Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa nhà nước và người sử dụng đất từ thực tiễn tại hà nội luận văn ths luật 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.01 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

CHU THỊ THU THỦY

PH¸P LUËT §IÒU CHØNH QUAN HÖ THU£ §ÊT GI÷A NHµ N¦íC
Vµ NG¦êI Sö DôNG §ÊT Tõ THùC TIÔN T¹I Hµ NéI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

CHU THỊ THU THỦY

PH¸P LUËT §IÒU CHØNH QUAN HÖ THU£ §ÊT GI÷A NHµ N¦íC
Vµ NG¦êI Sö DôNG §ÊT Tõ THùC TIÔN T¹I Hµ NéI
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số
: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ

Hà Nội - 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Chu Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU
CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ
DỤNG ĐẤT ...................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ................. 7
1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất, cho thuê đất ............................................ 7
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử
dụng đất .......................................................................................................... 13
1.2. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và
người sử dụng đất ............................................................................................ 19

1.3. Nội dung điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và
người sử dụng đất ............................................................................................ 22
1.3.1. Nội dung của sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà
nước và người sử dụng đất .............................................................................. 22
1.3.2. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà
nước và người sử dụng đất .............................................................................. 24
1.4. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất
giữa Nhà nước và người sử dụng đất .............................................................. 24
Chương 2: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT
GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT: THỰC TRẠNG,
THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HÀ NỘI .................................................. 28
2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất và thực tiễn thực hiện
tại Hà Nội ........................................................................................................ 28


2.1.1. Các quy định về căn cứ, hình thức, thời hạn cho thuê đất .................... 28
2.1.2. Các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cho thuê đất ................. 38
2.1.3. Các quy định về giá đất ......................................................................... 46
2.1.4. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thuê
đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ........................................................ 50
2.2. Đánh giá chung thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa
Nhà nước và người sử dụng đất từ thực tiễn thực hiện tại Hà Nội ................. 57
2.2.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 57
2.2.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân .............................................. 60
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT TỪ NGHIÊN
CỨU THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ
ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT ........................... 68
3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê
đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ........................................................ 68
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ

thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ................................................ 69
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về căn cứ, hình thức, thời hạn cho thuê đất .. 69
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục cho thuê đất 71
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về giá đất ....................................................... 72
3.2.4. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong
quan hệ thuê đất giữa nhà nước và người sử dụng đất.................................... 73
KẾT LUẬN .......................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 78


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CP

:

Chính phủ



:

Nghị định

NQ


:

Nghị quyết



:

Quyết định

WTO

:

Tổ chức Thương mại thế giới

TT

:

Thông tư

UBND

:

Ủy Ban nhân dân



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua một quá trình phát triển lâu dài, quan hệ đất đai của nước ta đã
vận động theo từng thời kỳ lịch sử, ngày một hoàn thiện hơn trên cơ sở pháp
định, được pháp luật bảo đảm trong các mối quan hệ cụ thể giữa Nhà nước
với nhân dân, giữa các tổ chức cá nhân với nhau và với Nhà nước, một số
quan hệ với tổ chức và cá nhân nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đất đai
ngày càng phức tạp và đa dạng. Quan hệ đất đai không chỉ là quan hệ khai
thác chinh phục tự nhiên mà còn là các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử
dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Để phù hợp với quá trình
đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề về đất đai và đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai, điều chỉnh các mối quan
hệ về đất đai, trong đó có quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng
đất. Tuy nhiên, do đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội nên
các quan hệ đất đai luôn chứa đựng những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và
mang tính thời sự đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo được các lợi
ích của người sử dụng đất vừa phải giữ được thế ổn định lâu dài.
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11
năm 2003 đã trao cho người sử dụng đất các quyền và lợi ích cũng như nghĩa
vụ để phù hợp với cơ chế thị trường. Giao đất, cho thuê đất là một trong
những công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, là tiền đề khai
thác, sử dụng đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đất cho thuê về cơ bản là phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quá trình chuyển đổi cơ
cấu đầu tư, cơ cấu lao động và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, tình
trạng đất cho thuê sử dụng không đúng mục đích, vi phạm pháp luật, găm giữ

