Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thực trạng và giải pháp luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

------------------

NGUYỄN MẠNH HÙNG

VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ
GIỚI (WTO) – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

------------------

NGUYỄN MẠNH HÙNG

VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ
GIỚI (WTO) – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
: 5.02.01
Mã số
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Văn Hiền



HÀ NỘI - 2005


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

5

CHƢƠNG 1

10

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ
GIỚI (WTO) CỦA VIỆT NAM

1.1. Khái quát về Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO)

10

1.2. Lợi ích và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức WTO

20

1.2.1. Những lợi ích đạt được

20

1.2.2. Những thách thức


25

1.2.3. Sự cần thiết của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO)

30

CHƢƠNG 2

35

TIẾN TRÌNH GIA NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) CỦA
VIỆT NAM

2.1. Quá trình đàm phán gia nhập tổ chức WTO của Việt Nam

35

2.1.1. Lộ trình đàm phán đa phương

35

2.1.2. Lộ trình đàm phán song phương

47

2.2. Những kết quả đạt đƣợc và vấn đề đặt ra trong quá trình gia nhập
WTO của Việt Nam


51

2.2.1. Những kết quả đạt được

51

2.2.2. Những vấn đề đặt ra

56

2.2.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc gia nhập WTO

62

CHƢƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIA NHẬP
TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) CỦA VIỆT NAM

1

66


3.1. Một số quan điểm cơ bản về gia nhập WTO của Việt Nam

66

3.2. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả gia nhập WTO của Việt Nam

69


3.2.1. Đổi mới về nhận thức, tạo sự thống nhất trong xã hội

70

3.2.2. Chủ động mở cửa nền kinh tế theo lộ trình thích hợp

71

3.2.3. Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho
các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội
nhập kinh tế quốc tế

72

3.2.4. Xây dựng chương trình, phương thức đàm phán phù hợp, đảm
bảo thu được nhiều lợi ích nhất cho nền kinh tế Việt Nam

74

3.2.5. Thực hiện tốt chính sách xã hội nhằm hạn chế những tác động
tiêu cực của việc Việt Nam gia nhập WTO

78

3.2.6. Đẩy mạnh việc điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật cho phù
hợp với các cam kết của WTO

78


3.2.7. Tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và
năng lực cạnh tranh trên thị trường

80

3.2.8. Cải cách hành chính và bộ máy điều hành của chính phủ

82

3.2.9. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để chủ động gia nhập
WTO

84

KẾT LUẬN

88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

90

PHỤ LỤC

97

2


QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AFTA:

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AOA:

Hiệp định vè nông nghiệp

APEC:

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng

ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATC:

Hiệp định dệt may

DDA:

Chƣơng trình Doha về phát triển

DSB:

Cơ quan giải quyết tranh chấp

DSU:


Bản ghi nhớ về cách thức giải quyết tranh chấp

FDI:

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GATS:

Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ

GATT:

Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại

GDP:

Tổng thu nhập quốc dân

GSP:

Hệ thống ƣu đãi phổ cập

GEL

Danh mục loại trừ hoàn toàn

IL

Danh mục cắt giảm ngay


IPPC:

Công ƣớc quốc tế về bảo vệ thực vật

MFA:

Hiệp định đa sợi, nay thay bằng hiệp định dệt may (TCA)

MFN:

Tối huệ quốc

MTN:

Đàm phán thƣơng mại đa phƣơng

NT:

Đãi ngộ quốc gia

OECD:

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

SPS:

Hiệp định về vệ sinh dịch tễ

TBT:


Rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại

TEL:

Danh mục loại trừ tạm thời

TPRB:

Cơ quan rà soát chính sách thƣơng mại

3


TPRM:

Cơ quan kiểm điểm chính sách thƣơng mại

TQ:

Hạn ngạch thuế quan

TRIMS:

Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại

TRIPS:

Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thƣơng mại


WT/ACC/4

Biểu mẫu về hỗ trợ trong nƣớc và trợ cấp xuất khẩu với nông
sản

WTO:

Tổ chức Thƣơng mại thế giới

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là thực tế khách quan diễn ra
với tốc độ nhanh chóng, vừa tạo ra cơ hội, vừa đƣa tới những thách thức cho
mọi quốc gia. Việt Nam trong sự phát triển của mình không thể nằm ngoài
các quá trình đó. Cùng với việc thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã và
đang triển khai nhiều hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và đạt đƣợc nhiều
thành tựu.
Thực hiện chủ trƣơng tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam coi việc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) là mục tiêu
quan trọng. Việc tham gia các hiệp định, điều ƣớc quốc tế về kinh tế, thƣơng
mại trong WTO sẽ tạo ra nhiều cơ hội giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát
triển ổn định và bền vững theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Nhƣng việc gia
nhập và theo đó là thực hiện các cam kết của WTO lại là một quá trình đầy
cam go, thách thức, đặt ra nhiều vấn đề cần đƣợc quan tâm thấu đáo để nền
kinh tế có thể đứng vững và phát triển ổn định khi gia nhập tổ chức Thƣơng
mại thế giới (WTO).
Xuất phát từ những bức xúc nêu trên, nhất là khi chúng ta đang đứng

trƣớc ngƣỡng cửa bƣớc vào WTO, Tác giả luận văn chọn vấn đề: “Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - Thực trạng và giải pháp “
để làm đề tài Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Vấn đề Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới là mảng đề tài
đƣợc sự quan tâm của nhiều tác giả.
Trƣớc hết ở thể loại báo và tạp chí, có rất nhiều bài viết về vấn đề Việt
Nam gia nhập WTO. Đặc biệt, Bộ Thƣơng mại và Uỷ ban quốc gia về hợp tác

5


kinh tế quốc tế đã có diễn đàn trao đổi về vấn đề Việt Nam gia nhập tổ chức
thƣơng mại thế giới. Ở những bài viết này, các tác giả thƣờng tập trung phân
tích cơ hội, thách thức và diễn biến tình hình Việt Nam đàm phán gia nhập
WTO từ đó đƣa ra giải pháp để đẩy nhanh việc gia nhập tổ chức thƣơng mại
thế giới nhƣ: bài: “Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với nền kinh tế toàn
cầu hoá” của tác giả Nguyễn Văn Thanh đăng trên Tạp chí Cộng sản, bài:
"Việt Nam: Con đường tới WTO" của tác giả Vũ Xuân Trƣờng đăng trên tạp
chí Nghiên cứu Quốc tế, bài "WTO - những thuận lợi và thách thức” của tác
giả Hạnh Mai trên báo Hà Nội mới, bài: "Còn nhiều doanh nghiệp chưa
chuẩn bị cho "cuộc chơi" WTO" của tác giả Văn Minh Hoa đăng trên Báo Phụ
nữ Việt Nam...
Đối với thể loại sách và công trình nghiên cứu khoa học, các tác giả có
điều kiện phân tích sâu hơn vấn đề gia nhập WTO của Việt Nam, một số tác
giả đã từng bƣớc nghiên cứu nội dung các hiệp định của WTO và chỉ ra
những cơ hội, thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. Điều này có thể tìm
thấy qua những tác phẩm nhƣ: “Việt Nam tích cực chuẩn bị gia nhập WTO
trong một số lĩnh vực dịch vụ” do TS. Đinh Văn Ân chủ biên (Nxb Văn hoá Thông tin H.2004), “Gia nhập WTO Việt Nam kiên định con đường đã chọn”
của tác giả Nguyễn Văn Thanh (Nxb Chính trị Quốc gia, H.2004), “Cơ hội và

thách thức (hay những điểm được và mất) của Việt Nam khi gia nhập WTO"
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ do Uỷ ban quốcgia về hợp tác kinh
tế quốc tế thực hiện năm 2001...Qua những công trình trên, các tác giả đều
khẳng định sự cần thiết của việc gia nhập WTO, giới thiệu về Tổ chức
Thƣơng mại thế giới (WTO) cũng nhƣ đƣa ra những thuận lợi và thách thức
của các nƣớc đang phát triển và Việt Nam khi tham gia quá trình này.
Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu , bài báo, sách đề cập đến Tổ
chức Thƣơng mại thế giới (WTO) và việc gia nhập WTO của Việt Nam. Tuy

6


nhiên, cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, cập nhật
và có hệ thống về vấn đề gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) của
Việt Nam.
Luận văn “Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Thực trạng và giải pháp “ có sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả
nghiên cứu của các công trình kể trên. Mặc dù vậy, đây là Luận văn có nội
dung độc lập không trùng lặp với các công trình đã đƣợc công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ những nội dung lý luận và thực tiễn của việc Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), luận văn đƣa ra một số định
hƣớng và giải pháp cơ bản để quá trình đó đƣợc thực hiện một cách hiệu quả,
tốt đẹp.
- Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Khái quát về tổ chức thƣơng mại thế giới WTO.
+ Chỉ ra lợi ích, thách thức và sự cần thiết của việc Việt Nam gia nhập
WTO.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng quá trình Việt Nam chuẩn bị gia
nhập tổ chức WTO.

+ Nêu ra những định hƣớng và giải pháp cơ bản để Việt Nam gia nhập tổ
chức WTO một cách hiệu quả nhất.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là Tổ chức Thƣơng mại thế giới
(WTO) cùng với sự chuẩn bị của Việt Nam để gia nhập tổ chức này.

