Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững cho Khu du lịch Vịnh Hạ Long”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 104 trang )

Luận văn thạc sĩ kinh tế

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình của PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng cùng các thầy cô giáo
Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy Lợi, Sở Tài nguyên môi trường
tỉnh Quảng Ninh, Ban quản lý Vịnh Hạ Long.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và các ý kiến đóng góp của các thầy
giáo, cô giáo của Khoa Kinh tế và Quản lý trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm, điều kiện thực hiện và thời gian nghiên cứu hạn chế
nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến
đóng góp.
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Thủy Lợi.
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2012
Tác giả luận văn

Hoàng Phương

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin,
tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2012
Tác giả luận văn

Hoàng Phương

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cọ - Một loài thực vật độc đáo của rừng Vịnh Hạ Long ........................... 18
Hình 2.2: Khai thác than – nguyên nhân số 1 gây ô nhiễm Vịnh Hạ Long ............... 30
Hình 2.3: Một cầu cảng ở Vịnh Hạ Long................................................................... 33
Hình 2.4: Báo động ô nhiễm dầu Vịnh Hạ Long ....................................................... 35
Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức BQL Vịnh Hạ Long ............................................................ 44
Hình 2.6: UBND tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long trong một hoạt động
BVMT khu vực Hạ Long .......................................................................................... 50
Hình 3.1: Đa dạng sinh học khu vực Vịnh Hạ Long .................................................. 65
Hình 3.2: Khách du lịch quốc tế đến Hạ Long........................................................... 67
Hình 3.3: Khách quốc tế trong tour homestay tại làng cổ Phước Tích (Huế) ........... 89

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các công cụ về chính sách bảo vệ môi trường ......................................... 10
Bảng 2.1: Phân bố dân số các phường Thành phố Hạ Long ..................................... 21
Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế Hạ Long giai đoạn 2006-2010 ................................. 22
Bảng 2.3: Phát triển GDP bình quân đầu người giai đoạn 2006-2010 ..................... 23
Bảng 2.4: Tải lượng của một số chất ô nhiễm trong nước thải tại các cơ sở công
nghiệp TP. Hạ Long .................................................................................................. 38
Bảng 2.5: Ước tính lượng thải ô nhiễm sinh hoạt của dân đô thị các tỉnh ven biển
năm 2009 ................................................................................................................... 40
Bảng 2.6: Ước tính tải lượng nước thải từ hoạt động du lịch qua các năm ............. 42
Bảng 2.7: Nhân lực Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh ....................... 43
Bảng 2.8: Nhân lực của Ban quản lý Vịnh Hạ Long ................................................ 45
Bảng 3.1: Những công cụ kinh tế áp dụng trong quản lý môi trường ...................... 76
Bảng 3.2: Phương pháp đề xuất chứa rác tại nguồn và thu gom chất thải ................ 86
Bảng 3.3: Thông số 02 nhà máy xử lý nước thải dự kiến xây dựng ......................... 88

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
SRU
UBA
WBGU
KKGMT

KT - XH
BVMT
IUCN
NOWC
GDP
TKV
JICA
UBND
HTX
WB
COD
BOD
TSS
TVVN
BQL
CNH – HĐH
EATOP
GEF
RT

Chữ viết đầy đủ
: Hội đồng tư vấn về các vấn đề môi trường
: Cục môi trường liên bang
: Hội đồng khoa học của biến đổi khí hậu toàn cầu
: Khoảng không gian của môi trường
: Kinh tế - xã hội
: Bảo vệ môi trường
: Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
: Tổ chức New Open World
: Tổng sản phẩm quốc nội

: Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam
: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
: Ủy ban nhân dân
: Hợp tác xã
: Ngân hàng thế giới
: Nhu cầu ô xy sinh hóa
: Nhu cầu ô xy hóa học
: Tổng chất rắn lơ lửng
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Ban quản lý
: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
: Diễn đàn du lịch khu vực Đông Á
: Quỹ môi trường toàn cầu
: Du lịch có trách nhiệm

