Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận về các hiện tượng xã hội cho học sinh trung học phổ thông luận văn ths giáo d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HOA

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ CÁC HIỆN TƢỢNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN KHÁNH THÀNH

HÀ NỘI – 2013


LỜI CẢM ƠN

Luận văn của tôi được hoàn thành tại Trường Đại học Giáo Dục - Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong
Ban giám hiệu, các cán bộ, giáo viên Trường Đại học Giáo Dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành tới
thầy giáo PGS.TS. Trần Khánh Thành đã định hướng giúp tôi suốt quá
trình thực hiện luận văn, ban giám hiệu Trường THPT Hàn Thuyên nơi tôi
đang công tác, các thầy cô các trường THPT Hàn Thuyên, Trường THPT Quế


Võ 2, trường THPT Chuyên Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình làm luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn luận văn vẫn còn nhiều
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến, bổ sung
của tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.
Trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Học viên

Nguyễn Thị Hoa

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KB


Kết bài

NLXH

Nghị luận xã hội

MB

Mở bài

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

THCS

Trung học cơ sở

SGK

Sách giáo khoa

VN

Việt Nam


ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... i
Danh mục viết tắt ............................................................................................................ ii
Mục lục........................................................................................................................... iii
Danh mục biểu đồ, đồ thị ............................................................................................... v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài. ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề. ............................................................................................................ 3
3. Mục đích, nhiê ̣m vu ̣ nghiêncứu. ............................................................................... 8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
. ................................................................................ 8
5. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................... 9
6. Cấu trúc luận văn. ....................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY
HỌC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI....................................................................................10
1.1. Cơ sở lí luận. ..........................................................................................................10
1.1.1. Quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở THPT........................ 10
1.1.2. Lí luận dạy học hiện đại làm cơ sở cho việc dạy nghị luận xã hội về hiện
tượng đời sống. ................................................................................................. 13
1.1.3.Khái lược về văn nghị luận xã hội. ............................................................. 13
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................21
1.2.1. Thực trạng của việc dạy và học nghị luận xã hội ở THPT .......................... 21
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh khi tiếp xúc với những vấn đề nóng bỏng của xã hội.
......................................................................................................................... 26
1.2.3. Ý nghĩa và vai trò của việc dạy và học nghị luận xã hội về hiện tượng đời
sống ở trường phổ thông. ................................................................................... 29

Tiể u kế t chương 1 ........................................................................................... 35

iii


CHƢƠNG 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN
TƢỢNG XÃ HỘI THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ
ĐỘNG CỦA HỌC SINH ................................................................................ 36
2.1. Rèn luyện kỹ năng sống cơ bản cho học sinh......................................................36
2.1.1. Rèn luyện thói quen tư duy. ...................................................................... 38
2.1.2. Rèn kỹ năng phản biện, tranh luận cho học sinh. ....................................... 39
2.1.3. Rèn kỹ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội. .................................. 41
2.2. Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh khi
dạy nghị luận về hiện tượng đời sống. .......................................................................58
2.2.1. Vận dụng phương pháp xây dựng tình huống trong dạy và học nghị luận xã
hội về hiện tượng đời sống trong chương trình Trung học phổ thông. .................. 60
2.2.2. Dạy nghị luận xã hội bằng phương pháp thuyết trình thông qua điều tra xã hội.
......................................................................................................................... 64
2.2.3. Phương pháp làm việc nhóm trong dạy nghị luận xã hội giúp học sinh tăng
khả năng nhận thức và biết cách tranh luận ......................................................... 67
2.2.4. Dạy và học theo quan điểm truyền thông tin. ............................................. 71
Tiể u kế t chương 2 ............................................................................................ 73
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .........................................................74
3.1. Phạm vi thực nghiệm sư phạm. ............................................................................74
3.2. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc thực nghiệm. ...................................................74
3.3. Phương pháp thực nghiệm. ...................................................................................76
3.4. Mô tả thực nghiệm. ...............................................................................................77
3.5. Nội dung thực nghiệm...........................................................................................78
3.6. Tổ chức thực nghiệm.............................................................................................78
3.5.1. Tổ chức Thực nghiệm vòng 1. .................................................................. 78

3.5.3. Các biện pháp và phương pháp đánh giá thực nghiệm............................... 86
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm. ............................................................................87
3.7. Giáo án thực nghiệm
. ............................................................................................94
Tiể u kế t chương 3 .......................................................................................... 102

iv


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................106

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1

Lợi ích lớn nhất của học tập nghị luận xã hội về hiện

34

tượng đời sống
Biểu đồ 2.2

Sự gắn kết các thành viên trong nhóm

Biể u đồ 3.1


So sánh kết quả điểm kiểm tra giữa các lớp đối chứng

69

và thực nghiệm của các trường sau thực nghiệm lần 1 80
Biểu đồ 3.2.