1



đất, chậm đưa vào sử dụng hoặc chuyển nhượng dự án còn xảy ra ở nhiều địa
phương dẫn đến lãng phí đất đai và gây bất bình trong dư luận. Nhiều địa
phương còn thiếu cân nhắc trong việc cho thuê đất tại các khu vực nhạy cảm,
vùng biên giới…
Do đó, việc tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về pháp
luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất cũng sẽ
giúp chúng ta khắc phục được những thiếu sót, bất cập nêu trên, tạo cơ sở để
tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và
người sử dụng đất.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật điều
chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất từ thực tiễn
tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đến nay, vấn đề thuê đất mà cụ thể là đề tài về quan hệ thuê đất giữa
Nhà nước và người sử dụng đất đã thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của
giới nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và giới nghiên cứu khoa học luật
nói riêng dưới nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, đây là một đề tài khó
và là một chuyên đề nghiên cứu chuyên ngành hẹp. Hơn nữa, đề tài này
dường như chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện
ở nước ta. Có một số công trình, bài viết nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp
đến hoạt động thuê đất, có thể đề cập một số công trình tiêu biểu như: “Bàn về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất” của tác giả TS. Nguyễn Quang Tuyến
– Đại học Luật và Nguyễn Xuân Trọng – Vụ chính sách pháp chế, Tổng cục Quản
lý đất đai, Bộ Tài nguyên môi trường; “Cần điều chỉnh thẩm quyền giao đất, cho
thuê đất” của tác giả Phùng Hương – Tạp chí Tài Nguyên và Môi trường, số
15/2011; Pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ở Việt Nam Luận văn thạc sĩ Luật học của Trần Bình Trọng – năm 2006; “Giao đất, cho thuê

2



đất, trường hợp nào cần đấu giá?” của Luật sư Lê Văn Đài ngày 15/4/2011 –
Nguồn Chinhphu.vn…
Nhìn chung, các công trình, bài báo trên đều nghiên cứu về vấn đề cho
thuê đất ở mức độ và phạm vi khác nhau và nhìn chung đã góp phần tạo ra
những cơ sở lý luận chung về quản lý đất đai nói chung và thuê đất nói riêng.
Tuy nhiên, cho đến này chưa có dự án, đề tài, công trình khoa học nào tập
trung nghiên cứu, đánh giá sâu về các quy định, cơ chế điều chỉnh quan hệ
thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Với mong muốn được tiếp cận
vấn đề từ tổng quan chính sách, pháp luật về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước
và người sử dụng đất, nhận diện những bất cập còn hạn chế trong việc điều
chỉnh quan hệ pháp luật này, tác giả đã tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này và
trên cơ sở đó sẽ đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu là chỉ ra những điểm còn thiếu sót,
hạn chế của khung pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và
người sử dụng đất ở Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và
thực hiện pháp luật tại một địa phương. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo
đảm việc nâng cao hiệu quả thi hành, áp dụng các chế định điều chỉnh quan
hệ pháp luật đất đai này trên thực tế. Từ mục tiêu chung, nghiên cứu đề tài
này, Luận văn đặt ra những mục đích nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Hệ thống, tập hợp những cơ sở lý luận chung về quan hệ thuê đất giữa
Nhà nước và người sử dụng đất.
- Phân tích bản chất của quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử
dụng đất;
- Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà
nước và người sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay qua các quy định hiện hành

3



về căn cứ, hình thức, thời hạn cho thuê đất; Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục
cho thuê đất; Quy định về giá đất; Quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể trong quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất.
- Phân tích đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật điều chỉnh quan hệ
cho thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất tại thành phố Hà Nội, chỉ ra
những thiếu sót, bất cập của việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này.
- Sau khi đánh giá sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
và bảo đảm thực hiện pháp luật về điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước
và người sử dụng đất.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các văn bản pháp luật, thực tiễn
thi hành pháp luật điều chỉnh về quan hệ thuê đất giữa nhà nước và người sử
dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Quan hệ đất đai trước hết là quan hệ giữa người
với người với nhau trong việc sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai. Các quan hệ
này rất đa dạng và phức tạp, nó xuất hiện trên cơ sở chế độ sở hữu đất đai của
mỗi chế độ kinh tế, xã hội. Như vậy, quan hệ pháp luật đất đai, trước hết là
quan hệ giữa chủ sở hữu với các chủ sử dụng cụ thể và giữa các chủ sử dụng
với nhau, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Mặt khác, pháp luật về
quan hệ thuê đất là một đề tài có nội hàm nghiên cứu rộng, tuy nhiên trong
khuôn khổ có hạn của một bản Luận văn Thạc sĩ Luật học, người viết chỉ đề
cập đến phạm vi quan hệ thuê đất giữa Nhà nước - chủ sở hữu toàn dân về đất
đai và người sử dụng đất từ thực tiễn thi hành pháp luật điều chỉnh về quan hệ
thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản


4


Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và phát triển nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và quan
điểm về việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nhằm xây dựng một
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sống và làm việc theo pháp luật vào
việc đánh giá, luận giải các vấn đề thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phương pháp so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp. Bên cạnh đó, việc sử
dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá như Phân tích,
tổng hợp dữ liệu thu thập được tại Sở Tài nguyên và Môi trường để đánh giá,
phân tích thực trạng.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp thu thập, kế thừa các
nghiên cứu, tài liệu đã có như tham khảo số liệu của một số đề tài nghiên cứu
tại các trang web, tạp chí, báo chí cũng như tiếp cận kế thừa các thông tin, tài
liệu tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
cùng quan điểm, đánh giá của một số công trình khoa học đã công bố để trên
cơ sở đó đánh giá, phân tích những quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ
thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất để nhận diện những tồn tại
nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp mục tiêu đã đặt ra.
6. Kết quả và đóng góp của Luận văn
Luận văn đã phân tích được một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật
điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất như khái
niệm quyền sử dụng đất, cho thuê đất, khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc điều
chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất.
Luận văn đã đánh giá thực trạng của pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê
đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất, cụ thể như phân tích các quy định
hiện hành điều chỉnh quan hệ này như căn cứ, hình thức, thời hạn, thẩm
quyền, giá cho thuê đất và đánh giá tác động của các quy định pháp luật này


5


đến các chủ thể sử dụng đất, đồng thời nhận diện những tồn tại, bất cập của
pháp luật về vấn đề này trong quá trình triển khai. Trên cơ sở khoa học và
thực tiễn, Luận văn đã định hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử
dụng đất.
Đóng góp của luận văn
Ý nghĩa thứ nhất: Kết quả nghiên cứu có thế là tài liệu tham khảo hữu
ích cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện pháp luật và bảo đảm
thực hiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử
dụng đất.
Ý nghĩa thứ hai: Là tài liệu tham khảo cho các cơ sở ngiên cứu và đào
tạo luật học.
7. Kết cấu của Luận văn
Kết cấu chính của Luận văn gồm có ba phần:
Chương 1. Một số vấn đề chung về pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê
đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất.
Chương 2. Pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và
người sử dụng đất: Thực trạng, thực tiễn áp dụng tại Hà Nội.
Chương 3. Một số kiến nghị được đề xuất từ nghiên cứu thực trạng
pháp luật về điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ

THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Khái niệm quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất, cho thuê đất
1.1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất
Sở hữu là một trong ba quyền cơ bản nhất của con người, bên cạnh
quyền sống và quyền tự do mưu cầu hạnh phúc. Đây là lý do tại sao việc xác
lập quyền sở hữu đối với đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng, được xem là
quyền cơ bản của con người đó là quyền sở hữu tài sản của mình. Ngày nay
trên thế giới tổn tại hình thức sở hữu đất đai là đa hình thức và chỉ một hình
thức sở hữu (sở hữu đơn). Đa dạng hình thức sở hữu đất đai bao gồm sở hữu
nhà nước, sở hữu cộng đồng (sở hữu chung) và sở hữu tư nhân. Tại hầu hết
các quốc gia trên thế giới như Mỹ , Đức, Pháp, Ý, Nhật…Nhà nước thừa
nhận, lựa chọn đa hình thức sở hữu trong quản lý đất đai và bảo vệ quyền sở
hữu tư nhân về đất đai như thừa nhận một cái tự nhiên, tồn tại trước khi Nhà
nước ra đời. Theo TS. Nguyễn Ngọc Vinh thì dạng hình thức đơn sở hữu có
nghĩa rằng theo pháp định chỉ tồn tại duy nhất một hình thức sở hữu về đất
đai, sở hữu đó có thể là sở hữu nhà nước hoặc sở hữu toàn dân được hiểu là sở
hữu chung 32.
Khác với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam không thừa nhận sở hữu
tư nhân về đất đai. Ở Việt Nam, toàn bộ vốn đất đai trong cả nước đều thuộc
sở hữu toàn dân mà Nhà nước - với vai trò là chủ sở hữu và chủ thể quản lý
thống nhất toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước, có đầy đủ các quyền năng
của một chủ sở hữu đó là quyền chiếm hữu, định đoạt và quyền sử dụng đất
đai. Các tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất tách
rời quyền sở hữu.

