Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước ta hiện nay luận văn ths triết học 60 22 85 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.73 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

----------------------

VƯƠNG XUÂN HƯƠNG

THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG CHĂM
SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2004


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

----------------------

VƯƠNG XUÂN HƯƠNG

THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG CHĂM
SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Chuyên ngành:

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


Mã số:

5.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN VĂN DƯƠNG

HÀ NỘI - 2004


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử xã hội loài người, công bằng xã hội là một trong những
mục tiêu mà con người luôn vươn tới. Công bằng xã hội là ước mơ, khát
vọng, động lực thúc đẩy con người đấu tranh không ngừng nhằm xoá bỏ bất
công trong xã hội .
Chủ nghĩa Mác - Lênin coi con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị
vật chất và tinh thần cho xã hội. Con người là “nguồn tài nguyên” đặc biệt
nguồn lực cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Với ý nghĩa đó, con người cần
được phát triển toàn diện về mọi mặt, để trở thành người lao động có những
năng lực và phẩm chất tốt sẽ là động lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Nhận thức được điều đó Đảng cộng sản Việt Nam coi việc chăm lo
phát triển nguồn lực con người và thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc
sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng.
Thực hiện chủ trương chung của Đảng về đổi mới, ngành y tế đã có
nhiều hình thức hoạt động đa dạng và phong phú. Hàng loạt các chính sách y
tế được thực hiện như: bảo hiểm y tế, viện phí, hành nghề y – dược tư nhân…

các chính sách xã hội về y tế một mặt thúc đẩy sự phát triển của ngành, cải
thiện và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Mặt khác, thực hiện cơ chế thị
trường ngành y tế cũng gặp phải một số hạn chế nhất định. Trong thời kỳ bao
cấp nhân dân được hưởng chế độ chăm sóc sức khoẻ miễn phí. Việc xoá bỏ
chế độ bao cấp cho y tế đã gạt một bộ phận dân cư ra khỏi sự chăm sóc sức
khoẻ nói chung dẫn đến trong xã hội có sự phân hoá trong lĩnh vực hưởng thụ
các dịch vụ chăm sóc y tế, đây là một vấn đề nhạy cảm mà cả xã hội đang
quan tâm.
Với tư cách là mục tiêu lâu dài trong chiến lược phát triển con người
của Đảng, việc thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân


là một quá trình phát triển lâu dài với những biểu hiện phong phú đa dạng. Vì
thế, đặt ra yêu cầu phải có sự nghiên cứu nghiêm túc và khoa học cả về lý
luận và thực tiễn. Từ đó tìm ra hướng giải quyết nhằm khắc phục những hạn
chế, đưa ra các giải pháp có tính khả thi góp phần thực hiện mục tiêu chung
của chủ nghĩa xã hội là tất cả cho con người và vì con người.
Do đó, chúng tôi chọn đề tài: "Thực hiện công bằng xã hội trong
chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nƣớc ta hiện nay" làm đề tài luận văn thạc
sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Công bằng xã hội là một trong những vấn đề quan trọng trong chính
sách xã hội của Đảng và Nhà nước, trong đó việc mở rộng mạng lưới y tế
chăm sóc sức khoẻ nhân dân là nội dung quan trọng của chính sách xã hội
hiện nay. Ở nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta từ lâu đã quan tâm đến
vấn đề này. Ngoài các quan điểm của Đảng được khẳng định trong các Văn
kiện, Nghị quyết đã có nhiều công trình, bài viết của nhiều nhà khoa học,
nhiều tác giả đề cập đến vấn đề công bằng xã hội ở những góc độ khác nhau .
Trong lĩnh vực y tế đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về
vấn đề công bằng xã hội như:

- Xây dựng hệ thống y tế theo định hướng công bằng, hiệu quả, của GS
Đỗ Nguyên Phương, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 1999.
- Một số vấn đề về thuốc và bảo đảm công bằng trong cung ứng thuốc
và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, của Lê Văn Truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội 1996.
- Cải cách ngành y tế theo định hướng công bằng và hiệu quả - Quan
điểm của Việt Nam về một số vấn đề cơ bản, của nhóm tác giả: Phạm Mạnh
Hùng; Trương Việt Dũng; Gô ran dah lgren, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
2001.


Theo chúng tôi, công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân là
vấn đề rộng của xã hội. Trong lĩnh vực y tế, công bằng xã hội đòi hỏi phải
xem xét đến nhiều lĩnh vực khác như công bằng trong: Khám - Chữa bệnh;
Vệ sinh phòng dịch; Môi trường; An toàn thực phẩm; Cung ứng và sử dụng
thuốc an toàn; Y đức... Các nghiên cứu trên chỉ đề cập đến một mặt nào đó
của toàn bộ vấn đề chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề một cách có hệ thống với tư
cách là một vấn đề chính trị - xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và việc thực hiện công bằng
xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Luận văn đưa ra một số phương
hướng và giải pháp cơ bản để đảm bảo thực hiện tốt vấn đề công bằng xã hội
trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Nhiệm vụ:
+ Làm rõ khái niệm công bằng xã hội và quan niệm công bằng xã hội
trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra cho việc thực
hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp có tính khả thi trong việc
thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính
sách xã hội và công bằng xã hội.
Căn cứ thực tiễn của luận văn là đường lối của Đảng và Nhà nước trong
chiến lược phát triển con người với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh”. Những vấn đề của thực tiễn xây dựng chủ


