Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thừa thiên huế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

_________________________

DƯƠNG VĂN AN

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

_________________________

DƯƠNG VĂN AN

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số

: 60 31 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THANH

HÀ NỘI - 2012


MỞ ĐẦU

MỤC LỤC
............................................................................................................. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI ...................................................................................................... 9

1.1. Sự hình thành, phát triển, đặc điểm và xu hướng vận động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài ............................................................................ 9
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài .............. 9
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu ............................. 11
1.1.3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn hiện
nay ............................................................................................................. 13
1.1.4. Xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........ 15
1.2. Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam ................... 21
1.2.1. Khái quát tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua ........ 21
1.2.2. Những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối
với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam ........................................ 25
1.2.3. Một số hạn chế ........................................................................................... 27
1.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa
phương và bài học đối với Thừa Thiên Huế ..................................... 33
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương ....................................................33

1.3.2. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc ............................................................. 36
1.3.3. Kinh nghiệm của Đà Nẵng .................................................................38
1.3.4. Bài học rút ra đối với Thừa Thiên Huế ..............................................41
Chương 2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2001- 2010 .................................... 43
2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế .................................. 43
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 43
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế ................................ 45
2.1.3. Đánh giá về lợi thế và hạn chế của Thừa Thiên Huế và khả
năng thu hút FDI ............................................................................... 47
2.2. Tình hình thu hút FDI vào Thừa Thiên Huế ....................................................... 52


2.2.1. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa
Thiên Huế .......................................................................................... 52
2.2.2. Phân loại các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa
Thiên Huế .......................................................................................... 55
2.2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân trong thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Thừa Thiên Huế ....................................................... 62
2.3. Những tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa
Thiên Huế .......................................................................................... 65
2.3.1. Những tác động tích cực.................................................................... 65
2.3.2. Những tác động tiêu cực.................................................................... 75
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020 .................................. 78

3.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về thu hút vốn đầu tư nước
ngoài .................................................................................................. 78
3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên

Huế và phương hướng thu hút FDI ................................................... 80
3.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu .............................................................. 80
3.2.2. Dự báo tăng trưởng GDP của Thừa Thiên Huế và nhu cầu về
vốn đầu tư .......................................................................................... 83
3.2.3. Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh
Thừa Thiên Huế ................................................................................ 86
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn FDI vào tỉnh Thừa Thiên
Huế .................................................................................................... 88
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tạo điều kiện
thuận lợi cho thu hút FDI .................................................................. 89
3.3.2. Giải pháp về xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ............ 93
3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt
động thu hút FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................... 96
3.3.4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư ................... 99


3.3.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách ưu đãi để tăng cường hơn nữa
thu hút đầu tư FDI ........................................................................... 102
3.3.6. Giải pháp về cải cách hành chính .................................................... 104
3.3.7. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................. 106
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 114
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 120


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội các giai đoạn từ
1991 đến 2010 ................................................................................... 22
Biểu đồ 1.2: Vốn FDI đăng ký và vốn thực hiện giai đoạn 2001-2010
ở Việt Nam ........................................................................................ 23

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng vốn đăng ký chia theo từng thời kỳ từ năm 1991 -2012
tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................ 55
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký theo lĩnh vực tại Thừa Thiên Huế
năm 2010 ........................................................................................... 57
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký theo địa bàn tại Thừa Thiên Huế
năm 2010 ........................................................................................... 58
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký theo hình thức đầu tư tại Thừa
Thiên Huế năm 2010 ......................................................................... 59
Biểu đồ 2.5: FDI theo khu vực đối tác đầu tư đến năm 2010 tỉnh Thừa Thiên
Huế .................................................................................................... 60
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đến năm 2010
tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................................... 67
Biểu đồ 2.7: Tổng sản phẩm theo giá thực tế theo thành phần kinh tế ............... 68
Biểu đồ 2.8: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
theo thành phần kinh tế ..................................................................... 72
Biểu đồ 2.9. Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế .................... 73
Biểu đồ 2.10: Số lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2010 ............................................ 74


