Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu quả trong viết luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 40 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG
--------*****--------

CHUYÊN ĐỀ

Vĩnh Tường, tháng 10 năm 2015
i


Lời cảm ơn
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
các thầy cô trong tập thể sư phạm của trường THCS Vĩnh Tường đặc biệt là
các thầy cô trong tổ Văn – Sử - Ngoại ngữ, các thầy cô trong nhóm Tiếng Anh
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, ứng dụng đề tài sáng kiến kinh
nghiệm “Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu quả trong viết luận”.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THCS Vĩnh Tường,
lãnh đạo Phòng GD-ĐT Vĩnh Tường đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất
để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ tấm lòng biết ơn tới người thân, bạn bè,
đồng nghiệp và cả các em học sinh trường THCS Vĩnh Tường đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu quả trong viết luận” tìm
hiểu, nghiên cứu về thực trạng dạy viết luận ở bộ môn tiếng Anh, nghiên cứu các
giải pháp nhằm nâng cao chất bài viết cho học sinh. Đề tài đưa ra cái nhìn một
cách tổng quan về các giải pháp cơ bản để giải quyết những nguyên nhân thực
ii



trạng của việc viết luận. Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 9 năm
2014 đến tháng 5 năm 2015 ở khối lớp 9 trường THCS Vĩnh Tường.
Đề tài tập trung chỉ ra các giải pháp cần thiết, vận dụng những “tiềm
năng” sẵn có ở cả học sinh và giáo viên để giúp cho học sinh ngày càng trở nên
hứng thú, tự tin khi viết luận.
Đề tài đã được áp dụng trong năm học 2014 -2015 ở trường THCS Vĩnh
Tường và đem lại kết quả thực tiễn cả về phía giáo viên lẫn học sinh đặc biệt là
kết quả học của học sinh: học sinh say mê, hứng thú với bộ môn hơn, hiểu bài và
có chất lượng học tập cao hơn thể hiện qua số lượng học sinh khá, giỏi tăng và
học sinh yếu kém giảm so với trước khi thực hiện đề tài.
Kết thúc quá trình nghiên cứu tôi đã rút ra được những bài học kinh
nghiệm cho bản thân cũng như đánh giá được tính khoa học và thực tiễn của đề
tài. Tôi rất hy vọng đề tài này nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để được
áp dụng rộng rãi.

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn...........................................................................................................i
Tóm tắt đề tài.......................................................................................................ii
Mục lục................................................................................................................iii
iii


Danh mục các từ viết tắt......................................................................................v
Danh mục các bảng biểu......................................................................................vi
Danh mục các hình ảnh minh hoạ......................................................................vii
Phần 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................1
1.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
7. Cấu trúc của đề tài...........................................................................................3
Phần 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI............................................................................5
Chương 1 TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS ..................................................................5
1.1. Tổng quan của việc dạy học môn tiếng Anh ở trường THCS......................5
1.2. Thực trạng của việc dạy học tiếng Anh ở trường THCS..............................5
1.2.1. Học sinh.....................................................................................................5
1.2.2. Giáo viên ...................................................................................................7
1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng dạy học tiếng Anh trong nhà trường THCS...7
Chương 2 HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG TỪ NỐI HIỆU QUẢ
TRONG VIẾT LUẬN....................................................................................... 9
2.1. Giới thiệu chung .......................................................................................... 9
2.1.1. “Từ nối” là gì ? ......................................................................................... 9
2.1.2. Các loại “Từ nối” .....................................................................................10
2.2. Hướng dẫn sử dụng từ nối trong viết luận ..................................................15
2.2.1. Hướng dẫn viết câu...................................................................................15
2.2.2. Hướng dẫn viết đoạn.................................................................................19
2.2.3. Hướng dẫn viết ‘essay’.............................................................................24
2.3. Kết quả thực nghiệm đề tài .........................................................................27
Phần 3: KẾT LUẬN..........................................................................................30
Tài liệu tham khảo
iv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
GD-ĐT : Giáo dục đào tạo
PTTH : Phổ thông trung học
v


SL
TA
THCS
THPT
TT

: Số lượng
: Tiếng Anh
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Thứ tự

