Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thành phần và cấu trúc quần xã ve giáo (acari oribatida) ở rừng tự nhiên và rừng trồng tại vườn quốc gia tam đảo, tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

HÀ TRỌNG HIẾN

THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC QUẦN XÃ
VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở RỪNG
TỰ NHIÊN VÀ RỪNG TRỒNG TẠI VƯỜN
QUỐC GIA TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

HÀ TRỌNG HIẾN

THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC QUẦN XÃ
VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở RỪNG
TỰ NHIÊN VÀ RỪNG TRỒNG TẠI VƯỜN
QUỐC GIA TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO DUY TRINH


HÀ NỘI, 2013


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đào Duy Trinh, người
thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn.
Nhờ có sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy mà tôi đã hoàn thành đề tài
luận văn thạc sĩ này.
Xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ khoa học và tạo điều kiện của Ban
Giám hiệu, phòng Sau đại học, ban Chủ nhiệm khoa Sinh trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2. Trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu, tổ Sinh – Địa – TD trường
THPT Lương Tài nơi tôi đang công tác đã hết sức giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi cũng xin
chân thành cảm ơn em sinh viên Bùi Như Quỳnh, K35A khoa Sinh trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình tôi, nơi mà tôi
luôn nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ, động viên để vượt qua mọi khó khăn trong
học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn

HÀ TRỌNG HIẾN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các mẫu nghiên cứu đã được lấy tại Vườn quốc
gia Tam Đảo và được chúng tôi phân tích đúng phương pháp như trong luận
văn đã đưa ra. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn chính xác, trung thực. Các thông tin đã được trích dẫn trong luận văn là
hoàn toàn chính xác, nó được lấy từ các tài liệu có nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn

HÀ TRỌNG HIẾN


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT
Kí hiệu

Viết tắt

C

Chung

D

Độ ưu thế

H’

Chỉ số đa dạng

J

Chỉ số Jaccard về tương đồng
thành phần loài

J’


Chỉ số đồng đều

MĐTB

Mật độ trung bình

RT

Rừng trồng

RTN

Rừng tự nhiên

VQG

Vườn quốc gia

+1

Tầng rêu

0

Tầng lá

-1

Độ sâu đất từ 0- 10cm


-2

Độ sâu đất từ 11 – 20cm


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

NỘI DUNG

Trang

Bảng 2.1. Tổng số mẫu Oribatida thu ở
RTN và RT tại VQG Tam Đảo, tỉnh

14

Vĩnh Phúc
2

Bảng 2.2. Thành phần động vật rừng VQG

22

Tam Đảo
3

Bảng 3.1. Danh sách họ, giống, loài
Orbatida RTN và RT tại VQG Tam


31

Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

4

Bảng Bảng 3.2. Chỉ số Jaccard (tương đồng
thành phần loài) giữa RTN và RT, tại

43

VQG Tam Đảo
5

Bảng 3.3. Chỉ số định lượng cấu trúc quần
xã Oribatida theo sinh cảnh tại RTN và

47

RT VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc
6

ảng 3.4. Mật độ trung bình của Oribatida ở hai sinh
cảnh RTN

48

và RT tại VQG Tam Đảo
7


ảng 3.5. Chỉ số đa dạng loài H’ ở hai sinh cảnh

49

RTN và RT tại VQG Tam Đảo
8

ảng 3.6. Chỉ số đồng đều J’ ở hai sinh cảnh RTN và

50

RT tại VQG Tam Đảo
9

ảng 3.7. Tỷ lệ các loài ưu thế ở hai sinh cảnh RTN
và RT tại VQG Tam Đảo

52


10

ảng 3.8. Các chỉ số định lượng của Oribatida ở hệ
sinh thái đấtcủa RTN và RT

11

57


Bảng 3.9. Tỷ lệ các loài ưu thế ở thế ở hai
sinh cảnh RTN và RT trong hệ sinh thái

59

đất tại VQG Tam Đảo
12

Bảng 3.10. So sánh RTN và RT về các
nhân tố sinh thái

62


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

NỘI DUNG

1

Hình 2.1. Bản đồ địa giới, hành chính của
VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

2

15

Hình 2.2. Bản đồ khu vực lấy mẫu ở hai sinh
cảnh RTN và RT tại VQG Tam Đảo


3

Trang

16

Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida
(từ Vũ Quang Mạnh, 2007)

