Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thành phần và cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở rừng tự nhiên và rừng nhân tác trong vườn quốc gia tam đảo, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 57 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH- KTNN




VŨ THỊ PHƢƠNG THẢO



THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC QUẦN XÃ
VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở RỪNG TỰ
NHIÊN VÀ RỪNG NHÂN TÁC TRONG VƢỜN
QUỐC GIA TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học








HÀ NỘI, 2014

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2


KHOA SINH- KTNN




VŨ THỊ PHƢƠNG THẢO



THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC QUẦN XÃ
VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở RỪNG TỰ
NHIÊN VÀ RỪNG NHÂN TÁC TRONG VƢỜN
QUỐC GIA TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. ĐÀO DUY TRINH





HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đào Duy Trinh, ngƣời

thầy đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp, tôi xin cám ơn Thạc sĩ Hà Trọng Hiến K15 lớp sinh thái học khoa
Sinh – KTNN, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã cùng tôi để hoàn thành
khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ khoa học và tạo điều kiện của nhà
trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, ban Chủ nhiệm Khoa Sinh trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2 đã hết sức giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình tôi, nơi mà tôi
nhận đƣợc sự hỗ trợ, chia sẻ, động viên để vƣợt qua mọi khó khăn trong học
tập cũng nhƣ trong cuộc sống.

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2014
Tác giả khóa luận



VŨ THỊ PHƢƠNG THẢO






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, các mẫu nghiên cứu đã đƣợc lấy tại Vƣờn quốc
gia Tam Đảo và đƣợc chúng tôi phân tích đúng phƣơng pháp nhƣ trong khóa
luận đã đƣa ra. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn
toàn chính xác, trung thực. Các thông tin đã đƣợc trích dẫn trong khóa luận là

hoàn toàn chính xác, nó đƣợc lấy từ các tài liệu có nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2014

Tác giả khóa luận



VŨ THỊ PHƢƠNG THẢO
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT

STT
Kí hiệu
Viết tắt
1.
C
Chung
2.
D
Độ ƣu thế
3.
H’
Chỉ số đa dạng
4.
J
Chỉ số Jaccard về tƣơng đồng thành phần loài
5.
J’
Chỉ số đồng đều
6.

MĐTB
Mật độ trung bình
7.
RNT
Rừng nhân tác
8.
RTN
Rừng tự nhiên
9.
VQG
Vƣờn quốc gia
10.
+ 1
Tầng rêu
11.
0
Tầng lá
12.
- 1
Độ sâu đất từ 0 - 10 cm
13.
- 2
Độ sâu đất từ 11 - 20 cm








DANH MỤC CÁC BẢNG

NỘI DUNG TRANG

Bảng 2.1.Tổng số mẫu Oribatida thu đƣợc ở RTN và RNT tại VQG
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

7
Bảng 3.1. Danh sách họ, giống, loài Oribatida ở RTN và RNT tại
VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

17
Bảng 3.2. Chỉ số định lƣợng cấu trúc quần xã Oribatida theo sinh
cảnh RTN và RNT tại VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc

28
Bảng 3.3. Mật độ trung bình của Oribatida ở hai sinh cảnh RTN và
RNT tại VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc

29
Bảng 3.4. Chỉ số đa dạng loài H’ ở hai sinh cảnh RTN và RNT tại
VQG Tam Đảo

30
Bảng 3.5. Chỉ số đồng đều J’ ở hai sinh cảnh RTN và RNT tại VQG
Tam Đảo

30
Bảng 3.6. Tỷ lệ các loài ƣu thế ở hai sinh cảnh RTN và RNT tại VQG
Tam Đảo


33
Bảng 3.7. Các chỉ số định lƣợng của Oribatida ở hệ sinh thái đất của
RTN và RNT

36
Bảng 3.8. Tỷ lệ các loài ƣu thế ở hai sinh cảnh RTN và RNT trong hệ
sinh thái đất tại VQG Tam Đảo

38

DANH MỤC CÁC HÌNH

NỘI DUNG
TRANG
Hình 3.1. Cấu trúc loài ƣu thế của quần xã Oribatida theo sinh
cảnh RTN tại VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc

34
Hình 3.2. Cấu trúc loài ƣu thế của quần xã Oribatida theo sinh
cảnh RNT tại VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc

35





















MỤC LỤC

TRANG
Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Danh mục kí hiệu, viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
2