nghĩa xã hội và thực hiện chính sách xã hội trong quá trình đổi mới của đất
nước.
Phương pháp: Dưới góc độ khoa học triết học - xã hội luận văn sử dựng
tổng hợp phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, kết hợp phương pháp lô gíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê,
so sách kết hợp với việc vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng vào phân tích tổng kết thực
tiễn.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài chủ yếu nghiên cứu vấn đề công bằng xã hội trong
chăm sóc sức khoẻ nhân dân, không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề công bằng
xã hội nói chung.
Công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân là một phạm trù
khá rộng. Luận văn chỉ tập trung làm rõ một số nội dung của công bằng xã hội
trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước ta từ đổi mới đến nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Thành công của luận văn góp phần làm sáng tỏ quan điểm chính sách
của Đảng và Nhà nước về công bằng xã hội nói chung và công bằng xã hội
trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở lí luận và thực tiễn cho các cơ
quan quản lí của ngành hoạch định các chính sách nhằm đảm bảo công bằng

xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Góp phần vào việc phát triển nguồn
lực con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu học tập và tham khảo cho việc giảng
dạy - học tập trong các nhà trường của ngành y tế.


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu; kết luận; phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
Luận văn gồm: 3 chương; 6 tiết.
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về công bằng xã hội trong
chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Chương 2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện
công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước ta hiện nay.
Chương 3. Phương hướng cơ bản và giải pháp đảm bảo việc thực hiện
công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
1.1. Công bằng xã hội
1.1.1. Khái niệm công bằng xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, loài người đã tạo ra những điều kiện để con
người có thể phát triển một cách toàn diện, con người ngày càng đóng vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Nhận thức được vấn đề này quan
điểm của Đảng coi con người là vốn quý nhất và đặt con người vào vị trí
trung tâm của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện tăng trưởng kinh
tế gắn với công bằng xã hội. Vậy công bằng là gì ? Nó có vai trò như thế nào
trong đời sống xã hội, là một phạm trù chính trị - xã hội.

“Công bằng xã hội’’ được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới và đưa ra
những quan niệm khác nhau.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa công bằng là “theo đúng lẽ phải không
thiên vị’’ [55, tr .277].
Trong từ điển triết học giản yếu cho rằng: Công bằng có vai trò quan
trọng trong ý thức quần chúng. Nội dung của công bằng không có tính chất
chung chung, bất di, bất dịch, phi thời gian - nó thay đổi theo lịch sử, phản
ánh kinh tế - xã hội nhất định và sự đánh giá về mặt đạo đức của từng giai cấp
theo quyền lợi của mình …[56, tr. 650].
Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa:… Công bằng nêu ra sự tương
quan giữa một số hiện tượng theo quan điểm phân phối phúc và hoạ, lợi và
hại giữa người với người. Công bằng đòi hỏi sự tương xứng vai trò của những
cá nhân (những giai cấp) với địa vị của họ, giữa hành vi với sự đền bù (lao
động và thù lao, công và tội, thưởng và phạt), giữa quyền lợi và nghĩa vụ.


Không có sự tương xứng trong quan hệ ấy là bất công… Ngoài ra công bằng
còn được hiểu là phương thức đúng đắn nhất để thoả mãn một cách hợp lý
những nhu cầu của các tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội, các cá nhân xuất
phát từ khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Về
nguyên tắc chưa có sự công bằng nào được coi là tuyệt đối trong chừng mực
mà mâu thuẫn giữa nhu cầu con người và khả năng hiện thực của xã hội còn
chưa được giải quyết. Bởi vậy, mỗi một xã hội có sự đòi hỏi riêng về công
bằng xã hội . [54, tr. 580-581].
Từ điển bách khoa triết học, Mátxcơva (1983) định nghĩa: Công bằng là
phạm trù đạo đức - pháp quyền và chính trị - xã hội. Khái niệm công bằng bao
hàm yêu cầu về sự tương xứng giữa vai trò thực tiễn của những cá nhân
(nhóm xã hội) khác nhau với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa những
quyền và nghĩa vụ của họ, giữa cống hiến và đãi ngộ, giữa lao động và sự trả
công, giữa phạm tội và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã

hội. Sự không tương xứng trong những quan hệ đó được đánh giá là sự bất
công.
Theo một số tài liệu khác: công bằng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa
các thành viên trong xã hội về một phương diện nào đấy, hoàn toàn xác định,
thường là những quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và
hưởng thụ, gắn liền với quan hệ phân phối của cải làm ra của xã hội.
Hay nói như PGS. TS Dương Xuân Ngọc: công bằng xã hội là một
phạm trù xã hội dùng để chỉ trình độ phát triển về phương diện xã hội của con
người (cá nhân và cộng đồng), được thực hiện và thể hiện trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tinh thần, mà
trước hết là lĩnh vực xã hội. Nó phản ánh mối quan hệ về nghĩa vụ và quyền
lợi giữa xã hội và cá nhân, nhằm bảo đảm sự phát triển hài hoà của con người,
của xã hội phù hợp với xu thế và tiến bộ xã hội. Công bằng xã hội phải được