24

4 Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan
của Oribatida bậc cao (từ Vũ Quang Mạnh, 2007)
5

25

Hình 3.1. Sự tương đồng về thành phần loài
giữa sinh cảnh RTN và RT tại VQG Tam

44

Đảo
6

Hình 3.2. Cấu trúc các loài ưu thế của quần
xã Oribatida ở sinh cảnh RT tại VQG

54


Tam Đảo
7

Hình 3.3. Cấu trúc các loài ưu thế của quần
xã Oribatida ở sinh cảnh RTN tại VQG

55

Tam Đảo
8

Hình 3.4. Cấu trúc các loài ưu thế của quần
xã Oribatida trong hệ sinh thái đất ở sinh
cảnh RTN và RT tại VQG Tam Đảo

60


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục kí hiệu, viết tắt
Mục lục


1.1.

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

6. Đóng góp mới

4


7. Cấu trúc của luận văn

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

Cơ sở khoa học của đề tài

5

1.2. Tổng quan tài liệu

5

1.2.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới

5

1.2.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida

6

1.2.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida

7

1.2.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam


9

1.2.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida

9

1.2.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida

10

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG


PHÁP NGHIÊN CỨU

12

2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu

12

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

12

2.1.2. Thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu

14

2.2. Đặc điểm tự nhiên của vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh


17

Vĩnh Phúc
2.2.1. Vị trí địa lý và địa hình

17

2.2.2. Khí hậu và thủy văn

18

2.2.3. Đất đai

19

2.2.4. Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế

20

2.3. Tài nguyên thực vật và động vật

21

2.4. Vật liệu nghiên cứu

23

2.5. Phương pháp nghiên cứu


23

2.5.1. Xác định thành phần loài Oribatida

23

2.5.2. Xác định sự tương đồng thành phần loài và cấu trúc
quần xã Oribatida

27

2.5.3. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu

28

CHƯƠNG 3. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

30

3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hai sinh cảnh
RTN và RT tại vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

30

3.1.1. Thành phần loài và phân bố của quần xã Oribatida ở RTN và
RT tại vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

30

3.1.1.1. Thành phần loài Oribatida ở RTN và RT tại vườn Quốc gia

Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

30

3.1.1.2. Đặc điểm phân bố của quần xã Oribatida ở RTN và
RT
tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.2. Sự tương đồng thành phần loài của quần xã Oribatida

42


ở RTN và RT trong vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh

43

Phúc
3.1.3. Bàn luận và nhận xét

45

3.2. Cấu trúc quần xã Oribatida ở RTN và RT tại vườn Quốc gia
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1. Cấu trúc quần xã Oribatida ở hai sinh cảnh RTN và

46
47

3.2.1.1. Đa dạng thành phần loài


47

3.2.1.2. Mật độ trung bình

48

3.2.1.3. Chỉ số đa dạng loài H’

49

3.2.1.4. Chỉ số đồng đều J’

50

3.2.1.5. Các loài Oribatida ưu thế ở RTN và RT tại VQG

50

Tam Đảo
3.2.2. Bàn luận và nhận xét

56

3.3. Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong
hệ sinh thái đất ở RTN và RT tại vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc

56

3.3.1. Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong hệ

sinh thái đất ở RTN và RT

56

3.3.1.1. Đa dạng thành phần loài

57

3.3.1.2. Mật độ trung bình

58

3.3.1.3. Chỉ số đa dạng loài H’

58

3.3.1.4. Chỉ số đồng đều J’

58

3.3.1.5. Các loài Oribatida ưu thế theo tầng sâu thẳng đứng
trong hệ sinh thái đất của RTN và RT, tại VQG Tam Đảo
3.3.2. Bàn luận và nhận xét

58
61

3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và con người đến
quần xã
Oribatida ở RTN và RT tại VQG Tam Đảo