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2001-2010 ở Việt Nam ..... 23
Bảng 1.2: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI đối với GDP; Tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam từ 2001-2010 .................................................... 25
Bảng 2.1: Số dự án và quy mô vốn đăng ký các dự án FDI (1991-2011) .......... 54
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa Thiên Huế theo lĩnh vực ................. 56
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa Thiên Huế theo địa bàn ................... 57
Bảng 2.4: Các hình thức đầu tư nước ngoài ở Thừa Thiên Huế ......................... 59
Bảng 2.5: FDI theo quốc gia đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế .......................... 61
Bảng 2.6: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội theo nguồn vốn đầu tư giai đoạn 20052010 trên địa bàn tỉnh TT.Huế............................................................. 66

Bảng 2.7: Tổng sản phẩm theo giá thực tế theo thành phần kinh tế ................... 68
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI
tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2010.......................................... 69
Bảng 2.9: Doanh thu du lịch theo giá thực tế theo thành phần kinh tế ............... 70
Bảng 2.10: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo
thành phần kinh tế ................................................................................ 71
Bảng 2.11: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ...................... 72
Bảng 3.1: Các phương án tăng trưởng GDP của Thừa Thiên Huế ..................... 83


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Asia Pacific Economy Cooperation – Diễn đàn Hợp tác
kinh tế châu á - Thái Bình Dương
Association of the South-East Asian Nations - Hiệp hội các
ASEAN
quốc gia Đông Nam á
ASEM
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
EU
European Union - Liên minh châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
G7
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất của thế giới
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội

KCN
Khu công nghiệp
KTT
Khu kinh tế
KTTĐ
Kinh tế trọng điểm
Nies
Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá
Official Development Assistance - Viện trợ phát triển chính
ODA
thức
TBCN
Tư bản chủ nghĩa
Transnational National Companies - Các công ty xuyên
TNCs
quốc gia
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UNCTAD Ủy ban Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc về
USD
Đồng Đô - la Mỹ
WTO
World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới
APEC


Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 25 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, lĩnh vực kinh tế có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) đã có
những tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
FDI đã đóng góp lượng vốn đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc
đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá; góp phần nâng cao sức cạnh tranh, năng lực xuất khẩu, tạo ra những
cơ hội và ưu thế mới để Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Nhờ
có đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá cao trong nhiều năm và được đánh giá là quốc gia phát triển năng
động, thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều tập đoàn kinh tế lớn và của
các nước trên thế giới.
Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,
có nhiều lợi thế để đẩy mạnh đầu tư, phát triển kinh tế, nhưng tích luỹ từ nội
bộ nền kinh tế nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn
hạn chế. Những năm qua Thừa Thiên Huế đã có nhiều biện pháp nhằm kêu
gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước và đã có một số dự án đầu tư tương đối
lớn ở khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu công nghiệp Phú Bài, khu công
nghiệp Tứ Hạ - Hương Trà... Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác
động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, giải quyết nhiều việc làm. Tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng của tỉnh Thừa Thiên Huế, vốn đầu tư thực hiện chiếm tỷ trọng
thấp trong tổng vốn đăng ký.
Trước tình hình trên, Thừa Thiên Huế sẽ phải làm gì để thu hút vốn đầu
tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng?

1



Liệu các chính sách và môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh đã thực sự hấp
dẫn các nhà đầu tư chưa? Làm thế nào để cải thiện môi trường thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài?
Những vấn đề đó cần được nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hợp
lý nhất. Do vậy nghiên cứu đề tài về “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Thừa Thiên Huế” là hết sức cần thiết, không chỉ có ý nghĩa lý luận mà
còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thừa Thiên Huế.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, FDI là đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả, các nhà kinh tế,
các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách nổi tiếng trên thế giới và Việt
Nam. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hàng
năm đều công bố Báo cáo đầu tư thế giới (World Investment Report) tổng hợp,
phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng vận động FDI trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, cũng đã có rất nhiều các cuốn sách, đề tài khoa học, luận
án, luận văn, các báo cáo và bài viết... của các nhà khoa học, nhà quản lý,
nghiên cứu sinh, học viên cao học đề cập đến vấn đề FDI, có thể nêu một số
điển hình như:
Cuốn "Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam", của tác giả Mai Ngọc Cường, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Tác
giả đã đánh giá thực trạng hệ thống chính sách và tổ chức thu hút ĐTNN của
Việt Nam; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ
chức thu hút ĐTNN ở Việt Nam.
Cuốn “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam”, của PGS, TS
Trần Quang Lâm và TS. An Như Hải (2006), Nxb. Chính trị quốc gia. Hai
đồng tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển và sử dụng Kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ năm1988 đến năm 2005, phân tích xu
thế, triển vọng và đưa ra những giải pháp phát triển, sử dụng khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
2