3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1.Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
3
1.2.Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
4
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM,
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7
2.1.Đối tƣợng nghiên cứu
7
2.2.Thời gian nghiên cứu
7
2.3.Địa điểm nghiên cứu
7
2.4.Phƣơng pháp nghiên cứu
8
2.4.1.Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
8
2.4.2.Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
8
2.4.3.Xử lý số liệu
10
2.5. Vài nét về khu vực nghiên cứu
11
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
14
3.1. Thành phần loài ve giáp( Acari: Oribatida) ở hai sinh cảnh

RTN và RNT tại VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc

14
3.1.1. Thành phần loài và phân bố của quần xã Oribatida ở


RTN và RNT tại VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc
14
3.1.1.1. Thành phần loài của quần xã Oribatida ở RTN và RNT
tại VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc

14
3.2. Cấu trúc quần xã Oribatida ở RTN và RNT tại VQG Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

28
3.2.1.Đa dạng thành phần loài
28
3.2.2.Mật độ trung bình
29
3.2.3.Chỉ số đa dạng loài H’
29
3.2.4. Chỉ số đồng đều J’
30
3.2.5.Các loài Oribatida ưu thế ở RTN và RNT tại VQG Tam
Đảo

31
3.3. Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong
hệ sinh thái đất ở RTN và RNT tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh

Phúc


36
3.3.1. Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng
trong hệ sinh thái đất ở RTN và RNT

36
3.3.2. Đa dạng thành phần loài
37
3.3.3.Mật độ trung bình
37
3.3.4.Chỉ số đa dạng loài H’
37
3.3.5.Chỉ số đồng đều J’
38
3.3.6.Các loài Oribatida ưu thế theo tầng sâu thẳng đứng trong
hệ sinh thái đất của RTN và RNT, tại VQG Tam Đảo

38
KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
42
PHỤ LỤC



1
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Vƣờn quốc gia Tam Đảo là nơi có sự đa dạng về động thực vật, đã có
nhiều nhà khoa học đến đây nghiên cứu và đã thống kê về sự đa dạng thành
phần các loài sinh vật. Có rất nhiêu nhóm sinh vật đƣợc nghiên cứu nhƣ các
loài thuộc lớp Bò sát, lớp Chim và rất nhiều loài Thực vật. Tuy nhiên, các
đông vật nhỏ, bậc thấp chƣa đƣợc chú ý nhiều, một trong số đó là Oribatida.
Oribatida là một trong những nhóm động vât đất nhỏ bé. Oribatida
chúng là nhóm động vật rất đa dạng và phong phú nhất, đặc biệt trong sinh
cảnh rừng, nơi chúng tiêu thụ nấm và thảm lá mục, trong cây gỗ mục, rêu, địa
y và trong các tầng nông sâu của đất (tập trung hầu hết ở tầng đất ở độ sâu
từ 0-20cm tính từ mặt đất). Oribatida là những chân khớp có kìm
(Arthropoda: Chelicerata), thuộc lớp Hình nhện (Arachnida), có kích
thƣớc cơ thể nhỏ trong khoảng 0,1 - 0,2 mm đến 1,0 - 2,0 mm, nên đƣợc xếp
vào nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) cùng với nhóm Collembola của
quần xã sinh vật đất. Do có mật độ quần thể lớn có thể đạt tới vài nghìn cá
thể trong 1 m
2
đất, có thành phần loài đa dạng, nên việc phát hiện đầy đủ
nhóm động vật này sẽ góp phần làm chủ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học,
đánh giá đặc điểm khu hệ và tính chất địa động vật (Vũ Quang Mạnh, 2003)
[3].
Hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nƣớc, các khu du lịch, nghỉ
mát ngày càng mọc lên, nhu cầu về sử dụng đất đai cũng tăng lên dẫn đến
việc ngƣời dân di cƣ đến sinh sống cạnh đó ngày một đông. Vƣờn quốc gia
Tam Đảo với vị trí địa lý thuận lợi,đã trở thành một khu nghỉ mát nổi tiếng
của tỉnh Vĩnh Phúc, cũng vì vậy dân cƣ sinh sống tại vƣờn quốc gia ngày một
đông hơn. Kèm theo đó là sự tác động của con ngƣời, điều này đã dẫn đến sự