61


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

KẾT LUẬN

64

KIẾN NGHỊ

65

DANH MUC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

PHỤ LỤC


13

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vườn quốc gia Tam Đảo là nơi có sự đa dạng về động thực vật, đã có
nhiều nhà khoa học đến đây nghiên cứu và đã thống kê về sự đa dạng thành
phần các loài sinh vật. Có rất nhiêu nhóm sinh vật được nghiên cứu như các
loài thuộc lớp Bò sát, lớp Chim và rất nhiều loài Thực vật. Tuy nhiên, các
đông vật nhỏ, bậc thấp chưa được chú ý nhiều, một trong số đó là Oribatida.
Oribatida là một trong những nhóm động vât đất nhỏ bé. Oribatida chúng là
nhóm động vật rất đa dạng và phong phú nhất, đặc biệt trong sinh cảnh rừng,
nơi chúng tiêu thụ nấm và thảm lá mục, trong cây gỗ mục, rêu, địa y và trong
các tầng nông sâu của đất (tập trung hầu hết ở tầng đất ở độ sâu từ 0-20cm
tính từ mặt đất). Oribatida là những chân khớp có kìm (Arthropoda:
Chelicerata), thuộc lớp Hình nhện (Arachnida), có kích thước cơ thể nhỏ
trong khoảng 0,1-0,2 đến 1,0-2,0mm, nên được xếp vào nhóm chân khớp bé
(Microarthropoda) cùng với nhóm Collembola của quần xã sinh vật đất. Do
có mật độ quần thể lớn có thể đạt tới vài nghìn cá thể trong 1 m2 đất, có thành
phần loài đa dạng, nên việc phát hiện đầy đủ nhóm động vật này sẽ góp phần
làm chủ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, đánh giá đặc điểm khu hệ và tính
chất địa động vật.
Cho đến nay khu hệ động vật Oribatida ở Việt Nam chưa được nghiên
cứu đầy đủ, ở VQG Tam Đảo chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về
Oribatida. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, con
người đến thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở các loại sinh cảnh
rừng khác nhau chưa đủ đưa ra nhận định đầy đủ về vai trò và tác dụng của
chúng. Các dẫn liệu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng, con người…đối với quần xã Oribatida ở rừng tự nhiên và rừng


14

trồng tại Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chưa đủ để đánh giá

sự biến động về thành phần loài thuộc bộ Oribatida.
Vì những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Thành phần
và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Rừng tự nhiên và Rừng
trồng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả đề tài luận văn của chúng tôi đã bước đầu thống kê số lượng
các loài Oribatida ở hai sinh cảnh RTN và RT, từ đó có thể bổ sung dẫn liệu
về đa dạng sinh học của quần xã Oribatida ở Vườn quốc gia (VQG) Tam
Đảo.
Thông qua đề tài luận văn của mình, chúng tôi đã cung cấp dẫn liệu về
đặc điểm phân bố và đặc trưng định lượng của quần xã Oribatida ở VQG Tam
Đảo. Cấu trúc quần xã Oribatida về đặc điểm phân bố, mật độ quần thể và
tương đồng thành phần loài ở VQG Tam Đảo được chúng tôi nghiên cứu và
phân tích đồng bộ, 2 rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) và 2 chiều sâu thẳng
đứng trong đất (0-10 và 11-20cm).
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài luận văn thạc sĩ của tôi góp phần bổ sung tư liệu về thành phần
loài Oribatida, đồng thời cũng góp phần đánh giá tài nguyên đa dạng động vật
đất của Việt Nam.
Qua quá trình nghiên cứu quần xã Oribatida, các yếu tố tự nhiên và sự
tác động của con người tới các sinh cảnh rừng ở VGQ Tam Đảo, chúng tôi
đưa ra những nhận định về ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và sự tác động
của con người đến hệ sinh thái đất rừng nói chung và đến quần xã Oribatida.


15

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài luận văn thạc sĩ của chúng tôi là lập danh sách

thành phần loài Oribatida, nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, con
người đến đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở hai sinh
cảnh RTN và RT tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Từ kết qủa của quá trình nghiên cứu chúng tôi chỉ ra:
Sự đa dạng thành phần loài, lập danh sách đầy đủ các loài Oribatida và
chỉ ra sự phân bố của chúng theo sinh cảnh rừng tự nhiên và rừng trồng.
Chúng tôi nghiên cứu phân tích cấu trúc quần xã Oribatida ở hai sinh
cảnh RTN và RT về đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố, MĐTB cá
thể của các quần xã, chỉ số H’, chỉ số J’, chỉ số Jaccard và phân tích độ ưu thế
của chúng.
Qua quá trình nghiên cứu quần xã Oribatida ở RTN và RT và đồng thời
phân tích, so sánh sự khác nhau giữa hai sinh cảnh rừng về các yếu tố tự nhiên
cũng như sự tác động của con người ở hai sinh cảnh rừng, từ cơ sở đó chúng
tôi chỉ ra sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và con người đến đa dạng thành
phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở rừng tự nhiên và rừng trồng tại VQG
Tam Đảo.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari),
lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata),
ngành Chân khớp (Arthropoda), của giới Động vật (Animalia) là đối tượng
mà chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu.