Bên cạnh đó có thể kể đến các cuốn sách tiêu biểu nói về FDI và tác
động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO như: Nguyễn Việt
Hưng (2004): Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam; Nguyễn Văn Tuấn (2005): “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam”; Trần Xuân Tùng (2005): Đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp; TS. Lê Xuân
Bá (2006): Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam; TS. Nguyễn Vũ Hoàng (2006): Kinh tế, pháp luật về đầu tư quốc tế
và những vấn đề đặt ra với Việt Nam khi gia nhập WTO...
FDI cũng là lĩnh vực được nhiều nhà khoa học, nghiên cứu sinh, học viên
cao học nghiên cứu hoặc chọn làm luận án, luận văn như:
Luận án tiến sỹ: "Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút và
quản lý FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010" (2001) của nghiên cứu sinh
Lê Công Toàn, thực hiện tại Học viện Tài chính; tác giả đã đưa ra các giải
pháp về tài chính như: thuế, tiền tệ, bảo hiểm, ngân sách... nhằm tăng cường
thu hút FDI ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ: "Một số giải pháp tăng cường thu
hút vốn đầu tư trực tiếp của các nước trong nhóm G7 vào Việt Nam" (2004),
của nghiên cứu sinh Trần Anh Phương, thực hiện tại Học viện Tài chính; tác
giả đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm thiết lập môi trường đầu tư
thuận lợi để thu hút nguồn vốn FDI từ các nước G7. Luận án tiến sĩ của Đỗ
Hoàng Long (năm 2004): Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; tác giả nghiên cứu tác động của toàn
cầu hoá kinh tế đối với dòng FDI trên thế giới và dòng FDI vào Việt Nam.
Nghiên cứu xu hướng vận động của dòng FDI toàn cầu và một số giải pháp đối
với việc thu hút FDI vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ của Bùi Huy Nhượng
(2005): Một số biện pháp thúc đẩy việc phát triển, khai thác, thực hiện các dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam; tác giả tìm hiểu những
nguyên nhân về phía Nhà nước đang cản trở hoạt động triển khai dự án FDI

tại Việt Nam, đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhằm thúc đẩy
việc triển khai thực hiện dự án FDI tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ của Phan
3


Văn Tâm (năm 2011): Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, tác giả
đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI; thực trạng FDI của Nhật
Bản trên thế giới và tại Việt Nam; đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy FDI
của Nhật Bản nói riêng, FDI các nước nói chung vào Việt Nam.
Đề tài cấp bộ: "Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn
nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 20012010", do Bộ Tài chính chủ trì, TS Trương Thái Phiên làm chủ nhiệm,
nghiệm thu năm 2000. Đề tài đã đưa ra những nhận thức mới về FDI ở Việt
Nam, đánh giá quá trình thực hiện chính sách huy động vốn FDI của Việt
Nam. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra nhiều kiến nghị quan trọng đổi mới
chính sách huy động vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Đề tài cấp
bộ: "Những chủ trương và giải pháp cơ bản nhằm thu hút mạnh hơn và sử
dụng hiệu quả cao nguồn vốn FDI theo tinh thần Nghị quyết đại hội IX", mã
số KHBĐ (2001)-02 do Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
chủ trì; TS. Cao Sỹ Kiêm làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2003. Đề tài đã đề
xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm thu hút vốn FDI, trong đó vấn đề tạo
lập môi trường thu hút FDI được tiếp cận dưới góc độ hoàn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo
đội ngũ cán bộ.
Đề tài cấp bộ: "Thực trạng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách
đầu tư ở Việt Nam”, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện,
PGS, TS Trần Thị Minh Châu làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2007. Đề tài
đã đánh giá thực trạng chính sách đầu tư của Việt Nam và đưa ra những giải
pháp quan trọng để hoàn thiện chính sách đầu tư.
Liên quan đến vấn đề FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có một số đề tài
nhiên cứu. Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Hoài Trâm (2009): “Nghiên cứu thu

hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh
Thừa Thiên Huế " đã tập trung phân tích sâu về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
nằm ở phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, được Thủ tướng Chính phủ quyết
4