SNV

: Tổ chức phát triển Hà Lan

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: ......................................................................................
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .........................................................
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................
5. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN .................................................................
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý môi trường để đảm bảo phát triển
bền vững .....................................................................................................................1
1.1. Các khái niệm về môi trường và phát triển bền vững. .........................................1
1.1.1. Môi trường: .......................................................................................................1
1.1.2. Phát triển bền vững: ..........................................................................................2
1.1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững ......................................4
1.2. Vấn đề quản lý môi trường ..................................................................................6
1.2.1. Sự cần thiết của quản lý môi trường .................................................................6
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường .......................................................7
1.2.3. Các công cụ quản lý môi trường .......................................................................8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................11
Chương 2: Thực trạng môi trường và quản lý môi trường hiện nay tại khu vực
Vịnh Hạ Long ..........................................................................................................13
2.1. Những vấn đề cơ bản về khu vực Vịnh Hạ Long có liên quan đến môi trường
khu vực. .....................................................................................................................13
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................13
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên: ...................................................................................16
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................19
2.2. Thực trạng môi trường khu vực Vịnh Hạ Long .................................................29
2.2.1. Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường...............................................29
2.2.2. Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường khu vực vịnh Hạ Long ..36
2.3. Thực trạng quản lý môi trường vịnh Hạ Long ...................................................42
Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21



Luận văn thạc sĩ kinh tế

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

2.3.1. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường .............................................................42
2.3.2. Các hoạt động của các cơ quan quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long ..45
2.3.3. Mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý môi trường trong khu vực .................54
2.3.4. Thực trạng quản lý môi trường tại Vịnh Hạ Long hiện nay ...........................55
2.4. Sự cần thiết phải đặt vấn đề quản lý môi trường ở khu vực Vịnh Hạ Long. .....57
2.4.1. Những mâu thuẫn giữa phát triển bền vững kinh tế xã hội và môi trường khu
vực vinh Hạ Long:.....................................................................................................57
2.4.2. Sự cần thiết phải đặt vấn đề quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long .......59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................60
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu quản lý môi trường đảm bảo phát triển
bền vững khu vực Vịnh Hạ Long...........................................................................64
3.1.1. Những thuận lợi: .............................................................................................64
3.1.2. Những khó khăn : ............................................................................................67
3.2. Các quan điểm và mục tiêu quản lý môi trường khu vực Vịnh Hạ Long ..........70
3.2.1. Các quan điểm .................................................................................................70
3.2.2. Mục tiêu quản lý môi trường khu vực vịnh Hạ Long .....................................71
3.3. Các giải pháp chủ yếu quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững khu
vực Vịnh Hạ Long .....................................................................................................72
3.3.1. Các giải pháp về tổ chức và cơ sở chính sách quản lý môi trường .................72
3.3.2. Các giải pháp về khoa học - công nghệ ..........................................................74
3.3.3. Các giải pháp về sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường khu
vực vịnh Hạ Long ......................................................................................................75
3.3.4. Các giải pháp quản lý môi trường cho từng ngành .........................................79
3.3.5. Các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm do đô thị hoá và

phát triển bền vững đô thị. ........................................................................................84
3.3.6. Du lịch bền vững và du lịch có trách nhiệm ...................................................88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................91
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................94

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực
biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã
Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn.
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng
về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía
Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích
khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó
vùng lõi của Vịnh có diện tích 334km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo.
Ngoài ra, khu vực Vịnh Hạ Long còn bao gồm các phần lục địa như thành
phố Hạ Long , thị xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ, huyện Yên Hưng và phần Đảo Cát
Bà thuộc thành phố Hải Phòng là những nơi có nhiều hoạt động phát triển có liên
quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của khu vực vịnh Hạ Long. Thành phố Hạ
Long là đô thị loại II. Trong 20 năm đổi mới, nhất là từ những năm đầu của thế kỷ

XXI, sự phát triển với tốc độ cao của kinh tế xã hội, đã làm cho thành phố thay đổi
nhanh. Sự hình thành các khu công nghiệp mới, những tăng trưởng trong sản xuất
than, cơ khí, thủ công nghiệp và xuất khẩu hải sản, trong kinh tế cảng biển, đóng
tàu, giao thông vận tải và thương mại đó làm cho đời sống xã hội sôi động, mức
sống của nhân dân, kể cả vật chất lẫn tinh thần, đều được nâng cao, nguồn nhân lực
lao động được phát huy,... tất cả đó tạo cơ sở cho các tiềm năng du lịch được khai
thác và từng bước hoàn thiện… Những yếu tố đó một mặt tạo nên những cơ hội
phát triển kinh tế xã hội của khu vực nhưng cũng đặt ra những mâu thuẫn và thách
thức ngày càng khắc nghiệt đối với yêu cầu phát triển bền vững. Trong những năm
gần đây do sự phát triển không cân đối giữa các ngành và các khu vực kinh tế, đã và
đang làm cho môi trường khu vực bị xuống cấp nhanh chóng đòi hỏi phải có một
môi trường sạch và bền vững.
Do đó, trong vấn đề quản lý môi trường cho khu vực vịnh Hạ Long vừa là
đòi hỏi cấp thiết cho việc bảo vệ Di sản thiên nhiên , vừa có ý nghĩa rất quan trọng
Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội
bền vững của khu vực cũng như góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và
năng lực quản lý bảo vệ môi trường của các cơ quan liên quan.
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS.TSKH
Nguyễn Trung Dũng, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu - đề xuất
một số giải pháp quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững cho Khu du
lịch Vịnh Hạ Long”. Tác giả mong rằng có thể đóng góp một phần nhỏ bé tác động

tích cực tới chiến lược phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói
chung và khu vực vịnh Hạ Long nói riêng.

