con người không chỉ ở thời của họ mà khi
biết sống hết lòng cho thời của mình, họ đã vượt qua giới hạn hữu hạn của
thời gian vật chất vươn tới tương lai.
Đó là con người trong mối quan hệ giữa các thế hệ, soi chiếu con người
trong mối quan hệ gia đình, Nguyễn Khải chú ý làm nổi bật vấn đề mâu thuẫn

và tiếp nối giữa các thế hệ. Thế hệ trẻ hôm nay “đã là của một thế giới khác
với những đơn vị đo lường khác”. Họ “có những quan tâm khác, những mục
tiêu chiến đấu khác, những mối quan hệ khác” [69, tr.163]. Qua cái nhìn của
Nguyễn Khải, lớp trẻ có nhiều thế mạnh, sớm thích ứng với thời cuộc, lựa
chọn dứt khoát, tự tin vào bản lĩnh của mình, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
của xã hội. Trong những góc nhìn biến động nhiều chiều về cuộc sống hôm
nay, sự ngăn cách, mâu thuẫn giữa các thế hệ lớn hơn trước đây rất nhiều.
Chẳng hạn, trong Vòng sóng vô cùng hãy nghe cuộc đối thoại giữa một
nhà báo - con người của ngày hôm qua và một chàng trai trẻ - con người của
ngày hôm nay, nhà báo tranh luận với Giang về cách sống còn Giang tranh
luận với nhà báo về quan niệm:



24

“Giang bỗng ngồi bật dậy, hai cánh tay lực lưỡng của anh ôm vòng lấy
gối, nhìn thẳng vào tôi mà tra vấn:
- Như chú, chú sẽ khuyên bảo cháu ra sao khi nghe bọn cháu tranh cãi
lúc vừa rồi. Chắc chú sẽ khuyên cả hai phải biết hi sinh, phải biết sống một
cách cao quý như cha anh đã từng sống. Là một lời khuyên rất đúng nhưng sẽ
không ai theo cả. Vì... không thể theo được. Vì cái hôm qua rất giản dị, còn
cái hôm nay lại hết sức phức tạp. Tình bạn, tình yêu, tình đồng chí, tính nhu
nhược, tính cơ hội, tính hèn nhát mang những màu sắc rất lạ lùng. Bọn cháu là
kẻ trong cuộc cũng phải rối lên trong lựa chọn nói gì những người đứng ngoài.

Tôi mỉm cười:
- Bọn mình đã đứng ngoài bao giờ ?
Giang cũng cười mỉm, lại vẫn cái cười mỉm giễu cợt anh thường có.
- Đúng là vậy các chú nhảy vô hữu dụng quá, trong mọi lĩnh vực, bây
giờ bọn cháu bắt đầu nghĩ và nói gần giống với các chú rồi. Sức mạnh ảnh
hưởng của các chú ghê gớm thật.
- Nói rõ hơn nào.
- Sức mạnh của quyền lực, của tuổi tác, của những từng trải và kinh
nghiệm lại thêm một tài sản khổng lồ làm quà tặng cho đám trẻ” [34, tr.53-54].
Vòng sóng đến vô cùng; Một cõi nhân gian bé tí là cuộc đối thoại giữa
cơ chế mới và cơ chế cũ, giữa thế hệ vinh quang thuộc thời đã qua và thế hệ
đang có nhu cầu khẳng định niềm tin mới, giữa những giá trị văn hóa lâu đời

với tiếng gọi cơm áo... lấy hiện tại làm định hướng, các cuộc đối thoại trong
tác phẩm Nguyễn Khải nói chung đều có xu hướng không khép lại với một
chân lí tuyệt đối. Cái hiện tại được đặt trong sự tiếp nối với cái quá khứ, cuộc
sống hiện lên ở nhiều mặt, có quá trình vận động biến đổi, chuyển hóa và do
vậy nó có xu hướng “mở”.


25

Nói cho cùng nhà văn nào cũng bắt đầu trang viết từ một đòi hỏi của
hiện tại, khác nhau là ở cảm hứng và cách xử lí chất liệu hiên tại. Có người
chỉ lấy hiện tại làm điểm xuất phát để trở về với quá khứ. Còn Nguyễn Khải

thì thật sự sống với cái hiện tại, cấp cho nó ý nghĩa quan trọng nhất trong thế
giới nghệ thuật của mình.
Lí giải về sự cách biệt và mâu thuẫn giữa các thế hệ lịch sử mà Nguyễn
Khải đặt ra trong các sáng tác của mình, chúng tôi cho rằng đó là do sự thay
đổi quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả. Trong cái nhìn của
Nguyễn Khải, họ là hai thế hệ mà “một thì yên tâm tin tưởng vào tương lai
biết trước, ẩn mình trong cái chung của cộng đồng, còn một lại khát khao
khảo vấn, hướng tới giá trị đích thực của cá nhân” [69, tr.145].
Tóm lại, quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn
Khải một mặt theo xu thế chung của thời đại và của bản thân nền văn học,
mặt khác trên cơ sở bản lĩnh nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nhà văn đã có
những biến đổi vận động theo hướng khám phá, nghiên cứu con người cá

nhân “cởi bỏ bộ áo xã hội, trở về với chính mình như nó vốn có” [20, tr.33],
con người được soi chiếu ở nhiều chiều, phức tạp, bí ẩn, mang đậm triết lí
nhân sinh.


×