So sánh kết quả điểm kiểm tra bài 2 sau thực nghiệm
lần 1

Biểu đồ 3.3

80

Biểu đồ so sánh điểm kiểm tra trường THPT chuyên
Bắc Ninh

Biểu đồ 3.4

Biểu đồ: 3.5

89

Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức của HS trường
THPT chuyên Bắc Ninh

90

Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra giữa lớp TN và ĐC


91

trường THPT Hàn Thuyên
Biểu đồ: 3.6

Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức của HS trường

91

THPT Hàn Thuyên
Biểu đồ: 3.7

Biểu đồ so sánh kết quả điểm kiểm tra của học sinh

92

trường THPT Quế võ
Biểu đồ 3.8

Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức của HS trường
THPT Quế võ 2

vi

93


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của

quá trình dạy học như: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương tiện dạy
học, môi trường dạy học, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, sự đổi mới nội dung
và phương pháp dạy học chỉ thực sự có ý nghĩa và mang tính khả thi khi được
tiến hành đồng bộ với việc đổi mới các hình thức dạy học. Nói cách khác,
phải tạo ra được các hình thức tổ chức dạy học phong phú có đủ khả năng để
thể hiện và chuyển tải nội dung và phương pháp.
Một trong những môn học từ trước cho tới nay vẫn được Bộ giáo dục
và các giáo viên phổ thông quan tâm đó là môn Ngữ văn. Trong xu thế hội
nhập, xã hội ngày càng hiện đại, chất lượng cuộc sống đang từng bước được
cải thiện và nâng cao. Môn Ngữ văn đang ngày càng chứng tỏ vai trò và chức
năng nhận thức của mình trong đời sống. Học Văn là học cách làm người, trở
thành những con người chân chính, sống có ích cho xã hội.Văn học chính là
nơi để con người thăng hoa cảm xúc, bày tỏ suy nghĩ, bộc lộ quan điểm, thái
độ sống, cách nhìn cuộc sống và xác định mục tiêu sống. Trong thực tế không
ít người cho rằng, môn Văn là môn học không thực sự quan trọng, bởi nó xa
rời thực tế, nó không giúp ích nhiều cho con người trong việc lựa chon công
việc, đem lại lợi ích thiết thực về mặt kinh tế. Dó đó, phần lớn học sinh, thậm
chí cả các bậc cha mẹ học sinh cũng không muốn con mình học và ham thích
văn chương. Sở dĩ môn văn khiến cho học sinh không hứng thú như vậy có lẽ
phần lớn nằm ở phía giáo viên chưa tìm ra những phương pháp dạy học tích
cực giúp học sinh nhận rõ vai trò của môn Văn.
Văn học không chỉ giúp con người có tầm hiểu nhất định về mặt lịch sử
hào hung của dân tộc, hơn thế trong những năm gần đây, văn học đã làm tròn
vai trò của bộ môn Đạo Đức ở cấp 1 và đang lấn sân sang bộ môn Giáo dục
công dân. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển toàn diện cho
học sinh về kiến thức cũng như kỹ năng sống, đề thi học kỳ, thi kiểm tra cuối

1



năm ở các lớp 10, 11, 12, đề thi tốt nghiệp phổ thông trung học, đề thi đại học,
thậm chí cả đề thi học sinh Giỏi quốc gia môn Văn có rất nhiều đổi mới. Đề
bài thường gồm có hai phầ n : Nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Vì vậy
vấn đề nghị luận xã hội luôn đóng một vị trí quan trọng trong chương trình ôn
luyện và trong cấu trúc đề thi qua các năm, việc hướng dẫn học sinh làm kiểu
bài nghị luận xã hội, dặc biê ̣t là ngh ị luận về một hiện tượng đang diễn ra
trong cuộc sống là điều hết sức quan trọng. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để
đa số học sinh có thể nắm được cách viết một bài văn nghị luận đạt yêu cầu,
từ đó thông qua bài văn giáo viên có thể đánh giá năng lực nhận thức của từng
học sinh. Nghĩa là bài viết không chỉ đúng ý, đủ ý mà còn phải hay, phải thể
hiện được tài năng, tố chất, bản lĩnh và năng lực vượt trội của cá nhân trước
những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Nghị luận về hiện tượng trong đời sống tuy mới chỉ được đưa vào dạy
ở bậc phổ thông trong vòng chục năm trở lại đây. Nghị luận xã hội giúp học
sinh có tầm hiểu biết nhất định về đời sống, về mối quan hệ giữa cá nhân với
môi trường, giữa cá nhân với tập thể, cá nhân với gia đình, cá nhân với cá
nhân….Từ đó làm thước đo về giá trị đạo đức cho con người. Dưới sự điều
khiển của giáo viên, từng cá nhân, học sinh có dịp đi sâu tìm hiểu những vấn
đề nóng hổi của xã hội mang tính thời sự cấp thiết, giúp các em nâng cao
năng lực nhận thức cuộc sống, xã hội. Từ cơ sở đó rèn luyện đức tính cần
thiết tạo cơ sở để hình thành nhân cách con người.
Nói một cách khái quát thì dạy nghị luận xã hội chính là dạy học sinh
kỹ năng sống, nhờ đó mà ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em
học sinh đã được tiếp xúc với mọi vấn đề, phương diện của cuộc sống xã
hội.Làm tiền đề, cơ sở, hành trang giúp các em bước vào cuộc sống không bị
bỡ ngỡ, nhờ đó mà học sinh có thể phận biệt đúng sai, hạn chế đến mức tối đa
việc mắc sai lầm.Và quan trong hơn giúp học sinh nắm được những giá trị to
lớn về mặt tinh thần trong cuộc sống, tránh xa các tệ nạn xã hội, trở thành
những công dân tốt góp phần xây dựng xã hội ngày một giàu đẹp văn minh.