thể hiện đầy đủ trong việc giải quyết mối quan hệ trong phát triển kinh tế và
giải quyết các vấn đề xã hội, để đảm bảo quyền tự do của mỗi người trong
quan hệ gắn bó với cộng đồng. Điều đó cũng có nghĩa là công bằng xã hội sẽ
tạo điều kiện cho mỗi người, cho cộng đồng có cơ hội tham gia vào quá trình
phát triển xã hội và hưởng thụ những thành quả của sự phát triển đó. Công
bằng xã hội còn là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn xã hội trong việc
chăm lo bảo vệ quyền lợi của nhân dân và tạo ra những điều kiện thuận lợi để
nhân dân hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với nhà nước [38, tr 34-35].
Như vậy, công bằng xã hội là mối quan hệ xã hội phức tạp nó thể hiện
không chỉ trong mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, cá nhân với xã hội, mà
còn trong mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa các nhóm xã hội và
các cộng đồng xã hội khác nhau.
Công bằng được định nghĩa bằng nhiều cách song có thể khái quát
thành hai nhóm chủ yếu:
Một là: khái niệm “nhu cầu’’ và “bình đẳng”.

Theo từ điển tiếng Việt “nhu cầu” là đòi hỏi của cuộc sống, tự nhiên và
xã hội [57, tr. 968].
Theo từ điển triết học giản yếu: “Nhu cầu” là sự cần đến thứ gì đó tất
yếu một cách khách quan nhằm duy trì hoạt động sống và sự phát triển của cơ
thể, của cá nhân con người, nhóm xã hội và toàn bộ xã hội.
Nhu cầu xã hội mang tính lịch sử nó phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của con người vào điều
kiện tự nhiên và xã hội nhằm đảm bảo sự tồn tại của mình. Việc xã hội thoả
mãn các nhu cầu của con người đến mức độ nào, nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào
trình độ phát triển của xã hội và trình độ tự giác của con người. Nhu cầu của


con người là vô hạn và mong muốn của tất cả mọi người là ngày càng được
thoả mãn một cách tốt nhất tất cả các nhu cầu của cuộc sống.
Bình đẳng là “ngang bằng nhau về địa vị và quyền lợi” [57, tr.95].
Là sự được đối sử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá…
không phân biệt thành phần và địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản
nhất là bình đẳng trước pháp luật.
Bình đẳng với tính cách là khái niệm chính trị - xã hội đều có nghĩa là
sự ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã hội về một phương diện xã
hội nhất định. Đó có thể là sự ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã
hội về quyền và các nghĩa vụ khác nhau của công dân, về địa vị xã hội, về
việc thoả mãn các nhu cầu sống …
Nghiên cứu về vấn đề bình đẳng xã hội các nhà nghiên cứu xã hội cho
rằng: bình đẳng là sự ngang nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã hội trong
việc hưởng thụ những của cải vật chất và tinh thần đã được xã hội tạo ra.
Bình đẳng xã hội đều là sự ngang bằng nhau giữa người với người trên
các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… khi con người được thoả
nãm như nhau về tất cả mọi mặt thì con người đạt tới sự bình đẳng.
Giữa nhu cầu và bình đẳng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

xã hội muốn có sự bình đẳng phải giải quyết một cách tốt nhất và đầy đủ nhất
các nhu cầu của con người và xã hội. Việc đề ra các giải pháp và thực hiện nó
chính là công bằng xã hội, công bằng xã hội được coi là một nội dung cụ thể
của bình đẳng xã hội. Bình đẳng xã hội là mong ước của con người còn công
bằng xã hội là mong ước đó được thể hiện thành hành động thực tiễn để xây
dựng xã hội mà trong đó con người được hoàn toàn bình đẳng.
Trong thực tế người ta thường đồng nhất hai khái niệm “công bằng” và
“bình đẳng” với nhau vì chúng đều nói tới sự “ngang bằng nhau”. Sự ngang


bằng trong bình đẳng xã hội chỉ là sự ngang bằng giữa người với người về
một hay nhiều phương diện nào đó, còn công bằng xã hội là nói đến việc thực
hiện “sự ngang bằng” ở một phương diện xác định; đó là cách thức, là sự giải
quyết một cách đúng đắn hài hoà mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ,
giữa cống hiến và hưởng thụ. Thực hiện công bằng xã hội chính là thực hiện
một phần của bình đẳng xã hội để từng bước tiến tơí thực hiện bình đẳng xã
hội hoàn toàn.
Như vậy, công bằng xã hội và bình đẳng xã hội có sự khác nhau, sự
đồng nhất giữa công bằng xã hội với bình đẳng xã hội sẽ dẫn đến chủ nghĩa
bình quân “cào bằng” , tư tưởng “dàn hàng ngang mà tiến” từng tồn tại một
thời gian dài trong thời kỳ bao cấp của chủ nghĩa xã hội và là nguyên nhân bất
mãn của một số người. Họ cho rằng công bằng xã hội là chia đều, mọi người
ai cũng được hưởng bằng nhau nhất là lợi ích kinh tế và quyền lợi xã hội. Dựa
trên một số hiện tượng tiêu cực xã hội họ cho rằng không và không thể có
công bằng xã hội. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải làm tốt hơn nữa công tác
tuyên truyền để người dân hiểu và tin tưởng vào mục tiêu: Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra .
Hai là: khái niệm “cống hiến” và “hưởng thụ”
Để đánh giá sự công bằng đòi hỏi phải có sự so sánh giữa cống hiến và
hưởng thụ. Trong thực tế, người ta có thể lượng hoá được một cách tương đối