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1 : Kết quả khảo sát học sinh trước khi áp dụng đề tài.............................6
Bảng 2 : Kết quả khảo sát học sinh sau khi áp dụng đề tài.................................28
vi


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Trang
Hình 1: Hình ảnh bài viết của học sinh tham gia khảo sát trước khi áp dụng đề

tài.........................................................................................................................10
vii


Hình 2: Hình ảnh bài viết của học sinh tham gia khảo sát trước khi áp dụng đề
tài.........................................................................................................................11
Hình 3: Hình ảnh bài viết của học sinh chưa sử dụng được nhiều từ nối............14
Hình 4: Hình ảnh bài viết của học sinh đã sử dụng được một số từ nối..............14
Hình 5: Hình ảnh bài viết của học sinh sau khi được hướng dẫn sử dụng từ nối....15

viii


Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, là công cụ tạo
điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực. Học tiếng Anh không chỉ
để giao tiếp mà còn sử dụng trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu tài liệu
và tiếp cận những thông tin về khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục…
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập với thế giới, việc học ngoại ngữ là cần
thiết không chỉ ở riêng một quốc gia nào. Đặc biệt Việt Nam đã gia nhập WTO
nên việc học ngoại ngữ, cụ thể là học tiếng Anh đã trở thành một nhu cầu thiết
yếu của cuộc sống. Ngày nay trên thế giới và trong khu vực đã có nhiều nước
coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai cùng với tiếng mẹ đẻ để sử dụng trong cuộc
sống, phát triển kinh tế như Singapore, Philippines…
Học ngoại ngữ là rất cần thiết đối với Việt Nam để phát triển kinh tế và xã
hội. Từ nhiều năm nay môn tiếng Anh đã được coi là một môn học cơ bản trong
các cấp học. Hiện nay, tiếng Anh là một trong những môn chính trong kỳ thi tốt

nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Lên các cấp học cao hơn tiếng Anh đóng vai
trò đặc biệt hết sức quan trọng trong quá trình học tập cũng như trong quá trình
nghiên cứu tài liệu. Trong thời buổi nền công nghệ thông tin phát triển, tiếng
Anh có vai trò tiên phong, quyết định trong việc sử dụng có hiệu quả các thành
tựu của ngành công nghệ thông tin. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học
môn tiếng Anh sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để dạy môn tiếng Anh là hết sức
cần thiết và cấp bách để đáp ứng các yêu cầu đào tạo.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong các nhà trường hiện nay, môn tiếng Anh đã được coi là một môn
học cơ bản. Nếu như trước đây học sinh chỉ học tiếng Anh để biết và tham gia
các kỳ thi, thì ngày nay học sinh học tiếng Anh để áp dụng vào thực tiễn, vận
dụng để giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó, học sinh có thể áp dụng tiếng Anh
vào việc học các môn học khác và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Với trường THCS Vĩnh Tường, ngoài việc dạy học tiếng Anh để học sinh
có thể nghe, nói, đọc, viết tốt theo yêu cầu của môn học, công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi đóng một vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó việc đổi mới ra đề thi học
sinh giỏi để phù hợp với nhu cầu của xã hội cũng đòi hỏi công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi phải sát xao và thực tế hơn. Trước đây đề thi học sinh giỏi cũng như thi
vào lớp 10 PTTH chủ yếu nặng về ngữ pháp, nhưng những năm gần đây, cấu tạo
của đề thi được chia đều cho các kĩ năng, một trong các kỹ năng được đánh giá là
khó nhất đó là kỹ năng viết, hầu hết các em đều ngại viết hoặc viết rời rạc. Điều
đó dẫn đến kết quả của các kỳ thi chưa được cao.
1