16

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Ở VQG Tam Đảo, sự đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở
rừng tự nhiên và rừng trồng đã được chúng tôi tiến hành nghiên cứu. Trong

mỗi loại sinh cảnh rừng chúng tôi nghiên cứu Oribatida ở tầng thảm lá, tầng
rêu và tầng đất (ở độ sâu từ 0 – 10 cm và từ 11 – 20 cm). Chúng tôi tiến hành
lấy mẫu đem về phòng thí nghiệm tách lọc các cá thể Oribatida để tiến hành
định loại và lập danh sách các loài Oribatida ở từng sinh cảnh nghiên cứu.
6. Đóng góp mới
Luận văn cung cấp số liệu về đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân
bố của Oribatida ở hai sinh cảnh RTN và RT tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc.
Luận văn cung cấp dẫn liệu về cấu trúc quần xã Oribatida ở RTN và
RT tại VQG Tam Đảo. Cấu trúc quần xã Oribatida được cung cấp về các chỉ
tiêu như: đặc điểm phân bố, mật độ quần thể, tương đồng thành phần loài, độ
ưu thế, chỉ số đa dạng loài (H’), chỉ số đồng đều (J’).
Luận văn đưa ra các nhận định về tác động của con người tới quần xã
Oribatda ở RTN với RT tại VQG Tam Đảo.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận Luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


17

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bộ Ve giáp (Acari: Oribatida) bao gồm những nhóm Ve Bét đa dạng và
phong phú trong tự nhiên. Ở ngoài tự nhiên chúng sống chủ yếu trong môi
trường đất và các môi trường sống liên quan với hệ sinh thái đất, như thảm lá
rừng và xác vụn thực vật, trên thân hay dưới vỏ cây gỗ, lớp thảm rêu bám trên
thân cây, đất treo trên cành cây thấp trong tán rừng (Vũ Quang Mạnh,

2007)[21].
Ở VQG Tam Đảo, chúng tôi thấy hệ sinh thái rừng ở đây chia làm hai
sinh cảnh chủ yếu là RTN và RT. Hai sinh cảnh này có sự khác nhau cơ bản
về thành phần sinh vật,các nhân tố sinh thái… và sự tác động của con người.
Oribatida là nhóm động vật chân khớp nhỏ bé, chúng sống ở đất tập trung
chủ yếu ở độ sâu từ 0 – 20 cm, tầng thảm lá và tầng rêu. Sự tác động của con
người tới hệ sinh thái rừng ngay lập tức ảnh hưởng tới môi trường sống của
chúng, tác động đến Oribatida. Do đó, việc nghiên cứu phân tích sự thay đổi
các đặc trưng định lượng của Oribatida (số lượng loài, mật độ, chỉ số đa dạng
H’, chỉ số đồng đều J’) theo dạng sinh cảnh(RTN và RT), và theo độ sâu đất
được áp dụng ở VQG Tam Đảo làm cơ sở khoa học chỉ ra những tác động
tích cực cũng như tiêu cực của các nhân tố môi trường, con người đến hệ sinh
thái rừng.
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
Trên thế giới, các nhóm động vật không xương sống ở đất nói chung,
Oribatida nói riêng được nghiên cứu từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm
(Hammen L. van Der, 2009- Links). Khu hệ Oribatida thế giới hiện đã được
mô tả khoảng 10.000 loài và số loài Oribatida thực tế có thể vào khoảng từ