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tìm hiểu, củng cố những lí luận về môi trường và phát triển bền vững
du lịch, đưa ra mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững
2.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường của Khu du lịch Vịnh Hạ
Long

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

2.3. Đề ra các biện pháp chính sách thiết thực để quản lý môi trường không
chỉ ở Vịnh Hạ Long mà còn có thể áp dụng cho nhiều khu du lịch khác ở Việt
Nam.
2.4. Xây dựng định hướng phát triển bền vững du lịch.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng:
Các chủ thể liên quan đến vấn đề quản lý môi trường ở Vịnh Hạ Long gồm
có:
- Các cơ quan quản lý môi trường
- Các cơ quan quản lý du lịch
- Các đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu du lịch
- Các đối tượng là khách du lịch

3.2. Phạm vi Nghiên cứu:
+ Về không gian: Trong địa bàn khu vực Vịnh Hạ Long.
+ Về thời gian: Từ năm 1995 đến 2010
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Cách tiếp cận
“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại
của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương
lai”. Sự phát triển bền vững kinh tế xã hội nói chung và bất kỳ ngành nào cũng
cần đạt ba mục tiêu cơ bản là:
- Bền vững kinh tế.
- Bền vững tài nguyên môi trường.
- Bền vững về văn hoá và xã hội.
Sự bền vững tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài
nguyên để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

Đối với văn hoá xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi
ích lâu dài cho xã hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần
nâng cao mức sống của người dân và sự ổn định xã hội, đồng thời giữ gìn các bản
sắc văn hoá dân tộc.
Xu thế phát triển ngày nay thì du lịch sinh thái được sự quan tâm của nhiều

người, bởi đó là một loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên, và là loại
hình duy nhất hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn các giá trị
văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch
nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, kết hợp
với phương pháp chuyên gia thông qua việc tham khảo các ý kiến, báo cáo của
chuyên gia trong ngành, so sánh, phân tích và tổng hợp, đồng thời kết hợp với
tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề
tài.
5. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
Nội dung của luận văn bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý môi trường để đảm bảo phát
triển bền vững
Chương 2: Thực trạng môi trường và quản lý môi trường hiện nay tại khu
vực Vịnh Hạ Long
Chương 3: Các giải pháp quản lý môi trường đảm bảo phát triển bền vững
khu vực Vịnh Hạ Long.

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

1

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG ĐỂ ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRUỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1.1. Môi trường
a. Định nghĩa
Môi trường được định nghĩa theo Điều 3, Luật bảo vệ môi trường 2005:
”Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật”
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí,
đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội
quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội
như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định
không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ
quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
b. Chức năng của môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.

Học viên: Hoàng Phương


Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

2

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
c. Phân loại môi trường
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, tồn tại nhiều cách phân loại môi
trường. Có thể phân loại môi trường theo các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Theo chức năng (thành phần)
- Theo quy mô
- Theo mức độ can thiệp của con nguời
- Theo mục đích nghiên cứu và sử dụng
1.1.2. Phát triển bền vững
Định nghĩa chính xác về phát triển bền vững theo GS.TS Hogler Rogall

trong cuốn “Kinh tế học bền vững”:
Cho đến bây giờ, các nhà đại diện của Kinh tế học bền vững vẫn chưa thống
nhất một khái niệm chung. Song nhiều tác giả và cơ quan chuyên môn đã yêu cầu
cụ thể hóa khái niệm mà Ủy ban Brundtland thường sử dụng nhất. SRU thì lo ngại,
khái niệm phát triển bền vững bị sử dụng đại trà và áp đặt, ở đây có nguy cơ mất
chức năng định hướng (Quốc hội Đức 2002/04: 57), trong trường hợp này thì khái
niệm trở nên thừa. Để tránh nguy cơ này chúng tôi khuyên nên kết nối không rời rạc
khái niệm với sự công nhận của một loạt các nguyên tắc và qui tắc quản lý. Như