2
suy giảm đa dạng sinh học ở vƣờn quốc gia và các vấn đề về ô nhiễm môi
trƣờng tại đây. Đã có rất nhiều nghiên cứu về khu hệ động thực vật ở đây
nhƣng những nghiên cứu về động vật đất còn hạn chế, chƣa đƣợc quan tâm.
Vì những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Thành phần
và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Rừng tự nhiên và Rừng
nhân tác trong Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc
quần xã Oribatida, liên quan đến một số yếu tố tự nhiên và nhân tác, bao gồm
2 sinh cảnh (rừng tự nhiên và rừng nhân tác), chiều sâu thẳng đứng trong hệ
sinh thái đất rừng ở VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, xây dựng niềm say mê
học tập, làm tiền đề cho giảng dạy và nghiên cứu sau này.
3. Nội dung nghiên cứu
Đa dạng thành phần loài ve giáp Acari - Oribatida ở hai sinh cảnh
nghiên cứu.
Cấu trúc quần xã Oribatida ở RTN và RNT tại VQG Tam Đảo.
Đặc điểm phân bố, biến động của Oribatida theo tầng thẳng đứng ở
rừng tự nhiên và rừng nhân tác ở vƣờn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới
Trên thế giới, các nhóm động vật không xƣơng sống nói chung và
Oribatida nói riêng đã đƣợc nghiên cứu từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu Oribatida chỉ phát triển mạnh trong thời
gian gần đây.
Berlese là một trong số những ngƣời quan tâm đến Ve giáp ở Châu Âu

sớm nhất. Các công trình nghiên cứu về Acari trƣớc đây của ông có một vị trí
đặc biệt và có 1 vai trò vô cùng quan trọng vì đó đều là những loài mới cho
khoa học. Năm 1881 đến năm 1923 ông đứng tên một mình, hoặc đồng tác
giả của 73 công trình nghiên cứu về Acari, Microarthropoda, Scorpiones.
Trong đó ông đã mô tả 120 loài Oribatida và đều viết bằng tiếng la tinh rất
ngắn gọn chỉ gồm một vài nét gạch đầu dòng [12].
Khu hệ Oribatida của Canada là một trong những khu hệ đƣợc nghiên
cứu khá kỹ, từ rất sớm. Nhƣng theo Behan- Pelletier và Eamer (2000), mặc dù
các dẫn liệu vầ sinh thái, phân bố của chúng có nhiều, nhƣng về khu hệ, số
loài đƣợc biết chỉ chiếm khoảng ¼ số loài có trong thực tế [12].
Nghiên cứu về Oribatida Liên bang Nga phát triển mạnh từ những năm
50 của thế kỉ thứ 20. Cho đến nay từ đây đã ghi nhận 300 loài Oribatida ở tất
cả các kiểu hệ sinh thái, riêng khu hệ Oribatida sống trên cây cũng đƣợc quan
tâm cách đây mấy chục năm (Ermilov S. G., Chistyakov M. P.2007) [13].
Năm 2004, Karasawa đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở đất
treo và các nhân tố vô sinh, hữu sinh gây nên sự đa dạng của chúng. Theo tác
giả, Oribatida là một nhóm chân khớp chiếm ƣu thế về số lƣợng trong đất
treo. Từ sinh cảnh này thu đƣợc không ít hơn 50 loài. Độ đa dạng loài
Oribatida ở đất treo có thể thấp hơn so với khu hệ Oribatida ở đất rừng


4
(Karasawa, 2004) [14].
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của
Oribatida vì chũng có những lợi thế nhƣ: chúng có độ đa dạng cao, thu lƣợm
dễ dàng một số lƣợng lớn cá thể, ở tất cả các mùa trong năm, trong nhiều sinh
cảnh, việc định loại cá thể trƣởng thành tƣơng đối dễ; hầu hết chúng sống
trong tầng hữu cơ của lớp đất màu mỡ. Chúng bao gồm các taxon đƣợc đặc
trƣng bởi sự sinh sản nhanh, thời gian sinh sống của các con non và con
trƣởng thành dài, khả năng tăng quần thể chậm (Benhan- Pelletire, 1999)

[11].
Có thể thấy tình hình nghiên cứu ve giáp có từ rất lâu đời trên thế giới,
đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống về cả khu hệ, sinh học, sinh thái và vai
trò chỉ thị. Nhƣng ở Việt Nam thì hƣớng nghiên cứu về nhóm này mới chỉ bắt
đầu trong thời gian gần đây.
1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam
Trƣớc năm 1975, các công trình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam còn
chƣa đƣợc chuyên sâu và đồng bộ. Hai tác giả ngƣời Hungari là Balogh J.và
Mahunka S lần đầu tiên nghiên cứu và giới thiệu khu hệ, danh pháp đặc điểm
phân bố của 33 loài Oribatida trong công trình “New oribatids from Viet
Nam” năm 1967. Trong đó mô tả 29 loài và 4 giống mới [10].
Đến năm 1977, các tác giả trong nƣớc bắt đầu có các nghiên cứu độc
lập về Oribatida. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Vũ
Quang Mạnh về nhóm chân khớp bé (Micrarthropoda) ở Cà Mau (Minh Hải)
và Từ Liêm (Hà Nội) năm 1980, 1984 [1], [2].
Vũ Quang Mạnh, Cao Văn Thuật (1990) xác định đƣợc 24 loài
Oribatida ở vùng đồi núi Đông Bắc Việt Nam khi tiến hành nghiên cứu cấu
trúc định lƣợng của nhóm Microarthropoda ở 7 kiểu sinh thái, ở 5 dải độ cao
khí hậu và 3 loại đất. Theo 2 tác giả này, trong nhóm Microarthropoda,