Xuất phát từ nhu cầu của xã hội cũng như yêu cầu của việc đổi mới
phương pháp dạy học, bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng bài viết
cho học sinh là nhiệm vụ cần thiết của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Chính
vì vậy chúng tôi trình bày đề tài: “Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu
quả trong viết luận” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng

học sinh giỏi môn Tiếng Anh, trọng tâm là đi sâu sử dụng các từ nối trong Tiếng
Anh để giúp cho việc ngắt câu, chuyển ý rõ ràng hơn. Nhằm giúp cho học sinh
phát triển ngày càng tốt hơn kỹ năng viết luận.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Sáng kiến kinh nghiệm tìm hiểu và nghiên cứu các giải pháp nâng cao kỹ
năng viết luận cho học sinh để đưa ra những kinh nghiệm cho việc bồi dưỡng
học sinh giỏi môn tiếng Anh, tạo hứng thú và niềm say mê viết luận, nâng cao
hiệu quả học tập cũng như chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh và khai thác vốn ngữ pháp của
các em để áp dụng hiệu quả trong phần viết luận, khuyến khích tính tích cực, chủ
động, sáng tạo trong sử dụng tốt ngôn ngữ viết.
Qua việc thống kê, khảo sát, ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng
dạy và học chúng tôi hy vọng sáng kiến sẽ là cẩm nang hữu ích cho giáo viên
soạn bài theo phương pháp mới và lựa chọn giải pháp phù hợp để áp dụng cho
việc dạy học môn tiếng Anh có hiệu quả ở trường THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 9C, 9E1, 9E2 trường THCS Vĩnh Tường.
4. Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nghiên cứu và ứng dụng trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi lớp 9, trong khuôn khổ của đề tài và khả năng hạn hẹp của
người viết, chúng tôi không đề cập đến hết các phương pháp mà chỉ bàn đến một
số hướng dẫn cơ bản nhằm nâng cao chất lượng của bài viết luận trong đề thi
học sinh giỏi lớp 9.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu quả trong viết luận.
6. Phương pháp và thời gian nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài nêu ra, chúng tôi sử dụng các phương

pháp nghiên cứu sau:
- Khảo sát tình hình hình thực trạng của học sinh.
- Nghiên cứu tài liệu về các từ nối trong Tiếng Anh.
2


- Phân tích tình hình, đưa ra giải pháp và ứng dụng vào bài viết. So sánh,
đối chiếu kết quả, chất lượng học sinh rút ra kết luận.
6.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu quả trong viết luận”
được thực hiện trong 9 tháng. Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.
7. Cấu trúc của đề tài
Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Cơ sở thực tiễn
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
2.2. Mục tiêu cụ thể
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc của đề tài
Phần 2
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1 TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS
1.1. Tổng quan của việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường THCS

1.2. Thực trạng của việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường THCS
1.2.1. Học sinh
1.2.2. Giáo viên
1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng dạy học tiếng Anh trong nhà trường THCS
Chương 2 HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG TỪ NỐI HIỆU QUẢ
TRONG VIẾT LUẬN
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. “Từ nối” là gì ?
2.1.2. Các loại “Từ nối”
2.2. Hướng dẫn sử dụng từ nối trong viết luận
2.2.1. Hướng dẫn viết câu
3


2.2.2. Hướng dẫn viết đoạn
2.2.3. Hướng dẫn viết ‘essay’
2.3. Kết quả thực nghiệm đề tài
Phần 3
KẾT LUẬN
Kết luận
Tài liệu tham khảo

4


Phần 2
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1
TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS

1.1. Tổng quan của việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường THCS
Mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính
năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải
quyết vấn đề cho các em. Để đạt được mục tiêu này việc thay đổi PPDH theo
hướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các
hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình dạy học
là rất cần thiết.
Môn ngoại ngữ đòi hỏi nhận thức và giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa kiến
thức ngôn ngữ và kĩ năng ngôn ngữ – hai thành tố chủ yếu của nội dung dạy học.
“Kĩ năng là trung tâm, là mục đích cuối cùng” của quá trình dạy học. Kiến thức là
điều kiện, là phương tiện, là nền tảng. Chỉ có kiến thức mà không có kĩ năng thì
không có khả năng giao tiếp, ngược lại, chỉ có kĩ năng mà không có kiến thức thì
khả năng giao tiếp bị hạn chế và không phát triển được.
- Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dưới
các dạng: nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện được năng lực giao tiếp cần có môi
trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trường này chủ yếu do
giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách
ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể.
- Học ngoại ngữ, học sinh đồng thời tiếp cận với đất nước, nền văn hoá xa
lạ. Mức độ tiếp cận thông tin càng cao thì việc dạy học càng thuận lợi. Điều này
đòi hỏi nhiều thiết bị dạy học (nghe - nhìn, nghe – nói) và nhiều hình thức dạy
học linh hoạt.
Mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng học sinh vào
việc nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ, mà nhằm giúp các em sử dụng hệ thống
ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp, nghĩa là nhằm rèn luyện cho học sinh
năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp này được biểu hiện bằng khả năng sử
dụng sáng tạo những quy tắc ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp theo tình huống.
Viết luận là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp.
Như vậy, mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ không phải là biết
hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp mà biết sử dụng hệ thống đó để đạt được

mục đích giao tiếp.
1.2. Thực trạng của việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường THCS
1.2.1. Học sinh
5