những gì mà con người được hưởng thụ, còn cống hiến thì không thể lượng
hoá nó một cách chính xác được nhất là những cống hiến về trí tuệ, chúng ta
đều biết rằng lao động trí óc phức tạp hơn nhiều so với lao động giản đơn.
Nhưng lấy tiêu chí nào để so sánh được mức độ khác nhau giữa hai loại hình
lao động đó một cách chính xác để đánh giá mức độ hưởng thụ là công bằng
hay không công bằng. Đối với loại hình lao động trí óc cống hiến của họ có


thể trong hiện tại hiệu quả của nó chưa được ghi nhận nhưng trong tương lai
lại có một ý nghiã lớn.
Vì vậy, xác định thế nào là công bằng không chỉ là vấn đề lí luận mà
còn là vấn đề thực tiễn.
Trong quá trình vận động và phát triển con người luôn phải điều chỉnh
và giải quyết mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ sao cho phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của xã hội. Trong một chừng mức nhất định
công bằng là sự tương xứng giữa cống hiến và hưởng thụ với điều kiện mọi
người đều có thể tham gia và phát huy mọi năng lực của mình vào các hoạt
động chung của xã hội giống nhau. Ở chủ nghĩa xã hội công bằng xã hội được
thực hiện theo nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo lao động” làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Nhưng trong thực tế
nếu chúng ta hiểu nguyên tắc phân phối này một cách quá máy móc như vậy
thì sẽ không thấy được bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bởi một
lẽ, hiện nay có một số người vì những lý do khác nhau họ không có khả năng
lao động. Họ vẫn luôn nhận được sự đùm bọc của xã hội bằng nhiều cách để
họ ổn định cuộc sống. Đây là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái và sự công
bằng. Đến chủ nghĩa cộng sản công bằng xã hội được thực hiện theo nguyên
tắc “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” đến đây lý tưởng cao cả về sự
bình đẳng của con người được thực hiện.
Công bằng xã hội mang tính khách quan nó xuất phát từ nhu cầu phát
triển của xã hội, có công bằng xã hội thì mới kích thích được người lao động

tham gia vào mọi hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho
xã hội. Công bằng xã hội phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của xã
hội và vào khả năng nhận thức của con người vào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, của phân công lao động xã hội, của quan hệ xã hội và chế độ
xã hội.


Từ sự nghiên cứu trên có thể hiểu một cách khái quát: Công bằng xã
hội là một phạm trù chính trị - xã hội thể hiện mối quan hệ giữa (các
nhóm, các cá nhân) trong xã dựa trên nguyên tắc thống nhất ngang bằng
giữa cống hiến và hưởng thụ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, theo những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công bằng xã hội
Tìm hiểu về vấn đề công bằng xã hội chúng ta thấy, Mác và Ăngghen
đã nhiều lần khẳng định: công bằng xã hội gắn liền với việc xoá bỏ giai cấp
bóc lột, Mác viết: Cùng với việc thủ tiêu những khác biệt giai cấp thì mội sự
bất bình đẳng về xã hội và chính trị bắt nguồn từ những sự khác biệt giai cấp
đó, tự chúng không còn nữa. Trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gô tha”.
Mác viết: “Cái xã hội mà chúng ta đang nói ở đây không phải là một xã hội
cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã
hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là
một xã hội về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang
những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra. Vậy một khi đã khấu trừ
các khoản đi rồi, mỗi một người sản xuất nhận được trở lại vừa đúng cái mà
anh ta đã cũng cấp cho xã hội. Cái mà anh ta đã cống hiến cho xã hội là lượng
lao động của cá nhân anh ta” [30, tr. 33].
Theo Mác trong chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của Chủ nghĩa Cộng
sản nguyên tắc phân phối sản phẩm tiêu dùng chỉ có thể là sự phân phối theo
số lượng và chất lượng lao động, thời gian lao động là thước đo khách quan
của sự phân phối. Đến chủ nghĩa cộng sản khi của cải vật chất sản xuất ra

ngày càng nhiều có thể thoả nãm một cách tốt nhất cho con người, lúc đó
khẩu hiệu “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” được thực hiện, nhưng
Mác vẫn nhắc nhủ chúng ta rằng: “Quyền không bao giờ có thể ở một mức


cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế
đó quyết định” [30, tr. 36].
Trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh” Ăngghen cũng khẳng định:
“Những thành quả, những giá trị lớn hơn do lao động phức tạp sản xuất ra
cũng thuộc về xã hội. Bản thân người công nhân không có quyền đòi hỏi một
khoản phụ thêm nào cả. Từ đó cái khẩu hiệu ưa thích về quyền của người
công nhân được hưởng thụ lao động đầy đủ dù thế nào chăng nữa, không phải
bao giờ cũng không có nhược điểm” [31,tr .283] .
Giải thích quan điểm của Mác - Ăngghen, V.I .Lênin đã khẳng định
trong chủ nghĩa xã hội tư liệu sản xuất không còn là của riêng cá nhân nữa mà
thuộc về xã hội, số lượng lao động của người công nhân được chia làm hai
phần: Một phần sẽ dùng vào quỹ chung của xã hội và phần còn lại người công
nhân sẽ được lĩnh, tuỳ theo mức độ cống hiến cho xã hội. Lênin nhấn mạnh
hai nguyên tắc phân phối sản phẩm:
Thứ nhất: Người không làm thì không ăn.
Thứ hai: Số lượng lao động ngang bằng nhau thì hưởng số sản phẩm
ngang bằng nhau [ 40. tr. 409].
Như vậy, cả Mác - Ăngghen và Lênin đều khẳng định công bằng xã hội
phải được thể hiện trong nguyên tắc phân phối theo lao động. Đây là nguyên
tắc thể hiện sự phân phối công bằng dưới chủ nghĩa xã hội. Nguyên tắc này
chưa tạo ra sự bình đẳng hoàn toàn, vì vẫn dùng lao động làm thước đo để
phân phối sản phẩm cho mọi người mà trong thực tế không phải bất cứ người
lao động nào cũng có khả năng lao động như nhau. Công bằng xã hội là mục
tiêu và bản chất của chủ nghĩa xã hội nhưng không phải có chủ nghĩa xã hội
là đã có công bằng xã hội. Thời kỳ đầu của chủ nghĩa xã hội vẫn có những

người phải chịu thiệt thòi vì những lý do khác nhau của cuộc sống, vì sự khác
biệt về trình độ phát triển của từng vùng, từng khu vực, từng cá nhân có trình


độ và năng lực sáng tạo khác nhau trong lao động hoặc do hoàn cảnh của đất
nước. Công bằng xã hội liên quan tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Việc xoá bỏ những đặc quyền về kinh tế, chính trị, văn hoá… là nội dung
quan trọng của việc thực hiện công bằng xã hội.
Qua trình bày ở trên cho thấy Mác- Ăngghen và Lênin đã xây dựng nên
một quan niệm khoa học về công bằng xã hội. Các ông coi công bằng xã hội
là một phạm trù lịch sử mang tính giai cấp, công bằng xã hội không phải là
một lực lượng siêu nhiên mà nó là sản phẩm của chính đời sống xã hội. Cho
nên cần phải có nhận thức khách quan về công bằng xã hội, đánh giá đúng về
bản chất, vai trò cũng như phương thức thực hiện nó trong đời sống xã hội.
1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công bằng xã
hội
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt
Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề công bằng xã hội gắn với độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người nói: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì?
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống vật
chất tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động thoát nạn bần
cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và có sống cuộc
đời hạnh phúc” [59, tr.22].
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội không còn chế độ
người bóc lột người, mọi người đều bình đẳng… Để có được điều này, theo
Người cần phải đẩy mạnh sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao
động, thực hiện phân phối công bằng theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao
động. “…Lao động nhiều thì được phân phối nhiều, lao động ít thì được phân
phối ít, lao động khó thì được phân phối nhiều, lao động dễ thì được phân
phối ít” [40, tr.170].



“Không có tình trạng người giỏi người kém, việc khó, việc dễ cũng
công điểm như nhau” [58, tr.143].
Trong công tác lưu thông phân phối, có hai điều quan trọng cần phải
nhớ:
Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng .
Không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên [34, tr.176].
Theo Hồ Chí Minh, phân phối là một khâu cực kỳ quan trọng để thực
hiện công bằng xã hội. Đảm bảo công bằng trong phân phối sẽ có tác dụng
kích thích người lao động, thúc đẩy tính tích cực và sự sáng tạo của họ trong
lao động, đảm bảo công bằng trong phân phối phải tránh phân phối bình quân.
Nếu chúng ta làm không tốt vấn đề này sẽ tạo ra sự bất công trong xã hội, tạo
điều kiện cho những kẻ lười biếng, những kẻ có chức có quyền đục khoét của
nhà nước. sống trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh cũng là quan điểm của Đảng ta trong suốt
quá trình cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam coi con người là
trung tâm của sự nghiệp cách mạng. Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng
đã tạo tiền đề về lý luận và thực tiễn cho việc hình thành quan điểm về công
bằng xã hội . Đại hội Đảng lần thứ VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh nêu rõ: Công
bằng xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội.
Công bằng xã hội trước hết là công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ, không thể
có quyền lợi nếu như không có nghĩa vụ và ngược lại. Công bằng phải dựa
trên cơ sở kết hợp hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích, giữa cái chung
và cái riêng, giữa cống hiến và hưởng thụ. Công bằng không chỉ có ý nghĩa
kinh tế mà còn bao hàm cả những giá trị văn hoá, tinh thần. Nhà nước tạo
điều kiện cho mọi thành viên xã hội đều được hưởng thụ các giá trị vật chất
và tinh thần, bảo vệ sức khoẻ để họ có cơ may thành đạt trong cuộc sống. Với