5
Oibatida luôn chiếm số lƣợng chủ yếu từ 70 – 80% tổng số lƣợng, còn nhóm
Collembola chỉ chiếm 10% [8].
Vũ Quang Mạnh, Vƣơng Thị Hòa (1995) đã giới thiệu danh sách 146
loài và phân loài Oribatida ở Việt Nam và phân tích đặc điểm thành phần loài
của chúng [5].
Năm 2002, Vũ Quang Mạnh và Vƣơng Thị Hòa đã đƣa ra dẫn liệu bổ
sung về vai trò và cấu trúc quần xã Oribatida ở vùng rừng Tam Đảo (Vĩnh
Phúc). Có nhận xét cấu trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh thái đất có liên quan
rõ rệt với sự suy giảm của cây gỗ rừng. Nó có thể xem xét và đánh giá nhƣ

một đặc điểm sinh học, chỉ thị quá trình diễn thế của rừng Tam Đảo nói riêng
và của Việt Nam nói chung (Vũ Quang Mạnh và cộng sự., 2002) [6].
Năm 2005, trong báo cáo khoa học tại Hội nghị Côn trùng học toàn
Quốc lần thứ V, Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm đã công bố khu hệ
Oribatida Việt Nam; xác định đƣợc 158 loài, thuộc 46 họ, mang tính chất Ấn
Độ - Mã Lai và thuộc vùng địa động vật Đông Phƣơng (Vũ Quang Mạnh,
Nguyễn Xuân Lâm, 2005) [7].
Năm 2006, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh đã nghiên cứu Ve giáp
trong cấu trúc của nhóm Chân khớp bé Microarthropoda ở các đai cao địa lý
của vƣờn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Kết quả cho thấy ảnh hƣởng của thời
tiết lên lên sự phân bố của nhóm Chân khớp bé theo tầng là rất cao và phát
hiện đƣợc 8 họ (Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2006) [9].
Nhìn chung trong những năm gần đây,
ợc nghiên cứu ở nhiều địa
phƣơng trong cả nƣớc. Các địa điểm nghiên cứu thuộc nhiều hệ sinh thái khác
nhau, tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp, khu bảo tồn thiên nhiên.


6
, mở ra khả năng khai thác những mặt lợi ích từ chúng, phục vụ
cho khoa học và thực tiễ
.

7
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài Oribatida (Acari: Oribatida) thuộc ngành Chân khớp
(Arthropoda), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata), lớp Hình nhện

(Arachnida), phân lớp Ve bét (Acari).
2.2. Thời gian nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát và điều tra cấu trúc quần xã Oribatida
từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu
trên các sinh cảnh nhƣ ở bảng dƣới theo hai đợt:
Đợt 1 vào 24/3/2012 với số lƣợng 48 mẫu.
Đợt 2 vào 07/6/2012 với số lƣợng 48 mẫu.
Tổng số mẫu (đất, thảm lá, rêu) thu đƣợc Rừng tự nhiên và Rừng nhân
tác thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Tổng số mẫu thu đƣợc ở rừng tự nhiên và rừng nhân tác ở
VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Stt
Sinh cảnh
Mẫu lá
Mẫu rêu
Mẫu đất
0-10 cm
Mẫu đất
11-20 cm
Tổng

1
Rừng tự nhiên
6X2 mẫu
6X2 mẫu
6X2 mẫu
6X2 mẫu
48 mẫu
2
Rừng nhân tác

6X2 mẫu
6X2 mẫu
6X2 mẫu
6X2 mẫu
48 mẫu
3
Tổng số
24
24
24
24
96

2.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi đƣợc tiến hành ở rừng tự nhiên và rừng nhân
tác trong vƣờn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.