2


Nghị luận xã hội có vai trò to lớn trong giáo dục, góp phần hình thành
nhân cách và lối sống của con người trong xã hội mà các giá trị to lớn về mặt
đạo đức đang dần bị băng hoại. Tuy nhiên để giúp người học có thể làm một
bài nghị luận về hiện tượng xã hội đạt hiệu quả cao, thì người dạy phải đưa ra
được những phương pháp phù hợp, gợi được khả năng liên tưởng, chiều sâu
tư duy, từ đó khích lệ người học bày tỏ suy nghĩ của mình. Nhận thấy sự cần
thiết phải đổi mới phương pháp dạy phù hợp, phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh trong làm văn nghị luận xã hội, tôi đã đi nghiên cứu đề tài: Rèn
luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận về các hiện tượng xã hội cho học sinh
trung học phổ thông, với mong muốn giúp các thầy cô giáo dạy bộ môn Văn
sẽ đem đến cho học sinh những bài giảng thú vị và bổ ích, từng bước rèn
luyện học sinh làm văn nghị luận xã hội. Đồng thời giúp cho người học nắm
bắt được những kỹ năng cơ bản để áp dụng vào việc làm bài văn nghị luận đạt
hiệu quả cao, nâng cao chất lượng dạy và học. Nó góp phần trang bị đầy đủ tri
thức để thế hệ trẻ bước vào tương lai, xây dựng đất nước ngày càng giàu
mạnh, văn minh sánh ngang tầm các nước trên thế giới.
2. Lịch sử vấn đề
Văn nghị luận là một trong những thể loại văn hội tụ đầy dủ các yếu tố
như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, mở rộng vấn đề…Do đó văn
nghị luận đã được đưa vào giảng dạy từ rất lâu trong nhà trường. Tuy nhiên,
chúng ta chỉ chủ yếu áp dụng văn nghị luận cho các tác phẩm văn chương.
Trong khoảng mười năm trở lại đây, cùng với việc thay đổi chương trình sách
giáo khoa, Bộ giáo dục đã đưa vào chương trình giảng dạy một phương diện
phản án mới của văn nghị luận. Đó là nghị luận xã hội, mà đặc biệt là nghị
luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội. Đây là một thể loại văn cho
thấy rõ nhất khả năng nhận thức của con người về đời sống, về xã hội, nhưng
ngay cả những thầy cô giáo như chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn trong

việc tìm hiểu và hướng dẫn học sinh nắm vững được kỹ năng làm văn nghị
luận xã hội. Từ yêu cầu cấp thiết của việc học văn cũng như nhu cầu tìm hiểu

3


cuộc sống, đã có không ít các thầy cô giáo, những nhà giáo dục ngày đêm
miệt mài bên trang giáo án để tìm ra phương pháp dạy tốt nhất.
Tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy và học nghị
luận về hiện tượng xã hội trong nhà trường, chúng tôi nhận thấy đã có không ít
những nhà giáo dục rất tâm huyết đưa ra những đóng góp vô cùng quý giá như:
Bàn về phương pháp làm bài văn nghị luận của thầy Nguyễn Hữu Xuân Quang
(giáo viên Trường THCS, Quận Thủ Đức). Ở bài viết này thầy tập trung phân
biệt sự giống và khác nhau giữa nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về
hiện tượng đời sống, giúp các em tránh nhầm lẫn trong khi làm bài.
Thầy giáo Trương Văn Quang – Chuyên viên Sở giáo dục tỉnh Quảng
Nam cũng có bài viết đăng trên diễn đàn dạy học của Bộ giáo dục.Ở bài viết
này, thầy đã chỉ Phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội, giúp người dạy
và học nắm vững được những bước cơ bản khi dạy và học văn nghị luận.Từ
đó, người dạy sẽ tặng cho học sinh của mình một chiếc cần câu, mà không
phải cho học sinh con cá. Có nghĩa là người dạy chỉ có vai trò hướng dẫn, dẫn
dắt học sinh, gợi mở giúp học sinh tư duy, quan sát và nhận thức cuộc sống,
từ đó bày tỏ quan điểm của mình trên trang giấy mà không ỷ lại vào giáo viên,
vào văn mẫu.
Trên diễn dàn văn học, đã có không ít những đóng góp để xây dựng
một bài dạy và học nghị luận xã hội như: Cấu trúc bài văn nghị luận xã hội,
Công thức làm văn nghị luận xã hội. Thậm chí có những bài viết bàn về cách
tiếp cận một đề văn nghị luận xã hội và phạm vi dẫn chứng của bài văn. Trên
báo giáo dục của Bộ đăng tải trên mạng cũng đưa ra bài viết :Cách ghi điểm
của bài văn nghị luận xã hội và Cách làm bài văn nghị luận xã hội. Những

bài viết này đã chỉ rõ cho người dạy và người học biết cách nắm bắt thông tin,
phân tích được dạng đề, và đặc biệt là cách hành văn sao cho phù hợp với
từng dạng đề cụ thể.
Gần đây trong đề cương bài giảng: Dạy học sinh giỏi làm bài nghị
luận xã hội cho sinh viên ngành sư phạm của PGS.TS Trần Khánh Thành

