Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Cửa hàng tiện lợi convenience store

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.65 KB, 27 trang )

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN KINH DOANH CỬA HÀNG
TIỆN LỢI

1.

Khái niệm

“ Cửa hàng tiện lợi” được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài : “convenience
store” (tiếng Anh) hay “konbini” (tiếng Nhật)……, trong đó “convenience” nghĩa là
tiện lợi và “store” là cửa hàng. Tại Việt Nam mô hình cửa hàng tiện lợi còn được gọi
với nhiều cái tên khác như của hàng tiện nghi, cửa hàng tiện ích, hay cửa hàng 24
giờ……
Có thể hiểu đơn giản về mô hình cửa hàng tiện lợi như sau: đó là một cửa hàng
nhỏ, diện tích khoảng trên 50 m2, chuyên bày bán các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ
nhu cầu hàng ngày cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, mở cửa
suốt 24 giờ và 7 ngày trong tuần.
Đặc trưng của cửa hàng tiện lợi là được đặt ở một địa điểm tốt,định hướng sản
phẩm của nhà bán lẻ là hoạt động trong thời gian dài với số lượng mặt hàng trung
bình.Cơ sở vật chất tương đối nhỏ (chỉ bằng một phần kích thước so với các siêu thị
truyền thống),mức giá ở cửa hàng tiện lợi từ trung bình đến trên trung bình,bầu không
khí trung bình và dịch vụ khách hang khác.Khách hàng sẽ dễ dàng mua sắm tại cửa
hàng và không bận tâm đến những sản phẩm mà họ không có nhu cầu như các siêu thị
lớn,điều này làm cho cửa hàng tiện lợi đặc biệt thu hút khách hàng của họ,nhiều người
trong số đó là nam giới
2.

Đặc điểm

 Dạng cửa hàng bán lẻ


o Cửa hàng tiện lợi là cửa hàng bán lẻ, được quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình

thức một cửa hàng khang trang, tiện lợi với trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại,
văn minh do thương nhân đầu tư và quản lý. Thường đặt gần khu dân cư, ở những nơi
tiện đường giao đông.
1


o

Cửa hàng tiện lợi thực hiện chức năng bán lẻ, tức là bán hàng hóa trực tiếp cho người

tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải bán lại.
 Áp dụng phương thức tự phục vụ
o Đây là đặc trưng lớn nhất của mô hình siêu thị những ở các nước phát triển, khổng chỉ
các siêu thị bán hàng thep phương thức này mà hàng loạt các cửa hàng bán lẻ hiện đại
khác cũng áp dụng.
o Phương thức này giúp cho người mua cảm thấy thoải mái khi được tự do chọn, ngắm
ngía, so sánh hàng hóa mà không cảm thấy bị cản trở từ phí người bán, cũng chính vì
vậy mà các cửa hàng tiện lợi phải niêm yết giá cả 1 cách rõ ràng để người mua không
phải tốn công hỏi giá, mặc cả, tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra, phương thức thanh
toán cũng rất thuận tiện vì hàng hóa gắn với mã vạch, mã số được đem ra quầy tính
tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Tất cả những yếu tố này được khai thác triệt để
đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng.
 Kinh doanh những hàng hóa thiết yếu
o Các mặt hàng trong cửa hàng tiện lợi chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu như thực

phẩm, bánh kẹo, đồ uống, nước ngọt, kem…. các vật dụng cân thiết trong nhà tắm và
các sản phẩm vệ sinh khác. Chưa bàn đến vấn đề chất lượng, ta có thể thấy cửa hàng
tiện lợi là loại cửa hàng phục vụ cho đại đa số tầng lớp dân cư.

 Tiện lợi
o Sự tiện lợi được thể hiện ở chỗ: tiện lợi về thời gian mở cửa, tiện lợi về mặt hàng, tiện
lợi về vị trí cửa hàng và tiện lợi về cách bày trí hàng hóa trong cửa hàng.
o Tiện lợi về thời gian : thường các cửa hiệu phải mở cửa trên 14 giờ, mở cửa khuya
o

hoặc suốt 24h. Như vậy, bất cứ khi nào khách hàng cần thì cửa hàng đều chào đón.
Tiện lợi về hàng hóa: chỉ bán 1 số mặt hàng thiết yếu với kích cỡ, bao bì tiện lợi cho

khách hàng và có thể sử dụng ngay.
o Tiện lợi về vị trí: nằm ở vị trí tiện lợi cho khách hàng, gần khu vực giao thông, gần
o

khu đông dân cư, trường học…..
Tiện lợi về cách bày trí hàng hóa: hàng hóa trong cửa hàng phải được bày trí sao cho

khách dễ dàng tìm thấy món đồ họ cần trong thời gian ngắn nhất.
 Giá cả thường cao hơn so với các loại hình phân phối truyền thống
o Do có cộng thêm các yếu tố tiện ích và đối tượng phục vụ chủ yếu là những khách
hàng có ít thời gian, có nhu cầu mua sắm nhanh, tốn ít thời gian mà vẫn đảm bảo chất
lượng, an toàn và vệ sinh
2


3.

Đối thủ trên thị trường

Các loại hình bán lẻ trên thế giới vô cùng đa dạng, nhưng chung quy lại dưới
đây là những mô hình bán lẻ phổ biến nhất:










-

Cửa hàng tiện lợi
Cửa hàng đặc chủng hay cửa hàng chuyên doanh ( TH true milk,…)
Siêu thị (CoopMart…)
Cửa hàng giảm giá ( Wal – Mart, K – mart..)
Trung tâm bán lẻ
Trung tâm thương mại hay cửa hàng bán lẻ ( Diamond Plaza, Parkson …)
Đại siêu thị : Big C
Trung tâm mua sắm: Citimart, Maximax
4.

Ưu và nhược điểm

1.