8
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chuẩn trong phòng thí nghiệm và
ngoài thực địa của Ghilarow, 1975 [14].
2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Mẫu đƣợc lấy ở 2 tầng có độ sâu từ 0 đến 10 cm (tính từ mặt đất) kí
hiệu là tầng A1, và ở độ sâu 11 đến 20 cm kí hiệu là tầng A2. Mỗi mẫu có
kích thƣớc (5 x 5 x 10) cm.
Các mẫu định lƣợng của đất đƣợc thu làm 2 đợt ở mỗi sinh cảnh nghiên
cứu và lặp lại 5 lần ở mỗi tầng. Mỗi mẫu đƣợc cho vào 1 túi nilon riêng đƣợc
buộc chặt, bên trong có chứa nhãn ghi đầy đủ (ngày tháng lấy mẫu, địa điểm

lấy mẫu, sinh cảnh, tầng phân bố) lấy mẫu. Sau đó cho vào thùng rồi đƣa ngay
mẫu về phòng thí nghiệm động vật trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 để xử lí
tiếp.
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Tách lọc mẫu Oribatida
Mẫu sau khi lấy ở thực địa đƣợc đƣa về ngay phòng thí nghiêm động
vật của trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2 để xử lí, tách động vật ra khỏi đất
theo phƣơng pháp phễu lọc “ Berlese – Tullgren”, dựa theo tập tính hƣớng đất
dƣơng và hƣớng sáng âm của động vật đất, trong thời gian 7 ngày 7 đêm. Mẫu
đất trong phễu lọc ra sẽ khô dần, sau đó Microarthropoda sẽ chui sâu dần
xuống lớp đất phía dƣới, qua lƣới lọc và rơi xuống đáy phễu, vào ống nghiệm
có đựng dung dịch định hình là formol 4% .
* Dụng cụ dùng trong phƣơng pháp này có phễu lọc Berlese- Tullgren:
Phễu bằng thủy tinh, có chiều cao 30cm, đƣờng kính miệng 18 cm, đƣờng
kính vòi 1,5cm. Bộ phễu đƣợc đặt trên giá gỗ, vòi phễu gắn với ống nghiệm
chứa dung dịch định hình formon 4% để hứng mẫu. Rây lọc hình trụ đặt trên
phễu, thành của rây lọc là vành kim loại, đƣờng kính 15 cm, cao 4 cm, lƣới

9
lọc bằng sợi nilon, kích thƣớc mắt lƣới (1,0 x 1,0) mm.
* Đặt mẫu: Trƣớc khi đặt mẫu phải đảm bảo giá gỗ và phễu lọc sạch.
Đặt phễu lên giá, đáy phễu gắn với ống nghiệm chứa dung dịch định hình
foocmon 4%. Trong ống nghiệm có nhãn ghi đầy đủ ngày, tháng, năm lấy
mẫu, tầng đất, địa điểm lấy mẫu. Đặt mẫu ở chỗ thoáng gió, tận dụng đƣợc
ánh sáng mặt trời, tránh bị động chạm, tránh mƣa gió mạnh.
* Thu mẫu: Trong khoảng 5 - 7 ngày đêm là có thể thu đƣợc các ống
nghiệm ra khỏi phễu, dùng dây chun bó các ống nghiệm đã đƣợc nút bông có
cùng tầng đất trong cùng sinh cảnh với nhau rồi cho vào bình miệng rộng có
chứa formon 4% để bảo quản khi chƣa phân tích.
Xử lý, phân tích Oribatida

Đặt giấy lọc có chia ô lên phễu lọc, đổ dung dịch có chứa trong ống
nghiệm lên tờ giấy lọc đó, tráng lại nhiều lần bằng nƣớc cất để tránh sót mẫu.
Đến lúc đã lọc hết dung dịch trong giấy lọc thì đặt giấy lọc ra đĩa Petri và tiến
hành phân tích dƣới kính hiển vi. Khi soi mẫu dƣới kính hiển vi, dùng kim
phân tích nhặt từng cá thể động vật để tập trung tại một góc của đĩa Petri,
nhận dạng và ghi số liệu từng nhóm vào sổ bảo tàng. Tất cả các mẫu phân tích
sau khi đƣợc TS. Đào Duy Trinh kiểm tra sẽ đƣợc đƣa vào ống nghiệm nhỏ có
chứa dung dịch bảo quản, bên trong có nhãn ghi địa điểm, thời gian, sinh cảnh
tầng đất rồi nút lại bằng bông không thấm nƣớc. Để giữ mẫu đƣợc lâu và
không bị giòn, nát cần bổ sung vài giọt dung dịch định hình glixerin.
Định loại Oribatida
Trƣớc khi định loại cần phải tẩy màu, làm trong vỏ kitin cứng. Quá
trình này diễn ra trong vài ngày hoặc lâu hơn nên cần nhặt Oribatida riêng ra
một lam kính lõm. Đƣa lam kính lõm quan sát dƣới kính hiển vi. Dùng kim
chuyển từng Oribatida vào chỗ lõm dƣới lamen để quan sát các tƣ thế khác
nhau theo hƣớng lƣng bụng và ngƣợc lại.