4


(Đại học Quốc gia Hà Nội), Thầy cũng đã đưa ra những cách thức,
phương pháp cơ bản giúp các em học sinh, có thể nắm được những bước
cơ bản trong quá trình phân biệt và xác định khái niệm nghị luận xã hội,
đặc biệt thầy còn hướng dẫn học sinh cách phân tích kiểu bài nghị luận xã
hội, cách triển khai luận điểm, phạm vi dẫn chứng. Nhờ đó mà giáo viên
chúng tôi cũng như các em học sinh đã phần nào hiểu và có ý thức hơn
trong việc quan sát cuộc sống, từ đó tri nhận được những vấn đề đang
diễn ra quanh mình và thể hiện sự hiểu biết đó vào bài văn nghị luận xã
hội để đem lại hiệu quả cao.
Trong cuốn sách “125 bài văn nghị luận xã hội 10,11,12” do PGS.TS
Trần Khánh Thành chủ biên, đã cung cấp cho giáo viên và học sinh những
kiến thức bổ ích về xã hội. Cuốn sách không cụ thể chỉ ra phương pháp làm
văn nghị luận xã hội, song qua cuốn sách, người học sẽ nắm được những
bước cơ bản trong cách hành văn, cách lập dàn ý bài văn, cấu trúc một bài
nghị luận, và phạm vi dẫn chứng mà mỗi bài nghị luận xã hội hướng tới.
Cuốn sách đã trở thành cẩm nang giúp cho các nhà hoạt động sư phạm rèn
luyện học sinh khi bàn luận về những vấn đề của xã hội đang diễn ra xung
quanh cuộc sống.
Nhận thấy được nhu cầu thiết yếu của giáo viên và học sinh trong quá
trình dạy và học nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống, trên các phương tiện
thông tin đại chúng, dặc biệt là trên các trang mạng Internet cũng đã cung cấp

cho học sinh một cái nhìn khá toàn diện về cách làm văn nghị luận xã hội.
Giúp quá trình học tập nghị luận xã hội đạt hiệu quả cao, gợi được suy nghĩ,
cách nhìn nhận cuộc sống, xây dựng được bản lĩnh tự lập cho học sinh.
Mặc dù có rất nhiều những bài viết, sáng kiến kinh nghiệm về việc dạy
và học nghị luận xã hội ở trong trường phổ thông. Nhưng hầu hết những bài
viết đó đều mang tính chất nhỏ lẻ, mỗi bài viết chỉ đề cập đến một khía cạnh,
phương diện của việc dạy và học nghị luận xã hội, do vậy chưa giúp người
dạy và học có một tầm hiểu biết toàn diện và sâu săc về kỹ năng, phương

5


pháp dạy và học tập tích cực đạt hiệu quả cao. Thậm chí chưa có một công
trình nghiên cứu nào thực sự có giá trị, mang tính hệ thống và khái quát được
toàn bộ quy trình và những phương pháp dạy nghị luận xã hội đạt chất
lượng.Tài liệu tham khảo để dạy nghị luận xã hội còn rất khan hiếm. Do vậy,
phần đông các giáo viên chúng tôi vẫn còn rất bỡ ngỡ, lúng túng trong dạy
nghị luận xã hội. Và hầu hết học sinh chưa nắm được kỹ năng làm văn nghị
luận xã hội, vì thế nên đa phần học sinh còn e dè, thậm chí là sợ, là ngại, là
lúng túng trong hành văn, trong kỹ năng làm văn nghị luận xã hội.
Nhằ m khắ c phu ̣c tin
̀ h tra ̣ng đó , và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu , học tập
của học sinh , Tạp chí Văn học và Tuổ i trẻ đã có sáng kiế n tổ chức cuô ̣c thi
“Ra đề và viế t văn nghi ̣ luận xã hộ i”, đươ ̣c sự hưởng ứng rô ̣ng raĩ của các
thầ y cô và các em ho ̣c sinh trong cả nước . Tuyển tập đề bài và bài văn nghi ̣
luận xã hội do Nguyễn Văn Tùng và Thân Phương Thu tuyể n cho ̣n đã giúp
học sinh tiếp cận những vấn đề nghị luâ ̣n xã hô ̣i thường đươ ̣c quan tâm trong
nhà trường và trong các kỳ thi . Qua đó , học sinh sẽ hình dung được phạm vi
và mức độ của đề văn nghị luận . Cuố n sách còn cung cấ p cho đô ̣c giả những
bài làm văn nghị luận xã hội có nô ̣i dung phong phú, cách diễn đạt và lập luận