Ưu điểm

Tiện ích, tiết kiệm thời gian
Đầu tư ít vốn
Vị trí thuận lợi

Giá cả cạnh tranh
Cách thức phục vụ chu đáo và tận tình
Thời gian mở cửa tối đa trong ngày
Hình thức cửa hàng nhìn sang trọng, cách bày trí hàng hóa khoa học và bắt mắt.
Hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn chất lượng và vệ sinh thực phẩm
2.

Nhược điểm

Đối với các kênh phân phối hiện đại:
-

Diện tích hẹp nên không đa dạng hóa các loại mặt hàng bằng siêu thị
Đối tượng khách hàng hẹp hơn
Đối với kệnh truyền thống:

-

Giá cao hơn
Việc đào tạo nhân công hay chăm sóc khách hàng, trang thiết bị cũng tốn nhiều chi phí
5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoạt động và phát triển của cửa hàng

tiện ích
3


1.
-


Các nhân tố về khách hàng.

Thói quen tiêu dùng: là cách tiêu dùng được cố định dần dần từ hoàn cảnh sống như:
chỗ ở, đi lại, quy hoạch dân cư…đặc biệt là tính cách của người tiêu dùng..

-

Nhu cầu tiêu dùng của người dân: một cửa hàng tiện ích chỉ có thể thành công khi nó
đáp ứng tốt những nhu cầu phù hợp với thói quen tiêu dùng của khách hàng - đối
tượng mà nó nhắm đến, có như vậy mới có thể thu hút ngày càng đông khách hàng
đến với mình.
2.

-

Những yếu tố về môi trường.

Môi trường quy hoạch: nơi ở như thế nào, có quy củ hay không có ảnh hưởng rất lớn
đến việc kinh doanh cửa hàng tiện ích. Một địa điểm quy hoạch quy củ chẳng hạn như
các khu chung cư không có sự xuất hiện lộn xộn của các gánh hàng rong, các loại cửa
hàng cóc thì cửa hàng tiện ích sẽ có cơ hội tốt để phát triển hơn là những nơi có quá
nhiều các loại hàng quán, hàng rong xuất hiện. Đó là vấn đề về cạnh tranh và vấn đề
thói quen tiêu dùng của người dân. Sự phát triển của các loại hình kinh doanh bán lẻ
khác – các đối thủ cạnh tranh: siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại…Thị trường
bán lẻ như một miếng bánh ngọt có giới hạn được chia nhỏ thành nhiều phần cho
nhiều loại hình kinh doanh bán lẻ khác nhau, loại hình này được miếng lớn ắt loại hình
khác sẽ được miếng nhỏ hơn, cũng có thể các loại hình này cùng kết hợp với nhau để
làm cho chiếc bánh đó nở phồng lên, do vậy các loại hình khác phát triển ra sao có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động của cửa hàng tiện ích.


-

Yếu tố thuộc về nền kinh tế: một nền kinh tế phát triển hay kém phát triển rõ ràng
cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của loại hình kinh doanh cửa hàng tiện ích. Cửa
hàng tiện ích là một loại hình kinh doanh hiện đại, thích hợp phát triển ở những nền
kinh tế hiện đại, có lối sống văn minh, hiện đại và năng động. Các yếu tố về khoa học
– kỹ thuật: khoa học kỹ thuật phát triển một mặt tạo điều kiện cho loại hình kinh
4


doanh cửa hàng tiện ích có điều kiện thuận lợi để có thể nâng cao tính tiện ích trong
dịch vụ của mình mặt khác giúp các doanh nghiệp có thể quản lý cửa hàng cũng như
chuỗi cửa hàng một cách hiệu quả hơn từ đó tạo điều kiện để kinh doanh cửa hàng tiện
ích một cách hiệu quả. Yếu tố luật pháp: những vấn đề về chính sách, định hướng
phát triển cho nền kinh tế như thế nào, những quy định về đăng ký kinh doanh có đơn
giản hay không, thủ tục ra sao, thời gian nhanh hay chậm… tạo điều kiện thuận lợi hay
rào cản cho việc kinh doanh.

3.
-

Những yếu tố xuất phát từ doanh nghiệp

Đặc điểm hàng hóa doanh nghiệp bày bán: tính đa dạng của hàng hóa, chất lượng của
hàng hóa, vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn…có tốt không, giá cả hàng hóa ra sao, có
phù hợp với đối tượng khách hàng mà cửa hàng muốn nhắm tới hay không. Tất cả
những yếu tố đó có ý nghĩa quyết định tới việc giữ chân khách hàng, tạo ra khách hàng
trung thành cho cửa hàng, giúp cửa hàng có thể tồn tại lâu bền trong điều kiện cạnh
tranh khốc liệt.


-

Cách thức trưng bày hàng hóa, thiết kế cửa hàng cũng là một yếu tố quan trọng. Đây là
hình ảnh đầu tiên tạo nên ấn tượng đối với khách hàng. Nếu như chất lượng hàng hóa
có thể tạo nên khách hàng trung thành cho cửa hàng thì hình ảnh bắt mắt và thân thiện,
phù hợp với tâm lý khách hàng sẽ rất hiệu quả trong việc thu hút khách hàng ngay lần
đầu tiên xuất hiện. Đây là điều kiện tiên quyết đối với việc kinh doanh của cửa hàng.
Dịch vụ: một trong những thế mạnh nổi trội nhất của cửa hàng tiện ích đó là dịch vụ
tận tình, chu đáo, mang lại sự tiện ích nhất đối với khách hàng. Dó đó cung cách, thái
độ phục vụ của nhân viên là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của cửa
hàng.

5


-

Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một cửa hàng
tiện ích. Tuy nhiên, ở mỗi cửa hàng khác nhau, và ở từng điều kiện thời gian, không
gian khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố là khác nhau. Nhiệm vụ của
người kinh doanh là phải xác định được đâu là yếu tố quyết định nhất đối với doanh
nghiệp của mình trong từng thời điểm cụ thể để có những bước đi đúng đắn.