18

50.000 loài (Trave’ et al., 1996) đến 100.000 loài (Schatz, 2002)[51]. Theo
Balogh J. et al., 1992, số lượng giống Oribatida trên thế giới đã tăng lên từ
700 giống đến hơn 1000 giống chỉ trong 20 năm gần đây (Balogh J. et al.,
1992)[29]. Thậm chí hiện nay ở Châu Âu, loài mới vẫn được mô tả đều đặn
hàng năm và ở Bắc Mỹ, khoảng 75% số loài của khu hệ Oribatida còn chưa
được mô tả (Bechan-Pelletier et al., 1993)[32]. Hoá thạch đầu tiên của
Oribatida được phát hiện trong trầm tích kỉ Devon, được bảo tồn cách đây ít

nhất 380 triệu năm (Heethoff et al., 2006)[36]. Nhưng nguồn gốc của nhóm
này, niên đại có thể được suy đoán là cách ngày nay từ 400-440 triệu năm
(Heethoff et al., 2006; Norton et al., 1976, 1991; Shear et al., 1984[45]).
1.2.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida
Trong các công trình nghiên cứu về Acari trước đây, các công trình của
Berlese đóng một vai trò quan trọng và có một vị trí đặc biệt. Ông là một
trong số những người quan tâm đến Ve bét ở Châu Âu sớm nhất. Từ năm
1881 đến năm 1923, ông đã mô tả khoảng 120 loài Oribatida. (Hammen L.
Van Der, 2009) (Zipcode Zoo.com) [52].
Khu hệ Oribatida của Canada là một trong những khu hệ được nghiên
cứu khá kỹ, từ rất sớm. Nhưng theo Behan- Pelletier et al., 2000 [34], mặc dù
các dẫn liệu về sinh thái, phân bố của chúng có nhiều, nhưng về khu hệ, số
loài được biết chỉ chiếm khoảng ¼ số loài có trong thực tế.
Trong khoảng 20 năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu của Oribatida
đã diễn ra mạnh mẽ và nhiều kết quả được công bố. Trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác, cùng với kết quả nghiên cứu của riêng mình.
Schatz, 2006 một chuyên gia Oribatida người Thụy Sĩ đã tổng hợp và công bố
bản mục lục các loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh sách
gồm 543 loài Oribatida thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lượng
Oribatida đã được thu thập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc


19

Trung Mỹ như: Cuba (225 loài), Antilles (387 loài), Lasser Antilles (172
loài), Jamaica (28 loài), Dominica (21 loài)... (Schatz, 2002) [51]. Hiện tại
498 loài Oribatida đã được ghi nhận (gồm 300 loài đã xác định tên, 198 loài
còn ở dạng sp., cf...). Số lượng loài Oribatida của Trung Mỹ, bao gồm cả
Mexico là 978 loài, nếu cộng thêm cả Antilles nữa, con số này 1238 loài
(Schatz, 2002) [51].

1.2.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida
Phản ứng của các quần xã động vật đất đối với sự quản lý đất như sự
thay đổi độ giàu hoặc độ phong phú, chỉ số đa dạng loài...đã được lượng hoá
và được kiểm tra phạm vi rộng như sinh cảnh, thậm chí trong một số trường
hợp, ở phạm vi vùng đã được nghiên cứu (Maraun et al., 2003). Khi phân tích
dẫn liệu thu được từ những mẫu định lượng (ở phạm vi 1 mẫu 250cm3 hay từ
1 điểm thu mẫu) là đặc biệt quan trọng cho sự hiểu biết về ảnh hưởng của việc
sử dụng đất đến cấu trúc quần xã và sự tồn tại của những sinh vật sống trong
đất (Minor et al., 2007) [40].
Sự tăng liên tục của những loài ưu thế sống ở bề mặt và những loài
không chuyên hoá cho thấy sự thay đổi đáng kể trong tự nhiên của những ảnh
hưởng có giới hạn này trong quá trình diễn thế. Kết quả phân tích bằng
phương pháp hồi quy thông thường cho thấy mức độ tác động gia tăng của
các nhân tố bên ngoài đến quần xã Oribatida trong thời gian diễn thế của đồng
cỏ và sự thay đổi hướng tác động chủ yếu đến độ phong phú của Oribatida từ
các điều kiện của đất sang các điều kiện của thảm phủ thực vật và sau đó là
tác động tổ hợp của các điều kiện đất và lớp thảm phủ thực vật (Zaitsev et al.,
2006) [50].
Minor et al., 2004 đã điều tra ảnh hưởng của một vài loại vật liệu bổ
sung vào đất nhằm làm tăng sinh khối cho các vụ trồng liễu luân phiên trong
thời gian ngắn đến độ phong phú, độ đa dạng và cấu trúc quần xã của Ve bét


