Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phân tích chi phí sử dụng thuốc kháng sinh bảo hiểm y tế tại bệnh viện e năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 3 trang )

Phân tích chi phí sử dụng thuốc
kháng sinh bảo hiểm y tế
tai Bênh viên E năm 2009






Trẩn Thị Lan Anh, Tạ Thu Lan

Trường Đại học Dược Hà Nội

Đặt vấn đề
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân luôn
được xác định là m ột trong những nhiệm vụ hàng
đầu của Đảng và Nhà nước. Với mục tiêu tạo lập m ột
nguồn tài chính chung ổn định từ sự đóng góp của
cộng đồng, của các tổ chức cá nhân tham gia bảo
hiểm y tế (BHYT) để chia sẻ nguy cơ bệnh tật và giảm
gánh nặng tài chính của mỗrngười khi không may
bị ốm đau, BHYT được xem như m ột cơ chế tài chính
nhằm thực hiện chính sách xã hội hóa y tế đảm bảo
còng bằng nhân đạo trong lĩnh vực chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân [1 ]. Tuy nhiên, hiện nay chi phí
thuốc BHYT ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong chi phí
khám chữa bệnh. Những điểu đó càng làm góp mất
cân đối thu chi của quỹ BHYT. Vì vậy cẩn phải xem
xét cả hiệu quả và chi phí trong sửdụng thuốc nhằm
cho quỹ BHYT đi vào ổn định cân bằng.
Trong tổng chi phí thuốc sửdụng cho bệnh nhân


BHYT, tiền thuốc kháng sinh sử dụng rất được quan
tâm do hiện nay việc lạm dụng kháng sinh trong
điều trị thuốc khá phổ biến. Do đó nghiên cứu được
thực hiện với các mục tiêu sau;
Mô tở tiền thuốc sử dụng kháng sinh cho bệnh
nhân BHYT tại bệnh viện E năm 2009.
Phân tích xu hướng sử dụng kháng sinh theo chi phí.

Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- 400 bệnh án của bệnh nhân có BHYT sử dụng
kháng sinh năm 2009.
- Bảng giá thuốc kháng sinh dùng trong điều trị
tại bệnh viện do phòng Tài chính kế toán cung cấp.
- Danh mục thuốc chữa bệnh tại bệnh viện E năm
2 0 09 do khoa dược bệnh viện E cung cấp.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả
hồi cứu.
Phương pháp tiến hành:
+ Lấy mẫu: Lấy ngẫu nhiên 400 bệnh án của
bệnh nhân có BHYT sử dụng kháng sinh năm 2009
được lưu giữ tại phòng Kế hoạch tổng hợp.
Xử lý số liệu
+ Sau khi thu thập đẩy đủ các bệnh án được xử lý
bằng phần mềm Excel, các thuật toán thống kê.
+ Phân loại nhóm cephalosporin theo The
Sanford Guide to Antim icrobial Therapy [5].

Kết quả và bàn luận

Phân tích chi p h í kháng sính sử dụng theo
nhóm
Trong số 400 bệnh án được khảo sát ngẫu nhiên

Số 1/2011 Nghiên Cứu d ư ợ cT h ố n g t in t h u ố c 13


có 5 nhóm kháng sinh với 29 hoạt chất, và 51 biệt
dược được sửdụng.
Băng 1: Giá trị sử dụng các nhóm thuỗc kháng sinh á o bệnh nhân BHYĨ
Tổng tiền (VNĐ)

Tỷ lệ %

Nhóm beta-lactam

243.082.159

77,8

Nhóm aminoglycosid

10.596.700

3,4

Nhóm nitroimidazol

20.947.740


6,7

Nhóm macrolid

13.980.243

4,5

Nhóm quinolon

23.692.580

7,6

Nhóm

Nhóm thuốckhác
Tổng sỗ

0
312.299.422

Bảng 3: Cơcổu tiễn thuổcsửáụng ứ a phân nhóm cephũlosporin

100

Kháng sinh nhóm betalactam được sử dụng
nhiểu nhất tại bệnh viện chiếm đến 77,8 % trong
tổng chi phí thuốc kháng sinh được sử dụng. Các
nhóm còn lại được sử dụng ít hơn.