6.
-

Điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích:

Qua sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở trên, ta có thể rút ra một cách ngắn gọn

những điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích tốt nhất như sau: Vị trí: cửa
hàng tiện ích sẽ phát triển tốt ở những nơi đông dân cư, mật độ người qua lại lớn, tiện
đường giao thông như: gần chợ, gần công viên, bến tàu xe, mặt đường…hoặc những
nơi có quy hoạch hiện đại, văn minh, quy củ, nơi vắng bóng những loại cửa hàng nhỏ,
hàng rong… Khách hàng: cửa hàng tiện ích sẽ phát triển tốt khi người dân có thu
nhập cao, đủ điều kiện chi trả cho những tiện ích cộng thêm, những người bận rộn, có
ít thời gian dành cho mua sắm, và có phong cách tiêu dùng hiện đại. Thị trường: cửa
hàng tiện ích đặc biệt phù hợp cho những thị trường hiện đại, nền kinh tế sôi động,
nhịp độ nhanh. Cũng sẽ rất tốt nếu cửa hàng tiện ích được xây dựng ở những nơi mà
thị trường bán lẻ còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên kết, tiềm năng lớn trong khi
vẫn còn rất nhiều lỗ hổng thị trường. Khi đó, cửa hàng tiện ích đóng vai trò lấp chỗ
trống thị trường.

6


-

Tùy vào từng nơi mà mỗi điều kiện trên được thỏa mãn ở những mức độ khác nhau.
Nếu như nơi nào thỏa mãn được càng nhiều những điều kiện trên thì cửa hàng tiện ích
sẽ rất có triển vọng phát triển

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KINH DOANH CỬA HÀNG TIỆN
LỢI CIRCLE K TẠI VN

1.

Thực trạng kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam


1.

Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nửa đầu năm 2006

Vào năm 2001, Masan đầu tư khoảng 20 tỉ đồng xây dựng chuỗi 25 cửa hàng tiện
lợi tại TP.HCM. Với thế mạnh am hiểu thị trường, Masan đã tính toán rất kỹ khi đưa mô
hình cửa hàng tiện lợi vào hoạt động. Các bước chuẩn bị khá bài bản, chuyên nghiệp từ
thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp hàng, kể cả hàng tươi sống như rau sạch, thịt sạch
đến đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng,… Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng của người
Việt chưa thay đổi nhiều, doanh số không bù nổi chi phí… Chuổi cửa hàng tiện lợi của
Masan đã không thắng nổi các tiệm tạp hóa và siêu thị. Sau mấy tháng hoạt động Masan
quyết định đóng tất cả các cửa hàng. Thời điểm đó người tiêu dùng vẫn quá quen với văn
hóa chợ và cửa hàng tạp hóa. Vì thế để người tiêu dùng quen với các cửa hàng bán lẻ
hiện đại, họ cần thời gian thích nghi. Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nửa đầu năm 2006
có thể coi là một giai đoạn kinh doanh khó khăn của cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam do
các yếu tố chủ quan và khách quan như: nhà đầu tư chưa nghiên cứu kỹ thị trường, người
tiêu dùng chưa quen với mô hình bán lẻ hiện đại này,..
2.

Giai đoạn nửa cuối năm 2006

Sự ra đời của hàng loạt cửa hàng tiện lợi trong giai đoạn nửa cuối năm 2006 đã
làm cho hoạt động phân phối trên thị trường Việt Nam lúc bấy giờ có nhiều thay đổi. Lấy
số liệu doanh số mặt hàng chất tẩy rửa, trước đây phân phối qua kênh hiện đại (trung tam
thương mại, đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,..) chỉ chiếm 15% so với kênh truyền
7


thống(chợ, tiệm tạp hóa, của hàng bán lẻ,..) là 85%, song tính đến thời điểm cuối năm

2006 tiêu thụ qua kênh hiện đại đã chiếm 25-30%. Kênh bán lẻ hiện đại này đã chiếm
khoảng 10% trên tổng mạng lưới phân phối toàn quốc.
Tháng 8 năm 2006, Citimart đã đầu tư 1,5 tỷ đồng để mở chuỗi cửa hàng tiện lợi
Best & Buy. Theo tính toán của ông Lâm Minh Huy, nhà đầu tư hệ thống Citimart B&B,
lúc bấy giờ, một cửa hàng tiện lợi nhỏ (200 m 2 ) chi phí tối thiểu mỗi tháng 60 triệu đồng
cho tiền thuê mặt bằng, điện , nước, nhân viên,… Tức chi phí trung bình là 2trđ/cửa
hàng/ngày. Như vậy với tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu vào khoảng 20%, muốn hòa vốn
thì doanh thu của cửa hàng phải đạt tối thiểu 10trđ/ngày, tức 300trđ/tháng. Do đó của
hàng muốn có lãi thì doanh thu phải đạt khoảng 350-400trđ/tháng. Trị giá mỗi hóa đơn
mua hàng trung bình chỉ đạt 50 nghìn đồng/cửa hàng/ngày, nên để hòa vốn thì tối thiểu
cửa hàng phải đón 200 lượt khách mua hàng/ ngày. Đây quả thực là một yêu cầu không
đơn giản đối với mô hình bán lẻ còn mới như cửa hàng tiện lợi vì lượng khách đến cửa
hàng còn thưa thớt, không ổn định.
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại
thời điển cuối nam 2006 đã gặp không ít khó khăn, đa số các cửa hàng đang trong tính
trạng chấp nhận chịu lỗ để duy trì thương hiệu, tạo thói quen mua sắm cho người tiêu
dùng và lên kế hoạch mở thêm nhiều điểm kinh doanh mới. Tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn
rất lạc quan vào khả năng phát triển của cửa hàng tiện lợi trong tương lai gần
3.