có tính thuyết phục của học sinh , giúp người học tích lũy được vốn tri thức
nho nhỏ để trau dồ i ý tứ và kỹ năng làm văn nghi ̣luâ ̣n xã hô ̣i.
Nhâ ̣n thức rõ đươ ̣c vai trò của văn nghi ̣luâ ̣n về hiê ̣n tươ ̣ng trong đời
số ng đố i với viê ̣c giáo du ̣c, hình thành nhân cách, năng lực của con người GS.
TS Trầ n Đình Sử nhâ ̣n đinh
̣ : “Hiê ̣n nay , nhiề u em có thiên hướng học các
khố i tự nhiên , khoa học kỹ thuật . Ngân hàng thương mại…lại nghi ̃ rằ ng làm
văn không cầ n thiế t bằ ng làm toán , học lý, học hóa…. Đó là quan niê ̣m chưa
đúng. Thực tế văn nghi ̣ luận cầ n thiế t cho mỗi người , dù ta có học nghề gì
trong tương lai . Bởi làm văn nghi ̣ luậ n là rèn luyê ̣n tư duy bằ ng ngôn ngữ ,
cách diễn đạt chính xác , cách dùng từ đúng chỗ , cách thuyết phục người
khác. Thiế u năng lực thuyế t phục thì khó mà thành đạt trong cuộc số ng ”.Từ
nhâ ̣n đinh
̣ này , giáo sư đi đến việc

lý giải bản chất của nghị luận về hiện

6


tươ ̣ng trong đời số ng, thực chấ t nghi ̣luâ ̣n xã hô ̣i là xoay quanh những vấ n đề
về tư tưởng, đa ̣o đức, lố i số ng gầ n gũi với tuổ i trẻ , bày tỏ ý kiến, suy nghi ̃ về
mô ̣t viê ̣c tố t , viê ̣c xấ u trong đời số ng , từ đó rút ra bài ho ̣c cho bản thân , để
cuô ̣c số ng trở nên tố t đe ̣p , tích cực và có ý nghĩa hơn .Bài văn nghị luận hay
không chỉ có luâ ̣n điể m đúng, có ý nghĩa, lâ ̣p luâ ̣n chă ̣t chẽ mà còn phải chú ý
bố cục hợp lý . Bài văn thường có ba phần : mở bài , thân bài và kế t bài . Hình
dung bài văn như mô ̣t cuô ̣c trò chuyê ̣n , mô ̣t cuô ̣c phát biể u ý kiế n trước mo ̣i
người, thì nên có cách mở bài thích hợp . Trong phầ n mở bài tim
̀ cách


đưa

ngay vấ n đề cầ n bàn luâ ̣n và luâ ̣n điể m chiń h cho người đo ̣c thấ y , sau đó phầ n
thân bài lầ n lươ ̣t trin
̀ h bày vấ n đề , giải quyết vấn đề . Phầ n kế t bài không nên
giản đơn chỉ là tóm lại cái điều đã nói ở mở bài mà nên

mở rô ̣ng ra nhin
̀ về

triể n vo ̣ng tương lai, hoă ̣c nêu đòi hỏi trách nhiê ̣m đố i với người đo ̣c , khuyên
nhủ hay mong mỏi đối với mọi người.
Như vâ ̣y, viê ̣c ho ̣c và làm văn nghi ̣luâ ̣n không đơn thuầ n chỉ là ho ̣c để
thi cử , mà quan trọng hơn nghi ̣luâ ̣n về hiê ̣n tươ ̣ng xã hô ̣i đang trở thành mô ̣t
vấ n đề thiế t yế u đố i với viê ̣c giáo du ̣c ho ̣c sinh . Làm tốt bài văn nghị luận là
chuẩ n bi ̣đươ ̣c hành trang thiế t thực nhấ t giúp ho ̣c sinh khi bươn trải trong
cuô ̣c số ng sẽ không bi ca
̣ ́ m dỗ , không sơ ̣ va vấ p vào những tê ̣ na ̣n của xã hô ̣i .
Nghị luận xã hội không chỉ giúp con người hình thành nhân cách mà còn giúp
con người số ng la ̣c quan , tự tin vào năng lực của bản thân , có ý chí , có bản
lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống.
Trong quá trình tim hiểu văn nghị luận, đã thôi thúc tôi đi nghiên cứu
và tìm ra phương pháp phù hợp nhất với mong muốn giúp học sinh nâng cao
nhận thức, phát huy tính tích cực trong học tập, biết quan sát cuộc sống,
khuyến khích học sinh tư duy và thoải mái bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của
mình về các vẫn đề trong cuộc sống nhằm rèn luyện và nâng cao kỹ năng
sống cho giới trẻ, thanh niên, giúp chúng có định hướng đúng đắn trên hành
trình tìm ra chân lý của sự sống. Với ý nghĩ ấy, tôi đã đi nghiên cứu về Đề tài
Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận về các hiện tượng xã hội cho học sinh