Bệnh viện E là m ột bệnh viện đa khoa, mô hình
bệnh tậ t đa dạng và phong phú do vậy việc sử dụng
kháng sinh trong điểu trị cho bệnh nhân BHYT cũng
đa dạng. Danh mục thuốc kháng sinh cho bệnh
nhân dịch vụ và BHYT là m ột do vậy đảm bảo cho
bệnh nhân BHYT được sử dụng đẩy đủ các loại thuốc
kháng sinh nhưđối với bệnh nhân dịch vụ, không có
sự phân biệt giữa bệnh nhân dịch vụ và bệnh nhân
BHYT. Điều này đảm bảo công bằng trong điểu trị
cho bệnh nhân BHYT, do đó khuyến khích bệnh
nhân BHYT đi khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Phân tích chi p h i nhóm beta - lactam
Nhóm beta-lactam được chia thành 3 phân
nhóm. Cephalosporin là phân nhóm kháng khuẩn
rộng, khi sử dụng an toàn, tác dụng diệt khuẩn
tốt, đặc biệt là các cephalosporin thế hệ 3 còn có
tác dụng với các nhiễm khuẩn bệnh viện đã kháng
thuốc, ít bị dị ứng.
Trong nhóm betalactam chi phí cho phân nhóm
Bỏng 2 : Gá trị sử dụng nhóm betũ-laaom
Tên phân nhóm thuốc

Penicilin

Tổng tiền (VNĐ)

Cephalosporin

Tỷ lệ %


1 1.165.964

0,5

4.283.760

1,7

237.632.435

97,8

Penicilin + chát ức ché beta-lactamase
i

của các thuốc kháng sinh phân nhóm penicilin và
penicilin + chất ức chế beta - lactamase có giá thấp
hơn phân nhóm cephalosporin và các bác sỹ có xu
hướng kê đơn nhiều kháng sinh cephalosporin hơn
do cephalosporin tác dụng diệt khuẩn nhanh hơn
mạnh hơn bệnh nhân sẽ khỏi bệnh nhanh hơn.
Phân tích chi p h i phân nhóm cephalosporin
theo thế hệ
Phân nhóm cephalosporin được phân loại thành
4 thế hệ, việc sử dụng các th ế hệ cũng có sự khác
nhau do các yếu tố như: phổ kháng khuẩn, thói
quen kê đơn của bác sĩ, bệnh nhân...
Phân nhóm cephalosporin có 27 biệt dược được

cephalosporin là nhiều nhất (97,8 %), phân nhóm

penicillin và penicillin + chất ức chế chiếm tỷ lệ thấp.
Phân nhóm penicillin được sử dụng với chi phí rất
hạn chế trong tổng chi phí dành cho thuốc kháng
sinh. Điểu này có thể giải thích do chi phí thuốc

14 Nghiên Cứu duọc Thống tin thuõc Số 1/2011

Cephaloprin

Thế hệ

Số lượng biệt
dượcsửdụrig

Tổng chi phí
(VNĐ)

Só lương
biệtdưếc
sửdụng

Tổng

Thế hệ 1

1

3,70

3.138.450


1,3

Thế hệ 2

6

22,22

78.545.210

33,1

Thế hệ 3

19

70,38

153.748.775

64,7

Thế hệ 4

1

3,70

2.200.000


0,9

27

100

237.632.435

100

sử dụng trong đó cephalosporn thế hệ III được
dùng nhiểu nhất với nhiều biệt dược nhất bao
gổm 19 biệt dược và chi phí cao nhất, chiếm 64,7
% tổng tiền thuốc của nhóm này, sau đó là đến các
cephalosporin thế hệ 2 được sử dụng chiếm 33,1%,
các cephalosporin thế hệ 1 và thế hệ 4 được sử dụng
ít nhất. Các cephalosporin thế hệ 4 là thê' hệ mới nhất
hiện nay có chi phí cao và có phổ kháng khuẩn rộng
nên được dùng hạn chế, chủ yếu sử dụng trong các
trường hợp đã kháng các cephalosporin thế hệ trước.
Các cephalosporin thế hệ 1 là các cephalosporin thế
hệ đẩu tiên nên hiện nay đã bị kháng thuốc nhiều
nên được sử dụng ít.
Phân tích chi p h í phàn nhóm cephalosporin
theo nước sản xuất
Các kháng sinh cephalosporin được sử dụng tại
viện E có nhiều nguồn gốc khác nhau. Phân loại theo
nước sản xuất, kết quả về giá trị tiền thuốc sử dụng
được chi tiế t tại bảng 4.