Năm 2007

Sang đến đầu năm 2007, tình hình kinh doanh cửa hàng tiện lợI vẫn tỏ ra không
mấy lạc quan hơn so với giai đoạn trước. Mở cửa suốt 24g-bán hàng suốt đêm vẫn là nét
đặc trưng riêng của các cửa hàng tiện lợi, vừa là nỗi lo của các nhà kinh doanh mô hình
bán lẻ hiện đại này. Kết quả nghiên cứu của Sài Gòn Co-op cho thấy người dân Việt Nam
vẫn chưa có thói quen mua sắm vào ban đêm. Nhưng các nhà đầu tư đều cho rằng, người
dân chưa mua vì chưa được cung cấp dịch vụ và họ chấp nhận chịu lỗ các khoản chi phí
mở cửa hàng ban đêm để tạo thói quen mới cho khách hàng.
8



Cho đến nửa cuối năm 2007, doanh số tại các cửa hàng tiện lợi vẫn rất thấp, có
những cửa hàng doanh thu liên tục âm trong nhiều tháng. Đây là một thách thức không
nhỏ với tương lai của cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, song điều này cũng không nằm
ngoài dự đoán của các nhà đầu tư trong nước.
4.

Năm 2008 và đầu 2009

Cuối năm 2008, theo nhìn nhận của một số người đang đầu tư hệ thống cửa hàng
tiện lợi, làm ăn có lãi và có khả năng phát triển tốt nhất hiện nay là cửa hàng tiện lợi do
các tiểu thương đầu tư. Với các mặt bằng sẵn có của gia đình, với lượng khách quen
thuộc, họ thay đổi cách sắp xếp hàng hóa, đầu tư vốn làm quầy kệ đẹp mắt hơn, và quan
trọng nhất là họ vẫn bán với giá của tiệm tạp hóa, nên khách đến ngày càng đông hơn,
nơi khác không thể cạnh tranh lại. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập hiện nay, loại hình
kinh doanh gia đình này sẽ không thể cạnh tranh lau dài với các cửa hàng tiện lợi do các
nhà đầu tư chuyên nghiệp trong và ngoài nước đầu tư do thiếu khả năng về vốn và khả
năng quản trị kinh doanh. Và trên thực tế mặc dù tình hình kinh doanh khó khăn nhưng
các chuỗi cửa hàng tiện lợi như G7 Mart, Shop&GO, Speedy,… vẫn liên tục khai trương
nhiều điểm kinh doanh mới nhằm “giữ chỗ”, đón đầu cơ hội.
5.

Số lượng cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam

Con số khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhỏ trên cả nước hiện nay
còn quá nhỏ so với kênh bán lẻ truyền thống khoảng 300.000 cửa hàng tạp hoá và hơn
2.000 chợ trải khắp các tỉnh thành.
Theo một số liệu thống kê không chính thức, kênh tiệm tạp hoá kinh doanh dựa
vào mặt bằng hộ gia đình có thể lên đến nửa triệu trên cả nước. Như vậy kế hoạch mở

chuỗi lên 300 – 500 cửa hàng tiện lợi trong 5-10 năm
tới của các nhà bán lẻ chuyên nghiệp vẫn là con số rất nhỏ trong toàn kênh thương mại
hiện đại Việt Nam.
Hiện nay khoảng 30 chuỗi đang kinh doanh như Circle K,
9


Shop&Go, Ministop, FamilyMart, B&B, Day&Night, Co.opfood,
Satrafoods, New Chợ, CExpress, Hapromart… Trong những năm qua nhiều chuỗi loay
hoay định hình thị trường, nhiều chuỗi thất bại nên việc mở rộng khá thận trọng, từ
năm 2012 các chuỗi này bắt đầu được đẩy mạnh.
Đủ kiểu cửa hàng tiện lợi hình thành, chuyên về thực phẩm như Vissan với gần
100 điểm bán, Foocomart 44, Co.opfood có 45, Hapro với hơn 130 gồm cửa hàng tiện
ích Haprofood và cửa hàng chuyên doanh khác; Satrafoods dự kiến mở được 20 cửa
hàng năm nay.
Mô hình cửa hàng tiện lợi 24/7 cũng tăng nhanh, chuỗi Shop&Go với 83 cửa
hàng và đang mở rộng ra phía Bắc, FamilyMart với 27 cửa hàng trong kế hoạch đạt
300 vào năm 2015 và 1.000 vào năm 2020; Ministop với 12 cửa hàng đầu tiên tại
TP.HCM trong mục tiêu 500 cái trong năm năm tới; Circle K với 33 cửa hàng trong kế
hoạch mở 550 cửa hàng đến năm 2018…
2.

TỔNG QUAN VỀ CIRCLE K

MỤC TIÊU: Mục tiêu của chúng tôi là trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi được
ưa chuộng nhất
SỨ MẠNG: Luôn không ngừng tìm kiếm những giải pháp tối ưu để mang đến
cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm thú vị, an toàn, tiện lợi với nhiều lựa chọn
về sản phẩm và thức ăn nhanh chất lượng, cùng phong cách phục vụ nhanh và thân
thiện để có thể đem đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng bằng cách đáp ứng các

yêu cầu đa dạng của khách hàng và phục vụ họ ngày càng tốt hơn.
1.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh:

 Các mặt hàng kinh doanh

Hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K là nơi hàng ngày cung ứng các mặt
hàng thiết yếu, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh an tòan thực phẩm cho
người tiêu dùng. Có hơn 1000 sản phẩm trong các cửa hàng của Circle K bao gồm
hàng trong nước và hàng nhập khẩu.
10