7


Hiện nay, khái niệm quyền sử dụng đất chưa được ghi nhận và quy

định trong Luật Đất đai nên đã có nhiều cách tiếp cận và quan điểm về khái
niệm quyền sử dụng đất được đưa ra. Trên cơ sở khái niệm quyền sở hữu
được quy định tại Điều 173 Bộ luật Dân sự thì quyền sử dụng tài sản là một
trong ba quyền năng thuộc nội dung quyền sở hữu của chủ sở hữu theo quy
định của pháp luật. Quyền sử dụng được quy định cụ thể tại Điều 192 Bộ Luật
Dân sự như sau: " Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức từ tài sản”.
Trên cơ sở tinh thần của Bộ luật Dân sự, nhằm xác định rõ nguồn gốc
sử dụng đất và quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, tại từ điển Luật
học của Viện Khoa học Pháp lý – Bộ tư pháp đã đưa ra khái niệm về quyền sử
dụng đất: “Là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi ích từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được
chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho…từ những chủ thể khác có quyền sử
dụng đất” [6, tr 665].
Từ cách tiếp cận khác theo hướng chỉ ra quyền sử dụng đất là quyền
phái sinh, TS. Lê Xuân Bá cho rằng: “Quyền sử dụng đất là một bộ phận cấu
thành của quyền sở hữu đất. Thông qua việc được độc quyền giao đất, cho
thuê đất, Nhà nước trao cho người sử dụng đất thực hiện trong thời hạn thuê
đất, nhận giao đất những quyền và nghĩa vụ nhất định, trong đó có sự phân
biệt theo loại đất, theo đối tượng (người) sử dụng đất, theo hình thức thuê
hoặc giao đất”[1].
Từ các hướng tiếp cận và quan điểm như trên, nhìn chung đều xem xét
quyền sử dụng đất dưới hai góc độ kinh tế và pháp lý. Về góc độ kinh tế,
quyền sử dụng đất là quyền phái sinh được khai thác các lợi ích từ đất của các
chủ thể sử dụng đất. Về góc độ pháp lý, Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất

8



mà giao một phần đất đai của mình cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng, đồng thời quy định cho họ các quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ
nhất định trong quá trình sử dụng đất của Nhà nước. Việc quy định các quyền
này một mặt biểu hiện ý chí của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu, mặt
khác còn biểu hiện ý chí của Nhà nước với tư cách là người nắm quyền lực
chính trị trong tay, trực tiếp ban hành pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ đó
đã được quy phạm hoá ở mức độ cụ thể, chặt chẽ và được coi là cơ sở pháp lý
để người sử dụng đất tuân thủ.
Từ cơ sở pháp lý đó, quyền sử dụng đất có tính chất như sau: Chế độ
sử dụng đất hình thành và phát triển trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu đặc biệt
của Nhà nước. Do chế độ sở hữu qui định nên chế độ sử dụng, Nhà nước vừa
là chủ sở hữu duy nhất vừa là người ban hành pháp luật nên Nhà nước xây
dựng toàn bộ các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ pháp Luật
Đất đai nói chung, quan hệ sử dụng đất nói riêng (từ điều kiện tham gia quan
hệ đến cách thức thực hiện các quyền năng...). Ngoài ra, chế độ sử dụng đất
đai có tính đặc biệt: Vì đất đai là tài sản đặc biệt nên các quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất không giống các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
các tài nguyên khác mà Bộ luật Dân sự quy định. Tính đặc biệt của chế độ sử
dụng đất được quyết định bởi tính đặc biệt của đất đai. Quyền sử dụng không
phải là quyền sở hữu cho nên không có tính chất vĩnh viễn, quyền sử dụng vì
thế bị giới hạn về thời gian theo hợp đồng giữa bên sở hữu và bên sử dụng.
Ngoài ra, theo quan điểm của TS. Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Xuân
Trọng, quyền sử dụng đất đai là loại quyền không trọn vẹn, không đầy đủ:
“Một là, người sử dụng đất không có đầy đủ các quyền năng như Nhà nước
với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai; Hai là, không phải bất
cứ người nào có quyền sử dụng đất hợp pháp cũng có quyền chuyển đổi, tặng
cho, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp

9



vốn bằng quyền sử dụng đất;” (Bàn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất - TS. Nguyễn Quang Tuyến, Đại học Luật và Nguyễn Xuân Trọng, Vụ
chính sách pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên môi
trường)26.
Ở Việt Nam hiện nay, nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến
quyền sở hữu đất đai có nhiều nhóm quan điểm, trường phái tiếp cận khác
nhau nhưng có thể chia thành hai nhóm quan điểm chính như sau:
Nhóm quan điểm thứ nhất: Cần giữ nguyên các quy định hiện hành,
tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Ngoài ra
cần mở rộng tối đa quyền cho người sử dụng đất. Nhiều học giả cho rằng chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai của nước ta nhìn chung chỉ mang tính thuật
ngữ, quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất ở nước ta không khác xa
với quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai ở các nước và chế độ sở hữu
toàn dân đối với đất đai ở nước ta không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới cơ chế
thị trường. Cùng quan điểm như trên, PGS.TS Trần Thị Minh Châu cho rằng:
“Nếu duy trì sở hữu tư nhân về đất đai thì Nhà nước vẫn cần có quyền quy
hoạch để tổ chức không gian sống hợp lý và có thể đánh thuế triệt tiêu thu
nhập từ địa tô của chủ đất. Trong cơ chế sở hữu toàn dân, Nhà nước cũng
giao quyền sử dụng tự chủ theo quy hoạch cho công dân và chỉ giữ lại quyền
tổ chức không gian và quyền thu địa tô để sử dụng chung. Như vậy, cả hai chế
độ sở hữu, do phải điều chỉnh để đáp ứng thực tiễn, đã tụ hội về một điểm
chung, trong đó, Nhà nước và công dân cùng nhau phân chia quyền kiểm soát
sử dụng đất hợp lý” 16.
Là nhóm quan điểm mới của các nhà quản lý, khoa học, nhóm quan
điểm thứ hai đi theo tư duy: sở hữu toàn dân về đất đai là không phù hợp, cần
phải thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đất đai. Qua thực tế nghiên cứu pháp
luật và thực tiễn thi hành pháp luật đất đai cho thấy sở hữu toàn dân về đất đai