20

sống tự do trong đất (gồm 2 nhóm Oribatida và Mesostigmata) ở vùng trung
tâm New York. Các vật liệu bổ sung bao gồm: Cặn bùn đã được làm ổn định
bằng chất vôi, phân gà ủ hoai, phân đạm, lớp đất phủ dẻo màu đen để phủ lên
trên bộ rễ. Kết quả cho thấy: Nhóm ve bét ăn thịt (Mesostigmata) phản ứng
với các chất bổ sung khác với nhóm ăn mùn bã và nấm (Oribatida) (Minor et

al., 2004)[41]. Độ dốc theo đai cao của hệ thống núi tự nó có thể được xem là
những thí nghiệm thực địa mang tính tự nhiên. Những nghiên cứu thực địa
theo 1 tuyến chạy dọc từ chân núi lên đỉnh núi là rất cần thiết để hiểu thêm về
sự thay đổi khí hậu toàn cầu trong quá khứ và dự đoán sự thay đổi đó trong
tương lai. Khí hậu là nhân tố chính kiểm soát những kiểu cấu trúc thực vật,
năng suất thành phần loài động, thực vật toàn cầu (Shen Jing et al., 2005)
[46]. Zaitsev et al., 2006 đã thực hiện các đợt điều tra thu mẫu Oribatida theo
một lát cắt ngang Châu Âu, từ Hà Lan đến Matxcơva (liên bang Nga) trong
cùng một kiểu sinh cảnh (rừng rụng lá theo mùa) với mục đích đánh giá tác
động của khí hậu lục địa đến cấu trúc và độ đa dạng quần xã Oribatida. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: khí hậu đã có ảnh hưởng nhất định đến độ phong
phú và sinh khối của quần xã Oribatida. Đồng thời, khí hậu lục địa có ảnh
hưởng rõ ràng đến cấu trúc chức năng và độ đa dạng của các quần thể
Oribatida như làm gia tăng độ phong phú mật độ trung bình (MĐTB) của các
loài sống trên bề mặt thảm lá, theo chiều từ phía Tây sang phía Đông và làm
giảm độ phong phú của các loài sống trong lớp thảm. Mặt khác, cũng có
những dấu hiệu chỉ thị cho sự thay đổi cấu trúc khu hệ dần dần, dọc theo lát
cắt từ Tây sang Đông. Theo 2 tác giả trên, MĐTB của Oribatida ở sinh cảnh
rừng rụng lá theo mùa của Hà Lan là từ 57139 cá thể/m2 đến 28194 cá thể
/m2; ở Đức: 40313 cá thể/ m2; ở Ba Lan 78092 cá thể/m2 và ở Nga: 6424 cá
thể/m2. Độ giàu loài (số lượng loài/ 1 diện tích mẫu) lần lượt là 19,0 loài/ mẫu
(Hà Lan); 24,6 loài/ mẫu (Đức); 35,1 loài/mẫu (Ba Lan) và 12,3 loài/mẫu


21

(Nga) (Zaitsev et al., 2006) [50]. Va’squez et al., 2007 khi nghiên cứu đa
dạng của các nhóm ve bét (Acari: Prostigmata, Mesotigmata, Astigmata) sống
trong đất ở 2 sinh cảnh đất cây bụi và đất rừng rụng lá theo mùa ở Nam Mỹ
có nhận xét: ve bét sống ở đất rừng rụng lá theo mùa có các giá trị của chỉ số

định lượng: số lượng loài, chỉ số đa dạng loài H’, chỉ số đồng đều J’ (S=43;
H’=2,67; J’= 0,69) đều cao hơn so với đất cây bụi (S=36, H’= 2,12, J’= 0,52)
(Va’squez et al., 2007) [49].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida
Trước năm 1975, các công trình nghiên cứu về Oribatida ở Việt Nam
còn chưa được chuyên sâu và đồng bộ. Năm 1967, lần đầu tiên hai tác giả
người Hungari là Balogh J. và Mahunka S. nghiên cứu và giới thiệu khu hệ,
danh pháp đặc điểm phân bố của 33 loài Oribatida trong công trình ”New
oribatids from Viet Nam”. Trong đó mô tả 29 loài và 4 giống mới. Tiếp theo
là nghiên cứu của hai tác giả Tiệp Khắc, trước đây là A. Rajski và R.
Szudrowicz (Balogh J. et al., 1967; Rajski A. et al., 1974) [30].
Sau năm 1975, Oribatida Việt Nam mới được các tác giả trong và
ngoài nước nghiên cứu chuyên sâu. Các công trình nghiên cứu của các tác giả
nước ngoài như Golosova L., 1983, 1984; Mahunka (1987, 1988, 1989);
Behan-Pelletier, 1999; Pavlitchenco P., 1991) Nghiên cứu của tác giả Stary,
1993, nghiên cứu của hai tác giả người Nhật là Ohkubo et al., 1995[42] và
Krivolutsky, 1979 [42].
Tiếp theo còn có một số công trình của các tác giả nước ngoài cộng tác
với Việt Nam như công trình của Vũ Quang Mạnh và cs., 1985, 1987 nghiên
cứu về Oribatida bậc thấp ở miền Bắc Việt Nam; đã đưa ra được thành phần
loài Oribatida ở khu vực nghiên cứu (Tsonev. I. N. et al., 1987; Vũ Quang
Mạnh và cs., 1985, 1987).