*Tạp hóa:
Bột ngũ cốc, cà phê, trà, sữa đặc, sữa bột, thức ăn cho trẻ em, mứt, bơ, xúc xích,
gia vị, gạo, mì ăn liền.
Nước uống không chứa cồn: Nước khoáng, nước khoáng trái cây, nước ngọt…..
*Nước uống chứa cồn:
Các loại bia, rượu nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước….
*Các dịch vụ tại quầy :phone card, SIM card, IDD card.
*Các loại mặt hàng khác:
Văn phòng phẩm, đồ gia dụng, dụng cụ bếp, phim, pin, thuốc lá, bao cao su, đồ
chơi.
Khách hàng và giá cả:
Tuy công ty Vòng Tròn Đỏ - Circle K nhắm đến đối tượng khách hàng là khách
du lịch, khách nước ngoài, … nhưng giá cả mà công ty đưa ra thị trường là giá
mà khách hàng có thể chấp nhận được, cũng có thể bằng với các cửa hàng tạp hóa nhỏ,
lẻ.
Giá cả ở Circle K là giá cả cạnh tranh vì thế khi khách hàng đến với Circle K

khách hàng có thể vừa tận hưởng được sự tiện lợi, không khí mát mẻ đồng thời tận
hưởng được mức giá hấp dẫn, khác nhau của từng sản phẩm
2.

Quy trình và các công đoạn kinh doanh của cửa hàng:
*Sơ đồ bán hàng tại cửa hàng:
Khách hàng mua
hàng

11

Xuất hiện
tiền và
Khách
hàngsốkiểm
tra
In
bill
số lượng
trên
màn
và trả tiền
hình


*Quy trình mua hàng tại cửa hàng:
Trưởng ca
Nhân viên cửa hàng
scan mã vạch trên hệ
thống bán hàng

Đặt hàng
Nhập số lượng
Cửa hàng trưởng

Kiểm tra
Bộ phận bán hàng
Giao hàng

Chốt
tổng
Bộđơn
phận tiếphàng
thị và
quản lý ngành hàng

Gửi
hàng
Nhàđơn
cung
cấp

Giao đơn hàng
12 toán
Kế


3.

So sánh circle k


o Circle K

Gia nhập vào tháng 6/2009. Hiện nay đã có khoảng 20
cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.
Phân khúc khách hành là khách nước ngoài ở Việt
Nam.
Trực thuộc Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ.
Sản phẩm: hàng tiêu dùng, bánh kẹo.
Mô hình cửa hàng tiện lợi 24/24h của Mỹ.
Giá trị thị trường cửa hàng tiện lợi Việt Nam vào khoảng 1,1 tỉ USD với 5
chuỗi cửa hàng tiện lợi có vốn nước ngoài là chính, bao gồm:
o
o
o
o
o

Shop & Go (thuộc một tập đoàn Malaysia với hơn 100 cửa hàng)
B’s mart (do tập đoàn Phú Thái và đối tác Thái Lan quản lý với hơn 40 cửa hàng)
Circle K (thuộc tập đoàn Couche-Tard của Canada với 70 cửa hàng)
Ministop (hợp tác giữa tập đoàn AEON và cà phê Trung Nguyên với 17 cửa hàng)
FamilyMart (đầu tư bởi một doanh nghiệp Nhật, trước đây có gần 20 cửa hàng, sau
khi bán một phần cho đối tác chỉ còn bốn địa điểm).
Bên cạnh đó, còn có các chuỗi cửa hàng chuyên biệt thuần vốn Việt Nam như
hệ thống Satra Food, Vissan (125 cửa hàng), Saigon Co.op (hơn 210 cửa hàng),
Citimart B&B (hơn 15 cửa hàng). Chỉ tại TP.HCM đã có hơn 300 cửa hàng tiện lợi.

1.

Về số cửa hàng:


13


Circle K mở cửa hàng đầu tiên vào năm 2009. Ba năm trước mới có vỏn vẹn 20
cửa hàng nhưng hiện nay đã tăng lên hơn 110 cửa hàng. Công ty này lên kế hoạch sẽ
đạt đến 500 cửa hàng trên toàn quốc vào cuối năm 2017.
Trong khi đó, hệ thống cửa hàng tiện lợi FamilyMart, chỉ một năm sau khi bán
hết 49% cổ phần trong liên doanh với tập đoàn Phú Thái đã gầy dựng được 42 cửa
hàng, đúng con số cửa hàng đã chuyển nhượng trước đó. Tính đến thời điểm hiện nay,
FamilyMart đã phát triển được hơn 70 điểm bán. Mục tiêu của công ty là đến hết năm
2015 sẽ có 100 cửa hàng và khoảng 800-1.000 cửa hàng vào năm 2020.
Tương tự, sau năm năm hoạt động không đạt mục tiêu 500 cửa hàng, hồi đầu
năm nay, Công ty TNHH Ministop (Nhật Bản) đã chia tay với G7 (thuộc tập đoàn
Trung Nguyên), chuyển sang bắt tay với tập đoàn đồng hương Sojitz nhắm tới mục
tiêu phát triển 800 cửa hàng. Sojitz cùng Ministop đã lên kế hoạch mở rộng nhượng
quyền thương hiệu các cửa hàng bên cạnh việc tự đầu tư và làm mới lại gần 20 cửa
hàng đã mở trước đó.
2.