vậy làm giới hạn lại khái niệm như đã đạt được với khái niệm dân chủ (đảm bảo
nguyên tắc đa số, quyền của con người và phân chia quyền lực). Các cơ quan quyền
lực công cộng trực tiếp nghiên cứu các vấn đề về phát triển bền vững thì có đề nghị
các khái niệm khác nhau mà vượt khỏi khái niệm như đã nêu ở (3): Hội đồng
Enquete của Quốc hội Đức “Cung cấp năng lượng bền vững theo các điều kiện của
toàn cầu hóa và tự do hóa” (trong tương lai được viết ngắn gọn là “Năng lượng của
Enquete”), Cục môi trường Liên bang (UBA), Hội đồng tư vấn về các vấn đề môi
trường (SRU) và Hội đồng khoa học của biến đổi khí hậu toàn cầu (WBGU) yêu
cầu một sự phát triển nội trong một lối đi do chính sách định trước hay nội trong
Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

3

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

giới hạn của thiên nhiên, thì về nguyên tắc giới hạn các hoạt động của con người
(UBA 2002: 3; Quốc hội Đức 2002/07: 71). Như vậy nó dựa vào quan điểm (1) và
(2). Đối với phân tích tiếp theo thì chúng ta theo đuổi quan điểm của SRU, UBA và
WBGU. Nếu nói về phát triển bền vững thì ở đây chúng ta luôn hiểu đó là vị trí của
sự phát triển bền vững mạnh (để phân biệt mức độ bền vững thì xem mục 6.2).
Chính vì vậy chúng tôi muốn (xét ở góc độ của Kinh tế học bền vững / Kinh tế môi
trường thế hệ mới) dành công sức cho định nghĩa về khái niệm, cố gắng làm sao
khái niệm phải được viết một cách chính xác, làm sao có thể phân biệt một cách rõ
ràng phát triển bền vững so với những xu thế phát triển hiện nay.
Định nghĩa về phát triển bền vững

(1) Do Ủy ban Brundtland đưa ra: “Phát triển lâu bền là phát triển đáp ứng
những nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng, gây tổn hại đến những khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...” (Hauff 1987: 46);
(2)Thông qua Kinh tế học bền vững:
“Một phát triển bền vững sẽ đảm bảo đủ cho tất cả con người sống hiện nay
và các thế hệ tương lai đầy đủ các chuẩn mực về sinh thái, kinh tế và văn hóa - xã
hội trong giới hạn của sự chịu đựng của thiên nhiên và như vậy thực thi nguyên tắc
công bằng nội và ngoại thế hệ” (Rogall 2000: 100; xem tài liệu của Hạ nghị viện
Berlin 2006/06: 12).
Thay vì khái niệm “Khả năng chịu đựng của thiên nhiên” thì sử dụng khái
niệm “Giới hạn của hệ sinh thái” (ở đây có lẽ là sự giới hạn khả năng tiếp nhận chất
thải đặc biệt nhất định) hay khoảng không gian của môi trường (KKGMT):
KKGMT có nghĩa là những cơ sở sự sống tự nhiên với tất cả các chức năng của
mình. Khái niệm “giới hạn của không gian môi trường” cần phải chỉ ra là con người
có thể sử dụng lâu dài những tài nguyên thiên nhiên cho đến một mức độ nhất định,
mà không gây ra nguy hại đối cơ sở sinh tồn. Những cơ sở này bị vi phạm ở những
nơi mà việc xả thải các chất độc hại dẫn đến nguy hại sức khỏe của con người, động
vật và cây cối cũng như tài nguyên thiên nhiên với mọi chức năng của chúng bị sử
dụng quá mức. Khái niệm của Opschoor được phát triển từ năm 1992 và công bố

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

4

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng


thông qua nghiên cứu “Một nước Đức có tương lai” (BUND/MISEREOR 1996:
26).
1.1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững
Phát triển và môi trường có mối quan hệ tưong tác rất chặt chẽ, thường
xuyên, phụ thuộc và quy định lẫn nhau. Phát triển và môi trường biểu hiện mối
quan hệ đa dạng, đa chiều giữa con người và thiên nhiên. Cách mạng khoa học và
kỹ thuật thúc đẩy mối quan hệ tương tác đó. Xã hội cần hướng tới một sự phát triển
bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường lấy con người làm trung tâm.
“Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác
động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả tài
nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự
giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên: Rất nhiều
quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ,
thiết bị công nghệ hiện đại,... Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự
nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát
triển bền vững về kinh tế - xã hội (KT-XH) ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa
phương vì:
Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa
đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống.
Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên
liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của
con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Những dạng vật chất trên không phải gì
khác, mà chính là các yếu tố môi trường.
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở,
cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập
nâng cao hiểu biết,... Những cái đó không gì khác là các yếu tố môi trường.
Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để hạn chế được nhiều nhất các chất thải,
đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với môi trường.


Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

5

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển
KT-XH.
Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh
thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội,
nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như
của cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối
quan hệ chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát
triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống KT-XH, hàng hóa được di chuyển từ sản xuất đến lưu thông,
phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản
phẩm, chất thải. Các thành phần đó luôn luôn tương tác với các thành phần tự nhiên
và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó.
Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo
môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng
có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo.
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển
KT-XH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự phát triển
KT-XH hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động KT-XH trong khu
vực.

Như vậy, để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây
ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát
triển và BVMT. Để phát triển bền vững không được khai thác quá mức dẫn tới hủy
hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản
xuất đi đôi với các giải pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật,
thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân
về BVMT,...
Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc.
Như trên đã nói, BVMT chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như
xã hội được bền vững. KT-XH phát triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

6

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều
kiện ổn định chính trị xã hội để KT-XH phát triển. BVMT là việc làm không chỉ có
ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu
một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không còn điều
kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người...), thì sự
phát triển đó phỏng có ích gì! Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới,
không làm tốt công tác BVMT, làm cho môi trường bị hủy hoại thì trong tương lai,

con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ.”
(Nguồn: />
1.2. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Sự cần thiết của quản lý môi trường
“Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo vệ môi trường
và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội”
(Nguồn: />g.pdf)

Vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay đang là vấn đề cấp
thiết, xuất phát từ các vấn đề sau :
Thứ nhất : Sự xuống cấp của môi trường do hậu quả của sự phát triển kinh tế
đặt ra yêu cầu quản lý môi trưòng.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang trên con đường xây dựng phát
triển, đòi hỏi sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên, các chất thải trong
sản xuất cũng ngày càng tăng lên, đã đang và sẽ làm nhiễm bẩn môi trường không
khí, đất, nước, làm cho môi trường sống của con người ngày xấu đi, nhất là ở một
số vùng mỏ và khu công nghiẹp tập trung, là mối đe doạ đối với tài nguyên sinh vật
ở các vùng lân cận.
Mặc dù nền kinh tế chưa phát triển, song tình trạng ô nhiễm môi trường do
hoạt động của ngành gây ra (công - nông - lâm- ngư- giao thông vận tải - dịch vụ)

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

7


PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

cũng không kém phần nghiêm trọng. Đặc biệt tình trạng ô nhiễm cục bộ ở các khu
công nghiệp và các đô thị đã thể hiện rõ hơn, nhất là ô nhiễm nguồn nước và ô
nhiễm môi trường do đất xói mòn. Hiện nay nước ta đang phải đương đầu với
những vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng và xói mòn đất, khai thác
quá mức tài nguyên ven biển, đe doạ các hệ sinh thái ngập nước nói chung và sự
cạn kiệt tài nguyên do mất dần các loại động vật hoang dã và các nguồn gen.
Thứ hai : Quản lý nhằm sử dụng tốt hơn tài nguyên môi trường.
Cần phải nhận thức rằng, vấn đề bảo vệ môi truờng ở Việt Nam thực chất là
vấn đề về khoa học các nguồn tài nguyên - thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên và
tiềm năng lao động gắn bó chặt chẽ và chủ động trong mọi quá trình xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đó là một trong những đường lối có tính chiến
lược.
Thứ ba : Sự gia tăng dân số đặt ra vấn đề quản lý môi trường.
Mức tăng dân số là mối đe dọa môi trường lớn nhất nước ta. Mật độ dân số
trung bình của nước ta là 263/Km2 (số liệu năm 2010 , thuộc loại cao trên thế giới.
Tốc độ tăng dân số nhanh, trong khi diện tích đất canh tác không tăng, làm cho bình
quân diện tích đất canh tác theo đầu người rất thấp (thấp nhất khu vực Đông Nam
Á) và lại xu hướng giảm dần. Diện tích rừng phá hàng năm (20 vạn ha) làm cho
diện tích rừng càng giảm. Tàn phá thảm thực vật rừng còn phá huỷ cả các nguồn
gen quý giá của các động vật hoang dã, phá huỷ đất rừng, làm cạn nguồn nước
ngầm và nước mặt làm cho nhiều vùng trở thành hoang mạc.
Dân số tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nước
ta đã làm gia tăng những khối lượng khổng lồ các chất phế thải vào môi trường sống,
làm hỏng đất, ô nhiễm nguồn nước và không khí. Nhiều khu công nghiệp như Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Biên Hoà, Việt Trì vv… các chỉ số về
mức độ độc hại do ô nhiễm đã vượt quá giới hạn cho phép rất nhiều.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường

Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam được thể
hiện trong Điều 37, Luật Bảo vệ Môi trường, gồm các điểm:

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

8

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi
trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế
hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường.
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên
quan đến bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng
môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các
cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tất cả những vấn đề trên là nội dung tổng quát của quản lý môi trường nói
chung, điều quan trọng đặt ra là tuỳ theo tính chất của môi trường hiện tại và yêu
cầu của quản lý môi trường để các nhà quản lý môi trường nhấn mạnh các nội dung
quản lý cụ thể thông qua các công cụ quản lý môi trường.
1.2.3. Các công cụ quản lý môi trường
a. Định nghĩa
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác
quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công
cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

9

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

b. Phân loại
- Trích trong cuốn “Kinh tế học bền vững”, GS.TS Rogall đã viết:
Với sự khởi đầu của giai đoạn truyền thống về chính sách môi trường hiện đại vào
đầu những năm 1970 thì các nguyên tắc của chính sách môi trường được xác định
Ngày nay thì chúng được bổ sung thêm khía cạnh bền vững và đến nay nó vẫn
mang tính thời sự. Từ đó đến nay thì có không biết bao nhiêu quy định pháp lý về

môi trường đã được ban hành và đi vào đời sống. Chúng ta phân chia những công
cụ hiện hữu theo một sơ đồ thành bốn loại (như trong bảng 1.1). Trong đó chúng ta
biết rằng nhiều công cụ trong số đó là tổ hợp của các loại công cụ vì các nhà ban
hành luật thì ngày càng năng động hơn đối với luật trật tự thông qua các yếu tố của
kinh tế môi trường. Nhưng chúng tôi vì lý do lý luận nên dừng ở cách phân biệt
truyền thống.

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

10

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

Bảng 1.1: Các công cụ về chính sách bảo vệ môi trường
Loại

Công cụ

1. Các công cụ tác Giá trị giới hạn
động trực tiếp (cứng)
(yêu cầu và cấm)
Tiêu chuẩn chất lượng
Trách nhiệm sử dụng

2. Các công cụ có tác

động gián tiếp (công cụ
mềm) (tạo ra kích thích
và thông tin)

3. Các công cụ kinh tế
môi trường (thay đổi
các điều kiện khung)

4. Các công cụ khác

Cấm sử dụng sản phẩm
và vật chất
Đào tạo và thông tin môi
trường
Cam kết
Các chương trình kích
thích
Các biện pháp nội bộ của
bàn tay công
Các biện pháp khác
Sinh thái hóa hệ thống tài
chính (thuế môi trường,
hệ thống thưởng phạt hay
Bonus-Malus)
Quyền sử dụng tài
nguyên có thể mua bán
Các mô hình Quota

Ví dụ
Hệ thống trang thiết bị theo

BImSchG, Kfz
Tiêu chuẩn tiêu dùng trong tiết
kiệm năng lượng EnEV
Năng lượng tái tạo trong luật
sử dụng nhiệt
Bóng đèn tròn sợi đốt, kim loại
nặng
Các chương trình đào tạo, các
bài báo
Việc xả thải CO2 của xe hơi
Chương trình vay tín dụng
Việc mua sắm, chương trình,
kiểm/thanh tra
Kiểm toán, báo cáo, nhãn hiệu

Luật về nộp thuế nước thải, cải
tổ thuế sinh thái, luật về năng
lượng tái tạo, luật về hiệu quả
năng lượng
Hệ thống mua bán khí CO2 ở
châu Âu
Ban hành Quota cho năng
lượng tái tạo
Lợi ích của người sử Tạo vùng đệm bảo vệ chống
dụng
tiếng ồn
Nghĩa vụ thu hồi
Quy định về đóng gói bao bì
Các công cụ lên kế hoạch Kế hoạch sử dụng diện tích


- Các chỉ tiêu đánh giá các công cụ bảo vệ môi trường:
Để nghiên cứu xem những biện pháp và công cụ nào thích hợp để vượt qua những
yếu tố kinh tế - xã hội của thất bại thị trường và thành công trong phát triển bền
vững thì cần phải đánh giá tiếp theo những công cụ lựa chọn. Để làm việc đó thì cần
xây dựng những bộ catalog chỉ tiêu khác nhau (SRU 1974; Wicke năm 1993;
Endres 1994: 100; Bartmann 1996: 117). Chúng ta phân các công cụ thành các loại