Những năm gần đây, các em học sinh được học Tiếng Anh từ khi các em
học tiểu học, tuy nhiên kiến thức ở bậc tiểu học còn hạn chế, chưa đồng đều,
hơn nữa các em chưa chú trọng nhiều đến môn Tiếng Anh và coi đó chỉ là môn
phụ. Nhiều em còn chưa xác định được phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả,
đặc biệt là kỹ năng viết luận. Qua khảo sát một số lớp thì kết quả cho thấy khi
làm các bài tập về nội dung viết luận các em thường lúng túng và gặp rất nhiều
khó khăn, hầu hết các em viết ở dạng ghép từ để thành câu. Vì vậy đòi hỏi giáo
viên phải tìm biện pháp khắc phục, giúp các em nâng cao kết quả học tập môn
Tiếng Anh. Qua kiểm tra đánh giá ở ba lớp 9C, 9E1, 9E2 tôi đã thu được kết quả
như sau:
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL


(%)

SL

(%)

SL

(%)

SL

(%)

9C

36

4

11,1

8

22,2

18

50


6

16,7

9E1

29

3

10,3

7

24,2

15

51,7

4

13,8

9E2

28

4


14,3

8

28,6

12

42,8

4

14,3

Bảng 1 : Kết quả khảo sát học sinh trước khi áp dụng đề tài

Hình 1: Hình ảnh bài viết của học sinh
tham gia khảo sát trước khi áp dụng đề tài
6


Hình 2: Hình ảnh bài viết của học sinh
tham gia khảo sát trước khi áp dụng đề tài
Qua kết quả thu được trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng kỹ năng viết
của học sinh còn rất hạn chế.
1.2.2. Giáo viên
Là giáo viên dạy ngoại ngữ, tôi đã nghiên cứu nhiều phương pháp dạy
môn Tiếng Anh và nhận thấy: mục tiêu chính của việc dạy tiếng Anh ngày nay
là giúp cho học sinh hiểu được ngôn ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư
duy mà còn là phương tiện giao tiếp. Mục đích cuối cùng của người học ngoại

ngữ không chỉ tiếp thu và nắm chắc kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp) mà cần phải đạt được năng lực (khả năng) giao tiếp; tức là phát triển được
tất cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được ngôn ngữ tiếng
Anh để giao tiếp. Đặc biệt đối với trường THCS Vĩnh Tường là một trường chất
lượng cao, nơi đảm nhiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho cả huyện và cũng
là nơi thực hiện việc dạy thí điểm lớp tiếng Anh nâng cao thì việc tạo cho học
sinh thói quen học tập và sử dụng tiếng Anh là rất cần thiết.
1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng dạy học tiếng Anh trong nhà trường THCS
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhưng trong phạm vi
đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến ba nguyên nhân sau :
Thứ nhất: Do đặc trưng của môn tiếng Anh là môn học về ngôn ngữ nước
ngoài, là một môn học khá mới mẻ đối với học sinh THCS. Không giống như
các môn học khác, học sinh học môn tiếng Anh cần phải nhớ từ mới, nhớ cấu
7