Về thời điểm thâm nhập:

14


2009

2008

15



(Theo khảo sát online BY DI-MARKETING www.di-onlinesurvey.com)

16


( Theo khảo sát online BY DI-MARKETING
www.dionlinesurvey.com)
Đồng thời, Thế Giới Tiếp Thị và trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ
doanh nghiệp (BSA) đã tiến hành đánh giá chi tiết hơn năm chuỗi cửa hàng tiện lợi
tổng hợp tại khu vực trung tâm thành phố. Theo dữ liệu từ cơ quan quản lý, ba quận có
mật độ cửa hàng tiện lợi dày đặt nhất là quận 1, 3 và 4; ở đây có những khu vực đặc
trưng, như phố Nhật tại Thái Văn Lung, phố Tây Bùi Viện, hay những khu vực dân cư
đông đúc, nhiều cao ốc văn phòng, bệnh viện và trường học. Dựa trên tiêu chí:






Thời gian mua sắm nhanh,
Đầy đủ các loại sản phẩm cơ bản,
Đa dạng chủng loại, thương hiệu cho mỗi loại, để dễ lựa chọn theo thói quen,
Dịch vụ khách hàng tốt,
Cơ sở vật chất tiện nghi.
Kết quả:
17



Circle K: là chuỗi duy nhất đạt điểm gần tối đa về mặt bằng, Circle K luôn đặt
cửa hàng tại vị trí mặt tiền tại đường hai chiều, gần giao lộ, khu vực đông dân cư và có
chỗ cho khách để xe trước tiệm. Circle K là cửa hàng duy nhất bán thẻ/SIM điện thoại
di động tại 80% số cửa hàng và có độ đa dạng trong cùng nhóm sản phẩm cao ngang
với Shop&Go
Tuy nhiên, do yêu cầu cao về vị trí, nên gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa
mặt bằng, và thường diện tích cửa hàng Circle K nhỏ hơn các chuỗi còn lại, chỉ cao
hơn Shop&Go, (Circle K đang đứng thứ tư trên bảng xếp hạng). Ngoài ra, số lượng
cửa hàng Circle K có dịch vụ thanh toán bằng thẻ cũng ít hơn so với FamilyMart, B’s
Mart và MiniStop, chỉ khoảng 40% số cửa hàng đã khảo sát.
Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ phong phú của mặt hàng: diện tích
trưng bày ít, dẫn đến số lượng hàng hoá tại Circle K ít đa dạng hơn so với các chuỗi
khác, chỉ nhỉnh hơn Shop&Go. Đặc biệt, chỉ 45% số cửa hàng Circle K có bán thức ăn
sẵn (cơm, mì Ý, bánh mì...) nên xếp vị trí cuối so với bốn chuỗi còn lại; hầu hết các
đối thủ đều bán những sản phẩm trên tại 90% số cửa hàng.
FamilyMart: tương tự như Circle K, FamilyMart cũng rất chú trọng đến vị trí
cửa hàng khi 80% số cửa hàng đều nằm tại mặt tiền đường hai chiều và gần giao lộ,
khu dân cư. Tuy nhiên, các cửa hàng FamilyMart lại có diện tích trung bình lớn nhất
trong năm chuỗi được khảo sát với 135m2. Điều đó giúp công ty có điều kiện trưng
bày nhiều hàng hoá hơn; FamilyMart đứng thứ nhì về tính đa dạng sản phẩm, khi
khách hàng có thể tìm mua báo và tạp chí bên cạnh các mặt hàng cơ bản. Ngoài ra,
FamilyMart cũng đạt điểm cao trong hạng mục “Dịch vụ khách hàng”, đứng thứ hai
bằng điểm với MiniStop, khi hầu hết các địa điểm đều có không gian cho người tiêu
dùng thưởng thức đồ ăn sẵn; cửa hàng nào cũng có dịch vụ thanh toán thẻ, tăng tiện
nghi cho khách hàng. Đặc biệt, tại FamilyMart, khách hàng có thể sử dụng wifi miễn
18


phí. Đó là đặc điểm được nhóm khách hàng teen nhắc đầu tiên, chứng tỏ các bạn rất
thích.

Shop&Go: chuỗi Shop&Go về mặt lựa chọn vị trí có nhiều đặc điểm tương tự
Circle K khi tất cả cửa hàng đều nằm ở mặt tiền đường hai chiều, gần giao lộ, khu dân
cư, đặc biệt là trường học. Tuy nhiên, có thể do tiêu chí cao và giống với Circle K, vấp
phải sự cạnh tranh nên diện tích cửa hàng Shop&Go nhỏ nhất trong năm chuỗi được
khảo sát, vào khoảng 32m2. Tuy nhiên, tương tự Circle K, khách hàng có thể mua
thẻ/SIM điện thoại và báo, tạp chí tại Shop&Go, điều mà các chuỗi khác còn chưa
quan tâm.
Shop&Go cũng có độ đa dạng về chủng loại sản phẩm đứng thứ hai trên bảng
xếp hạng, chỉ thua MiniStop; chính vì thế, đôi khi khách hàng vào Shop&Go có cảm
giác chật chội.
Ngoài ra, tại một số cửa hàng quá nhỏ, chất lượng cơ sở vật chất cũng bị hạn
chế, ví dụ: Shop&Go tại Nguyễn An Ninh và Cách Mạng Tháng Tám không có lò vi
sóng và máy nước nóng để khách hàng có thể sử dụng sản phẩm – mì, đồ ăn liền, tại
chỗ. Thanh toán qua thẻ cũng chưa được phổ biến toàn hệ thống: chỉ khoảng 35% số
cửa hàng chúng tôi đã khảo sát có dịch vụ này.
B’s Mart: đặc điểm của chuỗi cửa hàng tiện lợi này chính là vị trí đắc địa: luôn
nằm ở mặt tiền đường hai chiều và gần giao lộ, với diện tích lớn, trung bình 90m 2.
Ngoài ra, các cửa hàng luôn có bảo vệ để trông giữ xe cho người tiêu dùng.
Về độ đa dạng hàng hoá, B’s Mart đứng thứ ba trong bảng xếp hạng, chỉ sau
Shop&Go và MiniStop. Đặc biệt, người tiêu dùng có thể tìm thấy các loại thuốc tây cơ
bản như thuốc giảm đau, thuốc nhỏ mắt tại B’s Mart. Bên cạnh đó, B’s Mart cũng là
một trong hai chuỗi cửa hàng có khu vực dành cho khách hàng ngồi lại sử dụng sản
phẩm, máy pha càphê chuyên dụng và nhiều cỡ ly khác nhau khi mua nước ngọt tươi.
Chính vì vậy, B’s Mart đứng đầu bảng xếp hạng về chất lượng cơ sở vật chất.