10



là không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Theo GS. TSKH
Đặng Hùng Võ thì công hữu đất đai không còn phù hợp với thời kỳ quá độ và
theo ông “Công nhận sở hữu đất đai thuộc nhiều thành phần kinh tế theo quy
định của pháp luật là việc cần làm ngay. Đây là việc tạo được động lực cho
đầu tư, giảm tham nhũng trong quản lý đất đai, tăng hiệu quả sử dụng đất và
tạo điều kiện tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế” 33.
Nhằm sử dụng vốn đất đai một cách hợp pháp, tiết kiệm, đạt hiệu quả
kinh tế cao và để người sử dụng đất đạt được các quyền, lợi ích thực sự một
cách chắc chắn, đảm bảo, thiết nghĩ mặc dù vấn đề sở hữu toàn dân mà Nhà
nước là người đại diện hay sở hữu tư nhân đất đai là vấn đề quan trọng và cần
được quan tâm, nhưng trên hết cần phải quan tâm đặc biệt tới quyền của
ngưởi sử dụng đất sao cho các quyền này cần được mở rộng, tiệm cận với
quyền sở hữu đất đai, người sử dụng đất sẽ được tự do khai thác và định đoạt đất
đai, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động giao dịch trên thị trường.
Từ những lập luận theo phương diện chủ quan và khách quan, chúng
ta đi đến khái quát như sau: Quyền sử dụng đất là quyền năng của người sử
dụng đất trong việc khai thác các thuộc tính có ích của đất nhằm đem lại lợi
ích vật chất nhất định và là một chế định quan trọng của pháp luật đất đai
bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất và quy định
việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước
giao đất sử dụng.
1.1.1.2. Khái niệm cho thuê đất, pháp luật cho thuê đất
Với ý nghĩa đó, chế độ sử dụng đất đai là một chế định quan trọng của
ngành Luật Đất đai. Khoản 4, Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà
nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao
đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng
đất ổn định”.


11


Cho thuê đất là hình thức Nhà nước chuyển quyền sử dụng đất của
mình cho các chủ thuê đất thông qua hợp đồng thuê đất, phù hợp với các quy
định của pháp luật hiện hành. Với quan niệm đó, đề tài luận văn nghiên cứu
vấn đề cho thuê đất theo nội dung được quy định tại khoản 2, Điều 4, Luật
Đất đai năm 2003 như sau: “Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao
quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”.
Như vậy, thuê đất được hiểu là quyền của người sử dụng đất. Đây là
một loại quan hệ pháp luật về đất đai trong đó có một bên là Nhà nước và một
bên là người sử dụng đất. Với các quy định cụ thể, trong những năm qua,
pháp luật về thuê đất của Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý cho đất đai được sử
dụng hợp pháp, đúng mục đích, có hiệu quả; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của
các đối tượng, đặc biệt là cá nhân, tổ chức người nước ngoài. Thông qua đó,
góp phần thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng các cơ sở hạ tầng,
các cơ sở kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tóm lại, cho thuê đất là một trong các nội dung của quản lý Nhà nước
về đất đai, có vai trò quan trọng trong việc giúp Nhà nước thực hiện tốt chức
năng quản lý tài nguyên đất. Trên thực tế, hoạt động cho thuê đất phải đảm
bảo các nguyên tắc như phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng
thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục, đúng hạn mức, đúng thời
hạn và do Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp có thẩm quyền thực hiện. Việc
cho thuê đất dựa trên hai phương thức đó là trả tiền thuê đất hàng năm và trả
tiền trước đó cho toàn bộ thời gian thuê đất. So sánh với các nước có sự tương
đồng về chế độ sở hữu đất đai cho thấy khái niệm cho thuê đất hầu như đều có
trong hệ thống pháp luật của các nước không phụ thuộc vào chế độ sở hữu đất
đai (đa sở hữu hay sở hữu tư nhân, sở hữu Nhà nước, sở hữu toàn dân).