trúc câu, biết cách sử dụng từ đúng ngữ cảnh... Điều này đòi hỏi phải có độ bền
bỉ, chăm chỉ và có phương pháp học hợp lý để có thể sử dụng được tiếng Anh.
Thứ hai: Do phương pháp học tập của học sinh còn hạn chế, các em chưa
biết áp dụng các cấu trúc câu cũng như các từ nối để kết hợp các câu đơn lẻ thành
câu phức. Chính vì vậy bài viết của các em chưa đạt kết quả cao.
Thứ ba: Do phương pháp dạy học chưa hoàn toàn được cải tiến, giáo viên
chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào việc dạy ngữ pháp mà chưa thực sự để ý đến việc
rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Những năm gần đây việc ứng dụng công
nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, việc tìm kiếm trang web tự học tiếng
Anh không còn là việc khó khăn nữa, tuy nhiên đối với nhiều giáo viên thì việc
ứng dụng công nghệ thông tin cũng như sử dụng máy tính, ứng dụng các phần
mềm còn rất hạn chế. Thực tại đó là do tâm lý ngại học, ngại thay đổi và do nhà
trường còn chưa có đủ máy chiếu cho tất cả các phòng học để ứng dụng công
nghệ thông tin thường xuyên cho tất cả các lớp và các tiết dạy.

Vì thế việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học, cụ thể
là dạy kỹ năng viết là rất cần thiết. Trong khuôn khổ đề tài tôi xin được trình bày
một số hướng dẫn giúp học sinh phát triển kỹ năng viết luận của mình thông qua
sử dụng hiệu quả từ nối trong Tiếng Anh.

8


Chương 2
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG TỪ NỐI HIỆU QUẢ
TRONG VIẾT LUẬN
Trong thực tế có rất nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng bài viết,
có rất nhiều đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đã chỉ ra các phương pháp nâng cao
khả năng viết luận. Tuy nhiên để có được bài viết chất lượng, đặc biệt đối với thi
học sinh giỏi thì việc khơi dậy sự hứng thú cho học sinh kết hợp với việc tạo cho
các em thói quen sử dụng linh hoạt các từ nối trong tiếng Anh thực sự rất cần
thiết và hiệu quả. Chính vì vậy chúng tôi đưa chia làm ba giai đoạn để giúp học
sinh phát triển được kỹ năng viết của mình. Kết quả cho thấy rằng việc áp dụng
các phương pháp này thực sự không quá khó khăn đối với giáo viên dạy Tiếng
Anh ngày nay.
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. “Từ nối” là gì ?
Trước khi hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối cho bài viết, giáo viên
cần phải giúp cho học sinh hiểu rõ được bản chất của từ nối là gì, mục đích
của việc sử dụng từ nối trong bài văn. Đây là việc rất cần thiết, nó giúp cho
học sinh hiểu rõ được lý do, mục đích và tác dụng của công việc các em làm,
có như vậy các em mới hứng thú và sẵn sàng học tập.
- Từ nối trong tiếng Anh - linking words, hay transitions, là những từ
dùng để chỉ dẫn cho người đọc, giúp quá trình ngắt câu, chuyển ý khi đọc
văn bản trở nên rõ ràng hơn. Những từ này cũng giúp cho người đọc theo

dõi nội dung văn bản cũng như ý tưởng của tác giả dễ dàng hơn.
- Từ nối linking words là những từ có nhiệm vụ liên kết các mệnh đề các
câu, ý trong một đoạn văn để tạo ra quan hệ logic, sự mạch lạc trôi chảy dễ hiểu.
Có vô vàn từ nối, liên từ trong tiếng anh dưới các hình thức từ loại khác nhau
thậm chí có thể là đại từ quan hệ, trạng từ. Cách dùng, vị trí từ nối cũng rất đa
dạng khi đầu câu khi giữa, khi cuối câu, nhìn chung bạn chỉ có thể nắm bắt dần
chứ không có bất kì quy tắc nào cả: chẳng hạn trạng từ thì có thể đứng ngay
sau động từ, đầu câu hoặc cuối câu. Bạn lưu ý những từ nối kết thúc bằng
giới từ thì theo sau nó bắt buộc phải là danh từ, đại từ hoặc ‘Ving’. Chẳng
hạn “because of his failure” nhưng lại “because he failed”. Chính nhờ sự đa
dạng này mà chúng ta có rất nhiều cách để diễn đạt một ý nào đó mà không phải
lặp đi lặp lại từ gây nhàm chán.
- Từ nối trong tiếng anh là những từ hoặc cụm từ được sử dụng trong văn
viết giúp bài viết Anh văn của bạn trở lên lưu loát, chuyên nghiệp hơn. Từ nối
cũng là một phần quan trọng trong câu, nó tạo nên logic trong lời nói và câu văn
của bạn khi sử dụng tiếng anh.