10
Sau khi quan sát, định loại xong, tất cả Oribatida đã đƣợc định tên cùng
sinh cảnh đƣợc chuyển vào ống nghiệm 5 x 40 mm có chứa dung dịch formon
4%, nút chặt bằng bông để bảo quản lâu dài. Các loài trong một giống đƣợc
sắp xếp theo vần a, b, c. Định loại tên loài theo các tài liệu phân loại, các khóa
định loại của tác giả Vũ Quang Mạnh, 2007 [4] .
Tất cả các mẫu Oribatida sau khi đã phân tích, xử lý và định loại đều
đƣợc TS. Đào Duy Trinh kiểm định lại.
2.4.3. Xử lí số liệu
Sử dụng phƣơng pháp thống kê trong tính toán và xử lý số liệu trên
phần mềm Primer 5, 2001 [16]; phần mềm Excell 2003.
Các công thức tính:

Số lƣợng loài
Số lƣợng loài đƣợc tính bằng tổng số loài có mặt trong điểm nghiên cứu
ở tất cá các mẫu.
Mật độ trung bình
- Với rêu, MĐTB là cá thể / 1 kg
- Với đất, lá MĐTB là cá thể / m
2


D
:
n
a


Phân tích độ đa dạng loài (H’)
Chỉ số (H’) Shannon – Weaner: đƣợc sử dụng để tính đa dạng loài hay
số lƣợng loài trong quần xã và tính đồng đều về sự phong phú cá thể của các
loài trong quần xã.

11

Trong đó: s – số lƣợng loài
n
i
- số lƣợng cá thể của loài thứ i
N – tổng số lƣợng cá thể trong sinh cảnh nghiên cứu
Giá trị H’ dao động trong khoảng 0 đến ∞.
Phân tích độ đồng đều (J’) – Chỉ số Pielou


Trong đó: H’ – độ đa dạng loài
S – số loài có trong sinh cảnh
Giá trị J’ dao động trong khoảng từ 0 đến 1.
2.5. Một vài nét về khu vực nghiên cứu
Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao: Thiên Thị (1.375 m); Thạch
Bàn (1.388 m); Phù Nghĩa (1.375 m). Dãy núi Tam Đảo kéo dài trên 80 km,
với khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1.592 m). Vƣờn
quốc gia Tam Đảo nằm trong dãy núi Tam Đảo, chạy dài trên 80 km theo
hƣớng Tây Bắc – Đông Nam có toạ độ địa lý từ 21
0
21’

– 21
0
42’

vĩ độ
Bắc, 105
0
23’

- 105
0
44’

kinh độ Đông; trên địa giới hành chính 3 tỉnh: Vĩnh
Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Trung tâm VQG Tam Đảo cách thủ đô
Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc và cách thị xã Vĩnh Yên 13 km về phía Bắc.
Ranh giới:
- Phía bắc giới hạn bởi quốc lộ 13A (từ Thái Nguyên đi tuyên Quang);

- Phía nam giới hạn bởi danh giới các huyện: Tam Dƣơng, Mê Linh
(Vĩnh Phúc), Phổ Yên, Đại Từ (Thái Nguyên);
- Phía đông bắc giới hạn bỏi đƣờng ô tô, giáp chân núi từ xã Quân Chu


12
đến đƣờng quốc lộ 13A, tại xã Phú Xuyên Huyện Đại Từ;
- Phía tây nam giới hạn bởi đƣờng ô tô phía trái sông Phó Đáy, nối từ
Quốc lộ 13A tại xã Kháng Nhật, qua mở thiếc Sơn Dƣơng chạy dọc theo chân
dãy Tam Đảo gặp sông Bà Hạnh tại xã Mỹ Khê.
Địa hình: VQG Tam Đảo đƣợc chia thành 4 kiểu chính là:
1. Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông, suối: Độ cao dƣới 100
m, độ dốc < 7
0
; Phân bố dƣới chân núi và ven sông, suối.
2. Đồi cao trung bình: Độ cao 100 – 400 m, độ dốc từ 10
0
– 25
0
; Phân
bố xung quanh chân núi và tiếp giáp với đồng bằng.
3.Núi thấp: Độ cao từ 400 - 700 m, độ dốc > 25
0
; phân bố giữa 2 kiểu
địa hình đồi cao và núi trung bình.
4. Núi trung bình: Độ cao từ 700 – 1500 m, độ dốc > 25
0
; Phân bố