22

Vũ Quang Mạnh và cs., 1995. Trong hội thảo báo cáo khoa học Phục
hồi và Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam, Vũ Quang Mạnh đã
giới thiệu đặc điểm phân bố, mật độ và thành phần Chân khớp bé

(Microarthropoda), trong đó có Oribatida ở hệ sinh thái đất ven biển Việt
Nam. Đã giới thiệu danh sách 146 loài và phân loài Oribatida ở Việt Nam
cùng với đặc điểm phân bố của chúng (Vũ Quang Mạnh và cs., 1995 ) [8].
Theo Vũ Quang Mạnh và cs., 1996 đã nghiên cứu quần xã động vật
đất chân khớp bé (Microarthropoda) và động vật đất cỡ trung bình
(Mesofauna) liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ cỏ cho lúa đã đưa ra sự
thay đổi thành phần các loài khác nhau cũng như mật độ nhóm chân khớp bé
ở sinh cảnh có thuốc diệt cỏ Sofit và không cỏ đã có sự thay đổi tăng lên và
giảm xuống hoặc không có ở một số loài (Vũ Quang Mạnh, 1996) [9].
1.2.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida
Năm 2002, Vũ Quang Mạnh và cs. đã đưa ra dẫn liệu về vai trò và cấu
trúc quần xã Oribatida ở vùng rừng Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Có nhận xét cấu
trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh thái đất có liên quan rõ rệt với sự suy giảm
của cây gỗ rừng. Nó có thể được xem xét và đánh giá như một đặc điểm sinh
học, chỉ thị quá trình diễn thế của rừng Tam Đảo nói riêng và của Việt Nam
nói chung (Vũ Quang Mạnh và cs., 2002)[12].
Năm 2004, nhận định Ve giáp trong cấu trúc quần xã Acari trong hệ
sinh thái rừng VQG Ba Vì, Việt Nam cũng đã xác định được mối liên hệ giữa
đai cao khí hậu ảnh hưởng tới cấu trúc quần xã Oribatida. Mật độ quần thể ve
bét ở các sinh cảnh như RTN và RT tương ứng gặp 3090 và 2200 cá thể/ m2
mặt đất là nhỏ hơn so với sinh cảnh nhân tác, như đất TCCB và ĐCT, tương
ứng gặp 8247 và 7580 cá thể/ m2 (Phan Thị Huyền và cs., 2004) [3].
Vũ Quang Mạnh và cs., 2004 nghiên cứu về quần xã động vật Chân
khớp bé ở các đai cao khí hậu Vườn Quốc gia Tam Đảo ở Tạp chí nông


23

nghiệp và phát triển nông thôn thấy sự biến đổi mật độ các nhóm động vật
Chân khớp bé biến động ở các đai cao khí hậu khác nhau của mỗi sinh cảnh

(Vũ Quang mạnh và cs., 2004) [16].
Năm 2008, các tác giả Vũ Quang Mạnh và cs. đã nghiên cứu cấu trúc
quần xã Chân khớp bé trong đó có Oribatida, về ảnh hưởng và vai trò của
chúng đối với các loại đất và đặc điểm của thảm cây trồng ở vùng đồng bằng
Sông Hồng. Thành phần loài Oribatida xác định được phong phú nhất ở sinh
cảnh bãi cỏ hoang, với 15 loài. Số lượng loài Oribatida giảm dần từ sinh cảnh
RTN và VQN, đều có 9 loài; đến RNT và đất trồng cây gỗ lâu năm, với 7
loài; thấp nhất ở ruộng lúa cạn, với 2 loài (Vũ Quang Mạnh và cs., 2008) [22].