định thành lập vào ngày 05/01/2006, là mô hình kinh tế mới, xây dựng theo
hướng tập trung các các cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút mạnh
mẽ đầu tư trong và ngoài nước. Mục tiêu xây dựng KKT Chân Mây - Lăng Cô
nhằm từng bước hình thành và hoàn thiện mô hình Khu kinh tế ở các tỉnh miền
Trung, qua đó tìm kiếm động lực cho phát triển kinh tế vùng, kinh tế quốc gia
trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Đề tài đã đề xuất những giải pháp cụ thể,
thiết thực để duy trì, cải thiện môi trường đầu tư, nhằm thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài ngày càng hiệu quả vào KKT Chân Mây - Lăng Cô, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi nghiên cứu của đề
tài chỉ tập trung giới hạn trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (về không
gian) và tập trung trong 3 năm 2006, 2007, 2008 (về thời gian).
Cũng nghiên cứu về thu hút đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây - Lăng
Cô nhưng Luận văn Thạc sỹ của Võ Thị Quế Hương “Nghiên cứu giải pháp
thu hút vốn đầu tư vào Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên
Huế” (2008) có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả thu hút đầu tư trong nước
và đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài. Đề tài đã nghiên cứu kết quả đầu tư
vào khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đến năm 2007, rút ra những kết luận về
môi trường đầu tư vào KKT Chân Mây - Lăng Cô, làm cơ sở cho các nhà đầu
tư tham khảo để xây dựng chiến lược hợp tác, đầu tư lâu dài trên các ngành,
lĩnh vực kinh tế-xã hội. Đề tài cũng đã đề xuất 7 nhóm giải pháp cụ thể, thiết
thực để duy trì, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư ngày càng
nhiều vào KKT Chân Mây - Lăng Cô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thừa Thiên Huế, gồm: nhóm giải pháp về quản lý nhà nước và môi trường

pháp lý, nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư, nhóm
giải pháp về cở sở hạ tầng và xây dựng môi trường đầu tư tại KKT Chân Mây
- Lăng Cô, nhóm giải pháp về Marketing đầu tư, nhóm giải pháp hỗ trợ nhà
đầu tư sau khi dự án được cấp phép, nhóm giải pháp về nguồn nhân lực, nhóm
giải pháp về an ninh và an toàn xã hội.
Luận văn Thạc sỹ của Hồ Thị Hương: ''Tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế''
5


(2009) đã phân tích được tác động hai mặt của FDI và đưa ra các giải pháp
phù hợp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của
FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Gần đây là luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Sỹ Nguyên (2010): "Giải pháp
nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ". Luận án đã xây dựng được
hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế,
từ đó đã đánh giá hiện trạng hiệu quả đầu tư phát triển ở tỉnh Thừa Thiên Huế,
tìm ra những mặt được, phát hiện những yếu kém và nguyên nhân cơ bản của
tình trạng hiệu quả đầu tư thấp; đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, Luận án đề cập rất ít
đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, còn nhiều đề tài khoa học khác liên quan đến vấn đề này
được trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, đề tài nghiên
cứu về thu hút FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế không nhiều, thiếu hệ thống. Vì
vậy, tác giả chọn đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa
Thiên Huế".
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá những thành tựu và hạn chế cơ bản của hoạt động thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian 10 năm,
từ 2001 - 2010. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới (giai
đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020), góp phần phát huy tiềm năng của
địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả đề ra nhiệm vụ nghiên
cứu của luận văn là:
6


- Khái quát một số lý luận cơ bản và các vấn đề thực tiễn liên quan đến đầu
tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở Thừa Thiên Huế.
- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2001 - 2010.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế tới năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu hiện trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: Từ năm 2001 đến 2010, dự báo đến 2015, tầm nhìn đến 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp cơ bản của kinh tế chính trị học như:
- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở phương pháp luận.