phần trên của khối núi; Các đỉnh núi đều sắc và nhọn, địa hình rất hiểm t
rở
.
Khí hậu: Dãy núi Tam Đảo tạo ra 2 sƣờn đông và tây rõ rệt, lƣợng
mƣa hàng năm khác nhau đã góp phần tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác
biệt. Đây cũng là yếu tố tạo ra 2 đai khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới mƣa mùa từ
độ cao 700 - 800 m trở xuống và đai khí hậu á nhiệt đới mƣa mùa, cũng nhƣ
một số khu vực có nhiệt độ, lƣợng mƣa rất khác nhau của Tam Đảo. Tất cả
tạo nên một vƣờn quốc gia Tam Đảo đƣợc che phủ bởi một lớp thảm thực vật
dày đặc, nhiều tầng và đa dạng về quần xã sinh học và hệ sinh thái.
Thủy văn: trong khu vực có 2 hệ thống sông chính: sông Phó Đáy ở
phía tây và sông Công ở phía đông. Hầu hết các suối chính ở Tam Đảo đều đổ
vào hai con sông này. Hệ thống suối dày đặc, ngắn và dốc. Do độ dốc lớn nên
lƣu lƣợng nƣớc chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mƣa. Lũ lớn thƣờng xảy
ra vào tháng 4- 10 (tập trung vào tháng 8), nƣớc dâng nhanh và rút nhanh.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, phần lớn suối nhỏ cạn nƣớc, gây
khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Trong khu vực có một số

13
hồ nƣớc lớn nhƣ: Xạ Hƣơng, Khôi Kỳ, Ninh Lai, Hồ Sơn có khả năng phục
vụ tƣới tiêu cho khu vực.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn khu vực thuận lợi cho sinh
trƣởng, phát triển của các loài động vật rừng và sản xuất nông nghiệp.
Địa chât: Dãy núi Tam Đảo dƣợc cấu tạo chủ yếu bằng hệ tầng phun
trào axid gồm các lớp Rionit, Daxit kết tinh xem kẽ nhau, tuổi địa chất
khoảng trên 260 triệu năm. Trong quá trình vận động tạo sơn đã tạo ra những
khoáng sản quý có nguồn gốc nội sinh nhƣ: thiếc. Wolfram… phân bố ở phía
bắc Tâm Đảo.
Hệ thực vật và động vật:
+ Hệ thực vật: Theo kết quả điều tra từ 1977 - 2000, đã ghi nhận đƣợc

tại VQG Tam Đảo 1282 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 660 chi, 179 họ.
Trong số 1282 loài thực vật đƣợc phát hiện tại Tam Đảo có 66 loài cây quý
hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam: trầm hƣơng, kim tuyến, trầu tiên, đỗ
trọng bắc, sƣa bắc bộ, vàng tâm, đinh hƣơng, kim giao…Đặc biệt, trong số đó
có 42 loài thực vật đƣợc coi là đặc hữu của VQG Tam Đảo.
Mặc dù đây mới chỉ là những ghi nhận bƣớc đầu, chắc chắn trong
tƣơng lai sẽ có nhiều loài đƣợc phát hiện tại khu vực, những số liệu trên cho
thấy VQG Tam Đảo là nơi có múc độ đa dạng cao về thành phần loài thực vật
và là nguồn gen vô giá cho bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Hệ động vật: Theo kết quả điều tra, tính đến năm 2003, đã phát hiện
đƣợc tại VQG Tam Đảo 70 loài thú, 248 loài chim, 132 loài bò sát, 62 loài
ếch nhài và 651 loài côn trùng. Với số liệu trên, nếu đánh giá theo chỉ sô đa
dang sinh học thì khu hệ động vật Tam Đảo có mức độ đa dang rât cao về bộ,
họ và đa dang cao về thành phần loài so với toàn quốc [17].




14
CHƢƠNG 3. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ BÀN
LUẬN

3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hai sinh cảnh RTN
và RNT tại vƣờn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc
3.1.1. Thành phần loài và phân bố của quần xã Oribatida ở RTN và RNT
tại vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1.1. Thành phần loài Oribatida ở RTN và RNT tại vườn Quốc gia Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Chúng tôi đã tổng hợp đƣợc danh sách các loài Oribatida thu thập ở hai
sinh cảnh RTN và RNT tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc trình bày