9


2.1.2. Các loại “Từ nối”
Để giúp cho người học có thể vận dụng được từ nối hợp lý và dễ dàng,
giáo viên cần giúp đỡ học sinh phân loại từ nối theo từng nhóm. Chúng ta có thể
phân loại từ nối thành các nhóm như sau :
Nhóm 1. Những từ dùng để thêm thông tin
• and (và)
• also (cũng)
• besides (ngoài ra)
• first, second, third… (thứ nhất, thứ hai, thứ ba…)
• in addition (thêm vào đó)

• in the first place, in the second place, in the third place (ở nơi thứ nhất, ở nơi
thứ hai, ở nơi thứ ba)
• furthermore (xa hơn nữa)
• moreover (thêm vào đó)
• to begin with, next, finally (bắt đầu với, tiếp theo là, cuối cùng là)
Nhóm 2. Những từ dấu hiệu chỉ nguyên nhân, hệ quả
• Accordingly (theo như)
• and so (và vì thế)
• as a result (kết quả là)
• consequently (do đó)
• for this reason (vì lý do này nên)
• hence, so, therefore, thus (vì vậy)
• then (sau đó)
Nhóm 3. Những dấu hiệu chỉ sự so sánh
• by the same token (bằng những bằng chứng tương tự như thế)
• in like manner (theo cách tương tự)
• in the same way (theo cách giống như thế)
• in similar fashion (theo cách tương tự thế)
• likewise, similarly (tương tự thế)
Nhóm 4. Những dấu hiệu chỉ sự đối lập
• but, yet (nhưng)
• however, nevertheless (tuy nhiên)
• in contrast, on the contrary (đối lập với)
• instead (thay vì)
• on the other hand (mặt khác)
• still (vẫn)
10


Nhóm 5.Từ nối câu chỉ sự nhắc lại

-in other words: nói cách khác
-in short: nói ngắn gọn lại thì
-in simpler terms: nói theo một cách đơn giản hơn là
-that is: đó là
-to put it differently: nói khác đi thì
-to repeat: để nhắc lại
Nhóm 6. Những từ dấu hiệu chỉ kết luận hoặc tổng kết.
• and so (và vì thế)
• after all (sau tất cả)
• at last, finally (cuối cùng)
• in brief (nói chung)
• in closing (tóm lại là)
• in conclusion (kết luận lại thì)
• on the whole (nói chung)
• to conclude (để kết luận)
• to summarize (tóm lại)
Nhóm 7. Từ dấu hiệu để chỉ ví dụ
• as an example
• for example
• for instance
• specifically
• thus
• to illustrate
Nhóm 8. Những từ dấu hiệu chỉ sự khẳng định
• in fact (thực tế là)
• indeed (Thật sự là)
• no (không)
• yes (có)
• especially (đặc biệt là)
Nhóm 9. Những từ dấu hiệu chỉ địa điểm

• above (phía trên)
• alongside (dọc)
• beneath (ngay phía dưới)
• beyond (phía ngoài)
• farther along (xa hơn dọc theo…)
11


• in back (phía sau)
• in front (phía trước)
• nearby (gần)
• on top of (trên đỉnh của)
• to the left (về phía bên trái)
• to the right (về phía bên phải)
• under (phía dưới)
• upon (phía trên)
Nhóm 10. Những từ dấu hiệu chỉ sự nhắc lại
• in other words (nói cách khác)
• in short (nói ngắn gọn lại thì)
• in simpler terms (nói theo một cách đơn giản hơn)
• that is (đó là)
• to put it differently (nói khác đi thì)
• to repeat (để nhắc lại)
Nhóm 11. Những từ chỉ dấu hiệu thời gian
∙ afterward (về sau)
∙ at the same time (cùng thời điểm)
∙ currently (hiện tại)
∙ earlier (sớm hơn)
∙ formerly (trước đó)
∙ immediately (ngay lập tức)