7


trung học phổ thông, với mong muốn giúp các nhà sư phạm sẽ có thể truyền
đạt và hướng dẫn học trò của mình nắm được kỹ năng và làm tốt một bài văn
nghị luận xã hội. Đồng thời góp một tiếng nói nhỏ bé, một đóng góp không
đáng kể vào kho tàng sáng kiến để làm tư liệu cho các nhà sư phạm tham
khảo, nâng cao chất lượng dạy và học góp phần đổi mới giáo dục nước nhà.
3. Mục đích, nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cứu
Cung cấp cho những nhà sư phạm một công trình nghiên cứu mang tính
chất hệ thống, toàn diện về Phương pháp dạy học nghị luận về hiện tương đời
sống trong nhà trường, từ đó rèn luyện học sinh làm văn nghị luận xã hội đạt
hiệu quả cao.
Nâng cao kỹ năng sống, khả năng nhận thức và kỹ năng làm văn nghị
luận của học sinh
Hệ thống hóa những thành tựu về lí luận dạy học nghị luận xã hội (kỹ
năng sống ) trên thế giới và ở Việt Nam.
Xác định được các hình thức, biện pháp tổ chức, phương pháp dạy và
học nghị luận về hiện tượng đời sống ở trường phổ thông theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn nghiên cứu là Văn nghị luận: Rèn kỹ năng làm
bài văn nghị luận về các hiện tượng xã hội cho học sinh THPT
Đối tượng hướng đến là những nhà hoạt động sư phạm và tầng lớp học
sinh mà chủ yếu là học sinh trung học phổ thông.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ những vấn đề, hiện tượng
diễn ra xung quanh cuộc sống của con người. Đặc biệt là những vấn đề nóng
hổi, mang tính thời sự ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, đến sự sống, đến
việc hình thành nhân cách của con người.

Phạm vi dẫn chứng chủ yếu là lấy ngay trong cuộc sống và một phần là
lấy từ tác phẩm văn chương.

8


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu một số công trình khoa học
về Tâm lí học, Giáo dục học, Giáo dục văn học và tài liệu liên quan đến đề
tài: nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK văn học bậc THPT.
Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh
về việc tổ chức dạy học nghị luận xã hội trong dạy học Ngữ văn (kỹ năng
sống) ở trường THPT.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần:
+ Xử lí số liệu kết quả khảo sát và kết quả sau thực nghiệm sư phạm.
+ Phân tích số liệu khảo sát và số liệu thực nghiệm.
+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học và các thành tựu của công
nghệ thông tin để xử lí kết quả thực nghiệm.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục, bố
cục luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy và học nghị luận xã hội
Chương 2: Dạy nghị luận về hiện tượng xã hội theo phương pháp phát huy
tính tích cực chủ động của học sinh
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

9


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở THPT
Giáo dục nước ta trong thập kỉ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có
nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo
dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ
thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác
động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới.
Yêu cầu phải đối mới, phải chấn hưng nền giáo dục Việt Nam được nêu rất rõ
trong các văn kiện của Đảng và được cụ thể hóa qua Luật Giáo dục của Việt Nam.
Ở nước ta, trong quá trình cải cách giáo dục – đào tạo, mục tiêu, chương
trình, nội dung giáo dục – đào tạo đã thay đổi nhiều lần cho phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ.
Tuy nhiên, những thay đổi về chuyên môn còn quá ít, quá chậm. Phương pháp
đang được sử dụng phổ biến trong các trường học chủ yếu là thuyết giảng có
tính chất áp đặt của thầy, coi nhẹ hoạt động tích cực, chủ động của trò. Sự
chậm trễ đổi mới phương pháp dạy học ở THPT là trở ngại lớn cho việc thực
hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đã đề ra là đào tạo “người lao động tự chủ
năng động, sáng tạo”. Để khắc phục tình trạng này, Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI (2011), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tiếp tục khẳng
định để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo cần thực hiện đồng bộ
các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra
theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi
trọng giáo lí, lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối
sống và năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành và tác phong công nghiệp, ý
thức trách nhiệm xã hội.

10



Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, đã khẳng định phấn
đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỉ cương, đồng thuận; đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao
hơn trong giai đoạn sau. Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá
là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết
chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công
nghệ. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và
thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp
phát triển giáo dục.
Điều 28.2. Luật Giáo dục đã được sửa đổi bổ sung có hiệu lực thi hành
từ 1/7/2010, quy định: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Tiếp đó, Tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kí quyết định phê duyệt “Chiến
lược phát triển giáo dục 2011-2020”. Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
của Đảng ta khẳng định phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng
đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể
chính trị, kinh tế , xã hội trong phát triển giáo dục . Đầu tư cho giáo dục là đầu
tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là
chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà nước dành

cho phát triển giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù.

11


Như vậy, để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển giáo dục gắn với
phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt
chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành để
một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng
thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu
được phát triển tài năng. Sự phát triển của xã hội cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ
XXI đòi hỏi con người có một phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như
năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do
cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng,… Những yêu cầu trên
đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn diện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục
của xã hội và cá nhân, từ học chế đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi
những phương thức, cách thức giáo dục tốt hơn. Tuy nhiên, để tìm được những
cách thức đào tạo phù hợp, cần phải làm sáng tỏ bản chất việc học mới có thể
tìm được những cách dạy phù hợp, có hiệu quả nhất.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn hiện nay và yêu cầu phải cải cách
toàn diện giáo dục THPT là một yêu cầu cấp thiết nhằm đạt mục tiêu giáo dục
phổ thông. Phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu dạy học, chương trình, nội giáo
dục phổ thông, đặc biệt là đổi mới phương pháp giáo dục kết hợp với đổi mới
hình thức tổ chức giáo dục THPT. Cuối cùng là đổi mới đánh giá kết quả giáo
dục THPT.
Hiện nay, giáo dục phổ thông ở nước ta đang từng bước tiến hành đổi
mới theo định hướng của Đảng và của Bộ giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, sự

đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo chỉ thực sự có ý nghĩa và mang tính
khả thi khi được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới các hình thức tổ chức dạy
học. Nói cách khác, là phải tạo ra được các hình thức tổ chức dạy học phong
phú có đủ khả năng để thể hiện và chuyển tải những nội dung và phương pháp

12


đang ngày càng hoàn thiện. Rèn luyện học sinh THPT làm văn nghị luận về
hiện tượng xã hội là một trong những chương trình đổi mới giáo dục hiệu quả,
nhằm nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của người học, đồng thời phát
huy được năng khiếu, tính chủ động của học sinh trước những đổi thay của
cuộc sống, qua đó có thể giải quyết phần nào những định hướng mà Đảng, Bộ
Giáo dục và đào tạo đang quyết tâm thực hiện.
1.1.2. Lí luận dạy học hiện đại làm cơ sở cho việc dạy nghị luận xã hội về
hiện tượng đời sống
Sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia, dân tộc trong bối
cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu
hóa tạo ra những cơ hội nhưng cũng đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối
với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng trước một
thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng đồng
thời lạc hậu rất nhanh. Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng
cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt,
tính trách nhiệm, năng lực công tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề
phức hợp trong tình huống thay đổi. Từ những đòi hỏi trên, giáo dục cần phải
đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế, xã hội
và thị trường lao động.
Trong thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, rất nhiều lí thuyết
học tập mới đã ra đời để đáp ứng sự đổi mới của giáo dục. Các lí thuyết học
tập đều tìm cách giải thích cơ chế của việc học tập, làm cơ sở để tổ chức và

thực hiện tối ưu quá trình học tập của HS. Có rất nhiều mô hình lí thuyết khác
nhau, trong đó có một số thuyết học tập làm cơ sở cho tổ chức dạy và học
nghị luận xã hội. Đó là thuyết học tập mang tính xã hội, sự giải quyết mâu
thuẫn, sự hợp tác tập thể.
1.1.3.Khái lược về văn nghị luận xã hội
1.1.3.1. Nội hàm khái niệm

13


Trong nội dung hạn chế đề thi học kỳ, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh cao
đẳng và đại học 4 năm gần đây (từ 2009), đây là phần được coi là mới nhất.
Đúng ra, dạng đề thi thuộc loại này trước đây đã từng rất quen thuộc với học
sinh. Có một thời kì, trong đề thi làm văn của học sinh bậc phổ thông trung
học, người ta không còn ra loại đề này. Chính thức từ kì thi năm 2009, dạng
đề thi này mới quay trở lại, nên học sinh, nhất là khối thí sinh tự do cảm thấy
bỡ ngỡ. Tuy nhiên, với những học sinh đã học chương trình mới từ đầu, nếu
được thầy cô giảng dạy chu đáo và bản thân thường xuyên rèn luyện, đây
cũng chỉ là bài làm văn thông thường, không khó.
Để làm tốt câu hỏi dạng này, học sinh trước hết phải nắm được những
vấn đề lí thuyết về văn nghị luận. Những kiến thức này đã có đầy đủ trong các
bài học của sách giáo khoa, học sinh chỉ cần ôn luyện lại, nắm vững những
khái niệm then chốt và các thao tác khi làm bài văn nghị luận xã hội.
Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng
cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật,
triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm
sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều
kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và
niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng,
tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục

của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác
bỏ, so sánh…” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2).
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề
tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những
vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc
tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề
hội nhập, toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học
(lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết
khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.

14


Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội, thí sinh cần phải nắm vững các vấn
đề sau:
+ Phải biết phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc
sống để so sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc,
đầy đủ, cô đúc nhất.
+ Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, vì không giống với nghị luận
văn học, nói chung người viết có thể dựa vào bài học có sẵn, hoặc được thầy
cô giáo hướng dẫn, bài nghị luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ
động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được số đông
chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được người đọc bằng
những lí lẽ xác đáng.
+ Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng
bài viết cũng không nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài
viết không vượt quá 600 từ, nghĩa là với khổ giấy thi được sử dụng chính thức
như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang, viết ngắn quả là khó hơn viết dài, thí
sinh cần phải chú ý thời gian để không bị phân tán tư tưởng, tránh ảnh hưởng
đến phần bài làm khác. Để giúp học sinh làm quen với dạng đề thi này, người

viết xin dẫn dưới đây một số câu hỏi tiêu biểu.
1.1.3.2. Dạng đề tiêu biểu
Đề 1: “Như một thứ a xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn
mòn cả một xã hội”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ)
trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con
người trong cuộc sống hiện nay (đề thi ĐH khối C, năm 2010)
Đề 2: Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào
nhoáng”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày
suy nghĩ về sự nguy hại của đạo đức giả đối với cuộc sống con người (đề thi
ĐH, khối D, năm 2010)

15


Đề 3: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến
sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh
mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa (đề thi ĐH, khối D, năm 2009)
Đề 4: Phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời.
Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”
(Norman Kusin). Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
Đề 5: Anh/ Chị hãy bình luận ca từ sau đây trong một bản nhạc của Trịnh
Công Sơn: “Sống trên đời cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?”.
Đề 6: Trong một lần trả lời con gái thế nào là hạnh phúc, Mác nói: “Hạnh
phúc là đấu tranh”. Anh/chị hiểu câu nói trên như thế nào?
Đề 7: “Mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” (Gớt).
Anh/chị hiểu câu nói trên như thế nào”?
Đề 8: Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội
hiện nay.
Đề 9: Viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp bảo đảm an toàn giao
thông hiện nay.