trong bảng 3.1 nhƣ sau:
Qua phân tích các mẫu thu đƣợc và thống kê chúng tôi thấy VQG Tam
Đảo có tổng số 76 loài, thuộc 49 giống, 32 họ. Trong danh sách này, thành
phần loài Oribatida đƣợc sắp xếp theo hệ thống phân loại của Balogh J. et al.,
(1922), Vũ Quang Mạnh, (2007) [4].
Dựa vào bảng 3.1, chúng tôi đã ghi nhận đƣợc 77 loài thuộc 49 giống, 32
họ phân bố ở RTN và RNT tại VQG Tam Đảo. Trong đó có 15 họ (chiếm
46,875%) có 1 loài đó là các họ: Phthiracaridae Pert, 1841; Epilohmanniidae
Oudemans,1923; Nanhermanniidae Sellnick, 1928; Liodidae Grandjean, 1954;
Damaeidae Berlese, 1896; Microtegeidae Balogh, 1972; Microzetidae
Grandjean, 1936; Eremobelbidae Balogh, 1961; Zetorchestidae Michael, 1898;
Peloppiidae Balogh, 1943; Cymbaeremaeidae Sellnick, 1928; Parakalummidae
Grandjean, 1936; Protoribaidae J. Balogh et P. B Balogh , 1984 ; 0ribatulidae
Thor, 1929; Austrachipteriidae Luxton, 1985, 9 họ (chiếm 28,125%) có 2 loài
đó là các họ: Nothridae Berlese, 1896 ; Trhypochthonidae Willmann, 1931 ;
Hermanniidae Sellnick, 1928; Cepheidae Berlese, 1896; Astegistidae Balogh,
1961; Carabodidaec. L. Koch,1837; Eremellidae Balogh, 1961; Mochlozetidae,
Grandjean, 1960; Galumnidae jacot, 1925), 2 họ (chiếm 6,25%) có 3 loài đó
là các họ: Euphthiracaridae Jacot, 1930; Oripodidae Jacot, 1925, 1 họ (chiếm

15
3,125%) có 4 loài đó là họ: Haplozetidae Grandjean, 1936, 1 họ (chiếm
3,125%) có 5 loài đó là họ: Scheloribatidae Grandjean, 1953, 1 họ (chiếm
3,125%) có 6 loài đó là họ: Otocepheidae Balogh, 1961, 1 họ (chiếm 3,125%)
có 7 loài đó là họ: Xylobatidae J. Balogh et P. Balogh, 1984 và 2 họ (chiếm
6,25%) có 8 loài đó là các họ: Lohmanniidae Berlese, 1916; Oppiidae
Grandjean, 1954 . Về số giống, có 31 giống có 1 loài, 12 giống có 2 loài, 4
giống có 3 loài, 1 giống có 4 loài và 1 giống có 5 loài. Trong tổng số các loài
đã ghi nhận, có 8 loài mới đƣợc định tên đến giống còn ở dạng sp. Trong số
các loài chƣa đƣợc định tên khoa học đó, tôi hy vọng một số loài trong đó là

loài mới và mong rằng các công trình nghiên cứu sau có thể định tên chính
xác chúng.
Các loài chƣa đƣợc định tên bao gồm: Papilacarus sp
1
.;
Papilacarus sp
2.
; Archegozetes sp.; Sphodrocepheus sp.; Cultroribula sp.;
Eremella sp.; Unguizetes sp.; Oripoda sp.
3.1.1.2. Đặc điểm phân bố của quần xã Oribatida ở RTN và RNT tại VQG
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc


RTN chúng tôi đã thống kê đƣợc 25 họ, 35 giống, 55 loài
Oribatida, trong đó có 20 loài sống ở độ sâu 11 – 20 cm, 22 loài sống ở độ
sâu 0 – 10 cm, tổng hợp ở đất xuất hiện 32 loài, ở lớp lá xuất hiện 35 loài,
ở rêu xuất hiện 25 loài. Phân tích sâu hơn ta thấy số loài chỉ gặp ở đất là
10 loài, số loài chung

đất và lá là 7 loài, chung chỉ giữa đất và rêu là 6
loài, số loài chỉ gặp ở lá là 13 loài, số loài gặp chung chỉ ở lá và rêu là 6,
số loài chỉ gặp ở rêu là 4 loài. Trong đó ở tầng thảm lá có sự đa dạng các
loài Oribatida là cao nhất.


RNT đã thống kê đƣợc 28 họ, 36 giống, 56 loài Oribatida, trong đó
có 25 loài sống ở độ sâu 11 – 20 cm, 26 loài sống ở độ sâu 0 – 10 cm, tổng
hợp ở đất có 37 loài, ở lớp lá có 28 loài, ở rêu có 26 loài. Phân tích sâu hơn
ta thấy số loài chỉ gặp ở đất là 16 loài, số loài chung ở đất và lá là 9 loài,

×