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

11

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

và sử dụng chúng trong đánh giá các công cụ trong bảo vệ môi trường như trong
hộp.
Các chỉ tiêu để đánh giá các công cụ bảo vệ môi trường (theo Busch trong cuốn
sách của Costanza u. a. 2001: 239)
1. Tính phù hợp với Liên minh châu Âu (các điều kiện cần thiết đối với những
nước thành viên thuộc Liên minh châu Âu)
2. Tác dụng về mặt sinh thái (đánh giá xem liệu qua việc áp dụng công cụ này
thì mục tiêu về chất lượng môi trường có thể đạt được không)
3. Hiệu quả kinh tế (kiểm tra xem liệu các mục tiêu về chính sách môi trường có
lợi đối với nền kinh tế quốc dân hay đạt được với chi phí thấp như có thể cho
nền kinh tế quốc dân)
4. Tác dụng kích thích động năng (đánh giá xem liệu công cụ có ở trong hoàn

cảnh để tạo ra những kích thích mà người gây ô nhiễm môi trường không
những chỉ cố gắng với trình độ công nghệ hiện tại, mà tiếp theo còn phải phấn
đấu liên tục để cải thiện tình trạng môi trường và sử dụng tài nguyên)
5. Tính thực tế, năng động và có thể chấp nhận được (tính thực tế có nghĩa là có
thể quản lý được các công cụ, tính năng động có nghĩa là khả năng thích ứng
tương đối nhanh đối với phát triển mới, khả năng chấp nhận được dựa vào số
đông người dân mà nó còn được gọi là “khả năng chịu đựng được của xã
hội”).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển, phát triển sẽ biến
đổi môi trường. Nhưng làm sao để môi trường vẫn làm tốt chức năng của mình: tạo
cho con người không gian sống với phạm vi và chất lượng đầy đủ; cung cấp cho
con người nguồn tài nguyên cần dùng; lưu trữ, xử lý những nguồn phế thải của con
người sao cho môi trường sống không bị ô nhiễm? Chỉ có phát triển bền vững gắn
liền với bảo vệ môi trường mới bảo đảm được điều đó. Tuy nhiên, trên thực tế còn
nhiều điều bất cập trong công cuộc phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường
mà chúng ta chưa làm được: Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt
động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát
triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao. Điều này đòi hỏi Nhà
nước phải nghiên cứu và nâng cao những giải pháp quản lý môi trường một cách

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

12


PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

hợp lý theo các yêu cầu: Đánh giá tác động của hoạt động con người đến môi
trường, hệ thống hóa các giá trị của môi trường, lập kế hoạch thiết kế cho phát triển
bền vững và góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và năng lực quản lý bảo
vệ môi trường của các cơ quan liên quan.

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

13

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY TẠI KHU VỰC VỊNH HẠ LONG
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHU VỰC VỊNH HẠ LONG CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới hạn với
phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía
Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120km kéo dài từ huyện
Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn;
phía Đông Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Trong diện tích 1.553km² gồm
vùng lõi và vùng đệm, nằm tại các tọa độ từ 106°58'-107°22' Đông và 20°45'-20°50'

Bắc, vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980
đảo chưa được đặt tên.
Khu vực có tác động đến môi trường vịnh Hạ Long là thành phố Hạ Long,
thị xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ, phía Đông huyên Yên Hưng và phía đông Đảo
Cát Bà. Tất cả các khu vực này đều nằm quanh vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long năm ở
ngay phía Nam thành phố với hàng trăm đảo đá vôi. Các hoạt động khai thác diễn ra
ở vùng đồi núi nằm song song với bờ biển từ thành phố Hạ Long đến Cẩm Phả. Khu
vực bờ biển tương đối hẹp, nên việc lấn biển được tiến hành trên diện rộng.
b. Khí hậu
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt: mùa hạ
nóng ẩm với nhiệt độ khoảng 27-29 °C và mùa đông khô lạnh với nhiệt độ 1618 °C, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 15-25 °C. Lượng mưa trên
vịnh Hạ Long vào khoảng từ 2.000mm–2.200mm tuy có tài liệu chi tiết hóa lượng
mưa là 1.680mm với khoảng trên 300mm vào mùa nóng nhất trong năm (từ tháng 6
đến tháng 8) và dưới 30mm vào mùa khô nhất trong năm (từ tháng 12 đến tháng 2
năm sau). Hệ thủy triều tại vịnh Hạ Long rất đặc trưng với mức triều cường vào
Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


Luận văn thạc sĩ kinh tế

14

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

khoảng 3,5-4m/ngày. Độ mặn trong nước biển trên vùng Vịnh dao động từ 31 đến
34.5MT vào mùa khô nhưng vào mùa mưa, mức này có thể thấp hơn. Mực nước
biển trong vùng Vịnh khá cạn, có độ sâu chỉ khoảng 6m đến 10m và các đảo đều
không lưu giữ nước bề mặt