Phân nhóm cephalosporin được sử dụng nhiều
nhất, với chi phí cao nhất trong nhóm beta-lactam,
tu y nhiên giá trị tiển thuốc được sản xuất trong nước


-------------------------------------------------------------------- Ẩ
Bàng 4: Gá trị sử dụng nhóm cephalosporin theo nước sởn xuđt
STT

Số biệt dược

Nước sản xuất

Chiphí(VNĐ)

Tỷ lệ %

Hàn Quốc

52.213.140

22,0

Ấn Độ

71.263.700

30,0

Tây Ban Nha


13.342.750

5,5

Ba Lan

23.908.450

10,1

Malaysia

1.890.000

0,8

19.631.000

8,3

Việt Nam

55.383.395

23,3

27

237.632.435


100

Tồng

được sửdụng lại chiếm tỷ lệ nhỏ so với các thuốc nước
ngoài. Giá trị tiển thuốc có nguồn gốc từ Ân Độ và Hàn
Quốc sửdụng tại bệnh viện chiếm 52,0%, bao gổm 16
biệt dược. Trong khi hai nước này đểu là những quốc
gia có trình độ sản xuất dược phẩm không vượt quá
xa so với Việt Nam song giá thuốc thường cao hơn so
với những thuốc của các doanh nghiệp Việt Nam sản
xuất cùng hoạt chất do chi phí vận chuyển, thuế, chi
phí marketing lớn. Mặt khác, do năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp dược phẩm trong nước còn
yếu, mà các sản phẩm thuốc nhập khẩu thường có
được các công ty chuyên nghiệp phân phối thuốc, có
bộ phận marketing tố t nên bác sỹ ưu tiên lựa chọn
hơn. Điểu này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí
điều trị của bệnh nhân, từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến
quỹ BHYT làm mất cân bằng quỹ BHYT. Do đó, bệnh
viện nên tiế t kiệm chi phí bằng việc sử dụng những

thuốc kháng sinh sản xuất ở Việt Nam có chất lượng
tương đương mà giá cả lại hợp lý hơn.

Kết luận
Việc phân tích chi phí sử dụng thuốc kháng sinh
BHYT được tiến hành ngẫu nhiên trên 400 bệnh án
của bệnh nhân có BHYT sử dụng kháng sinh. Trong

số 7 nhóm kháng sinh sử dụng tại bệnh viện E năm
2009, nhóm beta-lactam được sử dụng nhiều nhất,
chiếm 77,8% tổng giá trị sử dụng của các thuốc
kháng sinh. Theo cách phân loại nhóm beta-lactam,
có 3 phân nhóm, nhóm cephalosporin được sử dụng
chủ yếu, chiếm đến 97,8% chi phí của nhóm. Các
cephalosporin được sử dụng ở cả 4 thế hệ, thế hệ 2 và
3 được sử dụng nhiểu nhất, đặc biệt cephalosporin
th ế hệ 3 có đến 19 biệt dược và giá trị sử dụng chiếm
64,7% của nhóm. Trong đó, các cephalosporin chủ
yếu nhập khẩu của 2 nước Hàn Quốc và Ấn Độ.

Ý kiến đề xuất
+ Cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan BHYTcắn
xác định tỷ lệ % số biệt dược trong danh mục là do các
doanh nghiệp trong nước sản xuất.
+ Cơ quan giám định BHYT cẩn thường xuyên kiểm
tra, giám sát số lượng thuốc kháng sinh được dùng ở
mỗi bệnh án để xác định số lượng kháng sinh sử dụng
thực tế tránh thất thoát trong quá trình điểu trị.
+ Bệnh viện nên phổ biến việc dùng kháng sinh
đồ để xác định vi khuẩn gây bệnh tránh phải dùng
quá nhiểu các phác đồ bao vây dẫn đến bệnh nhân
dễ bị kháng thuốc và tăng chi phí sử dụng thuốc.

SUMMARY

Currently, the abuse of antibiotics in the treatment of drugs is common, so the cost analysis used antibiotics in the treatment
costs for patients with health insurance is very important. Surveying the use of antibiotics in E hospital is the retrospective
medical records of 400 patients with health insurance that use antibiotics in 2009. The used of antibiotic are classified into 7

groups. Analysing the value of used antibiotic use in groups according to the classification: the antibiotic group, beta-lactam
group, subgroup cephalosporin and cephalosporin grouped by country of production. In which the use value and number of
brand name at most two types of second and third generation cephalosporin. Specially, the value of the used of cephalosporin
that originate in India and Korea are relatively high proportion (respectively 30,3% vs 22,0%).
TỪ khóa: chi phi, bảo hiểm y tế, kháng sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2007), Báo cáo 15 nôm tổ chứ c thực hiện chính sách B H Y T ở Việt Nam.
2. Bộ y tế (2008), Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT, Danh m ục thuốc chữa bệnh chủ yếu dù ng cho các c ơ 5Ờ khám chữa bệnh.

3. Bộ môn Quản lý và kinh tế dược (2007) - Giáo trình Kinh tế dư ợc - Nhà xuất bản Y học.
4. Quốc hội, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QHl 2 ngày 14/11 /2008
5. The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy, 2006 PDA (Sanford Guide), By David N. Gilbert, pp. 59 - 50.

SÓ1/2011 Nghiên cứuduợcThống tin thuoc 15



×