19


MiniStop: đứng thứ nhì về diện tích cửa hàng với trung bình 110m2, MiniStop
lại tập trung vào các khu vực quanh trường học và chung cư. Vì vậy, cửa hàng của

MiniStop có thể nằm trong đường nội bộ hoặc đường một chiều và có diện tích cửa
hàng đồng đều nhất, chênh lệch dưới 20m2; các chuỗi khác có khác biệt về diện tích
lớn hơn 30m2. Chính vì vậy, MiniStop xếp cuối trong tính thuận tiện về vị trí, nhưng
lại đứng đầu về độ đa dạng sản phẩm. Điểm đặc biệt nhất của MiniStop chính là dịch
vụ trả hoá đơn điện nước cho khách hàng và có bán thực phẩm đông lạnh. Ngoài ra,
thực phẩm ăn liền của MiniStop cũng phong phú hơn các cửa hàng khác: có bán
burger cỡ nhỏ dành cho học sinh… Một điểm khác biệt nữa, MiniStop có tính tiền dịch
vụ gửi xe.
MiniStop hiện đang đứng đầu bảng xếp hạng chung về dịch vụ cửa hàng tiện lợi
tại quận 1 và 4, TP.HCM. Chính việc này cho ta thấy thị trường cửa hàng tiện lợi tại
Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội cho doanh nghiệp trong nước. Người
Việt Nam ngày càng quen với hệ thống bán lẻ hiện đại; họ sẽ sử dụng siêu thị và cửa
hàng tiện lợi nhiều hơn, thay thế cho chợ.

3.

Về Giá cả

Hiện nay Circle K đang nhắm đến đối tượng khách hàng có mức thu nhập từ
thấp đến trung bình nhưng theo nhận xét thì giá tại Circle K t vẫn còn cao hơn so với
hình thức tạp hóa thông thường khoảng từ 7 – 10%. Đó là điều khiến một số khách
hàng còn e dè khi mua sắm tại đây. Ngoài ra giá tại Circle K cũng không chênh lệch
nhiều so với các cửa hàng tiện ích cùng loại
4.

Về Đối thủ cạnh tranh

20



Hiện nay đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Circle K là các hệ thống cửa hàng tiện
ích khác tại Việt Nam, tiêu biểu nhất có thể kể đến: G7, Shop&Go, FamilyMart
Co.opFood và 7 – eleven.
Ngoài ra không thể không kể đến các loại hình thay thế cho các chuỗi cửa hàng
tiện lợi, đó là các siêu thị, đại siêu thị, các tạp hóa và các chợ truyền thống, tiêu biểu là
BigC, Co.opmart, Maximart,vv… và cả tập đoàn WalMart nổi tiếng toàn cầu đang
chuẩn bị xâm nhập thị trường Việt Nam.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
MiniStop
Gia nhập vào thị trường Việt Nam vào tháng 12/2011,
hiện chỉ có 3 cửa hàng trên thị trường tp.HCM.
Cùng phân khúc khách hàng với FamilyMart.
Cửa hàng tiện lợi đầu tiên ra đời trên cơ sở hợp tác của
2 thương hiệu G7 mart của Việt Nam và MiniStop của Nhật.
Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 10 triệu USD. Trong đó, G7Mart chiếm 75% cổ
phần và Ministop đóng góp 25%.
Được đặt tại các khu dân cư gần các trường học và chợ. Cửa hàng hoạt động
24/24h.
Mô hình hoạt động, dịch vụ khá giống với FamilyMart. Với thỏa thuận đạt
được, Ministop sẽ chuyển giao công nghệ vận hành hệ thống cửa hàng tiện lợi hiện
đại: thiết lập hệ thống cửa hàng, công nghệ thông tin, kho vận - chuỗi cung ứng, đào
tạo - huấn luyện nhân sự...
Hàng hóa: chủ yếu là hàng tiêu dùng và thứcăn sẵn. Hàng Việt sẽ chiếm tỷ
trọng lớn tại các cửa hàng G7Mart-Ministop.
21


Kế hoạch đề ra, năm đầu tiên có ít nhất 100 cửa hàng và tăng gấp 5 lần 5 năm
sau đó. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty G7Mart - Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng:
"Việc nắm hệ thống phân phối quan trọng trong thời điểm hiện nay". Các doanh

nghiệp bán lẻ Việt Nam vẫn còn yếu về công nghệ, hạ tầng, con người, tư duy thương
mại do đây là ngành khá mới mẻ.
Shop and go
Gia nhập thị trường vào 26/08/2005. Đến nay đã có 73 cửa hàng trên toàn quốc.
Phân khúc khách hàng tương đối rộng, người bận rộn,
cho khách địa phương và cả những khách du lịch.
Trực thuộc công ty cổ phẩn Cửa hiệu và Sức sống.
Mô hình hoạt động 24/24h, có các dịch vụ kết hợp như
ATM, nạp card điện thoại,…
Hàng hóa: hàng tiêu dùng và thức ăn sẵn.
Ngoài ra còn có shop 24h,…
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Co.op Food
Gia nhập thị trường vào cuối năm 2008. Tính đến thời

điểm

này có khoảng 22 cửa hàng Co.op Food đã được mở.
Phân khúc khách hàng là người phụ nữ hiện đại, vừa đi làm vừa làm nội trợ.
Trực thuộc Liên hiệp các Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op),
được cho là cánh tay nối dài của hệ thống siêu thị Co.op Mart.
Sản phầm là hàng tiêu dùng và thực phẩm tươi sống.

22


Đang hướng tới mục tiêu 100 cửa hàng trong vòng 3-4 năm tới.
New Chợ
Gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2010, đến này
New Chợ đã có 7 cửa hàng.