- Kết hợp lý luận, quan điểm đường lối của Đảng với thực tiễn địa
phương để lý giải những vấn đề mà luận văn nghiên cứu.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lôgic - lịch sử,
kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh...
6. Đóng góp của luận văn
- Cung cấp hệ thống số liệu và thông tin về thực trạng thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế đến thời điểm
nghiên cứu; phân tích những tác động tích cực và những hạn chế của nguồn
vốn này đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
7


- Đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào tỉnh Thừa Thiên
Huế, chỉ ra những nhân tố thuận lợi, khó khăn; những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa khả năng thu hút
và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai
đoạn 2011 - 2015; tầm nhìn đến năm 2020.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với việc giảng dạy,
nghiên cứu về FDI cũng như cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn khoa học để cơ
quan hoạch định chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế tham
vấn và xây dựng chính sách.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, danh mục viết
tắt, bảng biểu, luận văn bao gồm 3 chương, 9 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thừa
Thiên Huế.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài ở Thừa Thiên Huế.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Sự hình thành, phát triển, đặc điểm và xu hướng vận động của
đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là sự di chuyển vốn quốc tế dưới
hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào
một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ
chức sản xuất, phát huy tối đa ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm
quản lý... của mình áp dụng vào nước đầu tư, nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Nguồn gốc cơ bản tạo sự di chuyển vốn đầu tư dưới hình thức này là do
có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận xuất phát từ lợi thế so sánh khác nhau
giữa các quốc gia. Điều kiện thuận lợi cho di chuyển vốn đầu tư là xu thế tự
do hoá thương mại, đầu tư và tài chính ngày càng tăng trên thế giới.
Theo V.I.Lênin, hoạt động đầu tư nước ngoài thực chất là xuất khẩu "tư
bản thừa", là hoạt động kinh tế chịu tác động và chi phối của các quy luật
kinh tế, là hoạt động kinh tế mang tính khách quan diễn ra khi quá trình tích
tụ và tập trung sản xuất đã đạt đến một trình độ nhất định, khi lực lượng sản
xuất đã phát triển vượt khỏi biên giới quốc gia. V.I.Lênin đề cập vấn đề xuất
khẩu tư bản như một đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Theo ông, trong giai đoạn cạnh tranh tự do, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là
xuất khẩu hàng hoá, còn trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, là xuất
khẩu tư bản, bởi vì quá trình tích tụ và tập trung tư bản là điều kiện quan

trọng cho sự lớn lên của tư bản và sự "thừa tư bản" như là một tất yếu. "Tư
bản thừa" ở đây có tính chất tương đối, tức là thừa so với lợi nhuận thấp nếu
phải đầu tư trong nước, còn nếu đầu tư ra nước ngoài thì tỷ suất lợi nhuận sẽ
9


cao hơn. V.I.Lênin cho rằng: "Nếu CNTB chú ý đến phát triển nông nghiệp,
đến việc nâng cao mức sống của nhân dân... thì không thể có hiện tượng "tư
bản thừa". "Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là CNTB, thì số tư bản thừa
vẫn còn chuyên dùng không phải để nâng cao mức sống của quần chúng trong
một nước nhất định, vì như thế sẽ đi đến kết quả làm giảm bớt lợi nhuận của
bọn tư bản, - mà là để tăng thêm lợi nhuận đó bằng cách xuất khẩu tư bản ra
nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước này, lợi nhuận thường
cao, vì tư bản còn ít, giá đất đai thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ" [24, tr.456].
Từ đó, V.I.Lênin rút ra kết luận: xuất khẩu tư bản có tác dụng tích cực và tiêu
cực đối với cả nước xuất khẩu và nhập khẩu tư bản, đồng thời nó cùng với
buôn bán là một trong những đặc điểm của thương mại quốc tế trong thời đại
tư bản độc quyền. Trong thời đại tư bản tài chính thống trị, xuất khẩu tư bản
trở thành công cụ bành trướng và thực hiện sự phân chia thị trường thế giới
giữa các tổ chức độc quyền [24, tr.458].
Mặt khác, thu hút đầu tư từ bên ngoài vào cũng là nhu cầu cấp thiết của
các nước nghèo, các nước chậm phát triển. Theo A.Samuelson, đa số các
nước đang phát triển đều thiếu vốn, mức thu nhập thấp chỉ đủ sống ở mức tối
thiểu do đó khả năng tích luỹ vốn hạn chế. Các nước này nguồn nhân lực trình
độ thấp, kỹ thuật lạc hậu, khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thấp và
gặp phải trở ngại trong việc kết hợp chúng. Trước “cái vòng luẩn quẩn” đó
nên cần phải có đầu tư của nước ngoài xem như là “cú hích” từ bên ngoài.
A.Samuelson đánh giá cao vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự
phát triển của các nước nghèo. Ông cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là
lực lượng có khả năng làm phá vỡ “vòng luẩn quẩn của nghèo khổ”, tạo ra