quan niệm trên Đảng ta xác định Công bằng không phải là sự “cào bằng”
những quyền lợi vật chất và tinh thần như cách hiểu của một số người. Hiểu
như vậy sẽ làm cho người dân mất phương hướng, thiếu niềm tin vào chính
sách của Đảng và Nhà nước. Vấn đề xuyên suốt trong tư tưởng công bằng của
Đảng là vì tự do, bình đẳng, vì hạnh phúc của nhân dân. Đại hội Đảng lần thứ
VII cũng chỉ rõ: dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện
trong cuộc sống, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua hoạt
động của các tổ chức nhà nước do dân cử ra bằng hình thức dân chủ trực tiếp.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa chính là thực hiện quyền của nhân dân trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tinh thần. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là tạo điều kiện để thực hiện công bằng xã hội. Thực hiện công bằng xã
hội gắn liền với các chính sách kinh tế và chính sách xã hội đồng thời phải
tính đến tình hình, đặc điểm và hoàn cảnh của đất nước. Trong điều kiện quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta các chính sánh kinh tế - xã hội được coi là
công bằng khi nó tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người lao động bằng khả
năng của mình tham gia tự giác vào công cuộc xây dựng đất nước, hoàn thành
nghĩa vụ đối với xã hội và được xã hội đảm bảo nhu cầu cần thiết cho cuộc
sống tương xứng với kết quả lao động mà họ đã đóng góp .
Đại hội Đảng lần thứ VIII tiếp tục làm rõ quan điểm của Đảng về công
bằng xã hội, đại hội coi việc phát triển nguồn lực con người và thực hiện công
bằng xã hội là một trong những vấn đề trọng tâm: “Tăng trưởng kinh tế phải
gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt
quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối hợp lý
tư liệu sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển và sử
dụng tốt năng lực của mình” [17, tr.113].
Đảng khẳng định tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng xã
hội, mỗi chính sách kinh tế phải nhằm mục tiêu phát triển xã hội, mỗi chính



sách xã hội đều hàm chứa nội dung và ý nghĩa kinh tế. Dựa trên kết quả lao
động và hiệu quả kinh tế để phân phối sản phẩm xã hội. Vấn đề cần chú ý ở
đây là nền kinh tế nhiều thành phần thì điều đương nhiên sẽ tồn tại nhiều hình
thức phân phối khác nhau như: Phân phối dựa trên mức đóng góp của các
nguồn lực vào quá trình sản xuất và kinh doanh, phân phối thông qua phúc lợi
xã hội và các chính sách bảo hộ quyền lợi của người lao động. Quan điểm
của nhà nước ta hiện nay trong phát triển kinh tế là khuyến khích tất cả mọi
thành phần kinh tế phát triển theo qui định của pháp luật và làm giàu hợp
pháp.
Thực tế cho thấy phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường, có những tác động nhất định đến công bằng xã hội:
- Làm cho xã hội ngày càng có sự phân hoá sâu sắc, tạo ra sự chênh
lệch giữa các vùng, giữa nông thôn với thành thị, giữa miền núi với đồng
bằng, giữa các tầng lớp dân cư nơi có điều kiện phát triển thì có thu nhập có
việc làm đời sống nhân dân được đảm bảo. Ngược lại, nơi không có điều kiện
phát triển thì làm ăn khó khăn mức thu nhập của người dân thấp dẫn đến sự
phân hoá giàu nghèo trong xã hội đó là sự bất công.
- Trong cơ chế thị trường sự cạch tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra
khốc liệt, mục tiêu cao nhất là lợi nhuận nên các chủ doanh nghiệp không từ
bất cứ thủ đoạn nào kể cả vi phạm pháp luật như: Buôn lậu, trốn thuế, làm
hàng giả… để có được lợi nhuận cao mà chưa bị chừng phạt một cách nghiêm
khắc. Đó là sự không công bằng trong làm ăn.
Theo quan diểm của Đảng ta hiện nay, công bằng phải được xem xét
một cách toàn diện trong các lĩnh vực: Kinh tế; chính trị; xã hội trong đó công
bằng trong lĩnh vực kinh tế giữ vai trò quan trọng.
Công bằng trong kinh tế, trước hết là phải tạo điều kiện cho mọi thành
viên trong xã hội phát triển khả năng của mình, đảm bảo môi trường cạnh


tranh lành mạnh, bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế, kinh tế tư nhân

cũng như nhà nước. Vì nếu không tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng thì sẽ không thể tận dụng được hết mọi nguồn lực và không phát
huy được tính sáng tạo của các chủ thể kinh tế, không thể thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển và như vậy không thể nói đến công bằng.
Công bằng xã hội phải đảm bảo sự hợp lý giữa các vùng, giữa các dân
tộc, giữa các tầng lớp dân cư trong quá trình phát triển. Trong giai đoạn quá
độ hiện nay chúng ta ngay một lúc chưa thể giải quyết hết mọi vấn đề của
công bằng xã hội, mà chúng ta phải chấp nhận có sự phân hoá giàu nghèo, sự
chênh lệch giữa các vùng, các miền, giữa các bộ phân dân cư trong xã hội.
Biện pháp duy nhất là chúng ta đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao năng lực
sản xuất, phát huy nội lực tận dụng mọi khả năng ở từng địa phương, từng
vùng giúp dân làm kinh tế rút dần khoảng cách giàu – nghèo, tạo nên sự phát
triển hợp lý giữa các vùng, các tầng lớp dân cư.
Công bằng xã hội phải đảm bảo sự thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa
vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội. Không nên
để có tình trạng người lao động có năng lực, trình độ và thái độ lao động như
nhau, song mức hưởng thụ lại khác nhau.
Đến Đại hội Đảng IX, Đảng ta đã đã cụ thể hoá quan điểm về công
bằng xã hội: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng
xã hội ngay trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát
triển văn hoá nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực cho đất nước” [19, tr. 88].
Công bằng xã hội phải giải quyết hợp lý quan hệ giữa kinh tế và các
vấn đề xã hội, đảm bảo cho mọi tầng lớp xã hội được hưởng các quyền lợi xã
hội như: Giáo dục; chăm sóc sức khoẻ; đào tạo nghề nghiệp; những người
trong diện được hưởng các chế độ ưu đãi…