Từ định nghĩa về cho thuê đất, khái niệm pháp luật về cho thuê đất
được hiểu là toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm Luật, văn

12


bản dưới luật) quy định về vấn đề cho thuê đất. Theo pháp luật hiện nay, các
quy định liên quan đến vấn đề cho thuê đất ở nước ta được thể hiện cụ thể
trong Luật Đất đai năm 2003 và các lần sửa đổi bổ sung; các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người
sử dụng đất
1.1.1.3. Khái niệm quan hệ cho thuê đất giữa Nhà nước và người sử
dụng đất
Quan hệ đất đai trước hết là quan hệ giữa người với người với nhau
trong việc sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai. Các quan hệ này rất đa dạng và
phức tạp, nó xuất hiện trên cơ sở chế độ sở hữu đất đai của mỗi chế độ kinh
tế, xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định quyền sở hữu đất
đai chỉ có một chủ thể duy nhất đó là Nhà nước. Nhà nước ta cũng là người
thống nhất quản lý toàn bộ đất đai. Cho nên, chỉ có thể trên cơ sở một hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh, có hiệu lực cao thì chế độ sở hữu toàn dân và chức
năng quản lý thống nhất toàn bộ đất đai mới thực hiện một cách hiệu quả.
Quan hệ pháp luật đất đai là những quan hệ xã hội do các quy phạm
pháp luật đất đai điều chỉnh, trong đó các bên tham gia quan hệ đều có quyền
chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mà quyền và nghĩa vụ này được Nhà nước đảm
bảo thực hiện.
Như vậy, quan hệ pháp luật đất đai, trước hết là quan hệ giữa chủ sở
hữu với các chủ sử dụng cụ thể và giữa các chủ sử dụng với nhau, được các
quy phạm pháp luật điều chỉnh. Cho nên, quan hệ pháp luật đất đai là các
quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh. Trong phạm

vi đề tài nghiên cứu này, người viết chỉ đề cập đến phạm vi quan hệ giữa chủ
sở hữu và người sử dụng đất.
Mặt khác, bàn về cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật đất
đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất, theo phần giải thích từ ngữ tại Điều

13


4 Khoản 2 của Luật đất đai hiện hành quy định :“Nhà nước cho thuê đất là
việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu
cầu sử dụng đất”. Hợp đồng cho thuê đất chính là cơ sở làm phát sinh quan
hệ thuê đất. Các chủ thể có thể ký kết những hợp đồng thuê đất và các hợp
đồng này cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để Nhà nước
thực hiện việc quản lý các hợp đồng.
Căn cứ vào nội dung luật định, quan hệ thuê đất ở đây có thể được
hiểu đây là một quan hệ mang tính dân sự, thương mại, tương tự như các quan
hệ thuê tài sản khác trong dân sự bởi căn cứ xác lập, hình thành nên quan hệ
và làm căn cứ pháp lý để giải quyết quan hệ đất đai này được thiết lập trên cơ
sở hợp đồng giữa một bên là Nhà nước – đại diện chủ sở hữu và một bên là
người sử dụng đất.
Hợp đồng là một trong những hình thức pháp lý cơ bản của các quan
hệ xã hội. Hiện hành ở Việt Nam, trên giác độ pháp lý, khái niệm hợp đồng
thường được hiểu trên cơ sở của khái niệm hợp đồng dân sự. Theo Bộ luật
Dân sự (2005), hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và theo đó hợp đồng có đặc
điểm là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng về địa vị pháp lý giữa
các chủ thể (cá nhân, tổ chức) tham gia giao kết.
Tuy nhiên, với nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu, có nghĩa toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước chỉ thuộc
quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện thực hiện các quyền của chủ sở

hữu chứ không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ tổ chức cá nhân nào khác. Với
tư cách là chủ sở hữu đại diện, Nhà nước có trọn vẹn các quyền năng của chủ
sở hữu như quyền chiếm hữu, quyền định đoạt đất đai. Như vậy, ở Việt Nam
có sự tách bạch giữa chủ sở hữu với chủ sử dụng trong quan hệ đất đai. Nhà