những điều kiện cho sự phát triển mà không để lại nợ nần. Do vậy, bản thân
các nước này cũng xây dựng những chính sách để thu hút các nước đầu tư vào
nước mình. Về cơ bản, nhận định trên của ông nhận được nhiều sự đồng tình.
Mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài là giải pháp thực tế nhất đối với các
nước nghèo. Dù rằng FDI trước hết phục vụ cho lợi ích các nước xuất khẩu tư
10


bản chứ không phải cho các nước nhận đầu tư, thế nhưng mở cửa vẫn còn hơn
là đóng cửa. Tuy nhiên, FDI vẫn mang lại lợi ích chung cho cả hai bên, dù
chẳng bao giờ cân bằng tuyệt đối nhưng không thể làm khác được vì nó là đòi
hỏi tự nhiên, tất yếu của quá trình vận động thị trường.
Song, không nên quan niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài là điều kiện duy
nhất để các nước nghèo đi lên, là “chìa khóa vạn năng” của sự phát triển [35].
Quá trình tích tụ, tập trung tư bản lớn; sự phát triển khoa học công nghệ
cùng với sự phát triển của quá trình phân công lao động xã hội; sự chi phối
của các quy luật kinh tế nhất là quy luật lợi thế so sánh đã làm cho hoạt động
của FDI ngày càng mở rộng về quy mô lẫn phạm vi.
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu
Hiện nay, có nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng trong luận
văn này chỉ đề cập một số hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài sau đây:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là hình thức đầu tư được ký kết giữa các
nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm
mà không thành lập pháp nhân. Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh
doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia, quan hệ hợp
tác và tổ chức quản lý do các chủ thể đầu tư thoả thuận, ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh rất đa dạng, hiện nay thường được áp dụng phổ biến
trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp gia công và dịch vụ.
Các bên tham gia hợp đồng vẫn là những pháp nhân riêng, thời hạn hợp đồng
thường ngắn.

Doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế do
hai chủ thể hoặc nhiều hơn các chủ thể nước ngoài cùng hợp tác với một nước
chủ nhà trên cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ
rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình
thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo Luật pháp của nước nhận đầu
tư. Doanh nghiệp liên doanh là loại hình thường được nước tiếp nhận đầu tư
11


chào đón nhất vì hầu hết các doanh nghiệp liên doanh khi đầu tư kinh doanh ở
nước tiếp nhận đầu tư thường đưa vào các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến,
kinh nghiệm quản lý hiện đại để chiếm ưu thế về sản xuất, kinh doanh và lợi
nhuận. Nhưng để đạt được kết quả như mong muốn trong hình thức này, nước
tiếp nhận đầu tư phải có khả năng góp vốn, các nhà quản lý doanh nghiệp phải
có đủ trình độ và năng lực quản lý, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên
tiến của nước đầu tư.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư
nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm
về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu sự kiểm soát theo luật pháp của nước tiếp
nhận đầu tư. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài thường được các chủ đầu tư
lựa chọn vì họ được toàn quyền quản lý và hưởng lợi nhuận do kết quả đầu tư
tạo ra.
Ngoài ra còn một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư
nước ngoài là:
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Building Operate
Transfer - BOT): Là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong
một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn
công trình đó cho nước nhận đầu tư.

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Building Transfer
Operate - BTO): Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong,
nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước; Chính phủ dành cho nhà
đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi
vốn đầu tư và lợi nhuận.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Building Transfer - BT): Là hợp
12


đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng
kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó
cho nước nhận đầu tư; Chính phủ nước nhận đầu tư tạo điều kiện cho nhà đầu
tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho
nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT [41, tr.39-42].
1.1.3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn hiện nay