Công bằng là nhu cầu của xã hội vì công bằng là cái đảm bảo cho mức
hưởng thụ ngày càng tương xứng với sự cống hiến của từng cá thể đó là điều

mà tất cả mọi người lao động đều mong muốn. Như vậy, công bằng xã hội
phù hợp với nhu cầu bên trong của từng người cho nên nó kích thích được
tính năng động, sáng tạo thúc đẩy người lao động đem hết khả năng và nhiệt
tình sức lực, trí tuệ để tạo ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội.
Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhu cầu đảm
bảo công bằng xã hội càng cấp bách hơn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Những quan điểm của Đảng về công bằng xã hội sẽ là cơ sở lý luận
giúp chúng ta xây dựng các chính sách xã hội, giải quyết tốt vấn đề công bằng
xã hội trong thực tiễn, đó sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội và là điều kiện đảm bảo cho chúng ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội.
1.2. Công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân
1.2.1. Vị trí của công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Chăm sóc sức khoẻ nhân dân được Nhà nước ta đặc biệt coi trọng vì
sức khoẻ là vốn quý nhất, với mỗi con người tiền bạc, danh vọng, của cải, địa
vị… so với sức khỏe chỉ xếp hàng thứ yếu. Làm sao có hạnh phúc khi bị ốm
đau, bệnh tật. Với những ai ở hoàn cảnh ấy không ít người sẵn sàng đổi nhiều
thứ để lấy sức khoẻ. Già trẻ, trai gái dù làm công việc gì, ở đâu, hoạt động ở
lĩnh vực nào cũng đều cần đến sức khoẻ. Hồ chí Minh rất quan tâm đến sức
khoẻ của mọi người, Người cho rằng: dân cường thì nước thịnh. Một chân lý
có ý nghĩa vô cùng to lớn, mang tính chiến lược có sức trường tồn, một quốc
gia “cường” một cách toàn diện ắt sẽ bảo vệ một cách vững chắc và xây dựng
nhanh chóng một đất nước thịnh vượng, sánh vai với năm châu bốn biển.
Ngược lại, một đất nước thịnh vượng sẽ tạo điều kiện cho mỗi người cường
tráng toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ.


Chân lý dân cường thì nước thịnh được Hồ Chí Minh nêu lên chỉ sau
mấy tháng khi đất nước Việt Nam được khai sinh. Trong bài: sức khoẻ và thể
dục Người chỉ ra rằng giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời

sống mới, việc gì cũng cần đến sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu
ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh
khoẻ” [33, tr.212].
Muốn sản xuất tốt, kháng chiến thắng lợi phải có sức khoẻ vì: người
ốm thì lao động bị giảm sút, muốn lao động tốt thì phải có sức khoẻ… ốm đau
bệnh tật làm cho tinh thần giảm sút, ngược lại: sức khoẻ của cán bộ nhân dân
được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái, tinh thần sức khoẻ càng đầy đủ thì
kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công. Trong hai
cuộc kháng chiến cứu nước vừa qua ngành y tế đã hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình, đảm bảo cho quân và dân có sức khoẻ tốt chiến thắng kẻ thù đem
lại thắng lợi cho cách mạng.
Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước công
tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân càng đòi hỏi phải làm tốt hơn, để có một
nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Đối với người lao
động hiện nay bên cạch việc không ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹ
thuật, thì một trong những tiêu chuẩn cần là họ phải có sức khoẻ tốt. Chăm lo
để có một nguồn nhân lực có chất lượng là nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế,
nếu như không làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, thì không
những chỉ ảnh hưởng đến bản thân một cá nhân nào đó trong xã hội, mà còn
ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của xã hội.
Thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều các loại bệnh tật như: lao, ưng
thư, HIV…thậm chí là cả một số bệnh thông thường khác, nếu chúng ta
không làm tốt công tác phòng chống, điều trị bệnh để bệnh tật lây lan trong
cộng đồng thì hậu quả của nó sẽ khó lường hết được. Chính vì vậy, công tác


chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng có vị trí quan trọng đặc biệt, điều này cũng
đòi hỏi ngành Y tế phải không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ, tiếp cận với
những kiến thức y học hiện đại, kết hợp với y học cổ truyền dân tộc để không
ngừng nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.