Khí hậu trong khu vực chủ yéu bị ảnh hưởng bởi gió mùa đông Bắc khô
(tháng10-11 đến 3-4) và gió mùa hè ẩm (tháng 5-6 đến 9-10). Lượng mưa hang năm
khoảng 1800-2000 mm. Trong vùng mùa mưa thường có cường suất tác động làm
tăng xói mòn ở những lưu vực rừng bị chặt phá và các mỏ làm tăng tải lượng rửa
trôi, độ đục lớn gây bồi lắng ở các sông suối và ven bờ biển.
c. Điều kiện địa chất
Vịnh Hạ Long được bao quanh bởi những hòn đảo đá vôi ngoài biển và
những dãy núi đá ở trong đất liền. Thềm vịnhh được bao phủ bằng một lớp trầm tích
mịnh sâu khoảng 1,5-2.0 m. Bờ biển coa các bãi triều, các bãi triều phần lớn được
che phủ bởi rừng ngập mặn, được nhờ một phần vào hệ thốnglạch và kênh thuỷ
triều nhỏ. Ngoài ra còn có một số vỉa đá và các bãi biển ở bờ Bãi Cháy và phía Bắc
đảo Tuần Châu được bao phủ bằng cát lục địa. Cát có vỏ sò trộn lẫn ở các bờ biển
nhỏ đảo đá vôi ở phía Nam vịnh Hạ Long.. Phù sa thô được tìm thấy ở hầu hết các
khu vực vịnh Bãi Cháy và từ Cái Dăm Tuần Châu-Đầu Bên danh giới vịnh Bái Tử
Long.
d. Điều kiện thuỷ văn
Có 5 con sông lớn chảy vào vịnh là sông Mip, sông Trới, sông Diễn Vọng,
sông Mông Dương. Sông Diễn Vọng thoát nước ra lưu vực phía Đông vịnh Bãi
Cháy. Tổng khối lượng nước bề mặt được ngoại suy sử dụng mối liên hệ giữa diện
tích lưu vực và lượng nước mưa thực, được tính băng cách nhân lượng nước mưa
với tỷ lệ thải vào dòng chảy. Ước tính lượng nước rửa trôi bề mặt của các con sông
chính là 806.000.000 m³/năm, chiếm82% tổng lượng mưa.
e. Di sản Việt Nam và thế giới
Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam xếp hạng di
tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553km² bao gồm 1969 hòn đảo.

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21



Luận văn thạc sĩ kinh tế

15

PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng

Các đảo trong vùng vịnh Hạ Long được quy hoạch là khu bảo tồn các di tích
văn hoá-lịch sử và cảnh quan quốc gia, theo Quyết định Số 313/VH-VP của Bộ Văn
hoá-Thông tin Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 1962. Các đảo này cũng có trong
danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định Số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm
1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ).
- Di sản thế giới lần 1: giá trị thẩm mỹ
Ngày 21 tháng 12 năm 1991 Chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng hồ sơ
về cảnh quan vịnh Hạ Long để trình Hội đồng Di sản Thế giới xét duyệt di sản thiên
nhiên thế giới. Hồ sơ vịnh Hạ Long được chấp nhận đưa vào xem xét tại hội nghị
lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới.
Ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy
ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên
thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ
- Di sản thế giới lần 2: giá trị địa chất địa mạo
Tháng 9 năm 1998, theo đề nghị của Ban quản lý vịnh Hạ Long và Liên
minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Giáo sư Tony Waltham, chuyên gia địa
chất học trường Đại học Trent Nottingham đã tiến hành nghiên cứu địa chất vùng
đá vôi carxtơ vịnh Hạ Long. Giáo sư đã gửi bản báo cáo về giá trị địa chất vịnh Hạ
Long tới UNESCO tại Paris, Văn phòng IUCN tại Thụy Sĩ và Hà Nội, đồng gửi
Ban quản lý vịnh Hạ Long. Ngày 25 tháng 2 năm 1999, sau khi nhận được báo cáo
của giáo sư Tony Waltham, UNESCO đã gửi thư tới Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng
Ninh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Ban quản lý vịnh Hạ Long yêu cầu
xúc tiến việc chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận về giá trị địa chất, địa mạo

vùng đá vôi vịnh Hạ Long.
Ngày 2 tháng 12 năm 2000, căn cứ Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản văn
hóa và thiên nhiên thế giới và kết quả xét duyệt hồ sơ địa chất vịnh Hạ Long, tại
Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại thành phố Cairns, Queensland,
Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế giới lần thứ
2 theo tiêu chuẩn (viii) về giá trị địa chất địa mạo[10].

Học viên: Hoàng Phương

Lớp: 18KT21


×