∙ in the future (trong tương lai)
∙ in the meantime (trong khi chờ đợi)
∙ in the past (trong quá khứ)
∙ later (muộn hơn)
∙ meanwhile (trong khi đó)
∙ previously (trước đó)
∙ simultaneously (đồng thời)
∙ subsequently (sau đó)
∙ then (sau đó)
∙ until now (cho đến bây giờ)
Nhóm 12. Showing examples (đưa ra ví dụ)
– For example
– For instance
– Such as …
12


– To illustrate:
Ex: To illustrate my point, let me tell you a little story:
Để minh họa cho quan điểm của tôi,để tôi kể cho bạn một câu chuyện nhỏ
Nhóm 13. Generalising (tổng quát, nói chung)
– Generally,
– In general,
– Generally speaking,
– Overall,
– On the whole: On the whole, I think it is a good idea but I would still like to
study it further.
- All things considered,
Nhóm 14. Specifying (nói chi tiết, cụ thể)
– In particular,

– Particularly,
– Specifically,
– To be more precise,
Nhóm 15. Expressing your opinion (nêu lên ý kiển của mình):
– In my opinion,
– Personally,
– From my point of view,
– From my perspective,
– It seems to me that…
– I believe that…
– It appears to me that …
Nhóm 16. Constrasting ideas (đưa ra ý kiến đối lập):
– However,
– Nevertheless,
– On the other hand,
– On the contrary,
– Nonetheless,
– Although……, …..
– In spite of/Despite ……
– ….while/whereas
Nhóm 17. Comparing (so sánh):
– ….similar to…
– Similarly,
13


– In much the same way,
– …as…as…
Nhóm 18. Adding information (thêm vào ý kiến):
– Moreover,

– Furthermore,
– In addition,
– Besides,
– What’s more,
– Apart from…,
– Also,
– Additionally,
Nhóm 19. Expressing certainty (thể hiện sự chắc chắn về điều gì đó):
– Certainly,
– Undoubtedly,
– Obviously,
– It is obvious/clear that…
– Definitely
Nhóm 20. Expressing agreement (đưa ra sự đồng tình):
– …in agreement that…
– …in accordance with..
– Accordingly
Nhóm 21. Stating the reason why something occurs/happens (đưa ra lí do,
nguyên nhân):
– Due to…
– Owing to…
– This is due to …
– For …….
– …because…
– …because of…
Nhóm 22. Stating the effect/result (đưa ra hậu quả, kết quả):
– As a result,
– Therefore,
– Thus,
– For this reason,

– Consequently,
– As a consequence,
14


Nhóm 23. Sequencing (thứ tự):
– Firstly,
– Secondly,
– Thirdly,
– Finally,
– Lastly,
– At the same time,
– Meanwhile,
Nhóm 24. Concluding (kết luận):
– To conclude,
– In conclusion,
– To summarise,
– In summary,
– In short,
– To conclude with,
2.2. Hướng dẫn sử dụng từ nối trong viết luận
Để giúp học sinh có thể viết được bài viết hay, trước hết giáo viên cần
phải hướng dẫn học sinh viết từ câu (sentence) rồi phát triển dần thành đoạn
(paragraph) và cuối cùng kết hợp thành bài luận (essay) hoàn chỉnh.
2.2.1. Hướng dẫn viết câu
Trong phần này tôi hướng dẫn để các em vận dụng được những kiến thức
các em đã học để kết hợp các câu đơn lẻ (simple sentences) thành câu ghép
(compound sentences). Và hướng dẫn các em luyện tập các bài tập về viết lại
câu sao cho nghĩa không đổi, nhằm giúp cho các em sử dụng linh hoạt các dạng
câu để không bị trùng lặp về cấu trúc ngữ pháp trong một đoạn văn cũng như

một bài văn.
Để có được một bài luận hay thì trước hết mỗi câu trong bài phải thể hiện
được sự rõ ràng, mạch lạc. Ví dụ như khi viết một câu nêu quan điểm của mình
thì người viết cần phải biết tận dụng từ nối hợp lý để tạo ra được câu hoàn chỉnh
và thể hiện rõ được ý của mình. Ta có thể so sánh hai câu sau để thấy được sự
khác nhau giữa câu có từ nối và câu không có từ nối.
Eg 1. I think the Internet brings people a lot of benefits, people can use it
to communicate with their friends and relatives, it is easy and fast.
Eg 2. In my opinion, The Internet brings people a lot of benefits, It is easy
and fast for people to communicate with their friends and relatives
Rõ ràng rằng, với câu có sử dụng từ nối gây được sự chú ý của người đọc
hơn, và thực tế câu đó thể hiện rõ được quan điểm của người viết. Vấn đề là ở
chỗ giáo viên cần làm gì để giúp cho học sinh sử dụng được các từ nối để tạo
15