1.2.2. Nội dung công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
Chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo định hướng công bằng là một quan
điểm của Đảng ta, một tư tưởng lớn xuyên suốt quá trình xây dựng và phát
triển nền Y tế Việt Nam, nhất là từ khi công cuộc đổi mới được thực hiện.
Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người
còn ở mức thấp so với các nước trung bình trong khu vực và trên thế giới.
Ngân sách dành cho y tế còn ở mức rất khiêm tốn năm: 1997 là 5.2
USD/người/ năm, 2001 là 6 USD/người/năm [6, tr. 45].
Mặc dù vậy, Nhà nước ta vẫn quyết tâm phấn đấu thực hiện sự công
bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nội dung của tư tưởng này được
xuất phát từ quan điểm con người là vốn quý nhất, “nguồn tài nguyên” đặc
biệt phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trong con người sức
khoẻ là yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy mọi người không phân biệt giàu nghèo
đều phải được chăm sóc sức khoẻ, không để tình trạng người bị bệnh tật vì
nghèo mà không được cứu chữa. Tư tưởng này cũng khẳng định đường lối
chính sách của Đảng có sự ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho người có công, cho
người nghèo, dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Nhưng có một vấn đề
chúng ta phải chú ý là khi nói tới công bằng trong chăm sóc sức khoẻ không
có nghĩa là mọi người đều được chăm sóc như nhau. Sự chăm sóc này trước
hết phải được xuất phát từ nhu cầu, vào tình trạng của bệnh tật và phù hợp
với điều kiện kinh tế của đất nước, của từng địa phương.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho toàn dân là một trong những vấn đề
được Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong tình hình hiện nay. Tại Hội nghị lần


thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII ) khi xem xét công tác
bảo vệ sức khoẻ, Đảng ta xác định: “ Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con
người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc, vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm sức khỏe”
[17 ].

Để làm được việc đó thì một trong những mục tiêu quan trọng là phải:
“Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, quan tâm
những người có công với nước, những người nghèo, đồng bào các dân tộc
thiểu số. Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, hạ thấp tỷ lệ suy dinh
dưỡng và các bệnh tật về dinh dưỡng ở trẻ em” [17 ].
Vấn đề công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân được Đảng
ta đặt ra như một tất yếu của quá trình cách mạng trong đó vấn đề khám chữa
bệnh cho người thuộc diện chính sách được đặc biệt nhấn mạnh.
Trong Tuyên ngôn Alma Ata 1978 đã định nghĩa: Sức khoẻ không phải
chỉ là tình trạng không bệnh tật mà là sự thoải mái hoàn thiện về thể chất, tinh
thần và về xã hội. Với ý nghĩa này tuyên ngôn đã công bố quyền con người
được chăm sóc sức khoẻ không chỉ gồm quyền được khám - chữa bệnh, bảo
vệ sức khoẻ mà còn bao gồm cả quyền được chăm sóc về thể chất, tinh thần,
xã hội. Để phòng chống các loại bệnh tật bên cạch việc xây dựng môi trường
sống lành mạnh, còn đòi hỏi những hoạt động y tế công cộng và vệ sinh
phòng bệnh có hiệu quả. Tuyên ngôn còn nhấn mạnh: Mọi người đều có
quyền và có nhiệm vụ tham gia với tư cách cá nhân và với tư cách tập thể vào
việc hoạch định và thực hiện chăm sóc sức khoẻ cho cuộc sống của riêng
mình. Tổ chức y tế thế giới cũng đưa ra khẩu hiệu “Sức khoẻ cho mọi người”
cũng nhằm thực hiện sự công bằng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nói
chung.


Nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế của chúng ta đang từ chế
độ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã gây ra những biến động không
nhỏ đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Kinh tế thị trường có vai trò lớn là
khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh các lĩnh vực, các vùng của xã hội, có yếu
tố tạo ra sự tự do công bằng cho các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh
doanh đẩy mạnh sản xuất, nhưng mặt khác nó cũng có những tác động không
tốt đến xã hội. Kinh tế thị trường làm cho sự phân hoá xã hội diễn ra ngày

càng sâu sắc giữa các vùng, các tầng lớp. Những người giàu có ưu thế ngày
càng giàu thêm, ngược lại người nghèo có nhiều nguy cơ bất lợi và bị nghèo
đi. Quá trình này nếu tiếp tục diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra sự chệnh
lệnh giàu - nghèo với khoảng cách càng ngày càng xa, dẫn tới sự phân chia xã
hội thành tầng lớp giàu và tầng lớp nghèo có mức sống khác nhau quá xa đó
là một sự bất công. Đổi mới kinh tế, đổi mới y tế đã huy động được nhiều
nguồn khác nhau trong xã hội cho công tác y tế với hình thức ngày càng đa
dạng như: viện phí, bảo hiểm y tế, y tế tư nhân… các hình thức này đã nâng
cao tính năng động của ngành y tế nhưng mặt khác đã làm ảnh hưởng xấu đến
công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, người nghèo do điều kiện và hoàn cảnh
sống khó khăn nên thường xuyên gặp phải rủi ro, bệnh tật đến với họ nhiều
hơn do thiếu thốn về vật chất, mặt khác ở họ còn có những hạn chế nhất định
về nhận thức và các kiến thức khoa học cho nên khả năng phòng chống các
loại bệnh tật kém. Người nghèo ít có khả năng tiếp xúc với các dịch vụ y tế và
như vậy trong một chừng mức nào đó họ ít được chăm sóc hơn.
Chúng ta bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội khi mà
nền kinh tế của chúng ta còn rất lạc hậu, hậu quả của chién tranh chưa được
phục hồi, lạm phát đã làm cho cơ sở vật chất của chúng ta gặp nhiều khó
khăn. Đối với ngành y tế nhiều bệnh viện bị xuống cấp một cách nghiêm
trọng, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh vừa thiếu vừa lạc


×