7


- Phạm vi nghiên cứu:
Để có điều kiện đi sâu phân tích nội dung trọng tâm của quá trình Việt
Nam gia nhập WTO, Tác giả Luận văn tự giới hạn phạm vi nghiên cứu ở chỗ
chỉ nghiên cứu những nét cơ bản của WTO; Thực trạng Việt Nam chuẩn bị
gia nhập WTO xét về mặt tổng thể để từ đó đƣa ra những nhận xét và kết luận
cần thiết theo mục đích của luận văn.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Nguồn tài liệu:
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu
sau:
+ Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã đƣợc
đƣợc công bố trên các sách, báo, tạp chí về WTO; về vấn đề gia nhập WTO
của Việt Nam...
+ Các Kỷ yếu Hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học có liên
quan đến đề tài luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chung là phƣơng pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các
phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp kết hợp lịch sử - lôgich, phƣơng pháp
so sánh, phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, phƣơng pháp lƣợng hoá, phƣơng
pháp điều tra khảo sát, phƣơng pháp sắp xếp có hệ thống các sự kiện.v.v.

8


6. Đóng góp của Luận văn
- Về tƣ liệu: Luận án đã tập hợp, hệ thống hoá một khối lƣợng tƣ liệu
khá phong phú, đa dạng về vấn đề gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới
(WTO) của Việt Nam.
- Nêu rõ cơ hội, thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức WTO.
-Đánh giá, tổng kết những kết quả đạt đƣợc và những vấn đề còn tồn tại
của việc Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO trên khía cạnh toàn bộ nền kinh
tế.
- Đƣa ra chủ trƣơng và giải pháp để Việt Nam gia nhập tổ chức WTO có
hiệu quả nhất.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
Luận văn gồm 3 chƣơng, 6 tiết.
Chương 1: Những vấn đề chung về việc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại
thế giới (WTO) của Việt Nam
Chương 2: Tiến trình gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) của
Việt Nam
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc gia nhập
Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) của Việt Nam

9



Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC GIA NHẬP TỔ CHỨC
THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) CỦA VIỆT NAM

1.1. Khái quát về Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO)
Lịch sử hình thành:
Ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, với ý tƣởng hình thành những
nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thƣơng mại quốc tế nhằm điều tiết các lĩnh
vực về công ăn việc làm, thƣơng mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế,
ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nƣớc sáng lập GATT đã cùng một
số nƣớc tổ chức Hội nghị về thƣơng mại và việc làm và dự thảo bản “Hiến
chƣơng La Havana” để thành lập Tổ chức Thƣơng mại quốc tế (ITO) với tƣ
cách là cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Đồng thời, các nƣớc này đã
cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện
pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thƣơng mại quốc tế, nhằm
thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu dịch, mở đƣờng cho kinh tế và thƣơng mại
phát triển.
Nhƣng do một số quốc gia gặp khó khăn trong việc phê chuẩn, nên việc
hình thành Tổ chức thƣơng mại Quốc tế đã không thực hiện đƣợc.
Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định và với kết quả đáng khích lệ đã đạt
đƣợc ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên: “(45.000 ƣu đãi về thuế đƣợc áp
dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lƣợng mậu
dịch thế giới) 23 nƣớc sáng lập đã cùng nhau ký hiệp định chung về Thuế
quan và Thƣơng mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào 1/1948”[63, tr.14].

10



Tuy nhiên sau đó, do thƣơng mại quốc tế không ngừng phát triển, nên
Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại (GATT) vốn chỉ là một sự
thoả thuận về vấn đề thuế quan đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, tại Marrkesh
(Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thƣơng mại thế giới
(WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. WTO chính thức
đƣợc thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ
1/1/1995.
So với GATT thì WTO mở rộng hơn về các lĩnh vực và diện hoạt động,
đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định
hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi thuế quan, về
thƣơng mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tƣ có liên quan
tới thƣơng mại, về thƣơng mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải
quyết tranh chấp...
Mục tiêu của WTO:
Với tƣ cách là tổ chức thƣơng mại toàn cầu, WTO có những mục tiêu cơ
bản sau:
- Thúc đẩy tăng trƣởng thƣơng mại hàng hoá và dịch vụ, nâng cao việc
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn
định, bền vững và bảo vệ môi trƣờng thông qua việc tạo ra một tập hợp các
quy tắc và nguyên tắc cho thƣơng mại quốc tế, bảo đảm một môi trƣờng
minh bạch, dễ dự báo trong thƣơng mại quốc tế. WTO vẫn đảm đƣơng trách
nhiệm của GATT về thúc đẩy đàm phán đa phƣơng nhằm tự do hoá thƣơng
mại, đã đóng góp vào phát triển và tăng trƣởng kinh tế trong các quốc gia
thành viên.
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trƣờng, giải quyết các bất đồng
và tranh chấp thƣơng mại giữa các nƣớc thành viên trong khuôn khổ của hệ