cho bài viết được hay và súc tích. Qua quá trình nghiên cứu thì bản thân tôi nhận
thấy rằng việc hướng dẫn học sinh từng bước để các em hiểu được cách thức
viết hợp lý là rất cần thiết, điều này giúp cho các em không chỉ hiểu rõ được bản
chất của câu văn mà còn giúp các em nắm chắc được cấu trúc câu và cách sử
dụng cấu trúc câu hiệu quả. Bằng kinh nghiệm của bản thân tôi chia thành các
bước như sau:
Bước 1: Xác định thể loại câu.
Ở bước này học sinh cần phải xác định rõ được câu mình đang viết thuộc
loại câu nào: Câu kể, câu nêu quan điểm, câu so sánh hay là câu nêu nguyên
nhân, lý do …
Bước 2: Lựa chọn nhóm từ nối phù hợp.
Bước 3: Hình thành câu.
Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích, xác định thể loại câu, giáo viên đưa
ra một số ví dụ minh họa, sau đó ra bài tập để học sinh thực hành ngay tại lớp. Ở

phần này, giáo viên cũng cần phải thực hiện theo từng bước để học sinh dễ quan
sát và hiểu được cách thức làm bài.
Bước 1: Đưa ra ví dụ.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định câu.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ nối cho câu.
Bước 4: Yêu cầu học sinh dựa vào các bước trên để hoàn thành câu.
Bước 5: Giáo viên gọi 2 hoặc 3 học sinh lên bảng viết câu của mình.
Bước 6: Giáo viên cho thảo luận theo cặp hoặc nhóm nhỏ (3 hoặc 4 em)
để đưa ra nhận xét cho phần viết của bạn mình.
Bước 7: Giáo viên củng cố nhận xét.
* Ví dụ:
Một số dạng bài viết lại câu sao cho nghĩa không đổi :
+ Sử dụng mệnh đề phụ thuộc: Câu bao gồm mệnh đề phó từ được tạo nên
bằng cách kết nối một mệnh đề độc lập và một mệnh đề phụ thuộc bằng liên từ
phụ thuộc (subordinating conjunction).
Một số liên từ từ phụ thuộc phổ biến:
• Because
• While
• When
• Although
• Even though
• If
• Until
16


As
Ví dụ:
- I agree that education should be free in every country because people
would have better opportunities to study.

- Even though computers are more and more popular, I don’t believe that
handwriting will totally be replaced.
- Pollution will get worse if car emissions are not reduced.
- While the number of people going to Japan increased, the number going to
the USA decreased.
+ Sử dụng mệnh đề quan hệ: Câu mệnh đề quan hệ được tạo thành từ một mệnh
đề độc lập và một mệnh đề phụ thuộc.
Mệnh đề quan hệ được sử dụng để bổ trợ cho một danh từ. Nói cách khác, để
cung cấp thêm thông tin về danh từ đó. Các đại từ quan hệ được dùng để tạo nên
mệnh đề quan hệ đi ngay sau danh từ nó bổ nghĩa. Chúng là:
• Who
• Which
• Where
• When
• That
Ví dụ:
- In my opinion, animal experimentation, which is legal in most countries,
should be banned.
- A library is a place where you can borrow books.
- Global warming is a problem that must be solved
- Obesity, which is the condition of being overweight, affects millions of
children.
- A person who breaks the law must face serious penalties.
* Bài tập luyện tập
Exercise 1. Combine these pair of sentences, using the words in
parentheses ( So, As a result , After , When )
1. He had a lot of debts . He was put in prison
2. The scientist came to see you . You had left the laboratory
3. The boy worked very hard during the course. He passed the final test.
4. We were trying a new kind of dye. The accident happened

5. It was raining. He cam back to gheùt a raincoat
6. He became a scientist. He finished his job as an assistant in the laboratory.
7. He was born in a part of London. He was a Londoner


17


×