Đề 10: Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh thành tích – một căn
bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. Có
thể so sánh liên hệ với trường và lớp anh/ chị đang theo học.
Đề 11: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” (M. Gorki). Suy
nghĩ của anh/chị về vấn đề trên.
Đề 12: Nhà văn Nga Lev Tolstoi nói “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không
có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương
hướng thì không có cuộc sống”. Hãy nêu ý kiến của anh/chị về vấn đề trên.
Đề 13: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu). Dựa vào câu thơ trên, hãy
viết một đoạn văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ riêng của anh/ chị..
Những câu hỏi nghị luận xã hội như đã nêu ở trên khá rộng mở. Chúng ta
không thể có cách học nào tốt hơn là rèn luyện thật nhiều kĩ năng đọc hiểu

16


văn bản, phải nắm vững và làm chủ được nhiều loại kiến thức, và phải biết
phát huy tính chủ động trong suy nghĩ của mình.
Trong hạn chế chương trình với dạng đề này, học sinh lại phải nắm được
hai dạng chính đã được hạn chế:
+ Một là loại bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (chẳng hạn câu ca từ của
Trịnh Công Sơn, câu trả lời của Mác với con gái, câu nói của Gớt về vai trò
quan trọng của thực tiễn so với lí thuyết…)
+ Hai là loại bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (về căn bệnh vô cảm,
bệnh thành tích, về thói quen sinh hoạt hàng ngày, về thái độ thi cử thiếu
trung thực…).
1.1.3.3. Cấu trúc của bài nghị luận
Một bài nghị luận xã hội dù dung lượng không dài cũng vẫn phải đảm
bảo cấu trúc của một bài làm văn, nghĩa là vẫn phải có mở đầu, thân bài và
kết luận. Phần mở bài cần phải nêu được vấn đề trọng tâm mà đề ra yêu cầu.

Phần thân bài, phải triển khai tiếp các luận điểm đã được nêu ra ở phần một,
và cuối cùng, phần kết luận, người viết phải đưa ra tổng kết của cá nhân mình
về vấn đề đã nêu, đúng hay sai? Bài học nào được rút ra cho cá nhân người
viết? Tóm lại, với một bài nghị luận xã hội, bố cục chung của bài làm nên lần
lượt triển khai theo các bước sau đây:
- Ý 1: Nêu và giải thích ý kiến câu hỏi đề thi.
- Ý 2: Bàn luận mở rộng về ý kiến câu hỏi đề thi.
- Ý 3: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân và cho mọi người.
* Một số ví dụ
Để giúp các nhà hoạt động giáo dục và các em học sinh có thể dễ dàng
giải quyết các bài làm cụ thể của mình, chúng tôi xin dẫn ra dưới đây 3 ví dụ
cụ thể: một đáp án sơ lược, một đáp án chi tiết và một bài viết hoàn chỉnh.
Ví dụ 1. Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích,
người chân chính thì kiên nhẫn tạo nên thành tựu (đề thi ĐH, khối C, 2012)
Đáp án sơ lược

17


+ Giải thích ý kiến
- Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc
làm đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực
chất và phù hợp với những giá trị xã hội; thành tích là những kết quả được
đánh giá tốt; thành tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, thường chỉ đạt
được sau một thời kì phấn đấu lâu dài.
- Về nội dung, đây là ý kiến chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử
trong công việc giữa loại người cơ hội và chân chính.
+ Bàn luận về ý kiến
* Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích
- Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc, kẻ cơ hội không cầu

kết quả tốt, mà chỉ cầu được đánh giá tốt. Kẻ nào càng vụ lợi thì lại càng nôn
nóng có được thành tích.Bởi thế, loại người này thường chỉ tạo ra những
thành tích giả.
- Về thực chất, cách hành xử ấy là lối sống giả dối khiến cho thật giả bất phân,
làm băng hoại các giá trị về đạo đức; lối sống cơ hội này đã khiến bệnh thành
tích lan tràn như hiện nay.
* Người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu
- Coi trọng chất lượng thật, kết quả thật là đức tính của người chân chính. Bởi
thế loại người này thường kiên nhẫn trong mọi công việc để tạo nên những
kết quả thực sự, những thành quả có ý nghĩa lớn. Đối với họ chỉ có những
thành quả thực sự mới tạo nên giá trị thực của con người, dù có khi phải trả
giá đắt.
- Về thực chất, cách hành xử ấy thuộc về lối sống chân thực, biểu hiện của
những phẩm chất cao quý; giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị
đích thực cho mình và cộng đồng, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên.
+. Bài học về nhận thức và hành động
- Cần nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách: một loại người
tiêu cực thấp hèn cần phê phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng.

18


×