11



thống thƣơng mại đa phƣơng, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công
pháp quốc tế; bảo đảm cho các nƣớc đang phát triển và đặc biệt là các nƣớc
kém phát triển nhất đƣợc thụ hƣởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trƣởng
của thƣơng mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nƣớc
này và khuyến khích các nƣớc này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền
kinh tế thế giới.
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho ngƣời dân các nƣớc
thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu đƣợc tôn
trọng.
Chức năng chính:
WTO thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
- Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thƣơng
mại đa phƣơng và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật
cho các nƣớc thành viên thực hiện các nghĩa vụ thƣơng mại quốc tế của họ.
- Đƣa ra khuôn khổ chung và làm diễn đàn để tiến hành các vòng đàm
phán thƣơng mại đa phƣơng trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội
nghị Bộ trƣởng WTO.
- Làm diễn đàn cho các thành viên giải quyết các tranh chấp thƣơng mại
và thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thực hiện và giải
thích các hiệp định thƣơng mại đa phƣơng và nhiều bên trong khuôn khổ
WTO.
- Thực hiện việc rà soát, giám sát các chính sách thƣơng mại của các
thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thƣơng mại và
tuân thủ các quy định của WTO.
- Trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển.

12


- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác nhƣ Quỹ

Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính
sách và dự báo những xu hƣớng phát triển tƣơng lai của kinh tế toàn cầu.[3,
tr.222]
Nguyên tắc hoạt động:
Các hiệp định của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) có nhiều và
phức tạp trên các lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, dịch vụ, thuế quan ....Tuy nhiên,
xuyên suốt các hiệp định này là những nguyên tắc và chúng đƣợc coi là nền
tảng của hệ thống thƣơng mại đa phƣơng.
Nguyên tắc thứ nhất là, thương mại không có sự phân biệt đối xử.
Nguyên tắc này đƣợc cụ thể hoá trong các quy định về Quy chế đối xử tối huệ
quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) mà nội dung chính là dành sự đối xử
bình đẳng đối với các thƣơng nhân, hàng hoá, dịch vụ của các bên tham gia
thƣơng mại. Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ trong nguyên tắc này. Chẳng
hạn, các nƣớc có thể thiết lập một hiệp định thƣơng mại tự do áp dụng đối với
những hàng hoá giao dịch trong một nhóm quốc gia, phân biệt với hàng từ
bên ngoài nhóm.
Nguyên tắc thứ hai là, tạo dựng một nền tảng ổn định, dễ dự đoán cho
thương mại. Các nƣớc thành viên có nghĩa vụ công khai, minh bạch hoá các
chính sách của mình, cam kết sẽ không có những thay đổi bất lợi cho thƣơng
mại. Đôi khi cam kết bảo đảm sự ổn định các hàng rào thƣơng mại (thuế quan
và phi thuế quan) đem lại sự an tâm rất lớn cho các nhà đầu tƣ. Với sự ổn
định, dễ dự đoán, thì việc đầu tƣ sẽ đƣợc khuyến khích, việc làm sẽ đƣợc tạo
ra nhiều hơn và ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ đƣợc hƣởng lợi từ sự cạnh
tranh lành mạnh trên thị trƣờng.

13


Nguyên tắc thứ ba là, đảm bảo thương mại ngày càng tự do hơn thông
qua đàm phán. Các hàng rào cản trở thƣơng mại dần dần đƣợc loại bỏ, cho

phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lƣợc kinh doanh dài hạn có thời gian
điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm
các hàng rào bảo hộ đƣợc thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song
phƣơng và đa phƣơng. Đến nay có 8 vòng đàm phán đa phƣơng kể từ khi
GATT đƣợc hình thành vào năm 1947.
Nguyên tắc thứ tư là, tạo môi trường cạnh tranh ngày càng lành mạnh
và bình đẳng hơn. WTO không cho phép các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trong thƣơng mại quốc tế, ví dụ nhƣ bán phá giá, trợ cấp hàng hoá, hay
dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định. Tuy nhiên, WTO vẫn
cho phép các nƣớc đƣợc áp dụng các biện pháp tự vệ nhƣ bảo hộ, thuế quan
khi nền sản xuất trong nƣớc bị đe doạ, bị gây thiệt hại bởi hàng nhập khẩu.
Nguyên tắc thứ năm là, điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát
triển. Hiện nay, 3/4 thành viên của WTO là các nƣớc đang phát triển và kém
phát triển. Thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nƣớc đang phát
triển, các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi những ƣu đãi nhất định trong việc
thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến trợ giúp kỹ thuật cho các nƣớc
này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống
thƣơng mại đa phƣơng [3, tr.225].
Các ƣu đãi này đƣợc thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên
đang phát triển một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ nào đó
hay có thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách.
Các hiệp định chính trong WTO:

14


Các hiệp định của WTO điều chỉnh các lĩnh vực nhƣ thƣơng mại hàng
hoá, thƣơng mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Chúng đề ra những nguyên tắc về
tự do hoá và những ngoại lệ đƣợc phép áp dụng; nêu lại cam kết của từng
nƣớc về giảm thuế quan và các rào cản thƣơng mại khác, về mở cửa và duy trì

mở cửa thị trƣờng dịch vụ; quy định thủ tục giải quyết tranh chấp; quy định
các nƣớc đang phát triển phải đƣợc đối xử đặc biệt; buộc các chính phủ phải
bảo đảm minh bạch trong chính sách thƣơng mại bằng cách thông báo cho
WTO biết những luật lệ hiện hành và các biện pháp đƣợc áp dụng trong nƣớc
song song với các báo cáo định kỳ của Ban thƣ ký về chính sách thƣơng mại
của các nƣớc.
Các hiệp định này thƣờng đƣợc gọi là các luật lệ thƣơng mại của WTO
và WTO thƣờng đƣợc miêu tả nhƣ là một hệ thống hoạt động dựa trên các
luật lệ.
Để điều chỉnh quan hệ thƣơng mại quốc tế, WTO có 16 hiệp định chính
nhƣ: Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại (GATT 1994); Hiệp định
về Hàng rào Kỹ thuật trong thƣơng mại (TBTs); Hiệp định về các Biện pháp
vệ sinh kiểm dịch (SPS); Hiệp định về Thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu
(ILP); Hiệp định về Quy tắc xuất xứ (ROO); Hiệp định về Kiểm tra trƣớc khi
giao hàng (PSI); Hiệp định Trị giá tính thuế hải quan (ACV); Hiệp định về
các Biện pháp tự vệ (ASG); Hiệp định về Trợ cấp (SCM) và Phá giá (ADP);
Hiệp định về Nông nghiệp (AOA); Hiệp định về Thƣơng mại hàng dệt may
và may mặc (ATC); Hiệp định về các Biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng
mại (TRIMS); Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của
quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) và thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều
chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU)...[3, tr.226].
Tất cả các thành viên WTO đều phải tham gia vào các hiệp định nói trên,
quy định này gọi là sự chấp thuận cả gói. Bên cạnh đó WTO vẫn duy trì 2

15


hiệp định nhiều bên, các thành viên WTO có thể tham gia hoặc không tham
gia, đó là: Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng; Hiệp định về mua sắm
của Chính phủ. Còn 2 hiệp định nhiều bên khác là Hiệp định quốc tế về các

sản phẩm sữa; Hiệp định quốc tế về thịt bò thì cuối năm 1997, WTO đã chấm
dứt và đƣa những nội dung của chúng vào phạm vi điều chỉnh của các Hiệp
định Nông nghiệp và Hiệp định về các Biện pháp vệ sinh kiểm dịch.
Về cơ cấu tổ chức:
Hiện nay WTO có 148 nƣớc, lãnh thổ thành viên, chiếm 97% thƣơng
mại toàn cầu và có khoảng gần 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm
phán gia nhập.
WTO là một tổ chức thuộc về các thành viên của mình. Tất cả các quyết
định quan trọng đều có sự tham gia của toàn thể các thành viên. WTO có một
cơ cấu gồm 3 cấp:
- Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định bao gồm Hội
nghị Bộ trƣởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ
quan kiểm điểm chính sách thƣơng mại.
- Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thƣơng
mại đa phƣơng, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS, Hội đồng
TRIPS.
- Cuối cùng là cơ quan thực hiện chức năng hành chính – thƣ ký là Tổng
giám đốc và Ban thƣ ký WTO.
Hội nghị Bộ trưởng WTO: là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của
WTO, họp ít nhất 2 năm một lần, thành viên là đại diện cấp Bộ trƣởng của tất
cả các nƣớc thành viên. Hiệp định thành lập WTO quy định Hội nghị Bộ