24

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở hai sinh cảnh là RTN và RT
(rừng thông ở giai đoạn đang khép tán, 15 tuổi) tại vườn Quốc gia Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc.
RTN là sinh cảnh khá ổn định, gồm chủ yếu là các loài cây thân gỗ, có
độ che phủ cao, với cấu trúc nhiều tầng. Trong rừng ánh sáng ít khi dọi xuống
tới mặt đất, do đó độ ẩm trong rừng cao, nhiệt độ thấp và ít biến đổi hơn so
với sinh cảnh khác. Đặc trưng quan trọng của sinh cảnh RTN là sự đa dạng về
điều kiện sinh thái, đặc biệt là ánh sáng, độ ẩm, gió theo các tầng mà các loài
sinh vật khác nhau có thể cùng chung sống, tạo ra mức độ đa dạng sinh học và
đa dạng sinh thái cao, thể hiện trước hết ở các loài thực vật.
RT (rừng thông) là loại rừng thứ sinh do con người trồng, rừng trồng
có cấu trúc ít tầng, thường là gồm: 1 tầng cây ưa sáng (cây thông) và tầng cây
bụi. Các đặc điểm sinh thái của rừng thông phụ thuộc vào đất rừng và tuổi
rừng.

Ở VQG Tam Đảo, RTN có tổng diện tích khoảng 23422,5 ha chiếm
67,5 % diện tích tự nhiên toàn vườn và 79,5 % diện tích đất có rừng, rừng tự
nhiên gồm các kiểu rừng chính sau: Kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới (độ cao <700 m), Kiểu rừng lá rộng thường xanh á nhiệt đới (độ cao
>700 m).
Bên cạnh rừng tự nhiên VQG Tam Đảo còn có rừng trồng với tổng diện
tích khoảng là 6046,5 ha chiếm 20,5 % diện tích đất có rừng. Các loài cây trồng
chính là Thông Mã vĩ, cây bản địa, bạch đàn, keo và rừng trồng hỗn giao.


25

Rừng trồng Thông có diện tích 3045,2 ha chiếm 50,4 % diện tích rừng
trồng, trong đó:
Thông già có diện tích 1264,8 ha chiếm 41,6 % diện tích rừng thông,
đường kính trung bình D=24 cm, H=20 m, N/ha=660 cây/ha, G/ha=30.3 m2
/ha, M=301 m3/ha. Thông già phân bố chủ yếu ở các xã: Hồ Sơn, Hợp Châu,
Minh Quang, Đại Đính, Đạo Trù – huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc
Thông mới trồng diện tích 1780,4 ha chiếm 58,5 % diện tích rừng
thông, trồng chủ yếu ở các xã: Minh Quang, Đạo Trù, Đại Đính, Hợp Châu,
Tam Quan – huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên
(Vĩnh Phúc).
Rừng trồng bản địa diện tích 2231,3 ha chiếm 36,9 % diện tích rừng
trồng, có ở hầu hết các xã trong vườn quốc gia Tam Đảo: xã Đạo Trù, Tam
Quan, Đại Đính, Hồ Sơn – huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), xã Trung Mỹ huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), xã: Phú Xuyên, La Bằng, Hoàng Nông, Mỹ
Yên, Cát Nê, Quân Chu – huyện Đại Từ (Thái Nguyên), xã: Hợp Hòa, Hợp
Thành, Thiện Kế, Ninh Lai – huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).
Rừng trồng Bạch đàn, Keo diện tích khoảng 573,8 ha chiếm 9,5 % diện
tích rừng trồng, trồng ở các xã: Thiện Kế, Ninh Lai – huyện Sơn Dương
(Tuyên Quang), xã: Đạo Trù, Đại Đính, Tam Quan, Hồ Sơn – huyện Tam

Đảo (Vĩnh Phúc), xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), xã: Quân
Chu, Hoàng Nông, Khôi Kỳ - huyện Đại Từ (Thái Nguyên).
Rừng trồng hỗn giao diện tích 196,2 ha chiếm 3,2 % diện tích rừng trồng,
cây trồng chủ yếu là cây bản địanhư: bạch đàn, keo, có ở các xã: Đạo Trù, Đại
Đính – huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), xã Trung Mỹ - huyện Bình Xuyên (Vĩnh
Phúc).


×