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, FDI là hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài. So
với các hình thức đầu tư khác của đầu tư nước ngoài thì FDI có hiệu quả đầu
tư cao hơn, tạo sự chuyển biến lớn trong vốn đầu tư toàn xã hội của nước
nhận đầu tư, gắn liền với quá trình sản xuất trực tiếp và tham gia vào quá trình
phân công lao động quốc tế theo chiều sâu.
Thứ hai, FDI không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh
nặng nợ nần cho các nước nhận đầu tư mà ngược lại, FDI tạo điều kiện thuận
lợi để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước.
Thứ ba, FDI chủ yếu đầu tư vào các ngành có hàm lượng khoa học cao,
chu chuyển vốn nhanh và có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên đặc điểm này
không rõ ràng. Trên thực tế, một số nước khi xuất khẩu tư bản đi kèm với việc
"tuồn" các công nghệ lạc hậu hoặc đầu tư vào một số lĩnh vực sử dụng nhiều

lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm tối đa hóa lợi nhuận và "bòn
rút" tài nguyên của các nước kém phát triển.
Thứ tư, kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được
phân chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi nộp
thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có). Tuy nhiên, có một thực
tế là, các nhà đầu tư thường tìm cách chuyển giá hoặc định giá cao đối với
thiết bị máy móc (do nước nhận đầu tư yếu về năng lực thẩm định) làm thiệt
hại kinh tế và lợi nhuận đáng ra phải được hưởng một cách công bằng của
nước nhận đầu tư.
13


Thứ năm, FDI ngày càng gắn liền với các hoạt động kinh doanh
quốc tế của các công ty xuyên quốc gia (TNC), chịu sự chi phối của
nhiều hệ thống luật pháp (bao gồm luật pháp của các nước đầu tư, nước
tiếp nhận đầu tư và luật pháp quốc tế). Hiện nay, các công ty xuyên
quốc gia đang nắm giữ khoảng 90% lượng vốn FDI trên thế giới. Do
đó, FDI có mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng nhằm mở rộng, chiếm lĩnh thị
trường của các công ty xuyên quốc gia (TNC) và thu về lợi nhuận tối đa
cho nhà đầu tư.
Thứ sáu, FDI có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền lực các
nguồn vốn đã được đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào
mức độ góp vốn. Đối với doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác
kinh doanh thì quyền quản lý doanh nghiệp và quản lý đối tượng hợp
tác tuỳ thuộc vào mức góp vốn của các bên khi tham gia, còn đối với
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì chủ đầu tư toàn quyền quản lý
doanh nghiệp.
Thứ bảy, hoạt động FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà
còn gắn với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh
nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận

đầu tư. Tuy nhiên như đã nêu ở đặc điểm thứ ba, trên thực tế, một số
nước đầu tư tìm cách chuyển công nghệ đã lạc hậu, đã hết khấu hao ở
nước mình hoặc ở nước có trình độ khoa học, công nghệ tiến bộ hơn
sang nước có công nghệ lạc hậu hơn nhằm khai thác tối đa lợi nhuận và
biến nước nhận đầu tư trở thành "bãi rác" để từng bước thải công nghệ
lạc hậu.
Thứ tám, hoạt động FDI gắn liền với sự phát triển của thị trường
tài chính quốc tế và thương mại quốc tế. Trong hình thức FDI, các công
ty mẹ thường chuyển giao vốn của mình qua các công ty chi nhánh. Do
vậy, FDI có liên quan mật thiết với dòng lưu chuyển vốn quốc tế, trong
đó có một công ty ở một nước nhưng có chi nhánh ở các nước khác.
14


1.1.4. Xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu lịch sử vận động của FDI trên thế giới, có thể thấy mấy xu
hướng vận động sau đây:
Một là, giai đoạn trước năm 1945, xu hướng chính của FDI là "chảy" từ
các nước phát triển sang các nước chậm phát triển do các nước phát triển đẩy
mạnh xuất khẩu tư bản để khai thác thuộc địa, xem xuất khẩu tư bản như là
một biện pháp để khai thác tài nguyên thiên nhiên và các lợi thế khác như:
nhân công rẻ, nguyên liệu tại chỗ... Giai đoạn này, dòng FDI của tư bản Bắc
Mỹ và Tây Âu sang các nước thuộc địa và nửa thuộc địa tăng cao và nhanh.
Tuy nhiên, một bộ phận của tư bản Tây Âu cũng được đầu tư vào một số
nước chậm phát triển ở châu Âu như Nga và các nước vùng Bancăng. Tư bản
Mỹ, Anh, Pháp cũng đầu tư mạnh vào Canada - là nước kém phát triển hơn và
vẫn là thuộc địa của nước Anh. Ngoài mục tiêu kinh tế thuần túy, không loại
trừ việc đầu tư của các nước phát triển vào các nước chậm phát triển còn được
coi là ưu tiên chiến lược của các cường quốc đế quốc, để khống chế về kinh
tế, chính trị lâu dài các nước này; thực hiện sự phân chia thế giới về mặt kinh