Xin xem thêm phụ lục 1

16


trƣởng WTO thực hiện tất cả các chức năng của WTO và có quyền quyết định
mọi vấn đề liên quan đến tất cả các hiệp định thƣơng mại đa biên của WTO.
Đại hội đồng: Dƣới Hội nghị Bộ trƣởng là Đại hội đồng, thƣờng họp

nhiều lần trong một năm tại trụ sở chính của WTO ở Geneva. Đại hội đồng
hoạt động thay mặt Hội nghị Bộ trƣởng giải quyết tất cả các công việc liên
quan đến WTO trong thời gian giữa các kỳ họp Hội nghị Bộ trƣởng. Thành
viên của Đại hội đồng WTO là đại diện ở cấp đại sứ của Chính phủ tất cả các
nƣớc thành viên. Nhiệm vụ chính của Đại hội Đồng là giải quyết tranh chấp
thƣơng mại giữa các nƣớc thành viên, giám sát việc thực hiện các hiệp định
và rà soát các chính sách của WTO.
Đại hội đồng có quyền thành lập các Uỷ ban giúp việc và báo cáo trực
tiếp lên Đại hội đồng là: Uỷ ban về thƣơng mại và phát triển; Uỷ ban về các
hạn chế cán cân thanh toán; Uỷ ban về ngân sách, tài chính và quản trị; Uỷ
bân về các hiệp định thƣơng mại khu vực. Ba Uỷ ban đầu đƣợc thành lập theo
hiệp định về thành lập WTO, Uỷ ban cuối cùng đƣợc thành lập vào tháng
2/1996 theo quyết định của Đại hội đồng WTO.
Ngoài ra còn có hai Uỷ ban là “Uỷ ban về hàng không dân dụng” và “Uỷ
ban về mua sắm chính phủ” đƣợc thành lập theo quyết định của Vòng đàm
phán Tokyo nhƣng có số thành viên hạn chế (chỉ những nƣớc ký kết các “bộ
luật” có liên quan của Vòng Tôkyo mới đƣợc tham gia). Hai uỷ ban này hoạt
động trong khuôn khổ của WTO nhƣng không phải báo cáo mà chỉ có nghĩa
vụ thông báo thƣờng xuyên về hoạt động của họ lên Đại hội đồng WTO.
Dƣới Đại hội đồng có ba hội đồng trực thuộc là Hội đồng Thƣơng mại
hàng hoá (GATT), Hội đồng thƣơng mại dịch vụ (GATS) và Hội đồng giám
sát về các vấn đề liên quan đến quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS). Nhƣ tên gọi đã
chỉ rõ, các hội động này chịu trách nhiệm giám sát sự vận hành của các hiệp
định đƣợc ký kết của WTO theo từng lĩnh vực đƣợc phân công. Trong từng

17


hội đồng này cũng bao gồm đại diện tất cả các thành viên WTO và cũng có
các cơ quan trực thuộc.

Ngoài ra còn có các cơ quan đƣợc các Hội đồng của WTO thành lập với
tƣ cách là cơ cấu trực thuộc để giúp các hội đồng này trong việc thực hiện các
chức năng kỹ thuật, ví dụ nhƣ “Uỷ ban về thâm nhập thị trƣờng”, “Uỷ ban về
trợ giá nông nghiệp” và các “Nhóm công tác” đƣợc thành lập tạm thời để giải
quyết những vấn đề cụ thể, ví dụ nhƣ các “Nhóm công tác về việc gia nhập
WTO” của một số nƣớc.
Hầu hết các quyết định của WTO đều đƣợc thông qua trên cơ sở đồng
thuận. Trong một số trƣờng hợp nhất định, khi không đạt đƣợc sự nhất trí
chung, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với các tổ chức khác,
mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các
thành viên có giá trị ngang nhau.
Tại Hội nghị Bộ trƣởng và Đại hội đồng, các quyết định thƣờng đƣợc
thông qua trên cơ sở đa số phiếu. Tuy nhiên, những quyết định có ảnh hƣởng
tới những điều khoản quan trọng trong các hiệp định của WTO thì nhất thiết
phải đạt đƣợc đa số 3/4 hoặc 2/3 số phiếu thuận.
Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO: Khác với GATT 1974, WTO có một
ban thƣ ký rất quy mô, bao gồm khoảng 500 viên chức và nhân viên thuộc
biên chế chính thức của WTO. Đứng đầu ban thƣ ký WTO là Tổng giám đốc
WTO. Tổng giám đốc WTO do Hội nghị Bộ trƣởng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4
năm. Ngoài vai trò điều hành, Tổng giám đốc của WTO còn có một vai trò
chính trị rất quan trọng trong hệ thống thƣơng mại đa phƣơng. Chính vì vậy
mà việc lựa chọn các ứng cử viên vào chức vụ này luôn là một cuộc chạy đua
ác liệt giữa các nhân vật chính trị quan trọng.