14


nước thực hiện quyền định đoạt với đất đai (quyền đặc trưng của chủ sở hữu)
thông qua hành vi như: Quyết định cho thuê đất.
Điều này thể hiện qua các quy định về thuê đất mà cụ thể nhất là quy
định về trình tự thủ tục cho thuê đất hiện hành. Tại Điểm a Khoản 2 Điều 122
Luật đất đai hiện hành về thủ tục cho thuê đất đã giải phóng mặt bằng thì
“ Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm...trao quyết định giao đất
hoặc cho thuê đất cho người được giao đất, thuê đất”.
Theo quy định trên, trình tự thủ tục chuyển giao đất từ Nhà nước sang
người sử dụng đất bằng phương thức thuê, bắt buộc và có tồn tại một bước là
bên cho thuê phải ra quyết định cho thuê đất đối với chủ thể thuê đất. Tương tự,
tại Điểm a Khoản 3 Điều 122 Luật đất đai 2003 quy định về trình tự thủ tục cho
thuê đất đối với đất chưa giải phóng mặt bằng cũng thể hiện rõ việc cho thuê
đất của Nhà nước không chỉ đơn thuần là ký hợp đồng thuê đất với người sử
dụng đất, mà để ký hợp đồng thuê đất thì trước đó, đại diện chủ sở hữu phải thể
hiện sự đồng ý cho thuê đất của mình bằng một văn bản gọi là quyết định cho
thuê đất: “ Trong thời hạn không quá ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm … trao quyết định
giao đất hoặc cho thuê đất cho người được giao đất, thuê đất ”.
Từ những lập luận như trên, ta thấy rằng quy định về quan hệ cho thuê
đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất tại Điều 4 Khoản 1 của Luật Đất đai
2003 được xây dựng với mục đích phân biệt giữa hoạt động giao đất và cho

thuê đất của Nhà nước. Tuy nhiên, cách tiếp cận nêu trên đã bỏ qua một nội
dung quan trọng mang yếu tố quyết định trong hoạt động cho thuê đất đó là
quyết định cho thuê đất của UBND và dễ làm người đọc hiểu nhầm rằng quan
hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng hoàn toàn mang tính dân sự,

15


thương mại. Hay nói cách khác, quy định này là chưa phản ánh chính xác hoạt
động cho thuê đất của Nhà nước bởi những quy định khác trong cùng Luật đất
đai đã cho thấy quan hệ cho thuê đất vẫn mang đậm và rõ nét tính hành chính,
tính chất dân sự, thương mại ở đây rất mờ nhạt.
Trên thực tế khi thi hành, áp dụng pháp luật về điều chỉnh quan hệ
thuê đất, trong các hồ sơ xin thuê đất, UBND cấp có thẩm quyền nếu đồng ý
cho thuê đất sẽ ra quyết định cho thuê đất. Và cũng căn cứ vào quyết định cho
thuê đất của UBND, cơ quan tài nguyên môi trường giúp việc cho UBND đó
sẽ ký với người thuê đất hợp đồng thuê đất. Như vậy, hợp đồng thuê đất được
hình thành dựa trên quyết định cho thuê đất của UBND. Đi sâu vào nội dung
hợp đồng thuê đất ta dễ dàng nhận ra nó không hoàn toàn mang tính dân sự
thương mại bởi nó thể hiện quan hệ bất bình đẳng giữa bên cho thuê và bên
thuê đất. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể thuê đất đã được quy định ở trong
Luật đất đai, tức là đã được Nhà nước – đại diện chủ sở hữu quy định sẵn theo
ý chí của Nhà nước. Gía đất áp dụng trong hợp đồng thuê là giá do cơ quan
nhà nước ban hành, thời gian sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật.
Bên thuê đất không thể thỏa thuận thêm hay bớt quyền, nghĩa vụ cũng như giá
cả, thời gian sử dụng đất. Có thể thấy quan hệ pháp luật về thuê đất giữa Nhà
nước và người sử dụng đất cũng là quan hệ mang tính hành chính rất rõ, và ở
đây tính dân sự thương mại rất mờ nhạt.
Tóm lại, quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất là
quan hệ do các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh, trong đó các bên tham

gia quan hệ đều có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mà quyền và nghĩa vụ
này được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Quan hệ cho thuê đất được phát sinh
qua hoạt động chuyển giao đất từ Nhà nước sang cho người sử dụng bằng
một hợp đồng thuê đất dựa trên quyết định cho thuê đất của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, và người thuê đất phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước
cho suốt thời gian thuê.

16


1.1.1.4. Đặc điểm của quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử
dụng đất
Từ những phân tích và lập luận cũng như chỉ ra bản chất của quan hệ
thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất, có thể thấy quan hệ này có
những đặc điểm cơ bản như sau:


Quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ra đời từ quy

định thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng - một sản phẩm của hoạt động
lập pháp
Hiến pháp 1992 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước đại
diện thực hiện quyền của chủ sở hữu. Quy định đó một lần nữa được khẳng
định tại Điều 5 Luật đất đai 2003: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu”. Như vậy, Nhà nước tham gia vào quan hệ pháp
luật đất đai với hai tư cách: Thứ nhất, là chủ sở hữu đối với đất đai trên phạm
vi toàn quốc. Thứ hai, là chủ thể quyền lực công thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về đất đai nhằm bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội. Nếu như
các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng
cho, thuê quyền sử dụng đất… có xuất phát điểm là hình thành từ chính nhu

cầu của người tham gia giao dịch, sau đó Nhà nước mới điều chỉnh; thì quan
hệ thuê đất lại ra đời trên cơ sở quy định của Nhà nước trên phương thức
chuyển giao đất từ Nhà nước sang cho chủ thể sử dụng. Xuất phát hình thức
sở hữu đất mà quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất được
hình thành, và do Nhà nước là chủ thể đặc biệt, đại diện sở hữu toàn dân và
thống nhất quản lý đất đai trên toàn quốc nên Nhà nước phải tạo ra khung
pháp lý để dịch chuyển quyền khai thác sử dụng đất từ chính Nhà nước sang
cho các chủ thể khác. Pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ quy định có hai
phương thức chuyển giao đất là giao đất và cho thuê đất. Tương ứng với

17


phương thức chuyển giao thứ hai, chúng ta có quan hệ về thuê đất giữa Nhà
nước và người sử dụng đất.


Do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên quan

hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất được hình thành trên cơ sở
quyền sở hữu toàn dân về đất đai.
Do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên quan
hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất được hình thành trên cơ sở
quyền sở hữu toàn dân. Điều này có nghĩa là người sử dụng đất có quyền sử
dụng đất khi được Nhà nước cho thuê đất sử dụng ổn định lâu dài.


Quan hệ pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng là một

quan hệ vừa mang tính dân sự, thương mại, vừa mang tính hành chính.

Với vai trò là cơ quan đại diện cho Nhà nước để thực hiện và chịu
trách nhiệm về hoạt động cho thuê đất chính là UBND cấp huyện và cấp tỉnh
– là cơ quan có thẩm quyền chung. Cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy
ban các cấp thực hiện hoạt động này là cơ quan Tài nguyên môi trường. Như
vậy, các cơ quan có quyền quyết định, thẩm định và tiến hành cho thuê đất
trực tiếp ở đây chính là các cơ quan hành chính. Với vai trò là cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện các công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
của mình, các cơ quan quản lý đất đai nói trên đều mang quyền lực Nhà nước
khi thiết lập quan hệ pháp luật về thuê đất với người sử dụng đất. Vì vậy,
quan hệ pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất là quan hệ
mang tính hành chính và có sự phụ thuộc của người sử dụng đất vào bên đại
diện chủ sở hữu.
Hoạt động chuyển giao đất từ Nhà nước sang cho người sử dụng bằng
một hợp đồng thuê đất dựa trên quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền hay nói cách khác quyền sử dụng đất chỉ có thể dịch chuyển từ
Nhà nước - đại diện chủ sở hữu sang cho chủ thể sử dụng là các tổ chức, cá

18


nhân, hộ gia đình …khi có quyết định cho thuê đất - quyết định hành chính
của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Nếu không có quyết định cho thuê
đất của UBND, cơ quan tài nguyên môi trường sẽ không thể bàn giao đất trên
thực địa cho bên thuê. Cho dù trong thủ tục thực hiện, bên thuê có ký với bên
cho thuê một hợp đồng thuê đất thể hiện ý chí của các bên trong giao dịch,
nhưng hợp đồng này về cơ bản được thiết lập trên cơ sở của quyết định cho
thuê đất và được xem là văn bản phái sinh của quyết định cho thuê đất. Do
vậy cơ sở quan trọng nhất để xác lập quyền sử dụng đất thuê vẫn là quyết
định cho thuê đất, là một quyết định hành chính.
Không chỉ mang tính hành chính, quan hệ thuê đất giữa Nhà nước còn

mang tính dân sự, thương mại. Bên cạnh tính hành chính được thể hiện khá rõ
qua quyết định cho thuê đất cũng như mang tính quyền lực nhà nước, bất bình
đẳng giữa các bên, quan hệ này còn mang tính dân sự, thương mại. Điều đó
thể hiện trong trình tự thủ tục thuê đất, người sử dụng đất phải ký với cơ quan
quản lý đất đai một hợp đồng thuê đất trong đó ghi nhận sự cam kết của các
bên trong khuôn khổ quy định của pháp luật về các vấn đề như giá cả, thời
hạn sử dụng, mục đích sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của các bên, được xác
định giá trị.
1.2. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa
Nhà nước và người sử dụng đất
Sự cần thiết của việc can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật đối với
quan hệ thuê đất xuất phát từ những đặc điểm và tính chất của quan hệ thuê
đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất và từ những lý do như sau :
Thứ nhất, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không thể thiếu với vai trò là yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất kinh
doanh và không gian sinh tồn của loài người. Do vậy, bất cứ Nhà nước nào
cũng cần phải quan tâm đến đất đai, xây dựng chính sách phù hợp để quản lý

19


×