tế, chính trị, giữa các nước TBCN.
Hai là, từ sau 1945, FDI chuyển hướng vào các nước phát triển. Sau
chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ
làm sụp đổ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa. Chủ nghĩa thực dân cũ rơi vào
tình thế tan rã không thể cứu vãn nổi. Hàng trăm quốc gia giành lại được
quyền độc lập về mặt chính trị đã sử dụng ngay sức mạnh đang lên của mình
vào cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế. Với những mức độ khác nhau,
biện pháp “quốc hữu hóa” nước ngoài được áp dụng ở hầu hết các nước mới
độc lập. Ngay cả những công trình rất quan trọng với nền kinh tế các nước tư
bản phát triển như kênh đào Xuy-ê (Ai Cập), các mỏ dầu lửa ở Trung Cận
Đông, Angieri, Libi… cũng đều bị “quốc hữu hóa” mặc dù nước chủ nhà bị
đe dọa bằng chiến tranh xâm lược. Những cố gắng của những cường quốc
thực dân chống lại phong trào giải phóng dân tộc nói chung và làn sóng “quốc
15


hữu hóa” nói riêng đều bị thất bại. Điều đó làm giảm hẳn dòng vốn FDI đầu
tư vào các nước chậm phát triển. Ở những nơi chưa kịp “quốc hữu hóa” thì tư
bản nước ngoài cũng tìm mọi cách “hồi hương” dòng vốn này hoặc chuyển
sang những nơi có môi trường đầu tư khác, ổn định, an toàn hơn.
Mặt khác, vào thời kỳ này, các nước tư bản Tây Âu rất thiếu vốn để
khôi phục kinh tế sau chiến tranh, luồng tư bản của họ hồi hương trở lại hòa
vào dòng tư bản xuất khẩu từ Bắc Mỹ theo kế hoạch Mác-san tạo nên một sự
đổi hướng thực sự của xuất khẩu tư bản ở quy mô toàn thế giới. Tây Âu trở
thành điểm nóng của đầu tư, thu hút phần chủ yếu của toàn bộ xuất khẩu tư
bản trên thế giới [39, tr.10-11]. Theo thống kê, nếu vào những thập kỷ 50, 60;
tỷ lệ FDI đầu tư vào các nước đang phát triển chiếm 70% tổng số FDI toàn
thế giới, thì sang đầu thập kỷ 90 trở về sau, tỷ lệ này chỉ còn chiếm khoảng
dưới 30% thậm chí chỉ còn 16,8% [36, tr.27-28; 127-128]. Sự tập trung phần
lớn các nguồn FDI vào thị trường các nước tư bản phát triển với quy mô tăng

liên tục trong suốt nhiều chục năm, có thể đủ để kết luận rằng đó không phải
là hiện tượng nhất thời, mà là xu thế chủ yếu. Xu thế đó hiển nhiên tới mức,
nói như là kinh tế Pháp Joice Lolko, là “không cần tới số liệu minh họa người
ta cũng hiểu” [39]. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm
cho khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước thuộc OECD và các
nước đang phát triền tăng lên. Chỉ có một số ít trong số hơn một trăm nước
đang phát triển nhờ những ưu thế về địa lý và biết tận dụng cơ hội trong chiến
tranh lạnh để thu hút được phần đáng kể đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo nên
được những bước phát triển đáng kể, còn nói chung đa số các nước đang phát
triển rơi vào tình trạng "đói vốn" một giai đoạn dài tiếp tục bị tụt hậu xa thêm.
Ba là, đáng chú ý là từ thập niên 70 (thế kỷ XX) đến nay, trên thế giới
xuất hiện thêm một số nước đang phát triển tham gia xuất khẩu tư bản như:
các nước thuộc tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), các nước và vùng lãnh thổ
NICs châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông…). Lúc đầu, phần
lớn tư bản xuất khẩu của họ được đưa tới các nước phát triển như: Mỹ, Anh…
Hiện nay, FDI từ các nước này tập trung vào các nước có cùng khu vực địa lý
16


×