18


Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc do Hội nghị Bộ trƣởng
quyết định. Biên chế Ban thƣ ký WTO do Tổng giám đốc quyết định. Tổng
giám đốc và thành viên Ban thƣ ký WTO có quy chế hoạt động tƣơng tự nhƣ

của viên chức các tổ chức quốc tế, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo các
quyết định và tôn chỉ của WTO. Họ đƣợc hƣởng các quyền ƣu đãi, miễn trừ
tƣơng tự nhƣ viên chức của các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới

HỘI NGHỊ BỘ TRƢỞNG

Đại hội đồng nhóm họp với
chức năng là Cơ quan giải
quyết tranh chấp

Đại hội đồng nhóm họp với
chức năng là Cơ quan rà soát
chính sách thƣơng mại
Đại hội đồng

- Các uỷ ban về:
+ Thương mại và môi

Hội đồng về các
khía cạnh liên
quan đến thƣơng
mại của quyền sở
hữu trí tuệ

Hội đồng về thƣơng
mại hàng hoá

trường.

+ Thương mại và phát
triển.
+ Tiểu ban về các

Hội đồng về
thƣơng mại dịch
vụ

19
Các uỷ ban về:

Các uỷ ban về:


Nguồn: Tìm hiểu Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, trang 212.

1.2. Lợi ích và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ
chức WTO
1.2.1. Những lợi ích đạt được
Một là, hàng hoá của Việt Nam về cơ bản được cạnh tranh bình đẳng,
không có sự phân biệt đối xử.
Tổ chức WTO hoạt động dựa trên nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc
đối xử quốc gia, nghĩa là nếu một nƣớc mà trao cho nƣớc khác một đặc quyền
thƣơng mại (ví dụ nhƣ giảm thuế nhập khẩu đối với một trong số các sản
phẩm của nƣớc này) hoặc một thoả thuận mở cửa thị trƣờng thì nghiễm nhiên
cũng phải đối xử tƣơng tự nhƣ vậy với tất cả các thành viên còn lại của WTO.

20



Đồng thời các nƣớc trong WTO cũng không đƣợc phân biệt đối xử giữa hàng
hoá trong nƣớc và hàng hoá nƣớc ngoài.
Do vậy, khi gia nhập WTO hàng hoá của Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh
bình đẳng với hàng hoá nƣớc ngoài ở trên thị trƣờng thế giới. Nền kinh tế
Việt Nam sẽ ít bị tổn thƣơng bởi những hành vi bảo hộ mậu dịch hoặc trừng
phạt kinh tế của các quốc gia khác trong trƣờng hợp có tranh chấp kinh tế,
thƣơng mại hay những lý do chính trị nào đó.
Hai là, Việt Nam có một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại công
bằng hơn.
WTO là diễn đàn thƣơng mại mà ở đó, mọi thành viên có quyền tự bảo
vệ mình khi xảy ra tranh chấp thƣơng mại. Tuy nhiên, trong phạm vi GATT,
cơ chế giải quyết tranh chấp có nhiều hạn chế. Cơ quan giải quyết tranh chấp
(DSB) mới đƣợc thành lập trong WTO có nhiều ƣu điểm. Đặc điểm chung
của cơ chế này là tính thống nhất và chắc chắn. Trƣớc hết, DSB khuyến khích
và cho phép các nƣớc thành viên đàm phán để đi đến một biện pháp hoà giải.
Nếu thất bại, một ban giải quyết tranh chấp sẽ đƣợc thành lập để phân xử và
nhờ một cơ quan kháng án đƣa ra quyết định cuối cùng (Uỷ ban kháng nghị).
Tất cả các phán quyết cuối cùng này phải đƣợc các bên có liên quan chấp
thuận. Nếu kết quả giải quyết tranh chấp không đƣợc thi hành nghiêm túc,
bên có quyền lợi bị vi phạm có thể áp dụng những biện pháp trả đũa.
Việc thiết lập toà án quốc tế này đã làm cho hiệu quả của hệ thống
thƣơng mại đa biên đƣợc nâng cao rất nhiều. Nó đƣa những luật lệ vào thế
giới thƣơng mại, một thế giới mà trƣớc đây những nƣớc yếu không đủ sức
kháng cực lại những nƣớc mạnh. Giờ đây, những nƣớc yếu nhƣ Việt Nam có
quyền thƣơng lƣợng và khiếu nại một cách công bằng hơn với các cƣờng
quốc thƣơng mại trong tranh chấp dựa trên những luật lệ chung.