Phân khúc khách hàng là người phụ nữ hiện đại, vừa đi
làm vừa làm nội trợ.
Thuộc Công ty TNHH Bách Hóa Mới, được cho là cánh
tay nối dài của chuỗi siêu thị giá rẻ Big C.
Sản phầm là hàng tiêu dùng và thực phẩm tươi sống.
Satra Food
Gia nhập thị trường vào năm 2011, đến nay đã có khoảng
7 cửa hàng Satra Food trên thị trường HCM.
Phân khúc khách hàng là người phụ nữ hiện đại, vừa đi
làm vừa làm nội trợ.
Thuộc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), được
cho là cánh tay nối dài của siêu thị Sài Gòn.
Sản phầm là hàng tiêu dùng và thực phẩm tươi sống.
Vissan
Hiện nay Vissan đã có 9 cửa hàng thực phẩm trên địa
bàn thành phố HCM.

23


Phân khúc khách hàng là người phụ nữ hiện đại, vừa đi làm vừa làm nội trợ.
Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) là một
doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn.
Sản phẩm chủ yếu là thực phẩm tươi sống, đồ khô và gia vị.
Ngoài ra còn có cửa hàng Sagri Food, TTGĐ Food, ...
4. Thuận lợi và khó khăn của Crilcle K khi hoạt động tại VN
1.

Thuận lợi


Hiện nay khuynh hướng tiêu dùng thuận tiện , nhanh chóng đang nở rộ và nếp
tiêu dùng ở chợ ngày càng bộc lộ được nhiều nhược điểm như chất lượng sản phẩm
chưa được đảm bảo tốt, sản phẩm không có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng ảnh hưởng đến
sức khỏe người tiêu dùng và đặc biệt là giá cả không được ổn định….người dân càng
ngày càng mất niềm tin vào thực phẩm ở chợ.vì vậy mà mua hàng tại các siêu thị lớn
đã trở thành thói quen của người dân tại các thành phố lớn , do đó mà cửa hàng tiện lợi
ngày càng bộc lộ được nhiều ưu điểm. Ngoài việc đảm bảo về chất lượng hàng hóa mà
người tiêu dùng còn an tâm về sự ổn định giá cả. Đôi khi do vấn đề về thời gian công
việc mà người tiêu dùng không thể thường xuyên di các siêu thị lớn thì việc mà các
cửa hàng tiện lơi như Circle K len lỏi vào các khu dân cư, các con đường thuật tiên
đã giải quyết được rất tốt vần đề về thời gian cũng như nỗi lo về vệ sinh an toàn thực
phẩm của hàng ngàn người tiêu dùng. Đồng thời với việc mở cửa 24/24 của hệ thống
cửa hàng là khá tiện lợi và mới mẽ đối với việt nam từ trước đến nay cùng với việc
tiên phong đầu tiên xâm nhập vào thị trường việt nam thì có khá nhiều cơ hội và thuận
lợi giúp Circle K có thể phát triển mạnh trong tương lai.
Hiện nay tại thị trường bán lẻ Việt Nam, các thương hiệu cửa hàng tiện lợi, siêu
thị mini như Circle K, Shop&Go, B-Smart, Mini Stop, FamilyMart… đã xuất hiện và
phát triển với tốc độ khá chóng mặt. Tại TP HCM hiện có khoảng trên 475 cửa hàng
24


tiện lợi, riêng hệ thống siêu thị Co.op mart có 53 cửa hàng tiện lợi, 25 siêu thị. Chuỗi
SatraFood cũng là dạng cửa hàng tiện lợi, có hơn 10 cửa hàng. Công ty Vissan có trên
100 cửa hàng tiện lợi. Hệ thống FoodCoMart của công ty lương thực TP HCM có
khoảng 50 cửa hàng, chưa kể các doanh nghiệp khác như New Chợ, Circle K,
Shop&Go, FamilyMart… số lượng điểm bán của những thương hiệu này vẫn đang
tăng mạnh. Có khoảng 40 doanh nghiệp tham gia vào mô hình cửa hàng tiện lợi. 7080% hàng hóa ở đây sản xuất trong nước
Trong số các chuỗi cửa hàng kể trên, Circle K đang là chuỗi có độ phủ lớn nhất.
Ba năm trước, chuỗi này mới chỉ có 20 cửa hàng nhưng hiện nay đã tăng lên hơn 110
cửa hàng. Circle K lên kế hoạch sẽ đạt đến 500 cửa hàng trên toàn quốc vào cuối năm

2017.
Lãnh đạo của một chuỗi cửa hàng tiện lợi cho biết, để đầu tư một cửa hàng tiện
lợi chỉ cần bỏ số vốn trên dưới 1 tỷ đồng, và không cần phải có mặt bằng lớn, diện tích
chỉ cần từ 50 – 200m2. Số lượng mặt hàng không quá lớn nên việc quản lý không tốn
nhiều thời gian và công sức.
Ngoài ra, thời gian thu hồi của mô hình cửa hàng tiện lợi là khá nhanh.“Trong
trường hợp kinh doanh không thuận lợi, chủ đầu tư có thể dễ dàng đóng cửa hàng để
chuyển sang một địa điểm kinh doanh tốt hơn”.

Theo Nielsen, số lượng bình quân đầu người trên mỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt
Nam mới là 1 cửa hàng trên 69.000 người, chỉ bằng 1/2 so với Malaysia và 1/3 so với
Trung Quốc. “Chúng ta không so sánh với Hàn Quốc, nhưng nếu nhìn vào tỷ lệ của
Trung Quốc thì thấy rằng, số lượng cửa hàng tiện ích của Việt Nam phải tăng gấp 3
lần nữa”, bà Nguyễn Hương Quỳnh – Giám đốc Công ty Nielsen Việt Nam từng
khẳng định.

25


×