21



Liên hệ tới tranh chấp thƣơng mại của Việt Nam, vụ kiện chống bán phá
giá cá tra và basa của Hoa Kỳ, kết luận của Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ là phi lý,
không công bằng nhƣng nếu là thành viên của WTO, ta có thể đƣa vụ kiện
này ra WTO để đòi sự công bằng hơn.
Ba là, người tiêu dùng và các doanh nghiệp được lợi từ việc giảm giá
hàng hoá.
Thƣơng mại tự do sẽ giảm chi phí cuộc sống. Chúng ta đều là những
ngƣời tiêu dùng. Giá cả mà chúng ta trả cho thức ăn, quần áo, những vật dụng
cần thiết, ...và tất cả mọi thứ đều chịu tác động của chính sách thƣơng mại.
Chủ nghĩa bảo hộ dẫn đến độc quyền đắt đỏ, làm tăng giá cả hàng hoá. Hệ
thống toàn cầu WTO đã giảm bớt các hàng rào mậu dịch thông qua thƣơng
lƣợng và áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử. Kết quả là chi phí sản
xuất giảm (vì hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất rẻ hơn), giá hàng hoá thành
phẩm và dịch vụ giảm và cuối cùng là chi phí cuộc sống thấp hơn.
Các lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ đƣợc mở cửa, một số ngành sẽ có sự
xuất hiện của nƣớc ngoài, tính cạnh tranh sẽ cao cùng với chất lƣợng hàng
hoá, dịch vụ đƣợc cải thiện và giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm xuống. Chẳng
hạn, ngành hàng không sẽ bị cạnh tranh bởi chính sách mở cửa bầu trời, việc
đi lại sẽ thuận lợi hơn cho ngƣời dân với mức giá hợp lý, khách hàng nƣớc
ngoài sẽ đến Việt Nam ngày một nhiều hơn.
Khi tham gia WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải vƣơn lên để cạnh
tranh với hàng hoá nƣớc ngoài trên thị trƣờng quốc tế và ngay ở thị trƣờng
trong nƣớc. Quá trình cạnh tranh sẽ thúc đẩy giảm chi phí kinh doanh, hạ giá
thành, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, tạo thêm công ăn việc làm và
kết quả là nâng cao chất lƣợng của cả nền kinh tế.

22



Bốn là, thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với các
quốc gia khác, nâng cao vị thế của Việt Nam trong các hoạt động kinh tế và
chính trị toàn cầu.
Hiện nay, thƣơng mại giữa 148 nƣớc thành viên WTO chiếm tới hơn
90% khối lƣợng thƣơng mại thế giới. Nếu các nƣớc đang là quan sát viên
đƣợc kết nạp, số thành viên WTO có thể lên trên 170 nƣớc, nghĩa là tuyệt đại
đa số các quốc gia trên thế giới sẽ là thành viên của WTO. Do vậy, tham gia
vào WTO Việt Nam có thị trƣờng thƣơng mại toàn cầu, có mối quan hệ kinh
tế với hầu hết các nƣớc trên thế giới, điều này tạo ra rất nhiều thuận lợi thúc
đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, vị thế của hàng hoá Việt Nam trên thị
trƣờng thế giới đƣợc nâng cao.
Hai nguyên tắc cơ bản của hệ thống thƣơng mại thế giới là giúp cho
thƣơng mại đƣợc thuận lợi và giải quyết các tranh chấp bình đẳng sẽ tạo dựng
và duy trì sự hợp tác và lòng tin giữa các quốc gia, phần nào đã góp phần
mang lại hoà bình, ổn định cho thế giới. Việt Nam tham gia vào WTO sẽ có
cơ hội để nâng cao vai trò của mình trong hệ thống chính trị toàn cầu.
Tham gia WTO làm tăng sức mạnh tổng hợp của ta khi phải đấu tranh
với các nƣớc mạnh hơn về kinh tế, thƣơng mại. Các quyết định tại WTO đƣợc
thƣơng lƣợng và đƣa ra trên cơ sở nhất trí và đƣợc áp dụng với tất cả các bên.
Theo quy định, tất cả các nƣớc, bất kể giàu nghèo, đều có quyền bình đẳng
nhƣ nhau theo các thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Đứng ngoài một
chế độ buôn bán đa phƣơng nhƣ WTO, ta dễ bị các nƣớc mạnh hơn dùng sức
ép áp đặt ý chí. Tham gia WTO ta cũng có thể tăng thêm sức mạnh của mình
bằng việc tham gia các liên minh, tập hợp lực lƣợng cùng phối hợp đấu tranh
cho các lợi ích chung (tập hợp các nƣớc đang phát triển, tập hợp các nƣớc

23



×